1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về vấn về xây dựng nông thôn mới trên báo chí Hà Nội hiện nay

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền thông về vấn đề xây dựng nông thôn mới trên báo chí Hà Nội hiện nay
Tác giả Đào Thị Huyền
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 27,42 MB

Nội dung

Là cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội, tiếng nói của Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân Thủ đô, báo Hà nội mới đã tạo được nhiều dấu ấn với bạn đọctrong việc truyền thông về vấn đề xây d

THON MỚI TREN BAO CHÍ HÀ NỘI HIEN NAY

2.1 Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và nông thôn ở Hà Nội Đặc diém tự nhiên Hà Nội là thủ đô, thành phó trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thô sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng băng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Hà Nội có vị trí nằm từ 20 từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Hòa Bình.

- Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.

- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.

Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp Huyện trong đó có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã Cụ thé, hiện Thành phố Hà Nội có 12 quận gồm: Hoàng Mai, Long

Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng,

Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội có 17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức,

Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oal, Phú Xuyên,

Mê Linh, Sóc Sơn và Ứng Hòa và 1 thị xã là Sơn Tây. Địa hình Địa hình Hà Nội vừa có đổi, núi và đồng bang, trong đó diện tích cua đồng bang là lớn nhất (chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên của thành phd) Độ cao trung bình từ 5 - 20m so với mực nước biên Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, các đôi núi cao chủ yếu đều tập trung ở phía Bắc và phía Tây Dinh cao nhất là Ba Vì,

Năm ở vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội còn có cái tên “Thành phố sông hô” Hiện nay, có 7 con sông lớn nhỏ gôm: sông Hồng, sông Duong, sông Da, sông

Nhuệ, sông Cầu, sông Day, sông Ca Lồ Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam) Trong nội thành Hà Nội, ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội. Đặc điểm khí hậu Nam trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa am, nóng va mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông Một năm khí hậu được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông Thời gian các mùa diễn ra ở các năm có thể khác nhau vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nang nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 5°C.

Khí hậu Hà Nội tiêu biéu cho thời tiết miền Bac Bộ Nơi đây một năm với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, khác biệt hăn với khí hậu miền Nam hay miền Trung của đất nước. Đặc điểm nông thôn của Hà Nội

2.1.2 Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010

- 2020 Mục tiêu chung của Chương trình là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, 6n định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sông vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình, ngày 16-8-2016, Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Hà Nội luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện Chương trình

Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng Ngày 26-4-2016, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” (gọi tắt là NQ số 02) Nghị quyết số 02 nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết Đại hội XVI của Dang bộ Thành phố.

Giai đoạn 1: Từ 2009 đến 2019-2020 Ngày 21-9-2019, Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Lãnh đạo thành phố khang định, thông qua thực hiện Chương trình, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có chuyên biến tích cực; kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyên dịch đúng hướng; kết cau hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa - xã hội, thể thao có chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa; chính tri - xã hội va quốc phòng - an ninh được bảo đảm; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cô vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng lên, tạo thế lực mới cho thành phó phát trién nhanh và bền vững hơn. Đáng chú ý, các mục tiêu đề ra cơ bản hoàn thành và đạt khá, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt trước 2 năm so với mục tiêu chương trình đề ra là giá trị sản xuất nông nghiệp thực té/ha đất nông nghiệp, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên Thành phố có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra là có 80% số xã hoàn thành đến 2020). Đến hết năm 2020, Hà Nội có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 6 huyện trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm

2020; có 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 96,3%), 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Tông nguồn vốn đã huy động cho khu vực nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 là 80.595 tỷ đồng, trong đó đầu tư trực tiếp cho chương trình là 62.459 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước là 56.470 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách là 5.989 tỷ đồng) Nhờ tiếp tục day mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, đã góp phan nâng cao đời sông nông dân Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của

Hà Nội năm 2020 đạt 55 triệu đồng/người/năm, đa số các hộ gia đình có nhà kiên có, khang trang Ty lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn dưới 0,37%, có

4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Hoài Đức không còn hộ nghèo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chương trình vẫn còn một số hạn chế, như thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất chưa nhiều Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm van là mối lo của người tiêu dùng Kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các huyện chưa đồng đều Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa nhiều, người dân còn trông chờ, y lại vào ngân sách nhà nước Hệ thống ha tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sông sinh hoạt của nhân dân.

Bước phát triển mới Ngày 17-3-2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 04-CTr/TU

“Đây mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chat, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” (gọi tắt là Chương trình số 04) Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 là đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyên, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân thành phố Hà Nội là Phó

Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TRUYÈN THONG VE VAN ĐÈ XÂY DUNG NÔNG THÔN MỚI TREN BAO

3.1 Định hướng truyền thông về vấn đề xây dựng nông thôn mới trên báo

Hà Nội mới trong thời gian tới.

3.1.1 Truyén thông xây dựng nông thôn mới gắn liền với thực tiễn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, vừa tao khối lượng giá trị kinh tế lớn, bảo đảm sản xuất sạch, an toàn, vừa giữ gìn môi trường và bảo tồn hệ sinh thái Đây là tiền đề cho tiến trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu của tỉnh, bảo đảm kết nói nông thôn - đô thị hiện đại, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên các ấn pham của báo Hà nội mới cần bám sát chỉ đạo Thành ủy, những chương trình, quyết định mới trong trién khai xây dựng nông thôn mới Thủ đô Cụ thé, phải bám sát các mục tiêu, nội dung được chỉ rõ trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Day mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chat, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".

Theo đó, cần tập trung truyền thông về các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, về xây dựng nông thôn mới: Đây mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển đô thị với quan điểm, mục tiêu tổng quát là xây dựng nông thôn mới cần thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, nông thôn mới phén vinh, văn minh và hiện đại; xây dựng kết cau hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, phù hợp theo tiêu chí đô thị; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ và bền vững, trình độ sản xuất tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp, sản phâm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đăng, ồn

68 định, giàu bản sắc văn hóa, nông dân giàu có; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường: quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững trên địa bàn Thủ đô.

Thứ hai, về cơ câu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: Đây mạnh cơ cau lại ngành nông nghiệp gan liền với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng va phát triển bền vững: xác định tái cơ câu nông nghiệp là nền tang then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân là chủ thể Đây mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng gắn với quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá tri; thực hiện tốt việc chuyền đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây công trình phục vụ dịch vụ nông nghiệp, đô thị

Củng cô hoạt động và thành lập mới các hợp tác xã; phát triển kinh tế trang trại bền vững Thành phố sẽ day mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển các làng nghé, nghề truyền thống, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và nông nghiệp, trong đó ưu tiên những loại hình dịch vụ mới mang lại hiệu quả cao; đồng thời, day mạnh phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn gan với du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm.

Thứ ba, đối với mục tiêu nâng cao đời sống vật chat và tinh than của người nông dân, Chương trình số 04-CTr/TU đặt ra mục tiêu khuyến khích phát trién các mô hình xử lý nước thai, chất thải làng nghề, rác thai sinh hoạt tại nguồn, ứng dụng công nghệ tái sử dụng chất thải nông nghiệp, làng nghề phục vụ nên kinh tế tuần hoàn; phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn.

Xác định rõ ràng, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị Dé thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên, Chương trình số 04-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong tâm Cụ thé, đối với xây dựng nông thôn mới, Thành ủy Hà Nội nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp Trong đó, công tác truyên thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tâng lớp nhân dân vê

69 nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò then chốt, từ đó tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Đồng thời, báo Hà Nội mới hàng ngày và Hà Nội mới điện tử cần có những tuyến bài truyền thông về các giải pháp Thanh ủy đã đưa ra Cùng với đó, rà soát, bd sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiêu mẫu bảo đảm phù hợp với quy hoạch và bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển đô thị Trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng nông thôn mới theo hướng tiêu chí đô thị, nhất là với các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng sẽ phát triển lên quận giai đoạn 2021-2025 và các huyện Thanh Oai,

Thường Tín, Mê Linh lên quận vào giai đoạn 2026 - 2030. Đặc biệt, tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016-2020), trong đó, nguồn von ngân sách Nhà nước dau tư là 83.700 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước (doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nguồn khác ) là 8.980 tỷ đồng. Đối với nhiệm vụ truyền thông về cơ câu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tập trung đi sâu phân tích, đưa ra những tuyến bài về 10 nhiệm vụ, giải pháp Trong đó, việc cơ cấu lại các lĩnh vực sản xuất sẽ tập trung quản lý, sử dụng chặt chẽ đất đai; xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực; day mạnh nghiên cứu, chuyên giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp Đặc biệt, Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp đột phá về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Cụ thé là rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi dé thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng lĩnh vực chế biến sâu.

Thành phố cũng sẽ đơn giản các thủ tục đăng ký cấp giấy phép kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công; tăng cường chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp về tín dụng, mặt bằng kinh doanh, thuế, xúc tiến thương mại, đảo tạo Các vẫn đề truyền thông cần bám sát theo các định hướng đã đề ra.

Về phát triển kinh tế nông thôn, cần tập trung vào các nhóm vấn đề cần tuyên truyền Hà Nội day mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Cụ thể, thành phó sẽ tiếp tục củng có, kiện toàn, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như: Mỗi năm thành lập mới từ 70 hợp tác xã trở lên, hỗ trợ ít nhất từ 50 hợp tác xã trở lên thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; triển khai chính sách thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp Cao đăng, Đại học, trên Đại học về làm việc tại các hợp tác xã Mặt khác, Hà Nội sẽ đây mạnh phát triển kinh tế trang trại; phát triển ngành nghề và kinh tế nông thôn thông qua việc hỗ trợ thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn; đồng thời, đầu tư xây dựng mới và cải tạo các chợ đầu mối, chợ dân sinh nông thôn.

Về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, Hà Nội triển khai 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường và an sinh xã hội, xây dựng miền quê đáng sống; đổi mới mạnh mẽ cơ ché, chính sách dé huy động cao các nguồn lực, nhân lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; khuyến khích nghiên cứu, chuyên giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá dé hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; hỗ trợ, khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội Đặc biệt, đối với sinh viên mới ra trường được tạo điều kiện về các vùng nông thôn dé cống hiến làm việc bằng tri thức, sức trẻ góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.1.2 Đối mới nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức, phương pháp thể hiện

Như phân tích ở trên, hiện tại các nội dung phản ánh trên báo Hà Nội mới điện tử và báo Hà Nội mới hàng ngày thường là cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như của Thành Uy, Uy ban nhân dân thành phó về van đề xây dựng nông thôn mới và thực hiện chương trình 04 — CTR/TU nên có cảm giác các bài báo khá trìu tượng, chưa có cách tiếp cận dễ hiểu, rõ ràng và chưa có sức hút nhất định với đại đa số quần chúng nhân dân Cần đa dạng hóa đề tài triển khai, thông tin đưa ra gần gũi, sát với thực

71 tế xây dựng nông thôn mới tại địa bàn hơn nữa Đồng thời, cần sát sao phản ánh các tích cực cũng như khó khăn thực tế của nhân dân trong việc thực hiện hóa chương trình xây dựng nông thôn mới Chú trọng mở rộng các hình thức truyền thông như toạ đàm, hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, người dân từ đó có cách nhìn đa chiều, đa dạng trong phản ánh truyền thông.

Dé nâng cao chất lượng nội dung, ở một góc độ cho thay, Hà Nội mới điện tử và báo Hà Nội mới hàng ngày cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực báo chí đáp ứng yêu cau thực tiễn trong bối cảnh chuyên đổi số hiện nay Đội ngũ nha báo, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo báo chí, cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nâng cao trách nhiệm xã hội, không ngừng trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ và khả năng tác nghiệp trong bối cảnh mới Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ những người làm báo Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển báo chí với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w