Những di sản văn hoá vật thể của việt nam được unesco công nhận di sản văn hóa thế giới

30 0 0
Những di sản văn hoá vật thể của việt nam được unesco công nhận di sản văn hóa thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận thức được tầm qua trọng của việt gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, những tài nguyên di sản văn hóa, phát triển du lịch địa phương và phổ cập kiến thức về di sản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA MỸ THUẬT-THIẾT KẾ *

* *

NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦAVIỆT NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN

DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI (BÀI TIỂU LUẬN)

SINH VIÊN: Trần Đỗ Phương AnhMSSV: 2275801080010

LỚP: TKNT06, khoá 2022-2026SBD: 07

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN TỔNG QUAN 4

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 5

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 5

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6

5 DỰ KIẾN NHỮNG KẾ QUẢ SAU KHI NGHIÊN CỨU: 6

PHẦN NỘI DUNG 6

1 KHÁI NIỆM VỀ DI SẢN VĂN HÓA 6

2 KHÁI NIỆM VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 8

3 PHÂN LOẠI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 9

4 VAI TRÒ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

Trang 3

PHẦN TỔNG QUAN

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước vẽ nên bao trang sử hào hùng cho dân tộc ta Trải qua thời kì Bắc thuộc, Pháp thuộc, kháng chiến chống Mĩ mà văn hóa Việt Nam ta vẫn len lõi và hình thành và đã khẳng định bản lĩnh, bản sắc riêng Kế thừa bao thế hệ, nền văn hóa phát triển mạnh mẽ sau những thử thách,

Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là hạt nhân gắn kết cộng đồng dân tộc Đó là những giá trị văn hóa đã vượt qua sự thẩm định của thời gian để trường tồn từ quá khứ đến được với hiện tại Chúng ta thấy được rằng di sản văn hóa là do thiên nhiên và con người tạo nên trong quá khứ Chính là phần cốt lõi, tinh hoa nhất động lại sau nhiều hoạt động sáng tạo của con người từ đời này sang đời khác.

Di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận mang lại giá trị văn hoá đặc biệt Đây là những di sản có liên quan trực tiếp đến lịch sử, truyền thống, và triều đại của dân tộc Việt Nam Chúng thể hiện những thành tựu văn hóa, khoa học, và kiến trúc của người Việt qua các thời kỳ Di sản văn hóa là một phần quan trọng của danh tính văn hóa của một quốc gia Việc bảo tồn và giữ gìn những di sản này giúp duy trì và phát triển đặc trưng văn hóa của Việt Nam Chúng là những biểu tượng và biểu hiện của sự đa dạng và sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa khác nhau trong lịch sử phát triển của đất nước Việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đặt ra mục tiêu bảo tồn và phát triển di sản này Sự công nhận của UNESCO mang lại tầm quốc tế cho di sản văn hóa của Việt Nam Điều này giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng quốc tế về văn hóa, lịch sử và địa điểm du lịch của Việt Nam Sự công nhận này cũng tạo điều kiện thu hút du khách quốc tế đến tham quan và trải nghiệm những di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, góp phần vào phát triển du lịch và tăng cường sự giao lưu văn hóa Và quan trọng hơn hết là mang lại niềm tự hào và tôn trộng cho dân tộc Việt Nam đồng thời như một lời khen ngợi về nỗ lực bảo tồn và phát huy những di sản của Việt Nam Tính đến tháng 11 năm 2023, Việt Nam đã sở hữu một số lượng lớn các di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm 09 di sản văn hóa - thiên nhiên – hỗn hợp, 15 di sản văn hóa phi vật thể và 09 di sản tư liệu

Trang 4

Nhận thức được tầm qua trọng của việt gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, những tài nguyên di sản văn hóa, phát triển du lịch địa phương và phổ cập kiến thức về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ, tác giả chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Những di sản văn hoá vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

 Mục đích khoa học:

o Nghiên cứu, hệ thống hóa và đánh giá giá trị của những di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

o Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản này, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

o Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam.

 Mục đích thực tiễn:

o Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

o Tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản này.

o Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có di sản văn hóa thế giới.

Cụ thể, nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung vào các nội dung sau:

- Tổng quan về di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

- Phân tích, đánh giá giá trị của các di sản này.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản này Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam Nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin khoa học về các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản này một cách hiệu quả.

Trang 5

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ là 5 di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết về giá trị di sản văn hóa; thu thập dữ liệu qua các nguồn tài liệu, giáo trình, sách, báo, thông tin trên internet…; phân tích, so sánh đi thực tế nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh….về giá trị di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

5 DỰ KIẾN NHỮNG KẾ QUẢ SAU KHI NGHIÊN CỨU:

 Hệ thống hóa và đánh giá giá trị của những di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

 Nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin khoa học về các di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, bao gồm:

* Lịch sử hình thành và phát triển của các di sản này.* Đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa của các di sản này.* Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của các di sản này.

 Những thông tin này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

 Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản này, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIÁ TRỊ CỦADI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

Trang 6

1 KHÁI NIỆM VỀ DI SẢN VĂN HÓA

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, nếp sống truyền thống, tri thức dân gian, văn hóa cộng đồng,… Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được coi là một kho tàng thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy, gìn giữ cho thế hệ mai sau Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên các giá trị văn hóa Bất cứ dân tộc nào cũng có di sản riêng, đặc chưng bản sắc của dân tộc đó Dân tộc Việt Nam cũng vậy điều

đó thể hiện trong Điều 1- Luật Di sản văn hóa Việt Nam: “Di sản văn hóa bao

gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần,vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Luật Di sản Văn hóa

(2001); NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội)

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 của Đảng đã khẳng định

nhiệm vụ bảo tồn văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta: “Di sản văn hóa là tài

sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở đểsáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa.” (Nghị quyết 03 Ban

chấp hành trung ương đảng khóa VIII,Xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;1998)

Theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, Di sản văn hoá là:

“Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng,các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và cácnhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật haykhoa học

Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ cógiá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiếntrúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.

Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình củacon người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cảcác di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩmmỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”

“Di sản văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất tin thần mang giá trị lịch sử- văn hóa, khoa học, thẩm mỹ do các thế hệ trước sáng tạo và lưu truyền lại chocác thế hệ sau; là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là nền tảng, cơ sởđể sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa.” (UNESCO,Côngước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, 1972)

Trang 7

Theo UNESCO, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể (Intangible) và di sản văn hóa vật thể (Tangible)

Tuy nhiên, sự phân loại giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể này chỉ mang tính tương đối Bởi di sản vật thể và di sản phi vật thể luôn gắn kết với nhau và trở thành những thực thể sống Ví dụ: đồ gốm là văn hóa vật thể, nhưng chứa đựng nhữngvăn hóa phi vật thể như: kỹ năng chế tác, cách nung,

2 KHÁI NIỆM VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảovật quốc gia.” (Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Di sản văn hóa Việt Nam đượchiểu là gì và bao gồm những loại di sản nào?, https://bvhttdl.gov.vn)

Có thể hiểu rằng, văn hóa vật thể là một bộ phận văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên, đến hình dáng vật chất, kiến những sản phẩm vật chất giúp cho của con người Trong di sản văn hóa vật thể theo khả năng thõa mãn như cầu tinh thần của con người về như cầu vật chất như nhà ở, quần áo, đồ dùng, món ăn, vì thế người ta thường sử dụng nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên năng lượng dụng cụ lao đông, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống của con người, phương tiện giao thông đi lại, phương tiện truyền thông, công trình kiến trúc, các phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế… Tóm lại, mọi loại giá trị vật chất đề là kết quả lao động của con người.

Tính đến tháng 11 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 5 di sản văn hóa vật thể dược UNESCO công nhận bao gồm:

- Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993): Đây cũng là di sản văn hóa đầu

tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993

- Khu di tích Mỹ Sơn (1999): Thánh địa Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú,

huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam.

- Phố cổ Hội An (1999): thuộc tỉnh Quảng Nam, là một kiểu cảng thị

truyền thống Đông Nam Á, hiếm có trên thế giới Là nơi giao thương buôn bán hưng thịnh và sầm uất kéo dài từ thế kỉ 17 và 18.

- Hoành thành Thăng Long (2010): là quần thể di tích gắn liền với kinh

đô Thăng Long - Hà Nội Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều

Trang 8

đại xây dựng qua nhiều giai đoạn lịch sử và đã trở thành di tích quan trọng nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

- Thành Nhà Hồ (2011): tồn tại vững trải hơn 600 năm với kiến trúc độc

đáo bằng đá Với những giá trị nổi bâ ¡t toàn cầu về văn hóa, kiến trúc và lịch sử, ngày 27/6/2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

3 PHÂN LOẠI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

Di sản văn hóa vật thể bao gồm các loại hình như khác nhau sau:

 Di tích lịch sử - văn hóa: bao gồm các công trình kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện sự sáng tạo của con người trong quá trình phát triển

 Danh lam thắng cảnh: bao gồm các cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sáng tạo của con người.

 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: bao gồm các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện sự phát triển của văn hóa vật chất của con người.

4 VAI TRÒ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Di sản văn hóa vật thể có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, đó là:

 Là minh chứng cho quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa của dân tộc.

 Là tài sản quý giá của cộng đồng, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

 Là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc

Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tiêu chí (I) - là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người - Tiêu chí (II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị

của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan - Tiêu chí (III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là

một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

- Tiêu chí (IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

Trang 9

- Tiêu chí (V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

- Tiêu chí (VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Vậy nên, các tiêu chí này giúp đánh giá giá trị của di sản văn hóa vật thể, từ đó xác định các di sản có giá trị nổi bật toàn cầu cần được bảo tồn và phát huy.

Sự ghi nhận của UNESCO không những góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và văn hóa, con người Việt Nam, mà còn tạo thêm nguồn động lực để phát triển – xã hội, du lịch và sự phát triển của đất nước ta Không thể phủ nhận rằng, các di sản đã tạo cơ hội để du lịch phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo

sinh kế cho người dân “Theo thông kê, năm 2018 đã có khoảng 3,5 triệu lượt

khách đã đến tham quan các điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế Còn tại HộiAn, năm 2018 đón tổng lượt khách tham quan, lưu trú lên tới 5 triệu lượt, trongđó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt Doanh thu vé tham quan phố cổ đạt hơn 266tỷ đồng Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch nơi đây đang tiếp tục phát triển về sốlượng và đa dạng loại hình Hội An cũng đã được vinh danh là "Điểm đến thànhphố văn hóa hàng đầu châu Á" trong hệ thống Giải thưởng du lịch thế giới năm2019.” (Vietnam+, Phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo cơ hội phát triển du lịch, https://tuyengiao.vn) Và ở nhiều nơi, một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa được sử dụng để bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và quản lý di sản Điều này có nghĩ là du lịch di sản văn hóa đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn và pháp huy bền vững các giá trị di sản Vậy nên, sự trao đổi qua lại giữa các giá trị văn hóa – kinh tế càng thêm ý nghĩa Ngoài ra, di sản văn hóa còn là nguồn lực phát triển xã hội, có thể được sử dụng để giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về văn hóa, từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Di sản văn hóa là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc Hơn thế nữa di sản văn hóa của các quốc gia, dân tộc phản ánh những giá trị văn hóa, tinh thần của mỗi dân tộc Việc giao lưu, trao đổi di sản văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa của nhau, từ đó góp phần tăng cường hiểu biết, gắn bó giữa các dân tộc Ví dụ, việc UNESCO công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế là một quần thể kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa độc đáo, phản ánh những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam Việc UNESCO công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế đã thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Tương tự, việc UNESCO công nhận Phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới cũng đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới Phố cổ Hội An là một đô thị cổ có lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn

Trang 10

hóa truyền thống của Việt Nam Việc UNESCO công nhận Phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới đã thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

CHƯƠNG II: NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

1 QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

Trong kỳ họp thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới tổ chức tại Colombia từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 12 năm 1993, quần thể kiến trúc Huế đã vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thứ 410 trong Danh sách Di sản

Thế giới vì nó đáp ứng tiêu chí số 4: “Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc

xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiềugiai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.” Đây thực sự là niềm vinh dự lớn

đối với Việt Nam khi lần đầu tiên một di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, điều này đã khẳng định tầm vóc và giá trị toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế Trong Biên bản họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới có ghi rõ:

“Quần thể di tích Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựngvào đầu thế kỷ XIX Nó kết hợp triết lí Đông phương và truyền thống Việt Namxưa, hòa quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp với sự phong phú đặc biệt củakiến trúc và trang trí ở các tòa nhà là một phản ánh độc đáo của đế chế Việt Namngày xưa vào thời cực thịnh của nó” (UNESCO Press, 1993, 2)

Hình 1: Quần thể di tích cố đô Huế Nguồn: TTXVN

a) Vị trí địa lí, diện tích:

Khu di tích cố đô Huế thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, nằm dọc hai bên bờ sông Hương và một vài vùng phụ lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Với tổng diện tích hơn 500 ha, có 10 cửa thông ra bên ngoài, bao gồm gần 30 cụm công trình có quy mô lớn, bao gồm cả thành lũy, cung điện, chùa quán, đàn miếu, lăng tẩm

Trang 11

b) Lịch sử hình thành và phát triển:

Trong khoảng gần 400 năm (1558 - 1945), cố đô Huế đã từng là thủ phủ của 09 đời chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI -XVIII ở Đàng Trong, trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn và kinh đô của quốc gia thống nhất dưới sự trị vì 13 triều vua Nguyễn (1802 - 1945) Kinh thành Huế được xây dựng trong thời gian dài từ năm 1803 đến năm 1832, từ thời vua Gia Long đến vua Minh Mạng Các di tích nằm trong và ngoài Hoàng thành được xây dựng dưới thời các vua triều Nguyễn nên có thể nói quần thể di tích ở Huế là công trình lịch sử, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc Trong suốt triều đại của mỗi vị vua, lại có thêm nhiều công trình mới được xây dựng để đánh dấu các sự kiện lịch sử, thể hiện quan niệm và thị hiếu, thẩm mỹ của mỗi vị vua.

c) Đặc điểm kiến trúc:

Theo đánh giá của các vua triều Nguyễn, vị trí địa lý của Huế không chỉ quan trọng về mặt giao thông, phòng thủ mà còn ẩn chứa những ý nghĩa phong thủy đặc biệt theo quan niệm truyền thống của người Á Đông Vì vậy, họ tin rằng yếu tố tự nhiên có sức ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và suy tàn của cả một vương triều Vì vậy, vào thời nhà Nguyễn, các quần thể kiến trúc quan trọng ở Huế đều được thiết kế gắn liền với các yếu tố cảnh quan phong thủy như ngọn núi, quả đồi hay dòng sông, suối, đặc biệt là hồ nước đều có thể mang tư cách “tiền án”, “hậu chẩm”, “tả thanh long”, “hữu bạch hổ”,…

Đại đa số các cung điện đều được sơn son thiếp vàng theo kiểu mái chồng nhà nối Điều này có nghĩa là nhà trước và nhà sau của điện được kết nối với nhau bằng một hệ thống mái trần hình vòm mai cua dưới máng thừa lưu là máng nước nối của hai mái nhà Trần mai cua ấy cộng với phần bên trong tạo ra một không gian nội thất có chiều sâu, rộng rãi mà lại thống nhất không mang lại cảm giác ghép nối hai tòa nhà Còn đồ nội thất của nhà Nguyễn được thiết kế với kiểu dáng rất mềm mại, được chạm khắc vô cùng tinh xảo Chất liệu được dùng để khảm lên bề mặt của gỗ thường là mảnh sành sứ, ngà voi, xà cừ,…

Điều tạo nên điểm nhấn đặc biệt của kiến trúc Cung đình Huế chính là phần mái của các điện đều được lợp bằng ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly Sự kết hợp giữa hai màu vàng, xanh của ngói lưu ly và màu đỏ chủ đạo tạo cho cung điện xứ Cố đô càng thêm phần nổi bật, uy nghiêm Hệ thống cổng, cửa ở đây không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn chất liệu Cửa xếp bằng gỗ quý trong chung đình được chạm khắc tinh tế, cửa vòm nguyệt môn có đường nét mềm mại cho đến cổng tam quan bề thế…

Trang 12

Hình 2: Chi tiết mái điện Thái HòaNguồn: REDSVN

Quần thể di tích cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoành thành Huế và Tử Cấm thành Huế, 3 tòa thành được lồng vào nhau này, nhưng được bố trí đối xứng trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc Trong quần thể này UNESCO đã công nhận 16 điểm di tích là Di sản Văn Hóa Thế Giới.

1 Kinh thành Huế

Hình 3: Kinh Thành Huế nhìn từ trên caoNguồn: SaiGon Tiếp Thị

Trang 13

Được khởi công từ năm 1805 xây dựng ở bờ Bắc sông Hương mặt về hướng Nam, gồm ba toà thành lồng vào nhau, được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước… Với vai trò bảo vệ cho Khu vực hành chính của nhà Nguyễn và là nơi ở của nhà vua.

2 Đại nội (Hoàng thành, Hoàng cung)

Trong trung tâm của Kinh thành là nơi ở và làm việc của các Vua Nguyễn bao gồm các khu vực:

 Khu vực phòng vệ gồm: hệ thống hồ Kim thủy (hào), tường bao bọc và 10 cây cầu.

 Khu vực cử hành đại lễ: được tính từ Ngọ môn đến điện Thái Hòa, là nơi cử hành các nghi lễ Nguyên đán, Vạn thọ, Hưng quốc Khánh niệm, Ban sóc, Duyệt binh, Truyền lô, Đăng quang, Tứ tuần, Ngũ tuần Đại khánh tiết của các Vua triều Nguyễn.

 Khu vực các miếu thờ của vua chúa Nguyễn gồm: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện Phụng tiên.

 Khu vực ăn ở của Hoàng thái hậu và Thái Hoàng thái hậu gồm: cung Diên Thọ và cung Trường Sanh (Sinh).

 Khu vực phủ Nội vụ gồm: nhà kho lưu giữ đồ quý, xưởng thủ công mỹ nghệ chế tạo đồ vàng, bạc, ngọc, ngà, gấm, vóc.

Hình 4: Kinh Thành Huế Nguồn: VnExpress

Trang 14

 Khu vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: là nơi học tập và chơi đùa của các Hoàng tử khi chưa xuất phủ.

 Khu vực Tử Cấm Thành: là chốn cung cấm, dành riêng cho Vua và hoàng gia ăn ở, sinh hoạt Tử Cấm Thành Huế là nơi sinh hoạt của nhà vua cũng như hoàng triều nhà Nguyễn, trong đó có điện Cần Chánh là nơi có không gian lớn để vua thiết triều và tổ chức các bữa yến tiệc, bên cạnh đó là điện Càn Thành là chốn cung ấm cho nhà vua nghỉ ngơi và Thái Bình Lâu là

điểm thư giãn, đọc sách (Cảnh Toàn,Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Quần thể kiến trúc Cố đô Huế,https://nguyendu.com.vn/)

3 Lăng Gia Long "Hoành tráng Gia Long"

4 Lãng Minh Mạng "Thâm nghiêm Minh Mạng"

Lăng vua Minh Mạng Huế có diện tích khoảng 18ha, gồm 40 công trình lớn nhỏ, bố trí đối xứng Các công trình được phân bố trên 3 trục lớn và song song với nhau, lấy đường Thần Đạo làm trung tâm Hình thế của lăng Minh Mạng Huế có dáng tựa như một người đang nằm nghỉ ở tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt Hai nửa hồ Trừng Minh như cánh tay buông xuôi tự nhiên, vô cùng nhàn hạ

5 Lăng Thiệu Trị "Khoáng đạt Thiệu Trị" 6 Lăng Dực Đức “Giản dị Dức Đức” 7 Lăng Tự Đức "Thơ mộng Tự Đức" 8 Lăng Đồng Khánh "Xinh xăn Đồng Khánh" 9 Lăng Khải Định "Tinh xảo Khải Định"

Lăng mộ vua Khải (1885-1925) tọa lạc trên núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Lăng được đánh giá là lăng mộ có kiến trúc nổi bật nhất, là công trình xây dựng cuối cùng của triều Nguyễn (1802-1945) Vua Khải Định đã chọn vị trí lăng theo phong thuỷ truyền thống Vị trí lăng nằm trên triền núi Châu Chữ, phía trước có một quả đồi thấp làm tiền án; có núi Chóp Vung và Kim Sơ trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ" (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải)

10 Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên các Tiến sỹ thời Nguyễn 11 Đàn Nam Giao, nơi vua tế trời

12 Chùa Thiên Mụ, Biểu trưng Phật giáo của Huế

Trang 15

13 Hồ Quyền, đấu trường duy nhất còn lại ở Châu Á dành cho voi và hổ 14 Điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu

15 Trấn Bình Đài án ngữ bảo vệ đường sông của Kinh thành 16 Trấn Hải Thành - pháo đài trần giữ mặt biển phía Đông

Ngoài ra Huế còn có nhiều thắng tích liên quan đến Triều Nguyễn như: Cung An Định, Điện Voi Ré, Võ Miếu, Hải Vân Quan, Vọng cảnh Thiên An, Cầu ngói Thanh Tồn

d) Giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.

Tính chính xác của Quần thể di tích Cố đô Huế có thể được hiểu thông qua cách bố trí thiết kế vô cùng độc đáo của di sản - nơi đã trở thành kinh đô của đế chế phong kiến Việt Nam hùng mạnh nhất vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Những đặc điểm cơ bản về kiến trúc và cảnh quan của Quần thể di tích Cố đô Huế đã được duy trì tính nguyên vẹn kể từ lần xây dựng đầu tiên vào đầu thế kỷ XIX và kéo sang những năm 40 của thế kỷ XX Hiện tại, mặc dù một số công trình đang còn là phế tích, và hầu hết các di tích quan trọng còn đang được trùng tu từng phần Việc trùng tu đã được tiến hành thông qua sử dụng những kỹ thuật và vật liệu truyền thống theo những chuẩn mực chuyên môn của quốc tế trong ngành bảo tồn để đảm bảo tính chân xác của các di tích này.

Từ khi được vinh danh là di sản văn hóa thế giới (1993), Quần thể di tích Cố đô Huế còn bảo tồn khá nguyên vẹn tổng thể thống nhất, hầu hết kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, miếu, đền đài, lăng tẩm được quy hoạch xây dựng theo nguyên tắc phong thủy phương Đông Đây còn là quần thể di tích tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là những giá trị lịch sử, , văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc.

2 PHỐ CỔ HỘI AN

a) Vị trí địa lí, diện tích:

Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Phố cổ Hội An thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam Với diện tích khoảng 30 ha, Phố cổ Hội An nằm dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây và phía Bắc giáp Điện Bàn, phía Đông giáp biển với bờ biển dài 7 km

Ngày đăng: 09/04/2024, 06:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan