1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng: Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu

146 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu
Tác giả Nguyen Hai Van
Người hướng dẫn TS. Nguyen Huu Chien, ThS. Doan Thi Huong
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 34,58 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu e Trình bày cơ sở lý luận về rối loạn lo âu thông qua tổng quan tài liệu, nhằm hiểu các van dé dịch té học của lo âu e Đánh giá, chân đoán một trường hợp có biéu hiện

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HAI VAN

LUẬN VAN THẠC SĨChuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HAI VAN

LUAN VAN THAC Si

Chuyên ngành: Tâm ly học lâm sàng

Mã sé: 8310401.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Chiến

ThS Đoàn Thị Hương

Hà Nội - 2024

Trang 3

LOI CAM DOANTôi xin cam đoan luận văn này là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hữu Chiến và ThS Đoàn Thị Hương.

Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ và trích dẫn rõ ràng

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

Học viên

Nguyễn Hải Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề có thé hoàn thành được luận văn thạc sĩ này, tôi xin được gửi lời cảm ơn

chân thành tới các giảng viên Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi những kiến thức, kỹ năng hành nghềtrong suốt hai năm đào tạo bậc thạc sĩ

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Hữu Chiến và ThS Đoàn

Thị Hương đã luôn đồng hành, tận tình hỗ trợ, giúp đỡ và cho tôi những góc nhìn

chuyên môn đáng giá bất kế khi nào tôi cần sự giám sát với tư cách là một học viênđang trong quá trình học hỏi và phát triển nghề nghiệp Tôi cũng xin chân thành cảm

ơn GS TS Trần Thị Minh Đức khi là một trong những người thầy luôn sát cánh giúptôi có nền tảng thực hành vững chắc để quá trình thực hiện luận văn được thuận lợihơn Sự tận tình, thấu hiểu và nâng đỡ của thầy cô luôn là nguồn động lực lớn giúp tôi

đối diện với những thiếu sót của bản thân và có động lực hoàn thiện chuyên môn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thân chủ trong luận văn này vì đã đồng ý và cởi

mở tham gia Luận văn này sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự tham gia này

Sau cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn chân thành tới người thầy đầu tiên địnhhướng tôi vào ngành tâm lý, những người thân yêu, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vàcác học viên cùng lớp Cao học tâm lý lâm sàng đã luôn đồng hành, khích lệ và giúp đỡ

tôi rất nhiều dé vượt qua khó khăn và hoàn thiện luận văn

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

Học viên

Nguyễn Hải Vân

Trang 5

MỤC LỤC

MUC LUC 2 1

DANH MỤC CHU VIET TẮTT -2++222+++ttEEExtrrttEkktrrrrtrtrrrrrtrtrrrrrrrrrrre 3I9E7.1000001 5

1 Lý do chon vấn để nghiên COU - 2-22 + ©+£+SEt+SE+EE£SEEEEEEEEEEEE2E12117121171121171111211 11 21x rxceU 5

2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 1118931111111 1 91011 11H TT HH HT HH HH 6

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BIEU HIEN ROI LOẠN LO ÂU 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn 10 âu - 2 2£ ©£©+£++E£++£+EE£EEE£EEtEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrkrrrkerreee 7

1.1.1 Dịch tễ học về rối loạn 10 âu - ¿tk St+Et+E‡EE+EEEEEEEEEEEESEEEESEEEEEEESEEEESEEEEEEEEEEEkrrkrkrree 7

1.1.2 Các yếu tô liên quan ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của rối loạn lo âu 8

1.2 Cac khai miém CO DAN cece ccccseceessccceesscecceseeceesasecesseeecsseeeesesseccesseeecsueecsesseeceeseeeceseeeesessesenenee 12

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âu ¿ ©+++£E++++2tEEkxtrtEEktrtttrktrrrttrrrrtrrrrrrrrrirrrrrirrrr 12

1.2.2 Phân loại các rỗi LOAN 10 0 TT 13

1.3 Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong can thiệp rối loạn 10 Âu -ce++++x+x+xzxrreereee 14

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiỆP - - - ¿2+ E21 21 E1 91v g9 Thành nh rcry 23

1.4.1 Phương pháp tổng quan tài liệu -¿- 22 5¿2+++++2EE+2EE+£EE2EEtEEEtEEEerExerkrerkrrrkeee 23

1.4.2 Phương pháp quan sát lâm Sảng - - c2 11132111911 91119 11911 91111 ng ng ng nrệp 23 1.4.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng - - - c3 191189111911 911 911 811191 1 1 1n ry 23

1.4.4 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và các thang đo :-2¿©s¿©++cs++cz+zrseee 23

1.4.5 Phương pháp nghiên cứu trường hop - - 5 + 2+ tk HH ng ng ràp 25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG

HỢP CÓ BIEU HIỆN ROI LOẠN LO ÂU - 2-22 ©5222E22£E2E+EEzzrxezrseee 26

2.1 Thông tin chung VE To ———i'"i::::‡4Õ Ô 26

2.2 Dao đức trong đánh gia và can thiệp tâm lý 0 ec eceeeeeeseeeeeeeseeeceeeecsecsesaeeeeeaceeeeeeeesesaeeaeeaeeaes 26

2.2.1 Đạo đức trong thiết lập mối h8 5038): Ta §š1” 26

2.2.2 Đạo đức trong đánh giá, can thiệp và quá trình viết luận văn -2- s©s++cxe+xerxecrs 27 2.3 Đánh giá -2:ccc22111111111111122111 1122111111221 11211 n1 2012101 cceyeu 27

2.3.1 MG td ch 27

2.3.2 Kết quả trắc nghiệm tâm lý ¿2 + z+SEEEE2 E9 1E211211271121121111111 1111.1111 1x xe 32

2.4 Định hình trường hỢp LH HH HH HH HH HH TT HT HT HH HT HT HH Hư 36 2.5 Lập kế hoạch can thiỆp -.¿- + £SSt++<+EESEEEEEEEEEE2112E171127112117112117117121111 1111.1111 re 40

2.5.1 Xác định mục tiêu đầu ra -. : +22+++c+ttEEE tr HH re 40

Trang 6

2.5.2 Xác định mục tiêu qua tTÌn - - - - c2 1321391189183 891 19111911 911 911 ng nếp 41

2.6 Tiến trình thực hiện can thiỆp - ¿2-2 + ++++Ext+EE£EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrkrree 43

2.6.1 Giai đoạn xây dựng mối quan hệ lâm sàng và đánh giá tâm lý -¿- 5 5+- 43

2.6.2 Gia Goan v0 0n ố.Ầ.ẦốỐ Ả 56

2.6.3 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp - 2+ 2 ©x+EE+EE£EE2EE2EEEEEE2EEEEEEEEEExerkrrkk 104

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ - 2: 25s E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerkee 107TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2© 22EE£2EE2EESEEE2EE22E12E12711271.211 21x21 Exerrk 109

PHU LUC 2 2-52 SS SE 11EE12111111211211 1111211 11 11 11121 111121 1e 120

Trang 7

DANH MUC CHU VIET TAT

Bai tap vé nhaDanh muc phong van chan doan danh cho tré em, phién ban 5

(Diagnostic Interview Schedule for Children, Version 5)

Hoc vién

Khoang tin cay

Rồi loan stress sau sang chan

Than chu

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO, HINH

Danh muc bang

Bảng 1: Thực hành bai tập quan sát suy nghĩ tự động - c5 cScssscssesssss 74

Bảng 2: Tóm tắt kết quả đạt được sau tri HIỆU 55255 * + +seexeeeeeeereesss 102

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1: Vòng tròn luân quân gây ra, duy trì và củng cố lo âu -sz-s : 38

Sơ đồ 2: Dinh hình trường hợp theo phương pháp 5P 2-5 5 s£s£s+£szsz 40

Sơ đồ 3: Tiến trình các giai đoạn và mục tiêu tương ứng .: -: -s+5-s+2 57

Sơ đồ 4: Vòng tròn luân quân giữa rối loạn giấc ngủ và lo âu - 2z: 58

Sơ đồ 5: yếu tố giáo dục tâm lý về CBT oiececcecccccscsscssesssesessessessessessessesesessssseeseeseesessees 64

Sơ đồ 6: Danh sách nỗi lo chính của TTC 2: 2© £++£2£E2EE££E£+EE+rxerxerrxesrxee 65

Sơ đồ 7: Ứng dụng mô hình 5 yếu tố vào sự kiện lo âu cụ thể (trong phiên) 67

Sơ đồ 8: Ung dụng mô hình 5 yếu tố vào sự kiện lo âu cụ thê (BTVN) 68

Sơ đồ 9: Hệ thống công cụ vòng tròn kiỂm soát -2- 22 2 s+x+E2E++Eerxerreee 73

Sơ đồ 10: Bai tập 5 câu hỏi tại SaO - 5-55-5525 SE EEEEEE11211211211 211111111110, 78

Danh mục hình

Hình 1: Vòng tròn luan quan của 10 âu - 2-2 2 £+E£SE+EE+EE+EEEEE+EZErEerkerkrrxrreee 66

Hình 2: Bảng điều chỉnh tư duy 2-5252 S£+S£+E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrkerkee 80Hình 3: Đồ chơi bẫy ngón tay ccesccecsesssesssesssesssesssesssessecssesssessesssessseesusssesssecssecseesseestecs 84

Bảng 2: Tóm tắt kết quả đạt được sau tri GU - 5 +55 + + ‡sessereeerrsereerexke 102

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Ly do chọn vấn đề nghiên cứu

Ké từ sau đại dịch Covid, kế hoạch hanh động trên toan thế giới được đây

mạnh do tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng (da Silva và cộng sự, 2021).Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề liên quan tới lo âu là một trong những vấn đềtâm thần xuất hiện phô biến nhất và gây ra tác động tới đa dạng các nhóm dân số khácnhau (Asmundson và Taylor, 2020; Pera, 2020) Rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự

lo âu và lo âu quá mức, kết hợp với các rối loạn tâm lý và cơ thể như kích động, mệt

mỏi, khó tập trung, khó chịu và khó ngủ (Borza, 2022) Các triệu chứng lo âu diễn ra

có thê liên quan đến sự thiếu hụt hay rút lui khỏi các chức năng xã hội, và góp phần

giảm chất lượng cuộc sống (Asmundson và Taylor, 2020; Park va cộng sự, 2014).

Ngoài ra, những thanh niên gặp vấn đề về lo âu cũng có kết quả học tập thấphơn những thanh niên khác (Hill và cộng sự, 2016) Hơn nữa, lo âu có thể làm giảmlòng tự trọng và mức độ hạnh phúc (Woodward và cộng sự, 2001) Ngoài ra, khá nhiềunghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với các rỗi loạn khác nhưtram cảm nặng, rỗi loạn triệu chứng cơ thé, rối loạn nhân cách và rối loạn lam dụng

chất gây nghiện (Kessler và cộng sự, 2005).

Vì vậy, rối loạn lo âu không chỉ gây ra gánh nặng kinh tế to lớn và làm giảm

chất lượng cuộc sống mà còn trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến

các hành vi lạm dụng chất kích thích và tự tử ở thanh niên (Hoffman và cộng sự,2008) Nếu không được điều trị, chứng rối loạn lo âu có xu hướng phát triển thànhmãn tính và thường kéo dài đến tuôi trưởng thành (Hill và cộng sự, 2016) Tuy nhiên,

chưa đến 50% thanh niên bị rối loạn tâm thần được điều trị chuyên khoa (Ye và cộng

sự, 2014) Đặc biệt, rất khó để xác định sự lo âu ở những người trẻ tuổi vì biểu hiện ở

thanh thiếu niên có thé không rõ ràng như người lớn (Park và cộng sự, 2014)

Tại Việt Nam không có nhiều nghiên cứu riêng về tỷ lệ lo âu trên toàn quốc

Kết quả của Điều tra sức khoẻ tâm thần vị thành niên Việt Nam thực hiện trên 6048 hộ

gia đình tại 38 tỉnh thành của Việt Nam (Institute of Sociology, 2022) cho thay rang21,7% trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần (tínhi đủ và một nửa

biểu hiện theo các ngưỡng triệu chứng dựa trên DSM 5), trong đó lo âu là van đề phổ

Trang 10

biến nhất (18,6%) Theo thang DISC-5, các triệu chứng của vấn đề sức khỏe tinh thầnnày gây ra sự suy giảm trong 4 khía cạnh của cuộc sống như sau: Gia đình (67%), bạn

bè đồng trang lứa (47%), trường học hoặc công việc (45,4%) và đau khổ cá nhân

(34,6%) Một nghiên cứu khác về dịch tễ học trên toàn quốc của Bệnh viện Tâm thầnTrung ương 1 về 10 rối loạn tâm thần phổ biến giai đoạn 2001-2003, cho thay khoảng14,9% dân số có vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là 2,6% Nhữngnghiên cứu trên nhóm đối tượng thanh niên như học sinh, sinh viên cũng cho thấy tỷ lệ

lo âu cao hơn mặt bằng chung dân số (15%) (Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức

khỏe trung ương, 2019).

Những nghiên cứu trên cho thấy tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe tâmthần và cụ thê hơn là những công bố về can thiệp lo âu còn nhiều khoảng trống

Do vậy, với thực trạng trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài: “Trị liệu tâm lý

cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu” làm chủ đề của luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ Tâm lý học lâm sảng định hướng ứng dụng.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

e Trình bày cơ sở lý luận về rối loạn lo âu thông qua tổng quan tài liệu, nhằm

hiểu các van dé dịch té học của lo âu

e Đánh giá, chân đoán một trường hợp có biéu hiện rối loạn lo âu

° Áp dụng liệu pháp CBT nhằm can thiệp, trị liệu tâm lý cho một trường hợp cụ

thể

e Đưa ra kết luận và khuyến nghị góp phan làm phong phú thêm dữ kiện về thực

hành trị liệu tâm lý trong can thiệp rối loạn lo âu

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BIEU HIEN ROI LOAN LO ÂU

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loan lo âu1.L.L Dịch té học về rỗi loạn lo âu

Rối loạn lo âu đang càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn trên toàn thếgiới Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu có xu hướng tăng cao, khởi phát sớm và khả năng táiphát trong một thời gian dài Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD)năm 2019, thế giới hiện có 45,82 triệu (KTC 95% (UI): 37,14, 55,62) người mắcchứng rỗi loạn lo âu, 28,68 triệu năm song duoc diéu chinh theo tinh trang khuyét tat(DALY) (95% UI: 19,86, 39,32) (Yang va cộng sự, 2021) Kê từ năm 1990, số lượngngười mắc rối loan lo âu tăng 50%, du cho tỷ lệ gánh nặng rối loạn lo âu chung theo

độ tuôi vẫn ôn định trong ba thập kỷ qua (Vos và cộng sự, 2020)

Nghiên cứu phân tích tổng hợp dịch tễ học quy mô lớn đầu tiên qua 192

nghiên cứu (n = 708.561) cho thấy tỷ lệ người khởi phát rối loạn tâm thần trước 14,

18, 25 tudi lần lượt là 34,6%, 48,4%, 62,5% Trong đó, rối loạn liên quan đến lo âu/sợhãi là nhóm rối loạn có tỷ lệ khởi phát cao thứ hai, với tỷ lệ khới phat năm 14, 18, 25

tudi là 38,1%, 51,8%, 73,3% (k = 73, OR = 17, IQR = 9-25) (Solmi và cộng sự,

2022) Tỷ lệ hiện mắc của các loại rối loan lo âu cao nhất ở những đối tượng từ 25 đến

44 tuôi và thấp nhất ở những đối tượng trên 65 tuổi (Martin, 2022)

Du vậy nghiên cứu dịch té học về rối loạn lo âu trong thé kỷ 21 cho rang tỷ lệ

phổ biến của một số rối loạn tâm than trong cộng đồng dường như bị phóng đại quámức (Bandelow và Michaelis, 2015) Nguyên nhân có thể là do những người phỏngvan không chuyên, điểm cắt không rõ ràng dé xác định các trường hợp lâm sàng, hayrất khó dé vạch ra ranh giới rõ ràng giữa nỗi lo âu bệnh lý và nỗi lo lắng có cơ sở đối

với chứng rối loạn lo âu

Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu có xu hướng phát triển mạn tính, với

kiểu tái phát lúc tăng lúc giảm trong suốt cuộc đời, điều này chắc chắn sẽ gây lãng phírất nhiều nguồn lực y tế và gánh nặng kinh tế xã hội (Kessler và cộng sự, 2010) Trongkhi đó, nghiên cứu của Correll và cộng sự chỉ ra rằng can thiệp sớm khi mới có triệuchứng rối loạn tâm thần có thể cải thiện một số kết quả (Correll và cộng sự, 2018)

Trang 12

Tại Việt Nam, không có nhiều nghiên cứu toàn quốc riêng về tỷ lệ lo âu Tỷ lệhiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ

em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm

của người trả lời (Unicef, 2018) Một khảo sát dịch tễ học năm 2014 trên mẫu đại diện

quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏetâm thần trẻ em vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các

dịch vụ sức khỏe tâm thần (Weiss và cộng sự, 2014)

Cu thé hơn, điều tra dịch tễ học đại diện toàn quốc theo Bệnh viện Tâm thầnTrung ương 1 về 10 rối loạn tâm thần phổ biến giai đoạn 2001-2003 cho thay 10 rốiloạn tâm thần phô biến nhất cộng lại có tỷ lệ mắc khoảng 14,9% dân số Phổ biến nhấttrong sỐ này là lạm dụng rượu (5,3%), tram cảm (2,8%) và lo âu (2,6%) (Vuong và

cộng sự, 2011).

Báo cáo tổng kết nội bộ của Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết từ năm 2019

đến năm 2023, tỷ lệ bệnh nhân lo âu khám ngoại trú trên tông số bệnh nhân luôn tăng

(từ 2,3% đến 9,2%) Trung bình năm năm tỷ lệ số người khám ngoại trú mắc lo âu là

5,9% Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết tỷ lệ bệnh nhân lo âu điều trị nội trú trung bình

trong 5 năm là 12,7%, trong đó phần trăm cao nhất là năm 2022 là 17,7% Trong sốnhững bệnh nhân nhập viện điều trị, tỷ lệ rỗi loạn lo âu tram cảm chiếm tỷ lệ cao thứ

hai sau các rối loạn liên quan đến stress (39,6%) (Khoa sức khỏe vị thành niên Bệnh

viện Nhi Trung Ương, 2023).

Với tình hình dịch tễ học miêu tả như trên, rối loạn lo âu là một trong nhữngrồi loạn tâm thần phô biến nhất ảnh hưởng tới dân số nói chung và thanh niên nói riêng

trên toàn thế giới

1.1.2 Các yếu tô liên quan ảnh hưởng tới sự hình thành va phát triển của

rối loạn lo âu

Có nhiều yếu tố liên quan tới cơ chế bệnh sinh của rỗi loạn lo âu như: sự tươngtác phức tạp giữa các yếu tố sinh học, cơ chế tâm lý cá nhân và ảnh hưởng của môitrường sông (Schiele và cộng sự, 2018) Cụ thê một số yêu tố như:

- Tuôi

Trang 13

Nghiên cứu tông quan trên 24 nghiên cứu cho thấy ước tính độ tuôi khởi phát

của tất cả các rồi loạn lo âu là 21,3 năm (KTC 95%: 17,46 - 25,07) (De Lijster và cộng

sự, 2017) Khởi phát sớm, đặc biệt là thời thơ ấu có khả năng làm tram trọng mức độ

rỗi loạn hơn (Anholt và cộng sự, 2014), xuất hiện nhiều hành vi né tránh hơn, và thậm

chí ty lệ tự tử cao hon (Tibi và cộng sự, 2013).

- Giới tính

Kết quả nghiên cứu dịch tễ học toàn thế giới năm 2019 cho thấy tỷ lệ mắc

chứng rỗi loạn lo âu ở nữ giới cao hơn nam giới 1,6 lần (Yang và cộng sự, 2021) Mộtnghiên cứu khác của Bandelow và cộng sự năm 2015 cho thấy rằng phụ nữ bị rối loạn

lo âu gần gấp đôi so với nam giới và khoảng 1/3 phụ nữ có thé bị rối loạn lo âu ít nhấtmột lần trong đời (Bandelow va Michaelis, 2022)

Nói chung, các yếu tố bam sinh quyết định rằng phụ nữ có nhiều khả năng mắc

chứng lo âu hơn nam giới, bao gồm cảm giác nhạy cảm hơn, không an toàn, có khả

năng báo cáo nhiều trải nghiệm đau đớn hơn (Grenier và cộng sự, 2019), đặc biệt làkhi đối mặt với các sự kiện bất lợi hoặc căng thắng trong cuộc sống (Helen-Maria vàcộng sự, 2020) Thứ hai, những đặc điểm chung trên toàn thế giới như: bạo lực, lạmdụng tình dục, căng thăng trước và sau khi sinh hay bất bình đăng giới có thê đặt gánhnặng lên vai phụ nữ nhiều hơn (Heise và cộng sự, 2019) Hơn nữa, thu nhập bình quân

của phụ nữ trong công việc thấp hơn so với nam giới, điều này cũng khiến phụ nữ gặp

nhiều áp lực và dễ lo âu hơn (Cermaková và cộng sự, 2022) Có ý kiến cho rằng sựkhác biệt giới tính trong chứng rối loạn lo âu có liên quan đến các yếu tố di truyền vànội tiết tố (Li và Graham, 2017)

- Di truyền/gen

Các nghiên cứu dịch té học di truyền đã phát hiện ra rằng các rối loạn lo âu có

tính chất di truyền theo gia đình, với khả năng di truyền được ước tính là 30-50%(Shimada-Sugimoto va cộng sự, 2015) Dau năm 2000 nghiên cứu tong hợp trên cáccặp sinh đôi ước tính khả năng di truyền là 32% (Hettema và cộng sự, 2001) Tuynhiên, gần đây nghiên cứu cắt ngang bao gồm 25.378 cặp song sinh Thụy Điển chothấy khả năng di truyền là 49% đối với GAD và không tìm thấy sự khác biệt có ýnghĩa thống kê về giới tính (Mather và cộng sự, 2016)

Trang 14

- Sw dụng chất kích thích:

Hút một hoặc nhiều bao thuốc lá mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc rối

loạn lo âu lan tỏa (20,5% so với 3,71%; OR = 5,53; 95% CI = 1,84 - 16,66) và rối loạn

hoảng sợ (7,7% so với 0,6%; OR = 15,58; 95% CI = 2,31 -105,14) trong giai đoạn đầutuổi trưởng thành (Johnson và cộng sự, 2000) Một chất kích thích khác cũng liên quantới lo âu là caffein Sử dụng quá nhiều caffein có thé gây ra các triệu chứng từ lo lắngchung đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Benedetti và cộng sự, 2000)

- Su kiện/trải nghiệm gây căng thang:

Khả năng một người mắc chứng rối loạn lo âu thường tăng lên khi người đó ởtrong nghịch cảnh, ví dụ như trong các sự kiện đau thương va căng thang trong cuộc

sống Đặc biệt, thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển não bộ, được

đặc trưng bởi độ nhạy cảm cao đối với tác động của các ảnh hưởng bên ngoài Đâycũng là độ tuổi cơ sở cho hoạt động nhận thức, cảm xúc và hành vi của người trưởng

thành, và do đó, nếu các sự kiện bat lợi xảy ra thì chúng có thé đại diện cho một giaiđoạn dé bị tồn thương (Andersen và Teicher, 2008)

Chang hạn, những trải nghiệm đau thương trong thời thơ ấu, vi dụ như lạmdụng thê chat/tinh thần, bỏ bê thé chat/tinh cảm, trải nghiệm mat mát/chia ly hoặc sangchân bởi lạm dụng tình dục có liên quan đến nguy cơ phát triển rối loạn lo âu lan tỏa

và lo âu xã hội (Cougle và cộng sự, 2010) sau này trong cuộc đời tăng gấp 2 đến 4 lần

(Fernandes và Osório, 2015) Cụ thể, yếu tổ môi trường ảnh hưởng tới sự phát triểncủa chứng rỗi loạn lo âu sau này sâu sắc nhất là lạm dụng tình dục thời thơ ấu, làmtăng nguy cơ phát triển rối loạn lo âu lên hơn ba lần (OR = 3,09; KTC 95%, 2,43 -

3,94) (Paras và cộng sự, 2009) Những người bị mất cha mẹ sớm hoặc bị chia táchkhỏi cha mẹ có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao hơn với tỷ lệ chênh lệch là 1,2đối với chứng ám ảnh sợ hãi đặc hiệu và lên đến 24 đối với chứng rỗi loạn lo âu lan

tỏa Hay nhiều bằng chứng khác cũng đã chứng minh rằng việc bị bắt nạt có liên quan

chặt chẽ với lo âu (Yang và cộng sự, 2021).

Ngoài ra, ở người mẹ, căng thăng trước khi sinh, mức độ lo âu hoặc trầm cảmcao khi mang thai, đã được báo cáo là dẫn đến những hậu quả lâu dài tới trẻ, bao gồm

10

Trang 15

suy giảm nhận thức, các vấn đề về sức khỏe thể chất và sự phát triển của chứng rối

loạn tram cảm và lo âu trong tương lai (Stein và cộng sự, 2014)

- Đặc điểm nhân cách

Nghiên cứu dựa trên 5 đặc điểm tính cách cho thấy mức độ bat ồn thần kinh vàhướng ngoại có liên quan nhiều nhất tới rối loạn lo âu Cụ thé, những người có mức độbat ôn thần kinh cao có xu hướng cảm thấy lo lắng, buồn bã, tức giận, tự ti và dé bị ton

thương thường xuyên hơn những người có mức độ bất ôn thần kinh thấp, tức những

người ồn định hon (Brandes va Bienvenu, 2006) Một số nghiên cứu theo chiều dọccho thấy cảm xúc tiêu cực (một biểu hiện của mức độ bat ồn thần kinh cao) là yếu tốnguy cơ gây ra réi loan lo âu (Krueger, 1999), cơn hoảng loạn (Hayward và cộng sự,2000), PTSD (Bramsen và cộng sự, 2000) Nghiên cứu của và cộng sự còn cho rằngyêu tô bất ôn thần kinh là một trong những yếu tố sự báo nhất quan nhất liên quan tới

các triệu chứng lo âu Trong đó, mức độ bat ồn thần kinh của nhóm lo âu lan tỏa là lớn

hơn so với lo âu xã hội hay PTSD (De Beurs và cộng sự, 2000).

Bên cạnh đó, tính hướng ngoại đề cập tới xu hướng thích giao tiếp, năng động,tươi vui hơn so với tính hướng nội Như vậy, người có tính hướng ngoại thấp cũng dễ

lo âu hơn (Watson và cộng sự, 2005).

- _ Yếu tổ bảo vệ

Các yếu tố được chứng minh là làm tăng khả năng phục hồi chức năng bang

cách giảm bớt các triệu chứng lo âu và/hoặc ảnh hưởng của những trải nghiệm bat lợinhư tiếp xúc sớm với bạo lực hoặc ngược đãi, khả năng tiếp cận với hỗ trợ xã hội(Flensborg-Madsen và cộng sự, 2012), các chiến lược điều chỉnh cảm xúc nhận thức

tích cực, các đặc điểm tính cách như hướng ngoại, tận tâm, có mối quan hệ chất lượng,

kiểu gắn bó an toàn hoặc mức độ nhận thức cao về năng lực bản thân (Schönfeld vàcộng sự, 2016) Hỗ trợ xã hội thấp có thé là yếu tố rủi ro gây mắc lo âu xã hội cao gần

gấp bốn lần khi kiểm soát tuổi tác và giới tính (Reinelt và cộng sự, 2014)

Một số nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đốichứng đã đánh giá việc tham gia thê thao, hoạt động thê chất nói chung như là yếu tốbảo vệ khỏi sự khởi phát của bất kỳ chứng rỗi loạn lo âu nào (McDowell và cộng sự,

11

Trang 16

2019; Ramos-Sanchez và cộng sự, 2021) Các hoạt động này cũng có thể chống lại tác

động có hại của các yếu tô gây căng thăng trong cuộc sống

Kỹ năng ứng phó là một yếu tố bảo vệ khỏi chứng ám sợ đặc hiệu Ứng phó

được định nghĩa là ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc Ứng phó

tập trung vào van đề là một phản ứng đối với các van đề gây căng thăng bao gồm kíchhoạt các nguồn lực dé giải quyết vấn đề này, trong khi ứng phó tập trung vào cảm xúcliên quan đến việc giảm căng thăng bên trong mà không tích cực giải quyết vẫn đề

(Trumpf và cộng sự, 2010).

Một yếu tố bảo vệ khác là tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp Việc có sự trợ

giúp tâm lý chuyên nghiệp sẽ giúp các cá nhân đã từng trải qua những cơn sợ hãi hoặc

hoảng loạn giảm nguy cơ tái phát lại những cơn hoảng loạn đó (OR = 0,09, KTC 95%

[0,02, 0,36], p < 0,09) (Asselmann và cộng sự, 2014).

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âuTheo Cam nang Tiêu chuẩn chân đoán bệnh tâm thần quốc tế DSM lần 5(American Psychiatric Association va Association, 2013), nhóm rồi loan lo âu là cácrỗi loạn có chung đặc điểm gồm sự sợ hãi và lo âu quá mức, cùng với các rỗi loạnhành vi liên quan Sợ hãi là phản ứng cảm xúc đối với mối đe dọa thực sự sắp xảy ra

hoặc nguy cơ nhận thức được, trong khi đó lo âu là dự đoán về mối đe dọa trong tương

lai Bởi khái niệm này đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới,nghiên cứu này sẽ kế thừa định nghĩa này

Tuy nhiên, ta cần làm rõ sự khác biệt giữa rỗi loan lo âu với chứng sợ hãi hoặc

lo âu thông thường Ở lo âu có sự phát triển hoặc kéo dài dai dăng, thường kéo dài 6tháng trở lên Những người bị rối loạn lo âu thường đánh giá quá cao, không hợp lý về

Sự nguy hiểm trong những tình huống mà họ cảm thấy sợ hãi hoặc né tránh Tuy nhiên,việc đánh giá mức độ nguy hiểm này có phù hợp hay không còn tùy thuộc vào từngvăn hóa Mặt khác, lo lắng là một cảm xúc cơ bản bình thường và cần thiết vì nếukhông có nó, sự sống còn của một cá nhân là không thê bởi nó là tín hiệu cảnh báo vớikhông chỉ những nguy hiém bên ngoài mà còn là những nguy cơ bệnh tật tiềm ân trong

cơ thể (Ströhle và cộng sự, 2018) Ngoài ra, lo lắng cũng là một trạng thái hướng tới

12

Trang 17

tương lai, trong đó cá nhân chuân bị đôi phó với một sự kiện tiêu cực không chac chan nhưng có thê xảy ra Đây được coi là một trong những cơ chê sinh tôn của con người

Đánh giá không hợp lý vê mức độ nguy

hiểm dẫn tới mức độ lo âu cao quá mức.

Nỗi lo âu không hữu ích và cần thiếtKết thúc khi không còn các các tác nhân

gây lo lắng

Dù các tác nhân gây lo âu kết thúc nhưngnỗi lo vẫn kéo dài dai dang, thường trên 6

tháng Thường không ảnh hưởng tiêu cực tới

cuộc sông hằng ngày, đôi khi có lợi

Có hại tới sức khỏe thé chất và tinh than;

Ảnh hưởng tới hoạt động chức năng và

1.2.2 Phân loại các rối loạn lo âu

Trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), phân loại nhóm rỗi loạn lo

âu bao gồm các rối loạn ám ảnh sợ hãi (F40), như chứng sợ khoảng trồng (F40.00), ámảnh sợ xã hội (F40.1) hay ám ảnh sợ đặc hiệu (F40.2) Ngoài ra có nhóm các rối loạn

lo âu khác (F41), như rối loạn hoảng sợ (F41.0), rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1), lo âu vàtram cảm hỗn hợp (F41.2) (Dilling và cộng sự, 1991) Lo âu và tram cảm hỗn hợp là

một loại chỉ được liệt kê trong ICD-10 chứ không phải trong DSM-5 va nó thường

được chân đoán trong chăm sóc ban đầu (Moller va cộng su, 2016)

Trong ấn bản hiện tại cua Cam nang Chân đoán và Thống kê Rối loạn Tâm

thần (DSM-5, rối loan lo âu phân ly và không nói chọn lọc mới được phân loại là rối

loạn lo âu (American Psychiatric Association & Association, 2013) Các nhóm rỗi loannày trước đây được coi là những căn bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên,nhưng hiện nay cũng được cho là có liên quan ở tuổi trưởng thành Rối loạn lo âu chia

13

Trang 18

ly và không nói chọn lọc sẽ xuất hiện lần đầu tiên trong số các rối loạn lo âu ở ngườilớn Ngoài ra, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn căng thắng sau chấn

thương tâm lý (PTSD) trước đây được xếp trong các rối loạn lo âu, nhưng hiện đã

được đưa ra các chương khác.

Trong nghiên cứu này, HV sẽ tập trung hơn vào rối loạn lo âu lan tỏa Theo

DSM-5, tiêu chuan chan đoán rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm 7 triệu chứng chính:

A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít hơn 06 tháng, tập

trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)

B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu

C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít nhất

5 Tăng trương lực cơ.

6 Rồi loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó chịu khi thức giấc)

D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các khó

chịu, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác

E Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dụng ma tuý hoặc thuốc)hoặc một bệnh lý cơ thê (như cường giáp)

E Rối loạn lo âu không phải là các rồi loạn tâm thần khác1.3 Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong can thiệp rối loan lo âuNghiên cứu của Wittchen và cộng sự cho thấy rối loạn lo âu gần như không

bao giờ cải thiện một cách tự nhiên (Wittchen, 1988) Hiện nay trong lĩnh vực lâm

sàng, có khá nhiều liệu pháp khác nhau đang được nghiên cứu và ứng dụng để trị liệurỗi loạn lo âu Tuy nhiên, trong nghiên cứu nay, HV sử dụng liệu pháp nhận thức hành

Trang 19

CBT được phát triển dựa trên mô hình nhận thức của Beck Như vậy, trọng tâm của CBT cũng là định hướng vấn dé, nhấn mạnh vào hiện tại Không giống như một số

phương pháp điều trị bằng trò chuyện khác, nó tập trung vào những vấn đề và khó

khăn “ở đây và bây giờ” Thay vì tập trung vào nguyên nhân gây đau khổ hoặc triệuchứng trong quá khứ, nó tìm cách cải thiện trạng thái tinh thần hiện tại của bệnh nhân

Mô hình nhận thức cho rằng tâm lý con người bao gồm bốn thành tố là nhận

thức, cảm xúc, hành vi, trạng thai co thé, trong đó nhận thức tác động tới các yếu tố

còn lại Quan trọng hơn, khi một sự kiện bên ngoài tác động vào một cá nhân, điều

quan trọng hơn cả là cách cá nhân đó diễn giải sự kiện chứ không phải bản chất tìnhhuống đó Mô hình nhận thức bao gồm 3 cấp độ là (1) Niềm tin cốt lõi, (2) Niềm tin

trung gian và (3) Suy nghĩ tự động (Beck, 1979a) Thông thường, các nhà tâm lý sẽ trị

liệu dựa trên: niềm tin phi chức năng, chiến lược hành vi không thích nghi và yếu tố

duy trì vấn đề (Alford và cộng sự, 1997) CBT cuối cùng nhằm mục đích dạy bệnh

nhân trở thành nha trị liệu của chính họ, bằng cách giúp họ hiểu cách suy nghĩ và hành

xử hiện tại của họ, đồng thời trang bị cho họ những công cụ dé thay đôi mô hình nhận

thức và hành vi không thích ứng của họ (Fenn và Byrne, 2013).

CBT đã được điều chỉnh cho phù hợp với những khách hàng có trình độ họcvan va thu nhập da dạng cũng như nhiều nền văn hóa và lứa tuôi khác nhau, từ trẻ nhỏ

đến người lớn tuổi Bên cạnh đó, điều trị CBT có tính đến văn hóa, lịch sử gia đình của

cá nhân và các đặc điểm quan trọng khác: bản chất những khó khăn của họ; mục tiêu

và nguyện vọng; khả năng hình thành mối liên kết trị liệu bền chặt; động lực thay đôi,

kinh nghiệm trước đây với trị liệu; và sở thích (Beck, 2020).

Đối với rối loạn lo âu, các chuyên gia cho rằng liệu pháp trị liệu lo âu hiệu quả

nhất là CBT CBT là một phương pháp điều trị ngắn, thường kéo đài từ 12 tới 15 buổi.Trong quy trình can thiệp CBT cho rối loạn lo âu, ở những buổi đầu tiên, TC cùng nhàtâm lý cùng làm việc dé hiểu van đề của ban thân cũng như thiết lập mục tiêu trị liệu

Ở giai đoạn giảm triệu chứng lo âu, một trong những kỹ thuật phô biến là phơi nhiễm

Mục tiêu của chúng là giúp TC có cơ hội tiếp xúc với nỗi sợ hãi của mình với mức độ

tăng dần, từ đó nhận ra sự sợ hãi đó là quá mức và phi lý Khi đó, nỗi lo âu sẽ giảm đi.Một phần quan trọng khác nữa trong trị liệu rối loạn lo âu là xác định, điều chỉnh xu

15

Trang 20

hướng đánh giá quá cao nguy hiểm, và nâng cao nhận thức về khả năng đối phó với

nguy hiểm của bản thân Như vay, các chiến lược trị liệu nhận thức kết hợp với kỹthuật phơi nhiễm giúp thân chủ thách thức những niềm tin phi chức năng tạo ra và duy

trì lo âu (Rector, 2005).

b Rối loạn lo âu theo liệu pháp nhận thức hành vi

Quan điểm của CBT về rối loạn lo âu được hình thành kết hợp của liệu pháp

nhận thức và hành vi Cụ thé:

e Lý thuyết nhận thức

Tâm lý học nhận thức nghiên cứu về cách tâm trí xử lý thông tin Các quátrình xử lý thông tin này bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm hoặc niềm tin mà mộtngười năm giữ, dẫn đến một phản ứng cụ thé Với bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu,

cách tiếp cận nhận thức cho rằng họ chú ý một cách có chọn lọc, tập trung đến các

kích thích đe dọa liên quan đến nỗi sợ hãi của họ khiến nhận thức bị thu hẹp (Mansell,2004) Quá trình xử lý thông tin thiên vị này làm sai lệch các kiểu suy nghĩ và việc xâydựng kinh nghiệm của một người Điều đó dẫn đến lỗi/biến dạng nhận thức Thêm vào

đó, họ có xu hướng đưa ra những diễn giải mang tính đe dọa về các sự kiện liên quanđến nỗi sợ hãi của họ và đánh giá quá mức về mối nguy hiểm, dựa trên cảm xúc củamình hơn là dựa trên tình huống thực tế Điều này dẫn tới những suy nghĩ về nhữngkịch bản tôi tệ nhất có thể xảy ra và ám ảnh với việc tìm cách tránh chúng Suy nghĩcủa họ thường được đặc trưng bởi sự lo lang một cách tiêu cực và họ thường cố găngkìm nén hoặc né tránh những suy nghĩ đau khổ của mình, dẫn đến phản ứng ngược —

ngày càng lo âu hơn (Selvaratnam và cộng sự, 2023) Vì vậy, liệu pháp nhận thức có

thể liên quan đến việc khám phá, thách thức và thay đổi niềm tin phi chức năng của

TC về sự lo âu của họ

e Lý thuyết hành vi

Các lý thuyết hành vi cho răng rối loạn lo âu chủ yếu là đo lý thuyết điều kiện

hóa cô điền, điều kiện hóa tạo tác khi thông qua trải nghiệm kích hoạt sự phát triển củachúng và có những hậu quả tiêu cực sau đó Trong một sự kiện căng thắng hoặc sang

chấn trong cuộc sống, mọi người học cách liên kết nỗi sợ với một số tín hiệu trung tính

nhất định, chăng hạn như địa điểm, âm thanh hoặc cảm giác Những tín hiệu như vậy

16

Trang 21

có thé là bên ngoài hoặc bên trong như nhịp tim nhanh, thở gap Khi các tín hiệu trung tính

xuất hiện, chúng tạo ra phản xạ có điều kiện khiến nỗi sợ hãi được trải nghiệm lại Một khimối liên hệ giữa nỗi sợ hãi và tín hiệu được hình thành, nó sẽ diễn ra tự động, ngay lập tức

và năm ngoài tầm kiểm soát của ý thức Nỗi sợ hãi được cảm nhận trước khi có thời giannhận biết liệu nguy hiểm có thực tế hay không (Rector, 2005)

Ngoài ra, trong phân tích của những người theo thuyết hành vi tạo tác củaSkinner, nỗ lực thay đôi hành vi với thân chủ lo âu nên tập trung vào thay đôi các điềukiện môi trường và hành vi có thể quan sát được bên ngoài như hành vi né tránh haykiểm soát (Skinner, 1974) Bởi thuyết tạo tác cho rằng khi cá nhân tránh các tín hiệugan liền với nỗi lo âu, họ có thé cảm thấy dé chịu và an toàn hon trong thời gian ngắn,nhưng về lâu dài, những hành vi an toàn sẽ làm tăng sự lo âu thay vì giảm bớt chúng

(Rector, 2005).

c Bằng chứng hiệu quả

Hiệu quả của CBT đối với tất cả các nhóm rối loạn lo âu đã được chứng minhtrong một sỐ lượng lớn các nghiên cứu đã được kiểm chứng (Bandelow và cộng sự,

2022; Olatunji và cộng sự, 2010) Cụ thé, ky thuat phoi nhiém trong CBT được sử

dung phô biến nhất trong trị liệu rỗi loạn lo âu như rối loạn hoảng sợ (Gould và cộng

sự, 1995) hay OCD (Olatunji và cộng sự, 2013) Kỹ thuật này cũng cho thấy kết quả

hiệu quả vượt trội so với giả dược (Rosa-Alcázar và cộng sự, 2008), thư giãn (Greist

và cộng sự, 2002) và không điều trị Ở thanh niên, CBT vẫn là phương pháp trị liệu đạtđược kết quả khả quan dù tỷ lệ đáp ứng không đáng kẻ, vì khoảng 40-50% thanh niênđược điều trị vẫn có các triệu chứng khi kết thúc đợt điều trị cấp tính (Silverman và

cộng sự, 2008) Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng quan khác cho thấy hiệu quả trị liệurỗi loạn lo âu được duy trì 12 tháng sau hoàn thành lộ trình (Hans và Hiller, 2013)

Trị liệu CBT nên dựa trên các kế hoạch điều trị đã được kiểm chứng thực

nghiệm (Bandelow và cộng sự, 2014) Liệu pháp CBT nhóm cũng đã được nghiên cứu

trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, nhưng vẫn còn quá ít bằng chứng để kếtluận rằng CBT nhóm có hiệu quả như điều trị CBT cá nhân Tuy nhiên, trong một vàitrường hợp như lo âu xã hội, việc điều trị nên bao gồm cả liệu pháp cá nhân và nhóm

dé cho ra hiệu quả tốt nhất (Bandelow và cộng sự, 2014)

17

Trang 22

Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả

của các liệu pháp tâm lý được thực hiện online qua Internet, tức là tiếp xúc tối thiểu

hoặc không tiếp xúc trực tiếp với nhà trị liệu Trong đó, nghiên cứu tổng quan từ năm

1990 tới 2012 của Xibiao Ye và cộng sự năm 2014, cho thấy liệu pháp thăm khámonline có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng lo âu Ngoài ra, khôngtìm thấy sự khác biệt thống kê giữa liệu pháp trị liệu online và trực tiếp với các nhóm

vấn đề lo âu (Ye và cộng sự, 2014; Mewton và cộng sự, 2014)) Nghiên cứu của

Janine V Olthuis và cộng sự trên 38 nghiên cứu năm 2016 cũng cho kết quả tương tựkhi trị liệu rối loạn lo âu ở người trưởng thành (Olthuis và cộng sự, 2016) Ngoài ra,điều tri CBT theo hình thức online sẽ tiết kiệm chi phí và đồng thời là phương phápđiều trị quan trọng, có khả năng thay thế cho CBT trực tiếp trong bối cảnh hiện tại

(Mewton và cộng sự, 2014).

d Các kỹ thuật can thiệp theo liệu pháp CBT cho rỗi loạn lo âu

CBT nhằm mục đích thay đổi cách một người suy nghĩ (khía cạnh nhận thức)

và những gi họ làm (khía cạnh hành vi) Do đó, khác với các liệu pháp trước đó như liệu pháp nhận thức hay liệu pháp hành vi, chỉ tập trung vào khía cạnh đơn lẻ, CBT sử dụng cả kỹ thuật nhận thức và hành vi (Fenn và Byrne, 2013).

> Cac kỹ thuật nhận thức

Kỹ thuật nhận thức là một phương pháp được sử dụng rộng rãi khác dé điều trirỗi loan lo âu Dựa theo nguyên tắc chính của CBT, thay đổi trong quá trình nhận thức

sẽ giúp cải thiện triệu chứng (Haubert và Dobson 2007).

Liệu pháp nhận thức đề xuất rằng suy nghĩ, cảm xúc và hành vi có mối liên hệ

tác động lẫn nhau Việc thay đổi những niềm tin phi chức năng sẽ làm thay đổi những

Ví dụ, với vấn đề rối loạn lo âu, TC cần được giáo dục tâm lý về căng thắng cũng như

được hướng dẫn các chiến lược ứng phó Họ cũng được giáo dục về các kỹ thuật thư

18

Trang 23

giãn cụ thé như bài tập thở, thư giãn cơ tuần tiến mỗi khi có những cảm xúc âm tính.

Theo sách hướng dẫn trị liệu lo âu bằng liệu pháp CBT của Andrews và cộng sự, kế

hoạch can thiệp ở buổi 1 va 2 là giáo dục tâm lý về các dấu hiệu và triệu chứng phổ

biến của rối loạn lo âu, giáo dục tâm lý về các mô hình tư duy, các dạng niềm tin phi

chức năng (Salza và cộng sự, 2020).

e Tái cau trúc nhận thức

Phương pháp này tập trung vào việc xác định những niềm tin phi chức năng

của TC về bản thân, người khác và thế giới Nhà trị liệu thách thức những niềm tin nàynhằm mục đích thay thé chúng bang những niềm tin thích nghi hơn, giảm bớt đau khổcho TC Bước đầu tiên là khám phá những suy nghĩ tự động của TC TC sẽ kể lạinhững sự kiện tiêu cực gần đây họ gặp phải và mô tả suy nghĩ đầu tiên, thoáng qua của

họ sau các sự kiện Vì TC có xu hướng suy nghĩ theo những cách tương tự nhau khi

đối mặt với các tình huống khác nhau nên nhà tâm lý có thể nhận diện các mô hình

nhận thức (Khoury và Ammar, 2014).

Từ những khuôn mẫu được bộc lộ trong những suy nghĩ tự động, những niềmtin không thích ứng sẽ được thách thức đề thay thế bằng những niềm tin thích ứng hơn.Nhà tâm lý làm điều này thông qua việc yêu cầu TC đưa ra bằng chứng ủng hộ vàchống lại niềm tin của họ, để xem liệu chúng có hợp lý hay không Một khi họ nhận rarằng niềm tin này không được hỗ trợ bởi bang chứng, những niềm tin đó sẽ mat tácdụng Sau đó, TC tiếp tục áp dụng bài tập này dưới dạng dé họ tự mình luyện tập tháchthức niềm tin của bản thân (Beck, 2020)

© Tự nhủ tích cực

Tự nói chuyện có thé theo hướng tích cực hoặc tiêu cực Nghiên cứu cho thay

những lời tự nhủ tiêu cực có thể làm tăng mức độ lo âu do chúng kích hoạt mô hình lo

âu bệnh lý - thứ tạo ra những suy nghĩ lo âu với số lượng lớn Nội dung của những lời

tự nhủ tiêu cực này thường hướng tới sự đe dọa và tôn hại Vì vậy, việc giảm việc nói

về những điều tiêu cực hay lo lắng sẽ làm giảm triệu chứng lo âu Đề làm được điều

này, hãy chú ý đến những điều mà bạn thường hướng tới nhất dé nhận diện ra mình

hay tự nhủ bản thân theo những cách thức nào Nếu bản thân đang thiên về chiều

hướng tiêu cực, bạn có thé chú ý và chuyên theo chiều hướng tích cực hơn Việc tự

19

Trang 24

nhủ điều tích cực không phải là tự lừa dối bản thân và nghĩ những điều không chính

xác mà là việc thể hiện lòng trắc ân và sự hiểu biết đối với những đặc thù cá nhân

(Elaine Mead, 2019).

e Câu hoi Socrates

Câu hỏi socrates là một phương pháp đặt câu hỏi Chung được xây dựng dựa

trên cách nhà triết học Socrates giúp môn sinh của mình tự tìm kết luận mà không nói

trực tiếp với họ đáp án Beck và cộng sự định nghĩa chúng là “một phương pháp khám

phá có hướng dẫn” (Beck and Dozois 2011, p 401), được sử dụng dé khuyến khíchbệnh nhân đánh giá lại suy nghĩ của họ và nhằm mục đích giúp bệnh nhân xem xétnhững nhận thức khó chịu của họ liên quan đến thông tin mà họ đã "không xem xét kỹlưỡng' (p 29, Beck và cộng sự 1993) Phương pháp Socrates cũng có thể tạo điều kiệnthuận lợi cho bệnh nhân tập trung vào các sự kiện liên quan đến đánh giá của họ thay

vì đưa ra kết luận dựa trên ảnh hưởng của họ, do đó làm giảm tác động của lý luận

cảm tính (Harvey và cộng sự 2004) Thông qua quá trình này, bệnh nhân có thể nhận

ra những mâu thuẫn logic trong niềm tin của họ dé từ đó niềm tin sẽ được sửa déi dé

nhất quán hơn với tư duy mới (Kardes và cộng sự 2001) Padesky (1993) giải thích

rằng các câu hỏi Socrates nên thu hút sự chú ý của TC đến điều gì đó nằm ngoài sựchú ý trọng tâm hiện tại của họ Các nhà trị liệu sử dụng các câu hỏi để thăm đò các

giả định của bệnh nhân, đặt câu hỏi về lý do và bằng chứng cho niềm tin của họ, nêu

bật những quan điểm khác và thăm dò ý nghĩa Ví dụ: “Có cách nào khác dé giải thíchđiều này không?”, “Bạn nghĩ có những nguyên nhân nào khiến [van dé] xảy ra?”, hay

“Tai sao [tinh huống, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, trạng thai co thé nay] quan trọng?”.

Tuy nhiên khi đặt câu hỏi, nhà tâm lý không đối đầu với TC (Beck, 1979b)

Trong điều trị rối loạn lo âu, liệu pháp nhận thức thường được sử dụng kết hợp

với các kỹ thuật hành vi.

> Kỹ thuật hành vi

e Kỹ thuật thu giãn

Kỹ thuật thư giãn được nghiên cứu dé chứng minh hiệu quả và chúng thường

được sử dụng dé trị liệu cho nhóm rối loạn lo âu Các liệu pháp đều hướng tới mục tiêu

là giảm căng thăng hoặc lo âu (Pagnini va cộng sự, 2013).

20

Trang 25

Các bài tập thư giãn bao gồm thở băng bụng chậm và nhịp nhàng, thiền định,

và thư giãn cơ tuần tiễn (AR) (Bernstein và cộng sự, 2000 Tho băng bụng thật chậm

và nhịp nhàng giúp thư giãn một cách nhanh chóng, đơn giản và trực quan để khách

hàng thực hành hàng ngày TC quan sát và tập theo các nhà trị liệu để thực hiện 2 cáchthức thở khác nhau Đầu tiên là thở bằng ngực, nông và nhanh, tiếp theo là thở chậm

và nhịp nhàng từ bụng (Borkovec và Newman, 1998) Hai cách thở tương phản nhau

giúp TC hiểu rang cách thở tác động đến cảm xúc, suy nghĩ và giúp họ cảm thấy kiểm

soát được tình hình chỉ bằng cách đơn giản như điều chỉnh hơi thở

® Lệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ được sử dụng cho những TC có thói quen sử dụng chất kíchthích và/hoặc có không gian đi ngủ không có lợi cho việc bắt đầu, duy trì giấc ngủ(Posner và Gehrman, 201 1) Vấn đề cơ bản mà kỹ thuật vệ sinh giấc ngủ nhắn mạnh làthói quen hành vi kém, cản trở đến việc có chất lượng giấc ngủ tốt và sự tỉnh táo vàoban ngày Kỹ thuật này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về cấu trúc của giấc ngủ cũngnhư các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ Tuy nhiên TC thường đã nhận thức được cácvan đề khiến giấc ngủ của họ kém va đã giải quyết phần nghiêm trọng nhất của mình.Trên thực tế, TC có thể đã thực hành vệ sinh giác ngủ tốt ở mức độ vừa, nhưng nếugiác ngủ kém một cách thường xuyên, họ thường khó nhận ra các dấu hiệu vi phạm vệsinh giấc ngủ

e Lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn, làm việc

Kỹ thuật lên kế hoạch hành động, phân công nhiệm vụ rõ rang nhằm mục đíchnâng cao sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày một cách có hệ thống Nhà trị liệu

và TC có thể làm việc để giảm hoặc tăng khối lượng nhiệm vụ đã đặt ra từ trước Các

bài tập phân công rõ ràng giúp cá nhân quản lý được thời gian và công việc tốt hơn,

giúp vượt qua tình trạng trì hoãn và lo âu ĐỀ sử dụng kỹ thuật này, ta sẽ thu thập

thông tin cơ bản về các hoạt động trong một ngày hoặc một tuần, tùy thuộc vao mục

tiêu, đánh giá các hoạt động theo mức độ thành thạo và/hoặc sự hào hứng sẵn sảng làm

nó Sau đó, nhà tâm lý cùng TC thiết kế lại, có thé qua việc sắp xếp thứ tự, thay đổicách làm việc để từ đó kích thích sự thích thú và thay đổi mô hình hành vi, và/hoặc

trì hoãn (Fenn và Byrne, 2013).

21

Trang 26

> Các kỹ thuật, công cụ khác

se Giao BTVN

Giao BTVN là một khía cạnh quan trọng của CBT và ảnh hưởng lớn tới kếtquả tri liệu Chúng được định nghĩa là “các hoạt động trị liệu cụ thể, có cấu trúc, đượcthảo luận thường xuyên trong buổi học và được hoàn thành giữa các buổi học”

(Kazantzis và cộng sự, 2010) Chúng có thé được chia thành 3 dang bao gồm (1) Giáo

dục tâm lý tại nhà, (2) Tự đánh giá tại nhà và (3) Bài tập cụ thé theo vấn dé đang gặpphải BTVN được nhà trị liệu xây dựng một cách có chiến lược nhằm giảm bớt cáctriệu chứng tâm lý của TC Mục đích của chúng là cho phép TC thực hành, củng cốnhững kỹ năng đã học được trong phiên trị liệu để áp dụng trong cuộc sống thực (Tang

và Kreindler, 2017) Tuy nhiên, việc không thực hiện BTVN là điều phố biến và chúng

có thể ảnh hưởng tới kết quả trị liệu (Helbig và cộng sự, 2004) Có hai nguyên nhân

bên ngoài và bên trong khiến TC không làm BTVN Các nguyên nhân bên trong có thể

là thiếu động lực vượt qua sự tiêu cực, không nhận ra tầm quan trọng của BTVN,muốn đạt kết quả ngay Các nguyên nhân bên ngoài có thé là sự bat tiện của việc tốnthời gian, thiếu sự hướng dẫn, không lường được khó khăn khi tự thực hiện (Garland

và Scott, 2002).

e 5 câu hỏi tại sao

Kỹ thuật nổi tiếng này được phát triển bởi Sakichi Toyoda dành cho tập đoànToyota Bản chất của kỹ thuật này là khi tìm cách giải quyết một vấn đề, nó yêu cầu ta bắtđầu từ kết quả cuối cùng, sau đó suy nghĩ về nguyên nhân gây ra van dé đó và lặp lại câuhỏi tại sao năm lần Cách tiếp cận cơ bản này thường đem lại hiệu quả lớn và được sửdụng dé thúc đây tư duy sâu sắc hơn về nguyên nhân góc rễ, thông qua việc đặt câu hỏi tạisao Có ba yếu tô then chốt dé sử dụng hiệu quả kỹ thuật 5 câu hỏi tại sao: (1) Lời nhậnđịnh chính xác và đầy đủ về các van đề tồn tại, (2) Trung thực khi trả lời các câu hỏi, (3)

Quyết tâm đi đến tận cùng đề giải quyết vấn đề (Serrat và cộng sự, 2017)

e Vòng tròn kiểm soátVòng tròn kiểm soát được thé hiện qua 3 vòng tròn đồng tâm tương ứng với 3thành phan: có thé kiểm soát, điều ảnh hưởng, điều quan tâm Nhiều nghiên cứu chothấy vòng tròn kiểm soát là công cụ nhận thức rất hữu ích giúp cá nhân quản lý phản

22

Trang 27

ứng và cảm xúc của họ trước các sự kiện bên ngoài (Luthans và cộng sự, 2008) Công

cụ giúp TC có khả năng kiểm soát bằng lý trí, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản

thân, từ đó tăng cảm giác bình tĩnh và sự tự tin vào năng lực của mình (Smock, 2020).

1.4 Các phương pháp đánh gia và can thiệp.

1.4.1 Phương pháp tong quan tài liệu

Tổng quan các nghiên cứu có nguồn chính thống như các bài báo khoa học,

các bài viết có nguồn tham khảo, sách chuyên ngành nhằm hiểu các van dé dịch té

học của lo âu, các phương pháp đánh giá, chân đoán và một số liệu pháp can thiệp hiệuquả trong hỗ trợ tâm lý cho thanh niên có biểu hiện rối loạn lo âu Những vấn đề đãđược tổng quan sẽ là cơ sở khoa học cho việc định hướng cách tiếp cận, đánh giá và

can thiệp ca lâm sàng.

1.4.2 Phương pháp quan sat lâm sàng

Sử dụng nhằm tri giác những biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ở thân chủ

nhằm mô tả và xác định những triệu chứng bệnh lý, đặc điểm tâm lý cá nhân ở cả bên

ngoài và nguồn gốc hành vi bên trong thân chủ

1.4.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Sử dụng nhằm khai thác những thông tin nhằm đánh giá những đặc điểm tâm

lý cá nhân thân chủ như: các khía cạnh sức khỏe tâm thần (nhận thức, cảm xúc, hành

vi, cơ thể), đặc điểm nhân cách, cơ chế tâm lý cá nhân Ngoài ra, phương pháp này

còn được sử dụng đề thực hiện một số kỹ thuật trị liệu về nhận thức cho thân chủ

1.4.4 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và các thang đoNghiên cứu này sử dụng một số trắc nghiệm và thang đo đã được chuẩn hóa,

đáp ứng đủ tiêu chí về độ tin cậy, độ hiệu lực, tính chuẩn nhằm đưa ra những đánh giáđịnh lượng ban đầu về vấn đề của TC Hai thang đo được sử dụng chính là DASS-21

và SAS.

a DASS-21

DASS là công cu tự báo cáo bao gồm 42 tiểu mục được xây dựng bởi

Lovibond Chúng sử dụng dé đo lường 3 yếu tô là trầm cảm, lo âu và căng thăng Sau

đó, phiên bản rút gọn hơn là DASS 21 cũng được xây dựng Cả trên thế giới và Việt

Nam, thang đo DASS 21 đều được sử dụng rộng rãi Độ tin cậy và tính nhất quán của

23

Trang 28

thang đo đã được kiêm chứng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm cả người

trưởng thành (Sinclair và cộng sự, 2012) cũng như bối cảnh đa dạng văn hóa(Thiyagarajan và cộng sự, 2022) Tuy nhiên kết quả này là không đồng nhất Nghiêncứu của Wen Yi và cộng sự với mẫu người trưởng thành tại bối cảnh văn hóa gần ViệtNam như Trung Quốc cho thấy răng DASS 21 sử dụng phù hợp với người trưởngthành (WEN và WU, 2012) Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy thang DASS 21 dang

tin cậy trong việc đánh giá triệu chứng các van dé sức khỏe tinh than thường gặp (Le

và cộng sự, 2017) Ngoài ra, thang DASS được sử dụng cho cả môi trường lâm sàng

va phi lâm sang (Peters và cộng sự, 2021) Điểm của thang DASS 21 trên 3 yếu tố

được tính băng cách cộng các tiêu mục thành phân rôi nhân hệ sô 2:

Mire độ Trầm cảm Lo âu Stress

b Thang tự đánh giá lo âu Zung (Self-rating Anxiety Scale - SAS)

Thang tự đánh giá lo âu Zung (SAS) do Zung phát trién đã được sử dụng rộng

rãi trong cả môi trường nghiên cứu và thực hành lâm sàng Chúng được sử dụng dé

phát hiện và đánh giá lo âu với độ hiệu lực và tin cậy tốt (Chiesi và cộng sự, 2011).Ngoài ra, nghiên cứu về sàng lọc, đánh giá lo âu, trầm cảm qua so sánh trên hai thangDASS và Zung cho thay cả hai thang đều có thé sử dụng trong đánh giá lâm sàng Về

khả năng đánh giá lo âu thì DASS có độ đặc hiệu hơn nhưng độ nhạy của thang SAS

cao hơn (Chiesi và cộng sự, 2011) Thang SAS bao gồm 20 tiêu mục, xếp hạng theothang likert 1 (không có hoặc một chút thời gian) đến 4 (hầu hết thời gian hoặc mọilúc) trong đó các câu 5,9, 13, 17, 19 tính điểm ngược từ 4 - 1 Điểm cắt của thang là

40, với mức độ điểm tăng dần tương ứng với mức độ lo âu: Mức nhẹ (41-50 điểm);Mức vừa (51-60 điểm); Mức nặng (61-70 điểm); Rất nặng (71-80 điểm)

24

Trang 29

1.4.5.Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Sử dụng dé tìm hiểu, thu thập thông tin, sắp xếp, mô tả và xây dựng chân dung

tâm lý của cá nhân theo một logic Nguồn thu thập thông tin có thé đến từ nhiều bên

khác nhau như chính chủ thé, người thân Day là phương pháp khá toàn diện và đặcthù cho ngành tâm ly lâm sang, được sử dụng dé thấu hiểu không chỉ các triệu chứng

mà là toàn bộ con người thân chủ trong bối cảnh xã hội mà họ đang ở trong

Quá trình sử dụng phương pháp này sẽ kết hợp với tất cả các phương pháp đãđược liệt kê kế trên Đồng thời, nha tâm lý cũng có thêm bước phân tích, đưa ra giảthuyết, kiểm chứng giả thuyết và can thiệp phù hợp dựa trên những điều đã thu thập

được.

TIỂU KET CHƯƠNG MỘTTại chương một, HV đã tổng quan cơ sở lý luận cho đề tài trị liệu tâm lý chomột trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu, bao gồm yếu tố dịch té của rối loạn lo âucác khái niệm cơ bản, phân loại và tiêu chuẩn chân đoán rối loạn lo âu lan tỏa, các yếu

tố ảnh hưởng tới rỗi loạn lo âu Bên cạnh đó, bởi nghiên cứu này lựa chọn liệu phápnhận thức hành vi (CBT) là liệu pháp sử dụng chính, nên tổng quan về liệu pháp CBT,góc nhìn về lo âu theo CBT cũng như các bằng chứng hiệu quả của chúng và kỹ thuật

sử dụng trong trị liệu rối loạn lo âu đã được nghiên cứu một cách có hệ thống Nhìn

chung, liệu pháp CBT được chứng minh rộng rãi là có hiệu quả trong điều trị những cá

nhân mắc rôi loạn lo âu.

25

Trang 30

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG

HỢP CÓ BIEU HIEN ROI LOAN LO ÂU

2.1 Thông tin chung về TC

Họ và tên TC: XXX Năm sinh: 1988 (35 tuổi)

Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Quản lý trong một công ty làm nghệ thuật

Gia đình: TC có mẹ làm giáo viên, bố làm nghề tự do TC là con cả trong gia đình có

hai người con TC có một người em gái đã lay chồng, có 1 người con TC hiện đang ở

cùng với bạn trai, môi quan hệ kéo dài 8 năm nhưng cả hai chưa kêt hôn và có con.

2.2 Đạo đức trong đánh gia và can thiệp tâm lý

2.2.1 Đạo đức trong thiết lập mối quan hệ trị liệu

Đề tìm TC cho luận văn, HV đăng thông tin trong một group facebook kín vànhỏ (khoảng 200 thành viên) Trong bài đăng, HV giới thiệu về bản thân, mục đích,các giới hạn, quyền lợi và lưu ý khi trở thành thân chủ trong luận văn HV yêu cầungười có nhu cầu tham gia chủ động nhắn tin riêng nhằm mục đích bảo mật Sau khi

TC chủ động liên hệ và trao đôi về nhu cầu bản thân, HV giới thiệu kỹ và chỉ tiết các

thông tin sau:

Ho tén, trinh d6 hoc van va công việc hiện tại

Đối tượng làm việc chủ yếu (vị thành niên và người trưởng thành)

Giới thiệu, giải thích về quy tắc bảo mật, các ngoại lệ của bảo mậtGiới thiệu về đề tài luận văn, các giới hạn sử dụng thông tin (bao gồm VIỆCkhông tiết lộ và mã hóa danh tính cá nhân, các thông tin được sử dụng dé

bao cáo ca ), quyền lợi, yếu tố rủi ro và cách khắc phục

HV xin phép TC ghi âm bao gồm đưa ra yêu cầu, các nguyên tắc bảo mậtghi âm (chỉ HV được tiếp cận với ghi âm và không được sử dụng cho mụcđích thương mai) Tai mỗi buổi, trước và sau ghi ghi âm, HV đều thông báo

và nhận được sự đông ý của TC.

Sau khi giải thích chỉ tiết, TC đồng ý tham gia với HV và đồng ý ghi âm HV

cùng TC ký giấy đồng thuận bằng văn bản (xem phụ lục 1)

26

Trang 31

2.2.2 Đạo đức trong đánh giá, can thiệp và quá trình viết luận văn

Trong đánh giá, HV sử dụng hai công cụ trước và sau can thiệp là DASS-21 và

lo âu Zung Cả hai công cụ này đều đã thích nghỉ tại Việt Nam va được su dụng phổ

biến trong cơ sở cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị tâm thần, tâm lý

Trong quá trình can thiệp, HV đều dam bảo day đủ các nguyên tắc theo quy

điều đạo đức nhà tâm lý

Trong quá trình viết luận văn, HV hoàn toàn lược bỏ các yếu tố nhận diện TC

như các thông tin danh tính cá nhân, địa chỉ, nơi làm việc hay học tập.

2.3 Đánh giá 2.3.1 Mô tả ca

TC chủ động trao đôi qua Facebook sau khi đọc bài viết của HV trên mạng xãhội TC đến gặp HV vì gần đây cảm thấy mình đang quay trở lại giai đoạn khủnghoảng 1 tháng trước khi gặp HV, TC bị thất nghiệp Tuy nhiên ở buổi đầu tiên, TCchia sẻ mình vừa được nhận vào công việc mới và chuẩn bị đi làm nhưng vẫn luôntrong trạng thái căng thăng: “Gần đây thì chị mới nghỉ việc ở công ty cũ nên giai đoạnnày cũng là một khủng hoảng đối với chị Nhưng rất là may mắn là chị vừa tình cờnhận được công việc mới, lúc mà chị đang vô cùng lo lắng và nghỉ ngờ cái ngành này,

là chị có tiếp tục được với nó không ”

Những căng thắng này diễn ra liên tục trong cả ngày khiến TC cảm thấy bảnthân thay quá tải, dé cau ban TC nói dù mình rất muốn nghỉ, đã dành thời gian dé nghỉnhưng trong đầu TC luôn nghĩ về những việc chưa hoàn thành, cũng như nhiều điềukhác nhau nên TC vẫn cảm thấy mình không hoàn toàn nghỉ ngơi được: “ƒ / có

những lúc chị cảm thấy có quá nhiễu cái sự nhiễu Nó quá nhiêu [ ] Nó gây ôn ào, nó

gây cho mình không nghĩ được những việc khác ”

Những suy nghĩ lo âu của TC thường liên quan tới các chủ đề khác nhaunhưng liên quan mật thiết tới nhau như công việc, tài chính và mối quan hệ Cụ thể:

Nỗi lo thứ nhất về công việc: Đây là khía cạnh khiến TC lo âu nhiều nhất trongthời điểm hiện tại do đặc thù công việc và lo mình không đủ năng lực TC nói mìnhmay mắn khi nhận được công việc tốt hơn, đúng phần việc TC yêu thích và được trả

lương cao hơn Vì vậy, TC cảm thấy có vẻ như bản thân cũng có năng lực và đang đi

27

Trang 32

đúng đường Một số lo âu của TC là: TC lo rang nếu minh làm không tốt lần này thì

bản thân sẽ có thé không thé theo đuổi ngành này nữa: “Chi đã ở trong ngành này quá

lâu, chị thay quá vat vả rồi, không biết nếu thất bại lan này nữa thì chị có làm nữa hay

không ” TC cũng sợ mình sẽ không được sếp đánh giá đúng năng lực trong cả hiện tại

và tương lai đù bây giờ, TC vẫn được sếp đánh giá cao và chưa có chuyện gì xảy ra

TC mong mình sẽ được người khác công nhận năng lực của mình do TC tin rằng nếu

tự bản thân TC công nhận mình thì nó không có giá trị, không có bằng chứng chứng

minh TC cũng sợ mình không qua được thử việc: “Chi luôn luôn nghe mọi người bảo

rằng rất ít trường hợp không qua thử việc nhưng mà cái gì cũng có thể xảy ra mà”,hay lo rằng công ty có thể sẽ bị sập hoặc sản phẩm TC làm ra sẽ không được ra mắtnhư trong quá khứ do nhìn thấy một vài điểm bất ôn ở công ty dù không thực sự rõràng: “Chị làm cho ngành này cũng lâu, chị cũng biết câu chuyện đó là việc có thể ra

được tác phẩm đã là một điều may mắn khủng khiếp và siêu thành công rồi Và cũng

đúng là số lượng tác phẩm mà chị không nhìn thấy nó ra mắt cũng nhiêu ” Khôi lượngcông việc nhiều, mới lạ và luôn yêu cầu TC xử lý liên tục cũng là một nguyên nhânkhiến TC cảm thấy căng thăng, kiệt sức Ngoài ra, TC cũng thường so sánh mình vớinhững người bạn đồng trang lứa, những đồng nghiệp kém tuổi và thấy rằng họ đều cónhiều thành công, địa vi, can đảm và tự tin hơn TC: “Khi chị nhìn những người khác,

chị luôn cảm thấy họ can đảm hơn chị rất là nhiều [ ] Cai bạn bây giờ mới tuyển chị

rat là trẻ, bắt dau sự nghiệp muộn hơn chị rat là nhiều nhưng lại phát triển tốt hơnchi.” TC cũng dành nhiều thời gian dé nghĩ về những điều có thé xảy đến với minh, vàthường tưởng tượng tới những viễn cảnh tiêu cực nhất dé chuẩn bị trước xem mình sẽ

làm gì với nó.

Nỗi lo thứ hai về tài chính: Công việc vat vả nhưng nguồn việc không ổn định,

thị trường khan hiểm việc làm và lương thấp là nguyên nhân khiến TC lo âu TC lomình không thé tự lập về tài chính dé nuôi chính mình nếu ở riêng như TC đã từng traiqua tình trạng này trong quá khứ Điều này khiến TC ngoài công việc chính thì phải tựnhận thêm những công việc bên ngoài khác dé dự phòng Dù vậy, do làm quá nhiều

việc, TC thường trong trạng thái bận rộn và kiệt sức.

28

Trang 33

Nỗi lo thứ ba về mối quan hệ: TC cảm thấy không cân bằng về mặt quyền lực

với người yêu khiến TC cảm thay “nom nớp lo sợ” Bởi cả hai đang ở nhà của người

yêu, khi hai bên giận dỗi, hoặc chăng may chia tay thì TC không có nơi ở khác, TC

cũng không có khả năng tài chính để thuê nhà riêng Điều này khiến TC cảm thấy bịyếu thế hơn người yêu dù mối quan hệ đang không có vấn đề gì TC cũng không muốncưới chồng vì không muốn ràng buộc về tài chính, gia đình hay con cái và do đã chứngkiến bố mẹ đồ vỡ Nhưng TC lại nghĩ nếu không cưới thì lúc nào cũng có thê rời bỏnhau Sự mâu thuẫn này khiến TC bối rối, lo âu và không biết sao mới là an toàn Vìvậy, TC nghĩ bản thân cần tự lo cho mình nên lại càng lo âu hơn về ôn định công việc

và tài chính.

Về giấc ngủ, TC thường bi tỉnh giấc sớm, khó ngủ lại và mệt mỏi khi thức dậy.Tầm 1 năm trở lại đây, TC chỉ ngủ được 5-6 tiếng/ngày dù đi ngủ từ 9h tối TC có thói

quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ Cụ thể, khoảng 3-4 ngày/tuần, TC sẽ ngủ dễ

hơn nếu bật bat kỳ một video youtube trên điện thoại TC hay bị tỉnh giấc giữa chừngtầm 4-5h sáng để đi vệ sinh và thường khó ngủ lại vì thói quen kiểm tra thông báo trênđiện thoại hoặc bắt đầu nghĩ ngợi về những công việc đang còn dang đở, chưa xử lýxong trong ngày Điều này khiến TC cảm thấy rất phiền, tức giận và không ngủ lại

được dù đã cố gắng TC cũng mô tả là vào buổi sáng, TC thường thay rất mệt mỏi,không có đủ năng lượng hay sức khỏe để làm việc Ngoài ra, TC vẫn ăn uống bình

thường, có cảm giác ngon miệng.

Về sức khỏe thể chất, TC bị đau dạ dày trong nhiều năm và trong một năm gầnđây, TC phát hiện bản thân bị lạc nội mạc tử cung Căn bệnh khiến TC bị đau tới mứckhông thé ra khỏi nhà được, nên buộc phải dùng thuốc mới thử nghiệm Hiện tại dù

chưa có nhiều tác dụng phụ nhưng TC bị tăng 12kg TC nói bản thân cũng lo lắng cơthé từ chối thuốc này khiến TC sẽ bị dau lại Đây cũng là một trong những nguyên

nhân khiến TC bắt đầu căng thăng hơn trong một năm qua

Về tiền sử thăm khám tâm thần, tâm lý, gia đình TC không có ai mắc các bệnhtâm thần nhưng TC chia sẻ mẹ có nhiều biểu hiện của lo âu Từ năm 2016 đến nay, saukhi TC chia tay người yêu đầu tiên, TC đã tới gặp và trị liệu với 5 nhà tâm lý khácnhau Cũng năm 2016, TC đi khám tại bệnh viện tâm thần và được chan đoán là “zối

29

Trang 34

loạn tram cảm và lo du” Qua trải nghiệm, TC tin rằng trị liệu có kết quả nhưng mỗi

lần TC đều có cảm giác hài lòng và chưa hài lòng ở một vài điểm gì đó với mỗi nhà

tâm lý, nên thường khi có vấn đề khác/mới xuất hiện thì TC sẽ tìm tới những nhà tâm

lý khác TC có kỳ vọng rằng các đợt trị liệu, nhà tâm lý phải đưa cho TC một nhậnđịnh nao đó, giải thích rõ ràng nếu không, TC cảm thấy bản thân bị điều khiến do TCthấy nhà tâm lý biết quá rõ về mình mà mình thì không biết gì TC đã đi 5 nhà tâm lý

nhưng vẫn có cảm giác bản thân có vấn đề nào khác nữa cần được gỡ rối và muốn tìm

mẹ là người chăm sóc chính cho hai chị em TC Tuy nhiên, bố TC từng ngoại tình và

là người khiến gia đình rơi vào cảnh nợ nan Gia đình TC nhiều lần bị chủ nợ đền đòi

nợ tận nhà Đến năm 2017, khi TC 29 tuổi, b6 mẹ TC ly hôn nhưng mối quan hệ vẫn

căng thăng tới tận hiện tại Nhìn chung, TC không gần gũi với bố và gắn bó hơn với

mẹ TC rất thích nói chuyện, tâm sự với mẹ Với mẹ và em gái, TC được kỳ vọng làtrụ cột, để mẹ va em gai dựa vào TC luôn có cảm giác lời nói của bản thân rất có

trọng lượng bởi bắt kỳ việc gì, mẹ không tự mình quyết định mà sẽ luôn hỏi ý kiến của

TC Bên cạnh đó, TC cũng cảm thấy em gái kỳ vọng mình sẽ hướng dẫn và hỗ trợ emgái nhiều hơn, làm điểm tựa vững chắc cho em Ban đầu, TC cảm thấy tự hào và tự tin,nhưng càng lớn, TC lại càng thấy việc này áp lực và gây cho TC lo âu

Thứ hai, về bất lợi trong giai đoạn di hoc: TC thường có cảm giác bị soi xét

bởi giáo viên trong trường và bạn bè cùng trang lứa Cụ thé, trong 9 năm đầu tiên học

ở trường mẹ dạy, TC thường bị các bạn nói rằng điểm số của mình là không công

bằng, còn các giáo viên thì có nhiều sự trông đợi vào TC TC nói mình không quantâm tới việc học, không cảm thấy nó có ý nghĩa nên chi giữ điểm mức trung bình dé bố

mẹ không phiền lòng Dù vậy, lên cấp 3 khi TC học trường khác, TC luôn trong topđầu TC giải thích rằng do các bạn không quan tâm tới việc học nên mình mới đứng

top Lên đại học, TC thi trường báo chi theo nguyện vọng của me và do không được

30

Trang 35

hướng nghiệp ngành nghệ thuật TC tốt nghiệp, đi làm được một năm nhưng sau đó

quay lại trường nghệ thuật TC nói bản thân lần đầu học nghiêm túc và đạt thủ khoa tốt nghiệp năm 27 tuổi.

Thứ ba, về bất lợi trong công việc: Trong suốt quá trình từ khi tốt nghiệp tớinay, TC gặp rất nhiều khó khăn, chật vật khiến TC thấy việc kiếm sống chưa bao giờ

là dé dàng Năm 2015, TC ra trường và gặp khủng hoảng lớn do thị trường ít việc, TC

không tim được bất kỳ tam gương nào dé đi theo: “Em tưởng tượng là cái ngành này

nó bé tí, chị đi đến đâu chị cũng thấy những điểm chưa ồn của nó Các thay chi thìchang làm như này nữa mà di dạy hết roi” TC cũng được thầy giáo giới thiệu côngviệc, nhưng TC nói bản thân không đi làm được ở đâu quá vài tháng và cảm thấy vôcùng thất vọng do công việc không được như TC kỳ vọng TC cũng tự ti về năng lực

vẽ của mình khi so sánh với bạn bẻ cùng trường dù được thầy giáo khen ngợi Vì vậy,trong nhiều năm, TC nhận việc tự do nhưng lượng công việc không nhiều, lương thấp

và không én định, đặc biệt là giai đoạn covid không có việc khiến TC càng khủnghoảng hơn TC nói bản thân có thể nhận dự án lớn hơn, nhiều tiền hơn, nhưng TC sợ

do cảm thấy thiếu tự tin và nhiều rủi ro Ngoài ra, đặc thù công việc khiến việc được

công khai sản phâm thường rất khó khăn TC gặp nhiều that bại giữa chừng, không ramắt được sản pham dù đã rất cố gắng hết sức mình Điều này khiến TC luôn tiếc nuối

và tự trách bản thân Tuy nhiên, với những tác phẩm có thể được công khai, TC đaphan cảm thay xấu, không xuất sắc dé khoe hay tự hào Với công việc gan đây nhất,

TC bị công ty cắt giảm nhân sự và không sử dụng sản phẩm TC làm ra Điều nàykhiến TC bị tổn thương do cảm giác việc mình làm là vô nghĩa, công ty không công

nhận hay coi trọng công sức, năng lực của TC.

Thứ tư, về bat lợi trong mối quan hệ: TC luôn cảm thấy bat an trong mối quan

hệ từ trước đây đến hiện tại Người yêu trước rất kỳ vọng vào thành tựu của TC và

luôn tâng bốc TC khiến TC luôn áp lực phải gồng mình lên Với người yêu hiện tại,

TC có mối quan hệ an toàn và lành mạnh hơn nhưng TC vẫn không muốn kết hôn hay

có con: “Thé là bọn chị không cưới nhau cũng vì thế Tức là một mặt chị không muốn

bị ràng buộc vì nhiều van dé, gia đình con cái, nhưng nó lại gợi ra một cái cơ hội là

luc nào cũng có thé rời nhau di Chị không biệt thé nào mới là an toàn ”.

31

Trang 36

Về điểm mạnh, TC có nhận thức và thừa nhận những điểm mạnh mình có

trong công việc, con người cá nhân và mối quan hệ như người yêu và bạn bè Trong

công việc, TC nhận thức thế mạnh chuyên môn của mình là đạo diễn và được nhận nhiều

lời khen về chúng; TC cũng được đồng nghiệp yêu quý, sẵn sàng cộng tác; Dù không tựhao về sản phẩm nhưng chúng đủ dé khiến TC tiếp tục có công việc tự nuôi sống chínhmình; TC làm được việc và cảm thấy tự tin hơn về năng lực Với các khía cạnh của bảnthân, TC có niềm tin mình là người tốt, xứng đáng được hạnh phúc và có rất nhiều sởthích khiến cuộc song vui vẻ thêm Bên cạnh đó, TC có mối quan hệ dài 8 năm với ngườiyêu luôn yêu thương, khiến TC an toàn, bình tĩnh hơn nhiều so với trước Người yêu cũngluôn tin tưởng vào năng lực của TC và ủng hộ các quyết định của TC TC cũng cảm thấyhài lòng về bạn bè đo có những người bạn tốt, chia sẻ được

Về đặc điểm nhân cách, nhìn chung, TC là một người điềm đạm, nói chuyệnnhỏ nhẹ, hòa đồng với mọi người TC có khả năng giao tiếp tốt, tính khí ôn hòa, có

phan không muốn làm mất lòng mọi người, và đặc biệt là tránh việc gây tôn thương

cho người khác, vì vậy, TC thường được mọi người yêu quý, nhân viên muốn làm việccùng TC không phải là một người hướng ngoại, tuy nhiên TC cũng có nhiều sở thích,niềm vui giao lưu kết bạn với mọi người như trong lớp tập nhảy, TC không ngại việcnhảy với bạn mới Trong các phiên, khi nhắc tới những điểm khó khăn trong công việc

TC thé hiện sự không én định trong nhìn nhận, đánh giá giá trị bản thân và thường có

xu hướng tự ti, bất an nhiều hơn

2.3.2 Kết quả trắc nghiệm tâm lýQuan sát lâm sàng cho thấy TC có khí sắc bình thường, tốc độ nói trung bìnhnhưng khi nói về những điều TC lo lắng thì có tốc độ nói nhanh hơn Ngôn ngữ linh

hoạt, tư duy mach lạc Những buổi đầu, TC thường uống rất nhiều nước và uống liên

tục dù TC nói rằng bản thân không khát Khi chia sẻ vấn đề bản thân, TC cũng thườngxuyên vặn veo ban tay, khó ngồi yên tĩnh Dù vậy, TC hay cười khi nói về van đề của

mình Bên cạnh đó, HV nhận định TC là người hướng nội hơn hướng ngoại Trong các

tình huống xã hội, TC thường có xu hướng thê hiện sự hòa đồng, trò chuyện vui vẻ,

nhẹ nhàng với mọi người.

32

Trang 37

Từ những ấn tượng đầu qua quan sát và quá trình hỏi chuyện lâm sàng, HV

đưa ra giả thuyết TC có những biểu hiện của rối loạn lo âu Vì vậy, HV lựa chọn sử

dụng thang sàng lọc DASS-21 đầu tiên để đo lường những biểu hiện về lo âu, trầm

cảm và stress Dựa vào kết quả thang sàng lọc, để đánh giá sâu hơn về những dấu hiệu

lo âu, HV dùng thêm thang đánh giá mức độ lo âu Zung.

Kết quả:

e DASS 21:

Như vậy, dựa theo thang DASS và lo âu Zung, giả thuyết về việc TC có những

biểu hiện của rối loạn lo âu được củng cô Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa kết quả của

DASS 21 và lo âu Zung Đầu tiên, vì DASS 21 là thang sang lọc — sử dụng dé pháthiện những biểu hiện bat thường trên số đông dân số, nên kết quả của chúng có thé caohơn so với thực tế Bên cạnh đó, thang lo âu Zung tập trung đo lường nhiều hơn vàocác biểu hiện triệu chứng cơ thể, trong khi những biểu hiện lo âu của TC thiên về mặtsuy nghĩ nhiều hơn Vì vậy, kết quả thang chỉ mang tính chất tham khảo, có thể chưaphản ánh hết được các dấu hiệu lo âu đặc thù của TC

Đối chiếu với Tiêu chuẩn chan đoán các rối loạn tâm thần theo DSM-5, HVnhận thay TC đáp ứng tiêu chuẩn chân đoán của rối loạn lo âu lan tỏa Cu thé:

Tiêu chuan chân đoán Biêu hiện của TC Đáp

ứng

ROI LOẠN LO ÂU LAN TOA (Generalized Anxiety Disorder-GAD)

A Lo âu qua mức hoặc lo| s Những lo âu của TC thường liên quan | Dap ứng

lắng xảy ra nhiều ngày nhiều nhất tới công việc, tài chính và mỗi

không ít hơn 06 tháng, tập quan hệ

33

Trang 38

trung vào một số sự kiện

hoặc hoạt động (như công

việc hoặc học tập)

TC có các biểu hiện lo âu từ 2016 Một

năm gần đây bắt đầu xuất hiện các vấn đề

lo âu trở lại, đặc biệt là trước khi gặp HV

1 tháng, khi TC nghỉ việc và thất nghiệp,

mức độ lo âu tăng cao hơn

B Người bệnh khó kiêm TC liên tục suy nghĩ không ngừng và khó | Đáp ứng

soát được lo âu để kiểm soát được dù hiện tại chưa có

dấu hiệu bất thường nào

C Lo âu được phối hợp với Đáp ứng

ít nhất 3 trong số 6 tiêu

chuẩn sau (kéo dài ít nhất 6

tháng):

1 Mat thư giãn hoặc cam TC thường không thê thư giãn, lúc nào | Đáp ứng

giác kích động, bực bội cũng canh cánh nỗi lo lắng trong lòng

khiến TC luôn căng thắng

2 Dễ bị mệt mỏi TC luôn cảm giác kiệt sức và mệt mỏi | Đáp ứng

sau khi đi làm về

TC cam thấy mệt mỏi vì không thé ngủ

6 Rối loạn giấc ngủ (khó TC không khó di vào giấc do kiệt sức | Đáp ứng

vào giâc ngủ, khó giữ giâc

ngủ, khó chịu khi thức

nhưng TC thường bị tỉnh giấc sớm tầm

4-5 giờ sáng, trăn trọc suy nghĩ lo lắng và

34

Trang 39

giấc). không ngủ lại được 1 đêm chỉ ngủ được

5 6 tiếng

Sau khi thức dậy TC cảm thấy rất mệt

mỏi, không có năng lượng

D Rồi loạn lo âu hoặc các

triệu chứng cơ thê là nguyên

nhân dẫn đến các khó chịu,

suy giảm chức năng xã hội,

nghề nghiệp hoặc các chức

năng quan trọng khác

Lo âu và luôn có rất nhiêu suy nghĩ khiên

TC cảm thấy rất phiền phức, tức giận vàảnh hưởng tới sinh hoạt của TC, cụ thể làgiấc ngủ và cảm giác khỏe khoắn thê chất

TC trì hoãn công việc nhiều lần khiến

ban thân khó chịu

TC mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng

bệnh này không gây lo âu TC cũng có lo

lắng về bệnh này nhưng nó không phải

vân đê chính

Đáp ứng

F Rôi loạn lo âu không phải

là các rối loạn tâm thần

khác

TC hiện không có roi loạn tâm thần nào

khác, kê cả các dâu hiệu của trâm cảm

Đáp ứng

Kết luận: TC đáp ứng 6/6 tiêu chuân chân đoán rỗi loạn lo âu lan tỏa, trong đó tiêu

chuẩn C đáp ứng 4/6 tiêu chuân

Chan đoán phân biệt

> Rối loạn thích ứngMặc dù TC có biểu hiện của stress, tuy nhiên các biểu hiện triệu chứng đã kéodài trên 6 tháng và TC đã đáp ứng tiêu chuẩn chân đoán rối loạn lo âu lan tỏa — Tiêuchuẩn loại trừ rối loạn thích ứng

> Rối loạn lo âu xã hội

TC có sự lo âu về việc người khác đánh giá mình, tuy nhiên TC thường chỉ lo

về sự đánh gia này trong công việc Bên cạnh đó, TC van có thê tham gia vào các tinh

35

Trang 40

huống xã hội một cách bình thường Hơn nữa, ngoài lo âu về thành tích cũng như cácbiểu hiện của bản thân trong công việc, TC còn những lo âu khác, ví dụ như tài chínhhay mối quan hệ.

Kết luận chungNhư vậy, thông qua kết quả hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm sàng, sử dụngcác công cụ đánh giá, và đối chiếu với các tiêu chuẩn chân đoán DSM-5, có thể nhậnđịnh TC đang có những biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa

2.4 Định hình trường hợp

Liệu pháp nhận thức — hành vi (CBT) là tiếp cận trọng tâm được sử dụng trongđánh giá và trị liệu với trường hợp này TC đáp ứng tiêu chuẩn chân đoán rối loạn lo

âu lan tỏa Những chủ đề lo âu của TC đa dạng, lan tỏa và trường diễn từ khía cạnh

công việc, tài chính, mối quan hệ tương lai và sức khỏe Vấn đề lo âu của TC ở hiện tại

là hậu quả của những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, tập nhiễm từ môi trường xung

quanh, đồng thời chúng liên tục được củng cố trong suốt quá trình lớn lên với gia đìnhcũng như công việc và kết hợp với đặc điểm tâm lý cá nhân như cầu toàn, thiếu tự tin

về ban thân Cụ thé một số trai nghiệm bat lợi mà TC có thé tập nhiễm là:

Đầu tiên, TC lớn lên trong gia đình có nhiều sự bat 6n định Theo nghiên cứucủa Pinter và cộng sự, trẻ em sống trong cảnh gia đình có ng nan và bị đòi nợ làm tang

mức độ căng thắng, lo hoặc hoặc chán nản (Pinter và cộng sự, 2016) Đây là một yếu

tố củng cố tiêu cực cho sự bất an của TC về tài chính Bên cạnh đó, khi bố đi làm xa,

TC thiếu vắng hình ảnh của người cha làm điểm tựa Tuy nhiên, TC vô tình trở thànhchỗ dựa tinh thần cho cả mẹ và em gái Ban đầu, TC cảm thay tu hao nhung dan dan,

việc trở thành chỗ dựa là một áp lực ngầm ẩn với TC, khiến TC phải gồng mình lên, tự

cho rằng mình có trách nhiệm hơn với mọi người vì lời nói của mình có trọng lượng

Thêm nữa, dù gia đình TC chưa có ai bị chân đoán rối loạn tâm thần, nhưng mẹ TC là

người dé lo âu nên TC cũng bị tập nhiễm sự lo âu từ mẹ Cuối cùng, TC sống trong giađình bat hòa, bố mẹ thường xuyên căng thăng, mâu thuẫn và ly hôn kết hợp với cơ chếtập nhiễm cũng khiến TC thiếu cảm giác an toàn và cách gắn bó phù hợp trong cácmối quan hệ tiếp theo Chính những nền tảng tinh thần không vững chắc này đã kích

hoạt sự lo âu về các khía cạnh khác của TC trong các thời điểm tiếp theo đó

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN