1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ địa lý: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bảo tồn Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế bằng công nghệ viễn thám và GIS

176 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bảo tồn Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế bằng công nghệ viễn thám và GIS
Tác giả Phạm Văn Mạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Cự, GS.TS Nguyễn Ngọc Thạch
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 50,78 MB

Nội dung

e Nội dung: Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện các nội dung nghiên cứu chính sau: Xây dựng khung lý thuyết và ứng dụng phương pháp viễn thám, GIS trongđánh giá ảnh hưở

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ok ok ok

Pham Van Manh

VAN HOA THE GIỚI - QUAN THE DI TÍCH CỐ ĐÔ HUE

BANG CONG NGHE VIEN THAM VA GIS

LUẬN ÁN TIEN SĨ DIA LY

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

oh oe a

Pham Van Manh

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

Mã số: 9440211.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ DIA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1.PGS.TS Phạm Văn Cự

2 GS.TS Nguyễn Ngọc Thạch

Hà Nội - 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tác gia xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Tác gia dưới sự hướng

dan của PGS.TS Pham Văn Cự và GS.TS Nguyên Ngọc Thạch Các số liệu, kết quanêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn day đủ theoquy định Các hình sử dụng trong công trình là cua Tác giả và dong nghiép

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Văn Mạnh

Trang 4

LOI CAM ON

Loi dau tiên, Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thay cô giáo Khoa Địa lý

-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, DHOGHN và tập thể lãnh đạo, đông nghiệp,

ban bè đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này

Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS Pham Van Cự và GS.TS.Nguyễn Ngọc Thạch, những người thay đã giúp đỡ Tác giả tận tinh trong suốt quátrình thực hiện luận án, cho Tác giả nhiễu lời khuyên và kinh nghiệm quỷ báu dé hoàntat chương trình theo đúng yêu cau đặt ra

Đặc biệt, Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nghiêm Văn Sơn, nhà nghiên cứu

khoa học cao cấp tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (Jet Propulsion

Laboratory) cua NASA, Viện Công nghệ California (Pasadena, California, Hoa Ky),

và chương trình NASA Land-Cover and Land-Use Change (LCLUC) giúp Tác giả

nhiều ý kiến bồ ích trong quá trình học tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận án

Trên hành trình thực hiện luận án, Tác giả đã may mắn có được sự giúp do và

hỗ trợ của Trung tâm Bảo ton Di tích Cô đô Huế (HMCC) về mặt tư liệu và hình ảnh.Tác giả xin tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm Bảo tôn Di tích Cố đô Huế; tat cả cán bộPhòng Đào tạo, Bộ môn Bản đồ và Địa thông tin, Trưòng Đại học Khoa học Tự nhiên,DHOGHN đã tạo moi điều kiện để Tác giả hoàn thành luận án

Tác giả sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp

đỡ cả về vật chat lan tinh than của gia đình, những người luôn sát cánh bên Tác giả,tiếp thêm cho Tác giả sức mạnh vượt qua mọi khó khăn đề hoàn thành luận án

Mặc dù đã có nhiêu cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những hạn chế

và thiếu sót Kính mong quý thay cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp tục góp ý dé

công trình nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn và phục vụ cho các hướng nghiên

cứu tiếp theo của Tác giả

Mot lan nữa Tác giả xin trân trọng cảm on!

Tác giả luận án

li

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LOD CAM GOAN eee i

iu 0) 0 cee i Iÿ/0ï3ii 1 ili

Danh mục chữ viét tt c.ccccecccccccscsscssssecsssesessecsessssessssecsesessesesssersesensessesavsesansecenseceeeess V

Danh mục bảng - -< G1 1111 HH HH và 1X

MG GaU “1 |

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NGHIÊNCỨU ANH HƯỞNG CUA ĐÔ THỊ HÓA TỚI BẢO TON DI SAN VAN HÓATHE GIIỚII 2: 2£ S£+SE£2SE£ÊEEÊEESEE2E12112711271211711271121121171.11 11.1.1111 xe 71.1 TONG QUAN TÀI LIEU VE NGHIÊN CUU ANH HƯỞNG CUA ĐÔ THỊ

HOA TỚI BAO TON DI SAN VAN HÓA -22 52222 2EEE2 22122121 2EEeEkerkeeg 7

1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án 71.1.2 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của đô thị hóa tới bảo tồn di sản văn hóa 101.1.3 Các phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bảo tồn

i SAN VAN OA 0 14

1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình đô thị hóa va bảo tồn disản văn hóa tại Thừa Thiên- HUẾ - 22c S++t2EEEEtEEEEEtSEEEEEEEEEEEtEEEEErtEEkrrrrrkrree 17

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ ANH HUONG CUA ĐÔ THỊ HÓA TỚI BẢO

TON DI SAN VĂN HÓA - 5 -52-5< St E2 2E1921211211211271211211211 01111121111 xe 18

1.2.1 Tiêu chí xác định và đánh giá giá trị di sản văn hóa 5-5552 18

1.2.2 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và bảo tồn di sản văn hóa .- 21

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu vận dụng trong luận án - -<-=«2 23

1.3 QUAN DIEM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2s s+xezs 34

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu ¿-VE++2++++22EEEEE2++E22E111522222221122errrrkt 34

1.3.2 Phương pháp và quy trình nghiên CỨU - +55 +5+5++x+zez+tsxerzverersree 36

Tiểu kết chương l -¿- 2-52 SE EEỀEEE E9 121121121121217111111111 211111111111 41

CHUONG 2 VIỄN THÁM VA GIS PHAN TÍCH QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ

BAO TON GIA TRI NOI BẬT TOAN CAU CUA DI SAN VĂN HÓA THE GIỚI 432.1 PHAN TÍCH DAC DIEM DIEU KIEN TỰ NHIÊN VA KINH TE-XA HỘI 43

2.1.1 Điều kiện tự MHiSM occ ccccccsssssescssssssssssssssssssssssssssssseescsssssssesssssssssseesssssssnsesesesen 43

1H

Trang 6

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội -cccc+++++++++++t2222222222222222222221121111212.ee 41

2.1.3 Một số van đề về đô thị Huế và bảo tồn di sản văn hóa 51

2.1.4 Đặc điểm phân bố không gian và khu vực bảo vệ Quan thé di tích Có

đô HUG 2222222222cc122212111111111 2222211211111 111 HH0 c0 ca 59

2.2 UNG DUNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỘ PHAN GIẢI CAO PHAN TICH QUATRINH ĐÔ THI HOA VA BAO TON DI SAN VAN HOA THE GIỚI 73

2.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu anh vệ tinh đa thời gian với độ phân giải không

gian cao va dit liệu khảo sát khu vực Quan thé di tích Có đô Huế 73

2.2.2 Phát triển các chỉ số rủi ro đối với Giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản vănhóa thé giới trong bồi cảnh đô thị hóa -+++++£££22222E2EE22222222222222vvvve 90II) 800028 ¡ -‹:‡434)353Ý 102CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIA ANH HƯỞNG CUA ĐÔ THỊ HÓA TỚI BẢO TON DI

SAN VAN HOA THE GIỚI - QUAN THE DI TÍCH CÓ ĐÔ HUE 1043.1 TÁC DONG CUA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOA DEN BAO TON DI SAN VĂNHOA THE GIỚI 2- 2 2 SE SE£+EE2EE£EEEEEEEEE2EEEEEEEE211211711111111711 111.1 1XeE 104

3.1.1 Phân tích kết quả phân loại LCLU và xu thế mở rộng không gian đô thị 104

3.1.2 Phân tích đặc trưng đa dạng của khu vực Quan thé di tích Cố đô Huế trên cơ

SO GG do Camh QUAN 0 119

3.2 PHAN TÍCH RỦI RO DOI VOI GIA TRI NÓI BAT TOAN CAU TRONG BAOTON DI SAN VAN HOA woieeeeccescescsscssessessessessessesssessesseseessessessstssesstsatsnesseaesesees 124

3.2.1 Rui ro đối với Giá trị nổi bật toàn cầu của Quan thé di tích Có đô Huế 124

3.2.2 Môi tương quan giữa đô thì hóa và rủi ro đôi với Giá trị nôi bật toàn câu của

Quần thé di tích Cố đô HuÝ 2.- 2© EE++ESEEEE+EEEEEEEEEEEEE11121721112172111ecrEL 130

Tiểu kết chương 3 ¿5256 SE9E2E12E19E1211211221712112112111111111 1111111 132

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - 2© 2+SE+SE£EE2EE2EEEE1E21211211221 71.21 1.crxe 133DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIEN QUAN DENLUẬN ÁN TT 11 12 12 1211 1121121121121 1 1 1n 1 g1 g1 1 1 1g ườn 136TÀI LIEU THAM KHẢO -¿- 2 SE E‡SÉEEEEEEEEEE121121121E11111111211 1.11 1y 137

008009922

-1-1V

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

(Tăng hang năm)

ANP Analytic Network Process

(Quá trình mạng phân tích) CEM Nghĩa trang

DCAD Disjunct Core Area Density

(Mat độ phan đoạn lõi)

DSVH Di sản văn hóa

FRS Rùng va cay bụi

GIS Geographic Information System

(Hệ thong thông tin địa lý)

HDB Khu vực mật độ xây dựng cao

HMCC Trung tâm Bao tồn Di tích Cé đô Huế

ICOMOS The International Council of Monuments and Sites

(Hội dong Di tích va Di chi Quốc tế)

LCLU Land-cover/land-use

(Lớp phủ/sử dụng dat)LDB Khu vực xây dựng mật độ thấp

LMs Landscape Metrics

(Độ do cảnh quan) LPI Largest Patch Index

(Chỉ số mảnh rời rac lớn nhắt)

LSI Landscape Shape Index

Trang 8

(Chỉ số hình dạng cảnh quan)

MCDA Multi-Criteria Decision Analysis

(Phân tích quyét dinh theo nhiéu tiéu cht)

NIMA National Imagery and Mapping Agency

OL Dat khác

ORI Overall Risk Index

(Chi số rủi ro tổng thé)

OUV Outstanding Universal Value

(Giá trị nổi bật toàn cau)

PAFRAC Perimeter-Area Fractal Dimension

(Số chiêu fractal chu vi-dién tích)

ROUV Risk to Outstanding Ủniversal Value

(Rui ro đối với Giá trị nồi bật toàn câu)

SHDI Shannon’s Diversity Index

(Chi số da dang shannon)

SVM Support Vector Machine

(May vecto hỗ tro’)

TECI Total Edge Contrast Index

(Tổng số độ tương phan biên)

UGS Không gian xanh đô thị

UII Urbanization Intensity Index

(Chi số cường độ đô thị hóa)

UIs Urbanization Indices

(Chi số đô thị hóa)

UNB University of New Brunswick

UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

(T6 chức Giáo duc, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc)

Mái

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án 40

Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu va vi trí của 12 di tích 44

Hình 2.2 Mô hình số độ cao (bên trái) và độ dốc (bên phải) 46

Hình 2.3 Sự biến đổi không gian đô thị Huế qua các thời kỳ - 54

Hình 2.4 Phân bố không gian sống và phân bố dân cư +: 57

Hình 2.5 Yếu tố phong thủy trong bố cục không gian Kinh Thành Hué 60

Hình 2.6 Khu vực Đại Nội (Kinh Thành Hué) nhìn từ trên cao - 60

Hình 2.7 Khu vực Chùa Thiên Mu nhìn từ trên cao 61

Hình 2.8 Khu vực Văn Thánh-Võ Thánh - 62

Hình 2.9 Khu vực Hồ Quyén-Voi Ré nhìn từ trên cao - 63

Hình 2.10 Khu vực Lăng Duc Đức nhìn từ trên cao - 64

Hình 2.11 Khu vực Dan Nam Giao nhìn từ trên cao 64

Hình 2.12 Khu vực Lăng Tự Đức nhìn từ trên cao 65

Hình 2.13 Khu vực Điện Hòn Chén nhìn từ trên cao - 66

Hình 2.14 Khu vực Lăng Thiệu Trị nhìn từ trên cao - 67

Hình 2.15 Khu vực Lăng Khải Định nhìn từ trên cao .- 67

Hình 2.16 Khu vực Lang Minh Mạng nhìn từ trên cao 68

Hình 2.17 Khu vực Lăng Gia Long nhìn từ trên cao .‹-‹ - 69

Hình 2.18 Phân bố không gian của 12 di tích thuộc Quan thê di tích Cô đô Huế 72

Hình 2.19 Sơ đồ khung phương pháp xử lý dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 73

Hình 2.20 Bản đồ sau xử lý năm 1968 2-52 SE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrrer 74 Hình 2.21 Sơ đồ trộn ảnh vệ tinh SPOT theo phương pháp UNB 77

Hình 2.22 Dữ liệu ảnh sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyền và hiệu chỉnh hình học thời kỳ 1995, 2000 và 2005 (bên phải) . 78

Hình 2.23 Dữ liệu ảnh sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyền và hiệu chỉnh hình học thời kỳ 201 1, 2016 và 2020 (bên phải) .- 79

Hình 2.24 VỊ trí thử nghiệm các phương pháp trộn ảnh khác nhau Khu vực Đại Nội thuộc Kinh Thành Huế (MI) ¿+ 2 3221132211112 132E551EEEEEEkked 81 Hình 2.25 Ảnh trộn theo phương pháp UNB .cccccsssssseeeeeeeeeeeeeeeeeaes 83 Hình 2.26 Sơ đồ các bước thực hiện phân loại dựa trên đối tượng trong OBIA 84

Vii

Trang 10

Hình 2.29 Các mẫu dạng cảnh quan được đo bằng chỉ số LPI trong các cửa số dichuyền có kích thước khác nhau của khu vực Quan thé di tích C6 đô Hué 92Hình 2.30 Mối tương quan được tính giữa các độ đo cảnh quan trong các nhóm chỉ

SỐ Độ do diện tích-cạnh (ED, LPI, TE); độ đo hình dạng (PAFRAC); độ đo diện tích

lõi (TCA, NDCA, DCAD); và độ đo tương phản (CWED, TECD) 93

Hình 2.31 Mối tương quan được tính giữa các độ đo cảnh quan của các nhóm chỉ số

độ đo tổng hợp (AI, COHESION, CONTAG, IJI, LSI, MESH, NP, PD, PLADJ,

5840998431922 94

Hình 2.32 Mối tương quan được tính giữa các độ đo cảnh quan của nhóm chỉ số độ

đo đa dạng (PR, PRD, SHDI, MSIDI, SHEI, SIDI, SIEI và MSIEI) 95

Hình 3.1 Kết qua phân loại lớp phủ/sử dụng dat trong giai đoạn 1968-2020 105Hình 3.2 Cơ cấu thành phần các loại LCLU - 106Hình 3.3 Biểu đồ diện tích các loại LCLU khu vực Quan thé di tích Có đô Huế giai

đoạn 1968-2020 - .- c1 2222111101221 111115211 1111152111111 1 15811111 hớy 111

Hình 3.4 Phân bố không gian đất đô thi (HDB: Khu vực mật độ xây dựng cao; LDB:Khu vực mật độ xây dựng thấp) của Quan thê di tích Cố đô Hué giai đoạn 1968-2020

và mở rộng đô thi của 12 di tích . ccc cv 114

Hình 3.5 Hướng mở rộng không gian đô thị khu vực Quan thé di tích Cô đô Huế giai

đoạn 1968-202 QC HS nọ HH HE nọ Ki Ki Ki Ki KH nu nà tà tà kế 115 Hình 3.6 Quỹ đạo mở rộng đô thị theo không gian và thời gian 116

Hình 3.7 Phân bố không gian của chỉ số cường độ đô thị hóa (UID trong thời kỳ

1995-2005 (bên trái) và thời kỳ 1995-2005-2016 (bên phải) ở quy mô lưới 250mx250m 117

Hình 3.8 Phân bố không gian của các chỉ số đánh giá rủi ro đối với Giá trị nổi bậttoàn cầu trong Quan thé di tích C6 đô Huế -‹-cccccccc‡ccc‡cssssS2 123Hình 3.9 Phân bố không gian về rủi ro đối với Giá trị nổi bật toàn cầu năm 1995 (hình

bên trái), 2005 (hình trung tâm) và 2016 (hình bên phải) 125

Hình 3.10 Quá trình chuyên đổi ROUV trong 3 năm (1995-2005-2016) 126Hình 3.11 Sơ đồ phân tán mối quan hệ giữa chỉ số UII và ROUV giai đoạn 1995-

2005 (bên trái) và giai đoạn 2005-2016 (bên phải) ở quy mô lưới 250mx250m 130

Vili

Trang 11

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Các chỉ số đánh giá chất lượng của ảnh trộn -: 25

Bảng 1.2 Nhóm các chỉ số Fragstats (Class metrics và Landscape metrics) 30

Bang 2.1 Các loại LCLU trong khu vực Quan thể di tích C6 đô Huế 50

Bang 2.2 So sánh các số liệu đánh giá chất lượng ảnh sau khi trộn 82

Bang 2.3 Các biểu thức và ý nghĩa cảnh quan của các số liệu độ đo cảnh quan sử dụng trong nghiÊn CỨU - SH ni Ki nh nh nh nh nà nà nà 96 Bảng 2.4 Mức độ rủi ro của các tác động đối với việc bảo tồn di sản văn hóa 101

Bảng 3.1 Ma trận chuyển đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 1968-1995 107 Bảng 3.2 Ma trận chuyên đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 1995-2000 108 Bang 3.3 Ma trận chuyền đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 2000-2005 108 Bảng 3.4 Ma trận chuyên đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 2005-2011 109 Bảng 3.5 Ma trận chuyên đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 2011-2016 109 Bảng 3.6 Ma trận chuyền đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 2016-2020 110 Bảng 3.7 Ma trận chuyên đổi diện tích giữa các loại LCLU thời kỳ 1968-2020 110 Bảng 3.8 Mở rộng diện tích đô thị từ năm 1968 đến năm 2020 113

Bảng 3.9 Mở rộng diện tích đô thị theo tám hướng trong giai đoạn 1968-2020 116

Bang 3.10 Tính toán các số liệu không gian trong năm 1995, 2005 và 2016 120

Bang 3.11 Những thay đổi về tỷ lệ rủi ro đối với Giá trị nổi bật toàn cầu trong Quan thé di tích Cố đô Huế năm 1995, 2005 và 2016 -: 127

Bảng 3.12 Những thay đổi về ROUV của các di tích trong Quan thé di tích Có đô Huế thời kỳ 1995-2016 (I = vùng đệm; II = vùng bảo vệ cảnh quan văn hóa) 128

1X

Trang 12

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa xuất hiện với tư cách là mộttrong những tác nhân làm thay đôi đặc điểm tự nhiên và văn hóa - xã hội của một khuvực Báo cáo năm 2018 về triển vọng đô thị hóa trên thế giới đề cập rằng " vào năm

2050, 68% dân số toàn cau sẽ sinh sông ở khu vực đô thi" [144] Như vậy, đô thị hóa

là một quá trình tất yêu góp phần day nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch

cơ cau kinh tế và lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, thayđối sự phân bố dân cư Tuy nhiên, nhiều báo cáo đã nhấn mạnh những hậu quả tiêu

cực của quá trình đô thị hóa đem lại như: ô nhiễm môi trường [130], suy thoái tài

nguyên đất và nước [148], mất đa dạng sinh học [151], suy giảm dich vụ hệ sinh thái

[133], ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị [128], an ninh xã hội không đảm bảo [33] Đặc

biệt, quá trình đô thị hóa diễn ra xung quanh khu vực di sản là bài toán phức tạp, đòi

hỏi nhiều hơn nghiên cứu các tác động của đô thị hóa tới các di tích lịch sử nhằm đảmbảo sự cân bằng giữa việc bảo tồn và phát triển bền vững Bởi vì đô thị hóa ảnh hưởngđến di sản theo nhiều cách, chang hạn như (1) phá hủy hoặc thay đổi cảnh quan lịch

sử của các di tích dé phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại; (2) xóa bỏ đất nông nghiệp,không gian xanh của lối sống truyền thống; và (3) thay đôi nhân khẩu học hoặc nềnkinh tế trong khu vực đô thị Như vậy, nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóatới khu vực bảo tôn di sản lịch sử là nhiệm vụ can thiết đối với sự phát triển của cácquốc gia và khu vực

Đô thị hóa và áp lực du lịch đang ở mức cao và tiếp tục gia tăng tại các khu Di

sản văn hóa thé giới, nơi cơ sở hạ tang và các hoạt động phát triển khác không có quyhoạch hoặc không có sự kiểm soát đầy đủ về mặt pháp lý Những điều này đã ảnhhưởng trực tiếp đến cảnh quan của di sản chứa hầu hết các giá trị văn hóa [154] Theo

báo cáo của UNESCO trong các chỉnh sách về di sản gần đây, đã đề cập răng điềucần thiết là phải bảo tôn cảnh quan đô thi trong việc bảo tồn di sản [144] Trong khicác đánh giá tác động đến di sản tồn tại ở nhiều quốc gia, những đánh giá này dườngnhư ít được sử dụng một cách đáng tin cậy trong bối cảnh Di sản văn hóa thé giới

Trang 13

Cần có dữ liệu theo dõi bảo tồn kip thời và chính xác dé thực hiện các hoạt động bảo

vệ trước khi xảy ra những thiệt hại không thé phục hồi

Sự phát triển của công nghệ viễn thám được đặc trưng bởi ảnh vệ tinh đa thờigian với độ phân giải không gian cao cho phép phân loại đối tượng dé chiết tách thôngtin lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) một cách nhanh chóng và chi tiết [17] Cùng với đó,nhiều thuật toán xử lý ảnh vệ tinh không ngừng được giới thiệu trong các công trìnhnghiên cứu nhằm mục đích nâng cao độ chính xác Do đó, ảnh vệ tinh với độ phân

giải không gian cao được sử dụng rộng rãi trong công trình nghiên cứu và thực

nghiệm, đặc biệt là khu vực đô thị, nơi đối tượng LCLU bị chia cắt nhỏ và manh mún.

Bên cạnh đó, việc tích hợp công nghệ viễn thám và GIS cho phép xây dựng bức tranh

tong thé, chi tiết về sự biến động va phân mảnh mẫu dạng cảnh quan trong khu vực

Đồng thời, GIS và độ đo cảnh quan giúp cho việc thiết lập mô hình tính toán từng chỉ

số rủi ro đối với Giá trị nỗi bật toàn cầu (Outstanding Universal Value) của di sản

Quan thé di tích Có đô Huế (the Complex of Huế Monuments) đã có một lịch

sử lâu đời và giá trị văn hóa cao, trước khi được UNESCO công nhận là di sản văn

hóa thế giới đầu tiên tại Việt Nam Được xác định là một trong những tỉnh thuộc vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thién-Hué có đầy đủ điều kiện dé phát triển,

mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế, đặc biệt tiềmnăng về du lịch Với tiềm năng như vậy, quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạtầng đô thị đã được quan tâm và quản lý khá sớm, biểu hiện thông qua một loạt cácchính sách của Chính phủ, của địa phương liên quan đến việc bảo tồn và phục hồi các

di tích đã được ban hành trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế - xã hội ngày mộtnhanh Hơn thế nữa, đã có nhiều điều tra và nghiên cứu về sự thay đôi cảnh quan, sựtăng trưởng của du lịch, ô nhiễm môi trường và chính sách quản lý có liên quan đến

di sản đã được tiến hành Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu điều tra tổng thể xác định

và đánh giá định lượng mức độ rủi ro đối với giá tri của Di sản văn hóa thế giới tại

Trang 14

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

e Mục tiêu: Xác lập luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích không gian và đánh

giá định lượng rủi ro đối với Giá trị nổi bật toàn cầu (ROUV) trong việc bảo tồn Di

sản văn hóa thế giới dựa trên dữ liệu viễn thám và GIS

e Nội dung: Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện các nội dung nghiên cứu chính sau:

Xây dựng khung lý thuyết và ứng dụng phương pháp viễn thám, GIS trongđánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bảo tồn Di sản văn hóa thế giới;

v Xử lý dit liệu ảnh vệ tinh đa thời gian với độ phân giải không gian cao déđánh giá quá trình mở rộng đô thị trong khu vực Quan thé di tích Có đô Huế;

Ứng dụng thuật toán SVM (support vector machine) dé tích hợp các thông

tin bối cảnh trong phân loại lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) và phân tích sự biến độngLCLU trong khu vực Quan thê di tích Có đô Huế giai đoạn 1968-2020;

Xây dựng các chỉ số rủi ro và vận dụng phương pháp phân tích quyết địnhnhiều tiêu chí (MCDA) dé đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đối với Giá trịnổi bật toàn cầu (OUV) của Di sản văn hóa thế giới - Quan thé di tích Cố đô Huế

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận án được giới hạn trong các phạm vi nghiên cứu sau:

e Giới hạn phạm vi không gian: Khu vực Quần thé di tích Có đô Huế thuộcphạm vi thành phố Huế và một số vùng phụ cận thuộc thị xã Hương Thủy, HươngTrà và huyện Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trải dài trên các tọa độ từ

16°21'15"-16°30'27" vi độ Bắc và 107°30'50"-107°38'16" kinh độ Đông; khu vực

được giới hạn khoảng 218 km’.

© Giới hạn phạm vi thời gian: Các giá trị văn hóa lịch sử vẫn còn tôn tai trongkhu vực Quan thé di tích Cố đô Huế, thậm chí còn duy trì sau tác động của ba cuộcchiến tranh quân sự năm 1885, 1947 và 1968 Dé nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình

Trang 15

đô thị hóa gân đây kê từ năm có tác động quân sự lớn cuôi cùng, Tác giả đã lựa chọn

giai đoạn (1968-2020) là giai đoạn nghiên cứu của luận án.

e Giới hạn phạm vi khoa học: Đánh giá rủi ro đôi với Giá trị nôi bật toàn câu của Quân thê di tích Cô đô Huê, dựa trên cơ sở phân tích chỉ sô đô thị hóa và mâu

dạng cảnh quan băng các số liệu độ đo cảnh quan sử dụng công nghệ viễn thám và

GIS là phương pháp nghiên cứu chính.

4 Điểm mới của đề tài

e Ứng dụng thuật toán SVM (support vector machine) dé tích hợp các thôngtin bối cảnh trong phân loại ảnh vệ tinh độ phân giải không gian cao, phục vụ định

lượng hoá xu hướng mở rộng đô thị ở quy mô không gian và theo thời gian.

e Xây dựng bộ chỉ số đánh giá rủi ro cho bảo tồn di tích của Di sản văn hoá

thé giới - Quan thé di tích Có đô Huế dưới ảnh hưởng của đô thị hoá thông qua tác

động lên các mẫu dạng cảnh quan (landscape patterns).

5 Luận điểm bảo vệ

© Luận điểm 1; Sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh đa thời gian với độ phân giảikhông gian cao và GIS trong phân tích định lượng ảnh hưởng của đô thị hoá đến

các di tích cho phép đưa ra cơ sở khoa học phục vụ định hướng không gian bảo

tồn từng di tích và toàn bộ Quần thể di tích Cố đô Huế

©_ Luận điểm 2: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hué và vùng phụ cận đã tăng

tính phân mảnh các mẫu dạng cảnh quan (landscape patterns) của các di tích và tăng

mức độ rủi ro cho bảo tồn Giá trị nổi bật toàn cầu của Quan thể di tích Có đô Huế

-Di sản văn hóa thế giới

6 Ý nghĩa của đề tài

© Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan nâng cao

hiệu quả tiếp cận đối tượng trong xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh đa thời gian với độ

phân giải không gian cao và phân tích tính phân mảnh mẫu dạng cảnh quan của

các khu vực có di tích dưới tác động của quá trình đô thị hoá Dé tài giải quyết

Trang 16

vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch

bảo tồn Di sản văn hóa thế giới

© Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này nhắn mạnh sự cần thiết của phát triển

đô thị bền vững trong những khu vực có di tích để làm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu đến

di tích va môi trường xung quanh Việc tích hợp các chỉ số rủi ro đối với Quan thé

di tích Có đô Huế cho phép chỉ ra sự phân bố không gian của các mức độ tác độngcủa đô thị hoá đến các di tích cần bảo tồn Đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học cóthể giúp định hướng tổ chức không gian và điều chỉnh quy hoạch đô thị và quy

hoạch bảo tồn trong tương lai dé UNESCO tái đề cử Quan thé di tích Cổ đô Huế là

di sản Cảnh quan văn hóa thế giới

7 Cơ sở dữ liệu

Ngoài những nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, trong quá trình

thực hiện các nội dung của luận án, Tác giả đã thu thập và sử dụng một sô tài liệu sau:

Y Dữ liệu thu thập từ thực địa: Các số liệu hiện trạng lớp phủ/sử dụng đất

(LCLU), số liệu thống kê dân số và nhiệt độ, dữ liệu ảnh hiện trạng các di tích thuộc

Quân thê di tích Cô đô Huê, vi trí các diém di tích và ranh giới bảo tôn.

Y Dữ liệu ảnh viễn thám: Dữ liệu Landsat thường được sử dụng với độ phângiải không gian 30 m không đủ để nắm bắt hầu hết các dạng phân tán và bắt thườngcủa lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) trong mẫu dạng cảnh quan phức tạp và không đồngnhất Dữ liệu gần đây từ ảnh vệ tinh Sentinel-2 đa phố có độ phân giải không giantốt hơn (10 m); tuy nhiên, chuỗi thời gian của tập dữ liệu mới này quá ngắn Do đó,

dữ liệu viễn thám có độ phân giải không gian trong khoảng 0,5 - 10 m (như SPOT,

Pléiades, WorldView; GeoEye; v.v, ) là cần thiết để quan sát mẫu dạng cảnh quan

không đồng nhất trong khu vực nghiên cứu Xem xét tính khả dụng, khả năng truy

cập và tuổi thọ của dữ liệu, sáu cảnh ảnh vệ tinh có độ phủ mây dưới 10% trong

khoảng thời gian 25 năm (1995-2020): 3 (17/03/1995 và 06/11/2000);

SPOT-5 (16/02/200SPOT-5 và 29/0SPOT-5/2011); và SPOT-7 (20/09/2016 và 0SPOT-5/04/2020) phủ trùm

toàn bộ khu vực Quan thé di tích Cố đô Huế được thu thập từ đề tài

Trang 17

VT/UD-03/14-15 và Cục Viễn thám Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được lựa chọn

để xem xét ảnh hưởng của đô thị hóa đến mẫu dạng cảnh quan không gian của các

di tích về nhiều chỉ số trong nhiều thời kỳ

Dữ liệu khác: Sử dụng dữ liệu khảo sát năm 1968 (từ NIMA - National

Imagery and Mapping Agency, Published by University of Texas Libraries) và không

anh được số hóa lại và thành lập ban đồ lớp phủ/sử dung đất (LCLU); bản đồ nềnthông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 được sử dụng dé chiết tách các thông tin ranh giới hành

chính, mạng lưới giao thông và thủy văn.

Y Các phan mém sử dụng: Phần mềm xử lý ảnh viễn thám chuyên dụng PCIGEOMATICA, ENVI, ERDAS IMAGINE; các phần mềm xử lý dữ liệu không gianArcGIS, Mapinfo, Fragstats; và phần mềm thống kê R-Studio

8 Cau trúc luận án

Nội dung luận án được trình bày trong 148 trang A4; trong đó có 18 bảng sốliệu; 44 hình vẽ, sơ đồ, bản đồ; 161 danh mục tài liệu tham khảo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận

án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về nghiên cứu ảnh hưởng của

đô thị hóa tới bảo tồn Di sản văn hóa thé giới

Chương 2 Viễn thám và GIS phân tích quá trình đô thị hóa và bảo tồn Giá trịnoi bật toàn cầu của Di sản văn hóa thế giới

Chương 3 Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bảo tồn Di sản văn

hóa thé giới - Quan thé di tích Cố đô Huế

Trang 18

CHUONG 1 TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VE NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA ĐÔ THỊ HÓA TỚI

BAO TON DI SAN VĂN HOA THE GIỚI

Trong chương 1, Tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh

hưởng của đô thị hóa tới Di sản văn hóa thế giới trên cơ sở kế thừa và phát triển cáckết quả của các công trình nghiên cứu trước đây cả về phương diện lý thuyết vàphương pháp tiếp cận, những ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu đi trước là rấtquan trọng và cần thiết giúp Tác giả định hướng và lựa chọn được phương pháp

nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án.

1.1 TONG QUAN TAI LIEU VE NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA ĐÔ THỊ

HOA TOI BAO TON DI SAN VAN HOA

1.1.1 Các khái niệm co bản liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án

1.1.1.1 Đô thị hóa

Đô thị ra đời từ rất lâu, là một xu thế tất yếu, một quá trình phát triển của

xã hội mang tính chất toàn cau, luôn luôn biến động và diễn ra ngày càng mạnh

mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới Khái niệm đô thị hóa trong các tài liệu, các

công trình nghiên cứu khoa học và chuyên môn trên thế giới rất đa dạng và khácnhau Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau và các nhànghiên cứu có thé quan sát, xem xét từ các góc độ khác nhau [1] Về khái niệm,

đô thị hóa được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau Năm 1867, nhà quy hoạch

đô thị Ildefonso Cerda Sufier trong nghiên cứu "lý luận chung về đô thị hóa" đãkhang định đô thị hóa không chỉ là sự mở rộng ranh giới đô thi, gia tăng dân số

mà còn là quy hoạch xây dựng đô thị, là một hiện tượng đa diện về kinh tế, văn

hóa, xã hội và môi trường [111].

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về mặt lý luận, đô thị hóa là "một quá trình

biến đổi các khu vực lãnh thổ trở thành đô thị" [3], và là một "quá trình diễn thế về

kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật"

[10] Khu vực lãnh thổ ban đầu có thê là đất nông-lâm nghiệp, đất trống đồi trọc hay

Trang 19

khu dân cư nông thôn Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình mở rộng đô thị cả

về mặt không gian và kích thước (dân số và diện tích) ban đầu của đô thị [146] Việc

gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị (tự nhiên và cơ học) khiến cho việc mở rộng

diện tích đô thị cũng gia tăng nhanh và tăng cả mật độ trong các khu vực đô thị [14].

Như vậy, có thể thay đô thị hóa được thé hiện trong rất nhiều khái niệm khác nhau.Tuy nhiên, dù ở góc độ nghiên cứu nào, các khái niệm này đều dé cập đến sự gia tang

của dân số đô thị cũng như thé hiện vai trò của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh

tế-xã hội; đô thị hóa đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích đất đô thị và luôn tácđộng đến các đối tượng lớp phủ/sử dụng đất (LCLU)

Qua nghiên cứu diễn biên của quá trình đô thị hóa trên thê giới, các nhà nghiên

cứu đã kết luận, quá trình đô thị hóa diễn ra theo hai xu hướng chính [8]:

(i) Đô thị hóa tập trung: Là quá trình phát triển tập trung toàn bộ các ngành

công nghiệp và dịch vụ công cộng vào các thành phố lớn và các vùng xung quanh,

làm hình thành các đô thị khổng 16, tạo ra sự đối lập giữa thành thi với nông thôn,đồng thời gây ra sự mắt cân bằng môi trường sinh thái Đô thị hóa tập trung góp phần

làm gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và nông

thôn ngày một xa hơn, tạo nên nhiều áp lực và gánh nặng cho các nhà quản lý trongviệc giải quyết việc làm, nhà ở và các nhu cầu khác cho người dân nhập cư vào đô

thị, không hoặc ít khai thác hết tiềm năng của địa bàn nông thôn Đô thị hóa tập trung

phù hợp với các nước phát triển, nơi có đầy đủ các điều kiện đề hạn chế những mặt

tôn tại và vận dụng được những ưu điêm của xu hướng này mang lại.

(ii) Đô thị hóa phân tán: Là quá trình phát trién mạng lưới điểm dân cư đô

thị có tầng bậc, phát triển cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng,

đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho

dân cư ở đô thị và nông thôn Đô thị hóa phân tán là xu hướng chủ đạo nhất trong

quá trình đô thị hóa mà đa số các nước đang phát triển lựa chọn, vì thực chất của

quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng này giúp

phát triển công nghiệp và dịch vụ công cộng đồng đều giữa các vùng, góp phan

giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, hạn chế luồng di cư vào đô thị

của các vùng lân cận.

Trang 20

1.1.1.2 Di sản văn hóa - bảo ton và phát triển

Trước hết, đi sản văn hoá (DSVH) được coi là một phần của "môi trường nhân

tạo" Đây là một thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi khi đề cập tới bất kỳ "cấu trúc

nhân tao" khi so sánh với "môi trường tự nhiên" Bên trong các môi trường nhân tạo

đó tồn tại các giá trị lịch sử hoặc kiến trúc được coi là DSVH Cộng đồng dân cư định

cư tại đô thị hoặc nông thôn, các trung tâm lịch sử, kiến thức bản địa hay các công

trình xây dựng, được coi là môi trường xây dựng lên các giá tri của di sản Hay nói

cách khác, đây là các di sản nhân tạo chứa đựng các giá trị văn hóa với điều kiện là

chúng đáp ứng được các tiêu chí cụ thé trên phạm vi quốc gia hay quốc tế Khi đó,những người sông trong môi trường nhân tạo nay cũng cần được coi là DSVH, là

"thành phần sống" của các công trình văn hóa, chi phối các ảnh hưởng trên phương

diện kinh tế, xã hội, văn hóa hay hành vi của cộng đồng Con người, môi trường nhân

tạo và môi trường tự nhiên xung quanh là một tập hợp có mối liên hệ qua lại chặt chẽcủa cảnh quan văn hóa Bat kỳ sự thay đổi nào của con người bên trong hệ thong đó

đêu sé làm biên đôi và đe dọa đên mục tiêu bảo tôn di sản [72].

Cũng theo Công ước liên quan đến việc bảo vệ Di sản văn hoá thế giới (1972),

các nhóm di tích (groups of monuments), nhóm công trình xây dựng (groups of

buildings) và các di chi (sites) là ba thành phần quan trọng của di sản văn hóa [143]

Di tích (monument) tồn tại như một tập hợp của "các tác phẩm kiến trúc, các tácphẩm điêu khắc hoặc họa khắc vĩ đại, những thành té hay cấu trúc có tính khảo cổ,

những bản khắc, những hang động và sự kết hợp các đặc tính, những Giá trị nổi bật

toàn cầu xuất phát từ quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học" Định nghĩa nàycho thay các giá trị văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh Châu A, tồn tại "không thé táchrời" khỏi bối cảnh lịch sử và môi trường tự nhiên của di tích Từ đây, giá trị của

"sites" phản ánh được quan điểm thâm mỹ, dân tộc học hay nhân học của khu vực

Do vậy, dé đánh giá những ảnh hưởng từ bên ngoài tới bảo tồn di sản văn hóa khôngchỉ đơn thuần là một đánh giá thé hiện sự kết hợp của hai phương diện từ tự nhiên

và từ con người trong đó.

Trang 21

1.1.2 Hướng nghiên cứu về ảnh hướng của đô thị hóa tới bảo tồn di sản văn hóa1.1.2.1 Cơ sở thực tiễn về đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam

a) Đô thị hóa ở các thành phố di sản trên thé giới

Lịch sử phát triển đô thị của con người trải qua hai đợt hình thành lớn, đó là

sự hình thành các đô thị cổ và sự hình thành đô thị hiện đại Nhiều tài liệu cho rang,các đô thị đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện khoảng 5.000 năm trước đây ở Ai Cập,Luong Hà, An Độ, Hy Lạp, Những đô thị này phát triển trong vòng 1.000 năm rồi

lui tàn, tiêu biểu là Babilon, Athen, Turin, Những đô thị hình thành từ cuộc cách

mạng công nghiệp ở Châu Âu, khi cuộc cách mạng công nghiệp mang đến nhiều khoahọc tiến bộ trong kỹ thuật vào thé ky XVIII, tiêu biểu là Pari, Tokyo, Matxcova, sau đó lan sang Châu Mỹ, Châu Á ở thế kỷ XX

Sự phát triển của quá trình đô thị hóa tại các thành phố di sản trên thế giới cóliên quan chặt chẽ với đặc điểm hình thành cư dan đô thị và sự phát triển của cácthành phó Nhịp độ gia tăng dân số đô thị phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất dân

cư của chính số dân đô thị và các dòng người nhập cư Sự phát triển và mở rộng quy

mô thành phố đặt ra nhiều van dé cần được nghiên cứu, chăng hạn như nên đưa vàoranh giới thành phố những lãnh thổ (các khu dân cư ven đô, làng mạc, ) và cải tạocác điểm dân cư nông thôn ra sao đề trở thành các điểm dân cư thành thị Trên thực

tẾ, sự phát triển của các thành phố di sản còn diễn ra do việc mở rộng các khu vựcngoại vi và các diém đô thị ngày càng bị thu hẹp vào quỹ dao của thành phô

Quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh ở các nước phát triển đặc

biệt là các nước có các thành phố di san, đã day mạnh các quá trình hình thành các

thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị) Đến năm 2030, thế giới dự kiến sẽ có

43 siêu đô thị với hơn 10 triệu dân, hầu hết là ở các khu vực đang phát triển [140].Tại các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa phát triển với đầy mâu thuẫn: Mộtmặt, đô thị hóa thúc day sự tiến bộ của đất nước, làm cho hàng triệu người có diplàm quen với cuộc sống năng động; Nhưng mặt khác, đô thị hóa lại làm gay gắt

thêm nhiêu vân đê kinh tê - xã hội vôn đã nóng dưới áp lực của sự gia tăng dân sô.

10

Trang 22

b) Đô thị hóa tại các thành phố di sản ở Việt Nam

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam Tuy

nhiên, quá trình đô thị hóa tại mỗi nước cũng diễn ra theo xu hướng nhanh, chậm

khác nhau bởi quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh

tế - xã hội ở mỗi quốc gia đó Tại Việt Nam trong thời gian qua, quá trình đô thị hóa

đã diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn nơi có các di sản thé giới (thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, ) taohiệu ứng thúc đây đô thị hóa nhanh lan tỏa diện rộng trên phạm vị các tỉnh, các vùng

và cả nước Nhiều đô thị, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũđược cải tạo, nâng cấp hạ tang cơ sở hiện đại, Điều này cho thấy, các đô thị ở ViệtNam, đặc biệt là các đô thị có các di sản thế giới đã và dang chú trọng phát triển dé

nâng tam cao với kiến trúc hiện đại Xu hướng đô thị hóa ở các thành phố di sản dang

Và sẽ tiếp tục được mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa [9]

Như vậy, quá trình đô thị hóa đang diễn ra tương đối nhanh ở các thành phố cócác di sản thé giới nói riêng va các thành phố ở Việt Nam nói chung trong những năm

gần đây Với tốc độ phát triển như vậy, Việt Nam dang có nhiều cơ hội dé thúc day

quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các loại hình du lịch, cải thiện tình

trạng đói nghéo, Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa có

thê tạo ra những thách thức, hệ lụy và rủi ro lớn trong đó có vấn đề quản lý sử dụngđất nói chung, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa ở các vùng đô thị hóa nói riêng cũngnhư van đề 6n định và phát trién bền vững cho người dân nếu không có quy hoạch

khoa học cũng như tầm nhìn xa và rộng

1.1.2.2 Những yếu tố của đô thị hóa ảnh hưởng tới bảo ton di sản văn hóa

Xu thế phát triển kinh tế - xã hội là động lực cơ bản làm thay đôi đặc trưng tự

nhiên và văn hóa của con người trong lãnh thé, là nguyên nhân dan tới sự suy thoáimôi trường sông tự nhiên [45], tác động tiêu cực về văn hóa [147] Lựa chọn bảo tồn

các giá trị di sản văn hóa được coi là một trong những giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo

sự thay đôi đó diễn ra một cách có "kiêm soát” vê mặt tiêu cực, mà còn giữ lại thông

11

Trang 23

tin có giá trị trên phương diện văn hóa - xã hội Tuy nhiên, quá trình bảo tồn khônggian cảnh quan của di sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ nhu cầu ngày

càng gia tăng của con người, hay từ chính các mối đe dọa từ tự nhiên Đứng trước

thách thức đó, đô thị hóa xuất hiện với tư cách một trong những tác nhân có mức độảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với di sản - "biến mat" hoàn toàn và không còn khảnăng "phục hồi" [116]

Biến động lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) gây ra do quá trình đô thị hóa không

chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong các vấn đề

kinh tế - xã hội [89] Đây là trạng thái tự nhiên của bề mặt đất chịu tác động của cácđặc điểm tự nhiên lẫn các hoạt động nhân tạo ở quy mô không gian và thời gian khácnhau Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng đã dẫn đến van dé gia tăng dân sốtrên thế giới, theo dự báo của Liên hợp quốc vào năm 2050 dân số thế giới khoảng9,6 tỷ người, trong đó 2/3 dân số sẽ sinh sống tại các khu vực thành thị, và phải đối

mặt với các thách thức về vấn đề tài nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái [144] Những

biến động như sự phân mảnh, gộp lại, chia tách trong quá trình đô thị hóa có ảnhhưởng đến tinh trang ô nhiễm môi trường [81], suy thoái tài nguyên đất và nước [63],mất đi sự đa dạng sinh học [67], suy giảm dịch vụ hệ sinh thái [107] và hiệu ứng đảo

nhiệt đô thị [128] Do đó, việc nghiên cứu các tác động của quá trình đô thị hóa lên

môi trường là cần thiết đối với sự phát triển của các quốc gia và khu vực Điều này

thé hiện ở quá trình mở rộng phạm vi không gian địa lý hiện tại và trong tương lai

[29] Những tác động này đi kèm với những thay đôi đột ngột của diện tích đất nôngnghiệp, gia tăng mạng lưới giao thông hiện đại cũng như xuất hiện các trung tâm giải

trí - du lịch [27] Đáng chú ý hơn, tốc độ đô thị hóa hiện nay diễn ra nhanh chóng đã

phá vỡ quy hoạch không gian tại nhiều thành phố, đe dọa tới mục tiêu phát triển bền

vững của khu vực.

Việc chuyển đổi và thay đổi hình thức sử dụng đất do quá trình đô thị hóa sẽcùng lúc làm thay đổi mẫu dạng cảnh quan (landscape pattern) trở thành dạng có tínhphân tán cao [126] Đề hiểu được các tiến trình đô thị hóa từ sự thay đôi các mẫu

12

Trang 24

dạng cảnh quan là một nhiệm vụ của khoa học địa lý và sinh thái cảnh quan [92].

Theo các khái niệm và lý thuyết căn bản, sự phân mảnh đất là sự phân biệt của cáckhu vực sinh sống thành các mảnh rời rạc nhỏ, tách biệt Điều này gây ra các tác độngxâu đến môi trường, là nguyên nhân chính do những thay đổi của mẫu dạng cảnhquan hay còn gọi là tính không đồng nhất Do tác nhân của sự phân tán là các yếu tố

tự nhiên và kinh tế - xã hội, nhiều nghiên cứu cho thay rang có sự mat kết nối giữa

đô thị hóa, cấu trúc cảnh quan và các vấn đề môi trường sinh thái [159] Phần lớntrong đó có cùng phương thức tiếp cận dé giải quyết van dé, ví dụ như: Các tác độngmôi trường do quá trình đô thị hóa và do chính sách [90], các tác động đến sự pháttriển rừng [44] hoặc tác động đến mức phát thải cacbon [156]

Những nỗ lực bảo tồn di sản tại các đô thị được thực hiện theo hai phương

thức chính: (i) Sử dụng các nguyên tắc sinh thái nhằm quy hoạch bảo vệ môi trườngsông tự nhiên và phục hồi những đặc trưng văn hóa - nhân văn dé giam thiéu tac động

của đô thị hóa lên các di tích; và (ii) Tập trung khai thác các thông tin về mặt sinh

thái của đô thị nhằm giám sát và duy trì mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa Đối vớicác đô thị đã phát triển xen kẽ với di tích, giải pháp thứ hai đem đến một cách tiếp

cận hiệu quả trong tận dụng thông tin cho phát triển chính sách bảo tồn vì cộng đồng.

Điều này đòi hỏi sự kết hợp của các đặc trưng không gian của đô thị trên các phươngdiện như: (a) Xu thé mở rộng/thay đôi (cường độ); (b) Tốc độ biến đối (tần suất); (c)Thời gian; và (d) Đặc điểm cảnh quan trong không gian - cấu trúc cảnh quan

Nhìn chung, cách tiếp cận trong nghiên cứu ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa

tới sự bảo tồn di sản văn hóa ngày càng đa dạng Phần lớn số lượng các nghiên cứu

hướng tới khai thác những giá trị di sản mà từng ngành quan tâm, chưa có nghiên cứu

đầy đủ mang tính liên ngành dé giải quyết van dé này Đây là những khó khăn chínhtrong quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa diễn raliên tục và nhanh chóng Vì vậy, cần có cách cách tiếp cận mang tính dự báo, chỉbáo, đảm bảo duy trì quản lý và kiểm soát các tác động không mong muốn theo

không gian và thời gian.

13

Trang 25

1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới

bảo tôn di sản văn hóa

Các nghiên cứu đô thị hóa hiện nay đang sử dụng rất nhiều dữ liệu viễn thám là

các dữ liệu cho phép thành lập bản đồ và mô hình hóa các hiện tượng diễn ra trên bề

mặt Trái Đất trong đó có sử dụng đất đô thị [34] Nhiều nghiên cứu sử dụng ảnh có độphân giải cao [113] đến trung bình [41] phục vụ cho mục đích nghiên cứu về đô thị

hóa Việc tăng độ phân giải không gian và cải thiện khả năng truy cập dữ liệu miễn phí

(ví dụ: Chùm vệ tinh Sentinel-1, 2, 3 mới phóng gần đây của ESA hay Landsat 9 dự

kiến sẽ phóng vào năm 2021 của USGS) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng

dữ liệu viễn thám đa thời gian cho theo dõi biến động lớp phủ/sử dụng đất (LCLU),đặc biệt là biến động diện tích đất đô thị một cách liên tục Viễn thám và GIS trong

nghiên cứu ứng dụng phục vụ bảo tồn và khai thác bền vững các di sản trên thế giới làrất đa dạng cả về đối tượng nghiên cứu, chủng loại dữ liệu (độ phân giải không gian và

độ phân giải phô khác nhau) và quy mô nghiên cứu [106] Có những nghiên cứu đã

dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của đô thị và đánh giá rủi ro hiện tại trong

khu vực các di sản văn hoa [38] Có những nghiên cứu ứng dụng phục vụ theo dõi dài

hạn, áp dụng cho các khu bảo ton có diện tích lớn thì nhiều dự án đã sử dụng dữ liệu

có độ phân giải trung bình như Landsat (15 - 30 m), và thấp như Modis (100 - 1.000m) [139] Khi công nghệ viễn thám tiếp tục được cải tiễn nâng cao độ phân giải khônggian với khả năng xác định được mức độ chỉ tiết của các đối tượng ngày càng cao thìảnh viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong van dé quan lý và bảo tồn disản [66] Để nghiên cứu chỉ tiết sự biến động của các đối tượng trong các di sản vănhóa ké cả không gian đô thị, các nghiên cứu đã sử dụng nhiều loại dữ liệu ảnh viễnthám có độ phân giải không gian cao, rất cao (0,35 - 1,0 m) như QuikBird, WorldView,GeoEye, Pléiades và sử dụng phương pháp phân loại dựa trên đối tượng dé chiết tách

các thông tin LCLU xung quanh khu bảo tổn di sản [96]

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa tới bảo tồn di sản văn hóa, cáchướng tiếp cận khác nhau được thực hiện khá da dạng Bunvong Thaiutsa (2008), đã

đưa ra cách thức mới trong điều tra cây di sản tại khu vực thành phố Bangkok (Thái

14

Trang 26

Lan), trên cơ sở tích hợp GIS và điều tra khảo sát thực địa, nghiên cứu đã chiết LCLU

của khu vực làm căn cứ dé thực hiện chon lọc và phân loại các cây cho mục đích bảo

tồn Đây là một cách tiếp cận hiệu quả trong giải quyết vấn đề di sản tại khu vực có

mức độ đô thị hóa cao [135] Năm 2009, Salah H Al-Houdalieh va Robert R Sauders

đã nghiên cứu các yếu tố nội tại và bên ngoài tác động tới ý thức bảo tồn di sản củangười dân tại tỉnh Ramallah (Palestine) Từ kết quả kinh tế bất ôn định, nghiên cứu đãchỉ ra ý định muốn loại bỏ di sản xuất phát từ nguyên nhân đầu tư đất đai, gia tăng dân

số nhanh chóng và thiếu nhận thức Quá trình đô thị hóa tại khu vực trở thành động lựcchính thúc đầy quá trình này diễn ra nhanh chóng Trên cơ sở này, các nghiên cứu đã

dé xuất một số biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng khi tình trạng mat kiểm soát của đô thị

hóa cho khu vực [28] Eric de Noronha Vaz (2012), đã xây dựng các đánh giá cho quá

trình phát triển đô thị tới hoạt động di sản tại khu vực Algarve (Bồ Đào Nha), trên cơ

sở sử dụng công cụ GIS Kết quả của nghiên cứu đã công nhận di sản là một yếu tố

then chốt dé đánh giá phát triển bền vững [49] Năm 2015, Agapiou đã tiễn hành nghiêncứu các rủi ro đối với các địa điểm khảo cô và di tích bị cô lập tại huyện Paphos (Cộnghòa Sip), trên cơ sở phương pháp GIS-AHP từ phân tích dữ liệu viễn thám Kết quả làcác dự đoán về mô hình mở rộng đô thị trong tương lai từ mô hình Markov đã khôngchỉ đánh giá được hiện trạng bảo tồn một cách hiệu quả mà còn dự đoán được các tác

động trong tương lai từ quá trình đô thị hóa [27] Năm 2017, Shatha Mubaideen đã xây

dựng mô hình quản lý các phương án sử dụng địa điểm khảo cô trong bối cảnh đô thịhóa tại Jordan Nghiên cứu đã cung cấp một cách tiếp cận mang tính cau trúc trong xử

lý các tình huống phức tạp Đây là tiền đề cho việc tiến hành thiết kế các giải pháp thích

hợp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa [101]

Công nghệ viễn thám cung cấp một công cụ dé xác định các khu vực di sản vàthiết lập cơ sở dữ liệu dé hỗ trợ việc quản lý và giám sát khu vực bảo tồn một cáchhiệu quả Tuy nhiên, nguồn dữ liệu viễn thám sẽ không còn hữu ích nếu các nhà quản

lý và nhà quy hoạch không sử dụng được chúng một cách dễ dàng Song song với

việc chiết tách thông tin nói trên, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp độ

đo cảnh quan (landscape metrics) dé đánh giá quan hệ của đối tượng LCLU, hoặc

15

Trang 27

giữa các đối tượng trên không gian và tương tác của chúng theo thời gian Đối với

các hệ sinh thái và cảnh quan, phương pháp đo đạc này cho phép đánh giá tính phân

mảnh hay gọi là tính phân đoạn (fragmentation), đo đạc cấu trúc không gian của cảnhquan, môi trường sống [75] Yếu tố này là chỉ số tác động của sử dụng dat lên cảnhquan của khu bảo tồn, khu di sản Các chỉ số độ do cảnh quan là một cái nhìn mới để

xác định giá trị của vùng bao tôn.

Sự phát triển của công nghệ viễn thám và GIS đã có thé hiện thực hóa các tácđộng trong không gian lãnh thổ và là công cụ quan trọng đề điều tra, dự đoán và dự

báo sự thay đôi của môi trường và sự cô thông qua việc phát triển các mô hình dựatrên nền tảng GIS và các công cụ hỗ trợ ra quyết định đã được cải thiện dang kể [27].Ảnh vệ tinh có thé cung cấp một cách nhanh chóng dé giám sát các mối nguy hiểm

từ tự nhiên và từ con người tại các khu vực rộng lớn khó tiếp cận được [157] Việc

chia mức độ tác động có thé định lượng hóa các thay đôi bang cách lập chỉ số các đối

tượng trong cảnh quan [86] Dé hiểu và giám sát xu hướng biến động mẫu dạng cảnh

quan và các tác động của nó, nhiều phương pháp đã được xây dựng, ví dụ như mô

phỏng mẫu dạng đất [30], mô hình tự động cho sự phát triển đô thị [95], phân tích

bằng các chỉ số tích hợp trong các phương án quy hoạch với các mô hình thống kê

[32] Với sự phát triển của ứng dụng viễn thám, các hệ thống độ đo cảnh quan là mộtphương pháp tôi ưu dé giải quyết van đề về phân tán Các hệ thong độ đo có thé giámsát, đánh giá và quản lý cảnh quan theo quy mô không gian ở ba cấp độ: (i) Mức

mảnh rời rac (Patch-level metrics); (1) Mức lớp cảnh quan (Class-level metrics); và

(11) Mức toàn bộ cảnh quan (Landscape-level metrics) [97] Cu thể, một mảnh rời rạc

là một vùng sông đồng nhất, một lớp cảnh quan là tập hợp của cùng một loại mảnhrời rạc, và toàn bộ cảnh quan là tập hợp nhiều lớp cảnh quan Áp dụng nguyên lý hệthống độ đo cảnh quan dé mô tả và phân tích các biến động của cảnh quan khu vực

có thê xác định được tương tác giữa các quá trình sinh thái và phân mảnh sử dụng đất[161] Các nghiên cứu này cho thấy làm thế nào mà sự phân mảnh của biến động sử

dụng đất đô thị có thé chiết tach được thông tin có tính quy luật trong không gian[70] Vì vậy, các công cụ viễn thám tích hợp sẽ cũng cấp một lựa chọn hữu hiệu

16

Trang 28

để nghiên cứu và giải thích được một cách định lượng quá trình biến động lớp

phủ/sử dụng đất (LCLU), phân tích rủi ro đối với giá trị của di sản văn hóa (DSVH)

ở đa cấp độ theo không gian và thời gian, hỗ trợ người ra quyết định đánh giá, lập

kế hoạch và quản lý di sản văn hóa được tốt hơn

1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình đô thị hóa và bảo tồn

di sản văn hóa tại Thừa Thiên-Huê

Trong thời gian qua có khá nhiều các nghiên cứu, các hội thảo và các chuyênluận của các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích về vấn đề tác động của đô thị hóatới di sản văn hóa Nguyễn Quốc Hùng (2004), trong nghiên cứu "Tầm nhìn tươnglai đối với di sản văn hóa và hệ thong bảo vệ di tích ở nước ta", dé cập tới những tácđộng của đô thị hóa làm tổn hại tới hệ thống di sản văn hóa, nguyên nhân dẫn đếntình trạng này là sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu quan tâm đến việc bảo tồn disản văn hóa của một số ngành, địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng,

xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển đô thị [7] Nghiên cứu của Hà Văn

Tấn (2005), "Bảo vệ di tích lich sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước", chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng di tích bị hủy hoại trong đó có

mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triên, quá trình đô thị hóa dồn dập với yêu cầu bảo vệnguyên trạng di tích [15] Nghiên cứu của Ngô Phương Thảo (2008), đã đề cập trựctiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay, mỗi ngày di sản văn hóa càng đối mặtvới nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại, cũng mỗi ngày

ý thức trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị của di sản văn hóa đã tồn tại với thời gian

càng lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội [18] Những năm gần đây, tại Thừa

Thiên-Huế đã có dự án về hạ tầng GIS, trong đó có một phần ứng dụng cho du lịch và bảotồn Trong công trình này, các dữ liệu ảnh hàng không đã được tích hợp với dữ liệu

GIS đặc tả khu di tích Văn Thánh-Võ Thánh [4].

Trong các công trình liên quan đên di sản văn hóa nói trên, rât ít các nghiên

cứu về phương pháp chiét xuât thông tin, môi trường cảnh quan thiên nhiên và không gian kiên trúc bao quanh như một thành tô hữu cơ của di sản, ngoại trừ nghiên cứu

17

Trang 29

của Phạm Văn Cự và cộng sự [2], mà chỉ tập trung vào trình bày kết quả, thường là

dưới dang bản đỗ Giai đoạn nay cũng rất thiếu các nghiên cứu tích hợp các yếu tố tựnhiên, kinh tế - xã hội và số liệu độ đo cảnh quan trên nền tảng phân tích không gian

GIS, cũng như sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh đa thời gian với độ phân giải không gian

cao trong phân tích mở rộng không gian đô thị Trong trường hợp cụ thé của khu vựcthành phố Huế và một số vùng phụ cận, ngoài các hạn chế trên, đến nay chưa có

nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống về các tác động của biến động lớp phủ/sử

dụng đất (LCLU), đặc biệt của đô thị hóa đến bảo tồn di sản văn hóa trong đó có tínhđến tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích cũng như rủi ro đốivới Giá trị nỗi bật toàn cầu (Outstanding Universal Value - OUV) của Quan thé ditích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thé giới

Đây là một trong những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận,còn bỏ ngỏ là khoảng trống nhất định mà Tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu.Đối với các nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu quan trọng, có

ý nghĩa và có giá trị dé Tác giả tham khảo, kế thừa nhằm phục vụ cho mục dich

nghiên cứu của luận án.

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA ĐÔ THỊ HÓA TỚI

BAO TON DI SAN VĂN HÓA

1.2.1 Tiêu chí xác định và đánh giá gia trị di san van hóa

1.2.1.1 Tiêu chí xác định giá trị Di sản văn hóa thế giới

Đề đủ điều kiện đưa vào danh sách Di sản văn hóa thé giới, các đặc tính tạonên một Di sản văn hóa thé giới phải đáp ứng được một số tiêu chí cụ thé trong

"Giá trị nồi bật toàn cầu - Outstanding Universal Value (OUV)" Đây là một trongnhững tiêu chí đánh giá, xác định giá tri di sản văn hóa Gia tri nôi bật toàn cầu là

một khái niệm "tập trung vào các đặc điểm văn hóa hoặc tự nhiên nồi bật trong

một khu vực cu thé" [141] Giá trị nồi bật toàn cầu (OUV) có thé được do lường

như: (i) Di sản mang những giá tri đại diện cho một kiệt tác do thiên tài sáng tạo

ra; (ii) Phản ánh được sự thay đổi lớn về giá trị con người trong lĩnh vực kiến trúc,

18

Trang 30

công nghệ, nghệ thuật, quy hoạch hay kiến trúc cảnh quan của lịch sử loài người;

(iii) Thể hiện những bằng chứng duy nhất đối với nền văn minh/văn hóa đang tồn

tại hoặc đã biến mắt: (iv) Là một vi du hoàn hảo về một đối tượng xây dựng, kiến

trúc hoặc một tong thé kỹ thuật trong lịch sử nhân loại; (v) Là một ví du nôi bật

về hoạt động định cư của con người, hoạt động sử dụng đất của một nền văn hóadưới các tác động dé bị rủi ro và không thé phục hồi nguyên trang; (vi) Các giá trịliên quan tới sự kiện hay truyền thống sinh sống với giá trị nổi bật về niềm tin, tácphẩm nghệ thuật hay văn học; (vii) Dap ứng các tiêu chuẩn về đặc điểm cảnh quanvăn hóa trong thiết kế, vật liệu; (viii) Cac cơ chế kiểm soát, bảo vệ va quản lý đặctrưng truyền thống [143] Tuy là các hoạt động bảo tồn di sản được xây dựng,được cơ chế quản lý phù hợp nhưng các mối đe doa từ chính hoạt động phát triểncủa con người đã và đang gây ra các ton thương nghiêm trọng cho di sản

Ngoài các tiêu chí trên, hai tiêu chí khác thường được đề cập dé đánh giá

giá trị của di sản: tính xác thực (authenticity) và tính toàn ven (integrity) Những

tiêu chí này áp dụng cho hầu hết các di sản Tính xác thực đã được đưa ra chính

thức trong tài liệu Nara (1994) dựa trên tinh thần của Hiến chương Venice

(1964) Công ước di sản thé giới nêu rõ các tiêu chí dé công nhận một Di sản văn

hóa thế giới; bên cạnh OUV, nó cần phải có tính xác thực, và được định nghĩa là

"tính nguyên bản, tính nguyên gốc hoặc thực thé liên quan đến chất lượng hoặcđáng tin cậy giúp xác định và hiểu được giá trị thừa hưởng trong cảnh quan văn

hóa” [58] Các tiêu chí của tính xác thực phụ thuộc vào loại DSVH và bối cảnh

văn hóa của các di sản, Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, các tính chất có thểđược hiểu là đáp ứng các điều kiện về tính xác thực nếu các giá trị văn hóa nàyđược thể hiện một cách trung thực và đáng tin cậy thông qua nhiều thuộc tínhbao gồm cả hình thức và thiết kế, nguyên vật liệu, vị trí thiết lập, các yếu tố bên

trong và bên ngoài khác [141].

Trong thực tê, mỗi quôc gia lại phụ thuộc vào nên văn hóa, điêu kiện kinh

té - xã hội, vi trí và bôi cảnh của các di sản dé có sự giải thích khác nhau vé tính

xác thực Đây cũng là một gợi ý của UNESCO về cách hiểu tính xác thực của di

19

Trang 31

sản Các phương pháp bảo tồn di sản sẽ được xác định thông qua các khía cạnh

của giá trị di sản cũng như nhu cầu sử dụng và vận hành chúng Tôn trọng tính

toàn vẹn và tính xác thực có nghĩa là tôn trọng bản sắc của các di sản Tính toàn

vẹn và tính xác thực có mối quan hệ mật thiết với nhau, chang han nhu lay đi của

di tích dẫn đến phá hủy tính toàn vẹn, trong khi bổ sung/ thêm vào làm cho tínhxác thực biến mất

1.2.1.2 Tiêu chí đánh giá các giá trị di sản theo quan điểm của Việt Nam

Trên cơ sở các tiêu chí "xác định" di sản của UNESCO thì Việt Nam xây dựng các tiêu chí đánh giá cho các di sản nói chung và từng địa phương nói riêng.

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và sửa đồi số 32/2009/QH12 [11] đề cập đến

di sản văn hóa lịch sử phải có một trong các tiêu chí sau: a) Công trình xây dựng,

địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;

b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dântộc, danh nhân của đất nước; c) Công trình xây dựng, địa điểm gan với sự kiện lịch

sử tiêu biêu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; đ) Địa điểm có giá trị tiêu biểu

về khảo cổ; đ) Quan thé các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có

giá tri tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử (Điều

28 của Luật di sản văn hóa).

Tùy thuộc vào các giá trị văn hóa lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc cũng nhưảnh hưởng đến quy mô địa lý và phạm vi xã hội, việc đánh giá được phân thành ba

cấp: (1) Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; (2) Di tíchquốc gia là di tích có giá trị tiêu biéu của quốc gia; (3) Di tích quốc gia đặc biệt là

di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia (Điều 29 của Luận di sản văn hóa)

Giá trỊ gốc: tính toàn vẹn, tính xác thực không được quy định cụ thé trong Luat di

sản văn hóa Tuy nhiên, Điều 34 (có đề cập đến việc bảo tồn, cải tạo và phục hồi di

sản) đưa ra các tiêu chí "giữ gìn tôi đa các yêu tô gôc câu thành di tích" nhưng yêu

Trang 32

chung, các văn bản luật vê bảo tôn di sản của Việt Nam hâu hêt chỉ tập trung vào tôn tạo cảnh quan và trùng tu di tích hơn là bảo vệ và thích ứng hóa Nội hàm cụ thê

của khái niệm di sản mới chỉ xác định các đôi tượng di tích và cô vật, chưa thê hiện nhận thức vê mở rộng phạm vi bảo tôn.

Như vậy, các tiêu chí "xác định” di sản của UNESCO xây dung và được sử

dụng là giúp các quốc gia xác định được các di sản để trình UNESCO phê duyệt.Một khi được phê duyệt thì các quốc gia, trong đó có Việt Nam, xây dựng các tiêuchí "đánh giá" cho các di sản nói chung, di sản ở Huế nói riêng Đây là những vănbản pháp lý quan trọng nhất định, hướng các hoạt động bảo vệ Giá trị nổi bật toàn

cầu (OUV) và tính toàn ven, tính xác thực của Di sản văn hóa thế giới Trong nghiên

cứu của luận án, Tác giả sử dụng cả hai tiêu chí trên.

1.2.2 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và bảo tồn di sản văn hóa

1.2.2.1 Quan hệ giữa lớp phii/sw dụng đất và bảo ton di sản văn hoá

Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cùng với tỷ lệ tăng dân cư thành thị ngàycàng nhanh là nguyên nhân trực tiếp gây áp lực cho vấn đề chất lượng môi trường

và chất lượng cuộc sống Các DSVH trên thế giới đều chịu sức ép của đô thị hóa và

các hoạt động du lịch do nhu cầu ngày càng gia tăng về khách sạn, nhà hàng và các

dịch vụ đi kèm Điều này đã tác động trực tiếp lên không gian cảnh quan của di sản,

là phần chứa đựng nhiều giá trị văn hóa [134] Quá trình đô thị hóa cũng làm thayđổi rất nhiều giá trị văn hóa vốn có của đô thị [150] Báo cáo của Liên hợp quốc

cũng chỉ ra răng trong các chính sách về di sản hiện đại thì bảo tồn không gian cảnh

quan đô thị trong mối quan hệ với các di sản là một yếu tố rất quan trọng [36]

Ngoài các yếu t6 kiến trúc ra thì không gian xanh của các di sản có vai tròđặc biệt quan trọng tạo nên tong thé của di sản văn hóa mà còn có vai trò giảm thiêu

những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới di sản [133, 151] Nhiều nghiên

cứu đã chỉ ra những lợi ích của không gian xanh, không những có giá trị thẳm mỹ

mà còn góp phan cải thiện môi trường sống, tạo tâm lý thoải mái và sự hài lòng chocon người [120] Ngoài ra, không gian xanh còn giúp giảm thiểu ô nhiễm không

21

Trang 33

khí, tiếng ồn và chúng có tác động trực tiếp và gián tiếp tới việc thay đổi đặc điểm

khí hậu, giảm nhiệt độ, ngăn chặn bức xạ mặt trời và sự phân tán không khí [146].

Một số nghiên cứu còn chỉ ra không gian xanh còn là yếu tố của di sản văn hóa déphát triển đô thị và các dịch vụ môi trường cũng như các chức năng sinh thái của đôthị [135] Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các di sản văn hóa trên mọi khíacạnh, cả về bảo tồn không gian cảnh quan vốn có của các di sản văn hóa và cả việc

khai thác cho du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái như một số kinh nghiệm của các

thành phố di sản trên thế giới như Kyoto (Nhật Bản), Toronto (Canada), Nanjing

lớn đên các Di sản văn hóa thê giới lại ít được nghiên cứu.

1.2.2.2 Đô thị hóa và rủi ro trong bảo ton di sản văn hóa

Quá trình đô thị hóa, kết quả của gia tăng dân số đô thị, đi cư và kèm theophát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích đô thị và luôn tác động đến các đối tượng

của lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) Điều này đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến

một số đặc trưng của các di sản văn hoá Theo Al-Houdalieh và Sauders (2009), cácphương thức phát triển nhân tạo như xây dựng, canh tác, mở rộng dù được cho là

tích cực và tiến bộ, đều de doa đến tuổi thọ va sự an toàn của các Di sản văn hoá

thé giới [28] Áp lực của sự phát triển đô thị không theo quy hoạch, định hướng pháttriển của địa phương có thể làm biến động LCLU, môi trường và không gian cảnhquan của một khu vực Một số nhà nghiên cứu đồng ý rằng việc mở rộng đô thị có

thể là một trong những mối đe dọa quan trọng nhất đối với khu vực di sản văn hóa,

và do đó cần có các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ đó khi không

có tài liệu hoặc chưa được điều tra day đủ [84] Đồng thời, quá trình đô thị hóa cònlàm thay đổi tính đồng nhất của mẫu dạng cảnh quan, nghĩa là cảnh quan có thé bị

22

Trang 34

gộp lại, chia tách trong quá trình đô thị hóa Đặc biệt, sự phân chia mẫu dạng cảnh

quan thành các mảnh nhỏ, rời rạc đã phá vỡ quy hoạch không gian tại nhiều thànhphó, đe doa tới mục tiêu phát triển bền vững của khu vực đã được tìm thấy trong số

các tác động khác nhau của đô thị hóa đối với biến động LCLU

Đô thị hóa tuy đem lại nhiều lợi ích về mặt cơ sở hạ tầng hiện đại cho cácquốc gia đang phát triển, nhưng đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phá vỡkhông gian cảnh quan, mat kết nối môi trường sống, xây dựng các công trình như(đập thủy điện, đường cao tốc, các trung tâm thương mại cao tầng, ) làm xuốngcấp hoặc biến đổi điều kiện văn hóa của địa phương [72] Nhiều biện pháp kỹ thuật

được đưa ra như đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động văn hóa, nhưng

tat cả các phương án này chưa thé xem xét tổng thé vấn đề ở quy mô không gian vàđánh giá một cách toàn diện Trong khi đó, bảo tồn DSVH là hoạt động: (i) Cần

được thực hiện và duy trì liên tục; (ii) Quá trình bảo vệ, bảo tồn cần được thiết lập

một không gian tách biệt với xung quanh; (iii) Gắn với một địa điểm cụ thé; (iv)

Đảm bảo phục vụ các mục đích xã hội cụ thể của cộng đồng Đây là những khó khăn

chính trong quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa

nhanh và diễn ra liên tục.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu vận dụng trong luận án

1.2.3.1 Xứ lý dữ liệu viễn thám ứng dụng trong nghiên cứu mở rộng không gian đô thị

a) Tiên xử lý ảnh vệ tỉnh đa thời gian

Như đã trình bày ở trên, các dữ liệu viễn thám được sử dụng ngày càng nhiều

cho theo dõi biến động lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) trong đó có các biến động diệntích đất đô thị Với các nghiên cứu liên quan đô thị, dữ liệu ảnh viễn thám độ phângiải không gian cao chiếm xu thế chủ đạo [61], và các kỹ thuật xử lý anh cũng đượcphát triển không ngừng dé phục vụ mục dich này Trong đó phải ké đến việc pháttriển các thuật toán tăng cường chất lượng ảnh, trộn ảnh, phân loại LCLU áp dụng

cho các dữ liệu có độ phân giải không gian cao [115].

23

Trang 35

Các di tích của Di sản văn hóa thế giới là các đối tượng đang chịu tác động

ngày càng gia tăng của sự phát triển kinh tế-xã hội [143] Theo dõi chỉ tiết các mẫudạng cảnh quan của di tích dưới tác động của phát triển đô thị là cần thiết cho công

tác bảo tồn DSVH và thường sử dụng các ảnh trộn có độ phân giải không gian cao

cho mục đích này Khi dùng ảnh vệ tinh quang hoc với độ phân giải không gian cua

các kênh đa phổ (multispectral - MS) thấp hơn nhiều so với độ phân giải không giancủa kênh toàn sắc (panchromatic - PAN) thì câu hỏi đặt ra là phương pháp trộn ảnh

nào thích hợp và tối ưu nhất cho phép cung cấp nhiều thông tin chỉ tiết về tính toàn

vẹn của di tích, đây là một trong các tiêu chí quan trọng được UNESCO sử dụng déđánh giá Giá trị nổi bật toàn cầu (OUV) của Di san văn hoá thé giới

Dé có thể xác định tính toàn vẹn từng khu di tích thì cả thông tin đa phố lẫnthông tin anh có độ chi tiết không gian cao đều cần thiết Có một sự bù trừ qua lạigiữa độ phân giải không gian và độ phân giải phổ của thiết bi đầu thu ảnh vệ tinh[122] Nghĩa là ảnh toàn sắc (PAN) có độ phân giải không gian cao thì có độ phân

giải phổ thấp và ngược lại, ảnh đa phổ (MS) có độ phân giải phé cao thì có độ phân

giải không gian thấp Dé giải quyết van dé này, các phương pháp trộn ảnh, như mộtgiải pháp thay thế có thể được dùng để tích hợp mức độ chỉ tiết hình học của ảnh toàn

sắc với thông tin màu của anh đa phổ dé tạo anh đa phổ mới có độ phân giải không

gian cao, có thể cho khả năng suy giải tăng lên và các kết quả có độ tin cậy cao hơn,đem lại một góc nhìn rõ ràng hơn đối với các đối tượng nghiên cứu [31]

Việc đánh giá kết quả ảnh trộn dựa trên các tiêu chí định lượng như tính chất

phé, hình dang và không gian của các đối tượng trên ảnh Chất lượng phô của anhtrộn được đánh giá dựa trên các chỉ số như: Sai số ngưỡng (bias), sự khác biệt trongphương sai (difference in variance - DIV), hệ số tương quan (correlation coefficients

- CC), sai số trung phương (root mean square error - RMSE), sai số phô trung bình

tương đối (relative average spectral error - RASE) và sai số tông hợp tương đối toàn

cầu (error of relative dimensionless global in synthesis - ERGAS) Dé đánh giá chấtlượng không gian, các chi số hay được sử dụng như: Entropy (E), chỉ số chat lượng

24

Trang 36

ảnh phổ quát (universal image quality index - UIQI), phát hiện cạnh (Edge) [124].Các chi số định lượng nêu trên sé được sử dung trong luận án dé đánh giá chat lượngảnh trộn dùng cho phân loại các đối tượng của lớp phủ/sử dụng đất (LCLU) có liên

quan đến đô thị hóa tại khu vực Quan thể di tích Có đô Huế (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Các chỉ số đánh giá chất lượng của ảnh trộn

Chỉ số chất lượng Biểu thức toán học

(Gia tri ly tưởng: càng 521A nh 'của ảnh sốc da nhỏ (MS): 52,,< là nh

gần 0 càng tốt) ‘ms là phương sai của ảnh gôc đa phô (MS); dfys là phương

RMSE RMSE =~ Ð (Œ,— Fo?

(Giá trị lý tưởng X là tông sô pixel trong anh da phô; Rila kênh thứ i của anh

càng nhỏ càng tốt , ¬8 g tôU gôc; F; là kênh thứ 1 của ảnh trộn

RASE (%) 100 |1« :

(Giá trị lý tưởng: RASE=ụ wd, RMSE(B;)z i=

cang nho cang tot) „ „

M là giá trị trung bình của N kênh phô (Bi) của ảnh gôc MS

N

1x¬RMSE(B,)?

h ERGAS (%) ERGAS = 1007

(Giá tri lý tưởng:

càng nhỏ càng tot) N là số kênh phổ trong ảnh trộn; 1⁄† là tỉ số độ phân giải của

ảnh PAN và anh MS, M; là trị trung bình cho ảnh gốc B;

25

Trang 37

Chỉ số chất lượng Biểu thức toán học

UIQI _ Oxy 2xy 20,0y

(Giá trị lý tưởng: càng @= ơyơy (x)? +(y)? o,? +0,?

gan 1 càng tốt) x là ảnh gốc va y là ảnh trộn

Ent 255

c " mPy E= ~ > PilogeP:

(Gia tri ly tuong: =

cang cao cang tot) E là dữ liệu ngẫu nhiên của anh; P; là xác suất thứ i trong ảnh

(a)- Đâu tiên làm min các đôi tượng trên ảnh sử dụng bộ lọc

Gaussian loại bỏ nhiễu

(b)- Tìm các gradient sử dụng toán Canny để làm nỗi bật đối các

Edge (%)

a te ees doi tượng

(Gia tri lý tưởng:

` ang tốt) (c)- Ngăn chặn các điểm ảnh không phải chiếm ưu thế

càng cao càng tô „

` ` (d)- Sử dụng hai ngưỡng T1 và T2 đê phân loại gradient:

x Gradients > T2: chắc chắn là một điểm cạnh

x Gradients < T1: chắc chắn không phải là một điểm cạnh

b) Giám sát biến động lớp phủ/sử dung đất liên quan đến bảo ton di sản văn

hóa sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải không gian cao

Trong thập kỷ trở lại đây, cùng với sự gia tăng nhu cầu ứng dụng của ảnh vệtinh, phương pháp phân loại dựa trên đối tượng (object-based) đã cho thấy ưu thé

hơn so với các phương pháp phân loại sử dụng giá tri của pixel (pixel-based) trên

các phương diện như phân tích hình ảnh đa tỷ lệ [68], giảm thiểu sự xuất hiện của

các đối tượng thay đổi nhỏ và nhằm lẫn [43], phát hiện biến động của các đối tượnglớp phủ/sử dụng đất (LCLU) tốt hơn [102] Trong nghiên cứu khác trên ảnh vệ tinh

độ phân giải không gian cao, phương pháp phân loại dựa trên đối tượng cũng được

áp dung dé so sánh với phương pháp truyền thống [82] Các nghiên cứu trên đều đãchứng minh được phương pháp phân loại dựa trên đối tượng trong các nghiên cứu

về đô thị có nhiều thuận lợi, giảm sai số hệ thống trong phân loại LCLU Phương

pháp phân loại dựa trên đối tượng có độ chính xác cao, kết quả phân loại rõ ràng và

tốt hơn các phương pháp phân loại dựa trên pixel truyền thống áp dụng cho ảnh vệtinh độ phân giải không gian cao và siêu cao, đặc biệt là tại các khu vực đất đô thị[117] Vì vậy, dé có được các thông tin đa thời gian với độ chi tiết đủ dé theo dõi

26

Trang 38

các đôi tượng cân bảo tôn và các đôi tượng liên quan đên đô thị hóa ở khu vực Quân

thé di tích Cô đô Huế can sử dụng các loại ảnh viễn thám có độ phân giải không

gian cao và siêu cao.

Trong nghiên cứu này, luận án sử dung dé liệu viễn thám da thời gian và có

độ phân giải không gian cao Với độ phân giải không gian cao thì phương pháp phân

loại dựa trên đối tượng thường được dùng để chiết xuất thông tin, đặc biệt ở các khu

đô thị có di tích lịch sử văn hóa [96] Bên cạnh các thông tin về đặc trưng phô,

phương pháp phân loại dựa trên đối tượng cho phép sử dụng các thông tin thuộctính về hình dạng, bản chất đối tượng và mối quan hệ không gian của đối tượng để

phân loại Việc tích hợp nhiều thuật toán trong phương pháp phân loại dựa trên đối

tượng dé tạo ra các bộ thuật toán học máy (machine learning) khác nhau Các thuậttoán này đã được chứng minh rất hiệu quả cho việc khai thác tính năng hình ảnh có

độ phân giải không gian cao [62].

1.2.3.2 Các chỉ số chiết xuất từ dữ liệu viễn thám sử dụng trong nghiên cứu

Như đã trình bày, các khu vực được công nhận là di sản văn hoá, trong đó có

Quan thé di tích Cố đô Huế là nhờ đạt các tiêu chí của UNESCO, trong đó có tínhtoàn vẹn của quan thé di tích Tính toàn vẹn này có thé bị phân mảnh do tác độngcủa biến động lớp phủ/sử dụng đất (LCLUC) trong quá trình đô thị hóa và việc suy

giảm tính toàn vẹn của cảnh quan chứa đựng các di tích là không tránh khỏi Trong

nghiên cứu luận án, Tác giả phân tích, đánh giá tính phân mảnh này với việc lựa

chọn và sử dụng các chỉ số độ đo cảnh quan (landscape metrics - LMs) va két hop

với các chỉ số đô thị hóa (urbanization indices - UIs)

a) Chỉ số độ do cảnh quan (landscape metrics - LMs)LMs là chỉ số mô tả các yêu tô đặc trưng của mau dang cảnh quan (landscape

patterns), tương tác gitta các mảnh rời rac (patch) trong một don vi cảnh quan, sự thay

đối của mô hình và các tương tác theo thời gian [59] Một van dé trong nghiên cứucác mối quan hệ giữa các chỉ số mẫu dang và thay đổi quy mô cảnh quan đã đượcthực hiện bởi Wu và cộng sự (2002), trong đó phân tích kết quả của một số độ đo

27

Trang 39

cảnh quan thường dùng dé thay đổi kích cỡ hạt, phạm vi và hướng phân tích [153].LMs có thé được nhóm vào ba loại tập tính khác nhau, Simova và Gdulová (2012),

đã đưa ra bảng đánh giá về vai trò của tỷ lệ đối với tập tính độ đo cảnh quan [127]

Biến động lớp phủ/sử dụng đất (LCLUC) ở phạm vi cảnh quan/khu vực là

một chủ đề của rất nhiều nghiên cứu [51] Su và cộng sự (2001), đã phân tích sựchuyền đôi các cảnh quan nông nghiệp như là hệ quả của đô thị hóa tại Trung Quốc,

ở khu vực Hang-Jia-Hu với một bộ chỉ số gồm năm độ đo cảnh quan liên quan chặtchẽ đến tính bền vững và quan trọng đối với đặc tính sử dụng dat (percentage of

landscape PLAND; patch density PD; standard deviation SD; edge density

-ED va contagion - CONTAG) [131] Ở cấp độ đô thị, Furberg và Ban (2013), sửdụng năm chỉ số độ đo cảnh quan (class area - CA; patch density - PD; shape -

SHAPE; patch area - PA và connectance - CONNECT), dé đánh gia su thay đổi sử

dụng đất đô thị và tác động môi trường tại Stockholm trong khoảng thời gian 20năm [60] Nghiên cứu cũng cho thấy không gian mẫu dạng cảnh quan đô thị có thé

được định lượng bằng cách tiếp cận theo đường dốc (gradient) và tám chỉ số độ đo

cảnh quan (patch density - PD; patch richness - PR; mean patch size - MPS; total area - CA; number of patches - NP; edge density - ED; largest patch index - LPI; euclidean nearest neighbor distance standard deviation - ENN_SD; weighted mean

patch size - WMPS va contagion - CONTAG) và mô hình không gian dé phân tích

sự phát triển đô thị ở Santa Barbara, California [71] Các nghiên cứu độ đo cảnhquan tích hợp phân tích về môi trường đô thị do Sun (2012) thực hiện, trong đó sựthay đổi không gian-thời gian trong mô hình sử dụng đất ở Lianyungang (Trung

Quốc) đã được nghiên cứu trong mối quan hệ con người-môi trường [132] Một

nghiên cứu gần đây khác sử dụng độ đo cảnh quan dé mô ta sự khác biệt trong phát

triển lớp phủ/sử dụng đất đô thị dọc theo một tuyến, dựa trên dir liệu ảnh vệ tinh độ

phân giải không gian cao do Kuang và cộng sự (2014) thực hiện [80] Herold (2003),

đã nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và độ đo cảnh quan như nguồn thông tin để mô

tả một cách định lượng mẫu dạng và sự thay đôi trong sử dụng đất đô thị [71] Kong

28

Trang 40

và cộng sự (2007), đã sử dụng độ đo cảnh quan trong mô hình đánh giá không gian

xanh ở thành phó Jinan, Trung Quéc [79] Các chỉ số độ đo cảnh quan được cho làtối ưu nhất dé mô tả mô hình đô thị (percentage of landscape - PLAND; mean patch

size - MPS; contagion - CONTAG, shannon’s diversity index - SHDI; aggregation

index - AI va proportion of like adjacencies - PLADJ).

O Viét Nam, Dinh Thi Bao Hoa (2007), Pham Van Cu va cộng sự (2015), đã

sử dụng các chỉ số độ đo cảnh quan (total area - CA; edge density - ED; fractal

dimension index area weighted mean - FRAC_ AM; Number of Patches - NP; mean

patch size - MPS va patch area coefficient of variation - AREA_CV) dé đánh giá tínhphân mảnh của đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa ở khu vực Ha Nội vớimột chuỗi thời gian [5, 108] Nông và cộng sự (2018), đã sử dụng sáu chỉ số độ đo

cảnh quan (patch density - PD; edge density - ED; landscape shape index - LSI; largest patch index - LPI; euclidean nearest neighbor area weighted mean - ENN_AM

va fractal dimension area weighted mean - FRAC_AM) dé phân tích các mô hìnhkhông gian và động luc phát triển của các vùng dat xây dựng ở Hà Nội trong quá

trình đô thị hóa giai đoạn 1993-2010 [105] Có thể thấy rằng phân tích độ đo cảnh

quan theo không gian-thời gian đã cung cấp các thông tin định lượng về cách mà đôthị hóa đã tác động lên tính phân mảnh của các đối tượng lớp phủ/sử dụng đất khácchứ không chỉ đơn giản là sử dụng tốc độ tăng trưởng đô thị dé hiểu về hình dạng va

hướng mở rộng đô thị.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp độ đo cảnh quan dé

đánh giá tính phân mảnh cảnh quan trong vùng đệm và vùng mở rộng (vùng bảo vệ

cảnh quan xung quanh các di tích) của các di sản văn hóa Đối với không gian cảnh

quan di sản văn hóa, phương pháp độ đo này cho phép đánh giá tính phân mảnh, đo

đạc cấu trúc không gian-thời gian và động lực của sự mở rộng đô thị, môi trường sốngxung quanh di sản văn hóa Yếu tố này là chỉ số tác động của lớp phủ/sử dụng đất lêncảnh quan, môi trường và hệ sinh thái của khu bảo tồn di sản văn hóa Hiện nay, đã

có rất nhiều số liệu độ đo cảnh quan định lượng được tiễn hành (Bảng 1.2) với sự trợ

29

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w