1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi lạm dụng cần sa

141 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lí cho một trường hợp có các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi lạm dụng cần sa
Tác giả Đỉnh Y Ly
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hang
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 69 MB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài Những trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực ACEs là phô biến và chúng có mỗi liên hệ lâu dài mạnh mẽ với các hành vi nguy cơ sức khỏe, tinh trạng sức khỏe va bệnh tật củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

DINH Y LY

VÀ CO HANH VI LAM DUNG CAN SA

LUẬN VĂN THAC SĨ TAM LÍ HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

DINH Y LY

VÀ CO HANH VI LAM DUNG CAN SA

Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng

Mã số: 8310401.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYÊN THỊ MINH HÀNG

Hà Nội, 02/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ với tên đề tài “Can thiệp tâm lí cho một trường hợp có cáctrải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi lạm dụng cần sa” là công trình nghiêncứu cá nhân của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Minh Hang

Những nội dung được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng,được ghi chú cụ thể trong bài và liệt kê trong mục tài liệu tham khảo Thông tin về

ca lâm sàng, các kết quả đánh giá và can thiệp trình bay trong luận văn hoàn toànkhách quan, trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xinchịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong nội dung của công

trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận văn

Đỉnh Y Ly

Trang 4

LOI CAM ON

Luận van thạc si nay là một dau mốc đánh dấu việc hoàn thành quá trình học

tập và nghiên cứu cho chương trình thạc sĩ Tâm lí học lâm sàng của tôi cùng với sự

hỗ trợ của các thày cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Thành quả này, cùng với những kiến thức, các giá trị đạo đức làm người vàlàm nghề mà tôi đã trau đồi được ké từ khi theo đuổi ngành Tâm lí học ở bậc cửnhân là nhờ có một phần lớn sự dạy dỗ và hướng dẫn của cô, PGS TS Nguyễn ThịMinh Hang Em xin được bày tỏ lòng biết ơn va sự trân trọng với những điều cô đãchỉ dạy, chia sẻ, cho em thêm quyết tâm theo đuôi nghề tâm lí và cả sự bao dung

của cô dành cho em trong quá trình làm luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thày cô giảng viên khoa Tâm líhọc, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã rấttâm huyết trong việc truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm và tình yêu nghềcho các lứa học viên chúng tôi Cảm ơn trợ lí đào tạo của khoa, Ths Nguyễn Thanh

Ly đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi và các học viên khác nói chung trong quátrình học tập Cảm ơn các anh chị tại Trung tâm Phát triển Phụ Nữ, Ngôi nhà BìnhYên và Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai đã tạo điều kiện và hướng dẫn cho

chúng tôi trong thời gian thực tập tại đây.

Xin dành một lời cảm ơn sâu sắc tới cho thân chủ trong luận văn này, người

đã tin tưởng và lựa chọn tôi là người đồng hành cùng với bạn trong quá trình làmviệc với những tổn thương tâm lí Day là một chặng đường không hề dé dàng, cam

ơn sự kiên nhẫn, sự chăm chỉ, sự nỗ lực của bạn trong hơn nửa năm qua Cảm ơn

những phản hồi thăng thắn và tích cực của thân chủ đã giúp tôi vững tin hơn vì biếtnhững gi minh làm đang có kết quả tốt và có thêm niềm tin dé theo đuổi nghề

Cảm ơn Bó, Mẹ vì đã không bao giờ từ chối việc học của con dù có muộn vàkéo dài đến đâu đi chăng nữa, vì đã tin tưởng và cho con được tự do lựa chọn và vì

đã chưa giục con lay chồng cho đến khi hoàn thành luận văn này

Trang 5

Cảm on rất nhiều các bạn bè cùng lớp cử nhân Tâm lí K60, lớp thạc sĩ tâm lílâm sàng K5 trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân van, va rất nhiều bạn bè củatôi ở khắp nơi đã động viên tôi trong quá trình học tập.

Va cảm ơn chính tôi đã không bỏ cuộc trong chặng đường dai này.

Đà Nang, ngày 24 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận văn

Đỉnh Y Ly

Trang 6

MỤC LỤC

9571005 5

1 Lý do lựa chọn đề tài - - + Ss St E1 E2121E71E1121121121111111 111111011111 rreu 5

2 Nhidém vu nghién 0u (4ì NEHHdII 6

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÍ LUẬN VE CAC TRAI NGHIEM THỜI THO AU

„19860001075 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu về các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực 8

1.1.1 Điểm luận một sô nghiên cứu về các trai nghiệm thời thơ âu tiêu cuc 8 1.1.2 Điểm luận một sô nghiên cứu vê đánh giá và can thiệp cho người có các trai nghiémm thoi tho Gu ti€U CUC 0000088 13 1.2 Một sô li luận vê các trải nghiệm thời tho âu tiêu cực, hành vi sử dụng can sa

và liệu pháp Nhận thức hành vI - 55 SE + **E*EESEESEESESkskksrkrkkrkkrkkrrke 14

1.2.1 MOt số khái niệm ccccccESthhEHHH HH g 141.2.2 Cơ chế anh hưởng của các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực tới sức khỏetâm HNN veccescessessessesssessessesssssessessessessssssessessessuessesiessessusssessessessusasesiessessesaseesetees 181.2.3 Đặc điểm lâm sàng của người có trải nghiệm thời tho ấu tiêu cực 201.2.4 Ly luận về hành vi sử dụng CAN $A -:5e+ce+Ecctererersrrrrrrrxee 22

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp tâm lí cho người có trải nghiệm thời

thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng CAN Sã St tt TH E1 treo 25

1.3.1 Liệu pháp Nhận thức Hành vi trong can thiệp cho người có trải nghiệm

thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng CON SQ PP aa 25

1.3.2 Sử dụng chánh niệm trong trong can thiệp cho người có trải nghiệm thời

thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng CAN Sâ St HT 1 E121 ekrrrrrve 27

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÓ TRẢI NGHIỆM THỜI

THƠ AU TIEU CỰC VÀ CO HANH VI SỬ DUNG CAN SA 30

2.1.1 Thông tin về thân €hiủ ©52©5<+Ek+EE‡+E2EEEEEEEEEEEEEEEEerErrrrrkerxee 30

2.2 Vấn đề đạo đức ¿ ¿- +22 2222215212211211211271211211211211711211 21111112 rre 35

Trang 7

2.3 Đánh giá, chân đoán ban đầu - ¿52s +99 12212112171 7121 112121 xe2 36

2.3.1 Tóm tắt thông tin về vấn dé của thân chủủ 55c ©cececsEzczxesxee 362.3.2 Kết quả đánh giá - 5:52 St EEEEEE1E11211211111211211211 xe 39

2.4.1 Phát triển danh sách các vấn dé của thân chủủ 5-©5e+cs+csscse+ 472.5 Lập kế hoạch can CISD occ -.- 1 51

P N18 nan 2n 6n 51

2.5.3 Tiến hành trị liệu eeecseesccsssecssssecsssssssseesssesecesssesessneeesuesesnneseanneseennneeen 52

2.6 Tiến trình trị liệu và kết quả - ¿- 2© +E+E£EE2EE2EE2EE2EEEeEEEEEEEkerkrrrrree 54

2.6.1 Thu thập thông tin, đánh giá và can thiệp ban đâu 5-55: 542.6.2 Giảm các triệu chứng của sang chấn và Ìo GU s-cs+cs+cs+se¿ 55

2.6.3 Mục tiêu 2: Nâng cao lòng tự trỌng - -.- ccccsssssssvsesereeeressee 81

2.6.4 Cải thiện các mối quan hệ liên cá nhân -. 5-5555 +++s<++sx+sexseess 9]2.6.5 Giảm tần suất sử dụng cần sa và các hành vi nguy cơ 98

2.7 Đánh giá hiệu quả tri HIỆU - - 2c c2 2c 2221321131133 5515111111 101

2.8 Kết thúc ca và theo dõi sau trị liệu -c:¿c5+++ccxvrsrtrvrrrrrrrrrree 1032.9 Tự đánh giá về chất I0 103KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - -° 5° 5£ 5£ s se s£ss£seseseesessee 105TÀI LIEU THAM KHAO 2 5< 5252 5s£Ss£ s2 S2£Ss£EseEss+sesserserssosee 107

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TATSTT Từ viết tắt Y nghĩa

1 ACEs Adverse Childhood Experiences — các sự kiện thời thơ

ấu tiêu cực

2 CBT Cognttive Behavioral Therapy

3 APA The American Psychological Association — Hiệp hội

tâm thần Hoa Kỳ

4 WHO The World Health Organization — Tổ chức Y tế thê giới

5 HV Hoc vién

6 TC Than chu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bảng 1: 10 trải nghiệm thời thơ ấu ti€u CỰC 5s SE EEEEEEEEEErrrrrkerkee 15Bang 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện can sa theo DSM-5 -©5:- 24Bảng 3: Danh sách vẫn đề của thân chủ - 55c SE EEEEEEEEEEErEEerrrrerrrei 3óBảng 4: Điểm số thang sàng lọc DAISS-21 c5 5E 2212121 Eetrrki 4]Bảng 5: Kết quả các thang đánh giá tâm Ui cecceccccccccceccescsssesssesesssessesessessessesssesseees 41Bang 6: Đối chiếu biểu hiện của thân chủ với tiêu chuẩn chan đoán PTSD theo DSM-5 41Bảng 7: Đối chiếu các biểu hiện của thân chủ với rồi loạn sử dụng chất theo DSM-5 44Bang 8: Ké hoach can thiép du 72 RE 52

Bang 10: Mẫu ghi chép cdc suy nghĩ tự AONG cccccccccccccscescescescsssessesessessessesseseseseees 79Bảng 11: Điểm số các thang đánh gid sau can thiệp 5-5 ccccccceccccscees 101

Trang 10

MỞ DAU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Những trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực (ACEs) là phô biến và chúng có mỗi

liên hệ lâu dài mạnh mẽ với các hành vi nguy cơ sức khỏe, tinh trạng sức khỏe va bệnh tật của người trưởng thành (Felitti và cộng sự, 1998), do đó việc nghiên cứu và

thực hiện hỗ trợ tâm lí cho những người từng trải qua các sự kiện thời thơ ấu tiêucực là việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của nó và giúp nhiều người cócuộc sống hạnh phúc hơn

Thông tin trên trang web chính thức của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa

Kỳ (CDC), có 61% người trưởng thành có ít nhất một ACE và cứ 6 người trưởngthành thì có 1 người trải qua từ 4 loại ACEs trở lên (khoảng 16%); ít nhất 5 trong số

10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có liên quan tới ACEs Ở châu Âu, cókhoảng 50% người trưởng thành đã trải qua ít nhất một ACE và 13% trong số đó đãtrải qua it nhất 4 ACEs (Di Lemma và cộng sự, 2019) Báo cáo dựa trên bảng hỏi

sức khỏe người dan Scotland năm 2019 đăng tải trên hftps://www.gov.scot/ cho

thấy kết quả khảo sát trên 4,930 người trưởng thành và 1,978 trẻ em: có 15% ngườitham gia khảo sát từng trải qua ít nhất 4 loại ACEs, trong đó lạm dụng bằng ngôntừ/lời nói là hình thức phổ biến nhất với 47% khách thé có trải nghiệm này (Scottish

Health Survey 2019: summary report , 2020).

Không chi đáng lo ngại về mức độ phổ biến trong trải nghiệm của dân sé,ACEs còn liên quan tới nhiều van đề sức khỏe thé chất và tâm than của cả trẻ emlẫn người trưởng thành, tạo nên những khó khăn trong đời sống và cảm nhận hạnhphúc của họ Các trải nghiệm ACEs có thể ảnh hưởng đến các hệ thống điều hòa

thần kinh, miễn dịch, nội tiết và di truyền, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển

của não bộ, dẫn đến các phản ứng căng thang bất thường

Tại Việt Nam, các khảo sát và nghiên cứu ở học sinh, sinh viên cho thấytrong số các khách thé thi có khoảng trên 80% từng trải qua ít nhất một ACEs va

những khách thê này có điêm đánh giá tram cảm và lo âu cao hơn đáng kê so với

Trang 11

nhóm không trải qua ACE nào (Trần Quỳnh Anh và cộng sự, 2015) (Lê Thị HuyềnTrang và cộng sự, 2022) Một nghiên cứu khác cũng cho thấy mối tương quan thuậngiữa trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực tới hành vi gây han ở học sinh trung học phốthông (Lê Thị Huyền Trang, 2020) Hệ quả của ACEs không chỉ là những khó khăntâm lí cho các cá nhân có trải nghiệm thơ ấu tiêu cực mả nó còn làm tác động tới chiphí y tế, nguồn lực xã hội và chi phí cơ hội của nền kinh tế dé giải quyết những hệquả về mặt xã hội.

Trong quá trình học tập, thực tập và thực hành, bản thân học viên đã được

tiếp xúc với nhiều trường hợp đi tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lí hoặc đi thăm khám vàđiều trị tâm thần có liên quan đến những trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực Cáctrường hợp này có những dấu hiệu của trầm cảm, căng thăng sau sang chấn, các vẫn

đề liên quan tới nhận thức và hành vi nguy cơ như là hệ quả của việc trải qua ACEs

trước đó.

Các thông tin trên cho thấy AECs rất phé biến tại hầu hết các quốc gia nóichung và Việt Nam nói riêng ACEs còn có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của sựphát triển, đời sống và sức khỏe tâm thần của cá nhân Do đó, việc can thiệp, hỗ trợtâm lý cho người trưởng thành đã trải qua sang chấn tâm lý thời thơ ấu là rất cầnthiết để họ vượt qua và có một cuộc sống hạnh phúc

Từ những lí do trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Can thiệp tâm lícho một trường hợp có các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi lạm dụngcần sa” cho luận văn của mình

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu: Trình bày một số vấn đề lí luận liên quan đến các trảinghiệm thời thơ ấu tiêu cực (ACEs), điểm luận một số nghiên cứu lâm sảng vềACEs, và đánh giá và can thiệp cho các trường hợp có ACEs Trên cơ sở đó đề xuấtcác phương pháp đánh giá và can thiệp hiệu quả cho một trường hợp cụ thể

Nghiên cứu trường hợp gồm các nhiệm vụ cụ thé:

Đánh giá tâm lí: sử dụng các thang đo đánh giá tâm lí để tiến hành đánh giácho một trường hợp khách thé là người trưởng thành có các trải nghiệm thời tho ấu

Trang 12

tiêu cực, đang có các khó khăn tâm lí và có hành vi sử dụng cần sa như là hậu quả

của các trải nghiệm đó.

Định hình trường hợp: sử dụng lý thuyết hành vi để định hình trường hợpnhằm xác định các yếu tố làm phát sinh, duy trì và tăng nặng hoặc giảm nhẹ các van

dé tâm lí của thân chủ

Lập kế hoạch can thiệp và can thiệp cho các vấn đề của thân chủ dựa trênliệu pháp Nhận thức Hành vi và sử dụng thêm một số kĩ thuật dua trên chánh niệmnhằm giảm các triệu chứng của trầm cảm, rối loạn lo âu và hành vi nghiện, đồngthời tăng cường khả năng tự phục hồi và sức mạnh tâm lí của thân chủ

Đánh giá hiệu quả can thiệp và đưa ra kết luận, khuyến nghị cho việc sử

dụng liệu pháp hành vi trong can thiệp tâm lí cho trường hợp thân chủ có các trải nghiệm thời thơ âu tiêu cực và hành vi sử dụng cân sa.

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VE CÁC TRAI NGHIEM THỜI THO AU TIÊU

CỰC

1.1 Tổng quan nghiên cứu về các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực

1.1.1 Diém luận một số nghiên cứu về các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cựcCác trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực (ACEs) là những sự kiện gây căng thắngtrong thời thơ ấu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thê chất và tâm thần thời thơ ấu

và cả khi đã trưởng thành Các ACEs phổ biến bao gồm lạm dụng (thé chất, cảmxúc, tình dục); sao nhãng hoặc bỏ mặc; sống trong gia đình có bạo lực gia đình,người lạm dụng chất kích thích hoặc rượu, hoặc hành vi tội phạm; hoặc sống VỚIngười chăm sóc bị bệnh tâm thần (Scott, 2020) Lần đầu tiên vào những năm 1990,Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Ki va tập đoàn chăm sóc bảo hiểm KaiserPermanente đã thực hiện một cuộc khảo sát trên tong số 17.337 người được baohiểm dé đánh giá mối quan hệ giữa các hành vi nguy cơ sức khỏe của người trưởng

thành với việc bị lạm dụng thời thơ ấu và rối loạn chức năng gia đình, kết quả khảo

sát được trình bay trong báo cáo của Felitti và cộng sự (1998).

QUA ĐỜI

Qua đời sớm

Bệnh không Lây nhiễm, khuyết tật, các vấn đề

xã hội, năng suất Lao động thấp

Trang 14

Ki thực hiện, trong số 17.337 người tham gia có 69,9% người tham gia có ít nhấtmột ACE (Felitti và cộng sự, 1998) Trong nghiên cứu mở rộng về ACE do Dự ánPhiladelphia ACEs thực hiện, 83,2% trong số 1.784 người tham gia có ít nhất mộtACE (Merritt và cộng sự, 2013) Một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta analysis)xem xét kết quả của 221 nghiên cứu khoa học về các trải nghiệm thời thơ ấu tiêucực (ACEs — Adverse Childhood Experiences) ở châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra rang:theo kết qua của 10 nghiên cứu ở châu Âu, có khoảng 23.5% khách thé từng trải quamột và 18.7% trải qua từ 2 sự kiện tiêu cực thời thơ ấu trở lên; con số này ở Bắc Mỹ

tương ứng là 35.0% và 23.4% (Bellis và cộng sự, 2019) Một nghiên cứu khác của

Di Lemma và cộng sự cho thấy khoảng 50% người trưởng thành đã trải qua ít nhấtmột ACE và 13% trong số đó đã trải qua ít nhất 4 ACEs ( (Di Lemma và cộng sự,2019) Trải nghiệm về sự xa cách của cha mẹ, lạm dụng trực tiếp bằng lời nói và thêchất, và bạo lực gia đình trong gia đình là những ACE được báo cáo nhiều nhất

(Bellis và cộng sự, 2014a).

Tại các nước dang phát triển, tỉ lệ người có ACEs dường như cao hơn ở cácnước phát triển Marvin và Rosalind đã tiến hành một nghiên cứu phân tích tổng hợp,thu thập dé liệu từ 14 nghiên cứu khác nhau thực hiện trên 17 quốc gia dang phát triểnvới tong khách thé tham gia là 35.724 cho thấy tỉ lệ báo cáo có ít nhất 1 ACE dao động

từ 30% (Trung Quốc) tới 98.1% (Lebanon), trong đó tỉ lệ báo cáo trải qua từ 4 ACEs

trở lên là Saudi Arabia với 31.6% (Marvin, 2020) Một nghiên cứu khác khảo sát trên

1.068 người trưởng thành trên 35 tuổi tại Manila, Philippines chỉ ra rằng 75% số ngườiđược hỏi đã có ít nhất 1 ACEs, 9% có ít nhất 4 ACEs và rối loạn chức năng gia đình trởlên Các loại ACEs được báo cáo phô biến nhất là lạm dung cảm xúc, bỏ bê (thé chất

và cảm xúc) với các nhu cầu cơ bản Phần lớn những người được hỏi cho biết đã từngsông với người sử dụng chất kích thích hoặc nghiện rượu và ở trong gia đình có bạolực Hậu quả hành vi nguy cơ sức khỏe chủ yếu là hút thuốc, sử dụng rượu và hành vi

tình dục nguy cơ (Laurie và cộng sự, 2010).

Tuy nhiên, tình trạng kinh tế xã hội cao hơn không ảnh hưởng đến tác độngcủa ACEs đối với sức khỏe và trình độ học vẫn (Houtepen và cộng sự, 2020)

Trang 15

Trong thời kì thế giới trải qua đại dịch COVID 19, việc mất kết nối xã hội,cảm giác mat lòng tin vào người khác gia tăng và kha năng tiếp xúc lặp lại vớinhững căng thăng trong nước mà không có lối thoát giữa các chính sách giãn cách

xã hội của đại dịch không những có thể tạo ra một số yêu tố kích hoạt dẫn đến giatăng các trường hợp lạm dụng và bỏ bê trẻ em mà còn có nguy cơ làm giảm dần khảnăng phục hồi của người bệnh có ACEs (Daniel và cộng sự, 2020)

Trải nghiệm ACEs có thé ảnh hướng trực tiếp tới bộ máy sinh học của cơthể như các hệ thống điều hòa thần kinh, miễn dịch, nội tiết và di truyền, đồng thờiảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, dẫn đến các phản ứng căng thang batthường Căng thắng độc hại (căng thắng kéo dài mà không được bảo vệ) được cho

là kết quả của những trải nghiệm bat lợi Căng thăng độc hại mạn tính có thé dẫnđến việc các phản ứng căng thăng được kích hoạt vĩnh viễn (Danese và McEwen,2012) Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lâu dài trong việc sản xuất cortisol(hormone gây căng thăng) ở những đứa trẻ từng trải qua ACEs (Peckins và cộng sự,2015) Phơi nhiễm ACEs có liên quan đến rối loạn điều hòa các hormone liên quanđến căng thắng và những hormone điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, quá trình trao đồichất, cảm giác thèm ăn và sinh sản (Waehrer và cộng sự, 2020)

Về tác động của ACEs tới sức khỏe thé chat, tâm thần và các khía cạnhcủa đời sống cá nhân, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có bốn ACEstrở lên có nguy cơ mắc bệnh mạn tính (hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch hoặc hôhấp) cao gấp hai lần so với những người không có ACEs (Ashton và cộng sự,2016); nguy cơ hút thuốc hoặc uống nhiều rượu cao gấp bốn lần; gấp ba lần nguy cơ

bị béo phì; nguy cơ mắc các bệnh tâm thần cao gấp sáu lần; nguy cơ sử dụng heroinhoặc crack cocaine cao gấp 16 lần; và nguy cơ bị bắt giam cao gấp 20 lần (DiLemma và cộng sự, 2019) Những người có điểm ACEs cao hơn có kết quả học tập

và hiệu suất làm việc thấp hơn; tăng nguy cơ liên quan đến bạo lực, nguy cơ gây rahoặc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên và nguy cơ nhập viện nội trú(Bellis và cộng sự, 2014b) Mối quan hệ mạnh mẽ nhất đã được tìm thấy giữa các

ACEs và việc sử dụng ma túy, ý định tự tử và tham gia vào các tương tác bạo lực

10

Trang 16

(Bellis và cộng sự, 2014b) Nghiên cứu về những bệnh nhân mắc chứng rối loạnlưỡng cực cho thấy ACEs có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần lớn hơn sovới những biến cố sang chan trai qua khi trưởng thành (Park và cộng sự, 2020).

Một nghiên cứu tại Vương quốc Anh đã xem xét mối quan hệ giữa ACEs và

tỷ lệ tử vong sớm ở độ tuôi 50 trở xuống và nhận thấy nguy cơ tử vong tăng 57%đối với nam giới có hai ACEs trở lên và nguy cơ này tăng 80% đối với phụ nữ

(Kelly-Irving va cộng sự, 2013) Những người có từ sáu ACEs trở lên có nguy cơ

giảm 20 năm tuổi tho (Brown và cộng sự, 2009) Nghiên cứu về ACEs từ các báocáo sức khỏe người dân Scotland năm 2019 thống kê, những người trưởng thành cóbốn ACEs trở lên có nhiều nguy cơ gặp những vấn đề sau hơn những người không

có ACE: béo phì (39% so với 29%), hút thuốc (27% so với 10%), bệnh mạn tínhhạn chế hoạt động Limiting long-term illness (52% so với 26%), mắc bệnh timmach (21% so với 14%), có sức khỏe tinh thần kém hơn (điểm số sức khỏe

WEMWBS trung bình là 46,0 so với 52,0) và không đáp ứng các hướng dẫn hoạt

động thé chất (41% so với 32%) (Scottish Population Health Directorate, 2019)

Về tác động của ACEs tới chi phí xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế, cácnghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa các ACEs và tình trạng sức khỏekém sẽ dẫn đến việc những người trải qua ACEs có nhu cầu lớn hơn đối với cácdịch vụ y tế Theo đó, người có ACEs được dự đoán tới gặp bác sĩ đa khoa nhiềuhơn, sử dụng dịch vụ chăm sóc khẩn cấp nhiều hơn và nhập viện nhiều hơn và tácđộng của ACEs tới nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế đường như xuất hiện ở tuổi trưởngthành thay vì ngay khi còn nhỏ (Bellis và cộng sự, 2017) ACEs liên quan đến việctăng cường sử dụng các dịch vụ y tế ở cả cơ sở chăm sóc ban đầu và cơ sở y tếchính thức (DI Lemma và cộng sự, 2019) Dữ liệu từ các cuộc khảo sát của Tổ chức

Y tế Thế giới cho thấy việc loại bỏ ACE sẽ làm giảm 29,8% các rối loạn sức khỏetâm thần (Kessler, 2010) Dữ liệu của Vương quốc Anh cho thấy, chi phi hàng nămcho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện ở ngườitrưởng thành liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em ước tính khoảng 178 triệubảng Anh (Saied-Tessier, 2014); bằng cách ngăn chặn ACEs trong tương lai có thểgiúp giảm 15% tỉ lệ say rượu, 16% hút thuốc, 33% mang thai ngoài ý muốn ở tuôi

11

Trang 17

vị thành niên, 59% sử dụng heroin và crack cocaine, 52% bạo lực và 53% tỉ lệ bị bắt

giam (Bellis và cộng sự, 2014b) Ước tính cứ một trường hợp ngược đãi trẻ em

không gây tử vong ở Hoa Ky dẫn đến chi phí cho nhu cau y tế trọn đời là 10.530 đô

la và thêm 144.360 đô la do bị mat năng suất lao động (Fang và cộng sự, 2012).Hậu quả của ACEs thường là liên thế hệ; do đó, việc phòng ngừa có thể có tác độngtích cực đến các thé hệ tương lai (Di Lemma và cộng sự, 2019)

CDC Hoa kỳ cho rằng việc ngăn chặn ACEs có thể làm giảm số lượng lớncác ca bệnh ở đất nước họ: tương đương với 2] triệu ca trầm cảm, 1.9 triệu ca bệnhtim và tới 2.5 triệu ca béo phì, thừa cân Việc giảm 10% số ACEs ở Bắc Mỹ có thétương đương với khoản tiết kiệm hàng năm là 56 tỷ đô la (Teen Newsletter:

Adverse Childhood Experiences (ACEs) , 2023).

Ở Việt Nam, một trong những nghiên cứu đầu tiên về ACEs ở Việt Nam doTrần Quỳnh Anh và cộng sự thực hiện năm 2015 đã khảo sát trên 2.099 sinh viêncác trường Đại học Y dược trên khắp Việt Nam sử dụng một bảng câu hỏi an danhACE-IQ và một bảng hỏi được chuẩn hóa về sức khỏe thé chất và tinh thần Kết quảkhảo sát cho thấy có 76.2% khách thể từng trải qua ít nhất một ACE, trong đó20.9% trải qua từ 4 ACEs trở lên Các ACEs phổ biến nhất được báo cáo là bị bạohành về tinh thần, thể xác và chứng kiến cảnh người thân trong gia đình bị đối xửbạo lực (lần lượt là 42.3%, 39.9% và 34.6%) Đáng chú ý là khoảng 15% sinh viêncho biết đã từng bị lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu và tỷ lệ này không khác biệtđáng ké giữa nam và nữ Con số này tương tự ở một nghiên cứu khác trên mẫu 644học sinh trung học phô thông: 74% học sinh tham gia khảo sát báo cáo từng trải qua

ít nhất 1 ACE và 27% trải qua ít nhất 4 ACEs; tỷ lệ bị lạm dụng tình duc là 10.1%không khác biệt ở nam và nữ (Lê Thị Huyền Trang và cộng sự, 2022)

Các phân tích tương quan quan cho thấy, những người trải qua 3 và 4 ACEs

có các vấn đề sức khỏe thể chất liên quan tới chất lượng cuộc sống thấp hơn đángkế; các khách thé có từ bốn ACE trở lên có điểm đánh giá mức độ tram cảm và lo

âu cao hon đáng kể và tỉ lệ khách thé có 4 ACEs trở lên có ý tưởng tự sát là 15,1%(Trần Quỳnh Anh và cộng sự, 2015)

12

Trang 18

Một nghiên cứu khác khảo sát trên 4,957 học sinh THCS và THPT ở cả

thành thị, nông thôn và miền núi chỉ ra có 86% khách thé trải qua ít nhất 1 ACE vàgần 56% trải qua nhiều loại ACEs Tỉ lệ học sinh có 4 ACEs trở lên mac tram cảm,căng thăng tâm lý và ý tưởng tự sát cao hơn gấp lần lượt 6.98 lần 4.72 lần và 6.43lần (Thái Thanh Trúc và cộng sự, 2020)

Một nghiên cứu khác khảo sát 1,070 học sinh THPT trên địa bàn thành phố

Hà Nội vào năm 2021 đã chỉ ra rằng các khách thê đã từng trải qua tất cả 12 dạngACEs được đề cập trong nghiên cứu và 90% học sinh tham gia xác nhận đã trải qua

ít nhất một ACE trong môi trường gia đình Các dạng ACEs phô biến nhất là bỏ bêcảm xúc, chứng kiến bạo lực gia đình, cha mẹ ly thân/ly di/qua đời, trong đó trảinghiệm thuộc nhóm bỏ bê chiếm tỉ lệ cao nhất trong 4 ACEs (Chử Ngọc Diệp và

cộng sự, 2022).

1.1.2 Điểm luận một số nghiên cứu về đánh giá và can thiệp cho người có

các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cựcLiệu pháp được sử dụng nhiều nhất trong can thiệp tâm lí cho các trường hợptrải qua ACEs là CBT và các biến thể của CBT

Nhìn chung, các liệu pháp nhận thức — hành vi (CBT) có nhiều bang chứngnhất trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe — đặc biệt là cải thiện sức khỏe tâmthần và giảm các hành vi sức khỏe nguy cơ — ở người lớn có tiền sử ACEs, trong đónhững cải thiện đáng kế đã được báo cáo về các triệu chứng tram cảm, PTSD, phan

ly, giác ngủ, sử dụng chất kích thích, hành vi tinh duc nguy co, chức năng liên cánhân, điều chỉnh cảm xúc và chất lượng cuộc sống (Laurel và cộng sự, 2016) Mộtthử nghiệm CBT khác cũng cho thấy những thay đổi chức năng của não (Thomaes

và cộng sự, 2012).

Các phân tích thành phần CBT nghiêm ngặt về mặt khoa học cũng chứngminh tầm quan trọng của việc trước tiên cần cung cấp cho những người trải quaACEs các mô-đun xây dựng kỹ năng (ví dụ: phát triển kỹ năng liên cá nhân va khảnăng điều chỉnh cảm xúc) trước các mô-đun dựa trên phơi nhiễm (Cloitre và cộng

sự, 2010).

13

Trang 19

Liệu pháp Nhận thức Hành vi tập trung vào sang chan (Trauma Focused-CBT)

đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc can thiệp các hệ quả của trải nghiệm bấtlợi thời thơ ấu, bao gồm lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thắng sau sang chấn

(Kliethermes M D., Drewry K., Wamser-Nanney R., 2017) (Judith A Cohen va cộng

sự, 2022) Tiếp cận CBT này, bao gồm sự phơi nhiễm, xử lý nhận thức, quản lý căngthăng và sự tham gia của người chăm sóc (thường là cha mẹ), đã đặc biệt thành côngtrong môi trường cộng đồng (J Barrington và cộng sự, 2005) Hơn nữa, các biện phápcan thiệp nhận thức-hành vi, bao gồm trị hiệu Nhận thức Hanh vi tập trung vào sangchắn, đã được chứng minh là có lợi trong việc giải quyết các tác động trước mắt và lâu

dài của lạm dụng tình dục trẻ em (G Macdonald và cộng sự, 2012).

Các thử nghiệm về viết biểu đạt (EW - Expressive Writing) và các can thiệpdựa trên chánh niệm (MB - Mindfulness-based) với những người trưởng thành sống

sót sau ACEs phần lớn chỉ giới hạn ở các kết quả xã hội, nhận thức vả/hoặc cảm

xúc, vi hầu hết các nghiên cứu chưa đánh giá các hành vi nguy cơ sức khỏe, các yếu

tố sinh học thần kinh hoặc kết quả sức khỏe thê chất Tuy vậy, các thử nghiệm vềcan thiệp bằng các liệu pháp viết biểu đạt và can thiệp dựa trên chánh niệm với cáckhách thể nói chung (không sàng lọc người có trải nghiệm ACEs) đã chứng minhhiệu quả đối với nhiều kết quả, bao gồm các yếu tổ sinh học thần kinh, hành vi nguy

cơ sức khỏe và kết quả sức khỏe thé chất (Laurel và cộng sự, 2016) Đáng chú ý,các phân tích tổng hợp cho thay EW có tác động vượt trội về sức khỏe thé chất sovới sức khỏe tâm thần (Frisina và cộng sự, 2004), trong khi các liệu pháp MB vượttrội về SKTT hon là kết quả sức khỏe thé chất (Khoury và cộng sự, 2013) Do đó,

có thé cung cấp cho những người trưởng thành sống sót sau ACEs một biện phápcan thiệp tích hợp cả hai liệu pháp EW và MB để có thể đạt hiệu quả tối ưu

1.2 Một số lí luận về các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực, hành vi sử dung

cần sa và liệu pháp Nhận thức hành vi

1.2.1 Một số khái niệmACEs - các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực, khái niệm này xuất hiện lần đầuvào những năm 1990, ACEs định nghĩa là “sự lạm dụng và rối loạn chức năng

14

Trang 20

gia đình thời thơ ấu” (Felitti và cộng sự, 1998) Trong các nghiên cứu sau này,ACEs được hiểu là tập hợp 10 sự kiện hoặc tình huống sang chan xảy ra trước năm

18 tuổi đã được nghiên cứu và chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâmthần và các bệnh suy nhược ở người trưởng thành 10 trải nghiệm thời thơ ấu tiêucực bao gồm:

Bang 1: 10 trải nghiệm thoi thơ du tiêu cực (Felitti và cộng sự, 1998)

1O Trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực

3 Lạm dụng tình dục

8 Có một người thân trong gia đình từng ngồi tù

4 Có một người thân trong gia đình nghiện rượu

hoặc ma túy 9 Bỏ bê về tỉnh thần/tâm lý

5 Lam dụng tỉnh than/tam lý 10 Cha mẹ li thân hoặc li hôn vì đổ vỡ mõi quan hệ

Các nghiên cứu sau này đã mở rộng khái niệm ACEs và thêm vào một số

ACEs khác như: nghèo đói, bạo lực cộng đồng, bắt nạt, phân biệt chủng tộc và gần

đây nhất là xa cách cha mẹ nhập cư (Cronholm và cộng sự, 2015), (Finkelhor và

cộng sự, 2015).

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì định nghĩa ACEs là những sự kiện cónguy cơ gây sang chan tâm lí xảy ra trong thời tho ấu (0 — 17 tuổi) bao gồm nhưngkhông giới hạn: trải qua bạo lực, lạm dụng hoặc bỏ bê; chứng kiến bạo lực trong gia

đình hoặc cộng đồng: có một thành viên trong gia đình chết vì hoặc có tự tử ACEs

Cũng bao gồm các khía cạnh của môi trường có thé làm suy yêu cảm giác an toàn,

ồn định và gắn kết của trẻ, chăng hạn như lớn lên trong một gia đình có: van đề sửdụng chất; vấn đề sức khỏe tâm thần; bất ôn do cha mẹ ly thân hoặc người thân ở

trong tù (The US Centers for Disease Control and Prevention, 2022).

Cách định nghĩa ACEs của WHO: Những Trải nghiệm Thời tho ấu Tiêu cực(ACEs) đề cập đến một số nguồn gây căng thăng mạnh mẽ và thường xuyên nhất

mà trẻ em có thể phải chịu đựng trong giai đoạn đầu đời Những trải nghiệm nhưvậy bao gồm nhiều loại lạm dung; sao nhang; bạo lực giữa cha mẹ hoặc người chăm

15

Trang 21

sóc; các loại rồi loạn chức năng gia đình nghiêm trọng khác như lạm dụng rượu vachất kích thích; và bạo lực giữa bạn bè, cộng đồng và tập thé (WHO, 2020) Nhưvậy, cách định nghĩa này của WHO có thêm các yếu tố: bạo lực bởi bạn bè đồngtrang lứa, chứng chiến bạo lực ở cộng đồng và phơi nhiễm với chiến tranh hoặc bạolực tập thé Các yếu tô này thé hiện trong bang hỏi ACEs-IQ.

Như vậy, ACEs là những sự kiện bat lợi hoặc nghịch cảnh xảy ra trong thờithơ ấu của mỗi cá nhân Chúng có thể, nhưng không chắc chắn gây ra sang chấntâm lí thời thơ ấu Một số loại ACEs nhất định đặc biệt dễ gây ra những phản ứngsang chấn tâm lí ở trẻ em như việc bị xâm hại hoặc bị lạm dụng thé chất, trong khi

những loại ACEs khác (ví dụ cha me li thân hoặc li hôn) có xu hướng liên quan tới

những thay đổi trong cách trẻ phản ứng và tương tác với người khác, chúng có thékhiến trẻ trải nghiệm sang chấn hoặc không Việc trải qua các ACEs tác động đếnmỗi người theo một cách khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân, gia đình,nguy cơ từ môi trường sống và các yếu tổ bảo vệ Vi dụ, hai đứa trẻ trai qua cùngloại ACEs có thể phản ứng theo những cách khác nhau: Một đứa trẻ có thê hồi phụcnhanh chóng mà không cảm thay sự đau khổ nghiêm trọng, trong khi đứa trẻ còn lại

có thé mắc chứng rối loạn căng thắng sau sang chan và cần được trợ giúp chuyên

nghiệp (J Dym Bartlett, 2019).

Cần sa: bất kỳ loài nao trong số ba loài thực vật (Cannabis sativa, C indica,

hoặc C Ruderalis) có hoa hoặc quả khô ở ngọn hoặc lá được sử dụng rộng rãi như

một loại thuốc giải trí, được gọi là cần sa (marijuana) Tác nhân kích thích thần kinh

chính trong những cây nay là delta-9-tetrahydrocannabinol (THC), tập trung trong

nhựa, phần lớn nằm ở ngọn hoa của cây Khi hút, THC nhanh chóng được hấp thụvào máu và gần như ngay lập tức được phân phối đến não, gây ra các tác dụng chủquan nhanh chóng kéo dài từ 2 đến 3 giờ Những tác động này bao gồm cảm giáchưng phấn hoặc hạnh phúc, dé cười, méo mó về nhận thức, suy giảm kha năng tậptrung và trí nhớ ngắn hạn, thèm ăn Một số tác dụng phụ phổ biến khác là lo lắnghoặc hoảng sợ; sử dụng với liều lượng cao có thể gây ra ảo giác Khả năng chịuđựng các tác động của THC tăng khi sử dụng nhiều lần và hình thành hội chứng cai

16

Trang 22

Chế phẩm cần sa mạnh nhất là hashish, bao gồm nhựa cần sa nguyên chất Một chếpham cần sa nhẹ hon là sinemilla, còn được gọi là ganja; nó được làm từ ngọn hoa

của cây (APA Dictionary of Psychology, n.d.).

Lam dụng chat/lam dụng cần sa: việc sử dụng các chất kích thích tâm thần

có hại hoặc nguy hiểm, bao gồm rượu và ma túy bat hợp pháp

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra các tiêu chí để phân biệt giữa lạm dụng cần sa và

sử dụng cần sa mạn tính không có biến chứng Những người lạm dụng cần sa đã sửdụng cần sa thường xuyên hơn, sử dụng lượng cần sa nhiều hơn và bắt đầu sử dụng nó

ở độ tuôi sớm hơn những người không lạm dụng (Weller và Halikas, 1980)

Rối loạn sử dụng chất có liên quan đến mô hình hành vi bệnh lý, trong đóbệnh nhân tiếp tục sử dụng chất bat chấp những van dé đáng ké liên quan đến việc

sử dụng chất đó Chân đoán rối loạn sử dụng chất kích thích dựa trên tiêu chuẩnchân đoán về kiểu hành vi Điều trị rối loan sử dụng chất kích thích là một thử thách

và thay đổi tùy theo loại chất và hoàn cảnh

CBT (Cognitive Behavioral Therapy) — Trị liệu Hanh vi Nhận thức: một liệu

pháp tâm lí tích hợp các lý thuyết nhận thức và học tập với các kỹ thuật trị liệu bắt

nguồn từ liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi CBT giả định răng các biến nhậnthức, cảm xúc và hành vị có liên quan với nhau về mặt chức năng Việc điều trịnhằm mục đích xác định và sửa đổi các quá trình tư duy không thích nghi và cáchành vi có van đề của thân chủ thông qua tái cấu trúc nhận thức và các kỹ thuậthành vi để đạt được sự thay đôi Còn được gọi là sửa đổi hành vi nhận thức hoặc

liệu pháp nhận thức hành vi (APA Dictionary of Psychology, n.d.).

CBT có hiệu quả với hầu hết các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó cótram cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thắng Sau sang chan, rối loạn lưỡng cực, cácvân đề về lòng tự trọng thấp, các nỗi lo sợ bất hợp lí Các nhà trị liệu tạo ra nhiềubiến thé của CBT dé can thiệp cho một hoặc một vải vấn đề hoặc nhóm thân chủ cụthé như TF-CBT (trauma focused — CBT) can thiệp rối loạn căng thăng sau sangchan cho trẻ từ 3 — 18 tuổi, hoặc CBT-I (CBT for Insomnia) — can thiệp nhận thức —hành vi cho khách hàng có rỗi loạn giấc ngủ

17

Trang 23

1.2.2 Cơ chế ảnh hưởng của các trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực tới sức

khỏe tâm than

Mô hình sinh học — than kinhKhi nguy hiểm xuất hiện, hạch hạnh nhân hoạt động mạnh đưa ra phản ứngcăng thang (chiến đấu hay bỏ chạy) — phản ứng trước; sau đó, vỏ não trước tránPFC đưa ra nhận định về việc phản ứng căng thăng từ hạch hạnh nhân có hợp líkhông và điều chỉnh hoạt động phù hợp Nếu cơ thé liên tục trải qua các sự kiện,tình huống căng thang thì hoạt động của PFC bị suy giảm dẫn đến “không minhman” dé phân biệt mối nguy hiểm là thực hay không, làm cho khả năng điều tiếtphan ứng của hạch hạnh nhân và các phản ứng đối với các mối đe dọa tiềm ân cóthê trở nên dữ đội hơn và lâu dài hơn (Phản ứng không phù hợp hoặc quá mức vớikích thích có thể không nguy hiểm, nhớ tới các sự kiện có tính đe dọa tương tự)

(Adverse childhood experiences and the developing brain, 2019) Do đó việc trải

qua các ACEs trong thời gian dài khiến cá nhân khó khăn trong việc xác định kíchthích nào thực sự nguy hiém dé đưa ra phản ứng phù hợp

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi bộ não đang phát triển liên tục bịcăng thăng, nó sẽ tiết ra một loại hormone làm thu nhỏ vùng não xử lý cảm xúc, trínhớ và kiểm soát căng thắng Những đứa trẻ có bộ não đã bị thay đôi bởi các ACEs

có nhiều khả năng trở thành những người trưởng thành phản ứng thái quá ngay cảvới những căng thắng nhỏ

Khi một cá nhân liên tục trải qua các sự kiện bất lợi de doa tới sự an toannhưng không có cách nào thoát ra được, họ phải chống đỡ nhờ các phản ứng chiếndau/bo chạy hoặc bat động nhưng các phan ứng này thường không hiệu quả làm chonguồn gây căng thăng biến mat Sự bat lực này được củng cô do đó cá nhân tìm tớinhững hoạt động khác dé giải tỏa cảm xúc (tự hai, tự sát, các hành vi nguy cơ khác)

hoặc nội hóa nghịch cảnh và hình thành các nhận thức tiêu cực, tội lỗi.

Ngoài ra, giả thuyết về hệ thống miễn dịch thần kinh cho rằng các hoạt độngviêm nhiễm ở mức độ thấp thường tương tác với gen, lỗi sống và các phơi nhiễm

khác khiên cho các cá nhân có trải nghiệm thời thơ âu tiêu cực phát triên và duy trì

18

Trang 24

các van dé sức khỏe thé chất và tâm than trong suốt cuộc đời (Đặng Hoàng Minh và

cộng sự, 2023).

Mô hình hành vi

Về mặt hành vi, cá nhân trải nghiệm các stress cao có nguy cơ hình thành các

cơ chế đương đầu mất chức năng, không lành mạnh, thực hiện các hành vi tôn hạiđến sức khỏe, duy trì các mối quan hệ độc hại Cá nhân có thé sử dụng nhiều chiếnlược đương đầu né tránh bao gồm các loại hành vi khác nhau như sử dụng rượu vàchất kích thích, ăn uống không lành mạnh, tránh né các trải nghiệm, tình huống vàngười nguy cơ gây stress Cơ chế tránh né này làm suy giảm khả năng giải quyếtvấn đề và kiểm soát tình huống Các nghiên cứu chỉ ra rằng ACEs có mối quan hệchặt chẽ với chiến lược đương đầu tránh né, góp phan tao ra các hành vi sức khỏetiêu cực (Đặng Hoàng Minh và cộng sự, 2023) Thêm vào đó, việc sử dụng nhiềuchiến lược tiêu cực làm cho cá nhân càng ít sử dụng các chiến lược đương đầu tíchcực (đương đầu chủ động, lên kế hoạch, hỗ trợ cảm xúc) (Julia và cộng sự, 2020)

Những trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực có thể có tác động lâu dài đến chứcnăng tâm lý xã hội, với các cơ chế tiềm ân bao gồm tác động tức thời của rỗi loạncảm xúc/hành vi, hình thành các kiểu hành vi và tăng tinh dé bị ton thương trướccác môi trường rủi ro sau nay (Rutter, 2007) Những trải nghiệm này cũng có thé

dẫn đến sự khác biệt về sinh lý căng thang, đặc biệt là trong phan ứng với các tác

nhân gây căng thắng giữa các cá nhân (C Wendel, 2022) Khả năng học tập kết hợp

bị suy giảm, đặc biệt là về khả năng thay đôi lựa chọn và niềm tin về khả năng khenthưởng, đã được xác định là yếu tố trung gian tiềm năng cho mối quan hệ giữaACEs ban đầu và kết quả hành vi tiêu cực (J Hanson và cộng sự, 2017) Hơn nữa,trải nghiệm bắt lợi có liên quan đến hành vi phát hiện mối de doa ở trẻ em, mặc dùkhông nhất thiết dẫn đến khả năng thực hiện các hành vi gây han cao hơn (Soraia

Mesquita, 2022).

Mô hình tâm lý xã hội

ACEs phá vỡ sự phát triển của các quá trình điều chỉnh cảm xúc thích ứngthông qua những thay đổi trong cách giải thích và niềm tin tâm ly, thay đôi cấu trúc

19

Trang 25

và chức năng của các vùng chính của não và phát triển các chiến lược đối phókhông thích hợp Tat cả các lĩnh vực này hoạt động độc lập và tương tác với nhau

dé làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm than (Julia và cộng sự, 2020)

Vì ACEs bắt nguồn từ sự gián đoạn trong mối quan hệ giữa người chăm sóc

và trẻ và có liên quan đến quan điểm tiêu cực về bản thân cũng như năng lực xã hộikém, Wong (2008) đưa ra giả thuyết rằng ACEs phá vỡ sự phát triển ý thức thốngnhất về bản sắc (identity) do đó dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở người

trưởng thành Nghiên cứu của Wong và cộng sự đã chứng minh sự rõ ràng của ý

niệm về cái tôi (self-concept) làm trung gian cho tác động của ACEs tới các vấn đềnhư hành vi tự tử, tram cảm, cô don, căng thắng và đau khô trong cuộc sống (Wong

và cộng sự, Self and Identity 18).

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của người có trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cựcCác nghiên cứu thường cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa những ACEs và cácvan dé sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành Craner (2022) phát hiện ra rằng nhữngngười trưởng thành bị đau mãn tính đã trải qua nhiều ACEs hơn phải chịu đựng nhữngcon đau nặng hơn và có chất lượng cuộc sống thấp hơn, cũng như mức độ lo lắng vàtram cảm cao hơn Cụ thé, những người có tối thiểu bốn ACEs có những cơn dau tôi tệhon đáng ké và chất lượng cuộc sống thấp hon so với những người báo cáo it ACEshơn Người có ít nhất ba ACEs có mức độ lo lắng và trầm cảm cao hơn Trải nghiệm bị

bỏ rơi thời thơ ấu ảnh hưởng tiêu cực đến các kết quả liên quan đến sức khỏe tâm thần,bat ké số lượng ACEs (J Craner và cộng sự, 2022)

Các biểu hiện về vấn đề sức khỏe tâm thần ở người có các trải nghiệm thờithơ ấu tiêu cực thường xuất hiện ở độ tuôi trưởng thành Triệu chứng và biểu hiện ởmỗi người là khác nhau, tuy nhiên chúng đều thuộc 4 nhóm triệu chứng sau:

Nhóm triệu chứng liên quan tới sang chấn gồm: hồi tưởng, kí ức xâm nhậphoặc tái trải nghiệm bao gồm các ý nghĩ, hình ảnh, nhận thức xuất hiện lặp lạinhiều lần; lặp lại ác mộng về sự kiện hoặc có những giấc mơ buồn, gây sợ hãi; gâycảm giác sự kiện đang lặp lại trên thực tế; sợ hãi, hoảng loạn, cơ thể có phản ứngsinh lí mạnh mẽ khi tiếp tục với tác nhân gợi nhớ các trải nghiệm bất lợi Mối quan

20

Trang 26

hệ giữa ACEs và các triệu chứng của PTSD đã được chứng minh qua một nghiên

cứu đánh giá khả năng điều tiết cảm xúc như một yếu tố trung gian tiềm năng giữaACEs và triệu chứng PTSD, trầm cảm và sức khỏe thể chất kém, tất cả đều thườngxảy ra đồng thời ở phụ nữ trải nghiệm ACEs (M Cloitre và cộng sự, 2019)

Nhóm triệu chứng hành vi né tránh và hành vi gây han: cá nhân tránh nóichuyện hoặc suy nghĩ về trải nghiệm; né tránh những tình huống, hoạt động, địađiểm, người kích thích việc nhớ lại sự kiện gây sang chấn cá nhân cũng có thé quénmột hoặc vai khía cạnh quan trong cua sự kiện Tác động cua ACEs đối với hành vi

né tránh được Shin (2018) khám phá, ông đã phát hiện ra rằng những cá nhân cónhiều ACEs, đặc biệt là những người có sang chấn tâm lí, biểu hiện tính nóng nảygia tăng Điều này cho thấy hành vi né tránh có thé là một cơ chế đối phó dé đối phóvới cảm xúc đau khổ do ACEs gây ra (Sunny H Shin, 2018)

Nhóm triệu chứng thay đổi tiêu cực về niềm tin và cảm xúc thé hiện ởnhững niềm tin tiêu cực về bản thân, về người khác và thế giới; xuất hiện các cảmxúc trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, tuyệt vọng Một số nghiên cứu cho thấy mỗi quan

hệ giữa ACEs và lòng tự trọng thấp cho thấy những người từng trải qua ACE, có xuhướng có lòng tự trọng thấp hơn (Jeffrey M Jacques, Karen J Chason, 1977) vàbệnh béo phì, thời gian xem TV và phong cách nuôi dạy con cái là những yếu tố rủi

ro có thê sửa đôi được đối với lòng tự trọng thấp, tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi

ACE (Auden C McClure và cộng sự, 2010)

Nhóm triệu chứng cơ thể như hồi hộp, căng hoặc đau cơ, các rối loan da day,tiêu hóa; nhạy cảm quá mức với các kích thích bên ngoài; dé cau kinh, có các cơn giận bùng nổ, dễ giật mình, khó tập trung, khó ngủ

Ngoài ra, nhiều người có ACES có hành vi lạm dụng chất như sử dụng matúy, rượu, thuốc an thần; có các hành vi tự hại hoặc tự sát Một số biểu hiện khác:

e Cái nhìn tiêu cực về bản thân: có thé có cảm giác xấu hồ hoặc tội lỗi liên

quan đến trải nghiệm tiêu cực của bản thân, đồ lỗi cho bản thân, những thay đôi

vĩnh viễn theo hướng tiêu cực

21

Trang 27

e Phân ly (Dissociation): tách biệt khỏi ban thân hoặc cam xúc hoặc cam; gặp

khó khăn trong việc ghi nhớ các trải nghiệm sang chấn hoặc hoàn toàn quên nó đã

xay ra

e Khó khăn trong mối quan hệ: Khó tin tưởng người khác, dường như khôngtin được ai hoặc thậm chí mong đợi người khác sẽ làm hại mình Có thể rơi vàonhững tình huống sang chan khác nếu thường xuyên bị lam dụng trong quá khứ

1.2.4 Lý luận về hành vi sử dụng can saCần sa chứa nhiều loại cannabinoid khác nhau có trong cây cần sa, trong đó

có cannabidiol (CBD) và delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) là hai nhóm hoạt chấtchính (Darby J.E Lowe, 2018) Khi hít khói cần sa, THC vào và di chuyển khắp cơthể, bao gồm cả não và gan vào các thụ thé cannabinoid trên các tế bào thần kinhtrong não, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các tế bào đó Các thụ thểcannabioid tập trung nhiều ở phần não ảnh hưởng đến khoái cảm, trí nhớ, suy nghĩ,

sự tập trung, cảm giác và tri giác thời gian và chuyên động phối hợp (Nixon, 2006).Ngược lại, CBD đã được chứng minh trong các nghiên cứu ban đầu là có tác dụngđiều trị tiềm năng (ví dụ như tác dụng chống loạn thần, giải lo âu, chống thèm ăn,

hỗ trợ nhận thức và bảo vệ thần kinh), vì nó đường như có tác dụng được lý khácbiệt và có phần đối lập so với THC (Crippa JA, 2018)

Mặc dù chưa xác định được mối quan hệ nhân quả, nhưng nhiều nghiên cứu

đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi sử dụng cần sa và các vấn đề về sứckhỏe tâm thần bao gồm rỗi loạn tâm thần mãn tính, rối loạn tâm trạng và hành vi tự

tử (Miller, 2018) và rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo lắng và suy giảm chức năng

nhận thức (Grinspoon, 1983).

Ly thuyết về hành vi nghiện

Lý thuyết học tập xã hội Trong đó thuyết quyết định tương hỗ là thành phầntrung tâm của lý thuyết này và đề xuất rằng hành vi của con người được xác địnhbởi các mối quan hệ chức năng giữa (1) các yếu tố cá nhân, (2) môi trường bênngoài và (3) chính hành vi đó Sử dụng mô hình này, nghiện chất có thể được xem

22

Trang 28

là kết quả của các mối quan hệ chức năng giữa đặc điểm cá nhân của một cá nhân,môi trường xã hội và các hành vi lấy cần sa làm trung tâm Nói cách khác, chứngnghiện có thể được xem như một rối loạn tâm sinh lý xã hội mạn tính, bao gồm các

khía cạnh bên trong và bên ngoài của cá nhân (Smith, 2021).

Thuyết hành vi Theo thuyết điều kiện hóa hành vi tạo tác của B.F Skiner,

khi một hành vi được khen thưởng nó sẽ tăng khả năng lặp lại, khi một hành vi bị

trừng phạt thì tần suất xuất hiện của nó sẽ giảm đi Sử dụng cần sa tạo ra khoái cảm

và điều đó khiến người dùng tiếp tục lạm dụng chúng Cần sa kích hoạt hệ thốngthưởng dopamine, cho não bộ thấy rằng chất này đang gây ra tác động tích cực.Người dùng sẽ bị cuốn vào việc giảm đau hoặc các cảm giác như lo lắng, căngthăng khi sử dụng

Nghiện là một hành vi có thể học được vì “phần thưởng” ngay lập tức củahành vi sử dụng — hầu hết các chất và các hoạt động gây nghiện đều mang lại khoáicảm ngay lập tức Điều này cũng giải thích tại sao chất hoặc hoạt động gây nghiện

có xu hướng thay thế các nguồn phần thưởng khác lành mạnh hơn Những loại phầnthưởng khác (như sức khỏe trở nên tốt nêu không dùng cần sa) thường bị trì hoãn.Khi chứng nghiện tiễn triển, khả năng có được những thú vui tự nhiên, lành mạnh(phần thưởng) sẽ giảm đi do chứng nghiện Nếu người sử dụng chất đối mặt với các

tình huống căng thắng trong cuộc song (xung đột với ban bẻ, gia đình; mất VIỆC ),

thì họ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào cơn nghiện như nguồn phần thưởng duynhất của họ

Tiêu chuẩn chan đoán nghiện can saDSM-S5 đưa ra tiêu chuân chân đoán như dưới đây, trong đó người sử dụngchat đáp ứng ít nhất 2 trong số những biéu hiện dưới đây trong 12 tháng qua:

23

Trang 29

Bảng 2: Tiêu chuẩn chan đoán nghiện can sa theo DSM-5

(American Psychiatric Association, 2013)

STT Tiéu chuan chan doan

Kiểm soát việc sw dụng chất bị suy giảm

1 | Sử dụng chất với một lượng lớn và trong thời gian dài hơn dự định

2 | Luôn mong muốn cắt giảm hoặc điều chỉnh việc sử dụng Thân chủ có thé đã cô

gắng dừng lại không thành công trong quá khứ

3 | Dành thời gian đê có được, sử dụng hoặc phục hỗổi sau ảnh hưởng của việc sử

dụng chất

4 | Trải qua việc them muốn, thúc bách muốn sử dụng chất đó

Suy giảm xã hội

5 | Việc sử dụng chất làm suy giảm khả năng thực hiện các nghĩa vụ chính ở nơi làm

việc, trường học, hoặc ở nhà

6 | Tiếp tục sử dụng chất này mặc dù nó gây ra những van dé nghiêm trọng về mặt

xã hội giữa các cá nhân

7 | Giảm hoặc ngừng các hoạt động giải trí, xã hội hoặc nghề nghiệp do sử dung chat

gây nghiện Nguy cơ sử dụng

8 | Sử dụng chất gây nghiện thường xuyên trong môi trường không an toàn về thé

chất

9 | Sử dụng chất gây nghiện liên tục mặc dù biết rang nó có thé gây ra hoặc làm tram

trọng thêm các van đề thé chất hoặc tâm lí

Dược li

10 | Dung nạp: Cá nhân yêu cầu liều lượng chất này ngay càng cao hơn dé đạt được

tác dụng mong muốn hoặc liều thông thường có tác dụng giảm; các cá nhân có thể xây dung khả năng chịu đựng các triệu chứng cu thể ở các mức độ khác nhau (Cần nhiều lượng chất hơn đề có được hiệu quả tương tự).

11 | Hội chứng cai: Tập hợp các dấu hiệu va triệu chứng xảy ra khi nồng độ chất trong

máu và mô giảm Cá nhân có xu hướng sử dụng chât đê làm giảm các triệu

chứng (Xuất hiện các triệu chứng cai khi không sử dụng chất)

24

Trang 30

Kết luận:

A Rối loạn sử dụng chất mức độ nhẹ (2-3 triệu chứng)

B Rối loạn sử dụng chất mức độ vừa (4-5 triệu chứng)

C Rối loạn sử dụng chất mức độ nặng (>6 triệu chứng)

1.3 Cac phương pháp đánh giá và can thiệp tâm lí cho người có trải nghiệm

thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng cần sa

1.3.1 Liệu pháp Nhận thức Hành vì trong can thiệp cho người có trải

nghiệm thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng can saLiệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là một liệu pháp tâm lý có cấu trúc kếthợp giữa các chiến lược sửa đối hành vi, bắt nguồn từ khoa học hành vi và liệu phápnhận thức, được liên kết với các mô hình nhận thức về tâm thần học CBT dựa trênquan điểm cho rằng các vấn đề tâm lí hoặc rối loạn cảm xúc là kết quả của các phản

ứng mà cá nhân đã học được và có thể được thay đôi băng cách học các hành vi,

nhận thức mới Do đó, bằng cách dạy cá nhân thay đổi hành vi và suy nghĩ, nhà trịliệu có thể tạo ra những thay đổi trong cảm xúc và hành vi có van dé của họ Mặc

dù các chỉ tiết cụ thể của CBT có thé khác nhau khi áp dụng với các cá nhân khácnhau nhưng nhìn chung nó bao gồm (1) kiểm tra giả thuyết, thiết lập mục tiêu vàthu thập dir liệu; (2) hình thành sự đồng thuận hợp tác; (3) nhắn mạnh vào việc họccác phản ứng mới đối với các tình huống trong cuộc sống (học các kỹ năng); (4) tậptrung vào các mục tiêu cụ thé và có thé quan sát được; và (5) tập trung vào việc thayđổi phan ứng hiện tại và tương lai

CBT trong can thiệp cho người có ACEs nhằm mục dich thay đổi các hành

vi và nhận thức đã phát triển dé phan ứng với ACEs, thường bat đầu bang việc giáodục về mô hình nhận thức-hành vi và cơ sở can thiệp, để cá nhân người có ACEsđược “học” trong quá trình can thiệp Việc trị liệu cũng thường nhắm vào hành vi

né tránh và suy nghĩ không thực tế hoặc không có ích vốn được xem là những yếu

tố chính duy trì các vấn đề sức khỏe tâm thần

Mô hình CBT trong trị liệu cho người có ACEs thường gồm những yếu tố

chính là giáo dục tâm lí, phơi nhiễm, chiên lược thay đôi cảm xúc, tái câu trúc nhận

25

Trang 31

thức, kích hoạt hành vi nhằm đạt được các mục tiêu: thay đôi các nhận thức tiêu

cực, quản lí cảm xúc, cải thiện lòng tự trọng, cải thiện mối quan hệ liên cá nhân,

tăng cường kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Người có ACEs gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, đồng thời duy

trì cảm giác lo âu, căng thăng, thiếu tự tin Họ khó khăn trong việc đối mặt với các

cảm xúc này nên có nguy cơ sử dung cần sa như một cách dé tự an ủi hoặc giảm bớtcác cảm xúc khó chịu này Do đó việc trị liệu cần tập trung giúp cá nhân kiểm soátcảm xúc và giảm căng thắng, lo âu đồng thời xây dựng khả năng tự chăm sóc cảmxúc cá nhân và các thói quen lành mạnh thay cho việc sử dụng cần sa Thêm vào đó

là tăng cường các kĩ năng giao tiếp, xây dựng và duy trì mối liên hệ liên cá nhânlành mạnh như một nguồn hỗ trợ xã hội tích cực dé giảm cảm giác cô đơn, chánnản, vô nghĩa Liệu pháp CBT có thể đáp ứng các mục tiêu này thông qua giáo dụctâm lí, tái cấu trúc nhận thức; các kĩ thuật thư giãn, sử dụng chánh niệm để kiểmsoát cảm xúc và căng thăng: huấn luyện kĩ năng xã hội và kích hoạt hành vi để xâydựng các hành vi mới, lành mạnh thay thế hành vi sử dụng cần sa

Cac kĩ thuật trị liệu nhận thức — hành vi trong can thiệp cho người có trải nghiệm

thời thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng cần sa gồm có:

Giáo dục tâm lí: cung cấp cho cá nhân kiến thức về cơ chế hình thành vàduy trì các hành vi, nhận thức không thích nghi nhằm có được sự đồng thuận cóhiểu biết dé thay đổi bat kì quan niệm sai lầm nào của thân chủ về các triệu chứng

và dé đảm bảo tuân thủ trị liệu Thiết lập sự hiểu biết chung về cơ chế hình thànhcác triệu chứng cũng giúp nhà trị liệu xây dựng mối quan hệ hợp tác với thân chủnhằm giúp thân chủ chịu đựng những thử thách trong quá trình trị liệu

Kĩ thuật phơi nhiễm: đề thân chủ tiếp xúc và quen dần với các tình huốngtrên thực tế chứ không phải trong tưởng tượng với kĩ thuật giải mẫn cảm hệ thống.Nhà trị liệu cùng thân chủ tiếp cận thực tế với các tình huống gây căng thắng từ ítđáng sợ nhất tới đáng sợ nhất

Huấn luyện kĩ năng: những người trải qua ACEs có thể gặp phải các vấn đềtrong tương tác với người khác, có thé do không học được các ki năng tương tác

26

Trang 32

phù hợp hoặc do hậu quả của việc bị lạm dụng kéo dài hoặc bản thân các triệu

chứng của sang chấn là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên cá nhân Do đó, việchuấn luyện kĩ năng giúp thân chủ học được cách tương tác phù hợp với người khác;đây còn là một cách dé khơi gợi những niềm tin không thích ứng của thân chủ vềtương tác với người khác — có thể giúp xác định mục tiêu dé tái câu trúc nhận thức.Ngoài ra, huấn luyện kĩ năng giúp làm giảm nguy cơ tái sang chan trong tương lai

Nhóm kĩ thuật tái cấu trúc nhận thức giúp thân chủ nhận thức được và sửađổi những suy nghĩ vô ích Thân chủ sẽ học cách quan sát suy nghĩ của họ, xác định

và thách thức một cách có hệ thống các suy nghĩ không phù hợp, và hình thành các

phản ứng thích nghi.

Bài tập về nhà: thường được sử dụng ngay sau buổi đầu tiên Nhà trị liệuyêu cầu thân chủ thực hiện các hoạt động tương ứng với nội dung của phiên trị liệu(vi dụ tưởng tượng, phơi nhiễm, ghi lại cảm xúc, nhận thức ) dé củng cố hiệu quacủa các kĩ thuật và giúp thân chủ tự điều chỉnh dé thích nghỉ với cuộc sống

1.3.2 Sw dụng chánh niệm trong trong can thiệp cho người có trải nghiệm thời

thơ ấu tiêu cực và có hành vi sử dụng can saChánh niệm được biết đến trong truyền thống thiền ở phương Đông từ

khoảng 2500 năm trước và được nghiên cứu ứng dung trong tri liệu tâm lí vài thập

ki gần đây Chánh niệm thường được mô tả là việc cố gang tập trung sự chú ý củamột người vảo trải nghiệm xảy ra ở thời điểm hiện tại theo cách chấp nhận, khôngphán xét (Kabat-Zinn, 1990) bao gồm thái độ từ bi, quan tâm, thân thiện và cởi mởđối với trải nghiệm được quan sát ở thời điểm hiện tại, bất kể nó dé chịu hay khóchịu như thé nao (J Kabat-Zinn, 2003) Nó trái ngược với các trạng thái tâm trítrong đó sự chú ý tập trung vào nơi khác chăng hạn như các ký ức, tưởng tượng, kếhoạch hoặc lo lắng và hành động một cách tự động mà không nhận thức được

(Brown, K và cộng sự, 2003).

Khái niệm chánh niệm được phát triển và đo lường với năm khía cạnh cụ thể

là Quan sát (lưu ý hoặc chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ bên trong cũng như các kíchthích bên ngoài); M6 ta (gọi tên các cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm bằng từ ngữ);

27

Trang 33

Hành động với nhận thức (chu ý đến những gi đang xảy ra trong hiện tại); Khôngphán xét trải nghiệm nội tâm (không đánh giá đối với những suy nghĩ và cảm xúcbên trong); và Không phản ứng (cho phép cảm xúc và suy nghĩ đến và đi mà không

bị chúng can thiệp) (Baer RA, và cộng sự, 2006).

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tiềm năng của chánh niệm hiệu quả trong việcnâng cao hiệu quả quá trình trị liệu, giúp người bệnh giảm bớt đau khổ và cải thiệntrạng thái hạnh phúc khi cá nhân gặp phải các van đề về sức khỏe thé chat và tinhthần (Weiss, 2009) Khi được tích hợp với các liệu pháp tâm lý, đặc biệt là liệu phápnhận thức — hành vi, chánh niệm có thé đặc biệt hữu ích cho các cá nhân đang gặprỗi loạn cảm xúc (Sanders, 2010) Không chỉ có hiệu quả với bệnh nhân, việc thực

hành chánh niệm còn được chứng minh là giúp nâng cao sức khỏe của các nhà trị

liệu, có khả năng ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và suy giảm lòng trac ẩn (J.Christopher, Judy A Maris , 2010) va có tác động tích cực dén két qua tri liệu

(Sanders, 2010).

Khia cạnh nhận thức của chánh niệm điều tiết đáng kế mối quan hệ giữaACEs và tram cảm: mức độ nhận thức cao có thé đóng vai trò là yếu tố bảo vệ,chống tram cảm ngay cả khi số lượng ACEs tăng lên (McKeen và cộng sự, 2021) Ởthanh thiếu niên, các liệu pháp can thiệp dựa trên chánh niệm đã cho thấy tác dụngtích cực trong việc giảm các triệu chứng lo âu va trầm cảm, cải thiện khả năng điềutiết cảm xúc và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung (Jessica A Lin, 2019)

Thiền, đặc biệt là thiền chánh niệm, đã được chứng minh là có hiệu quả trongviệc giảm sử dụng cần sa, thực hành lâu hơn sẽ mang lại kết quả tốt hơn (M Shafil

và cộng sự, 1974) Sự kết hợp giữa phỏng vấn tạo động lực và thiền chánh niệmcũng đã được chứng minh là làm giảm việc sử dụng cần sa ở những người phụ nữ

trẻ (A Dios và cộng sự, 2012) Ngoài ra, các biện pháp can thiệp dựa trên chánh

niệm đã được chứng minh là làm giảm đáng ké tỷ lệ tái nghiện trong điều trị chứngnghiện, cho thấy hiệu quả tiềm năng của chúng trong điều trị chứng nghiện cần sa

(Dragland, 2015).

Các kĩ thuật trị liệu sử dụng chánh niệm trong hỗ trợ tâm lí cho người có trải

nghiệm thời thơ âu tiêu cực và có hành vi sử dụng cân sa gôm có:

28

Trang 34

Nhóm các kĩ thuật thư giãn: Các bài tập thư giãn có thé được sử dụng trongcuộc sống hàng ngày của thân chủ để kiểm soát cảm xúc đau buồn và quản lý cáccảm xúc mạnh, cao trào trong quá trình trị liệu, chăng hạn như trước và sau các bàitập phơi nhiễm hoặc nếu bệnh nhân trở nên rất đau khổ hoặc rất căng thắng trongkhi nhắc về sang chấn hoặc Các kĩ thuật thư giãn, điều chỉnh cảm xúc hiệu quả phổbiến là: hít thở, luyện tập thư giãn, các bài tập chánh niệm

Kĩ thuật tiếp đất: Kĩ thuật này có thê được sử dụng để quản lý sự phân lytrong cuộc song hàng ngày của thân chủ và sự phân ly đo các bài tap trị liệu tiếp xúcgây ra Kĩ thuật tiếp đất là các bài tập điều chỉnh cảm xúc theo nghĩa là sự phân lythường (nhưng không phải luôn luôn) xuất hiện khi tiếp xúc với các kích thích đaubuôn Các bài tập tiếp đất có thé hữu ich bat ké sự phân ly là một phản ứng đối phó

tự động (không tự nguyện) hay một phản ứng đối phó có kiểm soát (có chủ đích)

Về mặt lâm sàng, sự phân ly thường được bệnh nhân mô tả là một phản ứng không

tự chủ.

TIỂU KET CHƯƠNG 1ACEs rất phô biến trong dân số trên toàn thế giới và có nhiều tác động tiêucực tới sức khỏe thé chat, tinh thần cá nhân và thiệt hại kinh tế, nguồn lực cho xãhội Trải nghiệm ACEs có thê ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy sinh học của cơ thểnhư các hệ thống điều hòa thần kinh, miễn dịch, nội tiết và di truyền, đồng thời ảnhhưởng đến sự phát triển của não bộ, dẫn đến các phản ứng căng thăng bất thường từ

đó gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần (căng thăng mạn tính, trầm cảm, lo âu),thể chất (các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư, hen suyễn), các hành vi nguy cơ

(nghiện chất, bạo lực, có thai ngoài y muốn) và ý định hoặc hành vi tự sát Trong

các nỗ lực giảm thiểu tác động của ACEs đến đời sống cá nhân, liệu pháp CBT đãđược nghiên cứu và chứng minh là có nhiều bằng chứng nhất trong việc cải thiệncác van dé sức khỏe — đặc biệt là cải thiện sức khỏe tâm than và giảm các hành visức khỏe nguy cơ ở người lớn có tiền sử ACEs Trong đó những cải thiện đáng kế

đã được báo cáo là các triệu chứng trầm cảm, PTSD, phân ly, giấc ngủ, sử dụngchất kích thích, hành vi tình dục nguy cơ, chức năng liên cá nhân, điều chỉnh cảm

xúc và chât lượng cuộc sông.

29

Trang 35

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÓ TRAI NGHIỆM THỜI

THO AU TIEU CUC VA CÓ HANH VI SỬ DUNG CAN SA

2.1 Mô tả trường hợp

2.1.1 Thông tin về thân chi

Thân chủ tên N.H.N giới tính nữ, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, hiện đanglàm nhân viên văn phòng cho một trung tâm dạy lái xe và sinh sống cùng gia đình

có mẹ và ông bà ngoại tại một thành phố nhỏ

Budi gặp đầu tiên giữa học viên và thân chủ vào ngày: 15/04/2023

e Hoan cảnh gặp gỡ: thân chủ có nhu cầu được hỗ trợ tâm ly va được mộtngười bạn giới thiệu tới gặp học viên khi biết học viên đang tìm kiếm một ca lâmsàng dé can thiệp và trình bày cho luận văn thạc si

e Lý do thăm khám: Thân chủ (TC) bị những chuyện trong quá khứ ám ảnh

và có nhiều hành vi bất thường nhưng hầu như TC không nhận ra là mình đang làmhành vi bất thường đó cho tới khi nó kết thúc; TC lo lắng về điều này và sợ mìnhkhông kiểm soát được hành vi sẽ nguy hiểm

e Nhu cầu của thân chủ: mong muốn có người lắng nghe và giúp mình thoátkhỏi các ý nghĩ tiêu cực ám ảnh và tự tin hơn khi nói ra quan điểm của mình

2.1.2 Mô tả trường hợp

Một vài năm gần đây, TC luôn nghĩ về những chuyện đã xảy ra với mình,

“dan vặt là tại sao minh lại lam như vậy, mình có thé làm khác di mà tại sao minhkhông làm? Đa phan em đều tự trách bản thân mình”, “em không biết sao van dé

nó lại luôn luôn có một lỗi nhưng mà em nghĩ là do em, lúc nào em cũng nghĩ là domình làm gi sai, mình dang bị như vậy”, đôi khi có hành vi tự đánh vào đầu khi mắclỗi trong công việc và cuộc sống và TC chỉ nhận ra sau khi hành vi đã dừng lại.Những lúc không có việc gì để làm hoặc tập trung thì TC đều suy nghĩ như thế lặp

đi lặp lại và cách ứng phó TC dang làm là nghe nhạc dé không phải suy nghĩ (trênđường tới buổi gặp đầu tiên với học viên TC cũng vừa chạy xe máy vừa deo tainghe nhạc) hoặc mở các video clip trên mạng xã hội để phát liên tục mặc dù không

thực sự tập trung xem.

30

Trang 36

Ba mẹ li hôn từ khi N chưa ra đời N sống cùng me tới đầu năm học cấp 1thì mẹ tái hôn với người khác nên N chuyền sang sống cùng ông bà ngoại và haicậu, trong đó có một người cậu đi tù từ khi N còn nhỏ vì đánh nhau gây rối và ra tùvào năm N học cấp Hai Ông bà ngoại là người nuôi N ăn ở, còn người di ruột sinhsống ở thành phố Hồ Chi Minh là người chi trả các khoản tiền liên quan tới họchành N còn có một người cậu nữa đã lay vợ và ở xa nên ít gặp.

Khi N còn nhỏ, ông bà ngoại và các cậu rất thương vì N là cháu đầu tiêntrong nhà Ông ngoại thường xuyên phải đi công tác xa, mỗi năm chỉ ở nhà vàitháng nên phan lớn thời gian N ở với bà ngoại Tới năm N học cấp Hai thì bà càngngày càng khó tính, khó chịu đối xử với TC “rat hà khắc và thường mắng chửibằng những lời tục tĩw” “Em nhớ lại lúc nhỏ thì cái việc dạy dé em là chưa bao giờ

em được nghe từ lời nói đàng hoàng ngôi đối diện nói chuyện phân tích cho em hiểu

mà chỉ toàn là chửi boi và đánh ” Ngoài bà, hai người cậu cũng thường xuyên đánh

N “Không có ai nói chuyện với em hết, chỉ có chửi đánh em Những trận đòn em bịđánh lúc nhỏ đến bây giờ em vẫn chưa quên được ”

Lúc nhỏ N cũng bị ông ngoại cũng ép học rất nhiều dé “sau này được ngôi trêngiấy trên tờ như di H.” do đó N luôn lẫy di ra làm cái mốc dé cô gắng Budi sáng 4-5giờ N đã bị ông gọi day học bài xong đi học ở trường, buổi trưa về ăn uống rồi lại đạp

xe đi học tới 9 giờ tối, về nhà tiếp tục ngồi vào bàn học tới 11 giờ N cảm thay đó nhưmột cực hình, thấy mệt và kiệt sức Không những thé ông ngoại còn canh chừng, thỉnh

thoảng sẽ lên phòng xem có đúng là cháu đang học thật hay không.

Năm lớp 8 N bị bạn bè cùng lớp tây chay vì mâu thuẫn với một người bantrong lớp, người bạn này chơi với “chị đại” trong trường nên yêu cầu cả lớp không

ai được chơi với N nên tới lớp chỉ ngồi một mình, có khi còn bị bạn đồ hết sách vở

ra Có một lần N bị nhóm bạn này đánh ở giữa sân trường nhưng không dám phảnkháng vì sợ nếu đánh lại thì sẽ bị đánh hội đồng “Mối ngày đi học đối với em nó

như là địa ngục, nhưng mà em lại không nói với gia đình em được, em cứ một mình

31

Trang 37

N không nói những chuyện này với mẹ vì “em nghĩ là chắc là mẹ em cũnggiống như ông bà ngoại em thôi, với lại là em không muốn mẹ lo và kiểu nói ra thiệt

sự thì hơi đau lòng nhưng mà em tự nhận là mẹ em không phải là một người mẹ tốt

vi trong cải quá trình em lớn lên không có mẹ, em cũng không có được sự quan tâm

của mẹ nhiều cho dù chỉ là một cuộc điện thoại ” “Nhưng em lại không dám trách

mẹ tại vì mẹ em cực quá là cực, mẹ em đi bước nữa nên là có hai đứa em sau em

nên phải mưu sinh trang trải lo cho mấy đứa nhỏ nên không có thời gian dé nghĩ về

em nên là em cũng thông cam cho mẹ nhưng mà em cũng có cam giác tui thân ”.

Những mâu thuẫn trong gia đình của N với ông bà ngoại và các cậu dừng lại

khi N học năm thứ ba đại học Khi đó N và ông ngoại xích mích một trận rất lớn

và “Em lấy dao em rạch cái đầu em một cái bây giờ em vẫn còn sẹo đây (cười), cái

là máu nó chảy, ông ngoại mới thấy máu chảy mới bắt dau hoảng mới hỏi, nóichuyện với em từ ton chứ không có chửi nữa” và xin lỗi N N không nói chuyện vớiông trong khoảng suốt một năm sau đó, không muốn về nhà, đi học đi làm thêm vềsớm đến mây cũng lang thang đi ngoài đường; mỗi ngày chỉ gặp ông ngoại vào lúcbuổi sáng xuống đánh răng Sau đó “Em cảm giác là bây giờ ông ngoại cũng già,không còn nhiêu thời gian nữa, là em cũng bình thường lại”, “Mặc dù có rất lànhiều chuyện em với gia đình bat mãn nhưng mà em chưa bao giờ em ghét ôngngoại em Em biết là ông ngoại thương em nhưng mà lại sai cách”

Nhiều lần N muốn don ra ở riêng nhưng ông ngoại không đồng ý Từ haitháng nay, mẹ của N chuyển từ nhà chồng ở thành phố khác về lại đây để kinhdoanh, hai mẹ con thuê một phòng nhỏ ở gần nhà ông bà ngoại sống chung Bàngoại N “bây giờ yếu roi, lam cam rồi chứ không được như hồi xưa nữa cho nên là

em không có để bụng cái chuyện trước, giờ em bình thường với bà ngoại rồi” vàhàng ngày N vẫn về giúp ông chăm sóc bà

Gần đây, mẹ phát hiện ra N sử dụng cần sa (hàng ngày) — do hai mẹ con ởchung nhà, không có phòng riêng — nên trách móc và mắng, không tin tưởng N.nữa Điều này làm N rất thất vọng vì nghĩ mẹ sẽ hỏi mình tại sao lại dùng cái này

dé có dip giãi bày nhưng mẹ đã không hỏi N sử dụng cần sa dạng cuốn từ khoảng

32

Trang 38

năm thứ hai đại học, ban đầu là mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần nửa điếu, gần đây đã tănglên một diéu mỗi lần và có những tuần hầu như ngày nào cũng hút Trước kia khimới sử dụng cần sa thì N thay “Nó rất hưng phan, nó ko phải cảm giác là minh bị

ao, mà tự nhiên minh thấy nó rất là vui, tự nhiên muốn nói chuyện, tự nhiên muốnchia sẻ; nhìn cái gì cũng thấy đẹp, nhìn cái gì cũng thấy mới mẻ Nó giúp em mởlòng ra hơn” "làm mình mở mang tâm trí lắm, muốn tiếp nhận nhiễu thứ làmmình thèm ăn và buôn ngủ” “Giờ nó khác, nó không còn bùng cháy như trướcnữa nó hơi thư giãn, hơi lang lang một chút roi minh lại quay lại bình thườngkhông còn cảm giác nhìn cái gì cũng đẹp, cũng tuyệt vời như trước” N từng côgắng dừng sử dụng can sa được hai tuần dé lay lại cảm giác hưng phan khi sử dụng,trong hai tuần đó N thấy thèm, bứt rứt và khó chịu

N có ban trai lần đầu tiên là năm lớp 8 (khi bi bạn bè trong lớp tây chay) vatrải qua 6-7 mối tình hầu hết đều chóng vánh Mối tình gần đây nhất cũng là mốitình kéo dài nhất, đã kết thúc gần 3 năm trước Trong khi yêu nhau N thường bị bạntrai chỉ trích măng chửi vì những chuyện nhỏ nhặt, không được lắng nghe và chia

sẻ Hai người chia tay rồi quay lại vài lần cho tới khi N nhận thấy không thể tiếptục nữa thì chủ động dứt han Sau khi chia tay một thời gian dài N cảm thấy đaukhổ và chưa vượt qua được Gần đây N cho rằng mình đã tự chữa lành được nhữngton thương liên quan tới mối quan hệ đó

Có một chuyện mà N đường như đã quên mat từ rất lâu, bây giờ mới nhớ lại

là nó từng xảy ra và chưa bao giờ dám nói với bắt kì ai, đó là việc từng bi ba duongxâm hại khi còn nhỏ Khi mới có dượng, N rất vui và coi đó như ba của mình “moingười bảo gọi là dượng thôi nhưng em vẫn thích gọi là ba” Có một lần N nằm ngủchung với mẹ và ba dượng, ba dượng đã cho tay đặt vào vùng kín của N Sau khi kêvới mẹ thì mẹ đùa “chắc ba tưởng là của mẹ đó” và N tin là thật và nghĩ là bình

thường Hơn 2 năm sau, khi mẹ đã sinh em bé, N ra thăm mẹ Hôm đó mẹ dậy từ

3-4 giờ sáng dé di đám tang, N sợ ma nên đã gọi ba duong sang nằm cạnh, nam một

lúc thì ba dượng đã sờ vào vùng nhạy cảm của N., “em cũng khó chịu nhưng em ko

dam phản kháng chỉ nằm im”, một lúc lâu sau N gia vờ tỉnh day thì đượng cũng

33

Trang 39

không làm gì nữa “Em không biết là ba có biết em biết không, nhưng mà sáng hômsau ba vứt tiền vô người em kêu là cho tiền ăn uống” Khi nhắc lại chuyện này N.cho rằng có thé lúc đó còn nhỏ nên “em không hiểu nó là gì nên em chỉ sợ một thờigian roi quên di” nhưng điều làm em khó chịu khi nghĩ về là việc mẹ em nói đùa.

N không có nhiều bạn bè “có 1é là do cái quá khứ ban bè của em nó khôngtốt lắm nên là em cực kì ít bạn luôn Em không giỏi dé tìm ban, dé kết ban hay la déduy trì mối quan hệ em không giỏi dé lam cái việc đó” Khi N lên cấp 3, có mộtngười bạn từng ở trong nhóm tay chay trước kia tỏ ý muốn quay lại chơi với N nên

mặc dù bạn không xin lỗi chính thức thì hai người đã chơi với nhau tới năm thứ ba

đại học thì dừng do “Hoi xưa trong mắt em bạn cái gì cũng là tốt cũng là hoàn hảo,đây đủ ko có khuyết điểm gì hết Em quý bạn tới nổi mà hồi xưa em chơi mà khônghắn nói là bạn đó lợi dụng em nhưng mà bạn ấy coi em nhw là con 6-sin noichung là vì lợi ích ca nhân cua bạn thôi, thì ban mới cần tới em, còn nếu như khôngthì chắc là bạn ko nhớ tới em đâu ” Hiện nay N chỉ có hai nhóm bạn dé chơi, trong

đó một nhóm thì các bạn đã có chồng con rồi nên ít nói chuyện hơn

N cũng không có nhiều tình cảm với ba ruột và gia đình bên nội Lúc nhỏ

me có đưa N về nhận họ hàng bên nội va đề N lên đó chơi nhiều vì “mi lên đó thì

họ mới cho mi tiền, mi mới được mừng tuổi nhiều ” và N cũng lên vì được chotiền nhưng không có tình cảm gắn kết với gia đình bên đó N được đặt tên theo họ

mẹ và vì vậy bị bà nội và các cô chì chiết rất nhiều vì điều này Mẹ N do cuộcsống khó khăn, đã nhiều lần lấy danh nghĩa N gọi điện cho ba nói là cần tiền, bathường bảo N qua nhà bà nội và cô đưa cho Mặc dù N chưa bao giờ tiêu số tiềnbên nhà nội đưa, hoàn toàn là đưa hết cho mẹ nhưng lại phải nhận sự coi thường,chì chiết vì “cần tiền thì mới về”, thậm chí lần gần đây nhất bà nội đã ném tiềnxuống đất chứ không đưa N nói với mẹ đây là lần cuối qua lấy tiền của nhà nội

cho mẹ Ba N sau khi chia tay mẹ N cũng có tới 4 người vợ va 3 đứa con nhưng

không đăng kí kết hôn

Trong thời gian tiếp nhận hỗ trợ tâm lí, N có quen một người ở thành phố

bên cạnh, kém N một tuôi, đã có vợ và con và có tình cảm với người đó Hai người

34

Trang 40

dùng dằng trong mối quan hệ khoảng hai tháng, N biết rằng việc mình có mối quan

hệ với người đã có gia đình là sai nên cố gắng dé chia tay nhưng người kia luôn tìmcách quan tâm, níu kéo, thậm chí hai lần đến tận nhà trọ của N dé tìm gặp bằngđược Sau đó vợ của anh ta phát hiện ra và nhắn tin, gọi điện mắng N.,N không nóilại gì vì biết rang đó là lỗi của mình và quyết tâm cắt đứt hoàn toàn với anh ta

Mục tiêu của thân chủ khi tìm tới sự hỗ trợ tâm lí là (1) có người lắng nghecác chia sẻ, (2) giảm các suy nghĩ ám ảnh về chuyện quá khứ, (3) giảm các phảnứng căng thang ở cơ thé khi đối diện tình huống căng thăng

2.2 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu, đánh giá và can thiệp ca lâm sàng

Dao đức trong nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu đã được tham khảo cho luận

văn này đều được liệt kê đầy đủ ở phần phụ lục Các nội dung được trích dẫn đều có

chú thích, không sao chép y nguyên hoặc đạo văn của các nghiên cứu trước đó.

Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng: Sau khi tiếp nhận yêu cầu, HV gặp

và giới thiệu với TC về lí do, quy trình, các nguyên tắc và phương pháp đánh giá,can thiệp để đáp ứng được mong muốn của TC Bản đồng thuận tham gia nghiêncứu được soạn thảo và cung cấp, giải thích các thông tin trong đó cho TC Sau khiđảm bảo thân chủ đã hiểu tất cả nội dung trong bản đồng thuận và không còn thắcmắc nào, TC được đề nghị kí vào bản đồng thuận này (đính kèm trong phụ lục)

Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình

đánh giá: Các trắc nghiệm, thang đo sử dụng trong luận văn đều đã được nghiêncứu, thích ứng và sử dụng rộng rãi trên thế giới, có độ hiệu lực và độ tin cậy đápứng được yêu cầu nghiên cứu Các công cụ này HV đã được đào tạo, thực hànhtrong quá trình học và thực tập HV giải thích cho TC về bản chất, mục đích củaviệc sử dụng kết quả đánh giá cho những mục tiêu cụ thé

Đạo đức trong can thiệp tâm lí: CBT là liệu pháp đã có nhiều bang chứngtrong can thiệp, trị liệu cho các trường hợp có ACEs và lạm dụng chất Học viênđược đào tạo về liệu pháp CBT trong chương trình học thạc sĩ và trước khi tiếnhành can thiệp HV đã cung cấp thông tin về liệu pháp và các nguy cơ sẽ gặp phải

trong quá trình can thiệp cho TC Quá trình can thiệp có sự giám sát chuyên môn của chuyên gia — giảng viên hướng dân của học viên.

35

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN