Quản lý di sản khảo sát di sản văn hóa phi vật thể làng văn hóa mễ trì thượng

22 0 0
Quản lý di sản khảo sát di sản văn hóa phi vật thể làng văn hóa mễ trì thượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dù quá trình đô thị hóa ngày một nhiều, nhưng chính quyền và người dân Mễ Trì vấn đang luôn cố gắng giữ vững và phát triển nghề truyền thống này với mong muốn lưu truyền những nét tinh h

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu khái quát về di sản

- Mễ Trì nằm ở vùng ngoại ô của Hà Nôi, 1 vùng quê đi lên từ nghề nông nghiệp như bao vùng quê khác ở Việt Nam, nhưng nổi tiếng hơn cả chính là nghề làm Cồm truyền Thống Cốm Mễ Trì được làm từ những hát lúa nếp non còn mọng sữa bọc trong lá sen đã tạo nên 1 món đặc sản thơm ngon và nổi tiếng bậc nhất của đất Hà Thành Dù quá trình đô thị hóa ngày một nhiều, nhưng chính quyền và người dân Mễ Trì vấn đang luôn cố gắng giữ vững và phát triển nghề truyền thống này với mong muốn lưu truyền những nét tinh hóa văn hóa của người Tràng An Cũng giống như mùa lúa của cùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa Cốm cũng có 2 vụ trong năm là vụ Chiêm (khoảng tháng 4 Dương Lịch) và vụ Mùa (khoảng tháng 9 Dương Lịch) Đến Mễ Trì vào vụ mùa Cốm bạn sẽ cảm nhận được ngay cái mùi thơm đặc biệt của hạt thóc rang trên chảo của các lò Cốm, mùi thơm ngọt ngào của các sợi rơm xanh biết được dùng để gói cốm, nghe thấy âm thanh rộn ràng của tiếng chày giã Cốm được làm từ nhiều loại lúa nếp khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là lúa nếp cái hoa vàng bởi độ thơm, dẻo và ngọt của nó khiến thực khách đã thưởng thức 1 lần rồi thì sẽ khó lòng có thể quên được Giờ người Mễ Trì không còn vất vả trong nghề làm Cốm như ngày xưa với 1 số khâu trong quy trình làm Cốm được chuyển sang máy móc như máy giã, máy xay hạt xong, máy tuốt lúa Tuy nhiên nghề truyền thống này vẫn không hề nhàn hạ chút nào bởi vẫn cần rất nhiều đến bàn tay khéo léo thủ công của con người phải thức khuya, dậy sớm để cho ra lò

1

Trang 3

từng mẻ Cốm thơm dẻo Cốm là món ăn dân dã nhưng cũng rất sang trọng, nồng nàn mà cũng thật tinh khiết Bởi đó là quà của đất trời, là phần tinh nguyên của những hạt nếp ngậm đồng mỡ màng, thơm mát Cốm gói trong lá sen hé mở một mùi hương dịu dàng thoảng qua Những hạt cốm xanh ngọc, mong tang như tà áo lụa của người thiếu nữ lại phảng phất hương thơm dịu dàng, vị ngọt nhẹ trên đâu lưỡi Ăn cốm phải biết cách ăn thì mới cảm nhận được hết độ thơm ngon của hạt cốm Tháng 3 năm 2017 vừa qua, cùng với Làng nghề mộc mỹ nghệ Phúc Trạch (Thường Tín), Làng nghề xôi Phú Thượng (Tây Hồ), Làng nghề mộc Phù Yên (Chương Mỹ), Làng nghề hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), Làng nghề cốm Mễ Trì vừa được UBND TP Hà Nội vừa công nhận là 1 trong 5 làng nghề đạt danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội Đây cũng đã sự đông viên khích lệ tinh thần lớn để mỗi người dân Mễ Trì thêm yêu quý và tâm huyết với hạt ngọc xanh từ đời cha ông để lại.

2 Lý do chọn Di sản văn hóa “ Làng Cốm Mễ Trì ”

- Làng Cốm Mễ Trì đã hình thành và tồn tại hơn trăm năm cho tới nay , với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì vẫn gìn giữ vẹn nguyên bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được Nguyên liệu làm cốm là các loại lúa nếp non như lương phượng, nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cái hoa vàng… Nhưng cốm được làm từ gạo nếp cái hoa vàng là ngon hơn cả Hạt tròn mẩy, căng bóng Thuở xưa, vào mỗi vụ cốm, từ tờ mờ sáng, người dân nối đuôi nhau thồ những xe lúa nếp trĩu bông, ướt đẫm sương về làng Khắp các con đường, ngõ xóm, mấy bà cụ túm năm tụm bảy ngồi nhặt bông lúa, chuyện trò rôm rả Bông lúa đem tuốt lấy hạt thóc, loại bỏ tạp chất và hạt lép, rồi dùng chảo gang đúc đế dày rang chín, sau đó đem giã, sàng sảy nhiều lần Phần rơm dùng để bó các gói cốm, thừa nhiều các cụ lấy về phơi khô bó chổi.

2

Trang 4

- Mang trong mình vô vàn giá trị đặc sắc về di sản văn hóa , làng cốm Mễ Trì đã và đang phát huy được vai trò giữ gìn được bản sắc làm cốm tại Mễ Trì , Làng Cốm Mễ Trì không chỉ chứa đựng giá trị về nét ẩm thực đặc sắc , mà còn mang trong mình nét đẹp truyển thống từ xa xưa của người dân nơi đây

- Với thực trạng hiện nay xã hội bắt đầu cải tiến công nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống , các di sản văn hóa ngày một quan trọng Ngày nay, nghề cốm Mễ Trì đang phát triển mạnh mẽ và có những thay đổi vượt bậc đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa của Mễ Trì Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cốm Mễ Trì đứng trước những thuận lợi, cơ hội mới nhưng cũng có rất nhiều những thách thức, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển Việc công nhận nghề cốm Mễ Trì là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với Di tích lịch sử nghệ thuật chùa Linh Quang cho thấy giá trị của những di sản này trong văn hóa và ẩm thực của Thủ đô Hà Nội

II NỘI DUNG1 Lịch Sử Hình Thành

- Trước đây, Mễ Trì là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ Xã Mễ Trì có 3 thôn: Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ và Phú Đô Đất thổ cư của thôn Mễ Trì thượng và Mễ Trì hạ giáp nhau, chỉ phân cách bằng một dải đất trũng, người dân địa phương thường gọi là Ao Khoang Xưa kia chủ yếu dùng để thoát nước mưa từ vùng đất phía đông và đông bắc 2 làng, nơi có đầm Mễ Trì là một đầm rất dài và rộng Sau đó nó được ngăn thành các ao nuôi cá Ngày nay các ao này đã bị lấp đi, hai làng liền nhau, dự án xây đường nối Trung tâm hội nghị quốc gia với đường Mễ Trì Mễ

3

Trang 5

Trì là địa danh cổ, truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di sản văn hóa từ thời xưa hiện còn tồn tại Nơi đây ngày xưa nổi tiếng với câu ca dao:

“ Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì

Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn".

- Theo sử sách ghi lại , Thôn Mễ Trì Hạ đã du nhập nghề làm cốm từ làng Vòng và lưu truyền từ hàng trăm năm trước đến tận bây giờ Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì đến nay có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ Trong làng có 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) có gần 100 hộ gia đình theo nghề làm cốm Nguyên liệu làm cốm là hạt lúa nếp Có nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp cái hoa vàng… Để làm ra những hạt cốm ngon, dẻo thơm, nguyên liệu thóc phải chọn kỹ, rồi cho vào chảo rang chín, sau đó giã, sàng sảy nhiều lần Khi rang hạt thóc phải đạt độ dẻo, dai, vừa đẹp lại không bị sống, không bị vụn Thời gian rang thường mất khoảng 1h45 phút mới được một mẻ Mỗi mẻ rang từ 17 đến 18 kg Công đoạn giã đòi hỏi sao cho hạt cốm vừa mỏng vừa tơi, hạt cốm vẫn giữ nguyên, không bị vụn Tỷ lệ 10 kg thóc thì được 1,6 – 1,7 kg cốm.

- Phường Mễ Trì được thành lập theo Nghị quyết 132 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014, thuộc quận Nam Từ Liêm Trên địa bàn phường có nhiều công trình lớn của đất nước và Thủ đô như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, trụ sở của Bộ Ngoại giao…; là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, nơi tổ chức các đại hội, hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội Trước đây, Mễ Trì là một xã thuần nông, trải qua quá trình đô thị hóa, diện mạo của phường đang từng ngày thay đổi, do đó định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng kịp thời đổi mới phù hợp với tình hình thực tế Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Mễ Trì nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã định hướng phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - thương mại – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp Nhằm duy trì và

4

Trang 6

phát triển nghề làm cốm truyền thống, cùng sát cánh với những hộ dân làm nghề đang giữ gìn “tiếng thơm cốm Mễ Trì”, để những sản phẩm cốm Mễ Trì có vị thế trong lòng người tiêu dùng, đồng thời quảng bá rộng rãi hơn nữa thương hiệu làng nghề cốm Mễ Trì, từng bước đưa Mễ Trì trở thành điểm đến du lịch văn hóa làng nghề của Thủ đô Hà Nội, chính quyền phường đã có nhiều chính sách động viên người dân giữ gìn nghề truyền thống Không ngừng lớn mạnh sau nhiều năm tháng, chính quyền phường Mễ Trì luôn mang trong mình sứ mệnh phát triển nghề làm cốm của cha ông đã để lại Việc đưa sản phẩm cốm “tinh hoa của đất trời” đến được tận tay người tiêu dùng, phát triển thương hiệu “làng nghề cốm” vươn ra thế giới là những điều mà chính quyền phường Mễ Trì đang hướng đến.

- Năm 2019 nghề làm Cốm Mễ Trì ( phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã mang lại niềm vinh dự, tự hào lớn cho người dân nơi đây Cốm Mễ Trì là đặc sản không riêng gì của làng Mễ Trì mà còn là đặc sản của đất Hà thành Với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được Cốm Mễ Trì giờ đây đã được khẳng định và góp mặt vào danh sách ẩm thực không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, trở thành một thứ quà tao nhã nức tiếng gần xa.

2 Đặc điểm di sản

- Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì đến nay có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ Trong làng có 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) có gần 100 hộ gia đình theo nghề làm cốm Nguyên liệu làm cốm là hạt lúa nếp Có nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp cái hoa vàng… Để làm ra những hạt cốm ngon, dẻo thơm, nguyên liệu thóc phải chọn kỹ, rồi cho vào chảo rang chín, sau đó giã, sàng sảy nhiều lần Khi rang hạt thóc phải đạt độ dẻo, dai, vừa đẹp lại không bị sống, không bị vụn Thời gian rang thường mất khoảng

5

Trang 7

1h45 phút mới được một mẻ Mỗi mẻ rang từ 17 đến 18 kg Công đoạn giã đòi hỏi sao cho hạt cốm vừa mỏng vừa tơi, hạt cốm vẫn giữ nguyên, không bị vụn Tỷ lệ 10 kg thóc thì được 1,6 – 1,7 kg cốm.

- Đến nay, sau bao thăng trầm, nghề làm cốm ở Mễ Trì đã có nhiều đổi thay Xưa kia, mỗi năm dân làng chỉ làm cốm vào vụ mùa (tức là vào mùa Thu) thì nay họ làm cốm quanh năm Thay vì làm cốm hoàn toàn thủ công, thì nay các hộ trong làng đã áp dụng máy móc, cơ giới hóa vào các khâu làm cốm, giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Trước kia làm cốm thủ công phải mất nhiều công đoạn, cần nhiều người Ngày nay dân làng làm chủ yếu bằng máy móc như máy rang, máy xay, máy giã … Dùng máy thì giảm được sức lao động, ra sản phẩm nhiều mà vẫn thơm ngon bình thường Không như trước đây chỉ có cốm, bây giờ sản phẩm từ cốm cũng đa dạng, phong phú theo thị hiếu người tiêu dùng như chả cốm, xôi cốm, giò cốm, bánh cốm…

- Khác với các nơi khác, cốm Mễ Trì hoàn toàn là cốm mộc, không pha màu, ăn thơm ngon, mềm dẻo, bùi Những hạt cốm đến tay người mua được gói tỉ mỉ bằng lá sen, rồi buộc lại bằng những cọng rơm còn xanh trông rất đẹp mắt Lá sen tượng trưng cho sự thanh khiết và mùi thơm của lá sen hòa quyện với hương của cốm tạo nên hương vị đặc biệt hơn cho sản vật này.

- Người dân làng Mễ Trì rất tự hào khi từng được Tổng thống Mỹ tới thăm Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Mỹ Barck Obama trước khi rời Hà Nội có ghé thăm làng Mễ Trì Năm 2018, khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, các sản phẩm cốm tươi, xôi cốm, chả cốm của Mễ Trì được trưng bày giới thiệu tại các khu vực như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trung tâm báo chí để du khách nước ngoài thưởng thức.

- Cốm Mễ Trì là đặc sản không riêng gì của làng Mễ Trì mà còn là đặc sản của đất Hà thành Với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được Cốm Mễ Trì giờ đây đã được khẳng định và góp mặt vào danh sách ẩm thực không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, trở thành một thứ quà tao nhã nức tiếng gần xa.

3 Giá trị của di sản

Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì là một sự kiện văn hoá truyền thống được tổ chức hàng năm tại làng Cốm Mễ Trì, thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam Đây là một ngày hội mang ý nghĩa đặc biệt và có giá trị văn hoá quan trọng Dưới đây là một số giá trị của Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì:

6

Trang 8

1 Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá: Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của làng Cốm Mễ Trì và vùng nông thôn Việt Nam Nó tạo điều kiện để thế hệ trẻ hiểu biết và trân trọng những giá trị truyền thống, như cốm, một loại đặc sản nổi tiếng của làng

2 Gắn kết cộng đồng: Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì là dịp để cư dân trong làng và cả những người quan tâm từ xa được hòa mình vào không khí rộn ràng và vui tươi của sự kiện Đây là một cơ hội để cộng đồng gặp gỡ, giao lưu và tạo ra mối quan hệ gắn kết.

3 Quảng bá du lịch và văn hóa: Sự kiện này góp phần quảng bá làng Cốm Mễ Trì và di sản văn hoá của nó đến với du khách trong và ngoài nước Đây là một cơ hội để khám phá và trải nghiệm văn hoá truyền thống Việt Nam thông qua hoạt động trình diễn, trò chơi dân gian và trình bày về lịch sử và quá trình sản xuất cốm.

4 Phát triển kinh tế địa phương: Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì tạo ra cơ hội kinh doanh cho người dân địa phương, bao gồm bán các sản phẩm đặc sản như cốm, đồ thủ công và các mặt hàng liên quan Sự kiện này cũng thu hút du khách, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao thu nhập cho cư dân trong khu vực

5 Giáo dục và truyền thống: Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì cung cấp cho người tham gia một cơ hội học hỏi về văn hóa truyền thống, lịch sử và quá trình sản xuất cốm Nó giúp tăng cường nhận thức văn hóa và sự truyền đạt các giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ.

Tổng quát, Ngày hội văn hoá Cốm Mễ Trì có giá trị văn hoá quan trọng bằng cách bảo tồn di sản văn hoá, gắn kết cộng đồng, quảng bá du lịch và văn hoá, phát triển kinh tế địa phương và cung cấp cơ hội giáo dục và truyền thống Nó là một sự kiện đáng chú ý trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa của làng Cốm Mễ Trì và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

Ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì sẽ diễn ra vào ngày 02/10 tới tại Cung Kiến trúc và Quy hoạch đô thị Việt Nam quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) Thông qua nhiều hoạt động như: Tái hiện khung cảnh làm cốm; Trưng bày giới thiệu về cốm Mễ Trì; Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp về cốm Mễ Trì; Thi và giới thiệu ẩm thực về cốm; Liên hoan, trình diễn ca trù và một số điệu múa dân gian; Tổ chức các trò chơi dân gian; Tái hiện chợ đêm cốm Mễ Trì… người xem sẽ được hòa mình vào không gian cổ xưa của một làng quê ven Hà Nội với một nghề truyền thống độc đáo.

Cốm Mễ Trì đã tồn tại từ nhiều đời nay và trở thành nghề truyền thống của làng Mễ Trì xưa và nay là phường Mễ Trì thuộc quận Nam Từ Liêm Ngoài cốm làng Vòng (Cầu Giấy), cốm Mễ Trì là một trong các món ngon

7

Trang 9

đặc sản của Thủ đô và đi vào thơ ca “Mễ Trì thơm gạo tám xoan/Dự hương, dé bún ngon cơm nhất miền” Và trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam, khi nói cốm Hà Nội nói chung và cốm Mễ Trì nói riêng đã ví rằng: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”.

Song hành với lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến, cốm Mễ Trì cùng các sản phẩm làng nghề ẩm thực khác như bún Phú Đô, cốm Làng Vòng… đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống tô điểm và nâng cao giá trị văn hóa phi vật thể của mảnh đất Kinh kỳ này.

Ngày nay, do quá trình đô thị hóa, diện tích trồng lúa ở Mễ Trì không còn nữa, nhưng làng cốm Mễ Trì thì vẫn còn Hàng năm, “cứ từ khoảng rằm tháng Bảy đến hết tháng Chín (âm lịch), người làng cốm lại về các vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… để chọn lúa tám xoan, nếp cái hoa vàng sữa về để làm cốm Đây là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của Thủ đô cần gìn giữ và phát huy…

Ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các làng nghề và sản phẩm truyền thống của Hà Nội, xây dựng thương hiệu sản phẩm, biến những làng nghề trở thành điểm du lịch văn hóa - lịch sử hấp dẫn, thú vị đối với du khách trong và ngoài nước, từng bước đưa Ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì trở thành điểm đến trong chương trình du lịch văn hóa làng nghề của Thủ đô Hà Nội Năm 2016, lần đầu tiên ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì được tổ chức với quy mô cấp quận Ban tổ chức hy vọng sẽ từng bước đưa “Ngày hội văn hóa cốm Mễ Trì” trở thành di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Bên cạnh đó, đến với ngày hội, khách tham quan cũng được tìm hiểu và thưởng thức những món ăn từ cốm như: Chè cốm, Bánh cốm, Chả cốm, Rượu cốm, Cốm rang, Cốm trộn dừa, Xôi cốm, chè ngô cốm… Thưởng thức món quà của đất trời, phần tinh nguyên của những hạt nếp ngậm đồng mỡ màng, thơm mát thoang thoảng hương sen thì thực khách sẽ thực sự hiểu được giá trị của thương hiệu cốm Mễ Trì Trong khuôn khổ của sự kiện còn có phần trao thưởng và kỷ niệm chương cho một số gia đình có công lớn trong việc bảo tồn làng nghề.

8

Trang 10

Theo truyền thống của cha ông từ xa xưa, cốm chỉ làm vào mùa Thu (tức là vụ mùa) nhưng ngày nay người dân làng nghề Mễ Trì còn làm cốm vụ chiêm rất khéo Hương cốm mùa thu ngào ngạt không chỉ đi vào thi ca, vào ký ức sâu thẳm trong mỗi con người Hà Nội mà những hạt cốm dẻo thơm ấy đã trở thành nét văn hóa ẩm thực thanh tao của đất Kinh kì xưa và nay Cùng với cốm làng Vòng, giờ đây cốm Mễ Trì đã góp mặt vào danh sách ẩm thực không thể thiếu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

4 Thực trạng

Theo các hộ dân ở Mễ Trì, đa phần đều muốn gắn bó với nghề làm cốm, vừa có thêm thu nhập, vừa giữ được nghề truyền thống Có những hộ gia đình làm cốm từ 3-4 đời, song do cơ chế thị trường, người dân không còn ruộng cấy, đất đai thu hẹp, họ đành chuyển sang kinh doanh nhà cửa cho thuê, vừa kiếm tiền nhanh, vừa không cần xốc vác, vất vả Vừa qua chính quyền thành phố Hà Nội, huyện Từ Liêm cũng đặt vấn đề khôi phục làng nghề cốm Mễ Trì, nhưng các hộ dân khẳng định: muốn giữ được nghề truyền thống thì phải có cơ sở, có diện tích để làm nên các phân xưởng, gia đình nào không có 150-200m2 thì làm cốm rất vất vả.

Hơn một năm trước, vụ bê bối cốm dùng hóa chất để nhuộm màu đã khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cốm được tiêu thụ Xuất phát từ thực trạng trên, vừa qua,từ ý tưởng của nhóm bạn trẻ trong tổ chức quốc tế SIFE (Trường đại học Kinh tế Quốc dân) Ngày hội văn hoá làng cốm Mễ Trì năm 2012đã được tổ chức,góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu cốm Mễ Trì

Ông Đỗ Danh Lộ, trưởng thôn Mễ Trì Hạ cho hay, hiện trong làng chỉ còn khoảng 30 hộ còn kế tục nghề làm cốm Nhưng không phải ai cũng biết cách để giữ nghề, giữ thương hiệu, họ tự làm tự cung cấp tự tiêu thụ Quan trọng nhất là người dân cần được sự hỗ trợ từ các cấp ngành ở Trung ương và địa phương, để cốm Mễ Trì thực sự có được một làng nghề riêng Ông Lộ nói: “Sau khi xảy ra sự cố năm 2011, chính quyền vào cuộc quan tâm, dành 2 ngày mời y tế huyện Từ Liêm và Sở y tế TP Hà Nội về kiểm tra nhưng rất may là các hộ thôn Mê Trì Hạ không hộ nào vi phạm về an toàn thực phẩm Mong muốn nhất của chúng tôi là chính quyền địa phương dành quỹ đất để nông dân làm tập trung, thứ 2 chính quyền vào cuộc thành lập làng nghề hoặc hiệp hội làng cốm Mễ Trì, thứ 3 là mong muốn có thương hiệu cốm Mễ Trì riêng ”.

Ông Ðào Tăng Quýnh, Phó Chủ tịch UBND xã Mễ Trì cho biết: "Mễ Trì trước đây có 450 ha đất sản xuất nông nghiệp, là một trong địa bàn có diện

9

Trang 11

tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất của huyện Từ Liêm Từ năm 1999 đến nay, xã đã thu hồi 280 ha đất sản xuất nông nghiệp để bàn giao cho 30 dự án, trong đó có nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và thành phố." Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã làm thay da, đổi thịt, tạo diện mạo mới cho vùng quê thuần nông này Bao quanh hoặc cắt ngang qua Mễ Trì hôm nay là đường Láng-Hòa Lạc, đường Phạm Hùng (đường vành đai ba của thành phố), đường Lê Ðức Thọ những con đường lớn và hiện đại, rộng năm, sáu làn xe.

Giao thông thuận tiện khiến Mễ Trì nhanh chóng trở thành một khu đô thị mới và hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước Hiện tại, hơn mười dự án đang thi công trên địa bàn xã làm cho quang cảnh Mễ Trì giống như một công trường lớn Phía góc đường Phạm Hùng- Láng-Hòa Lạc, công trường Trung tâm Hội nghị quốc gia đang bước vào giai đoạn thi công nước rút Tiếng phương tiện, máy móc vận hành ba ca liên tục, rộn rã suốt ngày đêm Ngay cạnh đó, dự án mở rộng đường Láng-Hòa Lạc, dự án xây dựng đường vành đai ba, cũng đang được khẩn trương triển khai, để kịp thời đưa công trình vào phục vụ Hội nghị APEC diễn ra vào cuối năm nay Dọc theo những con đường mới mở, trên những cánh đồng lúa năm xưa, nay hiện lên sừng sững những chung cư cao tầng hiện đại của các khu đô thị Mễ Trì Hạ, Mỹ Ðình - Mễ Trì, Nam Trung Yên, The Mannor

Ði sâu vào trong làng thì thấy nhà cửa của các hộ dân được xây dựng khang trang hơn trước Nhiều ngôi nhà ba, bốn tầng, lợp mái đỏ, mầu sơn còn mới, thấp thoáng đường nét kiến trúc hiện đại Trên các trục đường vào thôn xóm, hầu hết các gia đình có nhà mặt đường đều mở cửa hàng kinh doanh hoặc làm dịch vụ.

Ông Quýnh cho biết: "Ðô thị hóa đã làm thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời cải thiện rõ rệt đời sống của người dân." Sau những đợt thu hồi đất, trung bình mỗi hộ dân có được vài ba chục triệu đồng từ tiền đền bù giải phóng mặt bằng Phần lớn người dân đều sử dụng tiền đó để xây dựng lại chỗ ở, mua sắm vật dụng trong gia đình, hoặc đầu tư sản xuất, kinh doanh Theo số liệu khảo sát của UBND huyện Từ Liêm, thu nhập bình quân của người dân Mễ Trì hiện nay đạt khoảng từ năm đến sáu triệu đồng/năm, xã không còn hộ đói, số hộ có mức sống khá ngày càng nhiều.

- Những khó khăn mới

10

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan