Do vậy, khảnăng cạnh tranh của ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác vớicác đối tác trong và ngoài nước trong việc chuyển giao công nghệ, phát triển sảnphẩm và khai thá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ
Hoàng Tuấn Anh
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà nội - 2007
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ
Hoàng Tuấn Anh
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản
lý Mã Số: 60.34.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai
Hà nội - 2007
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanhchóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh
tế thế giới hiện nay Trong quá trình này, sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa cácnền kinh tế trên thế giới nói chung và giữa các thành phần trong nền kinh tế củamỗi quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăngcường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khuvực
Nhận thức rõ xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới Việt Nam đãxác đinh rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Hộinhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội dung quantrọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay và được thực hiện với quy
mô và mức độ ngày càng cao
Với đặc điểm là nền kinh tế đi sau, có điểm xuất phát thấp nên hội nhậpkinh tế của Việt nam là một quá trình mới mẻ và khó khăn Để từng bước hội nhậptheo xu thế kinh tế quốc tế, nhiệm vụ của chúng ta là xác định đúng vị thế củamình nhằm đề ra những chính sách hội nhập thích hợp và giảm thiểu nhữngthương tổn có thể xảy ra đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốctế
Tiền tệ - Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tếquốc dân Với tư cách là những doanh nghiệp “đặc biệt”, hoạt động của hệ thốngNHTM liên quan đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế Vì vậy, một hệ thốngngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính trongviệc dẫn vốn từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn vàcũng không thể có một nền kinh tế mạnh với một hệ thống NHTM yếu kém vàngược lại
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, các NHTM phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường Mởcửa thị trường tài chính trong nước sẽ dẫn đến quá trình tái cơ cấu lại hệ thống
Trang 42Ngân hàng, phân chia lại thị trường giữa các Ngân hàng theo hướng cân bằng hơn,thị phần của các NHTM Nhà nước có thể bị giảm, thị phần của các NHTM Cổphần và các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tăng lên Từ đó sẽ xuất hiện cácNgân hàng hoạt động theo hướng chuyên môn hóa (bán buôn, bán lẻ hoặc đanăng) tùy theo vị thế cạnh tranh của mỗi Ngân hàng Nâng NLCT và kỷ luật thịtrường trong hoạt động ngân hàng là điều kiện để hình thành những ngân hàng cóquy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh có hiệu quả Các ngân hàng kinhdoanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên nếu muốn tồn tại Do vậy, khảnăng cạnh tranh của ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác vớicác đối tác trong và ngoài nước trong việc chuyển giao công nghệ, phát triển sảnphẩm và khai thác thị trường.
Dưới sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, cácdịch vụ ngân hàng phát triển rất nhanh và có chất lượng hơn, đặc biệt là các dịch
vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao Qua đó, uy tín và vị thế của NHTM sẽđược nâng lên, ít nhất là ở thị trường khu vực và từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sựphát triển của khu vực tài chính, khơi thông dòng vốn, các NHTM trong nước cókhả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn
có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội
Theo lộ trình ra nhập WTO thì kể từ ngày 1/4/2007 Việt nam cho phép ngânhàng 100% vốn nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động tại thị trường ViệtNam Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt và đặc biệt có quytrình nghiệp vụ chuẩn mực tiên tiến và công nghệ hơn hẳn các Ngân hàng Thươngmại trong nước Đó sẽ là một thách thức lớn đối với hệ thống NHTM Việt nam,đặc biệt là hệ thống Ngân hàng TMCP
Trong khi đó, các ngân hàng TMCP trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ (tínhđến tháng 06/2006 thì Việt nam có 37 ngân hàng TMCP và chiếm khoảng 20% thịphần NHTM trong nước) và hầu hết nằm ở mức độ thấp về công nghệ, quy môvốn nhỏ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, các sản phẩm dịch vụ còn đơnđiệu, chất lượng chưa cao và còn nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống Huy
Trang 5động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi(chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động) và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu(chiếm trên 80% tổng thu nhập).
Trước tình hình đó, nâng cao NLCT của các Ngân hàng TMCP Việt namtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu hết sức thực tế và cấp thiết Để
nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Năng lực canh
tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” làm đề tài cho Luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có một số Công trình nghiên cứu liênquan đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, cụ thể:
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai_Bài tham gia Hội thảo Việt nam gia nhập WTO
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam trong tiến trình hội
nhập”, năm 2004 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá những cơ hội và cũng như những thách thức của các NHTM Việt nam khi Việt nam ra nhập WTO Từ đó tác giả cũng đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập.
- Nguyễn Thị Hiền, Vụ chiến lược NHNN_ Trong bài tham luận đăng trên Tạpchí Ngân hàng số 5 tháng 03 năm 2006: “ Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam” đã khái quát quá trình hoạt động của hệ thống NHTM cổ phần Việt nam trong thời gian qua, đánh giá những tồn tại của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM cổ phần.
- Đặng Công Hoàn_Luận án Thạc sỹ “Nâng cao khả năng cạnh tranh của cácNHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”_ Đại học Quốc
gia Hà nội, năm 2004 Công trình này đã phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 6- Lê Đình Hạc_Luận án Tiến sỹ Kinh tế “ Giải pháp nâng cao NLCT của cácNHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế “_ĐH Kinh tế Hồ
Chí Minh năm 2005 Công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu hoạt động của NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế Thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam.
- Trịnh Quốc Trung_Luận án Tiến sỹ Kinh tế “Các giải pháp nâng cao NLCT
và hội nhập của các NHTM”_Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh , năm 2004
Công trình này đã nghiên cứu những lí luận chung về NHTM, thực trạng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của NHTM Việt Nam đến năm 2010.
Các nghiên cứu trên đây đều tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đánh giámột cách chung nhất về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và khảnăng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế Tuy nhiên, vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu, nhận thức một cáchtoàn diện và có những đánh giá cụ thể, chi tiết về năng lực cạnh tranh của mộtngân hàng cụ thể, nhất là NHTM cổ phần để từ đó đề xuất ra những giải phápnhằm nâng cao năng lực canh tranh của NHTM cổ phần trong đó tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam đã được chọn đểnghiên cứu và đánh giá trên những tiêu chí cụ thể
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo cứu thực tế hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đưa
ra những đánh giá về NLCT của Ngân hàng Từ đó, đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của cácNHTM trong cơ chế thị trường
Trang 7- Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc TếViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến nângcao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
÷ Luận văn tập trung vào nghiên cứu NLCT của hệ thống NHTM ViệtNam và đồng thời luận văn cũng khảo sát một số khía cạnh về năng lựccạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài
÷ Tập trung đi sâu vào nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT và đưa ranhững giải pháp nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc tế ViệtNam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng về NLCT của hệ thống Ngânhàng Thương mại Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam từ năm
2003 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài Luận văn chủ yếu dựa trênphương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương phápthống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sách cũng như sử dụng bảng biểu đểtrình bày nội dung lý luận và thực tiễn…
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn đưa ra những đóng góp chủ yếu sau:
- Phân tích làm sáng tỏ và khẳng định những tác động tích cực của hệ thốngNHTM cổ phần trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 8- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của Ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những điểm yếu, điểm hạn chế để nâng caoNLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam và đưa Ngân hàng TMCPQuốc Tế Việt Nam vượt qua những thách thức tụt hậu khi Việt nam ra nhậpWTO
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Một cách tiếp cận khác của Peter S.Rose cho thấy: NHTM là loại hình tổchức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặcbiệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam: NHTM là một tổ chức màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiếnhành cho vay, chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán Quan điểm này chothấy, hoạt động của các NHTM ở Việt Nam mới chỉ bao gồm các hoạt độngtruyền thống, tương ứng với hoạt động của các Ngân hàng trên thế giới ở giaiđoạn thứ nhất từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 và Việt Nam vẫn là một nước thiếu cácdịch vụ ngân hàng
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm
1997, NHTM được định nghĩa là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận,góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước
Như vậy, một cách chung nhất có thể thấy NHTM là một doanh nghiệp đặcbiệt hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Trang 101.1.2 Các sản phẩm cung ứng của NHTM
Hiện nay ở nước ta , chưa có sự thống nhất về danh mục các chỉ tiêu về dịch
vụ ngân hàng và cũng chưa có công trình nghiên cứu điều tra thống kê về dịch vụngân hàng Theo một số tác giả, dịch vụ ngân hàng cần được hiểu theo hai khíacạnh: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, toàn bộ hoạt động tiền tệ, tíndụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đều là hoạt động cung ứngdịch vụ cho nền kinh tế Quan niệm này phù hợp với phân ngành dịch vụ ngânhàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định Thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước phát triển Còn theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàngchỉ bao gồm các hoạt động chức năng của định chế tài chính trung gian huy độngvốn và cho vay
Ở nước ta lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được Luật Các tổ chức tín dụng( tạikhoản 1 và khoản 7, điều 20) quy định nhưng không định nghĩa và giải thích Cụm
từ “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao trùm cả ba nộidung: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán Trong phạm viluận văn này, tác giả chia dịch vụ ngân hàng thành hai mảng, đó là: các sản phẩmdịch vụ truyền thống và các sản phẩm dịch vụ hiện đại
Các sản phẩm truyền thống:
- Tiền gửi tiết kiệm: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó cácngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trongnhững nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Vìvậy, đây là một trong những nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trongnguồn vốn cho vay của ngân hàng Hiện nay, các NHTM thường cạnh tranh bằngcách nhận tiền gửi với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, lãi và phương thức trả nợkhác nhau và cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhằm đem lại sự thỏa mãn chokhách hàng
- Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật
có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao chokhách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chitrả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như
Trang 11tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàngphát hành Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay chobằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấychứng nhận của ngân hàng Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng.Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch: Hoạt động này của ngân hàng cho phépngười gửi tiền mở một tài khoản tiền gửi giao dịch và viết séc thanh toán cho việcmua bán hàng hoá và dịch vụ Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này đượcxem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi
vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịchkinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn
- Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ và hưởng phí dịch vụ Sựtrao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện vàthoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố mà họ đến.Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các Ngânhàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có độ rủi ro cao, đồng thờiyêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao
- Chiết khấu thương phiếu: Ngay ở thời kỳ đầu các ngân hàng đã chiết khấuthương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương, nhữngngười bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng đểlấy tiền mặt
- Cho vay và đầu tư:
Cho vay kinh doanh: Các NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn
và trung dài hạn để bổ sung vốn kinh doanh Các khoản vay ngắn hạnthường có mục đích bổ sung vốn lưu động với các hình thức như thấu chi,cho vay trực tiếp từng lần và cho vay luân chuyển; trong khi các khoản vaytrung dài hạn thường dùng để đầu tư vào tài sản cố định như mua sắm máymóc thiết bị, xây dựng nhà xưởng hay thực hiện các dự án
Trang 12 Đầu tư: Các khoản đầu tư vào chứng khoán có khả năng trao đổi trên thịtrường đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Chứngkhoán cung cấp một nguồn thu nhập bổ sung cho ngân hàng, đây là mộtnguồn thu nhập tương đối quan trọng trong việc quản lý ngân hàng cũngnhư cho các cổ đông khi thu nhập từ danh mục cho vay suy giảm.
Khoản mục đầu tư chứng khoán thanh khoản tạo nên tính lỏng cho tài sảncủa ngân hàng, hỗ trợ cho nguồn tiền mặt và nguồn tiền vay từ thị trường tiền tệkhi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu thanh khoản quy mô lớn Việc đầu tư vàochứng khoán chất lượng cao ngân hàng có thể điều chỉnh mức rủi ro tín dụng tổngthể trong danh mục tài sản
Hiện nay, các ngân hàng đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau baogồm các công cụ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứngkhoán của các cơ quan Chính phủ, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các công cụtrên thị trường vốn phổ biến là trái phiếu kho bạc, trái phiếu của Chính quyền địaphương, chứng khoán được bảo lãnh bằng các khoản cho vay mua nhà và tráiphiếu Công ty
- Cung cấp các dịch vụ uỷ thác: Thực hiện hoạt động này tức là ngân hàngquản lý tài sản và quản lý hoạt đông tài chính cho cá nhân và doanh nghiệpthương mại Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị tài sản hay quy môvốn mà họ quản lý Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ uỷthác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và uỷ thác thương mại cho các doanhnghiệp
Thông qua Phòng uỷ thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm cáckhoản tiền để cho con đi học Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó chođến khi khách hàng cần Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò làngười được uỷ thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằngcách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả và đảm bảocho người thừa kế hợp pháp việc nhận được khoản thừa kế Trong phòng uỷ thácthương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiềnlương cho các công ty kinh doanh Ngân hàng đóng vai trò như những người đại
Trang 13lý cho các Công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu Điều này đòihỏi phòng uỷ thác phải trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồicác chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho những người nắmgiữ chứng khoán.
- Bảo lãnh: Các NHTM có thể phát hành chứng bảo lãnh, trong đó ngân hàngcam kết với bên thứ ba về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng khikhách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba Nhờ cóhoạt động bảo lãnh của các NHTM mà tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế,thương mại phát sinh nhất là các quan hệ thương mại quốc tế Bù vào rủi ro màcác NHTM có thể gánh phải, các NHTM sẽ được hưởng khoản phí do khách hàngtrả
Các sản phẩm hiện đại.
- Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung, dài hạnđược thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các độngsản và bất dộng sản khác NHTM sẽ dụng vốn của mình để mua tài sản, thiết bị vànắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê vàthanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và khôngđược huỷ bỏ hợp đồng trước hạn Khi hết thời hạn thuê, bên thuê được chuyểnquyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoảthuận trong hợp đồng
- Tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày trở nên năng động trong việc tài trợ chocác dự án lớn, đặc biệt là trong ngành công nghệ cao Do rủi ro trong hình thức tíndụng này là tương đối cao nên các dự án này thường được thực hiện qua sự thamgia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro
- Thẻ: Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho các NHTM tạo
ra được sản phẩm mới đó là thẻ Thẻ có chức năng đa dạng, thông qua thẻ người
sử dụng có thể dụng để thanh toán, rút tiền mặt, gửi tiền, tra cứu số dư, chuyểntiền, và tìm hiểu các thông tin khác…Đối với NHTM, từ việc phát hành thẻ sẽ thuhút được một khối lượng lớn tiền gửi giao dịch, từ đó sử dụng các nguồn vốn huy
Trang 14động với chi phí rẻ này để cho vay Ngay nay, có nhiều loại thẻ khác nhau và nóđược chia làm hai loại, thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Cho vay tiêu dùng: Trước đây hầu hết các ngân hàng không tích cực chovay đối với các cá nhân và hộ gia đình bởi họ tin rằng các khoản cho vaytiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ nhưng rủi ro lại rất cao nên mức sinhlời thấp Nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt để dành giật thị trường thì buộccác ngân hàng phải đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, trong đó cho vaytiêu dùng là một trong những sản phẩm tín dụng quan trọng và luôn tăngtrưởng ở mức cao và nhanh nhất Đây sẽ là một xu thế tất yếu để phát triểnngân hàng theo định hướng ngân hàng bán lẻ như hiện nay
- Tư vấn tài chính: Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tàichính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu và các kế hoạch tàichính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nướccho các khách hàng kinh doanh của họ
- Phát hành chứng khoán nợ: Các ngân hàng có thể huy động vốn từ nền kinh
tế bằng việc phát hành các công cụ nợ trên thị trường tài chính như: Phát hànhchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu…Để cạnh tranh và tạo tiện ích cho kháchhàng trong việc chuyển đổi nhu cầu đầu tư, các ngân hàng phát hành các loại giấy
tờ này với nhiều kỳ hạn, lãi suất khác nhau và có thể ghi danh hoặc không ghidanh
- Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Trên thị trường tàichính hiện nay nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “bách hoá tàichính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãnmọi nhu cầu tài chính tại một thời điểm Đây là lý do khiến các ngân hàng bắt đầubán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng các cơ hội mua
cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinhdoanh chứng khoán
- Quản lý tiền mặt: Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một
số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với khách hàng Mộttrong những ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó ngân hàng
Trang 1513đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phầnthặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn chođến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
- Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã đã được khách hàng yêu cầu thựchiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư Ngân hàng ngàynay thực hiện nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kếhoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước vàngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ
- Bán các dịch vụ bảo hiểm: Hiện nay các ngân hàng đưa các hợp đồng bảohiểm các nhân thông thường và hợp đồng bảo hiểm tổn thất tài sản như ô tô, nhàcửa, kho bãi hay hàng hoá trong tương lai thông qua liên doanh hoặc thoả thuậnhợp tác với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước Hoạt động này vừa đápứng nhu cầu phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và thuậntiện, từ đó nang cao sự thoả mãn của khách hàng đồng thời cũng mang lại nguồnthu cho Ngân hàng từ các dịch vụ này
- Cung cấp các dịch vụ hưu trí: Phòng uỷ thác của ngân hàng rất năng độngtrong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người laođộng, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế.Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí cho cá nhân và giữ nguồn tiềngửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Những dịch vụ này baogồm các nghiệp vụ như: Tài trợ mua lại công ty, bán các chứng khoán cho kháchhàng, cung cấp các dịch vụ marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế rủi ro đểbảo vệ khách hàng Các ngân hàng cũng dấn sâu vào thị trường bảo đảm, hỗ trợcác khoản nợ do Chính phủ và các công ty phát hành để những khách hàng này cóthể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vaykhác
- Bao thanh toán: Đây là dịch vụ mà ngân hàng mua lại các giấy nợ củakhách hàng để ứng trước cho khách hàng một lượng vốn nhất định Tuỳ theo tiêuchí phân loại mà có cách phân chia loại hình bao thanh toán như: Bao thanh toán
Trang 1614nội địa và bao thanh toán ngoại hoặc bao thanh toán có quyền truy đòi và baothanh toán không có quyền truy đòi…Tuy nhiên hiện nay loại hình bao thanh toáncòn phát triển rất chậm vì đây là sản phẩm mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàngnên ngân hàng cũng chỉ mua lại những giấy nợ của các công ty lớn, có khả năngtài chính mạnh mẽ và có uy tín cao trong thanh toán.
Tóm lại, không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng thực hiện được tất cảcác dịch vụ trên mà tuỳ theo quy định của luật pháp từng quốc gia mà cho cácngân hàng thực hiện tất cả các dịch vụ trên hay chỉ cho phép thực hiện một sốnhững dịch vụ nhất định Nhưng khi luật pháp cho phép thì khi triển khai cũngcòn tuỳ thuộc vào từng đặc điểm, chiến lược kinh doanh, mục tiêu hoạt động củatừng ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể để có thể lựa chọn những sản phẩmcung cấp cho phù hợp
1.1.3 Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua thiết lập một chiến lượccạnh tranh, với các hoạt động marketing nhằm hướng tới khách hàng thì trước tiênphải hiểu đặc tính của sản phẩm Các sản phẩm dịch vụ của NHTM cơ bản nhấtvẫn là các dịch vụ tài chính Do vậy, việc nghiên các đặc trưng của sản phẩm dịch
vụ tài chính có tác dụng cho nghiên cứu các hành vi ứng xử của NHTM Các dịch
vụ tài chính nói chung và các dịch vụ ngân hàng nói riêng thường có những đặcđiểm cơ bản sau:
Tính vô hình: Đây là một đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt sản phẩm dịch
vụ tài chính với các sản phẩm hàng hoá khác Các sản phẩm dịch vụ tồn tại dướidạng trừu tượng và phức tạp như kinh nghiệm hay một quy trình Bởi là vô hìnhnên sản xuất và cung ứng dịch vụ diễn ra đồng thời nhưng không thể sản xuất rahàng loạt và lưu giữ trong kho để sau đó tiêu dùng Người mua sản phẩm sảnphẩm dịch vụ tài chính thường không nhìn thấy hình thái vật chất cụ thể của loạidịch vụ này Từ đặc tính này làm cho người mua khó đánh giá chất lượng và khó
có thể so sánh với những loại hàng hoá khác trước khi mua, người mua chỉ có thểcảm nhận tiện ích mà nó mang lại Do vậy, để đưa sản phẩm dịch vụ ra ngoài côngchúng thì ngân hàng cần có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có đủ năng lực
Trang 17để chuyển tải tính trìu tượng và phức tạp(tiện ích) của sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng
Chu trình phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mang tính độc quyền
và trực tiếp Khách hàng thường trực tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từcác NHTM mà không thông qua các chủ thể trung gian khác như các doanhnghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác
Không có quy chế bảo hộ độc quyền sản phẩm dịch vụ trong hoạt độngngân hàng Đây là điểm khác biệt lớn giữa kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với các lĩnh vực kinh doanh khác vì các NHTM được quyền tự do sao chépsản phẩm dịch vụ của nhau mà không phải chi trả cho người phát hiện hoặc tạo rasản phẩm dịch vụ mới
1.2 Chức năng của NHTM
1.2.1 Trung gian tài chính:
NHTM trước hết là những doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa vàdịch vụ đặc biệt: tiền tệ NHTM thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiết kiệm thànhđầu tư, gắn kết hai chủ thể trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và các tổ chức tạmthời thâm hụt chi tiêu, đây là những người cần vốn, họ có cơ hội tạo ra thu nhậpnhưng lại thiếu vốn; (2) các cá nhân và các tổ chức thặng dư trong chi tiêu, họ cótiền để tiết kiệm và tìm kiếm các cơ hội để các khoản tiết kiệm đó có khả năngsinh lời nhiều hơn NHTM đứng giữa là chứng năng trung gian, trung chuyển cáckhoản tiền giữa hai chủ thể này Qua hệ thống các NHTM, sự không đồng bộ vềkhối lượng và thời gian sử dụng đồng vốn giữa hai chủ thể trong nền kinh tế sẽđược khắc phục, chi phí giao dịch sẽ giảm đi do lợi thế kinh tế nhờ quy mô Kếtquả là cả người tiết kiệm và người cần huy động vốn đều có lợi Động lực của quátrình này chính là lợi nhuận, các NHTM trong quá trình theo đuổi mục tiêu lợinhuận sẽ phải cạnh tranh để thu hút khách hàng, sử dụng các kỹ thuật để hạn chế
và phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch
Là trung gian tài chính, các NHTM đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ doanhnghiệp khai thác nguồn lực một các hiệu quả nhất Nguồn lực ở đây là nguồn lực
xã hội Vốn là nguồn lực khan hiếm Để cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh
Trang 18tế quốc tế một các hiệu quả, cần phải có cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn lực mộtcách hợp lý và hiệu quả nhất NHTM sẽ phát huy vai trò này thông qua việc: (1)Lựa chọn và thẩm định các dự án vay vốn; (2) Giám sát và sử dụng đồng vốn và
có các biện pháp xử lý kịp thời khi các khoản vay có dấu hiệu xấu; (3) thu hút tiềngửi của khách hàng với mức lãi suất phù hợp với độ rủi ro của từng ngân hàng
NHTM là nơi cung cấp chủ yếu đối với tiêu dùng các nhân Khi nền kinh tế
mở của và phát triển, không chỉ các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, nhu cầuvốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: mua nhà trả góp, mua ô tô, duhọc, kinh doanh…không ngừng tăng lên Các khoản tín dụng tiêu dùng các nhân
có tác dụng điều hòa cuộc sống, nâng cao phúc lợi cũng sẽ là nhân tố thúc đẩy sựphát triển của xã hội Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vai trò trung giantài chính phục vụ cá nhân đã và đang có những bước phát triển không ngừng.1.2.2 Cung cấp phương tiện thanh toán hiện đại và nhiều tiện ích:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế buộc các hoạt động kinh tế phải tuântheo quy chuẩn và thông lệ quốc tế, trong đó có vấn đề thánh toán không dùng tiềnmặt Việc duy trì thói quen thanh toán bằng tiền mặt không chỉ gây ra sự lãng phínguồn lực mà còn là một trở ngại lớn cho sự thiết lập các quan hệ kinh doanh vớicác đối tác nước ngoài
Ngày nay, để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cácngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhanh như: thanhtoán bằng séc, ủy nhiệm chi, thanh toán nhờ thu, quản lý tiền mặt và các loạithẻ…Ngoài ra các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông quaNgân hàng Trung ương hoặc Trung tâm thanh toán Công nghệ ngân hàng càngđạt hiệu quả cao khi khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng, nhiềuhình thức thanh toán được chuẩn hóa đã góp phần tạo ra tính thống nhất trongthanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong nước và còn giữa các ngân hàngtrên toàn thế giới
Thông qua hệ thống thanh toán swift toàn cầu, các nghiệp vụ mở và thanhtoán L/C, T-T, nhờ thu, của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệpnước ngoài đều được thực hiện thông qua các NHTM Như vậy, với vai trò trung
Trang 1917gian thanh toán quốc tế, hoạt động này của các NHTM chính là cầu nối giữa cácdoanh nghiệp trong nước với thế giới bên ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế.
1.2.3 Tạo môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Trung ương:
Hoạt động theo theo quy luật thị trường và thông qua các công cụ tài chính,NHTM chính là cầu nối để thực thi các chính sách tiện tệ của Ngân hàng Trungương Để thực thi các chính sách tiền tệ phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dựtrữ bắt buộc, thị trường mở…chính các NHTM chịu sự tác động trực tiếp của cáccông cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác độngcủa chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Bởi vì hoạt động kinh doanh của cácNHTM gắn chặt với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức
và các chủ thể trong nền kinh tế
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng tiền gửi mà hệ thống NHTM tạo rachịu sự tác động trực tiếp từ các chính sách của Ngân hàng Trung ưong như: Quyđịnh về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,…Mặc khác, cũng qua NHTM vàcác định chế tài chính trung gian khác, tình hình tăng trưởng, giá cả, công ăn việclàm, lãi suất, tỷ giá, lạm phát…của nền kinh tế được phản hồi về cho Ngân hàngTrung ương, từ đó cơ quan này có trách nhiệm tham mưu cho chính phủ để đưa ranhững chính sách điều tiết thích hợp với từng điều kiện, từng giai đoạn cụ thể
Thông qua hệ thống NHTM các Chính phủ có thể sử dụng các công cụ tàichính để góp phần ổn định, lành mạnh nền kinh tế Thông qua các NHTM, chínhphủ có thể hỗ trợ ngành này phát triển hoặc hạn chế những ngành không có lợi thếthông qua các chính sách tín dụng có mục tiêu trong từng thời kỳ
1.3 Năng lực cạnh tranh của NHTM
1.3.1 Khái niệm NLCT
Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vịtrí hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộkhoa học, kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo sản phẩm mới, tạo năng suất vàhiệu quả cao nhất
Trang 20Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sảnphẩm bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chínhtrị, quân sự, tâm lí xã hội.
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khảnăng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm cókhả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó là năng lực cạnh tranh hay sứccạnh tranh
NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh,
có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnhthị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Để đánh giá năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp người ta dựa vào tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợinhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môitrường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệcông nhân lành nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu, sáng tạo…
1.3.2 Tiêu chí đánh giá NLCT của các NHTM
NLCT của NHTM được hiểu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng tựduy trì lâu dài một cách ý chí trên thị trường, trên cơ sở thiết lập một mối quan hệbền vững với khách hàng để đạt được một số lượng lợi nhuận nhất định, hoặc làkhả năng chống lại một cách thành công các sức ép của các lực lượng cạnh tranh
Hiện nay ở Việt Nam chưa có ai hay tổ chức nào đưa ra tiêu chí để đánh giáNLCT của các NHTM Tuy nhiên, dựa vào các yếu tố cấu thành NLCT củaNHTM ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá NLCT của các NHTM nhưsau:
Một là, tiềm lực tài chính của NHTM: Để phát triển quy mô hoạt động, đáp
ứng nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng của khách hàng cũng như để tăng đầu tưvào tài sản cố định khi phát triển chi nhánh hay hiện đại hoá công nghệ ngân hàngnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thì các NHTM phải nâng cao tiềm lực tàichính Vì vậy, tiềm lực tài chính chính là thước đo sức mạnh của NHTM tại mộtthời điểm nhất định và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:
Trang 21- Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn: Tiềm lực về vốn thể hiệnqua các chỉ tiêu cụ thể như: Quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn về vốn(capitalAdequacy Ratio-Car) Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh của mộtngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó Cách thức mà một ngânhàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn cũng là một khía cạnh phảnánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng Đây là một trong những nguồn lực quantrọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng Một số chỉ tiêuđánh mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn:
Khả năng huy động vốn và hệ số an toàn vốn = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tàisản rủi ro Hệ số này tối thiểu băng 8% theo quy định của NHTW để đảm bảo hoạtđộng an toàn của ngân hàng
Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn: Tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn cố định.Chất lượng tài sản có: Chất lượng tài sản có được thể hiện thông qua các chỉtiêu: tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi cáckhoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá các danh mục tín dụng, Rủi ro tíndụng tiềm ẩn,…
Mức sinh lời: Chỉ tiêu mức sinh lời có thể phân tích qua các chỉ tiêu nhưgiá trị tuyệt đối của mức lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấulợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu(ROE) = Thu nhập sau thuế/Vốn chủ
sở hữu; Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản có
- Khả năng thanh khoản: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán: Khảnăng thanh toán nhanh, Khả năng thanh toán hiện hành, Khả năng thanh toán tứcthời
Hai là, năng lực về công nghệ: Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ ngày
càng đóng vai trò quan trọng như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thếcạnh tranh cho ngân hàng Công nghệ ngân hàng bao gồm công nghệ mang tínhtác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, hệ thốngmáy rút tiền tự động,…; hệ thống thông tin quản lí SMS, hệ thống báo cáo rủiro,…; và khả năng mở rộng, thay đổi, nâng cấp công nghệ trong tương lai Vì thế,năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện đại
Trang 22mà còn bao gồm cả khả năng mở(khả năng đổi mới, nâng cấp) của các côngnghệ…
Ba là, nguồn nhân lực: là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu của
các ngân hàng, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu:trình độ đào tạo, tỉ lệ nhân viên công nhân lành nghề, tỷ lệ các chuyên viên(Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên) động cơ phấn đấu, mức độcam kết gắn bó với ngân hàng Sản phẩm của ngân hàng là cung ứng dịch vụ nêntrình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực là rất quan trọng Vì vậy, nếu mộtngân hàng có tốc độ luân chuyển nhân viên cao sẽ không phải là một ngân hàng cólợi thế về nguồn nhân lực Hiệu quả của các chính sách tuyển dụng, cơ chế thù lao
và đề bạt là những chi tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũnhân sự chất lượng cao
Bốn là, Năng lực quản lí và cơ cấu tổ chức: Năng lực quản lý phản ánh
năng lực điều hành của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Năng lực quản lý thểhiện ở mức độ chi phối của Hội đồng quản trị đối với Ban giám đốc Năng lựcquản lý quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của một ngân hàng Một Hộiđồng quản trị đối với Ban giám đốc yếu kém thì không thể đưa ra những chínhsách chiến lược hợp lý để thích ứng với sự thay đổi của thị trường sẽ làm lãng phínguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó
Cơ cấu tổ chức là chỉ tiêu quan trọng phản ánh cơ chế quản lý của ngânhàng có phù hợp với cơ chế phân bổ nguồn lực Hiệu quả của cơ chế quản lýkhông chỉ phản ánh ở số lượng các phòng ban, sự phân công, phân cấp mà cònphụ thuộc vào sự phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị triển khai chiến lượckinh doanh, các hoạt dộng nghiệp vụ diễn ra hàng ngày…
Năm là, thị phần của ngân hàng và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ ngân
hàng cung cấp:
Hệ thống kênh phân phối của một ngân hàng thể hiện ở số lượng các chinhánh, phòng giao dịch và sự phân bổ các chi nhánh trên địa bàn hoạt động Ngàynay, công nghệ ngân hàng phát triển và nó sẽ làm rút ngắn khoảng cách về khônggian và thời gian Tuy nhiên vai trò của một mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch
Trang 2321rộng khắp vẫn có một vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện các dịch vụtruyền thống của ng ân hàng vẫn còn phát triển mãnh mẽ.
Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng cung cấp: phản ánh mức độcạnh tranh của ngân hàng, một ngân hàng có nhiều loại hình sản phẩm cung cấpphù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý sẽ là một ngân hàng có lợi thếcạnh tranh Bởi vì, nếu ngân hàng đưa ra hàng loạt danh mục sản phẩm, nhữngsản phẩm này không phù hợp với nhu cầu thị trường và ngân hàng cũng không đủnguồn lực để triển khai thực hiện thì sẽ không mang lại hiệu quả cho ngân hàng
Sáu là, Khả năng hợp tác với các đối tác chiến lược
Sự hợp tác giữa các định chế tài chính là xu hướng tất yếu Chính vì thế màcác NHTM phải chú trọng phát triển đa liên kết với các tổng công ty lớn, có quy
mô hoạt động rộng để cùng nhau hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ nhau vềnguồn
Bên canh đó các NHTM trong nước cũng cần hợp tác với các đối tác chiếnlược là các tập đoàn tài chính, các ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chínhmạnh, có kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt và đặc biệt có quy trình nghiệp vụ chuẩnmực tiên tiến, công nghệ hiện đại, đặc biệt là các đối tác chiến lược có bề dàykinh nghiệm về ngân hàng bán lẻ
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các NHTM
1.3.3.1 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ đang cùng tham gia cung ứng các dịch
vụ tài chính như những dịch vụ mà các NHTM đang cung ứng Ở Việt Nam hiệnnay các đối thủ cạnh tranh của NHTM là: Các công ty chứng khoán, các quỹ đầu
tư, các công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng, tiết kiệm bưu điện
và các ngân hàng nước ngoài Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến: Chiếnlược cạnh tranh hiện tại của, mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh, điểm mạnhđiểm yếu của đối thủ…
Đối thủ cạnh tranh trong tương lai là những đối thủ có khả năng và có thể sẽcùng kinh doanh những dịch vụ tài chính với các NHTM trong tương lai Đối thủcạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt và khốc
Trang 24liệt Vì vậy, đòi hỏi các NHTM phải tìm hiểu, phân tích ,dự đoán những đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ tham gia vào thị trường.
1.3.3.2 Sản phẩm thay thế:
Đó là những sản phẩm có tính năng gần giống như các sản phẩm mà NHTMđang cung ứng, đã được cung ứng bởi một tổ chức tài chính nào đó hoặc sẽ pháttriển trong tương lai
Nếu sản phẩm thay thế ít, tính năng đơn giản làm cho người sử dụng dịch
vụ ít có cơ hội và quyền lựa chọn do vậy sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ có cơhội gia tăng thị phần và ít bị cạnh tranh Ngược lại, nếu sản phẩm thay thế nhiềulàm cho người sử dụng dịch vụ có nhiều cơ hội và quyền lựa chọn, khi đó sảnphẩm mà ngân hàng cung ứng sẽ có nguy cơ bị đe dọa vì bị thu hẹp thị phần
1.3.3.3 Môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
hệ thống ngân hàng, vì thế nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàngkhông thể không phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, mỗi một biến động bất lợicủa môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinhdoanh ngân hàng Một nước có nền kinh tế phát triển ổn định , có tốc độ phát triểnkinh tế cao, các chỉ số về lạm phát, tỷ giá, lãi suất… phát triển ổn định sẽ là mộtđiều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và ngược lại,
sự bất ổn của nền kinh tế sẽ tạo ra sự dè dặt, co cụm của cả một hệ thống ngânhàng
Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chiềuhướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạchđịnh chiến lược ngân hàng định ra những chiến lược đầu tư, đổi mới kinh doanhcủa mình cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường
Đặc điểm về chính trị, văn hóa, xã hội: Khi xem xét ảnh hưởng của chính trịđến các mặt của đời sống kinh tế xã hội ta xem xét trên góc độ đó là hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng có khả năng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động ngânhàng Nó sẽ tác động trực tiếp khi thông qua hệ thống pháp luật trong kinh doanh
Trang 25ngân hàng Từ đó, sẽ trực tiếp tác động đến chiến lược kinh doanh của một ngânhàng.
Những đặc điểm văn hóa có ảnh hưởng tới nguồn lực trong lĩnh vực ngânhàng, có thể kể đến như: quan điểm về doanh nhân, quan điểm về sự giầu có, quanđiểm về thăng tiến, quan điểm về đạo đức nghề nghiệp, quan điểm về học tập vàđào tạo…Nếu một đất nước mà người dân coi trọng những giá trị trên thì thìngành ngân hàng sẽ có cơ hội để tuyển chọn được nguồn nhân lực có nhiều phẩmchất phù hợp với sự phát triển của mình
1.3.3.4 Trình độ phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ
Ngân hàng là ngành liên quan đến hầu hết tất cả các ngành trong nền kinh tếquốc dân Các ngành có quan hệ mật thiết phải kể đến đó là các công ty tài chính,công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng nhân dân…và cácngành cung cấp cho ngân hàng là bưu chính viễn thông cung cấp các thiết bị thôngtin liên lạc, truyền tải dữ liệu, ngành công nghệ thông tin cung cấp các trang thiết
bị máy móc hiện đại cho ngành ngân hàng…
Trình độ phát triển của các ngành trên có tác động trực tiếp đến sự pháttriển của ngành ngân hàng Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán phát triểntạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực ngân hàng phát triển, ngành bưu chính viễnthông phát triển tạo điều kiện giảm thiểu chi phí giao dịch, ngành công nghệ thôngtin giúp cho ngân hàng ứng dụng các công nghệ hiện đại tạo ra sự đa dạng cácdanh mục sản phẩm dịch vụ cung ứng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
1.3.3.5 Môi trường pháp lý:
Vai trò của Chính phủ: Vai trò của Chính phủ là một yếu tố mang chất xúctác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành nào ở một nước Đối vớilĩnh vực ngân hàng , chính phủ lại càng đóng vai trò quan trọng
Chính phủ tác động đến sự phát triển của các ngân hàng trước hết với vaitrò quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của Ngân hàng Trungương Sự hoạt động mạnh mẽ và an toàn của hệ thống NHTM là điều kiện tiênquyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia Vì thế, hoạt động của NHTM phải chịu
Trang 26sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nói chung và của Ngânhàng Nhà nước hay Ngân hàng Trung ương nói riêng.
Các nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa có thểlàm thay đổi chiến lược kinh doanh của các NHTM trên thị trường quốc tế
Hệ thống luật pháp: là cơ sở pháp lý để các NHTM thực hiện các hoạt độngkinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược kinh doanh Khi xây dựng chiếnlược kinh doanh các NHTM phải xem xét đến sự tác động của hệ thống pháp luậtđến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM trong nền khi tế như:
Sự thay đổi của luật pháp qui định những lĩnh vực mà các NHTM được haykhông được kinh doanh; quy định về điều kiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động;quy định giới hạn quy mô cấp tín dụng cho một khách hàng so với vốn chủ sở hữucủa NHTM; qui định quy mô tài sản có qui đổi theo mức độ rủi ro so với vốn chủ
sỏ hữu…
Hệ thống luật pháp có cho phép có nhiều thêm đối thủ cạnh tranh mới ranhập thị trường hay không, nếu môi trường cạnh tranh phát triển thì có thể nớilỏng điều kiện cho phép các NHTM mới đi vào hoạt động và ngược lại, nếu thitrường kinh doanh ngân hàng đang tiêm ẩn nhiều rủi ro thì hệ thống luật phápcũng có thể xiết chặt điều kiện, thủ tục để bình ổn thị truờng Đây cũng là mộtđộng lực thúc đẩy buộc các NHTM phải luôn tự nâng cao năng lực cạnh tranh củamình
1.4 Những nỗ lực cải cách NHTM nhằm nâng cao NLCT ở một số quốc
gia tiêu biểu.
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước.
Những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiếncuộc cải cách và đổi mới của hệ thống ngân hàng ở một loạt các quốc gia trên thếgiới Công cuộc đổi mới càng trở nên mạnh mẽ sau các cuộc khủng khoảng tàichính tiền tệ ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á cuối những năm 90 Kinh nghiệmphong phú của các quốc gia này, bao gồm cả thành công và thất bại đều là nhữngbài học quý giá cho Việt Nam Trong phạm vi luận văn này tác giả sẽ đề cập đến
Trang 27nhưng nỗ lực cải cách và kinh nghiệm của ba nước tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
1.4.1.1 Trung Quốc
Cũng như các nước có nền kinh tế chuyển đổi, chuyển sang nền kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế Trung Quốc có một hệ thống ngân hàng yếu kém dohậu quả của nhiều thập kỷ thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập Mặt khác, nghiêncứu kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc có có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đốivới Việt Nam Hầu hết những vấn đề lớn mà hệ thống Ngân hàng Trung Quốc đã
và đang gặp phải cũng là những vấn đề mà các Ngân hàng của Việt Nam đang trảinghiệm hiện nay
Trung Quốc thực hiện cải cách hệ thống Ngân hàng để nâng cao năng lựccạnh tranh của các NHTM với sự khởi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, cóhiệu lực từ ngày 1-7-1995 Việc gia nhập WTO và tháng 12 - 2001 càng làm chocông cuộc cải cánh nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đượcđẩy mạnh hơn bao giờ hết
Theo lộ trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc thì đếnnăm 2007 Trung Quốc sẽ phải mở cửa hoàn toàn khu vực tài chính Ngân hàng, cụthể như sau:
Bảng số 1 : Các bước mở cửa dịch vụ Ngân hàng theo địa lý của Trung Quốc
Kinh doanh ngoại tệ
Ngay lập tức Không có giới hạn địa lý
Kinh doanh nhân dân tệ
Ngay lập tức Thượng Hải, Thẩm Quyến, Thiên Tân, Đại Liên
WTO + 1 Quảng Châu, Thanh Đảo, Nam Kinh, Vũ Hán
WTO + 2 Tế Nam, Phúc Châu, Thành Đô, Trùng Khánh
WTO + 3 Côn Minh, Bắc Kinh, Hạ Môn, Chu Hải
WTO + 4 Sơn Dầu, Ninh Ba, Thẩm Dương
WTO + 5 Không có giới hạn địa lý
(Nguồn: Banking on China-Isses Face Overseas Bank in China_Report paper, Allens
Arthur robínon, 31-3- 2003_htt p://w ww.arr.com.au/pubs/asia/china.htm)
Trang 28Bảng số 2 : Các bước mở cửa dịch vụ ngân hàng theo loại hình kinh doanh
và nhóm khách hàng
Dịch vụ cho Doanh nghiệp Doanh nghiệp có Vốn
đầu tư Nước ngoài
Doanh nghiệp Trung Quốc
Nhận gửi và cho vay NDT Ngay lập tức WTO + 2
Nhận gửi và cho vay ngoại tệ Ngay lập tức Ngay lập tức
Thanh toán và chuyển tiền Ngay lập tức WTO + 2
Giao dịch ngoại hối Ngay lập tức Ngay lập tức
Nhận gửi và cho vay liên NH Ngay lập tức WTO + 2
Chiết khấu liên Ngân hàng Ngay lập tức Ngay lập tức
Dịch vụ cá nhân Công dân nước ngoài Công dân Trung Quốc
Nhận gửi và cho vay NDT Ngay lập tức WTO + 5
Nhận gửi và cho vay ngoại tệ Ngay lập tức Ngay lập tức
(Nguồn: Banking on China-Isses Face Overseas Bank in China_Report paper, Allens Arthur robinson, 31-3-2003 _http://www.arr.com.au/pubs/asia/china.htm)
Những nỗ lực cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao NLCT của cácMHTM ở Trung Quốc được đánh dấu bằng việc tập trung cải cách bốn NHTMNhà nước lớn nhất Trung Quốc, đó là: Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, Ngânhàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nôngnghiệp Trung Quốc Bốn ngân hàng lớn nhất này nắm giữ khoảng 56% tổng tàisản của các NHTM Trung Quốc
Trong giai đoạn này Trung Quốc cũng đã cho phép các ngân hàng nướcngoài được phép cung cấp dịch vụ bằng đồng Nhân dân tệ cho các doanh nghiệpTrung Quốc tại 13 Thành phố chính, nhưng các dịch này chưa được phép cungcấp cho tư nhân Tuy nhiên, nó cũng đủ để các ngân hàng nước ngoài có mộtphạm vi hoạt động rộng hơn và có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Trung Quốc
Theo những kế hoạch mở cửa, số vốn mà các Ngân hàng nước ngoài phải
có trong quỹ sẽ được giảm từ 600 triệu NDT xuống còn 500 triệu NDT và TrungQuốc cũng cho phép nâng mức trần về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại các ngân
Trang 2927hàng Trung Quốc từ 15% trước đây lên 20% Đây cũng là một điều kiện quan trọng dẫn tới khả năng đột phá trong đổi mới.
Năm 2007, Trung Quốc sẽ mở cửa hoàn toàn thị Trường tài chính Như vậysau 5 năm Trung Quốc mới ở cửa hoàn toàn thị trường tài chính Đối với các ngânhàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc thì đây là sự thay đổi tương đối chậmnhưng đối với các ngân hàng Trung Quốc thị đây là khoảng thời gian tương đốingắn, kể cả những ngân hàng có được lợi thế nhờ giới hạn địa lý
Những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải khi đổi mới hệ thống ngân hàng:
Số nợ khó đòi của bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cộng lại vào thờiđiểm tháng 9 năm 2002 là 2.000 tỷ NDT(khoảng 242 tỷ USD), chiếm 22% tổng
dư nợ của các NHTM Tỷ lệ nợ khó đòi trung bình của bốn Ngân hàng thương mạiNhà nước hàng đầu cao hơn 13% so với Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiến trình cải cách của Trung Quốc mới chỉ tập trung vào việc đổi mới hệthống ngân hàng nhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới thị trường tàichính Đây là một hạn chế rất lớn đối với chính bản thân quá trình cải cách hệthống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung
1.4.1.2 Hàn Quốc
Hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc chịu sự quản lý và điều tiết quá lớn củanhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc Ở mộtthời điểm nhất định thì đặc điểm này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế HànQuốc nhưng trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ thì đây cũng là nhân tố cản trở sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc Cuộckhủng khoảng tài chính Châu Á đã cho thấy sự yếu kém của hệ thống NHTM và
sự điều tiết quá lớn của nhà nước, hệ thống kiểm toán và cơ cấu quản lý tài sảnkhông rõ ràng Như vậy, có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế HànQuốc phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ chặt chẽ tay ba giữa Chính phủ, Ngânhàng và các Tập đoàn kinh tế lớn
Theo quy định của Nhà nước thì các NHTM phải cho các tập đoàn kinh tếlớn vay với mức lãi suất thấp Hơn thế nữa, Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng đúng rabảo lãnh cho những khoản vay trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hay kinh
Trang 3028doanh thua lỗ Mặt khác, do sự can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh củacác Ngân hàng, đặc biệt là việc giới hạn lãi suất cho vay nên lợi nhuận của hệthống Ngân hàng Hàn Quốc thuộc loại thấp nhất trong nền kinh tế mới nổi Kếtquả là rất ít ngân hàng Hàn Quốc được thành lập Tính đến trước cuộc cải cáchNgân hàng cuối năm 1997 thì Hàn Quốc chỉ có 24 Ngân hàng, đây là một con số ít
ỏi so với một nước công nghiệp mới như Hàn Quốc
Việc Chính phủ Hàn Quốc áp đặt mức lãi suất cho vay đã làm giảm đi sựcạnh tranh về giá giữa các Ngân hàng và hạn chế khả năng tính toán chi phí hoạtđộng và xây dựng chính sách tín dụng hợp lý Chính vì vậy, rủi ro đến với hệthống ngân hàng là không thể tránh khỏi
Mặt khác việc mở của thị trường Hàn Quốc trước khi khủng hoảng tài chínhdiễn ra là rất chậm chạp nên các ngân hàng Hàn Quốc chưa chuẩn bị sẵn sàngtrước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài Khi cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á nổ ra và kéo Hàn Quốc vào vòng xoáy thì hệ thống ngân hàng củaHàn Quốc bộc lộ những điểm yếu kém của mình
Những nỗ lực cải cánh Ngân hàng của Hàn Quốc:
Về tài cơ cấu hệ thống ngân hàng: Tính đến cuối năm 1997 thì 12 trongtổng số 24 ngân hàng không đủ khả năng tồn tại vì các Ngân hàng này không đápứng nhu cầu vốn tối thiểu Vì vậy, các ngân hàng này đệ trình phương án tái cơcấu của chính mình, trong đó nêu cụ thể các phương án cắt giảm chi phí, tái cơcấu nguồn vốn và những thay đổi về biện pháp quản lý và 5 ngân hàng bị đình chỉgiấy phép ngay lập tức còn 7 ngân hàng còn lại chỉ được chấp nhận hoạt động trên
cơ sở có điều kiện
Về giải quyết các khoản nợ khó đòi và tái cấp vốn: Để thúc đẩy qua trình tái
cơ cấu NHTM Trong năm 1998, Cơ quan quản lý tài sản Hàn Quốc đã mua tới60% tổng số nợ khó đòi của toàn bộ hệ thống ngân hàng Hàn Quốc Vì vậy, tổng
số nợ không sinh lời của 24 NHTM Hàn Quốc chỉ còn chiếm 7.1% tổng các khoản
nợ của các ngân hàng này vào năm 1998 Hơn nữa, để tái cơ cấu nguồn vốn củacác NHTM, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các Ngân hàng duy rì hệ số an toàn vốnthận trọng từ 10-13% vốn Tỷ lệ này còn cao hơn hệ số tối thiểu basel (8%) vì
Trang 3129Chính phủ Hàn Quốc cho rằng thị trường Hàn Quốc thời điểm đó có nhiều bất ổnliên quan đến chất lượng tài sản, quản lý rủi ro và những điều kiền tài chính bất lợikhác.
Mặt khác để hạn chế bớt rủi ro và giảm nợ xấu, các ngân hàng cũng có xuthế thay đổi đối tượng cho vay Các ngân hàng không chỉ còn tập trung cho vaycác tập đoàn lớn mà chuyển sang cho vay tiêu dùng và kết quả là các khoản vaycủa các tập toàn kinh tế lớn chỉ còn chiếm 12% trong tổng số các khoản vay của 6ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc năm 2003, so với 23%năm 2000 Trong khi đó, chovay tiêu dùng tăng mạnh, chiếm 42% tổng các khoản cho vay của hệ thống ngânhàng Hàn Quốc năm 2002
Tư nhân hóa các Ngân hàng thương mại: quá trình tái cơ cấu hệ thống tàichính, Chính phủ Hàn Quốc đã phải trực tiếp nắm quyền sở hữu một lượng lớncác NHTM Vì vậy, sau quá trình tiến hành đổi mới bộ máy lãnh đạo và thực hiệncác biện pháp khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính ổn định của các ngânhàng Chính phủ đã phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tư nhân hóa các ngânhàng này
Sự tham gia của các ngân hàng vào việc tái cấu trúc các Tập đoàn kinh tế:
Do các tập đoàn kinh tế lớn của hàn Quốc chiếm một tỷ lệ lớn các khoản nợ khóđòi của hệ thống NHTM nên việc tái cơ cấu lại các Tập đoàn kinh tế lớn sẽ đóngvai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng
Những khó khăn mà Hàn Quốc gặp phải khi đổi mới hệ thống ngân hàng:Trên thực tế việc cải cách các ngân hàng thương mại không suôn sẻ như dựkiến vì 5 trong số các ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc nắm giữ phần lớn nhữngkhoản vay của 30 tập đoàn kinh tế lớn Các ngân hàng cũng không muốn tham giavào quá trình tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp này vì khả năng rủi ro cao.Trong khi đó vai trò và sức mạnh của các tập đoàn tài chính quá lớn trong nềnkinh tế Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc phải chi một khoản tiền rất lớn, chi tới 161 nghìn tỷWon để ổn định lĩnh vực tài chính, trong đó 97% được chi trong giai đoạn 1997-
2001 Tuy nhiên, đến 10-2003 Chính phủ Hàn Quốc mới thu được 61 nghìn tỷ
Trang 32Won, chiếm 38% và theo dự kiến của Chính phủ Hàn Quốc thì 69 nhìn tỷ Won sẽ không thu hồi lại được sau quá trình tái cơ cấu ngân hàng.
1.4.1.3 Nhật Bản
Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, một cường quốc hàng đầu với nhiềungân hàng lớn vào bậc nhất thế giới vẫn phải gặp những vấn đề nhất định như nợkhó đòi, tính trì trệ của toàn hệ thống Công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng củaNhật Bản vì thế sẽ là một bài học quan trọng cho Việt Nam, đặc biệt là trong chiếnlược phát triển dài hạn
Để nâng cao NLCT của hệ thống ngân hàng, ngay từ đầu thập niên 90 BộTài chính Nhật Bản đã đề ra kế hoạch cải tổ:
Thứ nhất, lập một quỹ lên tới 60 tỷ yên để trợ giúp hệ thống ngân hàng,trong đó 25 nghìn tỷ yên để tái cấp vốn cho những ngân hàng yếu kém, 18 nghìn
tỷ yên để giải quyết những ngân hàng bị phá sản, 17 tỷ yên để đảm bảo cho cáckhoản tiền gửi ngân hàng Chính phủ hy vọng rằng việc bơm tiền vào hệ thốngngân hàng sẽ giúp ngành ngân hàng phục hồi và khoản tiền trên sẽ sử dụng để trợgiúp các ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu vốn mà họ đang phải đối mặt
Thứ hai, đẩy mạnh giải quyết vấn đề nợ xấu
Thứ ba, bán lại những khoản nợ sau khi đã được tái cơ cấu
Tuy nhiên thực tế, kế hoạch này không mang lại nhiều hiệu quả, cải cáchvẫn diễn ra chậm chạp và nợ không sinh lời vẫn tiếp tục tăng nhanh Sau đó chínhphủ Nhật Bản chủ trương để các ngân hàng tự mình giải quyết những vấn đề nợkhó đòi bằng cách kiểm soát và thắt chặt các khoản cấp tín dụng nhưng chủtrương này lại vấp phải nhiều sự chỉ trích do đối tượng đầu tiên nhắm tới là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi đó tại Nhật Bản đây là bộ phận doanh nghiệp
có tỷ trọng lớn Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận nguồnvốn từ ngân hàng, điều này đã dẫn tới sự suy yếu chung của nền kinh tế Nhật Bản.Nét nổi bật khác trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhật Bản là sựliên kết chặt chẽ với các tập đoàn công nghiệp, hình thành nên mô hình tập đoànkinh tế lớn Sự liên kết này hứa hẹn sẽ đem lại cho ngành ngân hàng Nhật Bản nói
Trang 33riêng và nền kinh tế Nhật nói chung một động lực phát triển mới để nâng cao nănglực cạnh tranh.
Mặt khác, khi nghiên cứu quá trình cải cách của hệ thống ngân hàng củaNhật Bản hay toàn bộ nền kinh tế nói chung, chúng ta phải nghiên cứu đến tínhchất chính trị của nó, các chính sách kinh tế, đặc biệt là tài chính của chính phủNhật bản luôn phục vụ cho mục đích và lợi ích cho đảng cầm quyền
1.4.2 Những bài học cho Việt nam
Thứ nhất, Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước để nâng cao NLCT
Để nâng cao NLCT của các MHTM Nhà Nước Trung Quốc đã tập trungcải cách bốn NHTM Nhà Nước lớn nhất Trung Quốc, đó là: Ngân hàng Kiến thiếtTrung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc vàNgân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Bốn ngân hàng lớn nhất này nắm giữkhoảng 56% tổng tài sản của các NHTM Trung Quốc Số việc làm mà bốn ngânhàng này đã làm là trong vòng 4 năm (1998-2002) là cắt giảm 250 ngàn lao động,gần 45 ngàn chi nhánh hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ bị giải thể
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đã phải trực tiếp nắm quyền sở hữu mộtlượng lớn các NHTM Vì vậy, sau quá trình tiến hành đổi mới bộ máy lãnh đạo
và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính ổn địnhcủa các ngân hàng Chính phủ đã phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tư nhân hóacác ngân hàng này Trên thực tế việc cải cách các NHTM không suôn sẻ như dựkiến vì 5 trong số các ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc nắm giữ phần lớn nhữngkhoản vay của 30 tập đoàn kinh tế lớn Các ngân hàng cũng không muốn tham giavào quá trình tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp này vì khả năng rủi ro cao.Trong khi đó vai trò và sức mạnh của các tập đoàn tài chính quá lớn trong nềnkinh tế Hàn Quốc
Ở Việt Nam hiện nay thách thức lớn nhất cho hệ thống NHTM Nhà Nước làquá trình cổ phần hóa Trước khi có thể tiến hành cổ phần hóa, các NHTM NhàNước cần phải tái cơ cấu và giải quyết xong các vấn đề nợ quá hạn Và giải quyếtxong vấn đề này, từng NHTM Nhà Nước phải có một mục tiêu, chiến lược là lộtrình rõ ràng để cổ phần hóa Mục tiêu chung của cổ phần hóa đã được xác định là
Trang 34tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị, tăng vốn và hoạt độngtheo cơ chế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận Câu hỏi đặt ra là: liệu Chính phủ vẫnmuốn giữ cổ phần khống chế hay không Những vấn đề như Nhà Nước vẫn muốngiữ sở hữu, kiểm soát, sợ mất quyền tự chủ, đặc biệt liên quan đến việc tham giacủa bên nước ngoài là những thách thức của vấn đề cổ phần hóa các NHTM NhàNước hiện nay Khi các NHTM Nhà Nước bán cổ phần cho các cổ đông bên ngoàithì ngân hàng phải chịu sự giám sát của các đông và phải giải trình kết quả hoạtđộng kinh doanh Việc cho vay chỉ định, ưu đãi doanh nghiệp Nhà Nước và chovay dựa trên thế chấp hơn là dựa trên tính khả thi của dự án sẽ giảm dần.
Sau quá trình cổ phần hóa, có thể phải đóng của các chi nhánh, bộ phậnkhông sinh lời của hệ thống hiện tại của NHTM Nhà Nước Điều này gây ra mối
lo ngại rằng khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa có ít khả năng tiếp cận dịch vụngân hàng vì duy trì các chi nhánh hoạt động không có hiệu quả ở các vùng này sẽkhông khả thi Tuy nhiên, cũng giống như quá trình đổi mới của Việt Nam từ khikhởi đầu, cách tiếp cận từng bước có thể được áp dụng trong việc cổ phần hóangân hàng Nhà Nước bằng cách Chính phủ sẽ không để cho thị trường quyết địnhmọi việc và bán đi phần vốn của chính phủ ngay lập tức Quyền sở hữu chi phốicủa Nhà Nước nên được duy trì trong một khoảng thời gian nào đó sau khi cổphần hóa và do đó vẫn đạt được mục tiêu kinh tế xã hội thông qua sự can thiệp củaChính phủ
Như vậy, qua kinh nghiệm cải cách NHTM Nhà Nước để nâng cao NLCTcủa các ngân hàng này của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như thực tế cổ phầnhóa các NHTM Nhà Nước ở nước ta hiện nay Để nâng cao NLCT cho các NHTMNhà nước thì cổ phần hóa là xu thế tất yếu vì nó vừa tạo sự chủ động cho các ngânhàng, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự quản lý có hiệu quả hơn của Nhà nước, tạo ra
sự cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM cổ phần trong nước cũng như các ngânhàng nước ngoài
Thứ hai, Tăng cường tiềm lực tài chính cho các MHTM bằng các con
đường:
Trang 35 Thực hiện việc sáp nhập các NHTM có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quảthành những ngân hàng có một quy mô lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn trong cạnhtranh.
Theo báo cáo điều tra của FSC – Financial Supervisory Commision(Ủy bangiám sát tài chính) của Hàn Quốc thì tính đến cuối năm 1997 thì 12 trong tổng số
24 ngân hàng không đủ khả năng tồn tại vì các Ngân hàng này không đáp ứng nhucầu vốn tối thiểu Vì vậy, các ngân hàng này đệ trình phương án tái cơ cấu củachính mình, trong đó nêu cụ thể các phương án cắt giảm chi phí, tái cơ cấu nguồnvốn và những thay đổi về biện pháp quản lý và 5 ngân hàng bị đình chỉ giấy phépngay lập tức còn 7 ngân hàng còn lại chỉ được chấp nhận hoạt động nếu có điềukiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm đối tác nước ngoài có khả năng về vốn vàkinh nghiệm trong quản lý ngành ngân hàng Trong những trường hợp đặc biệt,FSC có thể mua lại những khoản nợ không sinh lời và tái cấp vốn cho những ngânhàng này nếu các ngân hàng này đáp ững được các điều kiện do FSC đặt ra Đểnhận được sự trợ giúp từ Chính phủ, 7 ngân hàng này đã giảm 45 – 50% nhânviên, sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảmbảo tìm kiếm được các đối tác để hợp nhất hay đối tác hợp tác nước ngoài Chođến nay, hầu hết các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại của Hàn Quốc đã nâng caođược NLCT và phát triển vững chắc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các NHTM cổ phần có quy mô tài chính vàhoạt động nhỏ, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn trongkhi đó trình độ quản trị ngân hàng còn yếu nên trong thời gian tới việc sáp nhậpcác NHTM có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quả thành những ngân hàng có mộtquy mô lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn trong cạnh tranh là một xu thế tất yếu bởi cácNHTM cổ phần việt nam sẽ nhận thấy áp lực cạnh tranh quá lớn trong việc huyđộng vốn nhất là trong bối cảnh mở rộng mạng lưới, đầu tư công nghệ để hiện đạihóa dịch vụ ngân hàng sẽ tốn kém chi phí đầu tư hơn rất nhiều việc sáp nhập và đithôn tính những ngân hàng nhỏ hơn đã sẵn có mạng lưới và đội ngũ nhân viênlành nghề
Trang 36 Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các NHTM với các Tổng công ty lớn có tiềmlực tài chính mạnh, hình thành nên mô hình tập đoàn kinh tế lớn Thành công của
sự liên kết này cho ngành ngân hàng Nhật Bản đã động lực phát triển mới để nângcao năng lực cạnh tranh của các NHTM
Nâng mức trần về tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào cácNHTM cổ phần trong nước Đây cũng là một điều kiện quan trọng dẫn tới khảnăng đột phá trong đổi mới của các NHTM cổ phần trong nước
Hiện nay, với việc khống chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vàocác ngân hàng trong nước tối đa ở mức 30% và mỗi nhà đầu tư nước ngoài bịkhống chế ở mức tối đa là 20% thì nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vàonhững ngân hàng có quy mô vốn tương đối và làm ăn hiệu quả, bỏ qua nhữngngân hàng làm ăn kém hiệu quả nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1/5tổng số NHTM
Điểm giống giữa Việt Nam và Trung Quốc hệ thống kiểm soát rủi ro tàichính còn quá yếu kém, nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
sự đón nhận những luồng gió mới từ bên ngoài phải đi đôi với việc củng cố và đẩymạnh hệ thống kiểm soát nên việc khống chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nướcngoài vào các ngân hàng trong nước tối đa ở mức 30% và mỗi nhà đầu tư nướcngoài bị khống chế ở mức tối đa là 20% là thận trọng và thích hợp với sự pháttriển của hệ thống ngân hàng, với chiến lược phát triển kinh tế từng bước củaChính Phủ Tuy nhiên, sẽ là quá thận trọng nếu Chính phủ không những khốngchế tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào NHTM mà giúp NHTMlựa chọn ai là nhà đầu tư bằng những quy định quá chi tiết về tình trạng tài chính,
vị thế quốc tế của nhà đầu tư nước ngoài hay quy định đối tượng nào được phép lànhà đầu tư chiến lược, đối tượng nào được phép tìm nhà đầu tư chiến lược…
Đẩy mạnh giải quyết vấn đề nợ xấu: Giải quyết các vấn đề nợ khó đòi củaViệt Nam cũng cần tiến hành song song với các chương trình cải cách các doanhnghiệp nhà nước, nhất là những Tổng công ty lớn, đảm bảo sự bình đẳng tronghoạt động kinh doanh vì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được sự bảo
hộ của Nhà nước
Trang 37 Thay đổi đối tượng cho vay: Để hạn chế bớt rủi ro và giảm nợ xấu, các ngânhàng cũng có xu thế thay đổi đối tượng cho vay Các ngân hàng không chỉ còn tậptrung cho vay các tập đoàn lớn mà chuyển sang cho vay tiêu dùng, phát triển ngânhàng theo định hướng ngân hàng bán lẻ
Trong quá trình cải cách các ngân hàng của Hàn Quốc không chỉ còn tậptrung cho vay các tập đoàn lớn mà chuyển sang cho vay tiêu dùng và kết quả làcác khoản vay của các tập toàn kinh tế lớn chỉ còn chiếm 12% trong tổng số cáckhoản vay của 6 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc năm 2003, so với 23%năm 2000.Trong khi đó, cho vay tiêu dùng tăng mạnh, chiếm 42% tổng các khoản cho vaycủa hệ thống ngân hàng Hàn Quốc năm 2002 So với năm 1997 cho vay hộ giađình chỉ chiếm 47% GDP thì năm 2003 con số này lên tới 70%
Xuất phát từ bài học trên, có thể thấy rằng ở một nước đang phát triển nhưViệt Nam hiện nay thì các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần hạn chế chovay các công ty Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà phải tập trungvào hai nhóm đối tượng chính, đó là:
Thứ nhất, trong nền kinh tế đang phát triển thì tầng lớp trung lưu sẽ tăng lênrất nhanh Tầng lớp này không có thu nhập quá cao và bởi vậy họ không phải lànguồn khách hàng cho các dịch vụ tài chính truyền thống Nhưng các khoản muasắm cá nhân và các khoản đầu tư của họ thường ở mức độ vừa phải lại tạo ra tổng
số tiền đầu tư tập thể vào các dự án lớn cũng như nhu cầu tài chính khổng lồ chohoạt động ngân hàng Với sức mua và nhu cầu đầu tư cá nhân tổng cộng, tầng lớpnày sẽ trở thành động lực phát triển các dịch vụ ngân hàng Đây cũng là kháchhàng chủ chốt và hiệu quả nhất của các ngân hàng bán lẻ
Thứ hai, trong nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì các doanhnghiệp vừa và nhỏ tăng lên rất nhanh Loại doanh nghiệp này phát triển đi lên từmột hoặc nhiều doanh nghiệp nhỏ và ngày càng đóng vai trò chủ chốt của một nềnkinh tế Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là thường xuyên có nhu cầutài chính hơn các loại hình doanh nghiệp khác và tự họ không đủ vốn để tài trợcho nhu cầu đầu tư rất lớn của mình Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ pháttriển rất nhanh nên chưa đủ diều kiện cần thiết để quản lý tài chính luôn biến động
Trang 38của mình, họ rất cần NHTM cung cấp cho họ những dịch vụ quản lý tài chính tốt,
kể cả dịch vụ tư vấn đầu tư và phòng ngừa rủi ro hối đoái Đây là đối tượng kháchhàng tiềm năng hiện nay nên khi NHTM phục vụ đối tượng khách hàng thì sẽ thuđược lợi nhuận không chỉ từ lãi tín dụng mà còn thu được cả phí cung cấp cácdịch vụ tài chính hoặc dịch vụ thanh toán từ họ
Bán lại những khoản nợ sau khi đã được tái cơ cấu
Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh: Tiến hành cải cách, đổi mới
hệ thống NHTM nhưng đồng thời phải quan tâm đúng mức đến việc đổi mới thịtrường tài chính Đây là một hạn chế rất lớn đối với chính bản thân quá trình cảicách hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung Chúng ta cũng cầnquan tâm vấn đề này để có những cải cách một cách tổng thể, thống nhất và đemlại hiệu quả cao nhất
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế – VIBBank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tếbao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam vàtrên thị trường quốc tế
Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng
và 23 cổ đông Hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động trong hoàn cảnh Châu Á vàViệt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ Trong những năm đầu, Ngân hàng Quốc Tế hoạt động với phương châm antoàn, hiệu quả, lành mạnh với một quy mô cơ cấu nhỏ
Trước thách thức đổi mới để hoà nhập, cạnh tranh, dưới sự nhất trí cao củaHội đồng quản trị và Ban điều hành, tháng 8/2004, Ngân hàng Quốc Tế đã tiếnhành tái cơ cấu triệt để nhằm tạo dựng những giá trị mới Với định hướng chiếnlược đúng đắn cùng với công tác điều hành thống nhất đặc biệt là nỗ lực cống hiếncủa toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Quốc Tế đã từng bước vượt quađược khó khăn để vươn lên, hoạt động an toàn, phát triển bền vững
Hiệu quả kinh doanh của năm 2004 là sự đột phá trong đà tăng trưởng củaNgân hàng Quốc Tế bằng những con số ấn tượng: Tổng tài sản 4.111 tỷ đồng, lợinhuận trước thuế trên 41 tỷ đồng, hoàn thiện và bổ sung số lượng nhân viên lêncon số 412 trong hệ thống
Thắng lợi của năm 2004 là bước đà quan trọng để Ngân hàng Quốc Tế pháttriển hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng vànâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động của chính Ngân hàng Quốc Tế Năm
Trang 402006 là giai đoạn Ngân hàng Quốc Tế không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh(đến tháng 31/12/2006, Ngân hàng Quốc Tế đã có 58 phòng giao dịch, chi nhánh
và hội sở) Vốn điều lệ đến 31/12/2006 sẽ đạt 1.000 tỷ đồng Việc mở rộng mạnglưới hoạt động, nâng cao nguồn vốn điều lệ, Ngân hàng Quốc Tế đã triển khai mởrộng các sản phẩm dịch vụ cung ứng, phục vụ nhu cầu của khách hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Quốc Tế tin rằng một cơ cấu quản lý tốt sẽ đảm bảo cho một tổchức hoạt động ổn định và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của mình nên bộmáy của Ngân hàng Quốc Tế được chia thành 6 khối hức năng: Khối hỗ trợ vàgiao dịch, Khối quản lý tín dụng, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối kháchhàng cá nhân, Khối nguồn vốn và ngoại hối, Khối chi nhánh và dịch vụ Đứng đầucác khối là Tổng giám đốc hoặc các Phó tổng giám đốc
Các khối chức năng được phân chia theo định hướng khách hàng và thựchiện nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc Tế
Sự phân chia này cho phép các khối nghiệp vụ chuyên môn hóa nghiệp vụ củamình đảm bảo phát huy tối đa kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũnhân viên trong việc phục vụ khách hàng
Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Tế: