1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

97 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Vũ Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hà Hưng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp & PTNT
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 24,55 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: chuyên đề tập trung nghiên cứu về những vấn đề của phát triển du lịch sinh thái đó là: Doanh thu từ khách du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

ĐÈ TÀI:

GIẢI PHAP PHÁT TRIEN DU LICH SINH THÁI

TẠI XÃ HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG,

TỈNH LẠNG SƠN

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hà Hưng

Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Hà

Mã sinh viên: 11191610

Lớp chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp & PTNT 61

Khoa: Bất động sản và Kinh tế tài nguyên

Email: vthuha2710@ gmail.com

SDT: 0326564075

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại xã HữuLiên, huyện Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng em và

em chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Các số liệu nghiên cứu và nội dung trình bày trong chuyên đề là trung thực

và chưa được bảo vệ một học vi nào Moi thông tin trích dẫn được sử dụng trong

chuyên đề đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu thamkhảo Thông tin được thu thập va điều tra thực tế tại địa phương

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Tác giả

Vũ Thu Hà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đãnhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáotrường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trước hết em xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường vàcác thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện về

tinh thần và vật chất giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập và nghiêncứu.

Có được kết quả này em vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâusắc đối với ThS Nguyễn Ha Hưng người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ emhoàn thành đề tài này

Trong quá trình thực hiện dé tài, em còn nhận được sự giúp đỡ của cácban ngành, đoàn thê tại địa điểm nghiên cứu Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệttình của các cô chú, anh chi cán bộ UBND huyện Hữu Lũng nói chung vaPhòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng đã giúp em có thể hoànthiện dé tài nghiên cứu này

Trong quá trình viết chuyên đề, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình

độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên dé của em khôngthé tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathay, cô dé em hoàn thành tốt hơn

Em xin nói lời cảm ơn sâu sắc với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Tác giả

Vũ Thu Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LOI MỞ ĐẦU "— ` 1

1 Tính cap thiet của dé tai d G05 S S9 9 9.0.0 4.0 004 0609.568004996

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU o5 5 %9 1 99 9 0 0 04 00004 6 00

3 Phạm vỉ nghiÊn CỨU - œ5 < 5< % 8.9 9.6.9.0 0.0 01.0 0040084

4 Phương pháp nghién CỨU d 2c 5G G S59 9 599 999 899% 999.9699060 65895.985896

5 {Cau uc 1 na e

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN PHÁT TRIEN DU LICH

SINHTHÁI 71.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái . s- 5s sess<sess1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST) - ¿5 2+s+52+s+£+z£+zszse2 7

1.1.2 VỊ trí của du lịch sinh thái - - - - - << + << + + + + * S223 EEeereeeeeees 8

1.1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái - - + xxx EeEvEvEeEeEekskrkrerererrree 101.1.4 Nội dung phát triển du lịch sinh thái -¿- 6 scsvxvEvEvEereresxexseee 12

1.1.5 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái -« «<< «<< +++++<+<ccceeeeeees 17

1.2 Cơ sở thực tiên về phat triên du lịch sinh thái < «555 « «sssss 22

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới 22

00-3 24

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của xã Hữu

Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lang Sơn - 5-5 + ++s+ssveresss 27

CHUONG 2 ĐẶC DIEM DIA BAN VÀ TIEM NĂNG PHÁT TRIEN DU

LICH SINH THAI TAI XA HUU LIEN — 28

2.1 Đặc điềm tự nhiên kinh tê, xã hội của xã Hữu Liên 282.1.1 Đặc điểm tự nhiên c:- c+5+t2Ext E2 t2 tre 28

2.1.2 Điều kiện kinh tẾ - xã hội :-5+2ct2 ttEtteErirtrrrrrrrrrrrrrrrrrree 31

2.1.3 Tài nguyên du lịch tự nhiÊn 5 22 33323335 EEEsrirrerserree 31

2.1.4 Tài nguyên du lịch văn hoá ‹ +:cc:cc+cscererterrereererree 36

2.2 Đánh giá tiêm năng phát triên du lịch sinh thái của Hữu Liên 372.2.1 Sự hấp dẫn của vị trí địa lý tự nhiên ¿+ 2 2 252 +z+x+x+xzxrxererved 37

Trang 5

2.2.3 Sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh - - 2+ 2 +s+E+E££+zE+EeEzxzrererxee 42

2.2.4 Sự hấp dẫn về mặt kinh tẾ -::ccccvvvvverrrirrrrrrrrrrrrrrrriie 422.3 Đánh giá nguôn lực phat triên du lịch sinh thái - s «<< « ««2.3.1 Hệ thống giao thông ¿+ 2© + t9 E2E£EE2EEEE2EE71212121121211 2111 cExe0 43

2.3.2 Hệ thống cung cấp điện + ¿2 SE+E2E#EE2EEEE2EEEE2EEEEEEEEEErrrerees 442.3.3 Hệ thong cấp, thoát nưỚC ¿+ 2S E‡E‡E2E2EEEEEEEEEEEEEEEEE1121 1E cxe, 45

2.3.4 Hệ thống bưu chính viễn thong 2- 5 2 ©2+E+E££E+E+Ez£zzEzEererxei 45

2.3.5 Các cơ sở hạ tầng xã hội khác - 2 +s2+k+E++EeE2EeEEzEerkerrrkerees 46

CHUONG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DU LICH SINH THÁI TẠI 47

XA HOU LIEN 0017 7 dAL.ŒHLHHHH

3.1 Xác định vi tri, vai trò của ngành du lịch sinh thái s -«s«

3.1.1 Vi trí, vai trò của du lịch sinh thái xã Hữu Liên — huyện Hữu Ling đối

với phát triên du lịch của tỉnh Lạng Son và tiêu vùng Đông Bac thuộc vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ - - 2 2E +EE£E+E£E££EzEeEerszxsrree 47

3.1.2 Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái Hữu Liên đối với phát triển kinh tế - xã

hội của huyện Hữu Lũng - - <5 231111339 1 1 9 ng xe 48

3.1.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái Hữu Liên giai đoạn 2020

3.2.2 Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân - 66

CHƯƠNG 4 _ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH SINH THÁI 71

XA HUU LIEN ue

4.1 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tai xã Hữu Liên, huyện HữuLũng, tinh Lạng SƠI G55 5 9 0.03 000.0000004 0600004.060880000

4.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 2 - 2 +52 £+£++E+£x+Ee£x+Eezxerses 71

4.1.2 Giải pháp về đầu tư ¿-2- +5++52+EE2E2EEEEE2E22121121121 212121121 ekre 724.1.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch - 2 2s <=s5s+: 73

4.1.4 Giải pháp xúc tiễn, quảng bá du lịch - 2 2+s+s+cezxzE+eerszxses 75

4.1.5 Giải pháp tổ chức quản lý - - + 2+++E+E+E2E+E£EEzEeEerrkrrerreerrei 764.1.6 Giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế 2-2 ¿+x>x+z++zzxzxzez 76

Trang 6

4.1.7 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch - 77

4.1.8 Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch 78

4.2 (08010 6) 0n

4.2.1 Kiến nghị với chính quyền huyện Hữu Lũng, tinh Lạng Sơn 79

4.2.2 Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 79

450000.910277557 81

TÀI LIEU THAM KHẢO Hs 11111 1 1,Ó 83 Hộp 1: Y kiên của du khách về chat lượng dich vụ du lịch

-Hộp 2: Y kiến của doanh nghiệp về công tác quảng bá, xúc tiến

Hộp 3: Ý kiến của du khách về độ hấp dẫn cia du lịch sinh thái

Trang 7

DANH MỤC BANG SO LIEU

Bảng 3.1 Tình hình du khách đến với Hữu Liên giai đoạn 2020- 2022 50

Bảng 3.2 Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2020 - 2022 - 52

Bảng 3.3 Tổng thu từ du lịch sinh thái Hữu Liên giai đoạn 2020- 2022 53

Bang 3.4 Hiện trang co sở lưu trú tại xã Hữu Liên giai đoạn 2020 - 2022 55

Bang 3.5 Lao động hoạt động du lich ở Hữu Liên giai đoạn 2020 - 2022 56

Bảng 3.6 Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm của người dân hi 89nì i01 60

Bảng 3.7 Ý kiến đánh giá của người dan địa phương về sự tác động của DLST 61

Bang 3.8 Ý kiến của người dân về tác động của DLST tới thu nhập của họ 62

Bảng 3.9 Ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST -. - 63

Trang 8

LỜI MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua sự nghiệp đôi mới đất nước đã đạt được những thànhtựu đáng kế đặc biệt là sự chuyên dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nôngnghiệp đang có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của các ngành công

nghiệp và dịch vụ, du lịch là một trong những ngành đóng góp lớn vào tỷ trọng

ngành dịch vụ Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống

xã hội Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước

công nghiệp phát triển Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh dé

vực dậy nền kinh tế Ở Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã banhành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn, là định hướng chiến lược quan trọng dé phat triển đất nước, tạo động lực thúc

đây sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sựthay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng da dạng của con người Một trong nhữngloại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là

du lịch sinh thái Du lịch sinh thái chú trọng vảo tài nguyên và nguồn lực địa

phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư

địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đangphát triển Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng

thế mạnh của du lịch Việt Nam

Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên của huyện Hữu Lũng, thiên nhiên đã bantặng nơi này một vị trí không thể đẹp hơn với đường giao thông thuận tiện, tiếp giápvới tỉnh Bắc Giang có nhiều khu công nghiệp, có nhiều danh lam thăng cảnh đẹp.Trong đó phải ké đến các khu du lịch sinh thái xã Hữu Liên với những cánh đồng cỏ

xanh, thảm thực vật phong phú, những vách núi đá hoang sơ, hồ nước trong xanh,

thác nước và suối mang vẻ đẹp hùng vĩ, hữu tình

Cùng với đó, khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên trải rộng trên toàn bộ xã Hữu

Liên là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, có diện tích khoảng hơn 6000 ha Đặc

biệt xã Hữu Liên được UBND tỉnh công nhận là Làng du lịch cộng đồng Ngoài ra,

Hữu Liên còn có thắng cảnh như thảo nguyên Đồng Lâm (có các đầm nước lớn,đồng cỏ và núi đá vôi trùng điệp), hồ Nong Dùng, hồ Mỏ Áng, có nhiều nhà nhà

Trang 9

sàn, suối nước, rừng cây Day là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá, rất phù hợp dékhai thác các các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, giải trí thé thaomạo hiểm, khám pha và du lịch nghỉ dưỡng núi Hiện nay nhiều bản làng trong xãHữu Liên vẫn duy trì những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày,

mọi sinh hoạt văn hoá đều diễn ra ở đây cùng với các làn điệu hát Then, hát Ví tạo nên không gian văn hoá đặc sắc Đây sẽ là những điểm du lịch sinh thái hấp

dẫn trong tương lai.

Mặc dù xã Hữu Liên sẵn có những ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên vàvăn hóa đặc sắc, nhưng đến thời điểm hiện tại, sản phẩm du lịch chính của HữuLiên mới chỉ dùng lại với việc khai thác đơn lẻ và một sỐ chương trình du lịch tự

khám phá Sản phẩm du lịch nghéo nàn, chất lượng dịch vụ còn thấp, hoạt động

cung cấp dịch vụ du lịch còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp là một trong nhữngnguyên nhân khiến lượng khách du lịch biết đến và đến du lịch Hữu Liên còn nhiều

hạn chế, du lịch Hữu Liên thực sự vẫn chưa khang định duoc vị thế của minh

trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hữu Lũng nói riêng và của tỉnh LạngSơn nói chung.

Vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinhthái tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” làm chuyên đề tốtnghiệp, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên, từ đó đưa ra

giải pháp chủ yếu nhằm đây mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Hữu Liên tương

xứng với tiêm năng săn có của khu vực.

Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái tại

xã Hữu Liên, huyện Hữu Ling, tỉnh Lang Sơn.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên huyệnHữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa

phương trong nước.

+ Dé xuất một số giải pháp chủ yêu nhằm phát triển du lịch sinh thái tai

Trang 10

xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

3 Pham vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tàiCác vấn đề về phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về nội dung: chuyên đề tập trung nghiên cứu về những vấn đề của phát triển

du lịch sinh thái đó là: Doanh thu từ khách du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

du lịch; Đào tạo nguồn nhân lực; Bảo vệ tài nguyên môi trường, duy trì hệ sinh thái;

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương: Tạo cơ hội việc làm đem lại lợi

ích cho cộng đồng địa phương

Về không gian: Chuyên đề nghiên cứu trên địa bàn xã Hữu Liên, huyện Hữu

Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Về thời gian: từ năm 2020 — 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xã Hữu Liên, huyện Hữu Ling, tỉnh Lạng Sơn là xã có nhiều giá tri tainguyên dé phat triển du lịch Hiện nay du lich ở Hữu Liên vẫn tiếp tục phát triển

nhưng gia tri tài nguyên ít bi ảnh hưởng vì ly do đó tôi lựa chọn địa bàn xã Hữu

Liên là điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tập trung ở các điểm du lịch như: khu du lịch sinh

thái Đồng Lâm, hồ Mỏ Ang, hồ Nong Dùng, đây là những nơi phát triển DLST đặctrưng của xã.

Phương pháp thu thập số liệu

Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã công bố như: niêngiám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của xã Hữu Liên và huyện Hữu Lũng, các

tạp chí khoa học của huyện, đề án về phát triển du lịch xã và huyện, các bài báo đăngtrên các mạng internet

Tài liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điêu tra

Tài liệu sơ cấp được thu thập dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp

Trang 11

những du khách đến thăm các điểm du lịch đã nêu trên, chủ của những điểm du lịch

sinh thái, cư dân địa phương và doanh nghiép/HTX/co sở kinh doanh du lịch.

Căn cứ vao thực trạng phat triển du lịch sinh thái trên dia bàn xã em tiến

hành điều tra ba điểm đó là:

Khu du lịch sinh thái Đồng Lâm: 10 phiếu du khách; 10 phiếu cư địaphương,02 phiếu doanh nghiệp/HTX/cơ sở kinh doanh du lịch

Hồ Mỏ Ang thôn Tân Lai: 05 phiếu du khách; 05 phiếu cư dân địa phương,

03 phiếu doanh nghiệp/HTX/cơ sở kinh doanh du lịch

Hồ Nong Dùng thôn Lân Châu: 05 phiếu du khách, 10 phiếu cư dân địaphương,03 phiêu doanh nghiệp/HTX/cơ sở kinh doanh du lịch

Điều tra qua bảng câu hỏi có sẵn: bằng phương pháp điều tra chọn mẫu

Đối với du khách: Điều gì đã hấp dẫn họ đến khu du lịch này? Các hình thức

du lịch sinh thái như thé nào? Họ đánh giá như thé nào về chat lượng chuyến đi

Qua phỏng vấn 20 du khách, khoảng 50% trong số họ biết đến điểm du lịchsinh thái Hữu Liên qua các nên tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Youtube,Instagram ), 25% thông qua bạn bẻ và người thân, 20% qua mạng Internet và 5%biết đến qua các tờ rơi, quảng cáo Nhìn chung du khách có cảm nhận chung về chấtlượng sản pham là chưa tốt, 70% số du khách được hỏi đánh giá về dịch vụ du lịchsinh thái tại Hữu Liên là chưa tốt Cụ thể dịch vụ bán hàng lưu niệm có tới 75% ýkiến được hỏi đánh giá là dịch vụ này kém Dịch vụ vận chuyền cũng có 50% ý kiếnđánh giá là kém Chỉ có 2,00 % ý kiến đánh giá dịch vụ rất tốt là công tác đón tiếp.Như vậy, các dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó nên kháchhàng vẫn có những ý kiến chưa hài lòng về chất lượng sản phẩm

Đối với cộng đồng dân cư: Du lịch có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sốngcủa họ, người dân địa phương đã được tham gia vào công việc nào của quá trình

Trang 12

71,00% ý kiến cho rằng tốt, không ảnh hưởng 29,00%, 100% ý kiến đánh giá

giá cả hàng hóa, dịch vụ không ảnh hưởng đến đời sống của cư dân địa phương

Khi được hỏi về mức độ sẵn sàng tham gia vào việc phát triển DLST, kết quảcho thấy đến 80% ý kiến có thé sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như:dịch vụ vận chuyền, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú hay cung cấp các dụng cụchuyên dụng cho du lich sinh thái Có 80% các tô chức thấy rằng mình đủ khả

năng tham gia vào hoạt động hướng dẫn cho du khách Ngoài ra, đến 100% cáccác hộ dân sẵn sàng tuyên truyền cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái củahuyện.

Đối với các doanh nghiệp: Hiện nay doanh nghiệp họ đang có những hìnhthức kinh doanh nào? Công tác quảng bá như thé nào dé doanh nghiệp thu hút thêmkhách du lịch đến với Hữu Liên

Theo ý kiến của những giám đốc điểm du lịch, họ đều cho biết rằng có quảngcáo DLST Hữu Liên trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube, có phát tờ rơi,

tờ gấp, mới năm 2019 trong Website Trung tâm Xúc Tiến Du lịch Lạng Sơn đã cóđiểm du lịch này Qua ý kiến trên ta nhận thấy rằng công tác quảng bá xúc tiến

đã có nhưng hầu như tat cả các hình thức trên còn bó hẹp Hiện nay các điểm DLST

ở Hữu Liên chưa có website riêng, chủ yếu số lượng khách đến thông qua kênh

thông tin mạng xã hội là chủ yếu Ở Hữu Liên thị trường chủ yếu là khách nội địa(chiếm khoảng 80,00%)

Phương pháp phân tích

- Phương pháp thong kê mô tả: Được sử dụng dé thu thập số liệu trongkhoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rõ tính quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.

- Phương pháp thông kê so sánh: đề tiễn hành so sánh đối chiếu biết được sựbiến động của hiện tượng qua các năm đi tới kết luận Tính toán các chỉ tiêu phát

Trang 13

Cách làm: lượng hoá chỉ tiêu bằng số cụ thé.

- Phương pháp xử lý số liệu

Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trước trong phiếu phỏng vấn, em thu

thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin chủ yếu bằng chương trình máytính: phần mềm EXCEL

- Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong đề tài này

em dùng một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng):

+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách+ Biến động về doanh thu

+ Biến động về SỐ lượng cơ sở lưu trú

+ Biến động về số lao động

Chỉ tiêu biéu hiện sự thay đổi cơ cấu (chỉ tiêu biểu hiện về chất lượng):

+ Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ: ăn uống, thông tin liên lạc, dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyền,

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khu DLST (Mức độ hài lòng của

du khách).

5 Ket câu của đê tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, chuyên đềbao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu

Liên

Chương 3: Thực trạng phat triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên

Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại xã Hữu Liên

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN PHAT TRIEN DU LICH

SINH THÁI1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST)

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức

thuộc Liên Hiệp Quốc, “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của người du hành,

tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong

mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mụcđích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoải môi

trường sống định cư; nhưng loại trừ các mục đích du hành có mục đích là kiếm

tiền” Du lịch cũng là dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hăn

nơi định cư Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du

lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà kháchchưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăngthu nhập cho người lao động.

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đãthu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộng được hiểu

theo nhiều góc độ khác Đối với một số người DLST được hiểu một cách đơn giản

là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái” Tuy nhiên cần cógóc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn đề hiểu DLST một cách day đủ

Do tạo được sự quan tâm của xã hội nên nhiêu tô chức, cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này, môi tô chức cá nhân khi nghiên cứu đêu đưa ra

những định nghĩa của riêng mình:

Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nayvẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đưa

ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng

tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địaphương” (E Hawkins., 1999).

Định nghĩa này dé cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đếnthăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sông của cư dân địa phương.

Trang 15

Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999

tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn

hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và pháttriển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Tuyên tập báo

cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam., 1998)

Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái, nómang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này Nó được coi là

cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinhthái ở Việt Nam.

Mặc dù có thé khác nhau về diễn đạt và cách thé hiện nhưng trong các địnhnghĩa vê DLST đêu có sự thông nhât cao về nội dung ở bôn điêm:

Thứ nhát, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặctương đôi hoang sơ găn với văn hoá bản địa.

Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tôn các đặc tính tự

nhiên, văn hoá và xã hội.

Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.

Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia cuacộng đồng cư dân địa phương

Ngày nay, người ra rất hay sử dụng thuật ngữ du lịch sinh thái để giới thiệu,quảng bá cho các điểm du lịch, tour du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng tacần phải dựa vào các đặc trưng của mỗi loại hình du lịch dé có thé phan biét dung

vé hoat động du lich đó là du lịch sinh thái hay là du lịch dựa vào thiên nhiên vì các

loại hình này có hình thức tương đối giống nhau nếu không hiểu rõ bản chất người

ta sẽ dễ bị nhằm lẫn

1.1.2 VỊ trí cua du lich sinh thái

Du lịch sinh thái là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch hiện nay Du lịch sinh thái đường như là hình thái du lịch đầu tiên

nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanhhóa ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệmôi trường và phúc lợi của cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành

du lịch.

Trang 16

Du lịch sinh thái là một phần của du lịch bền vững cũng như du lịch thiênnhiên Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch thiên nhiên, có mối liên quan mạnh

mẽ với du lịch văn hóa và du lịch mạo hiểm Vì du lịch sinh thái là một phần lớn

của du lịch thiên nhiên, do đó hai khái niệm này đôi khi bị nhằm lẫn Tuy vậy,không phải du lịch thiên nhiên nào cũng là du lịch sinh thái Du lịch thiên nhiên chỉđơn thuần là đến các khu vực thiên nhiên, và động cơ chủ yếu của du khách khi tớinhững nơi này là để thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng thiên nhiên Du lịch thiên

nhiên có thể bền vững hoặc không, và không luôn luôn liên quan tới bảo tồn môi

trường hoặc cuộc sông phôn vinh của cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái được bắt đầu từ hơn 25 năm trước, khi những người tham gialĩnh vực bảo tồn, du lịch và các cộng đồng địa phương sống trong hoặc xung quanhcác khu vực được bảo tồn nhận thấy môi quan tâm ngày càng tăng đối với du lịchthiên nhiên, và thấy được cơ hội định hướng một cách bền vững hơn Ngày nay, du

lịch sinh thái đã trở thành một trong những hình thái du lịch phát triển nhanh trong

ngành du lịch nói chung do: sự quan tâm ngày càng tăng đối với các vấn đề môi

trường, bảo ton cũng như phát triển; người ta muốn được học hỏi và trải nghiệm

thực tế những gì họ nghe thấy và đọc được qua báo chí hay các phương tiện thôngtin khác; mọi người muốn đóng góp vào công việc bảo tồn và phát triển cộng đồng;

du khách mong được đến những điểm du lịch hẻo lánh hơn và tránh đi theo lối mòn;

và người ta thường tìm đến những nơi gần gũi với thiên nhiên hơn để thư giãn

Từ những năm 1980, khi mới hình thành và phát triển du lịch sinh thái được

nhìn nhận như một tình trạng các bên đều có lợi: nó tạo nên động cơ khuyến khích

mọi người quan tâm bảo vệ môi trường; mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương;

và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới đối với ngành du lịch Tuy nhiên, khôngphải du lịch sinh thái lúc nào cũng mang lại lợi ích và thành công như vốn phải như

vậy Trên thực tế, nếu không được thực hiện một cách bền vững, du lịch sinh tháicũng có thể hủy hoại môi trường và tác động xấu đến người dân địa phương như du

lich đại trà Những người ủng hộ du lịch sinh thái thực thụ đã cố gắng thay đôikhuynh hướng này, xây dựng và thúc day các phương pháp và cách thức tiếp cậnkhác đề du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng

Trang 17

Du lich sinh thái ngày cảng trở nên phổ biến và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, nhiều nhà kinh doanh và cơ quan quản ớy du lịch hiện nay vẫn sử dụng nhẫn hiệu du lịch sinh thái dé khuếch trương sản phẩm của họ mà không that

sự tuân theo các nguyên tắc của loại hình du lịch này Vấn đề thường được coi là

“tô xanh” này dường như là khó khăn lớn nhất mà ngành du lịch sinh thái đang gặp phải hiện nay Có hai nguyên nhân chính dẫn đến “tô xanh”: một là để theo đuổi lợi ích kinh tế, hai là thiếu hiểu biết thực sự về du lịch sinh thái Những người “tô xanh” sản phẩm vì lợi ích của mình và tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn,

thu hút được lượng du khách nhiều hơn nữa bằng cách rao bán sản phẩm với nhãn

hiệu “sinh thái” đã nhận ra rằng ngày càng nhiều du khách tìm kiếm những gì khácvới du lịch sinh thái.

1.1.3 Đặc điểm của du lịch sinh thái

Mặc dù chưa có một khái niệm thong nhat vé DLST Nhung trong nội hamcủa các khái niệm đều ham chứa bón đặc điểm cơ ban và sự khác biệt của DLST vớicác loại hình du lịch khác DLST không đơn giản chỉ là đưa ra một loại sản phẩm

mới của nganh du lịch mà hơn thế nữa nó là động lực của sự phát triển, là một nhân

tố dé phát triển bền vững DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối

hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú.

Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở

về với những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con người

ở đó họ được hoà mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tựnhiên và văn hoá bản địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏicuộc sống day áp lực của công việc va ô nhiễm môi trường

DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho

dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho con người và cho dù

con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây rađối với tự nhiên

Thứ hai, Du lich sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bao tồn các đặc tính tự

nhiên, văn hóa, xã hội tại diém thăm quan.

Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quan ly

Trang 18

chặt chẽ nguồn tài nguyên dé nó tồn tại va hap dan du khách, họ phải đóng góp taichính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản

lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình Những nguồn tài

chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tô chức hoạt động DLST dé

bu đắp cho các khoản chi phí như: quan lý, trồng thêm cây xanh, tôn tao, trùng tu

Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân thiệnvới thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họđến Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinhthái vì thé họ luôn cé gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quýhiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường

Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái

từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động vậtquý hiếm, chặt cây đồn củi, phá rừng làm ray gây ảnh hưởng xấu tới các loài động,

thực vật có giá trị về thâm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ

Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực chocông tac bảo tôn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại diém thăm quan.

Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức về

hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái

DLST là một phương tiện tốt đề truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa conngười tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

Một trong những đặc điểm nỗi trội và khác với các hình thức du lịch khác làDLST đây mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi

trường sống Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn

gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài độngthực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên DLST hướng dan cách thức dénhững người làm du lịch và khách du lịch tiễn hành hoạt động du lịch đúng cách vớithái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống

Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lich sinh

thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa

Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đóinghèo, người dân được tiép cận với các dich vu giáo dục, y tê, cơ sở hạ tang như:

Trang 19

Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm cả cánhân và tô chức trước đó hâu như không có được.

Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh

của họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bảnđịa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tàinguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơidậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này dé mang lai thu nhập đáng kế cho cưdân địa phương băng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uốngbán hàng lưu niệm và các dịch vụ bô trợ khác.

Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy các

giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng những người dânbản địa làm các dướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST Khuyến khích người

dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như đệt thé cam, thêuren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương để

khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến

thăm quan Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó lànhững nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn đề thu hút kháchtham quan DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìngiữ bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú trong hành trìnhcủa khách du lịch Rất nhiều điểm DLST người ta t6 chức cho khách lưu trú ngay

trong nhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với người dân địa

phương, thậm chí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyềnthống của địa phương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán

lối sống cũng như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa

nguyên liệu sẵn có tại địa phương dé tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách dulịch chính những nguyên liệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là nhữngnguyên nhân làm hấp dẫn du khách Theo đó DLST đã mang lại nhiều lợi ích chongười dân địa phương.

1.1.4 Nội dung phát triển du lịch sinh thái

1.1.4.1 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trang 20

Cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các phương tiện và vật chất tham gia vàoquá trình tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt tất cả các nhucầu của khách du lịch Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yêu

tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và

tính tiện ích của nó Có ba yếu tố cầu thành dé tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịchthỏa mãn nhu cầu của du khách Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật

du lịch, lao động trong du lịch Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan

trọng, không thê thiếu Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật

chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ/ hàng hoácung ứng cho du khách Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiện

dai, hap dẫn của co sở vat chất - kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú vàhap dẫn của dich vụ du lịch Một quốc gia, một doanh nghiệp muốn phát triển dulịch tốt phải có 1 hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt Cho nên, trình độ phát triểncủa cơ sở vật chất - kỹ thuật du lich là điều kiện, đồng thời cũng là sự thé hiện trình

độ phát triển du lịch của một địa phương hay một đất nước

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quátrình tao ra và thực hiện sản pham DLST cũng như quyết định mức độ khai thác cáctiềm năng DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DLST, sự sẵn sảng của các phương tiện vậtchất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện san phẩm DLST như: các cơ sở lưu trú,

ăn uống, khu vui chơi giải trí với đầy đủ thiết bị hiện đại và an toàn; mạng lưới cáccửa hang thương mai, các cơ Sở y tẾ, các công trình phục vụ hoạt động thể thao,thông tin văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khách tham gia vào hoạtđộng DLST, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của họ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mứcchỉ tiêu của khách Vì phát triển cơ sở hạ tầng trong khu du lịch sinh thái là vẫn đềnhạy cảm nên việc quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất kinh tế du lịch cần chú trọng, đa

dạng hóa các loại hình lưu trú như: ngôi nhà sinh thái, lều trại, trú tại nhà dân tăng

cường sử dụng các vật liệu địa phương và các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời

cũng như tận dụng năng lượng dư thừa.

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất không phù hợp với quy mô và tốc độ pháttriển, thiếu đồng bộ, thiếu hiện đại, thiếu an toàn, thiếu tính thâm mỹ sẽ dẫn đếnchất lượng dịch vụ thấp, giới hạn nhu cầu tiêu dùng, đồng thời gây ảnh hưởng xấutới cảnh quan môi trường Nêu cơ sở vật chât tại khu DLST có sự hòa nhập với điêu

Trang 21

kiện thiên nhiên vê vi trí, thiệt kê, vật liệu, công nghệ vận hành cũng như xử lý các chât thải, đảm bảo điêu kiện tôt nhât cho nghỉ ngơi, sự thuận tiện cho việc đi lại của

khách sẽ góp phần đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác chúng

1.1.4.2 Dao tao nguon nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái

Tham gia hoạt động DLST gồm nhiều thành phần như, các cơ quan quản lýNhà nước về du lịch, các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên và thuyết minhviên, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ, cộng đồng dân cư địa phương, cácnhà hoạt động chính sách, các tổ chức thiên nhiên môi trường quốc tế, du khách.Yêu cầu đối với lao động DLST là ngoài kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, trình độ

quan lý còn phải có nhận thức đúng về bảo tồn và phát triển bền vững, hiểu biết về

môi trường sinh thái tự nhiênvà văn hóa cộng đồng địa phương và có ý thức bảo vệ

tài nguyên môi trường Nếu con người có quan điểm, nhận thức đúng đắn, có trình

độ và trách nhiệm cao sẽ cho phép khai thác hiệu quả các nguồn lực khác nhằm

phát triển DLST Ngược lại, chính nhân tố con người có thể làm cho DLST pháttriên chệch hướng, gây hậu quả vê nhiêu mặt.

Hướng dẫn viên và thuyết minh viên nhiều người được xem là cầu nối giữakhách du lịch và đối tượng du lịch, họ làm việc theo thời điểm, thời vụ trong các

điều kiện môi trường thiên nhiên với nhiều biến động song mang tính chuyên môn

hóa cao, họ có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao tính giáo dục môi trườngcũng như làm tăng hấp dẫn cho điểm đến DLST Nếu như hướng dẫn viên và

thuyết minh viên có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức vềmôi trường đủ rộng, am hiểu về các điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng

đồng địa phương sẽ có khả năng giới thiệu một cách chân thực giá trị điểm đếnDLST, giúp khách hiểu được bản chất của DLST, làm tăng tính hap dan, tinh

thuyết phục của điểm đến DLST, đồng thời vai trò giáo duc của DLST được thựchiện một cách đầy đủ, làm cho hiệu quả hoạt động DLST được nâng cao Nhữngnhà quản lý điều hành có trình độ, kinh nghiệm, các quan điểm, nhận thức sâu sắc ýnghĩa của công tác bảo tồn môi trường, có khả năng công tác với các nhà quản lýcác khu bảo tồn thiên nhiên va cộng đồng địa phương sẽ xác định tối ưu hóa lợi ích

từ phát triển DLST, từ đó xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọnđịa điểm tổ chức hoạt động DLST, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, xácđịnh các dịch vụ mà điểm DL có thể cung ứng cho khách với cơ chế giá cạnh tranh

hợp lý Cộng đồng dân cư địa phương có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa nhiều mặt

Trang 22

của hoạt động DLST, về yêu cầu của phát triển DLST sẽ tạo điều kiện thuận lợi chophát triển cả về loại hình và chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST

1.1.4.3 Bảo vệ tài nguyên môi trường và duy trì hệ sinh thái

DLST coi vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiênhàng đầu, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi

vì : Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động

của DLST; Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinhthái điển hình Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồngnghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn

đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự pháttriển các khu du lịch Do đó, muốn phát trién du lich sinh thái cần chú trọng bảo vệ

môi trường đê có thê khai thác tôi ưu các nguôn tai nguyên.

Cần có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môitrường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn: Du khách khi rời khỏinơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môitrường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa Vớinhững hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách đối với môi trường tự nhiên sẽ thayđôi Bên cạnh đó, cần cụ thé hóa việc thực hiện một số chính sách hiện hành về bảo

vệ môi trường trong lĩnh vực DLST; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức

xã hội về vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn

mới; xây dựng hình ảnh DLST gắn với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp dé tạosức hút đối với du khách trong nước, quốc tế và góp phần xây dựng nông thôn mới.Rộng hơn nữa, hoạt động giáo dục môi trường trong phát triển DLST còn cần phảithực hiện đối với người dân địa phương Đây được xem là tiêu chí quan trọng nhất

dé phân biệt sự khác nhau giữa DLST và các loại hình du lịch khác

Ngoài ra, cin có đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn tài nguyên, môitrường ở địa bàn phát triển Nếu như trong các loại hình du lịch khác, nguồn tài

chính phục vụ cho công tác bảo tồn, giữ gin tài nguyên chủ yếu bằng nguồn vốn nhanước hoặc nguồn tai trợ từ các tô chức trên thế giới thì trong DLST lại đòi hỏi phải

có sự đầu tư tài chính trực tiếp từ sự đóng góp ủng hộ bảo tồn hoặc thông qua sốtiền thu được từ các dịch vụ du lịch dé trả lương cho bộ phận quản lý, bảo vệ rừng,mua sắm các trang thiết bi dé phòng chống cháy rừng, phục vụ cho công tác nghiên

Trang 23

cứu khoa học, chông cac sinh vật ngoại lai,

1.1.4.4 Tăng cường sự tham gia của cộng dong địa phương trong phát triển du lịch

Tăng cường sự đồng thuận và tham gia của địa phương được xem là một

trong những hướng đi quan trọng dé phát triển DLST Sự tham gia của cộng đồng

địa phương được nhiều nghiên cứu đề cập như một công cụ hữu hiệu thúc đây pháttriên du lịch bên vững của diém đên.

DLST không chỉ là loại hình du lịch đang phát triển nhanh nhất mà nó cònđược xem như một cách tiếp cận mới dây triển vọng trong việc duy trì những khu

vực tự nhiên dang bị de doa và tạo cơ hội phát triển cộng đồng ở các nước, đặc biệt

là các nước đang phát triển DLST thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm

về tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi

có tiềm năng lớn về phát triển DLST DLST phải là một nỗ lực kết hợp giữa nhândân địa phương và những khách tham quan đề duy trì những khu hoang đã và những

thế mạnh về sinh thái và văn hoá, thông qua sự hỗ trợ phát trién của cộng đồng địaphương Phát triển cộng đồng ở đây có nghĩa là giao quyền hạn cho những nhóm

địa phương dé họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên có giá trị theo cách không chỉ

Trang 24

sử dung tai nguyên bên vững ma còn đáp ứng được các nhu câu xã hội, văn hoa va

kinh tế của họ

1.1.4.5 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng dong dia phuong

Đây là nội dung và mục tiêu hướng tới của phát triển DLST DLST sẽ dànhmột phan đáng kê lợi nhuận từ hoạt động của minh dé đóng góp nhằm cải thiện môitrường sống của cộng đồng địa phương Bên cạnh đó, DLST luôn hướng tới việchuy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vai tròhướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm,

hàng lưu niệm cho khách thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập chocộng đồng địa phương Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít phụ thuộc hơn vào

việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn

tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST Sức ép của cộng đồng đối với môi

trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là

những người chủ thục sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và

văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST.

Tuy nhiên, dé tối đa hoá lợi ich của cộng đồng địa phương có thé tham giaphát triển loại hình DLST kết hợp với nông nghiệp thuần tuý Với sự tham gia trựctiếp của người làm nông nghiệp trong các hoạt động du lịch nông nghiệp tạo nên sự

phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại nguồn thu nhậpcao hơn cho họ bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp Người nông dân thôngqua du lịch có thể quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của mình và qua đó thu nhập

từ nông nghiệp của họ cũng tăng lên từ du lịch, góp phần thúc đây phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững hơn

1.1.5 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái

1.1.5.1 Góp phan bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bên vững

Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơigiải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người Với DLST còn là giáo dục du khách ýthức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồntại và phát triển cho thế hệ tương lai Thế hệ tương lai có quyền được hưởng mộtcuộc sông trong môi trường trong lành Sự gan bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiênvới con người là sự gan bó mật thiết không thé tách rời

Trang 25

giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, về đa dạng sinh học thì du khách

sau khi thực hiện chuyến đi họ được hướng dẫn giảng giải, giáo dục kiến thức về

môi trường, ý thức của họ về việc bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học được nâng

lên họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không phá hoại tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho khu vực thăm quan thông qua sức lực và cácbiện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực tiếp đến việc bảo tồn nóichung và đôi với những nhu câu cụ thê của từng địa phương nói riêng.

Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị coi là một trở ngại chophát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế đến mức thấpnhất sự can thiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên Việc phát triển hệ thống giaothông, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế, nângcao đời sống vật chất cho con người nhưng đó lại là nơi sản sinh nhiều nhất chất

thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường nó ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, tới việc

bảo tồn và đa dạng sinh học Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ nguồntài nguyên, đảm bảo cho môi trường trong lành thì hướng đi hiệu quả là phát triểnloại hình DLST.

Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiênnhiên, các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú cho phát triển du lịchthường là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắn hái

lượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy Đề hạn chế việc này cần phải cho họ cơ hội việc

làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra từ những nguồn tài nguyên mà họ từng

gắn bó bao đời nay Công việc mà họ có thé làm đó là tham gia vào các hoạt động

hướng dẫn khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có củađịa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình ho

Rõ ràng, DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triểnkinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn

đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường Vừa đáp ứng được nhu cầu củathế hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập vừa không cản trở đến việc đáp ứng

Trang 26

nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảmbảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch

1.1.5.2 Góp phan xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương:

Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi đấtđai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn Điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất là đối với

ngành trông trọt và chăn nuôi.

Dé đảm bảo phát triển kinh tế, 6n định cuộc sống của cư dân địa phương tạinhững nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất Những nguồn tàinguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa

độc đáo là tiền dé dé phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội dé phát triển kinh tế ở

địa phương Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh

doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa

phương Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn hơn so với khi trướcngười dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiênnhiên dé kiếm sống

Thông qua phát triên DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng

góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện dé đầu tư phát triển y tẾ,

giáo dục, và phát triên cơ sở hạ tâng.

DLST phát triển không những dem lại kinh tế trong vùng mà đời sống vănhoá người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với dukhách, giao lưu, trao đôi văn hóa từ đó họ có thé học hỏi nhiều hơn, tri thức được

mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể thao

Có thé nói phát triển DLST là giải pháp tốt dé phát triển kinh tế, xã hội nó cóthể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương vànâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa

1.1.5.3 Góp phan thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp nông

thôn theo hướng tiến bộ

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp dé thúc đây chuyên đổi cocau kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp

đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ

Trang 27

trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp

và nông thôn phát triển

Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài nguyên DLST đượcchuyên từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Trong đó thu

nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên,

các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương chiếm tỷ trọng lớn.Điều nay làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảmbảo có một mức sông tôt hơn.

Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để được sống trong môi

trường trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có những nhucầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm điềunày sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đây phát triển

những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyênliệu mây, tre, go, đá, dệt thô cam

Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem đượctìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức dé giữ ginbản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua cácbuổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống Ở nhiều địa phương từ khi pháttrién DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chang hạn như ở SaPanhờ có du lịch sinh thái phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dich

vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của

du khách thì chính du lịch cũng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địaphương ví như nghề hướng dẫn viên du lịch Ngoài hướng dẫn viên của các công ty

du lịch từ Hà Nội và một số người Kinh ở địa phương, còn có một bộ phận cáchướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lào Cai, hơnnữa khi khách đến thăm quan khu vực này thì một số nghé truyền thống đã pháttriển trở lại, nếu trước đây người ta chỉ dệt thé cam dé phuc vu nhu cầu của gia đình

họ thì nay việc này đã phát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ

du khách đó cũng là những lợi thé dé thu hút du khách đến SaPa Ở các điểm DLSTkhác nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm thủ công củangười dân tộc như túi, mũ, đai lưng, áo, khèn, vòng tay, vòng cô hoặc các sản phẩmrừng như: cây thuốc chữa bệnh, phong lan Ở SaPa người Mông đen tự trồng lanh

dệt vải, nhuộm cham va may vá cho minh, còn người Dao mua lại vải đê thêu thùa.

Trang 28

Những hoa văn đầy màu sắc trên các sản pham của họ làm hấp dan du khách nhất là

du khách nước ngoài Điều này giúp gìn giữ nghé truyền thống cũng đồng thời giảiquyét được nhiều việc làm cho cả người Mông đen và người Dao.

Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi

cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cầu thu nhập của cư dân địa phương nó làm

cho người dân địa phương chuyền dan từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh

tế dich vụ, hang hoá với tỷ trọng GDP của các ngành nghé phi nông nghiệp ngày

một tăng cao.

1.1.5.4 Góp phan bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuântheo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thé tách rời với các giá trỊmôi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thé Mối quan hệ giữa DLSTvới văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yêu khách quan Tính tất yêu khách quan đó

trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá Hơn thế

nữa mục tiêu cuối cùng của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận va nâng cao giá tri văn

hoá vốn ấn chứa trong các hiện tượng của cuộc song Viéc thuc hién chuyén du lich

con người dường như được tiếp thêm sức mạnh dé sống hài hoa hon với thé giới valàm việc có hiệu quả hơn Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn thưởngthức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầutìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng

thu hút và hấp dẫn du khách Các điệu múa xoè của các cô gái Thái vùng Tây Bắc, các

điệu hat then, hát đối, các lễ hội cô truyền của các dân tộc, các địa phương luôn được

du khách quan tâm vì thế các đơn vị làm du lịch sẽ phải hợp tác với các cơ quan nghiên

cứu và quản lý văn hoá tìm cách khôi phục và phát triển nó dé phục vụ du khách coi đó

là một lợi thế của một điểm DLST dé thu hút du khách

Trong chiến lược phát triển DLST người ta luôn đặt van dé bảo tồn và phát

huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là vì:

- Văn hóa địa phương mang màu sắc riêng va tồn tai cùng với các hệsinhthái của môi trường thiên nhiên xung quanh.

- Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểucủakhách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên

Trang 29

- DLST chi ra cách làm kinh doanh du lịch mà không xâm hai tới vănhóa địa phương.

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới

Thái Lan: Du lịch là một trong những lĩnh vực tăng trưởng kinh tế chính ở

Thái Lan vì nó tạo ra doanh thu, tạo cơ hội nghé nghiệp, giảm bớt sự di chuyên của

người dân đến các thành phó lớn, thúc đây văn hóa và lối sống địa phương và nângcao mức sông cho những người sống ở các khu vực thu hút Tuy nhiên, sự phát triển

nhanh chóng của du lịch đại chúng và sự bất cân với môi trường đã có những tácđộng đến môi trường; sự trầm trọng hơn của mối quan tâm này đã dẫn đến sự giatăng du lịch sinh thái (Sriarkarin và Lee, 2018) Osman et al (2018) lập luận rang

du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế của cáckhu vực thu hút và cộng đồng địa phương, cung cấp giải pháp tốt nhất cho nhu cầulâu dai dé bảo vệ và thúc day sự đa dang văn hóa và tự nhiên của địa phương Tuynhiên, nhiều hoạt động phát triển du lịch sinh thái thất bại do không được đánh giáđúng mức (Lonn et al., 2018) Việc đánh giá tiềm năng du lich là cần thiết dé pháttriển thu hút khách du lịch (Yan et al., 2017) Tiềm năng du lịch xem xét vi trí, khảnăng tiếp cận, chỗ ở, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giá trị và sự phong phú của các nguồn

tài nguyên trong một cộng đồng hoặc địa điểm có thé chuyền đổi thành điểm thu hútkhách du lịch hoặc thành phẩm

Sức hấp dẫn của điểm đến còn được gọi là tiềm năng du lịch Điểm đến nênbao gồm các yếu tố cơ bản chất lượng cao có thé ảnh hưởng đến quyết định củakhách du lịch khi họ lựa chọn chuyến di, chang han nhu diém tham quan, ché 6, khanăng tiếp cận và cộng đồng dia phương (Yan et al., 2017, UNWTO, 2007) Thôngthường, các điểm du lịch sinh thái năm ở những vùng xa xôi tự nhiên nên các cơ sởvật chất, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, phải được xây dựng để phục vụ khách du lịch(Hsu, 2019) Ocampo và cộng sự (2018) nhận thay rang du lịch sinh thai có tiềmnăng lớn nhất khi sử dụng định nghĩa sau: du lịch có trách nhiệm với môi trường

đến các địa điểm tự nhiên với môi trường được bảo tồn, thúc đây phúc lợi của danlàng và bao gồm cả diễn giải và giáo dục bên cạnh các hoạt động cần thiết dé làm

hài lòng khách du lịch Ngoài ra, tiềm năng du lịch sinh thái bao gồm kết quả củaphát triển bền vững, trong đó kết hợp quản ly tài nguyên phù hợp; phát triển bền

Trang 30

vững có thé dẫn đến du lịch bền vững Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã có găngcung cấp cơ sở lý thuyết cho du lịch sinh thái, nhưng rất ít nghiên cứu giải quyếtvan dé du lịch sinh thái bang cách áp dụng quan điểm về các quyết định Dé thúcđây du lịch sinh thái, trước tiên cần phải hiểu các tài nguyên liên quan và tiềm năng

của các dia điêm khác nhau.

Du lịch sinh thái không có lợi thế so với các đối thủ trong khu vực vì khó xâydựng các thế mạnh như tải nguyên, hoạt động, bảo tồn, sự tham gia của cộng đồng

và doanh nhân sẵn sàng: do đó, du lịch sinh thái cần phát huy tiềm năng của nó nếumuôn được quảng bá ở Thái Lan.

Trung Quốc: Nhiều tỉnh thành ở quốc gia này có ưu thế lớn về phát triển du

lịch sinh thái, trong đó phải kế đến tinh Vân Nam Với vị trí địa lí thuận lợi nằm

trong vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,

á nhiệt đới, phong cảnh hữu tình, mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ, tàinguyên thiên nhiên đa dạng phong phú Vân Nam được mệnh danh là “vương quốcthực vật” có giá tri to lớn về mặt sinh thái và du lịch Do đó Vân Nam có nhiều địađiểm du lịch nổi tiếng ké cả về mặt nhân văn như Đại Lý, Lệ Giang, Thạch Lâm,

Ngọc Long Tuyết, Là một tỉnh tập trung cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như Nạp

XI, Thái, Lat Tuc, Độc Long, tao nên nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc thu hút sựhiểu kỳ tìm hiểu khám phá của du khách thập phương Dù có nhiều ưu thế phát triểnDLST nhưng Vân Nam vẫn chưa hoàn toàn phát huy được những thế mạnh này

Còn khá nhiều hạn chế trên con đường phát triển DLST như: Ý thức bảo vệ thiên

nhiên còn yếu kém đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chỉ chú trọng giới thiệu các sảnphẩm du lịch mà xem nhẹ vai trò tuyên truyền bảo vệ môi trường trong DLST, quyhoạch không hợp lý do đó dẫn đến hiện tượng môi trường sinh thái bị suy giảmnặng như ở Hồ Lô Cô, Điền Tri; du cơ sở hạ tang, thông tin liên lạc được xây dựng

khá nhiều nhưng chưa đồng bộ (ví dụ khu Độc Long Giang vẫn bị cô lập khá nhiều

so với bên ngoài) và một số công trình phá vỡ kết cau sinh thái tự nhiên (đường cao

tốc chạy qua khu thắng cảnh); du lịch sinh thái đang dần bị thương mại hóa hiện rõlên là các dịch vụ du lịch mọc lên san sát, xây dựng các khu dân cư mới bên Hồ Lô

Cô, Điền Tri một cách hỗn loạn và thêm nguy cơ đồng hóa, mai một văn hóa dântộc bản địa; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học cao đăng trênđịa ban chưa chú trọng đào tạo nhân lực cho DLST, chưa có đội ngũ nhân lựcchuyên môn thực hiện DLST bảo vệ môi trường; quy hoạch cũng chưa đồng bộ,

Trang 31

quyền sở hữu chưa rõ ràng, quản lí hỗn loạn thêm vào đó là sức ép cạnh tranh thịtrường trong nước và quốc tế ngày càng lớn đều gây khó khăn lớn cho Vân Namphát triển ôn định, bền vững DLST

Từ những phân tích trên ta có thé rút ra một số bài học đáng lưu ý trong thực

hiện phát trién DLST Trước hết phải tăng cường cơ sở du lịch trên cơ sở các chínhsách quy hoạch, quản lý một cách khoa học giảm thiêu ít nhất tác động đến môitrường sinh thái và cuộc sống của các dân tộc bản địa Phát triển đa dạng các loạihình sản phẩm du lịch và tăng cường hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm thuhút du lịch và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Tăngcường hợp tác quốc tế dé tìm đối tác, thị trường và tìm nguôn hỗ trợ đồng thời hochỏi kinh nghiệm tiên tiến của thế giới Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực chấtlượng, chuyên nghiệp phục vụ du lịch Phát triển du lịch đồng thời phát triển kinh tếđịa phương bên cạnh đó cũng chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc bản địa Giáo dục ýthức bảo vệ môi trường trong DLST Lấy phát triển bền vững làm mục tiêu lâu dàicủa phát trién DLST, đây là con đường tất yêu dé phát triển hiệu, qua lâu dài DLST.1.2.2 Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Quảng Bình:

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi,rừng, đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú Ở

Quảng Bình, tài nguyên du lịch cho phát triên DLST là tương đối đa dạng và thuậnlợi trong đó nỗi lên là: vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiênthé giới được UNESCO công nhận năm 2002 Tại khu bảo tồn này có hệ thống hangđộng kỳ vĩ, rùng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộnglớn có điều kiện thuận lợi dé phát triển nhiều loại hình DLST như: thăm quan, khámphá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên,

Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông

VỚI cat trăng, nước biển xanh trong, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm Cónhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen Có suối nước khoáng nóng với nhiệt

độ lên đến 105°C có lỗ phun lại nằm sát rừng thông rất thuận lợi cho du lịch sinh

thái nghỉ dưỡng, chữa bệnh Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - ĐồngHới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bé sung tương đối hoàn hảo phục vụ chonghỉ ngơi, tắm biến, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao đã hoàn thành

Trang 32

việc dau tư giai đoạn I va đã đi vào khai thác đó là một địa điêm nôi tiêng cua Quảng Bình với khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài ra, Quảng Bình còn có

nhiều danh lam thắng cảnh nỗi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý Hòa

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực

của mình dé phát trién DLST Du lich đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phantăng trưởng kinh tế, chuyên dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người dân, tạo ra nguôn thu ngoại té

Dé có được những kết quả bước đầu mà du lịch sinh thái Quảng Bình cóđược trong thời gian qua thì một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành

địa phương và người dân có nhận thức đúng dan về vai trò, vị trí và tam quan trọngcủa du lịch và DLST, từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp dé phát triển Bên cạnh

đó có sự cố gang nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhànggiữa các ngành các địa phương trong công tac quy hoạch va quan lý Đặc biệt ởQuảng Bình bước đầu đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt

động kinh doanh du lịch Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thunhập cho người dân địa phương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường,giữ gin sinh thái Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạchkhông còn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thunhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồnkhu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô

giá cho cả hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại:

- Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn dé phát huy những nguồn lực sẵn có

dé DLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế củatỉnh.

- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững Du kháchđến thăm quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong

Nha -Kẻ Bang và tắm biên không có nhiều các dịch vụ b6 sung như vui chơi giải trí,mua sắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đóthời gian lưu trú của du khách ngắn do không có sản pham du lịch độc đáo, không

có những tour du lịch sinh thái thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.

- Đội ngũ nhân lực làm du lịch sinh thai chưa được dao tạo bài bản, đặc

Trang 33

biệt là người dân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trườngsinh thái, sự phát triển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về du lịch sinh thái

1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tinh Ninh Bình

Ninh Bình là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắngcảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú như Vườnquốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long, Ngoài ra ở NinhBình còn có một hệ thống rừng phòng hộ đã được trồng từ nhiều năm trước đâynhư: rừng thông ở Nho quan, Gia Viễn (nằm trong quan thê khu du lich sinh thái hồ

Đồng Chương) Động Bích hay còn gọi là Bích Động (động đẹp như thạch bích) ở

xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư được người xưa mệnh danh là: “Nam thiên đệ nhị

động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) chỉ sau động Hương Tích Liền kề Động Bích có

Động Tiên hay Động Móc; Đặc biệt là Ba Hang (còn gọi là Tam Cốc) Đây có thể

được coi là những hang đẹp nhất ở Ninh Bình vì có sông đi luồn qua có nhiều nhũ

đã được ánh sáng phản chiếu từ mặt nước tạo nên sắc màu lung linh huyền ảo Ninh Bình có vi trí địa lý thuận lợi cho phat triển du lịch sinh thái

DLST Ninh Bình đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnhvực du lịch Ninh Bình có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển

du lịch nói chung và DLST nói riêng Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài

nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạngsinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động địa phương dồi dào, cần cù và

chịu khó Giao thông đi lại dé dàng, thông tin nhanh chóng Giá trị các tài nguyên

nhân văn làm cho sản pham DLST trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết

hợp của DLST và du lịch văn hoá.

Tuy nhiên việc phát triển DLST ở Ninh Bình còn có một số tồn tại, hạn chế:

- Chưa có sản phẩm DLST hoàn chỉnh theo đúng khái niệm DLST vàthành phần cấu thành sản phẩm của nó Người ta gọi nó là sản phẩm DLST vì

trong mỗi loại dịch vụ, hàng hoá du lịch ở đây có đôi chút dáng dấp và một vài

khía cạnh của DLST.

- DLST mới chỉ dừng lai bởi các tên gọi theo nhận thức cam tinh cua nhà kinh doanh và trên các văn bản, quy hoạch báo cáo của cơ quan quản lý Nhànước về du lịch ở Ninh Bình

Trang 34

- Quy hoach va đầu tư vào du lịch ở Ninh Bình hiện nay là chưa thíchhợpkhi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Ninh Bình ít hoặckhôngtiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú Trong khi đó phần lớn các dự án đầu

tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống

Mặt khác sự đầu tư này tại các khu DLST, điển hình là ngay tại khu du lịch VânLong chủ đầutư đã cho xây hắn một một khu nhà hàng mang đậm kiến trúc Huế.Hoặc chủ đầu tư ở khu quần thê hang động Tràng An chưa phù hợp với tôn chỉ, mụctiêu của thể loạidu lịch này, chưa đáp ứng được tính nhạy cảm cao của môi trường

cả về các hoạt động khai thác và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Quy

hoạch và các dự ánđầu tư ở Ninh Bình đều nói đến DLST nhưng người ta chưa thực

sự hiểu biết về DLST và các yếu tố cấu thành sản pham DLST Theo tôi các dự án

đang triển khai hiện nay thực sự là các dự án theo du lịch đại trà truyền thông, du

lịch hướng vào thiên nhiên chứ không phải là DLST theo đúng bản chất của DLST

và yêu cầu đối với sản phâm của loại hình du lịch này

- Với các giá trị tiềm năng của tài nguyên du lịch thì nổi lên có vườn

quốcgia Cúc Phương và khu bảo tồn Vân Long là có thé đầu tư quy hoạch dé trở

thành những khu DLST điển hình của Ninh Bình cùng với các loại hình dịch vụ vàhàng hoá tương ứng với loại hình du lịch này.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của xã Hữu Liên,

huyện Hữu Liing, tinh Lạng Son.

Nghiên cứu về sự phát trién DLST của một số địa phương trong nước chúng

ta nhận thấy dé phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững taiđịa phương xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng cần những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loạihình DLST từ đó dành sự ưu tiên dau tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tang kỹthuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST

Hai là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữuquan và ngành du lịch dé tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược

và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên

du lịch.

Ba là, có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia

hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên

Trang 35

doanh với nước ngoài đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương

tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.

Bồn là, chú trọng khai thác nét độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên, nhất là

những tài nguyên sinh thái hấp dẫn lại "độc nhất vô nhị" là tiền đề vô cùng quantrọng cho phát triển DLST Nếu biết khai thác tốt điểm hap dẫn, độc đáo này dé tao

ra sản pham DLST mang tinh độc quyền thì đây là điểm đến lý thú cho nhiều dukhách, là cơ hội kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

- Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triên DLST dé có kế hoạch đầu

tư xây dựng các khu, điểm du lịch dựa các nghiên cứu cơ bản và có hệ thống, từ đó

đề ra các chương trình phù hợp

- Có những cơ chế chính sách phù hợp, phat trién đồng bộ, đồng thời có

các định hướng ưu tiên, đặc biệt chú ý đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng, gắn

quyénloi với nghĩa vụ

- Đề cao sự hợp tác liên ngành, liên vùng dé có những biện pháp phốihợp quản lý cùng giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Day mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch, giáo dục nâng caonhận thức cộng đồng và cho khách du lịch bảo vệ môi trường

Thực hiện các phương pháp tiếp thị có trách nhiệm, đa dạng hóa các sản pham

DLST.

CHUONG 2 DAC DIEM DIA BAN VÀ TIEM NĂNG PHÁT TRIEN DU

LICH SINH THAI TAI XA HUU LIEN

2.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của xã Hữu Liên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Hữu Liên là đơn vị hành chính cấp xã nằm ở phía Bắc của huyện Hữu Lũngtỉnh Lạng Sơn Phía Đông Bắc giáp xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng và xã Hữu Lễ,huyện Văn Quan Phía Bắc giáp xã Chan Yên huyện Bắc Sơn Phía Tây Bắc giáp xã

Trang 36

Nhất Tiến huyện Bắc Sơn, xã Yên Bình, xã Hòa Bình huyện Hữu Lũng Tổng diện

tích tự nhiên là 66,58 km”, được chia thành 07 thôn.

Địa hình

Hữu Liên có địa hình rất phức tạp, chủ yếu là đổi núi xen với thung lũng; do

đó giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cơ bản mới bê tông hóa được 40% đườnggiao thông nông thôn; có một chục đường bê tông đồng thời là chục đường chính và

là đường 243 liên huyện Với địa hình karst, núi đá vôi là chủ yếu và bị chia cắtmạnh, Hữu Liên có nhiều vách núi dựng đứng, xếp lớp và nhiều hang động vớinhững nhũ đá, măng đá, cột đá, nam da, chuông đá có hình thù rất đẹp, đa dạng và

cuốn hút Xã Hữu Liên thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao trung bình 300m, có nhiềuđỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh Kheng 639m, vùng núi đất có độ cao trên dưới

100 m so với mặt nước biển, với nhiều loại gỗ quý tạo nên vẻ đẹp tự nhiên kỳ vicho khu rừng đặc dụng Hữu Liên Nằm giữa hệ thống núi đá vôi là hệ thống núiđất và xen kẽ các thung lũng đất đai khá bằng phang, màu mỡ, thuận lợi cho canh

tác nông nghiệp Phần lớn đất Hữu Liên có địa tầng dày, nhưng do địa hình chia cắt,

độ dốc lớn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây

ăn quả Dia hình toàn khu vực như hình một lòng chảo, bao bọc xung quanh là cácđỉnh, các dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đôi đất, lânbãi, làng bản, khu sản xuất nông nghiệp Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân

cư, giao thông di lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bao

vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng.

Đối với phát triển “Cong nghiệp xanh” đèo cao, suối sâu, đường quanh co

khúc khuyu không phải là khó khăn, trở ngại, ngược lại nó cho người làm du lịch sự

kỳ vọng, cho du khách sự trải nghiệm và tạo ra cảm hứng để tham quan van cảnh, viphía trước là cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú, hùng vĩ và những điều tốt đẹp đang chờđón.

Khí hậu, thời tiết

Hữu Liên chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít

mưa về mùa Đông, nóng ầm, mưa nhiều về mùa hè Nhiệt độ không khí trung bìnhhàng năm là 22,70C Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,50C.Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C Lượng mưa trungbình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và phân bố từ 13 - 17

Trang 37

ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8 Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng

10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dai từ tháng 11 đến tháng 3năm sau và chiếm trên 9% lượng mưa cả năm Nhìn chung, do địa hình phức tạp,khí hậu Hữu Liên phân hóa theo tiêu vùng lãnh thổ Ở vùng núi cao khí hậu mát mẻgần như quanh năm, thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi Tuy nhiên, về

mùa đông thường có sương muối, gió lạnh, không có mưa, mùa hè thường có đợtmưa lũ kéo dai, anh hưởng đên sản xuat, đời sông sinh hoạt của người dân.

Sông ngòi, thuỷ văn

Mật độ thủy văn của xã Hữu Liên thuộc loại trung bình, trên địa bàn xã không

có sông lớn, hệ thống thủy văn chủ yếu là các con suối lớn và khe lạch tự nhiên, cácđâm nước lớn vào mùa mưa.

Tài nguyên dat:

Theo Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hữu Lũng thời

kỳ 2015- 2017, Toản bộ diện tích tự nhiên của xã Hữu Liên rộng khoảng 6.642,88

ha, được chia làm ba nhóm dat chính:

Dat nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó: Datnông nghiệp có 3.793,1 ha, chiếm 57,1% tong diện tích đất tự nhiên

Dat lâm nghiệp, cô diện tích 2.623,94ha, chiếm 39,5% tổng diện tích đất tựnhiên; đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 1.155,9 ha, chiếm 17,4% tổng diện tíchđất tự nhiên, trong đó phần lớn là đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâunăm Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ nhỏ với 431,79 ha, chỉ chiếm 6,5%tổng diện tích tự nhiên

Đất phi nông nghiệp, có diện tích 292,3 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích đất tựnhiên, trong đó chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, một sỐ cơ sở sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình công cộng, xây dựng trụ sở cơ

quan và các công trình sự nghiệp phục vụ lợi ích chung của nhân dân.

- Đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn với 2550,9 ha, chiếm 38,4% tổngdiện tích đất tự nhiên Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 33,2 ha, chiếm 0,5% tổngdiện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bãi bồi ven suối và chân núi đá cần được quy

hoạch, cải tạo, sử dụng có hiệu quả vào mục đích khác Diện tích núi đá không có

rừng cây còn chiếm diện tích khá lớn với 2457,9 ha, chiếm 37% tong diện tích đất

Trang 38

tự nhiên do việc khai thác chặt phá của người dân trước đây làm mất diện tích rừng

tự nhiên lớn Diện tích đất đổi núi chưa sử dụng chiếm diện tích 59,8 ha, chiếm0,9% tổng diện tích tự nhiên

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội chính quyền xã đã xác địnhđược cơ cấu kinh tế của xã gồm: Nông nghiệp — Công nghiệp — Lâm nghiệp; trong

đó nông nghiệp chiếm 87,7%; lâm nghiệp chiếm 11,04% Tỷ lệ hộ giàu của xã là1,94; tỷ lệ hộ nghèo là 30,66% Mặt bằng dân trí, tỷ lệ người dân có trình độ THPT

= 12.95%; THCS = 29,5%; không biết chữ là 4,47%

Dân số hiện nay là 3.771 người, 786 hộ gia đình với 9 thành phan dân tộc:

Kinh, Tay, Ning, Dao, H Mông, Cao Lan, San diu, Mường, Thái; các dân tộc anh

em từ nhiều đời nay đoàn kết chung sống và xây dựng nên cộng đồng các dân tộcgiàu truyền thống và bản sắc văn hóa như ngày nay

2.1.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hà Mỏ Ang

Là hồ nước tự nhiên diện tích mặt nước khoảng trên 01ha, có vị trí tại thôn

Tân Lai; hồ là hạ nguồn của con suối Đồng Dưới thơ mộng Con suối này bắt nguồn

từ núi rừng xã Van Linh, huyện Chi Lăng chảy xuyên qua núi ra đập Bắc Mỏ, tiếp

tục chảy xuống thôn Tân Lai qua Nong Dùng rồi đỗ về hồ Mỏ Ang và tạo nên cho

hồ vẻ đẹp huyền diệu, tự nhiên, nước xanh trong thăm thắm, núi non xanh biếc và

hùng vĩ bao bọc xung quanh.

Vẻ đẹp của hồ được tôn lên nhiều lần nhờ nước của một con suối ngầm tronglong núi chảy ra buông xuống mặt hé thành ngọn thác Xe Dầu đẹp lung linh huyền

ảo như mái tóc Tiên Khiến cho nhiều du khách ca ngợi vẻ đẹp hồ như “Tuyệt tình

Cóc ” của non xanh nước biéc Hữu Liên.

Trang 39

các hoạt động và loại hình dịch vụ, tạo ra sự tiện lợi cho du khách thì ngoài việc

phát triển thật tốt các dịch vụ nêu trên, còn phải có thêm nhiều dịch vụ nữa đáp ứng

nhu cầu của du khách tại điểm thăm quan, có như vậy mới tạo ra sự hấp dẫn với du

khách.

Khu du lịch sinh thái Đồng Lâm

Đồng Lâm là cánh đồng cỏ rộng mênh mông, diện tích khoảng hàng trăm héc

ta và được bao bọc xung quanh là núi non xanh biếc, hùng vĩ; vi trí tọa lac cách Ủy

ban nhân dân xã Hữu Liên về phía Bắc 03km thuộc địa phận làng du lịch Đoàn Kết.Con suối Đồng Trên bắt đầu từ xã Hữu Lễ huyện Văn Quan, xuyên qua núi rồi chảy

ra Lân Châu, qua Lang Que rôi đô vào Dong Lâm mang đên dòng nước mát lành

Trang 40

tưới cho cánh đồng sinh thái Đồng Lâm tốt tươi và tạo nên vẻ đẹp khác biệt, nồi bậtnhất trong khu du lịch sinh thái Hữu Liên

nguyên Đồng Lâm, nơi đây cũng thích hợp để du khách cắm trại và tận hưởng

không khí trong lành (Nguôn: VN Express)

Sự khác biệt trước hết ở chỗ vào mùa mưa nước của con suối Đồng Trên dồn

về và nước mưa ở các triền núi đồ xuống làm ngập toàn bộ cánh đồng rộng lớn hàngtrăm ha; tầm tháng 7 hàng năm nước ngập đến đỉnh điểm, mặt nước mênh mông,xung quanh là núi cao, trông Đồng Lâm như một vịnh thu nhỏ của một vùng biển

thơ mộng nào đó Nếu Mỏ Áng là viên ngọc nhỏ xinh thì Đồng Lâm là khối ngọclớn gấp cả trăm lần, nhưng không vi thé mà thô kệch, ngược lại Đồng Lâm còn tinh

tế đến từng khóm cây, phiến đá

Ngày đăng: 30/05/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w