1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - du lịch sinh thái - đề tài - Tìm Hiểu Tiềm Năng Và Xây Dựng Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Rừng Ngập Mặn Rú Chá

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 723,87 KB

Nội dung

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU.1 Lý do chọn đề tài.

Du lịch đang dần trở thành một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống hằng

ngày của mọi người Đặc biệt, khi cuộc sống vật chất và các điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nhanh chóng thì nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng Mặt khác, chế độ nghĩ phép hằng năm, nghĩ hè, nghĩ đông và sự quan tâm của các cơ quan đã và đang tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người lao động được tham quan nghĩ mát, nghĩ dưỡng sức, nghĩ dưỡng bệnh… Thực tế này đã tạo ra sự gia tăng du lịch Bên cạnh đó, ngành du lịch phát triển cũng thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của các ngành khác như: góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng nông phẩm, thủy sản; từng bước phục hồi các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

Tài nguyên du lịch của Việc Nam khá phong phú, đa dạng Tất cả có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người.Nhu cầu du lịch có xu hướng tìm về với tự nhiên,các hoạt động du lịch khám phá, du lịch xanh,du lịch sinh thái được nhiều người yêu thích và tìm hiểu.

Hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Du

lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của du khách và của cộng đồng Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn Rú Chá được biết đến là một hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế, với chức năng như một vùng đệm sinh thái giữa đất liền và đầm phá Và đây còn là bãi đẻ, bãi giống lý tưởng cho nhiều loài thủy sinh như cá, giáp

Trang 2

xác, thân mềm,… Đó cũng là điều kiện lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái cho vùng đất này.

Hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Du

lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của du khách và của cộng đồng Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái, với tư cách là một ngành kinh tế

Với đề tài “Tìm hiểu tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Rú Chá” em mong muốn hiểu rỏ thêm về vùng đất này cũng như tìm hiểu thêm về du lịch sinh thái, các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái.

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Rú Chá, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3 Đối tượng nghiên cứu: giá trị du lịch sinh thái của Rú Chá.4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Rú Chá.

5 Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà,

tỉnh Thừa Thiên Huế.

6 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thực địa: khỏa sát và đi thực địa trực tiếp tại Rú Chá.

Phương pháp thu thập số liệu: tìm kiếm và thu thập số liệu trên một số giáo trình và trang thông tin internet.

Trang 3

B Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về đề tài nghiên cứu 1.1.Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu.

1.1.1 Khái niệm du lịch.

Các giáo sư Thụy Sỹ là Hunziker và Krapf đã khái quát: “ Du lịch là tập hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”.

Theo Mill và Morrison “ Du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24h nhưng không quá một năm.

Theo Pirogionic thì “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Luật du lịch du lịch Việt Nam, 2005 thì “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.

1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái.

Theo Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sing thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này.

Trang 4

Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998 “ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự như khái niệm du lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm trong lĩnh vực lớn hơn cả du lịch bền vững Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của du lịch Do đó, du lịch sinh thái cần được

hiểu là một trong những phạm trù của du lịch bền vững Không nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch “dựa vào thiên nhiên” bởi nó có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên Những hoạt động

du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là

Trang 5

loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững.

1.1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái

a Khái niệm.

Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch ; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.”

Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

Tài nguyên du lịch sinh thái là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng đẻ tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.

Mức độ khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:

- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn.

- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch sinh thái.

- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm.

- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên.

Trang 6

Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm.

- Các hệ sinh thái nông nghiệp.

- Các giá trị văn hóa bản địa, hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng.

b Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái.

- Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.

- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động - Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau.

- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài

1.2 Cơ sở thực tiễn về đề tài nghiên cứu.

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao Việt Nam có khoảng 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và quý hiếm, khoảng hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được Đa dạng loài động vật, khoảng 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác.

Trang 7

Bên cạnh đó, các loài thú ở Việt Nam có tới 10 loài đặc trưng của vùng nhiệt đới như: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vượn, tê tê, voi, heo vòi, tê giác và đặc biệt, có 5 loài thú lớn mới được phát hiện ở Việt Nam.

Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Việt Nam còn có nhiều tiềm năng nhân văn đa dạng và phong phú cho phát triển du lịch sinh thái.

Trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Ngoài ra còn có nhiều nghề thủ công truyền thống và nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch Mặc dù loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam mới bước đầu phát triển nhưng đã đạt được những thành tựu đang ghi nhận.

Theo số liệu báo cáo của 14/30 vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy: năm 2011 các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã đón 728.000 lượt khách Không chỉ mang lại lại lợi ích về kinh tế, phát triển du lịch sinh thái còn góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn to àn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xí ch đạo Vị trí đó tạo nên một nền nhiệt độ cao, không khí ẩm, mưa nhiều Việt Nam lại có đường bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn Chínhcác điều kiện đó mang lại cho nước ta một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Kết hợp với rất nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, đậm đà, nếu được khai thác hiệu quả, du lịch sinh

Trang 8

thái chắc chắn sẽ là một ngành hứa hẹn, không chỉ về mặt kinh tế mà cả xã hội và môi trường

Một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách quốc tế và du khách trong nước đó là loại hình du lịch sinh thái Du lịch sinh thái được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.

Ngoài ra, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo với hơn 200 loài cây trồng Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông Có một số hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh thái rừng nhiệt đới.

Loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam mới bước đầu phát triển nhưng đã đạt được những thành tựu đang ghi nhận Theo số liệu báo cáo của 14/30 vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy: năm 2011 các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã đón 728.000 lượt khách Không chỉ mang lại lại lợi ích về kinh tế, phát triển du lịch sinh thái còn góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Mặc dù, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhưng sự phát triển du lịch sinh thái ở nước ta mới ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như:

Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.

Quy mô và hình thức hoạt động du lịch sinh thái còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách Các hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa đa dang, phong phú mà mới chỉ

Trang 9

dưới dạng: nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái; tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa.

Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, các khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái cho người dân còn chưa được cao.

Công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên -Huế, đây là vùng tập trung nhiều danh lam thắng cảnh việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản Huế là việc làm cấp thiết Hơn thế nữa, du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế, nó còn mang nội dung nhân văn và xã hội sâu sắc, có thể thông qua hoạt động du lịch để truyền thụ kiến thức, giáo dục truyền thống và góp phần nâng cao dân trí Phát triển du lịch sinh thái dựa vào rừng ngập mặn đang là hướng đi được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện trên nhiều địa phương nhằm tạo lực hút đối với du khách trong và ngoài nước.

Để bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại các cửa sông, cửa biển và vùng ven đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trồng các loại cây sú, vẹt, đước và cây mắm tại vùng đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, vốn là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều loài hải sản có giá trị Xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) là một xã nhỏ nằm dọc theo vùng bờ biển Thừa Thiên-Huế, nơi có tới 2/3 ranh giới xã được bao bởi sông Hương và phá Tam Giang, tác động của thiên tai lên cuộc sống và hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản rất lớn.

Vài năm trở lại đây, một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ven đầm phá được triển khai Một số lễ hội đặc trưng của cư dân vùng đầm phá được tổ

Trang 10

chức qui mô rầm rộ hơn như, lễ hội Cầu ngư làng An Truyền, Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi và mới đây là lễ hội "sóng nước Tam Giang Dự án thực hiện với 2 tuyến du lịch sinh thái cộng đồng ở Quảng Điền và Phú Vang Sau 1 năm thực hiện, dự án đã góp phần cải thiện cảnh quan các cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch mới, tăng thêm nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người dân

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng quy hoạch và phát triển diện tích rừng ngập mặn ở đây lên hơn 300ha; trong đó riêng địa bàn xã Hương Phong là 70ha Theo quy hoạch ở đây, việc trồng rừng ngập mặn sẽ đồng thời với việc phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch sinh thái.

Trang 11

Chương 2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặnRú Chá.

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và các hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta Các tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:

Địa hình: Là các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh ở nơi đó Địa hình càng đa dạng, tương phản, phong phú độc đáo càng có sức hấp dẫn du

- Biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương,…

Khí hậu: Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch Tuy nhiên mỗi loại hình du lịch đòi hỏi điều kiện khí hậu khác nhau:

- Bạch Mã - Lăng Cô.

Trang 12

Tài nguyên nước: Tạo ra bầu không khí mát mẻ trong lành, đồng thời có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, là phương thuốc có hiệu nghiệm đẻ chữa bệnh cho con người.

- Biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An,… - Suối khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An,… - Sông Hương.

- Suối Voi - Thác A Doong.

Sinh vật: Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống Không phải mọi tài nguyên thực vật đều là đối tượng của du lịch.

- Vườn Quốc gia Bạch Mã - Khu vực đầm Phá Tam Giang - Rừng ngập mặn Rú Chá.

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn tại Thừa Thiên Huế.

Huế là trung tâm du lịch lớn với những tài nguyên du lịch nhân văn quý giá như Đại Nội, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, chùa chiền… Cố đô Huế còn giữ nhiều nét về kiến trúc cung đình, những mái cong, uốn lượn, nhấp nhô, gợi cho du khách nhớ về một thời kỳ của đất nước Năm 1993 Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công ngận là di sản văn hóa của thế giới đã thêm một lần khẳng định giá trị của tài nguyên du lịch ở đây.

Một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biều ở Huế: - Hoàng Thành- Đại Nội Huế.

- Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế.

- Lăng tẩm 7 vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định.

- Văn Miếu và Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu.

Trang 13

- Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc - Hổ Quyền, điện Voi Ré.

- Chùa: Thiên Mụ, Từ Hiếu, Từ Đàm, Bảo Quốc, Diệu Đế… - Điện Hòn Chén.

- Cầu ngói Thanh Toàn…

2.2 Tiềm năng du lịch của Rú Chá.2.2.1 Vị trí của Rú Chá.

* Giới thiệu sơ lược về địa phương:

- Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²) Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải.

Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới.

Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.

Gồm 7 phường: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ.Và 9 xã: Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hồng Tiến.

Xã Hương Phong là một xã thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Có diện tích 15,8 km².

Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở địa phận xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.Thuộc một phần của hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn Rú Chá có diện tích 4,6 ha.

Những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn tại Rú Chá ngày càng giảm về diện tích cũng như chất lượng do việc phát triển của các khu ngập nước, mở rộng diện tích ao nuôi tôm ở trên đầm phá Do đó việc xác định giá trị kinh tế

Ngày đăng: 05/04/2024, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w