1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên các di sản văn hóa được thế giới công nhận ở tỉnh Phú Thọ

165 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên các di sản văn hóa được thế giới công nhận ở tỉnh Phú Thọ
Tác giả Đào Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 38 MB

Nội dung

Căn cứ vào thực trạng đó tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên các di sản văn hoá được thế giới công nhận ở tỉnh Phú Thọ” là luận văn thạc sĩ với mong

TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE SAN PHAM DU LICH ĐẶC THU DUA TREN CAC DI SAN VAN HOA ĐƯỢC THE GIỚI CONG NHAN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Những nghiên cứu về di sản văn hoá được thé giới ghi nhận ở tỉnh

Thông qua kết quả nghiên cứu và kết luận của các cuộc Hội thảo khoa học; những bài nghiên cứu của các giáo sư, nhà nghiên cứu về thời đại Hùng Vương từ lúc hình thành đến khi tan rã; các giá trị văn hóa phi vật thé và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ấn chứa trong các bài nghiên cứu khá rõ nét đã hệ thống hoá thành một số công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử thời đại Hùng Vương và quá trình hình thành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như Quốc Tổ Hùng Vương,

Nước Văn Lang - thời đại các vua Hùng [30] Thời dai Hùng Vương: Lich sử - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội [35].

GS.TS Nguyễn Chí Bên đã giới thiệu Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong công trình “Những giá tri tín ngưỡng tho cúng Hung Vương ở Phú Thọ” qua góc nhìn lịch sử và phân tích những giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua các phương diện khác nhau [3]. Đề tài “Lễ hội dén Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng” của tác giả Trần Thị Tuyết Mai đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá những giá trị của lễ hội Đền Hùng, sự biến đổi của lễ hội và sức lan toa của lễ hội Đền Hùng, đưa ra các đề xuất giúp phát huy vai trò của lễ hội trong đời sống văn hoá tỉnh thần của cộng đồng

Công trình “Tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại “(nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vuong ở Việt Nam) được tông hợp từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương [49] Trong công trình này các vấn đề về lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tô tiên ở Việt Nam và trên thé giới; các tập tục nghỉ lễ những giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam và trên thế giới đã được các nhà khoa học phân tích so sánh

12 với nhiều cách tiếp cận khác nhau Sự hình thành, quá trình phát triển, giá trị lịch sử - văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: sự biến đổi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại và các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.

“Hát Xoan - dân ca nghỉ lễ, phong tục” của tác giả Ta Ngọc, nhà xuất bản Âm nhạc (1997) là công trình nghiên cứu đa chiều về hát Xoan Phú Thọ: nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc trưng, đặc điểm, tính phức hợp của Hát Xoan, mối quan hệ giữa Hát Xoan với một số hình thức dân ca nghi lễ của vùng trung du, châu thé Bắc bộ, sự bảo tồn và phát huy được những giá trị của Hát Xoan trong điều kiện, tinh hình mới [24].

Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật hát Xoan; không gian, thời gian, địa lý hành chính vùng Xoan, truyền thống văn hoá quê Xoan; phương thức trình diễn Hát Xoan; ngôn ngữ hát Xoan, các quả cách (làn điệu) Xoan, trang phục hát Xoan được phân tích rõ trong công trình "Hat Xoan Phú Tho" của tác giả Nguyễn

Khắc Xương với cách tiếp cận của văn hóa dân gian [51].

Một trong những nét văn hóa đặc trưng thời kì Hùng Vương là Hát Xoan và

Hát Ghẹo được tác gia Cao Khắc Thùy tong hợp trong tác phẩm “Hát Xoan - Hát Gheo dau ấn một chặng đường” [42].

Tác phẩm “Hat Xoan ở Phú Tho” (Xoan singing in Phú Thọ) là tập hợp các bài viết, bài phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế về Hát Xoan do Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức [53].

“Hát Xoan - Dân ca cội nguôn ” của tác giả Dương Huy Thiện đã khái lược và đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của Hát Xoan của từng khu vực dân cư [37].

Sức sống và sự lan toa cua Hát Xoan được giới thiệu trong “Sic lan tỏa cua làn điệu cổ - Hát Xoan” của tac giả Duy Linh qua vị trí, địa bàn hoạt động là trung tâm của di sản hát Xoan và các vùng lân cận: thôn An Thái (xã Phượng Lâu - TP

Việt Tri), thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Dai (xã Kim Đức - TP Việt Trì) và 17 xã, địa bàn liên quan đến Hát Xoan Quy mô phát triển của Hát Xoan qua thời gian

1.1.2 Nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù

“Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” (2008) là đề tài nghiên cứu cấp bộ của tác giả Đỗ Cam Thơ đã hệ thống cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù với mục đích xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế Căn cứ vào đó dé dé xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch và hình thành khung chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015 [40].

Tạp chí du lịch, số tháng 8 của tác giả Phạm Trung Lương (2007) đã có bài viết về “Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam và một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam” Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù Căn cứ vào những vấn đề lý luận đã phân tích và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng ở Việt Nam thời gian qua, một số giải pháp cơ bản cần được xem xét thực hiện [20].

Luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn” của tac giả Lương Thị Hát (2010) tổng quan những van dé lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn Dựa trên định hướng, chiến lược phát triển và thực tế kết quả hoạt động du lịch khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn [9].

Luận văn “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù cua tỉnh Hậu Œiang” cua tác giả Lê Minh Dũng (2014) tập trung vao việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về sản phẩm du lịch, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ năm 2004 đến nay Qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đây mạnh hoạt động xúc tiến du lịch cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động này [7].

Nghiên cứu về sản phẩm du lich đặc thù ở tỉnh Phú Thọ trong “Hội thao khoa học xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch - Sở Văn hóa Thé thao và Du lịch tinh Phú Thọ là cơ quan chủ trì thực hiện năm 2017 có sự tham gia của các nhà quản lý về du

THỰC TRANG PHÁT TRIEN SAN PHAM DU LICH ĐẶC THU DUA TREN CÁC DI SAN VAN HOA DUOC THE GIỚI CÔNG NHAN

O TINH PHU THO 2.1 Điều kiện phát triển san phẩm du lịch đặc thù dựa trên các di sản văn hoá được thế giới công nhận ở tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Vi trí địa lý, phạm vi lãnh thé

Phú Thọ là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, vị trí tự nhiên của tỉnh phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang: phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2 (tương đương 1,2% diện tích cả nước) Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá giáo dục, hành chính của tỉnh, cách thành phố Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

Hệ thống giao thông đường bộ của Phú Thọ tương đối phát triển so với các tỉnh khác thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, được phân bố khá đồng đều, hợp lý Dự án đường đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Phú Thọ đã và đang được triển khai xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển tại tỉnh Phú Thọ.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy trực thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia có tông chiều dài 89,5 km đi qua địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tinh Phú Thọ hợp lưu của ba con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô gặp nhau tại thành phố Việt Trì Tổng chiều dài đường sông trên các sông chính của Phú Thọ dai 227 km có thé vận chuyền với phương tiện vận tải từ 50 tan trở lên Tỉnh có hai cảng sông: Cảng Việt Trì và cảng An Đạo, chuyên dùng của nhà máy giấy Bãi Băng đang được khai thác tốt và có hiệu quả Tận dụng lợi thế về giao thông đường sông, Phú Thọ có thé xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ dé phục vụ hoạt động du lịch.

Tỉnh Phú Thọ hiện nay có dân số đạt hơn 1,4 triệu người với 13 huyện, thành, thị và 225 xã, phường, thị tran.

Vị tri địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi dé Phú Thọ liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng Du lịch Phú Thọ đóng vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bang sông Hồng, Đông và Tây Bắc; kết nói với các tỉnh duyên hải tạo thành tuyến du lich tâm linh; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Côn

2.1.2 Những yếu tô hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên Tinh Phú Thọ với các điều kiện tự nhiên, nỗi bật về sự đa dạng của địa hình. Điều này đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tâm linh, du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái, Một số địa điểm du lịch thu hút nhiều lượt khách tham quan như: Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy); đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa).

Ngoài ra còn có các điểm tài nguyên du lịch khác như núi, Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (Thanh Sơn); hồ Phượng Mao (Thanh Thủy); hồ Đồng Đào, Tiên Động (Sông Thao); hồ Đồng Mậu, hồ Liên Phương (Doan Hung) Đánh giá tông thể, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ phong phú, hap dẫn và được trải đều trên toàn tỉnh Tuy nhiên, những tài nguyên này chủ yếu còn đang ở dạng tiềm năng cần nhận được sự quan tâm đầu tư khai thác đúng hướng dé có thê trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.

2.1.3 Những yếu tô hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch văn hóa Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam dé lại nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lich sử, văn hoá, kho tàng văn hoá dân gian, lễ hội, làng nghề truyền thống có giá trị du lịch cao Với Khu di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia Đền Hùng, đền Mẫu Âu cơ và hệ thống các đình như Hùng Lô, Đào Xá,

Hy Cuong, Lâu Thượng, chùa Xuân Ling, có giá tri kiến trúc nghệ thuật cao, với khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu Nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang được phát hiện qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cô trên địa bàn tỉnh, trong đó có các di chỉ noi tiếng như: Gò Mun, Son Vi, Lang Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rén, Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Phú Thọ vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Các lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bach Hạc, được diễn ra trên quê hương Phú Thọ thể hiện sự đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc riêng của vùng đất tổ Phú Thọ còn có kho tảng thơ ca, hò, về rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền qué Trung du; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ 4m Sơn Vi, nón lá Sai Nga, Gia Thanh Đặc biệt là hai di sản văn hóa: Hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ được công nhận là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Bên cạnh đó nền âm thực và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tăng thêm tính hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

2.1.4 Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Phú Thọ 2.1.4.1 Doanh thu

Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2010

— 2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn này đạt 9%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng lượng khách Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng hợp của nhóm chuyên gia theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2010 - 2020 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 22,7%/năm).

Theo số liệu trong bảng doanh thu trong du lịch trên địa bàn Phú Thọ hàng năm đều có mức tăng trưởng, đặc biệt trung bình giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 19%/năm Đến giai đoạn 2016-2019 do sự thay đổi quy định

40 về thống kê trong du lịch nên tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức tăng trưởng đều hàng năm từ 11-15% Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của COVID19 nên tông doanh thu năm 2020 chi dat 1.520 tỷ đồng, giảm 56% so với năm trước, kéo theo mức tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2010-2020 chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 9%/năm (Hình 2.1)

Luu tra @An uống & Mua sắm @ Lữ hành và doanh thu khác Tổng doanh thu

Hình 2.1 Doanh thu du lịch các lĩnh vực giai đoạn 2010-2020

(Nguôn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ) 2.1.4.2 Số lượng và thị trường khách du lịch

Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2010 — 2020 liên tục tăng và tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 — 2019 đạt 10.67%/ năm Năm 2010 đạt gần 251.867 lượt khách; năm 2019 đạt 610.000 lượt khách, khách quốc tế đạt 7.800 lượt Tuy nhiên, tổng số lượt khách du lịch đến địa bàn tỉnh chủ yếu là khách du lịch nội địa, khách quốc tế đến Phú Thọ rất ít Đến năm 2015 mới chỉ đạt 5.453 lượt khách (dat 90.88% so với chỉ tiêu), khách nội dia đạt 385.952 lượt khách, mới đạt được 51.88% so với chỉ tiêu đặt ra; Năm 2019, du lịch Phú Thọ đón và phục vụ

8,2 triệu lượt khách tham quan, đạt 100% so với kế hoạch; lượt khách lưu trú là 610.000 lượt, đạt 50,8% so với kế hoạch, trong đó lượt khách du lịch quốc tế là 7.800 lượt, đạt 111,4% so với kế hoạch năm 2019 và đạt 78% so với kế hoạch năm 2020; Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: Du lịch Phú Thọ đón và

4l phục vụ 1,1 triệu lượt khách tham quan, đạt 13.4% so với kế hoạch; lượt khách lưu trú là 394.700 lượt, đạt 58% so với kế hoạch đề ra, trong đó lượt khách du lịch quốc tế là 4.900 lượt, đạt 49% so với kế hoạch; ngày khách là 435.400 ngày khách, đạt

58% so với kế hoạch, trong đó ngày khách du lịch quốc tế là 6.500 ngày khách.

DUOC THE GIỚI CONG NHAN O TỈNH PHU THỌ

3.1 Căn cứ của các đề xuất - Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng, độc đáo, khai thác giá trị của các di san dé dat giá trị sản phẩm cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lich trong và ngoài nước Tôn trọng yếu tố tham gia của cộng đồng, yếu tô tự nhiên và văn hoá nhằm phát triển du lịch địa phương một cách bền vững.

- Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nỗi bật của hai di sản văn hoá được thế giới công nhận: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ và Hát Xoan Phú Thọ, hình thành và hoàn thiện hệ thống du lịch quốc gia, vùng du lịch, điểm du lịch.

- Phát huy thế mạnh và lợi thế của vùng trong việc liên kết với các vùng, miền địa phương dé hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù theo đặc điểm của từng vùng du lịch.

- Các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hai di sản mang tính cá biệt của vùng đã tạo nên tính riêng biệt, hấp dẫn cao của vùng Sản phẩm du lịch đặc thù được tạo nên bởi sự khác biệt trên thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch văn hoá, yếu tố tự nhiên của địa phương Sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng khai thác cao, có tính đại diện tương đối lớn đặc trưng cho du lịch tỉnh Phú Thọ.

- Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với khu, điểm du lịch Tại tỉnh Phú Thọ với sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hai di sản là sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh gắn với các địa điểm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đình Hùng Lô, Miếu Lãi Lèn, Giá trị chủ đạo của sản phẩm du lịch là gắn liền với thời đại Vua Hùng dựng nước và giữ nước, thé hiện đời sống tinh thần của nhân dân qua văn hoá, phong tục, tập quán, lễ nghi. Đề xuất được xây dựng căn cứ vào chính sách phát triển du lich của Nha nước, chiến lược và thực trạng phát triển hoạt động du lịch của Tỉnh Phú Thọ.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nêu rõ:

“Phat triển sản phẩm du lịch đặc trưng các vùng được tô chức theo không gian

74 phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp” Theo đó, Chiến lược phát triển sản pham du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã đề xuất một số nhóm giải pháp quan trọng, mang tính đột phá, ưu tiên tập trung nguồn lực dé phát triển sản pham du lịch Việt Nam với bốn dòng sản phẩm có sức cạnh tranh cao đó là du lịch biển dao, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị; “tao ra sự độc đáo, khác biệt và da dang hóa sản phẩm du lịch dựa trên sản phẩm du lịch đặc thù, san phẩm đu lịch chính và sản phẩm du lịch bồ trợ của 7 vùng du lịch, trong đó nhấn mạnh sản phẩm du lịch phải gắn liền với thị trường”; từ đây, cần xác định các thị trường mục tiêu và xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch nổi trội mang thương hiệu du lịch quốc gia và tạo điểm nhắn trong từng giai đoạn nhất định, nhắn mạnh tam quan trọng của hệ thống sản phẩm đồng bộ, chất lượng và định vị sản phẩm điểm đến quốc gia dựa trên nét độc đáo, khác biệt để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.

Nghị quyết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020; định hướng đến năm 2030 với các nội dung về mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện đưa ra “Hình thành hệ thống ha tang then chối, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Phan đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trong trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành dia bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước ”

Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020 chỉ ra phương hướng chung để phát triển hoạt động du lịch

“Tập trung khai thác tối da các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hoá thế giới được UNESCO vinh danh “Tin ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Phu Tho” và “Hát Xoan Phú Thọ” ”và giải pháp “

Tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng có sức hấp dẫn, kha năng cạnh tranh cao dé thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Tho”

Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 về phát triển du lịch tỉnh Phú

Thọ giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu “Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh: Du lịch văn hoa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thai — danh thắng” và nhiệm vụ trọng tâm “?zên cơ sở hạ tang du lich thiét yếu tại các trung tâm du lịch trọng điểm đã được quan tâm đâu tư xây dựng tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng có sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao dé thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Tho”

3.2 Một số đề xuất nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên việc khai thác các di sản văn hóa được thé giới công nhận ở tỉnh Phú Thọ Đề xây dựng và phát triển thành công các sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Phú Thọ cần có chính sách, định hướng cụ thé và sự phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thê giữa các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp, Cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

3.2.1 Dé xuất về nâng cao hiệu quả quan lý nhà nước về sản phẩm du lịch đặc thi

Nâng cao công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước, chính sách phục vụ chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý, định hướng vĩ mô, huy động sự tham gia, hợp tác của các bên vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó đưa ra những định hướng đúng cùng các giải pháp cụ thể trong việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới, các điểm đến hấp dẫn, tạo nên một thị trường du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.

Nhà nước hướng dẫn, tạo cơ chế cho doanh nghiệp tô chức các lễ hội, các sự kiện, để các doanh nghiệp phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo trong kinh doanh du lịch, xã hội hóa các nguồn lực; đồng thời giảm chi phí ngân sách cho các hoạt động này, tránh ôm đồm và can thiệp quá sâu vào các hoạt động lễ hội, sự kiện

(ví dụ như: Lễ hội đường phó, lễ hội chè, bơi chải và nhiều hoạt động khác).

76 Đề cao vai trò chỉ đạo, quản lý, phân công nhiệm vụ xây dựng sản phẩm du lịch của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Trong đó, tập trung chỉ đạo:

+ Chỉ định và giao cụ thé cho một cơ quan làm đầu mối thường xuyên cung cấp, cập nhật miễn phí các thông tin về các cơ chế, chính sách ưu đãi; hỗ trợ thông tin, lộ trình điểm đến, các sản phẩm du lịch của Phú Thọ cho khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch, các hang lữ hành ở trong va ngoài nước.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w