Trong 4 giải nhất được trao tặng tại Giải báo chí toànquốc “Vi sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 có hai tác phẩm báo chí: một giảinhất viết về đồi mới GDĐH với tiêu đề ”7i u chủ đại
MO DAU
1 Ly do lwa chon dé tai
Kể từ sau khi Cách mang Tháng Tám (1945) thành công cho đến nay, giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đã trải qua 77 năm phát triển Cùng với thời kỳ Đổi mới đất nước, GDĐH luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, khẳng định nhất quán là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên đầu tư phát triển Sự phát triển nhanh chóng của đất nước sau khi bắt đầu Đổi mới từ thực tiễn đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết, những đòi hỏi cấp bách đối với lĩnh vực GDĐH Việt Nam Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Dang đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Cho đến nay, công cuộc đổi mới GDĐH được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyền biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, GDĐH Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiền trong khu vực.
Thực vậy, tình hình phát triển của đất nước và xu thế chung của thế giới đã đặt ra sự cần thiết phải đối mới GDĐH ở Việt Nam Sự nghiệp Đổi mới của dat nước đã diễn ra được 36 năm và ngày càng đi vào chiều sâu Yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và sự cần thiết tái câu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi GDDH phải dap ứng nhu cầu học tập của Nhân dân và nhanh chóng góp phan dao tao ra đội ngũ nhân lực chat lượng cao Nếu không có sự đổi mới thì dan đến nguồn nhân lực kém chat lượng và sẽ là một trong những yếu tô cản trở sự phát triển của đất nước.
Với việc chủ động hội nhập quốc tế (HNQT), Việt Nam đã từng bước chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang HNQT sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực. Đồng thời, xuất phát từ tác động của sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các kiến thức chuyên môn, tri thức mới và thông tin khoa học sẽ được thay đôi, biến chuyền rất nhanh GDĐH sẽ được thay đôi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí “trung tâm” của người học Chính vì vậy, đổi mới GDĐH nói riêng là một xu thé toàn cầu và Việt Nam không thé năm ngoài xu thế đó Ngày nay, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ là cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ (KH&CN), là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định cơ hội phát triển Do đó, từ nhu cầu phát triển đất nước thì dan đến yêu cầu GDĐH Việt Nam cần phải có sự đôi mới mạnh mẽ nhằm có thé tạo ra những “công dân toàn cầu”,
“công dân số”, “công dân 4.0” đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực quốc tế thì tất yếu phải đổi mới GDĐH theo hướng vừa giữ được những nét đặc trưng của
GDDH trong nước, vừa tiệm cận các chuẩn mực chung của GDDH quốc tế.
Không đứng ngoài công cuộc đổi mới GDĐH được Đảng và Nhà nước khởi xướng và định hướng, ngành báo chí cũng kịp thời theo dõi sát sao, phản ánh trung thực và đưa tin liên tục các vấn đề về GDĐH đang được xã hội quan tâm, mang “hơi thở” nóng của đời sống xã hội Có thể nói, những thông tin về giáo dục được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên báo chí đã giúp cho những chủ trương, chính sách mới và các hoạt động của lĩnh vực GDĐH đến được với đông đảo người dân.
Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 là một minh chứng cho sự quan tâm của các cơ quan báo chí, của đội ngũ nhà báo, phóng viên nước nhà đối với sự nghiệp đôi mới giáo dục Việt Nam nói chung và đôi mới GDĐH Việt Nam nói riêng Trong 4 giải nhất được trao tặng tại Giải báo chí toàn quốc “Vi sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 có hai tác phẩm báo chí: một giải nhất viết về đồi mới GDĐH với tiêu đề ”7i u chủ đại học - xu thế cần nhân rộng” của nhóm tác giả: Lê Tuấn Anh, Ngô Hương Sen, Đoàn Xuân Kỳ, Thị Thu Phương (loại hình báo in - báo Nhân Dân) và một giải nhất khác thuộc về báo điện tử là “Hành trình 30 năm thay đổi số phận trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi" - nhóm tác giả: Lê
Thị Hang, Kiéu Thanh Phuong, Tran Ba Duy, Tran Nguyễn Anh Thu, Cao Thị
Phương Lan (loại hình báo điện tử - Báo Vietnamnet).
Báo chí có vai trò và ảnh hưởng đến hoạt động GDĐH tất lớn, cụ thể như sau:
- - Một là, báo chí đã tham gia chủ động trong việc thông tin, tuyên truyền, phô biến, phản ánh các chủ trương, chính sách, những văn bản pháp lý, những thông tin của Dang và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&DT) trong công tác đổi mới GDDH Qua đó, giúp người học, phụ huynh, cán bộ quản lý và cả giảng viên hiểu đúng, hiểu rõ về các chính sách, về những điều chỉnh trong chương trình đào tạo cũng như công tác quản lý các mặt tạo đồng thuận và có kế hoạch, phương pháp phù hợp chuẩn bị tốt nhất cho việc học và việc dạy.
- Hai là, báo chí còn là diễn đàn trao đổi tích cực, các quan điểm về GDDH được thê hiện cởi mở dé các giảng viên và các cán bộ quan lý thể hiện quan điểm của mình, đóng góp vào nhận thức chung và hiểu rõ mong muốn, nguyện vọng của xã hội với GDĐH Từ đó, có những điều chỉnh trong hành vi, quyết sách phù hợp trong công tác.
- Ba là, đối với các giảng viên, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Thông qua báo chí, các giảng viên có thê được biết tới những mô hình giáo dục và phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được áp dụng cả trong và ngoài nước Từ đó, mỗi giảng viên đều có thê rút ra những bài học kinh nghiệm bồ ích dé hoàn thiện hơn công tác giảng day của mình Những câu chuyện về GDDH được chia sẻ trên báo chí đôi khi cũng là những tình huống sư phạm mà các giảng viên có thể đã hoặc sẽ gặp trong thực tế và nhờ đó mà có sự chủ động, tích cực trong ứng xử với người học dé có thé đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Ngoài ra, những tắm gương, những câu chuyện tích cực trong xã hội, những thông tin vé sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ, sự phát triển vũ bão của CMCN 4.0 trên báo chí cũng là nguồn tư liệu quý mà các giảng viên có thê chọn lọc dé dẫn chứng minh hoa trong quá trình giảng dạy, gắn việc hoc với những hiện thực đời sống, góp phần hỗ trợ quá trình đào tạo từ lý thuyết đến thực hành bám sát được thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời sau so với báo in, báo phát thanh và báo truyền hình nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, báo điện tử đang ngày càng thê hiện rõ vai trò và tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Có thê nói là trong những năm qua, cùng với các loại hình báo chí khác báo điện tử cũng đã kip thoi phan anh, đưa tin, bai liên tục, cập nhật tinh hình đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam theo định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Những tác phẩm báo chí trên báo điện tử cũng đã góp phần giúp các tầng lớp xã hội, những người làm công tác GDĐH cũng như tất cả người học ở bậc học này hiểu rõ hơn về định hướng đôi mới căn bản và toàn diện về giáo dục Việt Nam nói chung và GDĐH Việt Nam nói riêng của Nghị quyết 29-
Tuy nhiên, các tác phẩm báo điện tử viết về van đề đổi mới GDĐH Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đa số vẫn mang tinh đưa tin tức mà chưa có nhiều tác phẩm phân tích có chiều sâu, chưa có nhiều những bài phóng sự điều tra phản ánh được sự phản biện từ các thành phần khác nhau trong lĩnh vực GDĐH như cán bộ quản lý giáo dục, sinh viên — người học, phụ huynh sinh viên, đội ngũ giảng viên,
Vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Báo điện tử với van dé doi mới giáo duc đại học Việt Nam hiện nay” (khảo sát trên bao điện tử VnExpress, Ti uối Trẻ Online,
Giáo dục và Thời đại online từ 01/01/2019 đến 31/12/2020) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm làm sáng tỏ vai trò và ảnh hưởng của báo điện tử trong việc thông tin về đôi mới GDDH, phân tích và đánh giá nội dung và hình thức các tin bài về đồi mới GDDH trên báo điện tử.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
DOI MOI GIAO DUC DAI HOC
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức hoc tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thé thông qua tự học Bat cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng ké lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thé được xem là có tính giáo dục Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và GDĐH.
Giáo dục theo cuốn Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà nang năm 1997:
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phat trién tinh than, thé chất của một đối tượng nào đó, lam cho đối tượng ấy dan dan có được những phẩm chất và năng lực như yêu cau dé ra” [48, tr.39].
Tại Điều 4 Luật Giáo duc đại học năm 2012, được sửa đồi, bổ sung năm 2018 nêu 16:
“2.Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường dai học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cầu tổ chức theo quy định của Luật này.
3 Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cầu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cầu thành đại học cùng thong nhất thực hiện mục tiêu, sử mạng, nhiệm vu chung.” [31, 33].
Theo định nghĩa trên, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thé có nhiều ngành).
24 Đại học là một tô chức giáo dục có các trường đại học thành viên Còn trường đại học có thé là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm các trường đại học.
Hiện nay, Việt Nam có 2 đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 3 đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Theo Ronald Barnett, có 4 khái niệm thông dụng nhất về GDĐH: i) GDDH là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn.
Theo quan điểm này, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động GDĐH trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp; ii) GDĐH là đào tao dé trở thành nhà nghiên cứu Theo cách nhìn này, GDĐH là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ra những kiến thức mới; iii) GDĐH là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của GDĐH là giảng dạy kiến thức, kỹ năng cho người học; iv) GDĐH là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học Theo cách tiếp cận này, GDDH được xem như một cơ hội để người hoc được tham gia vao quá trình phát triển bản thân bằng các thê thức học tập thường xuyên và linh hoạt Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn khái niệm này của GDĐH; chúng liên quan và tích hợp với nhau dé tao ra bức tranh toàn cảnh về tính chất riêng biệt của GDĐH (higher education).
Theo Từ điển Giáo dục học, GDĐH được hiểu là “bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đảo tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ Nhân dan, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp
25 tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dung và bảo vệ Tổ quốc”. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về GDĐH, nhưng có thé hiểu GDĐH là hình thức tô chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phô thông với các trình độ đảo tạo: gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ [10, tr.40].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiễn bộ hơn so với trước” [48, tr.658] Nội hàm của khái niệm “đôi mới” thé hiện những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn Với nội hàm này thì đổi mới có nhiều loại hình và nhiều cấp độ khác nhau như đôi mới chính trị, đổi mới kinh tế, đôi mới giáo dục, đối mới văn hóa, đôi mới tu duy, đôi mới cơ chế,
Theo tác giả Phạm Ngọc Quang cho rằng "Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng như trong tư duy Bat ky sinh vật nào cũng luôn luôn tự đôi mới dé thích nghỉ với những sự thay đổi của môi trường sống. Đối với xã hội, đổi mới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó trước những biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, để thích ứng với tình thế Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội" [54]. Đôi mới có tính phổ biến vì đổi mới được tiến hành bat kỳ ở trình độ kinh tế, xã hội nao, ở giai đoạn lịch sử nào, ở bất kỳ cá nhân hay dân tộc nào Đôi mới có nội dung tiến hành rộng rãi vì nó có thể diễn ra trong tất cả các hoạt động sinh hoạt của con người, không chi qua hành động mà cả tư duy, tâm lý, tình cảm,
Như vậy, đôi mới trước hết cần phải hiểu là “quá trình mang tính chủ động, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật” Đổi mới ở đây mang ý nghĩa tất yếu khách quan Mọi sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào muốn tôn tại và thích nghỉ với môi trường sống thì phải đổi mới Đổi mới như là một công việc diễn ra hàng ngày, như là bản năng của mỗi cá thé và tập thé trong
26 cuộc sông này dé thích nghỉ với sự thay đổi của môi trường sống Dong thời đổi mới không phải là phủ định hoàn toàn nhận thức và cách làm trước đó cùng những thành tựu đã đạt được, mà là sự khăng định những định hướng đúng đắn, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ, lấy đó làm tiền đề dé tiến lên [25, tr.84-85].
Từ khái niệm đôi mới có thé hiéu đổi mới giáo dục là những quyết sách, hành động dé nền giáo dục thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, hiệu qua hơn, phù hợp với xu thế giáo dục chung của thế giới và đáp ứng sự phát triển của thời đại. Đôi mới giáo dục đang là xu thế của toàn cau, trong xu thế đó đòi hỏi mọi lực lượng vật chất phải thay đôi, sảng tạo để thích nghi với sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của xã hội thông tin và sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đổi mới giáo dục dé đạt hiệu qua và đi đúng hướng cần có tư duy mới, cách làm mới và phải có hệ thống, phát triển từ mô hình thực tế đã nghiên cứu và được kiểm chứng có hiệu quả, có cơ sở lý luận, tầm nhìn Do đó đổi mới giáo dục không phải là những giải pháp tình thế, tức thời và chắp vá.
1.1.6 Đổi mới giáo dục đại học
TIỂU KET CHƯƠNG 1
TREN BAO DIEN TU
2.1 Giới thiệu về các báo khảo sát
2.1.1 Báo điện tử VnExpress (https://vnexpress.net/)
VnExpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt
Nam được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt vào ngày 26 tháng 02 năm 2001 Đây là trang báo đầu tiên ở Việt Nam chi có bản điện tử mà không có ban in giấy.
VnExpress là tờ báo điện tử lớn nhất Việt Nam, được nhiều bạn đọc tin tưởng nhất với hơn 41 triệu độc gia/thang; hon 14,6 tỷ page view/nam truy cập qua các phương tiện di động chiếm 58,74%; 41,26% còn lại qua máy tính (số liệu năm 2020) Điều khiến cho trang VnExpress trở thành kênh báo điện tử, báo mạng đứng số 1 tại Việt Nam đó là số lượng, tốc độ cập nhật, tin tức minh bạch, khách quang, uy tín Mỗi ngày có trung bình 500 tin mới nên nội dung luôn cập nhật luôn đôi mới.
Các lĩnh vực nội dung của VnExpress được đọc nhiều gồm Thời sự, Thế giới,
Pháp luật, Giải trí, Thể thao, Kinh doanh Báo có các trang chuyên biệt về nội dung như Ngôi sao (https://ngoisao.vnexpress.net/) tập trung vào thông tin giải trí;
Inone.net cung cấp tin tức về giới trẻ Phiên bản tiếng Anh của VnExpress, ra mắt tháng 4/2016, nằm trong top 15 trang báo đáng đọc nhất ở Đông Nam Á theo bình chọn của Asean Up, trang thông tin kinh tế khu vực.
Nam bắt xu hướng tiếp nhận thông tin chính bằng hình ảnh, báo đã tăng cường sản xuất nội dung video cũng như tạo kênh nhận sự chia sẻ hình ảnh từ bạn đọc Độc giả đã phát hiện nhiều tin tức và vấn đề, cung cấp cho tòa soạn và có khi tác nghiệp cũng như những phóng viên, trở thành cộng tác viên tự nguyện của báo ở khắp mọi nơi Trung bình mỗi ngày VnExpres nhận được 14.000 bình luận từ bạn đọc Các bình luận này phản ánh ý kiến của công chúng, là một phần quan trọng và làm phong phú nội dung của tờ báo VnExpress đã thu hút hơn nửa tỷ lượt xem video, tăng 157% so với những năm trước đó Không chỉ thé, trên các trang mạng xã hội, độ lan tỏa của thông tin từ VnExpres cũng gia tăng.
2.1.2 Báo điện tw Ti udi Trẻ (https://tuoitre.vn/)
Tuổi Trẻ Online là một cơ quan ngôn luận của Doan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đây là một trong bốn ấn bản của báo Tuổi Trẻ cùng với các ấn bản khác như: Nhật báo Tuổi trẻ, Tuần báo Tuổi Trẻ và Tuổi Trẻ cười Báo Tuổi Trẻ có số lượng ấn bản lớn nhất tại Việt Nam với 500.000 bản/ngày (theo số liệu từ tháng 6/2008) Báo Tuổi Trẻ chính thức ra đời ngày 2/9/1975 Với sự phát triển không ngừng của báo Tuổi trẻ, ngày 1/12/2003, báo Tuổi trẻ Online đã chính thức ra đời.
Sáng ngày 1/12/2003, tại Thành phố Hồ Chi Minh, báo Tuôi Trẻ đã chính thức công bé website Tuôi Trẻ điện tử với địa chỉ: http://www.tuoitre.com.vn, sau 3 tháng thử nghiệm Tại đây, độc giả có thé cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống trong nước và thế giới Chưa đầy hai năm sau, Tuổi Trẻ Online đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới Ngày 20/3/2010, Tuổi Trẻ Online đổi tên miền thành tuoitre.vn và thay giao diện mới.
Ngoài những thông tin được cập nhật liên tục từ ba ấn phẩm Tuổi Trẻ ngày, Tuổi Trẻ Chủ nhật và Tuổi Trẻ Cười, sản phẩm thứ tư của Tuổi Trẻ cũng cung cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhật liên tục 24 giờ mỗi ngày của môi trường Internet Website này không chỉ đưa tin dưới dạng văn bản, hình ảnh truyền thống mà còn băng cả nội dung đa phương tiện (hình ảnh động, âm thanh ) Đặc biệt, Tudi Trẻ điện tử cũng đưa toàn bộ các phụ trương quảng cáo của báo ngày, bạn đọc có thé truy cập tới một kho dữ liệu phong phú được cập nhật hang ngày về thi trường nhà đất, cơ hội việc làm, học hành thi cử
2.1.3 Báo điện tử Giáo dục và Thời đại (https://giaoducthoidai.vn/)
Báo Giáo dục và Thời đại là tờ báo ngành đầu tiên của cả nước ra đời khi miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Tiền thân của Báo Giáo dục và Thời đại là tờ báo Người giáo viên Nhân dân, xuất bản số đầu tiên vào ngày 5/12/1959 Đây là tờ báo ngành đầu tiên của cả nước ra đời khi miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Báo Người giáo viên Nhân dân đã bám sát, phản ánh các mô hình nay, vì thé các nhà trường háo hức tim đọc dé học hỏi kinh nghiệm Từ đó Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có chỉ thị phát động
46 phong trào thi đua này Hàng năm, có xét tặng danh hiệu Lá cờ dau cả nước cho một huyện dẫn đầu phong trào Các huyện Yên Mô (Ninh Bình); Hoăng Hóa (Thanh Hóa);
Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh); đã một thời là điển hình Phong trào thi đua này thật độc đáo nhưng đã phai nhạt dần khi cơ chế thị trường xuất hiện.
2.2 Nội dung và hình thức chuyền tai thông tin về đổi mới giáo dục đại học trên các tờ báo được khảo sát
2.2.1 Tân suất tin, bài Đổi mới GDĐH là một trong những chủ đề được cả 03 tờ báo điện tử phản ánh rất nhiều thông tin, nội dung thông điệp với hình thức phong phú, đa dạng Qua các trang báo này, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDĐH đã đến được với mọi tầng lớp, người dân trong xã hội tiếp nhận.
Kết quả khảo sát 3 tờ báo VnExpress, Giáo dục & Thời đại, Tuôi Trẻ có tổng số 2.606 tin, bài về đổi mới giáo dục Về cơ bản các tờ báo trên đều có số lượng tin bài không quá chênh lệch, số lượng tin bài cao nhất là báo Giáo dục & Thời đại với 925 tin bài trong năm 2019 và năm 2020 Vi đây là tờ báo có gan liền với lĩnh vực giáo dục, do đó số lượng tin bài về đôi mới GDĐH nhiều hơn hai tờ báo còn lại là điều dé thấy Tiếp đó là báo VnExpress với số lượng tin bài là 870, báo Tuổi Trẻ là
Nhu vay, có thé thay van đề đổi mới GDDH thu hút được sự quan tâm của 3 tờ báo đã qua khảo sát Thực tế cho thay GDĐH là lĩnh vực thu hút được su quan tâm của đông đảo công chúng trong xã hội, vì vấn đề này có tác động lớn những định hướng nghề nghiệp, việc làm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong xã hội.
Những thay đổi trong đổi mới GDĐH không chỉ là chủ đề được đông đảo công chúng quan tâm mà nó còn tác động đến lợi ích, định hướng, kế hoạch của người dân trong xã hội Do đó đây là chủ đề được các tờ báo phản ánh một cách đa dạng, từ nhiều nguôn tin khác nhau.
Biểu 2.1 Tần suất tin, bài năm 2019 - 2020 Đơn vị: tin, bài
VnExpress Giáo dục & Thời đại
(Nguồn: Kết quả khảo sát 3 tờ báo điện tử VnExpress, Giáo dục & Thời đại,
TIỂU KET CHUONG 2
GIAO DUC DAI HOC TREN BAO DIEN TU
3.1 Một số van dé đặt ra từ việc truyền thông về đỗi mới giáo duc dai hoc trên báo điện tử hiện nay
3.1.1.Truyền thông nhất quán quan điểm của Đảng, Nhà nước về tăng cường doi mới giáo duc cho các cơ sở giáo dục đại học
Trong thời gian qua báo điện tử có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Dang và Nhà nước trong đổi mới GDĐH, là công cụ chuyền tải sinh động và hiệu quả những nội dung đổi mới GDĐH đến với các tầng lớp Nhân dân; là cầu nối giữa Dang, Nhà nước với Nhân dân, phan ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân Đặc biệt, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, báo điện tử đã phát huy được ưu thế vượt trội về thông tin nhanh, có sự cập nhật so với các loại hình báo chí khác Thông qua đó báo điện tử đã trở thành diễn đàn của dư luận xã hội nói chung và của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể Nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia trong quá trình đôi mới.
Trên cơ sở phát hiện cách làm hay, mô hình tốt dé biểu dương; đồng thời đấu tranh phê bình những khuyết điểm, vi phạm, những van dé còn hạn ché, tồn tại dé có giải pháp khắc phục, góp phần vào những thành công của ngành giáo dục hôm nay. Đã có nhiều bài của các nhà báo, phóng viên, những tập thể, cá nhân có tác phẩm báo chí hay viết về sự nghiệp đổi mới nghiệp giáo dục Day là yếu tố quan trọng góp phan thiết thực vào công tác tuyên truyền về đổi mới GDĐH, tạo nên bức tranh toàn diện, đa màu sắc của ngành giáo dục Việt Nam, qua đó thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD&DT; động viên, cổ vũ nhà giáo, cán bộ quan lý giáo dục, học sinh sinh viên ra sức thi đua thực hiện thành công Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&DT Trong những năm qua đã có rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách Báo chí với vai trò giám sát, đã có những tác động tích cực với những ý kiến góp ý phản biện chất lượng, đặc biệt trong việc vun đắp niềm tin của xã hội
90 với ngành giáo dục Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách của ngành đến các nhà trường và đội ngũ giáo viên nhưng có những chủ trương, chính sách mới đã gặp những ý kiến trái chiều từ chính đội ngũ nhà giáo Tuy nhiên, công tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường đôi mới GDĐH van còn tồn tại những hạn chế nhất định Chưa tạo được đồng thuận cao trong xã hội khi bắt đầu triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới của ngành Công tác truyền thông trong ngành giáo dục chưa phát huy được hiệu quả, việc nam bắt các chủ trương, chính sách về đổi mới GDĐH chưa được đội ngũ các nhà giáo, giảng viên, sinh viên tiếp thu một cách chủ động.
Truyền thông trong Bộ GD&DT chưa phát huy được hiệu quả, chưa tiếp nhận và giải đáp một cách thấu đáo những thắc mắc, hoài nghi của dư luận Điển hình như van đề tự chủ đại học, thay đổi hình thức thi và xét tuyên điểm từ kỳ thi THPT Quốc gia Các trường đại học, cao đăng sẽ lay điểm thi THPT quốc gia làm điểm xét tuyên, điểm chuẩn, điểm sản; điểm xét học bạ Đây là những van đề mà dư luận chưa thực sự năm bắt rõ được bản chất của các chính sách đổi mới trong GDĐH Ngay cả những người trực tiếp quản lý ở các nhà trường cũng rất mơ hồ vì có nhiều người cũng không có điều kiện đọc hết được chương trình tổng thể, chương trình môn học Do đó, ngay cả những người làm công tác lãnh đạo, quản lý ở các nhà trường cũng không năm chắc được chủ trương đôi mới của ngành nên khi nhận được những văn bản chỉ đạo từ cấp trên thì công tác triển khai chưa thấu đáo Chính vì vậy, quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc, từ thực tế đó rất nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên đã nêu lên những ý kiến phản hồi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Qua thực tế khảo sát 3 tờ báo điện tử cho thấy, các tờ báo chưa thực sự bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước về đổi mới GDĐH.
Trong 2 năm 2019 và 2020 có rất ít bài báo phản ánh những chính sách, quan điểm của Dang va Nhà nước về đổi mới GDĐH, nhiều bài viết chỉ trích dẫn tên Nghị quyết,
Quyết định hay những quan điểm chỉ dao của Bộ GD&DT mà chưa đi vào nội dung cụ thé của những chủ trương, chính sách đổi mới GDĐH Do đó, các bài viết sơ sài, thiếu chiều sâu mà chỉ dừng lại ở việc đặc vấn đề, tổng hợp các ý kiến Chính vì vậy, van dé đặt ra là các tờ báo điện tử can bám sát những chủ trương, đường lối của Dang và Nhà nước về đổi mới GDĐH, cần nâng cao chất lượng các bài viết chính luận về đổi mới GDĐH Mặc dù các bài viết phản ánh về chủ trương, chính sách đổi mới GDDH có phần khô khan mang mảu sắc chính trị, vì vậy đòi hỏi đội ngũ các nhà báo, phóng viên chuyên trách mảng giáo dục phải có sự tìm hỏi, nghiên cứu nghiêm túc va kỹ lưỡng dé có thé hiểu rõ được về nội dung, bản chất của đổi mới GDĐH từ đó mới có thé phân tích, bình luận, nhận định những van đề có liên quan đến GDDH.
Bên cạnh đó độ ngũ nhà báo, phóng viên phải nắm rõ được định hướng, mục đích và yêu cầu của đổi mới GDĐH đề ra.
3.1.2 Về nội dung trọng tâm của đổi mới giáo dục đại học Qua kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, nhìn chung các tờ báo điện tử đã qua khảo sát đã phản ánh tương đối đa dạng về mặt nội dung của đổi mới GDĐH.
Trong đó những nội dung cơ bản, trọng tâm của đôi mới giáo dục đã được các tờ báo đăng tải với nhiều thể loại khác nhau như tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng van các bài viết đã sử dụng những thể loại ngôn ngữ khác nhau như chính luận, hành chính, chính luận khoa học qua đó đã góp phần truyền tải một lượng thông tin lớn đến độc giả Đặc biệt, có thé kê đến Luật sửa đôi bồ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đây GDĐH phat trién đã được báo chí phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Một số bai báo đã phản ánh những nội dung trọng tâm và điển hình trong đổi mới GDĐH như: Bài viết "Đổi mới quản trị đại hoc: Hướng tới mô hình định hướng doanh nghiệp" ra ngày 24/2/2019 của tác giả Ánh Ngọc trên báo Giáo dục và Thời đại, bài viết đã nhắn mạnh đến van đề tự chủ dai học: tự chủ là điều kiện cần thiết dé thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiễn nhằm cải tiễn và nâng cao chất lượng đảo tạo Tự chủ và trách nhiệm giải trình, đưa tư duy doanh nghiệp vào quản
92 trị đại học Hay bài viết "Trao đổi những vấn dé quan trọng của giáo dục ĐH năm 2019" của tác giả Hiểu Nguyễn trên báo Giáo dục và thời đại Bài viết đưa tin về Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các CSGDDH và trường sư phạm năm
2018 được Bộ GD&DT tổ chức sáng nay (28/12) theo hình thức trực tuyến tại 3 đầu cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Trong đó đã nhắn mạnh những nội dung cơ bản của đổi mới GDĐH như: xác định rõ hệ thong CSGDDH; tao sự bình dang giữa CSGDDH công lập và tư thục; tăng cường tự chủ cho các CSGDDH; đổi mới cơ chế quản lý tải chính, tải sản
Bài viết "Đổi mới giáo dục đại học: Đội ngũ giảng viên là chủ công" của tác giả Anh Tú ra ngày 6/12/2019 Trong đó bài viết nhắn mạnh việc nâng cao chất lượng GDDH, quyét liệt đổi mới va nâng tầm hệ thong la muc tiéu quan trong dé thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn ban và toàn diện GD-ĐT Việt Nam Trong tiến trình đổi mới đó, đội ngũ giảng viên được xác định đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động Vậy các trường cần làm gi dé vai trò “chủ công” của đội ngũ giảng viên được phát huy một cách tốt nhất? Bài viết đã tập hợp được nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục về nâng chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng chương trình đổi mới GDĐH trong thời đại mới.
Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát 3 tờ báo điện tử cho thấy, nội dung của các báo tập trung nhiều vào van đề thi cử, tuyên sinh đại học, cao đăng ở các trường.
TIỂU KET CHUONG 3
Từ thực trạng kết quả nghiên cứu về báo chí điện tử với van dé đổi mới GDDH ở Việt Nam Tác giả đã phân tích những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của 3 tờ báo điện tử trong truyền thông về đổi mới GDĐH Từ thực trạng đó, tác giả đã phân tích và làm rõ những van đề đặt ra hiện nay trong truyền thông về đổi mới GDĐH trên báo điện tử đó là: Sự nhất quán quan điểm chỉ đạo của Dang và Nha nước về đôi mới GDDH, các báo điện tử cần coi đây là mục tiêu, là định hướng quan trong và cần bám sát những chủ trương, đường lỗi của Dang va Nhà nước về đổi mới
GDDH, cần nâng cao chat lượng các bài viết chính luận về đổi mới GDĐH Từ đó, đòi hỏi độ ngũ phóng viên, nhà báo cần tìm hỏi, nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng dé có thé hiểu rõ được về nội dung, bản chất của đổi mới GDĐH từ đó mới có thé phân tích, bình luận, nhận định những vấn đề có liên quan đến GDĐH Mặt khác, cần xác định nội dung trọng tâm của đổi mới GDĐH, từ đó định hướng được thông tin tuyên truyền về đổi mới GDĐH Tăng cường tính tương tác xã hội trên các tờ báo nhằm tạo ra các diễn đàn, giao lưu trực tuyến, để tạo ra sự quan tâm đối với bạn đọc.
Cùng với đó, phải có những chủ trương khuyến khích bạn đọc cung cấp thông tin để từ đó có thê khai thác làm phong phú nội dung thông tin phản biện trên báo.
Từ những vân đê đặt ra tác giả đã kiên nghị đôi với các cơ quan báo điện tử; cơ quan quản lý Nhà nước vê báo điện tử và kiên nghị đôi với ngành giáo dục nhăm nâng cao hiệu quả truyén thông của báo điện tử đôi với vân dé đôi mới GDDH ở Việt Nam hiện nay.
KET LUẬN
Trong quá trình toàn cầu hóa, HNQT đang diễn ra sôi động trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách trong đổi mới GDĐH nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay Đổi mới GDĐH là yếu tổ tat yếu, nhằm tìm ra hướng đi mới tiến bộ và loại bỏ những cái lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp là mục tiêu quan trọng, là quốc sách hàng dầu trong phát triển đất nước.
Trong quá trình đổi mới GDDH, báo chí có vai trò và vị trí hết sức quan trọng Báo chí không chỉ tuyên truyền về những chủ trương, chính sách về đổi mới GDĐH đến đông đảo công chúng, mà đó còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng và Nhà nước Việt Nam giao cho báo chí.
Báo điện tử với những thế mạnh của mình đã và đang phát huy được vai trò to lớn trong việc truyền tải những chủ trương, chính của Dang và Nhà nước về đổi mới GDĐH, đưa những chủ trương ấy vào thực tế đời sống xã hội Báo điện tử đã phản ánh những thông tin nhanh nhạy, kip thời và cập nhật liên tục về lĩnh vực giáo dục, đáp ứng nhu cầu tin tức của độc giả về những sự kiện, thông tin mới, nóng bỏng vừa mới hoặc đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục.
Qua kết quả nghiên cứu về đôi mới GDĐH trên ba tờ báo là báo VnExpress, báo Tuổi Trẻ và báo Giáo dục và Thời đại, kết quả khảo sát cho thấy các bài báo về đổi mới GDĐH đã được cả ba tờ báo đăng tải với sỐ lượng tin, bài là khá lớn và không có sự khác biệt nhiều về số lượng tin bài của ba tờ báo về chủ đề này Các nội dung mà báo điện tử phan ánh về đổi mới GDĐH tập trung chủ yếu vào những van đề như quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDĐH, Luật giáo dục , Luật
Giáo dục đại học, tuyên truyền và thông tin về tuyên sinh, đôi mới công tác quản lý, tự chủ đại học, nâng cao chất lượng dao tạo và HTỌT
Qua các nội dung khảo sát, phân tích đã cho thấy đặc điểm, cách thức thông tin, nội dung thông tin của mỗi tờ báo, những điểm chung, những mặt mạnh và những hạn chế còn tồn tại và sự đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả Thể loại báo chí khi truyền thông về đổi mới GDĐH là rất đa dạng Trong đó, các bài thé
108 loại phản ánh được sử dụng là nhiều nhất, kế đó là các thể loại tin, phóng sự điều tra, phỏng vấn Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ báo chí là rất đa dạng từ các nhà báo, phóng viên lấy tin, trích nguồn trong nước và nước ngoài và nguồn tin từ độc giả cung cấp Mỗi tờ báo điện tử lại có những thế mạnh và những hạn chế nhất định về sé luong, tan suất tin bai, chat luong về nội dung và hình thức của các thông điệp được đăng tải Qua khảo sát lượng tin, bai trong hai năm 2019 và 2020 của 3 tờ báo điện tử cho thấy, 36 lượng tin bai của báo Giáo dục và Thời đại có lượng tin bài lớn hơn hai tờ báo còn lại Nhìn chung, thành công lớn nhất của cả ba tờ báo là đã bám sát dòng thời sự của vấn đề đổi mới GDĐH, thông tin được cập nhật và rộng rãi đến các tầng lớp công chúng Các tờ báo điện tử đã tạo ra diễn đàn, sự tương tác với độc giả về những ý kiến về chủ trương, chính sách mới qua đó thu hút được đông đảo công chúng quan tâm Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tần suất tiếp cận thông tin trên báo điện tử là rất lớn ở cả 3 tờ báo Đối với van đề đổi mới GDĐH trên báo điện tử đã qua khảo sát thì phần lớn độc giả đều quan tâm đến chủ đề này, trong đó công chúng tiếp cận vấn đề này ở báo Giáo dục và Thời đại có tần suất cao hơn hai tờ báo còn lại.
Tuy nhiên, báo điện tử khi thông tin về đổi mới GDĐH cũng còn những han chế nhất định như các thông tin không được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đăng tin, bài Nhiều bài viết sơ sài, nội dung phan ánh chưa đầy đủ, còn tồn tại nhiều hạn chế về cách thức trình bày, sai nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả Số lượng tin, bài liên quan đến chính sách về đổi mới GDĐH còn ít và chưa có sự đa dạng trong việc khai thức nội dung chủ đề này Các bài báo điện tử đã qua khảo sát chưa có chuyên mục riêng về đổi mới GDĐH, do đó, độc giả khó khăn trong việc cập nhật các thông tin về vấn dé này Về nội dung, hình thức thé hiện của báo điện tử về đổi mới GDĐH: nội dung truyền thông về đổi mới GDĐH còn chưa sinh động và chưa thu hút được độc giả, giao diện các chuyên trang, chuyên mục giáo dục trên các báo đơn điệu Một số bài diễn đạt và giải thích các thông tin về đổi mới GDĐH chưa rõ ràng, gây ra sự khó hiểu, khó tiếp nhận cho độc giả.
Do đó, dé nâng cao hiệu quả truyền thông về đổi mới GDDH trên báo điện tử trong thời gian tới, cần có sự nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDĐH, báo điện tử cần coi đây là mục tiêu, là định hướng quan trọng và cần bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDDH, cần nâng cao chat lượng các bài viết chính luận về đổi mới GDĐH Từ đó, đòi hỏi đội ngũ phóng viên, nhà báo cần tìm hỏi, nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng để có thé hiểu rõ được về nội dung, bản chất của đổi mới GDĐH, có những phân tích, bình luận, nhận định sâu sắc về đôi mới GDĐH Mặt khác, cần xác định nội dung trọng tâm của đổi mới GDĐH, định hướng được thông tin tuyên truyền về đôi mới GDĐH; tăng cường tính tương tác xã hội trên các tờ báo nhằm tạo ra các diễn dan, giao lưu trực tuyên, đê tạo ra sự quan tâm đôi với bạn đọc.