1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình không lời bình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền hình không lời bình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
Tác giả Tran Van Chuyen
Người hướng dẫn PGS.TS Dinh Van Huong
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 41,61 MB

Nội dung

Trước tiên, đối với các đồng nghiệp tại Đài Phát thanh - Truyền hìnhCà Mau đã hỗ trợ tích cực cho tác giả trong việc thực hiện những tác phẩmphù hợp với đề tài của luận văn đưa ra, đó là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

TRAN VĂN CHUYEN

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ HỌC

Cà Mau, 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN VĂN CHUYEN

TRUYEN HÌNH KHONG LOI BÌNHTRONG BOI CANH TRUYEN THONG DA PHUONG TIEN

Chuyên ngành: Báo chí học (Dinh hướng ứng dung)

Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ PGS.TS Đinh Văn Hường

Cà Mau, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của PGS.TS Đinh Văn

Hường, tác giả đã tiến hành nghiên cứu công trình luận văn của mình từnăm 2019 đến nay Theo đó, trong luận văn có những số liệu hoàn toànđúng với sự thật, trong quá trình làm luận văn học viên luôn cố gắng tìmtòi, học hỏi và luôn nghiêm túc nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốtnhất Trên tinh than đó, người làm luận văn cam đoan những số liệu sửdụng trong luận văn này chưa từng được công bố ở những công trình đã

nghiên cứu trước đó.

Cà Mau, ngày 10 tháng 04 năm 2021

Tác giả luận văn

Tran Văn Chuyển

Trang 4

LỜI CẢM ƠNVới sự giúp đỡ của quý thầy, quý cô từ Viện Đào tạo Báo chí vàTruyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, BanBiên tập Báo Cà Mau, Ban Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

nên tác giả hoàn thành luận văn này theo đúng tiến độ đề ra.

Trước tiên, đối với các đồng nghiệp tại Đài Phát thanh - Truyền hìnhCà Mau đã hỗ trợ tích cực cho tác giả trong việc thực hiện những tác phẩmphù hợp với đề tài của luận văn đưa ra, đó là “Truyền hình không lời bìnhtrong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” Trong đó phải kế đến các anhquay phim không ngại khó khăn dé cùng với tác giả thực hiện những tác phẩm

được xem là mới mẽ đối với cơ quan, qua đó những tác phẩm được phát trên

Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau Đối với Báo Cà Mau, các anh/chị cũngđã tích cự hỗ trợ tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu liên quan đến nhữngtác pham truyền hình online của đơn vi, trong đó có những tác phẩm mang

hiệu ứng xã hội cao, phù hợp với đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả Sau

cùng, học viên xin chân thành cảm ơn Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương

tại Ca Mau; Viện trưởng Viện Dao tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đạihọc KHXH&NV Hà Nội; đặc biệt là đối với PGS.TS Đinh Văn Hường, thầy

đã hướng dẫn trực tiếp luận văn cho học viên

Bằng sự nỗ lực nên luận văn đã hoàn thành Tuy nhiên, do bản thân cònmột số hạn chế về mặt chuẩn bị thời gian nên không tránh khỏi những thiếu

sót Do đó, rất mong được quý thầy, quý cô phản biện, góp ý thêm đề cho luận

văn được hoàn thiện theo đúng mục đích, ý nghĩa và được ứng dụng vào thực

tế trong quá trình phát triển những sản phẩm báo chí chất lượng sau này

Tran trọng cảm on!

Tác giả luận văn

Trần Văn Chuyển

Trang 5

MỤC LỤC[0010001 7

1 Lý do chọn dé tài ¿5s sSxeEEEEEE 9E EEE121121111 1111.1111 xe 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -¿2¿ ©5222: 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CUU - 53355 *++s+vvseeexssereesss 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên COU cecceececcecsesseessessessesseessessessessesseessesseesees 12

5 Phương pháp nghiên CỨU - c2 132111111113 35815811511 rrree 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiỄn 2-2-2 ©S£+E£+E£EE£EEEEEEEEEEErrkerrerveee 147 Kết cầu của luận văn -¿- 2 SE EEEE2E1E11111111111111 1111111 xe 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA TRUYEN HÌNH

KHÔNG LOT BÌNH -.-5cc 222tr l6

VD Co 2 8 16

LLL Khải niệm ĐảO Cỉ «<< cv 5 kg 16

1.1.2 Khái niệm truyén hìHh s- 55c ©ceSc+EeEeEterkerrrrrerkererred 171.1.3 Khái niệm truyền hình online s- s+ce+xe+xe+terkereresreee 18

1.1.4 Khải niệm báo Gién tH[ Ặ- SĂ Ăn TS 191.1.5 Khái niệm lời Dinh cv ng như 201.1.6 Khai niệm không lời Dinh ĂcccSSkSeihhsieireserrrreserrsee 21

1.1.7 Khái niệm truyền thong vescecescescecessesvescesseseeseesessessesesseseessssesesseeees 211.1.8 Khái niệm đa phương tiện và truyền thông da phương tiện 22

1.2 Cơ sở thực tiễn ¿- 52c SE tt E2 2122111111211 21 111 crke 24

1.3 Sự giống nhau và khác biệt của truyền hình có lời bình và truyền

hình không lời bình: - - 5 5 6+2 E 21 2 S29 ngư 26

Tidu két CHWONG 88-1445 28

Chương 2: THUC TRANG TRUYEN HÌNH KHONG LOI BÌNH TRENKENH TRUYEN HINH CUA DAI PHAT THANH - TRUYEN HINH CAMAU VA TRUYEN HÌNH ONLINE BAO CA MAU HIỆN NAY 29

2.1 Khái quát về Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Ca\ 8Š ẽa 30

2.1.1 Khái quát về Đài PT-TH Cà Mai 5-552©55c55555z555e¿ 302.1.2 Khái quát vé Truyén hình online Báo Cà Mau .- - 32

Trang 6

2.2 Nội dung của TH không lời bình trên kênh TH Đài PT-TH Ca Mau

và Truyền hình online Báo Cà Mau 2-5255 5c2£cEcrxerxees 33

2.2.1 Nội dung cua TH không lời bình trên kênh Dai PT-TH Cà Mau 332.2.2 Nội dung của TH không lời bình trên kênh Truyén hình online Báo

60.0 ẺẼẺẽaan 442.3 Hình thức của TH không lời bình - 5-55 +S< xxx 462.4 Công chúng tiếp nhận TH không lời bình ở tỉnh Cà Mau (Khảo sat) 54

2.4.1 Công chúng tiếp nhận TH không lời bình trên CTV 542.4.2 Công ching tiếp nhận TH không lời bình trên BCM 61

2.4.3 Công chúng tiếp nhận TH không lời bình trên địa bàn tỉnh Cà¡8 PP®.- 65

2.5 Đánh giá bước đầu thành công, hạn chế và nguyên nhân của TH

khOng Ly ND) 0 69

2.5.1 Đánh giá bước đầu thành công - 2 2©cce+cesrsrzrred 692.5.2 Đánh giá bước đâu hạn chế -+©ce©ce+ctcctectcrrcrresrkervees 712.5.3 Nguyên nhân thành CÔNg ĂSĂSSSSSSsksskksseeeree 722.5.4 Nguyên nhân hạn chế veecsesscessesssesssessesssessssssesssessusssesssessesesessusesessses 73

Tiểu kết chương 2 - 2-2-5 S2 SE EEEEEEEEE 2117171711111 11T cre 74Chương 3: MOT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NANG CAOCHAT LƯỢNG TRUYEN HÌNH KHONG LOI BINH TREN KÊNH

TRUYEN HÌNH DAI PHÁT THANH - TRUYEN HINH CA MAU VÀTRUYEN HINH ONLINE BAO CA MAU - -: 75

3.1 Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay 763.2 Một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng truyền hìnhkhông lời bình trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình

Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau -2225c55ecc52 79

3.2.1 Về nhận thức của lãnh đạo tỉnh - 793.2.2 Vẻ nhận thức của lãnh đạo sở, ban, ngành «««<- 813.2.3 VE cơ chế, chính SGN ceccccccccscscscscscscsescsssssssssesescscscscsssssssesererevevsees 833.2.4 Sự tham gia của công chúng vào quá trình này 85

Trang 7

3.3 Những khuyến nghị cụ thể đối với kênh truyền hình của Đài Phát

thanh - Truyền hình Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau thời1108200 88

3.3.1 Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau -. 88

3.3.2 Doi với Truyền hình online Báo Cà Mau 5 2-55-52552 89Tiểu kết chương 30 oo eecccecesecsscsscsessessessesscsscsscsessessessessestsssssessessessesees 91KẾT LUẬN oiocecceccccccsscssscssessessecsessucsscssessecsecsucsusssessessessecsusssessessessecsessseeseeseess 93TÀI LIEU THAM KHẢO À - 5£ 52+2E22E‡EESEECEEEEEEESrkrrkrerkerrkee 97PHỤ LỤC

Trang 8

Tiền sĩ.Thạc sĩ.

Đồng bằng sông Cửu Long.

Phỏng van sâu.Truyền hình Việt Nam.Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau.Truyền hình online Báo Cà Mau

Phóng viên quay phim.

Hãng TTX Vương quốc Liên hiệp Anh

và Bắc Ireland.Mạng Tin tức Truyền hình cáp Hoa Kỳ

Thời lượng.

Phát biểu.

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Biểu đồ 2.1 | Sơ đồ bộ máy tổ chức Đài PT-TH Cà Mau

Biểu đồ 2.2 | Khảo sát thực tế công chúng tiếp nhận TH không lời bình

trên địa tỉnh Cà Mau.

DANH MỤC ẢNH

Ảnh phụ lục 2.1 Logo Truyền hình online Báo Cà Mau

Ảnh phụ lục 2.2 Người chu và chú chó tên “Nô” bên tượng đài Ca

Mau, trong phóng sự “chú chó trung thành”.Ảnh phụ lục 2.3 Tác phẩm không lời bình khi có hình ảnh đặc sac.Ảnh phụ lục 2.4 Tác phẩm sử dụng phát biêu nhân vật làm lời bình

Ảnh phụ lục 2.5 Tác phâm ki chữ lên màn hình thay thế lời bình.

Ảnh phụ lục 2.6 Hơn 3 triệu lượt xem của phóng sự “chú chó trung

thành” trên trang Facebook.

Ảnh phụ lục2.7 | Gần 16.000 lượt thích, gần 4.000 lượt bình luận và

hơn 34.000 lượt chia sẻ của phóng sự “chú chó trungthành” trên trang Facebook.

Ảnh phụ lục 2.8 Gan 1.900 lượt xem của phóng sự “người tạo hình”

trên trang Facebook.Ảnh phụ lục 2.9 Hơn 13.000 lượt xem của phóng sự “người tạo hình”

trên kênh YouTube.

Ảnh phụ lục 2.10 | Hơn 600 lượt xem của phóng sự “sáng chê máy cay

mang lại hiệu quả thiết thực” trên kênh YouTube.

Ảnh phụ lục 2.11 | Hon 900 lượt xem của phóng sự “Ông Tu máy cay —

Nguyễn Văn Rô” trên kênh YouTube.

Ảnh phụ lục 2.12 | 15 lượt xem của phóng sự “bánh phông tôm vào vụ”

trên kênh YouTube.

Trang 10

Ảnh phụ lục 2.13 Hơn 100 lượt xem của phóng sự “trải nghiệm làng

nghề bánh phông tôm” trên kênh YouTube.Ảnh phụ lục 2.14 Gan 2,6 triệu lượt xem của phóng sự “ngộ nghĩnh chú

vịt theo chủ” trên kênh YouTube.

Ảnh phụ lục 2.15 Gân 4,6 ngàn lượt xem của phóng sự “vê Ngọc Hiên

thưởng thức món cá thòi lòi nướng lá sen” trên

website Báo Cà Mau.Ảnh phụ lục 2.16 Hơn 1,6 triệu lượt xem của phóng sự “về Ngọc Hiển

thưởng thức món cá thoi lòi nướng lá sen” trên kênhYouTube Truyền hình online Báo Cà Mau

Ảnh phụ lục 2.17 Hơn 2,4 triệu lượt xem của phóng sự “Ranh giới” trên

kênh YouTube VTV Go.

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với những thê loại truyền hình ở nước ngoài khô sử dụng lời bình đãtrở thành những tác phẩm kinh điểm, sống mãi với thời gian Chính vì vậy,một số người làm báo địa phương và nhà báo thường trú tại tỉnh Cà Mau đã

thực hiện không ít những phóng sự, tác phẩm truyền hình tương tự, không lời

bình, ít lời bình, dùng lời thoại nhân vật trong tác phẩm va đã thu hút lượngkhán giả xem truyền hình tăng đột biến so với thể loại truyền hình truyềnthống dùng lời thoại phát thanh viên đọc Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề

“Truyền hình không lời bình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện”

(Khảo sát Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau, giai đoạn2018 - 2019) làm đề tài nghiên cứu của mình, hy vọng sẽ góp một phần nhỏvào việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra

Ngoài ra, lay ý tưởng từ phim Vua hề Saclo, Mr Bean, phim hoạt hìnhTom và Jerry, phim hoạt hình Hãy đợi đấy Tuy đây là những tác phẩm điệnảnh nhưng nếu nhìn ở khía cạnh nào đó chúng ta hoàn toàn có thé áp dụng cho

những tác phẩm truyền hình không lời bình hoặc ít lời bình trong bối cảnh

truyền thông đa phương tiện như hiện nay và trong bối cảnh các trang mạngxã hội phát triển không ngừng và cạnh tranh khóc liệt với các loại hình báochí chính thống tại sao chúng ta không thay đôi cách làm báo với các loại hìnhbáo chí mới mẽ hơn, phá cách hơn Trong đó, có thé loại truyền không lờibình Có thé chúng ta không áp dụng dai trà, phd biến đối với thể loại này,nhưng ít ra nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc cạnh tranh với các trang

thông tin khác, các trang mạng xã hội khác, qua đó duy trì và thúc day sự

pháp triển của thé loại truyền hình nói chung, cũng như phát triển truyền hình

không lời bình nói riêng trong thời gian tới, thông qua cách nhìn khách quan,

thông qua trải nghiệm thực tế của những tác phẩm đã được các tác giả tại haiđơn vi là Đài PT-TH Cà Mau và Báo Cà Mau áp dụng, triển khai và thực hiện

Trang 12

trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 Đây cũng chính là giai đoạn xuấthiện khá nhiều tác phẩm truyền hình không lời bình tại Cà Mau và cũng làgiai đoạn tác giả khảo sát dé thực hiện đề tài luận văn “Truyén hình không lời

bình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện ”

Bên cạnh đó, cùng với việc các phóng sự truyền hình được phát trên

sóng Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau như: Chú chó

trung thành, Người tạo hình, Ngộ nghĩnh chú vit theo chủ, Ghe hang Vlog “Quen, lạ” chuyện sông nước Ca Mau được khan giả yêu thích, quan tâm

-và lượt xem tăng cao đột biết so với cách làm truyền hình truyền thống là cólời bình đọc từ phát thanh viên như từ trước đến nay Những thê loại tác phẩmtruyền hình trên cùng chung những đặc điểm như: không lời bình hoặc ít lờibình; hình ảnh đặc ta gần như toàn bộ ngôn ngữ cần được thể hiện; khi cầnthiết, sẽ được chú tích băng đài câu thoại trên màng hình ngắn gọn, súc tích,dễ hiểu; dùng lời thoại của nhân vật thay thé lời bình dé thể hiện toàn bộ tácphẩm thực hiện; hình ảnh mang ý nghĩa, chỉ tiết rất đặc sắc; tính nhạc đóngvai trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm

Ngoài những tác phẩm truyền hình không lời bình nằm trong giai đoạnkhảo sát của đề tài, tác giả còn phát hiện có khá nhiều tác phẩm được thựchiện theo thể loại này trong thời gian trước đó và sau này cũng mang lại hiệuứng xã hội cao, mục đích và yêu cầu đối với việc truyền đạt nội dung trongmột tác phẩm báo chí là rất hiệu quả, tích cực Trong đó, có thé ví dụ điểnhình là các kênh truyền hình từ địa phương như Cà Mau đến các kênh truyềnhình Trung ương và thé giới như: CTV, CMO, VTV, VTC, BBC, CNN

xuất hiện nhiều tác phẩm truyền hình không lời bình mang tính thời sự cao,

phản ánh kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh và manglại hiệu ứng xã hội tích cực Điều này chứng tỏa công chúng bắt đầu quen dầnvới thê loại truyền hình không lời bình và dé dàng tiếp cận với loại hình nay.Những tác phẩm điền hình như: chốt trực trắng đêm, hồi hương, ngôi trường

Trang 13

dành cho người cách ly (CTV); ranh giới, ngày con chào đời, bình yên con

nhé (VTV); hành trình về quê cuối cùng của 15 chú chó, câu chuyện sau

những bức ảnh nơi sinh tử, từ thiện mùa dịch và những bàn tay ám ảnh

(BBC) Trên đây là những lý do dé tác giả chọn đề tài “7ruyên hình không lờihình trong bối cảnh truyền thong đa phương tiện ” dé thực hiện luận văn nhằm

mục đích nghiên cứu, ứng dụng của minh.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTheo tìm hiểu của tác giả, ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiềunhà khoa học và giới tri thức viết nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về

cơ sở lý luận và những vấn đề truyền thông, truyền hình, lời bình, âm nhạc,tiếng động, xu hướng Có thé kế đến các tác phẩm sau: Tạ Ngọc Tan,Truyền thông đại chúng - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001 [27];Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí

truyền thông - NXB Dai học Quốc gia Hà Nội năm 2004 [28]; Nguyễn ThịTrường Giang, “Báo mạng điện tử những van dé cơ bản” - NXB Chính trị

- Hành chính, Hà Nội năm 2011 [29]; Nguyễn Văn Hà, Giáo trinh cơ sở lý

luận báo chí - NXB Đại học Quốc gia TP HCM năm 2012 [30]; Nguyễn

Thanh Lợi, Tác nghiệp bao chí trong môi trường truyền thông hiện đại

-NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội năm 2014 [31]

Ngoài ra, còn có TS Nguyễn Thành Lợi, Sự vận động và phát triểncủa báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí NgườiLàm Báo [26], ngoài giới thiệu về sự vận động và phát triển của hội tụtruyền thông, TS Nguyễn Thanh Lợi còn ban về những tố chất cần có ởmột nhà báo hiện đại Tác giả cho rằng: Trước xu thế hội tụ truyền thôngkhông thể cưỡng lại, một nhà báo đa năng phải là người làm được nhiềuviệc, không chỉ viết cho báo in, báo điện tử mà có thé sản xuất các sảnphẩm truyền thông cho phát thanh và truyền hình Đặc biệt, những nha báohoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần có sự nhạy bén dé xử lý thông tin

Trang 14

cho các kênh truyền thông khác nhau Thực tiễn của những tòa soạn hội tụtrên thế giới cho thấy, muốn xây dựng được tòa soạn hội tụ thành công,

trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kỹ năng nghề

nghiệp tốt, được dao tạo bài bản, có khả năng sử dụng nhiều thiết bị hiệnđại như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm, đồng thời am hiểu nhiều loại hìnhbáo chí Tuy nhiên, trong bat kỳ điều kiện nao, vẫn không thể thiếu các kỹnăng chuyên sâu như kỹ năng điều tra, viết chân dung, phỏng vấn, phóng

sự, kỹ năng sử dụng truyền thông mạng xã hội trong tác nghiệp

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác có liên quan tại Việt Nam như:

Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục [32], trình bày chitiết những kỹ năng, những vấn đề cơ bản nhất về công việc của người viếtbáo nói chung Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ

ban, NXB Chính trị - Hành chính [33], giới thiệu những kỹ năng co bản vềphương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phâm báo

chí Vũ Quang Hào, Ngồn ngữ báo chí, NXB Thông tan [34], của tác giả

cho bạn đọc hiểu rõ những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báochí Ngọc Trân, Viét tin, bài đăng báo, NXB Trẻ [35], đúc kết các nguyêntac, ky năng dé giúp những người muốn viết báo có thé tác nghiệp tốt hon,

hiệu quả hơn Nguyễn Thành Lợi, Tac nghiệp báo chi trong môi trường

truyền thông hiện đại NXB Thông tin - Truyền thông [36], giới thiệunhững nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứurộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyếttruyền thông, hội tụ truyền thông, toà soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặcđiểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môitrường hội tụ truyền thông

Có thể khăng định, tất cả các tác phẩm, các công trình khoa học, cácluận án, luận văn, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều góc độ,

nhiêu khía cạnh, nhiêu cách nhìn, cách đánh giá, luận giải rât khác nhau,

10

Trang 15

làm toát lên tâm huyết, nhiệt huyết của các tác giả, các nhà nghiên cứukhoa học về chức năng, nhiệm vụ, vai trò và sự ảnh hưởng của báo chítrong bối cảnh truyền thông đa phương tiện Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu có hệ thống, nghiên cứu sâu về vấn đề truyền hình không

lời bình Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu

trước đây, người viết đã lựa chọn đề tài “Truyền hình không lời bình trongbối cảnh truyền thông đa phương tiện” (Khảo sát Đài PT-TH Cà Mau vàTruyền hình online Báo Cà Mau, giai đoạn 2018 - 2019) làm đề tài nghiêncứu của mình Đây là công trình nghiên cứu mới với mong muốn bổ sungvề mặt cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất những giải pháp,khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Đài PT-TH Cà Mau và

Truyền hình online Báo Cà Mau trong công tác hiện đại hóa sản phẩmtruyền hình trong tương lai

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những van dé ly luận, luận văn sẽ khảo sát,phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caohơn nữa chất lượng truyền hình không lời bình, đáp ứng sự thay đổi mới mẻ,

phù hop với không gian, thời gian khi xem tác phẩm truyền hình trong bối

cảnh truyền thông đa phương tiện hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứuDé đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ nội dung sau:

- Tong hop cac nguồn tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu khoahọc có liên quan dé xây dựng khung lý thuyết cho van đề nghiên cứu

- Khao sat, phân tích, đánh giá thực trạng gồm: những ưu điểm, han

chế; nguyên nhân ưu điểm và hạn chế kênh TH của Đài PT-TH Cà Mau vàTruyền hình online Báo Ca Mau với van dé truyền hình không lời bình

hiện nay.

11

Trang 16

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất

lượng truyền hình không lời bình trên kênh TH của Đài PT-TH Cà Mau và

Truyền hình online Báo Cà Mau hiện tại và thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Truyền hình không lời bình

trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện”

4.2 Phạm vi nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát trên truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau, giai đoạn 2018 - 2019 Cóthé nói, đây là hai cơ quan báo chí thường xuyên và tiên phong trong việc sửdụng những tác phâm truyền hình không lời bình trong thời gian trước, trongvà sau giai đoạn nghiên cứu, khảo sát luận văn này Đối với Đài PT-TH Cà

Mau là đơn vị sử dụng thể loại truyền hình không lời bình trước hơn, vớinhững tác phâm mang lại hiệu ứng xã hội cao như: chú chó trung thành, ngườitạo hình, Ông Tư máy cày - Nguyễn Văn R6, trải nghiệm làng nghề bánhphông tôm, dâu tây Cà Mau, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Mười Ngọt,hiệu quả từ mô hình nuôi chồn hương Đa phần những tác phẩm này đượcphát sóng từ năm 2018 - 2019 Riêng Truyền hình online Báo Cà Mau tuy mớiphát triển thêm loại hình báo hình nhưng đơn vị này cũng mạng dạn áp dụngnhưng tác phẩm truyền hình không lời bình, trong đó có cả những tiểu mục,chuyên mục thực hiện hoàn toàn theo thể loại không lời bình Đặc biệt làtrong thời gian gần đây tần suất xuất hiện những tác phẩm như vậy luôn duytrì ở mức khá cao, điển hình nhất là giai đoạn 2018 - 2019 có những tác pham

ngay sau khi phát sóng, đăng tải đã mang lại sự tương tác tích cực của khán

giả cụ thé như: điểm du lịch sinh thái Tư Nhiệm, về Ngọc Hién thưởng thứcmón cá thòi lòi nướng lá sen, tát đìa bắt cá đồng ở Cà Mau, trải nghiệm “thuốccá chạy” vùng rừng ngập mặn, làng cốm Tân Thành, mùa năn, nghề đan lục

bình mỹ nghệ ở Thới Bình, điểm hẹn Mũi Cà Mau.

12

Trang 17

Ngoài ra, có thê mở rộng một số Đài Truyền hình, Truyền hình onlinekhác dé tham khảo, so sánh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn đã tiến hành thực hiện theo năm phương pháp nghiêncứu gồm: điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp luận, nghiên cứutài liệu thứ cấp và phân tích nội dung văn bản Trong đó, tác giả tập trung

triển khai thực hiện hai phương pháp nghiên cứu chính đó là điều tra xã hộihọc và phỏng vấn sâu Trên thực tế, tác giả là một trong những người

thường xuyên thực hiện những tác phẩm truyền hình không lời bình đượcphát sóng trên các kênh truyền hình từ Trung ương đến địa phương và lấyvà qua tìm hiểu, tiếp xúc thực tế với công chúng tiếp nhận mới đánh giá,nhận định được tác phẩm đó nó được đón tiếp như thế nào Theo đó,phương pháp điều tra xã hội học được xem là mang lại hiệu quả nhất Kế

đến, phương pháp phỏng vấn sâu cũng được lấy kinh nghiệm thực tế từ

những người lãnh đạo của hai đơn vị là Đài PT-TH Cà Mau và Báo CàMau, nhằm biết được mức độ, tỷ lệ sử dụng và hiệu quả của truyền hình

không lời bình dé tiến hành nghiên cứu đề tai.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua việc lập bảng hỏi, khảosát, thong kê đối với khán giả có độ tuổi từ 16 đến trên 61 tuổi (cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động, thanh niên, can bộ về hưu ) về việc xemĐài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau, chất lượng của cáctin, bài của thể loại truyền hình có lời bình với thể loại truyền hình không lờibình Từ đó, xác định được phương hướng giải quyết van đề nghiên cứu Cụthé, tác giả đã phân ra thành 03 nhóm tuổi dé thực hiện phương pháp điều tra

xã hội học gồm: thanh niên có độ tudi từ 16 đến 35, trung niên có độ tudi từ

36 đến 60 và cao niên có độ tuổi từ 61 tuổi trở lên

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo phụ tráchchuyên môn Đài PT-TH Cà Mau và lãnh đạo phụ trách Truyền hình onlineBáo Cà Mau, Tổ trưởng Tổ Quay phim phân công phóng viên quay phim cùng

13

Trang 18

với phóng viên biên tập phụ trách và thực hiện các chuyên mục như: An toàn

giao thông; Kinh tế thủy sản; Chính sách xã hội dé tìm hiểu thực trạng,

nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu Từ đó, làm cơ sở choviệc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhăm phát huy hơn nữa vai trò của ĐàiPT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau trong bối cảnh truyềnthông đa phương tiện, bắt kịp với xu hướng truyền hình số, xu hướng của cuộc

cách mạng 4.0.

- Phương pháp luận: Tác giả luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng HồChí Minh, đường lỗi quan điểm của Dang và chính sách pháp luật của Nhànước ta về thông tin, báo chí Luận văn cũng kế thừa những kết quảnghiên cứu của các tác giả đi trước có liên quan đến chủ đề của luận văn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả luận văn tập hợp, hệthống hóa các nguồn tư liệu, sách giáo khoa, sách chuyên khảo; các luận văn,

luận án, công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan dé làm cơsở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản: Tác giả luận văn xem xétcó hệ thống các tài liệu dưới dang văn bản viết như các Quy định, Nghịđịnh, Thông tư, kế hoạch, báo cáo có liên quan dé lấy thông tin và số liệutrong quá trình viết luận văn Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dungtin, bài trên Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau

(Chương trình Thời sự, Chuyên đề, giai đoạn 2018 - 2019) về van dénghiên cứu Dựa vào kết qua thu được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh

giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận

điểm giúp hoàn thiện van đề nghiên cứu.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm nhữngluận điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát huy vai trò, ảnh

hưởng của báo chí nói chung, trong đó có Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình

14

Trang 19

online Báo Cà Mau nói riêng về van đề “Truyén hình không lời bình trong bốicảnh truyền thông đa phương tiện” vào thời điểm hiện nay.

- Luận văn còn góp thêm nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề liên quan đến báo chí truyền thông,tác phâm truyền hình hiện đại ở các trường Đại học và Cao đăng có nghiên

cứu, dao tạo ngành báo chí và truyền thông

- Luận văn mang đến cái nhìn tổng quan về thực trạng, những ưu điểm,hạn chế của Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau trong bối

cảnh truyền thông đa phương tiện đến với khán giả thời gian qua Từ đó, đề ranhững biện pháp, giải pháp, kiến nghị góp phần phát huy vai trò, ảnh hưởng

của Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau đối với van đềtruyền hình không lời bình hiện nay

- Ngoài ra, những kiến nghị, đề xuất của tác giả trong luận văn còn gópphần nhỏ vào việc làm cơ sở, căn cứ lý luận để các đơn vị như: Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, 02 cơ quan báo chí được khảo

sát và các đơn vị khác trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể

nhằm phát triển truyền hình số, truyền hình công nghệ cao, truyền hình hiện

đại trong giai đoạn hiện nay.

7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn bao gồm 03 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền hình không lời bình.Chương 2: Thực trạng truyền hình không lời bình trên kênh truyền hìnhcủa Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mauhiện nay.

Chương 3: Một số van đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng

truyền hình không lời bình trên kênh truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình

Cà Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau

15

Trang 20

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA TRUYEN

HÌNH KHÔNG LỜI BÌNH1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm báo chíBáo chí là hiện tượng xã hội phô biến, phát triển từng ngày và tác động,chi phối đến mọi lĩnh vực đời song xã hội Nhưng cho đến nay, chưa có sựthông nhất ở mức độ tương đối về khái niệm này, cũng chưa thấy đưa ra kháiniệm báo chí là gì, báo chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nao

dé có thé nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động Theo quan niệm

dân gian trước đây, ở Việt Nam, báo chí nhiều khi được ví, là người đưa tin cá

tính, báo, làm nhiệm vụ loan báo cho dân làng biết những và sắp xảy ra.

Báo chí là sản pham thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xãhội thé hiện băng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sang tao, xuất bản địnhkỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình

báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản

phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tinvà phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuấtbản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóngbáo nói, báo hình.

Báo in là loại hình bao chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện băngphương tiện in dé phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tap chí in

Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn,phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau

Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếngnói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật

ứng dụng công nghệ khác nhau.

16

Trang 21

Báo điện tử là loại hình bao chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí

điện tử [1, tr.1-2].

Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thông

tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết Báo chí làphương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cung

cấp, trao đôi và chia sẻ thông tin công khai Ở góc tiếp cận từ lý thuyết, báochi được coi là “những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ vềnhững sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định,

nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều đặn”.

1.1.2 Khái niệm truyền hìnhSự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thôngđại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng vềchất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hànhtinh Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc

sông như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và

phong phú hơn về nội dung Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hìnhsóng (Wireless TV) và truyền hình cáp (CATV) Xét đưới góc độ thương mạicó truyền hình công cộng (Public TV) và truyền hình thương mại(Commercial TV) Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyềnhình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí Xét theo góc độ kỹ thuật

có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV)

Truyền hình là một trong bốn loại hình báo chí, cụ thể là loại hình

báo hình như đã nêu trong Luật Báo chí 2016 Báo hình là loại hình báo chí

sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, đượctruyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác

nhau [1, tr.2].

17

Trang 22

Truyền hình là hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (MassCommunication), hay Mass Media gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyềnhình, báo điện tử phát trên mạng Internet, sản phẩm thông tin của chúng cótính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú Bên cạnh đó, còn có những sảnpham không định kỳ của truyền thông như các ấn pham của ngành xuất bản,

các phương pháp truyền thông trực tiếp như: tuyên truyền miệng, quảng cáo Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tác động

rộng lớn trên toàn xã hội Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từtiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là "ở xa"còn “videre” là "thấy được", còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa.Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là“Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tenesugenne”

Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọitruyền hình cũng có chung một nghĩa Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉthứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹthuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xãhội Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi

quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tưtưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Ởthập kỉ 50 của thế ki XX, truyén hình chi được sử dụng như là công cụ giải tri,rồi thêm chức năng thông tin Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào

quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục

và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác

1.1.3 Khái niệm truyền hình onlineTruyền hình online là một thể loại truyền hình nằm trong loại hìnhbáo hình Thể loại truyền hình này lại được phát sóng online trên loại hình

báo điện tử Trong khi đó, Bao điện tw là loại hình báo chí sử dung chữviệt, hình ảnh, âm thanh, được truyên dân trên môi trường mạng, gôm báo

18

Trang 23

điện tử và tạp chí điện tử Truyền hình online được truyền dẫn, phát sóngtrên hệ thống băng truyền internet, có trang web cụ thé và được cấp phép

bởi cơ quan có thâm quyền

1.1.4 Khái niệm báo điện tử

Báo điện tw là một loại hình báo chí đã được xây dựng dưới hình

thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trongchuyên tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện vàtương tac cao [2, tr.63].

Ngoài ra, còn một số khái niệm khác như:Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhấtđịnh, phù hợp vơi tôn chỉ, mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dưới củatên miền đã được quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử [1, tr.2]

Trang thông tin điện tử (website) là hệ thông thôn tin dùng đề thiết lậpmột hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết,

hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và

sử dụng thông tin trên internet [3, tr.2].

Trang thôn tin điện tử tổng hợp là sản phâm thông tin có tính chất củacơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tong hợp trên cơ sở đăngđường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xácnguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ [1, tr.2]

Mạng xã hội là hệ thống thôn tin cung cấp cho cộng đồng người sửdụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và traođôi thông tin với nhau bao gồm dịch vụ tạo trang thôn tin điện tử cá nhân,

diễn đàn, trò chuyện, trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức

dịch vụ tương tự khác [3, tr.4].

19

Trang 24

1.1.5 Khái niệm lời bìnhCó thé nêu khái niệm lời bình như sau: Lời bình là những câu giảithích, những nhận xét nhằm làm sáng tỏa một đoạn video hay một tác phẩmtruyền hình, một tác phẩm điện ảnh nào đó Trong này, tác phẩm truyền hìnhthông thường sử dụng lời bình rất nhiều, ngược lại đối với tác phẩm điện ảnh

thì ít hoặc không có sử dụng lời bình thay vào đó là sử dụng lời thoại Như

vậy, lời bình trong tác phẩm truyền hình gần như không thể thiếu đối với đasố tác phẩm được thực hiện Tuy nhiên, cũng có những tác phẩm không sửdụng lời bình hoặc có sử dụng lời bình nhưng rất ích Điều này vô hình dungmọi người cho rằng bắt buộc những tác phẩm truyền hình là phải có lời bình,nhưng trên thực tế đã xuất hiện không ít những tác phẩm truyền hình khônglời bình và khi phát sóng nó mang lại điều mới mẽ, thú vị cho công chúng,khán giả khi tiếp nhận

Dau với lời bình là lời mở dau, lời kết rất quan trọng đối với sự rõ ràngvà tác động của phóng sự đến khán giả Phóng sự tiến triển theo từng trườngđoạn nhờ vào “lời bình giải thích” được hỗ trợ bang cac minh hoa hay cac

hình anh then chốt được làm nổi bật bằng “lời bình đinh” Lời bình có thé giới

thiệu cuộc phỏng van hay làm rõ tình huống

Theo quan điểm của một số người làm truyền hình có kinh nghiệm tạicác tỉnh ĐBSCL, trong những thể loại đang được các kênh truyền hình sửdụng hiện nay thì vai trò của lời bình thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất là ở théloại phóng sự và phim tài liệu Ở hai thể loại này, nhiệm vụ của lời bình đã

góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phâm hoặc những ý nghĩa mà hình

ảnh không nêu được hết Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, một số nội dung mà hình ảnh không thể hiện được nhiều đạo diễnđã sử dụng các biểu đồ, hình vẽ dé minh hoa, Song tất cả cũng chỉ dừng lại ởmức làm sinh động thêm cho tác phẩm

-20

Trang 25

Ngược lại, với lời bình bằng việc sử dụng khéo léo câu, chữ, cộng vớicác thủ pháp so sánh, an dụ, nhân cách hóa lời bình đã nâng tầm ý nghĩa xãhội của van đề, nâng tầm hình ảnh, góp phan cho tác phẩm hoàn thiện hơn.

1.1.6 Khái niệm không lời bình

Ngược lại với khái niệm có lời bình, khái niệm không lời bình là một

tác phẩm bao gồm: tin, ghi nhanh, tường thuật, phóng sự, phim tài liệu thuộc thê loại truyền hình không sử dụng lời bình của phát thanh viên đọc.Thay vào đó, hình ảnh của những tác phẩm truyền hình đó được quay phimthé hiện đặt sắc, độc đáo và khi khán giả nhìn vào có thê hiểu được nội dungđã được thê hiện rất rõ ràng

Mặc khác, có những tác phẩm không lời bình nhưng thực tế có “lờibình ngầm” từ âm thanh, tiếng đọng hiện trường của nhân vật; từ những lờinhạc sử dụng trong tác phẩm; từ những thủ thuật dựng hình của kỹ thuật dựngtác phẩm truyền hình; từ những phụ đề trên tác phẩm

Tóm lại, có thé hiểu khái niệm không lời bình như sau: Truyền hình

không lời bình thì không sử dụng lời bình từ kịch bản của tác giả Ngoại trừ,

trường hợp phát thanh viên có xuất hiện ở phần “chào đầu” giới thiệu của tácphẩm Trong những trường hợp cần thiết, khán giả chỉ cần sử dung thị

giác là có thể hiểu hết nội dung trong tác phẩm mà tác giải muốn truyềntải Tuy nhiên, nếu tốt nhất thì việc “nghe nhìn kết hợp” sẽ tạo nên sự tự

nhiên hơn và nội dung tác phâm được truyền tải qua hình ảnh từ người quayphim quay được là chính Do không có lời bình nên các yếu tố như: âm thanhnền, tinh nhạc, phụ đề là những yếu tố chính làm nổi bật thông tin từ hình

ảnh trong tác phẩm truyền hình

1.1.7 Khái niệm truyền thông

Truyền thông là quả trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tưtưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngườinhằm tăng cường hiểu biết lan nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh

21

Trang 26

hành vi và thái độ phù hợp với nhu cau phát triển của cá nhân/nhóm/cộngđông/xã hội Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trìnhphát triển bền vững [5, tr.14].

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng vớisự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi con người

xã hội Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác

nhau, tuỳ theo góc nhìn đối với truyền thông Một số nhà lý luận về truyềnthông cho rằng truyền thông chính là quá trình trao đôi tư duy hoặc ý tưởngthông qua ngôn ngữ Một số ý kiến khác cho rằng truyền thông là quá trìnhliên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểuđược chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đồi, biến chuyên và ứng phó vớitình huống

Bên cạnh đó, tuyên truyền là một dạng thức đặc thù của truyền thông.Mặc dù cùng hướng tới mục dich theo đuôi của chủ thé, nhưng hai khái niệmnày có những đặc điểm khác nhau Nếu như truyền thông đề cao công chúng,thì tuyên truyền đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa chủ thé, nếu truyền thông coitương tác là yếu tố thành công, thì tuyên truyền coi áp đặt, thậm chí cưỡng éplà cách ứng xử chủ đạo; nếu truyền thông coi chia sẻ va tôn trọng sự khác biệtlà nguyên tắc, thì tuyên truyền coi sự lĩnh hội, chấp hành và xóa bỏ sự khác

biệt như tiêu chí thành công.

Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau vềtruyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý

riêng Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm khác nhau này vẫn có những

điểm chung, với những nét tương đồng rất cơ bản; mỗi người có bình luậnriêng của mình về mỗi quan niệm trên đây

1.1.8 Khái niệm đa phương tiện và truyền thông đa phương tiệnĐa phương tiện là media và nội dung mà sử dụng kết hợp những dạng

nội dung khác nhau Thuật ngữ này được sử dụng tương phản với media mà

22

Trang 27

nó chỉ sử dụng dang truyền thống là in ấn hoặc văn bản viết tay Multimediabao gồm tổ hợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình, video và những nội dungmang tính tương tác.

Multimedia thường được ghi lại và chạy hiển thị hay truy nhập bởi

những thiết bị xử lý nội dung thông tin, như máy tính, điện thoại di động.

Ngoài ra multimedia còn miêu ta các thiết bị dùng để lưu trữ và xử lý nộidung thông tin Multimedia phân biệt thành media cố định trong mỹ thuật;gồm cả âm tharnh trong phạm vi rộng hơn Thuật ngữ "giàu media" là tươngtự với multimedia tương tác Hypermedia có thê xem là một ứng dụng đặc biệt

cua multimedia.

Da phương tiện có thé được phân chia thành các loại tuyến tinh vàphi tuyến tính Nội dung hoạt động tuyến tính tiến triển thường xuyên màkhông cần bất kỳ điều khiển cho người xem như một bài thuyết trình điệnảnh Phi tuyến tính sử dụng tương tác dé kiểm soát tiến độ với một trò chơi

video hoặc máy tính đào tao dựa trên nhịp độ tự Hypermedia là một vi dụ

về nội dung phi tuyến tính Bài thuyết trình đa phương tiện có thể được trựctiếp hoặc ghi Một bài thuyết trình ghi lại có thể cho phép tương tác thông

qua một hệ thống dẫn đường Một bài thuyết trình đa phương tiện trực tiếpcó thể cho phép tương tác thông qua sự tương tác với người dẫn chươngtrình hay biéu diễn [6]

Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tintrong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụngtrong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin), giải trí

(game, điện ảnh, hoạt hình), y học (mô phỏng, tư van khám chữa bệnh từ

xa), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan) và nhiều lĩnh vực kháctrong cuộc sống

Truyền thông đa phương tiện trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và

công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về

23

Trang 28

báo chí, truyền thông và quảng cáo dé có thể viết các ấn pham báo chí, biêntập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phongphú nội dung website băng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông đa phương tiện còn được tiếp cận những kỹthuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm

đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm

đồ họa đa phương tiện tương tác như:kỹ xảo điện anh, phim hoạt hình, game,

website, đồ họa mô phỏng để có thé đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu

của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại [37]

1.2 Cơ sở thực tiễn

Ké từ năm 2008 khi mới bắt đầu vào công tác làm truyền hình cho đếnnay và qua những lần sinh hoạt nghiệp vụ từ các lần Liên hoan Truyền hìnhtoàn quốc, Giải báo chí khu vực ĐBSCL, Cánh diều vàng, Sinh hoạt nghiệpvụ các Đài PT-TH Nam sông Hậu, Giải báo chí Trần Ngọc Hy (cấp tỉnh CàMau) Bản thân tôi nhận thấy, các tác phẩm đạt giải cao bắt đầu xuất hiệnkhông ít cách thể hiện tác phâm truyền hình không lời bình Qua đó, làm ấntượng đến giới chuyên môn, nha dai và các cơ quan truyền thông

Trong một bài viết “Phim tài liệu không lời bình: xu hướng tương lai?”của tác giả Hoài Nam đăng trên Báo Tuổi trẻ online có nhận định: Không cónhững lời bình hoa mỹ, văn chương Tất cả đều thể hiện qua hình ảnh và tự sự

của các nhân vật Không lời bình, nhưng với những tự sự của nhân vật, những

hình ảnh rất đời, các bộ phim như những lát cắt hiện thực cuộc song.

Qua rồi thời phim "phù thủy lời bình" Phim tài liệu không lời bình được

thế giới làm từ rất lâu Trong bộ phim Những linh hôn phiêu bạt dài 55 phúttheo thể loại này của đạo diễn Pháp Boris Lojkine, được Dai Truyền hình VNmua bản quyền phát sóng đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ với người xem Nha làm

phim tài liệu Việt Nam Trần Tuấn Hiệp cũng đã từng ứng dụng thể loại này

trong seri Chứng tôi nói về chúng tôi và cũng tạo hiệu ứng tích cực.

24

Trang 29

Hay các nhận định khác như: Phim tài liệu bây giờ quá chán, lời bình cứ

ra rả, hình ảnh không đắt Khán giả cần xem những hình ảnh sống động, chân

thật và đời thường: dù biết ở thê loại không lời bình sẽ đem đến cho người xem

một góc nhìn khác, gần gũi hơn nhưng chọn một phim phát sóng trên truyền

hình cần nhiều điều kiện đảm bảo về chất lượng âm thanh, ánh sáng Khuyến

khích hình ảnh chân thật nhưng chân thật quá mà không có cách nhìn thâm mỹ,

nghệ thuật thì cũng khó Dé khán giả tiếp nhận cũng cần thời gian, quan trọng làcó một phim chất lượng và làm phim tài liệu theo xu hướng này là chuyện cần

phải làm [7].

Lâu nay, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng vẫn quen với

cách làm truyền hình theo lỗi cũ, với những "phù thủy lời bình" tha hồ tungnhảy Khán giả chỉ cần nghe là hiểu hết câu chuyện, đâu cần nhìn Trong khi đó,đối với thể loại truyền hình thì hình ảnh là quan trọng nhất Làm truyền hình

không lời bình đòi hỏi nhiều sự đầu tư, hình ảnh thật sẽ khiến khán giả tin

tưởng Truyền hình không lời bình có là xu hướng tương lai và được đón nhận

hay không, vẫn chưa biết Nhưng nếu cuộc sống vẫn còn tiếp diễn thì truyền

hình không lời bình luôn có chỗ đứng của nó Thế hệ trẻ còn nhiều sáng tạo và

rồi sẽ được đón nhận hay không qua thê loại truyền hình như vậy còn tùy thuộc

vào cách thức thé hiện sao cho khán giả luôn đón nhận

Ngoài ra, trên cơ sở thực tiễn về việc quan sát những tác phẩm truyềnhình không sử dụng lời bình hay có sử dụng lời bình nhưng lời bình rất ít như:phim Vua hề Saclo, Mr Bean, phim hoạt hình Tom và Jerry, phim hoạt hình

Hãy đợi đấy thì những bộ phim này đã sống mãi với thời gian và có lượngkhán giả xem, ủng hộ rất lớn trên toàn thé giới Đó là vì trong khung cảnh

không gian, thời gian nhất định nào đó khán giả vì điều kiện không cho phép

nên không thể mở âm thanh thì đây là những tác phẩm chỉ cần xem hìnhkhông đã hiểu nội dung của van dé mà tác giả muốn gửi gam, thé hiện Thông

qua đó, cũng đã thu hút được người xem và tạo nên những tiến cười đúng vớitính chất giải trí của tác phâm truyền hình Ở đây những tác pham truyền hình

25

Trang 30

đó lại là những tác phẩm không sử dụng lời bình hay sử dụng lời bình ít hoặcchỉ sử dụng phụ đề thì mọi người cũng đã thưởng thức trọn vẹn một tác phẩmtruyền hình như mong muốn của mình.

Thêm vào đó, trong quá trình công tác từ giai đoạn 2018 - 2019 tại tỉnh

Cà Mau, thông qua kênh truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau và Truyền hình

online Báo Cà Mau bắt đầu xuất hiện một số tác phẩm truyền hình không lời

bình được phát chính thống trên hai kênh truyền thông này Tuy nó chỉ dừnglại ở những thé loại như: tin, phóng sự, clip nhưng lại tạo ra những hiệu ứngkhá tích cực đến với người dân thông qua những hình thức truyền tải thông tin

truyền thông đa phương tiện, trong đó bao gồm cả nền tảng mạng xã hội đang

phát triển rộng khắp

1.3 Sự giống nhau và khác biệt của truyền hình có lời bình và

truyền hình không lời bình

TH CÓ LỜI BÌNH TH KHÔNG LỜI BÌNH

- Trong bốn loại hình báo chí gồm: báo In, báo điện tử, báo

GIÓNG phát thanh và báo hình thì truyền hình có lời bình và truyền

NHAU hình không lời bình cũng đều thuộc loại hình báo hình.

- Sử dụng hình anh (video) là yếu tố chủ đạo trong thé

hiện tác phẩm truyền hình Ngoài ra, cả hai hình thức thể

hiện đều có sử dụng âm thanh nền trong video, lời thoại

nhân vật (phát biểu), trong những đoạn cần thiết có sử dụngphần nhạc nền nhằm tạo tính hấp dẫn trong tác phẩm mà tác

giả muốn thể hiện

- Nếu như ở loại hình báo in và báo điện tử sau khi tác

phẩm xuất bản, đăng tải thì đọc giả đón nhận; loại hình báophát thanh thì thính giả đón nhận; riêng loại hình báo hình,trong đó bao gồm cả truyền hình có và không lời bình thì cókhán giả đón nhận Tức là khán giả cùng đón nhận chủ yếubăng thị giác là chính

26

Trang 31

KHÁC BIỆT

- Có sử dụng lời bình từkịch bản của tác giả, thôngqua âm thanh đọc của phátthanh viên Sau đó, sử

dụng âm thanh này để

miêu tả, bình luận trênnhững đoạn hình của tác

phẩm truyền hình

- Ngược lại, truyền hình

không lời bình thì không sử

dụng lời bình từ kịch bản củatác giả Ngoại trừ, trường hợpphát thanh viên có xuất hiện ởphần “chào đầu” giới thiệu

của tác phâm.

- Sử dụng song song cảthị giác và thính giác, tức là

“nghe nhìn kết hợp” đề hiểuhết nội dung của tác phẩm

mà tác gia muôn truyền tai.

nhiên hơn.

- Nội dung tác phẩmđược truyền tải qua lời bình

từ người biên tập viết kịchbản là chính.

- Nội dung tác phẩm đượctruyền tải qua hình ảnh từngười quay phim quay được

- Do không có lời bình nên

các yếu tố như: âm thanh nên,tính nhạc, phụ đề là nhữngyếu tổ chính làm nổi bật

thông tin từ hình ảnh trong tác

phẩm truyền hình.

27

Trang 32

- Không sử dụng lời thoại| - Một số tác phâm hoàn

của nhân vật làm lời bình | toàn có thể sử dụng lời thoạitrong toàn bộ tác phâm Chỉ | cho toàn bộ nội dung do chính

sử dụng làm phát biểu khi | nhân vật trình bày

cân thiệt.

Tiểu kết chương 1Đối với phần trình bày trong chương 1 của luận văn, học viên đã trìnhbày một số khái niệm như: báo chí, truyền hình, truyền hình online, báo điệntử, lời bình, không lời bình, truyền thông, đa phương tiện Ngoài ra, tác giả

còn trình bày những cơ sở thực tiễn, sự giống nhau và khác biệt của truyềnhình có lời bình và truyền hình không lời bình

Trong đó, đối với các khái niệm, ngoài việc trình bày phần nội dungkhái niệm được trích dẫn từ những cuốn sách tham khảo có uy tín, chất lượng

của những người nghiên cứu chuyên sâu đi trước, tác giải còn dẫn luận thêm

một số vấn đề liên quan đến những khái niệm cơ bản trên nhằm mở rộng một

phần kiến thức dé làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của

luận văn: “Truyền hình không lời bình trong bối cảnh truyền thông đa phươngtiện” Bên cạnh đó, tác giả còn tận dụng kiếm thức, kinh nghiệm (tuy còn ítỏi) nhưng cũng đã phần nào giúp ích cho phần nội dung chính của luận văn vềSau này.

Riêng phan cơ sở thực tiễn, bằng những gì chứng kiến thực tế từ nhữngtác phẩm đạt giải cao trong các lần Liên hoan Truyền hình toàn quốc, Cánhdiều vàng, Giải báo chí khu vực ĐBSCL, Sinh hoạt nghiệp vụ các Đài PT-THNam sông Hậu, Giải báo chí Trần Ngọc Hy (cấp tỉnh Cà Mau) tác giải

muốn lay đây là cơ sở thực tế nhăm cho ra đời những tác pham truyền hìnhđược thé hiện theo hình thức mới, lạ và độc đáo Đó là hình thức truyền hình

28

Trang 33

không lời bình thuộc thé loại truyền hình trong bối cảnh truyền thông pháttriển theo công nghệ 4.0 như hiện nay.

Cũng trong chương 1, tác giả đã đúc kết bằng kinh nghiệm thực tiễn dé

so sách những điểm giống nhau và khác biệt giữa truyền hình có lời bình và

truyền hình không lời bình Qua đó, làm cơ sở thực tế dé nhận định những ưu

điểm, khuyết điểm của hình thức thể hiện truyền hình không lời bình và cũngtừ đó có những điều chỉnh dựa trên cơ sở ly thuyét va thực tiễn, với mục đíchhướng đến phát triển thể loại truyền hình trong tương lai

29

Trang 34

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYÈN HÌNH KHÔNG LỜI BÌNH TRÊN

KENH TRUYEN HÌNH CUA DAI PHÁT THANH - TRUYEN HÌNH CA

MAU VA TRUYEN HÌNH ONLINE BAO CA MAU HIỆN NAY

2.1 Khái quát về Dai PT-TH Cà Mau va Truyền hình online Báo

Cà Mau

2.1.1 Khái quát về Đài PT-TH Cà MauĐài PT-TH Cà Mau, tiền thân là Đài PT-TH Minh Hải được thành lậptheo Quyết Dinh số 353/QD.UB ngày 4/7/1977 của UBND tỉnh Minh Hải.Đài đã chính thức phát đi tiếng nói đầu tiên vào ngày 19/8/1977

Ngay từ ngày đầu tỉnh Cà Mau mới được tái lập (01/01/1997), nhiệm

vụ là tờ báo nói, báo hình, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là

diễn đàn của nhân dân Cà Mau Đài PT-TH Cà Mau có chức năng tuyêntruyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, giáo dục pháp luật của

Nhà nước Việt Nam Đồng thời phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệthuật bồi dưỡng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Phục vụ đắc lựccho công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”

Hơn 40 năm qua, toàn thể cán bộ, phóng viên, viên chức từng bướcvượt qua mọi khó khăn gian khổ, không ngừng học tập nâng cao trình độ, nêucao trách nhiệm của người chiến sĩ cam bút, cam máy trên mặt trận chính trị

tư tưởng Lấy phương châm “Đoàn kết, thống nhất” để tạo sức mạnh, làmđộng lực thúc day quá trình đổi mới Không ngừng cải tiến và nâng cao chấtlượng nội dung chương trình, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kip thời, chính

xác đối với những sự kiện quan trọng đang diễn ra ở các địa phương trongtỉnh, trong nước và trên thế giới mà mọi người quan tâm

Ngày nay, Đài PT-TH Cà Mau đã được đầu tư khá hoàn thiện từ cơ sởhạ tầng đến thiết bị kỹ thuật theo lộ trình số hóa của Chính phủ Máy phát

30

Trang 35

thanh phát sóng AM, FM có công suất 1OKW, thời lượng chương trình mỗingày trên 15 giờ 30 phút Kênh truyền hình CTV phát sóng 20 giờ mỗi ngày.Đài PT- TH Cà Mau có 06 phòng chuyên môn.

BẠN GIÁM ĐÓC |

Em d PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG

F KG CHƯƠNG THỜI SỰ - VĂN NGHỆ - đan: KY THUẬT

-HANH CHINE R a xử H PHAT T-HANH A miệnVÀ DICH VỊ TRÌNH CHUYỂN DE GIẢI TRÍ CONG NGHỊ

Trưởng, phoTrưởng, pho | - Trương, phó | — phòng Trưởng, phó | - Trương, pho | — Trương, pho | ˆ

phòng phòng T=——— phòng phòng phòng

Tả Biên tập

Tổ Văn thư và | || | | Té Phát thanh Tổ Quay phim Re Biên tập T = dã

Quản trị viên ` và Den ae | ue 8g = Phat thanh | Phát sóng am

: To Hậu kỳ

6 Tài vụ và igs wigs | Dựng

Dich vụ - =— be vuếp Văn nghệ To Sửa chữa

Quảng cáo Sai gi ng oe Giai tri

Ti Tiên chris Tả Phóng viên

Bạn xem và

nghe Dai

Biểu đô 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Đài PT-TH Cà Mau.Loại hình phát thanh: Có kênh AM tần số 909 KHz, máyphat Harris công suất 10KW, trụ anten cao 96m, phủ sóng toàn tỉnh, các tinhvà vùng biển phía nam Việt Nam Kênh FM tần số 94,6 MHz, máy

phát BE công suất 10KW, phủ sóng toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Bạc

Liêu, Kiên Giang Ngoài ra, thính giả còn nghe trực tuyến trên trang thông tin

điện tử: www.ctvcamau.vn, trên ứng dụng CTV online.

Loại hình truyền hình: Có hệ thống truyền hình số mặt đất hạ tầng

SDTV: Kênh 34, tan số 578 MHz; hạ tang VTV: Kênh 24, tan số 498 MHz.Riêng hệ thống truyền hình cáp: Cáp số SCTV, phạm vi toàn quốc; Cáp

analog SCTV: phạm vi các tỉnh: Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Cần Tho,

Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu Bên cạnh đó, khán gia còn xem

31

Trang 36

truyền hình trên internet có các hạ tang: CTV online, FPT Play, SCTV online,App MyTV, ViettelTV hoặc xem trực tuyến trên trang thông tin điện tử:

WWW.CfVcamau.vn.

2.1.2 Khái quát về Truyền hình online Báo Cà Mau

Báo Cà Mau có cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Cà Mau Có giấy phépxuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và

phương tiện với các loại hình báo chí như: bao in, báo mang (internet) và báo

hình Riêng trên Website Báo Cà Mau: www.baocamau.com.vn có kênhTruyền hình online Báo Cà Mau với logo “Báo Cà Mau Online”

mục, tiểu mục như: Đồng hành cùng nhà nông, Tiêu điểm, Cà Mau/7, Bảo

hiểm xã hội, Khám phá Cà Mau, Khoa học Công nghệ và Đời sống, Thời sự

tong hợp, Cà Mau toàn cảnh, Cải cách hành chính, Điểm báo Day là nhữngchương trình được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày tùy

32

Trang 37

vào chuyên đề, chuyên mục, tiểu mục cụ thể Theo đó, nó được thực hiện theothé loại truyền hình được phát trên Website Báo Cà Mau và trên nền tảng các

trang mạng xã hội như: YouTube, Facebook, Zalo, Twitter Trên cơ sở đó,

phóng viên thực hiện tác phâm truyền hình của mình với nhiều hình thức thé

hiện khác nhau, trong đó có truyền hình sử dụng lời bình, cùng với đó là sựxuất hiện truyền hình không lời bình mang lại nét độc đáo, mới lạ và thu hút

lượng lớn khán giả theo dõi.

2.2 Nội dung của TH không lời bình trên kênh TH Đài PT-TH Cà

Mau và Truyền hình online Báo Cà Mau

2.2.1 Nội dung của TH không lời bình trên kênh Đài PT-TH Cà Mau

Trong phan nội dung của truyền hình không lời bình trên kênh truyềnhình CTV, tác giả sẽ phân tích cụ thé trong 07 van dé, dé tài thông qua 13phóng sự truyền hình và được thực hiện qua phần lớn phóng sự truyền hìnhkhông lời bình Ngoài ra, còn có một số phóng sự truyền hình ít lời bình hoặc

có lời bình nhằm phân tích, so sách tính hiệu quả của từng phóng sự mang lại

Các phóng sự này được phát sóng trên kênh Đài PT-TH Cà Mau trong giai

đoạn 2018 - 2019 Bên cạnh đó, còn lấy những phóng sự mà các tác giả ápdụng thực hiện “không lời bình” sau đó, cụ thể là năm 2020, đó như sự minh

chứng của tính hiệu quả mà truyền hình không lời bình mang lại về sau này.13 phóng sự thực hiện bao gồm: chú chó trung thành, người tạo hình, 5năm sáng chế 5 loại máy cày, Ông Tư máy cày - Nguyễn Văn Rô, sáng chếmáy cày mang lại hiệu quả thiết thực, bánh phồng tôm vào vụ, trải nghiệmlàng nghề bánh phông tôm, dâu tây Cà Mau, hương vị Đà Lạc giữa lòng CàMau, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Mười Ngọt, trải nghiệm nghề ănong ở rừng U Minh Hạ, hiệu quả từ mô hình nuôi chén hương, nỗi lo mattrộm chén nuôi Trong đó, có 07 phóng sự thực hiện theo hình thức truyền

hình không lời bình.

33

Trang 38

Đối với phóng sự được thực hiện theo hình thức truyền hình không lờibình đó là “chú chó trung thành” Có thể nói, đây là phóng sự đầu tiên đượcthực hiện theo hình thức không lời bình của tôi và cũng là phóng sự đầu tiênkhông có lời bình được phát sóng trên Đài PT-TH Ca Mau theo thé loại phóngsự ngắn Chỉ với thời lượng 03 phút 12 giây, ngay sau khi phát sóng khán giả

đón nhận rất nhiệt tình vì sự độc, lạ của nó, cùng với cách thé hiện hoàn toàn

mới nên lượng khán giả theo dõi tác phẩm này rất lớn Phóng sự đã sử dụngchính lời thoại chủ của chú chó tên “Nô” làm lời bình của phóng sự, kết hợpvới nhạc nền, lời nhận xét của những người xung quanh, cùng với không gianvà thời gian được quay hình kết hợp đã tạo nên hiệu ứng khá tích cực Phóngsự này chỉ có phát thanh viên xuất hiện chào dau, đơn giản là: “74 quý vịvà các bạn! Bạn có tin con chó di bán vé số? Đó là câu chuyện có thật ở CaMau Chú chó tên “Nô” không ngại chủ nghèo vẫn trung thành với ôngNguyễn Văn Nghị đến từ Sóc Trăng ngày đêm lang thang trên các nẻo đườngTP Ca Mau dé hành nghé bán vé số mưu sinh Câu chuyện cảm động sau đây

được thực hiện qua lời kế của ông Nghị.” Từ đó, lời kế của ông Nghị luôn

xuất hiện xuyên suốt trong phóng sự nảy, cụ thể như: “76i vợ thì chết, con thì

có hai đứa nhưng có chồng con hết roi, bây giờ tôi sống với con chó naykhông a, tới giờ là 16 năm rồi đó ” “Tới chừng di bán vé số rồi đó là nóphải di, nó chồm chỗm vậy nó ngoắc đuôi phải đưa cho nó tha mới được,

không đưa cho nó là nó ngôi ở nhà ” “Thấy con chó tha người ta kêu lạimua, dẫn vô trong quán người ta nói mua người ta hoài không trúng nên mua

của con chó thứ coi có trúng không ` “Tôi nghèo thiệt nhưng mua 100 triệu

đồng tôi cũng không bán nữa Thương nó nghĩ nó như con người vậy, bởi vìlúc trước ma đè nó cứu tôi, một lần nữa là tôi cũng không có tiền nữa nó lượmtiền nó tha về cho tôi ” “8 giờ mấy 9 giờ xong rồi cho con chó nó khỏe,

mình làm phục vụ lâu dài chứ đâu phải một ngày một bữa đâu mà mình hambán chỉ nhiêu, nhiễu lỡ con chó nó có bệnh hoặc là nó đi không nôi thay nó

34

Trang 39

cũng tội lắm ” “Có nhiều ông thanh niên gặp con chó cặp cô nó rồi hônluôn ” “Giờ giác, ngủ nghê này kia nọ thì nó ngủ chung với tôi không a Tôingủ trong mùng thì nó ngủ trong mùng, tôi ngủ tran thì nó ngủ tran Tối khi

nó ngủ thì tôi nằm tôi cũng ôm nó luôn, bởi vì khuya lạnh quá tôi phải ôm nó

ngủ ” “Con “Nô” này nó là loài vật nhưng tôi thấy nó qua khôn, quá trungthành với tôi thành ra tôi sống với nó lỡ bệnh có chết thì chết chứ tôi không cóbán nó đâu Tôi sợ là con chó nó chết trước tôi thôi Con chó nó chết thì tôi sẽchôn cất nó đàng hoàng, chừng nào xương nó có rã thì tôi lấy cốt nó để vô cáibị do của tôi, tôi đem theo luôn ”

Cũng trong năm 2018, một phóng sự khác do chính tôi và đồng nghiệplà phóng viên quay phim phóng sự “chú chó trung thành” tiếp tục thực hiệnphóng sự khác có tên “người tạo hình” với cách thể hiện tương tự đã mang lạidiện mạo mới, cách nhìn mới về hình thức thé hiện phóng sự truyền hình ngaytrên sóng Dai PT-TH Cà Mau đã tồn tại cách thé hiện theo lối mòn cũ của thểloại phóng sự truyền hình từ hàng chục năm nay Phóng sự “người tạo hình”

có thời lượng 03 phút 22 giây, hoàn toàn sử dụng lời tự sự của nhân vật chính

làm lời bình cho toàn bộ phần nội dung của phóng sự Trên thực tế, toàn bộ

phan lời thoại của nhân vật chính của ông Trần Văn Thanh đã nói thay gầnnhư trọn vẹn nội dung mà phóng viên biên tập muốn thé hiện trong tác phamcủa mình Thay vì, sử dụng phần lời bình do chính phóng viên biên tập viết thì

việc sử dụng lời thoại của chính nhân vật vào phóng sự này nó tạo nên tính

thực tế hơn, thu hút khán giả hơn Song song đó, nếu nói về “người tạo hình”thì phải có hình anh dé hiéu, dé cảm nhận, dễ biết thông điệp nội dung của nó

là gì, thông qua những hình ảnh của phóng viên quay phim thể hiện và rất mai

phóng sự này tôi đã chọn một phóng viên quay phim thé hiện cũng khá tốt vanđề này Trên cơ sở đó, phần nội dung thông qua lời thoại của nhân vật đã lột tảtừng chi tiết đối với tác phẩm điêu khắc mà ông Thanh đã tạo ra Đối vớiphóng sự này, tôi chỉ dé phát thanh viên xuất hiện phần giới thiệu đầu như dé

35

Trang 40

kết nối lại với những tin bài, phóng sự khác phát trong cùng một chương trìnhThời sự tổng hợp, đó là: “7a quý vị và các bạn! Chúng tôi tim đến ông quamột nghệ danh nghe rất thú vị “người tạo hình” 37 năm trong nghề điêu

khắc, hội họa, ông tao ra vô số những tác phẩm từ chất liệu gỗ, xi măng cốt

thép, với giá trị vật chất lẫn tỉnh thân là vô hạn Ông là ai? Mời quý vị và các

bạn theo dõi phóng sự tự thuật cua chính nhân vật sau đây ” Sau đó, là lời

hội thoại của nhân vật tên Trần Văn Thạnh, ở Khóm 6, Phuong 6, thành phố

Cà Mau với nội dung được phóng viên biên tập chủ định thu hình và thu âm

trước cụ thé là: “Tôi tén Trần Văn Thanh, sinh năm 1963, qué quán thi ởkhóm 6, phường 6, TP Cà Mau.” “Những gốc cây như thé này thì mua trongvùng sâu vùng xa, các huyện mới có, cây lớn, cô thụ không a Cực lắm ditrong rừng ri trong đó mua rồi mới chuyển, bè dưới kênh này nọ rồi dem ratới lộ nhựa mà có xe cẩu về thì nó vất va dữ lắm Dem duoc sốc cây tới cơ sởcủa mình thì nó có giá trị.” “Luc minh tạo hình thì mình phải đặt hết tâm chímình vô thì mình mới tạo được cái hình, còn tâm chí mình bị sao lãng thì làm

bị sai xót nhiễu lắm Những tác phẩm nào mình tạo ra theo đúng ý muốn của

a”

minh là trong long thay vui dữ lắm ” “Thời gian lam tác phẩm nay là khoảng3 tháng là mình đặt hết tâm quyết vô mình làm Trong lúc làm thì có một sốanh em phụ, chứ minh én mình làm tác phẩm này đâu có noi, nó nặng tới gan

,

3 tan lận Những anh em phụ thì có đến 4, 5 anh em phụ làm mới nồi ” “Làmnhững biểu tượng của Cà Mau thì mình cố gắng làm dé cho đạt dé cho bà controng tỉnh Cà Mau xem và hiểu biết rồi người ta biết đến minh Minh làm

được những biểu tượng của tỉnh Cà Mau thì trong lòng rat là vui Sẽ có nhiêu

người biết đến tại vì sản phẩm của mình được trưng bày tại Mũi Cà Maumà ” “Cái này là nghề tâm quyết đó, nó mê dữ lắm Có những khi làm tới 1,2 giờ đêm cũng không hay luôn, tới khi giật minh coi giò dong hô mới di ngủ.Tới lúc mê là vậy đó, dé hết cái tâm vô sản phẩm của mình Cái hướng trongthời gian tới là đang đào tạo một số anh em ở địa phương không có nghề

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN