Dé tiếp tục huy động sự tham gia của các cơ quan báo chí trong công táctruyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần đánh giá thựctrạng các tác phẩm trên các báo dé dé xuấ
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận Luận văn sẽ góp phần củng cố và làm phong phú thêm lý thuyết về
bày trên báo điện tử.
Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về báo điện tử, truyền thông năng lượng, truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời góp phần xây dựng phương pháp luận khi nghiên cứu hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên một loại hình truyền thông cụ thể đó là báo điện tử với ba báo đại điện lựa chọn nghiên cứu trong dé tài.
Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc phân tích các tác phẩm báo chí viết về sử dung năng
điện tử nói chung và 3 tờ báo lựa chọn nghiên cứu nói riêng nhìn nhận rõ hiện trạng phan ánh thông tin và nội dung, hình thức thể hiện các tác phẩm về lĩnh vực năng lượng nói chung và về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng trên các báo.
Những nhận định về thành công, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong việc truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ đóng góp, bổ sung những tư tưởng mới, cách thức mới, phù hợp với xu thế phát triển truyền thông hiện đại đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bài viết về lĩnh vực truyền thông nói chung và truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể thành tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng, các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, những người quan tâm về vấn đề này, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các phóng viên, các sinh viên báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí, các cơ quan truyền thông trong quá trình nghiên cứu và triển khai các hoạt động truyền thông về năng lượng, truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,nội dung luận văn bao gồm 3 chương chính:
Thực trạng truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trên các tờ báo điện tử trong diện khảo sát.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm về năng lượng
Trong tiếng Anh, năng lượng có nghĩa là Energy Hiểu đơn giản, năng lượng là một tài nguyên thiên nhiên; là một dạng vật chất được xuất phát chủ yếu từ hai là: năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất Trong đó:
Năng lượng mặt trời gồm có: Bức xạ mặt trời, năng lượng hóa thạch (như khí đốt, dau, than, ); năng lượng chuyển động của khí quyền, thủy
26 quyền (dòng chảy của sông, các dòng thủy triều, hải lưu, chuyển động của song, gi0, ),
Năng lượng trong lòng đất có: năng lượng phóng xạ của các chất phóng xạ như U, Po, núi lửa, nguồn địa nhiệt,
Bên cạnh đó, trong vật lý, năng lượng được định nghĩa như sau: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của vật; là thông số liên quan đến quá trình chuyển động của vật chất, bao gồm cả từ trường và các hạt cơ bản Theo thuyết tương đối, Albert Einstein đã chỉ ra khối lượng và năng lượng của vật có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt động sống của con người Cơ thể chuyên hóa thức ăn thành năng lượng dé duy trì sự sống Nhiên liệu cung cấp năng lượng dé xe có thê chạy; năng lượng của nước, của gió tạo ra điện để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt Các nguồn tài nguyên năng lượng này có thé được thu trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.
Nhu vậy, nói theo một cách đơn giản thì năng lượng là khả năng dé làm một việc gì, năng lượng có trong mọi thứ xung quanh chúng ta và cần thiết cho tất cả các khía cạnh đời sống Năng lượng cũng tạo ra điện, cấp điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp để vận hành các trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt.
- Tiết kiệm năng lượng: Tiết kiệm năng lượng là việc sử dụng năng lượng một cách có hiệu quả nhắm giảm tiêu hao năng lượng, nhờ đó giảm chi phí sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm nhu cau năng lượng, kéo theo giảm chi phí đầu tư phát triển năng lượng, giảm mức độ khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng, giảm lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường Việc tiết kiệm năng lượng được chia thành
2 loại hình cơ bản là:
+ Tiết kiệm năng lượng chủ động: Tiết kiệm năng lượng chủ động là việc thông qua sự đo lường, giám sát và kiểm soát mức độ sử dụng năng lượng dé thực hiện những thay đổi thường xuyên mang tinh chủ động dé tiết kiệm năng lượng Tiết kiệm năng lượng chủ động thường sử dụng ở những khu vực sản xuất quy mô lớn như các nhà máy, công xưởng, Việc tiết kiệm năng lượng sẽ giúp đơn vị giảm tải khá nhiều chỉ phí phải chỉ trả.
+ Tiết kiệm năng lượng thụ động: Tiết kiệm năng lượng thụ động là việc triển khai các biện pháp tiết kiệm như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử dụng, Việc tiết kiệm năng lượng thụ động được sử dụng chủ yếu ở các hộ gia đình, khi con người có ý thức cần tiết kiệm điện cũng như tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qua đưa ra khái niệm như sau: “Sử năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quan lý và kỹ thuật nhằm giảm ton thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống ”.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không bao hàm ý nghĩa khuyến khích người sử dụng cé cắt bớt khối lượng năng lượng sử dụng mặc dù vẫn rất cần dé cung cấp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, giảm sử dụng theo kiểu “thắt lưng, buộc bụng” một cách khắc khổ không cần thiết, hoặc thậm chí cực đoan không dùng đến năng lượng.
Sử dụng năng lượng cần chú ý phát hiện các khâu sử dụng năng lượng lãng phí trong dây truyền sản xuất, kinh doanh hay sử dụng cho đời sống dé tìm biện pháp khắc phục lãng phí; áp dụng các biện pháp quản lý, các thiết bị hiệu suất cao và các công nghệ tiên tiễn dé nâng cao hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị; trong khi vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng cho nhu câu sản xuât và đời sông.
1.1.4 Khái niệm truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tô về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các van đề có liên quan một cách thích hợp dé giải quyết các van đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Do đó, truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không nhằm quá nhiều vào việc phô biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sông, cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, bản chất của truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm: Chủ thể truyền thông, khách thể truyền thông, nội dung truyền thông, phương pháp truyền thông, trong đó chủ thể truyền thông chính là nơi nguồn thông tin về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được phát ra.
Nguồn thông tin này thường được cung cấp từ cá nhân hoặc tổ chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khách thể truyền thông chính là công chúng tiếp nhận thông tin về van dé năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chủ thê truyền thông là nơi nguồn thông tin về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được phát ra Nguồn thông tin này thường được cung cấp từ các cá nhân hoặc tô chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Nguồn phát cũng có thé là các cá nhân, tổ chức là điển hình đã có mô hình, cách thực hiệu quả trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Chủ thể truyền thông ở đây không chỉ là nhiệm vụ của giới truyền thông mà còn trực tiếp tham gia vào công tác truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
29 quả Cụ thể, lãnh đạo, quản lý, giới khoa học có thể viết bài và trực tiếp gửi thông điệp truyền thông về nội dung nay tới công chúng.
Khách thé truyền thông hay nói cách khác là công chúng truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế — xã hội, vì vậy khách thể truyền thông về nội dung này là mọi tầng lớp nhân dân Căn cứ vào tinh chất công việc, độ tuổi, giới tính, vùng mién nham mục đích dé dang lựa chọn các loại thông điệp truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với mỗi nhóm đối tượng, ví dụ: Nhà lãnh đạo, quản lý, Nhà truyền thông (nhà báo, cán bộ truyền thông tin/tuyên truyền làm việc trong các cơ quan, tô chức về năng lượng); Nhà khoa học, học sinh, sinh viên, Nông dân, thành thi, nông thôn
Khái niệm về báo điện tử
* Khái niệm Bao điện tw
Chicago Tribune là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới được ra đời vào tháng 5 năm 1992 Từ đó, báo điện tử đã có sự phát triển nhanh chóng khi chỉ 8 năm sau đó số báo điện tử đã tăng lên tới 8.474 Đến những năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều có cho mình các tờ báo điện tử và coi đó là phương tiện phát triển thêm công chúng cho báo chí, điển hình như:
AFP, Reuter, CNN, NBC, New York Times
Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang
Web và phát triển dựa trên nền tảng Internet Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc dựa trên máy tính, thiết bị di động, máy tính bảng có kết nối internet Khác với báo in, các sản phẩm tin, bài trên báo điện tử được cập nhật nhanh, thường xuyên và thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận thông tin nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã là thay đôi thói quen đọc báo của nhiều người và ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển của báo chí truyền thống Đắc biệt, với tính tương tác, công chúng của báo điện tử còn chuyên từ đối tượng tiếp nhận thông tin thụ động sang chủ động.
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đang có rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng, báo internet va báo mạng điện tử Khái niệm vê báo điện tử cũng khác nhau:
Tại Luật báo chí số 103/2012/QH13 ngày 05 thang 4 năm 2016, tại Mục 6 diéu 3 giải thích thuận ngữ: “Báo điện tứ là loại hình báo chi su dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gom báo điện tứ và tạp chỉ điện tứ” [37, tr.1]
Tác giả Nguyễn Thị Hoa, Trần Quang Huy trong cuốn Hoat động tương tác trên báo điện tứ, định nghĩa: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh chỉ trong vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế Báo điện tử là hình thức bao chí được khai sinh từ sự kết hợp những wu thé của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu to công nghệ cao nhu một nhân to quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dự trên nên tảng internet toàn cau”
Trong cuốn sách Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông tan Hà Nội, năm 2010 PSG.TS Đức Dũng đã đưa ra cách hiểu về báo điện tử, đó là một loại hình báo chí “được sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tinh noi mang sever, các phan mém ứng dụng ”[14 tr 18].
Tác giả Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức (2003) quan niệm: “Báo rực tuyến là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng nên tảng internet để thực hiện các chức năng báo chí”
Trong cuốn sách Báo mạng điện tử: những vấn dé có bản, Nxb Chính trị -
Hành chính, năm 2011 TS Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành trên internet Báo mạng điện tử bao gom nhiễu công cụ truyền thong, đó là: văn bản (text), hình ảnh tinh và đô hoa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & Animation) và gan đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program)” (22, tr 22].
Như vậy, ở Việt Nam có rất nhiều các khái niệm khác nhau về báo điện tử nhưng cụm từ được dùng thông dụng là: báo điện tử, báo mạng điện tử, báo
32 trực tuyến, báo Internet Tuy nhiên, hiện nay đại đa SỐ người đọc đã quen với thuật ngữ báo điện tử, thuật ngữ này đã trở nên thông dụng hơn so với các tên gọi khác Do vậy, Luận văn này tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” dé chi loai hinh bao chi nay.
* Đặc trưng của bao điện tử
Báo mạng điện tử từ khi ra đời đã tạo ra những nét đặc trưng riêng thu hút độc giả với khả năng đa phương tiện là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (văn tự và phi văn tự) đề thực hiện và tạo nên một sản phẩm báo chí Báo điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ Ngày nay, một số sản phẩm báo chí, đặc biệt là báo điện tử được coi là sản phẩm đa phương tiện vì nó tích hợp nhiều phương tiện truyền tải thông tin trong một sản phẩm (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, biểu đồ, âm thanh, videoclip ) Khi đọc báo điện tử độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm, yêu thích ở bất kỳ trang, nội dung nào theo nhu cầu của mình thông qua công cụ tìm kiếm Đồng thời có thể quan sát trực tiếp hình ảnh, videoclip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào yếu tô không gian và thời gian Chính sự tích hợp này giúp cho bao mạng điện tử hấp dẫn, thu hút hơn so với các loại hình báo chí khác Báo mạng điện tử cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên, liên tục và có tính phi định kỳ và người đọc cũng thuận tiện trong việc tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có thiết bị kết nối Internet Các nhà báo trực tuyến có thé dé dang xâm nhập sự kiện, nhanh chóng viết bai và gửi về tòa soạn dé chuyên tải thông tin nhanh nhất đến độc giả.
Ứng dụng lý thuyết truyền thông trong nghiên cứu đề tài
Ngày nay, mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông mới đối với công chúng Việt Nam ngày càng có quan hệ mật thiết, những tác động của nội dung, thông điệp truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có ảnh hưởng đên nhận thức và tình cảm của công chúng Việc tiêp
33 nhận và bị ảnh hưởng bởi thông điệp truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên các báo điện tử tuy chưa thật sự rõ nét nhưng cũng đã mang lại những tác động nhất định, công chúng đã có ý thức hơn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tránh lãng phí Vì vậy, để nghiên cứu đề tài này, lý thuyết truyền thông có vị trí quan trọng.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả áp dụng 2 lý thuyết đó là: Lý thuyết Sử dụng và Hài lòng — Uses and Gratifications và Lý thuyết nhận thức phụ thuộc — MSD Conceptual vào quá trình nghiên cứu.
1.2.1 Lý thuyết Sử dụng và Hai lòng — Uses and Gratifications
Thuyết Sử dụng và Hài lòng được hình thành và phát triển trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Thuyết được Herta Herzong tìm hiểu vào năm 1944 với việc phân loại những lý do tại sao mọi người lại chọn hình thức cụ thể của phương tiện truyền thông Trong nghiên cứu của mình, Herta Herzong đã xác định được ba giai đoạn của công chông khi nghe kịch: tình cảm, mơ tưởng và học tập.
Năm 1954 Wilbur Schramm đề cập hành vi “lựa chon” chọn thông tin của công chúng Qua hành vi lựa chọn thông tin có thể đo được chỉ số hài lòng của công chúng.
Năm 1970 Abraham Maslow cho rằng việc sử dụng và hài lòng bắt nguồn vào nhu cầu ngày càng cao của công chúng Ông cho rằng các phương tiện truyền thông chủ động nhìn nhận nhu cầu của công chúng trên một hệ thống phân cấp “kim tự tháp”.
Giai đoạn 2: Năm 1972 Denis McQuail, Jay Blumler va Joseph Brown cho rang việc sử dung các loại phương tiện truyền thông có thé được nhóm lại thành 4 loại là: dòng, các mối quan hệ cá nhân, ban sắc cá nhân và giám sát.
Giai đoạn 3: Sự quan tâm gần đây nhất xung quanh thuyết sử dụng và hài lòng là làm sao để phương tiện truyền thông được sử dụng và hai lòng.
Các nhà nghiên cứu đang phát triển lý thuyết theo hướng sự đoán và giải thích băng cách kết hợp các nhu cầu, mục tiêu, lợi ích và hậu quả của tiêu thụ phương tiện truyền thông và dir dung cùng với các yếu tố cá nhân.
Nội dung cơ bản của lý thuyết là con người có nhu cầu lấy thông tin và họ lay thông tin một cach chu động dé phuc vu cho nhu cầu của minh.
Nhu cầu con người được phân nhóm, sắp xếp từ bậc thấp đến bậc cao.
Abraham Maslow khang định: “dinh cao là sự tự nhận thức, tu khẳng định được sự khắc biệt của mình so với đồng loại” Công chúng sẽ tìm kiếm và lựa chọn thông tin dé họ đạt được nhu cầu đó Ho coi báo chí cũng là một loại thông tin.
Có thé nói, lý thuyết Sử dụng và Hài long khá phù hợp với quá trình nghiên cứu hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đó là một môi trường truyền thông internet, nơi mà các chủ thể truyền thông luôn được tạo điều kiện và công cụ để công chúng tự thỏa mãn nhu cầu được thông tin và hơn thế, là nhu cầu trở thành người cung cấp thông tin cho người khác, nhằm khang định tính độc quyền, riêng có của họ Vận dụng thuyết này nhằm khảo sát và đánh giá hiệu quả, tác động của hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên báo điện tử, làm rõ mục đích yêu cầu tiếp cận thông tin năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của công chúng báo điện tu, sự tiếp cận đó mang lại lợi ích và hiệu quả gì, làm thế nào để các cơ quan báo điện tử có được sự quan sát đa chiều về tâm lý và hành vi của công chúng khi tiếp nhận thông tin về van đề năng lương, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.2 Lý thuyết nhận thức phụ thuộc
Lý thuyết nhận thức phụ thuộc (MSD Conceptual), được phát triển bởi Sandra Ball-Rokeach và Melvin Defleur năm 1976 Lý thuyết giải thích toàn diện về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với nhận thức xã hội và hành vi tiêp nhận của con người.
Lý thuyết chỉ ra sự phụ thuộc của con người vào các nguồn tin mà họ tiếp nhận được và đặc biệt là nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Đó là những thông tin cung cấp nhận thức cho công chúng, làm thay đổi họ và khiến họ có hành vi mới phù hợp Trong hoạt động truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì những thông tin cung cấp cho công chúng sẽ khiến người nhận thay đôi nhận thức về năng lượng từ đó có những hành vi mới trân trọng nguồn năng lượng hơn, sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Khi nghiên cứu về hoạt động báo chí với công tác truyền thông về sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lý thuyết này thé hiện sự hợp lý khi báo chí nước ta vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, định hướng và hướng dẫn dư luận Sự dân chủ hóa đời sống thông tin và tự do hóa ngôn luận của công chúng có bước cải thiện, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ không cao do hạn chế về trình độ nhận thức và năng lực tự giác của công chúng.
gồm những lý thuyết nền tang quan trọng của Luận văn
Chương này tác gia tập trung làm rõ những vấn dé lý luận chung có tính chi phối đến các phân tính trong hoạt động nghiên cứu ở những chương sau cũng như toàn bộ Luận văn.
Qua những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đã nêu tông quan về những khái niệm, thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu của dé tài như:
Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khái niệm về truyền thông, truyền thông về năng lượng, khái niệm về báo điện tử, vai trò của báo chí, báo điện tử trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Chương 1 tác giả cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá về sản phẩm truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên báo điện tử Việc xây dựng những khung lý thuyết bước đầu cho nghiên cứu và tác nghiệp loại hình báo điện tử có tính quyết định đến hiệu quả và tác động của tin, bài do tòa soạn sản xuất và cung cấp đến công chúng.
Hay nói cách khác tư duy của người sản xuất thông tin sẽ dẫn đến sự thay đôi lớn hơn là thái độ tiếp nhận của công chúng, cụ thể nội dung được đề cập đến ở đây là truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong chương này, tác giả cũng đã tìm hiểu và phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống các văn bản của Nhà nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung và truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng dé tiến hành các nghiên cứu liên quan đến dé tài Có thé khang
50 định, hệ thống văn chính sách pháp luật của Đảng và Nha nước khá day đủ, phủ hợp với thực tế, đồng thời tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khai thác sử dụng và phát triển năng lượng cũng như thúc đây các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Qua Chương |, tác giả cũng làm rõ vi trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những ảnh hưởng và tác động của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong công tác truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nêu một số nét chính và thành tựu nổi bật của truyền thông về sử dụng năng lượng tiét kiệm và hiệu quả hiện nay.
TRONG DIỆN KHẢO SÁT
Tan suất, mật độ tin bài
Dé có thé thay được số lượng xuất hiện các tác phẩm truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên các báo điện tử được khảo sát, tác giả đã tiến hành khảo sát định lượng số lượng và tần suất tin bài trên ba báo, báo điện tử Lao động, báo điện tử Công thương, báo điện
54 tử Bình Thuận trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2019 Qua quá trình khảo sát tác giả nhận thấy ở cả 03 báo được khảo sát chỉ có báo điện tử Công thương là có chuyên mục “Năng lượng” còn lại đều không có chuyên mục riêng về vấn đề năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nên chúng tôi đã dùng từ khóa “Năng lượng”, “sử dụng năng lượng hiệu quả”,
“sử dụng năng lượng tiết kiệm” đề tiến hành khảo sát cho van đề truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Với cách làm trên tác giả đã thu được kết qua sau (xem bảng 2.1):
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin, bài truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thời gian từ tháng 6/2017 đến 6/2019 Báo điện tử Số lượng tin bài Tỉ lệ
(Nguồn khảo sát của tác giả luận văn trên các báo thang 4/2022) Kết quả khảo sát trên cho thấy cả 03 báo điện tử trong thời gian từ tháng 6/2017 đến 6/2019 nhìn chung khá nhiều bài viết tập trung truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Trong số 03 tờ báo điện tử lựa chọn khảo sát trên thì Báo điện tử Công thương có số lượng bài viết nhiều nhất với 65 tác phẩm (chiếm 36,5%); tiếp theo là đến Báo điện tử Bình Thuận với 57 tác phâm (chiếm 32%); và cuối cùng là Báo điện tử Lao động với 56 tác phẩm (chiếm 31,5%), (xem bảng 2.3) Tuy nhiên, số lượng bài viết về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên Báo điện tử Công thương cũng không được đăng có định trong chuyên mục “Năng lượng” mà một số bài được đăng tải sang các chuyên mục khác như chuyên mục “kinh tế”; “doanh nhân- doanh nghiệp” Số lượng tác phẩm của 2 báo còn lại được đăng ở rất nhiều các chuyên mục khác nhau.
Nhìn chung mức độ chênh lệch số lượng bài báo thông tin truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên các báo điện tử là không lớn Báo điện tử Công thương cao nhất so với Báo điện tử Lao động thấp nhất chỉ chênh lệch 9 tác phẩm (tương đương 5%) đây là điều mà Báo điện tử Công thương cần chú ý quan tâm hơn trong việc cập nhật thông tin về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian tới Báo điện tử công thương của Bộ Công thương, cơ quan quản lý về vấn đề năng lượng đo đó cần phải có nhiều tin bài về lĩnh vực này tới độc giả.
Khi tiến hành khảo sát về tần suất, mật độ tin bài trên 03 báo điện tử thuộc diện khảo sát trong thời gian từ tháng 6/2017 đến 6/2019, nhìn chung các tác phẩm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm sau có số lượng nhiều hơn năm trước Trong đó báo điện tử Lao động và báo điện tử Bình Thuận có số lượng chênh lệch tác phẩm giữa các năm không lớn: Báo điện tử Lao động từ 6/2017 đến 6/2018 có 21 tác phẩm, đến giai đoạn từ 7/2018 đến 6/2019 tăng lên 35 tác phâm; Báo điện tử Bình Thuận từ 6/2017 đến 6/2018 có 27 tác phẩm, đến thời gian từ 7/2018 đến 6/2019 tăng lên 30 tác phẩm; trong khi đó, Báo điện tử Công thương thời gian từ 6/2017 đến 6/2018 chỉ có 9 tác phẩm, nhưng đến thời gian từ 7/2018 đến 6/2019 tăng lên 56 tác phẩm (gấp 6 lần so với năm trước) Điều nay cho thấy các báo ngày càng quan tâm nhiều hơn tới công tác truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tác giả tiến hành khảo tần suất, mật độ xuất hiện của các tin, bài trên các báo theo từng tháng kết quả cho thấy trong các tháng có sự chếnh lệch lớn.
Trong đó, tháng có số lượng tin bài ít nhất là thang 8 (4 tác phẩm), tháng 7 và tháng 12 (6 tác phẩm) tháng 2 (9 tác phẩm); tháng có số lượng tin, bài truyền thông về về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhiều nhất là tháng 6 (38 tác phẩm), tháng 5 (24 tác phẩm), tháng 3 (23 tác phẩm) Tần suất, mật độ tin bài cho thấy nguồn thông tin của các báo đang khai thác phụ thuộc rất
56 nhiều vào Chính phủ, cơ quan quản lý về năng lượng và sự kiện về năng lượng Cụ thé, tháng 6 hang năm thường triển khai nhiều văn bản, hướng dan về nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tháng 3 là thời gian gian diễn ra sự kiện thường niên Giờ trái đất Đồng thời các tháng có nhiều tin, bài qua khảo sát các tác phẩm viết rất nhiều về các lễ khánh thành, ra mắt sản phẩm, công nghệ mời, hội thảo, diễn đàn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qua Mặt khác, Tháng 5 va tháng 6 cũng là hai tháng năng nóng và có mức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất của năm do đó số lượng tin, bài xuất hiện nhiều sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của độc giả (xem bảng 2.3).
Tần suất là số lần mà độc giả tiếp xúc với thông điệp truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong truyền thông có những thông điệp chỉ đăng tải một lần đã có tác động trực tiếp và hiệu quả tức thì, nhưng cũng có những thông điệp cần đăng tải nhiều lần, khai thác nhiều góc nhìn khác nhau, thé hiện nhiều hình thức đa dạng mới có tác động đến độc giả Truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nội dung khó, có nhiều thông số, ngôn từ kỹ thuật gây khó hiểu, hiểu nhằm do đó một nội dung cần thiết phải xuất hiện nhiều lần, đa chiều, phân tích sâu Kết quả khảo sát trên các báo cho thấy các nội dung phần lớn được đăng tải một lần không có thông tin nào được khai thác sâu và đăng tải lại dưới những góc nhìn khác nhau do đó dẫn đến tần suất xuất hiện của các nội dung không nhiều khó gây tác động lớn tới độc giả.
Mặt khác, theo lý thuyết “Zruyén thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin tu tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thai độ chia sẻ những Kỹ năng va kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiễu người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiễn tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng xã hội” Tuy nhiên, trên thực tế lý thuyết này không được các báo áp dụng trong quá trình truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các thông điệp, nội dung
57 truyền thông chưa được truyền tai liên tục, có thời gian số lượng tác phẩm được đăng tải rất nhiều nhưng có thời gian không có tác phẩm nao được đăng.
Kết quả khảo sát (xem bảng 2.2) có báo một tháng không có tin bài truyền thông về nội dung này, có báo hai tháng không đăng một tác phâm báo về nội dung nay như: báo điện tử Lao động thang 7 và thang 8 năm 2017; báo điện tử Công thương thang 7 và tháng 8 năm 2018 Day là van dé các báo cần phải có những điều chỉnh phù hợp dé công tác truyền thông về sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.2 Thống kê tần suất, mật độ tin, bài trên các báo thời gian từ tháng 6/2017 đến 6/2019
Báo điện tử Báo điện tử Báo điện tử Tổng
Lao động Công thương Bình Thuận
Thang 2 1 1 0 3 2 2 9 Thang 3 0 3 1 I1 5 3 23 Tháng 4 1 4 0 4 1 3 13 Thang 5 2 5 2 12 1 2 24 Thang 6 1 8 0 18 5 6 38 Thang 7 0 0 2 0 4 0 6 Thang 8 0 2 0 1 0 1 4 Thang 9 2 4 0 1 3 6 16 Thang10/ 4 2 2 1 2 2 13 Thang 11 4 2 0 1 2 3 12
(Nguon khảo sát của tác giả luận văn trên các báo thang 4/2022)
Nội dung chính được truyền thông trên các báo điện tử trong diện
2.3.1 Truyền thông về chính sách của Đảng, Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trong nội dung truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chúng tôi nhận thấy tin tức truyền thông về đường lỗi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả luôn là quan trọng nhất được các báo ưu tiên Điều này cho thấy tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng luôn là một mảng đề tài quan trọng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Bởi nếu làm tốt công tác này sẽ giúp công chúng, các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến năng lượng có những nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Các đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước giữ vai trò quyết đỉnh trong việc triển khai các hoạt động phát triển năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Qua khảo sát trên ba báo: Công thương, Lao động, Bình Thuận thời gian từ tháng 6/2017 đến 6/2919 đề cập đến nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có 60/178 tác phâm chiếm 33,7% số tác phẩm truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên các báo điện tử được khảo sát Trong đó, Báo điện tử Lao động là cơ quan báo chí có số lượng tác phẩm nhiều nhất viết về chủ đề này 24/56 tác phẩm chiếm 42,86%.
Trong khi đó Báo điện tử Công thương của Bộ công thương cơ quan chủ quản về lĩnh vực này cũng chỉ có số tác phâm tương đương với Báo điện tử Bình Thuận nhưng tỉ lệ thấp hơn Báo công Thương có 18/65 tác phẩm chiếm 27,69% trong khi đó Báo điện tử Bình Thuận có 18/57 tác phẩm chiếm
Một số tác phẩm tiêu biểu trên các báo truyền thông về chủ đề chính sách của Đảng, Nhà nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Báo điện tử Lao động: “4n ninh năng lượng: Cần tập trung phát triển năng lượng tái tạo” của tác giả Đặng Tiến đăng ngày 10/8/2018
(https://laodong.vn/kinh-te/an-ninh-nang-luong-can-tap-trung-phat-trien- nang-luong-tai-tao-624259.1do) Bài viết nêu lên chiến lược về phát trién khoa học công nghệ ngành điện đến năm 2020 “đây mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn, nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu qua trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng” Đồng thời cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020 “năng lượng tái tạo sẽ chiếm 7% sản lượng điện toàn quốc, trong đó điện gió đạt 800MW và điện mặt trời đạt 850 MW Đến
2030, năng lượng tái tạo sẽ dat 10% sản lượng điện, điện gió đạt 6.000 MW và điện mặt trời là 12.000 MW Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện nay có
62 thể tiết kiệm được 30% năng lượng tiêu thụ mỗi năm Cụ thể, một số lĩnh vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao như công nghiệp xi măng 50%, công nghiệp gốm 35%, phát điện than 25%, ngành dệt/may mặc 30% ” Bài viết cũng khang định “muốn dam bảo an ninh năng lượng, cần đảm bảo kiểm soát nhu cầu phụ tải và đảm bảo về nguồn cung điện Đồng thời, cần tăng cường các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và quản lý nhu cầu sử dụng điện, ưu tiên cho khu vực miền Nam và cần có cơ chế để đây mạnh chương trình điều tiết phụ tải.”
Báo điện tử Công thương có bài: “Thuc day sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu qua’ của tác giả Lan Anh đăng ngày 20/3/2019
117193.html) Bài viết giới thiệu về việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng s://congthuong.vn/thuc-day-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua- năng lượng tiết kiệm va hiệu quả giai đoạn 2019 — 2030 Tác giả đã nêu nổi bật nội dung của Quyết định đó là “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 — 2030 được thực hiện thành 2 giai đoạn từ 2019 - 2025 và 2026 — 2030 với các nhiệm vụ chủ yếu: Ra soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhăm thúc day các dự án đầu tư, san xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyên đôi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, ; Xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam, các cơ sở dit liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.”
Báo điện tử Bình Thuận có bài: “Công nghiệp năng lượng Bình Thuận trên đà phát triển mạnh mẽ” của tác giả T.Nam đăng ngảy 21/02/2019
63 http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/cong-nghiep-nang-luong-binh- thuan-tren-da-phat-trien-manh-me-115074.html) Tác giả giới thiệu về “Quy hoạch tổng thé kinh tế - xã hội Bình Thuận đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu tổng quát:
Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng.” Trong quy Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ xác định xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2030 hình thành 3 trung tâm mang tầm quốc gia trong đó có Trung tâm năng lượng Tác giả đã nhận định và cho rằng “Sự hình thành trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia sẽ đem lại nhiều lợi ích cho địa phương, nhất là về nguồn thu ngân sách, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư vào các ngành, công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực và khu vực kinh tế có năng suất lao động cao; tao sự chuyên dịch cơ cau kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyên dịch ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phan day nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Bình Thuận, đồng thời góp phan giải quyết bài toán năng lượng cho khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.”
Các tin, bài viết trên các báo khảo sát đã tuyên truyền được đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nước về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương Các tác phẩm cũng đã phan ánh những khó khan vướng mac và đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn các nội dung này trong thời gian tới.
2.3.2 Tam quan trọng của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, doi với môi trường sống của con người
Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế — xã hội của loài người Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao Nhưng nguồn năng lượng truyền thống dang cạn kiệt dan ty lệ
64 thuận với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới Việt Nam là quốc gia đang phát triển và trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên năng lượng càng có vai trò quan trọng Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát trién mạnh mẽ, cơ ban đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo đảm nhu cầu về năng lượng dé duy trì mức tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cao hơn nữa là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trong hoạt động cải thiện cải thiện đời sống nhân dân ngành năng lượng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn. Đặc biệt là thách thức về nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động công nghiệp, điều tiết năng lượng giữa các vùng miền, giữa các mùa, thúc đây mạnh được các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng và các nguồn nguyên liệu, tài nguyên phục vụ sản xuất năng lượng.
Trước vai trò và tầm quan trọng của năng lượng đối với đời sống kinh tế
— xã hội, Dang va Nhà nước trong những năm qua đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn về lĩnh vực năng lượng Trong đó, tập trung vào các nội dung về: Phát triển ngành năng lượng với phát triển bền vững; Quy hoạch nguồn năng lượng ở Việt Nam; Xây dựng cơ chế, chính sách trong việc duy tri cân đối lớn về năng lượng và phát triển; Cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn cho phát triển năng lượng; Khai thác và sử dụng năng lượng có hiệu quả và bền vững: Thúc đây vẫn đề sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng của quốc gia; Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng mới gop phần vào sự phát triển ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và quá trình triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta nói chung.
Việc tuyên truyền dé công chúng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đối với môi trường sống và phát triên kinh tê đât nước sẽ nâng cao ý thức của cộng đông trong việc sử
65 dụng hop lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng góp phan vao việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
Hình thức truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Nội dung và hình thức thể hiện là hai vấn đề nhưng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau Nội dung tốt nhưng nếu hình thức trình bày không cuốn hút sẽ khó tiếp cận với độc giả, ngược lại nếu nội dung không tốt thì hình thức trình
76 bay có an tượng đến đâu thì cũng khó lắng đọng trong tâm trí người đọc và không thé mang đến hiệu quả truyền thông Do đó dé đạt được hiệu quả cao nhất việc lựa chọn thê loại phù hợp với chủ đề, phong cách của mỗi tờ báo và nhu cầu tiếp nhận của công chúng có ý nghĩa hàng đầu Thực tế cho thấy những tác phẩm báo chí hay, dé lại ấn tượng sâu và có sức lan tỏa rộng đều là những tác phẩm có nội dung hay, hình thức thể hiện ấn tượng Theo thống kê của tác giả về nội dung năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm trên 3 báo khảo sát nhận thấy phần lớn được thê hiện thông qua các thể loại tin, bài phan ánh, phóng sự, phỏng van, rat ít tọa đàm, tư van hay trao đôi trực tuyến
2.4.1 Các thể loại chính được sử dụng.
Thể loại là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp di lặp lại của các yếu tố trong một loạt các tác phẩm báo chí Thé loại có thé tao ra một kênh giao tiếp giữa tác giả và công chúng, cho nên việc lựa chọn sử dụng thể loại nào hấp dẫn được công chúng và mang lại hiệu quả truyền thông là điều hết sức quan trọng đối với mỗi tờ báo và tác giả của bài viết Có các loại thể loại thường được sử dụng trên báo chí đó là: tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vẫn ngoài ra còn có các thê loại khác như tư vấn, giải đáp, videoclip chùm ảnh
Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tan báo chí, trong đó thông báo phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, và nhanh chóng nhất về sự kiện, van dé, con người, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định Tin dù ngắn gọn nhưng dung lượng thông tin lại nhiều Do vậy thông tin về các hoạt động, sự kiện sử dụng thê loại này sẽ cung cấp nhanh cho công chúng những van đề, hoạt động, sự kiện nhanh nhất, nhiều dung lượng thông tin nhất Tin trên các báo điện tử có những sự kiện được thông tin liên tục ngay từ khi sự kiện chưa diễn ra, đang diễn ra và ngay sau khi diễn ra Các tin thường có độ dài khoảng từ 100 đến 150 chữ do đó việc sản xuất các tin cũng được thục hiện rất nhanh chóng Thể loại này khi dùng trong truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ phù hợp với việc
77 cung cấp thông tin về các sự kiện như hoạt động mitting, thông tin ban đầu về hội thảo, hội nghị, triển lam, khánh thành giúp người đọc tiếp cận nhanh các thông tin ban đầu về sự kiện Ví dụ:
The Solar Future Vietnam: Kết nối các nhà cung ứng thiết bị năng lượng mat troi đăng trên báo điện tử Lao động nội dung tin có độ dài 175 từ: “Ngày
30.11, Solarplaza sẽ tổ chức hội thảo cấp cao “The Solar Future Vietnam” tại TPHCM, tập hợp hơn 100 nhà cung ứng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời trong nước và quốc tế nhằm thúc đây phát triển thị trường năng lượng đầy tiềm năng.
Hội thảo kết hợp chia sẻ kiến thức của các chuyên gia, các nhà sản xuất, kinh doanh đứng đầu thị trường trong nước và tạo cơ hội kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hội thảo là một phần của chương trình “Solar PV Trade Mission to Vietnam”, trong đó nhóm những nhà đầu tư và phát triển quốc tế sẽ có cuộc gặp gỡ với các chuyên gia trong khu vực để tìm hiều về thị trường và đánh giá cơ hội thương mại hiện tại Solarplaza là nhà tổ chức các sự kiện quốc tế thúc đây việc kinh doanh năng lượng điện mặt trời, đã tổ chức thành công hon 100 sự kiện ở 300 quốc gia trên toàn thế giới.”
Hãy chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đăng trên báo điện tử Công thương nội dung tin chỉ có 79 từ: “Tối 30/3, cùng với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất băng hành động biểu trưng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ Lễ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2019 tại Việt Nam được tổ chức tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội.”
Khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Đức VNT đăng trên báo điện tử Bình Thuận nội dung tin có độ dài 180 từ: “Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang vừa được UBND tỉnh đồng ý chủ trương
78 khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo trên địa bàn Bình Thuận Cu thé là dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Đức VNT có diện tích đất khoảng 62 ha (nằm ngoài quy hoạch đất thủy lợi, quy hoạch đất giao thông, quy hoạch đất lâm nghiệp, quy hoạch đất lúa, quy hoạch đất quốc phòng và quy hoạch các dự án khác ) thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân. Đồng thời giao Sở Công Thương và địa phương hướng dẫn Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vinh Nha Trang lập hồ sơ b6 sung đến dự án, trình cấp thâm quyền phê duyệt Được biết, công ty nay sẽ chịu mọi chi phí và các van đề có liên quan trong suốt quá trình khảo sát, do nắng, nghiên cứu, lập bổ sung quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Tân Đức VNT ”
Bai phản ánh lànhững dạng bài thông tin phan ánh đấp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí: tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp Trong thực tiễn, bài phản ánh thường được dùng với nghĩa dé phân biệt với thể loại Tin với ý nghĩa: Bài thường có dung lượng lớn hơn Tin do đó thông tin được đưa ra nhiều hơn giúp người đọc hiểu rõ nội dung thông tin hơn Đối với truyên truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần sử dụng nhiều thể loại này sẽ giúp thông tin được chuyên tải chỉ tiết giúp người đọc hiểu rõ vấn đề và thực hiện theo, tuy nhiên cần tránh việc lạm dụng dẫn đến bai viết quá dài, vòng vo không tập trung thì người tiếp nhận khó nhớ, khó làm theo dẫn đến hiệu quả truyền thông không như mong muốn Do đó, trong các thể loại báo chí, bài phản ánh cần được cân nhắc dùng khi hợp lý, khi sử dụng cũng cần phải chắt lọc nội dung đảm bảo không quá dai gây khó hiểu.
Vi dụ tác phẩm Chấn chỉnh các chủ dau tư thủy điện nhỏ đăng trên báo điện tử Lao động Tác phẩm giới thiệu về hội thảo nhưng khi sử dụng thê loại bài viết thì nội dung thông tin sẽ nhiều, dung lượng dai hon (1387 từ) giúp người đọc hiểu rõ van đề hơn: Tác phẩm khai thác bai phát biểu của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định, trong tương lai gần
79 thủy điện vẫn là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác một cách hợp lý dé đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Cùng với đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý như: Ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương); Ông Trần
Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp -
tác giả cùng đã đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong hoạt động truyền thông về sử dụng
và hiệu quả trong thời gian tới tại Chương 3 của Luận văn này.
MỘT SO VAN DE ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KHUYEN NGHỊ NHẰM NANG CAO CHAT LUQNG TRUYEN
Trên cơ sở tổng hợp kết quả, cụ thể là những kết luận bước đầu thông qua việc thống kê, đánh giá nhận xét về nội dung, hình thức truyền thông, ngôn ngữ sử dụng, chế độ tương tác và phản hồi của 3 báo điện tử tiến hành khảo sát trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tác giả đưa ra những đánh giá về những thành công, hạn chế, nhận xét về những nguyên nhân của thành công, hạn chế trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên bảo điện tử Việt Nam hiện nay nói chung và trên 03 báo điện tử đã tiến hành khảo sát nói riêng:
3.1 Một số van đề đặt ra đối với việc truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
3.1.1 Chủ trương, chính sách về truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn chung, những chủ trương, chính sách về năng lượng cũng như truyền thông về vấn đề năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được giới thiệu ở Chương 1 tương đối đầy đủ, có định hướng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động về năng lượng nói chung và hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng.
Truyền thông về năng lượng phải đi trước một bước, để sẵn sàng đáp ứng mục tiêu phát triển năng lượng Theo đó, các cơ chế, chính sách về năng lượng nói chung và truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng ngoài việc bao quát tông thể toàn bộ quá trình và tầm nhìn phát triển năng lượng, chiến lược, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng phải thích ứng với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của năng lượng, hay cụ thể hơn, cơ chế, chính sách phải luôn được cập nhật, bố sung
96 phù hợp với điều kiện xã hội và sự phát triển về năng lượng trong từng giai đoạn, theo đó các chính sách truyền thông cũng phải điều chỉnh kịp thời để bắt nhịp với xu thế.
Thực tế hiện nay, chủ trương về tăng cường truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mới chỉ dừng lại ở “khẩu hiệu”, “phong trào” hơn là những động thái tích cực, cụ thể trong triển khai các hoạt động, nhiệm vụ truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Các chính sách nay dù đã được định hình bằng những văn bản chỉ đạo rất cụ thé của Đảng và Nhà nước như các Quyết định, Nghị định, Chiến lược và cao hơn là Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhưng trên thực tế, khi triển khai ở mỗi cơ quan, đơn vị và các cơ quan báo chí truyền thông lại khác nhau.
Chăng hạn, nhiều cơ quan, đơn vị của Bộ Công thương và ngành năng lượng rất chú trọng đến công tác thông tin, truyền thông về lĩnh vực năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhưng cũng không ít đơn vị chưa có sự quan tam đúng mức cho hoạt động này, thậm chi hoi hot, chiếu lệ.
Một thực tế khác cho thấy trong hoạt động thông tin về van dé năng lượng nói chung và thông tin về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng của các cơ quan thông tấn báo chí (trừ các đơn vi bao chí trực thuộc Bộ
Công thương làm nhiệm vụ tuyên truyền của ngành), các tờ báo khác chưa thực sự quan tâm đúng mức đến truyền thông về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, chính sách truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa thực sự tạo được động lực dé cộng tác viên là các nhà khoa học viết báo, đăng những tác phẩm có sức lan tỏa Điều đó cho thấy, dù chủ trương, chính sách thông tin truyền thông về năng lượng đã có, nhưng việc triển khai thì “mạnh ai nay làm”, chưa có chế tai quy định cụ thé đối với nhiệm vụ đặc thù này Don cử, như chủ trương đây mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức năng lượng quy định trong văn bản pháp lý cao nhất là Luật sử dụng năng
97 lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng mới chỉ dựng lại ở việc khuyến khích tô chức, cá nhân đầu tư phát triển công tác truyền thông phổ biến kiến thức, chứ chưa có quy định đây là nhiệm vụ thường xuyên, phải làm của tô chức.
3.1.2 Quản lý Nhà nước trong truyền thông về sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Vẫn đề quản lý thông tin về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên báo điện tử nan trong tong thé chung quan lý Nhà nước về thông tin báo chí Xét về đặc thù thông tin cho loại báo điện tử, Nhà nước cũng đã có những chế tài cụ thể cho hoạt động này Tuy nhiên trên thực thế hoạt động thông tin báo chí về sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn nhiều van đề cần được giải quyết.
Trước xu thé phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới, báo điện tử — một loại hình báo chí mới so với các loại hình báo khác cũng cuốn theo guồng quay đó Trong xu thế đó, những van đề đặt ra đối với báo điện tử như: định hướng thông tin, quan lý nội dung thông tin trên báo điện tử; các yêu tố chi phối đến hoạt động của báo điện tử, cụ thé tinh thương mại hóa và chạy đua thông tin dé gianh thi phan độc giả, đồng nghĩa với đó cũng đặt ra những van dé trong công tác quản lý nhà nước về thông tin trên báo điện tử.
Quản lý nhà nước về truyền thông năng lượng trên báo điện tử hiện nay nối lên 3 van đề lớn cần quan tâm, gồm:
Van dé thứ nhất, công tác xây dung và thực thi văn bản quy phạm pháp luật Báo điện tử với nền tàng gắn liền với mạng Internet là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quan lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý Đến nay, hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet đã được bé sung, hoàn thiện đáng kể, Luật an ninh mạng ra đời
98 song còn chưa đồng bộ, thiếu các hướng dẫn, quy định cụ thê để phân định rõ ràng, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật Việc xây dựng quy định, chính sách, nghị định hướng dẫn thi hành luật và các văn bản dưới luật chưa theo kip sự phát triển và thực tế.
Vẫn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách, pháp luật là do tính chất không biên giới của truyền thông trực tuyến Một hành vi trên internet có thé vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vị phạm, yêu cầu gỡ bỏ, đính chính thông tin sai phạm trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.