1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường trong phát triển du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHNKHOA VIỆT NAM HOC VÀ TEENG VIỆT

BÙI THỊ NGÀ

KHAI THÁC, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRI DISAN VĂN HÓA

DAN TOC MƯỜNG TRÔNG PHÁT TRIEN DU LICH TẠI [

KHU BẢO TON THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN — NGÔ LUÔNG, |TÍNH HÓA BÌNH |

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HOCNGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hệ đào tao: Chính quy

_ Khóa học :OH-2011-X

Hà Nội - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

BÙI THỊ NGÀ

KHAI THÁC, PHAT HUY CÁC GIÁ TRI DI SAN VĂN HOA

DÂN TOC MƯỜNG TRONG PHAT TRIEN DU LICH TẠIKHU BAO TON THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN - NGO LUONG,

Trang 3

Được sự phân công của Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân Văn (ĐHQGHN) và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt, tác giả đã thực hiện đề tài: “Khai thác, phát huy cácgiá trị di sản văn hóa dan tộc Mường trong phát triển du lịch tại Khu bảo ton

thiên nhiên Ngọc Son — Ngé Luông, tinh Hòa Binh”.

Đề hoàn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành cam ơn các thầy cô giáo

đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rènluyện Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị

Nguyệt đã tận tình chu đáo hướng dẫn tác giả thực hiện khóa luận này.

Xin gửi tới ban quản lý, chi hội du lịch tai KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông;

đồng kính gửi tới các thầy cô trong khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn (DHQGHN) lời cảm on chân thành vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho

tác giả thu thập số liệu và những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp

Để có được những số liệu đánh giá trong khóa luận của tác giả, xin gửi lời

cảm ơn vì sự nhiệt tình giúp đỡ của đông đảo các cô, các chú, các anh, chị là cộng

đồng dân cư tại nơi tác giả thực hiện khảo sát, điều tra.

Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Việt Nam

học và tiếng Việt dồi dao sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Mặc dù đã có nhiều có gắng dé thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất,song trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi được những thiếu sót nhất định

của bản thân Vì vậy, tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các

bạn dé khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

ua Ø

1 tick

.đu.tại g¡ mộic ta

ho ¢

địa |uv

quicủ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được

sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Thị Nguyệt Các nội dung nghiên cứu,

kết quả trong đề tài này là trung thực và những số liệu trong các bảng biểu phục vụ

cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá, được chính tác giả thu thập từ các nguồn

khác nhau, có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo.

Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số đánh giá cũng như số liệu của

các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát hiện có

bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận

của mình Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (DHQGHN) không liên

quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực

Trang 5

“=—- ŠW TRE Ẩn cau ĐẾT 1u TH 1v net he TỐ nh có AE hi Xe e Tin vị "—— 2.

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

KBTTN : Khu bảo tổn thiên nhiên

KBT : Khu bảo tồn

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Tên bảng

Sô lượng nhà sàn ở xã Tự Do tại KBTTN Ngọc Sơn —

Ng6 Luông

Sự thay đôi của ngôi nhà sàn hiện tại dé làm du lịch so với

ngôi nhà sàn truyền thong

Sô lượng nhà san được xây dựng mới hay được sửa chữa,

bao tồn dé phục vụ du lịch ở KBTTN

Mức độ nhiệt tình chia sẻ cho khách du lịch về phong tục,

tập quán (đối với hộ có tham gia vào hoạt động du lịch)

Số liệu thống kê sự lựa chọn tham quan tài nguyên của

khách du lịch tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông

Đánh giá (của hộ gia đình có tham gia vào hoạt động du

lịch) về thái độ của khách du lịch khi trải nghiệm việc

mặc trang phục truyền thống

Lý do người Mường hiện nay ít mặc trang phục truyềnthống (đối với người dân không tham gia vào hoạt động

du lịch)

Bảng thông kê tên sản pham và số lượng sản pham thủ

công truyền thống tại những hộ gia đình mở homestay (tại

xã Tự Do, huyện Lạc Sơn)

Mức độ đánh giá của khách du lịch về buổi biểu diễn văn

nghệ của người Mường tại KBTTN

Đánh giá của khách du lịch vé thái độ ứng xử của người

dân địa phương tại KBTTN Ngoc Sơn — Ngỗ Luông

Thong kê số lượng khách quay trở lại KBTTN Ngọc Sơn

— Ngô Luông

Trang 7

Tổng hợp lượng khách đến Ngọc Sơn - Ngỗ Luông

2012-10.2016 (chủ yếu tại xã Tự Do)

Bảng thống kê lý do người dân địa phương không tham

gia vào hoạt động du lịch (đối với hộ không tham gia vào

hoạt động du lịch)

Bảng | Những rào cản của hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch

với khách du lịch

Trang 8

: jïm 1 ` :

MỤC LỤC

PHAN MO ĐẦU ::22222221111 1111 1 1 are |

1 Lý do chọn đề tai eecsssssssssssssssssssssssssesssssesensstssssssstsssassssssinasissuasisssseecessesesssee |2 Lich sử vấn đề nghiên cứu 22s S20 2221511200510010000511nEEne 3

3 Mục đích nghiên CU csssesssssssseccsssecssssssssssscsssssecsssussssssssussssssssssssssssssasecsssescesssescssseeccess 74 Nhiệm vụ nghiên Ctr scccssssesscsssessssssssssseesssesesesusscssssssssssssssesssssessssuessussssssececcsseccsssecs 7

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu c2 vvtt+EEEEEEEEEEEEExEEEEE1252122222E te 7

6 Phương pháp nghiên COU eescccssssssssseccsssssssssssssssssssssesssesssssssssssssscsesssssessssssesssseeccesees 7

7 Cầu trúc của khóa luận 2.tt.111111 11 101 Eeeereeeeei 8PHAN NỘI DUNG -:-22222 22111722 9

Chương 1: TONG QUAN VE DE TAL sscscsssssssssssssssssssssssassssstssussateeussssessesseeseeee 9

1.1 Khái quát về KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông 2 ng 9

1.1.1 VỊ trí địa lý và diện tich 0 ccccccccscssscssessssssssecsesstsssessesseacsrsesessessssecesees 9

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 222 2Se TS SE nen 10

1.1.3 Điều kiện tự nhiên — tài nguyên thiên nhiên _—- 111.1.4 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 1 222 222252228022556 13

1.2 Tổng quan về người Mường tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông 14

1.2.1 Dân số và địa bàn cư trú -2ccc2tEEEE11E1.11111111111112EEEcccecce 14

1.2.2 Nguồn gốc 2-©22cccccceccerrrsee mm 14

1.2.3 Đánh giá các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường tại KBTTN Ngọc

-_ Sơn-Ngỗ LLUÔN + 121112111 1211 1111111111111 11T TT Hee 16

1.3 Vai trò của văn hóa Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN Ngọc Sơn —

1.3.1 Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn, du

lịch văn hóa, du lịch sinh thái cộng đồng ¬ 34

1.3.2 Vai trò của giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch 38

Tiểu kết chương Ï 52222ESEE2S2ctEE.2211112121111 Ea 39

Trang 9

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ

DI SAN VĂN HOA MƯỜNG TRONG PHÁT TRIEN DU LICH 6 KBTTN NGOC

SƠN — NGO LUONG essssssssneesetstsstsstsssssststssstsssssssunssntnttntianisasnsensesssesiee 40

2.1 Thực trang khai thác các giá trị di sản văn hóa Mường phục vụ hoạt động

000 1anA 40

2.1.1 Khai thác các giá trị Văn hóa vật thê ¿se 1ssEEEHEnHnnnnn nen 40

2.1.2 Khai thác các giá trị di sản Văn hóa phi vật thể Say 51

2.2 Các loại hình du lich gắn kết các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường 56

2.2.1 Du lịch tham quan làng bản - 2 s svEE9EESEEEEEeEEEecEeEsrrsee 56

2.2.2 Du lịch văn hóa G1111 T111 11 111111 nay 59

2.3 Thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Mường trong phát

triển du lịch iccs2t21t,1221 T rree 70

Tiểu kết chương 2 Ta nh 71

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA MƯỜNGTRONG PHAT TRIEN DU LICH Ở KBTTN NGỌC SƠN - NGỎ LUONG 73

3.1 Giải pháp phát huy các giá trị văn hóa của người Mường tại KBTTN Ngọc

Sơn — Ngỗ Lu6ng o sssesessssssssssecsessessssssssssesesescessssssssesssssssssssesessssssssssssevecessssees 73

3.1.1 Giải pháp phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thê 2 snsn 733.1.2 Giải pháp phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể 793.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác du lịch đối với các giá tri di sảnvăn hóa của người Mường tại KBTTN :©St+2tvEEEES2EE2EEE2EEEEEESEE.Eeea 83

3.2.1 Những khó khăn trong hoạt động khai thác du lịch đối với các giá trị disản văn hóa của người Mường -s- tt kSESEE1E1211EE.EEEEeEEsre 83

Trang 10

———————-PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành công nghiệp “không khói” đang được nhiều nước trên

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đầu tư để phát triển Nguồn thu nhập mả

du lịch đem lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước Từ việc

tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có hay biết tận dụng các cơ hội trong nước và

quốc tế mà du lịch của Việt Nam đang ngày một phát triển Tài nguyên để phát triển

du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Tùy

thuộc vào từng loại hình du lịch sẽ có sự kết hợp hai nguồn tài nguyên này để phát

triển du lịch một cách hiệu quả nhất Điển hình của việc kết hợp hai nguồn tàinguyên này là việc nước ta đã sáng lập ra các KBTTN để vừa kết hợp phát triển du

lịch, vừa góp phần bảo vệ các nguồn tai nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Việt Nam được biết đến với nhiều KBTTN như: KBTTN Pù Luông — Thanh Hóa,

KBTTN Hòn Bà - Khánh Hòa Một trong những KBTTN mới và đang được đưa

vào khai thác đề phát triển du lịch đó chính là KBTTN Ngọc Sơn, Ngô Luông thuộc

địa phận huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình KBTTN được UBND tỉnh Hòa

Binh ra Quyết định thành lập số 2714/QD UB vào ngày 28/12/2004 KBTTN có hệ

động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, là tiềm năng rất lớn trong việc phát

triển du lịch Việc phát triển du lịch tại KBTTN Ngọc Sơn Ngé Luông đóng vai tròhết sức quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của đời sống kinhtế, xã hội Chẳng hạn như nó góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các nguồn gen

động thực vật quý hiếm trước các hiểm họa bị tuyệt chủng; nó góp phần trong việc

bảo tồn cảnh quan; góp phần tăng thu nhập; tạo công ăn việc làm; cải thiện chất

lượng cuộc sống cho người dân bản địa tại đây Từ việc phát triển du lịch mà hệ

thống cơ sở hạ tầng tại nơi đây như: các tuyến đường giao thông, hệ thống thông tin

liên lạc, trụ sở khu bảo tồn được đặc biệt chú trong đầu tư và phát triển vì ngoài

phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng sẽ được tận dụng để phát triển du lịch Phát

triển du lịch du lịch tại KBTTN còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình

Trang 11

ảnh đẹp về thiên nhiên tại Hòa Bình đến du khách trong nước và quốc tế Bên cạnh

vai trò quan trọng trên, việc phát triển du lịch tại KBTTN còn có ý nghĩa vô cùng to

lớn Từ việc phát triển du lịch, người dân trong KBTTN được hưởng thu nhập từ

hoạt động này, bên cạnh việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc

bảo vệ nguồn tài nguyên mà còn giảm thiểu được số lượng chặt phá rừng đi khi thu

nhập của họ được ôn định Việc phát triển du lịch nơi đây, sẽ là cơ sở thực tiễn quan

trọng để các nhà nghiên cứu tìm đến và nghiên cứu Từ việc nghiên cứu sẽ cónhững đề xuất hay những cải tiến mới góp phần đẩy mạnh việc bảo vệ và phát huy

các nguồn tài nguyên tại KBTTN Khách đến du lịch sẽ nhận thức rõ được vai trò

của bảo vệ đa dạng sinh học khi được chứng kiến sự phong phú của tự nhiên Bên

cạnh yếu tố tự nhiên trong KBTTN thì yếu tố con người tại nơi đây cũng là một

phần quan trọng trong phát triển du lịch Điển hình cho dân tộc đa số ở nơi đây là

tộc người Mường Tộc người Mường ở Hòa Bình có nhiều nét văn hóa đặc sắc về

phong tục, tập quán, kiến trúc độc đáo về nhà cửa, văn hóa ẩm thực, văn hóa ăn mặc

hay những tôn giáo, tín ngưỡng Cùng với việc phát huy những giá trị văn hóa này

là việc đây mạnh phát triển hệ thông sản phẩm du lịch như: đồ thé cẩm, những món

ăn đặc sản của riêng người Mường mà không tộc người nào có Không chỉ góp

phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nhân văn nói riêng mà còn phát triển

du lịch tại KBTTN nói chung.

Cùng với việc bảo tồn nguồn tài nguyên tại KBTTN thì việc bảo tồn và phát

huy các giá trị di sản văn hóa của tộc người Mường trong đời sống xã hội hiện tại

và trong phát triển du lich đang là vấn dé quan trọng đối với tỉnh Hòa Bình khi mà

nơi đây chưa biết tận dụng, bảo tổn, phát huy được hết giá trị văn hóa của người

Mường để phát triển du lịch.

Vai trò và sự đóng góp của di sản văn hóa Mường trong sự phát triển du lịch ở

KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông chưa được đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện.

Từ những lý do trên, dé tài “Khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa

dân tộc Mường trong phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn —

Trang 12

Ngỗ Luéng, tinh Hòa Bình” được chọn làm khóa luận tốt nghiệp là việc cấp bách

vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn với mục đích khai

thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịch, góp phần nâng

cao chất lượng cuộc sống và bảo tổn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của tộc

người Mường tại KBTTN.

+ > kK A on £

2 Lich sử van dé nghiên cứu

- Nghiên cứu về KBTTN Ngọc Sơn — Ngô Luông và người Mường ở đây:

KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông với thành phần cư dân sinh sống chính là tộc

người Mường Tuy nhiên việc nghiên cứu về người Mường tại KBTTN, cũng như

nghiên cứu về việc phát huy giá trị di sản văn hóa của tộc người Mường ở đây chưa

có một công trình nghiên cứu vé van dé này Từ trước đến nay, mới chỉ có một công

trình đuy nhất nghiên cứu về KBTTN Ngọc sơn — Ngé Luông nhưng chỉ dừng lại ở

mức độ nghiên cứu về lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái đó là đề tài nghiên cứu:

“phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tôn thiên nhiên Ngọc

Sơn — Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình”, luận văn thạc sĩ du lịch của Bế Hiền Hanh, năm

2015 Công trình này ít nhiều có nghiên cứu về một số mặt của văn hóa Mường,

nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu có hệ thống, chỉ tiết về văn hóa truyền thống của

người Mường nơi đây trong vấn đề phát triển du lịch.

Trong bài đăng trên tạp chí Khoa học lâm nghiệp 4/2015 của Viện khoa học

lâm nghiệp Việt Nam có bài đăng với tên tiêu đề: “Tinh đa dang thành phan loài

thú tại khu bảo tôn thiên nhiên Ngọc Sơn — Ngé Luông, tỉnh Hòa Bình” của tác giả

Đồng Thanh Hải, bài viết của tác giả chủ yếu nói đến sự đa đạng trong hệ sinh thái

tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông, bài viết của tác giả không nhắc đến người

Mường Khụ tại KBTTN.

Bài báo ngày 17/7/2012 đăng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Hòa Bình,

với tên tiêu đề: “Hiéu quả từ du án Ngọc Sơn — Ngồ Luông” của tác giả Hải Yến

(Đài PT-TH), bài đăng với nội dung nói về dự án Ngọc Sơn — Ngồ Luông, những

Trang 13

hiệu quả mà dự án đem lại cho đồng bào người Mường cũng như môi trường, cảnh

quan tại KBTTN.

- Nghiên cứu về văn hóa Mường trong sự phát triển du lịch ở Hòa Bình:

Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ du lịch của tác giả Phạm Thị Như

Trang với đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa Mường Hòa

Bình” năm 2013, đây là công trình nghiên cứu về văn hóa Mường và nghiên cứu về

việc phát triển sản phẩm du lịch của người Mường trong phát triển du lịch, cũng

như nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hòa Bình và văn

hóa Mường ở Hòa Bình Tuy có sự nghiên cứu khá hệ thống và bài bản về ngườiMường nói chung nhưng chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về người Mường Khu,

người Mường Khụ duy nhất có sinh sống tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngô Luông, tinh

Hòa Bình.

- Nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường nói chung:

Một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu về người Mường có thể kể

Tác gia Bùi Thiện, (2010), Van hóa dan gian Mường, đã giới thiệu về thiên

nhiên, đất nước, con người và huyền thoại, vũ trụ quan, thế giới quan truyền thống

dân tộc Mường Vài nét về văn hóa vật chất và một số phong tục, lễ hội, nghệ thuật

dân gian của dân tộc Mường.

Tác giả Vương Anh, (1997), Mo (Sử thi và thần thoại) dân tộc Mường, đã giới

thiệu về lịch sử Mo — Mường, giá trị văn hóa nghệ thuật qua tang lễ Giới thiệu về

Mo lễ tang với cuộc sống hàng ngày.

Tác giả Bùi Huy Vọng, (2011), Tang lễ cổ truyền người Mường, đã giới thiệu

khái quát chung về tang lễ cô truyền của người Mường Trình bày về các nghỉ lễ, lễ

thức và trình tự các công việc diễn ra trong tang lễ của người Mường.

Tác giả Kiều Trung Sơn, (2012), Công chiêng Mường, đã giới thiệu các thuật

ngữ, khái niệm công chiêng và tình hình nghiên cứu cồng chiêng Mường Tìm hiểu

Trang 14

ere pent ee a aa==

về người Mường, văn hóa Mường và các nét nghệ thuật cơ bản trong văn hóa cồng

chiêng Mường

Tác giả Hoàng Anh Nhân, (2003), Văn hóa ẩm thực Mường, đã giới thiệu vài

nét về môi trường, cư dân, tập quán và văn hóa âm thực người Mường đặc biệt các

món ăn, thức uống hàng ngày Một số câu tục ngữ, phương ngôn Mường nói về ăn

Tác giả Trương Sĩ Hùng, (2014), Sứ thi than thoại Mường, đã tìm hiểu về sử

thi thần thoại Mường, nội dung, giá trị nội dung nghệ thuật của sử thi thần thoại

Mường, tìm hiểu quá trình diễn xướng của thần thoại và sử thi Mường, sử thi thầnthoại tiêu biểu “Đẻ đất đẻ nước”

- Nghiên cứu về người Mường và về văn hóa Mường Hòa Bình nói riêng:

Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ Triết học của tác giả Đào Thị Dương

với đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa

Bình hiện nay”, năm 2016 Là công trình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến

văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu thực trạng của của việc giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Việt Nam nói chung, ở Hòa Bình nói

riêng Nghiên cứu cũng dé xuất ra một số giải pháp dé bảo giữ gìn va phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.

Công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Văn hóa học của tác giả Lê Thanh Hòa

với đề tài:” Văn hóa nước của người Mường ở tỉnh Hòa Bình”, năm 2016 Đề tài

nghiên cứu cấu trúc văn hóa nước, bao gồm: thế giới quan bản địa về nước, những

phong tục lễ nghi liên quan đến nước, tri thức bản địa về nước của người Mường ởHòa Bình Nghiên cứu về những biến đổi trong văn hóa của người Mường ở HòaBình hiện nay Đề tài cũng xác lập cơ sở khoa học nhằm xây dựng một chính sách

bảo tồn văn hóa sinh thái của người Mường ở Hòa Bình Đề tài chỉ dừng lại ở việc

nghiên cứu về văn hóa nước của người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung.

Công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Văn hóa học của tác giả Nguyễn Thị

Kim Hoa với đề tài: “Văn hóa gia đình của người Mường ở Hòa Bình”, năm 2016.

Đề tài nghiên cứu về văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở Hòa Bình,

Trang 15

nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở Hòa

Bình, nghiên cứu về các yếu tố tác động dẫn đến sự hình thành, biến đổi văn hóa gia

đình truyền thống của người Mường ở Hòa Bình và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Trong bài đăng lên tạp chí Giáo dục Nghệ thuật vào ngày 15/02/2017 của tác

giả Phạm Lê Hòa - GS.TSKH Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, với tiêu đề: “Những

ghi chép về người Mường ở Hòa Bình phan 1: Đặc điểm nơi cư trú” Bài đăng xoay

quanh van dé như: sự phân bố của người Mường ở một số tỉnh, phương thức canhtác, đặc điểm nơi cư trú của người Mường ở Hòa Bình và một vài sự lý giải về néttương đồng trong phong tục tập quán và đặc biệt là trên phương diện ngôn ngữ giữa

người Mường với người Việt.

Trong “Hội thảo khoa học về giá trị của di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình”

25/12/2015 Hội thảo đã đề cập đến việc báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

và lập hồ sơ khoa học di sản phi vật thể của tỉnh Hòa Bình Trong số đó, tỉnh đã lựa

chọn di sản Mo Mường và Chiêng Mường để lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa

— Thể thao và Du lịch xét đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thé quốc gia.

Trong hội thảo đã diễn ra những cuộc tranh luận, trao đôi, phân tích, cung cấp thông

tin mới về Mo Mường, về ngôn ngữ Mường trong Mo Mường và đề xuất một số

giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của đi sản văn hóa Mo Mường một cách

khoa học.

Một số bài báo, hội thảo hay những công trình nghiên cứu tiêu biểu được liệt

kê ở trên, chủ yếu nghiên cứu về người Mường, văn hóa Mường ở Hòa Bình nóichung hay nghiên cứu về hệ sinh thái tại KBTTN, chưa nghiên cứu có hệ thống về

phát huy văn hóa của người Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN Vì thế đây

cũng là một trong những lí do khiến tác giả chon dé tai và địa điểm này để nghiên

cứu trên cơ sở nghiên cứu sâu giá trị di sản văn hóa của người Mường Khu tai Hòa

Bình trong phát triển du lịch, thực trạng phát huy những giá trị di sản văn hóa của

người Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN hiện nay để có phương hướng đề

ra các biện pháp cụ thé trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị đi sản văn hóa của

người Mường trong phát triển du lịch.

Trang 16

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài đi từ việc nghiên cứu về KBTTN Ngọc Sơn — Ngổ Luông ở Hòa Binh,

nghiên cứu các giá trị di sản văn hóa của người Mường, thực trạng khai thác những

giá trị đó trong việc phát triển du lịch để tìm ra một số giải pháp nhằm đảm bảo việc

khai thác giá trị di sản văn hóa của tộc người Mường trong phát triển du lịch tại

KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

e_ Thứ nhất: Trình bày khái quát về KBTTN Ngọc Sơn Ngé Luông, trình

bày tổng quan về người Mường tại KBTTN.

e Tht hai: Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác phát huy các giá trị di

sản văn hóa của người Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN Ngọc

Sơn Ngồ Luong

-° Thứ ba: Dé xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác giá trị

di sản văn hóa của người Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN

Ngọc Sơn - Ngo Luông.

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về các giá trị di sản văn hóa của ngườiMường để qua đó có thể khai thác, phát huy những yếu tố văn hóa đó trong việcphát triển đu lịch tại KBTTN Ngọc Sơn - Ngé Luông.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của tác giả sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp thu thập đữ liệu là: phương pháp mà tác giả sử dụng dé tổng hợp

sô liệu thông qua việc đọc các bài báo cáo hay các bài báo có liên quan.

Phương pháp tông hợp, phân tích tư liệu là phương pháp mà tác giả sử dụng,

thông qua việc đọc các sách báo hay các công trình nghiên cứu để có sự nhận thức

về cụ thê về đôi tượng mà tác giả đang nghiên cứu.

Trang 17

Phương pháp thực địa: trên cơ sở nghiên cứu tư liệu, tác giả tiến hành đi thực

tế vào tháng 7 năm 2017, bằng việc nghiên cứu và đánh giá, phỏng vấn từ thực tế,

gop phan giúp tác giả đánh giá lại độ chính xác của tư liệu mà tác giả đã tìm hiểu,

cũng như cập nhật những yếu tố mới mà các tư liệu trước chưa cập nhật.

Phương pháp xã hội học (điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu): phương pháp

này dùng để thu thập các ý kiến từ những đối tượng khác nhau có liên quan đến đề

tài nghiên cứu của tác giả, để tạo ra sự khách quan của khóa luận Đối với điều tra

bảng hỏi, tác giả làm ra 150 phiếu, dành cho 3 đối tượng, 50 phiếu đành cho khách

du lịch, 50 phiếu người dân địa phương không tham gia vào hoạt động du lịch và 50

phiếu dàn cho người dân địa phương có tham gia vào hoạt động du lịch Đối với

việc phỏng vẫn sâu, bằng việc dựa trên dé tài nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng

vấn sâu đối với 3 đối tượng trên và phỏng van ban quản lý du lịch Dựa trên kết quảcủa phiếu điều tra, tác giả tiến hành xử lý số liệu phiếu điều tra cho từng câu hỏi vàdùng kết quả xử lý số liệu điều tra đó trong bài khóa luận.

7 Cau trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm các chương sau:Chương 1 Tổng quan về dé tài

Chương 2 Đánh giá thực trạng khai thác, phát huy các giá trị đi sản văn hóa

người Mường trong phát triển du lịch tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông

Chương 3 Giải pháp phát huy các giá tri di sản văn hóa Mường trong phát

triển du lịch ở KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông

Trang 18

PHAN NỘI DUNG

Chuong 1: TONG QUAN VE DE TAI

1.1 Khái quát về KBTTN Ngọc Sơn — Ng6 Luông

1.1.1 Vị trí địa lý và diện tích

KBTTN Ngọc Sơn — Ngô Luông thuộc địa bàn 6 xã vùng cao của các huyện

Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình KBTTN nằm ở trung tâm, phía Tây giáp với

KBTTN Pù Luông — Thanh Hóa, phía Nam giáp với vườn quốc gia Cúc Phương —: Ninh Binh KBTTN nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km, cách thành phố Hòa

| Bình khoảng 65km Với tông diện tích của KBTTN gần 19,254 hecta.

Trang 19

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông là một trong những khu rừng trên núi đá vôicòn sót lại ở phía Bắc Việt Nam, một hệ sinh thái đá vôi quan trọng trên thế gidi.

KBTTN có hệ thống động thực vat phong phú và đa dạng Trong KBTTN có 7 xã

với 2578 hộ tương đương khoảng 14000 nhân khẩu (2014) Do trình độ dân trí thấp

nên người dân của khu bảo tồn đã va đang tác động không nhỏ đến tai nguyên rừng.

Với mục đích bảo vệ hệ sinh thái tại KBTTN cũng như giúp nâng cao năng lực của

người dân cũng như cải thiện đời sống kinh tế và thu nhập của họ, dự án Ngọc Sơn— Ngồ Luông đã ra đời Dự án Ngọc Sơn — Ngô Luông là một dự án phát triển được

tổ chức và tài trợ từ cơ quan hợp tác quốc tế và phát triển Tây Ban Nha (AECID),

thực hiện thông qua sự hợp tác giữa chỉ cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình và quỹ xúc tiến

văn hóa xã hội Tây Ban Nha (FPSC) Dự án đã kết thúc vào năm 2012.

Khi dự án mới đi vào hoạt động gặp không ít khó khăn, khó khăn lớn nhất đó

chính là người dân bản địa sinh sống tại KBTTN Người dân bán địa tại nơi đây, từlâu đã quen với việc khai thác các nguồn lợi sẵn có từ tự nhiên như: săn bắn, háilượm, nạn chặt phá rừng nhưng sau gần 5 năm triển khai dự án đã mang lại hiệu

quả thiết thực Người dân đều đồng thuận và hiểu được mục tiêu của dự án Từ

những buổi tuyên truyền có hiệu quả của dự án mà nhận thức của người dân trong

vùng đã thay đổi Biểu hiện của sự nhận thức đó là người dân đã ý thức được tầm

quan trọng của rừng và tham gia vào hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng Ngoài ra

người dân còn ý thức được giá trị văn hóa của dân tộc mình, tham gia vào việc bảo

.vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó bằng những hoạt động thiết thực như: trùng

tu, tu sửa lại nhà sàn truyền thống: tham gia vào đội văn nghệ; tiếp tục duy trì nghề

dệt truyền thống Từ hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào tự nhiên, từ không biếtkhái niệm về du lịch, người dân sinh sống tại KBTTN đã biết về hoạt động du lịch.

Không chỉ vậy trình độ, năng lực của đồng bào dân tộc thiểu số sống tại KBTTN

cũng được nâng cao, nếu trước người dân trong vùng không biết tiếng Anh, nhờ vào

dự án Ngọc Sơn — Ngỗ Luông, mà điển hình là hoạt động của các tình nguyện viên

tiếng Anh người nước ngoài đã góp phần quan trọng làm nâng cao trình độ của

Ta eee eae

Trang 20

đồng bào dân tộc đang sinh sống tại KBTTN khi mà hoạt động du lịch đang phát

triên tại nơi đây.

Từ khi thành lập KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông cho đến nay, trên địa bàn đã

có nhiều dự án được triển khai Tuy nhiên trên thực tế, đự án Ngọc Sơn — Ngỗ

Luông đã có hướng đi đúng và có bước tiến vững chắc Ngoài việc cải thiện cuộc

sống, người dan đã ý thức được việc bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ các giá trị

văn hóa bản địa góp phan khai thác du lịch sinh thái cộng đồng hiệu quả.

1.1.3 Điều kiện tự nhiên — tài nguyên thiên nhiên

1.1.3.1 Địa hình, địa chất

KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông nằm trong phạm vi độ cao từ 100 đến 1065m

so với mực nước biển, độ cao trung bình là 600m Địa hình chủ yếu thuộc dang địa

hình đốc, gồ ghê, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi chiếm phần lớn diện tích rừng của

vùng Đây được coi là hệ sinh thái đá vôi quan trọng trên thế giới Cac day núi đá

vôi gồm các mỏm đá dốc và cao, được chia cat bởi dạng địa hình karst Các day núi

đá vôi ở KBTTN cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông Tạo thành một dạng

kiểu địa hình thoải Khu vực lõi của các dãy núi đá vôi rộng khoảng 170.000 ha và

là một phần của hệ thống các mỏm đá vôi bị phân mảnh được tìm thấy chủ yếu ở

miền Bắc Việt Nam, miền Bắc nước Lào và tại khu vực biên giới phía Bắc Việt

Nam giáp với Trung Quốc.

1.1.3.2 Đất

Với 78% diện tích là đất lâm nghiệp, 15% là đất nông nghiệp và 7% đất hoang.

Tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu,

với các hệ thống đất đa dạng như: đất ruộng, đất màu, đất vườn, đất chăn thả gia súc,

rừng trồng và tự tự nhiên chung.

1.1.3.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của KBTTN là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình

là 23°C, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dai từ

tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4.

11

Trang 21

Lượng mưa trung bình hang năm khoảng 1.950 mm và phân bố không đồng

đều giữa các nơi trong vùng Độ âm trung bình năm là 84%, độ âm trong vùng có sự

chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng 3) là 90%, tháng thấp nhất

là tháng 12 với độ âm là 24%.

Chảy qua KBTTN có sông Bưởi với tổng chiều dài là 130km Sông Bưởi được

hình thành từ 3 nhánh chính đó là: nhánh suối Cái, suối Yên Điêm, suối Bình Với

tổng nước lượng bình quân hàng năm là: 1, 65 km°, con sông này cung cấp một

lượng nước lớn cho người dân ban địa trong việc tưới tiêu cũng như nước dé ngườidân sinh hoạt.

Bên cạnh sông Bưởi, trong KBTTN còn có nhiều hệ thống thác nước và suối

như: thác Mơ, suôi Mu không chỉ cung cap nguôn nước tưới, nước sinh hoạt màcòn mang lại giá trị cảnh quan cho vùng.

1.1.3.4 Hệ sinh thái

KBTTN Ngọc Sơn — Ngỗ Luông có hệ động thực vật phong phú và đa dạng.

Theo điều tra đa dạng sinh học từ năm 2008 đến năm 2010, KBTTN có hệ động

thực vật đặc biệt phong phú và đa dạng 667 loài thực vật có mạch, thuộc 373 chi

của 140 họ đã được ghi nhận, trong đó bao gồm nhiều loài thực vật quý hiếm và đặc

hữu Hệ động vật, trên 455 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận, gồm: 93loài động vật có vú, 253 loài chim, 48 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư và 27 loài cá; rất

nhiều loài trong số này đã được ghi nhận có nguy cơ tuyệt chủng hoặc ở quốc gia,

hoặc trên quy mô quéc té.

Với hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng này, luôn cung cấp một

tiềm năng du lịch lớn để vùng triển khai để vừa phát triển du lịch, vừa góp phần vào

việc bảo tồn và phát huy những nguồn gen động thực vật quý hiếm.

12

Trang 22

1.1.4 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

1.1.4.L Điều kiện kinh tế

Trước khi dự án phát triển du lịch sinh thái tại Ngọc Sơn — Ngé Luông, người

dân trong KBTTN chủ yếu làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác rừng Kể từ

- năm 2005, khi hoạt động du lịch chính thức được triển khai cho đến nay, nguồn thu

| từ hoạt động du lịch của người dân địa phương tại KBTTN tăng lên đáng kể Cu thé

từ năm 2012, tông thu nhập từ hoạt động du lịch của người dân (chủ yếu tại xã Tự

Do) là: 404,040,000 đồng Đến năm 2016, số nguồn thu từ du lịch đã tăng lên đến

515,775,000 đồng (theo như Báo cáo hoạt động Ngoc Sơn — Ngé Luông

19/10/2016) Qua những hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ ban quảnị lý, chỉ hội du lịch, chính quyền xã, người dân bản địa đã ý thức được việc bảo vệ tài

nguyên rừng, người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch Tuy nhiên, trong

lao động hàng ngày, họ vẫn duy trì hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia

: 1 1.1.4.2 Điều kiện văn hóa - xã hội

Dân cư: Hiện trong KBTTN có 2.578 hộ cư dân sinh sống tương đương

khoảng 14.000 nhân khẩu KBTTN trải dai trên địa bàn 7 xã ( Nam Sơn, Bắc Sơn,

ị | Ngé Luông, Ngoc Sơn, Ngoc Lâu, Tự do và Tân Mỹ).

Dan tộc: Thành phan dân tộc sinh sống chính tại KBTTN là dân tộc Mường,

chiếm 90%, số còn lại là đân tộc Thái và dân tộc Kinh.

Trình độ dân trí: Trước khi dự án Ngọc Sơn — Ngé Luông được triển khai,

cộng đồng địa phương tại nơi đây có trình độ dân trí thấp Sau khi dự án KBTTN

được triển khai, trình độ học vấn và năng lực của người dân địa phương được nâng

cao Tuy nhiên, số người có trình độ học vấn mới chỉ dừng lại ở những người tham

gia vào hoạt động du lịch sinh thái.

Lịch sử: Các triều đại phong kiến quân chủ Việt Nam thiết lập nền hành chínhcai trị đã đặt cho miền đất này tên chữ gọi là xã Ngọc Lâu, mãi đến năm 1957

| 13

Trang 23

Mường Khụ - Ngọc Lâu được chia thành 3 xã ngày nay: Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và

Tự Do.

Van hóa: Dân tộc chiếm đa số ở đây là dan tộc Mường Với nền văn hóa, ngôn

ngữ, âm thực, phong tục tập tín ngưỡng quán đa dạng, lại ít bị ảnh hưởng bởi những

nền văn hóa khác nên nền văn hóa vẫn còn lưu giữ được nhiều nét truyền thống của

thời xưa và duy trì, phát huy đến tận ngày nay.

1.2 Tổng quan về người Mường tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông

1.2.1 Dân số và địa bàn cư trú

Ngọc Sơn — Ngỗ Luông là nơi sinh sống của của 98% đồng bào dân tộcMường Ở 51 thôn bản sống xen kẽ với rừng có 2.578 hộ với 14.000 nhân khâu

(2014) Nhà của người dan trong khu vực này không gần nhau, đường đi lại từ làng

này đên làng khác là rat xa.

1.2.2 Nguồn gốc

Tỉnh Hòa Bình là nơi cư trú chính của người Mường Những nhóm Mường cư

trú ở nơi đây như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, Mường

Người Mường (còn có tên gọi là Mol, Mual, Moi), là dân tộc thiểu số lớn thứ

ba trong số hơn 53 dan tộc thiểu số hiện có ở Việt Nam (sau Tay và Thái) Người

Mường phân bố ở nhiều nơi trên cả nước, nhưng tập trung sinh sống đông tại các

tỉnh như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình Về têngọi của dân tộc Mường nói chung, “Mường” lúc đầu là từ chỉ một vùng cư trú củangười Mường Nhưng ở nhiều vùng, trong giao tiếp họ không gọi mình là người

Mường, mà gọi mình là: Mol, Mual hoặc Mọi.

Tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngé Luông, nhóm người Mường Khy là cư dân sinh

sống chính ở đây Do ở đây, địa hình chủ yếu là đá vôi, đá vôi trong tiếng Mường là

“hén khu”, nên người Mường ở đây đặt tên theo địa hình đặc trưng là Mường Khu.

Trang 24

Về nguồn gốc của người Mường: còn được giải thích qua truyền thuyết, điển

hình là hai truyền thuyết cổ của dân tộc họ.

“Dé đất, đẻ nước” là bộ sử thi lớn, là tác pham dân gian của người Mường Bộ

sử thi ké về gốc tích, và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại xa xưa,

chứa đựng những quan niệm người Mường cô về việc hình thành trời đất, tạo lập

thế giới.

Người Mường ở Hòa Bình còn có truyền thuyết đôi chim Al - Ua đẻ ra mộttrăm trứng, truyền thuyết này gần giống với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

của người Kinh Truyền thuyết “chim Al, cái Ua” kể rằng: khi con người chưa xuất

hiện, trời hạn hán kéo đài, cây cối héo khô rồi chết Sau đó trời đỗ một trận mưa to.Nước chảy rẽ đất thành suối, thành sông Đất bồi thành bờ, thành bãi Đá lăn chất

thành gò, thành núi Trên đất mọc lên một cô đa Từ gốc đa đẻ ra một đôi chim, đó

là chim Al và cái Wa Chim Al và cái Ua rủ nhau bay vào hang Hào (hang nằm ở

mường Nại thuộc đất Lạc Thủy của Hòa Bình ngày nay), trong hang chúng đẻ ra

trăm, ngàn quả trứng Những quả trứng lần lượt nở ra thành muôn loài, những quả

trứng còn lại nở ra loài người, đó là người Kinh, người Mường hiện nay.

Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học, căn cứ vào các tài liệu khoa học khác nhau

đã nhận định rằng: Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt, họ là những

cư dân bản địa Về nhân chủng, người Việt, Mường cùng chung những đặc điểmnhân chủng trong nhóm Nam A thuộc tiểu chủng Monggoloid phương Nam Tổ tiênngười Việt — Mường là người Lạc — Việt, chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn -văn minh sông Hồng nỗi tiếng từ xa xưa Tiếng Việt và tiếng Mường có chungnguồn gốc ngôn ngữ Do những nguyên nhân và điều kiện lịch sử nhất định, cộng

đồng Lạc — Việt có sự phân hóa, người Việt và người Mường đã tách ra thành hai

" tộc người nhưng vẫn có quan hệ thân thuộc.

Về sự xuât hiện của người Mường nói riêng ở tỉnh Hòa Bình: Hòa Bình là một

trong những vùng đất mà các nhà khảo cô học chứng minh đã có người Việt cô sinh

sống cách đây hàng vạn năm Các nhà khảo cỗ đã tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ,

15

Trang 25

es get

trong đó có trống đồng sông Da và Miéu Môn thuộc loại dep và cô Cùng một sô ditích, nơi lưu giữ những hiện vật, chứng minh về sy xuât hiện lâu của người Việt cô

Hang Muối ở huyện Tân Lạc ngày nay: đây là nơi cư trú của người Nguyên

Thủy trong thời gian dai Tai đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ đá,

di tích bếp, xương của người nguyên thủy.

Hang Khoài, huyện Mai Châu — niên đại kỹ nghệ cuội Việt Nam Nơi cư trú

của người nguyên thủy cách đây 17.000 đến 11.000 năm.

Khu mộ cổ Đồng Thếch của người Mường Động, huyện Kim Bôi ngày nay:

nơi có hàng trăm ngôi mộ xung quanh, được chôn nhiều hòn mồ Hòn mé được làm

từ đá, trên hòn mồ, khắc tên bằng chữ Hán của người mat Các cột đá được dựng

theo quy luật, 4n dưới mỗi nấm mồ là những đồ tùy táng có giá trị về mặt khảo cô

Hang chùa, huyện Yên Thủy hay còn gọi là “Văn Quang Động”, đó là 3 chữ

đại tự khắc trên vách đá, dưới có khắc nhiều bài thơ, bài văn thế kỷ 18 — 19.

Đặc biệt là phát hiện về lối mòn cỗ các đây 22 nghìn năm tại hang xóm Trại,

xã Tân Lập (thuộc Mường Vang, huyện Lạc Sơn).

Những di chỉ khảo cô trên đã góp phân chứng minh về sự xuat hiện của người

Mường cách đây vạn nam.

1.2.3 Đánh giá các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường tại KBTTN Ngọc Sơn —

Ngỗ Luông

1.2.3.1 Các giá trị di sản văn hóa vật thé

Nhà ở: Cũng giống như hầu hết các đân tộc thiểu số khác, người Mường ở

Hòa Bình cũng xây nhà san để ở Nhà sàn của họ được dựng dựa vào thế đất cao

của sườn đồi, sườn núi, sông suối Nguyên liệu dùng để dựng nhà là gỗ, được lay

từ rừng về để làm nhà Điều đặc biệt là trụ nhà của người Mường, vì được cắm sâu

dưới đất để giữ nhà nên gỗ làm trụ thường được làm bằng loại gỗ đặc biệt để không

16

Trang 26

bị mọt và không bị mục Người Mường còn có tục chôn cột nhà, bên cạnh dụng ý

cho cột nhà vững chắc còn có ý nghĩa về mặt tâm linh âm dương hòa hợp Sàn nhà

được làm bằng cây bương hay còn gọi là cây tre Mái nhà của người Mường được

lợp bằng mái cọ, được lấy ở trên rừng về nên nhà thường mát vào mùa hè và ấm áp

: vào mùa đông Nhà san của người Mường là một trong những giá trị văn hóa điển

hình của dân tộc họ về mặt kiến trúc Kết cấu của nhà sàn được thiết kế theo hình

con rùa Truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: thuở xưa có một người thợ

săn, đi vào rừng thì bắt được một con rùa đen, người thợ săn này mang rùa về địnhthịt, nhưng con rùa này đã xin tha và nói với người thợ săn này là rùa biết làm cáchlàm nhà 4 chân rùa làm lên cột cái, nhìn qua đuôi làm trái, nhìn lại mặt làm cầu

thang, cửa số, nhìn xương sống làm đòn nóc dai dài Muốn làm mái thì trông vào

mai, nhìn sườn dài sườn cup mà xếp làm rui, vào rừng lay gianh lấy nứa ma làm

| vach, lấy trục vớt buộc kèo Ké từ đó, người dân Mường, họ truyền nhau về cách

làm nhà này.

| Nhìn về mặt kiến trúc, nhà sàn của người Mường được chia thành phần phía

SỈ ca trên và phân phía dưới Đôi với những ngôi nhà sàn cô thì phân phía trên sẽ là nơi

sinh hoạt của con người Phần phía đưới của nhà sẽ là nơi con người chăn nuôi gia

súc, gia cầm, để cối giã gạo và một số công cụ sản xuất khác Có nhiều lý giải cho

vẫn dé tại sao người Mường lại chăn nuôi gia súc ở dưới gầm sàn như: ngườiMường để gia súc dưới gầm nhà dé dễ dang trong việc trông coi gia súc hoặc ngườixưa dé gia súc dưới gầm nhà dé phòng khi trường hợp thú dit đến nhà thì tính mạng

của người dân được đảm bảo hay một lý do nữa là do hộ gia đình đó không có

khoảng đất để nuôi gia súc Hiện nay, nhiều hộ gia đình không còn chăn nuôi gia

- súc ở dưới san nha nữa mà ho quay thành một ving dat riêng đê chăn nuôi gia súc,

gia cam.

Man hay còn được gọi là cầu thang được làm bằng gỗ có hình chữ nhật, có nhà

có cầu thang hình tròn được làm bằng gỗ cây tròn rồi déo thành từng bậc lên xuống.

Sô bậc của câu thang là sô lẻ, người Mường quan niệm đây là sô may man So bậc

Trang 27

thang chẵn là làm cho nhà mồ Có hai loại cầu thang: một chính và một phụ Cầu

thang chính là dành cho khách đến chơi nhà hoặc được sử dụng khi nhà có việc như:

đám cưới, đám ma hay nó được sử dụng khi người trong gia đình sạch sẽ không

bị ban dé vào tiếp khách Cầu thang phụ dành cho gia chủ làm bếp, hoặc sau khi đi

làm nương hay di chăn nuôi gia súc, gia cam về nhà Họ coi rằng việc tiếp khách

đến nhà chơi là việc vô cùng quan trọng, gia chủ sạch sẽ khi tiếp khách thé hiện sự

tôn trọng khách của gia đình người Mường Khụ Bên cạnh đó, người Mường kiêng

kị khách lên thăm nhà bằng cầu thang phụ, vì lối lên cầu thang phụ là gian buồng

của gia đình họ, nơi đựng nhiều đồ đạc quý và là không gian riêng tư của gia đình

Nhà sàn cổ của người Mường được thiết kế theo cấu trúc gian - trái Tráitrong ngôi nhà sàn sẽ là nơi chỉ dành cho vợ, chồng con dâu nhà đó ngủ Gian chính

trong gia đình, dùng để tiếp khách hoặc thường thì mọi người trong gia đình sẽ ngủ

ở đó, mà không có danh giới Nhà sàn thường có nhiều cửa số, số cửa số phải là số

lẻ Nếu như trước kia, người Mường Khu thường chỉ xây nhà theo số lẻ như: xây

chân cầu thang theo số lẻ hay dựng cửa số theo số lẻ thì ngày nay người Mường

đường như họ không còn kiêng trong vấn dé này, một vài hộ gia đình xây dựng nhà

theo số chẵn vì họ thấy xây dựng như thế thì gia đình họ vẫn yên én Nếu như trước

kia, sàn nhà của người Mường Khụ thường được làm bằng cây bương, thì giờ đây

thay vì làm bằng cây bương, họ làm sàn nhà bằng phên gỗ Hay nói về mái nhà của

người Mường Khụ truyền thống trước kia được lợp bằng cây cọ thì giờ đây thay vì

cọ, người dân dùng tấm fibro xi măng để lợp mái Hiện nay, nhiều hộ gia đìnhkhông lợp mái nhà bằng lá cọ là do: số lượng cọ mà gia đình trồng không đủ dé lợp

mái cọ, vì để làm một mái nhà hoàn thiện phải dùng đến mấy nghìn lá cọ; độ bền

của lá cọ không cao, thông thường mái cọ chỉ có độ bền từ 3 đến 4 năm, dưới sự tác

động của thời tiết ở trên vùng núi, mà những mái cọ của ngôi nhà bị giảm xuống.

Chính do những yếu té đó mà người Mường chuyển sang dùng fibro xi măng với lý

do là bền, ding được lâu năm Tuy có độ bền cao nhưng việc lợp fibro xi măng sẽ

không thuận lợi vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 6) ở vùng núi Nhiều hộ gia đình đã

Trang 28

khắc phục nóng từ tâm fibro xi măng bang việc trải lá cọ trên tâm fibro xi mănghoặc họ chuyên xuông gâm sàn nhà đê ngủ Đây cũng được coi là một biên đôi

_ trong văn hóa truyền thống của người Mường Khu.

Bộ phận bếp cũng là một nét đẹp trong văn hóa của người Mường Khụ Nhà

sàn truyền thống của người Mường Khụ, có một bếp và bếp đó được đặt ở phía cuối

gian của ngôi nhà Nơi đây ít có cửa số, để tránh khi gió tạt Bếp được đặt ở tronggian Bếp này được đặt ở đây dé sưởi 4m cho khách, hong khô các vật dung và dùng

để đun nước, nấu cơm, pha trà để tiếp khách Nóc bếp chính là nơi để treo phơikhô các lương thực như: ngô, thịt Người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đunnấu thì sẽ ủ than đưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có

hoi ấm Hiện nay, da phần người dân không dé bếp ở gian chính mà dé ở trái, vì lýdo: thâm mỹ, vì họ cho rằng nếu dé bếp ở gian chính của nhà thì nhà một góc nhà sẽ

bị đen Khi khách đến chơi nhà, nếu trời lạnh, thì khách sẽ xuống ngồi ở trái để sưởi

âm và uông nước nói chuyện với chủ nhà.

Hiện nay, một số ngôi nhà sàn của người Mường Khụ đã bị Kinh hóa theo

hướng, một số ngôi nhà đã dùng gạch, xi măng xây hay gỗ quây kín phần phía dướicủa san nhà, có nhà ding chỗ xây dựng này để ngủ, có nhà dùng dé làm kho đựnglương thực Họ làm như vậy để tiết kiệm chỗ ở để sinh hoạt hoặc để để đồ tránh

người lạ vào nhà lấy đồ của gia đình họ.

Trang phục: Theo truyền thống, người Mường thường sử dụng những nguyên

liệu tự nhiên để tạo ra màu sắc như: họ lấy cây bông má ở trên rừng về để tạo ramàu vàng bông má hay họ lấy củ bùi vàng trên rừng về để tạo ra màu vàng bông

cải Nguyên liệu chính được dùng để làm vải đó là cây bông, những quả bông sau

khi được thu hoạch về, được đem phơi khô, dùng máy ép để ép hạt, sau đó bông sẽ

được kéo thành những sợi nhỏ li ti Tùy theo sở thích của người dét những sợi chỉ sẽ

được đem đi nhuộm những màu khác nhau Quy trình dệt sợi chỉ của người MườngKhu tuy nhìn đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo Sau khi giã cây tạo màu,

hòa cùng với nước trăng Họ sẽ tiên hành đun nước cây này, sau khi nước sôi thì đê

19

Trang 29

lượng con thoi đặt trên cỗ máy dệt của người Mường tùy thuộc vào họa tiết hoa văn

mà người dét muốn dệt Ngày xưa, những chiếc áo truyền thống của người Mường

Khu được dệt theo cách truyền thống, thủ công, được nhuộm bằng màu tự nhiên,

những trang phục này tuy đẹp và có giá trị về mặt thâm mỹ cũng như về mặt văn

hóa, nhưng hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều máy móc hay nhiều loại thuốc

nhuộm hóa học, với ưu điểm là tiện lợi và dễ sử dụng nên nhiều hộ gia đình đã

chuyên sang thay vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên để nhuộm vải, họ sử dụng thuốc

nhuộm hóa học, thay vì phải ngồi dệt một bộ trang phục mắt nhiều thời gian thì mộtsố hộ gia đình đã chọn cách mua máy về dé dét vải, nó tuy rút ngắn được thời gian

để tạo ra một bộ trang phục nhưng nó không còn lưu giữ được những giá trị truyền

thống của người Mường.

Trang phục truyền thống của nam giới khá đơn giản, thường sử dụng khăntrắng dé quấn đầu Trang phục nam giới có màu nâu Trên áo của nam giới trước

ngực có hai túi nhỏ, và hai túi nhỏ ở phía đưới cạp áo, áo nam đơm khuy cài cúc.

Quan vai may rộng trùng với mắc cá chân, cạp to, khi mặc dùng dây vải buộc ngoàicho chặt, nay người ta may cap quần dải rút.

Trang phục truyền thống của nữ giới cầu kì hơn so với trang phục của nam

giới Trang phục nữ giới bao gồm: áo cóm, áo yếm, chân váy Áo cóm của người

Mường Khụ là một chiếc áo ngắn khoác bên ngoài, trước mặt của áo có 2 túi:nhỏ,

có nẹp viền ngang ở trên miệng, độ rộng của viền cũng bằng độ rộng của nẹp ở

vòng cô áo Áo ngoài này thường là áo mở ngực, hai bên có nẹp cổ xuống hết chânáo Tay áo được khâu thon dần về phía cửa tay, quanh tay có nẹp nhỏ Người

Mường Khụ dùng kim băng để cài áo cóm Áo yếm của người Mường gần giống

với chiếc yếm của người Kinh nhưng ngắn hơn Cũng là miếng vải hình vuông

khoét lỗ ở cổ, có hai day để buộc về phía gáy, phần dưới của chiếc yếm cũng có dây

để buộc vào sau lưng để giữ yếm Chân váy truyền thống của người Mường là chiếcváy có màu đen, kéo dai đến mắt cả chân, chân váy rộng, dùng dé quan ôm sát vào

Trang 30

cơ thể của người phụ nữ, để phô ra vẻ đẹp của người phụ nữ Mường Sau khi quấnchân váy, người Mường dùng dây một chiếc khăn vải để giữ chân váy Người phụ

nữ dùng chiếc khăn vải màu đen hoặc màu xanh hay màu tím than thắt lưng lại.

Chiếc khăn này được cách điệu bằng việc buộc theo kiểu hình xoắn, luồn qua hai

bên hông va được buộc lại, thắt và dé lệch sang bên phải và buông tha đầu dây thừa

xuống phía dưới Ngoài cạp, họ còn thắt thêm chiếc đênh (tênh) bằng lụa màu xanh

xiên hay trắng hoặc màu lá mạ Chiếc đênh này không chỉ làm đẹp cho màu váy, mà

còn là chỗ để người phụ nữ dùng để cài lên trên đó những đồ trang sức để trang trí(người Mường thường buộc xà tích, những đồ trang sức bằng bạc) cho chiếc váycủa mình Chính vì vậy mà màu sắc của váy, chân váy hay đai hay chiếc đênh đềuđược kết hợp hài hòa với nhau làm nên một chiếc váy độc đáo và đầy hấp dẫn củaphụ nữ người Mường Họa tiết trang trí tập trung ở phần cạp váy Cạp váy củangười phụ nữ Mường Khu truyền thống có ba tang hoa văn khác nhau, tạo nên điểm

nhấn trong nét đẹp về trang phục của người phụ nữ.

Hiện nay, thường ngày, người Mường Khu tại KBTTN không còn mặc trang

phục truyền thống Đối với nam giới và nữ giới thay vì mặc truyền thống như hồi

xưa, thì giờ đây, họ mặc trang phục của người Kinh Những người còn mặc trang

phục truyền thống của người Mường Khụ là các cụ già trong xóm, làng Người

Mường Khụ chỉ mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ, hội hay tang ma

Ngày thường, người Mường không mặc trang phục truyền thống vì trang phục

người Mường không thuận tiện trong quá trình lao động hoặc không thích hợp với

thời tiết, đặc biệt là vào mùa hè.

Ngày nay, trang phục truyền thống của con gái Mường Khụ đã được cách tân

đơn giản, dễ mặc, nhanh gọn không như trang phục truyền thống của các ba, các mẹ.

Thay vì là chân váy rộng, quấn vào người tùy theo chiều ngang của cơ thể mỗi

người, thì họ làm chân váy giống của người Kinh, chân váy có hai quai bằng dây

chun để đeo vào vai dé giữ chân váy, khi mặc cũng đơn giản và rất nhanh Chiếc áo

cóm của người con gái Mường Khụ bây giờ cũng khá đơn giản, vải họ không dệt

21

Trang 31

mà mua sẵn ngoài chợ, chiếc áo được đính thêm 3 khuy cúc áo hình hoa văn, cả

viềm túi áo và viềm cé áo được may thêm một màu khác thay vi là một màu giống

như trước đây Ngày xưa, người Mường từ già đến trẻ đều biết đệt, người mẹ sẽ dạy

cho người con cách để dệt vải, cách dệt những hoa văn cầu kì và người con gáitrong gia đình phải học để đệt vải, chuẩn bị đồ để sau này lẫy chồng Ngày nay, do

sự du nhập từ trang phục của người Kinh, hay những mảnh vải dệt công nghiệp tiện

lợi, sẵn có ở ngoài thị trường, đa phần trẻ em người Mường Khu trong xóm, làng

không còn biết dệt, nếu biết dệt thì họ chỉ biết dệt những đường nét cơ bản mà

không biết dét hoa văn giống như các bà, các mẹ Nhiều hộ gia đình không còn dệtvải, bởi vì họ thấy trang phục truyền thống hiện tại của họ đã đủ để họ dùng qua

năm tháng và việc đệt trang phục truyền thống mất nhiều thời gian và công sức.

Chính vì sự tiện lợi và giá cá phù hợp của trang phục mà hiện giờ nhiều người

Mường Khụ đã bỏ trang phục truyền thống của mình để mặc trang phục của người

Di tích: Tại KBTTN Ngọc Sơn — Ngô Luông, không có sự xuất hiện dày đặccủa các di tích lịch sử, duy chỉ có xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn có một đền thờ duy

nhất đó là đền Păng Đền thờ Thượng Tướng Quân Theo thần tích, Thượng Tướng

Quân là người đã đánh đuổi được quân xâm lược, bảo vệ và đem cuộc sống bình

yên đến bản làng, người dân trong vùng dé tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông

nên đã lập đền Pang và thờ ông Từ trước dé nay, đền này, không phát triển du lịch,

mà chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con địa phương trong làng Bà con

địa phương đến đây, thắp hương vào mùng một, rằm hay dip lễ tết dé cầu bình an,

cau may man đên với gia đình họ.

Am thực: Người Mường chế biến các món ăn chủ yếu lấy nguyên liệu từ tự

nhiên và từ việc chăn nuôi Các nguyên liệu từ tự nhiên được người Mường lấy vềđể chế biến thức ăn như: rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắn

động vật Người Mường trồng lúa, họ trồng lúa trên những thưở ruộng bậc thang

hay trong chân núi trũng nước, bên cạnh đó họ còn trông ngô, san trên các nương

22

Trang 32

rẫy thấp Từ cuộc sống thường nhật, người Mường đã chế biến ra nhiều loại món ăn

khác nhau với hương vị không phải nơi nào cũng có được.

Người Mường thích ăn những món ăn có vị chua Lý do vì sao người Mường

lại thích ăn chua, có lẽ là do điều kiện khí hậu quy định điều này, do khí hậu nóng4m quy định, những thức ăn dễ chuyển hóa hơn, dé ăn và cũng ngon miệng hơn.

Một số thực phẩm chua của người Mường Khu phải ké đến đó là: thịt chua, tai sống,quả trám Người Mường thích ăn đồ chua, nên trong gian bếp của mỗi gia đìnhngười Mường đều có hũ măng chua Măng được lấy từ rừng về, qua bàn tay người

làm, hũ măng chua ngon lành đã được chế biến Người Mường ding măng chua nàyđể nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho cá

Cùng với khẩu vị chua thì vị đắng cũng là vị mà người Mường thích Măng

đắng là món ăn thường ngày của người Mường, không chỉ là món ăn thường ngày,người dân trong vùng còn dùng món này đề thờ phụng trong mỗi dịp lễ dân gian.

Những món ăn của người Mường được bày trên lá chuối trong tất cả những

bữa cỗ cộng đồng Việc bày món ăn đối với người Mường đều có ý nghĩa về mặt tín

ngưỡng Không chỉ đơn thuần là việc trải lá chuối, rồi bày thức ăn ra là xong Đối

với người Mường, họ coi phần ngọn và phần mép lá tượng trưng cho Mường Sáng,

tức người còn sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối, tức tượngtrưng cho người chết Vào dịp lễ, hội Khi bày cỗ, nếu cỗ dành cho người sống thì

phần ngọn lá hướng vào trong, phần gốc lá hướng ra ngoài, còn khi dọn cỗ cho

người chết thì ngược lại Đây là điều được người Mường đặc biệt chú tâm khi bày

cỗ vì nếu một chút bat cần của người bày sẽ mang lại những điều dit hoặc làm mat

lòng khách khi khách đến ăn cỗ nhà.

Bên cạnh các món ăn thì đồ uống cũng là một thứ không thể thiếu trong mỗi

địp lễ hội hay trong những buổi sinh hoạt cộng đồng Rượu cần là một loại rượu

truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Mường Rượu cần là đồ

uống phổ biến của người Mường Men để ủ rượu là men lá Người Mường lay cácnguyên liệu như: củ, rễ, hoa, quả của mười loại cây khác nhau để tạo thành men.

Nguyên liệu dé làm rượu cân là: gạo, ngô, sẵn, gạo tẻ, gạo nêp, gạo nép cam và trâu.

23

Trang 33

Vỏ trâu của thóc nếp được dùng dé lên men, khi trấu phân hủy sẽ tạo ra một hươngvị đặc biệt cho rượu cần Vào dịp lễ hội hay dip tiếp khách, người Mường thường

bưng rượu ra để tiếp đãi khách Người chủ của cuộc rượu được gọi là chú chám.

Bình rượu cần có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, người ta dùng cái cần trúc nhỏ đã

uốn cong để hút rượu Thông thường sẽ có ít nhất ba cái cần trúc nhỏ được cắm

trong bình rượu Bên cạnh bình rượu là một chậu nước sạch và một cái sừng trâu,

dùng dé đong nước và dé vào trong bình rượu Người Mường gọi cái sừng trâu dé

đong nước vào bình rượu là guộc Chú cham sẽ là người dé nước vào rượu để tiếp

đãi khách Từ người cao tuổi được mời uống rượu trước, sau đó là những vị kháchcòn lại Rượu sẽ được uống liên tục cho đến khi trong bình chỉ còn vị chua thì mớitan hội Hiện nay, văn hóa uống rượu cần vẫn được người dân Mường Khụ duy trìvà tiếp tục phát huy.

Nghề thủ công truyền thắng: Nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của người

Mường là: dệt vai, đan lát Nghề dệt vải là nghề đã có từ lâu đời và gắn bó với cuộcsống của người dân đến tận ngày nay Đây cũng là nghề giúp kiếm thêm thu nhậpcủa người dân, với nguyên liệu từ tự nhiên như từ tơ tằm, từ cách đệt vải truyền

thống với cỗ máy dệt mà người xưa để lại, từ cách nhuộm màu vải được lay từ cácnguyên liệu tự nhiên, điều này đã góp phần tạo nên những trang phục truyền thống,

mang nhiều giá trị văn hóa mà không phải nơi nào cũng có được Từ bao đời naynghề thủ công truyền thống luôn được đồng bào Mường ý thức giữ gìn, duy trì và

phát huy, điều đặc biệt là kể từ khi dy án KBTTN, phát triển du lịch tại vùng đượcdiễn ra thì hoạt động trong nghề thủ công của đồng bào Mường được sử dụng để

phát triển du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho người dân ở nơi đây Hiện nay,nhiều hộ gia đình của người Mường Khu không dệt vì sự sẵn có từ thị trường.

1.2.3.2 Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật biểu diễn:

Múa trống đồng: là hình thức biểu dién đánh trống đồng được cách điệu như làđiệu múa Là loại hình múa còn lưu giữ và bảo tồn đến tận ngày nay Múa trống

đồng diễn ra mỗi khi trong bản có hội Múa trỗng ở đây khá đơn giản, người muốn

24

Trang 34

học cũng có thê học được một cách dễ dàng Điệu múa này không giới hạn số lượng

người tham gia Động tác múa khá đơn giản, thực chất chỉ là cùng với sự kết hợpcủa nhịp điệu là hành động dùng dui trống để tạo ra những âm thanh trầm bổng mà

hùng tráng của trống đồng Là một tập tục đẹp của đồng bảo thể hiện sự trân trọng

đối với thành quả lao động của con người trong sản xuất và sự đoàn kết của mọi

người trong bản.

Múa sạp: là điệu múa dân gian và đặc sắc của người Mường Khụ Đạo cụdùng để múa sạp bao gồm: hai cây tre to, thắng và đài làm sạp cái và nhiều cặp sạp

gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách nhau chừng hai

gang tay tạo thành dàn sạp Người múa chia thành hai tốp: một tốp đập sạp và một

tốp múa Tốp múa, thường là múa theo đôi Càng có nhiều đôi thì đội hình múa

càng phong phú, sinh động Sạp được đập theo nhịp 4/4 Hòa cùng điệu nhạc và

nhịp đập của người đập sạp Cứ thế tạo ra âm thanh vui nhộn trong buổi múa sạp

của người Mường Khụ Múa sạp của người Mường Khụ vẫn còn duy trì cho đến tận

ngày nay, góp phần làm nên văn hóa độc đáo của họ.

Múa quạt ma: là một hình thức múa xuất hiện trong đám tang của ngườiMường Màu trang phục được mặc để múa quạt ma là màu trắng Múa quạt ma

được diễn ra từ khi xảy ra đám tang cho đến lúc đưa người chết về nơi yên nghỉ.

Tham gia là những con dau trong gia đình có người mat Các con đâu trong gia đình

của người mất đứng quây quanh quan tài theo thứ tự từ dâu cả đến cô dâu ở bậc

thấp nhất, con dâu đứng quay mặt về phía thầy mo, một tay cầm quạt tre trước ngực,

một tay cầm gậy chống xuống đất Động tác múa quạt ma được dién ra theo nhịpchiêng, khi tiếng chiêng vang lên thì con dâu bắt đầu quạt, họ quạt theo hình sóng

lượn, được bắt đầu từ người dâu cả cứ thế họ lần lượt quạt Nhìn vào số lượng

người tham gia múa quạt ma, ta có thé thấy được gia đình này có bao nhiêu người

con dâu Múa quạt ma có ý nghĩa vô cùng quan trọng điều này thể hiện sự hiếu thảo

của người con dâu đối với gia đình nhà chồng Múa quạt ma là một trong những nét

25

Trang 35

đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Mường Khụ, múa quạt ma còn được người

dân trong làng, xã duy trì đến tận ngày nay.

Bên cạnh những điệu múa dân gian như: múa trống đồng, múa sạp Người

Mường Khụ còn có những điệu múa truyền thống nữa đó là múa đập bông bông,múa còn Những điệu múa này vẫn được duy trì đến tận ngày nay.

Văn học dân gian: Người Mường có một kho tàng văn học vô cùng phong

phú với nhiều thê loại như: thành ngữ, sử thi, truyện thơ, Mo Mường

Thành ngữ Mường: là một trong những thể loại văn học dân gian tiêu biểu của

người Mường Thành ngữ Mường được sáng tác từ cuộc sống hàng ngày của người

dân Thành ngữ được lưu truyền đưới hình thức truyền miệng Thành ngữ nói về các

khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Trong thành ngữ, người Mường nói về quan niệm sống chết, lẽ sống chết

(cuông chết cuông không) Người ta nhận ra: cuông chết biến vòng, cuông không

biến rương (cái sống đàng ngực, cái chết sau lưng).

Thành ngữ người Mường thể hiện văn hóa ứng xử với tần số xuất hiện khá lớn.Một số thành ngữ tiêu biểu: quên cùng lùng láng (hang xóm, láng giéng), rac mét

hòn món mét láng (nước một khe, người một làng).

Thành ngữ cũng gián tiếp phê phán những hiện tượng xấu, con người xấu

trong xã hội, đề cao cái tốt “ăn khấp mắt” (ăn sắp mặt) nghĩa là kẻ tham ăn.

Thành ngữ là một sáng tạo trong nhân dân lao động Thành ngữ Mường đóng

vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và làm giàu văn hóa Mường |

Truyện dân gian: có thể kể đến một số tác phẩm nổi tiếng như: “Nàng A

Trứng”, “Vua Trời Xứ Kiện”, “Chàng Rạc đánh vua trời”, “Hoàng hậu dài mũi”,

“Chàng Kho”, “Nàng Sao Á Sáng”.

Mo Mường: là một sử thi lớn, nổi tiếng của người Mường Mo Mường là sửthi thần thoại được dién xướng trong đám tang của người Mường Người cúng trong

đám tang được gọi là thầy Mo Thầy Mo dùng Mo Mường để cúng cho người đã

khuất Nội dung của một Mo bao gồm 4 phan: ©

1 Têm thự pốn — thy rim: mo liênh tlời

26

Trang 36

2 Têm thự kháu: ti khôông ti

3 Têm thự pay — thám: wan wa

4 Khảo dị: wan wa

Truyện thơ: là thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm những

tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, được đọc Truyện

thơ được viết bằng tiếng Mường Truyện thơ của người Mường xoay quanh hai chủ

đề chính là: truyện về những người nghèo khổ và truyện về tình yêu, hôn nhân Một

số tác phẩm kê đến như: Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai mối, Nàng Om chang Bong

Hương, “Dạ dần trồng hoa”, “Nàng con côi”, “Tráng đồng”

Sử thi Mường là một trong những thể loại văn học dân gian nỗi tiếng củangười Mường Hai tác phẩm nỗi tiếng phải kể đến khi nhắc đến thể loại sử thi của

người Mường là: “Dé đất, đẻ nước”, “Chim Ay, Cái Ua”.

Những tác phẩm văn học dân gian này, vẫn còn được duy trì và giữ gìn đến

tận ngày nay.

Lễ hội: Về lễ hội, theo như điều tra thực tế từ tác giả, người Mường Khụ hàng

năm chỉ có một hội duy nhất là: hội xuân Hội xuân được diễn ra vào đầu tháng

giêng Bà con nơi đây chủ yếu là làm nghê nông, quanh năm làm lụng vất vả, duy

chỉ có mùa xuân là mùa nông nhàn Hội xuân chính là nơi giao lưu, gặp gỡ của

những người lao động bình dân, là nơi họ vui đùa sau những tháng ngày lao động

vất va Hội diễn ra trong hai ngày tại ủy ban xã Vào ngày hội này, mọi người trongxã cùng nhau tụ họp về ủy ban để tô chức hội Hội diễn ra cả ban ngày và buổi tối.

Ban ngày người dân trong xã cùng nhau chơi các trò chơi dân gian của ngườiMường Khu như: trò chơi đánh mảng, ném cù, ném còn Trong xã Tự Do có 10

xóm, mỗi nhóm đều có một đội văn nghệ, vào ngày này, buổi tối của hội Xuân

chính là 10 đội văn nghệ, đại điện cho 10 xóm hát giao lưu với nhau, mọi người

quây quan bên nhau, cùng nhau hát những bài truyền thống của người Mường Khu.

Vào ngày hội, người dân trong xã mặc những trang phục mới với màu sắc sặc sỡ

khác nhau tùy vào sở thích của từng người Ngày hội không chi là ngày vui của

xóm, của xã mà con là ngày nam và nữ người Mường Khu thành đôi, họ làm quen

27

Trang 37

và yêu nhau trong ngày hội Hiện nay, hội xuân vẫn được người Mường duy trì và

phát triển Số lượng người tham gia từ trẻ em đến người già vẫn đông, mọi người

trong xã vẫn quan tâm nhiều đến hội này Hội xuân vẫn giữ được nét truyền thốngtừ xưa để lại mà không bị mai một theo thời gian.

Phong tục tập quán:

Đám cưới của người Mường Khu: Người dân trong làng, xã phải tuân thủ theo

những quy định chung của làng trong hôn nhân Ngày xưa, việc dựng vợ ga chồng

là do gia đình hai bên quyết định, con cái không có quyền lựa chọn Tục lệ này

giống với người Kinh trong thời chế độ phong kiến, nam và nữ không có quyền tìm

hiểu hay yêu đương mà đám cưới của họ sẽ được diễn ra theo hình thức “cha mẹ đặtđâu, con ngồi đấy” Theo tục lệ của người Mường Khu, nhà gái được quyền tháchcưới, thách cưới thường là: lợn, gạo, rượu, ga và một it tiền Số lượng đồ thách

nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu của nha gái Ngày xưa phụ nữ Mường Khu, ngay

từ lúc họ từ 10 đến 14 tuổi, họ đã biết dét Họ dệt từ lúc còn nhỏ đến lúc họ trưởngthành Những đồ mà họ dét ra đều để chuẩn bị cho chính họ khi họ đi lay chồng Vềnhà gái, cô dâu khi đi lấy chồng phải chuẩn bị nhiều đồ đạc để đem sang bên nhà

chồng như: chăn, gối, rương Những thứ này đều phải có cặp Người Mường Khụ

kiêng số lẻ trong chuẩn bị đồ cho con gái khi về nhà chồng vì đây là con số không

đem lại hạnh phúc cho gia đình Tùy từng gia đình mà nhà gái chuẩn bị đồ cho con

dâu nhiều hay ít Những chiếc chăn có hình hoa văn hay chiếc gối đều do chính côdâu hay người nhà cô dâu dệt cùng Vào ngày cưới, chăn và gối được dé trong

rương và được khênh sang bên nhà chú rễ Cô dâu mang nhiều chăn gối sang nhà

chú rễ, tặng bố mẹ, họ hàng nhà chồng, điều này thé hiện sự hiếu thuận của cô dâu

đối với bố mẹ chồng và sự thân tình chu đáo với anh em họ hàng nhà chồng Bên

nhà nam phải mang gạo, lợn, gà sang cho nhà gái, tùy vào việc thách cưới của bên

gia đình nhà nữ mà nhà nam phải chuẩn bị gạo, lợn, gà với số lượng kg theo yêu

cầu Đám cưới được tổ chức trong 2 hoặc 3 ngày Trong ngày cưới, cô dâu và chú rễđều mặc trang phục truyền thống Ngày cưới, họ hàng, anh em, người dân trong

làng dén chung vui cùng cô dâu, chú rê Trong xóm, làng đêu có quy ước riêng của

28

Trang 38

làng về tiền mừng trong đám cưới, nếu là hàng xóm, tiền mừng sẽ là 50 nghìn, nếu

là anh em nhà cô dâu, chú rẻ, tiền mừng là: từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng.

Người Mường không có tục ở rễ như các dân tộc khác, đuy chỉ có trường hợp, nhàcô dâu không có nam thì chú rễ có thé đến đó ở thay con trai và làm ăn tại nhà cô

đâu Ngày nay, nam và nữ được tự do trong việc tim bạn đời mà không có sự ép

buộc từ phía gia đình Trong đám cưới của người Mường Khụ hiện nay có nhiềuthay đổi Ngày xưa, mâm cỗ cưới của người Mường chủ yếu là thịt lợn luộc, bỏ vào

mẹt hoặc lá chuối, có rượu cần, có xôi nép Ngày nay, mâm cỗ ngày cưới của người

Mường Khụ giống của người Kinh, thịt lợn không đơn thuần chỉ để luộc mà còn

được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, cùng với việc uống rượu cần,người Mường còn uống bia giống người Kinh dé chung vui với cô dâu, chú rẻ.Ngày nay, việc thách cưới của người Mường Khụ cũng được đơn giản, không cầu kì

như trước, việc thách cưới bây giờ chỉ là hình thức, nhiều gia đình nhà gái, họ thách

cưới bằng tiền, không thách bằng gạo, lợn, gà như trước Bố mẹ chồng hay bố me

vợ ding vàng dé làm của hồi môn cho con gái hay con trai Nếu như ngày xưa,

người phụ nữ phải tự tay dét chăn, gối dé sau này khi kết hôn họ đem về nhà chồng,

thì nay, nhiều người dùng tiền dé mua chăn, mua đệm, dé không phải mat thời gian

và tiện lợi Ngày xưa, chăn của cô dâu được đựng ở trong rương và khênh về nhà

chồng, thì nay, thay vì rương, nhà gái bỏ tiền ra dé mua tủ, họ ding tủ dé đựng chăn

và gối Trong đám cưới người Mường, hiện giờ nhiều người không mặc trang phục

truyền thống, mà họ mặc váy cô, chú rễ giống của người Kinh Tuy có nhiều thay

đổi nhưng hiện nay, nhiều hộ gia đình trong làng, xã vẫn duy trì được những phongtục tập quán truyền thống của người Mường cho đến tận ngày nay.

Phong tục trong Tết nguyên đán của người Mường: Đỗi với người Mường, Tết

Nguyên Đán cũng là cái Tết to nhất, quan trọng nhất trong năm Tết cổ truyền củangười Mường Khụ kéo đài trong 7 ngày, bắt đầu từ 30 tháng tháng chạp của năm cũ

đến hết ngày mùng 7 tháng giêng của năm mới Theo như phong tục truyền thống

thì hàng năm vào ngày 27 tháng chạp, toàn bộ con cháu, nhất là nam giới vào khu

mô ma tô tiên dé don đẹp, sửa sang ngôi mộ, và mời ông bà tô tiên ve ăn Tet cùng

29

Trang 39

con cháu Vào ngày 27 tháng chap, người Mường Khu còn có ngày tha lả - rửa lá,

đây là ngày các chị em phụ nữ mang toàn bộ bát đĩa, noi, lá đong ra sông, suối dé

rửa Không chỉ vậy, các nông cụ trong gia đình như: cuối, xẻng cũng được đem di

rửa sạch Người Mường Khụ, họ cũng quét dọn nhà cửa, đề chào đón năm mới, và-hi vọng một năm mới may man và an lành đên với họ Cũng giông như người Kinh,

người Mường Khụ cũng gói bánh chưng, thường thì người Mường gói bánh chưng

vào ngày 28 Tết hàng năm, nguyên liệu làm bánh cũng giống của người Kinh và

không có gì khác Ngày 29 tháng chap, người Mường Khụ gọi ngày này là ngày

chín lụa, hay còn gọi là ngày ăn bữa cơm tất niên, theo cách gọi của người Kinh.

Trong bữa tất niên này, người Mường mời anh, em họ hàng của họ đến cùng ăn một

bữa dé kê cho nhau nghe một năm qua họ đã làm được những gi Đón giao thừa của

người Mường Khu cũng khá đơn giản, nhiều nhà đánh chiêng, đánh trống, đốt pháo,

con cháu ra vó nước lấy nước về đặt lên bàn thờ tổ tiên Đồ lễ dé cúng trong ngày

cúng của người Mường Khụ bao gồm: bánh chưng, thịt lợn, rượu Người Mường

thắp hương khấn trong đêm giao thừa để cầu mong gia đình họ gặp may mắn trongnăm mới Trong ngày Tết, người Mường Khụ mặc trang phục truyền thống của

mình Họ còn có tục đi năm mới đầu năm, những người ít tuổi đi chúc Tết những

người nhiều tuổi hơn trong họ hàng, hoặc họ đi chúc Tết những người có ơn với gia

đình họ Phong tục độc đáo trong ngày Tết của người Mường còn là tục trồng cây

nêu, họ trồng cây nêu ngay cạnh ngõ ra vảo, trong sân hay trước cửa của ngôi nhà.

Nêu được làm bằng cây tre hoặc cây lành hanh (cũng thuộc nhà tre nhưng thân nhỏ,

đốt thưa, thắng và cao) Cây nêu có ý nghĩa là: bác cáo với đất, với trời về sự tồn tạicủa gia đình mình và cũng là trấn tà không cho lũ quỷ thâm nhập vào nhà Tục trồngcây nêu vào ngày Tết còn được người Mường Khy duy trì đến tận ngày nay Một

phong tục đặc trưng trong Tết của người Mường đó là hát sắc bùa, đây là một đi sảntrong văn hóa của người Mường, là lối hát dùng dé chúc nhau vào dip đầu năm mới.

Hát sắc bùa hay còn gọi là phường bùa, là một đội diễn của làng gồm từ 6 đến 12người, trong nhóm phường bùa, có một người hát chính, người này là người hát hay

nhất trong nhóm, đi cùng sau đó là người hát phụ, và một số người chơi nhạc cụ

Trang 40

như: trống, chiêng, Phường bùa bắt đầu từ ngày mùng 1, phường bùa sẽ đến hát

cho từng nhà, lời bài hát chính là lời chúc của phường bùa dành cho gia đình của cư

dân trong xóm, làng Trong lúc phường bùa đang hát, gia chủ của nhà có thể xuống

hát đối với phường bùa để thé hiện khả năng ứng tác của hai bên Sau khi phường

bùa hát xong, họ thường được chủ nhà mời rượu hoặc mời cơm hay tặng một thùng

thóc nhỏ làm quà Tục lệ hát sắc bùa của người Mường Khụ vẫn được người dân

trong làng duy trì đến tận ngày nay Tuy nhiên, số lượng người biết hát sắc bùa chỉtập trung ở tuổi trung niên và người già Hiện nay, trong giới trẻ nhiều người không

có hứng thú và không muốn học hát sắc bùa Sau ngày mùng 7 Tết, người Mường

Khụ có lễ khai hạ, đây cũng là ngày cuối cùng của ngày Tết Các gia đình tô chức

Tết lại, họ làm mâm cơm để cúng tổ tiên trong ngày cuối cùng của Tết Sau ngày

này, việc ăn Tết đã hết, mọi người chấm dứt những ngày nghỉ, vui chơi bên gia đình,

bạn bè và quay trở lại tiếp tục công việc của mình Điểm khác biệt trong Tết truyềnthống xưa và nay của người Mường Khụ là, ngày xưa trong ngày Tết người Mường

Khu thường mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, nhưng ngày

nay, nhiều người Mường không còn mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình

trong ngày Tết nữa, thay vào đó là họ mặc đồ của người Kinh.

Đám ma của người Mường Khụ: Người Mường quan niệm, tang ma được tôchức trang nghiêm và chu đáo, điều này thể hiện sự tôn trọng của người còn sống

với người đã mat Đối với con cái trong gia đình người mắt, trang phục họ phải mặc

trong ngày gia đình có người mất là: con gái mặc áo trắng, váy trắng, khăn đội đầu

màu trắng và một áo vải màn dài màu trắng giống của người Kinh Con trai cũng

mặc quần áo màu trắng, và khăn trắng quấn bên trong Riêng con trai trưởng trong

gia đình thì đội thêm mũ rơm, để chịu tang bố hoặc mẹ Trong dam ma của người

Mường Khu, thầy Mo là người thực hiện và hướng dẫn mọi lễ nghi Ngay sau khi

gia đình có người mất, người nhà phải lập tức gọi thầy Mo đến Trang phục củathầy Mo trong đám tang: bộ trang phục của thầy Mo may rất rộng, tay áo to, vạt tráivắt chéo qua sườn phải Áo dài tới bắp chân, phần đưới may mở rộng và không xẻ

tà, ngang lưng có một thắt lưng bằng vải trắng Mũ thầy Mo may bằng vải dét nhiều

-_ ““————_T:——=——= Em eo geome

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN