1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của làng lụa Vạn Phúc Hà Đông hiện nay

154 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của làng lụa Vạn Phúc Hà Đông hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thanh Hà
Trường học ĐẠI HOC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 37,62 MB

Nội dung

Có thể nói đến một số công trìnhnhư sau: * Những nghiên cứu liên quan đến văn hóa, giá trị văn hóa, bảo ton vàphát triển giá trị văn hóa Cuốn sách Tim hiểu về văn hóa và văn minh của Hồ

Đối trợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về van đề bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá của làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông hiện nay.

4.2 Đối tượng khảo sát: Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Luận văn nghiên cứu van dé bảo tồn va phat triển giá trị văn hoá của làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông từ năm 2011 đến nay (10 năm )

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác- Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nhất là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và đồng thời tham khảo một số công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, sách, báo, các tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tong hợp tai liệu; phương pháp diễn dịch và quy nạp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm thực hiện mục đích được đặt ra.

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn góp phan làm rõ lý luận về việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống và những thực trạng ảnh hưởng không tích cực đến sự phát triển của làng lụa Vạn Phúc nói riêng và các làng nghề truyền thống khác nói chung trong tình hình hiện nay Qua đó, đưa ra một số những giải pháp cơ bản và thiết thực cho việc bảo tồn và phát triển giá trị văn

13 hóa của làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông, cũng như các làng nghề truyền thống khác phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1 Ý nghĩa lý luậnÝ nghĩa thực tiễn

Góp phần tăng cường chất lượng phát triển của làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông (cũng như các làng nghề truyền thống) nhằm gìn giữ và phát huy các giá tri văn hóa riêng- thành tô làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương.

MOT SO LY LUAN CUA VIEC BAO TON VA PHAT TRIEN GIA TRI VAN HOA CUA LANG NGHE TRUYEN THONGTRIEN GIA TRI VAN HOA CUA LANG NGHE TRUYEN THONGKhai niệm bao ton và phát triển

“Theo từ điển Tiếng Việt: bảo ton được hiểu là giữ lại không dé mat di [28, tr.997”, day là các hành động nhăm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu sự ton tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ để chúng tồn tại cùng với thời gian Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.

Bảo tồn được thê hiện nhiều lĩnh vực khác nhau, trong chính trị, văn hóa, khoa học, đều có đối tượng bảo tồn cụ thể Bảo tồn trong lĩnh vực văn hóa nói một cách chung nhất bao gồm bảo tồn giá trị văn hóa vật thê và phi vật thê.

Nếu tiếp cận sâu hơn, có thể thấy trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn là hiện tượng cần thiết và diễn ra ở nhiều phương diện: © Bao tôn nghệ thuật: là bảo tồn các sản phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử lâu đời, nó mang ý nghĩa sâu sắc cho đời sống và được lưu truyền cho thế hệ sau kế thừa và phát huy. ® Báo tôn di sản văn hóa: các di sản văn hóa là các thành quả mà ông cha ta gây dựng lên vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, trong đó bao gồm cả những nghé thủ công truyền thống, mỗi nghề truyền thống đều kết tinh trong đó những di sản văn hóa mà nhiều thé hệ ông cha đã tìm toi va sáng tạo chúng. ® Báo tôn kiến trúc, bảo tôn kiến trúc có định: Việc bảo tồn các công trình kiến trúc mang đến những nét đẹp riêng của từng địa phương, ảnh hưởng đến những lối sống của con người nơi đó ® Bao ton khu khảo cố: đó là những nơi được lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, của mỗi vùng miền được các nhà khảo cé tìm thấy.

Chăng hạn, những bộ gạch ngói trang trí rồng, men xanh và men vàng thời Lê Sơn ở Hoàng Thanh Thăng Long đã được các nhà khảo cổ khai quật lên,

Bất cứ địa phương nảo, lĩnh vực nào trên dải đất Việt Nam đều chứa đựng những giá trị văn hóa khác nhau cần được bảo tồn và lưu giữ Chang hạn, thủ đô Hà Nội không thể không bảo tồn những di tích lịch sử: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bác, Hồ Guom, 36 Phố phường, Văn Miéu- Quốc Tử Giám,

Hoàng Thành Thăng Long, những phong tục tập quán của Hà Nội xưa, những ngôi làng mang những nét truyền thống như làng cô Đường Lâm những nét đẹp đó không được bỏ qua mà cần phải gìn giữ và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Ngoài ra, ở các vùng núi phía Bắc đều mang những giá tri văn hóa riêng của từng vùng với những phong tục, luật tục khác nhau như Hát Then, bắt vợ, những trang phục truyền thống mang nét đẹp riêng của mỗi dân tộc những giá trị đó mang những bản sắc văn hóa riêng chúng cần được bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, kế thừa và loại bỏ những thứ không còn phù hợp với hoan cảnh hiện nay.

Qua sự phân tích đối tượng của việc bảo tồn rất da dang và phong phú Đó là những giá trị văn hóa vật thé và văn hóa phi vật thé mang lại cho con người về cả vật chất cũng như tinh thần Đương nhiên, cùng với bảo tồn những giá trị vật chất và giá trị tinh thần nó mang đến cho con người những lợi ích, mang được nét đặc trưng của mỗi dân tộc, mà song song cùng với nó đó là, cần loại bỏ đi những yếu tổ đã lỗi thời, lạc hậu không có lợi cho sự phát triển xã hội Bởi những yếu tố lỗi thời, lạc hậu đó sẽ là hạt nhân làm cản trở lớn cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà nó đảm nhiệm.

Khái niệm Phá triển cũng được giải thích như sau Trong từ điển Tiếng Việt: “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiễu, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp ”[54] Phát triển được đưa ra theo cách nay chỉ ra quá trình phát triển được diễn ra ở mọi lĩnh vực của thế giới diễn ra từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp cho đến cao, hay những thứ đơn giản đến những thứ rất phức tạp, cầu kỳ.

Theo quan điểm duy vật biện chứng: “Phat triển là một phạm trù triết học dùng dé chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn cua sự vật 28, tr.75].Với quan điểm nay, sự phát triển trong thé giới diễn ra một cách khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú Mọi sự vật hiện tượng trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy của con người đều được chi phối nam trong khuynh hướng phát triển, không có một sự vật hiện tượng nào ton tại trong trạng thái bắt biến. Đặc biệt, có thể thấy con đường phát triển không thắng tắp mà đi theo con đường xoáy ốc tức là thường quanh co, phức tạp nhưng cuối cùng nó vẫn đi lên theo đúng quy luật khách quan, xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu, lỗi thời và cái mới sẽ ra đời tiễn bộ, hoàn thiện hon, phù hợp hơn với hoàn cảnh mà nó sinh ra Nói cách khác, sự phát triển là sự thay đôi về bản chất của sự vật hiện tượng với những nội dung mới và hình thức mới sao cho phù hợp với điều kiện tồn tại của sự vật hiện tượng.

Thông qua các tính chất của sự phát triển và con đường đi của sự phát triển ta thấy được rằng mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong khuynh hướng vận động, phát triển và phát triển không đi theo đường thang nên khi muốn xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nao di chăng nữa thì phải đặt chúng trong sự vận động, phát triển, cần phải vạch ra những xu hướng biến đổi, chuyền hóa của chúng Ngoài ra, chúng ta không chi nắm bắt những cái hiện dang tôn tại ở các sự vật, hiện tượng mà phải thấy được sự phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi để có những giải pháp khắc phục tạo điều kiện để thúc đây sự phát triển theo hướng tích cực hoặc kìm hãm sự vận động, biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của sự vật, hiện tượng đó.

Phát triển trong lĩnh vực văn hóa chính là làm cho những giá trị văn hóa, những yếu tố độc đáo, đặc trưng, đặc sắc của văn hóa được lưu giữ và nhân lên, không bị mai một, không bị mất đi đồng thời tạo điều kiện cho các giá trị đó được lan tỏa trở thành một sức mạnh nội sinh cho sự phát triển Trong quá

28 trình phát triển đó, cần phải bảo tồn những giá trị văn hóa, kế thừa và phát huy được những yếu tố truyền thống tốt đẹp, những yếu tổ lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cần phải loại bỏ Phát triển ở đây còn là quá trình không ngừng tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ, chống lại những ứỡ lạc hậu, lỗi thời, làm cho mỡnh (sự vật, hiện tượng, giỏ trị văn húa, quá trình kinh tế, thành tựu khoa học, ) ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu thời đại mới.

Như vậy, thông qua các cách lý giải ở phan trên có thé rút ra: Báo ton và phát triển giá trị văn hóa là sự thừa hưởng, gìn giữ những giá trị văn hóa, những yếu tố truyền thống tích cực đã được hình thành từ rất lâu đời cùng với quá trình hình thành, phát triển của đất nước Với những đặc điểm cơ bản về tự nhiên, môi trường đã hình thành nên những bản sắc riêng biệt của nền văn hóa dân tộc Việc giữ gìn một nền văn hóa như nó vốn có đã khó, nhưng tìm những cái hay, cái tốt, cái đẹp, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển nó, làm cho nó phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa đó là việc làm còn khó hơn nhiều Chính vì thế, bdo ton và phát triển giá trị văn hóa còn phải là sự kế thừa và phát huy những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đây sự phát triển của cá nhân và xã hội Bên cạnh đó, cần phải loại bỏ và khắc phục những yếu tố không còn thích hợp, những thứ đã lỗi thời, lạc hậu để đáp ứng được nhu cầu của thời đại hiện nay.

* Moi quan hệ giữa bảo ton và phát triển giá trị văn hóa

Bao ton và phát triển có môi quan hệ mật thiết không thé tách rời nhau, tác động qua lại, thúc đây cho nhau.

Bảo tồn với nội hàm lưu giữ không phải là hoạt động làm cản trở đến sự vận động của sự vật hiện tượng mà cũng không phải là quá trình làm cản trở quá trình đi lên của sự vật, hiện tượng Thực chất, bảo tồn nó là cơ sở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng đi đúng hướng Tất nhiên trong mỗi sự vật, hiện tượng bản chất bên trong của chúng bao giờ cũng có hai mặt: một mặt mang những đặc điêm riêng biệt, giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,

29 những nét dé phân biệt được những su vật, hiện tượng nay với những sự vật, hiện tượng khác đang ton tại, vận động trong thế giới, con về phía mặt kia nó mang ý nghĩa trái chiều hơn thé hiện ra những yếu tổ lỗi thời lạc hậu, không phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh cụ thể mà sự vật, hiện tượng đó ton tai, thậm chi no còn đi ngược với quy luật khách quan Bao tồn phải gắn với phat triển giúp định hướng một cách đúng đắn, những yếu tổ có giá trị phù hợp với thời đại thì nên bao tồn chúng dé chúng không bị mai một đi, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa đó mà vẫn mang được những đặc điểm riêng biệt của sự vật, hiện tượng.

Đặc điểm của làng nghề truyền thong

Làng nghề truyền thống là một môi trường kinh tế- xã hội và văn hóa Nó lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thé hệ nghệ nhân tài ba với đôi ban tay khéo léo cùng với những sản phẩm độc đáo mang một nét bản sắc riêng biệt của từng nghề. Đặc điểm của làng nghề truyền thống được đề cập hai phương diện sau đây:

* Đặc điểm về kinh tế, xã hội của làng nghề truyền thống - Làng nghề truyền thong được ton tại ở nông thôn va gắn bó hết sức chặt chẽ với nên nông nghiệp trong lúa nước.

Trong chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, các nghề truyền thống dường như không thể tách khỏi nông nghiệp mà luôn có sự đan xen, tồn tại song hành Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và nhu cầu của người dân trong nền kinh tế tự cung, tự cấp thì nghề thủ công dần dần được xuất hiện với tư cách là một nghề phụ song song với nghề làm nông là chủ yếu dần dần nhanh chóng được phát triển ở nhiều làng quê.

Nghề nông (trong lúa) không giéng như các nghề khác mà nghề nông được diễn ra theo từng vụ Nên thời gian hoạt động sản xuất nông nghiệp là không có nhiều dẫn đến thời gian lao động ít, năng suất lao động thấp đã không đảm bảo được thu nhập tài chính của những người dân Đồng thời, do nghề nông do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một nguồn lao động dư thừa khá lớn Nếu mà chỉ chú trọng đến nghề nông nghiệp thì đời sống của những người dân sẽ rất khó khăn, thu nhập bap bênh Chưa ké vụ mùa đó có sâu bệnh hay mat mùa hay không, điều này có thé thường xuyên gặp nên chính điều đó đã thúc đây các nghề thủ công hình thành và phát triển Thông qua các nghé thủ công này những người dân sẽ có thé kiếm thêm thu nhập trong những thời gian không phải làm nông, vừa có mức thu nhập bình ổn mà không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì.

- Làng nghé truyén thong sử dụng lao động thủ công là chính

Nền kinh tế tiểu nông gan với nông nghiệp mang nét đặc trưng như trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém, quan hệ sản xuất lạc hậu, sản xuất diễn ra theo tập quán tự cung tự cấp và khép kín dẫn đến năng suất lao động rất thấp.

Chăng hạn trước đây, khi khoa học- kỹ thuật còn rất thô sơ, lạc hậu không phát triển như hiện nay thì hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất tạo ra những sản phẩm thủ công đều do lao động thủ công họ đảm nhận hết, kề cả những công đoạn nặng nhọc nhất, độc hại nhất Mặt khác, do những sản phẩm của nhiều làng nghề truyền thống can đòi hỏi đến một quá trình, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, đường nét tỉ mỉ nên lao động làm nghề thủ công truyền thống là lao động thủ công, có trình độ kỹ thuật cao, đôi bàn tay khéo léo, có dau óc thâm mỹ và sáng tao dé có thé tạo ra những sản pham mang những bản sắc riêng thấm đậm những giá trị truyền thống đều được thé hiện rõ nhất trên những sản phẩm thủ công.

Trong các làng nghề truyền thống, thường xuất hiện các nghệ nhân trong làng Các nghệ nhân có một vai trò quan trọng, là nóng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng Họ là những người gìn giữ được cốt lõi những giá trị của nghé truyền thống bởi những người nghệ nhân là những người dạy nghề, truyền nghề trực tiếp cho các thành viên trong gia đình Việc day nghề truyền thống được thực hiện theo phương thức truyền nghề từ đời này sang đời khác Đó là bí quyết nghề nghiệp riêng mà mỗi thành viên phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn Thông qua phương thức truyền nghề này có ưu điểm là giữ được bí quyết nghề trong từng làng nghề , đào tạo được những người thợ giỏi, nhưng hạn chế của nó là những kỹ thuật và bí quyết nghề không được phổ biến rộng rãi ở các địa phương khác Mặt khác, nếu trong trường hợp không tìm được nghề kế tục đủ dé tin cậy dé truyền nghề thì sẽ bị mai một mat đi cái nghề của ông cha ta từ trước đến nay. Đây là vấn đề vẫn tiếp tục tiếp diễn trong bối cảnh hiện nay, đây là mối “e ngại ” lớn khi kinh tế thị trường, toàn cầu hóa tác động ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống.

- Thị trường quyết định tới sự ton tại và phát triển đối với mỗi làng nghề truyền thong

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng, nó mang một ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát trién đối với mỗi làng nghề truyền thống Thị trường được chia làm 2 thị trường: thị trường đầu vào và thị trường dau ra Nếu thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm: thiết bị, nguyên liệu, thi trường, vốn, sức lao động ) là yêu tố quyết định của quá trình sản xuất thì thị trường của các yếu tố đầu ra lại có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề thông qua việc tiêu thụ sản phẩm.

Chúng ta biết rang, sự ra đời của các làng nghề truyền thống là xuất phat từ sự đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân tại địa phương.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề được hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất và nhu cau trao đổi hang hóa Lượng hàng tiêu thụ của từng san phẩm trong mỗi làng nghề cảng lớn thì song song với đó là tạo được nhiều co hội việc làm cho lao động và đời sống của người dân tại địa phương cũng được đáp ứng.

Ngoài ra, những sản phẩm được tiêu thụ không chỉ ở tại địa phương, trong nước mà còn được tiêu thụ ra thị trường nước ngoài thì từ lâu các sản phẩm truyền thống cũng đã hấp dẫn được nhiều du khách nước ngoài Chang hạn, các sản phẩm gốm, sứ, dệt tơ tằm, lụa, đã được nhiều thương nhân nước ngoài mua với một số lượng lớn và chúng có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Chính vì thế, những sản phẩm của các làng nghề thủ công sẽ có cơ hội lớn mang những giá trị truyền thống đẹp của đất nước ra ngoài thế giới.

- Hình thức sản xuất kinh doanh pho biển da số là hình thức hộ gia đình.

Trong quá trình phát triển của làng nghé truyền thống, hình thức sản xuất kinh doanh phô biến nhất ở hầu hết các làng nghề tồn tại nào đó là hình thức kinh doanh hộ gia đình Kinh doanh hộ gia đình là một mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên gia đình đăng ký thành lập lên và chịu trách nhiệm về tài san cua mình với hoạt động kinh doanh của mình Đây là

40 mô hình sản xuất kinh doanh rất phô biến cho đến ngày nay Nhưng, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác cũng ra đời và phát triển song song Các hình thức kinh doanh chủ yếu như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, tô hợp tác được mọc lên rất nhiều Những hình thức này cùng tồn tại song song và có tác động cùng hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

* Ve kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm của làng nghề truyền thống - Nghề thủ công có kỹ thuật thủ công mang tinh truyền thong, bí quyết và công nghệ phụ thuộc vào tay nghề, kỹ xảo của người thợ. Đặc điểm đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công đó là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và được coi là một bí quyết của dòng họ Công nghệ sản xuất thường chủ yếu là những công cụ thô sơ do chính những người thợ tự chế tạo ra để phục vụ trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó, không thé không nhắc đến đôi bàn tay khéo léo hay nói cách khác là tay nghề, kỹ xảo, kỹ năng, đầu óc sáng tạo của những người thợ làm nghề truyền thống Do vậy, tính chủ quan của người thợ đối với những sản phẩm là vô cùng lớn Những sản phẩm không chỉ đòi hỏi người thợ khéo léo để tạo ra mà còn cần đến sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ Những kinh nghiệm này qua thời gian được truyền từ đời này cho mọi thế hệ trở thành những bí quyết của từng nghề truyền thống tại từng địa phương nơi đây.

Bảo ton và phát triển giá trị văn hóa làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chính là việc giữ gìn và phát huy những giá trị làng nghề truyền thống về văn hóa, kinh tế, xã hội và làm cho nó không bị mai một, vẫn giữ được nét đẹp riêng của nghề truyền thống mà ông cha ta đã dé lại truyền từ đời này qua đời khác.

Bao tồn va phát triển làng nghề truyền thống là việc giữ gìn các yếu tố truyền thống của làng nghé, bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc Các yếu tố truyền thống đó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ảnh hưởng đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống, nó không chỉ chi phối đến hoạt động sản xuất mà còn chi phối đến tiêu dùng và đời sống của người dân nơi đó.

Nếu các yếu tố truyền thong được bảo tồn, phat triển thi dan đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đời sống của dân nơi đó phát triển theo hướng đi lên Còn ngược lại, nếu các yếu tô truyền thống không được bảo tồn và phát triển, kế thừa nó sao cho phù hợp với hoàn cảnh sẽ dẫn đến lạc hậu, không sản xuất được ra nhiêu các sản phâm, năng suât làm việc thâp dân đên hoạt động sản

43 xuất trì trệ, đời sống của người dân nơi đó không đủ trang trải cuộc sống, tinh trạng bỏ nghề, đi làm việc khác là rất cao.

Yếu tô truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của làng nghề, của mỗi dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc đáo, sáng tạo, mang tính giá trị cao Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, công nghệ - kỹ thuật được con người chế tạo và cải tiến cho ra đời đã làm tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, những yếu tổ truyền thống đang bi mai một dan đi trong các sản phẩm mà những người thợ, người nghệ nhân do chính tay nghề họ làm ra.

Trước đây, dé dệt ra một mét vải, những người thợ thủ công phải dùng đến những dụng cụ thô sơ, tự tạo (khung cui) thông qua các thao tác thủ công cùng với bàn tay khéo léo ho đã tạo ra những sản phẩm mà những sản phẩm được tạo ra hoản toàn bang thủ công như vậy năng suất không được nhiều, thậm chí mấy ngày mới dét xong được một tam vải Nhưng nó đã thé hiện được rõ nét nét đẹp riêng biệt, độc đáo của từng địa phương, thậm chí thể hiện được khả năng sáng tạo, kỹ thuật làm nghề của mỗi nghệ nhân Khi công nghệ khoa học phát triển, ta áp dụng khoa học vao cải tiến công cụ, xử lý nguyên liệu, thì những sản phẩm được tạo ra được nhiều hơn so với sử dụng băng công cụ thô sơ, hiệu quả kinh tế tăng lên xong việc sản xuất hàng loạt hàng hóa khiến cho sản phẩm giảm mất tính đặc biệt, độc đáo Những sản phẩm được sản xuất ra đều là những sản phẩm giống nhau như một hay nói cách khác đó là sản xuất theo một dây chuyền Trong tác pham “Làn sóng thứ ba” của Alvin Toffler’ ông cũng dé cập rất rõ, khi khoa học -kỹ thuật phát triển sẽ dẫn đến sức lao động của con người giảm xuống thay vào đó là những máy móc sẽ làm thay, sản xuất hàng triệu các sản phẩm theo một dây chuyền nên chúng giông nhau như một đã mở ra sản xuât hàng loạt xuât hiện Sản xuât

? Alvin Toffler (1928 -2016), ông là người Mỹ gốc Do Thái, có bằng tiến sĩ về văn học và luật học nhưng moi người đều biết đến với tư cách là một nhà xã hội học và nhà tương lai học.

44 hàng loạt khiến cho hệ thống phân phối các sản pham bi quá tải không biết tiêu thụ ở đâu Đây là một mâu thuẫn lớn trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống hiện nay.

Mặt khác, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống không phải là giữ nguyên xi các giá trị truyền thống, mà ta cần phải có sự sang lọc, loại đi những yếu tố đã lỗi thời không còn phù hợp với thời đại, kết hợp có chọn lọc những yếu tố mang tính truyền thống với các yếu tố mang tính hiện đại, đồng thời không ngừng sáng tạo trên nền tảng truyền thống dé các sản phẩm luôn được giữ những nét riêng biệt của từng làng nghề truyền thống mà vẫn mang được hơi thở của thời đại, đó chính là làm cho văn hóa làng nghề phát triển theo thời gian.

Xét một phương diện khác, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chính là đảm bảo kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Đó là việc một mặt gap phan giải quyết việc làm tương đối đầy đủ cho nguồn lao động, đây là chính sách hiệu quả để giảm đi tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, giảm bớt tệ nạn xã hội, ôn định cuộc sống của mọi người dân Mặt khác, băng việc duy trì, phát triển, làm tăng thêm uy tín cho sản phâm của làng nghề, những yếu tố văn hóa độc đáo, riêng có của làng nghé sẽ được lưu giữ, phổ biến và không ngừng được sáng tạo thêm bởi các nghệ nhân, những người thợ cũng như bất cứ ai quan tâm và yêu mến sản phẩm của làng nghề.

Như vậy, ở phần trên cũng đã đề cập, vấn đề bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống là một vấn đề hết quan trọng và được rất nhiều sự quan tâm của xã hội Nhiều nhà nghiên cứu, khảo sát, dự án, đến các chính sách cụ thể đã được xây dựng Điểm thống nhất mà các công trình nghiên cứu, các chủ trương, chính sách đạt được là những quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Theo đó, cần phải chú ý những điều sau:

Một là, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuât hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá

45 trị văn hóa truyền thong theo hướng bao tồn dé phát triển và phát triển dé bao tồn Bởi, hiện nay có rất nhiều làng nghé truyền thống song song với sản xuất hàng hóa đưa đến người tiêu dùng đều ít chú ý đến van đề môi trường Dẫn đến tình trạng môi trường sống bi ô nhiễm nghiêm trong, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái.

Hai là, bảo tồn và phát triển làng nghề phải kết hợp phát triển hài hòa các cơ sở ngành nghề có quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, chú trọng phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, ở làng nghề, thực hiện phương châm

“ly nông bat ly hương”- có thé hiểu một cách đơn giản là chuyên đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp mà không phải rời đi chỗ khác để kiếm sống Thay vì phải rời khỏi đi chỗ khác đến các khu công nghiệp lớn hoặc làm dịch vụ ở các thành phố lớn thì con người sống chính tại quê hương họ đều làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp được mở ngay quê nhà và tận dụng sử dụng nguồn lao động phổ thông tại địa phương Tinh trạng hiện nay, một sé lượng công nhân tại các khu đô thị họ chưa có nha cửa ồn định mà với mức thu nhập thấp, họ phải chấp nhận thuê nhà ở, cuộc sống tăn tiện mới đủ trang trải cuộc sống Nếu ở quê họ có thê sống tốt, đi làm có thê về nhà, tiêu dùng với chi phí hợp lý ở quê Vì vậy, giải quyết được van đề lao động ở địa phương không chỉ góp phần quan trọng nâng cao mức sống cho người dân, giúp giảm khoảng cách phát triển và áp lực lao động mà còn giúp cho người lao động thêm gắn bó và dành toàn tâm toàn ý với mảnh đất mình sinh ra mà còn bảo vệ và giữ gìn những giá trị làng nghề truyền thống.

Ba là, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên cơ sở kết hợp các yếu tô truyền thống với hiện đại, kết hợp phát triển tiến hóa tuần tự với phat triển rút ngắn nhảy vọt và sự kết hợp các loại trình độ công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hình thành các thị tran, thị tứ và phát triên nông thôn mới.

THUC TRANG BẢO TON VA PHÁT TRIEN GIÁ TRI VĂN HOAĐặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội

Làng lụa Hà Đông hay có tên gọi khác là Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km.

Phía bắc giáp thôn Ngọc Trục, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội Phía đông va phía nam là dòng sông Nhuệ dài uốn khúc bao bọc hai hướng còn phía tây thì giáp phường Quang Trung, quận Hà Đông

Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyến đường Láng Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam IB) và đường 32 Với nhiều thuận lợi về địa lý và giao thông như thế, Vạn Phúc có điều kiện phát triển kinh tế. Đặc biệt xã Vạn Phúc giáp với con sông Nhuệ và cũng gần với đường 430 (con đường lớn thông với đường Nguyễn Trãi đi qua trung tâm Thành phố Hà N6i) cho nên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác.

Ngoài những lợi thế trên, Vạn Phúc cũng có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, làng nằm cạnh một dòng sông có tên là sông Nhuệ rất nên thơ, hiện nhiều di tích từ xa xưa van còn ton tại và có giá trị văn hóa và lịch sử, chăng hạn phải kế đến như đình làng Vạn Phúc, công làng, chùa Vạn Phúc, tạo điều kiện cho làng Vạn Phúc phát triển các giá trị văn hóa, thu hút khách du lịch đến thăm quan nơi đây Tuy thế, nằm cạnh sông Nhuệ nên độ 4m cao hơn so với một số nơi khác Với nghề truyền thống dét vải, việc bảo quản vải đòi hỏi các nghệ nhân noi đây phải thật can thận và có bí quyết giữ gìn, nếu không sẽ dẫn đến vải bị mốc khiến chất lượng vải kém đi nhiêu.

Vẻ kinh tế- xã hội: Theo thông kê năm 2014, phường Vạn Phúc có diện tích tự nhiên là 143,97 ha, 2887 hộ dân, với trên 14.620 nhân khẩu Năm 2019, số dân 18.979 người = 5.175 hộ, chia thành 12 tổ dân phó Tỉ lệ gia tăng dân số

50 tự nhiên khoảng 1% Mật độ dân số của Vạn Phúc tương đối lớn, khoảng §.453người/ km2 Van Phúc có 10 cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn Trong đó có 8 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, bộ máy tổ chức để tham gia xây dựng cơ quan, đơn vi văn hóa.

Các dự án đầu tư, xây dựng trên địa bàn đều thực hiện nghiêm theo quy hoạch của cấp có thâm quyền phê duyệt Tích cực phối hợp với Sở Quy hoạch- Kiến trúc cơ bản hoàn thành lập quy hoạch tông thé, chi tiết tỷ lệ

1/500 làng nghề dệt lụa Vạn Phúc làm cơ sở phát triển du lịch bền vững, đạt chuẩn quốc gia.

Hiện nay sản xuất nông nghiệp chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ cho nền kinh tế của làng Vạn Phúc va đang có xu hướng giảm dan vì đất bị thu hep để xây dựng các công trình (hiện kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm 0,1%) Thay vào đó là nghề phi nông nghiệp rất cao, các nghề đệt lụa thủ công và dịch vụ hiện nay đang rat phát triển, tạo ra nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã.

Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Vạn Phúc khóa XIX trình đại hội đại biểu Đảng bộ phường lan XX, nhiệm kỳ 2020-2025, giá trị sản xuất sản phẩm làng nghề: Sản lượng lụa các loại ước dat 1,7 triệu mét/năm Giá trị bình quân ước đạt 115 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quan người lao động ước đạt 5 triệu đồng/tháng.

Cơ cấu kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực, tiểu thủ công nghiệp giữ én định, tăng mạnh dịch vụ thương mại Doanh thu từ Thương mại - dịch vụ và du lịch có mức tăng trưởng vượt bậc: bình quân mỗi năm ước đạt 166,4 tỷ đồng từ hoạt động của trên 500 cơ sở kinh doanh sản phẩm làng nghề và dịch vụ khác.

Hoạt động của các thành phan kinh tế: 2 Hợp tác xã của làng (phường) thực hiện nghiêm túc Luật Hợp tác xã năm 2012, đặc biệt Hợp tác xã Nông nghiệp chuyên đổi mô hình sang kinh doanh dich vụ tổng hợp Thanh lập 2 doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xã hội hoá đâu tư phát triên cụm cơ sở sản xuât,

51 kinh doanh sản xuất lụa chất lượng cao Hoạt động Quỹ tín dụng đáp ứng và sử dụng an toàn, hiệu quả nguồn vốn trên 144 tỷ đồng tạo điều kiện cho các thành viên phát triển kinh tế Các tô chức chính trị- xã hội trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chính sách xã hội quận Hà Đông sử dụng hiệu qua, an toàn nguồn vốn vay trên 10 tỷ đồng cho 228 hộ thành viên và doanh nghiệp.

Làng nghề lụa Van Phúc - Hà Đông có lịch sử rất lâu đời Theo thần tích từ thời Lê do Lễ bộ Thượng Thư Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn năm 1572, Thanh Hoàng làng Vạn Phúc là ba A La hiệu là Thị Nương (còn có tài liệu nói rằng bà là Lã Thị Nga được vua phong là Nga Hoàng Đại Vương).

Bà có công lớn trong việc mở mang điền địa, phát triển nông nghiệp; dạy cho nhân dân, nhất là phụ nữ nghề dét lụa và may thêu; giúp cho Vạn Phúc trở thành điền trang sam uất, nhân dân có nghé nghiệp no lành.

Trải qua thăng trầm lịch sử, làng lụa Vạn Phúc tồn tại và phát triển cho đến ngày nay Đối với những người dân sống ở làng Vạn Phúc, nghé dét lụa và những sản phẩm do chính bàn tay họ đệt lên là niềm tự hào của những người sinh song noi day, do la su kết tinh văn hoá, là nét đẹp truyền thống của làng nghề Vạn Phúc nói riêng và các làng nghề truyền thong khác nói chung.

Làng cô truyền người Việt xưa có cấu trúc rất đặc biệt và da dang, bao chứa trong đó là những tỏ chức nhỏ như dòng họ, phe phái Trong cộng đồng làng đó có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong làng Vì vậy, làng là một cộng đồng bên chặt, tự trị, khép kín, được bao bọc bởi luỹ tre làng.

Những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc

Như đã được phân tích ở phần Chương | đã chi ra rằng giá trị văn hóa làng nghề truyền thống được thé hiện chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông dé tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thê hiện Hon thé nữa, còn đề cập đến không gian của làng nghé, đó chính là cảnh quan tự nhiên với những di tích văn hóa, lịch sử, nhà thờ tổ

55 nghé, Qua đây có thé chi ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc như sau:

- Giá trị văn hóa thể hiện qua tập tục, tín ngưỡng của làng lụa

Khi nhắc đến làng nghề truyền thống không chỉ nói đến mối quan hệ giữa

“nghề” và “nghiệp” mà nó còn chưa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh thông qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều các quy định khác.

Qua đây, điều đầu tiên phải kể đến các “quy lệ” của các làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc- Hà Đông Quy lệ là các quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, dé được bảo tồn nghé của dòng họ hay của cộng đồng làng xã Việc giữ “bi quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữa nghề mà còn chi phôi cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, không lấy người địa phương khác hoặc việc truyền nghề chỉ truyền cho con trưởng hay cháu đích tôn. Điều thứ hai cần phải nhắc đó là tục thờ cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các lệ hội văn hóa dân gian khác Làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông có lịch sử lâu đời, thành hoàng làng Vạn Phúc là bà A La hiệu là Thi Nuong (con có tài liệu nói rằng bà là La Thi Nga được vua phong là Nga Hoàng Dai Vương) Bà có công mở mang điền địa, phát triển nông nghiệp và dạy cho nhân dân biết đệt lụa và may thêu Chính vì thế, tưởng nhớ công ơn của bà, làng lụa Vạn Phúc hàng năm vào 13 tháng giêng lại tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống làng nghề dét lụa Các nam thanh nữ tú trong làng được tuyên chọn dé rước kiệu ba trong trang phục truyền thống giàu bản sắc của quê hương.

Còn được thê hiện kết nối huyết thống dòng họ tránh xa phương cầu thực làm giàu ngay chính trên quê hương của mình nếu giữ được nghé va đáp ứng yêu cầu của xã hội dé kết nối quá khứ và hiện tại hướng tới tương lai, không làm mat nghề truyền thống và phát huy được tinh thần yêu nghề yêu lao động, cần cù chịu khó của dân tộc “whát nghệ vinh, nhất thân vinh ”.

- Giá trị văn hóa thể hiện thông qua sản phẩm của làng nghề lụa, kết tinh những nguyên liệu truyền thông dệt lụa tơ tăm tại Vạn Phúc- Hà Đông

Như có thể thấy, không chỉ làng nghề lụa mà các làng nghề truyền thống khác đều gắn với nền nông nghiệp Chính vì thế, những sản phẩm được tạo ra đều gắn với những gốc tích nông nghiệp Những sản phẩm lụa được sản xuất rất đa dạng và phong phú, nhiều mẫu mã khác nhau với khoảng 70 loại the, lụa, gam, lĩnh với nhiều tên gọi khác nhau Chang hạn như băng hoa, long phượng, mây bay, tứ qué, sa trơn, the trơn, đũi hoa, van tho đỉnh Hoa van có bốn loại như động vật, thực vật, đồ vật, hình họa Động vật thể hiện các hình tượng tứ linh, lưỡng long chau nguyệt, lưỡng long song phượng, long van, long hy thủy, phượng trong mây, phượng ngậm cuốn thư, rùa ngậm cuốn thư, song hạc, Thực vật gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, lan, hoa chanh, hoa hong, D6 vat: cuốn thư, đồng tiền, lang hoa, bình cổ, đèn lồng, Hình họa: chữ thọ, triện, vạn, quả trám, hình vuông đều được thê hiện rõ nét trên tâm lụa

Tất cả hình dạng hoa văn trên lụa Vạn Phúc được trí tưởng tượng phong phú rất gần gũi với cuộc sông của người Việt đặc biệt những họa tiết này đều thê hiện rất rõ nét nền văn hóa nông nghiệp với bàn tay tài hoa nghệ nhân dệt thành sản phẩm độc đáo, thé hiện sức sáng tạo tinh té, giau tham my.

Ngoài ra, khi nhắc đến đến làng lụa Van Phúc- Ha Đông người ta không chỉ biết về “/ua la Hà Đông ” mà còn biết đến kỹ thuật nuôi tằm và những bí quyết về kỹ thuật dệt lụa của dân làng tai nơi đây Qua đây, với đặc điểm này có thê cho chúng ta nhận dạng được được các giá tri văn hóa đặc biệt là giá trị văn hóa phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng của nền nông nghiệp, cơ cấu qui mô thông qua làng xã.

- Giá trị văn hóa thể hiện về giả trị kinh tế

Sự phát triển của làng nghề truyền thống đệt lụa tơ tằm làng Vạn Phúc đã và đang tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhờ tận dụng và kết hợp được các yếu tố nguyên liệu, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ của các sản phâm do chính những người dân nơi đây làm ra.

- Giá trị văn hóa thé hiện cảnh quan tự nhiên của làng Vạn Phúc với những di tích văn hóa, lịch sử, nhà thờ tổ nghé

Mỗi làng nghề đều chứa đựng một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt nhưng những di tích văn hóa, lich sử, nhà thờ tô nghề đều được những người dân nơi đây coi trọng và xây dựng lên Những khu di tích lịch sử lâu đời như đình

Vạn Phúc, Chùa Vạn Phúc, di tích nhà lưu niệm Bác Hồ gan bo cung voi người dân noi đây.

Làng lụa Vạn Phúc là làng cổ chứa đựng những nét chung của các làng cổ khác thé hiện về kiến trúc cô kính, đậm cót cách miền bắc Việt Nam, trở thành những di tích khá hấp dẫn đối với các khách du lịch.

Trên đây là những giá trị văn hóa làng nghề lụa Vạn Phúc, tất cả các giá trị này đều đóng một vai trò hết sức quan trọng hình thành nên một nền văn hóa lang đặc trưng riêng biệt, là cái nôi nuôi đưỡng tâm hồn của những người dân đang sinh sống tại nơi đây, góp phần hun đúc nên bản sắc văn hóa của làng lụa nói riêng và nền văn hóa dân tộc nói chung.

Qua nghiên cứu các giá trị truyền thống của làng nghề truyền thống ở một số địa phương khác với giá trị văn hóa truyền thống của làng lụa Van Phúc có thê thấy rằng:

- Các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống đều chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các phong tục tập quá, tín ngưỡng, lễ hội.

Khi nhắc đến làng nghề truyền thống không thé không bỏ qua bản “quy lệ”. Đặc biệt, vấn đề “bí quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà nó còn chi phối đến các mối quan hệ khác Chang hạn, lang chạm bạc Đồng Xâm coi quy chế “hôn nhân nội hạt” là bất biến hay việc phân chia thứ bậc cho nhiệm vụ truyền nghề

Thành tựu và hạn chế trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa

làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông hiện nay.

Với quan niệm văn hóa là một hệ thống gia tri vật chat va tinh than do con người sáng tạo va tích lũy, là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt và biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, có thể xem xét thực trạng thành tựu và hạn chế trong quá trình bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông hiện nay theo một số phương diện sau:

2.3.1 Bảo ton và phát triển giá trị văn hóa làng thé hiện qua phương thức sản xuất kinh doanh

Có thê thấy, C.Mác và Ph.Angghen nói rang dé ton tại, dé sống được, trước hết chúng ta cần phải có cái ăn, cái mặc, cái ở rồi sau đó mới tính đến việc làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, Mà muốn có cái ăn, cái mặc, cái ở thì con người buộc phải tiến hành lao động, đặc biệt là lao động sản xuất tạo ra các của cải vật chất Muốn sản xuất ra được của cải vật chất, con người cần phải kết hợp với tư liệu sản xuất, dùng công cụ lao động, bằng sức lực của mình để tác động vào đối tượng sản xuất để làm sao phục vụ được đời sống của con người Bên cạnh đó, con người cần phải có sự kết hợp với nhau bởi riêng lẻ từng cá nhân thì không thê nào mà sản xuat được Dé đi một cach cu

59 thé việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng thé hiện rõ ở phương thức sản xuất kinh doanh tức là đi vào nghiên cứu phương thức, cách thức mà con người nơi đây thực hiện và tiến hành sản xuất thông qua công cụ lao động, nguồn lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Nếu như trong lực lượng sản xuất, con người là một yếu tố hết sức quan trọng nhất thì công cụ lao động (công cụ sản xuất) là một yếu tố động Trình độ phát triển của của các công cụ lao động sẽ dẫn đến thay đôi hoàn toàn quy trình sản xuất theo một hướng đi phát triển.

Theo thống kê, hiện nay làng Vạn Phúc có 3 doanh nghiệp, 36 cơ sở sản xuất và hơn 118 hộ gia đình sản xuất với gần 350 máy dệt được hoạt động.

Có thé thấy rang, ngày xưa những người thợ đều dùng khung cửi bằng gỗ dé dệt lụa, phải qua rất nhiều công đoạn dé cho ra đời được những sản phẩm.

Ngày nay, vẫn là những khung cửi đó nhưng quá trình sản xuất ra những tắm lụa không phải là những khung cửi thủ công như ngày trước nữa mà toàn phần đều được thay bằng những chiếc máy dệt bán thủ công giúp cho người lao động tăng năng suất sản xuất, giảm được sức lao động.

Công cụ lao động (công cụ sản xuất) chủ yếu là những chiếc máy dệt.

Những máy đệt của làng qua các giai đoạn đều được không ngừng cải tiến, từ khung cửi bằng gỗ thô sơ sang các loại máy đệt hiện đại với công suất cao chạy bằng điện Nhờ vậy, những người thợ dệt đã được giải phóng được sức lao động của mình, không phải dap chân như trước mà năng suất dét cũng tăng gấp đôi Máy dệt được cải tiễn chạy bằng điện có thé dệt được ra các sản phẩm đẹp hơn và có có thể dệt được các hoa văn trực tiếp lên trên tắm lụa trong quá trình đệt, thời gian dét cũng tiết kiệm đáng kể Còn dệt theo cách thủ công thì chỉ dệt được những tắm lụa trơn một mảu nên không có sự đa dang mẫu mã như sản phẩm được dét bằng máy.

Nhờ cải tiến công cu lao động, những chiếc máy dệt chạy bằng điện giúp cho những người thợ đệt có thể tăng năng suất lao động và giảm công sức

60 đáng kể Chang hạn, một người thợ có thé đứng 2-3 máy cùng một lúc mà không ảnh hưởng gì đến quy trình sản xuất ra sản phẩm lụa Với sử dụng máy dệt hiện đại, người thợ chỉ còn công việc chủ yếu là nỗi tơ khi bị đứt Đây là giai đoạn trung gian quan trọng nhất đòi hỏi người nối cửi vừa phải có kinh nghiệm, vừa phải khéo léo, tỉ mỉ Chỉ cần một sai sót nhỏ ở công đoạn này, khi dét sẽ hong cả tắm lụa.

Tuy nhiên, công cụ lao động (máy dét) đã được cải tiễn là vậy nhưng bất cập ở chỗ là những chiếc máy dệt chạy bằng điện của làng phần lớn đã có tuôi đời cao.

Bảng 2-1 Công cụ sản xuất (máy dệt) của làng

Máy dệt mới 27,8 % Máy dệt cũ đã lâu đời 38 %

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế thu được, phụ luc 1)

Theo tim hiéu thuc té, chi phi dé mua một máy dệt mới là khá cao nên một số hộ gia đình khá giả cũng cố gang trang bị cho xưởng sản xuất 1-2 máy dét mới, còn lại là kết hợp các máy dét đã cũ vẫn được sử dụng tốt.

Chủ tịch Hiệp hội làng nghê lụa cho biết: “Chi phí dé mà mua những chiéc máy, các trang thiết bị có giá thành rất cao Trong làng cũng có một số hộ kinh doanh ở làng đã có sự đầu tư cho xưởng sản xuất đến hàng tỷ đồng dé mua sắm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất” [60]

Một sô ý kiên của người dân nơi đây đánh giá vê công cụ sản xuât (máy dệt) tại địa phương làng Vạn Phúc:

Một người dân tại làng lụa Vạn Phúc chia sẻ: “Ngày nay có máy được cải tiên nhưng đa phần là máy cũ Một số hộ gia đình sử dụng cả máy dệt mới và cả máy dệt cũ nhưng đa phan vẫn là máy cũ có tuôi đời cao”.

(Y kiến khảo sát của người dân tại làng Vạn Phúc, phụ lục 1)

Chi phí dé mua máy là rất cao, nhưng do nhu cầu cần trang bị và sử dung máy móc trong sản xuất của các hộ làm nghề là rất lớn Hiện tại vấn đề hỗ trợ vốn cho các hộ dân sản xuất lụa nhằm thay thế và trang bị máy móc để sản xuất ra những sản phẩm lụa chất lượng, giảm nhẹ sức lao động đang là van dé nổi cộm của làng trong quá trình phát triển Qua qúa trình tiếp xúc trực tiếp với người dân nơi đây có thé thấy những người dân giữ nghé, làm nghề chủ yếu là do truyền thống vốn có, do tập quán của quê hương, do không nỡ bỏ đi nghề nghiệp cha ông đã làm nhiều đời Sự giàu lên nhanh chóng từ nghề truyền thống là không dễ Việc huy động nguôn lực xã hội phát triển kinh tế làng nghề đã được Thành phố Hà Nội và quận Hà Đông quan tâm, kêu gọi vốn và đầu tư từ ngân sách cho một số dự án phục vụ phát triển làng nghề.

Tuy nhiên, vốn đầu tư vẫn đang là nhu cầu bức thiết để duy trì nghề lụa truyền thống và các giá trị gan liền với nó.

Mặt khác, như vừa phân tích, sản xuất băng máy đòi hỏi trình độ cao hơn của người làm nghề, quy trình sản xuất bằng máy không cho phép sai sót một động tác dù nhỏ, do đó nhu cầu đảo tạo tay nghề cao là một thực tế Hiện tại dao tạo nghé của làng chủ yếu theo phương thức “cẩm tay chỉ việc ” cỗ truyền nên có những hạn chế nhất định trong đáp ứng nhu cầu về người lao động cho quá trình sản xuất.

trường nhập nguyên liệu để dệt ra tam lụa tại làng Thị trường Phần trăm

Nhập từ bên ngoài vào 6,00%

(Nguôn: Kết quả điều tra thực tế thu được, phụ lục 1) Có thể thấy, trên thực tế nước ta vẫn còn có rất nhiều vùng trồng dâu nuôi tăm khác, tuy nhiên nguồn cung cấp cho ngành dệt lụa lại không ồn định, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất Diện tích đất trồng dâu nuôi tăm ngày càng bị thu hẹp do có những năm tơ rớt giá, người dân chuyền sang trồng những loại cây khác để có thu nhập Chất lượng trứng của những con tằm cũng thấp, cho ra tơ chất lượng không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Nếu trong trường hợp dùng tơ nhập ngoại thi mức giá thành rất cao so với lượng tơ tự làm ra Đây là vấn đề khá “trăn trở” của những người làm nghề đệt lụa trong tình hình hiện nay Đề giữ gìn uy tín của làng lụa, một số gia đình đã quyết định đành phải dừng sản xuất một thời gian dài.

Một sô ý kiên của người dân tại nơi đây:

Một người làm nghề truyền thông tại làng cho biết:

“Hiện nay các cửa hàng bán các sản phẩm nhìn đều toát lên vẻ chuyên nghiệp, các loại hàng hóa cũng ngày cảng đa dạng, phong phú hơn so với những năm trước đây Nhưng có điều là tiếng máy dét vải trong làng lại thưa thớt Giá tơ nguyên liệu tăng từ khoảng 420.000 đồng/ kg lên khoảng gần

700.000 đồng/kg Với mức gia tăng như vậy đã khiến cho 14 máy dét nhà chị nay chỉ còn 5 máy đang hoạt động” [50]

Một người khác tại làng cũng có chia sẻ: “Nhà tôi có ba máy dệt thì cả ba máy đều ngừng hoạt động vì không có nguyên liệu dé sản xuất” [50]

Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, nghệ nhân dân gian, nguyên chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc còn cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn tới giá tơ tăm bap bênh là do các vùng trồng dâu nuôi tằm như ở Đan Phượng, Hưng Yên, Hoài Đức không ngừng bị thu hẹp lại Hiện tơ nguyên liệu chủ yêu được cung cấp từ Lâm Đồng Một phần do thời tiết khí hậu Việt Nam diễn biến thất thường đã khiến cho chất lượng to san xuất ra không được đồng đều.” [50]

Như vậy, thông qua các ý kiến của người dân nơi đây có thé đúc kết rằng, nguyên nhân chính khiến giá tơ bập bênh là do các vùng đất trồng dâu nuôi tằm ở các vùng phía bắc như Đan Phượng, Hưng Yên, Hoài Đức không ngừng bị thu hẹp để quy hoạch xây dựng lên các ngôi nhà, các khu trung tâm thương mại Ngoài ra, cũng do yếu tố khách quan đó là thời tiết cũng diễn biến thất thường đã khiến cho chất lượng tơ không được đồng đều, sâu bệnh trién miên.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng phần lớn cho nhu cầu trong nước, số lượng sản phâm xuất khẩu ra nước ngoài không nhiều, chủ yếu qua con đường xuất khẩu tại chỗ nhờ vào những vị khách du lịch của các nước ghé thăm.

Mặt khác, nhiều người dân thường thích hàng rẻ, vốn nhập vào không cao nên đã chọn mua lụa Trung Quôc thay vì lụa do chính gôc nơi mình sản xuât

67 ra Chính điều này đã khiến các hàng giả, hàng nhại tạo cơ hội lên ngôi Các hộ sản xuất kinh doanh sản pham làng nghề chưa hiểu rõ tầm quan trong của việc bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa nên một số cá nhân đã lạm dụng thương hiệu làng nghề để vụ lợi lam ảnh hưởng đến uy tin của làng nghề truyền thống của làng mình Có thé lay vi dụ như, trong khâu tiêu thụ các sản phẩm đã có rất nhiều những cửa hàng đã lấy hàng giả, hàng nhái trộn lẫn hàng chính gốc, hành động này đã và đang làm mat đi những giá trị đáng tự hao của những tam lụa Vạn Phúc Nó là một sản phầm mang những nét giá trị văn hóa được thể hiện lên trên những tắm lụa với đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của những người nghệ nhân một lòng tâm huyết với nghề truyền thống tại nơi đây.

2.3.2 Bảo ton và phát triển giá trị văn hóa làng thông qua việc hoàn thiện sản phẩm nghề

Với đôi bàn tay khéo léo cùng với những kinh nghiệm lâu đời, những người nghệ nhân và người thợ làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc đã tạo ra những sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã, với chất lượng cao.

Sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc sản xuất ra có rất nhiều loại như lụa, gam, cầu, đũi, vóc, van, the Theo thống kê, sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc có khoảng 70 loại the, lụa, gam, lĩnh khác nhau như Băng hoa, Long phượng, mây bay, tứ quế, sa trơn, Tất cả đều góp phần làm nên một thương hiệu riêng, có tiếng tăm từ lâu đời Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao và được truyền miệng trong dân gian:

The La, Lĩnh bưởi, Sôi Phùng Lụa Vân Vạn Phúc, Nhiễu vùng Mỗ bên

Qua câu ca dao trên ta đã thấy được lụa Vân được coi là báu vật của làng dệt lụa Vạn Phúc, sánh ngang với những đặc sản nồi tiếng của những vùng miền khác, tạo nên sự đa dạng, phong phú về giá trị văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Không phải những người thợ đệt nào cũng đệt được những tắm lụa Vân, chỉ những người thợ giỏi nghề của làng Vạn Phúc mới dệt được Lụa Vân có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là có mây trên lụa- nhìn lụa như thấy có mây.

Tiếp tục tìm tòi và sáng tạo, những người nghệ nhân và người thợ Vạn Phúc hiện nay đã tạo ra rất nhiều mẫu hoa văn trang tri đa dang như mau Song hac; mẫu Tứ Quý, các loại hoa như hoa triện, hoa hồng, cúc, trúc, hoa dâu, chữ thọ, hình vuông, Tất cả các hình dạng họa tiết, hoa văn trên lụa Vạn Phúc với trí tưởng tượng phong phú được đưa vào các sản phâm dệt rat đẹp, nuột nà, bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân dệt ra những sản phẩm rất tinh xảo: hoa có cái chìm, có cái nỗi, có cái có thể nhìn thấy ngay được, nhưng lại có tắm chúng ta cần phải soi ánh sáng trực tiếp vào với thấy được cái hay, cái đẹp của nó mà những người nghệ nhân đã thê hiện được sức sáng tạo tinh tế, giàu tính thâm mỹ của những người thợ muốn gửi gam những tâm huyết của mình vào những sản phẩm Các sản phẩm truyền thống trước kia khổ vải thường là 90-97 cm Hiện nay, cùng với công nghệ tiên tiễn, khổ vai cũng đã được cải tiến có thể lên khoảng 1,15m- 1,5m dé dang hơn cho người sử dụng.

Lụa Vân Vạn Phúc không giống như những loại lụa khác, nó mang đến cho người dùng sự nhẹ nhàng, thanh tao Loại lụa này có hai kiểu hoa dệt trên một tam lụa đó là hoa nỗi và hoa chim Hoa nổi trên những tam lụa được dệt rat bóng mịn trông rất đẹp, còn phía hoa chìm phải soi ánh sáng mới có thé nhìn ra Sử dung lua, the, đũi, của Vạn Phúc như được nhận xét chung của nhiều người: mát về mùa hè, 4m về mùa đông, tạo cho người dùng có cảm giác thông thoáng, thoải mái, dễ chịu Những khách hàng khó tính cũng khó có thê chê nếu dùng đúng sản phẩm lụa của làng Hay những khách hang ở phân khúc “hàng hiệu” cũng hoàn toàn yên tâm về độ sang trọng, quý phái của chất liệu sản phẩm làng nghề Vạn Phúc.

Bảng 2.5 Đánh giá các sản phẩm lụa của làng Vạn Phúc

Rất phong phú đa dạng, nhiều mẫu, kiểu dáng khác nhau | 52/79 (65,8%)

Không phong phú, kiêu dang không được đẹp 7/19 (1,6%) Khó có thê đánh giá 16/79 (16,5%)

(Kết quả khảo sát điều tra thực té, phu luc 1)

Cùng với những san phẩm chính, nhằm phục vụ người tiêu dùng, hiện nay các sản phẩm làm từ lụa của làng Vạn Phúc không chỉ là những tam lụa, the, đũi, được bày bán mà còn có những sản pham như khăn lua, áo lụa, quan lụa ống rộng, và còn nhiều sản phâm lưu niệm khác được bay bán trên phó lụa.

TRI VAN HOA LANG LUA VAN PHUC Xuất phat từ thực trang thành tựu và hạn chế trong bảo tồn va phát triển giáNhóm giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng trong phương thức sản xuất kinh doanh.phương thức sản xuất kinh doanh

Công cụ sản xuất là yêu tô cơ bản của mọi quá trình sản xuất Như đã phân tích, ở Vạn Phúc hiện tại, quy trình sản xuất ra sản phẩm đã được cơ khí hóa đáng ké Sử dụng máy móc hiện đại trong công đoạn sản xuất sẽ khiến cho người thợ dệt bớt vất vả, giảm sức lao động chân tay của mình, đem lại năng suất cao hơn Khó khăn hiện tại đối với các gia đình và các đơn vị làm nghề là von dau tur dé cải tiễn may móc và trang thiết bi máy móc hiện đại Hiện trang bị một máy dệt hiện đại cũng tới số vốn 400 triệu hoặc 500 triệu, đây là con số lớn đối với các hộ gia đình trung bình ở nông thôn Do đó rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan có trách nhiệm như chính quyền, đoàn thé, các ngân hang phát triển,

Ngoài ra, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, dùng công cụ thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu đang tổn tại, cần phải phát triển các tô nhóm cùng hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng với sự hỗ trợ của chính quyền Triệt để khắc phục được tinh trạng máy móc quá lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm lụa được dệt ra mà còn đảm bảo được thời gian và giảm được sức lao động cho người thợ.

81 Đối với nguyên liệu để phát triển lụa

Chúng ta có thể thấy rõ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thu hẹp diện tích đất trồng dâu nuôi tăm cũng như các loại cây trồng loại khác Do tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến đất trồng những loại cây này không còn tốt như trước Giá nguyên liệu không ổn định, lúc tăng lúc giảm dẫn đến nghề trồng dâu nuôi tim không được bền vững Điều kiện dé giữ gìn việc phát triển làng nghề là phải tạo được nguồn nguyên liệu én định Duy trì được sự ồn định của nguồn nguyên liệu sẽ là một lợi thế cho làng nghề có thể tồn tại lâu đài Có rất nhiều các làng nghề hiện nay do không duy trì được nguồn nguyên liệu nên đã không tồn tại được.

Hiện nay, nước ta cũng có một số nơi cung cấp tơ tằm khá 6n định như Bao Lộc (Lâm Đồng), Đan Phượng nhưng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất lụa trong nước Bên cạnh đó, việc xử lý nguyên liệu còn rất thù công do chưa hình thành các cơ sở chế biến và xử lý các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lụa.

Từ những mặt hạn chế đối với nguyên liệu dé phát triển, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, phải tạo ra các khu đất, các vùng trồng dâu nuôi tăm sạch để tắm được khỏe mạnh, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất lụa.

Hai là, hỗ trợ những người trồng dâu nuôi tằm trong việc phát triển, cây trồng, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm qua các lớp học, các hình thức tập quán.

Ba là, cần phải xây dựng các nhà máy, các cơ sở chế biến và xử lý nguyên liệu hiện đại, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bốn là, nghiên cứu tìm những nguyên liệu khác để có thể thay thế nếu nguồn nguyên liệu tơ tăm bất ồn Hiện nay, không chỉ lay tơ từ tam mà có thé lay to từ những cong lá và cong hoa sen dé có thé dệt ra những tam lụa Tuy nhiên, với bất cập ở chỗ là tơ lấy từ cây hoa sen thì chỉ mùa vụ mới có (đây cũng chỉ là một hướng giải pháp trước mắt) Chính vì thế, việc nghiên cứu các

82 nguyên liệu khác dé có thé thay thé trong lúc bất ôn nhất của việc trồng dâu nuôi tằm.

Với nguồn lao động, có chính sách đào tạo, đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ người lao động có tay nghề cao, đây là yếu tố giữ vai trò quyết định việc duy trì và phát triển nghề.

Như chúng ta đã biết, con người là yếu tố hết sức quan trọng để gìn giữ và phát triển làng nghé truyền thông Nhu phan thực trạng đã dé cập, sản xuất và kinh doanh lụa truyền thống ở Vạn Phúc vẫn thu hút được trên 1000 lao động địa phương và trên 400 lao động ở các vùng lân cận Số lao động trẻ làm nghề chủ yếu là các thành viên không có khả năng học tập hay không muốn học nữa làm nghề kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống Họ tham gia vào các công đoạn sản xuất của nghề về cơ bản không phải do sự đam mê, sự yêu thích hay tinh cảm với nghề Do đó, với thu nhập thấp, công việc lúc được lúc không nên đa phần những lao động trẻ bỏ nghề đi tìm công việc nào có thu nhập cao hơn. Đề giải quyết van đề trên, nhà nước và địa phương cần có cơ chế khuyến khích người dân tham gia làm nghề đệt truyền thống Thậm chi có thể nghiên cứu đến một mức lương ổn định cho những người gắn bó với nghề, đồng thời hỗ trợ kinh phí và mở lớp học sản xuất để dạy cho lao động trẻ ở địa phương cũng như những người ở các địa phương lân cận khác, đào tạo lao động chất lượng cao một cách bài bản dé bắt kip xu thế công nghệ hiện đại Bên cạnh đó, tìm các cơ chế liên kết, liên doanh có thé, tìm hướng xuất khâu sản phẩm ôn định, băng cách đó các sản phẩm lụa do người dân làm ra được tiêu thụ, tạo ra nhiều công việc làm cho những người dân địa phương, từ đó nâng cao mức sống cho những nghệ nhân, những người thợ Day là cách tốt nhất dé giữ chân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

Lớp người trẻ ở Vạn Phúc ngày nay cũng không hoàn toàn quay lưng lại với nghề truyền thống, có nhiều em đã có thể tham gia một số công đoạn sản xuất ngay từ khi còn nhỏ tuổi và thường các em này có tay nghề rất vững

83 vàng Nhưng do thu nhập từ nghề chưa có sức hấp dẫn, mặt khác đã có nhiều

“tam gương” thoát ly khỏi làng, làm những ngành nghề dé “mo mày mở mat” hơn Do đó có rất nhiều biện pháp thiết thực khuyến khích lao động trẻ có đam mê với nghề truyền thống, những người luôn tích cực tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ những người có tuôi nghề cao dé gin giữ nghé truyền thống của làng mình Những biện pháp đó có thé là chế độ lương 6n định, các danh hiệu, các hình thức vinh danh của cộng động, Cần khan trương có chính sách phù hợp đảm bảo cuộc sống cho đối tượng này, cùng với các nghệ nhân, những người thợ lành nghề hiện tại, giúp họ yên tâm sáng tạo và gắn với nghề lâu dài Chính các đối tượng này là bộ phận chủ yếu nhất để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Đối với thi trường tiêu thụ thì đã được chi rất rõ ở phần cơ sở lý luận Thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có một ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển đối với mỗi làng nghề truyền thống Những sản phẩm khi được sản xuất ra cần phải được tiêu thụ đến tận tay người tiêu dùng trong nước và nước ngoài Thị trường tiêu thụ càng được tiêu thụ nhiều sản phẩm thì sẽ là lợi thế rất tốt giúp cho chính những người dân tại địa phương nơi đây có được một cuộc sông 4m lo, hạnh phúc, tạo việc làm cho chính người dân, phát triển kinh tế tại địa phương nói riêng và kinh tế xã hội nói chung Qua đó, đề xuất một số giải pháp đối với thị trường tiêu thụ:

- Cần tạo những điều kiện mở rộng thị trường, cùng nhau hợp tác với các công ty nước ngoài dé có thé chuyển sản xuất các mặt hàng về lua Bằng cách này có thể mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước Ngoài ra, không chỉ cung cấp sản phẩm lua ra thị trường quốc tế mà giúp chúng ta có thê mang những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của người Việt thông qua các hình ảnh được đệt lên trên sản phẩm.

- Đưa các sản phẩm lụa ra triển lam, hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm một cách được rộng rãi đến nhiều đối tượng khách hàng.

- Dua cac san pham lụa lên trên các trang facebook, các trang website, nhằm quảng bá Hoặc hoàn toàn có thé áp dụng quay bán hàng online cho các sản phẩm của làng Thông qua các trang mạng những nhóm bán hàng, trang của đơn vị chuyên cung cấp lụa dệt tại Vạn Phúc được lập lên và đã được đăng tải những mặt hàng lụa với nhiều gam màu đẹp rất đẹp mắt có thê giúp những vị khách có thê tiếp nhận thay vì không phải đến tận nơi làng để mua nữa Đây sẽ là lợi thế giúp cho những người tiêu dùng ở xa có thể mua được những sản phẩm chất lượng tại làng.

Nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng thông qua nâng cao giá trị văn hóa trong sản phẩm nghề lụa

Các sản phẩm như lụa, gam, the, đũi, với chất lượng riêng đã làm nên thương hiệu và là niềm tự hào của người dân Vạn Phúc từ bao đời nay Mỗi tam lụa, the, đũi, đều chứa đựng những kinh nghiệm được ông cha ông đúc kết và truyền lại cho con cháu, chứa đựng những bí quyết không ai có quyền lộ cho người ngoai làng, chứa dung tâm huyết, tình cảm, sự đam mê, sáng tạo của những người tạo nên nó Cho nên lụa Vạn Phúc nỗi tiếng cả trong nước nước lẫn ngoài nước về chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã, quy trình sản xuất để cho ra đời những sản phẩm lụa đẹp nhất, uy tín nhất.

Như đã trình bày ở phần thực trạng, những người làm nghề lụa ở Vạn Phúc hiện nay, cùng với lưu giữ, bảo tồn nghè nghiệp, đang tiếp tục sáng tạo không ngừng dé sản pham của làng đáp ứng được nhu cầu mới Nhiều mẫu hoa văn mới vừa giữ được nét mềm mại và dân dã truyền thống, vừa mang những nét phóng khoáng, bay bổng của thời đại Nhiều sản pham lụa kết hợp với may thời trang, làm đồ lưu niệm, đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống đã cho ra những sản phẩm đa dạng chinh phục được người tiêu dùng cả trong nước và ngoài nước.

Chính quyền làng Vạn Phúc dé giữ và phát triển nghề của quê hương, đã chủ trương củng cố đội ngũ lao động băng cách mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng tay nghê cho thợ dệt, nhuộm, sáng tạo ra nhiêu mẫu mã hoa văn mới,

85 sáng tạo những sản phẩm mới, dé gần gũi đến người tiêu dùng theo từng độ tuổi khác nhau mà những sản phẩm đó lại không bị lỗi thời hợp với thời đại mới Tuy thé, sự sáng tạo không bao giờ được phép ngừng lại Dé tăng thêm chất lượng va sự hap dẫn của sản phẩm lụa Vạn Phúc, cần phải kết hop các yếu to truyền thong và yếu to hiện đại trong moi sản phẩm Với sự kết hợp đó, các sản phâm không bị lỗi thời mà sẽ theo kịp xu hướng hội nhập Những sản phẩm lụa không chi đáp ứng được nhu cầu của những người trung niên mua sản phẩm về may mặc mà còn những sản phẩm còn gần gũi với giới trẻ.

Chăng hạn, cũng là những chiếc áo tứ thân nhưng nếu được may bằng chất lụa thay vì vai rat cứng giỗng như thời xưa sẽ tôn thêm nhiều lần sự địu dàng, nền nã, duyên dang, làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ mặc nó Yếu tố truyền thống pha chút hiện đại cũng có thé thé hiện trên những chiếc khăn lụa, chiếc áo lụa, chiếc quan, những bộ đồ, phục vụ nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng để tôn lên một vẻ đẹp duyên dáng của người Việt Nam nhờ những trang phục truyền thống hay bất cứ những sản phẩm khác được làm bằng chất liệu lụa.

Yếu to truyền thong và yếu to hiện đại phải được kết hợp một cách hài hòa để có thể tạo ra một chỉnh thê giá trị văn hóa thống nhất, tiến bộ mà còn phù hợp với thời đại, không đánh mất đi bản sắc riêng của nó Tuy nhiên, cũng cần phải tránh những yếu tố luẫn quân và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại Cũng cần phải xác định cái nào cần loại bỏ, cái nào cần phải phát huy và phát triển Chính vi thế, cần phải kết hop có sự thống nhất các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong thời đại mới này và hai yếu tố này luôn được củng có và bồ sung cho phù hợp với sự phát triển.

Mặt khác, hiện nay các sản phâm lụa Van Phúc đang mat dan uy tín do sự pha trộn của nhiều loại lụa chất lượng không tốt, đặc biệt là bị pha trộn các sản phẩm nhập từ Trung Quốc về gắn mác giả mang thương hiệu lụa VạnPhúc, khiến uy tin của sản phẩm của làng lụa Van Phúc bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng Trước thực tế này, tôi đề xuất ra một số giải pháp:

Thứ nhất, các cấp chính quyền của phường Vạn Phúc cần phải thường xuyên đi kiểm tra hơn các hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng ngoài các khu trung tâm về chất liệu vải, các sản phẩm từ lụa không có xuất xứ từ làng.

Như vậy mới có thê hạn chế được một lượng hàng giả lớn lẫn với hàng thật.

Bởi vì, có rất nhiều người họ sẵn sàng làm những việc đó vì lợi nhuận để có thê sẵn sàng nhập các sản phẩm kém chất lượng để bán với một mức giá cao.

Thứ hai, xử phạt các cửa hàng kinh doanh buôn bán nhập các sản phẩm lụa thiếu chất lượng và gắn mác giả làm ảnh hưởng đến uy tín của làng lụa Vạn Phúc.

Thứ ba, Cần phải khuyến khích và tuyên truyền khâu hiệu: “người Việt dùng hàng Việt” để sản xuất ra những sản phẩm lụa chính gốc đạt chất lượng đưa ra thị trường và hạn chế được những sản phẩm hàng nhái, hàng giả thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, phát thanh, những biển hiệu, băng ron về van dé này dé những người dân nơi đây tự ý thức được tam quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tại ngôi làng minh dang sinh sống Day là một van đề không thé giải quyết một chốc mà cần phải có thời gian và có sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan đoàn thé vào cuộc.

Thứ tw, cần hướng dẫn đến người tiêu dùng biết cách phân biệt rõ ràng đâu là hàng thật, đâu là hàng giả để họ không phải mua nhằm hàng giả, hàng kém chất lượng tại các cửa hàng kinh doanh Theo đó, các sản phẩm lụa Vạn Phúc

100% thường mềm mại, khi chạm vào có cảm giác mát, hoa văn theo kiểu truyền thống đơn giản nhưng tinh tế, mau sắc diu, hoa văn của vải lụa được tạo nên ngay khi dệt Còn đối với lụa Trung Quốc rất đễ nhăn và nhàu, cảm giác vải dé bị nát, hoa văn thường sặc sỡ, hiện đại.

Lụa Vạn Phúc đẹp, chất lượng là vậy nhưng không phải người nào cũng biết phân biệt được đâu là lụa chính gốc, dau là lụa không chính gốc Do vậy cần phải tạo ra những chiếc logo in thương hiệu chuyên sản xuất các hàng chính gôc đê nâng cao uy tín của thương hiệu mình và nhăm quảng bá đên với

87 người tiêu dùng đến các thương hiệu uy tín, tránh mua các sản phâm giả không rõ nguồn gốc. Để giải quyết tình trạng này nên có một số tình nguyện viên hoặc nhân viên hợp tác xã giúp đỡ người tiêu dùng Hiện tại, ở tại địa phương đã có xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển lụa Bên trong các trung tâm nảy đều có các cửa hàng bay bán các tam lụa được dét với nhiều gam màu sắc, những sản phẩm lưu niệm: khăn lụa, áo lua, sản phẩm lụa này là chính gốc do chính các hộ sản xuất kinh doanh của làng dệt ra và được bày bán tại chính các cửa hàng này Mặc dù vậy, do lợi ích cá nhân, một số cửa hàng kinh doanh bên ngoài vẫn lập lờ đánh tráo sản phẩm, họ thường câu kết với những hướng dẫn viên du lịch bằng phần trăm khá hậu hĩnh đề khách vào cửa hàng kinh doanh của mình Số lượng khách hàng không mua được lụa chính gốc Vạn Phúc do đó không ít Cần phải quyết tâm và tích cực giải quyết bằng được sự bất cập này.

Nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa làng thông qua du lịch văn hóa kết hợp với bảo vệ môi trường

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông là điều tất yếu hiện nay và có lẽ là mãi mãi sau này, cũng giống như sự bảo tồn và phát triển các làng nghé truyền thống khác và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.

Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn nào đó.

Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế- xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời Là nơi bảo lưu những tinh hoa văn hóa nghệ thuật, kỹ thuật sản

88 xuất từ đời này sang đời khác được đúc kết từ những nghệ nhân tài hoa, bàn tay khéo léo và giàu kinh nghiệm Bên trong làng nghề thường chứa đựng những văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp, chăng hạn có thé kế đến như cây đá, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh, Ngoài ra, làng nghé còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hóa của một vùng quê nảo đó.

Làng Vạn Phúc- Hà Đông cũng đều chứa đựng những giá trị văn hóa, các yếu tố văn hóa dân gian, những truyền thuyết về vị tô nghé, cting với kề lối sinh hoạt từ bao đời của những người dân nơi đây, hình thành lối sống, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội riêng của làng.

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, các yếu tô văn hóa truyền thống của dân tộc đang đứng trước sự giao thoa trước những dòng chảy văn hóa ở những nơi khác nhau trên thế giới và ảnh hưởng không nhỏ đến các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay đang dần mai một dần đi Để bảo vệ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Vạn Phúc- Hà Đông nói riêng, các giá trị văn hóa của các làng nghé truyền thống khác nói chung trong bối cảnh hiện nay, đề xuất một số giải pháp như sau: ® Bảo tồn các di tích lâu đời như đình lang Vạn Phúc, Chùa Van Phúc, ® Tuyên truyền, vận động người dân tích cực tìm kiếm các tư liệu, biên soạn tài liệu về các giá trị văn hóa truyền thống để truyền bá làm cho mọi người hiểu đúng đắn về các giá trị văn hóa của làng mình, từ đó có những hành động tích cực hơn dé bảo tồn, gìn giữ truyền thống của làng. ® Xây dựng các khu bảo tồn và phát triển làng lụa dé gìn giữ quy trình sản xuất cũng như kinh nghiệm nghé nghiệp của ông cha dé lại, giữ cho các kinh nghiệm, phương thức làm nghề không bị mai một đi trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.

Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông vừa làm các giá trị văn hóa của làng được

89 lưu giữ và nhân lên, vừa đem lại lợi ích vật chất, tinh thần to lớn cho cộng động người.

Lang lụa Vạn Phúc là làng cô chứa đựng những nét chung của các làng cổ khác cũng đều có chùa, có miếu, có đình và có nhiều cổ vật quý khác Nỗi bật là các di tích chùa Vạn Phúc, đình Vạn Phúc, đẹp và độc đáo về kiến trúc cổ kính, đậm cốt cách miền bắc Việt Nam, trở thành những di tích khá hấp dẫn đối với khách du lịch Cùng với đó, một số gia đình Vạn Phúc đã tự thiết kế, tạo căn nhà, mảnh vườn của mình những nét đẹp độc đáo của cỏ cây, hoa lá; phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng quê đáng sống được phát động và được người dân ủng hộ rất tích cực cũng góp phần tạo ra các ngõ xóm vừa cô kính mà mang nét hiện đại Nhìn chung, khung cảnh của làng Vạn Phúc qua sự khảo sát khá đẹp và khang trang Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- công nghệ thông tin như vũ bão đã khiến cho con người thay đổi đáng kể xuất hiện nhiều các trang điện tử như blogging, facebook, Instagram, Pinterest, TikTok, Youtube

Những công cụ này, cũng đã được nhiều người tiếp nhận nhận và sử dụng.

Chính vì thế, những hình ảnh, những lời giới thiệu về làng lụa Vạn Phúc được đăng tải thông qua các công cụ điện tử này, hay thiết lập các nhóm liên quan đến Vạn Phúc được mọi người tiếp nhận một cách rất nhanh chóng Đặc biệt là khá nhiều bạn trẻ hiện nay cũng đã có những trải nghiệm lý thú về những sản phẩm lụa, quy trình sản xuất ra tam lụa cũng như “sống do” với những khung cảnh nên thơ của làng tại đây Hay những bài “review” rất đặc sắc của những bạn trẻ đã đặt chân đến đây thông qua các trang Youtube, tài khoản TikTok để cho mọi người khi đến không phải bỡ ngỡ khi đến nơi đây thăm quan hay không biết lựa chọn địa điểm nao lý tưởng cho những ngày nghỉ. Đây sẽ là một lợi thế so với trước đây cho sự phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống làng lụa Vạn Phúc nói riêng, các làng nghề truyền thống nói chung Ngoài ra, không chỉ tận dụng các trang mangj này dé quảng bá hình

90 ảnh dé phát triển du lich mà một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán các sản phẩm cũng tận dụng dé tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Tiếp tục thúc đây du lịch, song song với đó hệ thống kết cấu hạ tầng cần được chăm lo thường xuyên và kip thời Hiện nay, làng Van Phúc đang trong quá trình tu sửa lại hệ thống các đường xá giao thông, điện nước cũng như khu trưng bày các sản phẩm làng nghề, các cửa hàng, các biển báo chi dan trên các tuyến cũng rất rõ ràng dé những vi khách du lich có thể tìm đến được dễ dàng hơn Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông của làng vẫn chưa được xây dựng một cách đồng bộ, còn nhiều đoạn đường đất, việc quản lý hạ tầng kỹ thuật (vỉa hè, lòng đường) chưa có sự chặt chẽ ở đây, các vật liệu, phế thải bừa bãi gây ô nhiễm, chưa có hệ thống bãi đỗ xe nên khi khách đến thăm quan làng Vạn Phúc còn gặp khó khăn về chỗ đỗ xe, gửi xe.

Dé hoan thiện hệ thống kết cau ha tang, các cấp chính quyền địa phương cần phải nâng cấp và mở rộng những con đường đất chưa được hoàn thiện, xây dựng bãi đỗ xe sao cho hợp lý để khách đến đây có chỗ gửi xe Ngoài ra, bên cạnh đó, cần phải xử lý nghiêm khắc một số bộ phận lấn chiếm via hè, lòng đường, đồ nguyên vật liệu, phế thải bừa bãi làm mat cảnh quan đô thị.

Các du khách đến du lich làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn nhu cầu chiêm ngưỡng, tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn là địp mua sắm cho mình hoặc những người thân làm quà tặng với những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo Để đáp ứng nhu cầu thực tế này vả dé thuận tiện cho du khách, cần phải phát triển các cửa hang bán đồ lưu niệm chất lượng đẹp, nói không với hàng giả tại làng nghề hơn Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức các khu vực tập trung các cửa hang ban sản pham của làng nghề dé những sản phẩm lụa được chính đôi bàn tay của nghệ nhân đệt ra đến với những người tiêu dùng.

Tiếp đó, cần phải tăng cường xúc tiến thương mại của làng nghề Vạn Phúc.

Xúc tiến thương mại là hoạt động, thúc day, tìm kiếm nhiều cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng các dich vụ trong làng Thông qua “xúc tiến thương mại” sẽ giúp cho làng giới thiệu được những đặc trưng giá trị văn hóa của

91 làng nghề truyền thống dét lụa Vạn Phúc- Hà Đông trong mỗi sản phẩm họ đưa ra thị trường Các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng sẽ thực hiện các hoạt động xúc tiễn thương mại với các hoạt động như khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp, hội chợ trưng bày tại làng nghề Chang hạn, các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm của làng nghề lụa Van Phúc, ban kèm theo những món quà lưu niệm khác có thể áp dụng hoạt động khuyến mãi như giảm giá, tặng một món qua cho người mua, Đồng thời, những người đến mua sản phẩm, chiêm ngưỡng sản phẩm, thường rất muốn tìm hiểu quy trình sản xuất ra những tắm lụa ra sao Chính vì vậy, nên xây dựng các xưởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch dé tổ chức tham quan cho du khách trong và ngoài nước Hiện một số hộ doanh nghiệp đã kết hợp mô hình sản xuất kinh doanh, du lịch, giúp khách du lịch quốc tế trực tiếp tham quan quy trình làm ra sản phẩm lụa Chính quyền cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển hướng kinh doanh hợp lý của họ, hỗ trợ họ về cách tô chức, phiên dịch (nếu cần) để những vị khách du lịch quốc tế khi ghé đến thăm quan họ sẽ hiểu được phan nao quy trình sản xuất tại làng lụa một cách kịp thời nhất.

Cần tăng cường quảng bá sản phẩm nghề cũng như sản phẩm du lich của làng Ngoài việc quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông báo chí, đài, sách vở thì quảng bá trên Internet (nan mạnh) cũng là cách quảng bá nhanh nhất dé làng Vạn Phúc đến với những người trong nước cũng như các bạn quốc tế một cách hiệu quả.

Có thể tổ chức các chương trình, cuộc thi, hội chợ, triển 1am nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề Các chương trình được tổ chức với mục đích thúc day phát triển nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Cũng có thể tổ chức các cuộc thi nghề giỏi nhằm tìm ra những người có tay nghề cao nhằm duy trì nghề truyền thống không bi mai một cũng như tìm được những người thay dé phục vụ cho việc mở lớp truyền nghề cho lao động trẻ hiện nay.

Một số bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của một số quốc gia trên thé giới

Việc phát triển làng nghề truyền thống được coi là một giải pháp tích cực góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, bởi đó chính là nơi tạo thêm việc làm cho những người lao động với mức thu nhập vừa phải tại chỗ Tuy nhiên, mỗi làng nghé truyền thống không chỉ làng nghề lụa Vạn Phúc- Hà Đông đang phải đối mặt với sự mai một đi cái nghề trong bối cảnh hiện nay mà các làng nghề truyền thống khác tại một số địa phương ở các nước trong khu vực và thế giới cũng đang mắc phải và mỗi cách giải quyết sẽ phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước.

Phát triển làng nghề truyền thống có nhiều giải pháp nhưng nhìn chung đều kết hợp với phát triển du lịch các làng nghề truyền thống Dưới đây là một số mô hình phát triển nghề truyền thống kết hợp phát triển du lịch ở một số noi:

*Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng nghề tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong nước có một nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và trở thành một cường quốc về kinh tế với nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, thành thị và nông thôn đều phát triển.

Tại nơi đây, mô hình “mdi làng một sản phẩm” (OVOP) được khởi phát tại địa phương tinh Oita, Nhật Ban Phong trào “mdi làng một nghề” được xây dựng theo ba nguyên tắc chính, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo Ba nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc thứ nhất là từ địa phương tiến ra thé giới [74, tr.134] Đỗi với nguyên tắc này, những sản phẩm được sản xuất ra không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước mà còn dé cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới Do đó, chất lượng nông sản không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu câu, thị hiệu và tiêu chuân

94 trong nước cũng như quốc tế Song song với đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cường mạnh mẽ tại khắp các nước trên thé giới.

Nguyên tắc thứ hai là tự tin- sáng tạo [74, tr.134J Đây là nguyên tắc rất quan trọng phát huy được tính tính độc lập, tự tin và sáng tạo của mỗi người dân, mỗi cộng đồng địa phương Phong trào “mdi làng một nghề” của Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất ra sản phẩm và khâu tiêu thụ sản phẩm Luôn khuyến khích những cách làm sáng tạo của người dân bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao bì; cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hút khách hàng

Nguyên tắc thứ ba là tập trung vào phát triển nguồn nhân lực [74, tr.135].

Phát triển nguồn nhân lực là điều thiết yếu dé có thé tạo ra được những san phẩm có giá trị nhất đưa ra thị trường Tại Nhật Bản, những người dân không những được dao tạo một cách bai bản, có những kiến thức chuyên môn về sản xuất nông nghiệp, hiểu biết sâu về các sản phẩm, ứng dụng thành thạo các khoa học - kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất hàng hóa Ngoài ra, họ còn được cung cấp những kiến thức về kinh doanh, về nghệ thuật marketing dé có thé tự xây dựng các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh sản phẩm của mình Họ còn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phương,các doanh nghiệp bằng những chính sách hiệu quả.

Như vậy thông qua ba nguyên tắc có thé thấy, phong trào “mdi làng một nghề” như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương Phong trào này đã lan tỏa trên khắp đất nước Nhat Bản, là một trong những nhân tố quan trọng góp phan vào sự phát triển thần kỳ của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế Nhật Bản nói chung.

*Sw phát triển lang nghề truyền thong gan với du lịch của nước Thai Lan

Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) năm 2019 trong “Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Thái Lan và một số địa phương tại Việt Nam” Có thé thay rằng, việc tô chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch.

Chính phủ Thái Lan đã có những bước tiến mới trong việc áp dụng ý tưởng

“mỗi làng một sản pham’ và đôi thành OTOP (One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị tran hay mỗi địa phương một sản phẩm Thái Lan đã phát triển thành công mô hình này [65]

Nhằm thực hiện có hiệu quả, chính phủ Thai Lan đã ban hành và thực thi những chính sách, giải pháp:

Một là, huy động hầu hết các cán bộ, ngành chủ chốt tham gia vào dự án, trên cơ sở phân công một cách cụ thể từng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ, từng địa phương, từng cơ sở cùng chung tay.

Hai là, đây mạnh tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phân loại đối tượng sản xuất theo tiềm năng thị trường, chia ra: nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước, nhóm thị trường ngoài nước, đồng thời thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua luật pháp và hiệp định quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới thương mại.

Ba là, xây dựng và ban hành các chính sách ưu tiên cho dự án, như ấn hạn nợ 3 năm cho người dân, lập quỹ cho từng làng nghề, xây dựng mạng lưới Internet để giúp cộng đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử.

Tu là, xây dung các trung tâm chuyên mua bán các sản phẩm của dự án ở từng địa phương được gọi là trung tâm sản phẩm tinh xảo Những trung tâm này nhằm khuyếch trương sản phẩm của địa phương, đồng thời làm cho những người sản phẩm hàng được tiêu thụ đi an tâm hơn Cùng với giải pháp này, Chính phủ đã tài trợ cho các làng nghề tô chức triển lãm, hội chợ thương

96 mại trong nước, tham gia chợ quốc tế ở nước ngoài Mở chiến dịch khuyến khích mau hàng nội, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w