1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

165 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền thông về vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
Tác giả Lưu Đức Thanh
Người hướng dẫn PGS, TS. Hà Huy Phượng
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 39,99 MB

Nội dung

Bảng hình thức thé hiện thông tin truyền thông về van đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên các báo điện tử Sức khỏe va đời sống, Vietnamnet và Công thương.. Đề công tác truyền thông

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU ĐỨC THANH

TRUYEN THONG VE VẤN ĐÈ TIÊM CHUNG

VACCINE PHONG COVID-19 TREN BAO DIEN TU

VIET NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si BAO CHI HOC

Hà Nội-2023

F——————

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU ĐỨC THANH

TRUYEN THONG VE VAN ĐÈ TIEM CHUNG

VACCINE PHONG COVID-19 TREN BAO DIEN TU

VIET NAM HIEN NAY

Luan van Thac si chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số: 8320101.01

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS, TS Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí và Tuyên

truyền) Nội dung, số liệu được sử dụng dé phân tích luận van đều có nguồn

gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do tôi tự tìm hiểu,phân tích một cách trung thực, khách quan và đúng với thời điểm thực tế hiệnnay Các kết quả nghiên cứu này tôi chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên

cứu nào khác.

Tác giả

Lưu Đức Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành luận văn, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy

cô trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã truyền đạt kiến thức về

chuyên ngành báo chí cũng như tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn PGS, TS Hà Huy Phượng đã tận tình hướng dẫn tácgiả hoàn thành nghiên cứu Luận văn.

Trân trong cảm ơn lãnh đạo các báo điện tử Công thương, VietnamNet,

Sức khỏe và đời sống và các nhà báo, đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện để

tác giả hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Tác giả

Lưu Đức Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

909.) 08599000115 3LỜI CẢM ƠN -22cc 22 treo 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHU VIET TẮTT - 2c s+cx+zzs+ 5DANH MỤC CAC BANG TRONG LUẬN VĂN -ccccccccccccceee 6

900900015 .- 4 dA ,ÔỎ 71 Tính cấp thiết của đề tài ¿22 2+S<+EE‡ExEEEE E21 211211211211 212121 72 Lich sử nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2-52 s2 s+Ee+EzEzrssred 9

2.1 Những nghiên cứu nước nBOải - - - - - + xxx ng riệc 92.2 Những nghiên cứu ở trong NUGC - 5s 2+ + #eEEsseeeeeereereeers 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 5 32+ + ++eEE+eeeseeesreereeers 133.1 Mục đích nghiên CỨU - 5< x9 119 9v 1v ng ng cư 133.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - - - c2 3321132113 E151 rre 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿+2 ++++++zx+rxerxzxzzrerrxee 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu -:-c+++c+tEktrrrrrktrtttttrrtrtrirrrrrrirrrrrrirer 14

4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - - G6 E32 1391183318911 1E 1E 1 vn rrkp 145 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - « «++<+++ee++exs+ 155.1 CO da “34a Ả 155.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - + +31 E + SvEEErkrseeesreeererrreree 15

6 Điểm mới của luận văn -¿- - + + Sk+EEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkTErrkrrrrkeg 167 Ý nghĩa lý luận và giá tri thực tiễn của đề tai eee ccssecstesseestesseesseens l6

7.1 Ý nghĩa lý luận - ¿22 25£+SE+SE£EE£EEEEEEEEE1121122121171 7121.21.21.21 xe l6

7.2 Giá trị thực tiỄn -¿- 2-5652 2x2 2E21121121 211121121111 111121121 11 tre 16

8 Kết cấu luận văn - + Set +xSEEt2E9EEE1E12EEE11151151111151111151211111 12.11 cxeE 17CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN TRUYEN THONG VE VAN

DE TIEM CHUNG VACCINE PHONG COVID-19 TREN BAO DIEN TU

VIỆT NAM HIEN NAY eccccsscssesecsecsessececsecsecseseesecseceessesersucsucsrcaesacsueareareaens 18

Trang 6

1.1 Các khái niệm liên quan - <5 2< 33+ E£+*++eEEveEEeeeeeereeereeererers 18

1.1.1 Khái niệm truyền thÔng ©-++ce+c+EeEeEeEEEEEEEEEEEErerkerkerkrres 18

1.1.2 Khai niệm Đảo Gi€n f' HS vn vn ng ng 191.1.3 Khái niệm Covid- 9 - sc cscckcctEEtEEEE2111221211 2111211 re 20

1.2 Vai trò và đặc điểm của truyền thông về van đề tiêm chủng vaccine

phòng Covid-19 trên báo điện tu - - 5 5+ + k*ESEkEseeeersrerrske 24

1.2.1 Vai trò của truyền thông về van dé tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

tVEN DAO GiEN Ue 0 NNNNNMaiẳ 24

1.2.2 Đặc điểm của truyền thông về van dé tiêm chủng vaccine phòng

Covid-19 trén 8 1.//28./0/NNnnẼnẼẺ88Ẻe 27

1.3 Cơ sở chính trị - pháp lý của truyền thông về van đề tiêm chung vaccine

phòng Covid-19 trên báo điện tu - 5 + Sxk SE *SkEskrersrkeresree 32

1.3.1 CƠ SỞ CHINN ÍTÌ SG cv HH ngư 32

1.3.2 Cơ sở pháp) DY cv TT TT nh nh nh TT nghi 34

1.4 Chủ thể, khách thé, phương thức, nguyên tắc và những yêu cầu đối với truyền

thông về van đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử 371.4.1 Chủ thé, khách thể, phương thức truyén thông về van dé tiêm ching

vaccine phòng Covid-19 trên báo điỆn FỨ cà cv siisseessseersse 37

1.4.2 Nguyên tắc và những yêu cầu đối với truyền thông về vấn dé tiêm

chung vaccine phòng Covid-19 trên báo điỆH f - «<5 «<< <s++s++ 45

TIỂU KET CHUONG -2¿ 222222 tt re 49CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYEN THONG VE VAN DE TIÊM

CHUNG VACCINE PHONG COVID-19 TREN BAO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

HIEN NAY 2t tt 2 1211111111111111111111111111111111111111111111 1111 re 50

2.1 Giới thiệu cơ quan báo điện tử khảo sát ¿5+5 ++s++ees+exs+ 50

2.1.1 Báo điện tử Sức khỏe và đời sỐng -+©ce+ce+rsrerkerrerrerrsrreee 50

2.1.2 BAO Gién tir VietnaMNet 0n gaẢẢ 52

Trang 7

2.1.3 Báo điện tử Công thWƠH «cà E*EEteesreesrerrrersreeerere 55

2.2 Khảo sát thực trạng truyền thông về van dé tiêm chủng vaccine phòng

Covid-19 trên các báo điỆn fỬY 5 + 11 19 1 91 1 1 ng gnrey 57

2.2.1 Thực trạng chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức truyén thông vềvan dé tiêm chủng vaccine phòng Covid- 1Ó eccecceccessessessessssssssessessessessesseesees 57

2.2.2 Dam bảo các nguyên tac và những yêu câu doi với truyén thông về van

dé tiêm chủng phòng Covid-19 trên báo điện tử -. -2- 2 5 sec: 72

2.3 Đánh giá thành công, hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến truyềnthông về van đề tiêm chủng phòng Covid-19 trên các báo điện tử khảo sát 75

2.3.1 Những thành công AG đạt đÏƯỢC S.ccSSSxksisseseeeereerseeeeree 75

2.3.2 Một số hạn chế ccccctcccctttthhtthHH He 78

2.3.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến truyền thông về van dé tiêm chủng

vaccine phòng Covid-19 trên các bảo điện tử khảo Sátf -««c<+5 83

TIEU KET CHUONG 2 252-2222 HE 1 re 86CHƯƠNG 3: NHỮNG VAN DE ĐẶT RA, GIẢI PHAP VÀ KHUYEN

NGHỊ DOI VỚI TRUYEN THONG VE VAN ĐÈ TIEM CHUNG VACCINEPHONG COVID-19 TREN BAO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIEN NAY 873.1 Những van dé đặt ra đối với truyền thông về van dé tiêm chủng phòng

Covid-19 trên các báo điện tử Việt Nam hiện nay -+ -«++-s5+ 87

3.1.1 Những van dé CRUG eccescessessessesssessessessessessssssssssssssessessessessssssessesseeseeses 87

3.1.2 Những van dé cụ NE ceececceccecsesseesssssssessessessessussssssessessessesssssssuessesseeseeses 893.2 Giải pháp đôi với chủ thể, nội dung, hình thức va việc dam bảo các nguyêntắc, yêu cầu đối với truyền thông về van đề tiêm chủng phòng Covid-19 trên các

báo điện tử khảo sat 2c 2c 22 23 231 31131151 E1 1 TH TH TH TH HH HH Hư cư 91

3.2.1 Giải pháp đối với chủ thé truyền thông về van dé tiêm chủng phòng

Covid-19 trên các báo đÌiỆN HỨ - <3 111v SE E53 1kg 11k krrre 91

Trang 8

3.2.2 Giải pháp đối với nội dung, hình thức truyền thông về van dé tiêm

chung vaccine phòng Covid-19 trên các báo điện tử - ‹ ‹ 100

3.2.3 Giải pháp dam bảo các nguyên tắc và những yêu cầu doi với truyềnthông về van dé tiêm chủng phòng Covid-19 trên các báo điện tử 1083.3 Một số khuyến nghị 22 £+S£+EE+EE£EE£EECEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerreee 1143.3.1 Nhận thức tam quan trọng cua truyén thông về van dé tiêm chủng

phòng Covid-19 trên các báo đÌiỆH fử - «5s + k+sEsek+eeEsekserseexee 114

3.3.2 Đối mới cơ chế, chính sách và nguon lực truyền thông về van dé tiêm

chung phòng Covid-19 trên các bdo điện tử ở Việt Nam hiện nay 116

3.3.3 Báo điện tử cân phối hợp, giám sát và phản biện thông tin trên mạng xã hội 118TIỂU KET CHƯNG 3 -¿- 2 ©5£+SE©E££EE£EEEEEECEEEEEEEEEErkerrkrrrerrkee 119

KET LUẬN ¿- 5c St SEkEEEk TK RE TT T111 1111111111111 1111 cre 120TÀI LIEU THAM KHẢO - - - 6 St k£EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEeEerkererkererkere 123

Isi0000/ 02 130

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT

CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

NXB Nha xuat ban

BDT Bao dién tu

NCKH Nghiên cứu khoa học

MXH Mạng xã hộiDH KHXH&NV Dai hoc Khoa học Xã hội va Nhân

van

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG TRONG LUẬN VAN

Bảng 2.1 Bảng khảo sát số lượng tin bài đăng trên các báo điện tử Sức khoẻ

và đời sống, VietNamNet, Công thương.Bảng 2.2 Bảng khảo sát số lượng công chúng lựa chọn thông tin truyền thôngvề vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên các báo điện tử Sức khỏevà đời sống, Vietnamnet và Công thương.

Bảng 2.3 Bảng khảo sát về phương thức tiếp nhận thông tin tiêm chủng

vaccine phòng Covid- 19 trên các phương tiện thông tin đại chúng.Bảng 2.4 Bảng khảo sát mức độ quan tâm tới thông tin tiêm chung Covid-19

trên các báo.

Bang 2.5 Bảng hình thức thé hiện thông tin truyền thông về van đề tiêm

chủng vaccine phòng Covid-19 trên các báo điện tử Sức khỏe va đời sống,

Vietnamnet và Công thương.

Bảng 2.6 Bang mức độ tiếp cận nội dung thông tin truyền thông về van đề

tiêm chung vaccine phòng Covid-19 trên các báo điện tử Sức khỏe va đời

sống, Vietnamnet và Công thương.Bang 2.7 Bảng số liệu thống kê số mũi vaccine phòng Covid-19 đã được

tiêm chủng.

Bảng 2.8 Bảng khảo sát cảm nhận của độc giả khi đọc tiêu dé (title) những

bài viết về tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử.Bảng 3.1 Bảng khảo sát về mức độ tương tác của độc giả với bài viết trên báo

điện tử.

Bảng 3.2 Bảng khảo sát mức độ chấp hành chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, cáccấp chính quyền và khuyến cáo của Bộ Y tế về vấn đề tiêm chủng vaccine

phòng Covid-19.

Bảng 3.3 Bảng khảo sát yêu cầu của độc giả trong việc tiếp nhận thông tin

tiêm chung vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử hiện nay.

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Dai dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu khi làmđảo lộn toàn bộ cuộc sống của nhân loại, tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp

người trong xã hội Thiệt hại về người theo thống kê của Bộ Y tế tính đếnngày 20/7/2021 trên thế giới đã có hơn 4 triệu người thiệt mạng và tổng số canhiễm đang là 191 triệu người Thiệt hại về thương mại và đầu tư toàn cầucũng vô cùng to lớn khi đại dich Covid-19 khiến các quốc gia thực hiện chếđộ hạn chế về đi lại và giãn cách xã hội nhăm làm chậm sự lây lan của dịchbệnh, điều đó đã làm cho nguồn cung lao động, việc lam, giao thông - vận tảibị ảnh hưởng trực tiếp Các ngành dịch vụ bị đóng cửa, bao gồm khách sạn,

nhà hàng, thương mại bán lẻ, du lịch, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ

mạnh sản xuất vaccine trong nước và nhập khâu để có đủ nguồn vaccine

Trang 12

đua tìm thuốc chữa va vaccine phòng covid-19 Tin tức về dai dich Covid-19

tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội, những thành tựu trong lĩnh vực công

nghệ thông tin đã khiến độc giả bị bội thực thông tin dẫn đến hoang mang,nghỉ ngại Mỗi quốc gia lại có những chiến lược chống dịch khác nhau mà

hiệu qua áp dụng cần có thêm thời gian dé thẩm định.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có lẽ chưa bao giờ những thông tin

về phòng chống đại dich Covid-19 cũng như những thông tin về van đề tiêm

chủng vaccine phòng Covid-19 lại xuất hiện với tần suất nhiều va dày đặctrên các trang BĐT đến thế Cũng chưa khi nào mà tất cả các lực lượng truyềnthông chung sức đồng lòng, tham gia vào cuộc chiến phòng chống dịch mạnhmẽ đến như vậy Đặc biệt, phát huy vai trò và thế mạnh, đặc trưng của BĐTđược phát hành trên mạng Internet với khả năng đa phương tiện, kết hợp văn

bản, âm thanh, hình ảnh sinh động, truyền tải thông tin liên tục, tính tương

tác cao nên BĐT đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin mang tínhthời sự, cập nhật nóng hồi về phòng chống đại dịch, về vaccine tiêm chủng

đến mọi người dân cả trong nước lẫn nước ngoài BDT đã phát huy ưu thé củaminh trong công tác phòng chống dai dich Covid-19 BĐT đã phát huy vai tròcủa mình khi đồng hành cùng Đảng, nhà nước tăng cường công tác truyềnthông dé người dân nam bắt, hiểu và đồng lòng cing Chính phủ, đồng thời

cung cấp những thông tin chính thống, phản bác lại các luận điệu sai trái,

xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đề công tác truyền thông về vấn đề tiêm chủng vaccine phòng 19 di đúng định hướng và đạt kết qua cáo, tác giả lựa chọn đề tài “Truyén

Covid-thông về van đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử ViệtNam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu với thời gian khảo sát từ 01/02/2020

đến ngày 31/12/2021, đây là thời gian mà được đánh giá rất quan trọng củavan đề phòng chống đại dịch Covid-19 nói chung và tiêm chủng vaccine

Trang 13

phòng Covid-19 nói riêng Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng truyền thông vềvan đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên BĐT Từ đó, góp phan tácđộng tới sự hiểu biết, thay đổi nhận thức cũng như hành vi và thái độ của

người dan dé họ có những kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh, có lốisống lành mạnh, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng xã hội.

2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Những nghiên cứu nước ngoài

Đại dich Covid-19 đem đến nhiều hình thức phòng, chống dịch mà xãhội chưa từng phải chứng kiến, đó là cách ly xã hội, giãn cách xã hội, cách lytập trung Dé phòng Covid-19, người dan cần được tiêm chủng vaccine, tuynhiên, do thời gian cấp bách, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra về van đề tiêm

chủng vaccine khi mỗi quyết định của cơ quan chức năng luôn trong trạngthái cấp bách, khẩn trương, cần được truyền tải đến người dân một cách

nhanh nhất

Dé đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất về van đề tiêm chủng vaccine

phòng Covid-19, chính phủ đã áp dụng nhiều cách thức truyền thông, trongđó, vai trò của các cơ quan báo chí, trong đó có BĐT là rat quan trọng

Trên thế giới hiện nay các nghiên cứu phân tích về thực trạng nguồnlực, tổ chức và hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cũng như việc phân

tích ưu điểm và nhược điểm của truyền thông giáo dục sức khỏe cũng chưathực sự có nhiều Bởi mỗi quốc gia có một cấu trúc tổ chức mạng lưới hệ

thống y tế không giống nhau Chính vì vậy, việc truyền thông giáo dục sứckhoẻ thường chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia hoặc một khu vực nào đó củamỗi nước

Zeman C, et al (2005) trong bài viét “Health Promotion Theory, Praxis

and Needs in Transylvania, Romania” dang trén The International Electronic

Journal of Health Education, (8), 36-47 đã chi ra rang giáo duc sức khỏe va

Trang 14

nâng cao sức khỏe đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Hoa

Kỳ nhưng chưa phát triển ở các nước Đông Âu và đặc biệt ở các nước Châu Á

Shama Manoj (2005) trong bài viết “ Health Education in Indian: A

Strengths, Weaknesses, Oportunities and Threats (SWOT) Analysis dang tréntạp chi The International Electronic Journal of Health Education, (8), 80-85

lại cho rằng tổ chức hệ thống truyền thông giáo duc sức khoẻ ở An Độ đượcxem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các đơn vị kỹ thuật, các cơ quan truyền

thông giáo dục sức khoẻ được thành lập ở tất cả các tuyến, các cơ quan truyềnthông giáo dục sức khoẻ nhà nước và các chương trình truyền thông giáo dụcsức khoẻ của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn tại và có các hoạt động phối

hợp với nhau Trong bài viết này cũng đã đề cập tới một số điểm hạn chế củahệ thống truyền thông giáo dục sức khoẻ ở các nước đã được các tác giả đề

cập như các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ thường chỉ dựa trên

kinh nghiệm và kiến thức chứ chưa dựa trên việc xác định nhu cầu của cộngđồng, chưa có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và việcthiết kế các chương trình giáo dục sức khoẻ chưa dựa trên các mô hình về sựthay đổi hành vi

Barnes MG, Ledford C, Hogan K trong bài viết “A "needling"

problem: Shoulder injury related to vaccine administration” dang trén tap chi

J Am Board Fam Med 25(6):919-922, 2012 đã chi ra chấn thương liên quan

tới tiêm vaccine có thé là do tiêm vaccine không chú ý vào mô và các cau

trúc dưới của co delta Trường hợp này đóng vai trò là chất xúc tác cho cuộcthảo luận về kỹ thuật tiêm chủng và khả năng ngăn ngừa các biến chứng phát

sinh do tiêm quá liều vaccine

2.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Liên quan tới những tài liệu nghiên cứu khoa học về chăm sóc, bảo vệsức khỏe nhân dân thì có nhiều, nhưng về dịch bệnh Covid-19 thì còn hạn chế

hoặc mới đê cập đên một cách chưa cụ thê.

10

Trang 15

Qua khảo sát tài liệu tại Thư viện Đại học Quốc gia và một SỐ nguồn tàiliệu khác, chúng tôi nhận thấy có một số bài viết, đề tài liên quan đến chủ đề:

Đề tài “Báo chi với van dé giáo dục sức khỏe cộng đông hiện nay”,

Luận văn Thạc sĩ của học viên Vương Thanh Tuấn (2020), khảo sát trên báo

Sức khỏe và đời sống, báo Gia đình và xã hội và báo Lao động, thời gian

khảo sat từ thang 6/2018 — 6/2019 Luận văn tập trung vào chủ trương, đường

lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về sức khỏe, Y tế và tập trung vào công

tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, luận văn khái quát tổng quan vấn đề báochí với công tác chăm sóc sức khỏe, chưa thé hiện được thế mạnh của BDT

cũng như hoàn cảnh đặc thù cua dịch Covid- L9.

Dé tài “Thông tin phòng chống dịch bệnh truyén nhiễm trên báo điệntu’, Luận văn Thạc sĩ của Phùng Thị Hồng (2017), khảo sát các bài báo được

đăng tải trên báo điện tử suckhoedoisong.vn, suckhoemoitruong.com.vn vadantri.com.vn trong thời gian từ tháng 1/2016-12/2016 Luận văn đã khái quát

về thông tin trên BĐT về các bệnh truyền nhiễm nói chung, và tập trung

nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm do virus Zika và sốt xuất huyết, đây là 2bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt so với Covid-19

Đề tài “Truyền hình với vấn dé phòng chống nguy cơ các dịch bệnhnguy hiểm và mới nổi”, Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Mỹ Tâm

(2017), khảo sát trên hai kênh truyền hình VTVI và VTC14 trong thời gian từ2014-2016 Luận văn đã cung cấp một số lý luận về nội dung phòng chốngdịch bệnh nguy hiểm và đi sâu vào vai trò và tính ưu việt của truyền hìnhtrong công tác phòng chống dịch bệnh.

Đề tài “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay- Van dé và

thảo luận”, Luận văn Thạc sĩ của học viên Bùi Thị Thu Thủy (2010), khảo sát

trên báo Sức khỏe và đời sống, kênh O2TV Đề tai đã khái quát hóa lý luận về

11

Trang 16

lý thuyết kênh, chương trình truyền thông chuyên biệt nhưng chưa đi chuyên

sâu vào bệnh dịch truyền nhiễm và vai trò của BĐT.

Đề tài “Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chỗng

bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh dịch do vi rut Zika’, Luận văn Thạc sĩ

của học viên Nguyễn Thị Hạnh (2017), khảo sát trên báo điện tử Sức khỏe và

đời sông, báo điện tử Hà nội mới và báo điện tử Vietnamplus Luận văn đã khái

quát được vai trò của báo chí nói chung về dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue và

dịch bệnh do vi rút Zika có nhiều điểm khác biệt với các bệnh dịch khác

Đề tài “Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúmA/H5NI và HINI ở người”, Luận văn Thạc si của học viên Trần Thị Tuyết

Vinh (2011), khảo sát trên báo Sức khỏe và đời sống, Tuổi trẻ Hồ Chí Minh

và VTV giai đoạn 2005-2010 Nội dung dé tai đề cập đến hoạt động truyềnthông của báo chí về phòng chống dich cum A/H5NI và HINI ở người Luận

văn khảo sát trên các báo in có nhiều đặc điểm khác biệt so với báo điện tử.

Đề tài “Van dé an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí hiện nay”, luận

văn Thạc sĩ của học viên Chu Thúy Nga Luận văn tập trung vào van dé chămsóc sức khỏe cộng đồng, không đi sâu vào công tác truyền thông tiêm chủngphòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tương tự dich Covid-19

Đề tài “Báo chí với việc thông tin, giáo dục sức khỏe sinh sản dành cho

lứa tuổi vị thành niên”, Luận văn Thạc sĩ của Học viên Vũ Thị Hường, Tácgiả đã đưa ra được những khuyến nghị có giá trị, giải pháp phù hợp nhằmnâng cao chất lượng thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe Luận văn

không nói về những đặc điểm của truyền thông về phòng, chống dịch bệnh có

tính lây lan như đại dịch Covid-19.

Đề tài “Thông tin về thực phẩm chức năng trên bdo điện tử Việt Nam

hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Hoa (2019), Luận văn

cho thấy báo điện tử cơ bản đã cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp

12

Trang 17

thời, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công chúng độc giả Tuy nhiên, vẫncòn một số hạn chế về mặt nội dung và hình thức tác phẩm báo chí cũng như

định hướng của tác giả tập trung về đối tượng là thực phẩm chức năng.

Đề tài “Nâng cao chất lượng thông tin trên bảo Điện tử”, Luận vănThạc sĩ của học viên Phạm Thị Hằng (2008), Qua khảo sát 5 tờ BĐT, luậnvăn đã khái quát được những mặt mạnh, yếu của báo điện tử và đưa ra một sốgiải pháp về nâng cao chất lượng thông tin trên BĐT, tăng cường hiệu quả

truyền thông của BDT Luận văn đưa ra một số giải pháp tong quan dé nângcao chất lượng thông tin trên báo điện tử nhưng chưa cụ thể được cho mộttrường hợp đặc biệt với các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông trong

đại dịch Covid-19 của báo điện tử.

Chính vì vậy, cho đến thời điểm này, đề tài “Truyền thông về vấn đề

tiêm chung vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”

không bị trùng lặp với bat kỳ dé tài nghiên cứu đã công bố nao, và sẽ là một

tài liệu tham khảo hữu ích với các nhà báo cũng như những người hoạt động

trong lĩnh vực thông tin, truyền thông

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thông tin về truyền thông

tiêm chủng vaccine trên BĐT mà tác giả tiến hành khảo sát trong khoảng thờigian từ tháng 01/02/2020 đến ngày 31/12/2021 Từ đó, đánh giá về công táctruyền thông tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 Đồng thời, tác giả đưa ramột số giải pháp nhăm tăng cường chất lượng truyền thông tiêm chủngvaccine phòng Covid-19 trên BĐT đối với công chúng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích đã nêu trên, luận văn cần triển khai thực hiện một số việc

cụ thê như sau:

13

Trang 18

Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.Thực hiện khảo sát, phân tích nội dung và hình thức truyền thông về

vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên các BĐT được lựa chọn khảosát, từ đó chỉ ra ưu nhược điểm của vấn đề.

Đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả truyền

thông tiêm chung vaccine phòng Covid-19 trên BĐT ở Việt Nam trong giai

đoạn tiếp theo.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyền thông về vấn đề tiêm

chung vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử.4.2 Pham vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát trên 03 Báo điện tử ở Việt Nam hiện nay, gồm:

suckhoedoisong.vn, VietnamNet.vn va congthuong.vn

Thứ ba, đội ngũ biên tập viên, phóng viên của các tờ báo điện tử nêu

trên là những người được đảo tạo bài bản về báo chí, bề dày kinh nghiệmcông tác nên chất lượng tin bài có chất lượng.

Thứ tư, thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 12/2021

vì thời gian này là giai đoạn lượng thông tin phong phú, nhiều thông tin vềtiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mà trong đó có nhiều thông tin mang

14

Trang 19

tính chất dự đoán, cảnh báo, cần thêm thời gian dé kiểm chứng hoặc nghiên

cứu sâu hơn.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các van dé ly luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh về báo chí và các ngành

khoa học xã hội — nhân văn.

Luận văn nghiên cứu dựa vào các lý thuyết như: Lý thuyết truyềnthong; lý thuyết báo chi học; lý thuyết sắp đặt chương trình nghị sự

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp: Kêthừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu các đề tài có liên quan.

Tổng hợp các quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản

pháp luật, tài liệu tham khảo, sách báo, tạp chi

- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích đặc điểm, đặc trưng vềnội dung của các tác phẩm báo chí về vấn đề tiêm chủng vaccine phòngcovid-19 trên các báo điện tử được chọn khảo sát, từ đó thấy được thấy đượcthông điệp của báo điện tử chuyền tải tới công chúng và được công chúng đónnhận như thế nào, từ những kết quả đó sẽ đưa ra giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng và hình thức thông tin.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Đôi tượng là đại diện các cơ quan Báo điện tử.

+ Biên tập viên, phóng viên của các cơ quan báo chí.Dé thực hiện phương pháp phỏng vân sâu, các câu hỏi phỏng vân được xây

dựng dựa trên lý thuyết truyền thông và thông tin chuyên sâu về vaccine

15

Trang 20

phòng Covid-19, cùng với các sự cố cụ thé đã diễn ra trong quá trình tiêm

chủng.

Kết quả thu được là một phần trong tông thê thông tin khách quan mà

tác giả luận văn có được.

- Phương pháp điêu tra xã hội học (bảng hỏi anket): Cuộc điều tra được

tiến hành đối với 400 công chúng về thông tin tiêm chủng vaccine phòng

Covid-19 trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt trên BĐT;

đánh giá của người dân về hiệu quả công tác tuyên truyền tiêm chủng vaccinephòng chống dịch bệnh Covid-19 đến người dan

- Phương pháp phân tích và tong hop: Dùng dé đánh giá, phân loại cáckết quả nghiên cứu, lấy đó làm căn cứ để đưa ra các đề xuất và các giải pháp

cho vấn đề cần giải quyết của đề tài.6 Điểm mới của luận văn

Luận văn đánh giá một cách tổng quan, khái quát về nội dung nhữngvấn đề liên quan tới công tác truyền thông tiêm chủng vaccine phòng Covid-

19 trên báo điện tử Việt Nam.

7.Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung truyền thông tiêm chủng

vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử ở Việt nam; bổ sung và làm rõ hơnvề hệ thống lý luận về vai trò của báo điện tử trong nhiệm vụ truyền thông, đềxuất một số biện pháp truyền thông nhăm nâng cao hiệu quả truyền thông của

Trang 21

- Là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý, nhà báo, cán bộ y tế làm côngtác truyền thông về dịch bệnh lây nhiễm tương tự Covid-19.

- Có ý nghĩa thiết thực với người thực hiện đề tải

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mo dau và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phu luc, nội dung

chính của Luận văn gồm 3 chương, gồm:

Chương 1: Những van dé lý luận truyền thông về van đề tiêm chủng

vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Chương 2: Thực trạng truyền thông về vấn đề tiêm chủng vaccine

phòng Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và khuyến nghị đối với việc

truyền thông về van dé tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử

Việt Nam hiện nay.

17

Trang 22

Chương 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN TRUYEN THONG VE VANĐÈ TIEM CHUNG VACCINE PHONG COVID-19 TREN BAO ĐIỆN

TU VIET NAM HIEN NAY

1.1 Cac khai niém lién quan

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Theo tác giả Dương Xuân Sơn: “Truyền thông là một quá trình liên tụctrao đổi hoặc chia sẻ thông tin tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn

nhau dé dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [9, tr 24].

Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững thì: “7ruyển thông ở bình diệntổng quát được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tinhcam, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp

phan nâng cao thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiễn tới thay đổi thai độvà hành vi của công chúng- nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu phát triểnbên ving” [10, tr 14].

Dé thực hiện truyền thông, người gửi thong tin đưới hình thức tin nhắn,

hình ảnh hay video, truyền tải trên phương tiện truyền tải và đến tới ngườinhận, phương tiện truyền tải càng hiện đại thì khoảng cách truyền thông cànglớn và thời gian thực hiện truyền thông càng ngắn lại Truyền thông yêu cầucác bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền

tải Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp

của người gui.

Các phương thức truyền thông là những sự tác động lẫn nhau qua mộttrung gian giữa Ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức hoặc mộtquy tac mang một ý nghĩa nào đó Truyền thông thường được hiểu đơn giản là

su truyén dat suy nghi, y kiến hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết hoặc dấu hiệu.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm truyền thôngtheo cách hiểu: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay

18

Trang 23

nhiễu người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thứcdan đến diéu chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với lợi ích của các bên tham

gia truyền thông.

1.1.2 Khái niệm báo điện tử

Trên thế giới và tại Việt Nam đang tồn tại một số cách gọi khác nhauđối với loại hình báo chí điện tử, cụ thé như: BĐT (Electronic Journal), báo

mạng (Cyber Newspaper), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo chí

Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.

BĐT là khái niệm thông dụng nhất ở Việt Nam hiện nay, nó gan liénvới tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc co quan báo in như: Qué Huong

điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử Trong các văn bản pháp quycủa Nhà nước cũng thường sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.

Tại Việt Nam, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ:

http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nước ta Sự

kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự ra đời của BĐT tại ViệtNam, cùng với tốc độ phát triển của thiết bị vi tính và hạ tầng internet, số

lượng báo điện tử tại nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng vàchất lượng

Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 có giải thích từ ngữ: “Báo điện tử là

loại hình bao chi sứ dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trênmôi trường mạng, gom báo điện tử và tạp chi điện tử” [1].

Trong luận van nay, tác giả luận văn sử dụng khái niệm BĐT theo kháiniệm của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo mạng điện tử là một loạihình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành

trên mạng Internet, có uu điểm trong truyền tải thông tin một cách nhanh

chóng, tức thời, da phương tiện và tương tác cao” [12, tr 9].

19

Trang 24

Như vậy, BĐT là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một

trang web và phát hành dựa trên nên tảng internet, độc giả tiếp nhận thông tinthông qua thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại dị động, máy tính bảng

có kết nói Internet.

1.1.3 Khát niệm Covid-19

Covid-19 (hay bệnh virus Corona 2019) là một loại bệnh do Virus có

tên SARS-CoV-2 gây ra.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bệnh viêm đường hô hấp cấpdo chủng Virus mới Corona (nCovi) đó là Covid-19 Covid đó là tên gọi viếttắt của “coronavirus disease”, “CO” là viết tat của corona, “VI” là viết tắt củavirus, “D” để chỉ “disease (bệnh)” Số “19” trong từ Covid-19 là dé chi năm

2019 — năm đầu tiên mà dịch bệnh này được phát hiện.

Nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng12/2019 tại một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán,tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Covid-19 gây ra các triệu chứng về bệnh đường hô hấp giống như cảm

lạnh, cúm hoặc viêm phối Người mắc Covid-19 có thê có ít triệu chứng hoặc

cũng có thé không có triệu chứng thậm chi có một số người bệnh rất nặng vàtử vong Một số triệu chứng của người bệnh khi nhiễm Covid-19 bao gồm:

sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau cơ, đau họng, mất vị giác, mất khứu giác Nếubị Covid-19 thì virus không chi tan công vào phối và hệ hô hấp của con ngườimà tat cả các bộ phận khác của con người đều bị ảnh hưởng Đối với nhữngngười cao tudi hoặc những người có bệnh lý nền thì khi mắc Covid-19 biểuhiện rất nghiêm trọng Một số người sau khi mắc Covid-19 đều dé lại nhữngdi chứng “hậu Covid” từ nhẹ tới nặng một cách khác nhau Covid-19 có thé

dẫn tới một số bệnh như: viêm phổi cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính,

nhiễm trùng thứ phát, sốc nhiễm trùng, đông máu, các van dé về thân kinh

20

Trang 25

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê trên BDT Suckhoedoisong.vn thìtính đến ngày 31/12/2021: “Việt Nam có 1.731.257 ca nhiễm, đứng thứ

31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân,Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ I triệu

Tiêm chủng có thể được hiểu là việc đưa chất kháng nguyên vào trong

cơ thé dưới hình thức là một dạng vaccine nhằm kích ứng hệ thống miễn dịchtrong cơ thé dé kích thích hệ thống miễn dịch phát triển hệ thong miễn dịchđối với một căn bệnh nào đó Việc đưa vaccine vào trong cơ thể giúp ngănngừa hoặc cải thiện tất cả các hiệu ứng lây nhiễm của những tác nhân gây

bệnh cho cơ thé Với một liều lượng vaccine khi được tiêm vào co thể sẽ tạora một cuộc tấn công và kích thích việc sản sinh ra kháng thé dé bảo vệ cơthé Chính những kháng thé được san sinh ra sẽ tồn tại trong cơ thé người đã

được tiêm vaccine dé từ đó có thé chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngay từ khi đại bệnh Covid-19 xuất hiện thì việc nghiên cứu và sảnxuất vaccine phòng Covid-19 được khẳng định là một giải pháp an toàn và

hiệu qua lâu dài Chỉ trong khoảng thời gian 8 tháng sau đó thì đã có 320 ứng

viên đã tham gia vào cuộc đua nghiên cứu, sản xuất vaccine trên phạm vi toàncầu Chính vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu và sản xuất

vaccine phòng Covid-19 có tốc độ nghiên cứu khẩn trương, quy mô và nhanhnhất trong lịch sử loài người

21

Trang 26

Như vậy, theo tác giả thì: Tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 có thểđược hiểu là việc đưa vaccine vào cơ thé con người Thông qua khả năng

giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng kích hoạt cơ chế sản xuất racác kháng thé dé chống lại virus Vaccine phòng Covid-19 góp phan ngănchặn và day lùi sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-

CoV-2 gây ra.

Ở Việt Nam tính thời điểm hiện tại thì Chính phủ đã chính thức phê

duyệt và sử dụng các loại vaccine bao gồm: vaccine Abdala của Cuba,BBIBP-CorV của Sinopharm, vaccine Pfizer, vaccine Covaxin cua An độ,

vaccine Johnson & Johnson, vaccine Moderna, vaccine AstraZeneca, vaccineSputnik V.

Trong thời đại “ky nguyên số” như hiện nay cùng với sự phat triển củacách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển của địch vụ internet đã tạo

nên những trang BĐT có sức hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày BDT

được phát hành trên mạng Internet, có nhiều ưu điểm, như khả năng đa

phương tiện kết hợp cả văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ hoa , truyền

tải thông tin liên tục phi định kỳ 24/24h, tính tương tác cao, lưu trữ và tìm

kiếm thông tin mọi lúc, mọi nơi Trong bối cảnh cả nước cùng tham gia chốngdịch, BDT nhanh chóng trở thành phương tiện xung kích truyền tải thông tin

thời sự đến công chúng, tạo thành ludng tin tức sự kiện không ngừng.

Có thé thấy rang mọi thông tin về van đề tiêm chủng trên BĐT đượcđộc giả đặc biệt quan tâm trong thời gian diễn ra dich Covid-19 Bất kế thôngtin về dịch bệnh về vấn đề tiêm chủng diễn ra ở trên thế giới hay ở trong nước

dù ở bất kì thời gian nào ngày hay đêm thì chỉ cần một chiếc máy tính hoặc

một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet thì bạn đọc đều có thé cậpnhật thông tin một cách nhanh nhất Thông tin tiêm chủng vaccine được cập

22

Trang 27

nhật trên các trang BĐT có thé sống động, nóng hồi từng giờ, từng phút và

thậm chí là từng giây.

Công tác truyền thông về vấn dé tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

nhằm kịp thời thông tin về các hoạt động triển khai chiến dịch tiêm chủng,

các thông điệp, những khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủngvaccine an toàn, khuyến cáo thực hiện thông điệp 5K phòng dịch, vận độngngười dân sử dụng ứng dựng “PC Covid”, “Số sức khoẻ điện tử” Các hoạt

động truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 dién ra trên cácphương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội, thông qua các tin nhắnSMS, tổ chức truyền thông cho người dân đi tiêm và truyền thông tại cộngđồng Thông qua hoạt động truyền thông về tiêm chủng vaccine cung cấp

cho người dân những khuyến cáo, những thông điệp về tiêm chủng an toanvaccine, thông báo những kế hoạch, giải đáp các thắc mắc, bác bỏ những

thông tin sai sự thật, những tin đồn, tin giả về vaccine và để triển khai quátrình tiêm chủng an toàn Hoạt động truyền thông diễn ra dưới rất nhiềunhững hình thức khác nhau như sử dụng các sản phẩm truyên thông của Bộ Y

tẾ, truyền thông qua mạng xã hội, đang tải các tin, bài viết, tô chức các

chương trình toa đàm, giao lưu, giải đáp thắc mắc hoặc cũng có thé thông quacác hình thức gián tiếp như những băng rôn, khẩu hiệu, bảng thông tin điện

tử, bảng thông tin nội bộ

Như vậy, ruyễn thông về vấn dé tiêm chủng vaccine phòng Covid-19trên BĐT nhằm truyền thông nhanh chóng, kip thời thông tin thời sự, chínhthống, tin cậy, mình bạch, đa dạng, phong phú đến với công chúng về tìnhhình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống đại dịch hiệu quả.

23

Trang 28

1.2 Vai trò và đặc điểm của truyền thông về vấn đề tiêm chúng vaccine

phòng Covid-19 trên báo điện tử

1.2.1 Vai trò của truyền thông về vấn đề tiêm chủng vaccine phòng

Covid-19 trên báo điện tử

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tuyền truyền là đem một việc gì nói

cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục dich đó,là tuyên truyền thất bai” [5, tr.162].

Báo chí Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xãhội Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyếtphục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã

hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những hướng có chủ định

[15, tr.28].

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn

đánh giá cao vai trò và tác dụng to lớn cả báo chí Trong Chỉ thị số TW ngày 17/10/1997 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt

22/CT-Nam về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí,xuất bản đã đánh giá hoạt động báo chí nước ta có nhiều chuyên biến và tiễnbộ tích cực nhiều mặt: “Báo chí nói chung hoạt động có định hướng, thông tinkịp thời, phong phú và đa dạng hơn; thực hiện tốt hơn vai trò là tiếng nói củaĐảng, của Nhà nước và dién dan tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào

thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị quantrọng về đối nội, đối ngoại của Dang và Nhà nước nâng cao dân trí, bảo vệvà phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnhhoa văn hóa thé giới ” [15, Tr.26-27].

Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: “Bao chí ở nước Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời

sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tô

24

Trang 29

chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,tô chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân” [1].

Trả lời phỏng van, lãnh đạo báo Công thương nói: Trước hết, phải

khang định rằng, các phương tiện điện tử như BĐT, mạng xã hội, thông tin

điện tử trực tuyến có thế mạnh cực kỳ to lớn trong môi trường truyền thông số

hiện nay Tốc độ đưa thông tin của các kênh điện tử này có thể trực tuyến,

chiếm ưu thế trong việc cung cấp thông tin đến độc giả Vì thế, các thông điệp

về tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 được đăng tải trên các kênh nay trởthành lực đây hữu hiệu đưa thông tin kịp thời nhất đến độc giả Độc giả ởkhắp mọi nơi có thé tiếp cận nhanh nhất với các thông tin chỉ cần có kết nốimạng Internet, có thiết bị điện thoại thông minh, máy tính, ipad

Qua quá trình nghiên cứu trên ba BĐT trong đề tài thì tác giả nhận thấymỗi trang báo đều có những thế mạnh riêng nhất định của mình trong công

tác tiêm chung vaccine phòng Covid-19 hiện nay.

Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư Trung Ương

Đảng về phát triển và quản lý BĐT ở nước ta hiện nay có nêu: BĐT có tácdụng va tiện ích hơn han các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thôngtin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không

gian, thời gian, biên giới quốc gia

Việt Nam được đánh giá là | trong 20 nước có tỷ lệ sử dụng Internet

nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người ding (chiếm 70% dân số) Khoảng

94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử

dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày [12] Chính vì vậy, thông tin về

phòng chống đại dịch Covid-19 được cập nhật liên tục trên BĐT, độc gia có

thé xem moi lúc, mọi nơi BĐT trở thành công cụ, phương tiện, vũ khí sắcbén, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác, đáp trả nhanh nhạy, kịp thời; đồng

thời, là diễn đàn huy động được đông đảo lực lượng tham gia, dau tranh phản

25

Trang 30

bác các quan điểm sai trái, thù địch Trong cuộc chiến chống đại dịch

Covid-19, BĐT đã phát huy vai trò chủ lực trên mặt trận văn hóa tư tưởng, kip thời

thông tin, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban

Chi đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 BĐT luôn có mặt kịp thời tai

các điểm “nóng”, kịp thời phản ánh thực tế tình hình dịch bệnh ở trong nước

và quốc tế.

Hơn nữa, phát huy sức mạnh xung kích của báo chí, trước thực trạng

“ma trận” thông tin về đại dịch Covid-19 xuất hiện trên mạng xã hội khiếnngười dân hoang mang, lo lắng thì thông tin từ báo chí đã định hướng dư luậnxã hội, mang đến thông tin chính thống để người dân bình tĩnh, không hoang

mang nhưng cũng không chủ quan trước dịch bệnh.

Có thé nói, chưa bao giờ thông tin BĐT lại được người dân theo dõi sátsao như thời điểm xảy ra dịch Covid-19 và cũng ít có khi nào thông tin trênbáo chí lại dồi dao, minh bạch và đồng loạt như vay.

Ghi nhận những nỗ lực và đóng góp của báo chí, tại hội nghị sơ kếtcông tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướngchính phủ nhắn mạnh, ngành tuyên giáo, truyền thông và thông tin, các cơquan báo chí, giới văn nghệ sĩ đã đóng góp quan trọng vào phòng chống dịch,tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, khơi day tinh thần

yêu nước, tinh thần tự hao dân tộc dé chiến thang dai dịch.

Tại hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống

dịch Covid-19 do Ban Tuyên giáo, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông

tổ chức chiều ngày 16/6 ở Hà Nội, Lãnh dao Bộ Y tế khang định: “Trongchiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng chống đại dịch Covid-19,

với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo “kịp thời mình bạch chính xác và tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nên báo chỉ cáchmạng Việt Nam, phát huy hiệu quả các tiễn bộ khoa học kỹ thuật, huy động

-26

Trang 31

các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thong và hiện dai, sử dụngtriệt dé các hình thức tạo ra chiến dich truyền thông với những dấu ấn thật sự

ấn tượng ” [53].1.2.2 Đặc điểm của truyền thông về van đề tiêm chủng vaccine phòng

Covid- I9 trên báo điện tw

1.2.2.1 Đặc diém chung

Đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu với diễn biến phức tạp,ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển kinh tế và đời sốngnhân dân Dé chủ động phòng chống dai dich Covid-19, ngay từ những ngày

đầu dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệtnhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh Đảng và Nhà nước,

Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành nắm chắc tình hình, diénbiến, đề ra các nhóm giải pháp phòng chống dịch bệnh Bộ Chính trị, Ban Bí

thư, Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, đã có nhiều văn bản chỉ đạo, huy

động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính tri, sự tham gia của toàn dân Ban

Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19, các ban, bộ, ngành,đoàn thé, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang,cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đãphối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các

nhiệm vụ được giao.

Đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnhtruyền nhiễm, Việt Nam đã có khung pháp lý bảo vệ các quyên, lợi ích chính

đáng của người bệnh trước tình trạng dịch bệnh phức tạp như Luật phòng,

chống bệnh truyền nhiễm quy định “phòng, chống bệnh truyền nhiễm không

chi là trách nhiệm của riêng Nhà nước hay cá nhân, t6 chức nao ma là tráchnhiệm chung của cả cộng đồng” Điều 6 của luật này quy định “Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm

27

Trang 32

trong phạm vi cả nước; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi

cả nước; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà

nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Uy ban nhân dân các cấp

thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo

phân cấp của Chính phủ” Điều 7 của luận này cũng quy định rõ trách nhiệm

của từng cá nhân, t6 chức trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm Theođó, “cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tô chức thực hiện kế hoạchvề phòng, chống bệnh truyền nhiễm và phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi

có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạochống dịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên thì có trách

nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyềnnhiễm đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chốngbệnh truyền nhiễm Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nướcngoài tại Việt Nam cũng có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền

nhiễm theo quy định [2].

Mọi người dân đều có quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, LuậtKhám, chữa bệnh quy định “quyên được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng

phù hợp với điều kiện thực tế Được tư vấn, giải thích về tinh trạng sức khỏe,phương pháp điêu trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy

định chuyên môn kỹ thuật” Điều 8, về quyền được tôn trong bí mật riêng tư

“được giữ bi mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong ho

sơ bệnh an [3].

28

Trang 33

Đối với việc tiếp cận thông tin, Luật tiếp cận thông tin, quy định tạiđiều 3, nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin quy định: “Moi công dân

đều bình đăng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận

thông tin Thông tin được cung cấp phải chỉnh xác, day đủ Việc cung cấp

thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dan; đúng trình tụ, thu

tục theo quy định của pháp luật Việc hạn chế quyên tiếp cận thông tin phảido luật định trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cua công dong” Cũngtrong Điều 17 quy định “?hông tin phải được công khai liên quan đến lợi ích

công cộng, sức khỏe của cộng đông” [4]

Từ những hành lang pháp lý, công tác phòng chống dai dịch Covid-19

được thực thi quyết liệt, các quyền của công dân được đảm bảo.

Lúc đại dịch Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, ngay tập tức,

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng

chí, chiến sĩ cả nước và đồng bảo ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống

nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương củaĐảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, để bảo đảm chiếnthắng đại dịch Covid-19

Đề công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng, nhất quan,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, đã ban hành Chi thi số

05/CT-BTTTT về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hôhấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, yêu cầu toàn ngànhthông tin và truyền thông bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vềphòng chống dịch bệnh, trong đó xác định công tác thông tin, tuyên truyền về

phòng chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, cóhiệu quả nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chếmức thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra; Kip thời ngăn chặn, xử lý có hiệu

29

Trang 34

quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình để gây hoang mang trong xãhội và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Trung Ương 6/2/2020, cũng đã đưa ra hướng

dẫn tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấpdo virus Corona gây ra Theo đó với mục đích tuyên truyền sâu rộng, làm chocán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng về tình hình, tính chất nguyhiểm và tác hại của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus

Corona gây ra; khăng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trongcông tác phòng, chống dịch; qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗingười dân để chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ

phương tiện social media khác nhau như Facebook, TIkTok, Youtube va cả

việc tạo ứng dụng khai báo y tế — Ncovi, giúp người dân cập nhật được nhanhchóng các tin tức mới nhất về diễn biến dịch bệnh

1.2.2.2 Đặc điểm riêng

Đại dich Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trước sự

hoang mang của người dân, thông tin về phòng chống đại dich Covid-19 càngtrở nên quan trọng, nhà báo, phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế là những ngườiluôn phải trong tư thé sẵn sàng dé chạy đua với thông tin.

Do tình hình dich luôn có diễn biến mới, thông tin cần được cập nhật

liên tục nên các nhà báo, phóng viên chuyên trách phải làm việc với cường độcao, chịu áp lực công việc chạy đua với thời gian, chạy đua với đại dịch

30

Trang 35

Covid-19 dé có thông tin nhanh chóng, đúng, trúng, không gây hoang mang,lo lắng cho người dân.

Đề có thông tin chính xác, hình ảnh sinh động, truyền tải được nội

dung thông tin hấp dẫn, nhà báo, phóng viên phải tác nghiệp tại những khuvực có nguy cơ cao như khu cách ly, khu vực phong tỏa, khu vực điều trịbệnh nhân mắc Covid-19, các điểm lay mẫu cộng đồng có nguy cơ tiếp xúcvới nguồn bệnh, nguy cơ cao bị nhiễm Sars-CoV-2 Phóng viên còn thiếu kỹ

năng đảm bảo an toàn sinh học, phòng tránh lây nhiễm, thiếu kỹ năng mặc cởitrang phục bảo hộ đúng quy trình, khử trùng, khử khuân thiết bị tác nghiệp

Khi tác nghiệp tại những nơi có nguy cơ cao, bản thân mỗi phóng viên cũng

phải thực hiện cách ly y tế và giám sát sức khỏe hoặc phải làm việc từ xa, làm

việc online Việc tuân thủ khoảng cách phòng chống dịch bệnh, khi tác

nghiệp ở những khu vực có nguy cơ cao, các nhà báo phải giữ khoảng cách an

toàn dé phỏng van.

Bên cạnh đó, thông tin đại dịch Covid-19 tràn lan trên mạng xã hội, tin

giả cũng hoạt động sôi nổi trên nhiều diễn đàn, trong đó chủ yếu tập trung ởcác trang mạng cá nhân facebook Nguồn gốc các thông tin chủ yếu do các cá

nhân tung lên mạng xã hội sau đó được một bộ phận người đọc chia sẻ lại,

nhưng hau hết đều không chính xác và thiếu sự kiêm chứng của cơ quan chức

năng Không chỉ lan truyền thông tin thất thiệt, tin giả về tình hình diễn biếndịch bệnh, mà tin giả còn “tấn công” làm sai lệch các chủ trương, chính sách

được Chính phủ ban hành trong quá trình triển khai các biện pháp để phòngchống dịch bệnh, làm mất lòng tin của nhân dân, cộng đồng vào công cuộc

chống dịch Báo chí phải vào cuộc nhanh chóng cạnh tranh với mạng xã hộidé có thông tin chính thống.

31

Trang 36

1.3 Cơ sở chính trị - pháp lý của truyền thông về vấn đề tiêm chủng

vaccine phòng Covid-19 trên báo điện tử

1.3.1 Cơ sở Chính trị

Ngay từ khi dịch Covid-19 diễn ra cho tới nay với sự lãnh đạo, chỉ đạo

quyết liệt của Đảng va Nhà nước cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chínhtrị và sự đồng thuận hưởng ứng của toàn thé nhân dân với tinh thần “Minh vì

mọi người và mọi người vì mình” nên Việt Nam là một trong những điểm

sáng trong việc thực hiện “mục tiêu kép” đặt ra đó là vừa thực hiện mục tiêu

chống dịch vừa thực hiện mục tiêu phat triển kinh tế - xã hội đất nước Dé cóthể đạt được những thành tựu đáng tự hào đó chính là nhờ vào những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra một cách kịp thời nhất,

đúng đắn nhất Tất cả các trang BĐT đặc biệt là ba báo Sức khoẻ và đời sống,

VietNamNet và Công Thương luôn cập nhật những thông tin một cách nhanh

nhất, chính xác nhất về tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thé giới.Đồng thời, những thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước luôn được thường xuyên cập nhật một cách kỊp thời nhất Nội dung vềcông tác truyền thông, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tới người dân đượcthé hiện thông qua rat nhiều cách thức truyền tải phong phú và đa dạng

Năm 2020 và những ngày đầu năm 2021 Việt Nam là quốc gia đượccộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về phòng, chống dịch Covid-19 hiệu

quả nhờ thực hiện những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ dé nhanh chóng kiểm

soát tốt tình hình dich Covid-19 Mặc dù, trong thời gian này vẫn xuất hiện

những ca bệnh mới nhưng chúng ta vẫn luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng và tin tưởng rằng chúng ta sẽ gặp hái được những thành công dé

đưa đất nước sớm vượt qua đại dịch và đưa đất nước trở lại trạng thái bình

thường mới Khi dịch mới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi

32

Trang 37

phòng chống đại dịch Covid-19 đã nêu rõ: “Toàn thể đồng bào, đồng chí vàchiến sĩ cả nước, dong bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thong nhất

ÿ chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương cuaĐảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Mỗi

người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” [27].

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Chống dịch như chống giặc” và

tuyên bồ rất dứt khoát: “Viét Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh té trước mat

để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân” [28]

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như chống giặc", kiênđịnh thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển

kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã huy động được sự

vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Ngày 29/7/2021 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra Lời kêu gọigửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về

phòng, chống đại dịch Covid-19, khang định: “Trong thời gian qua, trướcnhững diễn bién phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, Đảng và Nhànước ta đã có nhiễu chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chong dịch, chămlo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; ban hànhkip thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do

ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Các cấp, các ngành, các địa phương và

nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ,

quyết liệt như giăn cách, cách ly xã hội, “chiến lược vaccine” “vaccine vàbiện pháp 5K” dé phòng, chong, ngăn chặn dịch bệnh, bước dau đã thuđược một số kết quả tích cực” [28] Lời kêu gọi của Tông Bí thư Nguyễn Phú

Trọng đã khăng định tinh thần “lấy dân làm gốc”; phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc chung sức, đồng lòng, gắn kết mỗi người dân Việt Namlại với nhau dé cùng đất nước vượt qua đại dịch Dang ta chỉ rõ: “Kết hợp sức

33

Trang 38

mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy toi đa nội lực, tranh thủ ngoạilực, trong đó nguôn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng

Covid-19.

Ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ ky Chi thi số 16-CT/TTg vềviệc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 Trong chỉthị này đề cập đến việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày ké từ

0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia

đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã,

huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh nhằm đảm bảo ở mức cao nhấtcông tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh

Đến ngày 01/04/2020, Thủ tướng chính phủ đã chính thức ký quyết

định công bố dich Covid-19 trên toàn quốc Quyết định đã nêu rõ “tinh chất,mức độ nguy hiểm của dịch bệnh nay là ở nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịchtoàn cau” [29].

Tháng 6 năm 2021 “Quy vaccine” phòng, chống dịch Covid-19 chính

thức ra mắt Theo tính toán của Bộ Y tế “Dé mua đủ vaccine tiêm cho 75 triệudân thì can có nguôn kinh phí là 25,2 nghìn tỷ đồng ”[30] Vì vậy, dé có đủnguồn kinh phí mua vaccine thì Bộ tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ

34

Trang 39

dé xuất thành lập Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 tại tờ trình số 88 ngày28/5/2021 Chính phủ đã thành lập Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 theo

quyết định số 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ngày5/6/2021 tại Nhà hát lớn Hà Nội “Quỹ vaccine phòng chống Covid-19” đượcra đời Sau bai phát biéu kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính thì hàng

nghìn tỷ đồng đã được quyên góp từ hàng chục triệu người dân Việt Nam với

tinh thần đoàn kết, đồng lòng chung sức cùng Dang và Nhà nước, Chính phủ

trong công tác phòng chống dịch Covid-19 Kết thúc buổi lễ, “tong số tiênnhận được là 6.600 tỷ đông; qua tổng đài 1408, là 17,7 tỷ đông” [30]

Lãnh đạo BĐT Công Thương cho rằng: “BDT nói chung và báo Côngthương nói riêng có những tác động mạnh mẽ đến góc nhìn, nhận thức và biến

nó thành hành động của người dân nói chung trong việc thực hiện tiêm

vaccine phòng Covid-19 Thấy được những nỗ lực của nhà nước trong côngtác phòng chống dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã cónhững việc làm thiết thực, chung tay đồng hành cùng Chính phủ trong việc

ủng hộ tài chính cho “Quy Vaccine” phòng Covid-19 Day là một công cụ, cóvai trò quan trọng trong thành công của kêu gọi và thu hút sự ủng hộ của cộng

đồng cho “Quỹ Vaccine” phòng Covid-19”

Ngày 31/7/2021 Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1063/CD — TTg

về phòng chống dịch Covid-19 Nội dung Công điện yêu cầu các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung Ương: Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an

toàn, hiệu quả, không dé vaccine hết han; tuyét đối không dé xay ra tinh trang

xin cho, lựa chon vaccine, lợi dung chức trách dé tiêm cho người không đúng

đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine Xử lý nghiêm, kịp

thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm Người đứng đầu các cấp chínhquyên chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó

có việc tiêm vaccIne.

35

Trang 40

Quá trình ngoại giao vaccine là kết qua tổng lực của tất cả các cấp,

ngành từ trong va ngoài nước Sự lãnh đạo của Dang, Nhà nước, Chính phủ,

Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ ngoại giao, các ban, bộ, ngành địa phương cùng các cơ

quan đại điện với mong muốn mang lại nguồn vaccine cho nhân dân Trong

bối cảnh khi mà Việt Nam chưa sản xuất được vaccine mà khi đó yêu cầu

phòng chống dịch vô cùng cấp bách thì vấn đề cần tiến hành ngoại giaovaccine có thé coi là “ánh sáng cuối đường ham” dé đưa nguồn vaccine vô

cùng quý giá về nước đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của quốc gia Vấn đềngoại giao vaccine đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng, khâu đầu tiênquyết định sự thăng lợi của chiến dịch tiêm chủng vaccine Chúng ta cần phảitiến hành nhập khẩu được vaccine nhiều nhất và sớm nhất có thé Vì vậy, Thủ

tướng chính phủ ký quyết định số 1399/QD-TT ngày 13/8/2021 về thành lập Tổcông tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine “Tổ công tác có nhiệm vụ xúctiễn, vận động viện trợ vaccine, thuốc diéu trị, vật phẩm y té phong, chong dich

Covid-19 và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc phòng, chong dịch

bệnh Covid-19 từ các đối tác song phương và đa phương; kip thời bdo cáo Thitướng Chính phủ chỉ đạo các biện pháp can triển khai" [31]

Theo số liệu thống kê trên báo Sức khoẻ và đời sống tính đến “ngdy 7thang 5 năm 2022 Việt Nam đã tiếp nhận hon 241 triệu liều vaccine phòng

Covid-19 cụ thé: Vaccine tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên đã tiếp nhậnhơn 234,6 triệu liễu; Vaccine tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã tiếp nhậnhơn 6,45 triệu liễu” [32] Nhờ chính sách ngoại giao vaccine mà Việt Nam vềcơ bản từ một quốc gia có tỷ lệ tiêm thấp trở thành một trong những quốc gia

có độ bao phủ vaccine rộng trên thê giới.

36

Ngày đăng: 07/09/2024, 01:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN