1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Trợ giúp tâm lý cho một người trưởng thành trẻ tuổi có biểu hiện rối loạn lo âu

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trợ giúp tâm lý cho một người trưởng thành trẻ tuổi có biểu hiện rối loạn lo âu
Tác giả Lê Trần Văn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thới
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 26,29 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu — Tổng quan tài liệu, trình bày cơ sở lý luận về rối loạn lo âu ở người trưởng thành trẻ tuổi, các phương pháp đánh giá, chân đoán và can thiệp hỗ trợ tâmlý cho người

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BIEU HIỆN ROI LOAN LO ÂU Ở

NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRE TUỔI

Trong chương này, học viên làm rõ cơ sở lý luận về rối loạn lo âu ở người trưởng thành trẻ tuổi Phần đầu giới thiệu một số nghiên cứu trên diện rộng về rối loạn lo âu, các yếu tố liên quan và ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân Phần tiếp theo trình bày các khái niệm cơ bản của đề tài; chỉ ra một số tiếp cận lý thuyết về rối loạn lo âu, tập trung vào quan điểm can thiệp rối loạn lo âu của liệu pháp Nhận thức — Hanh vi và liệu pháp Nhân văn.

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu ở người trưởng thành trẻ tudi 1.1.1 Dịch té học

Rối loạn lo âu từ lâu đã là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới, nó được tìm thấy là có liên quan đến tỉ lệ tử vong ở người mắc phải và là yếu tố dự báo mạnh mẽ cho những hậu quả tiêu cực về sức khỏe (Weitoft &

Rosén, 2005) Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ din số toàn cầu mắc rối loạn lo âu trong năm 2015 ước tính chiếm tới 3,6% dân số, tương đương 264 triệu người, tăng 14,9% sau 10 năm Đến năm 2017, số người có rỗi loạn lo âu tăng lên 3,8% dân SỐ, tương đương 284 triệu người Trong đó có 2,8% là nam giới và 4,7% là nữ giới

(Saloni Dattani, Hannah Ritchie, Max Roser, 2021) Phần lớn những trường hợp mắc rối loạn lo âu thường bắt đầu ở nhóm người trưởng thành trẻ tuổi (Goodwin và cộng sự, 2020).

Nghiên cứu của Mondin và cộng sự năm 2013 về rối loạn lo âu trên 1560 người trưởng thành trẻ tuổi đã cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở nhóm đối tượng này là 20,9%, trong đó rối loạn lo âu lan tỏa (generalized anxiety disorder) và ám ảnh sợ khoảng trống (agoraphobia) chiếm số lượng lớn nhất trong mẫu khách thé(Mondin và cộng sự, 2013) Thống kê của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ năm 2017 đã chỉ ra có 30% người trưởng thành đã từng trải qua rối loạn lo âu ít nhất một lần trong đời (American Psychiatric Association, 2017).

So với các khu vực khác, tỉ lệ người có rỗi loạn lo âu ở Đông Nam Á chiếm 23% số lượng người mac rối loạn lo âu của toàn thé giới (World Health Organization, 2017) Tại Việt Nam, nghiên cứu về “Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại thành phó Hồ Chí Minh” của Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Duy năm 2015 đã cho ra kết quả như sau: Trong số 650 sinh viên, có

110 sinh viên có dấu hiệu rối loạn lo âu từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ trung bình chiếm khoảng 50% Các triệu chứng rối loạn lo âu rõ rệt nhất ở sinh viên là các biểu hiện về mặt cảm xúc, tiếp đến là mặt sinh lí, hành vi, và cuối cùng là các biểu hiện về mặt nhận thức (Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy, 2015).

Tuu chung lại, rôi loạn lo âu là dạng rôi loan tam thân phô biên và có xu hướng khởi phát ở những người trưởng thành trẻ tuổi.

1.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển rồi loạn lo âu

Giống như hầu hết các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, rối loạn lo âu xuất hiện là hậu quả đến từ một loạt các tác nhân như yếu tố di truyền sinh học, yếu tố tâm lý hay những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống, bao gồm: các sự kiện gây căng thắng hoặc sang chấn; các vấn đề phát triển thời thơ ấu; lạm dụng rượu, thuốc hoặc các chất bất hợp pháp; hay các vấn đề y tế hoặc tâm thần khác (Neil Rector và cộng sự, 2005) Những yêu tố này được trình bày cụ thé hơn như sau:

Rối loạn lo âu xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới với ước tính ti lệ ở nữ giới cao gấp hai lần ở nam giới Nguyên nhân của điều này được cho là do phụ nữ phải chịu đựng các sự kiện gây áp lực và tôn thương trong cuộc sống nhiều hơn nam giới như quá trình mang thai, sinh nở, giai đoạn tiền mãn kinh, Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của nạn lạm dung tình dục và lạm dụng tinh thần trong gia đình cao hơn nam giới (Milne R, Munro M, 2020) Điều này cũng gia tăng nguy cơ nữ giới có rôi loạn lo âu cao hơn nam giới.

Có sự khác biệt ở mức độ rối loạn lo âu ở từng độ tuổi Triệu chứng của rối loạn này có xu hướng xuất hiện và phát triển trong thời thơ ấu, độ tuôi thanh thiếu niên hoặc ở những người trưởng thành trẻ tuổi (tuổi trung bình bắt đầu có dau hiệu lo âu là năm 11 tuổi) Mức độ lo âu có thé đạt đỉnh điểm ở giai đoạn tuổi trung niên

Cu thé, với lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, đây là độ tuổi đang nằm trong giai đoạn phát triển và có nhiều mốc chuyên tiếp quan trọng của cuộc đời, các biểu hiện rối loạn lo âu khởi phát ở thời điểm này thường dễ bị bỏ qua, xem nhẹ Vào thời điểm này, những người trẻ đang trải qua những thay đổi lớn về thê chất, nhận thức và tâm lý xã hội, và dé dẫn đến chứng rỗi loạn lo âu Các yếu tố như lần đầu làm cha mẹ, áp lực tìm việc, thu nhập thấp, hay việc sử dụng rượu và thuốc lá có thể là yếu tố liên quan đến mức độ rối loạn lo âu ở độ tuổi này (Mondin và cộng sự, 2013) Ngoài ra, nghiên cứu của Daniel S Pine và cộng sự năm 1998 đã chỉ ra rằng rối loạn lo âu ở những người trưởng thành trẻ tuổi có thê là hậu quả đến từ các biểu hiện rối loạn lo âu hoặc tram cảm trước đó ở tuổi vị thành niên (Daniel

Bên cạnh đó, những thay đôi về vai trò, nhiệm vụ trong cuộc sông cũng được xem là nguyên nhân của rồi loạn lo âu Khi người trẻ bước vào môi trường đại học, họ thường phải đối mặt với rất nhiều yếu tố gây lo âu, căng thăng như: thay đổi phương pháp học, bắt đầu cuộc song tu lap hon, ap luc cua viéc di lam kiém tién, lo lắng về công việc nghề nghiệp sau này, (AIS, 2019) Sinh viên đại học ngày nay ngày càng gặp nhiều căng thắng và lo lắng hơn bao giờ hết Ở Mỹ, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính, ) và việc giảm cảm nhận hạnh phúc ở người

10 trẻ Lạm dụng các thiết bị điện tử có thể thay thế các hành vi ứng phó lành mạnh như tập thể dục, giao tiếp xã hội và học tập mỗi khi người trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây căng thắn trong đời sống hàng ngày (LeBlanc & Marques, 2019).

- _ Điều kiện sinh sống Điều thú vị mà một số nghiên cứu đã chỉ ra là: các cá nhân ở đất nước phát triển có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa - GAD trong suốt cuộc đời cao hơn so với các cá nhân đến từ những nước chưa phát triển (American Psychiatric Association, 2013) Theo thống kê của Stein và đồng nghiệp năm 2017 về số liệu từ Khao sát Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMHS) trên 28 nước, có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ rối loạn lo âu giữa các quốc gia Điều này có thể được giải thích bằng một vai lý do như: (1) Các rối loạn tâm thần có thé được trai nghiệm, thể hiện theo nhiều cách khác nhau dựa vào bối cảnh văn hóa và các bài trắc nghiệm chưa khai thác được triệt để yếu tố đó; hay (2) Có thé có xuất hiện sự khác biệt thực sự về tỷ lệ rỗi loạn tinh thần giữa các quốc gia, phản ánh sự khác biệt quan trọng trong các yếu tố gây nguy cơ của từng địa điểm (Stein và cộng sự, 2017) Ở góc độ khác, học viên cho răng ở những nước có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần có thé được chú trọng hơn nên điều này có thê ảnh hưởng đền tỉ lệ người có rôi loạn được báo cáo.

Di truyền được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rối loạn lo âu ở một cá nhân Có khoảng 30% kha năng bố mẹ có rối loạn lo âu lan tỏa sẽ đẻ ra con có rồi loạn tâm than tương tự (Milne R, Munro M, 2020) Nghiên cứu về các cặp song sinh giống hệt nhau đã cung cấp một số bang chứng cho thay có yếu tối di truyền về gene rối loạn lo âu giống nhau ở cả hai người Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới tập trung vào kích thước mẫu hạn chế, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa (Middeldorp và cộng sự, 2005).

Có tồn tại mối quan hệ giữa rỗi loạn tâm thần ở cha mẹ và rỗi loạn lo âu ở người con khi vào độ tuôi trưởng thành Nghiên cứu trên 1597 người trẻ tuổi từ 19 đến 27 của hai tác giả Meyer và Herwig năm 2017 đã cho thấy việc trẻ trải qua thời thơ ấu cùng với bố mẹ có rối loạn lo âu và phong cách giáo dục rồi loạn chức năng đã ảnh hưởng tiêu cực đáng ké đến các triệu chứng lo âu của trẻ khi lớn lên sau này (Meyer & Herwig, 2017) Nói cách khác, lo âu có tính chất gia đình Xu hướng phát triển triệu chứng rối loạn lo âu xuất hiện từ khi cá nhân còn ở trong môi trường gia đình Cá nhân khi ở trong môi trường gia đình sẽ bị ảnh hưởng và học hỏi theo cách mọi người xung quanh ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Vì vậy, trong gia đình khi cha mẹ, anh chị em hay bat kỳ thành viên nào khác có rối loạn lo âu, thì cá nhân cũng có khả năng phát triển chứng rối loạn lo âu tương tự (Kapur,

ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNGVề tổng thể, tôi tự cho mình

2 điểm: em thấy em vẫn có ngoại hình, chưa tan biến hoàn toàn, em vẫn đánh giá cao việc bản thân quan tâm những cái nho nhỏ đến người yêu mình.

11 Những điều tôi thích về bản thân mình là:

Em không thấy thích gì cả chị ạ Thường em sẽ thấy về bản thân mình thông qua kết quả làm việc, hay qua nhận xét của người khác Mà hiện tại thì em thay không có gì quá nồi bật cả.

Cuối buổi, HV tong kết lại buổi và thực hiện nhiệt kế cảm xúc.

HV: Cảm ơn em vì đã chia sẻ Thành thật mà nói chị nghĩ không phải ai khi nói về bản thân mình cũng đều cảm thấy dễ dàng, nhất là trong đó có cả những điều tiêu cực và tích cực Dường như khi làm bài tập này, lúc miêu tả mình em thường miêu tả dưới góc nhìn của người bên ngoài Vì chị nhớ có nhiều lan em kề về những diéu tích cực ở bản thân nhưng khi làm bài tập này em lại quên nó di mất như: em tôn trọng quyết định của người yêu cho dù ban thân em van còn khúc mắc; tuy em chưa thực sự tự tin vào những gì mình có, nhưng em vẫn có kỳ vọng rằng mình sẽ có khả năng tìm ra được những điển sáng ở bản thân mình, thế nên em mới tìm đến chị và tiếp tục ngôi đây với chị.

TC: Đúng là em không dé ý đến những thứ đó Em bị ấn tưởng bởi những cái kia hơn.

HV: Vậy giờ khi nghĩ về những điểm tích cực kia em cảm thấy thé nào về nó?

TC: Em cũng không biết nữa, những cái nhỏ này không phải ai cũng nhìn thấy được ở em như chị.

HV: Đúng là mình sẽ không thé biết hay diéu khiển được tâm trí của mọi người Nhưng em thấy day, dù mọi người có phản ứng đến đâu thì cuối cùng cảm xúc của em mới là thứ ảnh hưởng đến em nhất Nên quan trọng là bản thân em cảm nhận thế nào về nó?

TC: (im lặng 10s) Em có thể trả lời câu hỏi này ở buổi sau được không ạ?

HV: Tất nhiên rồi, mình không cần vội mà Minh sẽ dé câu hỏi này đến buổi sau dé cùng ban luận em nhé.

Kết buồi, TC nhận xét điểm cảm xúc của minh ở mức 5/10 HV và TC hẹn lịch buồi tiếp theo và chào tạm biệt nhau.

> Hết giai đoạn 1 Đánh giá sau giai đoạn 1:

- _ Mối quan hệ trị liệu: TC có sự tin tưởng với HV, những buổi gặp TC đều có mặt đúng giờ Trong các phiên, trừ khoảng thời gian mới gặp, thì cách TC

70 đặt ra. chia sẻ đều tự nhiên, không thấy có sự ép buộc phải nói để làm vừa lòng HV (TC có nhịp độ chậm rãi vừa phải khi phải suy nghĩ nhiều trước khi trả lời câu hỏi của HV).

Hành vi, nhận thức của TC được học được qua quá trình lớn lên Qua mỗi lần bị đánh giá, chỉ trích vì không đáp ứng được mong muốn của gia đình, xã hội (kết quả học tập, ngoại hình, các mối quan hệ) TC học được đâu là những yếu tố nhất định sẽ giúp mình được công nhận, giúp mình có cảm nhận tích cực về bản thân TC sẽ tìm cách né tránh nhất có thể những kết quả mà TC nghĩ rằng mọi người sẽ chỉ trích mình Từ đó, sự lo âu xuất hiện khi TC gặp các tình huống mà ở đó TC cảm thấy bản thân không thé kiểm soát được hoàn toàn tình hình.

Về phía HV, những kỹ năng như lắng nghe, thấu cảm, phản hồi đã được sử dụng trong tinh thần tôn trọng, khích lệ TC nhằm tạo bầu không khí an toàn, thấu hiểu.

Giai đoạn 2: Tiến hành can thiệp Giai đoạn 2 là giai đoạn thực hiện những mục tiêu ban đầu TC và HV cùng

Hoạt động chính Đánh giá cảm xúc ban đầu của thân chủ qua Nhiệt kế cảm xúc Hỏi thăm tình hình 1 tuần vừa qua và cùng bàn luận về câu hỏi dé do từ buổi trước.

Phỏng van tạo động lực dé thân chủ chấp nhận những trải nghiệm hiện tại và có động lực tìm ra điểm sáng ở bản thân mình thông qua lựa chọn công việc. Đánh giá lại về các biêu hiện cơ thê của lo âu, kẻ thời gian biểu hàng ngày Bài tập về nhà: Thay đôi thói quen sinh hoạt khoa học hơn Đánh giá cảm xúc cuôi buôi

71 © Chỉ tiết phiên thứ 4 Đầu buổi, TC đánh giá cảm xúc của mình ở mức 5/10 trên thang nhiệt kế cảm xúc TC chia sẻ câu hỏi ở buổi trước khiến TC suy nghĩ nhiều TC biết cái nhìn của bản thân đang dựa vào đánh giá của người khác, cảm xúc của TC cũng sẽ vì đó mà gắn liền với đánh giá của mọi người về TC Vậy nên TC cảm thấy không quen khi tìm hiểu bản thân mình sẽ cảm thấy thế nào nếu tách những yếu tố khách quan bên ngoài.

HV: Cảm giác chưa quen mà em nói toi là gì?

TC: Hơi lạ với em, nhưng em nghĩ tới những điều tích cực bé bé mà chị nói với em ở buổi trước ấy, em cảm thay em có phan vui vui về nó Kiểu nó khác với những cái bình thường mọi người sẽ khen em Với em nghĩ điều quan trọng là tự dưng bây giờ em nghĩ đến rằng em còn rất nhiều những cái nhỏ nhỏ kiểu đó Là em không để ý đến nó.

HV: Nhận ra rằng mình còn nhiều giá trị tích cực đề khám phá đã là một điểm sáng rất tích cực day Và em thường suy nghĩ về điều gì khi em bắt dau nhận ra mình có những giá trị của mình?

TC: Có cái này mấy hôm nay em đang nghĩ đến, day là em sợ phải bắt dau một công việc mới, thậm chí chỉ là tìm hiểu về nó thôi em cũng không muốn làm vì sợ phát hiện ra là nó khó rồi mình không làm được Mặc dù em đang di dạy thêm cho học sinh tiểu học nhưng nó không phải là chuyên ngành em dang hoc Em dang học về tài chính ấy a, em muốn thử về mảng phân tích tài chính, nhưng cái đó em học ở trên trường thôi em đã thấy em không hiểu gì cả Em phải rất có gắng thì mới có thể tạm theo được Em nghĩ điểm tích cực ở đây là em vẫn đang cố gắng chăng?

HV: Đương nhiên rồi, chị cũng nhớ khi làm bài tập “Tôi là ai?”, em cũng nói là em thay em còn cô găng Nêu sự nô lực đó đã là điêu có săn trong em,

72 vậy em nghĩ sao nêu mình dùng nguon lực có săn này dé bước thêm những bước tiếp theo?

TC: Như thế nào hả chị?

HAV: Đâu tiên chị nghĩ mình sẽ di từ gốc rê trước, đó là điêu gì khiên em van tiếp tục cô găng nhiêu như vậy?

Học viên cho rằng, đâu đó học viên đã bị vội vàng khi thay vì cùng

chia sẻ câu chuyện với TC về nỗi sợ hãi cô đơn thì học viên lại lựa chọn làm trắc nghiệm Có thé vì dự định trước phiên làm việc là cần có điểm đánh giá cho van đề của TC nên học viên cũng bị áp lực phải thực hiện ngay tại buổi này Tuy nhiên, với giới hạn thời gian của một phiên làm việc, học viên đã đề nghị TC làm bài tập về nhà dé tự khám phá về mình Học viên cho rằng, điều này cho phép TC duy trì lại mạch khám phá bản thân, nhận ra những điểm mạnh/chưa mạnh của mình và khám phá sự ảnh hưởng của người khác đên mình.

Phiên 5 và 6: Học viên nhận thấy rang quá trình trò chuyện đã theo hướng tập trung vào thân chủ nhiều hơn, các câu hỏi gợi mở, khám phá, bày tỏ sự ngưỡng mộ giúp TC tự đối đầu với những niềm tin không tích cực về bản thân và nhìn ra sự đối lập (nỗi sợ bị đánh giá >< thành công trong việc hỏi chuyện người khác, người có nhiều ưu thế; phê phán mẹ kiểm soát và ghét sự kiểm soát của mẹ >< nhận ra bản thân cũng kiểm soát) Những điều này dần giúp TC thay vì hướng sự chú ý tới người ngoài có ý nghĩa với mình (mẹ hoặc những người trong đánh giá của TC là hon mình) thì giờ TC tập trung vào nhận thức, hành vi và cảm xúc của bản thân và tự thách thức bản thân vượt qua những giới hạn tự mặc định trong mình Điều này dần giúp TC khám phá ra rằng khi TC chủ động suy nghĩ khác đi, có những hành vi thích hợp (sẵn sàng chia sẻ một cách chân thành với bạn trai, chủ động lắng nghe me) thì người xung quanh cũng thay đổi cách cư xử, tương tác với TC Các van dé dù chuyền biến từ tốn nhưng điều này giúp TC gia tăng niềm tin vào bản thân và thúc đây sự cam kết trong hành trình tiếp tục khám phá bản thân và dần cởi bỏ những suy nghĩ trói buộc, những cảm xúc tiêu cực và tìm lại động lực trong các hoạt động sống.

Các phiên cuối: việc tổng kết lại toàn bộ quá trình hỗ trợ, những thành tựu của TC cho phép khích lệ TC duy trì những thành tựu đó và vững tin vào các quyết định trong đời sống.

Từ trải nghiệm ho trợ TC, học viên rút ra một sô diém sau đôi với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân:

— Trong quá trình đánh giá, cần đánh giá một cách toàn diện Ở ca lâm sàng này, HV đã bỏ lỡ những dấu hiệu của stress ở TC và trong chia sẻ của bạn.

Cần phải sử dụng thêm thang đo về stress để loại trừ Trong quá trình thiết lập mục tiêu và can thiệp cũng cần cân nhắc về các yếu tố gây stress nhiều hơn, toàn diện hơn.

— Với việc thực hiện liệu pháp Nhận thức — Hành vi, cần có sự linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ thuật sao cho phù hợp với tình trạng của TC Mục tiêu đầu ra nên được cân nhắc điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với nhu cầu của TC và diễn tiễn của ca lâm sàng Cần có sự quan sát, theo sát bài tập về nhà sát sao hơn, nhưng không khiến TC có cảm giác bị ép buộc, bị “hỏi bài”.

— Khi thực hiện kết hợp với các kỹ năng của liệu pháp Nhân văn, HV nhận ra dé thực hành tron tru theo đúng triết lý thật không hé dé dàng Và điều này không chỉ là khó khăn đối với TC mà cũng là điều khó khăn đối với một người trẻ mới bắt đầu bước vào nghề như học viên Những nỗi lo lắng về việc “tôi sẽ làm gì tiếp” có thé trở thành nguồn cản trở cho việc tập trung vào cái “tại đây và bây giờ” Nhìn lại toàn bộ ca, HV cho rằng nỗi băn khoăn này có thể cũng là điểm chung khi người làm hỗ trợ tâm lý còn non trẻ về tri thức, kinh nghiệm trong làm nghề Việc phát triển kỹ năng mà Carl Rogers nhắn mạnh như lắng nghe, phản hồi, thấu cảm hoặc thái độ tôn trọng, chap nhận không đơn giản chỉ là cách thức thể hiện “đôi ba điều bề ngoài” với TC Sau quá trình làm ca, học viên nhận ra rằng, ân sâu ở mỗi kỹ năng và thái độ này còn là triết lý về cuộc sống, về con người và tri thức khoa học dé nhà tâm lý đưa vào trong từng câu phản hồi, thấu cảm với TC.

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ 1 Kết luận

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thé giới Có rất nhiều những nghiên cứu về các tiếp cận khác nhau trong việc tham vấn, trị liệu tâm lý cho người có rỗi loạn lo âu Đặc biệt, quan điểm trị liệu của liệu pháp Nhận thức — Hành vi (CBT) kết hợp với tinh thần của liệu pháp Nhân văn đã được nghiên cứu và chứng minh là một trong những liệu pháp trị liệu có hiệu quả với những cá nhân có rối loạn lo âu Ở đó, tinh thần nâng đỡ, thấu cảm, chấp nhận vô điều kiện của liệu pháp Nhân văn sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho quan điểm, các kỹ thuật của liệu pháp Nhận thức — Hành vi.

Như vậy, trong quá trình hỗ trợ thân chủ, nhận thức là trung tâm của quá trình trị liệu lo âu của CBT, với cảm xúc và hành vi được cho là trung gian của các quá trình nhận thức Phương pháp tiếp cận CBT dựa trên định đề cơ bản rằng hoạt động nhận thức ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và ngược lại Mục tiêu tổng quát của CBT đối với lo âu là giảm tần suất, cường độ và thời gian của các đợt lo lắng dẫn đến giảm liên quan đến suy nghĩ lo âu tự động xâm nhập và lo lắng tổng quát. Điều này sẽ đạt được bằng cách thay đổi các đánh giá và niềm tin rối loạn chức năng cũng như các chiến lược kiểm soát không thích hợp gây ra lo âu Một số kỹ thuật CBT được sử dụng phổ biến là hướng dẫn kỹ thuật thư giãn, kỹ thuật đối thoại Socrat, tái cầu trúc nhận thức.

Sự tiến triển của thân chủ A trong luận văn nay đã cho thấy rang những mục tiêu đặt ra ban đầu giữa thân chủ và học viên đã cơ bản bắt đầu đạt được Đây là bước nền củng có tích cực cho sự phát triển sau này của thân chủ Tuy nhiên, vì đây mới chỉ là những bước đâu tiên, nên sẽ cân có những bước hồ trợ lâu dài tiép theo.

— Quá trình tri liệu đôi lúc bị giản đoạn bởi dịch covid nên hình thức trị liệu thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến quá trình quan sát, đánh giá liên tục khi trị liệu.

— Trong quá trình đánh giá, HV đã bỏ lỡ những dấu hiệu của stress ở TC và trong chia sẻ của bạn Cần phải sử dụng thêm thang đo về stress để loại trừ.

Trong quá trình thiết lập mục tiêu và can thiệp cũng cần cân nhắc về các yếu tố gây stress nhiều hơn, toàn diện hơn.

— Với việc thực hiện liệu pháp Nhận thức — Hanh vi, chưa có sự linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ thuật sao cho phù hợp với tình trạng của TC Mục tiêu đầu ra nên được cân nhắc điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với nhu cầu của TC và diễn tiễn của ca lâm sàng Cần có sự quan sát, theo sát bài tập về nhà sát sao hơn, nhưng không khiến TC có cảm giác bị ép buộc, bị “hỏi bài”.

— HV còn nhiều thiếu sót khi áp dung các kỹ năng của liệu pháp Nhân văn, nhất là tinh thần chấp nhận, tập trung vào TC Đôi lúc HV vẫn bị xao lãng bởi những lo lắng cho câu hỏi, phản hồi tiếp theo của bản thân.

1.4 Hướng tiếp theo cho ca

Vì bản thân quá trình trị liệu là quá trình làm rõ và thúc đây hệ quy chiếu bên trong cho TC Vì vậy, khi kết thúc ca, TC dần có kha năng dé tự mình ứng phó với những biến cố đến từ bên ngoài Lo âu, căng thăng vẫn sẽ còn xuất hiện tùy vào hoàn cảnh song cua TC, vi vay néu TC cam thay cần được hỗ tro, nâng đỡ về mặt tinh thần, TC hoàn toàn có thé chủ động liên hệ lại với HV dé sắp xếp gặp gỡ, trao

— Lăng nghe bản thân, tìm hiểu mong muốn của mình trước mọi quyết định.

— Tiếp tục cởi mở với những trải nghiệm phong phú khác nhau, tạo củng cố tích cực cho những trải nghiệm đó của bản thân mình

— Duy trì thực hiện bài tập thở thư giãn dé cân bang cảm xúc mỗi khi lo âu hay suy nghĩ tiêu cực.

— Tiếp tục duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, khỏe mạnh.

— Tìm và tích lũy cho bản thân thật nhiều nguồn lực hỗ trợ (đến từ các mối quan hệ và đến từ bản thân TC).

2.2 Đối với các nhà tâm lý khác:

— Tuân thủ đúng nguyên tắc đạo đức trong quá trình trị liệu

— Quá trình trị liệu cần được giám sát liên tục, thường xuyên dé đảm bảo hiệu qua tri liệu ở mức cao nhất có thé

— Năm rõ khung lý thuyết đang sử dụng, những điểm ưu/nhược của khung lý thuyết đó.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN