1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có triệu chứng trầm cảm

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có triệu chứng trầm cảm
Tác giả Hà Thu Thảo Vân
Người hướng dẫn TS. Vũ Thy Cam, Ths. Đoàn Thị Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 21,79 MB

Nội dung

Trong quá trình đi thực tập tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, tôicũng nhận thấy cũng có một số bệnh nhân chưa thực sự hiểu rõ về rối loạntram cam, thường bỏ qua các dấu hiệu, các

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN TRAM CAM 1.1 Tổng quan về rối loạn trầm cảmTổng quan nghiên cứu về rối loạn trầm cảm trong nước

Nghiên cứu “Nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn trầm cảm ở người bệnh” của tác giả Giang Ngọc Thụy Vy, Trần Thanh Nam [6] đánh giá nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị đối với rối loạn tram cảm trên bệnh nhân mắc rối loan này Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân trầm cảm tới điều trị lần đầu tại Viện Sức khỏe tâm thần - VSKTT (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh (BVTTTPHCM) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 73 người bệnh (67%) có thể gọi tên được vấn đề của mình Tuy nhiên, có đến 42,5% người bệnh gọi tên vấn đề của mình là bệnh thần kinh (rồi loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh, thần kinh yếu); 27,4% gọi tên vấn dé theo dấu hiệu cơ thé gây khó chịu cho bản thân (như bệnh đau đầu, bệnh mat ngủ) hay cho rằng do vấn đề bệnh cơ thể (tim mạch, thoái hóa khớp ), chỉ có khoảng 16% người bệnh có thé nói tên bệnh của mình chính xác là rối loạn tram cảm Các biểu hiện thường được nhận diện cho rối loạn tram cảm là van dé về giấc ngủ, giảm chú ý và các van đề thực thé Người bệnh tin nguyên nhân gây ra tram cảm gồm nguyên nhân tâm lý, sinh học và xã hội Hầu hết bệnh nhân muốn tìm kiếm sự trợ giúp cho vấn dé của mình (80,7%) nhưng phổ biến nhất là tìm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần và thuốc (56,9%) và sau đó là từ gia đình hay tự giúp mình (44%).

Nghiên cứu chỉ rõ kiến thức của bệnh nhân tram cảm về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị có tương quan thuận với mức độ hoạt động chức năng của bệnh nhân, nguồn thông tin bệnh nhân được tiếp cận trước đó Mức độ hoạt động chức năng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng nhận diện triệu chứng, nguyên nhân và cách can thiệp điêu tri tram cảm ở bệnh nhân.

Một nghiên cứu về “Trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành trên 550 học sinh THPT ở 10 quận huyện trên địa bàn TP.HCM cho thấy cho nguyên nhân khiến học sinh dễ trở thành nạn nhân chủ yếu là chưa có kiến thức phòng tránh (50,1%) hay chưa biết giải quyết tình huống khi bat đầu có vấn đề về SKTT (17,2%), từng có trải nghiệm tiêu cực (15%) hoặc bị ảnh hưởng bởi sự kiện gây chấn động tâm lý (10%)

Chính vì chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về SKTT nên 45% học sinh tram cảm chon cách “Giữ im lặng” khiến tâm lý ngày càng nặng nề dưới nhiều áp lực dẫn tới nguy cơ trầm cảm và tái trầm cảm là rất cao, nhất là học sinh lớp 12 (47,45%) và đặc biệt ở học sinh nữ (56,64%) Có hơn 5% số học sinh khảo sát khăng định bị rối loạn trầm cảm rõ rệt nhưng 3/4 số đó chưa được điều trị kịp thời, dé lại nhiều hệ lụy [3].

Một nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Thanh Thúy, Trần Thị Len,

Nguyễn Kim Thư, Trần Thơ Nhị, Đỗ Tuyết Mai, Phạm Anh Tùng và Trần Thị

Thanh Hương (2021) được thực hiện trên 400 nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, nhằm mô ta ty lệ và một số yếu tố liên quan tới tram cảm của nhân viên y tế bằng việc sử dụng thang đo DASS 21 Kết quả cho thấy tỷ lệ tram cảm ở nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19 là 14,8% Trong đó, mức độ nhẹ chiếm chủ yếu là 7,5%, mức độ vừa là 6,0%, mức độ nặng và rất nặng với tỷ lệ lần lượt là 0,5% và 0,75% Kết quả còn chỉ ra đối tượng có người thân hoặc bạn bè mắc COVID-19 có nguy cơ tram cảm cao gấp 4,53 lần, sự kỳ thị, xa lánh từ bạn bè, gia đình và cộng đồng cũng làm trầm trọng thêm mức độ tram cảm của NVYT [4].

Tóm lại, vấn đề về RLTC ở Việt Nam được nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên các nghiên cứu về hiệu quả của trị liệu tâm lý đối với RLTC ở ViệtNam là chưa nhiều và chưa phong phú.

1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm về trầm cả `

Theo từ điển Tâm lý học của GS.TS Vũ Dũng: “Trầm cảm là trạng thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính bởi những thay đổi của môi trường về những quan điển của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi nói chung” [1]. Định nghĩa tram cảm theo từ điển Tâm lý học APA: “là một trạng thái tinh thần tiêu cực, năm trong khoảng không vui và bat mãn đến cảm giác buôn bã, bi quan và tuyét vọng cùng cực, cản trở cuộc sống hàng ngày.

Những thay đổi về thể chất, nhận thức và xã hội khác nhau cũng có xu hướng dong thời xảy ra, bao gém thay đổi thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ, thiếu năng lượng hoặc động lực, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định và rút lui khỏi các hoạt động xã hoi” [8].

Theo DSM - 5: “Rối loạn trầm cảm bao gom roi loan điều hoa khí sắc, rồi loạn tram cam chủ yếu, rồi loạn tram cảm dai dang, rồi loan cảm xúc tiễn kinh nguyệt, rồi loạn tram cảm do chất/thuốc, rồi loan tram cảm do tình trạng bệnh khác, rồi loạn tram cảm được chỉ định khác, và rối loạn tram cảm không xác định Đặc điểm chung của tất cả các chứng rồi loạn này là biểu hiện của tâm trạng buôn bã, trong rồng hoặc cáu kinh, kèm theo những thay đổi về thân kinh và nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động của cá nhân ” [7].

Theo định nghĩa cua WHO: “RLTC được đặc trưng bởi cảm xúc buôn bã, mắt hứng thú hoặc vui vẻ, cảm giác tội lỗi hoặc tự tin về bản thân, rồi loạn giấc ngủ hoặc rồi loan ăn uống, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung.

Tram cảm có thé ton tại lâu dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng cua một cá nhân đê hoạt động tại nơi làm việc hoặc trường học hoặc doi phó

10 với cuộc sống hàng ngày Ở mức độ nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.” [25].

Tóm lại, trầm cảm là dạng rỗi loạn thé hiện ở trạng thái cảm xúc tram buồn, tiêu cực, mat hứng thú, mat động lực kèm theo các rối loan về giac ngủ, về ăn uống trong một khoảng thời gian dài, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của cá nhân và những người xung quanh, trong trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến hành vi tự tử.

Các tiêu chuẩn chan đoán

% Chấn đoán theo tiêu chuẩn của DSM - 5:

Theo DSM - 5 thì rối loạn trầm cảm bao gồm rỗi loạn điều hòa khí sắc, trầm cảm chủ yếu, tram cảm trường diễn, tram cảm do mot chất/thuốc, tram cảm do một bệnh cơ thé, rối loan cảm xúc tiền kinh nguyệt, rỗi loạn trầm cảm biệt định và không biệt định.

> _ Rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major Depressive Disorder) A Năm (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đổi mức độ chức năng trước đây, có ít nhất 1 trong các triệu chứng hoặc là (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mắt hứng thú/sở thích.

Lưu ý: Không bao gồm các triệu chứng liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác.

1 Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày, được chỉ ra bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buôn, trong rong, tuyệt vọng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví du: thấy bệnh nhân khóc).

(Lưu ý: Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, đó có thê là tâm trang cau kinh).

Giảm di đáng kê hứng thú hoặc sở thích trong tat ca, hoặc gần như tat

cả các hoạt động hầu hết trong ngày, gần như hằng ngày (được chỉ ra bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sát).

Giảm cân rõ ràng khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (vi dụ thay đổi hơn

5% trọng lượng cơ thê trong một tháng) hoặc tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng hầu như hằng ngày (Lưu ý: Ở trẻ em, mat khả năng đạt được cân nặng cần thiết).

Mat ngủ hoặc ngủ hầu như hằng ngày.

Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hằng ngày (được quan sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yén tinh hoặc cham chap).

Mét mỏi hoặc mất năng lượng hau như hang ngày.

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thé là hoang tưởng) hau như hằng ngày (không chỉ là tự khiển trách hoặc kết tội liên quan đến các van đề mắc phải).

Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hang ngay (bénh nhan tu thay, hoặc người khác nhận thấy).

._Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thé dé tự sát thành công.

Các triệu chứng không thoả mãn cho một giai đoạn hỗn hợp.

Các triệu chứng được biéu hiện rõ ràng, là nguyên nhân anh hưởng đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lí trực tiếp của một chất (ví dụ: ma tuý, thuốc) hoặc do một bệnh cơ thẻ (ví dụ: bệnh nhược giáp).

Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi mat người thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng, được đặc trưng bởi rỗi loạn chức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát, các triệu chứng loạn thân hoặc vận động tâm thân chậm.

1.2.3 Đặc điểm của người bị trầm cảm

Beck chỉ ra các đặc điểm thường xảy ra ở nhóm người trầm cảm hơn là nhóm người bình thường, và chia chúng thành 4 nhóm: biéu hiện về cảm xúc, biểu hiện về nhận thức, biểu hiện về động lực, biểu hiện về cơ thé [10]. a Biểu hiện cảm xúc - Khi sac giam:

+ Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân có biểu hiện cảm thay chán nản hoặc buồn Cảm giác khó chịu có xu hướng thay đổi nhiều trong ngày và đôi khi có thê không có, và bệnh nhân thậm chí có thể cảm thấy vui vẻ Cảm giác khó chịu có thể được giảm bớt một phần hoặc không còn bởi những kích thích bên ngoài như một lời khen, một trò đùa hoặc một sự kiện yêu thích Bệnh nhân ở cấp độ này thường phản ứng thích thú thực sự đối với những câu chuyện cười hoặc những lời nói đùa.

+ Giai đoạn vừa: Rối loạn trở nên rõ ràng và dai dăng hơn Tâm trạng của bệnh nhân ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự động viên của người khác va bat kỳ sự xoa diu nào ở giai đoạn nay chỉ là tạm thời Ngoài ra, một sự thay đổi trong ngày thường xuất hiện: Rối loạn thường tệ hơn vào buổi sáng và có xu hướng giảm bớt ở trong ngày.

+ Giai đoạn nặng: Đối với những trường hợp tram cảm nặng, bệnh nhân có xu hướng nói rằng họ cảm thấy tuyệt vọng hoặc đau khổ.

- Cam giác tiêu cực về ban than:

+ Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân nói rằng họ cảm thấy thất vọng về bản thân.

+ Giai đoạn vừa: Cảm giác không thích bản thân trở nên mạnh hon và có thể tiến triển thành cảm giác chán ghét bản thân.

+ Giai đoạn nặng: Cảm giác có thé tiến triển đến mức bệnh nhân ghét bản thân.

+ Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân phan nan rang một sô niêm vui đã biến mat khỏi cuộc sống Họ không còn thấy niềm vui từ gia đình, bạn bè và công việc Các hoạt động liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc nỗ lực trở nên ít thỏa mãn hơn Thông thường, bệnh nhân cảm thấy thỏa mãn hơn trong các hoạt động thụ động liên quan đến giải trí, thư giãn hoặc nghỉ ngơi Họ có thê tìm kiếm các hoạt động không giống bình thường để có được cảm giác vui vẻ trước đây.

Giai đoạn vừa: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn chán.

Họ có thể cé gang tận hưởng một số hoạt động yêu thích trước đây nhưng những hoạt động này không còn thích thú nữa Các hoạt động kinh doanh hoặc nghé nghiệp mà trước đây khiến ho phan khích thì nay không thể khiến họ hứng thú Họ có thé tạm thời thấy khuây khỏa khi thay đổi hoạt động, chăng hạn như một kỳ nghỉ, nhưng cảm giác buồn chán sẽ quay trở lại khi tiếp tục các hoạt động bình thường.

Giai đoạn nặng: Họ không cảm thay thích thú với những hoạt động trước đây họ từng yêu thích, và thậm chí có thể cảm thấy ghét những hoạt động mà họ từng yêu thích Những lời tán dương hay những biéu hiện của tình yêu hay tình bạn không còn mang lại bất kỳ mức độ hài lòng nào nữa Các bệnh nhân hầu như đều phàn nàn rằng không có gì mang lại cho họ bất kỳ mức độ hài lòng nào.

- Mất gan két tinh cam:

+ Giai đoạn nhẹ: Có một sô suy giảm vê mức độ nhiệt tinh, hoặc sự hấp dẫn đối với một hoạt động Đôi khi bệnh nhân cho biết

14 không còn cảm nhận sự yêu thương hoặc tình cảm như trước đối với bạn đời, con cái hoặc bạn bè, nhưng đồng thời có thể cảm thấy phụ thuộc vào họ nhiều hơn.

+ Giai đoạn vừa: Việc mat hứng thú hoặc cảm giác tích cực có thé tiến triển thành thờ ơ Họ có thé không còn quan tâm đến ngoại hình của mình.

+ Giai đoạn nặng: Việc mất đi sự gan bó với các đối tượng bên ngoài có thể tiến triển thành lãnh cảm Bệnh nhân có thể không chi mat đi cảm giác tích cực đối với các thành viên trong gia đình mà còn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng họ chỉ còn có cảm giác tiêu cực.

- _ Khóc không có lý do:

+ Giai đoạn nhẹ: Có xu hướng khóc hoặc khóc ngày càng tăng.

Những kích thích hoặc tình huống thông thường không ảnh hưởng đến bệnh nhân giờ đây có thể làm họ khóc.

CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG TRÀM CẢMThông tin chung về thân chủ

TC tên là Mai (tên TC đã được thay đôi), giới tính nữ, sinh năm 1994, chưa lập gia đình, hiện đang là nhân viên văn phòng TC là con một trong gia đình có hai chị em, bố mẹ TC ly hôn khi từ khi TC 10 tuổi Hiện TC đang sống với mẹ và em gái, TC không còn liên hệ với bồ và gia đình bên nội.

TC mong muốn được trị liệu tâm lý để hiểu rõ về vấn đề mà bản thân đang gặp phải TC mong muốn được trở về với con người trước kia của mình.

TC đến khám bệnh ở Viện sức khỏe Tâm thần Thông qua sự giới thiệu của bác sĩ đang điều trị cho TC, HV được tiếp cận với TC và tiễn hành hỗ trợ tâm lý cho TC.

2.1.4 Án tượng ban đầu về thân chủ Ấn tượng ban đầu về TC là TC vào đúng giờ, hợp tác với nhà tâm lý, đầu tóc gon gàng, quan áo thoải mái, gương mặt có chút tram buôn, hơi mệt mỏi, đôi lúc ánh mắt hướng về chỗ khác khi nói chuyện TC nói chuyện rành mạch, rõ ràng, sử dụng từ ngữ tốt và tiếp thu nhanh, nội dung TC chia sẻ đa số liên quan đến công việc của mình.

2.2 Đánh giá 2.2.1 Mô tả ca

Mai chia sẻ là các triệu chứng trầm cảm xuất hiện từ tháng 3/2022:

“Lúc đấy chị chả thèm ăn gì, chỉ ăn được một bữa thôi, nhưng ăn cũng không

33 ngon, gọi là ăn cho có thôi Xong dot day thì sụt cân Ngủ thì có những hôm chỉ được 2 - 3 tiếng Mặt mũi thì cứ do dan, bị động, rất là thụ động cứ năm một chỗ chả làm gì Nhiéu lúc chị còn cảm thấy nhớ bản thân mình da diết, nhớ con người trước và muốn trở lại làm người như thế Cảm thấy khó khăn, không thể làm noi Mệt, chán, buôn, không muốn nói, không muốn cười, chán giống như là chăng có cái động lực gì, hoặc chả có cái gì vui, nghĩ là làm thé để làm gì, mệt bỏ xiv, không muốn trở thành con người trước đấy, cảm thấy mệt moi, quan trọng là cam thấy mệt mỏi Chị còn ngại ra đường, ngại nói chuyện, không phải là ngại nói chuyện đâu mà là không buôn nói luôn ay.

Cảm thấy mệt, hai là cũng suy nghĩ là mình có nói đi chăng nữa thì ai cũng sẽ bảo là em phải thé này, em phải thế kia, con phải thé này, con phải thế kia, con phải thay đổi thé này thé kia thé nên chi chán chị chả muốn nói Có việc gi bắt buộc phải di ra đường, phải đến công ty thì cảm thấy sợ hãi đám đông, không phải sợ hãi mà kiêu đi dén cứ run run lay bday.”

Thời điểm hiện tại, TC chia sẻ: “Trudc đây chị có thể tập trung trong cả buổi sáng, khoảng 3 - 4 tiếng gì đấy, mình có động lực làm việc, vừa tập trung vừa năng suất Nhưng mà bây giờ trong 2 - 3 tháng trở lại đây thì tập trung kém di, động lực làm việc không có luôn, kiểu là deadline như thế thì mình phải làm như thé Chị không còn bỏ quá nhiêu suy nghĩ và tâm sức vào những việc mà chị đang làm, chỉ là cổ làm cho xong Trước đây thì chị rất là tâm huyết với việc mà mình làm, làm cho nó thật là tốt bây giờ thì không thé nữa Nhưng mà chị lại rất là lo sợ là nếu mình làm như thé xong thì kết quả không được như trước đây mình làm thì sếp có đánh giá là minh dang hoi hot di hay không hay là năng lực của mình bị giảm di hay không, Chị lo lắng người ta sẽ đánh giá chị như thé nhưng mà lo thì vẫn lo nhưng về mặt năng lực để tốt như trước đáy thì chị không làm được Về ngủ thì chị bị tinh lúc 2 - 3 giờ sáng và cũng khó ngủ lại, ngủ mà như thức, dau chị thì không thé thư

34 giãn dé mà có thể ngủ han, roi đầu cứ nghĩ nghĩ mà chăng biết nghĩ gi đâu, tóm lại là không được như trước Một cái nữa là chị hay quên cực ki luôn ấy, mặc dù là chị có đặt báo thức, có note lại, trí nhớ cực kì kém, chị cảm thấy nó sa sút về mặt trí nhớ rõ rệt Chị ăn nhiều, luôn có cảm giác thèm ăn đặc biệt là ăn ngọt, đặc biệt là ăn nhiêu khi có cảm xúc tiêu cực, tăng can.”

Về công việc, theo Mai chia sẻ thì thời gian đầu làm ở công ty được cùng làm với một nhóm mà mọi người đều hợp nhau trong cả trong công việc lẫn ngoài công việc, đến tận bây giờ khi TC không còn làm việc với nhóm day nữa nhưng van giữ được mối quan hệ bạn bè thân thiết với mọi người ở trong nhóm đấy TC bảo: “Vi ước đây chị đã từng có một cái team, có những mối quan hệ trong công việc khăng khít đến mức độ như thế nên mà sang team khác chị luôn lấy những cái hình mẫu trước đấy để so sánh Nhưng mà nhóm sau nó lại hoàn toàn khác biệt, giống như là chị bị sốc ay, that vọng, có gắng hòa dong nhưng ma không thể tại nó di ngược với tinh cách của chị, đi ngược lại với quan điểm của chị, không thể làm nồi ”

TC nói là mình cảm thấy bực bội với quản lý: “Chi vừa mới đến công ty, vừa mới ngôi xuống thôi mà người ta đã ra hỏi chị cdi gi day, là lúc day giống như là chị bốc hỏa luôn day, chi bắt đầu chị nói to xong rồi, chị tỏ một cải thái độ giận dữ ra mặt với người ta luôn ấy Mà lúc ấy chị chưa cần biết van dé là cái gì, người ta chuẩn bị nói cái gì, mà giống như là kiểu người ta vừa chuẩn bị tiếp cận chị một cái là bắt dau bùng no luôn Sau đó thì chị bê máy ra chỗ khác, chỗ mà chỉ có mình chị ngôi thôi đề hạ cái cơn đấy xuong ”

TC chia sẻ là trong đầu nghĩ “Hay dé cho tôi yên, đừng nói thêm cái gi nữa ”, chỉ cảm thấy sự tức giận này chỉ giảm xuống vào buổi tối khi TC uống thuốc nhưng sáng hôm sau lại lặp lại cảm xúc tức giận.

Mai chia sẻ quan điểm của minh là: “khi gặp những người mà chị không thích thì sẽ hạn chế tôi đa việc tương tác, khi nào cần thiết lắm thì mới

35 làm việc cùng người ta, còn không liên quan tới công việc thì sẽ như người dung và chị rất là kiên quyết với quan điểm đấy của minh.” Mai cũng chia sẻ là: “Chị rất là khắt khe không chỉ với chị mà còn với cả người khác, chị rất là khó chấp nhận những cái sai lam của người khác nên là chị có thể chì chiết người ta hoặc là nói hơi thậm tệ một ty, lúc nào cũng nghĩ người ta phải lam tot thé này thé kia.” Mai cũng nói là mình hay dé ý đến những thứ nhỏ nhặt, hay dé ý đến những lời nói, nhận xét của người khác với minh, sợ bị người khác đánh giá, “có khi gặp phải một lỗi nho nhỏ mà bị người khác nhận xét thôi thì thay dan vặt bản thân.” Mai nói rằng nỗi sợ bị người khác đánh giá xuất phát từ chính ban thân mình: “1c nào chị cũng muốn chị là cái người câu toàn, nói kiểu perfect thì hơi quá nhưng kiểu giống như thé trong mắt người ta Lúc nào chị cũng phải là một người cực kì tốt trong công việc, được nhiễu người yêu quý chị nhất có thể ” Mai chia sẻ là trong mắt bạn bè, người thân Mai là một người “cực kì cầu toàn”, “cực kì khó tính”, “hay đổi” va

“để bụng những thứ nhỏ nhặt” Mai cũng cho rang những nhận xét đó về mình là đúng, và “không muốn phải thay đổi diéu đó”, mặc dù Mai thay là

“điều đó không tot lam” nhưng ma “nó không sai” vì nó giúp Mai “cố gắng hơn”, “phan dau đến điều gi đó tốt hơn”, “phan đấu đến những gì cực ki chin chu ”.

Nam] I1 Khí sắc giảm ở phần

(hoặc hơn) lớn thời gian trong trong số ngày, hầu như hằng các triệu ngày, được chỉ ra bởi chứng sau chính bệnh nhân (ví TC không muốn được biểu dụ: cảm thấy buồn, | vẻ R nói, cười, không hiện tron trén rong, tuyét}] 7 , s š š là thay có gì vui. thời gian 2 vọng) hoặc được tuân và quan sát bởi người một số sự bệnh nhân khóc). thay doi (Lưu ý: Ở trẻ em và

44 độ chức năng trước đây, có ít nhất 1 trong các triệu chứng hoặc là (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mất hứng thú/sở thích.

Không bao triệu chứng liên quan đến một tinh trạng bệnh lý khác. trẻ vị thành niên, đó có thể là tâm trạng cáu kỉnh).

.Giảm đi đáng kế hứng thú hoặc sở thích trong tất cả, hoặc gần như tất cả các hoạt động hầu hết trong ngày, gần như hằng ngày (được chỉ ra bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sát).

Giảm cân rõ ràng khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ thay đổi hon 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng) hoặc tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng hầu như hằng ngày (Lưu ý: Ở trẻ em, mất khả năng đạt được cân nặng

TC không còn động lực làm việc, không còn huyết làm tâm VIỆC được như trước được nữa.

TC ăn nhiêu, luôn có cảm giác thèm ăn, tăng cân.

TC hay thức giấc 4 Mất ngủ hoặc ngủ|giữa chừng, khó hầu như hằng ngày | ngủ lại được, ngủ không sâu.

5 Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hằng ngày

(được quan sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yên tĩnh hoặc chậm chạp).

, |TC cảm thây mệt 6 Mét mỏi hoặc mât

` mỏi, thụ động chỉ năng lượng hâu như „ ` muôn năm một chô.

7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lôi quá mức Không đáp

(có thê là hoang ứng tưởng) hầu như hằng ngày (không chỉ là tự

46 khiên trách hoặc kêt tội liên quan đên các van đê mac phải).

C Cac triệu chứng được biểu hiện rừ | TC giảm kha năng ơ.

; Dap ung ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đên các |làm việc, ai giao

41 nghĩ, tập trung chú ý l š ý TC mat thời gian hoặc khó đưa ra ơ ` lõu mới tập trung quyêt định hâu như

` được, tập trung hăng ngày (bệnh "

, không dài tôi đa nhân tự thây, hoặc

45 phút. người khác nhận thấy). cho một giai đoạn hỗn hợp. lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong |việc gì thì làm các lĩnh vực quan trọng khác.

D Cac triệu chứng không phải là hậu quả sinh lí trực tiếp của một chất (ví dụ: ma tuý, thuốc) hoặc do một bệnh cơ thê

(ví dụ: bệnh nhược giáp).

E Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi mất người thân, các triệu chứng bên vững chức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát, các triệu chứng loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm. Đôi chiêu với các tiêu chuân chân đoán của DSM - 5, thì TC đang có những triệu chứng của rôi loạn trâm cảm chủ yêu. b Kết qua trắc nghiệm thang đo- Két quả trắc nghiệm DASS 42:

DASS TRAM CAM LO AU STRESS Mức độ | Điểm | Kết qua Điểm Kết quả Điểm Kết quảLập kế hoạch trị liệu

Mục tiêu dau ra Mục tiêu quá trình

Giảm các triệu chứng trầm cảm

Giáo dục tâm lý vê tram cảm và cách tiếp cận trị liệu tâm lý (CBT).

Kích hoạt hành vi, nang cao tâm trạng

, cảm xúc của TC Điều chỉnh lại lịch sinh hoạt của TC

Tái cầu trúc nhận thức

Lam việc với những suy nghĩ tự động tiêu cực

Lam việc với niêm tin trung gian Lam việc với niêm tin cot lõi

Cải thiện môi quan hệ Hướng dẫn và tăng cường kỹ năng tạo lập quan hệ thân thiết

Dự phòng tái phát trầm cảm

Tăng cường năng lực ứng phó — giải quyết vấn đề Luyện tập các tình huống giả định.

Cung cấp các nguôn lực trợ giúp cho

- Giảm các triệu chứng tram cam: một trong nguyên nhân khiến TC duy trì các triệu chứng tram cảm là do TC không có thời gian dé thực hiện các công việc mà TC muôn làm vì dành quá nhiêu thời gian cho công việc Vì vậy mục tiêu là tăng tân suât thực hiện các công việc mà TC muốn làm Dé thực hiện điều này thì cần phải xác định TC muốn thực hiện hoạt động gi, lên danh sách những hoạt động ma TC muốn làm để

TC thực hiện Việc này giúp cải thiện tâm trạng của TC, tránh việc TC

53 làm việc quá nhiều Ngoài ra cũng cần điều chỉnh lại cho TC một lịch hoạt động cân bằng hơn, có thời gian dé thư giãn và chăm sóc bản thân.

Tái cấu trúc nhận thức: nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng tram cảm ở TC là do TC có các nhận thức sai lệch về bản thân, về người khác và về tương lai Vì vậy, cần phải thực hiện tái cau trúc nhận thức đề giúp TC hình thành nên những nhận thức thích ứng hơn về bản thân, về người khác và về tương lai Đề có thê tái cau trúc lại nhận thức của TC, trước hết phải giúp TC ứng phó lại với các suy nghĩ tự động tiêu cực, giúp TC hiểu rằng những suy nghĩ tự động này không phải lúc nào cũng đúng, và chúng đang gây ảnh hưởng xấu tới cảm xúc và hành vi của TC Vì vậy, muốn cải thiện cảm xúc và có hành vi thích ứng hơn thì phải hướng dẫn TC thay thế các suy nghĩ tự động tiêu cực này thành các suy nghĩ tích cực hơn Sau đó, tiếp tục làm việc với niềm tin trung gian và niềm tin cốt lõi của TC Việc thay đổi niềm tin trung gian giúp

TC có thể có hình thành một quy tắc mới linh hoạt hơn trong việc xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh Thay niềm tin cốt lõi

“tôi phải là một người hoàn hảo” thành một niềm tin thích ứng hơn dé giúp TC thay đối cách nhìn nhận của TC về bản thân cũng như thé giới xung quanh theo hướng tích cực hơn, làm giảm sự lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình của TC.

Cải thiện mối quan hệ: các triệu chứng tram cảm xuất hiện do TC thiếu đi các kỹ năng xã hội, kỹ năng tạo dựng mối quan hệ Vì vậy, cần phải hướng dan, củng cố có kỹ năng nay cho TC Dé làm như vậy cần phải hướng dẫn các kỹ năng này và tập dượt chúng trong các phiên trị liệu với TC rồi dần dần cho TC thực hiện nó trong thực tế.

Dự phòng tái phát trầm cam: Dé tránh cho TC tái phát các triệu chứng trâm cảm cân phải tăng cường các kỹ năng giải quyêt vân đê cho TC,

54 cùng TC luyện tập các tình huống giả định có thể xảy ra trong thực tế.

Cung cấp các nguồn lực dé TC có thé tìm kiếm sự trợ giúp khi xảy ra van đề.

Quá trình trị liệu với TC đã diễn ra trong vòng 4 buổi, mục tiêu là giảm các triệu chứng tram cảm của TC Buổi đầu tiên tập trung vào việc trao đồi và giáo dục tâm lý cho TC về trầm cảm (nguyên nhân, biểu hiện, các phương pháp điều trị), trao đối về mô hình nhận thức, về liệu pháp trị liệu CBT (các băng chứng khoa học, hiệu quả của liệu pháp trong điều trị trầm cảm) Các buổi tiếp theo dan xen giữa việc hướng dẫn và thực hành kích hoạt hành vi và ứng phó với suy nghĩ tự động Việc thực hiện kích hoạt hành vi dé giúp TC cải thiện tâm lý, tăng năng lượng, tái cấu trúc cuộc sống và giảm đi các hành vi không thích ứng bằng cách khuyến khích TC thực hiện các hành vi yêu thích cũng như các hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe, đồng thời điều chỉnh lại lịch hoạt động của TC giúp TC bớt đi sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Thực hiện ứng phó với các suy nghĩ tự động giúp TC giảm di các cảm xúc tiêu cực và các hành vi kém thích ứng.

Hoạt động thông thường của một buổi trị liệu là: kiểm tra tâm trạng của TC trước mỗi buổi, trao đối về bài tập về nhà hôm trước, trao đôi về các hoạt động trong buổi hôm nay và các van đề mà TC muốn được ưu tiên giải quyết thêm, hướng dan các kỹ thuật trị liệu, trao đổi về hiệu quả làm việc của phiên trị liệu và giao bài tập về nhà.

Trị liệu được diễn ra trong vòng 4 buổi (26/06/2022 — 14/08/2022).

Trung bình 1 budi/2 tuần, thời lượng mỗi buổi diễn ra trong vòng 60 phút Chi tiết các budi được trình bày dưới đây:

Mục tiêu trị liệu: Cung cấp các thông tin và giúp TC hiểu rõ về RLTC, về mô hình nhận thức và về liệu pháp CBT Giúp TC hiểu được hiệu quả của liệu pháp CBT trong trị liệu vấn đề của TC.

Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu:

Các hoạt động trong phiên trị liệu:

- Đánh giá nhanh tâm trang đầu buổi của TC, tâm trạng của TC nằm ở mức 6 — 7/10.

- Trao đổi về cảm xúc, các hoạt động trong một tuần vừa rồi với TC.

- Trao đổi với TC về kết quả trắc nghiệm lan trước và các hoạt động trong budi hôm nay.

- Giáo dục tâm lí cho TC về trầm cảm, về các nguyên nhân gây ra tram cảm và trầm cảm khiến cho chất lượng cuộc sống của TC xấu đi, cung cấp cho TC tài liệu dé đọc thêm về tram cảm, về cách ứng phó với trầm cảm Giáo dục tâm lý về suy nghĩ tự động, ảnh hưởng của suy nghĩ tự động đên cảm xúc.

HAV: Trong tuần vừa roi có lúc nào mà chị cam thay cảm xúc cua chi thay đổi theo hướng xấu di không?

TC: Có một hôm Hôm đấy chị họp với những người quản lý mới của chị thì chị nhớ một câu là họ nói những việc mà mình đang làm chẳng mang lại một giá trị gì cả Khi chị nghe thấy câu day thì một la chị cảm thấy thất vọng, hai là chị cảm thấy bức xúc Chị nghĩ là tại sao họ ở cương vị là quản

56 lý mà lại nói ra một câu mà khiến cho nhân viên chẳng có động lực làm việc nữa, chang có ai là muốn làm một việc mà không mang lại ý nghĩa gi, thứ hai là chị cảm thấy buôn, cảm thấy bứt rứt khi mà người ta chưa tìm hiểu xem công việc mới mà người ta làm là cai gì mà người ta đã có một cái nhận xét hoặc một cái phán xét rất là nông cạn khiến cho người khác khó chịu Day là mot cái trong tuân mà khiên chị có cảm xúc khó chịu.

HV: Vậy là chị thấy bức xúc và khó chịu vì chị nghĩ là người ta vừa mới dua ra một cái phán xét rất là nông cạn.

TC: Thực ra là chị thấy chán, không buôn nói, không buôn giải thích.

HV: Vâng Vậy chị thấy cái suy nghĩ “người ta vừa mới dua ra một cái phán xét rat là nông can” vừa rồi có môi liên hệ gì dén cảm xúc cua chị?

TC: Nó là nguyên nhân dân đên các cảm xúc về sau thôi.

HV: Pung roi đấy Vừa nãy là một ví dụ vỀ việc suy nghĩ của chị ảnh hưởng đến cảm xúc của chị Nhưng mà không phải lúc nào các suy nghĩ tự động của chị đã đúng, vậy nên mình can phải kiểm chứng các suy nghĩ day, nếu nó dung thì ta sẽ phải làm sao, nếu nó sai thì mình sẽ điều chỉnh thành một suy nghĩ tích cực hơn Các buổi tiếp theo, em sẽ từ từ hướng dan chị làm sao dé có thể ứng phó với các suy nghĩ tự động này, từ những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực Trước hết, thì công việc đâu tiên khi về nhà của chị là viết ra những suy nghĩ gây ảnh hưởng đến chị dé buổi sau chúng ta có thé cùng thảo luận.

HV đưa ra mô hình nhận thức dựa trên vi dụ thực tế của TC.

Bang 1.1: Mô hình nhận thức

Tình huống: Bị quản lý nhận xét là việc mình làm không đem lại giá trị gì.

Chuyện tệ nhất có thể xảy ra là gì?

Chuyện tốt nhất có thê xảy ra? Điều thực tế nhất có thể xảy ra là gì?

4 Kết quả của việc tin vào những suy nghĩ tự động là gi?

Kết quả của việc thay đổi suy nghĩ?

5 Tôi sẽ đưa ra lời khuyên gì [tên một người bạn/người thân] nếu họ cũng ở trong tình huống này?

- Giao bài tập về nhà

+ Tiếp tục thực hiện các hoạt động yêu thích.

+ Tiếp tục lên kế hoạch theo tuần.

+ Làm theo lời khuyên “Hãy làm đi, nếu nhận được phê bình thi mình sẽ sửa lại sau.”

+ Luyện tập việc kiểm chứng các suy nghĩ tự động.

- _ Trao đổi với TC có muốn điều chỉnh gì ở buổi sau không TC không có điều chỉnh gì.

- _ Đánh gid tâm trạng cuối buổi: 7/10. Đánh giá phiên làm việc

TC làm được các công việc được giao ở buổi trước và duy trì thực hiện các công việc ấy TC thấy răng việc làm các hoạt động của kích hoạt hành vi giúp TC cảm thấy thoải mái hơn nhiều TC bước đầu đã học được cách tự kiêm chứng các suy nghĩ tự động của bản thân Trong quá trình thực hiện kiêm chứng suy nghĩ tự động, TC cũng tự thấy là mình đang lo lắng quá về một việc chưa từng xảy ra, và cảm thấy cảm xúc cải thiện hơn sau khi thay đổi suy nghĩ.

- Giúp TC hiểu và nhận biết được những lỗi nhận thức thường hay gặp phải.

- Hướng dẫn và giúp TC thực hiện cách ứng phó với các suy nghĩ tự động.

Kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu

- Bang theo dõi suy nghĩ hàng ngày.

Các hoạt động trong phiên trị liệu

- _ Đánh giá cảm xúc dau budi của TC, TC đánh giá cảm xúc 8 — 8,5/10.

- _ Trao đổi với TC về cảm xúc, các hoạt động trong tuân và các khó khăn mà TC gặp phải Nhìn chung TC thấy cảm thay bình yên trong tuần.

TC chia sẻ là sau khi công việc bắt đầu vào guông thì lại ảnh hưởng đến công việc cá nhân của bản thân HV khuyến khích TC tiếp tục thực hiện các công việc đã lên kế hoạch từ trước để hình thành các thói quen tốt, phân bồ lại thời gian làm các công việc cá nhân dé tránh tình trạng quá tải cho TC TC cũng chia sẻ là mình cũng đạt được một vài mục tiêu đã đề ra từ trước TC cũng chia sẻ là mình cũng luyện tập các kỹ thuật từ buồi trước.

- Trao đổi bai tập về nhà tuần trước cua TC TC thấy sau khi thực hiện bài tập thì thấy có hiệu quả.

TC: Chị làm theo thì kết quả rất là tốt, nó không xấu như những gì mà chị nghĩ, sau khi mà trải qua được những việc đấy roi thì chị cảm thấy khá là on, khá là tot, những cái tích cực nó nhiêu hơn những cái tiêu cực.

- Cung cấp thông tin, lay ví dụ cho TC về những lỗi nhận thức mà TC có thé thường xuyên hay gặp, sau quá trình trao đổi, TC nhận thay bản thân đúng là có nhiều lỗi nhận thức (khái quát hóa quá mức và tự vận vào mình) Cung cấp cho TC các lỗi nhận thức mà TC dễ gặp phải để trong quá trình ứng phó với các suy nghĩ tự động TC có thé dùng nó dé tham khảo.

Bảng 4.1: Lỗi nhận thức Mặc dù một số suy nghĩ tự động là đúng, nhưng có rất nhiều suy nghĩ tự động là sai hoặc chỉ có một phần đúng Một số lỗi nhận thức thường gặp là:

Tư duy cực điểm (còn được gọi là tư duy trang đen; tư duy phân cực;

hoặc tư duy phân đôi): Bạn thường nhìn nhận tình huống ở hai khía cạnh thay vì nhiều khía cạnh.

Ví dụ: Nếu tôi không thành công thì tôi là kẻ thất bại.

2 Dự đoán tương lai: Bạn dự đoán tương lai một cách tiêu cực mà không suy xét đến các khả năng khác, nhưng kha năng sẽ dé xảy ra hơn.

Ví dụ: Tôi sẽ thấy bực bội, nên tôi sẽ chang lam duoc gi ca.

Loại bỏ hoặc giảm sự tích cực: Ban cho rằng những trải nghiệm, những hành động, phẩm chất tích cực của bạn không có giá trỊ

Ví dụ: Tôi đã làm tốt dự án đó nhưng điều đó không có nghĩa là tôi là một người tài giỏi Đó chỉ là do tôi gặp may thôi.

4 Suy luận theo cảm xúc: Bạn nghĩ điều đó là đúng do bạn “cảm thấy” (thực sự tin là) chắc chắn là như vậy, phớt lờ và giảm bớt các bằng chứng chống lại điều đó.

Ví dụ: Tôi làm tốt công việc ở cơ quan nhưng tôi vẫn cảm thấy mình là một người thất bại.

Dán nhãn: Ban tự dán một cái nhãn cố định va chung chung lên bản thân hoặc người khác mà không xem xét các bằng chứng hợp lý hơn dé đưa ra một

nhận định bớt tai hại hơn.

Ví dụ: Tôi là một người thất bại.

Phóng đại/tối thiểu hóa: Khi bạn đánh giá bản thân mình, người khác hoặc một tình huống, bạn phóng đại một cách vô lý sự tiêu cực và/hoặc tối thiểu hóa

Ví dụ: Chỉ đạt được một điểm số tâm thường chứng tỏ tôi là một người không xứng dang.

7 Bộ lọc tâm trí: Bạn chỉ nhìn vào một điểm tiêu cực thay vì nhìn nhận toàn bộ vân đề.

Ví dụ: Vì tôi có một điểm kém trong tat cả các bài kiểm tra của tôi (có rất nhiêu bài khác đạt điểm cao) có nghĩa tôi là một học sinh kém cỏi.

8 Đọc suy nghĩ: Ban tin là bạn biết người ta đang nghĩ gì, mà không thé xem xét đến những thứ có thê xảy ra.

Ví dụ: Anh ta nghĩ là tôi không biết gì về dự án này.

9 Khái quát hóa quá mức: Ban đưa ra một nhận định hoàn toàn tiêu cực chỉ từ một vài chỉ tiết hoặc sự kiện đơn lẻ.

Ví dụ: Tôi không cảm thấy thoải mái trong buổi gặp mặt này, tôi sẽ không bao gid có thể kết bạn được.

10 Tự vận vào mình: Bạn tin là những hành động tiêu cực của người khác là do bạn gây ra, mà không xem xét đến các lý giải hợp lý hơn cho hành vi của họ.

Ví dụ: Bạn trai tôi không trả lời điện thoại của tôi vì tôi đã làm sai gì đó.

Tuyên bố “nên” và phải”: Bạn có một quan điểm cứng nhắc về việc bạn hay người khác cần phải cư xử như thế nào, và bạn đánh giá quá cao sự tôi tệ

khi những mong đợi của bạn không đạt được.

Ví dụ: Thật là tôi tệ khi tôi phạm phải sai lam Tôi lúc nào cũng phải làm tốt nhất.

12 Tầm nhìn hạn hẹp: Bạn chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của một sự việc.

Ví dụ: Thầy giáo của tôi chăng thể làm việc gì đúng Ông ta lúc nào cũng chỉ trích, thiểu sự nhạy cam và tệ hại trong việc day học.

- Hướng dan TC làm một bảng theo dõi suy nghĩ hàng ngày đề đánh giá các suy nghĩ tự động khi TC cảm thấy khó chịu Việc hướng dẫn TC làm bảng theo dõi suy nghĩ hàng ngày giúp TC dễ dàng sắp xếp lại các suy nghĩ của mình và phản ứng với chúng tốt hơn.

Bảng 4.2: Bảng theo dõi suy nghĩ tự động

Ngày/Thời Tình Suy nghĩ Phản ứng ,

, Cảm Xúc Ket quả gian huông tự động thích ứng

1 Sự việc |1 Bạn đã |1 Lúc đó | 1 (Tùy | 1 Hiện tai, hoặc suy |có những |bạn đang | chọn) Bạn | mức độ tin nghĩ dẫn|suy nghĩ|có những |đã dùng |tưởng của đến cảm gì? cảm xúc |nhận thức |bạn vào xúc khó |2 Mức độ | nào? sai lệch | các Suy chịu là gi? | tin vào | 2 Mức độ | nao? nghĩ tự 2 Các | những suy |của những |2 Dùng |động này triệu nghĩ này là cảm xúc | các câu hỏi | là bao chứng cơ | bao nhiêu? | này là bao |dưới đây | nhiêu? (0 — thể gay | (0— 100%) | nhiêu? để đưa ra | 100%) mệt mỏi (0— 100%) | câu trả lời | 2 Hiện tại

(nếu có) là cho các |bạn thấy gì? suy nghĩ tự|cảm xúc động? của mình

3 Mức độ|như thế tin tưởng |nào? Mức vào các | độ của câu trả lời chúng là này là bao nhiêu? (0 — 100%) bao nhiêu?

Câu hỏi dé trả lời cho các suy nghĩ tự động: (1) Băng chứng cho thay suy nghĩ tự động này là đúng? Hoặc không đúng?; (2) Có cách diễn giải nào khác

72 không?: (3) Chuyện tệ nhất có thê xảy ra là gì? Tôi có thê ứng phó thé nào?

Chuyện tốt nhất có thể xảy ra là gì? Điều thực tế nhất sẽ xảy ra là gì?; (4) Kết quả của việc tin vào suy nghĩ tự động là gì? Kết quả cho việc thay đổi suy nghĩ của tôi là gì?; (5) Tôi nên làm gì với nó đây?; (6) Nếu [tên một người bạn/người thân] ở trong tình huống như thế này và có suy nghĩ như vậy, thì tôi sẽ đưa ra lời khuyên gì cho họ?

HV cho TC thực hành làm bảng suy nghĩ tự động bằng việc ghi lại những cảm xúc tiêu cực mà TC gặp phải trong tuần vừa rồi, hướng dẫn TC thực hành từng cột một Sau khi thực hiện xong TC thấy dễ thực hiện hơn so với việc chỉ dùng các câu hỏi Socrates để ứng phó với các suy nghĩ tự động.

- Hướng dân TC kỹ thuật SOLVED đê thêm kỹ năng giải quyết van đề trong trường hop mà TC gặp các van dé cần giải quyết hoặc khi suy nghĩ tự động của TC đúng thì phải ứng phó với nó ra sao.

Bước 1 (S - Select a problem): Chọn một van đề mà bản thân muốn giải quyết.

Bước 2 (O - Open your mind to all solutions): Đón nhận moi cách giải quyết vấn đề đó.

Bước 3 (L - List the potential pros and cons of each potential solution):

Dua ra ưu/nhược điểm của từng cách giải quyết.

Bước 4 (V - Verify the best solution): Chon cách giải quyết tốt nhất (có thê sắp xếp thứ tự của từng cách giải quyết từ tốt nhất đến yếu nhất).

Bước 5 (E - Enact the plan): Xác định các bước cần thiết dé có thé thực hiện giải pháp đã chọn Chia nhỏ các bước để có thê đạt được mục tiêu Khi

73 hoàn thành xong kế hoạch cụ thé, thực hiện theo từng bước đã đề ra.

Bước 6 (D - Decide if the plan worked): Xác định xem kế hoạch có hiệu quả không: Nếu giải pháp không hiệu quả, hãy quay lại bước đầu tiên trong kỹ thuật SOLVED để xác định vấn đề mới hoặc chuyên sang “O” hoặc

“L” để xác định các mục tiêu khác hoặc giải pháp tiềm năng cho cùng một vấn đề Quyết định quay lại và đến bước nào phần lớn phụ thuộc vào bạn, người có thé có thêm thông tin về ưu nhược diém và các giải pháp khả thi.

HV cùng TC thực hành kỹ thuật bằng ví dụ giải quyết sự hay quên của TC, sau khi trao đổi xong, TC quyết định lựa chọn biện pháp dùng các tờ giấy note dé nhắc nhở TC các việc cần làm va in bản kế hoạch những việc cần làm của TC ra, không dé ở trong máy tính nữa HV và TC hẹn buổi sau sẽ cùng trao đổi xem cách giải quyết này có hiệu quả không HV cũng khuyến khích TC thực hành thêm kỹ thuật này ở nhà.

- Giao bài tập về nhà

+ Tiếp tục thực hiện các công việc yêu thích.

+ Luyện tập viết bang theo dõi suy nghĩ

+ Đọc và luyện tập các kỹ thuật đã được học

- Trao đổi với TC về những gì mà TC muốn được thêm vào hoặc thay đổi ở buổi sau.

- Đánh giá tâm trạng cuối buổi: 8 — 8.5/10. Đánh giá phiên làm việc

TC bắt đầu nhận ra mình dé các suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, sử dụng các trải nghiệm tích cực dé cổ vũ cho bản thân TC sau khi thực hành bài tập kiểm chứng suy nghĩ tự động thấy rằng việc mình lo lắng đã không xảy ra, và kết quả TC nhận lại được là hoàn toàn tích cực.

Chính việc nhận được những phản hồi tích cực này giúp TC cảm thấy mình

74 lại có động lực dé làm việc hơn nên hiện tại TC đã thay minh dan quay lai được với hiệu suất công việc trước đây TC cho rang các kỹ thuật đã hoc khi áp dụng có hiệu quả giúp TC cảm thấy thoải mái hơn TC cũng đã làm được tương đối các kỹ thuật đã học được TC thêm kiến thức về các lỗi nhận thức và cách giải quyết van đề.

Theo lịch hen thì ngày 01/09/2022, sẽ sang giai đoạn trị liệu thứ 2: Tái cấu trúc nhận thức cho TC, với dự kiến sẽ diễn ra trong 12 buổi, trong đó 5 buổi đầu tiên sẽ làm việc với niềm tin trung gian của TC và 7 buổi sau là về niềm tin cốt lõi của TC, tuy nhiên TC có mong muốn được dừng trị liệu vì thấy mình có thê tự giải quyết các vấn đề của mình nên buổi tiếp theo được chuyền thành buôi đánh giá sau can thiệp.

2.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp s* Tâm trạng cua TC sau môi buôi trị liệu:

Buỗi 4 Budi 5 Buỗi 6 Buỗi 7 Đánh giá

6-7 6 7 8 —8,5 cuôi buôi s* Đánh gia của TC:

- _ Về các triệu chứng của tram cảm như thèm ăn, ngủ không ngon, không tập trung được lâu TC thấy các triệu chứng của mình đỡ hơn rất là nhiều, TC đã có chế độ ăn phù hợp với dinh dưỡng, hiện tại ngủ bình thường (có thức giac giữa đêm nhưng vẫn ngủ lại được, do TC nói là từ trước đến nay mình vẫn là người thính ngủ), độ tập trung chú ý của TC cũng tăng lên (trước mất khoảng 30 phút mới tập trung được, còn bây

DASS TRAM CAM LO AU STRESS Mức độ | Điểm | Kết quả Điểm Kết quả Điểm Kết quảMệt mỏi hoặc mất năng lượng

7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) tự khiển trách hoặc kết tội liên quan đên các van đê mac phải).

8 Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hăng ngày

(bệnh nhân tự thấy, hoặc người khác nhận thấy).

(không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn không có một kế

Không đáp ứng hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát thành công.

2.6 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp

2.6.1 Tình trạng hiện tại của thân chủ:

Về công việc, TC thấy mình hiện tại đã quay trở lại guồng hoạt động của công việc, cũng không có mâu thuẫn gì lớn với đồng nghiệp Độ tập trung chú ý của TC trong công việc đã trở lại như trước khi TC bị trầm cảm TC cũng chia sẻ là mình không còn bùng né cảm xúc như trước và có thé bình tĩnh khi có các cảm xúc mạnh Sinh hoạt thường ngày của TC cũng không có điều gi bất én, thời gian dành cho công việc nhiều hơn so với lúc trị liệu nhưng không quá đáng ké TC vẫn thực hành các kỹ thuật trị liệu đã được học ở các phiên trị liệu.

2.6.2 Kế hoạch theo dõi sau trị liệu:

HV và TC thống nhất kế hoạch theo dõi sau trị liệu sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng, mỗi tháng HV va TC sẽ gặp nhau 1 lần, thời gian gặp sẽ tùy vào sự sắp xếp của TC HV sẽ theo dõi về cảm xúc, hành vi và khả năng thích ứng của TC sau trị liệu, đồng thời vẫn sẽ cùng TC giải quyết các khó khăn mà TC gặp phải Trong các buổi theo dõi tiếp tục cùng TC ôn tập lại các kỹ thuật đã được học thông qua các buổi trị liệu, trao đôi với TC dé đưa ra các tình huống có thể khiến cho TC rơi vào trạng thái căng thang, hay dễ kích thích các cảm xúc tiêu cực của TC va cùng TC đưa ra các cách giải quyêt các tinh

S0 huống đó Lập kế hoạch chỉ tiết dé giải quyết các tình huống đó và thực hành đóng vai trong các buôi tri liệu Việc nay đê tránh làm tái phát tram cảm ở

TC Ngoài ra, trong trường hợp TC có nhu cầu phát sinh bất kỳ vấn đề cần phải giải quyết gì thì TC có thể chủ động liên lạc với HV thông qua số điện thoại và Zalo công việc của HV.

2.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp

“we Uu diém: Trong quá trình tri liệu, HV đã thiết lập được mối quan hệ tri liệu tốt với TC Việc sử dụng liệu pháp CBT trong trị liệu các vấn đề của TC thu lại được hiệu quả đáng kể, TC có thé nhận biết và ứng phó được với các suy nghĩ tự động tiêu cực và hình thành được các hoạt động lành mạnh như tập bơi, tập gym TC cũng đã dần quay trở lại với guồng công việc, việc ăn uống của TC cũng trở lại bình thường, giấc ngủ không bị ngắt quãng Trong quá trình trị liệu, TC cũng có sự nỗ lực muốn nhanh chóng khỏi bệnh, rất hợp tác làm việc với HV Việc kết hợp giữa trị liệu tâm lý và dùng thuốc giúp TC day nhanh quá trình hồi phục tốt hơn so với chỉ sử dụng một trong hai phương pháp Chất lượng trị liệu được đảm bảo dưới sự giám sát của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm than.

Nhược điểm: Do một vài yếu tố khách quan của cả HV và TC nên quá trình trị liệu chỉ diễn ra online, không được gặp mặt trực tiếp với TC.

Quá trình trị liệu bị kết thúc đột ngột trước khi đến phần tái cấu trúc nhận thức nên hiệu quả trị liệu về lâu dài có thể bị ảnh hưởng, TC vẫn có khả năng tái phát trầm cảm Có một vài kỹ thuật TC chưa sử dụng thành thạo do TC chia sẻ là do mình ít khi luyện tập ở nhà, vấn đề này sẽ giải quyết trong các budi theo dõi sau trị liệu với TC.

TIỂU KÉT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tôi trình bay lại quá trình thực hiện tri liệu tâm lý với

TC bắt đầu từ đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch can thiệp, tiến hành can thiệp, đánh giá hiệu quả can thiệp, kế hoạch theo dõi sau can thiệp.

Trong quá trình trị liệu, tôi đã sử dụng các kỹ thuật như là Kích hoạt hành vi, kỹ thuật thở 4 thì, kỹ thuật STOP, kỹ thuật SOLVED, lập bảng theo dõi suy nghĩ hàng ngày dé cải thiện các vấn đề mà TC đang gặp phải.

Nhìn chung, sau 4 phiên trị liệu, các triệu chứng trầm cảm của TC có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng trị liệu tâm lý kết hợp với việc sử dụng thuốc chống tram cảm TC duy trì cho ban thân mình một lịch sinh hoạt mới, cân bằng hơn, cũng như là thực hiện các hoạt động lành mạnh như là tập thể dục thể thao, dành nhiều thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bẻ hơn Tuy vay, ca tri liệu đã bị dừng đột ngột nên kha năng cao là TC có thé tái phát các triệu chứng tram cảm nên cần theo dõi can thận tình trạng của TC sau tri liệu.

Cuối cùng thông qua việc thực hành ca lâm sang này, tôi cũng học hỏi được nhiều điều mới và rút ra được những kinh nghiệm quý báu dé có thê tri liệu tốt hơn cho những TC tiếp theo.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN