1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Phát thanh cơ sở trong việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp

82 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát thanh cơ sở tuyên truyền đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tác giả Dương Hoàng Minh
Người hướng dẫn PGS,TS. Phạm Văn Linh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 20,26 MB

Nội dung

Đây mạnh công tác tuyên truyền theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh, trên phương tiện truyền thanh cơ sở nhằm cu thé hoá Chỉ thị 05-CT/TW ngày15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HO CHÍ MINH

1.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài

Dựa vào đặc điểm của loại hình và phương thức truyền thông tin, người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về phát thanh.

Phát thanh là một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng âm thanh phong phú, sinh động như: lời nói, tiếng động, âm nhạc để truyền tải thông điệp nhờ sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công chúng.

Trong giáo trình “Truyền thông đại chúng” PGS.TS Tạ Ngọc Tân đã đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gom lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nên hoặc minh họa cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng võ tay, tiếng on đường pho Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn sóng điện từ và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, phát thanh là một loại hình báo chí và trong giáo trình “Tác phẩm báo chi’ tập 2 các tác giả đưa ra khái niệm: “Phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) dé chuyén tải thong điệp nhờ sử dụng ky thuật sóng điện từ va hệ thong truyền thanh, tác động vào thính giác (vào tai) của công chúng”.

PGS.TS Phạm Thành Hung cũng đã định nghĩa phát thanh như sau: “Phá thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh dé chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông dao công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù”.

Báo phát thanh cũng có một tên gọi khác là báo nói Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được

11 truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tang kỹ thuật ứng dung công nghệ khác nhau”

(Luật Báo chí năm 2016, điều 3, khoản 4).

Trong hệ thống báo chí nước ta hiện nay, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng thuận tiện, gần dân nhất, với mạng lưới phủ khắp quốc gia, vươn tới tận từng xóm thôn, xóm, khu dân cư.

Trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ phát thanh được định nghĩa như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thong dây dân” (Chiên lược phát triển thông tin đến năm 2010, điều 2, mục a).

Theo từ điển Tiếng Việt “7r„yên” là truyền âm thanh đi xa bang sóng điện từ hoặc bằng dây Theo các nhà ngôn ngữ học, thì động từ “7r„uyên” thường đi liền với phương thức truyền, cũng từ điển này định nghĩa “7ruyên” là lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiễu người, nhiễu nơi biết Truyền thanh có nghĩa là truyền âm thanh đi xa bang radio (Vô tuyến truyền thanh) hoặc bang “đường đây”.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì “truyền thanh” là kênh truyền thông đại chúng sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh truyền thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp.

Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012): “Truyền thanh là phương thức truyén tải thông tin tiếng động, âm thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa Hệ thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đâu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dân và các loa”.

Truyền thanh cũng được gọi là radio, là một kỹ thuật để chuyên giao dùng biên điện sóng từ có tân sô ít hơn tân sô của ánh sáng Radio hay vô tuyên, truyén

12 thanh là thiết bị kỹ thuật ứng dụng sự chuyền giao thông tin không dùng cách biến điện sóng điện tử có tần số thấp hơn tần số của ánh sáng, đó là sóng radio.

Radio còn được dùng để chỉ máy thu thanh; một thiết bị điện tử dùng để nhận về các sóng âm đã được biến điệu qua ăngten dé khuyéch dai, phuc hồi lai dang âm thanh ban dau và cho phát ra ở loa.

Có thé thay, mặc dù đều cung cấp thông tin bằng âm thanh tổng hợp, tác động đến tai người nghe nhưng phát thanh và truyền thanh vẫn có những điểm khác nhau cơ bản Phát thanh là phát thông tin bằng sóng điện từ hoặc qua internet, sóng vệ tinh, không gian rộng lớn, còn truyền thanh phải truyền thông tin qua dây dẫn, trong phạm vi nhất định.

Phát thanh và truyền thanh cơ sở Trong thời đại bùng nỗ các phương tiện thông tin truyền thông, hệ thống phát thanh cơ sở đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng cung cấp các thông tin chính thống thiết thực đến đời sống của người dân, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Ở thế kỷ XX thay đổi nhanh chóng và toàn diện của các phương tiện truyền thông nhờ các bước tiến đột phá về khoa học kỷ thuật Công nghệ mới xuất hiện phương tiện truyền thông truyền thống, thay đổi đồng thời hình thành nên những phương tiện chưa từng xuất hiện trước đó với những ưu điểm vượt trội, gọi la phương tiện truyền thông đa phương tiện Tiêu biểu chính là thiết bị cá nhân di động (điện thoại di động thông minh, là ipad, may tính bảng, máy tính xách tay ), mạng Internet, hay mới đây là công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality - VR) Các phương tiện này có những ưu điểm vượt trội mà không một phương tiện truyền thông truyền thống nào có thế so sánh được.

TIỂU KET CHƯƠNG 1ĐỨC, PHONG CÁCH HO CHÍ MINH CAC DAI TRONG CUM U

MINH THUQNG 2.1 Vài nét về đài truyền thanh huyện trong cum U Minh Thượng, tinh

Sự ra đời và phát triển Thực hiện thông tư liên tịch số:17/2010/TTLT-BNV ngày 27 tháng 2 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, quy định vị trí và chức năng Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đài Phát thanh cấp huyện) là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện chịu sự quản lý trực tiếp của Uy ban nhân dân cấp huyện, quan lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh.

Vào năm 1997 Đài Truyền thanh-Phát thanh cấp huyện chính thức phát sóng FM không dây được lắp đặt ở các cụm đông dân cư, khu vực chợ, trụ sở, cơ quan

Các Đài huyện tự sản xuất chương trình phát thanh hàng ngày với thời lượng 30-60 phút/ngày (gồm tin tức thời sự địa phương và chương trình văn nghệ giải trí ) và phát lại từ 2 lần đến 3 lần/ngày. Đến năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số:

982/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2017 phê duyệt đề án “nâng cấp và phát triển hệ thống phát thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”. Đối với các đài trong cụm U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang có 04 Đài phát thanh gồm: Đài phát thanh huyện An Biên; Đài phát thanh huyện Am Minh; Đài phát thanh huyện U Minh Thượng và Đài phát thanh huyện Vĩnh Thuận.

35 Đài Phát thanh các huyện trong cụm Minh Thượng với đội ngũ nhân sự tương đối giống nhau, mỗi Đài đều có 05 biên chế gồm có 03 bộ phận gồm:

+ Bộ phận hành chính, kế toán làm nhiệm vụ: văn thư lưu trữ, chi trả tiền lương, nhuận bút của cơ quan.

+ Bộ phận phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên làm nhiệm vụ viết tin bài, xây dựng, sản xuất chương trình phát thanh hàng ngày, hướng dẫn nghiệp vụ cho đài truyền thanh xã, thị trấn.

+ Bộ phận kỹ thuật, phát sóng làm nhiệm vụ thu âm, dựng và phát sóng chương trình phát thanh hàng ngày; tiếp sóng chương trình phát thanh, truyền hình Kiên Giang, Đài tiếng nói Việt Nam; hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, sửa chữa, thiết bị cho các đài xã, thị tran. Đài Phát thanh huyện An Biên:

An Biên là huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang; Tây và Bắc giáp vịnh Thái

Lan, Nam gíap huyện An Minh và huyện U Minh Thượng; Đông giáp sông Cai

Lớn, ngăn cách với huyện Châu Thành và huyện Gò Quau Về hành chính gồm thị tran Thứ Ba va 8 xã là: Tây Yên, Tây Yên A, Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A, Hưng Yên, Đông Yên, Đông Thái Huyện có tổng diện tích trên 40.028,98ha, với dân số 147.297 người. Đài Phát thanh An Biên trước đây trực thuộc bộ phận của Đài Phát thanh-

Truyền hình Kiên Giang Đến năm 1997, giao trả về UBND huyện quản lý toàn diện, Đài Phát thanh An Biên là đơn vị hành chính sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện An Biên, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Dai phát thanh- truyền hình Kiên Giang Tan số phát sóng FM là: 96 MHz. Đài Phát thanh An Biên có tổng số 06 cán bộ, viên chức, người lao động, được tô chức thành 3 tổ, (trong đó họp đồng lao động 01):

+ Tổ hành chính gồm 03 người: 01 trưởng đài, 01 phó trưởng dai (phụ trách phóng viên, biên tập viên), 01 kế toán kiêm văn thư-lưu trữ.

+ Tổ kỹ thuật: 01 người (kiêm quay camera, kiên thủ quỹ).

+ Tổ PV: 02 người (02 phóng viên kiêm phát thanh viên).

Bên cạnh việc sản xuất chương trình phát thanh, từ năm 2018 đến nay Đài đã xây dựng chương trình phát thanh trực tiếp mỗi tháng một kỳ, vào ngày 15 với củ đề: “Dân hỏi cơ quan chức năng trả lời” và duy trì cho đến nay. Đài Phát thanh huyện An Minh:

Huyện An Minh được thành lập ngày 13 tháng 01 năm 1986, theo Quyết định số 07/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tách ra từ huyện An Biên Là huyện thuộc vùng U Minh Thượng, năm cách xa trung tâm của tỉnh; có diện tích tự nhiên là 59.055 ha Dân số toàn huyện là 130.664 người, mật độ dân số 221 người/km2, có 03 dân tộc chính là: Kinh, Hoa và Khmer, Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 78.011 người.

- Phía Nam giáp huyện U Minh, huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

- Phía Bắc giáp huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

- Phía Đông giáp huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

- Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.

Huyện có 11 xã, thị tran, gồm các xã: Đông Hưng, Đông Hung A, Đông

Hưng B, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây, Tân Thạnh, Thuận Hòa, Đông Hòa, Đông Thanh và thị tran Thứ 11; trong đó có 06 xã bãi ngang ven biển là: Đông Hưng A, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây, Tân Thạnh và

Thuận Hòa Toàn huyện có 74 ấp và 04 khu phố với 854 t6 nhân dân tự quản Trung tâm hành chính của huyện đặt tại Khu phố 3, thị tran Thứ I1. Đài Phát thanh huyện An Minh trước đây trực thuộc bộ phận của Đài Phát thanh-Truyền hình Kiên Giang Đến năm 1997, giao trả về UBND huyện quản lý toàn diện, Đài Phát thanh huyện An Minh là đơn vị hành chính sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện An Minh, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Đài PT- TH Kiên Giang Tần số phát sóng FM là: 100.3MHz.

Hiện Đài Phát thanh An Minh có 05 cán bộ, viên chức Trong đó, có 01 trưởng Đài, 01 phó trưởng Đài, còn lại cán bộ chuyên môn Cơ câu tô chức của Đài

37 chia làm 03 bộ phận: biên tập chương trình, kỹ thuật phát sóng, và kế toán — văn phòng. Đài An Minh tự sản xuất 01 chương trình phát thanh địa phương phát hàng ngày với thời lượng 30 phút, ngày phat 02 buổi, sáng chiều Ngoài ra còn đăng tải các tin, bài đưới dạng văn bản trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Tính đến cuối năm 2019, trang web của Đài đã có hơn 360.000 lượt truy cập. Đài có 1 máy phát sóng phát thanh FM công suất 500W, 01 bộ dựng truyền hình phi tuyến, 01 bộ thu phát thanh, 02 Camera DV cam, 01 máy ghi âm, 01 cột ăng ten Hiện Đài đã phủ sóng 99% địa bàn huyện An Minh. Đài phát thanh huyện U Minh Thượng Huyện U Minh Thuong, tỉnh Kiên Giang (trước đó là tinh Rach Gia) được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2007, theo Nghị định 58/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Nội dung Nghị định như sau,[1]thành lập huyện U Minh Thuong trên cơ sở điều chỉnh: 7.135,82ha diện tích tự nhiên và 18.843 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của các xã Thạnh Yên, Thạnh Yên A thuộc huyện An

Biên 13.376,67 ha diện tích tự nhiên và 10.877 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của xã An Minh Bắc thuộc huyện An Minh 22.757,81 ha diện tích tự nhiên va 38.356 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của các xã: Minh

Thuận, Vĩnh Hòa, Hòa Chánh thuộc huyện Vĩnh Thuận.

Dia giới hành chính huyện U Minh Thuong:

Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận

Phía Tây giáp huyện An Biên, An Minh

Phía Bắc giáp huyện Gò Quao

TIỂU KET CHUONG 2LAM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HO CHÍ MINH

3.1 Thành công và hạn chế của cụm đài U Minh Thượng trong tuyên truyền đấy mạnh học tập làm theo thư tướng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Những thành công tác động tích cực

Phương tiện Phát thanh-Truyền thanh gọi chung là truyền thông là một loại hình cung cấp thông tin nhanh nhất Mọi người có thê tiếp xúc với tất cả các loại phương tiện truyền thông từ kênh Phát thanh - Truyền hình, phim ảnh và quảng cáo của những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Công thông tin điện tử, các trang mạng trên Internet

Ngày nay, phương tiện truyền thông đóng vai trò tác động tích cực đến đời sống xã hội Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng Truyền thông có sự tác động to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sông, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới đến với người dân Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống thông tin cơ sở với đa dạng, phong phú các loại hình thiết chế đã ngày càng khang định vai trò của mình trong công tác thông tin tuyên truyền, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là kênh thông tin sát thực, gần gũi với cuộc sống người dân và là công cụ chỉ đạo, điều hành hữu hiệu của cấp ủy, chính quyền

CƠ SỞ. Đối với các đài phát thanh-truyền thanh trong cụm U Minh Thượng với đội ngũ nhân sự tương đối giống nhau, mỗi đài chỉ có 05 nhân sự, gồm cả lãnh đạo, hành chính, chuyên môn, nhưng mỗi đài đều sản xuất ít nhất 01 chương trình thời sự tổng hợp phát thanh hàng ngày với thời lượng từ 15 đến 30 phút, gồm có tin, bài và biên tập chương trình văn nghệ giải trí 30 phút/ngày Ngoài ra các đài còn mở thêm các

60 chuyên mục, chuyên dé, tiết mục, phát định kỳ và ngắn hạn, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương Đội ngũ viên chức vừa biên tập vừa quay phim, cộng tác tin, bài với đài phát thanh - truyền hình tỉnh, mỗi người kiêm nhiệm cùng lúc 02 đến 03 công việc, phóng viên kiêm phát thanh viên, quay phim viên; kỷ thuật kiên công tài chính; phát thanh viên kiên văn thư-lưu trữ

Một số hạn chế, bất cập của các đài cụm U Minh Thượng Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động của hệ thống phát thanh cơ sở cũng bộc lộ không ít những bat cập Trước hết, ở tam vĩ mô, các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động phát thanh cơ sở còn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, bởi đây là một lĩnh vực quản lý Nhà nước còn mới (hiện vẫn chưa có Quy chế quản lý cụ thể về hoạt động phát thanh cơ sở), các văn bản chỉ đạo đôi khi còn có phần chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến những khó khăn trong triển khai thực hiện Thêm vào đó, hệ thống các thiết chế Phát thanh nhiều nơi đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư sửa chữa và nâng cấp kịp thời, các trang, thiết bị kỹ thuật không đồng bộ, cũ, lạc hậu.

Chia sẻ về van đề này, ông Võ Hoang Phong — Trưởng dai truyền thanh huyện An Biên cho rằng, trụ sở Đài được đầu tư xây dựng đã lâu, xuống cấp, bồ trí phòng làm việc chuyên môn riêng dé sản xuất chương trình, số còn lại phải bố trí làm việc chung với các bộ phận khác như bộ phận phóng viên-biên tập viên phải làm chung với bộ phận hành chính, do trụ sở trật hẹp, không đủ phòng chuyên môn, nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, điều kiện bảo quản trang thiết bị còn yếu nên dẫn đến tình trạng nhanh xuống cấp Cùng chung quan điểm, ông Lê Hoàn Đảm - Trưởng đài truyền thanh huyện An Minh: Cán bộ đơn vị ít, chỉ có 05 biên chế, và phần lớn là đào tạo, bồi dưỡng nhiều, chưa được đào tạo bài bản chuyên môn sâu, lại kiêm nhiệm nhiều việc trong khi chế độ phụ cấp chỉ trả nhuận bút không có, chế độ thủ lao cho đối tượng này còn quá thấp, dẫn đến hạn chế trong hoạt động chuyên môn và sự nhiệt tình với công việc.

Thực tế là, không ít các chương trình tuyên truyền của đài phát thanh-truyền thanh cấp huyện thông tin còn nghèo nàn, nội dung chưa phong phú, chủ yếu vẫn là những thông tin mang tính thông báo nên chưa chưa hấp dẫn người nghe Trong khi

61 mặt bằng dân tri không đồng đều giữa các vùng miền, việc chậm thay đổi nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng đã dẫn đến hạn chế trong hiệu quả thông tin tuyên truyền.

Theo thống kê mỗi ngày, các đài cấp huyện chỉ sản xuất và phát sóng một chương trình phát thanh Trong đó có đài không làm chương trình ngày thứ 7, chủ nhật Tần suất phát sóng như vậy là quá thưa, không đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin mới liên tục của công chúng Các chương trình thực hiện theo lói mòn, đổi mới chậm, thiếu tính hấp dẫn về nội dung và cách thể hiện Nhiều chương trình nội dung sơ sài Thông tin trong chương trình phát thanh của các đài cũng chủ yếu mới mang tính chất tuyên truyền chủ trương, chỉ đạo từ các cấp ủy, chính quyền tới nhân dân một cách đơn điệu, còn mang tính nặng nề, áp đặt Mức độ phản ánh thường dừng lại ở bề mặt nỗi, ít đi vào chiều sâu, thiếu sự phân tích, lý giải sâu sắc nguyên nhân, dự báo chiều hướng phát triển, phản ánh ý kiến đa chiều từ các bên liên quan, tính thời sự, tương tác thấp, không phản ánh kip thoi được những sự kiện, tinh huống mới xuất hiện, hay những vấn đề dư luận quan tâm. Đánh giá khách quan tính thời sự, phản ánh các van đề bức xúc ở địa phương và tính phản biện xã hội trong các chương trình phát thanh các đài cấp huyện, phần đông cho rằng chưa tốt Đặc biệt, hai yếu tố phan ánh các van đề bức xúc và tính phản biện xã hội, hơn một nửa ý kiến đánh giá không tốt.

Kết cấu chương trình còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt Tính tương tác thấp.

Ngôn ngữ khô khan, rập khuôn, nặng về văn viết, thiếu sự tự nhiên cũng như tính giao tiếp với thính giả Cách thê hiện đơn điệu, không khai thác và phát huy được lợi thế âm thanh tổng hợp của phát thanh Trong các bản tin, tin lễ tân còn nhiều, dài dòng nhưng ít thông tin do phải nêu đầy đủ chức danh, tên họ các lãnh đạo tham dự.

Các tin, bài có phỏng vấn còn ít, hầu như không sử dụng tiếng động hiện trường và

Những khó khăn trong quá trình thực hiện? Nguyên nhân đạt được kết quả?

Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là gi?) Thé loại cũng không thực sự đa dạng khi tin, phan ánh, phóng sự vẫn chiếm tỷ lệ lớn Yếu tố giải trí — thư giãn it được quan tâm.

Nhận xét cụ thể về các yếu tố: bố cục chương trình, phương pháp thể hiện, thé loại tin bài, giọng doc phát thanh viên, đa phan thính gia chỉ đánh giá ở mức khá Có tới 3 trong 4 tiêu chí chỉ được 20% số người đánh giá tốt.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu diéu tra của tác giả

Nguyên nhân hạn chế, bat cập Các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động phát thanh cơ sở còn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, cơ sở vật chất chưa được đồng bộ và đầu tư đúng mức; nhân lực còn hạn chế, nhất là số lượng nhân sự ít (05 biên chế/đài huyện); chưa được công nhận là cơ quan báo chí, các chế độ chính sách nhuận bút không có; chế độ thù lao thấp, chưa thu hút được đội ngũ cộng tác viên cơ sở; kinh phí hoạt động còn phụ thuộc vào ngân sách địa phương.

Từ thực trạng trên dẫn đến số lượng tin bài tuyên truyền về học tập làm theo tư tưởng đạo duc, phong cách Hồ Chí Minh phát trên sóng Phát thanh-Truyén thanh ở các đài trong cụm U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang qua 2 năm (2018-2019) còn quá ít Đài An Minh tuyên truyền trên sóng phát thanh huyên được 52 bài, 25 tin; đài An Biên 40 bài, 30 tin; đài U Minh Thượng 38 bài, 30 tin; đài Vĩnh Thuận 52 bài, 33 tin Với số lượng này chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong công tác tuyên truyền trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghệ số như hiện nay.

TIỂU KET CHUONG 3

Dé nâng cao chat lượng hoạt động, tăng cường vai trò của cả hệ thống dai phát thanh cấp huyện, cần thực hiện tổng thé, đồng bộ các giải pháp nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, nội dung thông tin phải được đổi mới cả nội dung và hình thức, đa dạng phương thức tuyên truyền theo hướng lấy thính giả làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu của thính giả.

Cần có những chính sách, cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống các đài cấp huyện hoạt động.

KET LUẬN

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các cơ quan báo chí trong tinh/thanh phố và khu vực, hệ thong phát thanh cơ sở có bước phát triển vượt bậc cả về bộ máy tô chức, đổi mới trang thiết bị và nội dung hoạt động Đài phát thanh huyện thực sự trở thành một kênh thông tin quan trọng, chủ đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền địa phương Các đài cấp huyện đã thể hiện được vai trò chủ đạo trên mặt trận tư tưởng - văn hoá ở cơ sở, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở địa phương Thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, công tác tuyên truyền, chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân một cách kịp thời và hiệu quả, đây còn là kênh thông tin phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và bản sắc của dân tộc.

Công tác thông tin là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở Công tác lãnh đạo, định hướng nội dung truyền thông cần phát huy sức tốt mạnh tổng hợp của cả hệ thong chính tri, sử dụng khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, hiện có đề thực hiện tốt công tác truyền thông đại chúng.

Thực hiện tốt công tác định hướng tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương dé làm tốt công tác thông tin ở cơ sở; bao đảm cung cấp day đủ, kịp thời những thông tin, kiến thức cần thiết trong cuộc sống lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư xã, thị tran; đồng thời chủ động dau tranh, phan bác các thông tin sai sự thật, xuyên tac, nói xấu chế độ, góp phần củng có sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở địa phương.

Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng Tuy nhiên, hệ thống Đài phát thanh cơ sở với lợi thế phủ sông rộng, kịp thời, tiết kiệm chi phí và cung cấp thông tin chính thống vẫn giữ một vị trí không thê thiếu trong công tác tuyên truyền ở cơ sở nhất là việc đây mạnh học tập và là theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.

Tuy nhiên, hoạt động của các đải cấp huyện hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập Nội dung thông tin mang tính áp đặt một chiều Hình thức thé hiện con cứng nhắc, chưa sinh động, hấp dẫn Sản xuất chương trình vẫn theo cách thức truyền thống Phương thức truyền tải qua loa công cộng bộc lộ sự không phù hợp với xã hội hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị Trong khi đó, mô hình quản lý còn những bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đài Chính vì vậy, mặc dù có những lợi thế về khả năng thông tin nhanh, phục vụ sát thực, trực tiếp nhu cầu thông tin, tuyên truyền ở địa phương nhưng nhìn chung, khả năng cạnh tranh, sức thu hút của các đài cấp huyện còn thấp Thực tế tại một số đài huyện cho thấy, có tình trạng cơ sở vật chất bị xuống cấp, không đảm bảo việc thu, phát sóng, tiếp âm Hệ thống máy móc và loa hoạt động rất tốt trong những năm đầu tiên, sau đó do thiết bị thu đặt ở ngoài trời chịu sự tác động của thời tiết, nên hư hỏng phải sửa chữa, khắc phục nhiều lần Bên cạnh khó khăn do cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh ở xã còn nhiều hạn chế, đa phần là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi công việc, chế độ phụ cấp không cao, chưa có nhiều giải pháp dé đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh ở cơ sở Do đó việc quản lý trang thiết bị kém kém hiệu quả, ảnh hưởng phần nào đến công tác tuyên truyền đến người dân.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa, lợi ích của hệ thống các đài phát thanh cấp huyện Da phan ý kiến công chúng được hỏi và lãnh dao các cơ quan quản lý tại các địa phương đều khang định những đóng góp quan trọng và sự cần thiết cần duy trì mạng lưới đài phát thanh cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh sự nỗ lực của các đài thì cũng cần sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan được giao quản lý, hướng dẫn hoạt động của đài, thực hiện nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn một cách rõ nét, thực chất hơn Đồng thời, có những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế hoạt động của các đài, tạo điều kiện để đội ngũ phóng viên, kỷ thuật viên, biên tập viên yên tâm công tác.

Bối cảnh bùng nỗ thông tin với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ 4.0 hiện nay, vấn đề đặt ra đối với đài phát thanh cấp huyện là không nhỏ Để duy trì

74 hoạt động, khăng định được vai trò của đài phát thanh - truyền thanh cơ sở trong việc đây mạnh công tác tuyên truyền, đòi hỏi các đài phải mạnh dan thay đổi tư duy, đôi mới toàn diện và sâu sắc dé bắt kịp với xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, thích ứng với sự thay đổi của công chúng, đáp ứng nhu cầu thính giả Muốn vậy, cần phát triển theo hướng hiện đại hóa về kỹ thuật công nghệ, chuyên nghiệp hóa về sản xuất, đa dạng hóa về thé loại chương trình, khai thác triệt để sức mạnh của phát thanh kỹ thuật số, cập nhật những xu hướng mới trong sản xuất và phát sóng chương trình Trong đó, phải đổi mới mạnh mẽ nội dung thông tin và hình thức thể hiện với yêu cầu sản xuất những sản phẩm công chúng cần, muốn chứ không phải những thứ đài có; đa dạng các phương thức truyền tải, chú trọng các phương thức mới tận dụng lợi thế của mạng Internet (website, mạng xã hội), có như vậy mới phát huy được hệ thống phát thanh cơ sở trong việc đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w