Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; chiếnlược phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANG VAN DUAN
LUẬN VAN THAC SĨ BAO CHÍ
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANG VĂN DUAN
Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành Bao chí định hướng ứng dung
Mã số: 8320101.01 (UD)
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
TS Vũ Tuấn Anh PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Truyềnthông về kinh tế biển, đảo trên báo chí khu vực Tây Nam Bộ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, được sự đồng thuận và hướng dẫn khoa học của TS.Vũ Tuấn Anh, Học viện Ngoại giao.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lắpvới các đề tài khác Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển những số liệu,
kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đềtài Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
Ca Mau, ngày 30 thang 6 năm 2021
Tác giả Luận văn
Đặng Văn Duan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ của quý thầy cô
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn; Lãnh đạo của các cơ quan báo chí Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đến TS.Vũ Tuấn Anh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn Nhà báo Nguyễn Danh, Phó tổng Biên tập báo Cà Mau; Nhàbáo Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Đài PT-TH Cà Mau; Nhà báo NguyễnMinh Sang, Phó giám đốc Đài PT-TH Bạc Liêu, Nhà Báo Nguyễn Tấn Vạn,
Tổng Biên tập báo Kiên Giang, Nhà báo Phạm Thị Hồng Vân, Phó Trưởng
Phòng báo Điện Tử - Báo Cà Mau; cùng các nhà báo, phóng viên, biên tậpviên tại Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang, Đài PT-TH Cà Mau,
Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Kiên Giang đã tạo điều kiện cung cấp thôngtin, số liệu, trả lời phỏng van, để thực hiện Luận văn.
Mặc dù đã rất có gắng nhưng Luận văn không tránh khỏi thiếu sót cần
phải bổ sung để hoàn thiện Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, góp ý,
uốn nắn của quý thầy cô, dé Luận văn được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Cà Mau, ngày 30 tháng 6 năm 2021
Tác giả Luận văn
Đặng Văn Duan
Trang 5MỤC LỤC
MO DAU < s5Ÿs<©S+dEEE4EYHE7.4 07140 774407140 0748007184 02048 002911 prr 71 Lý do Chon dé tài s- << s< scs©ssEssEseEsEEsEssEsEsEsersessesersersersesse 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề s- << s- scssssscsxsessessessrserserses 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU œ- << se s5 e< se s S95 sse9 11
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ỨU -. e se sesssessessesesse 12
5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên CỨU - << se sse<«ses 136 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . -°-scssccsecssessees 14
7 Kết cấu của luận văn se s<ssssssss+sEssSssEssessexsetserserserssesee 14Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TRUYEN THONG LIEN QUANDEN VAN DE KINH TE BIEN ĐÁO co n0 68668686668 6856 16
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài . -c-s°ssssess 161.1.1 Truyền thong o o-s- << se set EseEsEEsEseEseEsersersesersersersersrre 16
L.1.2 BGO CHa 86h he 17L.1.3 BGO it nh 17
1.1.4 Tryén Rinh wessessesssrsssessessesssssssessessssssssssssssssesssssssssessesssssssnssesseessesssnees 18
1.1.5 BO MAN 86 2181 e 19
1.1.6 Phat thanhn ccccsssssssssssccsssssccsssssccscsssssscssssssssssssscssessssssesssscsessecees 201.1.7 Khái niệm chung về Dién, đảo -e-cecceecescssessesseeeersersesssssee 211.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về kinh tế biển đảo 251.2.1 Quan diém của Đảng về phát triển kinh tẾ biỂN -° sc-<: 251.3 Tổng quan về KTBĐ khu vực Tây Nam Bộ và vai trò của báo chítruyền thông về VAN AE MAY d co G G5 6S 99 999 999 998690988968990058 28
1.3.1 Tổng quan về KTBĐ khu vực Tây Nam BỘ -e-s-sc-« 281.3.2 Báo chí khu vực Tây Nam Bộ với nhiệm vụ truyền thông về kinh tế
Trang 6Chương 2: THỰC TRANG TRUYEN THONG VE KINH TE BIENDAO TREN BAO CHÍ TÂY NAM BỘ -° <cssccssecsscrssers 38
2.1 So lược các cơ quan bao chí được khảo Sat -s-<s«<s«es«ses 38
2.1.1 BGO Cd ÌM(41 «<< << 8 9.99 99 9009080968096 80906896 382.1.2 BAO Kién Gidng anh e 382.1.3 BGO Bac Lit o << s% 9 1.99 9 9690896809068 809 1896 392.1.4 Đài PT-TH Ca ÌVÍ(Œ1 << «<< %9 %9 98 959989959969959989 59% 392.1.5 Đài PT-TH Bac Litu << << se 9 9 999.99 96999800896089696 96 402.1.6 Đài PT-TH KIÊN Giang c0 9 % 999 0 999989996939968609685899686096 40
2.2 Tổng quan hoạt động tuyên truyền về kinh tế biển đảo trên báo chí
Tây Nam BỘ -GG G6 S9 9 9 9 9.00 0 000 000.0004.090 90060890690 412.3 Nội dung chủ yếu được chọn dé truyền thông về kinh tế biển dao 45
2.3.1 Thông tin về du lịch biỂn, đảo -s-ceecesceseseeeeeseetestsseseesses 48
2.3.2 Nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hải sản và mô hình kinh tế 50
2.3.3 Thông tin về đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển, các dự án phát triển
Kinh té Die co <G % É 9 9 9.9 0.9.9.9 0 0 0.000.000.600 6009 80006000680 52
23.4 Dau tu công trình cảng biển, cửa biển, khu neo đậu và dịch vụ hậuCAN nghề cá VAAN SINN Xã HuỘi co 6 6 S9 9 91 99899 88998896899688966 532.3.5 Dao tạo nhân lực cho ngành kinh té Dien -scescoecsecscss 542.3.6 Kinh té các xã ven biỂn, XG AGO << << << se se se se sesexsesesesese 56
2.4 Các hình thức truyền thông về kinh tế biển đảo . 582.4.1 Try én Ninh scsecsecsssssecsessesresrsessessssesnesnsenceaseasesscsnssnceacsaceaseasessesneeaeenees 58
2.4.2 BAO iN 7n 62
2.5 So sánh nội dung và hình thức truyền thông về phát triển kinh tế
biên đảo trên Báo in và Truyên hìnhh << s5 < 5s s s2 55555956 692.5.1 NỘI MUNG ú c << 5 Họ TH TH TH 00009 800008000060000 809 8800 692.5.2 05.76 72
2.6 Ưu điểm và hạn chẾ -e-s-sss se se ssssSssessexserserserssrssesse 752.6.1 UU đÏỄH e« e<-ee 2E 75
Trang 72.6.2 6.2 HAN CÏUỂ << << 9 9 0 0 000000 8080006000008 0806801800Hạn chế 78
Tiểu kết chương 2 o- s- << s2 s£ s£SsES£Es£EseEsEEsESsEseEseEseEseszesersersers 82
Chương 3: GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA TRUYEN THONG VEPHAT TRIEN KINH TE BIEN DAO KHU VUC TÂY NAM BO 84
3.1 Những van đề đặt ra cho công tác truyền thông kinh tế bién hiện nay 843.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về KTBĐ 873.3 Một số kiến nghị 5< s° se ssssExseEseEseEseEstssssserserserssrssrsee 89Tiểu kết chương 3 << <2 SsSs£SseEseEsSEssEssEssExsexserserserssesssssse 91„000,90 94
:0080090/90225 101
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ các tin, bài viết về kinh tế biển đảo trên các báo in khảo sát 43
Bảng 2.2 Ty lệ các tin, bài viết về kinh tế biển đảo trên các Đài PT-TH khảo
Bang 2.3: Số lượng tác phẩm thông tin một số nội dung chủ yếu về kinh tếbiển đảo trên 6 cơ quan báo chí khảo sát - + 2© 2+2+++£++£x+zxerxeee 45
Bảng 2.4: Số lượng tác phẩm truyền thông kinh tế biển đảo ở cùng một nộidung giữa cơ quan báo in và truyền hình 2-2522 2222 s+£xzrxzrxerse+ 46
Bảng 2.5 Thống kê số lượng tác pham về phát triển kinh tế biển đảo 59Bảng 2.6 Thống kê số lượng tác phâm về phát triển kinh tế biển đảo trên báo
¡"1 m— 63
Trang 9DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 2.1: Số lượng tác phẩm về kinh tế biển đảo trên các báo: Cà Mau,
Bạc Liêu và Kiên GIangØ - << k1 TH ng Hư 4l
Biểu đồ 2.2: Số lượng tác phẩm về kinh tế biển đảo trên các đài PT-TH Cà
Mau, Bạc Liêu và Kiên GIang - - - c1 1323319 11911 111 ng re 42
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ truyền thông về kinh tế biển đảo của các cơ quan báo chí
tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên G1ang - 5+ k* + kssksrsereeeeeeee 44
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nội dung thông tin về phát triển kinh tế biển đảo Báo Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang - - c1 1n ngư 70
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nội dung thông tin về phát triển kinh tế biển đảo giữa báo
in và truyền hình ¿- 2 x5 E+EE+EEESEEEEEEEE2E71711111215 111111111 re 71
Biểu đồ 2.6 Số lượng thể loại báo chí được sử dụng dé truyén thong vé kinh té
Biểu đồ 2.7 Số lượng thé loại báo chi được sử dụng dé truyền thông về kinh tếign AAO tr6n DAO AM Na 74Biéu đồ 2.8 Mức độ quan tâm của công chúng đối với van đề kinh tế biển đảo 77Biểu đồ 2.9 Hiệu quả truyền thông về kinh tế biển đảo trên Báo Cà Mau, Bac
II ì08.€ii06.i 11077 78
Biểu đồ 2.10 Hiệu quả truyền thông về kinh tế biển đảo trên Đài PT-TH Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang - - c c1 13 11 93 9 111 1 vn vn 79
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
GS, PGS, TS, ThS : Giáo su, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩNXB : Nha xuat ban
PVS : Phong van sâuTP Thanh phó
DBSCL : Đồng Bang Sông Cửu LongKTBĐ : — Kinh tế biển đảo
Trang 11MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam
có vùng biên rộng trên 1 triệu km”, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông,
gấp hơn 3 lần diện tích đất liền Biển và hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước
Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông — nơi có 1 trong số 10 tuyến
đường hàng hải lớn nhất trên thế giới Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế
giới (sau Địa Trung Hải) Hiện tại, kinh tế biển và vùng ven biển có vai trò
vô cùng quan trọng, đóng góp khoảng 50% GDP cả nước.
Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú với
khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác nhau.
Trong đó, dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến
lược quan trọng Bên cạnh đó, với vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo (bao gồmquan đảo Hoàng Sa và Trường Sa) cũng là không gian trọng yếu dé bảo đảmquốc phòng — an ninh.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấpchủ quyên ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông
Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dângđã trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày22/10/2018, Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoáXI về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra quan điểm khăng định: “Việt Nam phải trở
thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng,
an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gan liền với bảo đảmquốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toan vẹn lãnh thé, tăng
cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà
Trang 12bình, 6n định cho phát triển Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam làtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức,
doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.
Đặc biệt, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biên Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã yêu cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,đây mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát trién bền vữngbiển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; chiếnlược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong toàn hệ thống chính trị,trong nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế
Với tầm quan trọng như thế, đòi hỏi các cơ quan báo chí cần khăng định
được vị thế, vai trò của mình trong hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của các tầng lớp nhân dân trong giữ gìn, bảo vệ và phát triển kinh tế,quốc phòng, an ninh biển dao.
Về hoạt động khai thác hải sản của ngư dân, mới đây, Việt Nam bị Liên
minh châu Âu (EU) rút thẻ vàng về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp(IUU) cho thấy công tác tuyên truyền trên các cơ quan báo chí địa phương vềbiển, đảo còn nhiều hạn chế, cần khắc phục
Riêng các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ có nhiều lợi thế phát triển kinh tế
biển với bờ biển dài trên 400km, ngư trường khai thác trên 100.000km”; diện
tích vùng lãnh hải rộng, tiếp giáp nhiều quốc gia khu vực ASEAN, nguồn lợi
thuỷ hải sản phong phú, đa dạng; trữ lượng dầu khí lớn Mặt khác, vùng TâyNam Bộ còn có vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược do nằm kề tuyến hàng
hải Đông - Tây, là một cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng, sôi động
Điều quan trọng nhất là khu vực Tây Nam Bộ có lực lượng lao động dồidào, dé tiếp cận với công nghệ mới, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển.Lam thé nào dé hoạt động truyền thông phát huy được vai trò kết nối xã hội,
Trang 13góp phần bảo về chủ quyền và phát triển kinh tế biển đảo là một nhiệm vụ vô
cùng quan trọng.
Từ những lí do, trên tác giả chọn dé tài: Truyền thông về kinh tế biến,đảo trên báo chí khu vực Tây Nam Bộ làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Báo chí học.
Luận văn sẽ bố sung thêm khung lý luận về những ưu điểm, hạn chế của
hoạt động tuyên truyền biển, đảo trên báo chí vùng Tây Nam Bộ Từ đó dé ra
những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyềnvề vấn đề này
Nghiên cứu về chủ quyền biển dao có luận văn Bao vệ chủ quyên biển
đảo trên báo in hiện nay của Nguyễn Thu Trang (Trường Dai học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015) [Š1] Luận văn đãnghiên cứu, khảo sát vấn đề chủ quyền biển đảo trên các báo: Nhân Dân,
Khánh Hoà và Thanh Niên Tác giả chủ yếu tập trung phân tích và làm rõnhững van đề lý luận va thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên
các báo chọn khảo sát.
Đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường thông tin bảo vệ chủ
quyền biển đảo trên báo in hiện nay Tuy nhiên, luận văn không đi sâu vàotuyên truyền các mặt kinh tế biển đảo, van đề biến déi khí hậu, nước biển dâng.
Luận văn Báo chí Công an Nhân dân với công tác tuyên truyén bảo vệ
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay của Hoang Văn Phong(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,năm 2016) [37] đã nghiên cứu về công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển
Trang 14đảo trên báo in Công an Nhân dân và Công an Da Nang, góp phan làm rõ một
số ưu điểm, hạn chế của việc tuyên truyền về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển
đảo của Tổ quốc ta trên báo in Công an Nhân dân và Công an Đà Nang Từ đó,góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về cách thức đấutranh, tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn trên các loại hình báo chí.
Luận văn góp phần tạo nguồn tư liệu để có những nghiên cứu toàn điệnhơn về công tác tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ
quốc trên các loại hình báo chí.
Về nghiên cứu KTBĐ, luận văn Vấn dé kinh tế biển đảo Hải Phòng trênsong truyén hình” của Luu Thi Thanh Ha (Trường Dai học Khoa hoc Xã hộivà Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017) [17], đã khảo sát Dai Phátthanh và truyền hình Hải Phòng, VTVI và Truyền hình thông tấn về thựctrạng thông tin, phát triển kinh tế biển đảo của thành phô Hải Phòng trên sóngtruyền hình Từ đó đề xuất các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò củatruyền hình đối với nhiệm vu thông tin về phát triển KTBD của thành pho
Luận văn góp phần củng có lý luận về vai trò của truyền hình với phát triển
KTBD nói chung và phát trién KTBĐ Hải Phòng nói riêng
Luận văn Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miễn Trung của Hồ
Dũng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2015) [6] đã nghiên cứu các cơ quan báo in về thực hiện nhiệm vụ
thông tin, truyền thông đối với phat triên KTBĐ miền Trung Luận văn đã chỉra được những thành công, hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp phát huy vai
trò của báo in trong phát triển KTBĐ miền Trung.
Về van đề truyền thông biển đảo, luận văn Truyền hình với van dé tuyêntruyền biển đáo [14] của Hồ Thị Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014) Luận văn đưa ra những góc
10
Trang 15nhìn lý luận về hoạt động truyền thông về biển đảo, đề ra những biện pháp
nâng cao chất lượng chương trình truyền hình về biển đảo nói chung.
Đề tài Nghiên cứu khoa học 7TXVN với công tác tuyên truyền về biển,đảo trong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài do Phó tông giám đốc
TTXVN Ngô Hà Thái làm Chủ nhiệm [49] Day là dé tài nghiên cứu về một van
đề có tính chất chiến lược trong công tác thông tin đối ngoại, với mục tiêu xuyênsuốt đó là trên cơ sở những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và thựctrạng tuyên truyền về biển, đảo của cơ quan thông tấn quốc gia, xây dựng những
giải pháp, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền bằng tiếng nướcngoài của TTXVN Đề tài đã mạnh dan đề xuất những ý kiến không chỉ với lãnhđạo TTXVN mà còn mở rộng hơn là kiến nghị với Đảng và Nhà nước về công tácthông tin đối ngoại
Về nghiên cứu biển đảo nói chung, trong Tài liệu tập huấn công tác tuyêntruyền biển, đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông, PGS.TS Nguyễn ChuHồi, Giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên phó tổng cục
trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có bai Vi thé, tiém năng của biển,dao Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực, đã đưa ra góc nhìn tổngquan về vị thế, vai trò và tầm quan trọng của biến, hai đảo Việt Nam [22].
Có thé thấy, hiện có khá nhiều dé tài nghiên cứu về vấn đề biển đảo,nhưng chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác truyền thông về
KTBD trên báo chí tại khu Khu vực Tây Nam Bộ Trong khi đó, khu vực Tây
Nam Bộ có nhiều tỉnh có biển như: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Trà Vĩnh
Như vậy, đề tài “Truyền thông về kinh tế biển, đảo trên báo chí khu vựcTây Nam Bộ” là đề tài độc lập và không trùng với bất kỳ công trình nghiêncứu khoa hoc nào đã công bố trước đó.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
II
Trang 163.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
KTBD, đề tài sẽ khảo sát thực trạng tuyên truyền về van đề KTBĐ, đánh giá
những thành công, hạn chế Từ đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghịkhoa học để báo chí Tây Nam Bộ nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề
này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé tìm hiểu và đánh giá được thực trạng công tác truyền thông về KTBĐ
trên báo chí ở khu vực Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đặt ra
những nhiệm vụ cụ thé như sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài biển đảo bao gồmcác van dé lý luận báo in; ly luận về truyền thông biển đảo; đường lối chínhsách của Đảng Nhà nước về van đề biển đảo Hệ thông hoá cơ sở lý luận về
báo chí tuyên truyền vẫn đề KTBĐ.
Hai là, khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin, tuyên
truyền về biển đảo qua các cơ quan báo chí khảo sát; chỉ ra những ưu điểm,hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về công tác tuyên truyền vấn đề này và
nhận diện những đặc trưng riêng của báo chí khu vực Tây Nam Bộ khi tuyên
truyền về chủ dé biển dao
Ba là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báochí khu vực Tây Nam Bộ đối với vấn đề KTBĐ trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo chí Tây Nam Bộ với vấn đề Truyền thông về KTBĐ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu van đề trên ở các báo: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc
Liêu và Đài PT-TH Cà Mau, Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Kiên Giang từ
tháng 7/2018 đến tháng 7/2019.
12
Trang 17Tác giả chọn nghiên cứu những tỉnh trên vì đây là những tỉnh có bờ biểndài, ngư trường khai thác rộng và điều kiện tự nhiên khá tương đồng.
5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí tuyên truyền vấn đềKTBD Sử dụng lý thuyết báo chí và truyền thông trong quá trình phân tích.
5.2 Phương pháp nghiên cứuThực hiện Luận văn này, tác giả sẽ sử dụng những phương pháp nghiêncứu như sau:
- Phương pháp phân tích nội dung: Thống kê các tin, bài viết, phóng sựliên quan đến tuyên truyền KTBĐ trên các sản phẩm báo in của 3 tờ báo: Cà
Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Đài PT-TH Cà Mau, Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài
PT-TH Kiên Giang từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2019 Trên cơ sở đó đánhgiá, phân tích thực trạng tuyên truyền về KTBĐ tại các cơ quan báo chí TâyNam Bộ Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra;
- Phương pháp phân tích thông điệp: Nhằm đánh giá chất lượng nội dungthông tin báo chí trên các bình diện về nội dung và hình thức thé hiện côngtác tuyên truyền của các báo: Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu và Đài PT-THCà Mau, Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Kiên Giang về KTBD;
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện 200 mẫu để lấy ý kiến
công chúng của các cơ quan báo chí được khảo sát Từ đó, tông hợp, đánh giádé có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả tuyên truyền của báo chí Tây Nam
Bộ về KTBĐ Sự quan tâm của công chúng đối với thông tin tuyên truyền về
KTBD Từ đó, đưa ra hướng đổi mới nội dung, hình thức thông tin về van
dé này trên báo chí khu vực Tây Nam Bộ
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 6 người là lãnh đạo các
cơ quan báo chí và nhà báo viết về tuyên truyền KTBĐ trên báo chí khu vực
13
Trang 18Tây Nam Bộ Sử dụng kết quả trả lời phỏng vấn từ đó có sự tổng hợp, đánhgiá một cách toàn diện về nội dung nghiên cứu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra cách nhìn tổng quan về
vai trò của hoạt động tuyên truyền về KTBĐ trên báo chí hiện nay Đề tài góp
phần hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến KTBĐ, gópphần làm sáng tỏ thêm vai trò, chức năng của báo chí Tây Nam Bộ khi tuyên
truyền về KTBĐ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyêntruyền về KTBĐ trên báo chí Tây Nam Bộ trong thời gian tới.
Luận văn nếu nghiên cứu thành công sẽ cung cấp nguồn tài liệu lý luận
và cơ sở thực tiễn giúp các cơ quan báo chí địa phương sử dụng: nhằm nângcao chất lượng tuyên truyền về van đề biển đảo nói chung Luận văn có thédùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo về sau
6.2 Ý nghĩa thực tiễnLuận văn đánh giá một cách tổng quát, toàn diện hoạt động truyền thông
về KTBD Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, Luận văn có thé cung cấp
một cơ sở đữ liệu tin cậy cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí có
cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong truyềnthông về KTBĐ và thực trạng của hoạt động tuyên truyền về KTBĐ trên báochi Tây Nam Bộ hiện nay Từ đó có cách quản lý, thay đổi, định hướng phùhợp nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một nguồn tài liệu cho các cơ quanbáo chí, phóng viên, người viết báo có thể tham khảo khi thực hiện các bàiviết, tin tức, phóng sự về các đề tài liên quan đến vấn đề KTBĐ
7 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược bố trí kết cầu thành ba phan như sau:
14
Trang 19Chương 1: Lý luận chung về truyền thông liên quan đến van đề kinh tếbiển đảo
Chương 2: Thực trạng truyền thông về kinh tế biển đảo trên báo chí Tây
Nam Bộ
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về phát triển kinhtế biển đảo trên báo chí Tây Nam Bộ
15
Trang 20Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TRUYEN THONG LIEN QUAN
DEN VAN DE KINH TE BIEN DAO1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Truyền thôngTruyền thông ra đời cùng với sự phát triển của xã hội loải người, trên
thé giới có nhiều khái niệm khác nhau về truyền thông Theo định nghĩachung nhất về truyền thông của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và TS.
Đỗ Thị Thu Hằng, “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tưtưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngườinhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiễn tới điều chỉnhhành vi và thái đội phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộngđồng/xã hội.” [7, tr13]
Trong đó, căn cứ vào tính chủ dich trong truyền thông, có thé phân chia
thành: Truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ đích và truyền
thông có chủ đích Xét về truyền thông có chủ đích là hoạt động truyền thông
có mục đích, được xác định rõ ràng với các kế hoạch, quá trình truyền thông.Các hoạt động truyền thông được thực hiện bởi các nhà hoạt động truyền
thông chuyên nghiệp luôn là hoạt động truyền thông có chủ đích Tính chủđích thể hiện cao ở các chương trình/ dự án, chiến dịch truyền thông vớinhững chiến lược và các mục tiêu thống nhất cho nhiều hoạt động truyềnthông có tổ chức trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng thời điểm, nhằm
đạt được sự tác động mạnh mẽ từ các nhà truyền thông.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Dững địnhnghĩa như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đồi thông tin, tư tưởng,
tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người vớinhau nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vivà thái độ phù hợp với nhu cau phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộngđồng xã hội nói chung, bảo dam sự phát triển bền vững” [10, tr15]
16
Trang 21Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của tập thé tác giảDương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang thì định nghĩa: “Truyềnthông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng
nhăm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đôi trong hành vi và nhận
thức” [41, tr13]
1.1.2 Bao chi
Báo chi là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xãhội thể hiện băng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản địnhkỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hìnhbáo in, báo nói, báo hình, báo điện tử (Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Luật
Báo chí 2016 ).
Trả lời cho câu hỏi báo chí là gì, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông của tập thể tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần
Quang đã giải thích như sau: “Báo chí - loại hình hoạt động thông tin chính trị
- xã hội Đề xã hội loài người ton tại và phát triển, con người cần nhiều loại
hoạt động như sản xuất của cải vật chất để duy trì sự sống, sáng tạo nghệthuật dé thoả mãn nhu cầu tinh thần Một phần của hoạt động đó là hoạt
động báo chí nhằm cung cấp thông tin cho công chúng biết mọi sự kiện, hiệntượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội”
Nhu vậy, có thé nói hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩmbáo chí, cung cấp thông tin về moi mặt của đời sông xã hội, được nhiều người
quan tâm, có ảnh hưởng đến số đông.
1.1.3 Báo in
Đây là loại hình báo chí ra đời sớm với thế mạnh là có thể thông tin,phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống,
sâu sắc với độ tin cậy cao
PGS TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí đã đưa rakhái niệm như sau: “Báo in là những ấn phẩm định kỳ, băng ký hiệu chữ viết,
17
Trang 22hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thờisự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượngnào đó với mục đích nhất định” [10, tr.102] Có nhiều tác giả đã đưa ra cáckhái niệm báo in như trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, GS.TS Ta NgocTan định nghĩa: “Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyên tải nội dung thông
tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội” [47, tr.12].
PGS.TS Dinh Văn Hường thì định nghĩa: “Báo in là tên gọi loại hình
báo chí chuyển tải thông tin và hình ảnh trên giấy, được thực hiện bằng
phương tiện kỹ thuật in và được phát hành rộng rãi trong xã hội Các ấn phẩmbáo in gồm có: báo, tạp chí, phụ trương và bản tin” [27, tr.32]
Theo PGS TS Dương Xuân Sơn trong cuốn Báo in Việt Nam trongthời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay thì: “Báo in là ấn phâm định kỳ chuyển
tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã
hội thông qua các công cụ như máy in, mực in, giấy in” [42, tr.15].
Tóm lại, có nhiều khái niệm về báo in nhưng cũng có thể hiểu đơn giản
báo in là sản phẩm xuất bản định kỳ bằng nhiều hình thức khác nhau như: chữ
viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự khác, nhằm thông tin về các van dé:
thời sự, xã hội nhằm phục vụ cho công chúng, nhóm đối tượng nào đó với
mục đích nhất định Báo in được thực hiện bằng kỹ thuật in và phát hành rộng
rãi trong xã hội.
1.1.4 Truyền hình
Là loại hình báo chí mà tin tức, hình ảnh được phát qua sóng truyền hình
bằng âm thanh và hình ảnh động Ưu thế chủ yếu của truyền hình là hình ảnh
động về hiện thực trực tiếp Bên cạnh đó truyền hình cũng sử dụng những
hình ảnh tĩnh như: ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu dé, số liệu
Theo định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, “Truyền hình là kênhtruyền thông chuyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc
von có từ cuộc sông cùng với lời nói, âm nhạc, tiêng động” [10, tr I 18].
18
Trang 23GS.TS Ta Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra kháiniệm: “Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúngchuyên tải thông tin bằng hình ảnh động va âm thanh” [47, tr.127].
Điểm mạnh của truyền hình là có cả hình ảnh và âm thanh cùng lúc, điều
này giúp truyền hình có khả năng chuyền tải thông tin phong phú Thông tin
truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực ở trạng thái “động” Ngày nay, khichất lượng kỹ thuật hình ảnh ngày càng hoàn thiện, truyền hình ngày càng hấp
dẫn công chúng hơn
1.1.5 Báo mạng điện tứ:
Là loại hình báo chí - truyền thông tồn tại, phát triển trên mạng internettoàn cầu Dù ra đời sau nhưng ngày nay báo điện tử phát trién mạnh mẽ, đâylà loại hình báo chí hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền
thông ra đời trước đó.
Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tínhchất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng (Theo Khoản 6,
và 15, Điều 3 Luật Báo chí 2016 )
Trước Luật Báo chí 2016 có nhiều nghiên cứu nói về Báo điện tử và đưa
ra những thuật ngữ như Báo mạng điện tử Theo TS Nguyễn Thị Trường
Giang trong cuốn Báo mạng điện tử “Những vấn đề cơ bản” đã đưa ra khái
niệm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền
tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác
Trang 24trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phépliên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹđược của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất Quy mô, phạmvi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các
phương tiện thông tin thông thường khác Với Internet, mọi người có khả
nang va điều kiện rất thuận lợi trong viéc tiếp cận trực tiếp VỚI Các nguồn
Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình báo chí sử
dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ
thuật ứng dụng công nghệ khác nhau”.
Theo PGS.TS Nguyễn Van Dững thì phát thanh “là kênh truyền thôngđại chúng sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền di âm thanh tácđộng trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh
là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộcsống hiện thực Thông điệp được mã hoá truyền qua kênh truyền thanh và
người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp [trl 11].
Còn theo GS.TS Tạ Ngọc Tan đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) làloại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tảiqua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại
tiếng động làm nên hoặc minh hoa cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy,sóng v0, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ôn đường phố Thuật ngữ phát thanh
20
Trang 25(radio) thực ra bao gôm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua lànsóng điện từ và truyền thanh qua hệ thong dây dân” [tr.104].
Như vậy, có thé hiểu phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng,trong đó nội dung thông tin được chuyên tải qua âm thanh Âm thanh trong
phát thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc Chính tiếng nói,
âm nhạc và những âm thanh sống động luôn làm cho phát thanh gần gũi với
đời thường, thu hút công chúng và trở nên quen thuộc trong nếp sống của mỗi
người.
Một ưu điểm nỗi bật của phát thanh đó là có thể đến được với côngchúng ở một diện rộng, đến được với thính giả ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo Những noi mà mạng internet và báo in rất khó tiếp cận Trong bốicảnh báo chí phát triển đa dạng như hiện nay, với ưu thế của mình, phát thanh
vẫn có vị trí riêng trong đời sống hiện đại.
1.1.7 Khái niệm chung về biển, đảoBiến cả và Vùng biến
Điều 86, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã địnhnghĩa biển cả là những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế,
lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia cũng như không năm trong vùng nước
quần đảo của một quốc gia quần đảo Điều này không hạn chế về bất kỳphương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trongvùng đặc quyền kinh tế Luật Biển Việt Nam gọi biển cả là biển quốc tế
Vùng, theo định nghĩa của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm
1982, gồm đáy và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn ngoài của thềm
lục địa của quốc gia ven biển Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của
nhân loại.
Theo “Tir điển Bách khoa Việt Nam”, đại dương là khối nước mặn tạo
nên phân lớn thuỷ quyên cua một hành tinh Biên là một vùng nước mặn rộng
21
Trang 26lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà khôngcó đường thông ra đại dương một cách tự nhiên Như vậy, biển là phần đại
dương it nhiều bị ngăn cách bởi lục địa, các đảo hoặc vùng cao của đáy, cóchế độ thuỷ văn riêng biệt
Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm nộithuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,được xác định theo luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thé mà
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Theo sách Báo chí vớivan đề biển và Duyên hải Việt Nam của tác giả Dương Xuân Son [45] thi:
Đường cơ sở là đường dé tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường
cơ sở thăng đã được chính phủ công bố Chính phủ xác định và công bố
đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy banThường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sởvà là bộ phận lãnh hải Việt Nam Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thuỷ như trên lãnh thé đất liền
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phíabiển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam
Vùng giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và năm ngoài lãnh hải ViệtNam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải Nhà nướcthực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác theo
quy định tại Điều 16 của Luật biển Việt Nam năm 2012 đối với vùng tiếp giáplãnh hải Nhà nước được kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngănngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập
cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
22
Trang 27Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và năm ngoài lãnh hai
Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở.
Thêm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nam
ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200
hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở thì thềm lục dia nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tinh từđường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đăng sâu 2.500 mét
Đảo
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Điều 121,“Một đảo là một vùng đất có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất nàyvẫn ở trên mặt nước” Điều 48 của Công ước này cũng nêu rõ: “Quan đảo làmột nhóm đảo, ké cả bộ phận của các đảo, các vùng nối giữa các thành phan
tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ tới mức tạo thành một quần thểthống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử”
Điều 19 Luật Biển Việt Nam (2012), Đảo là một vùng đất tự nhiên cónước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước Quần đảolà một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền
và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Theo sách Báo chí với vấn đề biển và duyên hải Việt Nam của tác giảDương Xuân Sơn [45] thì đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ
phận không thé tách rời của lãnh thé Việt Nam Việt Nam có vùng thêm lucđịa rộng khoảng 1 triệu km cùng hệ thống các đảo, quan đảo Các đảo ven bờ
(cách bờ gần 100 km) có 2.773 đảo, diện tích hơn 1.700km” Các đảo xa bờ
gôm hai quân đảo: Hoang Sa và Trường Sa Căn cứ vào vi trí chiên lược và
23
Trang 28các điều kiện địa lý kinh tế dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảothành các nhóm: Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tô quốc Trên các đảo có thê lập những căn cứ kiểm soát
vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an
ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế; bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước ta Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triểnkinh tế - xã hội Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và
cũng là căn cứ dé bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.
Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.Kinh tế biển đảo
Hiện nay chúng ta chưa đưa ra một khái niệm chung nào về kinh tế biển,
đảo Qua tìm hiểu, đã có những khái niệm về kinh tế biển được một số tác giả
đưa ra Phạm Văn Quang (2019) nêu quan điểm: “Kinh tế biển là tổng thé cácquan hệ kinh tế đặc thù gan với không gian biển thông qua hoạt động của các
chủ thé trực tiếp diễn ra trên biển, các ngành nghề ở đất liền nhưng nhờ vào
yếu tô biển, hoặc có liên quan đến khai thác, sử dụng biển va phan đóng gópcủa các hoạt động liên kết, hỗ trợ nhằm đạt được sự phát triển bền vững, sửdụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên biên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
Trang 29dau đưa nước ta trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, dao, bảo đảm vữngchắc chủ quyền quốc gia trên biên.
Từ đó có thé tạm nêu khái niệm KTBĐ: Gổm toàn bộ các hoạt động dau
tu, khai thác tất cả các nguồn lợi kinh tế từ biển, bảo đảm khai thác hợp lý
các nguồn tài nguyễn kết hợp với bảo ton; bảo vệ quyên lợi hợp pháp vềquyên chủ quyền trên biển, đảo của nước ta
1.2 Quan điểm của Dang, Nhà nước về kinh tế biển đảo
1.2.1 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quantâm Tiếp tục hoàn thiện thê chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoànthiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệmôi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của cácngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng
hợp và thong nhất về biển Phát triển kết cấu ha tầng đa mục tiêu, đồng bộ,
mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu
công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái
kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng
trong nước và với quốc tế.
Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khoá X) đã ban hànhNghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020 Đây là chủ trương lớn, có tầm nhìn xa, phù hợp xu thế chung củathé giới và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị
quyết 09-NQ/TW đã có quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020, thé hiện rõ trên các luận điểm sau
Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biểntrên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành,
nghề biển với cơ cau phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền
vững, hiệu quả cao với tâm nhìn dai hạn.
25
Trang 30Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốcphòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường: kết hợp giữa phát triểnvùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ba là, khai thác mọi nguồn lực dé phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môitrường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và cóhiệu quả các nguồn lực bên trong: tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh cácnguồn lực bên ngoai theo nguyên tắc bình đắng, cùng có lợi, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 với nhiều thành tựu, tuy nhiên, việc thực hiệnNghị quyết vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức trong
phát triển bền vững kinh tế biển Ngày 22/10, thay mặt Ban Chấp hành Trungương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về Chiến lược phát triểnbền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị
quyết số 36-NQ/TW) Trong đó nhân mạnh vấn đề phát triển kinh tế biển Cụ
thé nghị quyết nêu rõ:
Phát triển kinh tế biển và ven biển đến năm 2030, phát triển thành
công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch
vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản
biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Nănglượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Các Nghị quyết đã thé hiện quan điểm, thống nhất tư tưởng, nhận thứcvề vị trí, vai trò và tam quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Biển là bộ
phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tôn,
cửa ngõ giao lưu quôc tê, gan bó mật thiệt với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
26
Trang 31Tổ quốc Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, pháttriển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế
biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyềnvà toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần
duy trì môi trường hoà bình, ôn định cho phát triển Phát triển bền vững kinhtế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩavụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam
Tiếp theo các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị, Nhà nước ta đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách,luật pháp dé cụ thé hoá, đưa nghị quyết, đường hướng của Đảng vào thực tế,
đó là:
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày
03/02/2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội vùngbiển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan, nhằm đây mạnh phát triểnkinh tế biển với mục tiêu: đóng góp 5 - 5,5% vào GDP, khoảng 18 - 19% vàosản lượng thuỷ sản và 22 - 23% vào kim ngạch xuất khâu thuỷ sản của cả
nước.
Luật Biển Việt Nam năm 2012.Ngày 5/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kếhoạch tong thé và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XID)
về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045
Ngày 18/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 647/QĐ-TTgphê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Namđến năm 2030
Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương cũng ban hành các văn bản pháp lý,
chỉ đạo thực hiện trong khuôn khổ bộ, ngảnh, địa phương đó.
27
Trang 32Như vậy, bên cạnh các văn kiện của Đảng như văn kiện Đại hội, Nghị
quyết, Chỉ thị, đặc biệt nước ta đã có hệ thống văn kiện của Đảng (văn kiện
Đại hội, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW thì Việt Nam đãban hành Luật Biển Việt Nam, các quyết định của Chính phủ về phát triển bền
vững kinh tế biển và hợp tác quốc tế Các bộ, ngành, địa phương cũng ban
hành các văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện công tác này
Đây là những văn kiện quan trọng, cần thiết dé định hướng cũng như làmcăn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện trong thực tiễn, thống nhất trong cảnước Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để các cơ quan báo chí có định hướngrõ rang, cụ thé trong tuyên truyền về phát triển KTBĐ
1.3 Tổng quan về KTBĐ khu vực Tây Nam Bộ và vai trò của báochí truyền thông về vấn đề này
1.3.1 Tổng quan về KTBĐ khu vực Tây Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ của Việt Nam
có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng 619,23km” va hơn 150 đảo lớn
nhỏ Không chỉ thuận lợi cho nghề khai thác hải sản, khoáng sản mà còn cótiềm năng lớn về du lịch và giao thương quốc tế Đặc biệt như huyện đảo Phú
Quốc (tỉnh Kiên Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du kháchtrong và ngoài nước Khu vực này có lợi thế nhận được nhiều nguồn đầu tư,do có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực déidào, lao động rẻ Chính phủ đã xây dựng chương trình, quy hoạch tông thê
và chính sách kinh tế biển chung cho toàn vùng
Vùng Tây Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt dé phát triểnkinh tế biển:
Thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu: Vùng Tây Nam của Việt Nam nằmkhá gần với tuyến đường hàng hải quốc tế lớn thứ hai thế giới, có nhiều vị trí
có thể xây dựng cảng nước sâu như: Hòn Khoai (Cà Mau); Hòn Chông, Phú
28
Trang 33Quốc (Kiên Giang) là cửa ngõ hướng ra Vịnh Thái Lan của các tỉnh vùngĐBSCL Nguồn lợi thuỷ sản của Vùng đa dạng về giống loài, giàu có về trữ
lượng với 2.000 loài thuỷ sản, trong đó có hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao vàcá đáy chiếm 70% số loài, với trữ lượng cá, tôm khoảng 610.000 tấn, khảnăng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thê đạt trên
Đá Bạc (Cà Mau).
Thuận lợi về tài nguyên khoáng sản biển: Vùng Tây Nam Bộ có nhiềumỏ dầu khí, với trữ lượng dự báo dao động trong khoảng 200 - 500 triệu tấndầu quy đổi va trữ lượng khí đốt khoảng 138,2 tỷ m’, chiếm 35% trữ lượng
của cả nước.
Rừng ngập mặn ven biển có 101.430 ha, chiếm 70% diện tích rừng
ĐBSCL, rừng hải đảo có diện tích 47.000 ha, trong đó rừng cây gỗ lớn có
38.500 ha, chiếm 82% diện tích rừng Rừng ở ven biển và hải đảo Tây NamBộ có vai trò quan trọng trong việc chống xâm nhập mặn, giữ nước ngọt, bảovệ môi trường sinh thái, chống sạt lở đất, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu
29
Trang 34nước, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, mở ra nhiều vận hội mới cho pháttriển kinh tế biên gắn với hội nhập quốc tế của Vùng [39, tr73].
Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dé án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tếven biên của Việt Nam đến năm 2020” Khu vực Tây Nam Bộ có 3 khu kinh
tế ven biên nam trong đề án là Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang), Khu kinh
tế Định An (Trà Vinh) và Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau)
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW cũng nêu rõ Vùng biển và ven
biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang): Xây dựng phát triểnPhú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tamquốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo,
nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá; kết nối với các
trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới Nghị quyết cũng đề cập đến
Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang):Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lich sinhthái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến khí,điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ
tầng nghề cá; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thé giới
Căn cứ theo đó, các địa phương có kế hoạch, dé án cụ thé riêng, phùhợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, cho phép khai thác hiệu quảlợi thế so sánh kinh tế biển của từng địa phương Một số vùng xây dựng và
ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, thủ tục thông thoáng, cónhiều ưu đãi vượt trội về thời gian, giá thuê đất, cơ sở hạ tầng, thuế, hỗ trợđào tạo, cung ứng lao động, hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với một số nganh
kinh tế biển mới nỗi tạo động lực thu hut dau tư kinh tế bién
Tỉnh uy Ca Mau đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 09/NQ-TW của Trung ương Đảng; tiếp theo đó, UBND tỉnh Cà Mau đãxây dựng Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 20/8/2007 về phát triển kinh tế
30
Trang 35biển và Quy hoạch tông thé phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biểntỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020, với định hướng lấy vùng ven biển làm bệphóng, hướng mạnh phát triển ra biển, xây dựng vùng biển, ven biển thành
vùng kinh tế động lực; khai thác tài nguyên biên đi đôi với bảo vệ tài nguyên,
môi trường sinh thái biển dé phát triển bền vững Phan đấu tăng trưởng kinhtế biển bình quân khoảng 16,5%/năm, để đến năm 2020 giá trị kinh tế biển
chiếm khoảng 65% cơ cau GDP
UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế biển tinhKiên Giang đến năm 2020, ngày 29/8/2016 Trong đó, đặt mục tiêu cụ thể:Phan đấu đến năm 2020 GRDP kinh tế biển chiếm 74% GRDP toàn tỉnh, thunhập bình quân đầu người gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh; cơcấu kinh tế chuyên dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông
lâm thuỷ sản Thu hút 6,88 triêu lượt khách du lịch, tăng 57,6% so với năm
2015, trong đó: Khách đến cơ sở kinh doanh du lịch 3,75 triệu lượt, kháchquốc tế 450.00 lượt, doanh thu 5.162 tỷ đồng Tổng sản lượng khai thác vànuôi trồng 755.505 tan, trong đó: sản lượng khai thác 490.000 tan Phan đấu
kim ngạch xuất khâu thuỷ san đạt 230 triệu USD Đến năm 2020, 6n định vanâng cấp các phương tiện khai thác, trong đó: Tàu đánh bắt xa bờ có công
suất trên 90CV, chiếm 70%
Nhu vậy, kinh tế biển đảo Tây Nam Bộ hội đủ các yêu tố về đường lỗi,quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh
tế biển Với lợi thế đó, các tỉnh Tây Nam Bộ có diện tích biển, đảo đã đưa ra
nhiều chủ trương day mạnh phát triên KTBĐ nhằm phát huy tối đa tiềm năng,lợi thế tự nhiên của tỉnh mình
Kinh tế biển các tỉnh Tây Nam Bộ đang không ngừng phát triển và có
đóng góp lớn vào kinh tê chung của cả nước.
31
Trang 361.3.2 Báo chí khu vực Tây Nam Bộ với nhiệm vụ truyền thông vềkinh tế biển đảo
Theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam trở
thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh
tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biên; chủ động thích ứng với biến đôi khíhậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển,
tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh
thái biển quan trọng Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng gópkhoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước dat 65
- 70% GDP cả nước Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo cácchuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phụchồi của hệ sinh thái bién.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền về kinh tế biển đảo trên báo chíđược thường xuyên quan tâm, thông tin kịp thời chủ trương, đường lối, chínhsách góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của mỗi
địa phương, của vùng cũng như kinh tế biển cả nước
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí Tây Nam Bộ cầnphát huy hết vai trò, lợi thế trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông, tuyên
Trang 37giao thông, bến cảng, chính sách về khai thác đánh bắt hải sản gắn với bảo tồnvà không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Ba là, báo chí cần phát huy vai trò là cầu nối trong một chuỗi liên kếtbền vững giữa nhà nước, người dân và doanh nhiệp trong hoạt động hợp tác
kinh tế từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ ra thị trường Báo chí phản ánh chân
thực, khách quan tác động tích cực và tiêu cực của mọi hoạt động đầu tư phát
triển kinh tế biền
Bon là, để kinh tế biển ngày càng phát triển thì báo chí cần đây mạnh
tuyên truyền về các mô hình kinh tế hiệu quả, mô hình hợp tác khai thác đánhbắt trên biển, đồng thời với đó là kịp thời phát hiện, phản ánh những hoạtđộng khai thác biển, đảo sai trái, gây ảnh hưởng đến tự nhiên cũng như đi
ngược lại với chủ trương chung.
PGS.TS Dương Xuân Sơn trong cuốn Báo chí với vấn đề biển, đảo vàduyên hải Việt Nam đã nói về vai trò của báo chí: Báo chí thông tin, tuyên
truyền, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá biển, đảo để phát triển kinh tếbiển và du lịch Đồng thời báo chí tham gia vào việc quản lý, giám sát quy
hoạch, phát triển KTBĐ, đảm bảo sự kế thừa, phát triển, tính liên kết giữa các
vùng và các khu vực; phải gắn bờ, biển, đảo và quần đảo trong một không
gian sinh tồn về kinh tế và quốc phòng Vì nếu không khảo sát một cách khoahọc thì kết quả sẽ thấp, thậm chí không mang lại hiệu quả mà còn phá vỡ tính
cân bằng trong quá trình phát triển kinh tế biển [45, tr81]
Tóm lại, các cơ quan báo chí khu vực Tây Nam Bộ cần nhận thức đầy
đủ vai trò định hướng xã hội, phát huy tính xung kích trên mặt trận tư tưởng,
tao su thong nhất và liên kết trong xã hội, nhằm tạo sự đồng thuận trong cáctầng lớp nhân dân với mục tiêu phát triên KTBĐ.
1.4 Vai trò và đặc trưng của báo chí truyền thông về kinh tế biển đảo
Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn [45, tr372-376], định hướng tuyên
truyền về biển, đảo trên phương tiện thông tin đại chúng:
33
Trang 38Thông tin sâu rộng vai trò, vị trí, tiềm năng thế mạnh của biển, đảoViệt Nam cũng như quan điểm của Đảng, Nhà nước về biển, dao.
Trọng tâm của phương hướng này là đây mạnh hơn nữa việc thông tin,tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị
trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, các quan điểm chủ trương của Đảng, các văn bản
pháp luật về biển, đảo của nhà nước, trong đó có Luật Biển Việt Nam; nhữngnội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Thường xuyên cập nhật và thông tin kịp thời về chính sách, chủ trươngcủa Chính phủ về biển, đảo
Tăng cường thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội vùng biển, đảo Điều
này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tăng cường hơn nữa việc thông tin, tuyên
truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế,bảo đảm an sinh - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống vùngbiển, ven biển, gan kết với dam bảo giữ vững quốc phòng, an ninh va chủ
quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Thông tin kịp thời về cuộc sống, hoạt động lao động sản xuất và gìn giữ
chủ quyên biển, đảo của quân và dân vùng biển
Đẩy mạnh thông tin về môi trường, khoa học - kỹ thuật, dự báo thờitiết, biến đồi khí hậu vùng biển đảo
Thông tin kịp thời các hoạt động xâm phạm chủ quyên biển, đảo Việt
Nam.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện đại,
Internet phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội đang nắm giữu ưu thế về mặt
thông tin nhanh, có sự tương tác cao Tận dụng lợi thế này, nhiều cơ quan
báo chí xây dựng được các trang Báo điện tử, là kênh thông tin, tuyên
truyền nhanh chóng, kịp thời các thông tin cần thiết, quan trọng, trong đócó thông tin về KTBĐ Điểm mạnh của hình thức truyền thông này là khắc
34
Trang 39phục được việc thông tin một chiều, và đã có sự tương tác giữa cơ quan
báo chí, phóng viên đưa tin với công chúng, ngư dân, cũng như chính
quyền địa phương
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng tin, bài về van đề kinh tế biển, dao
Báo chí phải thông tin sâu rộng vị trí, vai trò, tiềm năng và thế mạnhcủa KTBĐ cũng như những quan điểm của Đảng, Nhà nước về KTBĐ.
Tin, bài về KTBĐ phải thiết thực, dé hiểu, thu hút sự quan tâm, chú ý
gia và bảo vệ chủ quyên biển, dao.
Tin, bài về KTBĐ cần có tính cổ vũ, động viên những tô chức, cánhân điển hình tiên tiễn trong phát triển KTBĐ; các hoạt động quản lý nhà
nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn biên Báo chí cần thường xuyên cập nhậtvà thông tin đầy đủ, kịp thời những chính sách, chủ trương của Chính phủ về
KTBD Nội dung thông tin cần thiết thực, dé hiểu, thu hút sự quan tâm của
công chúng.
Các cơ quan báo chí cần mở rộng các kênh truyền tải thông tin vềKTBD Tận dụng sức mạnh cua mang kết nối internet, mạng xã hội nhằm
thông tin nhanh, có sự tương tác cao với công chúng; qua đó truyền tải được
thông tin với nhiều nhóm đối tượng công chúng khác nhau; đưa thông tin đếnvới độc giả ở những vùng khó tiếp cận như biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa Phát huy thế mạnh của khoa học và công nghệ, các phương tiện truyền
thông hiện đại, đặc biệt là internet, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và
mạng xã hội, nhăm tác động sâu rộng, kịp thời và hiệu quả đên cộng đông.
35
Trang 40Thông tin về KTBĐ phải có tính cập nhật, đổi mới, mang tính đột phá,tránh rập khuôn, khô khan tạo sự hấp dẫn đối với công chúng Công táctruyền thông về KTBĐ phải coi trọng chất lượng và phù hợp với các đốitượng khác nhau, đặc trưng của từng vùng, miền Kịp thời có định hướng
tuyên truyền trong bối cảnh tình hình cụ thé.
36