1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Địa chính trị - Tôn giáo: Trường hợp Phật giáo Việt Nam tại Lục địa Đông Nam Á thế kỉ X-XIV

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa chính trị - Tôn giáo: Trường hợp Phật giáo Việt Nam tại Lục địa Đông Nam Á thế kỉ X-XIV
Tác giả Nguyễn Thị Giang
Người hướng dẫn TS. Vũ Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 24,28 MB

Nội dung

Thiết nghĩ, sẽ thật là một thiếu sót khi nghiên cứu về Phật giáo ViệtNam mà không có sự đối chiếu với Phật giáo của những nước lân cận có sựtương quan và đồng dang về văn hóa như các nướ

Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ vai trò và tác động của Phật giáo trên một địa bàn chiến lược của thế giới (khu vực lục địa Đông Nam Á) với tương quan chặt chẽ Phật giáo - địa lý - chính tri.

Thứ hai, từ phản quang lịch sử, luận văn sẽ thu hoạch được những kiến giải cho các vấn đề về Phật giáo cụ thể ở Việt Nam trong hiện tại từ góc độ địa chính trị - tôn giáo.

Thứ ba, các kêt quả nghiên cứu ban đâu của luận văn sẽ là nguôn tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm về vân đê Phật giáo Đông Nam A.

7 Ket cầu của luận văn

Luận văn gôm ba chương, chưa kê phân Mở đâu, Kêt luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục.

KHÁI QUÁT CHUNG VE LUC DIA ĐÔNG NAM AKhai quát điều kiện tự nhiên khu vực lục dia Đông Nam A

1.1.1 Vị trí địa lý địa hình

Việt Nam là quốc gia năm ở rìa đông lục địa Đông Nam Á Diện tích:

331.212 km” Đường bờ biển dài 3.260 km (không kể các đảo) Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

km” Giáp với vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông

Giáp với vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam Giáp với Lào và Campuchia ở phía

Tây Giáp với Trung Quốc ở phía Bắc Điểm cực bắc: 23°23’B và 105°19’D. Điểm cực nam trên đất liền: 8°33’B và 104°49’D Điểm cực nam trên biển:

8°22’B và 104°52*Ð Điểm cực tây: 22°24’B và 102°8’D Điểm cực đông trên đất liền: 12”38'B và 109°27’D Điểm cực đông tính trên biển bao gồm ca quan đảo Trường Sa: 8°52’B và 114°40°D. Địa hình của Việt Nam phần lớn là đồi núi Diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 diện tích toàn lãnh thổ Đồng băng chỉ chiếm khoảng 1⁄4 diện tích Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc Đất nước chia thành ba miền: Bắc bộ, Trung bộ, và Nam bộ, bao gồm các địa hình: miền núi, trung du, cao nguyên, đồng băng, duyên hải. Địa hình Việt Nam còn bao gồm các đảo và quần đảo ven bờ và xa bờ.

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo xa bờ có vi trí đặc biệt, nên hiện dang là điểm nóng về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông Đây cũng là một trong những vấn đề địa chính trị quan trọng của khu vực và thế giới.

Lào là quốc gia độc lập không giáp biển ở khu vực Đông Nam Á Diện tích: 236.800 km” Giáp với Việt Nam ở phía Đông Giáp với Campuchia ở phía Nam Giáp với Thái Lan ở phía Tây Giáp với Trung Quốc ở phía Bắc.

Giáp với Myanmar ở phía Tây bắc Điểm cực bắc: 22”30°B và 101°46’D. Điểm cực nam: 13°54’B và 106°06’D Điểm cực đông: đông nam: 15°19’B và 107°38’D và đông bắc: 2005'B và 104°59°Đ Điểm cực tây: 20°21’B và 100°05°D.

Lào là quốc gia nội luc dia duy nhất tai Đông Nam A Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề Dãy Trường Sơn ở phía Đông và Đông Bắc, dãy Luangprabang ở phía Tây Bắc Đồng bằng Viêng Chăn, cánh đồng Chum, và cao nguyên Xiangkhuang ở phía Bắc Phía Tây Nam là các tỉnh Savannakhet, Champasack có diện tích đồng bằng lớn Lào có hai cao nguyên tại phía Bắc là Xiangkhuang và phía Nam là Bolaven Sông Mê Kông là hệ thống sông dài nhất ở Lào 1898 km, đây là dòng sông phân chia biên giới giữa Lào và Thái Lan ở phía Tây.

Campuchia là quốc gia nằm bên bờ vịnh Thái Lan Diện tích: 181.035 km’ Biên giới trên đất liền dai 2.572 km Đường bờ biển dai 443 km Giáp với Thái Lan và Lào ở phía Bắc Giáp với Việt Nam ở phía Đông và Đông

Nam Giáp với Thái Lan và vịnh Thái Lan ở phía Tây và Tây Nam.

Campuchia năm trọn trong khu vực nhiệt đới từ vĩ độ 10° đến 15° B, và 102° đến 108°D.

Campuchia là quốc gia Đông Nam A có lãnh thé hình vuông, phần lớn diện tích lãnh thổ là các đồng bằng gợn sóng và nằm ở vị trí trung tâm.

Khoảng 75% diện tích đất nước là bồn địa Tonle Sap và vùng đất thấp Mê Kông Đồng bang châu thổ sông Mê Kông nằm ở phía Đông Nam Tonle Sap

(Biển Hồ) là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông, và là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, được công nhận là khu dự trữ sinh quyền thế giới vào năm 1997 Sông Mê Kông là hệ thống sông lớn nhất ở Campuchia chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ biên giới với Lào ở phía Bắc đến Việt Nam ở phía Đông Nam tồi ra biển Đông qua hai nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Campuchia có 443 km đường bờ biển chạy doc theo vịnh Thái Lan.

Thái Lan là quốc gia nằm ở giữa Đông Nam Á, là huyết mạch giao thông duy nhất từ lục địa châu Á đến Malaysia và Singapore Diện tích:

513.120 km” Đường bờ biển dài 3219 km Giáp với Myanmar ở phía Bắc và phía Tây Giáp với Malaysia ở phía Nam Giáp với Lào ở phía Đông Điểm cực bắc: 20°28’B 99°57°D Điểm cực nam: 5°37’B 101°8’D Điểm cực đông:

15°38’B 105°38’D Điểm cực tây: 18°34’B 97921°Đ. Đặc điểm địa hình nổi bật của Thái Lan là núi cao, với một vùng đồng bang trung tâm và một vùng cao nguyên Vùng núi nằm ở phía Bắc chiếm phần lớn diện tích, trải rộng dọc theo biên giới Myanmar và bán đảo Mã Lai.

Sông Mê Kông và sông Chao Phraya là hai hệ thống sông lớn nhất tại Thái Lan, duy trì toàn bộ nên nông nghiệp quốc gia qua việc hỗ trợ tưới tiêu cho trồng lúa và giao thông vận tải đường thủy Thái Lan có chiều dài đường bờ bién 3219 km và hệ thống các đảo ngoài khơi nằm trọn vẹn trong vùng vịnh

Myanmar năm ở phía Tây Bắc của Đông Nam Á Là đất nước có diện tích lớn nhất tại lục địa Đông Nam A, với 676.578 km” Đường bờ biển dai 1930 km Giáp với Trung Quốc và Tây Tạng ở phía Đông Bắc Giáp với Lào và Thái Lan ở phía Đông Giáp với Bangladesh ở phía Tây Giáp với Ấn Độ ở

14 phía Tây Bắc Giáp với Thái Lan ở phía Đông Nam Giáp với vịnh Bengal ở phía Tây Nam Tọa độ của Myanmar trong phạm vi 9,32° đến 28,31” vĩ Bắc và 92,10” đến 101,11” kinh Đông. Địa hình Myanmar trải dài thấp dần từ Bắc xuống Nam Myanmar đặc trưng bởi các vùng đất thấp trung tâm với những thung lũng Sittaung và Chindwin và những dãy núi nhỏ Phía Bắc, phía Tây, phía Đông của

Myanmar đều có núi bao quanh, tạo thành thế khép kín với các nước láng giéng Myanmar có hai hệ thống sông quan trọng: sông Ayeyarwaddy chảy từ

Bắc xuống Nam qua lưu vực Myanmar, và kết thúc để tạo nên một châu thổ rộng lớn; sông Mê Kông chảy từ Tây Tạng thông qua Trung Quốc vào Đông Bắc Myanmar và Lào Chiều dai đường bờ biển 2965 km.

Nhìn chung khu vực lục địa Đông Nam Á có đặc điểm khí hậu nhiệt đới 4m gió mùa Với hai mùa mưa và mùa khô, sự chênh lệch độ 4m hai mùa tương đối rõ rệt Mùa mưa độ 4m khoảng trên 85%, vào mùa khô chỉ khoảng 30-40% Khu vực này ảnh hưởng bởi hai hệ thống gió mùa Gió mùa hạ với đặc điểm nóng âm bao gồm gió đông nam, gió tây nam, và gió mùa xích đạo.

Gió mùa đông khô và lạnh chủ yếu thổi từ hướng bắc xuống Lượng mưa trung bình 1000mm/năm Khu vực này chủ yếu nóng ẩm quanh năm, ít khô hạn Tuy nhiên, với vi trí địa ly và địa hình như trên, đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng từ cách cơn bão nhiệt đới hàng năm.

Ngành nghiên cứu nhân học phân chia loài người ra làm bốn đại chủng chính: Âu (Caucasoid; Europoid), Phi (Negroid), A (Mongoloid), va Uc

(Australoid, còn gọi là Đại chung Phuong Nam) Khoảng 30 nghìn năm trước, một bộ phận người ở tiêu lục dia An Độ thuộc Đại chủng A di cư về phía

15 Đông tới vùng ngày nay là lục địa Đông Nam Á thì dừng lại Tại đây, bộ phận Đại chủng Á kết hợp với Đại chủng Úc bản địa, và kết quả là sự ra đời của Chung Cổ Mã Lai (Indonésien) Người Cổ Mã Lai từ vùng này lan tỏa về phía Bắc tới sông Dương Tử, về phía Tây tới Án Độ, về phía Nam tới các đảo của Indinesia, về phía Đông tới Philippines.

PHẬT GIAO LUC DIA ĐÔNG NAM A THE KỈ X-XIVPhật giáo Việt Nam thé kỉ X-XIV

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ sớm, theo Việt Nam Phát giáo sử luận của Nguyễn Lang, thì vào khoảng thế kỉ thứ I hoặc sớm hơn, đã có sự xuất hiện của Phật giáo, theo dấu chân của các thương gia, kế đến là các tăng sĩ An Độ trên các thuyền buôn Bởi, đến nửa cuối thế kỉ thứ II, Phật giáo đã phát triển thành một trung tâm phồn thịnh tại Luy Lâu (Bắc Ninh) Trong thiên niên kỷ thứ 1, Phật giáo từng bước điều chỉnh và hoàn thiện, trở thành tôn giáo gần gũi và phô biến trong xã hội người Việt.

2.1.1 Tổng quan Phật giáo Việt Nam thế kỉ X-XIV

2.1.1.1 Phật giáo Việt Nam giai đoạn 900-1008

Năm 938, khi Ngô Quyền đại thắng trên sông Bạch Dang và xưng vương, đã chính thức kết thúc thời kỳ gần ngàn năm Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập của Việt Nam Trong giai đoạn đầu sau khi lật đồ ach đô hộ và khăng định độc lập chủ quyền quốc gia, đã có vô vàn khó khăn đặt ra cho các thiết chế nhà nước phong kiến còn non trẻ Bởi vậy, trong khoảng chưa đầy 100 năm, đất nước đã phải chứng kiến ba lần đổi thay triều đại: nhà Ngô (939-965), nhà Đinh (968-980), nhà Tiền Lê (980-1009), triều đại nắm giữ binh quyền quốc gia lâu nhất cũng chưa đến 30 năm Tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng các triều đại này đã đóng vai trò quan trọng, đặt nền móng vững chãi làm cơ sở tiền đề cho một nền độc lập tự chủ trường ton. Đồng hành cùng vận nước, Phật giáo cũng bước sang một trang sử mới. Đạo Phật trở thành hệ tư tưởng tôn giáo được những người đứng đầu quốc gia trọng dụng, có đóng góp tích cực trong sự nghiệp dựng nước va gift nước.

Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống cho thiền sư Ngô Chân Lưu, ban hiệu là Khuông Việt quốc sư, và ban định giai cấp cho tầng lớp tăng sĩ Dưới triều vua Lê Đại Hành, “nhà sư đặc biệt được vua kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình, nhà sư đều được tham dự” [29, tr.39] Năm 986, nhà Tống sai sứ thần Ly Giác sang nước ta, thiền sư Khuông Việt khi tiễn sứ thần về đã viết bài Ngọc Lang quy nỗi tiếng, khiến sứ thần không khỏi khâm phục Ngoài thiền sư Khuông Việt, hai thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh cũng được các vị vua đương thời mời làm cố vấn chính sự.

Thiền sư Pháp Thuận từng luận bàn về sách lược, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, ông đã dé lại bài Quốc rộ nỗi tiếng trả lời nhà vua hỏi về vận nước.

Thiền sư Vạn Hạnh cũng được vua Lê Đại Hành đặc biệt tôn kính, và thường tham mưu các công việc quốc sự quan trọng như xuất binh chống ngoại xâm, hay đi chinh phạt Chiêm Thành, va đặc biệt là phù trợ Lý Công Uẫn lên ngôi lập ra triều Lý Trong giai đoạn lịch sử này, ba vị thiền sư Khuông Việt (933- 1011), thiền sư Pháp Thuận (915-990), và thiền sư Vạn Hạnh (2-1018) đã đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống tâm linh, tạo thành thế kiềng ba chân vững chắc, từng bước nâng Phật giáo lên vị trí chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Đến thế kỉ thứ X, tại Việt Nam, Phật giáo đã phát triển hoàn thiện trên cả ba phương diện giáo lý, giáo luật, và giáo đoàn Hai thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất tu tập, với số lượng tăng lữ tu hành đông đảo Một số vị danh tăng của hai thiền phái này đã có những đóng góp cho Phật giáo đương thời, được lịch sử lưu lại tên tuổi và trước tác đến ngày nay Về cơ bản, giai đoạn lich sử này, Phật giáo tại Việt Nam tổn tại song song cả hai hình thức, đó là Phật giáo dân gian và

37 Đây là thời kỳ có tính dấu mốc quan trọng của lịch sử Phật giáo, với việc một số vị tăng sĩ xuất chúng tham gia vào công cuộc kiến tạo nền độc lập quốc gia và đồng hành cùng dân tộc Phật giáo bước sang giai đoạn hưng thịnh kéo đài trong khoảng 500 năm, có tác động sâu sắc lên đời sống chính trị xã hội.

2.1.1.2 Phật giáo Việt Nam kỷ nhà Lý 1009-1225

Năm 1009, Lý Công Uan lên ngôi vua lập ra triều Lý Năm 1010, vua đặt niên hiệu và dời đô về Thăng Long, xây dựng thiết chế nhà nước quân chủ Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử xây dựng nhà nước và bảo vệ độc lập chủ quyền của Việt Nam Không dễ gì, một vùng đất màu mỡ giữ vị trí chiến lược trọng yếu đã bị đô hộ hàng ngàn năm, mà phong kiến Trung Hoa lại có thé dé yên Suốt 10 thé kỉ, người Việt thường xuyên có những cuộc dau tranh chống lại sự phụ thuộc vào phương Bắc, lập ra các nhà nước nhưng không tồn tại lâu dài Cuộc kháng chiến chống Tống giành thang lợi của triều Lý là một sự kiện lịch sử mang tính chiến lược, nó quyết định sự ton vong quéc gia trên toàn bộ tiễn trình lịch sử của nhà nước Đại Cé Việt — Đại Việt — Đại Nam — Việt Nam Cuộc chiến chống Tống giai đoạn 1075-1077 thắng lợi, Việt Nam giành được độc lập, xây dựng được một thiết chế chính trị quân chu Các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, và xã hội từng bước én định, bền vững, kéo dài 216 năm Đó là một thành công quan trọng về mặt chính trị và địa chính trị, đánh dấu sự tồn tại với vị trí và vai trò là một quốc gia độc lập của Việt Nam trên bản đồ thế giới thời trung cô.

Vẫn đề tôn giáo với những đặc thù riêng là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác ôn định xã hội và liên kết xã hội của mỗi quốc gia.

Với một nhà nước còn non trẻ như nhà Lý, việc lựa chọn một tư tưởng tôn giáo hay một hệ thống giáo lý dé góp phần ồn định xã hội, cũng như xây dựng đạo đức xã hội và củng cô liên kêt xã hội, là một định hướng mang tính chiên

38 lược lâu dài Nhà Lý đã lựa chọn Phật giáo làm tư tưởng chủ lưu, và đây là một quyết định góp phần mang lại nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước Một quốc gia hưng thịnh là một quốc gia không chỉ chăm lo đời sông vật chất cho người dân, mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần (trong đó có tôn giáo) cho họ Sự phát triển của Phật giáo, cũng như các thành tựu Phật giáo đạt được ở thời Lý, là chứng tích sống cho việc đánh giá mức độ phát triển của quốc gia Hơn một ngàn năm đã trôi qua, nhưng thành tựu mà Phật giáo thời Lý dé lại đến hôm nay vẫn là cả một sự nghiệp đồ sô.

Phật giáo, sang kỷ nhà Lý, đã được nâng lên một bước cả về chất và lượng Đây là giai đoạn Phật giáo chuyền mình từ đời sống dân gian bước vào đời sống hoàng cung và trí thức bác học Nếu trước đây, một số vị vua ở thế kỉ thứ X, vốn tôn sùng đạo Phật, song sử dụng các vị thiền sư chỉ như lá bùa hộ mệnh cho sự nghiệp chính trị, sử dụng trí tuệ của họ với vai trò quân sư, cô vấn chính sự; thì đến nhà Lý, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo hoàn chỉnh trong cung đình Giáo lý Phật giáo trở thành giáo khoa, chỉ đạo đời sống tư tưởng và đạo đức trong xã hội Vua quan nhà Lý không chỉ có niềm tin vào đạo Phật, mà còn là những người trực tiếp thực hành tu tập theo tôn giáo này.

Thời nhà Ly, hai thiền phái Ti Ni Da Lưu Chi và Vô Ngôn Thông vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, bên cạnh những truyền thống Phật giáo khác.

Thiền phái Thảo Đường, ra đời và phát triển trong giới vua quan nhà Lý, đánh dau một bước chuyên mình quan trong Thảo Đường vốn là một nhà sư Trung

Hoa, sang Chiêm Thành dự định xây dựng sự nghiệp Phật pháp Nhưng không may, ông bị cuốn vào cuộc chiến và bị đưa về Đại Việt theo nhóm tù binh Vốn là người mến mộ Phật pháp, Lý Thánh Tông sau khi tiếp xúc với Thảo Đường, nhận ra trí tuệ xuất chúng của nhà sư, đã phong ông làm quốc sư Sau thời gian trao đổi kiến thức Phật pháp, trí tuệ uyên thâm của nhà su nay đã dan thu phục được tang lớp quý tộc nhà Lý, và tạo lập được một dòng

39 thiền riêng, thiền phái Thảo Đường Tôn chỉ mục dich tu tập của thiên phái là trọng về bác học, trí thức, nên số lượng người tu tập tham gia tương đối hẹp, chỉ tập trung trong tầng lớp vua chúa và quan lại Thiền phái này đã có những đóng góp không nhỏ đối với tư tưởng thiền học nước nhà Việc thiền phái này tồn tại và phát triển trong lòng đời sống quý tộc phong kiến đương thời đã nâng uy tín Phật giáo lên một bậc Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao

Tinh hinh dia chinh tri luc dia Dong Nam A thé ki X-XIV Khu vuc luc dia Dong Nam A bao gom các nước Việt Nam, Lao,

Nhưng sau tất cả, họ đều không thành công, dù có vài ba giai đoạn lịch sử một số vùng lãnh thé khu vực đã thực sự bị Trung Quốc và Ấn Độ kiểm soát.

Trước thé ki thứ X, khu vực lục địa Đông Nam Á là tập hợp của các thị quốc nhỏ lẻ mang màu sắc chính trị địa phương của sắc tộc và gia tộc Vùng lãnh thổ rộng lớn này bị chia cắt thành nhiều vương quốc theo nhóm tộc

7] người cu tru va kiểm soát lãnh địa khu vực Có nhiều khu vực bi ảnh hưởng hoặc đưới sự kiểm soát của hai dé chế An Độ và Trung Quốc Khu vực địa lý này cũng là nơi xảy ra nhiều cuộc nội chiến nhằm giành quyền kiểm soát lãnh thé, một số tộc người lớn mạnh đã thay nhau kiểm soát một vùng đất rộng lớn: tộc người Khmer, người Môn, người Thái, người Miễn, người Chăm, người Lào, và người Việt.

Lục địa Đông Nam Á với đặc điểm địa hình của một vùng bán đảo, đã sớm xuất hiện các hình thức giao thương qua đường bién giữa các vùng lãnh thé trong và ngoài khu vực theo hành lang đông tây Với lợi thế có đường bờ biển dài, vùng duyên hải rộng lớn, nên ngay từ thời kỳ cô đại, cùng với nền văn minh nông nghiệp, khu vực này đã sớm xuất hiện nền kinh tế biển Từ thời kỳ cô đại đã xuất hiện nhiều thuyền buôn của các quốc gia bên ngoài khu vực như các nước Tây Á, Trung Đông, Trung Quốc

Lục địa Đông Nam Á là địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau, ước tính có khoảng gần một trăm tộc người, phân bố không đồng đều Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng và ven biển, một số tộc người thiểu số cư trú chính ở vùng đồi núi hoặc núi cao Các tộc người có địa bàn sinh sống ở cả năm quốc gia như người Thái, người Môn, người Khmer, người Chăm

Chính điều này đã cấu tạo nên một nền văn hóa phong phú giàu bản sắc, nhưng vẫn có những nét tương đồng giữa các quốc gia Nông nghiệp là phương thức sản xuất chính phục vụ cuộc sống cư dân khu vực này và trở thành nền văn hóa sốc của khu vực Điều đó tạo nên tính cách cởi mở, ôn hòa, ít bảo thủ, tính liên kết cộng đồng cao. Đặc điểm vùng biển tại lục địa Đông Nam Á là có các vịnh, biển ăn sâu vào đất liền, thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền cũng như tiễn sâu vào dat liền Trong lịch sử, khu vực này cũng chứng kiến nhiều cuộc di cư, dịch chuyên của các tộc người từ bên ngoàải vào đây sinh sông, khiên cho đời sông

72 văn hóa xã hội phát triển một cách đa dạng Do sớm tiếp xúc và va chạm với cư đân từ nhiều nơi, nên con người va văn hóa bản dia có cơ hội tiếp nhận và phát triển một cách đa dạng.

Hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa xuất hiện sớm ở khu vực này vào khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN Đến thế kỉ thứ X, nó đã có những ảnh hưởng sâu sắc mang tính hệ thống, tác động trực tiếp lên các nền tảng văn hóa bản địa và phần nào đã làm thay đổi diện mạo văn hóa khu vực này Tuy nhiên, đứng trước những ý định đồng hóa mang tính chủ quan của các chủ thê văn minh lớn như Ấn Độ và Trung Hoa, kháng thê tự nhiên trong nền văn hóa bản địa đã phát huy hết mức để sản sinh ra một hành trình tiếp biến, làm phong phú cho bản thân mà không mất đi bản sắc riêng Nhưng, chỉ kháng thể tự nhiên là không đủ, nền văn hóa khu vực này còn cần một liều kháng sinh hữu hiệu, đủ dé đối trị với hai người không 16 An Độ giáo và Nho giáo, và đó chính là Phật giáo.

Phật giáo du nhập vào khu vực này vào khoảng thế kỉ thứ II TCN Hệ thống tư tưởng và cách thực hành tu tập của tôn giáo này có một điểm thuận lợi là phù hợp với tập quán sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng này Song,

Phật giáo cũng gặp những trở ngại và sức ép cho sự phát triển từ Ấn Độ giáo và Nho giáo Ở mỗi vùng văn hóa khác nhau, Phật giáo lại có những cách phát triển và tồn tại riêng dé kiến tạo được một vùng văn hóa đặc thù của tôn giáo mình Sự lựa chọn và ủng hộ của các thế lực chính trị là chất xúc tác giúp Phật giáo ở vị trí trọng yếu trên đỉnh tháp văn hóa khu vực, có những tác động tích cực lên toàn bộ đời song xã hội khu vực.

Thế ki X-XIV là thời kỳ trỗi dậy của các quốc gia độc lập với những mô hình thiết chế chính trị quân chủ, tiền thân của các quốc gia hiện tại Các quốc gia này hầu hết còn non trẻ, tiềm lực kinh tế yếu, nền chính trị lỏng lẻo, các nên tang văn hóa xã hội thiêu thôn, liên két xã hội rời rac quyên lực tập

73 trung chủ yếu ở một số tộc người hoặc một nhóm người, đoàn kết dân tộc chưa phát triển nội chiến cũng như ngoại xâm luôn thường trực diễn ra Đó là những khó khăn mang tính cơ bản và hệ thống, yêu cầu những người đứng đầu quốc gia phải từng bước giải quyết triệt dé Sức mạnh của các quốc gia lân cận như Ấn Độ và Trung Quốc luôn là mối lo ngại lớn nhất cho sự tồn tại quốc gia độc lập ở khu vực này.

Chính sách “một Trung Hoa” cùng quan niệm “vùng trung quốc” (vùng quốc gia trung tâm) va các kế sách không ngừng mở rộng của An Độ đã tác động sâu sắc và xuyên suốt tiễn trình lịch sử chính trị và xã hội khu vực lục địa Đông Nam Á Đứng giữa hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn hóa các quốc gia lục địa Đông Nam A trở nên có vẻ “nhỏ bé” Bản dé địa chính trị khu vực được xác lập với sự phân hóa cao thấp rõ ràng, chi phối toàn bộ chính sách ngoại giao của các quốc gia này Thế ki X-XIV, về co bản các quốc gia tại lục địa Đông Nam Á vẫn chịu một số chỉ phối nhất định từ Trung

Quốc và Ấn Độ Mô hình triều công được coi như một trật tự thế giới của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ ngoại giao với các nước lục địa Đông Nam Á, nơi tiếp giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển.

Lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào đều có phần ghi chú về các lần đi sứ và mang vật phẩm (thường là sản vật quý hiếm) sang Trung Quốc dé kết giao hòa hảo “Triều cống là cách tiếp cận truyền thống đối với mô thức quan hệ phức hợp giữa Trung Hoa với các chính thé bên ngoài với nhiều khía cạnh: chính tri, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quân sự Mô hình này được coi là trụ cột trong “trật tự thế giới của Trung Hoa” thời tiền hiện đại và dẫn dắt các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của nó với tất cả quốc gia lân bang” [50].

Đặc điểm địa chính trị - Phật giáo tại lục địa Đông Nam Á thế

Thế kỉ X-XIV, nền chính trị các quốc gia lục địa Đông Nam Á mang đặc trưng của một nền chính trị địa phương, hay chính tri của sắc tộc Ở Việt Nam, đó chính là sự trỗi dậy của tộc người Việt làm chủ quốc gia, ở Lào là tộc người Lào, ở Campuchia là tộc người Khmer, ở Thái Lan là tộc người

Thái, ở Myanmar là tộc người Barma Lãnh thổ các quốc gia trong khu vực lục địa Đông Nam Á là địa bàn cư trú của nhiều cộng đồng của hang trăm tộc người với một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, họ có những khác biệt nhưng sẵn sàng gắn kết chặt chẽ với nhau khi đối diện với sự đe dọa từ các thế lực bên ngoài Trong tình hình đó, Phat giáo được gieo mam và phát triển ở khu vực này, dan trở thành những giá trị nền tang và thực thé văn hóa tiêu biểu của khu vực Kiến trúc chùa chiền, điêu khắc tượng Phật đã trở thành những giá tri văn vat nổi bật, đại diện cho những đặc trưng văn hóa mang tính dân tộc Các nhà chính tri lựa chọn Phật giáo làm tư tưởng tôn giáo xuyên suốt, giúp hàn gan những khác biệt của cộng đồng sắc tộc và củng cô tỉnh thần đại đoàn kết dân tộc.

Trước khi Phật giáo du nhập vào lục địa Đông Nam Á, ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng thuộc khu vực này, đã phát triển một đời sống tín ngưỡng bản địa phong phú, bao gồm thuyết vạn vật hữu linh và tục thờ cúng tổ tiên Từ khi Phật giáo du nhập và cho đến khi trở thành tôn giáo chủ lưu, về cơ bản mối quan hệ của tôn giáo này và các tín ngưỡng bản địa không có sự mâu thuẫn hay triệt tiêu, trái lại nó dung hòa vào nhau, cùng tồn tại và kiến tạo nên những đặc trưng khu biệt cho từng vùng văn hóa Phật giáo.

Khảo sát lịch sử, hầu như không có hoặc có rất it các mâu thuẫn dẫn đến các cuộc chiến tôn giáo trong khu vực Đời sống văn hóa của cư dân nông nghiệp vùng duyên hải đã tạo nên một tính cách ôn hòa, họ không lựa chọn cách ứng

77 xử cực đoan bảo thủ trong vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng Nếu ở các tôn giáo khác, mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh tôn giáo luôn là một vấn đề chính trị xã hội nóng, thì ở đây lại không phải là một van dé nan giải Van dé tôn giáo của họ là lựa chọn cách ứng xử ra sao với tôn giáo ngoại lai, vốn phục vụ cho mục đích bành trướng của các nền văn minh lân cận muốn thôn tính hoặc đồng hóa họ, như trường hợp Nho giáo hoặc Hindu giáo chang hạn.

Phật giáo không phải tôn giáo ngoại nhập duy nhất và sớm nhất tồn tại ở các quốc gia này Trước Phật giáo, thì Nho giáo, Lão giáo, và Hindu giáo đều đã đến đây, đã tồn tại và có những ảnh hưởng nhất định, nếu không muốn nói là sâu sắc đối với đời sông xã hội cộng đồng ở khu vực này Tuy nhiên, Phật giáo tỏ ra là tôn giáo phù hợp để đối trị với đồng hóa và tạo nên sự khác biệt cho khu vực này bên cạnh những nền văn minh lân cận Dau rằng khởi nguyên của Phật giáo lục địa Đông Nam Á là được sinh ra ở một nền văn minh lớn (Ấn Độ) và đã đạt được những thành tựu rực rỡ ở một nền văn minh lớn thứ hai (Trung Hoa), nhưng khi đến với các quốc gia này, nó đã sớm hình thành một đời sống nội tại riêng.

Văn hóa vùng và quán tính văn hóa là một tất yếu trong lịch sử văn minh nhân loại Sự tồn tại của văn hóa, trong đó có tôn giáo, không phải lúc nao cũng bị giới han bởi thé chế chính trị hay ý muốn của con người, nó không thé bị ép buộc hay cưỡng bức Theo tôi, sự đồng hóa ở đây còn là những chọn lọc tự nhiên mang tính quy luật của sự phù hợp Con người và xã hội trong một cộng đồng vượt ra ngoài phạm vi tộc người, họ sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu bên ngoài dé tiến xa hơn, hoặc dé cải thiện cuộc sống.

Không có một thứ văn hóa đơn nhất, bất biến, mà sẽ thường thấy là những tương đồng và dị biệt, những pha trộn của nhiều nền văn hóa nhỏ lẻ tạo thành một vùng văn hóa có tính đặc trưng Trong sự tương đồng sẽ tạo nên sự hòa hợp, ôn định, cân băng xã hội, và sự di biệt sẽ tạo nên ban sắc riêng với

78 những vai trò vị trí ngang nhau Trong một nền chính trị của các quốc gia nhỏ bé như lục địa Đông Nam Á, Phật giáo tỏ ra đồng điệu với tiếng nói vỀ sự bình đăng: bình đăng giữa con người với đồng loại và khác loại, bình dang giữa các tộc người, bình dang giữa các quốc gia, bình dang giữa các vùng văn hóa Đây là hệ giá trị chân lý mang tính phổ quát của Phật giáo, giúp nó phát triển ở các quốc gia vừa và nhỏ (phân biệt với các quốc gia lớn có những nền văn minh như Luong Hà, An Độ, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã ) dé kiến tạo nên một vùng văn hóa khu vực đặc trưng — văn hóa Phật giáo.

Lục địa Đông Nam Á năm trên đường đứt gãy của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa, cũng là nơi chứng kiến sự phân hóa và khác biệt của hai nền văn minh đó Dọc theo chiều dài lịch sử, khu vực này luôn là phép thử, là bạn, nhưng cũng là cái gai, là miếng môi, là cản trở đối với hai quốc gia hùng cường đó Khao khát đi xuống phía Nam của Trung Quốc và đi sang phía Đông của An Độ càng lớn bao nhiêu, thì tinh thần dân tộc và bản sắc dân tộc của khu vực này cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu Việc có một tôn giáo quốc gia hoặc chủ lưu là nhu cầu cấp thiết của các nhà nước trong giai đoạn lịch sử này Tôn giáo có đầy đủ hệ thống các giá trị và chuẩn mực mang tính phổ quát như Phật giáo sẽ là con đường phù hợp nhất được lựa chọn.

Dẫu rằng nền văn hóa đặc trưng của khu vực này là những mảnh ghép văn hóa nhỏ lẻ, song những thành tựu của Phật giáo thời kỳ này đã đóng vai trò trọng yếu trong việc hình thành một nên văn hóa chung mang tính khu vực.

Việc chịu ảnh hưởng bởi hai nền văn minh lớn là An Độ và Trung Hoa cũng dẫn đến những phân hóa tương đối trong đời sống Phật giáo tại các quốc gia này Một bộ phận ảnh hưởng bởi Phật giáo di chuyên về phíaNnam (Nam truyền) và một bộ phận Phật giáo bị ảnh hưởng bởi những tăng đoàn di

79 chuyền về phía Bắc (Bắc truyền) Cả hai nhánh Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều xuất hiện và phát triển tại khu vực này từ đầu Công nguyên cho đến nay.

Thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc trong phương châm trị quốc của những người lãnh đạo đứng đầu các quốc gia thuộc lục địa Đông Nam Á Nhà vua nhiều khi đồng thời cũng là Phật tử thuần thành, thực hành tu tập theo Phật giáo một cách nghiêm túc và nhiệt tình Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, đều xuất hiện các vị vua xuất gia tham dự vào tăng đoàn, trở thành tăng sĩ và có vai trò quan trọng trong công tác phát triển sa môn đoàn Phật giáo quốc gia Họ có điều kiện để hiểu sâu sắc về tôn giáo này, và chủ động trong việc lựa chọn quốc giáo, phù hợp với xã hội và chiến lược phát triển cũng như thiết chế nhà nước.

Cốt tủy giáo lý của đạo Phật không có mục đích nao liên quan đến chính trị, mà đó luôn là hành trình tu tập và chiêm nghiệm mang tính cá nhân của hành giả trên con đường đến với tuệ và giác Song, do đặc thù sinh hoạt (khất thực), mà ở phương diện tăng đoàn, cộng đồng tu tập ở những khu vực cụ thé trong hoạt động đời sống đều có các liên hệ xã hội, trong đó có chính trị Mục đích của người tu là tuệ và giác, nhưng trách nhiệm của tăng đoàn và tăng sĩ còn là giữ gìn và hưng thịnh Phật giáo Việc thiết lập mối quan hệ với các thế lực chính trị tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng phát triển giáo đoàn Chính bởi vậy, việc có mối liên hệ mật thiết với đời sống chính trị của một số tăng sĩ có thé hiểu giống như một phương tiện dé phát triển tôn giáo của mình Cũng có một vài trường hợp có thé sử dụng chính trị như mục dich tu tập của mình, nhưng đó là câu chuyện của cá nhân người đó chứ không phải là câu chuyện của cộng đồng tăng già.

KET LUẬN

Trên hành trình truyền giáo ra thế giới, Phật giáo đã kiến tạo một cộng đồng văn hóa mang tính khu vực tại lục địa Đông Nam Á Đó là chất xúc tác khiến cho các nước vốn dĩ không đủ lớn dé phát triển một nền văn minh này, có thê trở thành một vùng văn hóa đặc thù tồn tại độc lập bên cạnh các nên văn minh lớn như Trung Hoa và An Độ Phật giáo đã góp phan quan trọng mang lại vi thé quéc tế cho các quốc gia nhỏ bé tại lục địa Đông Nam Á trong bản đồ tiến trình lịch sử văn hóa nhân loại Trong công trình Sw minh định cua địa lý, Robert D Kaplan đã trích dan một mô tả bang phép ân dụ sâu sắc của nha sử hoc William H MeNeill: “các nền văn minh có thé được so sánh với những dãy núi đang nâng lên qua các nguyên đại dia chất, nhưng tat yêu sau cùng sẽ bị hạ thấp từ từ xuống mực cao tương ứng của không gian vây quanh bởi các tác nhân xâm thực, bảo mòn Cũng vậy, nhưng với khoảng thời gian của lịch sử loài người ngắn hơn nhiều, các nền văn minh bị bào mòn xuống mức ngang bằng với xung quanh khi tập hợp đặc biệt của những tình huống đã sinh ra chúng dần biến mat, trong khi các dân tộc xung quanh đã tự vươn lên đến một tầm cao văn hóa mới bằng cách vay mượn hoặc phản ứng một cách khác với thành tựu văn minh.” [13, tr.89] Sẽ là khập khiếng khi đưa nhận định này vào những trường hợp cụ thé; nhưng rõ rang, sự trỗi dậy của Phật giáo tại lục địa Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Tạng, hay Mông Cổ là một thử thách đối với hành trình bành trướng của Án Độ giáo và Nho giáo ra các vùng lân cận.

Các thành tựu của Phật giáo âm thầm trở thành thước đo mức độ phát triển trong đời sống văn hóa khu vực Kiến trúc, văn học, và âm nhạc Phật giáo đã trở thành đại diện văn hóa tiêu biéu của các quốc gia và cũng là niềm tự hào dân tộc Hệ giá trị nên tảng mà Phật giáo xây dựng thành công suốt

90 hàng ngàn năm lịch sử tại lục địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã tác động sâu sắc đến tình hình địa chính trị khu vực và quốc gia.

Tuy nhiên, trong giới hạn của một luận văn, tôi không có đủ điều kiện nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, và thấu đáo về vấn đề này Trong khuôn khổ nghiên cứu, tôi chỉ có thể giải quyết được những vấn đề rất cơ bản ở phần rìa ngoài chứ chưa thực sự vào được phần cốt lõi bên trong vấn đề nghiên cứu của đề tài Bởi thực sự địa chính trị - tôn giáo là một vấn đề không đơn giản đối với bất kỳ một tôn giáo nào, đặc biệt là Phật giáo Vì trong cốt tủy giáo lý và cách thực hành của tôn giáo này không có phần dành cho chính trị, mà đó chỉ là cách ứng xử và xử lý vấn đề của những người thực hành mang tính đại điện cho tôn giáo này và đối tượng tương tác với nó. Đề tài nghiên cứu của luận văn là Phật giáo Việt Nam thế ki X-XIV trong tương quan với Phật giáo lục địa Đông Nam Á từ hệ quy chiếu địa chính trị Cho nên trong công trình nghiên cứu này, tôi tập trung khảo cứu những đặc điểm nổi bật của Phật giáo trong giai đoạn đó, với vai trò là một tôn giáo đại diện quốc gia trong lục địa Đông Nam A, dé từ đó có mối liên hệ với Phật giáo Việt Nam đương thời Với điểm nhìn địa chính trị, Phật giáo Việt Nam đồng dạng mà cũng dị biệt trong bức tranh toàn cảnh Phật giáo khu vực Từ đây, phần nào tìm được lời giải đáp cho bức tranh địa chính trị Phật giáo khu vực thời trung đại.

Khu vực địa lý Đông Nam Á thời kỳ này là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với các cuộc chuyền giao quyền lực nhà nước tối cao giữa các tộc người Tuy nhiên, trong tình hình diễn biến chung đó, Việt Nam tỏ ra di biệt khi là một quốc gia không xảy ra các cuộc tranh chấp trên phương diện sắc tộc hay tôn giáo Quốc gia này, tuy xảy ra nhiều cuộc kháng chiến, nhưng tất cả đều là chống giặc ngoại xâm và sự đô hộ của những quốc gia khác Trong điều kiện chính trị ổn định, Phat giáo thuận lợi thâm nhập vào cuộc sống

91 người dân với vai trò và vị trí không thé thiếu trong thế giới tinh thần va tâm linh người Việt Phật giáo tại Việt Nam, tuy rất phát triển và đạt cực thịnh ở thé ki X-XIV, nhưng đó chi như ngôi sao vụt sáng trên bầu trời chính trị Việt Nam đương thời Từ sau thế kỉ thứ XIV, Phật giáo không còn được đối xử với vị thé chủ lưu được sự hậu thuẫn của chính quyền phong kiến, mà chỉ là một tôn giáo phổ biến trong đời sống nhân dân Dù sự tồn tại của tôn giáo này có thé được gói trong những khái niệm và nội hàm khác nhau, tùy theo mỗi thời kỳ biến thiên của lịch sử chính trị, nhưng giá trị phố quát và mức độ phô biến của Phật giáo đối với đời sống và xã hội Việt Nam van là không thé thay thé.

Phật giáo giống như sự sống, âm thầm tổn tại những giá trị vô hình cấu thành sự trọn vẹn cho nên văn hóa Việt Nam theo tuyến tính thời gian.

TAI LIEU THAM KHAO André, Bareau, 2003, Các bộ phái Phật giáo Nam truyền, NXB TônLê Thị Cúc, Vai trò của Phật giáo thời Lý va sự phát triển của van

minh Đại Việt, thuvienhoasen.org https://thuvienhoasen.org/a30009/vai-tro-cua-phat-giao-thoi-ly-va-

49 Lé Tuan Huy, Su du nhập của Phat giáo vào nước ta va anh hưởng của nó trong thé ki X-XIV, Nghiencuuquocte.org. https://www.printfriendly.com/q/g/H5kpPp (21/12/2018)

Vũ Đức Liêm, Đừng dé “triều cống” đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa

và Đông Nam Á thời Tống Tiasang.com.vn. https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Dung-de-JE2Z%S0%ICtrieu-cong %E2 %80%9ID-danh-lua-Quan-he-Trung-Hoa-va-Dong-Nam-A-thoi-Tong-16364 (18/08/2019)

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w