1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp tâm lý cho một học sinh có biểu hiện của rối loạn stress sau sang chấn

161 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lý cho một học sinh có biểu hiện của rối loạn stress sau sang chấn
Tác giả Ngô Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luan van thac si
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 69,32 MB

Nội dung

Trong báo cáo “Nghiên cứu toàn diện về các yếu tô liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm than và sự phat triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam” của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI

NGÔ PHƯƠNG LINH

ROI LOAN STRESS SAU SANG CHAN

LUAN VAN THAC Si TAM LY HOC LAM SANG

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI

NGÔ PHƯƠNG LINH

ROI LOAN STRESS SAU SANG CHAN

Luan van thac si

Chuyên ngành: Tâm ly hoc lâm sàng

Mã số: 8310401.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bắt kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến sự hỗ trợ, hướng dan va chia

sẻ kiến thức của các thầy cô giáo tại Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Những bước đi đầu tiên trên con đườngnghiên cứu và phát triển bản thân đã được dẫn dắt bởi sự dạy dỗ tận tâm của các vịthầy cô Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn đặc biệt đến cô PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái,người đã là nguồn động viên lớn lao, luôn sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

của mình, từng bước hướng dan tôi vượt qua mọi thách thức và tiễn xa trên con đường

nghiên cứu.

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thân chủ và gia đìnhcủa thân chủ đã tin tưởng và đồng thuận tham gia vào nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân, bạn bè

đã luôn ở bên cạnh, động viên và ủng hộ tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên

cứu Sự yêu thương và sự quan tâm từ họ là nguồn động viên lớn lao, giúp tôi vượt qua

mọi khó khăn, tiếp tục bước đi mạnh mẽ hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Học viên

Ngô Phương Linh

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

CBCL Bản liệt kê hành vi trẻ em tuôi từ 6 — 18

DSM -5 Câm nang Chân đoán và Thống kê Rối loạn tâm thầnICD - 10 Phân loại thông kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức

khỏe liên quan

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

WMH Liên đoàn Sức khỏe Tâm than Thé giới

YSR Ban tự báo cáo của thiêu niên

Trang 6

DANH MỤC BANG

Tên bang

Bảng 2.1 Danh sách các vấn đề của thân chủ

Bảng 2.2 Kết quả Bảng tự báo cáo của thanh thiếu niên (YSR.VN)

Bảng 2.3 Kết quả Bảng kiêm hành vi kém thích ứng (CBCL)

Bảng 2.4 Đối chiếu kết quả đánh giá với tiêu chuẩn chân đoán Rối

loạn stress sau sang chấn

Bang 2.5 Đối chiếu kết quả đánh giá với tiêu chuân chân đoán Rồi

loạn stress cấp tính

Bang 2.6 Đối chiếu kết quả đánh giá với tiêu chuẩn chan đoán Rối

loạn Trầm cảm chủ yếu

Bảng 2.7 Mục tiêu quá trình can thiệp tâm lý của TC

Bảng 2.8.a Bảng câu hỏi thách thức

Bảng 2.8.b Bảng câu hỏi thách thức

Bảng 2.9 Đánh giá hiệu quả dựa trên giảm triệu chứng

Bảng 2.10 Đối chiếu kết quả Bảng tự báo cáo của thanh thiếu niên

(YSR) trước và sau khi can thiệp

103

107

Trang 7

DANH MỤC BIEU DOTên biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Biéu đồ cảm xúc của thân chủ sau 12 phiên can thiệp

DANH MỤC HÌNH ANH

Tên hình ảnh

Hình 2.1 Định hình trường hợp theo mô hình CBT về PTSD của

Keane và Barlow’s (2002)

Hình 2.2a Nhật kí suy nghĩ — cảm xúc của thân chủ

Hình 2.2b Nhật kí suy nghĩ — cảm xúc của thân chủ

Trang 8

MỤC LỤC

ý (9E.100115 1

1 Tính cấp thiết của van đề nghiên CUU ccscccccccssesssesssesssesssessecssecssecstsssesssecsseessessees 1 2 NIM Vu nghien CUU 2

CHUONG 1: CƠ SỞ LY LUẬN VE ROI LOẠN STRESS SAU SANG CHAN Ở I9 00.017 3

1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về rối loạn stress sau sang chấn 3

1.1.1 Các nghiên cứu dịch té về rồi loạn stress sau sang chắn -. - 3

1.1.2 Điểm luận một số nghiên cứu về rối loan stress sau sang chan ở trẻ em 5

1.1.3 Các phương pháp can thi€p - -c- sen HH HH ng 12 1.2 Các khái niệm cơ bản về rối loan stress sau Sang chan ở học sinh 15

1.2.1 Khái niệm rồi loan stress sau sang CDGM cecscscsscsvsvesssvsvesesvsvesesvsvsreseaveneasevene 15 1.2.2 Roi loan stress sau sang chấn ở học sinh e-ccce+cccexerervreerseereee 16 1.2.3 Các triệu chứng rồi loạn stress sau sang chấn -: z©-s+-s+cs++ 18 1.2.4 Tiêu chuẩn chan đoán rồi loạn stress sau sang chan theo DSM 5 20

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp rồi loạn stress sau sang chấn 22

1.3.2 Liệu pháp nhận thức — hành vi trong tri liệu rỗi loạn stress sau sang chấn 26

Tiểu kết chương l - ¿2-56 5E2E£2EE9EE£EEEEEE2E1921712112112117171121111 711.1 11x 34 CHƯƠNG 2 CAN THIỆP TRUONG HỢP MỘT 2 5¿++2£++2zzccxzee 36 HỌC SINH CÓ BIEU HIỆN ROI LOAN STRESS SAU SANG CHẢN 36

2.1 Thông tin chung về TC 2: +¿©2+©+++EE+2EEt2EEEEEEEEEE2EE2EE223E221E22122 re 36 2.2 Các vấn để đạo đứỨc 2+:cc HH HH Ha 36 2.3 MG td ẦỐẦ 38

2.4 Định hình trường hop oe eeeeeeceeceseeeeseeecsececsecsesseseseesesesaeesesseeaesseeaeenees 57 2.5 Mục tiêu can thiỆp Ác S111 TT TH TH TH TH TT TH ng nh 61 2.6 Thực hiện kế hoạch can thiỆp ¿5£ SSEEE£EE2EE+E£E£EEeEEEEEEEEEEErEerrervee 64 2.7 Đánh giá hiệu quả can thi€p - -. c5 3111311119111 911 1111 11 9 ng 101 2.8 Kết thúc ca và kế hoạch theo đõi sau can 01 108

2.9 Tự đánh giá về kết quả can thiệp -¿ 2- 2+ s+2cx2Exv2xt2ExSrxrrrxerkrerkerrxee 109 Tiểu kết chương 2 - - 2-5252 z2 SEEEEEEE 911211211215 21111111111111 11111111111 c0 111

Trang 9

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 5-52 St+EEE2EEEESEEEEEEEEEEEESEEEEEEkrkrrrrkrree 112

KẾT LUAN \oeccecccscccsscscsececsesecscsescecscsusucscsvsucassvsucacsesnsacarseusatansueacsvsusasavarsasaransneasaves 112KIÊN NGHI ccccccsccccecscsececsesececsesececscscecsvscucecsvsucacsvsvsacarsvcacavssecasavsucacsnssesavaneecasaves 113DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 6 SE ‡EvEEEeEeEEkekererxrxerers 114

PHU LUC 92 5 118

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứuTrong thời đại hiện nay, tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần đang ngày càng trởnên phổ biến, rối loan stress sau sang chan (PTSD) được xem là một trong những tốiloạn phức tạp và đáng lo ngại Nghiên cứu của Alisic và đồng nghiệp (2014) đã chỉ rarằng các sự kiện gây ra stress như tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình và tônthương tinh thần có thé tăng nguy cơ mắc PTSD ở trẻ em Bên cạnh đó, nghiên cứu củaLandolt và đồng nghiệp (2012) cũng đã chỉ ra rằng việc chứng kiến các sự kiện đau buồn

và tôn thương tinh thần có thé gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tâm lý của trẻ

em, bao gồm PTSD cùng với các van đề tâm lý khác như trầm cảm và lo lắng Điều nàynhắn mạnh sự đa dạng của các trải nghiệm có thể gây ra PTSD và sự quan trọng của

việc hiểu rõ cơ chế cũng như hậu quả của rối loạn này Các sự kiện gây ra PTSD thường

liên quan đến những trải nghiệm kinh hoàng, khiến người trải qua cảm giác sợ hãi, tuyệt

vọng hoặc lo lắng Những sự kiện này có thể xảy ra trực tiếp, như các vụ tai nạn nghiêmtrọng hoặc nguy hiểm đe dọa tính mạng, hoặc gián tiếp thông qua việc chứng kiến những

người khác trải qua những thảm họa tương tự, hoặc thậm chí là qua các sự kiện ảnh

hưởng đến người thân hoặc bạn bè gần gũi

Theo Liên đoàn Thế giới về Sức khỏe Tâm thần (WMH, 2017), 3-5% dân số thếgiới hiện nay có các triệu chứng rỗi loạn stress ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời,

tỷ lệ trọn đời là gần 9% Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, những trải nghiệm có thê gây ra

stress sang chan bao gom bao hành thé chất, bao hành tinh duc, bạo hành tình cảm, bỏ

mặc, bạo lực hoặc đối xử không công bằng giữa các cá nhân, bạo lực cộng đồng và thiêntai Khoảng 2/3 trẻ em và trẻ vị thành niên trên khắp thế giới cho biết đã tiếp xúc với ítnhất một sự kiện gây sang chan (Saunders & Adams, 2014) Trong báo cáo “Nghiên cứu

toàn diện về các yếu tô liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm than và

sự phat triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam” của UNICEE

(2023) có chỉ ra một phân tích tổng hợp các nghiên cứu được công bố từ năm 1998 đến

năm 2011 cho thấy 15,9% trẻ em và trẻ vị thành niên tiếp xúc với một sự kiện đauthương đã mắc PTSD Trẻ em thuộc nhóm Quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình

có thể có nguy cơ mắc PTSD cao hơn khi tiếp xúc với các sự kiện gây ra sang chấn

Trang 11

Trong báo cáo cũng đã chỉ ra khoảng một phần ba trẻ vị thành niên thuộc nhóm Quốcgia có thu nhập từ thấp đến trung bình có một số triệu chứng PTSD sau khi trải qua một

sự kiện đau buồn, trong khi gần 1/10 có đủ các triệu chứng dé chan đoán PTSD day đủtheo tiêu chuan DSM-5 (Simsek, S và cộng sự, 2015)

Đối với học sinh, PTSD có thể dẫn đến kết quả học tập kém do tác động tiêu cựcđến khả năng tập trung, trí nhớ và năng lượng tổng thể của học sinh Những học sinhgặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm PTSD, thường có xu hướng bỏ học cao hơn

và đạt điểm số thấp hơn Bên cạnh đó, PTSD cũng ảnh hưởng đến khả năng xây dựng

và duy trì các mối quan hệ xã hội Học sinh bị PTSD có thể gặp khó khăn trong việc

tương tác xã hội, dẫn đến cô lập và giảm khả năng hình thành các kết nối tích cực với

bạn bè va giáo viên (Suldo, S M và cộng sự, 2014) Học sinh bi bắt nạt, bạo hành hoặc

chứng kiến các hành vi bạo lực trong trường có nguy cơ cao bị ảnh hưởng tâm lý nghiêmtrong Bao lực học đường không chi gây ton thương về mặt thé chat mà còn dé lại nhữngvết thương tinh thần khó lành, làm tăng khả năng mắc PTSD (Swearer, S M., & Hymel,

S., 2015) Có thê thấy, PTSD ở học sinh là một vấn đề phức tạp, có nhiều nguyên nhân

khác nhau, việc đánh giá và can thiệp, trị liệu tâm lý đối với nhóm trẻ này có ý nghĩaquan trọng đối với sự phát triển của trẻ em Vì vậy tôi đã chọn một trường hợp cụ thé délàm luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Can thiệp tâm lý cho một học sinh có biểu hiện

của rỗi loạn stress sau sang chấn”

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về stress sau sang chan ở trẻ em

và vai trò cua tri liệu tâm ly đối với trẻ có biểu hiện rối loạn stress sau sang chấn

- Đánh giá, định hình trường hợp và lập kế hoạch can thiệp cho một trường hợp

học sinh có rối loạn stress sau sang chắn

- Ap dụng các ki thuật can thiệp dé thực hiện can thiệp cho một trường hợp học

sinh có rối loạn stress sau sang chan

- Đánh giá hiệu quả hỗ trợ, đưa ra kết luận và khuyến nghị phù hợp cho vấn đề trên

cơ sở nghiên cứu và thực hành.

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN STRESS SAU SANG

CHÁN Ở HỌC SINH

Chương | của luận văn sẽ trình bày cơ sở lý luận về rối loạn stress sau sang chan(PTSD) ở học sinh Nội dung chương này bao gồm tông quan các nghiên cứu về PTSD,đặc biệt là các nghiên cứu dịch tễ học, những nghiên cứu liên quan đến cơ chế sinh lýthần kinh, phạm vi anh hưởng và các yếu tố nguy co ảnh hưởng của PTSD đến trẻ em

và điểm luận một số phương pháp can thiệp PTSD Tiếp theo, chương sẽ giải thích cáckhái niệm cơ bản về PTSD, bao gồm định nghĩa, triệu chứng và tiêu chuẩn chân đoántheo DSM-5 Cuối cùng, chương này sẽ đề cập đến các phương pháp đánh giá và canthiệp PTSD, với sự tập trung vào liệu pháp nhận thức hành vi, nhằm cung cấp một nềntảng lý thuyết vững chắc cho nội dung can thiệp ở chương 2

1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về rối loạn stress sau sang chan

1.1.1 Các nghiên cứu dịch tế về rỗi loạn stress sau sang chanPTSD lần đầu tiên được giới thiệu trong ấn bản thứ 3 của Cam nang Chan đoán vàThống kê Rối loạn tâm thần (DSM - II) (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ) năm 1980 PTSD

là một tình trạng sức khỏe tâm thần mắc phải sau khi cá nhân tiếp xúc với sự kiện sangchan dẫn đến những thay đôi lâu dài về tâm lý (Kirkpatrick & Heller, 2014) Những thayđổi này bao gồm các triệu chứng cốt lõi của hình ảnh xâm nhập, né tránh các sự kiện

gợi nhớ và nhận thức tiêu cực, và phản ứng stress quá khích (Kirkpatrick & Heller,

2014) Sau sang chan, những ký ức tình cảm được hình thành Trong thời gian ngắn, kha

năng nhận biết cảm xúc, quản lý cảm xúc của cá nhân có thể bị suy giảm, tuy nhiên, ở

một số người, điều này không xảy ra và chan đoán PTSD sẽ được đưa ra sau một thángtiếp xúc với sang chấn (Careaga, Girardi, & Suchecki, 2016) Không giống như những

ký ức thông thường khác, ở những người có PTSD, ký ức về sự kiện sang chấn rất sống

động, dễ dàng được kích hoạt bởi các tín hiệu phù hợp và đau buôn hon (Ehlers, 2010)

Ước tính rằng trên thế giới có khoảng 350 triệu người đang mắc phải rối loạn stress

sau sang chấn với tỷ lệ trọn đời trung bình là 7,3% (Hoppen và Morina, 2019) và tỷ lệ

mắc phải trong vòng 12 tháng sẽ dao động từ 1 đến 9% (Atwoli và cộng sự, 2015) Dữliệu từ khảo sát Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMH, 2017) đã cung cấp các tỷ lệ mắcPTSD trọn đời trong một số quốc gia như sau: Nam Phi (2,3%), Tây Ban Nha (2,2%),

Trang 13

Ý (2,4%), Nhật Bản (1,8%), New Zealand (6,1%), Đức (2,9%) và Trung Quốc với tỷ lệ

thấp nhất là 1,3%, trong khi ở Bắc Ireland, tỷ lệ cao nhất đạt 8,8% Theo Hiệp hội Tâm

lý Hoa Ky (APA, 2013), tai Hoa Kỳ, khoảng 3,5% người trưởng thành mắc rồi loạn nàytrong một năm nhất định và 9% người phát triển rỗi loan này vào một thời điểm nào đótrong đời Tỉ lệ mắc rối loạn này ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới, và cựu chiếnbinh cũng như những người xin ti nạn có kha năng gặp phải PTSD nhiều hơn so vớinhững người không phải là cựu chiến binh hoặc không phải người xin tị nạn Mặc dù

hầu hết những người tiếp xúc với sự kiện đau thương có thê phục hồi, tuy nhiên, một số

nhỏ vẫn phát triển triệu chứng PTSD, gây ra những thách thức nghiêm trọng trong cảcông việc và cuộc sông cá nhân Ước tính rằng PTSD làm mất đi 3,6 ngày làm việc mỗi

tháng của người trưởng thành (dẫn theo Kessler, 2000).

Mặc dù PTSD có thê gây ra những tác động nghiêm trọng, nhiều người mắc chứngrối loạn này không tìm kiếm điều trị và thậm chí chỉ đến khi gặp phải các triệu chứngtrong thời gian dài, họ mới chấp nhận điều trị (Goldmann & Galea, 2014) Ở Hoa Kỳ,

nơi có nhiều dịch vụ hon so với hầu hết các quốc gia khác trên thé giới (Roberts, 201 1),

chỉ khoảng một nửa số người mắc PTSD tìm kiếm điều trị và chỉ có 58% trong số họnhận được sự chăm sóc từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần (Kessler, 2000) Thông tin

về việc tìm kiếm phương pháp điều trị của những người mắc PTSD bên ngoài Hoa Kỳ

và Tây Âu vẫn còn hạn chế

Tại Việt Nam, một nghiên cứu dịch té về tần suất các loại bệnh ở dân số chung tại

TP Hồ Chí Minh do Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thực hiện năm 1998 cho thấy có0,56% người dân thường mắc PTSD và nghiên cứu khác vào năm 2001 cho thấy 6% ởnhóm người dân có nguy cơ cao (những người đã từng sinh sống ở những vùng có chiếntranh xảy ra) mắc rối loạn này Gần đây hơn, một nghiên cứu kết hợp giữa 3 đơn vị làTrường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Đại học Huế (Việt Nam) và Đại học Côngnghệ Queensland (Australia) thực hiện vào năm 2019 trên 608 khách thê ở Huế về tỷ lệmắc PTSD và các triệu chứng rối loạn lo âu khác đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý.Theo kết quả, 6,9% những người tham gia khảo sát có những triệu chứng của PTSD và14,8% những người đã từng trải qua một hoặc nhiều sang chấn tâm lý trong đời mắc

Trang 14

PTSD Nữ giới có xu hướng trải qua rồi loạn này nhiều hơn nam giới nhưng tỷ lệ chênh

lệch cũng không quá cách biệt.

Ở lĩnh vực y học, nhóm nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội (2019) đã chỉ ra

có sự tương quan tuyến tính thuận giữa mức độ stress, lo âu và trầm cảm với chứng viêmloét da dày, hầu hết trẻ vị thành niên bị loét da dày tá tràng đều xuất hiện phối hợp nhiềubiểu hiện sang chấn tâm lý và biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm với tỷ lệ cao (Nguyễn

Thi Thanh Mai (chủ nhiệm), 2019).

Nhóm nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Tân, Đoàn Văn Minh, EunkyungLee, Seong Gyu Ko (2020) đã tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị PTSD bằng châm cứuphối hợp liệu pháp nhận thức hành vi tại tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng có tỉ lệ hiệu quả cao khi đánh giá bằng Bảng đánh giá triệu chứng PTSD theoDSM-5 (PCL-5) va Thang đánh gia Stress — âu — tram cảm (DASS-21) Sự cải thiện cáctriệu chứng tương đồng giữa hai thang điểm, chứng tỏ châm cứu dem lại hiệu quả trong

việc can thiệp PTSD kết hợp với tri liệu nhận thức hành vi

Ở lĩnh vực tâm lý học, các nghiên cứu về PTSD tập trung chủ yếu vào các phươngpháp can thiệp làm giảm triệu chứng của PTSD và các triệu chứng của PTSD ở một sốnhóm khách thể Tác giả Nguyễn Bá Đạt (2016) đã chỉ ra có thé phòng ngừa và chữa trịPTSD bằng cách tổ chức các lớp giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ em chứng kiến bạolực gia đình Tuy nhiên, đây là nghiên cứu mang tính thử nghiệm và gặp một số hạn chế

về thang đo và mẫu khách thé

Tác giả Lê Văn Hảo (2012) đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm cựu chiến binh

nhiễm chất độc màu da cam và chỉ ra rằng các cựu chiến binh tham gia phỏng van đềutrải qua những tốn thương tâm ly và có những triệu chứng tương tự PTSD Ở một sốngười, các triệu chứng này sẽ tự giảm dan rồi biến mat còn một số khác vẫn chịu nhiềuảnh hưởng sau nhiều năm rời ngũ

Nhìn chung, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về PTSD xong còn nhỏ lẻ vàmang tinh thử nghiệm Tuy vậy, không thé phủ nhận những giá trị mang tính định hướng

mà những nghiên cứu này mang lại cho những nhà nghiên cứu kế tiếp

1.1.2 Diém luận một số nghiên cứu về rỗi loạn stress sau sang chan ở trẻ em

a Cơ chê sinh lý than kinh cua rồi loạn stress sau sang chan

Trang 15

Trạng thái stress đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội môi

khi con người phải đối mặt với các yếu tô gây stress Khi bị kích hoạt, hệ thống này sẽ

kích thích những phản ứng thích ứng của cơ thê thông qua các chất dẫn truyền thần kinh,hormone steroid và peptide thần kinh Trong đó, hormone giải phóng corticotropin

(CRH), arginine—vasopressin (AVP), các peptide từ proopiomelanocortin hormone, va norepinephrine dong vai tro quan trong (Aguilera G, Liu Y, 2012).

O mat trung tâm, các thành phần như CRH và AVP được sản xuất từ các cụm tếbào thần kinh, trong khi các peptide và norepinephrine được sản xuất ở các vùng kháccủa não Ở mặt ngoại biên, glucocorticoid và catecholamine như norepinephrine vàepinephrine cũng đóng vai trò quan trọng, được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh giaocảm Hệ thống stress này liên kết chặt chẽ với hệ thống điều hòa thần kinh bên trong,trong đó trục ha déi-tuyén yén-tuyén thượng thận (HPA) và hệ thần kinh tự trị (ANS)đóng vai trò chính Sự cân bằng của hệ thống này có thê bị ảnh hưởng bởi rối loạn điều

hòa của mạng lưới thần kinh tự trị trung ương (CAN), có thé dẫn đến các biến đổi trong

phản ứng stress tong thé (Chrousos, G P., & Pervanidou, P (Eds.), 2014)

Kích hoạt quá mức và kéo dài của hệ thống stress có thé gây ra nhiều biến chứngtâm lý và thé chất Các nghiên cứu trước đã ghi nhận các thay đổi trong trục HPA ởngười lớn mắc PTSD, bao gồm sự tăng CRH và noradrenaline, cùng với sự giảm cortisol

ở một số điểm trong chu kỳ sinh học Ở trẻ em, sự sụt giảm cortisol sau sang chấn có

thể tăng dần theo thời gian, cho thấy một quá trình thích ứng ngăn ngừa tác dụng của

glucocorticoid (hormone seriod tự nhiên giúp quản ly stress) (Simsek, S và cộng su, 2015).

Đối với hệ than kinh giao cảm, nồng độ catecholamine trong huyết tương và nướctiểu tăng ở người trưởng thành mắc PTSD, đặc biệt sau các sự kiện gây stress Ở trẻ em,

các phản ứng sinh lý khác nhau đã được quan sát, bao gồm tăng nồng độ catecholamine

va hormone adrenocorticotropin sau stress (Pan X và cộng sự, 2018) Sự thay đôi trongtrục HPA và rối loạn điều hòa SNS được cho là có tầm quan trọng đối với sinh lý bệnh

của PTSD ở trẻ em Những thay đổi này có thể tạo ra nguy cơ sinh học cho các bệnh lýtâm thần ở tuổi trưởng thành (Pan X và cộng sự, 2018)

b Phạm vi ảnh hưởng của rồi loạn stress sau sang chán đôi với trẻ em.

Trang 16

Ở trẻ em, việc tiếp xúc với các sự kiện đau thương là khá phô biến và PTSD có thê

xảy ra ở những trẻ tiếp xúc với các sự kiện đau thương Ước tính về tỷ lệ mắc PTSD ở

trẻ em khác nhau tùy thuộc vào mẫu khách thé, phương pháp đánh giá và loại sang chan

mà đứa trẻ gặp phải (Copeland và cộng sự, 2007) Khoảng 2/3 (61,8%) thanh thiếu niênphải đối mặt với sự kiện sang chan trước khi đến tuổi 17, và khoảng 5% trẻ em và thanhthiếu niên đưới 18 tuổi đáp ứng tiêu chuẩn suốt đời cho PTSD (Copeland, W E và cộng

sự, 2017)

PTSD ở trẻ em thường đi kèm với các rối loạn tâm lý khác như lo lang và tramcảm Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chan thương tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên

(Journal of Child & Adolescent Trauma) Christoffersen, M.N và cộng sự (2024) cho

thấy trẻ em bi PTSD có ty lệ cao mắc các triệu chứng lo lắng, như sợ hãi quá mức, khótập trung, và cảm giác hồi hộp Trầm cảm ở trẻ em có PTSD cũng rat phô biến, biểuhiện qua sự buồn bã kéo dài, mat hứng thú với các hoạt động thường ngày, và cảm giác

tuyệt vọng Ngoài ra, trẻ em có PTSD thường gặp các van dé về hành vi, bao gồm hành

vi hung hăng, tự cô lập, và khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc xã hội Nghiên cứuchỉ ra rằng những trẻ này có thé phản ứng quá mức với các kích thích bình thường vàgặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dẫn đến xung đột với bạn bè và gia đình

(Christoffersen, M N., & Thorup, A A E, 2024)

Các biểu hiện của PTSD ở trẻ em có thể khác so với người lớn Trẻ nhỏ có thể

không có những hồi tưởng hình ảnh như người lớn, nhưng có thê trải qua hiện tượng

"time skew" (lỗi thời gian) và "omen formation" (dấu hiệu dự báo — cho rằng có điềmbáo cho thấy có sự việc tồi tệ sẽ xảy ra) Ở trẻ vị thành niên, PTSD có thể biểu hiện gầngiống với người lớn hơn nhưng có thêm hành vi bốc đồng và hung hăng (Hamblen, J &Barnett, E, 2012)

Có thé thấy, tiếp xúc với các sự kiện đau thương là một thực tế phổ biến đối với

trẻ em và PTSD có thé xuất hiện ở những trẻ đã trải qua những sự kiện này Điều nàynhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp sớm và hỗ trợ tâm lý để giúp trẻ em vượtqua các tác động tiêu cực của PTSD và phát triển một cách khỏe mạnh

c Các yếu tổ nguy cơ ảnh hưởng đến rồi loạn stress sau sang chan ở trẻ em

- Sang chan trong tuoi thơ:

Trang 17

Nghiên cứu của Copeland và đồng nghiệp (2007) đã phát hiện mối liên hệ giữa

sang chan trong tuổi thơ và triệu chứng PTSD ở trẻ em Alisic và đồng nghiệp (2014)

cũng tiễn hành nghiên cứu về tác động của các sự kiện đau buôn trong tuổi thơ đến phảnứng PTSD ở trẻ em Cả hai nghiên cứu đều nhắn mạnh một mối liên hệ mạnh mẽ giữasang chan trong tudi thơ và triệu chứng PTSD ở trẻ em Các sự kiện sang chan như lạmdụng, bạo lực, tai nạn và thảm họa được xác định là liên kết mật thiết với việc xuất hiện

của các triệu chứng PTSD ở trẻ em trong mẫu nghiên cứu Các triệu chứng của PTSD

có thé bao gồm cảm giác lo lắng, ký ức đau buồn tái hiện và cảm giác stress kéo dài

Hậu quả của các sự kiện sang chan cũng có thé ảnh hưởng đến các khía cạnh khác củacuộc sống của trẻ Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan

hệ xã hội và gia đình do anh hưởng của các sự kiện sang chan [8] Ngoài ra, các sự kiệnsang chan cũng có thé gây ra sự suy giảm trong hiệu suất học tập và hành vi của trẻ, dẫnđến khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập và tương tác xã hội (Alisic, E và

cộng sự, 2014).

- Mức độ nghiêm trong của sang chân:

Nghiên cứu của Roberts và đồng nghiệp (2012) đã phát hiện tác động của thời giankéo dai của sang chan đến nguy cơ mắc PTSD ở trẻ em Kết qua của nghiên cứu chothấy rằng các sự kiện sang chân kéo dài trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh

hưởng tiêu cực sâu sắc đến tâm trí của trẻ Đặc biệt, các trẻ em mắc PTSD có thể trải

qua các triệu chứng như lo lắng, sợ hãi và cảm giác không an toàn đặc trưng của rối loạn

này Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sang chấn kéo dài có thể tăng cường

khả năng xuất hiện và phát triển của triệu chứng PTSD ở trẻ em

Trong một nghiên cứu khác của Foa và đồng nghiệp (2009), nhóm nghiên cứu đãtiễn hành một phân tích tổng hợp về tác động của mức độ nghiêm trọng của các sự kiện

sang chấn đến nguy cơ mắc PTSD ở trẻ em Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các

sự kiện sang chan càng nghiêm trọng và kinh hoàng có liên quan mật thiết đến nguy cơ

mắc PTSD ở trẻ em Phân tích số liệu cho thấy rằng những trẻ em trải qua các sự kiện

sang chấn nghiêm trọng có tỷ lệ cao hơn của các triệu chứng PTSD so với những trẻ em

trải qua các sự kiện ít nghiêm trong hơn (Foa, E B và cộng sự, 2009)

- Yêu tô cá nhân

Trang 18

Các nghiên cứu về yếu tố cá nhân bao gồm tính cách, khả năng ứng phó, yếu tốsinh học, lịch sử gia đình, ảnh hưởng đến khả năng phát triển PTSD ở trẻ em đã đượccác nhà khoa học đề cập đến Nghiên cứu về tác động của các yếu tố cá nhân như tínhcách và khả năng thích ứng đến khả năng chịu đựng của trẻ em trước các sự kiện đaubuồn (Grasso và cộng sự, 2013) đã nhận định các yếu tố cá nhân như tính cách và khảnăng thích ứng có thé ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của trẻ em trước các sự kiệnđau buôn Kết quả cho thấy rằng những yếu tố này cũng có thé ảnh hưởng đến mức độ

phát triển của triệu chứng PTSD ở trẻ em Cụ thé, trẻ em có tính cách và khả năng thích

ứng tốt hơn có thể chịu đựng được tốt hơn trước các sự kiện đau buôn và ít có nguy cơmắc PTSD hơn

Bên cạnh đó, nghiên cứu về vai trò của phản ứng sinh học trong việc đối phó vớicác sự kiện bắt lợi và tác động của nó đối với sự phát triển PTSD ở trẻ em (Copeland vàcộng sự, 2015); Khám phá các yếu tô sinh lý và lich sử gia đình ảnh hưởng đến nguy cơ

mắc PTSD ở trẻ em (Ogle và cộng sự, 2016) đều đã chỉ ra phản ứng sinh học tự nhiên

có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ phát triển của triệu chứng

PTSD và các yếu tô như di truyền, môi trường gia đình có thể có ảnh hưởng đến sự pháttriển của triệu chứng PTSD ở trẻ em

- Yếu tô gia đình:

Nghiên cứu của Kolko và đồng nghiệp (2010) đã nhắn mạnh vai trò quan trọng của

môi trường gia đình trong việc phát trién PTSD ở trẻ em Họ phát hiện rằng môi trườnggia đình không ổn định và thiếu an toàn có thé tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa bệnh Cu thé, các gia đình mắc kẹt trong các mô hình giao tiếp không lành mạnh,thiếu hỗ trợ xã hội, và không có sự ồn định có thể tạo ra môi trường stress, tăng nguy cơxuất hiện và phát triển của PTSD ở trẻ em Kết quả này nhắn mạnh tầm quan trọng của

việc cung cấp một môi trường gia đình ồn định, an toàn và hỗ trợ dé bảo vệ tâm trí của

trẻ em khỏi nguy cơ mac PTSD (Kolko, D J và cong su, 2010)

Bên cạnh đó, nghiên cứu của McLaughlin va Sheridan (2016) cũng chứng minh

rằng môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc PTSD ở trẻ em Họ nhậnthấy rằng môi trường gia đình không 6n định, xung đột và thiếu hỗ trợ có thé tăng nguy

cơ xuất hiện và phát triển của bệnh Đặc biệt, môi trường gia đình có thé là một yếu tố

Trang 19

quan trọng quyết định liệu trẻ em có thê hiệu quả chống lại các tác động tiêu cực của

các sự kiện đau buồn hay không Kết quả này nhắn mạnh về tam quan trọng của việc cải

thiện môi trường gia đình dé giảm thiểu nguy co mac PTSD ở trẻ em và tăng cường khanăng chống lại tac động tiêu cực của các sự kiện kinh hoàng (McLaughlin, K A., &

Sheridan, M A., 2016)

Ngoài ra, nghiên cứu của Stefanos Stylianos Plexousakis và cộng sự (2019) tìm

hiểu sự gan kết với cha mẹ (bao gồm chăm sóc, thờ ơ, bảo vệ quá mức và khuyến khích

tự chủ) ảnh hưởng đến các triệu chứng PTSD liên quan đến việc bắt nạt và bị bắt nạt ở

trẻ em và thanh thiếu niên Nghiên cứu phát hiện rằng sự chăm sóc và bảo vệ quá mức

từ cha mẹ có tác động đáng kê đến các triệu chứng PTSD ở trẻ em Cụ thể, trẻ em nhậnđược sự bảo vệ quá mức có xu hướng phát triển các triệu chứng PTSD nghiêm trọnghơn khi đối mặt với tình huống bắt nạt Trẻ em không nhận được sự quan tâm đầy đủ từcha mẹ có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng PTSD sau khi trai qua bắt nat

Ngược lại, sự khuyến khích tự chủ từ cha mẹ có thé giúp giảm thiểu các triệu chứng

PTSD liên quan đến bắt nạt, nhờ vào việc tăng cường khả năng đối phó và tự tin của trẻ

(Plexousakis, S và cộng sự, 2019)

Có thé thấy, một môi trường gia đình hỗ trợ và gắn kết có thé là yếu tố bảo vệ quantrọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của bắt nạt đến tâm lý của trẻ em Sự gắn kếttích cực với cha mẹ không chỉ giúp giảm nguy cơ phát triển PTSD mà còn giúp trẻ phụchồi nhanh chóng hơn sau các trải nghiệm tiêu cực

Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ anh hưởng đến rối loạn stress sau sang chan ở

trẻ em cho thấy rằng các sự kiện sang chấn trong tuổi thơ, mức độ nghiêm trọng củasang chan, yêu t6 cá nhân và môi trường gia đình đều đóng vai trò quan trọng Nhữngtrải nghiệm đau buồn và kéo dài, cùng với môi trường gia đình không ổn định, thiếu hỗ

trợ, làm tăng nguy cơ phát triển PTSD ở trẻ em Tuy nhiên, sự gắn kết tích cực với cha

mẹ và khả năng thích ứng tốt có thé giảm thiểu nguy cơ này và giúp trẻ phục hồi nhanh

chóng hơn sau các trải nghiệm tiêu cực.

d Mối liên hệ giữa bắt nạt học đường và nguy cơ mắc rồi loạn stress sau sang

chân ở trẻ em.

10

Trang 20

Một nghiên cứu năm 2012 (Idsoe, Dyregov, & Idsoe, 2012) cho thấy đối với tất cả

học sinh từng bị bắt nạt, 27,6% nam sinh và 40,5% nữ sinh có điểm PTSD nằm trong

phạm vi lâm sàng Các triệu chứng thậm chí còn tồi tệ hơn đối với những học sinh vừabắt nạt người khác vừa trở thành mục tiêu bị bắt nạt Những đứa trẻ từng trải qua sangchan tâm lý có nhiều khả năng bị bắt nat và có hành vi bắt nat hơn Trong một số trườnghợp, trẻ bị sang chấn tâm lý có thể gặp khó khăn về mặt xã hội hoặc tương tác liên cánhân, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu bị bắt nat Các nghiên cứu về trải nghiệm batlợi thời thơ ấu đã phát hiện ra rằng những trẻ có nhiều trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu

có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn và nguy CƠ CÓ biểu hiện của rối loạn stress sau sangchan cũng cao hon (Sacks và cộng sự., 2014 )

Ngoài ra, nghiên cứu của Solberg và Olweus (2003) đã xác định tỷ lệ phổ biến củabắt nạt trong trường học và tác động của nó đến sức khỏe tâm lý của trẻ em, đặc biệt làcác triệu chứng stress sau sang chan (PTSD) Kết quả nghiên cứu phát hiện rang bắt nat

có thể dẫn đến các triệu chứng PTSD ở nhiều trẻ em, bao gồm hồi tưởng lại sự kiện, nétránh, và tăng cường sự nhạy cam Tỷ lệ phô biến của bắt nat trong trường học khá cao,

và những trẻ em bị bắt nạt thường có nguy cơ cao hơn gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêmtrọng Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm thiểu và phòng ngừa bắt

nạt trong trường học thông qua các chương trình giáo dục và can thiệp sớm Việc tăng

cường nhận thức và cung cấp hỗ trợ tâm lý cho những nạn nhân bị bắt nat có thé giúp

giảm thiểu các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tâm lý của trẻ em

Nghiên cứu của Nielsen, Matthiesen và Einarsen (2015) đã thực hiện một phân

tích tổng hợp về mối liên hệ giữa bắt nạt và triệu chứng PTSD trong cả môi trường họcđường và nơi làm việc Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ đáng kể giữaviệc bị bắt nạt và sự xuất hiện của các triệu chứng PTSD Nạn nhân của bắt nạt, dù ở

trường học hay nơi làm việc, đều có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng như hồi

tưởng, né tránh, và tăng cường sự nhạy cam Tuy nhiên, không đủ bằng chứng dé xác

định bắt nạt là nguyên nhân trực tiếp của PTSD do thiếu các nghiên cứu dài hạn và

phỏng vấn lâm sàng cụ thể

Các nghiên cứu này đều cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ về ảnh hưởngnghiêm trọng của bắt nạt học đường đến sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu

11

Trang 21

niên, nhắn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp và hỗ trợ tâm lý kịp thời cho những

nạn nhân trải qua bạo lực học đường.

1.1.3 Các phương pháp can thiệp

a Điều trị duoc ly đối với rối loan stress sau sang chan

Điều trị bằng thuốc cho PTSD tập trung vào việc giảm các triệu chứng lo âu, tramcảm và rồi loạn giấc ngủ Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống tram cảm

và thuốc chống lo âu Thuốc chống tram cảm gồm Sertraline (Zoloft) va Paroxetine

(Paxil), đây là các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), được FDA

(Cục quan lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận dé điều trị PTSD, giúpgiảm các triệu chứng lo âu và tram cảm Ngoài ra, Venlafaxine (Effexor), một chất ứcchế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), cũng hiệu quả trong điều trị PTSD(Paul Holtzheimer, MD and Macgregor Montaño, PharmD, 2023).

Đối với thuốc chống lo âu, Benzodiazepines đôi khi được sử dụng ngắn hạn đểgiảm lo âu nghiêm trọng, nhưng không được khuyến cáo dùng lâu dài do nguy cơ phụ

thuộc và tác dụng phụ Bên cạnh đó, Prazosin cũng thường được sử dụng dé giảm triệu

chứng ác mộng và rối loạn giấc ngủ liên quan đến PTSD

Đối với trẻ em, việc điều trị PTSD bang thuốc ở đòi hỏi su cân nhắc cân thận củacác bác sĩ Hiện nay, có ít bằng chứng từ các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và an

toàn của các loại thuốc đối với trẻ em có PTSD Các thuốc chống trầm cảm như sertraline

va fluoxetine đôi khi được sử dụng, nhưng cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều lượngphù hợp với lứa tuổi (Jonathan I Bisson, 2018)

Điều trị PTSD băng thuốc là một phương pháp cần thiết trong việc giảm nhẹ các triệuchứng rồi loạn này khi mà liệu pháp tâm lý không khả thi Các loại thuốc ức chế tái hapthu serotonin và norepinephrine được chứng minh có hiệu quả, trong khi các loại thuốckhác như prazosin có thé giúp giảm các triệu chứng cụ thé như ác mộng Tuy vậy, việcđiều trị băng thuốc cho trẻ em có PTSD vẫn cần được thực hiện can thận và dưới sự

giám sát của chuyên gia y tế

b Các phương pháp can thiệp tâm lý đối với rối loạn stress sau sang chan

Ngày nay, để giảm các triệu chứng của PTSD một cách có hiệu quả, nhiều phươngpháp can thiệp tâm lý đã được phát triển và ứng dung Các phương pháp này bao gồm

12

Trang 22

can thiệp dựa trên phơi nhiễm, trị liệu nhận thức - hành vi, giải man cảm và tái xử lý

chuyền động mắt (EMDR), và tâm lý trị liệu dựa trên thư giãn Mỗi phương pháp cónhững cách tiếp cận và kỹ thuật riêng, nhưng đều nhằm mục đích giúp trẻ vượt quanhững ký ức đau buồn và xây dựng lại cuộc sống tích cực hơn

- Can thiệp dựa trên phơi nhiễm

Can thiệp dựa trên phơi nhiễm là phương thức điều trị được hỗ trợ nhiều nhất choPTSD Nguồn gốc ban đầu của các liệu pháp tiếp xúc dựa trên sự phát triển của chủnghĩa hành vi vào những năm 1920, khi Pavlov đã chứng minh răng nỗi sợ hãi có théđược điều chỉnh và dập tắt thông qua kinh nghiệm học tập Ví dụ, việc liên tục ghép nốiviệc trình bày một âm báo với một cú sốc khó chịu cuối cùng đã dẫn đến phản ứng sợhãi tự động đối với âm điệu đó (ngay cả khi không có một cú sốc nào) Hơn nữa, việclặp đi lặp lại cùng một giai điệu đáng sợ mà không bị sốc cuối cùng đã làm giảm (hoặcdập tắt) phản ứng sợ hãi đối với giai điệu đó Các liệu pháp hành vi dựa trên phơi nhiễm

đối với PTSD bắt nguồn từ những nguyên tắc đơn giản này Nhà trị liệu giúp bệnh nhântiếp cận một cách có hệ thống, thay vì lang tránh, những kích thích an toàn nhưng đáng

sợ (ví dụ: ký ức về sang chan hoặc tinh huống nhắc nhở bệnh nhân về sự kiện Sang chan)trong trường hợp không có những hậu qua dang sợ (chăng hạn như tồn hại về thé xáchoặc tổn thương không hồi kết), cho đến khi những hậu qua đáng sợ không được ghinhận và phản ứng sợ hãi tự động đối với các kích thích liên quan đến sang chấn lắngxuống Mặc dù nguyên tắc cơ bản này là phố biến đối với tat cả các liệu pháp dựa trênphơi nhiễm đối với các chứng rối loạn lo âu, nhưng sự cần thiết phải xác định liệu phápđược cung cấp trong bối cảnh thử nghiệm lâm sàng đã dẫn đến sự phát triển của cácphác đồ trị liệu phơi nhiễm theo từng phiên trị liệu PTSD cụ thể

- Trị liệu nhận thức — hành vi

Tính đến thời điểm hiện tại, việc sử dụng các liệu pháp của tri liệu nhận thức choPTSD được xem là các liệu pháp phô biến nhất, gồm có: phơi nhiễm kéo dài (PE); Liệupháp xử lý nhận thức (CPT), Liệu pháp nhận thức - hành vi tập trung vào sang chan (TF-CBT) Trong đó, Phoi nhiễm kéo dai (PE) đòi hỏi người bệnh tiếp xúc với nguồn gốccủa nỗi sợ hãi, cho đến khi họ không còn sợ nó nữa; liệu pháp xử lý nhận thức (CPT)hướng đến thách thức quan điểm của người bệnh về lý do tại sao sự kiện đau buồn đó

13

Trang 23

xảy ra cũng như những suy nghĩ và niềm tin mà họ đã phát triển ké từ đó; liệu pháp nhận

thức - hành vi tập trung vào sang chân (TF-CBT) có thể giúp giải quyết những niềm tin

không chính xác và các kiêu hành vi không lành mạnh

Các phương pháp điều trị PTSD được nghiên cứu nhiều nhất ở thanh thiếu niên làcác tiếp cận liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng CBTđiều trị hiệu quả PTSD do lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình, chấn thương đơn

lẻ, PTSD kèm theo lạm dụng chất kích thích và bạo lực cộng đồng nói chung Theo các

tham số thực hành được nêu ra bởi Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Mỹ

(2010), khi điều trị PTSD ở trẻ em, các can thiệp nên bao gồm các thành phần cốt lõicủa liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm khám phá trực tiếp chấn thương, các kỹ thuậtquản lý stress, và sửa chữa các nhận thức sai lầm Việc điều trị cũng nên bao gồm các

buổi họp với cha mẹ dé dat két qua diéu tri tối ưu (Kataoka, S và cộng sự, 2012).

- Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt

Liệu pháp giải mẫn cảm và tái xử lý cử động mắt (EMDR) cũng đã nhận được sự

hỗ trợ theo kinh nghiệm dé điều tri PTSD Mô hình được sử dung dé giải thích PTSD

trong EMDR tương tự như các liệu pháp hành vi nhận thức ở chỗ PTSD được xem là

kết quả của việc xử lý ký ức sang chấn không đủ EMDR đưa ra giả thuyết rằng ký ứcsang chan, nêu không được xử lý day đủ, sẽ được lưu trữ ở trạng thái ban dau, bao tồnmọi nhận thức sai lầm hoặc lối suy nghĩ méo mo xảy ra vào thời điểm sang chan

- Tâm lý trị liệu dựa trên thư giãn

Mặc dù ít được nghiên cứu và hỗ trợ thường xuyên hơn trong các tài liệu gần đây,

liệu pháp tâm lý dựa trên thư giãn là một loại liệu pháp tâm lý khác cho PTSD Một

trong những liệu pháp dựa trên thư giãn được nghiên cứu phô biến nhất cho PTSD làHuấn luyện Tiêm chủng Stress Mô hình điều trị dựa trên khái niệm của Lazarus &

Folkman về stress xuất phát từ nhu cầu tình huống được nhận thức vượt quá các nguồn

lực nhận thức được dé đáp ứng nhu cầu Trong mô hình này, PTSD và các rối loạn lo

âu/stress khác được duy trì bởi nhận thức liên tục về các yêu cầu của tình huống vượt

xa các nguôn lực đối phó hiện có Mục tiêu chính của SIT là tăng cường cảm giác làmchủ được sự lo lắng của bệnh nhân và “tiêm chủng” cho bệnh nhân chống lai các giaiđoạn lo lang và stress lan tỏa trong tương lai Do đó, việc điều trị tập trung chủ yếu vào

14

Trang 24

đào tạo kỹ năng trong một loạt các chiến lược quản lý lo âu như luyện lại hơi thở, thư

giãn cơ bắp, ngừng suy nghĩ tiêu cực và tái cau trúc/thử thách nhận thức không thích

nghi Các kỹ năng thư giãn được đào tạo và thực hành trong các buổi sử dụng các kỹ

thuật như diễn tập hành vi và tưởng tượng, làm mẫu và đóng vai.

1.2 Các khái niệm cơ bản về rối loạn stress sau sang chan ở hoc sinh1.2.1 Khái niệm rỗi loạn stress sau sang chấn

Năm 1980, thuật ngữ Rối loạn stress sau sang chan chính thức được ra đời sau khi

các bác sĩ tâm thần người Mỹ thực hiện một loạt các nghiên cứu về một loại rối loạn

tâm thần gọi là “Hội chứng sau Việt Nam” xuất hiện ở khoảng 700.000 cựu chiến binh

Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam Tuy nhiên, những biểu hiện của rối loạn này đãđược ghi nhận ở đa s6 các quân nhân đã tham gia chiến tranh như cuộc nội chiến Mỹ,thế chiến thứ I và II Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy rằng hội chứng này xuất hiệnngày càng nhiều trong đời sống dân sự sau các tai họa như lũ lụt, động dat, khủng bó,tai nạn giao thông, bị cưỡng hiếp, bat cóc

Theo Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia của Mỹ, PTSD được hiểu là những rối loan

lo âu mà con người gặp phải khi phải chứng kiến hay trải qua một sự kiện nguy hiểm.Trong ấn phẩm Số tay chan đoán và thống kê các rối loạn tâm than - biên tập lần thứnăm (DSM-S) của Hiệp hội tâm than Hoa Kì phát hành vào năm 2013, tiêu chí dé chân

đoán Rối loạn stress sau sang chấn là cá nhân đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiệngây tử vong, có nguy cơ tử vong hoặc gây tôn thương nghiêm trọng, hoặc bạo lực vềmặt tình dục đe doa tới tính toàn vẹn về mặt thể chất của bản thân cá nhân hoặc những

người khác và phan ứng ngay lập tức của họ bao gồm sợ hãi dit dội, sự vô vọng hoặckinh hoàng Về lâu dài, cá nhân sẽ phải trải qua ba nhóm triệu chứng kéo dài ít nhất mộttháng (APA, 2013)

Những sự kiện gây sang chan có thé rất nhiều, bao gồm tiếp xúc với bạo lực, bilạm dụng thé chat và tình dục, thiên tai và tai nạn, bi bỏ mặc và bat kỳ sự kiện nào khác

gây ra sự bắt lực, sợ hãi, tuyệt vọng tại diễn và trạng thái cảnh giác liên tục do bị đe dọa

Như vậy, có thể hiểu PTSD là một dạng rối loạn tâm lý mà cá nhân đã trải quahoặc chứng kiện một sự kiện đe dọa tới tính mạng, gây ton thuong nghiém trong déntính mang cua bản thân hoặc người than Rôi loạn này làm cho cá nhân có những ki ức

15

Trang 25

xâm nhập về sự kiện đã trải qua, né tránh thực hiện những hoạt động gợi nhớ lại sự kiện,

bị kích thích quá mức bởi các sự kiện liên quan đến sang chấn Trong phạm vi của đề

tài, HV sử dụng khái nệm rỗi loạn stress sau sang chan theo DSM —5 là khái niệm công

cụ “rối loạn stress sau sang tran là một rối loan tâm lý phát sinh sau khi một người trảiqua hoặc chứng kiến một sự kiện chan thương nghiêm trong, bao gồm các đặc điểmchính: tiếp xúc với sự kiện gây chan thương, các triệu chứng xâm nhập, tránh né, thayđổi tiêu cực trong nhận thức và tâm trạng, thay đổi trong phản ứng và kích động, thờigian triệu chứng, ảnh hưởng chức năng, không được giải thích tốt hơn bằng các nguyên

nhân khác”.(APA,2013)

1.2.2 Rối loạn stress sau sang chan ở học sinh1.2.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

Đặc điểm tâm sinh lý của hoc sinh thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, từ tiểu

học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông Học sinh tiêu học (6-11 tuôi) có tính tò

mò cao, tự nhận thức dần hình thành và phát trién kỹ năng vận động tốt hơn, nhưng cầnmôi trường an toàn dé khám phá Ở giai đoạn trung học cơ sở (12-15 tuổi), các em bắt

đầu dậy thi, tim kiếm bản sắc cá nhân và mong muốn có sự độc lập, trong khi bạn bè và

xã hội có ảnh hưởng lớn Học sinh trung học phố thông (16-18 tuổi) có khả năng tư duytrừu tượng, xác định rõ ràng bản sắc cá nhân và tự chủ hơn, đồng thời hoàn thiện về thể

chất Ở trong phạm vi của đề tài, HV tập trung trình bày về đặc điểm tâm sinh lý của

học sinh trung học cơ sở để làm căn cứ khoa học cho trường hợp học sinh có biểu hiện

của rối loạn stress sau sang chan được trình bay ở chương 2

Giai đoạn phát triển tâm sinh lý của học sinh trong lứa tuôi 12 - 15 là giai đoạn cónhiều xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi Trẻ em ở giai đoạn này trải qua nhiềubiến động về tâm lý và hành vi, bao gồm sự phát trién nhanh chóng về thé chat, sự xuấthiện của hormone giới tính như testosterone ở nam và estrogen ở nữ Các em bắt đầuquan tâm, chú trọng đến ngoại hình và thường lo lang về những thay đổi co thé, dẫn đến

cảm giác thiếu tự tin Cảm xúc không ổn định, dé thay đổi, thường xuyên tự đánh giá và

cảm nhận về bản thân (Trương Thị Khánh Hà, 2017)

Mối quan hệ bạn bè trở thành nhu cầu mạnh mẽ và là hoạt động chủ đạo Tình bạn

ở tuổi thiếu niên có sự phức tạp, các em có xu hướng tìm kiếm sự thông hiểu và chap

16

Trang 26

nhận từ bạn bè, bắt đầu xuất hiện tình cảm giới tính Quan hệ với cha mẹ vẫn đóng vaitrò quan trọng nhưng sự ảnh hưởng bị thu hẹp Trẻ thường học theo bạn bè về sở thích

và cách ăn mặc tuy nhiên định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức vẫn chịu ảnh hưởng

lớn từ cha mẹ.

Sự phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên thê hiện qua khả năng tham gia các cuộctranh luận và quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính trị và đạo đức Trẻ xây dựng quanđiểm riêng và phát triển tư duy phê phán Sự tự ý thức mạnh mẽ hơn, các em thường so

sánh bản thân với người khác và có nhu cầu tự đánh giá mình như một thành viên trong

xã hội Trẻ em ở lứa tuổi này cũng dé gặp mâu thuẫn với cha mẹ do sự khác biệt về nhậnthức và nhu cầu được độc lập, mong muốn thê hiện “mình là người lớn”

Sự hình thành biểu tượng đồng nhất về bản thân trở nên ồn định hơn, ảnh hưởng

từ các nhóm xã hội và trải nghiệm giới tính Sự phát triển này đòi hỏi sự hỗ trợ từ giađình và xã hội dé giúp thiếu niên phát triển toàn diện và định hướng đúng đắn cho tươnglai, bảo vệ trẻ khỏi những hành vi nguy cơ từ mối quan hệ xung quanh và xã hội

1.2.2.2 Đặc điểm rối loạn stress sau sang chan 6 hoc sinh

Rối loạn stress sau Sang chan (PTSD) là rối loạn tâm than có thé phát triển ở một

số trẻ em và thanh thiếu niên sau khi trải qua một sự kiện sang chấn Các sự kiện Sangchan có thể bao gồm các sự có gây tôn thương nghiêm trong cho bản thân hoặc người

khác và bao gồm các tai nạn, thiên tai, sang chan thé chat, tan công tinh dục, thiên tai va

bao luc (Birkeland, M S và cộng sự, 2020) Cac sự kiện có nguy cơ gay sang chan cao

biến phô biến nhất ở trẻ em bao gồm sang chan thé chat, bao lực gia đình và thiên tai

Đối với thanh niên, những yếu tổ cơ bản của rối loạn stress sau sang chan bao gồm:trải nghiệm lai sang chan thông qua những suy nghĩ xâm nhập và lặp đi lặp lại, tránhcác kích thích liên quan, thay đôi tiêu cực trong trạng thái và thay đôi phản ứng và kíchthích Tuy nhiên, hiện tượng PTSD ở trẻ em và thanh thiếu niên thường phức tạp hơn,

có thé bao gồm các triệu chứng nội hóa và ngoại hóa Bố mẹ của chúng có khả năng sẽ

coi các biểu hiện của PTSD là hành vi khó chịu của con

Các triệu chứng nội hóa và ngoại hóa có thé biểu hiện trong bối cảnh PTSD baogom lo lắng về sự chia ly, xấu hồ, tội lỗi, khả năng chịu đựng thất vọng thấp, chứng

17

Trang 27

cuong loan, béc đồng, bộc lộ tâm trạng, thù lao, định thức, gây nghiện, phục hồi và thay

đổi trạng thái (Kataoka, S và cộng sự, 2012).

Tâm lý trị liệu được học viện Tâm thần trẻ em và Vị thành niên Hoa Ky (AACAP)khuyến khích là phương pháp điều trị ban đầu trong bối cảnh PTSD ở trẻ em Liệu phápnhận thức hành vi tập trung vào sang chắn hiện có bằng chứng rõ ràng nhất hỗ trợ thựchiện liệu pháp này trong điều trị PTSD ở trẻ em Liệu pháp giải cảm và tái sinh xử lýchuyên động mắt (EMDR) là một phương pháp thay thé phố biến Tuy nhiên, cần cónhiều nghiên cứu hơn đề đánh giá đúng mức hiệu quả của nó (Ramsdell, K D và cộng

sự, 2015)

1.2.3 Các triệu chứng rỗi loạn stress sau sang chanNgoài tiền sử tiếp XÚC VỚI Sang chan, PTSD được đặc trưng bởi bốn cụm triệu

chứng: (1) trải nghiệm lại các triệu chứng (ví dụ: ký ức xâm nhập tái diễn, ác mộng sang

chan và hồi tưởng); (2) các triệu chứng tránh né (ví dụ: tránh những suy nghĩ và cảm

xúc liên quan đến sang chan và/hoặc dé vat, con người hoặc dia điểm liên quan đến Sang

chan); (3) những thay đôi tiêu cực trong nhận thức và tâm trạng (ví dụ: niềm tin sai lệch

về bản thân hoặc thế gidi, xấu hồ hoặc tội lỗi dai dăng, tê liệt cảm xúc, cảm giác xa lạ,

không thé nhớ lại các chi tiết chính của sang chan); và (4) thay đồi các triệu chứng kíchthích hoặc phản ứng (ví dụ: dễ cáu kinh, cảnh giác quá mức, hành vi liều lĩnh, rỗi loạn

giác ngủ, khó tập trung) Dé đủ điều kiện chan đoán PTSD, các triệu chứng này phải

xuất hiện trong hơn một tháng,

Ít phố biến hơn là các trạng thái phân ly thức giấc thoáng qua, trong đó các sự kiệnđược hồi tưởng lại như thé đang xảy ra (hồi tưởng), đôi khi khiến bệnh nhân phan ứngnhư thể trong tình huống ban đầu (ví dụ, tiếng động lớn như pháo hoa có thể kích hoạthồi tưởng về quá trình chiến đấu, do đó có thé khiến bệnh nhân tim nơi trú ân hoặc phủ

phục trên mặt đất dé được bảo vệ) Theo định nghĩa, các triệu chứng phải tồn tại ít nhất

1 tháng và gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm đáng ké về mặt lâm sàng ở một số

lĩnh vực hoạt động (D’ Agostino va Limosani, 2016)

Nhóm triệu chứng tái cảm nhận (hoi trởng không chủ dich có tính chất thâm nhập,

tái hiện):

18

Trang 28

- Có những giấc mơ hãi hùng về sự kiện và biến có đã trải qua Giấc mơ mang đến

cảm giác rat chân thật khiến người bệnh đau khô, sợ hãi và hoảng loạn như khi chứng

kiến sự kiện xảy ra trước mắt mình

- Bị ám ảnh với những ý nghĩ lặp đi lặp lại về sự kiện đã xảy ra Những luồng suynghĩ này xuất hiện một cách không tự chủ khiến người bệnh đau khổ và có những cảm

xúc dtr dội.

- Sưu tầm va đọc nhiều tài liệu liên quan đến các sự kiện sang chấn

- Xuất hiện các phản ứng tâm lý, sinh lý tương tự như khi chứng kiến sự việc nếu

có các tình huống, sự việc gợi nhắc đến biến cé đã xảy ra Trường hợp nặng có thể xuất

hiện ảo thanh, ảo thi.

Nhóm triệu chứng tránh né:

- Người bệnh có gang không suy nghĩ đến va không nhắc lại sự kiện gây sang chan(bao gồm cả những thứ có liên quan)

- Tránh xa các tình huống, sự việc gợi nhắc đến sự kiện đã xảy ra Cố gang né tránh

những câu hỏi của mọi người về sự kiện gây sang chấn Thậm chí, người bệnh có thể

phan ứng quá khích nếu có ai đó yêu cau diễn ta lại sự kiện và cảm nhận của bản thân

- Séng cô lập, tách biệt với mọi người và đôi khi có các dấu hiệu tram cảm (chánnản, buồn bã, chán ăn, mất ngủ, giảm tương tác với gia đình, bạn bè, giam mình trong

phong, ).

Các nhóm triệu chứng tăng nhạy cam qua độ:

- Mất ngủ, dễ thức giấc, ngủ chập chờn do các cơn ác mộng xuất hiện liên tục

- Luôn dé phòng xung quanh vì lo sợ có mỗi nguy hiểm rình rap dù thực tế đang ởnhà và những nơi rất an toàn Triệu chứng này dễ dàng nhận thấy thông qua ánh mắtnghi ngờ, dò xét và dang đứng, ngồi thu mình với tư thế phòng bi

- Dễ giật mình — ngay cả với những tiếng động nhỏ

- Khó kiểm soát cảm xúc, hay gây g6, nóng giận và gần như không có bat cứ cảm

Trang 29

- Do hệ thần kinh bị stress và quá nhạy cảm nên đôi khi bệnh nhân có cảm giác

đau nhức ở nhiều vị trí nhưng khi chân đoán lâm sàng và cận lâm sàng đều không nhận

thay bat cứ triệu chứng nào khác thường

Các triệu chứng của rỗi loạn stress sau Sang chan có thé xuất hiện sau vài tuần đếnvài tháng nhưng thường không quá 6 tháng kê từ khi sự kiện xảy ra Các triệu chứngnày chỉ được xác định là PTSD nếu xảy ra sau sự kiện ít nhất 1 tháng và gây nhiễu loạnnghiêm trọng đến cuộc sống Ở những trường hợp phục hồi kém, bệnh có xu hướng tiếntriển mãn tính làm biến đổi nhân cach và gia tăng nguy cơ mắc phải các van đề tâm thầnkhác.

1.2.4 Tiêu chuẩn chan đoán rỗi loạn stress sau sang chan theo DSM 5Theo DSM - 5, mã 309.81, PTSD thuộc nhóm rối loạn stress liên quan đến sangchân Các tiêu chuẩn chân đoán một người (người lớn và trẻ em trên 6 tuổi) bao gồm:

Lưu ý: Các tiêu chuẩn sau chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuôi Đối với

trẻ em dưới 6 tuổi có tiêu chuẩn tương ứng ở bên dưới

A Tiếp xúc trực tiếp với cái chết thực sự hoặc mối de doa chết, vết thương nghiêm

trọng hoặc bạo lực tình dục thể hiện bằng 1 (hoặc nhiều hơn) những cách sau:

1 Trực tiếp trải qua những sự kiện sang chấn đó

2 Chứng kiến sự kiện sang chan đó xảy ra với những người khác

3 Biết được sự kiện sang chấn đó xảy ra với một thành viên trong gia đình hoặc

bạn bè thân thiết Trong trường hợp liên quan đến cái chết thật sự hay đe dọa chết của

một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, sự kiện phải được xảy ra bạo lực hoặc tình cờ.

4 Sự trải nghiệm lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc quá mức với chỉ tiết bất lợi của yếu

tố gây sang chấn (ví dụ, nhân viên cứu hộ thu nhặt xác chết trong các vụ tai nạn, nhân

viên cảnh sát nhiều lần tiếp xúc với thông tin chỉ tiết của lạm dụng trẻ em)

Lưu ý: tiêu chuẩn A4 không áp dụng khi có sự tiếp xúc thông qua phương tiệntruyền thông điện tử, truyền hình, phim ảnh, hoặc hình ảnh, trừ khi tiếp xúc là công việc

có liên quan.

B Sự có mặt của một (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây liên quan đến các

sự kiện sang chân, bat dau từ sau khi cá nhân bi sang chân xảy ra.

20

Trang 30

1) Tái diễn, cưỡng bức, gợi nhớ những sự kiện sang chấn

Lưu ý: ở trẻ em trên 6 tuổi, chơi lặp đi lặp lại các chủ đề của sự kiện sang chấn

2) Tái diễn những giác mơ khó chỊu có nội dung và/hoặc ảnh hưởng của sự kiệnsang chấn

Lưu ý: ở trẻ em, có thể có sợi hãi trong giấc mơ mà không biết nội dung

3) Phản ứng phân ly (ví dụ như mang hồi tưởng) trong đó bệnh nhân cảm thấyhoặc hoạt động như sự kiện sang chấn được tái hiện (Phản ứng này có thé xay ra lién

tục, nặng nhất là bệnh nhân mat hoàn toàn nhận thức về môi trường xung quanh hiện

tại)

Lưu ý: ở trẻ em, có chơi diễn lại cảnh Sang chan biệt định

4) Stress tâm lý kéo dài hoặc mãnh liệt khi tiếp xúc với biểu hiện bên ngoài hoặcbên trong biểu tượng hoặc dấu vết của sự kiện sang chan

5) Phản ứng sinh lý với biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong biểu tượng hoặc dau

vết của sự kiện sang chấn

C Sự né tránh bền vững với những kích thích liên quan tới các yếu tố sang chan,bắt đầu sau sang chấn, có bằng chứng 1 hoặc cả hai biểu hiện dưới đây

1) Tránh hoặc nỗ lực dé tránh những ký ức đau buồn, những suy nghĩ, cảm xúcliên quan chặt chẽ với sự kiện sang chan

2) Tránh hoặc nỗ lực dé tránh gợi nhớ lại (người, địa điểm, các cuộc hội thoại, cáchoạt động, các đối tượng, tình huống) đó khơi dậy những ký ức đau buôn, suy nghĩ, hay

cảm xúc liên quan chặt chẽ với sang chắn

D Những thay đổi tiêu cực trong nhận thức cảm xúc liên quan đến yếu tổ sangchấn, bắt đầu hoặc xấu đi sau yếu tố gây sang chấn biểu hiện băng chứng là hai (hoặcnhiều hơn) trong các biéu hiện sau:

1) Không có khả năng nhớ biểu hiện quan trọng của sang chan (thường do mat nhớphân ly và không do yếu tô khác như sang chan sọ não, rượu hoặc ma tty)

2) Những tin tưởng dai dang quá mức hoặc những kỳ vọng về ban thân, về người

khác, hoặc về thế giới (ví dụ, "Tôi xấu" "Không ai có thé tin được." Thế giới là hoàn

mow

toan nguy hiểm", "toàn bộ hệ thong thần kinh của tôi đang bị hủy hoại vĩnh viễn ")

21

Trang 31

3) Nhận thức sai lệch, dai dang về nguyên nhân, hậu quả của sang chan dẫn đến

đồ lỗi cho bản thân hay người khác

4) Trạng thái cảm xúc tiêu cực, dai dang (ví dụ, sợ hãi, kinh hoàng, giận dữ, tộilỗi, hay xấu hồ)

5) Suy giảm rõ rệt quan tâm thích thú hoặc tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa 6) Cảm giác xa lánh hay lạnh nhạt từ những người xung quanh.

7) Mắt khả năng trải nghiệm cảm xúc tích cực dai dăng (ví dụ, không có khả năng

dé trải nghiệm hạnh phúc, sự hài lòng, hoặc cảm xúc yêu thương)

E Có hai hay nhiều hơn các biểu hiện dưới đây liên quan tới phan ứng của cơ thévới yêu tô gây sang chấn

1) Hành vi kích thích, bùng nô giận dữ (với rất ít hoặc không có sự khiêu khíchnào) thường biểu hiện sự gây han bằng lời nói hoặc hành động với người hoặc đối tượngkhác.

2) Hành vi liều lĩnh hoặc hành vi tự hủy hoại

3) Tăng cảnh giác 4) Phản ứng quá mức

5) Rối loạn tập trung chú ý

6) Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó ngủ lại, ngủ không yên)

F Thời gian các rối loạn trên kéo dài (Tiêu chuẩn B, C, D, và E) hơn 1 tháng

G Rồi loạn gây ra sự đau khổ đáng ké về mặt lâm sàng hoặc tôn thiệt chức năngnghé nghiệp, xã hội, hay các lĩnh vực quan trọng khác

H Các rỗi loạn này không phải do tác động sinh lý của một chất hoặc một bệnh lý

khác.

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp rồi loan stress sau sang chan1.3.1 Các phương pháp đánh giá rối loan stress sau sang chan

Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để đánh giá rối loạn stress sau sang chấn,

tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, học viên chỉ trình bày các phương pháp đánh gia

đã được sử dụng khi can thiệp tâm lý một trường hợp học sinh có biểu hiện rối loạnstress sau sang chấn được trình bày ở chương 2

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu

22

Trang 32

- Mục đích: Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong đánh giá PTSD được sử dụng

dé thu thập thông tin từ các nguồn văn bản, nghiên cứu và tài liệu khác dé hỗ trợ quá

trình nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề liên quan đến PTSD

- Nội dung: Phương pháp này tập trung vào việc xem xét và tóm tắt các nghiên cứu

và bài viết khoa học trước đó về PTSD Điều này bao gồm việc nghiên cứu về các triệuchứng, nguyên nhân, và các phương pháp điều trị hiện có Cũng như tìm hiểu về các lýthuyết và mô hình lâm sàng có thể liên quan đến PTSD, giúp xây dựng nền tảng lý thuyếtcho việc hiéu và giải thích kết quả nghiên cứu

- Cách tiễn hành: Xác định rõ mục tiêu cụ thé của nghiên cứu dé có chiều hướngtrong quá trình tìm kiếm tài liệu Sử dụng cơ sở dữ liệu, thư viện, và nguồn thông tinkhác dé tìm kiếm tài liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu Chọn lọc và đánh giá tài liệudựa trên chất lượng, độ tin cậy và liên quan đến mục tiêu nghiên cứu Tóm tắt các thôngtin quan trọng từ tài liệu đã chọn và tông hợp chúng dé hình thành cái nhìn tổng quan

về lĩnh vực nghiên cứu So sánh các kết quả, phương pháp, và lý thuyết từ các tài liệukhác nhau đề xây dựng một cơ sở thông tin đồng nhất và chỉ tiết Sử dụng thông tin từ

tài liệu dé hỗ trợ việc xây dựng lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về PTSD

b Phương pháp quan sát lâm sàng

- Mục đích: thu thập thông tin về hành vi, biểu hiện cảm xúc, tư duy và các khía

cạnh tâm lý khác của TC, từ đó hiéu rõ hơn về trạng thái tâm lý và hành vi của TC dé

có thể đưa ra đánh giá và kế hoạch can thiệp phù hợp

- Nội dung: Ghi nhận các hành vi bên ngoài, như cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, thái độ

va phản ứng của TC trong các tình huéng khác nhau; quan sát và ghi chép về cách TC

thể hiện cảm xúc, từ biểu hiện nét mặt đến sự thay đôi trong giọng điệu và cử chỉ; theo

dõi và phân tích các mẫu tư duy, thái độ, và quan điểm thông qua cách họ diễn đạt ýkiến, suy nghĩ, và nhận thức về các vấn đề

- Cách tiễn hành: Xác định môi trường quan sát thoải mái và không gây áp lực;đảm bảo sự kín đáo và sự thoải mái cho TC; tập trung vào việc quan sát hành vi, biểuhiện cảm xúc và các biéu hiện tư duy thông qua giao tiếp không ngôn ngữ và ngôn ngữ;theo dõi phản ứng của TC trong các tình huống giao tiếp hoặc trong quá trình thực hiện

23

Trang 33

các nhiệm vụ; ghi lại các quan sát và phân tích chúng dé hiểu rõ hơn về tâm trạng và tư

duy của TC.

c Phương pháp phỏng van lâm sàng

- Mục đích: Thiết lập một môi trường tương tác kỹ lưỡng giữa HV và TC, nhằmthu thập thông tin sâu về tâm trạng, cảm xúc, hành vi và quá trình tư duy của TC

- Nội dung: Thu thập thông tin về lịch sử cá nhân của TC, bao gồm thông tin vềgia đình, môi trường sống, sự phát triển, và các sự kiện quan trọng trong quá khứ; khám

phá và ghi chép về tâm trạng hiện tại, cảm xúc, lo lắng, sự bat mãn hoặc sự vui mừng

mà TC đang trải qua; trao đôi và ghi chép về suy nghĩ, phản ứng và cách TC ứng phóvới các tình huống khó khăn

- Cách tiến hành: Xác định mục tiêu cụ thé khi trao đổi và tạo môi trường thoảimái, kín đáo để TC cảm thấy an tâm và tự tin; xây dựng một môi trường tương tác tốtbang cách lang nghe chân thành, hiéu biết và thé hiện sự quan tâm đến TC; đặt các câuhỏi mở dé khuyến khích TC chia sẻ thông tin, sau đó lắng nghe kỹ lưỡng và chú ý đếnnhững gi TC chia sẻ; ghi lại thông tin quan trọng và phân tích dé hiểu rõ hơn về tâmtrạng, hành vi và nhu cầu của TC

d Phương pháp phân tích tiểu sử cuộc đời

- Mục đích: Hiểu rõ về quá trình phát triển của TC từ quá khứ đến hiện tại từ đó

đánh giá sâu hơn về các sự kiện, trải nghiệm, môi trường và mối quan hệ trong quá trình

hình thành tính cách, hành vi và tâm trạng của TC.

- Nội dung: Tập trung vào việc xác định và ghi chép về các sự kiện đặc biệt, trải

nghiệm quan trọng từ quá khứ của TC, bao gồm cả những cảm xúc và ý nghĩ liên quan;

đánh giá tác động của môi trường sống, gia đình, bạn bè, và các mối quan hệ khác đối

với việc hình thành tính cách, hành vi và cảm xúc của TC; xác định các mô hình phát

triển và thay đổi trong lịch sử cuộc đời của TC, từ giai đoạn trẻ đến hiện tại

- Cách tiến hành: Phân tích và thu thập thông tin chi tiết về lich sử cuộc đời của

TC thông qua cuộc phỏng vấn, bản ghi hoặc các tài liệu liên quan; đánh giá tác độngcủa các sự kiện, môi trường và mối quan hệ đã được xác định đến tính cách, hành vi và

cảm xúc hiện tại của TC; xác định và phân tích các mô hình phát triên, biêu hiện rõ trong

24

Trang 34

lịch sử cuộc đời của TC; tích hợp thông tin thu thập được và đánh giá dé hiểu rõ hơn về

sự ảnh hưởng của lịch sử cuộc đời đến tâm lý và hành vi của TC

e Công cụ và thang đo đánh giá rối loạn stress sau sang chân

Có nhiều công cụ và thang đánh giá tâm thần khác nhau có thê được sử dụng déđánh giá PTSD, một số là một phần của hướng dẫn hoặc công cụ chan đoán toàn diện:DSM - 5(tiêu chí chân đoán cho 309.81 PTSD) (5); ICD-10 (F43.1 PTSD, từ Phân loạithống kê quốc tế về bệnh tật và các van dé sức khỏe liên quan, sửa đồi lần thứ 10) Ở

trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 công cụ đánh giá để xác định các

nhóm triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng tới TC gồm: Bản tựbáo cáo của thiếu niên — Dành cho vị thành niên tự báo cáo (YSR-VN-2.04); Bản liệt kêhành vi trẻ em tuổi từ 6 — 18 — Dành cho cha mẹ báo cáo (CBCL-VN-2.03)

Bán tự báo cáo của thiếu niên — Dành cho vị thành niên tự báo cáo (YSRBản tự báo cáo của thiếu niên (YSR) là một công cụ đánh giá được thiết kế dé giúp

các vi thành niên tự báo cáo về trạng thái tâm lý và hành vi của mình YSR là một thangđịnh lượng, bao gồm 113 câu hỏi thiết kế dé vị thành niên tự đánh giá về cảm xúc, hành

vi và các van đề liên quan đến tâm lý của mình theo 3 mức độ 0 — Không đúng, 1 —Thỉnh thoảng đúng 2 — Thường xuyên đúng, với 9 thang hội chứng gồm: thu minh/tramcảm, lo âu/trầm cảm, phàn nàn về cơ thé, van đề xã hội, vấn đề tư duy, vấn đề chú ý,hành vi phá bỏ quy tắc, hành vi hung tính, những van dé khác

Việc sử dụng YSR-VN-2.04 có thé cung cấp thông tin quan trọng về tâm trạng và

hành vi của vị thành niên Kết quả từ bản đánh giá này có thể giúp nhà chuyên môn, như

các nhà tâm lý học, nhà trường, hoặc các chuyên gia tâm lý, hiểu rõ hơn về nhu cầu vàvan dé của vị thành niên, từ đó đưa ra các chiến lược hỗ trợ, điều chỉnh, hoặc các phươngpháp can thiệp phù hợp.

Bản liệt kê hành vi trẻ em tuổi từ 6 — 18 — Dành cho cha mẹ báo cáo

(CBCL-VN-2.03)

Bản liệt kê hành vi trẻ em tuổi từ 6 — 18 (CBCL) là một danh sách kiểm tra hành

vi có van đề, được sử dụng rộng rãi dé đánh giá các hội chứng hướng nội và hướng ngoại( Achenbach & Ruffle, 2000 ) CBCL sử dụng điểm T dựa trên độ tuổi và giới tính, vớiđiểm cao hơn cho thấy các triệu chứng thường xuyên hơn Nó có các phiên bản khác

25

Trang 35

nhau dành cho trẻ nhỏ (từ 1,5 đến 5 tuổi) và trẻ lớn hơn (từ 6 đến 18 tuổi), với điểmchuẩn riêng biệt trong mỗi phiên bản theo độ tuôi và giới tính Đối với nghiên cứu này,phiên bản dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi do phụ huynh điền đã được sử dụng Các hành

vi trên CBCL được cha mẹ đánh giá theo thang tần suất chủ quan 3 điểm (0=không bao

giờ; I=thỉnh thoảng; 2=thường xuyên).

Giống như YSR, CBCL là công cụ gồm 112 câu hỏi thiết kế để cha mẹ đưa ra đánhgiá về cảm xúc, hành vi và các vấn đề liên quan đến tâm lý của con mình theo 3 mức độ

0 — Không đúng, 1 — Thỉnh thoảng đúng 2 — Thường xuyên đúng, với 9 thang hội chứng

gồm: thu minh/tram cảm, lo âu/trằm cảm, phàn nàn về cơ thé, van dé xã hội, van đề tưduy, van đề chú ý, hành vi phá bỏ quy tắc, hành vi hung tính, những van dé khác Sửdụng kết hợp giữa YSR và CBCL giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện về nhiều khíacạnh của hành vi và tâm lý của trẻ, bao gồm các yếu tô như lo lắng, quan hệ xã hội, vấn

đề học tập, hành vi nồi loạn, va sự tự chủ

1.3.2 Liệu pháp nhận thức — hành vi trong trị liệu rối loạn stress sau sang

chấn

1.3.2.1 Hiệu quả trị liệu của liệu pháp nhận thức - hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) đối với PTSD là một phương pháp can thiệphiệu quả, tập trung vào việc tái cấu trúc nhận thức dé giải quyết các yếu tố nhận thức

góp phan vào sự phát triển và tồn tại của rối loạn Được xây dựng dựa trên nhiều chiến

lược nhận thức khác nhau, liệu pháp nhận thức không chỉ là một kỹ năng bổ sung, mà

là một phương tiện đa chiều có nguồn gốc từ một cơ sở lý thuyết phong phú Điều này

cho phép nó đáp ứng linh hoạt và hiệu quả đối với nhiều khía cạnh của PTSD Các kỹthuật tái cầu trúc nhận thức chủ yếu tập trung vào xác định và thách thức những suy nghĩkhông thích hợp trong các tình huống cụ thê Bằng cách này, liệu pháp này giúp TC tập

trung vào hiện tại, tập trung vào nhận thức "hiện tại" ảnh hưởng đến cảm xúc và hành

Vi.

Về hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trên dân số có PTSD nói chung,

Zayfert và Becker (2007) đã tong hợp một số kết quả từ các nghiên cứu đi trước Theo

đó, các nghiên cứu đã chứng minh CBT có hiệu quả với người có PTSD vì bị tấn công

tình dục (Foa và cộng sự, 1999; Resick và cộng sự, 2002); với nạn nhân bị lạm dụng

26

Trang 36

thời thơ ấu (Cloitre và cộng sự, 2002); với những người sống sót sau thảm hoa tai nạn

(Blanchard và cộng sự, 2003); với các cựu chiến binh đã có những trải nghiệm đau

thương ở các chiến trường (Bryant và cộng sự, 2003) Trong một nghiên cứu so sánhcủa Resick và cộng sự (2002), các tác giả đã báo cáo răng liệu pháp CBT với trọng tâmtái cầu trúc nhận thức và phơi nhiễm thé hiện hiệu quả vượt trội ở những nạn nhân cóbiểu hiện PTSD do bị cưỡng hiếp so với những nạn nhân không theo quá trình trị liệu

Khoảng 80% nạn nhân đã hoàn thành một trong hai hình thức trị liệu CBT với trọng tâm

là tái cầu trúc nhận thức hoặc phơi nhiễm đã không còn đáp ứng các tiêu chí về PTSD

và hầu hết đều cho thấy sự cải thiện rõ rệt về tình trạng tram cảm Ngược lại, chỉ có 2%trong nhóm nạn nhân trong danh sách chờ không được chân đoán PTSD Bryant và cộng

sự (2003) cũng báo cáo rằng trong số người dân có PTSD vì những lý do khác nhau, có

từ 65 đến 80% số người sau quá trình trị liệu theo CBT đã không còn đáp ứng với chân

đoán PTSD, so với tỉ lệ đưới 40% những người được hỗ trợ bằng các hình thức trợ giúp

thông thường mà không phải trị liệu tâm lý Khi xem xét kỹ hơn tác động của các kỹ

thuật khác nhau trong CBT đối với người có PTSD, Bryant và cộng sự (2003) báo cáorằng việc phơi nhiễm thông qua tưởng tượng cộng với tái cau trúc nhận thức sẽ hiệu quảhơn so với chỉ phơi nhiễm thông qua tưởng tượng Tuy nhiên, một số nhà trị liệu khácnhận thấy răng sự phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức không khác nhau về hiệu quả

(Resick và cộng sự, 2002; Paunovic & Ost, 2001) và việc sử dụng một trong hai kỹ thuật

đều tốt với người có PTSD

Đối với trẻ có biéu hiện của PTSD do bắt nat học đường, các nghiên cứu của Stein

và đồng nghiệp (2003) đánh giá hiệu quả của CBT cho học sinh tiêu học có PTSD dobạo lực học đường và chỉ ra rằng sau khi kết thúc can thiệp, học sinh có cải thiện đáng

kê về các triệu chứng của PTSD và khả năng thích ứng với môi trường học tập; Kataoka

và đồng nghiệp (2003) đã thực hiện can thiệp CBT cho nhóm cho học sinh trung học có

PTSD do bạo lực học đường và cho thấy răng sau khi tham gia chương trình can thiệp,

báo cáo kết quả cho thấy nhóm học sinh này đã giảm các triệu chứng PTSD và cải thiện

đáng ké khả năng thích ứng xã hội Cả hai nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng sau khi hoànthành quá trình can thiệp bằng CBT, các học sinh đã trải qua bắt nạt học đường đều cócải thiện đáng kể về các triệu chứng của PTSD và khả năng thích ứng với môi trường

27

Trang 37

học tập Gần đây hơn, Nghiên cứu của Meiser-Stedman và đồng nghiệp (2017) tiếp tục

khang định hiệu quả của CBT trong can thiệp PTSD ở trẻ em và thanh thiếu niên Kết

quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm trẻ em được can thiệp bằng CBT đã có tỷ lệ hồiphục cao hơn so với nhóm không được can thiệp bằng CBT, đồng thời ghi nhận mức độgiảm đáng kể về các triệu chứng của PTSD Các nghiên cứu trên là minh chứng cụ thécho thầy CBT là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng củaPTSD và cải thiện sự phục hồi của trẻ em và thanh thiếu niên sau khi trải qua bạo lực

học đường Sự tập trung vào các kỹ thuật và chiến lược định hình lại suy nghĩ và hành

vi trong CBT có thể giúp cá nhân hiểu và xử lý các trải nghiệm đau buồn một cách tíchcực, từ đó giảm bớt stress và lo âu và tăng cường cảm giác kiểm soát và tự tin trong

cuộc sống hàng ngày

1.3.2.2 Mô hình can thiệp Nhận thức — hành vi cho rồi loạn stress sau Sang chấn

cua Keane & Barlow

Vào năm 2002, Keane va Barlow đã dé xuất một mô hình ba yếu tố giải thích

nguyên nhân gây ra rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) dựa trên các lý thuyết về lolắng và sợ hãi Ba yếu tố này bao gồm: các biến số tâm lý có từ trước (những đặc điểmtâm ly và các yêu tổ cảm xúc mà người bệnh đã có trước khi gặp phải sự kiện chan

thương); các biến số sinh học có từ trước (những yếu tô sinh học, như cấu trúc di truyền

và hệ thống thần kinh, có thể làm tăng khả năng bị PTSD sau khi trải qua một sự kiện

chấn thương); trải nghiệm về một sự kiện chấn thương (sự kiện gây ra tốn thương tâm

ly nghiêm trọng, như tai nan, bạo lực, hoặc thiên tai) Không giống như chứng sợ hãi cụthé, nơi mà sự sợ hãi có thé phát sinh từ ba nguồn chính là báo động thực sự (phản ứngtrực tiếp trước một mối de doa hiện tai); báo động giả (phản ứng sợ hãi mà không cómối đe dọa thực sự); truyền tải thông tin (nhận biết về mối đe dọa qua thông tin từ ngườikhác hoặc phương tiện truyền thông), PTSD được giả thuyết là xuất phát từ một chuỗi

sự kiện đặc biệt phức tạp hơn Các sự kiện chấn thương gây ra những cảm xúc mạnh

mẽ, như báo động thực sự, thịnh nộ, ghê tom hoặc đau khô Những cảm xúc này tạo nên

báo động đã học - một phản ứng sợ hãi kéo dài mà người bệnh phát triển khi tiếp xúc

với các tình huống, kỷ niệm, hoặc tín hiệu gợi nhớ đến sự kiện chan thương Chang han,

28

Trang 38

những ngày kỷ niệm chấn thương hoặc các suy nghĩ, cảm xúc và ký ức về sự kiện chấnthương có thể kích hoạt báo động đã học này (Keane và Barlow, 2002)

Mô hình can thiệp CBT cho PTSD do Keane và Barlow phát triển là một phươngpháp trị liệu dựa trên sự kết hợp của các kỹ thuật nhận thức và hành vi nhằm giúp người

có PTSD vượt qua các triệu chứng của PTSD Mô hình này tập trung vào việc thay đôicác suy nghĩ tiêu cực và hành vi không lành mạnh, đồng thời giúp bệnh nhân học cáchđối phó với các tác nhân gây stress và các triệu chứng của PTSD (Keane và cộng sự,2006)

Một số điểm nổi bật của mô hình CBT cho PTSD của Keane & Barlow bao gồm:Phơi nhiễm kéo dài: Phương pháp này khuyến khích người bệnh đối mặt và làm

quen dần với các ký ức và tình huống gây chan thương tâm lý thay vì tránh né chúng

Mục tiêu là giúp họ giảm bớt mức độ sợ hãi và lo lắng khi nhớ lại các sự kiện chấn

việc học cách thư giãn, kỹ thuật hít thở sâu, và các phương pháp tự quản lý stress khác.

Tập luyện và sử dụng kỹ thuật trong thực tế: Người bệnh được khuyến khích áp

dụng những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp họ quản lý tốt hơn các triệuchứng PTSD và cải thiện chất lượng cuộc sống

Mô hình can thiệp CBT của Keane va Barlow đã cho thay hiệu quả cao trong việc

điều trị PTSD Bằng cách kết hợp các kỹ thuật nhận thức và hành vi, mô hình này không

chỉ giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực mà còn trang bị cho họ các

kỹ năng cần thiết dé đối phó với các triệu chứng PTSD và cải thiện chất lượng cuộc

sống Sau khi xem xét đến khả năng ứng dụng và tính hiệu quả của mô hình can thiệp

CBT cho PTSD cua Keane và Barlow, HV lựa chọn mô hình trên là mô hình can thiệp

chính cho vấn đề của TC được trình bày ở chương 2

29

Trang 39

1.3.2.3 Các phương pháp, kỹ thuật trị liệu của liệu pháp nhận thức hành vi đối

với trẻ có biểu hiện của rồi loan stress sau Sang chấn

- Giáo dục tâm lý

Giáo dục tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với hậu quả của PTSD

PTSD là một trạng thái tâm lý phức tạp, thường xảy ra sau những trải nghiệm kinh

hoàng, đe dọa tính mạng hoặc an toàn cá nhân Giáo dục tâm lý được bắt đầu bằng việcgiải thích cho người bệnh về PTSD và các triệu chứng phô biến, như hồi tưởng, tránh

né, tăng cường cảnh giác, và thay đối cảm xúc Sử dụng tài liệu, video, hoặc bài giảng

dé minh hoa Dam bảo người bệnh hiểu rang triệu chứng của họ là phản ứng bình thườngđối với trải nghiệm bat thường và điều trị có thé giúp họ kiểm soát tốt hơn Nghiên cứu

đã chỉ ra rằng giáo dục tâm lý có thé làm giảm lo âu và cải thiện hiéu biết về tình trạngbệnh, từ đó giúp tăng cường sự tham gia vào quá trình điều trị (Foa, E B., Keane, T vàcộng sự, 2008).

- Kỹ thuật tiếp đất

Kỹ thuật tiếp đất là một phương pháp trị liệu hiệu quả trong việc quản lý triệu

chứng PTSD, đặc biệt là những cảm giác lo âu, phân ly và căng thắng Các kỹ thuật tiếpđất giúp người bệnh tập trung vào hiện tại, làm giảm cảm giác hoảng loạn và tái lập cảmgiác an toàn Các nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật tiếp đất có thê giúp giảm đáng kê

các triệu chứng phân ly và lo âu trong PTSD và đã chỉ ra rằng việc sử dụng kỹ thuật tiếp

đất giúp người bệnh cảm thấy an toàn hơn và giảm các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ

trong các tình huống stress.( Schauer va Elbert, 2010; Boccia va cộng sự, 2019) Một

số kỹ thuật tiếp dat phô biến bao gồm:

Kỹ thuật 5-4-3-2-1: Giúp người bệnh kết nối với môi trường xung quanh bang cáchxác định 5 vật thê mà họ có thê nhìn thấy, 4 âm thanh mà họ có thể nghe thấy, 3 vật mà

họ có thé chạm vào, 2 mùi mà họ có thé ngửi thấy, và 1 hương vị mà họ có thé cảm

nhận.

Hít thở sâu: Giúp làm chậm nhịp tim và giảm căng thắng bằng cách tập trung vào

hơi thở.

Cham vào vật thé: Sử dụng xúc giác dé giúp người bệnh tập trung vào hiện tai, như

cam một vật có kêt cau rõ rang như quả bóng cao su.

30

Trang 40

Các nghiên cứu cho thay các kỹ thuật tiếp đất có thé giúp giảm đáng ké các triệuchứng phân ly và lo âu trong PTSD và đã chỉ ra rằng việc sử dụng kỹ thuật tiếp đất giúpngười bệnh cảm thấy an toàn hơn và giảm các phan ứng cảm xúc mạnh mẽ trong cáctình huống stress.

- Scanbody:

Body Scan là một kỹ thuật thiền định tập trung vào việc nhận thức từng phan của

cơ thé Nghiên cứu đã chứng minh rằng thiền định, bao gồm body scan, có thể giảmcăng thắng, lo âu, và triệu chứng PTSD (Lindsey Hoffman và cộng sự, 2020) Scanbodyđược thực hiện như sau: người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái, nhắm mắt lại, và tập trungvào từng phần của cơ thể từ đầu đến chân Khuyến khích họ chú ý đến từng cảm giác,

chăng hạn như căng thang, đau nhức, hoặc sự thoải mái ở mỗi khu vực, thực hiện quá

trình này chậm rãi và đều đặn Duy trì thực hành Scanbody có thé giảm căng thang, cảithiện giấc ngủ, và giúp cân bằng cảm xúc hiệu quả Bằng cách tập trung vào từng phần

cơ thê một cách chỉ tiết, scanbody khuyến khích sự kết nối giữa thé chat và tinh than,

đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của người bệnh.

- Phơi nhiễmPhơi nhiễm trong hệ thống trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cho PTSD đã chứngminh sự hiệu quả và tích cực trong điều trị

Các nghiên cứu đã mô tả rằng tỷ lệ diễn tiến xấu đi liên quan đến phơi nhiễm là rất

thấp, không đặt ra nguy cơ lớn hơn so với các hình thức điều trị khác Điều này chứng

tỏ tính an toàn và hiệu quả của PE trong quá trình điều trị PTSD PE cho phép các chuyên

gia tác động tích cực đến sự gián đoạn đến suy nghĩ tự sát của người bệnh trong thờigian ngắn Điều này là quan trọng đặc biệt với vấn đề liên quan đến nỗi sợ hãi và lo lắngtrong PTSD Dựa trên nguyên tắc của liệu pháp phơi nhiễm, PE đã được chứng minh là

đặc biệt hiệu quả và hiệu quả trong việc giảm triệu chứng PTSD, tương tự như các rỗi

loạn lo âu khác (Victoria C Follette va Josef I Ruzek, 2006)

Đối với thành công của phơi nhiễm, mối quan hệ trị liệu hợp tác và bên chặt là yếu

tố quan trọng Sử dụng kỹ năng tham vấn cơ bản như đồng cảm và tích cực lắng nghe

giúp nuôi dưỡng một mối quan hệ tích cực giữa nhà trị liệu và người bệnh Việc quyết

định chung của nhà trị liệu và người bệnh vê trọng tâm trị liệu, quá trình và bài tập về

31

Ngày đăng: 18/10/2024, 23:49