1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Trợ giúp tâm lý cho một trường hợp khó khăn tâm lý

117 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trợ giúp tâm lý cho một trường hợp khó khăn tâm lý
Tác giả Nguyen Minh Ngoc Thuc
Người hướng dẫn PTS. Tran Thu Huong
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 24,6 MB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các vấn đề khó khăn tâm lý hiện đã được dư luận và mọi người dành sự quan tâm nhiều hơn, sau rất nhiều những thông

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN MINH NGOC THỰC

LUẬN VAN THAC SĨ TAM LY HỌC LAM SANG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN MINH NGOC THỰC

Luan van Thac si chuyén nganh: Tam ly hoc lam sang

Mã số: 8310401.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thu Hương

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thu Hương

Các sô liệu, tài liệu trong luận văn có nguôn gôc, xuât xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2023

Học viên

Nguyễn Minh Ngọc Thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Tâm lý học, trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã rất tận

tâm giảng dạy nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học

tập tại khoa.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Thu Hương

đã hỗ trợ và chỉ dạy cho tôi nhiều điều trong quá trình học và làm luận văn

này.

Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình vì đã hỗtrợ tôi rất nhiều trong thời gian qua Cảm ơn bé Kem đã ngoan ngoãn, ít quấykhóc và chịu khó đi ngủ sớm dé mẹ có thời gian viết luận văn và làm việc

Cảm ơn chồng vì những cốc trà sữa xả stress và những lúc bị vợ cau nhưng

vẫn luôn nhẹ nhàng và yêu thương vợ.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn đã luôn là nguồn vui cho tôi, luôn kết nối với tôi du khó gặp mặt được nhau để tôi thay tôi không bị bỏ lại.

Hà Nội, ngày 16 thang 06 năm 2023

Học viên

Nguyễn Minh Ngọc Thực

Trang 5

Chương 1 Cơ sở lý luậnn - - - G6 2c E3 x1 3E EEEEseserrsrrrrrsrkrrrrree 7

1.1 Tổng quan về khó khăn tâm lý 2-2-2 ©£+E£+E£+E£+£z+£xerxerxrrreee 7

1.2 Các khái niệm cơ bảïn - 2111111111122 111 kg 1k rrree 10

1.2.1 Các định HIg HÍKH «<< vn ng 10

1.2.2 Các lý thuyét tip CON eccescecsesscssvessessessessessssssesessessessessssssssesseeseeses 11

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng veescescessessesscescessessessessesssssessessessessssssssessesseeseeses 15

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thi€p 5- 5 55s 2< *+++++2 17

1.3.1 Các phương pháp đánh giỏ - - - <csxE+kEseeeeseeseeesske 17 1.3.2 Phương pháp CAN (HHÏỆJ) - cv vn 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG T 55: 55Stt2EExtrtrrktrrtrtrrrrrrrrrrrrrrrrree 22

Chương 2 Đánh giá và can thiệp cho một trường hợp có khó khăn

778 24

2.1 Thông tin chung về thân chủ 2-2-5 + +s£+E£+££+££+£++zxerxerxrzed 24

2.2 Các van đề đạo đỨc cccccrthhtnH re 24

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng 2 2 2+x+zxzs2 +2 24

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy

trinh Ganh id 0117 25

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tri GU - - - 555 5s‡>+ss++s++eexsss 26

2.3 Đánh giá lâm sằng -.- - - + 6E E1 911 E91 E211 9v 2v ng ng nh rệt 26

2.3.1 MO tả Ca 2G HH HT ng 26

2.3.2 Kết quả đánh giá - 5-52 522k E22 E1 2121121121111 1111 32

2.3.3 Định hình trường hợp) - c Sc + x*EssiEskseirsrrrrsrxee 35

Trang 6

2.4 Lập kế hoạch can 1) 38

2.4.1 Mục tiêu đầu 1a eceecccccccececscsesececsesecscsesececscsesucsesescacsesusasavansecacavenees 38

2.4.2 Xác định mục tiêu quá trÌnh - ¿+ + ‡++s++evxseeeeeeeseeexes 40 2.5 Thực hiện can thiỆP - - c5 2 3213221133113 EEEEEEEErErrrrsrrrrrerre 41

2.5.1 Phiên tri liệu thứ nat eesseccssecesseeessneeesseessseeeenneeesneeeesneeenneeees 42

2.5.2 Phiên tri liệu thứ ha1 5 c5 22 $2 3£ ++E+eE+eeEeeseereessesrsesss 44 2.5.3 Phiên tri liệu thứ a - 5 + 3E E**EEEESEEeeEsrkeeerskrrkrexee 49 2.5.4 Phiên tri liệu thứ tưr - + 5c +22 3S E**EESEEEeeEeeersressrrerrreree 52 2.5.5 Phiên tri liệu thứ năm 2251 1E 2111122223111 EEreessssseeee 56 2.5.6 Phiên tri liệu thứ SáU - G5 2Ă 3E S2* 131 2E EVEEESeEsrrekerrxes 60 2.5.7 Phiên tri liệu thứ bảyy - c5 + + E SE *SEESeExeerereerrsrerrrsxee 64 2.5.8 Phiên tri liệu thứ tắm - << 1111111112222 11 sex ee 66 2.5.9 Phiên tri liệu thứ chín - << 2+ <1 33+ 13‡£2EE+EEkeseessereeesekes 69 2.5.10 Phiên trị liệu thỨ mưƯỜII - 5 5< 2+ E+sEEeeseereeereererree 73 2.5.11 Phiên tri liệu thứ mười mộtt - < «+ ++<x+++ese++sexszsx+s 76 2.6 Đánh giá hiệu quả can thiỆP 55 5 11323 E+EE+svEseerseeesreersee 79

2.7 Kế hoạch trị liệu tiếp ¡79 1a 852.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp -222 2+s+z++zs+rxerxeres 85

KET LUẬN VA KHUYEN NGHHỊ, 5 s2 SE EEeErkrkerkeea 87

TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 2 E+E‡EE£EEEEEEEEEEESEEEEEEEkerkerkerkee 89

PHU LUC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt | | Chữ day đủ

CBT :| Cognitive behavioral therapy

(Tri liệu Nhận thức — Hanh vi)

DASS-2I :| Depression, Anxiety and Stress Scale — 21 items

(Thang đánh giá tram cảm, lo âu, căng thang — 21 câu)

DSM —5 :| Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,

Fifth Edition

(Cam nang Chân đoán va Thống kê về các Rối loan Tam

thần, Phiên bản 5)

HV :| Học viên

ICD - 10 :| International Classification of Diseases 10

(Bang Phân loại Quốc tế bệnh tật, sửa đôi lần thứ 10)

TC :| Thân chủ

WHO :| World Health Organization

(Tổ chức Y tế thé giới)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bang 2.1 Mục tiêu đầu ra 2- 2-52 E2EEEEEEEEEEEEEEEEEE211211 11111 rxe 39

Sơ đồ 2.2 các mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình -«« -«<<<s++ 40 Biểu đồ 2.3: Đánh giá nhanh tâm trạng của thân chủ qua các phiên trị liệu 80

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các vấn đề khó khăn tâm

lý hiện đã được dư luận và mọi người dành sự quan tâm nhiều hơn, sau rất

nhiều những thông tin về những ca tự tử, tram cảm, những hậu quả rõ rệt của

rối nhiễu tâm lý đến đời sống của cá nhân Xã hội hiện đại hoá kéo theo nhiều

hệ luy đến đời sống cả về thé chất lẫn tinh thần của con người Có một số

người cho rằng thế hệ thời nay quá yêu đuối, chỉ có một chút chuyện như vậy

đã không chịu nổi, rồi mắc trầm cảm, ý muốn tự sát, Thế nhưng, những van

dé, khó khăn, rối nhiễu là có thật, chúng là bóng ma mà không ai muốn mình phải gặp trong đời, nhưng cấu trúc não, tâm lý, tinh thần mỗi người mỗi khác,

sức chịu đựng và giới hạn giữa bình thường và bất thường ở mỗi người cũng

khác nhau Các khó khăn tâm lý nên được nhìn nhận một cách khách quan và

với lòng trắc ân Có những câu chuyện, những vấn đề là điều vô cùng bìnhthường với nhiều người, nhưng đối với một số người, đó lại là những nguồn

cơn của những cảm xúc tiêu cực, những khủng hoảng, những khó khăn tâm lý

khó vượt qua Với mục đích hỗ trợ các cá nhân cân bằng được cảm xúc, suy nghĩ, từ đó ra những quyết định hành động tích cực, đúng đắn, tôi đã lựa chọn

đề tài “Trợ giúp tâm lý cho một trường hợp có khó khăn tâm by”.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được các mục đích nghiên cứu đã đặt ra, cần thực hiện các

Trang 10

3 Khách thể nghiên cứu

Một thân chủ có khó khăn tâm lý

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp quan sát lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp trắc nghiém/ thang do

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Trang 11

Chương 1 Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan về khó khăn tâm lý

Các van đề tâm lý hiện đang dan trở thành gánh nặng bệnh tật lớn cho

xã hội, riêng tram cảm đã xếp thứ tư trong danh sách các bệnh mãn tinh phổ

biến (Australian Institute of Health and Welfare: Chronic Diseases, 2005) Có

thê thay được sự phổ biến của van dé tâm lý trong xã hội là rat rộng lớn và

đang là mối quan tâm của toàn cộng đồng.

Nghiên cứu trong nhiều thập ky qua cho thay mối liên hệ đáng kê giữa

rôi loạn chức năng tâm lý ở tuôi trưởng thành và tiền sử bị lạm dụng hoặc bỏrơi thời thơ ấu Các hình thức ngược đãi chính ở thời thơ au có liên quan đếntác động lâu dài đối với phụ nữ trưởng thành bao gồm lạm dụng tình dục

(thường liên quan đến các hành vi tình dục đối với trẻ em trong bối cảnh mat

cân bằng quyền lực theo độ tuổi dé thỏa mãn tình duc của người phạm tội),

lạm dụng thể chất (hành vi thể xác đối với trẻ em, thường là bởi cha mẹ hoặc nhân vật có thẩm quyền khác, dẫn đến tôn thương mô ở một mức độ nào đó,

từ vết bam tím hoặc vết rách đến gãy xương hoặc răng, hoặc trong trường hợp

nghiêm trọng là tử vong), lạm dụng tâm lý (ví dụ: sự chỉ trích liên tục của cha

mẹ / người chăm sóc, từ chối , mất giá, hoặc sỉ nhục), va tâm lý bỏ mặc (liênquan đến việc cha mẹ / người chăm sóc không cung cấp sự chăm sóc, hỗ trợ,

kích thích tình cảm và / hoặc sự trả công xứng đáng cho đứa trẻ; xem các đánh giá cua Briere, 1992; Myers và cs, 2002) Theo nghiên cứu của Ensink

và cộng sự (2020), các nạn nhân trẻ em của lạm dụng tình dục có nhiều khả năng bị phân loại là có sự gắn bó không an toàn và vô tổ chức Hơn nữa, sự

gan bó không an toan là yếu tố chính liên quan đến các triệu chứng tram cảm

tự báo cáo cao hơn ở tất cả trẻ em từng bị lạm dụng tình dục

Sakyi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ tương lai giữatình bạn thời thơ ấu và những khó khăn tâm lý ở tuổi trưởng thành của thanh

Trang 12

niên (Sakyi và cs, 2015) Kết quả chỉ ra rằng, thanh niên không có bạn thờithơ ấu có tỷ lệ gặp khó khăn tâm lý cao hơn những người có ít nhất một người

bạn Có thể thấy, các mối quan hệ xã hội trong giai đoạn đầu đời có thể gây ra những hậu quả đối với tâm lý của người lớn.

Theo Haines và cộng sự (2002), cha me của những đứa trẻ có khó khăn

về tâm lý thường it tìm đến tư van nếu con họ là con gái, do thu nhập hộ gia đình giảm hoặc nếu chủ hộ xuất thân từ tầng lớp xã hội chân tay Ngược lại,

các bậc cha mẹ có nhiều khả năng tìm kiếm sự tư vấn nếu họ nhận được mộtquyên lợi hơn là nếu họ không nhận được một khoản trợ cấp Tudi của trẻ vàkiểu gia đình không dự đoán được việc tham vấn của cha mẹ

Mặc dù một phần tư thanh thiếu niên có khả năng gặp khó khăn về cảm

xúc và tâm lý, nhưng chỉ một phần ba trong số họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia (Chen và cộng sự, 2014) Ngay cả những người có van đề nghiêm trọng cũng tránh tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc gặp phải sự chậm trễ đáng ké trong

việc nhận được sự trợ giúp thích hợp (Biddle và cs, 2006) Những người trẻ

tuổi không tin tưởng bác sĩ đa khoa của họ, coi họ như những người xa lạ, vô

can và thiếu quan tâm Các rào cản đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp từ cácchuyên gia đã được xác định rất nhiều như sự phụ thuộc nhiều vao bản thân

để giải quyết vấn đề, thiếu năng lực cảm xúc, tính bảo mật, người khác phát

hiện ra và thái độ tiêu cực khi tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia (Gulliver và

cs, 2010; Rickwood, Deane, Wilson, & Ciarrochi, 2005) Khi thiếu các mối quan hệ như vậy, thanh thiếu niên không nhận được các can thiệp cần thiết,

do đó vẫn đề sức khỏe tâm thần của họ vẫn chưa được điều trị và có khả năng

tram trọng hơn khi trưởng thành Các van dé sức khỏe tâm thần (hành vi va

cảm xúc) làm suy giảm hoạt động hàng ngày ở tuổi thiếu niên và kéo dài đếntuôi trưởng thành nếu không được phát hiện và không được điều trị (Crutzen

& De Nooijer, 2010).

Trang 13

Lauceulle và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với các sự kiệncăng thang cho thấy khó khăn tâm ly gia tăng đáng kể ở độ tuôi 7 và 11 tuổi;

có băng chứng nhất quán về mô hình tương hỗ: những khó khăn tâm lý dự

đoán các sự kiện căng thăng ở mỗi giai đoạn Các phân tích cũng chỉ ra rằng

mối liên hệ giữa các sự kiện căng thang và khó khăn tâm lý ở trẻ em gái mạnh

hơn trẻ em trai.

Liên quan đến các đặc điểm rối loạn nhân cách, thanh thiếu niên từng

bị lạm dụng tình dục gặp khó khăn hơn đáng kế so với người chưa từng bị

(Begin và cs, 2018) Đối với việc tự gây thương tích cho bản thân, thanh thiếu

niên từng bị lạm dụng tình dục, cũng như những người từng bị bỏ rơi có nguy

cơ thực hiện hành vi này cao hơn Những trẻ vị thành niên từng bị lạm dụng

tình dục cũng có xu hướng gặp nhiều khó khăn tâm lý hơn.

Các gia đình có thành viên có vấn đề tâm lý ở thời thơ ấu bị thiệt hại nặng né và lâu dai về kinh tế (Smith va Smith, 2010) Một đứa trẻ có khó khăn tâm lý khiến bố mẹ có ít thời gian làm việc hơn và có thé phải chi tiền

cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tâm lý cho đứa con đó.

Đại dịch COVID-19 gan đây đã gây ra nhu cầu cấp thiết cho các cơ sở

giáo dục đại học và đội ngũ giảng viên của họ phải chuyền quá trình giáo dục

trực tuyến trong thời gian ngắn nhất có thé Cần phải thừa nhận rang giáo dục

đại học trên toàn thế giới đang thay đổi, và các cơ sở giáo dục phải đối mặt với những thách thức khi thích ứng với thực tế COVID-19 mới - dạy và học

kỹ thuật số kết hợp Tuy nhiên việc học online cũng góp phần gây ra nhiều khó khăn trong học tập cho học sinh và từ đó gia tăng căng thăng học tập và tạo ra khó khăn tâm lý Mối quan tâm liên quan đến trường học có liên quan

đáng kể với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sức khỏe tâm thần(Ogilvie và cs, 2019) Bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ việc chú ý đến

Trang 14

những khó khăn liên quan đến trường học trước khi xuất viện từ địch vụ chăm

sóc tâm thần tiếp tục sau quá trình tái hòa nhập trường học

1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Các định nghĩa

1.2.1.1 Khó khăn

Theo tác giả Hoàng Phê hay Nguyễn Như Ý, khó khăn được định nghĩa là việc có nhiều trở ngại, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cô găng mới đạt được kết quả.

Theo tác giả Dương Thị Kim Oanh, khó khăn là những trở ngại cản trở

quá trình hoạt động, doi hỏi cá nhân phải có nhiều nỗ lực khắc phục dé đạt

mục tiêu đã đề ra

1.2.1.2 Khó khăn tâm lý Khó khăn tâm lý là một khái niệm khá phức tạp Ngoài “khó khăn tâm lý”, các tác giả, nhà nghiên cứu khác còn sử dụng các thuật ngữ như “trở ngại

tâm lý:, “rào can tâm lý”, “hang rao tâm ly”, “ thiếu hut tâm lý”, “khó khăn

nhận thức”,

Theo tác giả Nguyễn Xuân Thức, “Khó khăn tâm lý là sự không phù

hợp giữa đặc điểm tâm lý và hành vi ứng xử của nhân cách với nội dung, đốitượng, hoàn cảnh hoạt động của chủ thé, được biéu hiện ở các dấu hiệu: nhận

thức, thai độ và hành vi ứng xử”.

Tác giả Mạc Văn Trang cho rằng “Khó khăn tâm lý là hội chứng của sự kém thích ứng về mặt tâm lý của cá nhân với môi trường, khiến cho hoạt động

và giao tiếp của cá nhân gặp trở ngại, kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến

cuộc song và sự phát triển tâm lý của cá nhân”

Theo tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim, “Khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây trở ngại,

ảnh hưởng tiêu cực đên quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thê”

10

Trang 15

Theo tác giả Cao Xuân Liễu, “Khó khăn tâm lý là tổ hợp các thuộctính, các trạng thái, các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối tượng hoạt

động làm cho quá trình hoạt động gặp khó khăn, làm cho chủ thể không phát huy được khả năng của mình, dẫn đến kết quả hoạt động bị hạn chế”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khó khăn tâm lý, song nhìn

chung, các tác giả đều cho rằng đây là những thiếu hụt các yếu tố tâm lý gây

can trở hoạt động của ca nhân và làm cho hoạt động đó kém hiệu quả Dac

biệt, hầu hết các tác giả đều căn cứ vào ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vitrong hoạt động nhất định của chủ thể để đánh giá khó khăn tâm lý

Tóm lại, có thé khái quát khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt, không toànvẹn về các khía cạnh tâm lý, thể hiện ở sự hạn chế về các mặt: nhận thức, thái

độ và hành vi làm cá nhân lúng túng, lo lắng, gặp nhiều trở ngại và có các cảm xúc tiêu cực khi tiến hành thực hiện một hoạt động nao đó Khi những hạn chế của các khía cạnh tâm lý ngày cảng nhiều, gây cản trở các hoạt động chức năng của cá nhân, chúng trở thành các triệu chứng của các rối nhiễu tâm lý.

Các khó khăn tâm lý có thé nảy sinh do các yếu tô khách quan (điềukiện, phương tiện, môi trường gia đình, xã hdi, ) hoặc yếu tố chủ quan (nhận

thức, thái độ, năng lực, hứng thú, động cơ, kinh nghiệm, của cá nhân).

1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận Thuyết nhận thức

Tiếp cận nhận thức cho rằng phản ứng của con người trước các sự kiện, tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống bao gồm

các yếu tố khác nhau: nhận thức, cảm xúc, động cơ và hành vi (Beck, 2020)

Trong đó nhận thức đảm nhận vai trò lý giải và đưa ra ý nghĩa cho sự kiện,

tình huống diễn ra trong thực tế Như vậy, nhận thức đóng vai trò là yếu tốdiễn dịch, giải thích hay chính là xử lý các thông tin về sự kiện, tình huống

bên ngoài Theo cách đó, nhận thức ảnh hưởng đên các yêu tô còn lại như

11

Trang 16

cảm xúc, động cơ và hành vi của con người để tạo phản ứng Một khi nhậnthức bị sai lệch, diễn dịch méo mó thực tế hay tình huống thì phản ứng của

con người bị rối loạn và không phù hợp, kém thích nghi.

Beck cho rằng, nhân cách được hình thành dựa trên sự tương tác giữa những thứ thiên phú, được sắp đặt sẵn với môi trường bên ngoài (1983) và mỗi cá nhân có các sơ cấu nhận thức riêng biệt (cognitive schemas) Sự phản

chiếu của các sơ cấu nhận thức cơ bản được xem như các đặc tính nhân cách,được phát triển với mục đích phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài(và bị ảnh hưởng bởi lịch sử học tập) Các cấu trúc chứa đựng niềm tin nềntảng và các giả định được hình thành rất sớm từ trải nghiệm và sự đồng nhất

của họ với những người quan trọng.

Khi gặp những kích thích không giống với những niềm tin hoặc giả

định trước đó, cá nhân dé bị tổn thương, hoặc có thé dẫn đến stress Khi đối

diện với những kích thích gây stress, các cấu trúc được ân dưới dạng tiềm tang sẽ bị kích hoạt Beck (1960) phát biểu trong luận án rằng "phản ứng cảm

xúc được xác định bằng cách cá nhân cấu trúc kinh nghiệm của mình " Điềunày tức là các rối loạn cảm xúc xảy ra khi cá nhân có những niềm tin phi lý và

Trong đó, bộ ba nhận thức là ba hình thức tư duy tiêu cực điển hình của

những cá nhân bị tram cảm: cụ thé là những suy nghĩ tiêu cực về ban thân, thé

giới và tương lai Những suy nghĩ này có xu hướng tự động ở những người

chán nản khi chúng xảy ra một cách tự phát Khi ba thành phần này tương tác,

12

Trang 17

chúng can thiệp vào việc xử lý nhận thức bình thường, dẫn đến suy giảmtrong nhận thức, trí nhớ và giải quyết vấn đề với người bị ám ảnh bởi những

suy nghĩ tiêu cực.

Beck tin rằng những cá nhân dễ bị tram cảm phát triển một lược đồ cái tôi tiêu cực Họ sở hữu một tập hợp các niềm tin và kỳ vọng về bản thân họ vốn tiêu cực và bi quan.

Beck tuyên bố rằng các lược đồ tiêu cực có thé được xây dựng trong thờithơ ấu do hậu quả của một sự kiện đau thương Các trải nghiệm có thể đónggóp vào các lược đồ tiêu cực bao gồm:

- Cai chết của cha mẹ hoặc anh chị em ruột

- _ Từ chối của cha mẹ, chỉ trích, bảo vệ quá mức, bỏ bê hoặc lạm dụng

- Bat nat ở trường hoặc loại trừ khỏi nhóm đồng đăng.

Những người có lược đồ cái tôi tiêu cực trở nên dé bị lỗi logic trong suy

nghĩ của họ và họ có xu hướng tập trung chọn lọc trên một số khía cạnh của một tình huống trong khi bỏ qua thông tin có liên quan tương tự.

Beck (1961) xác định một số quy trình suy nghĩ phi lý (sự phi lý của cácquá trình suy nghĩ) Những kiểu suy nghĩ phi logic này là tự đánh bại họ, và

có thê gây ra sự lo âu hoặc trầm cảm lớn cho cá nhân

- Can thiệp tùy ý: Dua ra kết luận trên cơ sở bằng chứng day đủ hoặc

không liên quan: vi dụ, nghĩ rang bạn vô giá trị vì buổi hòa nhạc ngoài trời mà bạn sắp đi xem đã bị mưa.

- Trừu tượng có chọn lọc: Tập trung vào một khía cạnh của một tình

huống và bỏ qua những khía cạnh khác: Ví dụ, bạn cảm thấy có trách nhiệm với đội của bạn thua một trận đấu bóng đá mặc dù bạn chỉ là một

trong những câu thủ trên sân.

13

Trang 18

- Phóng đại: phóng đại tam quan trong của các sự kiện không mong

muốn Ví dụ: nếu bạn làm bong một chút sơn trên xe của bạn và do đó,

bạn xem mình là người lái xe hoàn toàn khủng khiếp.

- Giảm thiểu: hạ thấp tầm quan trọng của một sự kiện Ví dụ: bạn được

giáo viên khen ngợi vì một tác phẩm tuyệt vời, nhưng ban thấy điều này là tầm thường.

- Ti ong quát hóa quá mức: rút ra kết luận tiêu cực rộng trên cơ sở một sự

kiện không đáng kể Ví dụ: bạn nhận được điểm D cho ky thi khi bạn

trước giờ bạn luôn nhận được điểm A và bạn, do đó, nghĩ rằng bạn ngungốc

- _ Cá nhân hóa: Ghi nhận cảm xúc tiêu cực của người khác cho ban thân

bạn Ví dụ: giáo viên của bạn trông thực sự bực mình khi ông ay bước vào phòng, vì vậy ông ấy chắc hăn là bực mình với bạn.

Theo thuyết nhận thức, bắt đầu từ thời thơ ấu, mọi người phát triển những ý tưởng nhất định về bản thân, người khác và thế giới của họ Niềm tin

trung tâm hoặc cốt lõi nhất của ho là những hiểu biết lâu dai rất cơ bản và sâusắc đến mức họ thường không nói rõ chúng, ngay cả với chính họ Người nàycoi những ý tưởng này là sự thật tuyệt đối, giống như cách mọi thứ “là”

Niềm tin cốt lõi ảnh hưởng đến sự phát triển của một lớp niềm tin trung

gian, bao gồm thdi độ, quy tắc và giả định (thường không được chứng minh) Độc giả E, ví dụ, có những niềm tin trung gian sau:

Thái độ: Nó rất tệ khi that bại.

Quy tắc: Hãy từ bỏ nếu một thử thách có vẻ quá lớn.

Giá định: Nếu tôi cô gang làm điều gì đó khó khăn, tôi sẽ that bại Nếutôi tránh làm điều đó, tôi sẽ ổn thôi

Những niềm tin này ảnh hưởng đến quan điểm của anh ấy về một tình

huông, từ đó ảnh hưởng đên cách anh ây suy nghĩ, cảm nhận và hành xử.

14

Trang 19

Thuyết Hành vi của B.F.Skinner

Theo Skinner, nhân cách là tập hợp những hành vi tạo tác Sự thành

lập, duy tri củng cố hay sửa đổi hệ thống các hành vi tạo tác tạo nên sự hình

thành và phát triển nhân cách Các hành vi thì luôn xuất hiện hành vi nào

được củng có, tăng cường và duy trì sẽ tạo ra nét đặc trưng nhân cách.

Toàn bộ học thuyết của B F Skinner dựa trên nguyên lý vận hành cóđiều kiện Các đối tượng luôn luôn vận động trong môi trường sống của mình

Trong quá trình vận hành có chủ ý này, các đối tượng sẽ tiếp cận có chú ý hơn

với những kích thích đặc biệt có ảnh hưởng đến chúng Những kích thích nàyđược gọi là kích thích củng cé hay tác nhân củng có kích thích củng cố có

nhiệm vụ thúc đây số lần của một hành vi nhất định tăng lên trong tương lai

Nghĩa là một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi đối tượng tiếp cận với

nguồn kích thích có lợi Đây là quá trình vận hành phản xạ có điều kiện: Một hành vi tạo ra một kết quả, và kết quả ấy sẽ thuyết phục đối tượng dé tạo ra xu hướng lặp lại những hành vi ấy trong tương lai.

điều kiện hóa tạo tác là một phương thức học tập có được thông quacác tác nhân củng cố và trừng phạt Với điều kiện hóa tạo tác, một liên kết

được hình thành giữa một hành vi và kết quả của hành vi đó Khi một kết quả

tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng

xuất hiện trở lại trong tương lai Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả

tiêu cực sẽ it có khả năng lặp lại trong tương lai.

1.2.3 Đặc điểm lâm sàngTùy thuộc vào các cá nhân khác nhau và do có nhiều khó khăn tâm lýkhác nhau nên biểu hiện của khó khăn tâm lý cũng rất đa dạng Dựa trên địnhnghĩa “khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt, không toàn vẹn về các khía cạnh tâm

ly, thể hiện ở sự hạn chế về các mặt: nhận thức, thái độ va hành vi lam cá

nhân lung túng, lo lang, gặp nhiễu trở ngại và có các cảm xúc tiêu cực khi

15

Trang 20

tiễn hành thực hiện một hoạt động nào đó Khi những hạn chế của các khía

cạnh tâm lý ngày càng nhiều, gây cản trở các hoạt động chức năng của cá

nhân, chúng trở thành các triệu chứng của các rồi nhiễu tâm ly” đã đưa ra, tôi

liệt kê đưới đây một số biéu hiện có thé có khi một cá nhân có khó khăn tâm

- Thay đổi thói quen ăn, ngủ

- Hoc tập kém hoặc làm việc kém hiệu quả

- Khó tập trung

- Gap khó khăn trong giao tiếp, xây dựng mối quan hệ

Biểu hiện về nhận thức

- Lòng tự trọng thấp, suy nghĩ tiêu cực về bản thân

- Suy nghĩ tiêu cực về người khác, về thế giới xung quanh

16

Trang 21

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Các phương pháp đánh giá

1.3.1.1.Phương pháp quan sát lâm sàng

Phương pháp quan sát lâm sàng là một công cụ thuộc nhóm các phương

pháp mô ta Phương pháp này giúp nhà trị liệu nhìn ra những thay đổi trongnét mặt, cử chỉ, giọng nói của thân chủ Đồng thời, nó cũng giúp nhà trị liệu

hiểu thêm về thân chủ, nhìn nhận rõ ràng hơn các cảm xúc, thái độ của thân chủ khi tiến hành trị liệu Khi quan sát đủ kỹ, nhà trị liệu cũng sẽ nhìn ra cơ chế phòng vệ mà thân chủ đang có đề từ đó hóa giải chúng Nhà trị liệu không

chỉ quan sát thân chủ mà quan sát cả những người xung quanh thân chu va

chính bản thân mình để có những sự điều chỉnh cho phù hợp Việc hướng dẫn

thân chủ tự quan sát cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân cũng sẽ giúp ích

rất nhiều cho thân chủ trong quá trình trị liệu Có thé thấy, quan sát lâm sàng

giúp ghi nhận và mô tả chính xác hơn các biéu hiện của thân chủ, kèm theo đó

là sự thay đổi của thân chủ qua từng hoạt động trong buổi trị liệu.

1.3.1.2.Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Hỏi chuyện lâm sàng có thể coi là công cụ hữu ích nhất và quan trọng nhất trong việc đánh giá một ca lâm sàng Thông qua việc đặt câu hỏi, nhà trị liệu có thể khám phá được về quá khứ và hiện tại của thân chủ, biết được những khó khăn thân chủ gặp phải và những nút thắt trong tâm lý của họ.

Việc đặt những câu hỏi đúng sẽ góp phần tạo cảm giác thoải mái và tin tưởngcho thân chủ dé họ chia sẻ hết câu chuyện của bản thân và tự nhìn ra nhữngnút thắt trong tâm lý của mình Khi hỏi chuyện lâm sàng, nhà trị liệu có thể

làm rõ các đặc điểm nhân cách, các cơ chế tâm lý và rỗi loạn mà thân chủ

đang gặp phải Hỏi chuyện lâm sang cua nhà tâm lý khác với cách hỏi chuyện thông thường hay cách hỏi chuyện của các bác sĩ, vì ở đây, nhà tâm lý không

17

Trang 22

chỉ lăng nghe câu chuyện của họ, hỏi hêt vê câu chuyện của họ mà còn đặt ra

các câu hỏi đê gỡ rôi dân cho thân chủ, giúp thân chủ tìm ra hoạt động trị liệu phù hợp với bản thân họ.

1.3.1.3 Phương pháp trắc nghiệm/ thang do

Thang do lường mức độ tram cảm, lo âu, căng thang (DASS-21)

DASS-21 là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế dé đo mức độ nghiêmtrọng của những dấu hiệu cốt lõi của trầm cảm, lo âu và căng thắng

Phiên bản DASS-21 gồm 21 câu, mỗi tháng D, A, S có 7 câu Mỗi câu

được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi) đến 3 (Rất

thường xuyên xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)

+ D (Depressed — Tram cảm): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn

rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chap, thiếu hứng thú, mất năng

lượng, không muốn tham gia các hoạt động.

+ A (Anxiety — Lo âu): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run

ray, khô miệng, khó thở, trong nguc, đồ mồ hôi, va kha năng tự

kiểm soát khi lo lăng.

+ § (Stress — Căng thang): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, tha lỏng, dễ

buồn bã/kích động, cáu kinh/phan ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn

Độ tuổi sử dung thang do này là từ 15 tuổi trở lên và thường được sử dụng

với các thân chủ có dấu hiệu như căng thang, buôn rau, lo lắng nhiều Thang

đo có thé được sử dụng để đánh giá mức độ dap ứng của thân chủ với tri liệu

Trang 23

1.3.2 Phwong phap can thiép

Liệu pháp Nhận thức va Hanh vi (CBT) là một hình thức tam lý tri liệu

giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi.

Nội dung cốt lõi của CBT chính là suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng

một vai trò căn bản trong việc quyết định các hành vi mà ta thể hiện Mục tiêucủa CBT là dạy cho bệnh nhân rằng mặc dù không thê điều khiến tat cả mọi

thứ nhưng họ có thé kiêm soát cách mà họ hiểu, tiếp nhận và giải quyết các

vấn đề trong cuộc sống của chính họ.

Kỹ thuật giáo đục tâm lý

Nhà trị liệu dạy cho thân chủ về mô hình nhận thức và phân tích vé các

yếu tô trong mô hình Từ đó, thân chủ nhận ra suy nghĩ và niềm tin của bảnthân mới là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và phản ứng tâm lý của

họ Việc giáo duc tâm lý nhằm cung cấp kiến thức cho TC, dé TC tự nhận ra

mô hình hành vi, suy nghĩ của bản thân va từ đó có thé tự nhận ra và thay đổi

bản thân.

Kỹ thuật hít thở sâu thư giãn

Kỹ thuật này thường được sử dung với những TC có lo âu hay ám ảnh

sợ nhằm giúp họ cảm thấy thư giãn, bình tĩnh hơn và giảm cảm giác lo lang,

sợ hãi Trong kỹ thuật này, nhà tâm lý sẽ hướng dẫn TC cách hít thở sâu, hít

19

Trang 24

vào bằng bụng và thở ra bằng miệng, đồng thời chú tâm vào hơi thở của bản

thân dé bình tâm lại Đây là một kỹ thuật khá đơn giản cho TC có thé tự luyện tập và sử dụng bat kỹ khi nào TC có lo lắng, sợ hãi.

Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức Tái cau trúc nhận thức là kỹ thuật được sử dụng dé thay thé những suy nghĩ sai lệch bằng những suy nghĩ mới, hợp lý hơn Chiến lược tai cau trúc

nhận thức có một số kỹ thuật mang tính chỉ dẫn như : huấn luyện, thuyết

phục, thách thức và thiết kế bài tập về nhà Với mục đích nhằm giúp thân chủkiểm soát được những tình cảm của họ băng những hướng dẫn đề họ có

những ý tưởng hợp lý hơn ít gây ton hại cho ban thân hơn và thuyết phục họ

nhận ra sự phi lý của những suy nghĩ mà họ đang có.

Đề thực hành được kỹ thuật này:

- Pau tiên nhà tâm lý phải thiết lập một mối quan hệ hợp tác, không phê

phán thân chủ.

- Sau đó thu thập bằng chứng hoặc đặt 1 loạt câu hỏi dé phát hiện những

suy luận vô lý trong nhận thức của thân chủ.

- _ Tiến hành thực nghiệm dé kiếm định tính logic hợp lý của niềm tin

đang tồn tại ở thân chủ

- _ Đánh giá lại sự kiện, phân tích lại tình huống dé tìm những ý nghĩ tự

động của thân chủ và phát hiện những lỗi hoặc tính vô lý của chúng.

- _ Thách thức những giả thuyết cơ bản của thân chủ bằng việc phân tích

những tiền dé sai lệch ban đầu dé tìm ra tính bat hợp lý cần phải điều

chỉnh.

- Phan tích lại tình huống từ các góc độ khác nhau dé người bệnh có cái

nhìn hợp lý hơn từ đó tìm ra các giải pháp thay thế

- _ Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan , tích cực và thực tế hơn ở người bệnh,

thay những suy nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực

20

Trang 25

Kỹ thuật ra quyết địnhNhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người bị trầm cảm, gặp khó khăn

khi đưa ra quyết định Khi bệnh nhân muốn sự giúp đỡ của bạn trong lĩnh vực này, bạn sẽ yêu cầu họ liệt kê các ưu điểm và nhược điểm của từng tùy chọn

và sau đó giúp ho đưa ra một hệ thống dé cân từng yếu tô và đưa ra kết luận

về lựa chọn nào có vẻ tốt nhất.

Kỹ thuật trò chơi sắm vai

Kỹ thuật này nhằm sửa chữa hành vi, đặc biệt đối với những người nhútnhát và có khó khăn trong mối quan hệ với người khác, tự đó giúp bệnh nhânngày càng thoải mái hơn trong các mối quan hệ bình thường Những người

nhút nhát thường sợ phản ứng của người khác Họ thường lý luận: tội không

dám nói vì sợ người khác bộc lộ phản ứng đối với tôi Beck nói đây là những

người có suy nghĩ lệch lạc về người khác

Đề thực hiện trò chơi sắm vai, nhà tâm lý cùng bệnh nhân tưởng tượng

ra khung cảnh làm cho bệnh nhân sợ Trong hoạt cảnh đó, bệnh nhân sẽ sợ và

bắt đầu nhập vai Bệnh nhân sắm vai của mình còn nhà tâm lý sắm vai đốitượng làm cho bệnh nhân sợ Mỗi một hoạt cảnh chỉ tập trung vào một vấn đề

và diễn ra trong khoảng 5-10 phút.

Tính nghịch lý của những người lo sợ là mặc dù đã biết trước đối

phương sẽ nồi giận khi mình nói, nhưng khi giáp mặt với sự giận dữ, họ vẫn

sợ, vẫn bị bất ngờ như thường Ta cần làm cho họp thấy tính nghịch lý này để

họ hiểu rõ hơn và chuẩn bị tinh thần chờ đón nó.

Giữa hoạt cảnh, ta có thé cắt ngang dé phân tích và sau đó hoạt cảnh có thê tiếp tục Khi phân tích, nhà tâm lý đánh giá nhưng không phê phán bệnh

nhân, cần bình luận một cách trung lập, khách quan

Nhà tâm lý cũng có thé cùng bệnh nhân thực hiện việc đảo vai khi chơi

trò chơi săm vai Dat mình vào vi trí người khác ta sẽ thay đỡ sợ hơn, làm

21

Trang 26

giảm căng thang Điều quan trọng trong trò choi sắm vai là giúp cho bệnh nhândám đối diện với van dé, học được hành vi mới mà trước đó ho chưa từng làm,

học được phương pháp xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ.

Hoạt động giao bài tập về nhà cho TC Giao bài tập về nhà có tác dụng giúp TC tự xây dựng các thói quen tốt

và giúp quá trình trị liệu được thực hiện một phần ngay cả khi ở ngoài thời gian của phiên tri liệu Khi làm bài tập về nhà, các hoạt động tích cực được

củng cố và giúp TC tránh sa đà vào các hoạt động kém thích nghi mà TC

đang có.

TIỂU KET CHUONG 1 Khó khăn tâm lý có sự phô biến rất rộng và hiện đang tạo ra gánh nặng bệnh tật lớn cho xã hội Quá khứ bị ngược đãi, phải chứng kiến các sự kiện

căng thăng hoặc bị bỏ mặc có liên hệ với các van dé tâm lý khi trưởng thành

như gắn bó không an toàn và rối loạn cảm xúc Tuy nhiên, ngay cả khi có vấn

đề tâm lý nghiêm trọng, nhiều cá nhân cũng né tránh việc tìm kiếm sự hỗ trợ

và tri liệu từ các chuyên gia (Biddle va cs, 2006) Ngoài ra, trẻ em và trẻ vị

thành niên không được tiếp cận với sự hỗ trợ tâm lý khi có khó khăn tâm lý

dễ có vấn đề tâm lý trầm trọng hơn khi trưởng thành (Crutzen & De Nooijer,

2010).

Một cá nhân có khó khăn tâm lý có thé có nhiều triệu chứng khác nhau

ở nhiều khía cạnh bao gom nhận thức, cảm xúc, hành vi, hoạt động chức

năng, sức khỏe thé chất Các dấu hiệu cụ thé có thể ké đến như có nhiều cảm

xúc tiêu cực (lo âu, bồn chén, u sau, căng thăng, ), suy nghĩ tiêu cực, niềm

tin phi lý, hành vi thoái lui, thu rút xã hội, rối loạn giấc ngủ, học tập hoặc làm

việc kém năng suât Các triệu chứng thường khiên cá nhân trở nên kém thích

22

Trang 27

nghi, giảm năng suất và thây mệt mỏi Các cá nhân có khó khăn tâm lý gặpnhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày và trong các mỗi quan hệ.

Sử dụng liệu pháp tâm lý phù hợp sẽ giúp hỗ trợ giải quyết các khó khăn tâm lý, từ đó giúp các cá nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng các kỹ năng dé ứng phó với căng thang, cải thiện chất lượng mối quan hệ va gia tăng hiệu suất học tập, làm việc.

Với trường hợp cá nhân có khó khăn tâm lý, tôi đã lựa chọn can thiệp

tâm lý bằng liệu pháp Nhận thức - Hành vi dé có thé tác động đến các nhận

thức sai lệch và giúp thân chủ kích hoạt các hành vi tích cực.

23

Trang 28

Chương 2 Đánh giá và can thiệp cho một trường hợp có khó khăn tâm lý

2.1 Thông tin chung về thân chủ

- Họ và tên: Nguyễn Văn Tuan (tên thân chủ đã được thay đổi)

- Giới tính: Nam

- Năm sinh: 2003

- Nơi sống: Tại một thành phố

- TC đang học đại học

- Gia đình: Con 1/2 Bố làm nhà nước, mẹ làm kinh doanh

- Hiện tại: Bố mẹ TC đã ly dị, TC sông cùng với bố và em trai, mẹ TC

đã có con gái riêng

2.2 Các vấn đề đạo đức

Khi thực hiện hỗ trợ ca lâm sàng này, học viên đã tham chiếu hoạt động

hỗ trợ của mình với những quy tắc đạo đức nghé nghiệp được thầy cô hướng

dẫn và bộ quy điều theo APA năm 2017

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

Học viên đã tiếp nhận ca lâm sảng qua trang fanpage “Hỗ trợ tâm lý

nhân văn” Đầu tiên thân chủ đăng ký nhận hỗ trợ qua form đăng ký của

fanpage và mô tả bản thân cần hỗ trợ do gần đây thấy bản thân tiêu cực, hay

lo lắng Học viên nhận thấy bản thân muốn trợ giúp cho trường hợp này và

cũng có lịch rảnh giống với TC đăng ký nên đã thống nhất với cả nhóm nhận

ca này Học viên liên hệ trước với TC qua tài khoản Zalo cá nhân và hẹn lịch gặp với TC.

Học viên đã xin phép TC được báo cáo ca lâm sang của TC trong luận

văn dé đảm bảo tính đồng thuận của thân chủ đối với việc sử dụng ca lâm

sảng làm báo cáo luận văn.

24

Trang 29

Về tính bảo mật khi thực hiện ca lâm sang, trong buổi gặp gỡ đầu tiên,

học viên đã trao đổi với thân chủ về các nguyên tắc bảo mật thông tin “Chị sẽ

trao đổi với em về nguyên tắc bảo mật thông tin nhé Các thông tin em chia sẻ với chị đều sẽ là bí mật và chị sẽ không tiết lộ chúng với ai, trừ khi là được

em cho phép hoặc là khi thông tin em chia sẻ có thể gây hại tới sự an toàn hay tính mạng của em và những người xung quanh Đây là một nguyên tắc làm

việc của các nhà tâm lý và cũng là một quy điều đạo đức của bọn chị Tóm lại

là, các thông tin em chia sẻ sẽ được giữ kín, nếu em có ý định làm hại bản

thân hay người khác thì chị sẽ được quyền tiết lộ thông tin đó với các bên liênquan ví dụ như gia đình em chắng hạn.”

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy

trình đánh giá

Theo “Quy điều đạo đức dành cho nhà tâm lý học” (APA 2017), trongquá trình đánh giá vấn đề của thân chủ, các trắc nghiệm và thang đo lâm sàng

được sử dụng phải có độ tin cậy, độ hiệu lực, thực hiện đúng quy trình, khoa

học Dé đảm bảo nguyên tắc đạo đức này trong việc sử dụng công cụ đánh

giá, học viên đã lựa chọn thang đo DASS-21 dé sang lọc các vấn đề mà TC

đang có Thang DASS-21 đã được thích ứng và sử dụng rộng rãi tại Việt

Nam, và cũng rất dễ thực hiện đối với TC Học viên đã thực hiện đánh giá

tâm lý đúng theo quy trình, với sự đồng thuận của thân chủ về việc sử dụng

các thang đo dé đánh giá.

Trước khi tiến hành, học viên đã giới thiệu rõ ràng về thang đo, mục

đích sử dụng thang đo và cách thức thực hiện thang đo Vì đó, thang đo được

sử dụng phù hợp với tinh thần và sự hiểu biết của thân chủ

Khi trả kết quả thang đo, học viên sử dụng ngôn từ dễ hiểu và giải thích

kỹ càng ý nghĩa kết quả thang đo thu được cho TC Ngoài ra, học viên cũng

25

Trang 30

đưa ra các khuyên nghị dựa trên kêt quả thu được đê TC cân nhắc vê các mục tiêu tri liệu cũng như phương pháp trị liệu.

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu

Học viên đảm bảo trong quá trình can thiệp và trị liệu không gây ra bất lợi về vật chất cũng như tinh thần cho thân chủ.

Phương pháp can thiệp sử dụng được minh chứng có hiệu quả tích cực

với các khó khăn tâm lý mà thân chủ gặp phải Thân chủ nắm được liệu phápcan thiệp và đồng ý lựa chọn phương pháp can thiệp mà học viên khuyến

nghị Thân chủ cũng biết bản thân có thê dừng trị liệu bất kỳ khi nào thân chủ mong muốn.

Học viên và TC đã cùng nhau thống nhất về các kĩ thuật trị liệu được

sử dụng cũng như các kế hoạch hành động mà TC cần thực hiện để tránh quá

sức với TC hay gây khó chịu cho TC.

2.3 Đánh giá lâm sàng

2.3.1 Mô tả ca

- Hoàn cảnh gap gố

Thân chủ biết đến fanpage Hỗ trợ tâm lý nhân văn và nhắn tin xin được

hỗ trợ tâm lý Sau khi thân chủ đăng ký form online và mô tả tóm tắt về vấn

đề bản thân gặp phải, học viên đã tiếp nhận ca và liên hệ trước với thân chủ

đề hẹn lịch gặp Thân chủ lựa chọn hình thức gọi video online để chia sẻ về

van đề của bản thân qua Google Meeting (vào ngay 12/08/2022) Budi đầu

tiên thân chủ bày tỏ quan ngại bản thân đang mắc rối loạn lo âu và mong

muốn được hỗ trợ tâm lý lâu dài và muốn tiễn hành qua online trước và có thé

sé sắp xếp gặp mặt sau Budi đầu tiên thân chủ chưa bật camera do máy tinh

bị lỗi học viên trao đổi với TC về nguyên tắc khi làm việc vào tính bảo mật

thông tin Thân chủ đã hiểu về các nguyên tắc và không có thắc mắc gì thêm.

26

Trang 31

- “Ấn tượng ban dau về thân chủ

Ban dau thân chủ còn hơi rut ré nhưng sau khoảng 10 phút thân chủ đãbắt đầu cởi mở hơn và nói rất nhiều Lúc đầu thân chủ chia sẻ răng thân chủ

sợ bản thân đang bị rỗi loan lo âu và kế về nỗi lo của bản thân Sau đó, thân

chủ kể nhiều câu chuyện khác nhau về cuộc đời của bản thân hồi nhỏ Thân

chủ liên tục nhắn mạnh bản thân là người rất bất hạnh, không được mọi người

yêu quý và không có bạn bè Thân chủ miêu tả bản thân vừa béo vừa xấu xí,

lại vô duyên trong cách hành xử vả ăn nói Thân chủ nói khá nhanh, liệt kê

các vấn đề khác nhau nhưng không đi vào chỉ tiết mà chỉ tóm tắt các khó khăn

và trải nghiệm của ban thân hồi nhỏ Thân chủ chủ yếu thé hiện cảm xúc mia

mai và thương tiếc cho bản thân khi nói Khi được hỏi về chỉ tiết hoặc câu chuyện cụ thể, TC chỉ ké 1-2 chi tiết va không kế thêm nữa học viên nhận

thay TC có cơ chế phòng vệ và chưa chia sẻ vào chỉ tiết van dé của bản thân

- Lý do thăm khám

Thân chủ có mong muốn được lắng nghe, hỗ trợ cải thiện tâm trạng của

bản thân và muốn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực Thêm nữa, thân chủ mong muốn bản thân giảm bớt sự lo lắng không đáng có Thân chủ cũng mong muốn

có thể tìm thấy định hướng cho tương lai về nghề nghiệp của bản thân

- Mô tả vẫn đề của thân chi

Tóm tắt van dé của thân chủ

Thân chủ vài tuần gần đây hay lo lắng về cuộc đời của bản thân trong

tương lai và đôi khi cảm thấy lo lắng về những chuyện nhỏ trong cuộc sống Thân chủ có các biểu hiện khó ngủ, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, ăn nhiều, gần

như đêm nào cũng khóc Khi hỏi chuyện lâm sàng kỹ hơn, học viên nhận thấy

TC còn có biểu hiện chán nan, mat hứng thú, không muốn làm gì, muốn bỏ

học, thiếu tập trung, suy nghĩ nhiều tới việc nếu như bản thân không được sinh ra thì tốt biết may Thân chủ có nhiều đánh giá tiêu cực về bố và thay lý

do khiến bản thân TC có vấn đề tâm lý như hiện tại là do bố mà thành TC

27

Trang 32

liên tục có các suy nghĩ rằng cuộc đời minh rất tệ hai, tương lai không thể tươi

sáng được và bản thân lại quá lười, năng lực chưa đủ dé vượt lên.

Bồ của TC là người độc đoán, luôn hướng TC làm theo những điều bố

muốn Bố TC sống khá tiết kiếm và cho rằng việc đi chơi hay tiêu tiền cho mục đích giải trí, ăn ngon là điều vô bổ Theo lời TC kể, bố TC có kinh tế khá giả nhưng luôn không muốn mẹ TC tiêu tiền, đưa tiền chợ cho mẹ cũng rat ít

và luôn chat chiu từng đồng Bố TC đôi khi ké với TC về những việc làm

không tốt của mẹ (như việc bỏ đi theo người đàn ông khác, hay việc cờ bạc, việc tiêu tiền hoang phí) Mẹ TC là một người phóng khoáng, tính tình vui vẻ, thích đi choi, mua sắm, thích hưởng thụ cuộc sống Me đã từng dau tư và chơi bài bạc thua lỗ đến cả tỷ đồng và bố phải trả nợ cho mẹ nhưng TC không hề trách mẹ, ngược lại, TC thấy mẹ làm như vậy do bó quá keo kiệt và bố mat tiền như vậy là đáng TC thấy mẹ là người xinh đẹp, có duyên ăn nói và có những người bạn trai tốt Mẹ TC thường ít khi nói gì tới bố hay người nhà của

bố, ngược lại, bố lại là người đôi khi nói những điều không tốt về mẹ và gia

đình mẹ.

Bồ mẹ TC ly dị năm TC học lớp 7 TC nhớ hồi nhỏ rất hay chứng kiến

bố mẹ cãi nhau, thậm chí là đánh nhau và đập vỡ đồ đạc Có lần năm TCkhoảng 5 tuổi, me TC đi đâu mat một thời gian mới trở về (mà theo như bố kế

là mẹ TC đi theo người đàn ông khác) Trong thời gian đó có lúc mẹ trở về gặp TC nhưng bồ không cho gặp, có lần cô giáo vì thương cho hoàn cảnh của

TC nên đã lén cho mẹ và TC gặp nhau TC luôn nhớ mẹ và không có suy nghĩ

oán trách mẹ, chỉ nghĩ rằng do bố nên mẹ mới đi vậy và bố là người ngăn cản

mẹ về với TC.

Hồi nhỏ TC rất phàm ăn và ăn uống rất vô duyên, ăn ngau nghién như

“chết đói năm 45” <trích lời TC và sẵn sàng ăn cả đồ ăn thừa của người

khác khi đi ăn uống ở ngoài TC nói rằng có thé do ít được di ra ngoài, ít được

ăn các món ngon nên lúc ăn mới như vậy TC nhiều lần cố tình xì hơi thành

28

Trang 33

tiếng to lớp hay ở trong thang máy do thấy việc đó buồn cười và nghĩ rằnglàm như vậy mọi người sẽ Cười Hồi nhỏ TC có rất ít bạn bè, hầu như khó có

thé nói chuyện hay chơi được với ai TC cho rang do hồi bé TC mập quá, và

do TC không biết cách giao tiếp, ứng xử cho đúng nên các bạn xa lánh và tay

chay TC sử dụng cum từ “socially awkward” để mô tả bản thân TC cũng thay rang do từ nhỏ đã vô duyên, không biết cách nói chuyện nên dan lớn lên

TC cũng không biết cách giao tiếp TC thường hỏi dồn dap và muốn có được

câu trả lời ngay lập tức TC cũng không biết cách bắt đầu cũng như tiếp nốimột cuộc nói chuyện Hiện tại đi học trên trường TC cũng không giao tiếp vớibạn bè (TC nói một phần lý do vì lớp học qua máy tính nhiều và lên lớp khó

có cơ hội tương tác được với các bạn) TC có một người bạn chơi từ cấp hai

tới bây giờ, còn hầu hết các mối quan hệ khác chỉ kéo dai được một thời gian

là mọi người sẽ cảm thấy khó chịu với TC và dừng nói chuyện TC có chia sẻ

câu chuyện về mối quan hệ với một người anh đã dừng mới gần đây TC hỏi

người anh đó rất nhiều thứ, lại liên tục phàn nàn và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc

tiêu cực nhưng không làm gi dé thay đôi nên đã khiến người anh đó thấy bức

xúc khi anh ý khuyên bảo, chỉ dẫn cho nhưng không làm.

Hồi nhỏ TC tất ít được đi chơi, đi ra ngoài ăn nên thấy ganh tị vớinhững đứa trẻ khác Có những lần mẹ dắt TC đi chơi rồi gặp bố ngoài đường,

TC lại chọn đi theo bố về vì nghĩ mình đã đi với mẹ nhiều rồi, nên dành thêm thời gian cho bố Tuy nhiên TC cũng thấy buồn bực vì không được đi chơi

như ý muốn TC cảm thấy vì bố nên cậu phải sống cuộc đời tẻ nhạt, không

được hưởng những thú vui nên có.

TC có mong ước sau mình sẽ trở thành tỷ phú, sống trong một căn biệtthự, có quyền lực (TC hiện vẫn còn phải dựa vào bố chu cấp) TC có mong

muôn có một đứa con trai đê nuôi dạy nó theo một cách khác với bô mình TC

29

Trang 34

cũng có lúc nghĩ tới việc muốn có người yêu hoặc lấy vợ nhưng vì ngại giaotiếp và sợ sẽ như bố mẹ nên chỉ nghĩ thoáng qua như vậy.

Thân chủ đang trong tinh trạng thừa cân, BMI=29,1 TC đã từng giảm

được cân nhưng sau đó lại tăng lại TC rất thích ăn đồ ngọt, đồ nhiều chất béo,

lại khá ít vận động, chỉ thỉnh thoảng đi dạo bộ với người bạn thân.

Danh sách các van dé của thân chủ

Nhận thức:

- TC có nhiều nhận thức tiêu cực về bản thân (thay bản thân là một that

bại, không có ai muốn chơi cùng TC cũng thấy bản thân xấu xí, yếu

kém, vô duyên)

- TC nhìn nhận rằng mọi sự khô đau trong cuộc sống hiện tại đều do bố

gây nên

- TC nhận thức tiêu cực về cuộc đời của ban thân (thấy cuộc sống sau

này của bản thân sẽ rất tệ hại, tiêu cực vì tuôi thơ của TC đã quá bị

thảm)

Biểu hiện hành vi:

- TC né tránh tiếp xúc với bố và người nhà nội

- TC dành nhiều thời gian chỉ nam nghĩ ngợi (thường là nhớ lại những ký

ức thời thơ ấu và tiếc nuối cho bản thân, đôi khi nghĩ về tương lai khi

trở thành người thành công sẽ rất tuyệt) thay vì bắt tay vào làm việc gì

đó khác

Biểu hiện cảm xúc:

- TC thường xuyên cảm thấy buôn, chán nản, mệt mỏi (TC cảm thấy tui

thân và hay khóc khi nghĩ về những khổ đau và khó khăn mà bản thân

phải chịu

- TC tức giận và căm hận bô

30

Trang 35

- TC đôi khi lo lắng về tương lai của bản thân, lo sợ có thêm nhiều điều

không tốt nữa xảy ra với bản thân

- TC thường xuyên mất tập trung va hay quên (TC không thé tập trung

khi học ở trên trường: Theo quan sát của học viên, TC đôi khi cũng mattập trung trong phiên trị liệu, chợt quên mất bản thân hoặc học viênđang nói đến van đề gi; TC hay quên đồ đạc, quên mat việc định làm)

- TC cảm thấy khó ngủ, thường năm suy nghĩ 2 tiếng mới có thé đi ngủ

- TC ăn khá nhiều và thích ăn những món đồ ngọt, đồ chiên rán

Các môi quan hệ: TC không có thê mạnh về các môi quan hệ và thiêu kỹ

năng giao tiếp

TC thiếu kỹ năng giao tiếp, không biết cách bắt chuyện và duy trìcuộc nói chuyện (TC chỉ có một người ban thân va rất Ít có

tương tác, nói chuyện với những người khác TC đã từng có

những mối quan hệ bạn bè khác nhưng chỉ kéo dài vài tuần đến

TC vẫn thường xuyên liên lạc, gặp mặt mẹ nhưng hai mẹ con

cũng it tâm sự về các vân đê của bản thân

3l

Trang 36

Điểm mạnh của ca lâm sang:

- Than chủ rat chủ động tìm hiểu và muốn được nghe về các van đề tâm

lý mà bản thân đang có.

- Than chủ mong muốn thay đổi và sẵn sàng dành thời gian dé được hỗ

trợ tâm lý lâu dai.

2.3.2 Kết quả đánh giá

- Nhận định ban dau về van dé của thân chủ

Theo những gì thân chủ chia sẻ, học viên nhận định ban đầu về vấn đề của

thân chủ như sau:

1) Thân chủ gặp học viên trong tình trạng: cảm thấy buồn, channản, bi quan, mat niềm tin vào cuộc sống: lo lắng về việc học và về

cudc song: có mối quan hệ tiêu cực với bố; mất định hướng về tương

lai, không có mục tiêu sống

2) Thân chủ có nhiều biểu hiện stress kéo dài như: tâm trạng trambuôn; mat hứng thú với mọi việc; khó ngủ; cham chap, mệt mỏi; camthấy bản thân là một thất bại; khó tập trung, hay quên

3) Thân chủ đôi lúc có một số biểu hiện của lo âu như: đôi khi cócảm giác lo lắng đến mức khó thở, bồn chồn, tim đập nhanh; đôi khithấy lo sợ vô cớ về tương lai và về việc học của bản thân

4) Thân chủ thiếu kỹ năng giao tiếp và không biết cách duy trì môi quan hệ

5) Than chủ có sự căm ghét và hận thù rất lớn đối với bố: thân

chủ cho rang bố là người đã khiến cho cuộc sống thời thơ ấu của cậutrở nên tồi tệ, và cũng chính vì điều này mà TC giờ đây trở thành mộtngười yếu kém, không được yêu quý và có tương lai mờ mịt

6) Thân chủ thiếu động lực phát triển bản thân, chưa định hình

được giá trị bản thân

32

Trang 37

7) Than chủ gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu thực hiện một

hoạt động nào đó và trong việc hiện thực hóa những mong muốn của

Học viên lựa chon thang đánh giá DASS - 21 dé đánh giá van đề của thân

chủ trên các khía cạnh lo âu; trầm cảm; stress

Kết quả thang DASS - 21 thân chủ đã thực hiện như sau:

e Điểm tram cảm: 26 (21 -27 Tram cảm ở mức độ nặng)

e Điểm lo âu: 14 (10 — 14 Lo âu ở mức độ trung bình)

e Điểm Stress: 30 (26 — 33 Stress ở mức độ nặng).

Dựa trên kết quả có thể thấy, TC có điểm trầm cảm vao stress ở mức độ

nặng lần lượt là 26 điểm và 30 điểm Điểm lo âu của TC ở mức độ vừa là 14 điểm.

- Quan sát và hỏi chuyện lâm sang

Học viên sử dụng các câu hỏi mở dé TC có thé chia sẻ câu chuyện của

bản thân, bộc lộ các cảm xúc, suy nghĩ một cách tự nhiên Học viên cô găng

dựa theo các câu trả lời của TC để hỏi đến các vấn đề thích hợp và thu thậpthông tin trên các khía cạnh: sức khỏe tinh thần hiện tại, mối quan hệ với giađình và bạn bè, tuổi thơ của TC, sở thích nghề nghiệp

1) Em có thể cho chị biết lí do em tìm đến fanpage Hỗ trợ tâm lý

nhân văn được không? Chị có đọc thông tin trong form đăng ký

của em rồi nhưng chị muốn nghe cụ thê hơn về vấn đề em muốn được hỗ trợ

33

Trang 38

2) Em có nói rằng em thấy bản thân bị lo âu, chị muốn nghe thêm

về những lý do khiến em nghĩ vậy Các triệu chứng, dấu hiệu em

nhận thấy là gì và thường em hay lo lắng về điều gì?

3) Lần gần đây nhất em thấy lo âu là khi nào và vì lý do gì?

4) Về tuổi thơ của em thì sao nhỉ? Em có thé mô tả qua về tuổi thơ

của mình được không?

5) Em có thé kế thêm cho chị về mối quan hệ của em với bố mẹ

được không? Bồ me em là người như thé nào?

6) Em có anh chị em gì không? Mối quan hệ của em với họ như thế

nào?

7) Vậy còn bạn bè, em có bạn chơi thân không? Từ nhỏ đến giờ khi

đi học em và các bạn trong lớp có mối quan hệ như thế nào?

8) Trong form đăng ký em có nói tới việc muốn được hỗ trợ xác

định ngành học và nghề nghiệp, vậy trước đây và hiện tại em có hứng thú với ngành nghề nào không?

9) Nãy giờ chị cũng đã hỏi em khá nhiều câu hỏi liên quan đến

nhiều khía cạnh trong cuộc sống của em, có điều gì khác emmuốn chia sẻ thêm với chị không?

Như vậy, thông qua hỏi chuyện lâm sàng và kết quả thực hiện cácthang đo học viên đã thu được những kết quả nhằm phục vụ việc đánh giá tình

trạng tâm lý của TC TC cho thấy dấu hiệu của rối loạn stress kéo đài với nhiều khó khăn tâm lý bao gồm:

1) Khó điều tiết cảm xúc, thường xuyên thấy buồn và chán nản, đôi khi

thấy lo âu

2) Khó tập trung, hay quên

3) Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng luôn thường trực

4) Khó thúc đây bản thân thực hiện các hoạt động hữu ích

34

Trang 39

5) Cảm nhận giá trị bản thân thấp

6) Cảm giác bắt hạnh, mắt niềm tin vào cuộc song

7) Suy giảm khả năng học tap, gặp nhiều khó khăn trong học tập

8) Mat định hướng vé cuộc sống

9) Khó xây dựng và duy trì mối quan hệ

10) Ngại giao tiếp 11) Lang túng trong việc diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của bản

thân

2.3.3 Định hình trường hợp

Danh sách vấn đề của TC

- TC có nhiều cam xúc tiêu cực thường trực, đôi khi lo lắng về sự nghiệp

và cuộc sống sau này

- TC nhìn nhận bản thân là người yếu kém, thất bại

- TCtin rằng cuộc đời TC rat bi thảm và là một sự thất bại

- TC thiếu kỹ năng giao tiếp và xây dựng mỗi quan hệ

- TC ít có hoạt động trong ngày, khó bắt tay vào làm bắt kì việc gi

- TC không có mục tiêu sống, không có kế hoạch gì cho tương lai

- TC thường xuyên mắt tập trung, hay quên

Phân tích vấn dé của TC dựa trên thuyết Nhận thức:

TC có nhiều niềm tin phi lý và suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc

đời của bản thân dẫn đến việc cậu có nhiều cảm xúc tiêu cực và ngày cảng

nhiều sự buồn phiền, tức giận và lo âu TC tin rằng bản thân là một người “vô

duyên, xấu tính, yếu kém và thất bại” Niềm tin tiêu cực về bản thân khiến

cậu có rất nhiều suy nghĩ tự động tiêu cực như “Ôi, em không làm được việc

đó đâu”, “Em học dốt mà, làm sao học được cái day”, “Ho không muốn choivới người như em đâu” Những suy nghĩ và niềm tin này đã can trở TC phát

35

Trang 40

triển, khiến cậu ngày càng thu mình, không dám thay đổi, không dám thử,

không đám lam gi vì sợ thất bai

TC có tuôi thơ với nhiều tổn thương vả cậu nhìn nhận đó là một tuổi thơ thất bại, bi thảm Niềm tin nảy của cậu khiến cậu khi nhớ về tuôi thơ chỉ thấy toàn đau thương, mất mát, bị đối xử tệ bạc bởi gia đình và bạn bẻ Đây là một lỗi nhận thức mở rộng của TC khiến cậu nhìn cuộc đời cậu chỉ toàn những điều tiêu cực và dẫn đến một lỗi nhận thức mở rộng khác là cậu sẽ phải

sông cả đời trong sự tiêu cực và den dui

Từ nhận thức tiêu cực về bản thân, TC dần có các suy nghĩ tiêu cựcrằng “một người chăng có gì như em, lại không biết cách cư xử thì chang aimuốn chơi cùng cả” khiến cậu ngại giao tiếp Thêm vào đó, chứng kiến mối

quan hệ của bố và mẹ không tốt, thường xuyên cãi vã, bất đồng quan điểm,

TC có thêm niềm tin tiêu cực khác răng sau này TC không nên lấy vợ vì nếu lây vợ sẽ hay cãi vã như bố mẹ.

Ngoài những lỗi nhận thức về bản thân và cuộc đời của mình, TC còn

có một niềm tin rằng cuộc đời của cậu khổ đau đều là do bố gây ra Bố TC là

người khó tính, độc đoán, dễ nồi cáu và không thích hưởng thụ cuộc sông, TC

thì ngược lại, cậu thích tự do, thích thoải mái và thích được tận hưởng cuộc

sông Hồi nhỏ, bố thường cắm hoặc ngăn cản TC làm rất nhiều việc, kèm theo

đó là luôn bắt TC làm theo một chuẩn mực nào đó của bồ khi làm bất cứ việc

gì hay khi học Sự khác biệt trong cách sống, kèm theo những sự ép buộc và

những cảm xúc tiêu cực bố đem đến đã khiến TC thấy tiêu cực trong suốt

những năm tháng tuôi thơ và tới tận bây giờ Khi nhìn lại tuổi thơ, TC chỉ tập

trung vào những điều bố đã làm khiến cậu đau khổ và dan hình thành suy nghĩ

và niềm tin rằng bố là người gây ra mọi đau khổ cho cậu

Phân tích vấn dé của TC dựa trên thuyết hành vi:

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN