1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu liên quan đến đại dịch COVID – 19

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu liên quan đến đại dịch COVID – 19
Tác giả Nguyễn Hồng Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Anh Thư, ThS. Đoàn Thị Hương
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 41,08 MB

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu trị liệu tâm lý theo tiếp cận nhận thức — hành vi chongười có rồi loạn lo âuHiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứngminh hiệu quả củ

CO SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOẠN LO ÂU 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về rối loan lo âu

1.1.1 Số liệu dịch tễ bệnh nhân có rỗi loạn lo âu liên quan đến đại dich COVID —

Theo khảo sát của MHA — Mental Health America (2020) cho thấy số người có dấu hiệu lo âu và tram cảm tăng đỉnh điểm vào tháng 9/2020 kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID - 19 Có 19% (47,1 triệu người) tại Mỹ đang có van đề về sức khỏe tâm thần, tăng 1,5 triệu so với năm 2019.

Nghiên cứu của Anjel Vahratian và cộng sự (2021) khảo sát các hộ gia đình tại

Hoa Kỳ mô tả tỉ lệ phần trăm người lớn có các triệu chứng của rối loạn lo âu hoặc tram cảm và những người tìm kiếm các dich vụ sức khỏe tâm than trong bối cảnh đại dịch COVID — 19, từ 19/8/2020 đến ngày 1/2/2021 cho thay, tỉ lệ người lớn có các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm trong 7 ngày tăng từ 36,4% lên 41,5% Mức tăng cao nhất nhất là ở người 18 — 29 tuổi và ở những người có trình độ dưới Trung học phổ thông Trong thời gian từ ngày 19 — 31/8/2020 đến ngày 9 — 21/12/2020, tỉ lệ người trưởng thành báo cáo đã trải qua các triệu chứng của rối loạn lo âu tăng từ 31,4% lên 36,9% và trầm cảm từ 24,5% lên 30,2%.

Nghiên cứu của Yeen Huang và Ning Zhao (2020) đánh giá gánh nặng sức khỏe tâm thần của người dân tại Trung Quốc trong thời gian bùng phát dịch bệnh COVID - 19 trên 7236 tình nguyện viên Kết quả cho thấy, tỉ lệ người có dấu hiệu của rối loạn lo âu là 35,1% Bên cạnh đó, những người dudi 35 tuổi có nhiều khả năng rối loạn lo âu hơn những người trên 35 tuổi Họ nhận thấy rằng 1/3 người tham gia có biểu hiện rối loạn lo âu không khác biệt về giới tính như các nghiên cứu trước đây.

Một nghiên cứu khác của Alvaro Monterrosa — Castro và cộng sự (2020) được thực hiện trên bác sĩ đa khoa tại Colombia Kết quả cho thấy, các triệu chứng lo âu được xác định ở 4 trong số 10 bác sĩ đa khoa Colombia, các triệu chứng xuất hiện nhiều ở: nữ giới; bất đồng văn hóa; đau khổ, thất vọng trong công việc; ác mộng,căng thang và các triệu chứng sợ hãi khác liên quan đến đại dịch Ngược lại, nhóm những người được Nhà nước hoặc người sử dụng lao động bảo vệ, cảm thấy hài lòng với công việc của họ; với tư cách là một bác sĩ, họ tin tưởng vào các biện pháp, thông tin của Chính phủ Ở nhóm này có ít các triệu chứng lo âu hơn Phát hiện này nhắn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp tâm lý và tâm thần kịp thời.

Các tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng nên quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong thời gian khủng hoảng dé giảm nguy cơ phát triển rối loạn tâm than.

Dai dịch COVID - 19 cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của người Việt

Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Yến và cộng sự (2021), trên 602 cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch, tỉ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu ở mức rất cao (70,1%) Tỉ lệ đối tượng rỗi loan lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 6,6%, 18,8% và 44,6% % tông số khách thể Nghiên cứu chỉ ra trang thái lo âu của các cán bộ tuyến đầu chống dịch bị tác động nhiều bởi dich COVID — 19 trong thời điểm Đà Nẵng được xem là tâm dịch của cả nước.

Ngày 20/9/2021, thông tin từ BV Hồi sức COVID - 19 Thành phố Hồ Chí Minh (do BV Chợ Rẫy phụ trách) cho biết, theo kết quả khảo sát đánh giá sức khỏe tâm thần của người bệnh tại các khoa điều trị ở BV Hồi sức COVID — 19 được thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện, tỉ lệ bệnh nhân COVID - 19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3% và stress là 16,7% (Bộ Y Tế, 2021).

Như vậy, theo số liệu dịch té trong và ngoài nước, tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần có liên quan đến dai dịch COVID — 19 cho thấy mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID — 19 không chi là về sức khỏe thé chất mà còn đem lại những van dé về sức khỏe tâm thần, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, trong đó có rối loạn lo âu.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về bệnh nhân cường giáp có biểu hiện lo âu

Theo Igor Kravets (2016), cường giáp là tình trạng nồng độ hormone tuyến giáp quá mức trong các mô do tăng tổng hợp hormone tuyến giáp, giải phóng quá mức hormone tuyến giáp được hình thành trước hoặc nguồn ngoại sinh hoặc nội sinh Triệu chứng lâm sàng bao gồm: đánh trống ngực, tim đập nhanh, lo lắng, run, toát m6 hôi, khó thở, khó ngủ, sụt kí mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiéu thường xuyên, áp lực, rối loạn tâm than.

Nghiên cứu của M Murat Demet và cộng sự (2002) về trầm cảm và lo âu trong cường giáp kết luận rang cường giáp và hội chứng tram cảm — lo âu có những đặc điểm trùng lặp có thé gây chan đoán nhằm trong giai đoạn cấp tính Dé chan đoán phân biệt, nên theo dõi bệnh nhân cường giáp với điều trị nội tiết cụ thể và đánh giá các triệu chứng dai dang sau đó Ngoài các triệu chứng cụ thé của cường giáp, chậm phát triển tâm thần, cảm giác tội lỗi, đau cơ, mat năng lượng và mệt mỏi dường như xuất hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tram cảm và cường giáp; do đó, sự hiện diện của các triệu chứng này nên là một dấu hiệu cảnh báo cho các chuyên gia về nhu cầu tham vấn tâm lý.

Nghiên cứu khác của S Gulseren và cộng sự (2006) về tram cảm, lo âu, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và tình trạng suy nhược ở bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp cận lâm sàng cho thấy các triệu chứng lo âu và trầm cảm nặng hơn ở những bệnh nhân suy giáp và cường giáp Nghiên cứu này gợi ý rằng việc phục hồi chức năng tuyến giáp cần đi kèm với việc cải thiện chất lượng cuộc sống và các triệu chứng tâm lý.

Nghiên cứu của Sheikh Shoib và cộng sự (2021) về trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân nữ mắc cường giáp và tác động điều tri cho thấy tỉ lệ rỗi loạn tâm than ở nhóm cường giáp cao Đặc biệt là tỉ lệ rỗi loạn trầm cảm nặng, tự tử, rỗi loạn lo âu, các cơn hoảng sợ và sợ hãi Trong một số trường hợp, tỉ lệ rối loạn tâm thần giảm đi sau khi điều trị nội tiết.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các triệu chứng lâm sàng của bệnh cường giáp có những đặc điểm trùng lặp với rỗi loạn lo âu như mệt mỏi, lo lắng, run tay, dé nhiều mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, Các triệu chứng nay cũng xuất hiện ở thân chủ X và gia tăng khi TC gặp áp lực về công việc, lo sợ bị đuổi việc; ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng nghiệp và người yêu, sợ người khác đánh giá bản thân.

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu trị liệu tâm lý theo tiếp cận nhận thức — hành vi cho người có rồi loạn lo âu

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh hiệu quả của các can thiệp tâm lý khác nhau cho rối loan lo âu giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh, như: liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi, liệu pháp thư giãn, liệu pháp giáo dục tâm lý Tuy nhiên, liệu pháp nhận thức — hành vi

(Cognitive Behavioral Therapy — CBT) là một liệu pháp tâm lý định hướng hiện tại, có cấu trúc, đã được thử nghiệm khoa học và phát hiện có hiệu quả trong hơn 2.000 nghiên cứu dé điều trị nhiều tình trang sức khỏe và sức khỏe tâm thần khác nhau.

Khi được thực hiện một cách chính xác, CBT sẽ giúp các cá nhân trở nên tốt hơn và song tốt hơn (Theo Beck Institute, 2022).

ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP CỤ THẺ 2.1 Thông tin chung về thân chủ

Họ và tên: X Giới tính: nữ Tuổi: 1997 (25 tuổi) Trình độ học vấn: tốt nghiệp Đại học

Nghề nghiệp: nhân viên ngân hàng

Sở thích: shopping, giải trí, du lịch,

Mối quan hệ: Là con thứ 2/3 trong gia đình, hiện đang ở trọ tại Hà Nội cùng với 6 bạn; đã có người yêu, yêu từ năm nhất đại học (tính đến nay được 6 năm).

2.2 Các van đề đạo đức

Trong luận văn này, tôi sử dụng bộ nguyên tắc đạo đức và quy tắc ứng xử dành cho các nhà tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA, 2017)

2.2.1 Đạo đức trong tiếp cận ca lâm sàng

Thân chủ đã được trao đổi và hiểu rõ mục đích nghiên cứu cũng như đồng thuận tham gia nghiên cứu được thể hiện trong hợp đồng dịch vụ tham vấn - trị liệu tâm lý (Tiêu chuân 8 Nghiên cứu và xuất bản)

Thông tin cá nhân của thân chủ được bảo mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu và thực hiện ca lâm sàng (Tiêu chuẩn 4 Tính riêng tư và bảo mật)

Thân chủ có quyền được chấm dứt trị liệu và rút khỏi nghiên cứu bat cứ lúc nào Học viên đề nghị giải pháp thay thế nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời và phù hợp (Tiêu chuẩn 10.10 Chấm dứt điều trị)

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá

Căn cứ vào Tiêu chuẩn 9 Đánh giá trong bộ nguyên tắc đạo đức và quy tắc ứng xử dành cho các nhà tâm lý học, HV sử dụng các công cụ đánh giá có bằng chứng nghiên cứu khoa học phù hợp với các biểu hiện của TC Kết quả đánh giá được thông báo cho TC, được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tâm lý

Căn cứ vào Tiêu chuẩn 10 Nguyên tắc đạo đức và quy tắc ứng xử dành cho các NTL, HV giải thích rõ về phạm vi thẩm quyền và thông báo rằng trình độ thực

30 của HV, đang thực hành dưới sự giám sát của người giám sát HV đảm bảo các nguyên tắc đạo đức như chấp nhận, tôn trọng TC, bao mật thông tin,

2.3 Đánh giá 2.3.1 Mô tả ca

Ngày 09/5/2022, X được chị ruột đưa đến BV để khám và chữa mất ngủ sau COVID - 19 Sau khi kiểm tra trắc nghiệm tâm lý, CBTL khuyến nghị gia đình và thân chủ tham vấn - trị liệu tâm lý kết hợp quá trình điều trị bang thuốc.

Kết quả đánh giá sức khỏe tâm thần của X vào ngày 09/5/2022 như sau:

- Thang tram cam Beck (bản rút gọn 13 câu): 19 điểm — Trầm cảm mức độ nặng

- Thang lo âu Zung: 51 điểm — Lo âu mức độ nhẹ - Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI: 12 điểm — Có rối loạn giấc ngủ mức trung bình

Trong thời gian này, HV đang thực tập tại BV, được CBTL kết nối và giới thiệu cho TC Thân chủ đến khám vào buổi trưa, gần thời gian nghỉ trưa của bệnh viện, nên TC và HV không tiếp xúc và hỏi chuyện được cụ thể Buổi chiều, TC chủ động tự liên lạc với HV và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ HV.

Học viên tiếp nhận X, đồng thời hướng dẫn và giải thích cho X về hợp đồng tham vấn - trị liệu, nhân mạnh với X rằng X là người tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, hiệu quả của tham van — trị liệu phụ thuộc từ sự có găng của X.

2.3.1.2 Mô tả van dé a Các thông tin của van dé

X đến làm kiêm tra trắc nghiệm tâm lý trong tinh trang lo lắng, mệt mỏi (do 2 hôm gần nhất ngủ được 3 tiếng) X đang điều trị cường giáp được 3 năm (khoảng năm 2019) và hiện vẫn đang duy trì điều trị bằng thuốc. Đây là lần đầu tiên X được hỗ trợ về mặt tâm lý TC than phiền về vấn đề mất ngủ kéo dai, áp lực công việc từ khi bị nhiễm COVID — 19 cho tới nay; quá trình

31 điều trị bệnh cường giáp lâu dài, kinh nguyệt không đều, sử dụng nhiều loại thuốc, kéo theo lo lắng vào khả năng xấu xảy ra đối với sức khỏe sinh sản: “Em cũng không uống thuốc (thuốc ngủ) déu đặn nữa, vì sợ thuốc ảnh hưởng sau này, khó có con, ảnh hưởng dén sức khỏe sinh san”.

Thân chủ để ý đến những nhận xét của người khác về mình, lo sợ người khác đánh giá bản thân, lo sợ bị đuôi việc: “Em sợ người khác đánh giá em, lại bảo chắc con này có van dé that”; “Em sợ người ta nói ra nói vào, kiểu yêu mấy năm rồi lừa con nhà người ta”; “Em cứ ngơ ngơ, chả làm được gì, em sợ em sắp bị đuổi việc đến nơi roi” Dẫn tới những niềm tin không phù hợp, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Biểu hiện vấn dé của thân chủ:

X bị cường giáp được 3 năm (khoảng từ năm 2019), hiện vẫn tiếp tục duy trì điều trị bằng thuốc Các triệu chứng cơ thê xuất hiện từ khi có cường giáp cho tới nay như run tay, khô miệng, đi tiểu nhiều, kinh nguyệt không déu, Thân chủ lo lắng đến vấn đề sức khỏe sinh sản của bản thân.

Sau khi bị nhiễm COVID - 19, theo lời của thân chủ, thân chủ bắt đầu có những triệu chứng tăng dan từ ngày 13/2/2022:

- Mat ngủ kéo dài, có hôm thức trang, ngủ không sâu giac, tran trọc khó ngủ - Đau đầu, mệt mỏi do mắt ngủ nhiều ngày

- Bối rối, không biết phải nói gì, làm gì, và xử lý thế nào khiến tim đập nhanh, khó thở, tay run

- Buôn, hối tiếc khi nhớ lại những khoảnh khắc quá khứ

- Không tập trung, hay quên, áp lực trong công việc

- Sợ người khác đánh giá bản thân

- Căng thang, áp lực công việc, sợ bị đuổi việc

RÓI LOẠN LO ÂU DO MỘT BỆNH CƠ THẺ KHÁC3 4 5 6 7 | Chủnhật

Di choi với bạn Điểm tâm trang

Bài tập theo dõi “Hoat động tăng cường” được TC tự theo dõi trong suốt quá trình trị liệu nhằm tự lượng giá và nhìn nhận sự thay đổi của bản thân HV nhận thấy, X đã rất tích cực thực hiện theo dõi bài tập này thông qua bằng chứng trong vở bài tập của X Bằng chứng cho thấy TC có sự nỗ lực cải thiện vấn đề, góp phần khích lệ HV trong việc hỗ trợ cho TC.

Do thân chủ khá bận nên sắp xếp làm việc trực tiếp ban đầu gây khó khăn, nhưng học viên và thân chủ đã thống nhất 2 tuần/ buổi.

Học viên đánh giá TC rất nỗ lực để giải quyết các vấn đề của mình bằng việc TC duy trì làm bài tập về nhà khá thường xuyên TC có nhận thức tốt nên hiểu vấn đề nhanh Nếu như trước đó TC luôn than phiền về tác dụng phụ của thuốc, thì đến buổi thứ 6 thân chủ đã ngủ được và không còn than phiền nữa TC tuân thủ điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ tâm thần kết hợp trị liệu tâm lý; kết quả là thân chủ đã ngủ 8 tiếng/ đêm, TC tiếp tục duy trì thiền trước khi ngủ dé cải thiện giấc ngủ tốt hơn Có thể TC cải thiện được mối quan hệ với đồng nghiệp là do môi trường tác động, TC tham gia các hoạt động cùng công ty giúp phá bỏ rào cản; đến budi thứ 7, TC đã có sự thay đổi tích cực về mối quan hệ, được đồng nghiệp khen Buổi thứ 9, TC chia sẻ về bệnh cường giáp được cải thiện và ngày 18/9/2022 có thé ngưng thuốc Các biêu hiện lo âu của TC được cải thiện có thé do bệnh cường giáp của TC có tín hiệu thuyên giảm.

Các van dé của TC được thay đổi tích cực, TC cũng duy trì trạng thái tâm lý ồn định hơn và dan quay lại trở thành người năng động, hoạt bát như trước đây Do đó, TC muốn dừng trị liệu Học viên hẹn TC budi 11 để đánh giá lại và dự phòng lo âu tái diễn, cung cấp cho TC một số nguồn lực khi thân chủ cần hỗ trợ nếu cần.

2.5.4 Giai đoạn 3: Dự phòng lo âu tái diễn

- Số buổi can thiệp: 1 buổi (Budi 11: 2/10/2022)

- Thời lượng phiên: 60 phút 2.5.4.2 Mục tiêu

- Nhận diện các tình huống gây lo âu, căng thắng

- Xây dựng nguy cơ tái phát

- Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ cho X

2.5.4.3 Các kỹ năng/ kỹ thuật sử dụng e Quan sát lâm sàng e Phản hồi e Đặt câu hỏi e Đánh gia cảm xúc e Thấu cảm e Sử dụng trắc nghiệm/ thang đo e Lắng nghe e Giáo dục tâm lý

Phiên thứ 11 cách phiên thứ 10 là 1 tuần, do ngày 1/10/2022 TC gọi điện, tự đánh giá là đã 6n hơn nhiều rồi nên sẽ dừng can thiệp HV hen TC 1 buổi nữa dé đánh giá lại, TC đồng ý Vì thế mục tiêu hoạt động ở buổi 11 sẽ thay đổi dé dự phòng những nguy cơ tái phát và cung cấp cho TC nguồn lực hỗ trợ khi cần thiết.

HV tiến hành hướng dẫn TC đánh giá tâm lý mà TC đã thực hiện tại buổi 1 và buổi 9 (cách buổi 9 khoảng hơn 1 tháng), nhằm so sánh sự thay đổi của TC so với ban đầu Kết quả đánh giá sức khỏe tâm thần của TC được thực hiện vào buổi 11 ngày 2/10/2022 như sau:

- Thang lo âu Zung: 30 điểm — Không có lo âu bệnh lý - Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI: 3 điểm — Không có rối loạn giấc ngủ

Qua hỏi chuyện và đánh giá trắc nghiệm tâm lý, HV đã thấy sự chuyền biến tích cực của TC Học viên giúp thân chủ củng cé lại những gi đã học được và nhắn mạnh sự bình thường hóa khi đối mặt với lo âu. e Nhận diện tình hung và dấu hiệu lo âu Thân chủ trả lời cho các câu hỏi sau dé nhận diện lo âu:

- Khi nào bạn biết minh đang lo âu?: suy nghĩ nhiều, suy nghĩ tiêu cực - Dấu hiệu về cơ thể khi lo âu có thé là gì?: run, tim đập nhanh, mệt mỏi e Xây dựng kế hoạch nguy cơ tái phát

- HV cùng TC nhắc lại những hoạt động đã được học, TC có thể thực hiện khi gặp khó khăn và trả lời cho câu hỏi “Khi lo âu tái phát, cần phải làm gì?”

+ Thực hiện các hoạt động lành mạnh, tăng cường thé chat, tăng cường trải nghiệm giao tiếp

+ Thách thức suy nghĩ tự động, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

+ Nâng cao giá trị bản thân bằng cách tự nhủ - HV hướng dẫn TC xây dựng kế hoạch dự phòng lo âu tái phát bằng cách lập bảng “Xây dung kế hoạch giảm lo âu ”, dé TC tự theo dõi và điều chỉnh các van đề theo các hoạt động đã được học Sau đó, phân tích đánh giá ưu/ nhược điểm của việc thay đổi Hoạt động này hỗ trợ TC củng cố và duy trì được các kỹ năng/ kỹ thuật sau quá trình can thiệp Dưới đây là ví dụ mà HV hướng dẫn.

Bảng 2.9 Xây dựng kế hoạch dự phòng giảm lo âu

Xây dựng giảm lo âu

Vấn đề Thay đổi Uudiém | Nhược điểm

: ; Hit tho sau cơ thê mệt mỏi

Suy nghĩ Mình làm Minh đã cô gắng rat không tốt nhiều

Cảm xúc Lo lang, sợ hãi | Vui vẻ Hành vi Tập trung làm | Sắp xếp công việc và nhiêu việc hơn việc thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, đưa ra các mục tiêu nhỏ đê hoàn thành © Giới thiệu một số nguồn lực hỗ trợ tâm lý mà thân chủ có thể tìm đến Mặc dù TC quyết định dừng trị liệu vì tự nhận thay da 6n, nhung dé phong trường hop TC cân hô trợ tâm lý sau này, va trả lời cho câu hỏi “Khi lo âu, can tim đến ai dé hỗ trợ?” HV tư van TC có thé tìm đến các cơ sở hỗ trợ uy tín, và giới thiệu

83 fanpage “Hỗ trợ tâm lý nhân văn” do các HV cao học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành lập dưới sự giám sát của các giảng viên của khoa tâm lý học giám sát Khi gặp khó khăn về tâm lý hoặc tái phát các van dé TC có thé tìm đến các nguồn lực hỗ trợ này hoặc HV dé nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Nhận thấy sự cải thiện tích cực các vấn đề của TC, các mục tiêu mà học viên và TC hướng tới cơ bản đã đạt được Do đó, TC quyết định dừng trị liệu, HV đồng ý với TC và dự phòng lo âu tái diễn cho TC TC cam kết duy trì các hoạt động đã được học, trong trường hợp cần được hỗ trợ TC tìm đến các nguồn lực hỗ trợ uy tín.

2.6 Đánh giá hiệu quả can thiệp

2.6.1 Cách thức đánh giá và công cụ lâm sàng sử dụng dé đánh giá

- Kết quả trắc nghiệm - Đánh giá phản hồi của thân chủ

- Đánh giá dựa trên hoạt động chức năng của thân chủ

2.6.2 Kết quả đánh giá a Kết quả trắc nghiệm

Thông qua thang đo lo âu Zung và thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI, nhằm so sánh sự thay đổi của TC trong quá trình trị liệu: Lần thứ nhất ở phiên 1, lần thứ hai ở phiên 9 (sau khoảng hơn 3 tháng) và lần thứ 3 ở phiên kết thúc Kết quả đánh giá sức khỏe tâm thần của TC trong quá trình trị liệu có sự thay đổi như sau:

Bang 2.10 Bảng kết quả đánh giá thang do trước — trong — sau khi trị liệu

Thang đo lo âu Điêm thô: 51 Diém thô: 39 Diém thô: 30

Zung (Lo âu mức độ (Không có lo âu (Không có lo âu nhẹ) bệnh lý) bệnh lý)

Thang đánh giá Điểm thô: 12 Điểm thô: 3 Điểm thô: 3

84 chất lượng giấc (Rối loạn giấc ngủ | (Không có rối loạn | (Không có réi loạn ngủ PSOI mức trung bình) giác ngủ) giác ngủ)

Nhìn vào kết quả đánh giá, nhận thây TC đã có sự thay đôi tích cực đáng kê.

Hiện tại, TC không có dấu hiệu của lo âu và mat ngủ Tuy nhiên, kết quả trắc nghiệm là kết quả tham khảo, cần xem xét các khía cạnh khác để đánh giá khách quan hơn. b Đánh giá phản hoi của thân chủ

| 0 xW` „4Ÿ sw Xu vs we vs

OOM OOO A ANS

Wy As? %7 1x8 hg Đầu phiên Cuối phiên

Ghi chú: 0 là thân chủ cảm lo lắng, sợ hãi nhất; 10 điển là cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất

Nhiệt kế lo lắng đánh giá mức độ lo lắng, sợ hãi của TC được thực hiện trước và sau mỗi phiên trị liệu Màu xanh là đánh giá cảm xúc đầu phiên, màu cam là đánh giá cảm xúc cuối phiên Nhìn trên biểu d6, có thé thay 3 buổi đầu TC không có sự thay đôi đáng kể, chỉ có buổi thứ 2 có sự khác biệt đặc biệt hơn buổi 1 là do TC đã gỡ bỏ phòng vệ đối với HV và chia sẻ được nhiều hơn nên cuối phiên cảm thấy được thoải mái Bắt đầu từ buổi thứ 4, TC được học và rèn luyện các kĩ năng được cụ thé hon, TC cảm thấy có niềm tin và động lực dé hoàn thành các mục tiêu và bài tập mà HV và TC đã thống nhất Lý giải đầu phiên thứ 8, TC chấm ở mức 6 điểm do khoảng thời gian đó TC bận rộn công việc nhiều nhưng TC vẫn cố gang

85 duy trì và tự động viên bản thân Từ budi 9, buổi 10 và buổi 11, TC tự nhận xét bản thân đã có sự tiến triển, các van đề của bản thân hầu như đều thuận lợi thay đôi tích cực Do đó, mức độ lo lắng của TC đều được lượng giá tỐt. c Đánh giá dựa trên hoạt động chức năng e Chất lượng giắc ngủ Qua thời gian trị liệu, hiện tại TC đã ngủ tốt, giấc ngủ 6n định, ngủ đủ giấc, duy trì 8 tiếng/ đêm, có sử dụng thuốc ngủ nhưng sáng dậy không còn triệu chứng mệt mỏi, kém tập trung, đi kèm TC chia sẻ sẽ trao đổi với bác sĩ để tư vấn về việc dừng thuốc. e Bệnh cơ thé Thân chủ chia sẻ, bệnh cường giáp của TC được bác sĩ điều trị đánh giá tình hình đã được cải thiện tốt, ngày 18/9 có thể ngưng thuốc Kết quả đã có tín hiệu thuyên giảm có thể do TC điều trị thuốc và nỗ lực trong việc can thiệp tâm lý Hỗ trợ tâm lý đóng góp một phần trong quá trình cải thiện tình trạng bệnh cũng như các van đề của TC. e Hoạt động

Trong quá trình trị liệu, TC đã gia tăng các hoạt động tích cực như: thiền, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch với đồng nghiệp dé cải thiện các khó khăn của mình Thân chủ nhận được nhiều lời khen từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vé sự thay đôi tích cực này, điều đó khích lệ thân chủ có những hoạt động ý nghĩa cho bản thân So với những buổi trị liệu đầu tiên, hiện tại TC đã có những thay đổi tích cực trong hoạt động thường ngày Tuy nhiên vẫn cần có sự duy trì và rèn luyện thêm.

2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp

Tinh trạng của TC và mục tiêu tri liệu mà HV đề ra cơ bản đã được hoàn thành nên học viên đồng ý kết thúc trị liệu Tuy nhiên, TC cần rèn luyện và duy trì các hoạt động và suy nghĩ tích cực để có kết quả tốt hơn HV cũng thường xuyên theo dõi trạng thái của TC qua mạng xã hội dé cập nhật tình hình của TC Nếu như trước đây TC chỉ đăng trạng thái tiêu cực, thì bây giờ TC đã đăng lên những hình ảnh tích cực như việc di chơi, di du lich,

Sau khi kết thúc trị liệu, HV và TC đã tổng hợp lại những kỹ thuật và kỹ năng đã được học Khi TC gặp khó khăn tâm lý, TC có thể sử dụng nhằm giảm nguy cơ.

Ngoài ra, HV khuyến khích TC tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc từ học viên hay các cơ sở hỗ trợ tâm lý uy tín.

2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp Ưu diém

Thiết lập mối quan hệ lâm sàng: TC đã được giải thích, hiểu được mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc làm việc trong quá trình can thiệp HV luôn nhấn mạnh vai trò của NTL, và sự nỗ lực cố gang của TC đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả can thiệp HV đã lắng nghe và hỗ trợ nhiệt tình khi đây là trải nghiệm lần đầu tiên TC nhận được sự hỗ trợ tâm lý.

Phương pháp đánh giá: Học viên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá như quan sát lâm sàng, trắc nghiệm, đánh giá cảm xúc để nhìn nhận đa chiều các van dé của TC, chân đoán rối loạn của TC nhằm lên kế hoạch can thiệp phù hợp đối với TC.

Danh gia can thiệp với các mục tiêu: Giảm các triệu chứng lo âu; Dự phòng lo âu tái diễn.

Thân chủ đã có những thay đôi tích cực đáng kê như: hiện tại TC đã có thé ngủ được 8 tiếng/ đêm, mặc dù vẫn dùng thuốc nhưng sáng dậy tỉnh táo hơn; TC cũng sẽ trao đôi với bác sĩ về việc dừng thuốc Các trải nghiệm tăng cường giao tiếp của

TC cũng được cải thiện rõ rệt, TC đã không còn thu mình lại mà thay vào đó là đi chơi với bạn, đi du lịch với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động giải trí khác TC đã có những thay đổi suy nghĩ tích cực hơn (ban đầu điểm nhiệt kế lo lăng là 3, còn bây giờ đã tăng lên điểm 9 ở buổi thứ 11) Những thay đổi tích cực của thân chủ được thể hiện ở mục 2.6.2.

Thân chủ nhận diện được những tình huống/ dấu hiệu khi lo âu xuất hiện để từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời Đồng thời, học viên cũng đã cung cấp cho thân chủ về một số nguồn lực hỗ trợ tâm lý mà thân chủ có thé tìm đến khi cần thiết.

HV tự nhận thấy, ban đầu còn lúng túng khi thu thập thông tin, nên thời gian thu thập kéo dài Trong quá trình trị liệu, HV còn nhiều thiếu sót về việc áp dụng các kỹ năng, kỹ thuật; xử lý thông tin của TC Nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn, giám sát chuyên môn tại cơ sở thực tập và các bạn trong lớp, HV đã thu thập được các thông tin về tâm lý, bệnh cơ thé của TC, những nghiên cứu liên quan dé bổ sung vào chương | phan tông quan và những khắc phục trong trị liệu.

HV cứng nhắc trong việc mong muốn gặp mặt trực tiếp dé hỗ trợ TC nên đôi lúc TC bận rộn không sắp xếp được công việc dé trị liệu dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc sắp xếp thời gian trị liệu, mặc dù trong hợp đồng đề xuất thân chủ va HV sẽ gặp nhau làm việc 1 lần/ tuần (thứ 7 hàng tuần) Tuy nhiên, HV nhận thay sự duy trì và mong muốn được hỗ trợ từ TC, thé hiện ở việc TC cô gang tri ligu 2 tuần/ lần và tích cực làm bai tập về nhà.

Nếu có thêm thời gian và TC tiếp tục trị liệu, HV sẽ cùng TC thực hiện hoạt động: Giải quyết vẫn đề một cách có hiệu quả; Giải quyết vẫn đề một cách có hiệu quả đối với các biểu hiện lo âu giúp TC có kế hoạch dự phòng đối mặt với lo âu cụ thể hơn Xây dựng kế hoạch tương lai, các hoạt động lành mạnh giúp TC tự xây dựng, trải nghiệm và theo dõi sau khi kết thúc trị liệu.

Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình can thiệp cho trường hợp của X, HV nhận thấy việc thu thập thông tin, xử lý thông tin là vô cùng quan trọng, sau khi thu thập thông tin học viên cần tìm hiểu rõ các van đề liên quan đến thân chủ như: bệnh cơ thể, bối cảnh COVID — 19 ảnh hưởng như thé nào đối với TC, yếu tố đại dịch COVID - 19 là nguyên nhân hay kích hoạt gia tăng các van dé sẵn có của TC Dinh hình trường hợp rõ các vấn đề thì mới xác định được các mục tiêu can thiệp cho TC.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN