1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khảo cổ học: Địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi (Hà Tĩnh)

273 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi (Hà Tĩnh)
Tác giả Chu Mạnh Quyền
Người hướng dẫn TS. Ngô Thế Phong
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khảo cổ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 54,52 MB

Nội dung

Mặt bằng và địa tầng hồ khai quật 12.BLo.H3Mặt bằng và địa tầng hồ khai quật 12.BLo.H4 Di vật đá khai quật năm 2008 Di vật đá và thạch anh tại địa điểm khảo cô học Bãi Cọi Đồ trang sức đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU MẠNH QUYEN

LUẬN VAN THAC SĨChuyén nganh: Khao cé hoc

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU MẠNH QUYEN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cô học

Mã số: 60 22 03 17

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGO THE PHONG

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình tong hợp và nghiên cứu của riêng

tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, tríchnguồn rõ ràng Những ý kiến khoa học chưa được ai công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng.

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2018

Túc giả luận văn

Chu Mạnh Quyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngô Thế Phong, người đã dành rất nhiễu thời gian và tâm huyết tận

tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn

Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn thay cô trong bộ môn Khảo

cổ học, khoa Lịch sử, trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Khảo cổ học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, lãnh đạo phòng Nghiên cứu - Sưu tam cũng như toàn thé các anh, chị, bạn bè dong nghiệp cua Bao tàng Lịch sử Quốc gia đã luôn tạo điều kiện cho tôi được tham gia điều tra, khảo sát, khai quật khảo cổ học dé có dit liệu viết luận văn.

Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ung hộ và

giúp đố tôi trong qua trình học tập và hoàn thành luận văn.

Mac dù tôi đã có nhiễu có gang hoàn thiện luận văn bằng tat cả sự nhiệt

tình và năng lực của mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sot, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thay cô, đồng nghiệp

và các bạn.

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 52-52222221 212211221071211211 1111211111111 T11 111 11 11c 12

1 Lý do chọn để tài - ¿- 2-52 +2 2E EEEEEEEEE71 2171111111111 21 1.1 1c 12

2 Mục đích nghiên CỨU - -ó- <1 1E 211 1191191 nh ng nh ng nh 12

3 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU 2 2 s+5£+E£+E£+E£+E£+E££E£EezEerkerxerkere 13

4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu 2 22522 13

5 Kết quả và đóng góp của luận văn 2-2 2+5++E£+E+E2EczEcEerrrrkerkeee 14

6 Bố cục luận văn ¿2 ¿+ £+k£SE£EESEEEEEEEEEE11711711112112111111 1111.11.11 c1 14 Chương 1 TONG QUAN VE DI TICH 2- 2 S22 £+E+EE+E££E+EEzEerxzreei 15

1.1 Vị trí địa lý, lịch sử vùng đất và con ngườii -¿-2-ssz+xecxe¿ 15

1.1.1 Vị trí địa lý - 5c cs ckcEc EEEE122112 1211212111101 rree 15

1.1.2 Cảnh quan tự nhiÊn - - + 11193 1931k 17

1.1.3 Lịch sử vùng đất và con người - se s+ce+xcErkrkerkerkered 18

1.2 Lich ái 2n 0u 0 21

1.2.1 Những nghiên cứu trước năm 2008 s55 + **+ssxsssereesse 21 1.2.2 Những lần thám sát và khai quật sau năm 2008 - - 23

1.2.1.1 Lần thám sát và khai quật thứ nhất (cuối 2008 - đầu 2009) 23

1.2.1.2 Lần thám sát và khai quật thứ hai (cuối 2009 - đầu 2010) 23

1.2.1.3 Lần thám sát và khai quật thứ ba (cuối 2012) - 23

1.3 Tổng quan về tư liỆU ¿ ¿SE +E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrred 24 1.4 Tiéu két ChUONG 0n ::4 26

Chương 2 QUA TRINH KHAI QUAT VA NGHIÊN CỨU - 28

2.1 Các cuộc thám sát và khai quật - << 2+ 1S St reikp 28

2.1.1 Khai quật lần 1 năm 2008 - 2000 2- 2 ++2+£2£++£++zxczzz+rxee 28 2.1.2 Khai quật lần 2 năm 2009 - 20100 2-2 ++2+2+£++£++£xzzzzrseẻ 29

2.1.3 Khai quật lần 3 năm 20 12 - - 2 +SE+EE+EE2E2 211211212121 1 rxeeg 30

2.2 Địa tẦng - s 2s 2s 1 121211211211 1111 111111011 11 11 1111 1g gu 31

2.3 Di tÍCH - 5c 5< 2k 2E 2 221021121121171121121111211 2111111121111 11 11.1 1c 32

2.3.1 Mộ huyệt đất ¿se tt EEEEE1221171111211111211 2121.11.1111 ke 33

2.3.2 Mộ quan tài gốm - + ©sSE9EE9EEEEEEE12E1211211211211 1111.111 txeeU 38

2.3.2.1 Mộ chuim/VÒ - 2-2 52+ £+SE+EE£SEESEEEEEEEEE2E1E71211211271 71.22 xe 38

2.3.2.2 Mộ nôi - bình - 2 cSx+EE+EEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkee 44

Trang 6

2.4.4 ĐỒ gỐm ¿- 52-56 StSS 1 1215111111111 1111111111111 11 1111k 54

2.4.4.1 Đồ gốm quan tài: 5£ St9EE‡EESEESEEEEEEE12E1211211 21211 cxe 55

2.4.4.2 Đồ gốm tùy táng ¿- ¿5+ St EEEE1211211211 2112112111 1k etye 58

2.4.4.2 Kỹ thuật tạo hình, chất liệu và hoa văn - 2+s+cssszxsssz 702.4 Tiểu kết chương 2 -2¿- 2 +52 2EEEEE2E1221E712112117171.211 111.21 re 73

Chương 3 TINH CHAT, NÊN ĐẠI VÀ VỊ TRÍ CUA BÃI COI TRONG MOI

QUAN HỆ GIỮA VAN HÓA SA HUYNH VA ĐÔNG SƠN - 75

3.1 Tính chất và niên đại ¿+ s+SE+EE+EESEE£EEEEE2EE2E12112117121 211 cx 75

3.1.1 Tính chất của địa điểm khảo cô học Bãi Cọi 2-5-5252 75

3.1.2 Niên đặi - 5c St TT 1 T1 11211011211 011111211111 111gr rườu 79

3.2 Địa điểm khảo cô học Bãi Cọi trong mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh

va Van hoa DOng Som 11177 - 81

3.2.1 (an 82

4.2.2 VỀ di VậtL ¿- St ST E1 1E11211112112111111111111111 1111111111111 re 83KET LUẬN - 5 SE SE 1E 1E EEE12111111111121111 1111111111111 1111110111110 86

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 SE SE2E£SE£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkred 90

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BP

CN GS Nnk

Nxb PGS Ths

Tr TS

UBND

Cách ngày nay

Công nguyên Giáo sư

Những người khác

Nhà xuất bản

Phó Giáo sư Thạc sĩ

Trang 8

BANG CHỈ DAN MINH HỌA

Bang thong kéBảng 1 Bảng thống kê diện tích các hố khai quật lần thứ nhất

Bang 2 Bảng thống kê diện tích các hồ thám sát và khai quật lần thứ hai

Bảng 3 Bảng thống kê diện tích các hồ khai quật lần thứ ba

Bảng 4 Bảng thống kê diện tích 3 lần thám sát và khai quật

Bảng 5 Bảng thống kê diện tích thám sát và khai quật theo khu vực

Bảng 6 Bảng thống kê số lượng các loại hình di tích mộ táng

Bảng 7 Bảng thống kê hiện vật khai quật lần I

Bang 8 Bang thống kê hiện vật khai quật lần 2

Bảng 9 Bảng thống kê hiện vật khai quật lần 3

Bảng 10 Bảng thống kê hiện vật theo chất liệu qua 3 lần thám sát và khai quật

Bảng 11 Bảng thống kê hiện vật theo loại hình hiện vật qua 3 lần thám sát và

khai quật

Bản phân tích mẫu Bảng phân tích 1 Mẫu phân tích ký hiệu 12.BLo.H3.M7.97

Bảng phân tích 2 Mẫu phân tích ký hiệu 12.BLo.H3.MI1.98

Bảng phân tích 3 Mẫu phân tích ký hiệu 12.BCo.H4.M3.99

Bản đồBan đồ 1 Vị trí di tích Bãi Cọi trong khu vực miền Trung Việt Nam

Ban đồ 2 Vị trí di tích Bãi Cọi trong tỉnh Hà Tĩnh

Bản đồ 3 Vị trí di tích Bãi Cọi trong hệ thống các di tích khảo cô học

khu vực miền Trung Việt Nam

Bản đồ 4 Sơ đồ các hồ khai quật tại khu vực Bãi Cọi qua các năm

Trang 9

Bản dập Ban dập | Cac dang văn thừng

Ban dập 2 Cac dang văn thừng

Bản dập 3 Các dạng văn thừng

Ban dập 4 Các dạng văn nhăn tàn ong (văn in vỏ na)

Bản dập 5 Cac dạng văn nhăn tàn ong (văn in vỏ na)

Bản dập 6 Cac dạng van in 6 vuông

Ban dap 7 Cac dạng văn in 6 vuông

Ban dap 8 Cac dang van dap

Ban dap 9 Cac dang van chai

Bản dap 10 Cac dạng văn khắc vạch hình học

Ban dap 11 Văn khắc vạch kết hợp in chấm dải

Bản đập 12 Văn khắc vạch kết hợp in cuống ra

Ban dap 13 Các dạng hoa văn kết hợp trên vai bình

Bản dập 14 Các dạng hoa văn kết hợp trên vai bình

Mat bang hé khai quat 08.BCo.H1 va 08.BCo.H2

Mặt bang hồ khai quật 08.BCo.H3 và 08.BCo.H4

Mặt bằng hồ khai quật 08.BCo.H6 và 08.BCo.H7Mặt bằng hồ khai quật 09.BCo.HI và 09.BCo.H3

Mặt bằng hồ thám sát 09.BLo.TS1 và 09.BLo.TS2 Mặt bằng hồ thám sát 09.BLo.TS4 và 09.BLo.TS5 Địa tầng hồ khai quật 09.BCo.HI và 09.BPP.TS

Mặt bang và địa tầng hồ khai quật 12.BLo.H1 Mặt bằng va địa tầng hố khai quật 12.BLo.H2

Trang 10

Mặt bằng và địa tầng hồ khai quật 12.BLo.H3

Mặt bằng và địa tầng hồ khai quật 12.BLo.H4

Di vật đá khai quật năm 2008

Di vật đá và thạch anh tại địa điểm khảo cô học Bãi Cọi

Đồ trang sức đá tại Bãi Cọi

Di vật đồng tại Bãi Cọi

Di vật đồng tại Bãi Cọi

Di vật sắt tại Bãi Cọi

Di vật sắt tại Bãi Cọi Các mảnh vòng hợp kim chì — thiếc tại Bãi Cọi

Khuyén tai thủy tinh tại Bãi Cọi

Chum/vò gốm Chum/vò gốm Chum/vò gốm Nắp chum gốm

Nắp chum gốmNồi gốm

Nồi gốm

Nồi gốm

Nồi gốm

Nồi gốmBình gốm

Bình gốm

Bình gốmBình gốm

Bình gốm

Bình gốm

Trang 11

Bản vẽ 44 Một số loại hình di vật do M.Colani phát hiện tại Cương Hà, Cô Giang

Bản vẽ 45 Các kiểu quan tài gốm trong văn hóa Sa Huỳnh

Bản vẽ 46 Các loại nồi gốm trong văn hóa Sa Huỳnh

Bản vẽ 47 Các loại bình và bát gốm trong văn hóa Sa Huỳnh

Bản vẽ 48 Nắp chum hình nón cụt trong văn hóa Sa Huỳnh

Bản vẽ 49 Mộ quan tài gốm tại di chỉ Làng Vac

Bản vẽ 50 Các loại hình di vat ở di chỉ Lang Vac

Bản vẽ 51 Các loại hình di vật ở di chỉ Làng Vạc

Bản vẽ 52 Một số di vật kim loại trong văn hóa Đông Sơn

Bản vẽ 53 Một số loại hình đồ gốm trong văn hóa Đông Sơn

Bản ảnh

Ban ảnh 1 Không ảnh vi trí địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi

Xuân, Hà Tĩnh)

Bản ảnh 2 Toàn cảnh di tích Bãi Cọi

Bản ảnh 3 Cảnh quan khu vực trung tâm địa điểm khảo cô học Bãi Cọi

Bản ảnh 4 Cảnh quan khu vực bãi Phôi Phối

Bản ảnh 5 Cảnh quan khu vực Bãi Loi

Ban anh 6 Hồ khai quật 08.BCo.H1

Trang 12

Bản ảnh 7 Hồ khai quật 08.BCo.H2

Ban anh 8 Hồ khai quật 08.BCo.H3

Ban ảnh 9 Hồ khai quật 08.BCo.H4

Ban anh 10 Hồ khai quật 08.BCo.H5

Ban ảnh 11 Hồ khai quật 08.BCo.H6

Ban ảnh 12 Hồ khai quật 08.BCo.H7

Ban anh 13 Hồ khai quật 09.BCo.H1

Bản ảnh 14 Hồ khai quật 09.BCo.H2

Bản ảnh 15 Hồ khai quật 09.BCo.H3

Bản ảnh 16 Hồ khai quật 09.BCo.H4

Bản ảnh 23 Hồ khai quật 12.BLo.HI

Bản ảnh 24 Hồ khai quật 12.BLo.H2

Ban ảnh 25 Hồ khai quật 12.BLo.H3

Bản anh 26 Hồ khai quật 12.BCo.H4

Ban anh 27 Các cụm di tích trong các hé khai quật năm 2008

Bản ảnh 28 Các cụm di tích trong các hồ khai quật năm 2008

Bản ảnh 29 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 09.BCo.HI; 09.BCo.H2

và 09.BCo.H3.

Bản ảnh 30 Các cụm di tích trong các hồ thám sát 09.BLo.TS1; 09.BLo.TS2

và 09.BLo.TS3

Trang 13

Bản ảnh 31 Cac cụm di tích trong các hồ thám sát 09.BLo.TS4; 09.BLo.TS5

và 09.BPP.TS

Bản ảnh 32 Các cum di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.HI

Bản ảnh 33 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.H2

Bản ảnh 34 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.H3

Bản anh 35 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.H3

Bản ảnh 36 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.H3

Bản anh 37 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BLo.H3

Ban anh 38 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BCo.H4

Bản ảnh 39 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BCo.H4

Bản ảnh 40 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BCo.H4

Bản ảnh 40 Các cụm di tích trong các hồ khai quật 12.BCo.H4

Bản ảnh 42 Di vat đá tại Bãi Coi

Bản ảnh 43 Di vật đá tại Bãi Cọi

Bản ảnh 44 Di vật đá khác và thạch anh tại Bãi Cọi

Bản ảnh 45 Rìu đồng tại Bãi Cọi

Bản ảnh 46 Di vật đồng tại Bãi Cọi

Bản ảnh 47 Cuốc sắt chữ U tại Bãi Cọi

Bản ảnh 48 Di vật sắt tại Bãi Cọi

Bản anh 49 Manh vòng bang hợp kim chì - thiếc tại Bãi Cọi

Ban ảnh 50 Khuyén tai thủy tinh tai Bãi Cọi

Trang 14

Một số loại hình nồi gốmMột số loại hình nồi gồm

Bình gốm hình con tiện Một số loại hình bình gốm khác

Một số loại hình bình gốm khácMột số loại hình bình gốm khácMột số loại hình bình gốm khác

Một số loại hình bình gốm khác

Một số loại hình bình gốm có nắp

Một số loại hình bình gốm có nắp

Một số loại hình chõ gốmMột số loại hình bát

Một số loại hình bát

Ht và thô gôm Các loại hình dọi se chỉ Các loại hình dọi se chỉ và chì lưới gôm

Khuyên tai 3 mau phát hiện tai Xuân An

10

Trang 15

Một số loại hình di vật tại di tích Gò Ma VôiMột số loại hình di vật văn hóa Sa Huỳnh khácMột số loại chum và nắp chum văn hóa Sa HuỳnhMột số loại hình đồ gốm văn hóa Đông Sơn

11

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Địa điểm khảo cô học Bãi Cọi được Bao tàng Lịch sử Việt Nam (nay

là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) phát hiện và khai quật từ năm 2008 Những kết

quả của cuộc khai quật lần thứ nhất đã tạo nên những tranh luận về tính chấtvăn hóa của di tích này Sau đó, các cuộc khai quật tiếp vào các năm 2009-2010

và 2012 đã dần làm rõ được những van đề tranh cãi Việc tiếp cận, xử lý, tổng

hợp và tìm hiểu tính chất, niên đại và mối quan hệ của di tích Bãi Cọi là rất cầnthiết, sẽ làm rõ hơn những đặc trưng, diện mạo và đưa ra một cái nhìn kháchquan, chính xác cho địa điểm khảo cổ học này

1.2 Đây là một di tích khảo cô học mới, với nhiều vấn đề lý thú Di tích

đang và sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tới Những kết quả nghiên cứu sẽ cũng cấp thêm những tư liệu khảo cô học mới, cũng như những nhận

thức mới về 2 nền văn hóa lớn Đông Sơn - Sa Huỳnh cũng như mối giao lưugiữa hai nền văn hóa đó

1.3 Địa điểm Bãi Cọi đã trải qua 3 dot khai quật do Bảo tang Lich sử

Quốc gia tiến hành Tác giả luận văn may mắn được trực tiếp tham gia khai quật 2 dot và chỉnh lý những hiện vat của cả 3 dot Do đó, việc tiếp cận với

những tư liệu của di tích là rất thuận lợi Thêm vào đó, được sự động viên và

khuyến khích của lãnh đạo cơ quan và phòng ban, tác giả đã quyết định chọn

đề tài “Địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi (Hà Tĩnh) làm đề tài luận văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Tập hợp, hệ thống hóa các kết quả khai quật Bãi Cọi.

- Nghiên cứu, chứng minh tính chất của địa điểm Bãi Cọi

- Góp phần làm rõ hơn tính chất, niên đại địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi

12

Trang 17

- So sánh di tích Bãi Cọi với những di tích tiêu biểu cùng thời thuộc văn

hóa Sa Huỳnh va Đông Sơn dé làm rõ mối giao lưu quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn ở khu vực Bắc Trung bộ.

- Khang định vi trí, vai trò của di tích Bai Cọi trong việc nghiên cứu, tim

hiểu lịch sử vùng đất Hà Tĩnh thời tiền sơ sử

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các di tích và di vật khảo cô học của di tích

Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các kết quả của 3 lần khai

quật Bên cạnh đó, có so sánh với các di tích khác.

4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp nghién cứu:

- Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cé học truyền thống như phương pháp địa tang trong điều tra thám sát và khai quật khảo cô, phân loại,

loại hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật khảo cô

- Phương pháp nghiên cứu so sánh khảo cô học được sử dụng nhăm làm

rõ sự tương đồng và đị biệt giữa địa điểm Bãi Cọi và những di tích khảo cô học

liên quan Từ đó làm rõ những đặc trưng riêng, nổi bật của địa điểm Bãi Cọitrong bối cảnh mộ chum văn hóa Sa Huỳnh

- Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành va đa ngành như dân tộc học, xã hội học, các ngành khoa học tự nhiên

như địa ly, địa chất, phương pháp định niên đại C'*, phương pháp phân tích bào

tử phan hoa

- Ngoài ra, luận văn cũng vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lenin trong việc xem xét những suy luận, các

ý kiến khoa học, những kết luận

13

Trang 18

4.2 Nguồn tư liệu

- Các báo cáo điều tra, khảo sát và khai quật khảo cổ học, các bai nghiên cứu về địa điểm Bãi Cọi cũng như các di tích liên quan đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cô học.

- Luận văn cũng có tham khảo một số sách khoa học có liên quan nhưdia chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, c6 môi trường, cô nhân học cóliên quan đến tỉnh Hà Tĩnh

5 Kết quả và đóng góp của luận văn

- Luận văn tổng hợp, hệ thong hóa các tư liệu va kết quả nghiên cứu vàkhai quật địa điểm Bãi Cọi

- Nghiên cứu xác định đặc trưng văn hóa, chủ nhân và niên đại của địa

điểm Bãi Cọi Qua đó xác định vị trí và vai trò của địa điểm Bãi Cọi trong tiến trình lịch sử khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam.

- Cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, về thời tiền sơ sử Hà Tĩnh cũng như khảo cô học ở Việt Nam nói chung.

6 Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 chương chính:

- Chương 1: Tổng quan về di tích Bãi Cọi;

- Chương 2: Tổng hợp lại kết quả khai quật và nghiên cứu;

- Chương 3: tác giải đi sâu phân tích những đặc trưng về văn hóa và niên

đại, cũng như làm rõ mối quan hệ của văn hóa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa

Đông Sơn thông qua di tích Bãi Cọi

Bên cạnh đó, bố cục luận văn còn có Lời cam đoan, Danh mục chữ viết

tắt, Bảng chỉ dẫn minh họa, phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệutham khảo, phần Phụ lục (bản phân tích mẫu, bảng thống kê, bản đồ, bản vẽ,

bản dập và bản ảnh).

14

Trang 19

Chương 1 TONG QUAN VE DI TÍCH

1.1 Vi tri dia ly, lich str ving đất và con người

1.1.1 VỊ trí địa lý

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nộihơn 300km về phía nam Trên bản đồ hành chính, địa giới Hà Tĩnh trải đài từ17°54’ đến 18°50’ vĩ Bac và từ 103°48” đến 108°00° kinh Đông Phía bắc giáp

tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp hai tỉnh

Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía đông giáp biển Đông (Ban do 1)

Năm ở phía đông bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Nghi Xuân là huyện đồng băng ven biển, cách thành phố Hà Tĩnh 47km, cách thị xã Hong Linh 15 km vé phia nam,

phía bắc giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), phía đông giáp biển Đông Day

là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” hội tụ đầy đủ tinh hoa của núi Hồng, sông

Lam Và tại đó, tồn tại một địa điểm khảo cô học giai đoạn Tiền - Sơ sử - địa điểm khảo cô học Bãi Cọi.

Doc theo Quốc lộ 1A từ bắc vào nam, đi qua cầu Bến Thuỷ (Nghệ An)

đến ngã ba Gia Lach, rẽ trái khoảng 3km về đến thị tran Xuân An, tiếp tục đithêm khoảng Ikm về phía đông nam là xã Xuân Viên - nơi có sự phân bố địa

điểm khảo cô học Bãi Cọi (Ban đô 2) Toa độ địa ly Bãi Cọi được xác định là

18°36°31,8” vĩ Bắc, 105944°59,2” kinh Đông (Bản ảnh I, ảnh 1)

Địa điểm khảo cô học Bãi Cọi ban đầu được xác định là một cồn cát lớn

kéo dai theo hướng đông — tây, thuộc thôn 9 va thôn 10 của xã Xuân Viên,

huyện Nghi Xuân Di tích nằm trong thung lũng của dãy núi Hồng Lĩnh, phía

đông là RU Vực, đưới chân là Rao Vực - thượng nguồn của sông Mỹ Dương,

phía tây là núi RG Lần và cánh đồng Cửa Mu, phía nam là cánh đồng Khu Mây

và phía bắc là cánh đồng lúa xã Xuân Viên Bãi Cọi cách bở biển Xuân Thành khoảng 8km về phía đông Xuyên qua di tích, có con đường liên xã từ Xuân Viên đi Công Khánh và từ Xuân Lĩnh ra Quốc lộ 1A.

15

Trang 20

Ban đầu, di tích Bãi Cọi được xác định chỉ nằm trong khu vực cồn cátBãi Coi dài khoảng 1km, rộng khoảng 800m có xu hướng thoải dan từ tây sang

đông và những người khai quật đã lay con đường liên xã chia cồn cát này thành

2 khu là khu A và B [Nguyễn Mạnh Thắng và nnk, 2009, tr 9] Qua đợt khaiquật lần 2 năm 2009, khu vực thám sát và khai quật được mở rộng ra phía đôngbắc — tức là cả khu vực Bãi Lòi và phía nam, nơi mà năm 1974, các nhà khảo

cô học đã từng khai quật di tích Bãi Phôi Phối (Bản đồ 4).

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cô học vẫn phân biệt Bãi Cọi,Bãi Loi, Bãi Phôi Phối (Ban anh I, ảnh 2) Tuy nhiên, trên thực tế, có thé coi

những “bãi” này đều thuộc hệ thống di tích Bãi Cọi bởi chúng cùng nằm trên

một dai địa hình cồn cát kéo dai, tuy bị chia cắt bởi khu dân cư sinh sống và

địa hình canh tác Thêm vào đó, những hiện vật khai quật tại những khu vực

này có cùng đặc điểm, tính chất và niên đại tương tự nhau.

Phạm vi rộng hay hẹp của một địa điểm có nhiều cách hiểu khác nhau.Trong luận văn này, khái niệm “địa điểm khảo cô học Bãi Cọi” được tác giảxác định là bao gồm cồn cát Bãi Cọi và các điểm xung quanh như Bãi Loi, BãiPhôi Phối với diện tích trên 1km? Trong đó, cồn cát Bãi Cọi được coi là khu

trung tâm của địa điểm này, nơi đầu tiên phát hiện và khai quật; Bãi Phôi Phối

về mặt hình thé tự nhiên cũng chính là một bộ phận của cồn cát Bãi Cọi và tên

gọi này tuy không còn được người dân sử dụng phô biến, nhưng đã được tồn

tại trong các nghiên cứu khảo cô nên chúng tôi vẫn phân định khu vực riêngngăn cách với Bai Cọi bởi con đường liên xã Dia điểm khảo cô học Bãi Cọi

tạo thành một hình tam giác cân có đáy là cồn cát Bãi Cọi - Bãi Phôi Phối cạnh

1,5km và phần đỉnh là cồn cát Bãi Lòi

Như vậy có thể thấy, địa điểm khảo cô học Bãi Cọi nam trong hệ thống các di tích khảo cổ học tiền sơ sử tinh Ha Tinh cũng như khu vực miền Trung Việt Nam (Bản do 3) Bãi Cọi cách di tích Lang Vac (Nghệ An) khoảng 80km

16

Trang 21

về phía bắc, di chỉ Thạch Lạc khoảng 35km về phía nam, Cương Hà, Cổ Giang(Quảng Bình) 120km, Cồn Dài, Cồn Ràng (Thừa Thiên - Huế) 300km Đây là

vị trí giáp ranh giữa hai khu vực miền Bắc trung bộ - miền Trung trung bộ, khu vực chuyền giao của hai nền văn hóa khảo cô học nỗi tiếng Đông Sơn -

Sa Huỳnh.

1.1.2 Cảnh quan tự nhiên

Về địa hình, Nghi Xuân được xác định là một huyện đồng băng ven biển,

tuy nhiên, phía tây nam tiếp giáp với Hồng Lĩnh là núi cao, dưới chân núi là

các cồn cát tương đối bằng phăng và các cánh đồng trải dài ra phía đông Địa

điểm khảo cổ học Bãi Cọi nằm giáp chân núi, kẹp giữa hai dãy núi của hệ thong

núi Hông Lĩnh, độ cao từ 6 - 7m so với mực nước biên.

Di tích thuộc loại hình cồn cát, kéo dài từ chân núi ra phía đông Bè mặt

di tích phủ đất cát màu xám trắng, có thê cải tạo để canh tác các cây hoa màu.

Bên cạnh côn cát là các khoảnh ruộng trũng được người dân trồng lúa (Bản ảnh

2 — Bản ảnh 5).

Về khí hậu: cũng như các khu vực khác trong tinh Ha Tĩnh, huyện Nghỉ Xuân năm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí

hậu miền Bắc có mùa đông lạnh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và

ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa lạnh và

một mùa nóng Nhiệt độ bình quân thường cao Nhiệt độ bình quân mùa đông

từ 18-22°C, trong khi mùa hè là từ 25,5 - 33°C.

Theo thông tin trên Công thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Dau tu’,

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở

phía Băc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đêu trên

* http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=7

17

Trang 22

2000mm Hạ tuần thang 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm

54% tông lượng mưa cả năm, lại thường hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thôi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.

Nhìn chung, địa điểm Bãi Cọi nằm trên một khu vực có môi trường địa lý

và tự nhiên thuận lợi: gan bién, gan nguồn nước (Rào Vực), có cả núi và đồng

bằng Đây là điều kiện cho phép việc cư trú lâu dài của con người ngày từ thời

xa xưa Tại đây, dưới lòng đất còn lưu lại những bằng chứng cho sự tồn tại của

con người từ thời Hậu ky Đá mới, đặc biệt là bằng chứng khảo cổ học của di tíchBãi Cọi Với hệ thống cồn cát nối dai cho thấy chứng tích đường bờ biển cô đã

tồn tại cách ngày nay hàng nghìn năm ở khu vực này Điều này có nghĩa con đường giao thương trên biển đã mở ra, tạo điều kiện cho người cô có thé thâm

nhập nhiều chiều, đi lại giữa các vùng miền từ vùng núi, đất liền đến các vùng

hải đảo, vùng duyên hải khác một cách dễ dàng [Phạm Thị Ninh, 2016]

1.1.3 Lịch sử vùng đất và con người

Huyện Nghi Xuân là địa phương có lịch sử lâu đời và được xem là vùng

“địa linh - nhân kiệt” hội tụ day đủ tinh hoa của không gian văn hóa Hồng Lĩnh

- Lam giang Huyện Nghi Xuân hiện nay có 2 thị tran: Nghi Xuân, Xuân An và

17 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hai,

Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, Xuân

Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, Xuân Yên với diện tích khoảng

218km?, dân số: 100.300 (số liệu 2001)”.

Nghi Xuân nói riêng, tiêu vùng văn hóa Nghệ Tĩnh nói chung đã sớmđược cư dân cô khai phá Đại Việt sử ký toàn tu cho biết: Thời Thành Vươngnhà Chu (khoảng năm 1063 - 1026 trước Công nguyên), nước Việt ta lần đầu

Ÿ http://www.thuongmaibiengioimiennui.gov.vn/?Code=281&Products=

18

Trang 23

sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng Vương thứ mấy), xưng là ViệtThường thị, hiến chim trĩ trắng [Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên,

1993, tr 5] Sự kiện Việt Thường dâng chim trĩ được các chép lại trong nhiều

nguồn tài liệu khác như Đại Việt sử lược [Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Khắc

Thuan, 1993], Viét Nam sử lược [Trần Trọng Kim, 2008] với nội dung kháđồng nhất “ đến đời Thành Vuong nhà Chu (1024 - 1005 trước CN), Việt

Thường Thị mới đem dâng con bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi là Khuyết địa, Đái

ký ”[Khuyết Danh, 2005, tr 18] Dau nước Việt Thường chỉ được dé cập một

cách khá tan mát, rời rac và đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học chưa tim được chứng cứ vật chat dé chứng minh sự ton tại của quốc gia cổ này nhưng

theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, nếu that sự có sự hiện điện của nước

Việt Thường trên lãnh thổ nước ta thì cương vực của Việt Thường nằm đâu đó

ở vùng Thanh - Nghệ Có quan điểm cho răng Việt Thường Thị hình thành trên

cơ sở của các bộ lạc sau khi giải thể xã hội nguyên thủy, bước vào ngưỡng cửa

xã hội văn minh đầu tiên trước nha nước sơ khai Theo ông Bùi Thiết, phạm vi

của Việt Thường Thị tương ứng với vùng Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay mả

Hồng Lĩnh là trung tâm [Bùi Thiết, 2016, tr 44]

Đến thời Hùng Vương, sau khi dựng nước Văn Lang, vua Hùng đã chia

đất nước thành 15 Bộ (tương đương 15 đơn vị hành chính) bao gồm: Giao Chi,

Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hai, Lục Hải, Thang

Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan,Cửu Đức [Đào Duy Anh, 2005, tr 50] Trong đó, huyện Nghi Xuân nằm trong

địa giới Bộ Cửu Đức.

Thời nhà Hán (Bắc thuộc), Nghi Xuân thuộc huyện Hàm Hoan, quậnCửu Chân Theo Đào Duy Anh, huyện Hàm Hoan thời Hán là huyện lớn nhấtcủa quận Cửu Chân, gồm cả miền Nghệ An và Hà Tĩnh [Đào Duy Anh, 2005,

tr 55-56] Thời thuộc Duong, Nghi Xuân thuộc huyện Hàm Hoan, Châu Hoan.

19

Trang 24

Tên gọi “Hoan châu” được sử dụng sang thời tự chủ và kéo dài đên hêt các vương triêu: Định, Tiên Lê.

Đến thời Lý, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã sắp xếp lại các đơn vịhành chính địa phương Theo học giả Đào Duy Anh thì từ thời Lý Thái Tổ đếnnăm 1069 (thời điểm vua Lý Thánh Tông mở rộng đất đai về phía nam), nước

Đại Việt bao gồm 24 đơn vị hành chính cấp địa phương Trong đó Nghi Xuân

thuộc địa phận Phủ Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay) [Đào

Duy Anh, 2005, tr 122-123].

Các vương triều Trần, Hậu Lê, danh xưng “Phủ Nghệ An” nhiều lần thay

đôi, hoặc là “trại”, “lộ” hoặc là “trấn”, “xứ” nhưng địa giới về cơ bản vẫn ôn

định Sang thời Nguyễn, Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Năm

1831, vua Minh Mạng chia Nghệ An tran thành 2 tinh: Nghệ An và Hà Tĩnh,

lay sông Lam làm ranh giới

Đến năm 1976, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sáp nhậpNghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ - Tĩnh Năm 1991, Quốc hội Việt Namkhóa VIII “Căn cứ vào Diéu 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam; Sau khi nghe To trình của Hội dong Bộ trưởng, ý kiến của Hội dong nhân dân các tỉnh, bdo cáo của Uỷ ban thẩm tra phương án diéu chỉnh

địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến của các

đại biểu Quốc hội” đã ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ

An và tỉnh Hà Tĩnh.

Nghi Xuân xưa được xem là vùng dat học của tran Nghệ An Trong thời

kì phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ đại khoa [Nguyễn Thị Út Hằng, 2015, tr.5] với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc,Trần, Phan, Uông, Đậu và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên

Điền, Uy Viễn, Cương Gian, Cổ Dam, Tả Ao, Phan Xá

20

Trang 25

Nhiều người thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân, như danh nhân vănhóa thế giới, Đại Thi hào Dân tộc Nguyễn Du; đại doanh điền, nhà thơ Nguyễn

Công Trứ; nhà địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Hậu Lê; Danh tướng Nguyễn Xí;

Thiêm đô Ngự sử Phạm Ngữ; Danh nho Đặng Thái Phương; Hoàng giáp Phan

Chính Nghị; Tế tướng Nguyễn Nghiễm; “An Nam ngũ tuyệt”, nhà thơ NguyễnHành; TS, Toản Quận công Nguyễn Khản; Tổng đốc, Thượng thư Ngụy Khắc

Tuan; quê gốc của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp (quân sư của hoàng dé Quang

Trung), Bảng nhãn Trần Bảo Tín, Thám hoa Nguyễn Bật Lạng, Thámhoa Ngụy Khắc Đản; nhà sử học Trần Trọng Kim (Thủ tướng của Chính phủ

Đề quốc Việt Nam)

Trong số những người nỗi tiếng hiện nay, từ huyện Nghi Xuân có: Nghệ

sĩ Nhân dân Đào Mộng Long; Nhà Giáo Nhân dân Lê Hải Châu; GS, nhà khảo

cô học Hà Van Tan; GS, TS y khoa Ha Văn Mao; Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Lê

Đóa; GS Vũ Ngọc Khánh; Đậu Ngọc Xuân (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kếhoạch Nhà nước); TS Uông Chu Lưu (Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ

Tư pháp); GS Kinh tế Nguyễn Đình Hương; GS Trần Ngọc Hiên (nguyên Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng

biên tập báo Nhân dân

1.2 Lịch sử nghiên cứu

1.2.1 Những nghiên cứu trước năm 2008

Trong chương trình nghiên cứu dấu vết thời kỳ Hùng Vương trên đấtNghệ Tinh, đầu năm 1974, nhóm các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đãđặt chân đến đất Xuân An [Hà Văn Phùng, Trinh Dương, Đào Linh Côn, 1974,

tr 81-82] Họ đã phát hiện (trên bề mặt) một khuyên tai 2 đầu thú không nguyênvẹn Theo kết quả phân tích, chiếc khuyên tai này được làm bang chất liệu tale

21

Trang 26

[Nguyễn Kim Dung, Hung Hsiao-chun, Yoshiyuki Iizuka, 2016, tr 47, 51].

Đây là những tín hiệu đầu tiên cho biết văn hóa Sa Huỳnh hay sự ảnh hưởng của văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đất Xuân An của huyện Nghi Xuân.

Tháng 5/1974, Đoàn nghiên cứu khảo cô học của Khoa Lịch sử trườngĐại học Tổng Hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phát hiện và thăm dò, thám sát Bãi Phôi

Phối Theo nhận định lúc bay giờ của đoàn nghiên cứu thì di chỉ Phôi Phối có

niên đại Hậu kỳ Đá mới và mang nhiều nét tương đồng với di chỉ Cồn Lôi Mốt

[Hà Văn Tắn, Trương Quang Liễn, 1976, tr 51-53], thuộc loại hình cồn đắt,không thuộc loại hình cồn sò điệp như nhiều di chỉ đã biết trên đất Hà Tĩnh

Đến năm 1976, sinh viên khoa Sử trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội đã

tiến hành khai quật ở khu vực phía đông nam di chi Bãi Phôi Phối [Vũ Quốc

Hiền, 1976; Lê Đình Phúc, 1976] Kết quả khai quật cho thấy tầng văn hoá ở

đây dày từ 36cm - 210cm Về hiện vat, phát hiện nhiều đồ gốm, đồ đá, rìu mài

ở lớp trên và công cụ ghè đẽo ở lớp dưới Các nhà khai quật cho rằng, di chỉ

Bãi Phôi Phối là một di chỉ Hậu kỳ Đá mới thuộc văn hoá Bàu Tró, ngoài ra

cũng phi nhận tai đây có cu dân thời đại đồng thau hoặc muộn hơn cư trú.

Mùa hè năm 1977, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử

Quốc gia) đến khảo sát Bãi Phôi Phối, đoàn khảo sát đã mở một hồ thám sát

2m”, phát hiện một số mảnh gốm, đặc biệt là 3 vòng thuỷ tinh màu xanh lục có

đường kính khoảng 8 - 9cm Những hiện vật này hiện đang được trưng bày tại

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đây là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một giai đoạn muộn hơn ở di chỉ Bãi Phôi Phối.

Trong 30 năm sau đó, các cán bộ Bao tàng Lich sử Việt Nam (cũ), Viện

Khảo cô học đã vài ba lần phúc tra lại di chỉ Bãi Phôi Phối, chủ yếu khảo sáttrên mặt đất, không tiến hành bat cứ một cuộc thám sát và khai quật nao

22

Trang 27

1.2.2 Những lần thám sát và khai quật sau năm 2008

1.2.1.1 Lan thám sát và khai quật thứ nhất (cuối 2008 - dau 2009)

Tháng 11 năm 2008, các đồng nghiệp Bảo tang Hà Tĩnh và cán bộ xãXuân Viên đã thông tin báo dẫn về việc người dân ở đây đã đào được rất nhiều

đồ cô, đặc biệt là đồ đồng trong khu Bãi Cọi, kế cận với Bãi Phôi Phối Nhận được thông tin trên, đoàn khảo sát của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tang Hà Tĩnh tiến hành khảo sát kỹ khu vực này Qua khảo sát, nhận thay đây là một di tích khảo cô học quan trọng đang bị xâm hại nặng nề Vì vậy, cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở

văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hà Tĩnh tiến hành khai quật di tích BãiCọi lần thứ nhất Kết quả cho thay đây là một di tích hội tu trong mình những

yếu tổ văn hoá chủ đạo của cu dân Sa Huỳnh - Đông Sơn [Nguyễn Mạnh Thang

và nnk, 2009, tr 34].

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến xoay quanh tinh chất, nguồn gốc và chủnhân, diện phân bồ của di tích này [Nguyễn Mạnh Thắng và nnk, 2009, tr 36]

1.2.1.2 Lan thám sát và khai quật thứ hai (cuối 2009 - dau 2010)

Cuộc khai quật lần thứ 2 đã được tiếp tục vào cuối năm 2009, đầu năm

2010 do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức.Kết quả càng cho thấy tính chất nỗi trội của văn hoa Sa Huynh ở di tích Bãi

Cọi, nhưng có ảnh hưởng, giao lưu mạnh với văn hóa Đông Sơn [Nguyễn Mạnh

Thắng và nnk, 2010]

1.2.1.3 Lan thám sát và khai quật thứ ba (cuối 2012)

Cuối năm 2012, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tàng Quốcgia Hàn Quốc tiến hành khai quật Bãi Cọi lần thứ 3 Những tư liệu về cuộc khaiquật này được chỉnh lý sơ bộ tại Việt Nam và sau đó được chuyên sang Hàn

23

Trang 28

Quốc nghiên cứu Trên co sở kết qua đó, năm 2014, Bảo tang Lịch sử Quốc gia

và Bao tang Quốc gia Hàn Quốc đã phối hợp xuất bản cuốn Di tích Bãi Cọi Bãi Lòi (Hà Tĩnh - Việt Nam) Song, đây chỉ mang tính chất của báo khai quật

-(lần 3), những nội dung của sách chưa khái quát hết được kết quả của các lầnkhai quật trước đó cũng như làm rõ được mối quan hệ giữa Bãi Cọi với các ditích khác [Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, 2012]

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu trên, nhiều bài viết về địa điểm Bãi Cọi

còn được trình bảy trong các Hội thảo khoa học, các tạp chí khoa học chuyên ngảnh

1.3 Téng quan về tư liệu Những tư liệu về Bãi Cọi đầu tiên có lẽ phải kế đến những dé cập trong

các tạp chí Khảo cổ học như số 16 năm 1974 với bài “Điều tra khảo cô học ở

Hà Tĩnh” của Đỗ Đình Truật, Trịnh Dương; số 17 năm 1976 với bài “Điều trakhảo cổ học ở Nghệ An — Hà Tĩnh” của Hà Văn Phùng, Trịnh Dương, Đào LinhCôn” và bài “Xưởng làm đồ đá núi Dau — Bãi Phôi Phối” của Hà Văn Tan

Những tư liệu đầu tiên này đã đề cập đến khu vực Xuân An với những nhận

định ban đầu về một thời đại đồng thau — sắt sớm ở khu vực này, trong đó đáng

chú ý là việc phát hiện chiếc khuyên tai hai đầu thú ở Xuân An.

Những tư liệu về khai quật khảo cổ học chính thức là những báo cáo khai

quật năm 1976 của khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp: Báo cáo sơ bộ kết

quả khai quật khảo cô học di tích Bãi Phôi Phối năm 1976 của Vũ Quốc Hiền

(phan đồ đá) và Lê Dinh Phúc (phần đồ gốm) Tuy nhiên, những kết quả này

chỉ đề cập đến giai đoạn văn hóa Quỳnh Văn mà chưa thấy có những dấu tích

của giai đoạn Bãi Coi.

Tư liệu chính thức và đầy đủ về địa điểm khảo cô học Bãi Cọi chính là những báo cáo của các đợt khảo sát và khai quật di tích Bãi Cọi: Bao cáo kết

quả khai quật Bãi Cọi lần 1; Báo cáo kết quả khai quật Bãi Cọi lần 2 do Thạc

24

Trang 29

sĩ Nguyễn Mạnh Thang cùng các cán bộ Bảo tàng Lich sử Quốc gia thực hiện,

Đáng chú ý là báo cáo khai quật lần thứ 3 có sự hợp tác của các nhà khảo cỗ học Hàn Quốc (cũng do Ths Nguyễn Mạnh Thắng chủ trì) đã được xuất bản

thành sách.

Những kết quả khai quật di tích Bãi Cọi cũng được trích dẫn trong cácbài viết trên Thông báo khoa học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia như: “Kết quảkhai quật di tích Bãi Cọi lần 2” của các tác giả Nguyễn Mạnh Thắng, Lê NgọcHùng, Chu Mạnh Quyền trong Thông báo khoa học năm 2011; “Đồ trang sức

tại di tích Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)” của Nguyễn Mạnh Thắng, Chu Mạnh

Quyên trong Théng báo khoa hoc số 2 năm 2016; Bài viết “Những hiện vật

Đông Sơn tại di tích Bãi Cọi, Hà Tĩnh” của Ths Nguyễn Mạnh Thắng trên tạp

chí Thé giới Di sản số 10 năm 2014;

Trong các bài báo cáo của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia “Hoạt động khảo

cô học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mùa điền dã 2008 - 2009” và “Hoạt động khảo cô học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mùa điền dã 2009 - 2010”

cũng như các bài tham luận “Di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh) qua kết quả khai quật

năm 2008 — 2009 của nhóm tác giả Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Mạnh Thắng, Chu Văn Vệ, Lê Văn Chiến, Hoàng Văn Thưởng, Trần Hồng Dan, Nguyễn Thị Hiền

tại Hội nghị Thông báo Khảo cô học năm 2009 và năm 2010; tham luận “Kếtquả khai quật lần 3 di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh) của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia,

Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, Bảo tang Quốc gia Hàn Quốc trong Hội nghị Thông

báo khảo cô học năm 2013 cũng đã đưa ra những kết quả khai quật Bãi Coi dé

các học giả cùng thảo luận.

Ngoài ra, những tư liệu về Bãi Cọi cũng được các tác giả viết trong tham

luận “Văn hóa Sa Huỳnh - suy nghĩ từ Bảo tang Lịch sử Việt Nam” của Vũ

Quốc Hiền, Trương Đắc Chiến [2009] in trong Kỷ yếu hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh được tô chức tai Quảng Ngãi năm 2009;

25

Trang 30

“Di tích Bãi Cọi qua ba lần khai quật” [Nguyễn Mạnh Thắng, Chu Mạnh Quyên,

2014] và tham luận “Những dấu tích, di vật Đông Sơn tại di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh)” [Nguyễn Mạnh Thang, Lê Ngọc Hùng, 2014] in trong Kỷ yếu Văn hóa Đông Sơn — 90 năm phát hiện và nghiên cứu do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tô

chức và xuất bản năm 2014

Tư liệu về Bãi Cọi còn là các ý kiến bản luận Hội thảo về di tích Bãi Cọi

năm 2008 với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu về khảo cô học, đặc

biệt là các chuyên gia về văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh

Bên cạnh đó, những bài viết về văn hóa và các di tích văn hóa Sa Huỳnh,

Đông Sơn (đặc biệt là loại hình Đông Sơn phía nam), cũng là những tư liệu quan trọng trong việc tham khảo, so sánh di tích, di vật ; Những tư liệu lịch

sử, văn hóa của vùng đất là có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về vị trí địa lý, lịch sử vùng đất này.

1.4 Tiểu kết chương 1

Hà Tinh bao gồm cả huyện Nghi Xuân thuộc khu vực Bắc Trung bộ nước

ta Đây là vùng tiếp giáp giữa Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ nên khí hậu chuyển tiếp từ bắc đến nam Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp

nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức Xét cho cùng, những khó

khăn, thách thức mà khí hậu đưa lại cho vùng đất này nhiều hơn so với các vùng

khác trong cả nước.

Về mặt địa lý, di tích Bãi Cọi có vi trí dia lý khá đặc biệt Trước đây, người

ta coi cực bắc của văn hóa Sa Huỳnh là phía bắc đèo Hải Vân, tương ứng với Bình

- Trị - Thiên Tuy nhiên, khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật di tích Cồn Rang

và Côn Dài ở Huế năm 2002 [Nguyễn Ngọc Quý, 2011] và 2006 [Vũ Quốc Hiền,

Lê Ngọc Hùng, Chu Văn Vệ, 2006| thì nhận thức về cực bắc của văn hóa SaHuynh đã ít nhiều thay đổi Theo các nhà nghiên cứu thì Cồn Rang và Cồn Dài ở

Huế là một dang văn hóa Sa Huỳnh điền hình, là “vùng lõi” của văn hóa Sa Huỳnh.

26

Trang 31

Cực bắc của văn hóa Sa Huỳnh do vậy có thê bị đây thêm về phía bắc Việc phát

hiện di tích Bãi Cọi đã cho thấy sức lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh, chí ít đã đến

tận Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, Nghệ An và Hà Tĩnh vốn được coi là một vùng địa văn hóa

Hai tính chỉ phân cách nhau bởi con sông Lam hay còn gọi là sông Cả Đây là

con sông gắn liền với 1 trong 3 loại hình văn hóa Đông Sơn (loại hình lưu vực

sông Cả) mà tiêu biéu nhất là di chỉ Làng Vac (Nghia Đàn, Nghệ An) Do vậy,

người ta cho rằng các di tích thời đại kim khí ở Hà Tĩnh cũng sẽ thuộc loại hình

văn hóa Đông Sơn lưu vực sông Cả và chịu sự chi phối của trung tâm Làng Vac(Nghệ An)

27

Trang 32

Chương 2 QUÁ TRÌNH KHAI QUẬT VÀ NGHIÊN CỨU

2.1 Các cuộc thám sát và khai quật

Cho đến nay, địa điểm khảo cổ học Bãi đã được khai quật 3 lần Do do đặc điểm thời tiết và khí hậu khu vực Bắc Trung bộ nên những đợt khai quật

khảo cô học ở khu vực này chủ yếu diễn ra vào mua đông, khoảng thời gian từtháng 11 năm trước cho tới thang 1 năm sau Đây là thời điểm thuận lợi nhất

cho các hoạt động điền đã khảo cô học, tránh được cái năng nóng của mùa hè,

mưa bão mùa thu, nồm âm của mùa xuân

2.1.1 Khai quật lan 1 năm 2008 - 2009 Thực hiện quyết định số 5191/QD-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm

2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hoá, Thé thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tiến hành khai quật di tích khảo cổ học Bãi Cọi thuộc xóm 1, thôn 9, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân,

tỉnh Hà Tĩnh Cuộc khai quật bắt đầu từ giữa tháng 12 năm 2008 và kết thúc

vào cuối tháng 1 năm 2009 [Nguyễn Mạnh Thắng và Nnk, 2009, tr 2].

Những người khai quật đã lấy đường liên xã từ Xuân Viên đi Công

Khánh làm ranh giới chia Bãi Cọi làm 2 khu: khu A nằm bên trái (về phía đông)

và khu B nằm bên phải (về phía tây) Trong đợt này có tổng cộng 7 hồ khaiquật tai 2 khu A và B với tổng diện tích 164,2m? Những hồ khai quật này đều

thuộc khu vực trung tâm cua di tích Bãi Cọi (Bang 1).

Tại khu A, chúng tôi mở 2 hồ khai quật có ký hiệu 08.BCo.HI và

08.BCo.H2 (Bản ảnh 6; Bản ảnh 7) nằm về phía đông bắc giáp với Rao Vực

và cách khu vực khai quật Bãi Phôi Phối năm 1976 khoảng 300m về phía bắc

(Bản vẽ 1) Ở khu B chúng tôi mở 5 hồ có ký hiệu từ 08.BCo.H3 đến 08.BCo.H7

(Bản vẽ 2; Bản vẽ 3; Bản ảnh 8 - Bản ảnh 12) năm về phía tây nam, sat hồ nước

và cách khu vực khai quật năm 1976 khoảng 100m về phía tây

28

Trang 33

2.1.2 Khai quật lần 2 năm 2009 - 2010

Cuộc khai quật di tích Bãi Cọi lần 2 được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phốihợp với Bảo tảng Hà Tĩnh tiến hành trong 40 ngày từ giữa tháng 12 năm 2009

đến cuối tháng 1 năm 2010 theo Quyết định số 4504/QD-BVHTTDL ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch [Nguyễn Mạnh Thắng

và nnk, 2010].

Khác với đợt khai quật lần thứ nhất, khai quật Bãi Cọi lần 2 chủ yêu được

tổ chức tại khu B của di tích Bãi Cọi, đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành khảo

sát ra các khu vực xa trung tâm di tích và mở một số hỗ thám sát tại Bãi PhôiPhối, Bãi Lòi, Trảng Vạn, Đền Phúc Đa

Dựa trên kết quả của cuộc khai quật lần 1 và qua khảo sát trên thực địa,

trong cuộc khai quật lần thứ 2 này, các nhà khảo cổ học mở tổng cộng 10 hé

(Bảng 2) Trong đó:

- 4 hồ khai quật tại khu Bãi Coi được ký hiệu 09.BCo.H1 (Bản vẽ 4, hình

1), 09.BCo.H2, 09.BCo.H3 (Bản vẽ 4, hình 2; Bản anh 13 - Ban anh 15),

09.BCo.H4 (Bản ảnh 16) với tong diện tích là 117m” Các hồ đào được mở về

phía tây đường liên xã từ Xuân Viên đi Công Khánh (thuộc khu B - theo phân chia của năm 2008);

- 5 hỗ thám sát tại Bãi Lòi 09.BLo.TSI, 09.BLo.TS2, 09.BLo.TS3,

09.Blo.TS4, 09.BLo.TSS (Bản vẽ 5, Bản vẽ 6; Bản ảnh 17 - Ban anh 21) Day là

một cồn cát rộng cach Bãi Cọi [km về phía bắc, được ngăn cách với Bãi Cọi bởi

khu dân cư thôn 9 Trên thực tế, Bãi Lòi và Bãi Cọi đều năm trên cùng một cồn

cát chạy dai theo con sông Mỹ Dương Tổng diện tích thám sát Bãi Loi là 74,5m”.

- 1 hỗ thám sát khác tại Bãi Phôi Phối (09.BPP.TS) (Ban anh 22) Hồthám sát được mở đề tìm hiểu mối liên hệ giữa Bãi Phôi Phối và Bãi Cọi, códiện tích 8m? Như đã nói ở trên, thực tế, Bãi Phôi Phối là tên gọi gọi cũ của

29

Trang 34

một phần Bãi Cọi Hồ thám sát được mở cạnh 3 hồ khai quật vào năm 1976,

thuộc mảnh đất của ông Nguyễn Văn Hải và phân biệt với các cả cồn cát nên chúng tôi vẫn gọi theo tên cũ là Bãi Phôi Phối.

Tổng diện tích của cuộc khai quật lần 2 là 199 5m”

2.1.3 Khai quật lần 3 năm 2012 Cuộc khai quật di tích Bãi Cọi lần thứ 3 được Bảo tang Lich sử Quéc gia

va Bảo tang Quốc gia Han Quốc phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch

Hà Tĩnh (Bảo tàng Hà Tĩnh) tổ chức từ ngày từ ngày 3/11/2012 đến ngày13/12/2012 theo định số 4367/QD-BVHTTDL ngày 08/11/2012 Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch Mục đích của đợt khai quật lần thứ 3 di tích Bãi Cọi lànhằm xác định rõ hơn diện phân bố và tính chất văn hóa của di tích này Đồngthời đây cũng là đợt khai quật tiếp nối dự án nghiên cứu dai hạn 2009 - 2013

giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc Theo đó, di tích Bãi Cọi được lựa chọn do vị trí, tính chất đặc biệt của mình [Bảo tàng Lịch

sử Quốc gia, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, 2013, tr 117]

Trong cuộc khai quật lần này, chúng tôi đã quyết định mở 4 hồ khai quật(Bảng 3), cụ thê như sau:

- 03 hồ tại Bãi Lòi gồm:

+ Hồ 1 có có ký hiệu 12.BLo.HI, điện tích 72m? (9m x 8m), hướng bắc —

nam (Bản vẽ 8; Ban anh 23) Hỗ này cách hỗ 09.BLo.TS5 (khai quật năm 2009) 13m về phía bắc Do cần xác định địa tầng, chúng tôi đã quyết định chia thành

4 hồ nhỏ: hồ tây bắc, hồ đông bắc, hồ tây nam, hồ đông nam, mỗi hồ có diệntích 14m? (4m x 3,5m) Giữa các hé này có bờ khống chế rộng Im

+ Hồ 2 có ký hiệu 12.BLo.H2, diện tích 9m? (3m x 3m), hướng bắc - nam(Bản vẽ 9; Bản ảnh 24) Hỗ này cách hỗ 09.BLo.TS5 (khai quật năm 2009)2,5m về phía bắc

30

Trang 35

+ Hồ 3 có ký hiệu 12.BLo.H3, diện tích 14,25m”, hướng bắc - nam lệch đông 10° Hồ này cách hồ 09.BLo.TS5 (khai quật năm 2009) 4m về phía đông nam (lúc đầu hồ có diện tích 10m2, do các cum mộ xuất lộ tại vách tây và vách bắc nên chúng tôi đã quyết định mở rộng thêm hồ ở phía vách tây 0,5m và vách

bắc được mở rộng thêm 1,2m x 2,5m) (Bản vẽ 10; Bản ảnh 25)

- 01 hồ tại Bãi Cọi có ký hiệu 12.BCo.H4, hồ có diện tích 12m? (3m x 4m)tại phần đất của gia đình ông Trần Đình Hải (Bản vẽ 11; Bản ảnh 26) Hỗ mở

theo hướng đông bắc - tây nam Hồ này nằm cách hé 08.BCo.H2 (khai quật

năm 2008) khoảng 120m về phía đông nam

Tổng diện tích các hồ khai quật lần 3 là 107,25m?

Như vậy, có tổng cộng 21 hồ khai quật với tổng diện tích các hồ khai quật

và thám sát của 3 lần là 470,95m? (Bản 4) Trong đó, ở khu vực Bãi Cọi và Bãi

Phôi Phối có 13 hố khai quật với diện tích 293,2m2, ở khu vực Bãi Loi là 8 hố

khai quật và thám sát với diện tích 177,75m” (Bảng 5).

2.2 Địa tầngCác hồ đào hoàn toàn nằm trong đất cát, có độ sâu từ 0,7 đến 1,4m Tổng

hợp từ những đặc điểm địa tầng của cả 3 lần khai quật có thể thấy, phần lớn trong các hồ đào cho thấy không có vết tích cư trú (ngoại trừ 3 hồ 09.BCo.HI,

09.BCo.H2 và 09.BLo.TS), nhưng dựa vào sắc độ các lớp đất cát tự nhiên cóthê chia thành 3 lớp sau:

- Lớp thứ nhất day khoảng 10 - 20cm là đất cát chứa nhiều mun thực vật

Trang 36

Các hồ có tang cư trú gồm 02 hồ khai quật (09.BCo.H1 và 09.BCo.H2)

và 01 hồ thám sát 09.BPP.TS (Bản vẽ 7), tính từ trên xuống cũng gồm 3 lớp:

- Lớp thứ nhất day khoảng 5 - 15cm là lớp cát chứa nhiều min thực vật

có màu nâu xám.

- Lớp thứ hai dày từ 70 - 90cm, cát có màu xám nhạt, xám đen là lớp văn

hoá chứa các di tích, di vật Những di vật gốm trong tang cư trú tại các hố khai

quật (09.BCo.H1 và 09.BCo.H2) có tính chất tương đồng với toàn bộ khu di

tích Bãi Cọi Còn tại hố thám sát 09.BPP.TS, di vật gốm lại mang nhiều đặc

trưng của văn hóa Quỳnh Văn như loại hình gốm thô, đáy nhọn, chải 2 mặt

- Lớp thứ 3 là sinh thé, cát có màu vàng sam

Nhu vậy, địa điểm khảo cô học Bãi Coi là một di chi mộ táng, có dau vết

cư trú mờ nhạt nằm trên những côn cát rộng Người xưa đã chọn các bãi đấtcao hơn xung quanh làm nơi chôn cất Các mộ được chôn cạnh nhau xen kẽ cả

mộ huyệt dat và quan tài gốm, chưa thấy có hiện tượng chôn chong lẫn nhau.

Độ sâu của mộ khá nông, từ 20cm đã bắt đầu xuất hiện vết tích của mộ Có lẽ,

trải qua hang nghìn năm, mưa gió tự nhiên và hoạt động của con người đã san

bạt phần nào độ cao của những cồn cát này Hiện nay, tại nhiều vị trí, tình trạng khai thác cát đã xâm phạm nghiêm trọng đến địa tầng di tích, đặc biệt là vi trí

trung tâm.

2.3 Di tích

Tại Bãi Cọi, các dấu tích khảo cổ học được phát hiện chủ yếu là mộ táng.

Theo số liệu tong hợp từ ca 3 lần khai quật, tong số mộ tảng được xác định là

45 ngôi Di tích mộ táng được chia thành 2 loại chính là mộ huyệt đất và mộquan tài gốm (Bang 6) Trong mỗi loại hình mộ trên lại chia thành những phân

loại nhỏ hơn.

32

Trang 37

2.3.1 Mộ huyệt đất Theo cách hiểu truyền thống, mộ huyệt đất là loại hình táng thức mang đậm nét phong cách Đông Sơn, bên cạnh loại hình mộ thuyền hoặc thân cây

khoét rỗng: còn mộ quan tài gốm, hay mộ chum là táng thức đặc trưng của cư

dân Sa Huỳnh Tuy nhiên, thực tế ở từng văn hóa khảo cô, bên cạnh những loại

hình mộ táng chủ yếu còn tồn tại rất nhiều loại hình mộ táng khác Ví như songtáng với mộ chum truyền thống, cư dân Sa Huỳnh cũng sử dụng táng thức mộ

đất với những đặc trưng riêng.

Tuy nói là mộ đất nhưng thực tế, các ngôi mộ này đều được kè gốm bên

dưới Ở Bãi Cọi, các nhà nghiên cứu đã khai quật được tổng số 21 mộ dat

(chiếm 46,67% tổng số di tích mộ táng), trong đó, lần khai quật thứ nhất là 14

mộ, lần thứ 2 là 4 mộ và lần thứ 3 là 3 mộ:

Trong lan khai quật thứ nhất, mộ đất chiếm sé lượng lớn 14 mộ trên tổng

số 16 mộ táng được phát hiện.

- Mộ đất 08.BCo.H2 là một cụm mộ ăn vào vách tây nam của hố đào

(Ban ảnh 27, ảnh 1-2) Hiện vật tuỳ táng tìm thay là một chiếc nồi vỡ văn khắc

vạch 6 tram và một rìu đồng lưỡi xòe cân Do vị trí hồ đào nằm gần những ngôi

mộ hiện đại và chân cột điện cao thế nên chúng tôi không mở rộng thêm.

- Mộ 08.BCo.H3.C1 nam trong ô B2, C2, xuất lộ ở độ sâu 22cm Mộ này

đã có dấu vết bị đào phá (Bán ảnh 27, ánh 3) Đồ tuỳ táng là một chiếc bình bị

vỡ hoàn toàn nhưng vẫn còn nguyên dáng được đặt đứng Bình vai gãy có chân

dé, cô cao, miệng loe, trên vai được vẽ họa tiết khắc vạch zich zac.

- Mộ 08.BCo.H3.C2 năm trong ô B3, C2,3 và D2,3, xuất lộ ở độ sâu

20cm Mộ này có dấu vết bị đào phá ở một góc (Bản ảnh 27, anh 4) Đồ tuỳtáng và các mảnh gốm vỡ phân bồ thành một dải dài 1,6m rộng 0,6m Hiện vật

33

Trang 38

tuỳ tang gồm có: Ichiếc nôi vai xuôi nhỏ, 1 nồi vai gãy có chân dé, 1 bát bồng

và một số mảnh gốm vỡ.

- Mộ 08.BCo.H3.C3 nam trong các 6 Al, 2; BI, 2 xuất lộ ở độ sâu 35cm.

Mộ này đã bị đào phá gần như hoàn toàn, hiện vật tuỳ táng bị xáo trộn Sau khi

xử lý kỹ có thể nhận thấy sự có mặt của một số hiện vật tuỳ táng như nồi, bình,

bát bong đặc biệt, trong mộ nay ngoài việc phát hiện được một chiếc cuốc sắt

hình chữ U còn tìm thay một khuyên tai ba mau thuỷ tinh màu xanh (Bản ảnh

50, ảnh 1).

- Mộ 08.BCo.H3.C4 nam trong 6 D1,2 và D’1,2 xuất lộ ở độ sâu 45cm,

có xu hướng ăn sâu vào vách đông nam Hiện vật tuỳ táng xuất lộ là các mảnh gốm vỡ của các loại hình bình, nồi có dấu hiệu của gốm bị đập vỡ, đem kè

quanh mộ.

- Mộ 08.BCo.H4.C1 nằm trong ô B2,3 C2,3 xuất lộ ở độ sâu 85cm Mộ

này khá nguyên vẹn, đồ tuỳ táng và các mảnh gốm vỡ kè đứng phân bố trên

cùng bình độ, tạo thành hình chữ nhật dài 2,1m, rộng Im (Ban ảnh 27, ảnh 5).

Qua xử lý, làm rõ, chúng tôi nhận thấy hiện vật tuỳ táng còn khá nguyên vẹn

gồm: | nồi gốm, 1 mũi giáo sắt và 1 cuốc sắt hình chữ U đặt dọc giữa mộ, còn

lại là những mảnh gốm bị đập vỡ và rải xung quanh mộ Điểm đặc biệt là hiệntượng phía trong lòng của dai gốm có một vệt cát màu xám đen khác mau cátxung quanh, đây có thể là dấu vết của vật chất hữu cơ bị phân huỷ từ thi thể của

chủ nhân mộ.

- Mộ 08.BCo.H4.C2 nằm trong ô A3-4, xuất lộ ở độ sâu 44em Mộ đã bị đào phá hoàn toàn, không còn giữ được hiện trạng nguyên thuỷ vốn có (Bản ảnh 27, anh 6) Hiện vật tuỳ tang trong cụm mộ này rat ít, chỉ thay một vài

mảnh vỡ của nôi gôm.

34

Trang 39

- Mộ 08.BCo.H5.CI nằm trong ô F2, 3, xuất lộ ở độ sâu 67em Mộ này

đã bị đào phá, đồ tuỳ táng là các mảnh gốm vỡ năm tập trung thành cụm dài

0,6m, rộng 0,6m.

- Mộ 08.BCo.H6.C1 nam trong ô B1,2 và C2,3, xuất lộ ở độ sâu 15cm.

Mộ này cũng đã bị đào phá, đồ tuỳ táng còn thấy là các cụm gồm vỡ nằm lộn

xôn, kéo dài 2,1m, rộng 0,6m.

- Mộ 08.BCo.H6.C2 năm trong ô A2,3,4,5 và B2,3,4,5, xuất lộ ở độ sâu

từ 30cm - 50cm Mộ khá nguyên vẹn chưa có hiện tượng bị đào pha Ở mộ này

có thé nhận thay rat rõ các hiện vật bằng gốm đã bị cố tinh đập vỡ dé rải xungquanh mộ, chỉ có hai hiện vật nguyên, gồm một chiếc bình có chân bị vỡ (sau

khi chôn) đặt đầu đông bắc mộ và một nồi vai xuôi loại nhỏ đặt chính giữa.

Đáng chú ý trong mộ này phát hiện được một chiếc cuốc sắt hình chữ U

- Mộ 08.BCo.H6.C3 nam trong ô A8, B8 và C7,8, xuất lộ ở độ sâu từ 22cm đến 69cm Mộ này đã bị dao phá rat nặng, các mảnh gốm tuỳ táng vỡ nát, năm rải rác thành các đống nhỏ.

- Mộ 08.BCo.H7.C1 nằm trong ô A1,2,3 và B1,2,3, xuất lộ ở độ sâu 60cm

Mộ đã bị đào phá rìa phía đông nam Hiện vật tuy táng phân bố theo hình chữ nhật, dai 2,1m, rộng 0,8m, gồm một nổi vai xuôi, một bát bồng và hai chiếc

cuốc sắt hình chữ U nằm thành một cụm ở phía đông bắc Các mảnh gốm được

rải khá đêu xung quanh mộ.

- Mộ 08.BCo.H7.C2 nằm trong 6 B3,4,5 và C5, xuất lộ ở độ sâu 28cm

- 66cm Mộ nay đã bị đào phá một phan phía đông bắc Hiện vật tuỳ táng gồm một vò gốm, một bình gốm vai gãy có chân dé, 1 nồi vai xuôi, 1 dao gam và

1 giáo sắt, một cuốc sắt hình chữ U, ngoài ra là các mảnh gốm vỡ năm tải rác.Cụm hiện vật tuỳ táng trong mộ này phân bố theo hình chữ nhật dài 2,2m,

rộng 1,1m.

35

Trang 40

- Mộ 08.BCo.H7.C3, nằm trong ô C4, 5 và D4, 5, xuất lộ ở độ sâu từ

35cm - 65cm Mộ này cũng bị phá một phan ở phía đông bắc Hiện vật tuỳ táng

là một chiếc nỗi vai xuôi đặt úp cùng các mảnh gốm vỡ, phân bố theo hình chữ

nhật dài 2m; rộng 0,8m.

Trong cuộc khai quật lan 2, số lượng mộ đất giảm di đáng kể, chỉ phát

hiện 3 mộ (so với 14 mộ ở cuộc khai quật lần 1):

- Mộ 09.BCo.H3.MI đặt ở độ sâu 45cm, lệch về góc đông nam của hồ

khai quật 3, cách mộ chum 09.BCo.H3.M2 khoảng 100cm Day là một cụm

gốm được xếp xung quanh thành hình chữ nhật có chiều rộng 0,6cm và chiềudài 2m (Bản ảnh 29, ảnh 3-4) Huyệt mộ nằm theo hướng đông - tây Đồ tuỳ

táng chỉ thấy các loại bình và nồi gốm đã bị nứt vỡ được xếp ngay ngắn xung

quanh mộ và tập trung nhiều hơn ở đầu tây nam Không tìm thấy xương cốt và

đồ tùy táng khác.

- Mộ 09.BLo.TS3.M3 đặt theo trục đông - tây, dai gần 1,2m và nam liền

kề với mộ chum 09.BLo.TS3.MI, song song và cách vách bắc 50cm (Ban ảnh

30, anh 5-6) Mộ có hiện tượng chèn, kẻ gốm vỡ, đây là hiện tượng đã từng gặp của mộ huyệt đất tại di tích Bãi Cọi trong lần khai quật trước Đồ tuỳ táng ngoài

đồ gốm còn có 2 khuyên tai ba mau bang đá den, 1 rìu đồng hình chữ nhật,

họng hình thang.

- Mộ 09.BLo.TS5.M4 xuất lộ ở góc tây nam của hồ, hướng mộ năm theo

đông bắc - tây nam (Bản ảnh 31, anh 6) Gốm ở mộ này nam tập trung ở hai

đầu, trong đó dày đặc nhất là ở phía tây nam, tuy nhiên gốm đã bị vỡ nát gần hết đo bị đào phá Ngoài ra, trong mộ này còn phát hiện được một chiếc rìu xéo

gót tròn.

Trong cuộc khai quật thứ 3, các nhà khảo cô học phát hiện được 3 mộ,

tập trung ở khu vực Bãi Lòi:

36

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w