Cảm ơn Đoàn Bảo Yến, người bạn đã thay tôi ngắm nhìn thé giới, xác nhận những đánh giá của tôi về các triệu chứng bên ngoài ở thân chủ trong quá trình thực tập, cùng tôi tìm ra cách riên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ HƯƠNG GIANG
LUAN VAN THAC SI TAM LY HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ HƯƠNG GIANG
Luan văn Thạc sĩ Tam lý hoc lâm sàng
Mã số: 8310401.02
Người hướng dẫn luận văn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là dé tài nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn và giám sát của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng.
Kết quả nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trên bất kì công trình khoa học nào.
Các tài liệu, số liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Mọi quyết định và hành động của học viên trong quá trình trị liệu đều
hướng tới lợi ích của thân chủ và đảm bảo đạo đức của người thực hành tâm lý.
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2023
Người cam đoan
Lê Hương Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin được cảm ơn thân chủ vì đã tin tưởng cho tôi có cơ hội đồng hành cùng họ trên con đường “sống cuộc đời mình thực sự muốn” bat kế sự ton tại của “vết thương” tâm lý từ quá khứ và đã dong ÿ dé tôi báo
cáo trường hop này trong luận văn.
Tôi xin được cảm ơn nhà giám sát của mình — cô Nguyễn Thi Minh Hằng, người đã luôn nghiêm túc trong nghiên cứu, tận tình trong giảng dạy
và nhắc nhở chúng tôi “Một người trợ giúp tốt trước tiên phải là một người tot” dé không ngừng bồi đắp nhân cách tích cực cho bản thân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến thầy Nguyễn Sinh Phúc, người đã luôn cởi mở cho tôi có cơ hội được đọc nguồn tài liệu quý giá bằng bản mém, giúp tôi khắc phục trở ngại trong nghiên cứu khi học tập tại Việt Nam Không có
sự tin tưởng và giúp đỡ của thây, tôi không thể theo đuổi sự nghiệp của mình đến ngày hôm nay Tôi xin được cảm ơn cô Đặng Hoàng Ngân, người đã dành nhiễu thời gian, tâm sức chỉ dạy cho tôi trong học tập, thực hành từ thời điềm dau bước chân vào đại học Sự chấp nhận, bao dung của cô không chỉ giúp tôi vượt qua từng rào can tâm lý cua chính mình mà còn cho tôi biết minh muốn trở thành một nhà tâm lý như thé nào.
Tôi may mắn vì được là sinh viên, học viên tại trường ĐH KHXH &
NV - PH Quốc Gia Hà Nội để được sống trong một bau không khí an lành Tại đây, tôi được trao cơ hội học tập, nghiên cứu mà không có bất kì sự phân biệt nào Thầy cô, các bác cán bộ công nhân viên và bạn bè đã luôn tôn trọng, tao moi diéu kién dé tôi hoàn thành mục tiêu mình dé ra.
Tôi biết ơn bố Lê Quang Hưng, mẹ Trịnh Thị Hương và gia đình đã day tôi biết yêu thương, biết rung động trước nổi đau của người khác, cho tôi
có điều kiện trưởng thành tốt nhất, đặc biệt là luôn đặt niềm tin vào tôi cùng những lựa chọn cua tôi Từ điểm tựa đó, tôi xây dựng được lòng tự trong
Trang 5vững chắc dé đối mặt với các thử thách trên chặng đường minh đang di.
Cảm ơn Phạm Lê Ngọc Lan, người bạn đã lan tỏa đến tôi tình yêu với nghiên cứu khoa học, sẵn lòng hướng dan từng bước để tôi tiếp cận gan hơn với lĩnh vực đây thử thách này Cảm ơn Đoàn Bảo Yến, người bạn đã thay tôi ngắm nhìn thé giới, xác nhận những đánh giá của tôi về các triệu chứng bên ngoài ở thân chủ trong quá trình thực tập, cùng tôi tìm ra cách riêng để ứng dụng những kỹ thuật trị liệu lâm sàng, không ngừng kết nói tôi đến cơ hội làm nghề và cảm ơn Yến vì sự tự hào, tin tưởng bạn dành cho tôi Tôi trân trọng tat cả những người bạn xung quanh mình Chính những chia sẻ về cả thành công và thất bại từ họ giúp tôi góp nhặt thêm nhiễu bài học cho hành trang
của mình.
Lời cuối, tôi biết ơn cuộc đời này vì đã cho tôi được sống, được gặp những con người tử tế, được yêu thương để biết yêu thương, được đau khổ để biết trưởng thành và được làm công việc thúc đẩy hiện thực hóa sứ mệnh cua bản thân: Giúp mọi người sống cuộc đời họ muốn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2023
Học viên: Lê Hương Giang
Trang 6MỤC LỤC
1 Lý do chọn van đề nghiên Cứu 2-2 2 s+E+EE+*E££EE+EE+EE£EE+rxerxerxeree 4
2 Khách thé nghiên cứu ¿- 2-22 +E£+ESEE£EEEEEEEEEEEEEEE21121111 2121k 5
Soi (0408/13 0/2i80ai 001157 5
4 Phương pháp nghiên CỨU -G- 5 6 2+1 1E931 881191 E81 911 v1 ng ng rưy 5Chương 1: MỘT SO LÝ LUẬN VE ROI LOAN TRAM CẢM Ở NGƯỜI TRUONG THÀNH VÀ LIEU PHAP CHAP NHAN VA CAM KÉT 7
1.1 Điểm luận nghiên cứu - - 2-2 2 2 +E+SE+EE+EE£E£E£EESEEEEEEEErEerkrrkrrkee 7
1.1.1 Tông quan nghiên cứu về roi loạn trầm cam Ở người trưởng TAIN SG TH TH Tu HH TH TT Hư 7
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về tác dụng của liệu pháp chấp nhận và cam kết trong trị liệu rồi loan tram cảm ở người trưởng thành - 9 1.2 Lý luận về rồi loạn trầm cảm - ¿+ St +ESEEEESESESEEEEEEEEEEErkrrrrkrrsee 11
L210 Dinh 1Qhi eceecccecccesccescccssecsseesseceseceseeesseceseeseesseeessecseeseeeeseeesneeeaees 11
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán cesccsecssesssesssessesssessesssessssssessssssessssssecssssseesseess II 1.3 Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) 2-2 2 s+zs+zs+rszzse+ 12
1.3.1, Liệu pháp chấp nhận và cam kết được xây dựng dựa trên lí thuyết khung
0/1518, 2S SS ,Ô 12
1.3.2 Liệu pháp chấp nhận và cam kết là gì? -scseceecs+ 14 1.3.3 Quan điểm về tram cảm theo góc nhìn của liệu pháp chấp nhận và COM ĂẾT 5-5 S5 SE EEEEEEE1211211111111111111111.11.111E111.1111111 111.00 16 1.3.4 Phương pháp trị liệu của Liệu pháp chấp nhận và cam kết 20
1.4 Các phương pháp đánh giá - G1 3v re, 24
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài HIỆU - «5 5-s «+ £+sv+seexeeeeseerss 25 1.4.2 Phương pháp quan sát IGM SAN - c5 5555 £++++vs+ss++ 25 1.4.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng - - «<< ss+c+seexssexss 25
Trang 71.4.4.Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đời -cs+cs+ss+ 25 1.4.5 Phương pháp trắc nghiệm, thang dO - 2-52©cccs+csscsscez 26 Chương 2: CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ RÓI LOẠN TRÀM
CAM BANG LIEU PHAP CHAP NHAN VÀ CAM KÉT 28
2.1 Thông tin chung về thân chủ - 2© 22£+£+£x+£E+zEezxzxezrszred 28 2.2 Đánh B1á - - cv TH TH TH TT nh nh nh ch nh nh 28 2.2.1 MO td nh 28
2.2.2 Kết quả đánh Gid coeececceccescessesessessessessssesessessssseseesesssssessssessessessessees 35 2.2.3 Định hình trường hỢpD cá chư 39 2.3 Lập kế hoạch can thiỆp - 2 ¿+ E+SE+E£+E££E£EE+EE2EEZErEerkerxrreee 40 2.3.1 Xác định các mục tiêu AGU rd ¿se +e+e+t+t+E+EvEsEsEerrererees 40 2.3.2 Xác định các mục tiÊM qHá fTÌHH ĂằẶàĂSSSSSsseissserreses 41 " Mì va icốnnn 42
2.4.1 PRIGN Ï SG h KH TT nh nh nh nh nh nhe 42 Vu uUUUÚ 46
“mu nh 49
Pu 2n 51
Phu nh Phố 55
2.4.06 PHICI ng ổn ốốốố.ố Ầ 58
2.4.7 PPiÊH 7 SGK TH TT nh nh nh nh TH HH 62 2.4.6 PPhiÊH Ổ, HH HH KH HH ng TT TT nh nh TT HH 66 2.4.9, n an ố Ầ.Ầ.ẻồẦẦẻốaa - 69
2.4.10 PhiÊH Ï( SG tk TT nh nh nh nh nh ghe 72 2.5 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiỆp -z-s- 80 2.5.1 Tinh trạng hiện tại của thân CHủủ cằằs-css+seisseeseseeresee 80 2.5.2 Ké hoạch theo dõi sau can 7/112/85/ŨỒŨỒŨ 80 2.6 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp - 2 2 2 s+zx+zxezxzsez 80
Trang 82.6.1 Bàn luận về ca lâm sàng đã thực MIEN -s-c 55c <<<ss+scss+ 2.6.2 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp tri LIỆU - ‹« «<+<sx+<+ KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 2-52 sEeEeEEeEEerEerkrrrkerkee TÀI LIEU THAM KHÁO 2-52 +EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerkee
PHỤ LỤC
Trang 9PHẢN MỞ ĐẦU
1 Ly do chọn vấn đề nghiên cứu
“Không có sức khỏe tâm than là không có sức khỏe ( indeed, there is nohealth without mental health)” là thông điệp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đãđưa ra vào Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2021, cho thấy tầm quan trọng củaviệc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tác động của nó đến sức khỏe nói riêng vànhiều mặt cuộc sông nói chung
Được gọi là “bệnh cảm lạnh thông thường” của rỗi loạn tâm thần (RLTT),
tram cảm là một rối loạn phé biến và có xu hướng gia tăng [37] Ước tính, cứ 100người thì có 3 người mắc rối loạn tram cảm (RLTC) [38] Sau khi đại dịch Covid-
19 xảy ra thì con số này tăng theo cấp số nhân Chỉ tính riêng trong năm 2020, tỉ lệ
người mắc RLTC đã tăng tới 27,6% trên toàn cầu so với trước đó [46] Nghiên cứu
này không nhằm mục đích so sánh tác động của đại dịch đến RLTC, tuy nhiên nó làbức tranh chung của cả thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây
Khác với những nghiên cứu thống kê toàn diện về RLTC ở các nước pháttriển, Việt Nam chưa có nghiên cứu với mẫu đủ lớn để khái quát tỉ lệ dân số mắc
RLTC Thay vào đó, các nghiên cứu tập trung vào một ngành nghề, độ tuổi, khu
vực địa lí được thực hiện Các nghiên cứu như vậy đều củng cô cho nhận định tramcảm là RLTT phổ biến [14] [34] [35] [36] Trên bảng xếp hạng gánh nặng bệnhtật toàn cầu (GBD) năm 2021, RLTC đứng vi trí thứ 2 [28] thể hiện tác động tiêucực của nó đến sức khỏe, các mối quan hệ, kinh tẾ, không chỉ của cá nhân mà còn
đối với gia đình và toàn xã hội
Thực trạng nay đòi hỏi những hành động cụ thé nhằm giảm tỉ lệ người cóRLTC thông qua trị liệu tâm lý Một số liệu pháp đã được áp dụng và mang lại hiệu
quả như sử dụng thuốc, can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp giữa nhiều
phương pháp [44] Trong nghiên cứu này, liệu pháp chấp nhận và cam kết(Acceptance and Commitment Therapy - ACT) được lựa chọn để trị liệu một trường
hợp có RLTC ACT là đại diện tiêu biểu cho làn sóng thứ ba trong trị liệu hành vi
ACT tập trung vào thay đổi chức năng của trải nghiệm riêng tư bằng cách xây dựng
Trang 10ngữ cảnh [26] chứ không tập trung vào thay đổi nội dung, tần suất, hình thức củanhận thức hay hành vi có vấn đề như các liệu pháp thuộc hai làn sóng trước Mục
tiêu tong thé của ACT là tăng cường sự linh hoạt về tâm lý, đó là khả năng chú tâm
đến những trải nghiệm trong thời điểm hiện tại theo cách chấp nhận và không phánxét, đồng thời cư xử nhất quán với các giá trị của chính mình ngay cả khi suy nghĩ
và cảm xúc của bản thân phản đối việc thực hiện hành động có giá trị [32] Cácnghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả của ACT đối với trị liệu RLTC, khôngchỉ ngay sau phiên tri liệu mà còn kéo dài thời gian đến 03-06 tháng sau [21], [23].Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của ACT đối với trị liệu RLTC,
vì vậy việc có một nghiên cứu thực hành là cần thiết dé góp phần củng có lí thuyết
và có thêm gợi ý cho tri liệu lâm sang.
2 Khách thể nghiên cứu
Một trường hợp người trưởng thành có RLTC.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- _ Xây dựng co sở lí luận dé làm rõ các khái niệm về RLTC và ACT, lí luận và
điểm luận nghiên cứu về RLTC ở người trưởng thành và ứng dụng trị liệuACT đối với người trưởng thành trên thế giới và tại Việt Nam; Trình bàynguồn sốc ra đời, quan điểm trị liệu, phương thức trị liệu RLTC của ACT
- Đánh giá một trường hợp người trưởng thành có triệu chứng RLTC thông
qua DSM-V, thang đo tram cảm Beck, thang đo mức độ chấp nhận AAQ-H,
thang đo mức độ chánh niệm FFMQ-V cùng các kỹ năng, kỹ thuật lâm sàng.
- Dinh hình trường hợp theo 6 quá trình cốt lõi của ACT, xác định mục tiêu
đầu ra và mục tiêu quá trình, lập kế hoạch và ứng dụng ACT vào can thiệp
trường hợp này.
- _ Đánh giá hiệu quả sau can thiệp, từ đó lập kế hoạch theo dõi sau can thiệp và
đưa ra các khuyến nghị
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu: Được áp dụng dé thu thập thông tin các
nghiên cứu về RLTC, mô tả liệu pháp ACT và hiệu quả của liệu pháp này
đôi với tri liệu tram cảm.
Trang 11Phương pháp quan sát lâm sang: Được áp dụng dé thu thập thông tin quangôn ngữ và biểu hiện phi ngôn ngữ của TC, hỗ trợ đánh giá và can thiệp
trước, trong và sau quá trình trị liệu.
Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: Được áp dung dé xây dựng mối quan hệ
trị liệu tích cực giữa nhà tâm lý (NTL) và TC, hỗ trợ chân đoán, kết hợp với
các kỹ thuật bài tập/ an dụ của ACT trong quá trình trị liệu
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đời: Được áp dụng để có bức tranhchung về nhân cách, quá trình phát triển, những biến cố, các yếu tố củng cố
và duy trì vấn đề, yếu tố xoa dịu, các nguồn lực hỗ trợ, đối với TC Đồng
thời cho thấy mức độ đồng nhất của TC với câu chuyện cuộc đời
Phương pháp trắc nghiệm/ thang đo: Được áp dụng nhằm thu thập đánh giá định
lượng vê mức độ tram cam và các quá trình cot lõi của ACT ở TC.
Trang 12Chương 1:
MOT SO LÝ LUẬN VE ROI LOAN TRAM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG
THÀNH VÀ LIỆU PHÁP CHÁP NHẬN VÀ CAM KÉT
1.1 Điểm luận nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn tram cam ở người trưởng thành
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) cho thấy RLTC đang gây
ra những suy giảm, thiệt hại về mặt sức khỏe và đang có xu hướng gia tăng Nếunăm 1990, RLTC đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng gánh nặng bệnh tật toàn cầu thì tới
năm 2019 nó đã leo lên vị trí thứ 2 [28] Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu từ năm 2013
đến năm 2016 về tỉ lệ người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên mắc RLTC trong 2 tuầncho kết quả là 8,1% dân số Tỉ lệ nữ giới mắc trầm cảm cao gần gấp đôi nam giới(1,4%; 5,5%) và không có sự khác nhau về mặt thống kê giữa các nhóm tuổi Đángchú ý, tỉ lệ người gốc Á (không phải gốc Tây Ban Nha) mắc RLTC thấp nhất so vớicác chủng tộc khác tại Hoa Kỳ như tỉ lệ người trưởng thành gốc Tây Ban Nha mắcRLTC là 8,2%, người da trắng (không phải gốc Tây Ban Nha) là 7,9%, tỉ lệ này lên
tới 9,2% đối với người da đen (không phải gốc Tây Ban Nha), trong khi tỉ lệ đối với
người gốc Á (không phải gốc Tây Ban Nha) chỉ có 3,1% [11] Còn tại Trung Quốc,một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy tỉ lệ người mắc trầm cảm trong 12 tháng ởBắc Kinh là 2,5% và ở Thượng Hải là 1,7% RƯTC gây ra tàn tật, tử vong và đaukhổ nghiêm trọng cho cả người mắc và gia đình của họ Nghiên cứu này nhắn mạnhđến thiệt hại kinh tế ma Trung Quốc phải chi trả cho trầm cảm, ước tính tông chi
phí vào khoảng 51,370 triệu Nhân Dân Tệ, tương đương 6,264 USD [27] Việt Nam
đến nay chưa có nghiên cứu với mẫu đủ lớn dé khái quát tỉ lệ din số mắc tram cảm
trên toàn quốc Thay vào đó, các nghiên cứu lát cắt được thực hiện như tập trungvào một ngành nghề, độ tuổi, khu vực địa lí cụ thể Vào năm 2019, một nghiên cứu
về tỉ lệ sinh viên y khoa mắc tram cảm được công bố là khoảng 15,2% và có mốitương quan với một số yếu tô phô biến như nhận thức về gánh nặng tài chính, khônghoạt động thể chất, là sinh viên cuối cấp, nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của ca đêm,
không có động cơ tự quyết [36] Nghiên cứu khác thực hiện từ tháng 5 đến tháng 9
Trang 13năm 2015 ở một bệnh viện tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ y tá có căng thăng, lo âu, trầm
cảm lần lượt là 18,5%, 39,8%, 13,2% 45,3% người tham gia nghiên cứu báo cáo
rằng mình có ít nhất một triệu chứng RLTT [35] Sự phổ biến của RLTC còn đượcthể hiện trong các nghiên cứu dịch tễ Một nghiên cứu lấy mẫu ngẫu nhiên 299người cao tuôi tại Hà Nội cho ra kết quả 66,9% mắc RLTC với 32,8% trầm cảmnhẹ, 33,4% trầm cảm trung bình, 3,7% trầm cảm nặng Nghiên cứu này chỉ ra rằng
tuổi và số lần uống thuốc có mối tương quan thuận với RLTC, trong khi số hoạtđộng thé chất và ba lĩnh vực chất lượng cuộc sông (sức khỏe thê chất, sức khỏe tinh
thần, sức khỏe xã hội) lại có mối tương quan nghịch với RLTC [14] Kết quả nàychỉ ra rằng những cá nhân có mức độ mắc trầm cảm càng cao thì độ tuôi và sốlần uống thuốc cảng lớn, tuy nhiên, hoạt động thé chất và sức khỏe thé chất, tinh
thần và xã hội lại giảm sút Nghiên cứu tương tự được thực hiện với nhóm ngườicao tuổi thuộc dân tộc thiêu số sống tại Tây Nguyên, lấy mẫu ngẫu nhiên là 110
người, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 cho thấy 8,2% mắc RLTC [34] Cácnghiên cứu trên đều củng cố cho nhận định trầm cảm là RLTT phổ biến trên thế
giới và ở Việt Nam.
Năm 2020, dai dich Covid-19 né ra đã khiến tỉ lệ người mắc tram cảm tăng
mạnh Trước đại dịch, một nghiên cứu được thực hiện trên 204 quốc gia ước tính cókhoảng 193 triệu người mắc RLTC, tức là cứ 100 người thì có 3 người mắc trầmcảm [38] Chỉ tính riêng năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới công bố trong báo cáokhoa học của mình về tỉ lệ người mắc trầm cảm trên toàn cầu đã tăng tới 27,6% so
với trước đó [46] Nghiên cứu này không nhằm chỉ ra mối tương quan giữa tác độngcủa đại dịch đến sức khỏe tâm thần, tuy nhiên, đây là bối cảnh xã hội chung của cả
thé giới, bao gồm Việt Nam, trong những năm gan đây Điều đáng chú ý là mặc dù
có một số tiễn bộ nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của Việt Nam vẫnchưa hoàn thiện, thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn và những bệnh nhânthuộc nhóm loạn thần Bệnh viện tâm thần và trung tâm an sinh xã hội cung cấp sự
chăm sóc chuyên nghiệp cho bệnh nhân có RLTT, nhưng sau đó bệnh nhân không
thé song độc lập trong xã hội vi ho không có thời gian phục hồi thích hợp, thiếu sự hỗ
Trang 14trợ từ các thành viên trong gia đình và các mạng lưới xã hội khác, hoặc không nơi
nương tựa Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt và chất lượng
kém của các nguồn lực chuyên môn về sức khỏe tâm thần [35] Vì vậy, việc hình thành
hệ thông hoàn thiện cùng các nghiên cứu lí thuyết và kết quả thực hành là cần thiết dégóp phần vào phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Tóm lại, trong hàng chục năm qua, tram cảm là RLTT phổ biến không chỉtrên thế giới mà còn ở Việt Nam Đặc biệt, sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra, sốngười mắc RLTC đã tăng mạnh Nó trở thành gánh nặng bệnh tật của mỗi quốc gia,
có thể mang tới tàn tật, đau khổ lâu dài và thiệt hại kinh tế cho cả người mắc, giađình của họ và xã hội Do đó, việc ứng dụng các liệu pháp tâm lý vào trị liệu tram
cảm là cần thiết, giữ vi trí quan trong
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về tác dung của liệu pháp chấp nhận và camkết trong trị liệu rối loạn tram cảm ở người trưởng thành
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một số liệu pháp đã được áp dụng và mang lạihiệu quả trong việc giảm triệu chứng của RLTC như sử dụng thuốc, can thiệp băngcác liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp giữa nhiều phương pháp [44] Thuốc chống trầm
cảm được đánh giá là một phương pháp hiệu quả nhưng nhược điểm là đi kèm với
tác dụng phụ Một số nghiên cứu cho răng liệu pháp tâm lý như liệu pháp nhận thứchành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) an toàn hơn thuốc và có hiệu quảtương đương [6] Một liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu RLTC, kết hợp
với CBT là kích hoạt hành vi (Behavioral Activation - BA) cũng mang lại tác dung
đáng ké trong việc dập tắt hành vi không thích ứng và thúc day hành vi hữu ích
Cuối thế ki XX-đầu thé ki XIX, làn sóng thứ 3 trong trị liệu hành vi xuất hiện,
không còn tập trung vào thay đổi nội dung/ tần suất/ hình thức của hành vi hay nhậnthức có van dé cụ thê như các liệu pháp thuộc hai làn sóng trước đó (CBT, BA, ),
mà tập trung vào thay đổi chức năng của trải nghiệm riêng tư bằng cách xây dựngngữ cảnh [26] Một đại diện tiêu biểu của làn sóng thứ ba là liệu pháp chấp nhận và
cam kết (ACT) Mục tiêu tổng thé của ACT là tăng cường sự linh hoạt về tâm lý, đó
là khả năng chú tâm đến những trải nghiệm trong thời điểm hiện tại theo cách chấp
Trang 15nhận và không phán xét, đồng thời cư xử nhất quán với các giá trị của chính mình
ngay cả khi suy nghĩ và cảm xúc của bản thân phản đối việc thực hiện hành động có
giá trị [32] Sự linh hoạt về tâm lý thé hiện nhiều khả năng của con người [30] và cóthể được coi là yếu tố bảo vệ chống lại các rối loạn sức khỏe tâm thần thườnggap[12] Một số nghiên cứu đã chỉ ra kết quả tích cực của việc can thiệp bang liệupháp chấp nhận và cam kết giúp giảm các triệu chứng của RLTC Kết quả nghiêncứu cho thấy ACT có hiệu quả lâu dài với RLTC, rỗi loạn lo âu, RLTT, dau mạntính, căng thắng trong công việc, kì thị và kiệt sức [23] Tổng quan 21 tài liệu chothấy ACT không chỉ có hiệu quả ngay sau trị liệu mà còn kéo dài sau đó [21] Mộtnghiên cứu phân tích tổng hợp 18 nghiên cứu trên thế giới, lấy dữ liệu từ tháng Inăm 2010 đến tháng 8 năm 2018 với 1088 người tham gia cũng cho kết quả tương
tự [6] Nghiên cứu này còn phân tích tac động của ACT với RLTC theo từng độ tuôi
và mức độ trầm cảm Các số liệu cho thấy ACT có mối tương quan với giảm triệu
chứng tram cảm ở nhóm người trưởng thành và nhóm RLTC nhẹ Các nghiên cứutrước năm 2010 cũng chỉ ra kết quả tích cực của can thiệp băng ACT với ngườitrưởng thành riêng lẻ va trong các cơ sở nhóm có RLTC [51] Một sỐ nghiên cứu
đối chứng nhằm so sánh hiệu quả giữa các liệu pháp đã được thực hiện ACT có tác
dụng lâu dài đối với RLTC so với CBT [50] và ACT đồng thời mang lại hiệu quả
trong việc giảm né tránh trải nghiệm so với BA [15].
Ngược lại với sự đa dạng trong nghiên cứu về kết quả của liệu pháp chấpnhận và cam kết đối với trị liệu RLTC trên thế giới và ở các nước phát triển nhưHoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Quốc, Việt Nam không có nghiên cứu nào được công
bố về nội dung này Thay vào đó, quá trình chấp nhận được tách riêng để nghiêncứu về mỗi tương quan giữa nó và RLTC Vào năm 2021, Nguyễn Thị Minh Hang
và cộng sự đã công bố nghiên cứu về ảnh hưởng của chấp nhận đến RLTC, lo âu và
stress với mẫu 1483 người Kết quả cho thấy, chấp nhận có mối tương quan nghịch
ở mức khá với RLTC, riêng với ba nhóm nghề nghiệp là y bác sĩ, doanh nhân, quân
nhân thì môi tương quan ở mức cao [2] Vì vậy, việc thực hiện thêm các nghiên cứu
10
Trang 16về tác dụng của ACT đối với trị liệu RLTC là cần thiết, góp thêm gợi ý cho trị liệu
lâm sàng tại Việt Nam.
Tóm lại, liệu pháp chấp nhận và cam kết đã được chứng minh là có hiệu quảvới trị liệu RLTC Một số nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả lâu đài hơn các liệu
pháp ra đời trước đó như CBT, BA Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được
công bố về tác dụng của ACT đối với can thiệp RLTC Các nghiên cứu tách riêngquá trình chấp nhận chứng minh rằng nó có hiệu quả trong trị liệu trầm cảm
1.2 Lý luận về rối loan tram cảm
1.2.1 Định nghĩa
Theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, tram cảm được định nghĩa là một dạngrối loạn tâm lý, đặc trưng bởi tâm trạng buồn bã, trong rong hoặc cau kinh (dễ bịkích động), kèm theo những thay đổi về thần kinh và nhận thức ảnh hưởng đáng kéđến khả năng hoạt động của cá nhân [4] Người mac RLTC có các đặc điểm lâmsàng được tự báo cáo hoặc qua sự quan sát của người xung quanh, điển hình nhất làkhí sắc trầm buồn, mat năng lượng, mat hứng thú Bên cạnh đó người mắc RLTC cóthé có một số triệu chứng như Rối loạn giấc ngủ, tăng hoặc giảm kg đáng kề (không
do ăn kiêng), tâm thần vận động chậm chạp, giảm khả năng tập trung và đưa ra
quyết định, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý định hoặc hành vi tự sát.
1.2.2 Tiêu chuẩn chan đoán
Theo Số tay chan đoán và thống kê về rối loan tâm than, tái bản lần thứ 5(2013) của hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM-V), RLTC chủ yếu với mã bệnh F32gồm các tiêu chí chân đoán dưới đây:
A Năm (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây đã xuất hiện trong cùng khoảng
thời gian 2 tuân và chức năng thé hiện sự thay đổi so với trước đó: ít nhất một
trong số các triệu chứng là (1) tâm trạng chán nản hoặc (2) mat hung thú hoặc
khoái cảm.
1 Tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày, gần như mỗi ngày
2 Giảm sút rõ ràng sự hứng thú hoặc các sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả cáchoạt động, trong phan lớn thời gian của ngày, hầu như hang ngày
3 Giảm cân đáng ké khi không ăn kiêng hoặc tăng cân, hoặc giảm hoặc tăng sự
11
Trang 17thèm ăn gần như mỗi ngày.
4 Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều gần như mỗi ngày
5 Tâm thần vận động chậm chạp gần như mỗi ngày
6 Mệt mỏi hoặc mắt năng lượng gần như mỗi ngày
7 Cảm giác vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp (có thê làhoang tưởng) gần như mỗi ngày
8 Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc thiếu quyết đoán gần như mỗi ngày
giác hoặc phổ phân liệt biệt định và không biệt định khác và nhóm bệnh loạn than.
E Chua bao giờ có giai đoạn hưng cam hoặc hưng cảm nhẹ.
1.3 Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT)
ACT là một đại diện của làn sóng thứ 3 trong trị liệu hành vi Điểm khác biệt giữa
các liệu pháp thuộc làn sóng này so với hai làn sóng trước đó là chúng tập trung vào
thay đổi bậc hai (second order change) — chức năng của nhận thức, cảm xúc, kí ức,hoặc cảm giác có van dé, thay vì tập trung vào thay đổi bậc một (first order change)
— nội dung, hình thức, tần suất của trải nghiệm riêng tư (private experiences) [3] [8]Điểm đặc biệt khác của ACT là một mô hình linh hoạt, nơi các nhà thực hành tâm
lý có thé tự do sáng tạo, thay đổi cho phù hợp với sự da dạng trong vấn dé và nhu
12
Trang 18nhận thức của con người, đồng thời cho phép chúng ta học hỏi mà không cần trải
nghiệm trực tiếp [7] Ví dụ, một chú tỉnh tinh thông minh hàng đầu sau khi đượcngười huấn luyện chỉ vào bức tranh có hình con chó, đồng thời nói “gâu gâu” thì lần
tới khi người hướng dẫn chỉ vào hình này con tinh tinh sẽ nói “gâu gâu” Tuy nhiên
ở lần thứ hai, nếu người hướng dẫn chỉ nói “gâu gâu”, con tỉnh tỉnh sẽ không thể chỉvào bức tranh, trong khi một em bé khoảng 16 tháng tuổi có thể làm được Điều đócho thấy, trong tâm trí trẻ đã tự động hình thành mối liên hệ hai chiều giữa hình ảnh
con chó và tiếng kêu “gâu gâu” Sau này, khi trẻ học từ “động vật”, trẻ sẽ tiếp tục
đặt mối liên hệ bao hàm giữa từ “con chó” và từ mới Cứ như vậy, một mạng lướicác mối liên hệ qua lại chăng chịt được hình thành mà khi một biểu tượng được gợi
lên, nó sẽ liên hệ tùy tiện tới rất nhiều biểu tượng khác Từ đó cho thấy, khả năng
suy nghĩ, liên hệ này đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của loài người khi nó
cho phép con người phân tích có ý thức về môi trường của mình và sáng tạo, nhưng
cũng chính khả năng nảy tạo ra sự đau khổ cho con người Ví dụ, một cô gái leo lênđỉnh núi và cảm thấy hạnh phúc khi ngắm hoàng hôn đang buông xuống Nhưngngay lập tức “hoàng hôn” lại gợi nhắc về mối quan hệ yêu đương đã tan vỡ của cô
ấy cũng vào một chiều hoàng hôn Vậy là cô ấy cảm thay đau khô trong tình huống
vốn đĩ đang mang lại hạnh phúc cho mình
Có nhiều kiểu khung quan hệ, dưới đây là 5 nhóm cơ bản nhất [22]:
1) Khung Phối hợp (chang hạn như “giống như”, “tương tự”, hoặc “như thể”)2) Khung Thời gian và Nhân quả (chúng bao gồm “trước và sau”, “néu/thi”,
“nguyên nhân của”, “thuộc về”, v.v.)3) Khung So sánh và Đánh giá (một nhóm các mối liên hệ như “tốt hơn”, “to
hơn”, “nhanh hơn”, “đẹp hơn”, v.v.)
4) Khung Chỉ thị (chúng là những khung tham chiếu đến góc độ của một
người nói, như “T6i/ban” hoặc “ở đây/ở đó”)
5) Khung Không gian (như “gần/xa”)Dựa trên RFT, ACT hình thành các kỹ thuật, bài tập, ẩn dụ hướng TC đến
tập trung vào thời điểm hiện tại, chấp nhận những trải nghiệm riêng tư không mong
13
Trang 19đợi và cam kết hành động theo giá tri thay vì né tránh, hoặc bi cuốn vào cuộc chiến
với chúng.
1.3.2 Liệu pháp chấp nhận và cam kết là gì?
Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) được phát âm giống từ “hành động”trong tiếng Anh, thay vì phát âm từng chữ cái “A-C-T” [25] ACT là một phươngpháp can thiệp theo ngữ cảnh chức năng dựa trên Lý thuyết khung quan hệ, coi sựđau khổ của con người bắt nguồn từ sự thiếu linh hoạt về tâm lý được thúc đây bởi
Sự đồng nhất nhận thức và né tránh trải nghiệm Trong bối cảnh của một mối quan
hệ trị liệu, ACT mang đến các tình huống trực tiếp và các quá trình gián tiếp bănglời nói dé tạo ra sự linh hoạt tâm lý lớn hơn dựa trên trải nghiệm thông qua sự chấpnhận, phân tách, thiết lập nhận thức siêu việt về cái Tôi, hiện diện, các giá trị và xâydựng các mô hình mở rộng của hành động đã cam kết được liên kết với các giá trị
đó Nói một cách đơn giản, ACT là một tập hợp các quy trình cốt lõi nhằm cải thiện
tính linh hoạt tâm lý [23].
+ Linh hoạt tâm lý và 6 quá trình cốt lõi của nó
Tính linh hoạt tâm ly (psychological flexibility) được định nghĩa là “khả
năng hiện diện ở thời điểm hiện tại với nhận thức đầy đủ và cởi mở với trải nghiệmcủa chúng ta và thực hiện hành động được hướng dẫn bởi các giá trị của chúng ta”[19] Sự linh hoạt về tâm lý thé hiện nhiều kha năng của con người [30] và có thểđược coi là yếu tố bảo vệ chồng lại các rỗi loạn sức khỏe tâm thần thường gặp [12]
Chấp nhận và cam kết là hai quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc day sựlinh hoạt về tâm lý và bao gồm 6 quá trình tích cực thứ cấp : chấp nhận
(acceptance), phân tách (defusion), cái Tôi là bối cảnh (self as context), kết nỗi với
thời điểm hiện tại (contact with the present moment), giá tri (values), cam két hanhđộng theo giá tri (committed action) [16] Trong đó, bốn yếu tổ - chap nhận, phântách, cái Tôi là bối cảnh và liên hệ với thời điểm hiện tại - tạo thành quá trình chánhniệm va chấp nhận Còn bốn yếu tố - cái Tôi là bối cảnh, liên hệ với thời điểm hiện
tại, các giá tri và cam kết hành động - tạo thành các quá trình cam kết và thay đôi
hành vi [6].
14
Trang 201) Chấp nhận là sự sẵn lòng chủ động lựa chọn trải nghiệm những sự kiệntâm lý không mong muốn mà không cố gắng kiêm soát chúng.
2) Phân tách là nhận thức các trải nghiệm riêng tư theo bản chất của nó (suynghĩ là suy nghĩ, cảm xúc là cảm xúc, kí ức là kí ức, ) mà không bị dính mắc vào
các đánh giá và đóng khung quan hệ.
3) Cái Tôi là bối cảnh, một nhận thức siêu việt về cái Tôi, coi cái Tôi như bối
cảnh mà trong đó các trải nghiệm riêng tư (suy nghĩ, cảm xúc, kí ức, cảm giác cơ
thể) xảy ra Coi cái Tôi là bối cảnh cho phép con người nhận thức một cái Tôi liên
tục về các sự kiện và trải nghiệm bằng cách quan sát, gọi tên và mô tả những gì
đang diễn ra ở đây bây giờ mà không kèm theo đánh giá, hay phán xét quá mức.
4) Kết nối với thời điểm hiện tại, hay hiểu rộng hơn là chánh niệm là sự chútâm có mục đích vào thời điểm hiện tại mà không phán xét
5) Giá tri là các phẩm chất cá nhân lựa chọn, thể hiện mong đợi của họ trong
cuộc sống (10 miền giá tri cơ bản: hôn nhân/ vợ chồng/ mối quan hệ thân mật, nuôi
dạy con cái, quan hệ gia đình (ngoài quan hệ thân mật và nuôi dạy con cai), tinh bạn/ quan hệ xã hội, sự nghiệp/công việc, giáo dục/ đào tạo/ tăng trưởng và phát
triển cá nhân, hoạt động giải trí / thời gian thư giãn, tâm linh, Quyền công dân, sứckhỏe / thể chất tốt), làm cơ sở thiết lập mục tiêu và lựa chọn hành động phù hợp
6) Hành động cam kết là những hành động cá nhân lựa chọn và thực hiệnnhăm đạt được các mục tiêu hướng tới giá tri của mình Những hành động đượcnhấn mạnh là cam kết thực hiện nhằm mục đích đa dạng hóa trải nghiệm của cánhân thay vì dé thành công, tiếp đó cam kết hành động sẽ được mở rộng ra các lĩnh
vực khác của 10 miền giá trị
Tóm lại, có 6 quy trình cốt lõi thúc đây sự linh hoạt tâm lý Trong đó, việcxác định giá trị, lựa chọn mục tiêu phù hợp và cam kết hành động một cách đa dạngtheo giá trị đó giữ vị trí quan trọng Lưu ý rằng, ACT không nhắm mục đích thayđổi hành động kém thích ứng hay tái cấu trúc nhận thức mà hành vi được coi là sựliên kết giữa các giá trị và các quy trình hành động đã cam kết Xây dựng kế hoạch
va câu trúc băng ngôn ngữ đóng vai trò di chuyên hành vi tìm kiêm mục tiêu theo
15
Trang 21định hướng có giá tri nay.
1.3.3 Quan điểm về trầm cảm theo góc nhìn của liệu pháp chấp nhận vàcam kết
ACT cho rang, sự thiếu linh hoạt của tâm lý (psychological inflexibility) lànguyên nhân cốt lõi dẫn đến các vấn đề bệnh lý tâm thần [48] Có 6 quá trình gây rarối loạn đối lập với 6 quá trình cốt lõi tương ứng, bao gồm: né tránh trải nghiệm(experiential avoidance), đồng nhất (fusion), cái Tôi cứng nhắc (attachment to a
damaged conceptualized Self), nghiền ngẫm (rumination), giá trị bản thân không rõ
ràng và hành vi thụ động hoặc không hanh động (the behavioral passivity and/or
inactivity).
1) Né tránh trải nghiệm là hệ qua do sự đồng nhất kích hoạt mối liên hệ tự dotrong khung quan hệ khiến trải nghiệm thực tế bị đóng khung trong trải nghiệm quá
khứ (thường là đau khổ) Cá nhân tránh trải nghiệm như một cách tránh khơi lại nỗi
đau Tránh trải nghiệm cản trở sự linh hoạt tâm lý, làm mắt thời gian và năng lượngvốn di dùng dé xây dựng cuộc sống có giá trị Nó tạo ra nỗi đau thiếu văng- tức làđau khổ đến từ sự không thành công trong nỗ lực kiểm soát những trải nghiệm tâm
lý không mong muốn
2) Đồng nhất dé cập tới việc cá nhân đã có sẵn những đánh giá, những mốiliên hệ trong khung quan hệ của mình và khi tình huống mới xuất hiện con ngườidùng những gì có sẵn để trải nghiệm tình huống đó thay vì nhận thức, trảinghiệm và đáp ứng như tình huống mới vốn là Mức độ đồng nhất sâu hơn suynghĩ là đồng nhất với câu chuyện cuộc đời Nó được xây dựng từ những khung
quan hệ mô tả thực kết hợp với khung quan hệ đan xen Các sự kiện được liên hệ
với nhau, từ lịch sử tâm lý trong quá khứ đến kinh nghiệm hiện tại và Cái Tôicứng nhắc) Theo thời gian, các biểu tượng tiếp tục được củng cô vào mạng lướicủa câu chuyện này, khiến nó trở nên vững chắc và hạn chế sự cởi mở trải
nghiệm cái mới của con người.
3) Cái Tôi cứng nhắc được hình thành và duy trì thông qua ngôn ngữ Trong
trường hợp tram cam, tình huông cá nhân đông nhat cái Tôi với các đánh giá tiêu
16
Trang 22cực về bản thân là phố biến và chúng được bảo vệ vững chắc.
4) Nghiền ngẫm là quá trình sống đồng nhất nhận thức với quá khứ hoặctương lai bằng cấu trúc ngôn ngữ thay vì hoạt động tâm lý ở đây, bây giờ Conngười thường nghiền ngẫm lặp đi lặp lại về những vi phạm từng vấp, những cơ hội
bị bỏ lỡ, hay những thiếu sót của mình, Sự nghiền ngẫm dễ bị lầm tưởng thànhtìm cách giải quyết vấn đề Trên thực tế nó làm thu hẹp sự linh hoạt tâm lý và khôngtương thích với thời điểm hiện tại Vấn đề không thể được giải quyết bởi vấn đề đó
đã thuộc về quá khứ hoặc chưa xảy ra
5) Giá trị trong ACT được coi là ngọn hải đăng cho cuộc sống, dé từ đó định
hướng cuộc sông, thiết lập mục tiêu và hành động nhằm hướng tới giá trị ấy Trong
trường hợp giá trị không rõ ràng (chưa xác định được giá trị, lựa chọn giá trị không
phù hợp, từ bỏ việc theo đuổi giá trị ) sẽ khiến con người mat định hướng và tácđộng tiêu cực đến các quá trình cốt lõi khác
6) Hành vi thụ động hoặc không hành động là biểu hiện của không cam kếthành động Các giá trị và các mục tiêu tương ứng chỉ có thê đạt được nếu con ngườicam kết hành động
* Rối loạn tâm lý có thể đến từ một hoặc là sự kết hợp của một vài quátrình đối lập Nhưng trước tiên, cần hiểu rõ ACT nhìn nhận bản chất của đau khổnhư thế nào
Theo RFT, con người đau khổ vì con người là động vật có ngôn ngữ Ngônngữ mã hóa mọi sự vật, hiện tượng và đặt chúng vào khung quan hệ chang chit Khimột biểu tượng ngẫu nhiên xuất hiện, con người có xu hướng gọi tên, đánh giá rồi
ngay lập tức các biểu tượng khác trong mối liên hệ tùy tiện với nó bị gợi lên, dẫn tới
các phản ứng Theo cách này, con người kế thừa trí tuệ nhân loại, xây dựng thế giớiloài người Cũng theo cách nay, con người mang lại đau khô cho mình bởi khungquan hệ không cho phép coi sự vật, hiện tượng như nó vốn là Thay vào đó, biểutượng bat kì gợi ra kí ức bat kì, hoặc tưởng tượng viễn cảnh tương lai chưa tới làm
cho hầu hết con người có xu hướng không sống ở hiện tại mà sống nhiều trong quákhứ-hồi tưởng băng lời và tương lai-tưởng tượng bằng lời Kỹ năng ngôn ngữ - thứ
17
Trang 23tao ra đau khổ đồng thời mang đến nhiều lợi ích, đóng vai trò trung tâm trong chứcnăng hoạt động sống hang ngày Con người không thé thiếu ngôn ngữ nói lên rang
khổ đau vốn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống loài người [22]
Tuy nhiên, không phải khổ đau nào cũng dẫn tới RLTT ACT cho rằng, mọivẫn đề mang lại hai nguồn nỗi đau: nỗi đau hiện diện (The pain of presence), noiđau thiếu vắng (The pain of absence) Không phải mọi mục tiêu hướng tới cuộcsông đầy đủ, quan trọng và gắn bó đều có thé đạt được, ngay cả khi thành công màmục tiêu hay hành động không liên hệ chặt chẽ với các giá trị thì đau khổ cũng xuấthiện như điều tất yếu, tự nhiên và có phần lành mạnh với tâm lý người Nó được gọi
là nỗi đau hiện diện Ví dụ, một cô gái đã quên từ khóa quan trọng trong bài diễn
thuyết trước toàn trường khiến cô ấy cảm thấy xấu hồ Sự né tránh trải nghiệm nỗiđau hiện diện, nỗ lực kiểm soát chúng và các biểu tượng trong mối liên hệ vớichúng sẽ tạo ra nỗi đau thiếu vắng — đau khổ do không được sống cuộc đời mình
muốn Cách phản ứng này không chỉ không giúp giảm đau khổ mà còn khiến đaukhổ càng sâu rộng hơn như người lữ hành vô tình rơi vào vùng cát lún, càng cốgắng vùng vẫy thì lún càng sâu Theo vòng xoáy của quy trình khép kín, nỗi đauthiếu vắng ngày càng nghiêm trọng, tạo ra các rối loạn tâm lý Ví dụ, cô gái muốnmình trở nên nổi bật trước đám đông nhưng sợ cảm giác xấu hồ giống lần thuyếttrình thất bại trước lặp lại nên cô ấy tránh tới chỗ đông người, nhưng càng tránh chỗđông người thì nỗi sợ lại càng lớn, cứ như vậy lặp đi lặp lại [22].
+ Có nhiều cơ chế tâm lý dẫn tới trầm cảm
Trong cuốn “ACT cho tram cảm: Hướng dan của bác sĩ lâm sàng về việc sửdụng liệu pháp chấp nhận và cam kết trong điều trị tram cảm”, NTL Robert D.Zettle cho rằng con đường chính dẫn tới tram cảm là do nghiền ngẫm — nghiềnngẫm về cách giải quyết những van dé vốn không thể giải quyết vi chúng đã xảy rarồi Sự nghiền ngẫm đưa nỗi đau hiện diện thành RLTC Sự nghiền ngẫm giữ vai tròtrung tâm trong việc khởi phát, làm tram trọng và duy trì RLTC Thông qua ngôn
ngữ, sự nghiền ngẫm cố gắng trả lời các câu hỏi cá nhân tự đặt ra về ý nghĩa,
nguyên nhân và hậu quả của trâm cảm Cụ thê, sự nghiên ngâm gôm hai thành
18
Trang 24phan: Thành phan thứ nhất tập trung vào trải nghiệm tâm lý về cái Tôi cứng nhắc;thành phần thứ hai phân tích, đánh giá, phê bình thành phần thứ nhất Hệ quả củanghiền ngẫm là gia tăng tự trách, tự phê bình và các hình thức tự đánh giá tiêu cựckhác Do đồng nhất nhận thức mà khung quan hệ mang tính đánh giá được phản hồinhư thể khung quan hệ mang tính mô tả bản chất Ví dụ, tôi đánh giá rằng tôi vôdụng thì sự thật là tôi vô dụng Đồng thời nội dung cuộc sống là cái Tôi cứng nhắcthay vì cởi mở với trải nghiệm và đánh giá mới về bản thân Một khung quan hệ cóvan đề khác là đóng khung giá trị bản thân tương đương với giá trị cuộc sống màtrong đó cái Tôi đã trở nên cứng nhắc Khi điều này xảy ra, cuộc sống thành mất giátrị, thậm chí là “tạm ngưng” Đối với người mắc trầm cảm, họ coi tự tử như mộtphương tiện cham dứt đau khô Hành động tự tử không đến từ trải nghiệm thực tế vì
TC chưa trải qua cái chết bao giờ, bởi vậy nó là sự quy định và kiểm soát của ngôn
ngữ Các khung quan hệ về thời gian liên quan đến sự sống, cái chết và tránh đượcđau khổ hơn bị đồng nhất theo cách sau: Sống là đau khổ, chết là không sống,không sống thi không đau khổ, chết thì không đau khô Vì vậy, chết là sự trốn tránhtối thượng Trong một số trường hợp, sự trốn thoát trải nghiệm giữ vai trò quantrọng hơn tránh né rỗi loạn tâm lý Tự tử chính là một cách trồn tránh trải nghiệm—
nó không chỉ cung cấp phương tiện tìm kiếm thời gian nghỉ ngơi ở thế giới khác màcòn là biéu hiện của cái Tôi bị đóng khung là không đủ, không hap dẫn, không thétồn tại lâu dài và đầy tội lỗi Chỉ khi “giết” cái Tôi cứng nhắc, con người mới cónhận thức siêu việt về cái Tôi và việc phân biệt hai khía cạnh này của cái Tôi sẽcung cấp sự thay thé duy trì sự sống và tiếp thêm sinh lực [48]
Một vài con đường khác có thể dẫn tới trầm cảm liên quan tới theo đuôi giá
trị Thứ nhất là theo đuôi mục tiêu không phù hợp với giá trị Một số người quản tribản thân theo quy tac (được hiểu là kích thích bằng ngôn ngữ hoặc lời nói tạo ra sựkiểm soát đối với hành vi) Các quy tắc này thường chịu tác động từ cha mẹ trongthời thơ ấu, gồm hai chức năng là theo dõi và tuân thủ Cá nhân miệt mài hành động
theo những điều được dạy là đúng ngay cả khi chúng không phù hợp với giá trị của
bản thân Người mắc trâm cảm do nguyên nhân này có thê mang cái Tôi bị đánh giá
19
Trang 25là “sai” do không đạt được “đúng” theo nguyên tắc, hoặc họ đau khổ sau khi thànhcông vì theo đuổi mục tiêu không phù hợp với giá trị khiến họ thấy mình như kẻ
mạo danh Thứ hai là thất bại trong việc theo đuổi mục tiêu phù hợp với giá trị vàthứ ba là không theo đuổi mục tiêu phù hợp với giá trị Một số TC chia sẻ răng họkhông có hoặc không thể tìm ra giá trị Các NTL của ACT sẽ ghi nhận nó như mộthình thức tránh trải nghiệm Việc ai đó từng gặp thất bại trong việc theo đuổi mụctiêu có giá trị có thê khiến họ thu hẹp mục tiêu hay thậm chí là từ bỏ việc theo đuôi
giá trị của mình Người mắc trầm cảm do nguyên nhân này có thể sợ hãi việc nhắc
tới và hành động dựa trên giá trị vì khung quan hệ gợi nhắc họ về đau khổ từ thất
bại trong quá khứ [48].
Tóm lại, đối lập với 6 quá trình cốt lõi là 6 quá trình gây bệnh tương ứng
RLTC có thé đến từ một hoặc kết hợp giữa một vài quá trình ACT coi đau khổ làđiều tất yếu trong cuộc sống của con người, nó chỉ trở thành rối loạn tâm lý khi con
người không chấp nhận nỗ lực né tránh, hay kiểm soát nó Xét cho cùng, “Nơi bạntìm thay những giá trị, bạn sẽ tìm thay đau khổ; và nơi ban tìm thấy đau khổ, bạn sẽtìm thay những giá trị” [13]
1.3.4 Phương pháp trị liệu của Liệu pháp chap nhận và cam kết
ACT là một tập hợp các quy trình cốt lõi được nhắm mục tiêu trong trị liệu,không phải là một tập hợp các kỹ thuật Điều đó có nghĩa là ACT không được pháttriển dé nhắm vào một rối loạn cụ thé hay có bộ kỹ thuật được chỉ định riêng chotừng triệu chứng Sự can thiệp của ACT là hướng vào nguyên nhân cốt lõi dẫnđến các vấn đề tâm thần, đó là sự thiếu linh hoạt tâm lý ACT giúp con người
chuyền trọng tâm cuộc sống từ cuộc chiến sang các hoạt động sống có ý nghĩa
bat ké sự hiện diện của chúng [12] ACT xây dựng các kỹ thuật, bài tập, ân dunhằm mục tiêu làm suy yếu quá trình gây bệnh và đồng thời củng cố quá trìnhcốt lõi dé làm tăng tính linh hoạt tâm lý [48] Trong đó, hai quá trình cốt lõi phântách và chấp nhận giải quyết vấn đề nảy sinh do hai quá trình gây bệnh là đồngnhất và tránh trải nghiệm, cam kết và thay đổi hành vi Giải quyết vấn đề nảy sinh
do thiêu giá trị và thụ động, còn chánh niệm và cái Tôi là bôi cảnh đóng vai trò
20
Trang 26củng cố cho cả hai cặp trên.
1) Chấp nhận: ACT thiết kế các kỹ thuật, bài tập, ân dụ nhằm giúp TC buông
bỏ thói quen né tránh, kiểm soát trải nghiệm bằng cách nhận diện những chi phí họ
đã phải bỏ ra và sự vô ích của chúng băng 4n dụ người trong lỗ (The person in thehole metaphor), ân dụ kéo co với quái vật (Tug of war with a monster metaphor),
ân dụ cát lún (Quicksand metaphor), bài tập vòng bít ngón tay Trung Quốc
(Chinese finger cuffs exercise), Tiếp đó, thúc day sự sẵn sàng trải nghiệm ở
TC bằng cách cho họ tiếp xúc trực tiếp với trải nghiệm riêng tư không mong đợi
dé thấy chúng không đáng sợ như những gì chúng “nói”, thông qua bài tập vật
lý hóa (Physicalizing exercise), bài tập ngồi lại với cảm xúc (Sitting with feelings
CỰC cu thé hoặc câu chuyện cuộc đời mà TC tin rằng nó đúng theo nghĩa đen roi
loại trừ moi cách phan hồi khác Đầu tiên, tach tâm trí (được hiểu là khung quanhệ) ra thành đối tượng quan sát được qua bài tập tâm trí không phải người bạn
thân của bạn (Your mind 1s not your friend exercise), kỹ thuật tâm trí của người
thứ ba (The mind in the third person technique), kỹ thuật biết ơn tâm tri (Thank
your mind for that technique), Phân tách suy nghĩ tự động là bước quan trọng vì
một trong các triệu chứng phô biến của người mắc RLTC là đánh giá tiêu cực về
bản thân, một số bài tập hữu ích là bài tập sữa-sữa-sữa (Milk-milk,milk exercise),
bài tập sử dụng giọng nói khác (Revocalization exercises), bai tập thẻ suy nghĩ
(Thoughts on cards Exercise), bài tập kiểm kê suy nghĩ (taking inventory
exercise), bài tập tự đánh giá và tự mô tả (Self-evaluation vs self-description
exercise) Các kỹ thuật dùng cho suy nghĩ tự động cũng có thé áp dụng với lý do
cho tram cảm của TC, các bài tập hữu ích khác như bai tập lí do cho tram cam
21
Trang 27(Reasons for depression exercise), an du lốp xe bị xet (Flat tire metaphor), Một
phần khó khăn hơn trong công việc phân tách là phân tách với câu chuyện cuộcđời ma TC đã tin tưởng và không ngừng vun đắp trong thời gian dai, các kỹ thuậtcủa ACT giúp họ thả lỏng khỏi câu chuyện ấy để bản thân cởi mở hơn với trải
nghiệm mới ngay cả khi vẫn yêu thích câu chuyện cũ.
3) Cái Tôi là bối cảnh: ACT đưa TC tới một nhận thức siêu việt về cái Tôi —cái Tôi là bối cảnh, trong/ trên bối cảnh đó các trải nghiệm riêng tư đến và đi mà cánhân không đồng nhất mình với chúng, đồng thời giúp cá nhân không còn cảm thấy
bị đe dọa do không tham chiến và nội dung cuộc sống (bao gồm cả cái Tôi cứngnhắc) được xem xét và phản hồi theo cách linh hoạt về mặt tâm lý Một ấn dụ nổi
tiếng của ACT thường được sử dụng là ân dụ bàn cờ (The Chessboard Metaphor),ngoài ra còn có bài tập người quan sát (Observer exercise), Coi cái Tôi là bối
cảnh góp phần thúc đây quá trình cốt lõi giá trị và hành động cam kết bởi nó chophép cá nhân tự do lựa chọn giá trị mình muốn và đa dạng hóa các hành động camkết theo giá trị ấy
4) Kết nối với thời điểm hiện tại: Sau khi giải quyết hai quá trình thúc đâytrầm cảm mạnh mẽ là đồng nhất và né tránh trải nghiệm, ACT đưa TC tới các bàitập chánh niệm Nó không chỉ nhằm giúp TC trực tiếp trải nghiệm cuộc sống ở thờiđiểm hiện tại thay vì cuộc sống thông qua kết quả của khung quan hệ, mà hon thé,đây là một tiếp xúc chứa đựng chấp nhận, phân tách và cái Tôi là bối cảnh Tùy vàokinh nghiệm của mỗi TC trong lĩnh vực chánh niệm mà NTL hướng dẫn từ đầuhoặc củng cố, mở rộng những trải nghiệm sẵn có của họ dựa vào bốn giai đoạn cơ
bản chuyền dần trọng tâm của nhận thức có định hướng từ bên ngoài vào bên trong:
bước 1 cảm giác ném, nhai, nuốt đồ ăn — bài tập nho khô (The raisin exercise); bước
2 - kích thích đến từ việc tham gia vào các hoạt động hăng ngày - Thực hiện hoạtđộng hang ngày một cách chánh niệm (Performing daily activities mindfully); bước
3 - cảm giác từ hơi thở - bài tập hít thở trong chánh niệm (Breathing mindfully
exercise); bước 4 - các trải nghiệm không mong muốn - suy nghĩ và cảm nhận một
cách chánh niệm (Thinking and feeling mindfully).
22
Trang 285) Giá tri: ACT dùng ân dụ hành khách trên xe buýt (Passengers on the bus
metaphor) giúp TC phân biệt được giá trị là quá trình, mục tiêu là kết quả đạt trên
đường thực hiện giá trị cùng với vô hạn hành động cam kết được lựa chọn thực hiệnmột cách cởi mở Tùy theo nguyên nhân dẫn tới trầm cảm mà ACT đưa ra các kỹthuật, bài tập, 4n dụ can thiệp một cách linh hoạt Đối với TC theo đuổi mục tiêukhông phù hợp với giá trị, họ có thê gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sốngnhưng vẫn cảm thấy trống rỗng bên trong do những mục tiêu và những hành vi ấy
không gắn với giá trị bản thân Các TC kiểu này không có hành vi thụ động hay
dừng hoạt động, vì vậy không dùng kích hoạt hành vi như các TC mắc RLTC phốbiến khác mà NTL cần giúp họ liên kết năng lượng và hành vi đi theo một hướng cógiá trị Đối với TC mắc trầm cảm do thất bại trong việc theo đuôi mục tiêu phù hợp
với giá tri, họ đã đi theo giá tri bản thân và có cả động cơ nhưng bị chặn, gặp trải
nghiệm thất bại trên con đường đạt mục tiêu Vì vậy, nhiệm vụ của NTL là thúc đây
sự phân tách và chấp nhận đề gạt bỏ rào cản tâm lý cho TC bởi trải nghiệm bị chặnnày thường đến từ yếu tố bên ngoài như du học sinh đang hoc dở lại không đượcnước sở tại gia hạn Visa nên phải về nước đợi đến năm sau quay lại Còn đối vớinhững TC mắc RLTC do không theo đuổi mục tiêu có giá trị, họ đã trải qua nhiềuđau khổ hoặc đau khổ quá lớn về việc mục tiêu theo giá tri bi can trở khién hokhông còn khát khao, hi vọng Vi thế né tránh là cách họ bảo vệ chính mình khỏi sựthất vọng và đau đớn về tâm lý TC kiểu này thường trả lời rằng họ không có giá trị,
không tìm ra được mục tiêu theo giá tri và không có cả động cơ hành động theo giá
trị Rất khó đề tìm ra giá trị của họ một cách trực tiếp mà cần thông qua một số cách
gián tiếp như: sử dụng thang đo - bảng câu hỏi về giá trị sống (Valued Living
Questionnaire — VLQ), bang câu hỏi vé giá tri cá nhân (Personal ValuesQuestionnaire- PVQ); hoặc các con đường khác- theo dõi sự tram cảm, thông quathiết lập mục tiêu tri liệu, xem lại những điều ước thời thơ ấu, cuộc sống của thầntượng, bài tập bạn muốn cuộc song của mình đại diện cho điều gì (What do you
want your life to stand for? Exercise), bài tập bia mộ (Epitaph exercise), NTL cần
đánh gia các rào cản dén từ quy tac tiép nhận từ gia đình, rao can xã hội, rào cản từ
23
Trang 29mong đợi làm hai long NTL trong quá trình cùng TC xác định giá trị.
6) Hành vi thụ động hoặc không hành động: Sau khi đã xác định được giá tri
trong các miền cuộc sống ưu tiên (thường là miền có sự chênh lệch lớn giữa giá trị
và hành động cam kết), TC thiết lập các mục tiêu phù hợp với giá trị và lựa chonhành động cam kết liên quan Các kỹ thuật của quá trình chấp nhận, phân tách vàchánh niệm rất hữu ích trong việc thực hiện hành động cam kết Bên cạnh đó, NTLgiúp TC thay đổi định nghĩa về thành công từ kết quả sang quá trình thực hiện sứmệnh ngay cả khi sứ mệnh ấy không thé hoàn thành thì đó vẫn là cuộc đời có giátrị như vận động chống phân biệt chủng tộc đến nay chưa thành công nhưngnhững điều các nhà vận động đã làm van dé lại ý nghĩa quý giá Trọng tâm củaquá trình cốt lõi này là “cam kết”, do đó không có “sẽ làm”, “cố gắng làm” mà chỉ
có “làm” hay “không làm”, sự sang sàng được coi là hành vi TC có thể lựa chọnthay vì là một cảm xúc không thé nắm bat
Tóm lại, ACT không xây dựng bộ kỹ thuật đóng khung cho một rối loạn haytriệu chứng nhất định Các can thiệp của ACT nhắm tới thúc đây 6 quá trình cốt lõi
và ức chế 6 quá trình gây bệnh tương ứng Các kỹ thuật, bài tập, ân dụ được các nhàthực hành trị liệu tam lý không ngừng sáng tạo suốt hàng chục năm qua dé phù hopvới van dé của từng TC và nhu cau da dang của họ Bat cứ sự thay đổi trong quátrình nào đều đồng thời tác động đến các quá trình còn lại, với mục đích cuối cùng
là nâng cao sự linh hoạt tâm lý.
1.4 Cac phương pháp đánh giá
Quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học lâm
sàng có một số đặc thù riêng so với các nghiên cứu tâm lý học khác Bên cạnh hai
phương diện đặc thù là vừa sử dụng tiếp cận cá nhân (bản thân TC mắc rối loạn)vừa sử dụng tiếp cận nhóm (người thân, bạn bè, xung quanh TC) dé làm rõ đốitượng nghiên cứu và tập trung vào nhân cách của TC thay vì các rối nhiễu, triệuchứng bệnh, tính đặc thù còn được thể hiện rõ ở việc sử dụng các phương pháp đặctrưng như quan sát lâm sàng, hỏi chuyện lâm sàng, phân tích tiểu sử cuộc đời, trắcnghiệm tâm lý lâm sàng hay sử dụng các kỹ thuật phóng chiếu, phân tích sản phâm
24
Trang 30hoạt động [1] Từ đó, đưa ra các kết quả đánh giá định tính và định lượng.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng
cơ sở lí luận cho một đề tài nghiên cứu khoa học Nó cho người nghiên cứu cái nhìntổng quan, hiểu về lịch sử phát triển và nắm bắt được những bước tiến của đốitượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn này, nó được sử dụng để nghiêncứu tông quan về RLTC trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây, liệu pháp
chấp nhận và cam kết, hiệu quả của liệu pháp trên tới can thiệp RLTC
1.4.2 Phuong pháp quan sát lâm sàng
Quan sát lâm sàng là phương pháp mang lại nhiều thông tin có giá trị về TC
và biéu hiện rối loan tâm lý ở TC Từ đó, NTL đưa ra nhận xét, đánh giá và lập kế
hoạch can thiệp hoặc điều chỉnh kế hoạch can thiệp cho phù hợp, đồng thời nó choNTL biết dấu hiệu của việc kết thúc ca Trong khuôn khổ của luận văn này, nó
được sử dụng xuyên suốt tiến trình — từ thu thập thông tin, đánh giá, lập kế hoạchcan thiệp, can thiệp và sau can thiệp Các biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữđược ghi nhận qua hỏi chuyện lâm sàng, âm thanh, cảm nhận cử chỉ trực tiếp,những hành động TC cam kết làm hoặc không làm
1.43 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng giúp NTL xây dựng mối quan hệ trị liệutích cực với TC, đồng thời là công cụ thu thập thông tin quan trọng trong trị liệu
lâm sàng Trong luận văn này, phương pháp hỏi chuyện lâm sàng được sử dụng
trong tất cả các giai đoạn của quá trình can thiệp bởi nó vừa cung cấp thông tin, vừa
hỗ trợ đánh giá không chỉ về rối loan mà còn về 6 quá trình cốt lõi, 6 quá trình gâybệnh Các kỹ thuật, bài tập và ân dụ của ACT cũng mượn hỏi chuyện lâm sàng détiếp cận với tâm trí của TC
1.4.4 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đờiPhương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đời cho phép NTL có cái nhìn tổngquan về quá trình trưởng thành của TC, yếu tố khởi phát van dé, các yếu tố củng có,
các yêu tô duy trì, yêu tô xoa dịu, nguon lực hỗ trợ TC Trong luận văn này, nó còn
25
Trang 31được sử dụng để đánh giá mức độ đồng nhất với câu chuyện cuộc đời, tạo tiền đềcho các can thiệp thúc day chấp nhận, phân tách, giá trị và hành động cam kết.
1.4.5 Phương pháp trắc nghiệm, thang đoDựa vào các phương pháp trên, NTL đưa ra chân đoán về rối loạn tâm lý ở
TC dựa trên DSM-V Đề củng cố cho chan đoán của minh, NTL cho TC thực hiệnthêm các thang đo nhằm có đánh giá định lượng về rối loan và mức độ RLTT ở TC.+ Thang do trầm cảm Beck (The Beck Depression Inventory)
Thang đo tram cam Beck là thang do tự báo cáo nhằm do lường biểu hiện va
triệu chứng của RLTC [9] Nó đòi hỏi người thực hiện có trình độ đọc hiểu ít nhất
từ lớp 5 đến lớp 6 [17] Thang đo này gồm 21 mục, mỗi mục có một số câu phát
biểu, người thực hiện cần khoanh vào diễn tả giống nhất tình trạng của mình trongmột tuần gần đây Mỗi câu phát biểu có số điểm tương ứng Tổng điểm bằng điểmtất ca 21 mục cộng lại Từ tong điểm, mức độ tram cảm ở người thực hiện được
phân loại như sau: 0-13 điểm là không có trầm cảm, 14-19 điểm là trầm cảm nhẹ,20-19 điểm là trầm cảm mức độ vừa, từ 30 điểm trở lên là trầm cảm mức độ nặng
+ Thang đo mức độ chấp nhận: AAQ-II (The Acceptance and Action
thang do bằng tổng điểm 7 câu Điểm càng cao thì sự linh hoạt tâm lý càng thấp va
ngược lại, trong đó khoảng 24-28 điểm được nghi ngờ là mắc RLTC hoặc lo âu[10] Thang đo này cũng đã được Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự thích ứng tại
Việt Nam [2].
+ Thang do mức độ chánh niệm: FFMQ-V (The Five-Facet Mindfulness Questionnaire)
26
Trang 32FFMQ là thang do tự báo cáo về chánh niệm theo 5 khía cạnh Các khía cạnh
của nó có mối tương quan ở mức cơ bản với các phương pháp do lường triệu chứng
tâm thần [5] Bảng câu hỏi ban đầu gồm 39 mục nhằm nắm bắt 5 khía cạnh của
chánh niệm là hành động, mô tả, không phán xét, không phản ứng và quan sát Tuy
nhiên, một thách thức đặt ra sự nhằm lẫn về ngữ nghĩa có thể phát sinh do khác biệtvăn hóa, sự chênh lệch trong kinh nghiệm tiếp xúc với thiền có thể làm ảnh hưởngtới kết quả đánh giá [18] Do đó, việc chuan hóa thang đo này tại Việt Nam là vô
cùng quan trọng FFMQ đã được Nguyễn Thi Minh Hang và cộng sự thích ứng tai
Việt Nam được gọi là FFMQ-V 18 câu, gồm: yếu t6 chung là Chánh niệm và bốnnhóm yếu to bao gồm Nhận thức (A), Không phán xét (NJ), Mô tả (D), Quan sát (O)
và Không phản ứng (NR) Người thực hiện khoanh vào các nhận định đúng nhất về
mình Dựa trên số lượng các câu người thực hiện chọn trong từng tiểu mục mà đánh
giá mức độ của khía cạnh ấy [34]
Tóm tắt chương, RLTC là một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đã
gia tăng mạnh mẽ trong dai dịch Covid-19, gây ra thiệt hai không chỉ cho bản thân
người mắc mà còn cho gia đình họ và toàn xã hội Vì vậy, việc có những can thiệptâm lý là cần thiết Trong các liệu pháp được chứng minh là có hiệu quả đối vớiRLTC, ACT thuộc làn sóng thứ 3, được xây dựng dựa trên lí thuyết khung quan hệ,nhắm mục tiêu tăng cường độ linh hoạt tâm lý thông qua thúc day 6 quá trình cốt lõi
và ức chế 6 quá trình gây bệnh tương ứng, băng các bài tập/ kỹ thuật/ ân dụ đặctrưng của ACT Liệu pháp này được lựa chọn sử dụng vì TC đến với vấn đề đangtác động tới nhiều lĩnh vực cuộc sống Nó bắt nguồn từ thời tho ấu và được củng cốtrong suốt quá trình trưởng thành mà không thể thay thế được Vì vậy, một liệupháp thúc day sự chấp nhận và cam kết hành động dé chuyền trọng tâm cuộc sống
từ noi đau sang cuộc sông có gia tri mà họ thực sự muôn mang lại ý nghĩa lâu dai.
27
Trang 33Chương 2:
CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP CO ROI LOAN TRAM CAM BANG
LIEU PHAP CHAP NHAN VA CAM KET
2.1 Thông tin chung về thân chủTên: Phúc (tên thân chủ đã được thay đôi)
Tuổi: 30
Giới tính: nữ
Nghề nghiệp: Công việc tự do
2.2 Đánh giá 2.2.1 Mô tả ca
+ Hoàn cảnh gặp gỡ: thân chủ (TC) chủ động hẹn gặp học viên (HV) do
nhận thấy mình có triệu chứng RLTC Các phiên trị liệu đều gặp ở phòng tâm lý
+ Lí do thăm khám: Sau khi chia tay mối tình đầu cách đây 4 tháng dophát hiện bạn trai (BT) phản bội, TC nhận thấy mình có triệu chứng của tram cảm(như bị mat ngủ, ăn không ngon miệng, không tập trung được vào công việc, chinằm trong nhà, không muốn giao tiếp với ai) và tìm tới HV để có thê đưa ra quyếtđịnh dứt hăn hay níu kéo người yêu cũ
+ Mô tả vấn đề của TC
TC sinh ra trong một gia đình gồm ba thế hệ, là con cả, dưới TC có một emgái và một em trai TC cho rằng chính những vấn đề trong gia đình gốc là nguyênnhân cho những khó khăn tâm lý của mình ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là trongmối quan hệ cặp đôi Ông nội mat sớm, bà nội là người làm chủ gia đình TC đánh
giá bà rất truyền thống, nguyên tắc, cứng nhắc, ghê gớm bởi thường bắt nạt mẹ và
luôn trói buộc bố của TC Bà nắm giữ tài chính trong gia đình, thu nhập của bố nộpcho bà và do bà quyết định chỉ tiêu Bà nội và mẹ thường xuyên nảy sinh xung độttrong van dé này, TC nhận xét mẹ là người thường tiêu thoáng tay còn bà thì chi li
Từ nhỏ đến giờ, mỗi lần những trận cãi vã nỗ ra, TC là người phải đứng ra dàn xếp
Bên cạnh đó, việc dạy dỗ các em được bố mẹ giao cho TC, mẹ hầu như chỉ cungcấp tiền, còn bố thì xoay quanh bà hoặc uống rượu Do đó, TC cảm thấy mình luôn
28
Trang 34có trách nhiệm nặng nề và chọn cách ngủ thật nhiều để né tránh phan nào trách
nhiệm đó TC cho rằng bởi từ nhỏ đã quen “Nếu mình không đứng lên đẹp loạn thì
không có điều gì tốt đẹp có thể xảy ra cả.” nên khi trưởng thành TC có xu hướngphải kiểm soát mọi thứ mới thấy an toàn TC nhận thấy mỗi lần người khác khônglàm theo ý mình thì TC sẽ tức giận, đau đầu, chóng mặt TC nhận thấy mình cónhững đánh giá tiêu cực về bản thân như “Tôi là người kém cỏi.”, “Tôi xâu xí.” Manguyên nhân đến từ những lời mắng mỏ, chì chiết của bà thời thơ ấu TC liên tụctìm kiếm sự khang định từ người khác băng cách làm hài lòng tat cả mọi ngườiquanh mình Dé phủ định niềm tin tiêu cực về bản thân, TC đã đi phẫu thuật thẩm
mĩ và tìm kiếm BT trên ứng dụng hẹn hò TC cho rằng bà nội là nguyên nhân chocuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ Từ khi ông mat, bố ngủ cùng bà và
nghe theo bà TC đánh giá bố vừa là con, vừa là bạn, vừa là chồng, vừa là tri kỉ của
bà, trong khi đó mẹ không được tham gia vào bất cứ quyết định nào của gia đình
TC không muốn có cuộc hôn nhân như bố mẹ mình nên đã đặt ra tiêu chí chọn BT:trẻ tuổi, có nhà Hà Nội, không sống cùng mẹ Nếu gặp người đàn ông đang sốngcùng mẹ thì dù có tình cảm TC sẽ bị “tắt cảm xúc” ngay lập tức Còn nếu gặp người
đàn ông phù hợp với hình mẫu của mình, TC thấy cảm xúc dâng cao, ngỡ rằng mình
yêu người đó và kì vọng anh ta cũng yêu mình như vậy BT hiện tại hoàn toàn phù
hợp với khuôn mẫu TC đã đặt ra, đặc biệt là mẹ mat sớm và bố không quan tâm đãkhiến TC có cảm giác mình được bao bọc người này Trong gần một năm rưỡi yêunhau, TC luôn muốn hiéu mọi điều về BT “như mẹ hiểu con” và mong đợi BT chia
sẻ với mình tất cả những gì xoay quanh cuộc sống của anh ta TC gọi mối quan hệnày là “cô giáo với học sinh cá biệt, vừa gắn bó vừa có phần dạy dỗ” TC thườngbất thình lình sang nhà hoặc thường xuyên kiểm tra điện thoại và các tài khoảnmạng xã hội của BT xem anh ta đang làm gì, giao tiếp với ai, có ngoại tình không
dù không có dấu hiệu nào cho thấy như vậy Khi xảy ra mâu thuẫn, TC sẽ liên tụcnói về quan điểm của mình, còn BT thì giữ im lặng hoặc bỏ đi chỗ khác và sự việc
kết thúc bằng cách BT làm theo yêu cầu của TC Hai người bắt đầu yêu nhau trong
thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, TC chuyền sang sống cùng BT Hầu hết chỉ tiêu
29
Trang 35trong thời gian này do BT lo, TC tập trung học tiếng Anh và thỉnh thoảng nhậncông việc thời vụ TC cảm thấy rất thoải mái khi sống ở nhà BT vì có thể làm
những gì mình thích TC thấy mình được BT tôn trọng, yêu thương, gắn bó vớinhau như vợ chồng, còn thân thiết hơn với bố mẹ Bốn tháng trước khi gặp HV, TCphát hiện BT ngoại tình sau khi đọc tin nhắn trên Facebook của anh ta TC đã cốgắng níu kéo nhưng BT không muốn quay lại TC quyết định chia tay Trở về nhà,
TC dành hau hết thời gian cho việc nghiền ngẫm tim câu trả lời: “Vi sao anh ấylại phản bội mình/ bỏ mình?” TC gần như không ngủ được trong 1 thang đầu,không thèm ăn, chỉ nằm trên giường nghiền ngẫm, không muốn nói chuyện với
ai, không tập trung được vào công việc 2 tháng gần đây TC đã có gắng vượt qua
băng cách tìm công việc mới Tuy nhiên, trong đầu TC vẫn thường xuyên nghiềnngẫm dé tìm lí do cho sự phản bội của BT, nhất là lúc xong việc TC sẽ ngay lậptức ngồi thi ra TC vẫn mat ngủ, chán ăn và không muốn giao tiếp với moi
người Ban đầu, TC tìm tới HV với mong muốn có thé trả lời được câu hỏi “Vìsao BT bỏ mình?” và đưa ra được quyết định ở lại hay níu giữ mối quan hệ này.Sau đó, TC nhận thấy “Thực ra BT hay không BT không quan trọng.”, TC muốn
được hiểu ban thân mình TC luôn cảm thay trong rong, cô đơn và việc có một
người BT, hành động theo kì vọng của người khác, hay nhu cầu kiểm soát mọi thứcũng là dé né tránh cảm xúc tiêu cực này
Sự thiếu linh hoạt tâm lý đã làm cản trở TC sống cuộc đời mình muốn, thúcđây các RLTT, biểu hiện rõ nét qua 6 quá trình gây bệnh, đối lập với 6 quá trình cốt
lối cua ACT.
“+ Sức khỏe tam than:
1) Né tránh trải nghiệm: TC né tránh “Cô đơn” bang cách kiểm soát chính mình vanhững người xung quanh TC tập trung năng lượng sống vào việc đáp ứng mọi kìvọng của người khác tới mức không có thời gian nghỉ ngơi Nếu không làm vậy, TC
Sợ mọi người sẽ bỏ mình mà đi, mình sẽ cô đơn Sự kiểm soát trải nghiệm thể hiện
rõ trong mối quan hệ cặp đôi Dé tránh vấp phải cuộc hôn nhân như mẹ mình, TC
đặt ra khuôn mẫu cứng nhắc khi tìm kiếm BT là người đàn ông không sống cùng
30
Trang 36mẹ Nếu đối phương phù hợp với hình mẫu, TC thấy cảm xúc dâng cao, ngỡ rằng
mình yêu người đó và kì vọng người đó cũng yêu mình như vậy Trong trường hợp
ngược lại, TC bị “Tắt cảm xúc” ngay lập tức BT hiện tại đáp ứng mọi tiêu chí của
TC TC luôn muốn hiểu BT như “Mẹ hiểu con” và việc mất đi BT giống như
“Không còn ai dé mình bao bọc nữa” Giai đoạn yêu nhau, TC luôn thuyết phục BTlàm theo ý mình, nếu anh ta không làm theo 100% TC sẽ trách móc, thất vọng, matniềm tin
2) Đồng nhất: TC đồng nhất mình với một số niềm tin tiêu cực: “Tôi là
người kém cỏi nên không làm hài lòng người khác thì họ sẽ rời bỏ tôi”, “Tôi là
người không xinh đẹp nên không ai yêu thương tôi.”, “Nếu không liên tục làm ratiền thì tôi là người vô giá trị.” Sự đồng nhất này dẫn tới hành động kiểm soát trảinghiệm của bản thân và những người xung quanh Ở tầng sâu hơn, TC đồng nhất
với câu chuyện cuộc đời và liên tục củng cố cho nó TC tin rằng những khó khăn
trong mối quan hệ cặp đôi của mình có căn nguyên từ gia đình gốc Những lựa chọn
và nỗi sợ trong mối quan hệ với BT là do không muốn có một cuộc hôn nhân giống
mẹ - bị mẹ chồng bắt nạt, không được chồng bảo vệ, không được tham gia vào cácquyết định trong gia đình Sự đồng nhất này khiến TC dùng trải nghiệm trong quákhứ dé đánh giá và đưa ra cách ứng phó cứng nhắc cho những tình huống ở hiện tạinhư lựa chọn những người đàn ông không sống cùng me dé yêu
3) Cái Tôi cứng nhắc: Như đã nói ở trên, TC đồng nhất mình với những đánhgiá tiêu cực “Tôi kém cỏi.”, “Tôi xấu xí.” Cái Tôi cứng nhắc này khiến TC luôngiằng co trong “Cuộc chiến”, chạy theo các mục tiêu không phù hợp với giá trị như
đầu tư hầu hết thời gian vào công việc dé không thay mình kém coi Niềm tin vào
cái Tôi cứng nhắc khiến TC thiếu cảm giác tự hào về ban thân, tự ti trong các mốiquan hệ Điều này là yếu tố củng cố cho các chiến lược kiểm soát trải nghiệm, ngăncản nhận thức cái Tôi là bối cảnh và các quá trình cốt lõi khác
4) Nghiên ngắm: Mắt chánh niệm bộc lộ rõ qua việc TC dành phần lớn thời giancho nghiền ngẫm Sau khi chia tay, TC gần như chỉ nằm trên giường và nghĩ về lí
do anh ta phản bội mình, nghĩ cả trong lúc ngủ TC ứng phó băng cách đi làm
3l
Trang 37nhưng khi không làm việc thì lại ngồi thừ ra nghiền ngẫm Sự nghiền ngẫm liên tụcnày khiến TC cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể kiểm soát được Trong quá trìnhyêu nhau, TC luôn liên kết hành động của bạn trai với trải nghiệm trong quá khứhoặc dự báo tương lai rồi cảm thấy bat an, thiếu tin tưởng Lời ké của TC chủ yếudiễn tả sự việc, rất khó khăn khi báo cáo trải nghiệm riêng tư.
5) Giá trị không rõ ràng: Do sự đồng nhất với cái Tôi cứng nhắc và câuchuyện cuộc đời rỗi loạn chức năng mà TC lựa chọn hành động theo mục tiêu
không phù hợp với giá trị dẫn tới trầm cảm Qua đánh giá ban đầu, HV nhận thấy
giá trị quan trọng nhất đối với TC là “Yéu thương”, thay vì thiết lập mục tiêu và lựachọn hành động cam kết dựa trên giá trị đó, TC lại hành động nhằm tránh né “Côđơn” Điều này đã khiến TC không cảm thấy hạnh phúc, tự hào về bản thân mà chỉ
thấy cô đơn, trồng rỗng ngay cả khi đã hoàn thành mục tiêu kiếm được tiền, làm hài
lòng người khác, phẫu thuật thẩm mĩ dé xinh hơn,
6) Hành vi thụ động hoặc không hành động: Mỗi khi nảy sinh vẫn đề, TCluôn chọn cách ngủ dé né tránh hoặc ngồi nghiền ngẫm để cố gắng tìm ra nguyênnhân thay vì hành động giải quyết Do mức độ đồng nhất cao, mải miết tham gia
vào “Cuộc chiến” của tâm trí mà TC hạn chế những lựa chọn hành động của mình
Thói quen hành động này lặp đi lặp lại, kéo dài trong nhiều năm Nó mang lại hiệu quảnhất thời cho TC Tuy nhiên, nó cản trở việc theo đuôi mục tiêu phù hợp với giá trị vàgóp phần thúc đầy các triệu chứng của trầm cảm
s* Đặc điểm nhân cách:
TC tự ti về bản thân với những đánh giá “Tôi kém coi”, “Tôi xấu xí” Cácđánh giá này được TC hình thành từ nhỏ, TC cho rằng do bà nội hay mắng và nói:
“Mày là đồ vô dụng” và đã được TC củng cố trong suốt thời gian trưởng thành Nét
nhân cách tiêu cực này làm cản trở việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên
nhân cách Biéu hiện rõ nhất là TC mong muốn kiểm soát mọi trải nghiệm của bảnthân và người khác theo quan điểm của minh mà ít khi thỏa hiệp TC giám sát các
bước thực hiện của người khác để đảm bảo răng chúng giống như mình đã hướng
dân, nêu không thì TC sẽ tức giận và có lời nói, hành động quá mức Diém mạnh
32
Trang 38trong nhân cách của TC là kinh nghiệm vượt qua khó khăn, nỗ lực tìm kiếm giảipháp và sự giúp đỡ TC cảm thấy tự hào về một số thành công của bản thân trong
quá khứ TC đánh giá cao bản thân trong việc biết chăm sóc và lắng nghe những
người xung quanh TC có động cơ cải thiện tình trạng tâm lý của mình.
s* Các mối quan hệ:
Mối quan hệ gia đình: TC cảm thây mình tự dựng lên bức tường ngăn cách với
bố mẹ và không thể phá vỡ, đặc biệt là với bố Đến nay, TC vẫn không thê nói
chuyện được với bố hay có những cử chỉ gần gũi TC có mối quan hệ gắn bó với me
hơn bố TC thay mẹ yêu chiều mình Sự kiện gần đây gan kết hai mẹ con là sau khichia tay, một lần TC gọi điện cãi vã với BT rồi ngồi trong phòng khóc, mẹ vào ôm
và an ủi TC Điều đó khiến TC cảm thấy được yêu thương, “bức tường trong lòng
dần sụp xuống” Trong mối quan hệ gia đình, TC nhận thấy bà nội có ảnh hưởng lớn
đến cuộc sông của mình TC có nhiều đánh giá tiêu cực về bà nội, cảm thấy bà là
nguyên nhân cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc của bố mẹ, không cho phép cácthành viên thể hiện cảm xúc và thường mắng mỏ, chì chiết TC như “Mày là đồ vôdụng” Đến nay, bà đã mat được vai năm nhưng khi nhắc đến những khó khăn tâm lý
của mình ở hiện tại, TC cho rang nó tới từ cách ứng xử của bà nội trước kia Đối với
hai em ruột, TC thân thiết với em trai hơn là em gái TC cho rằng em trai được mìnhđịnh hướng từ nhỏ, rất tin tưởng và chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của mình
Mới quan hệ cặp đôi: Mỗi quan hệ này có ý nghĩa quan trọng đối với TC.Người yêu phù hợp với hình mẫu TC đã đặt ra — mẹ mat sớm, không được bố quantâm Gần 2 năm yêu nhau, TC sống ở nhà BT và cảm thấy hai người gắn bó như vợ
chồng, thân thiết hơn cả với bố mẹ đẻ TC thấy được bạn trai quan tâm, tôn trọng.
Trong mối quan hệ nay, TC luôn thé hiện nhu cầu kiểm soát cao Ví dụ, TC muốnhiểu mọi điều về BT như “Mẹ hiểu con”, yêu cầu BT làm theo ý mình như “Cô giáo
và học sinh cá biệt”, khăng định mình tin tưởng BT nhưng thường bất ngờ về nhàhoặc mở đi động của BT kiểm tra xem anh ta có làm theo những gì đã giao hẹn, hay
có ngoại tình không dù không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó Khi nảy sinh mâu
thuẫn, TC sẽ liên tục nói về quan điểm của mình và thuyết phục BT nghe theo, còn
33
Trang 39anh ta thì im lặng hoặc tránh đi chỗ khác Bốn tháng trước hai người chia tay saukhi TC phát hiện BT ngoại tình Đối với TC, sự mất mát này được ví là “Không còn
ai dé mình bao bọc nữa” TC vẫn muốn hai người quay lại và xây dựng gia đình với
người đàn ông này.
Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp: Một số mỗi quan hệ thân thiết, mang lại cảmgiác an toàn cho TC khi chấp nhận rằng TC là người nói nhiều, chiều chuộng TC và
“Không bao giờ bỏ mình mà đi” Do là một cô bạn tri ki đang sống ở nước ngoài,
hai người có thể tâm sự với nhau mọi thứ và giúp đỡ nhau nhiều điều Một cậu em
đã chơi với nhau gần 10 năm, là người hiểu tính cách của TC, cho TC công việchiện tại Bạn thân và em trai nhận xét TC là người gia trưởng, muốn mọi thứ phảitheo kì vọng của mình và TC thấy đúng TC thường kể về một mối quan hệ bạn bè
đồ vỡ Một ngày người bạn thân kia không còn liên lạc với TC TC tìm tới tận nhà
dé nói chuyện cho rõ ràng Người đứng trong nhà, người đứng ngoài cửa nhắn tin
qua lại Người bạn đó nói TC “chat lét trong việc chi tiền” nên không muốn chơicùng TC nữa Từ đó mối quan hệ này kết thúc TC cảm thấy đánh giá của người bạn
đó về mình là không đúng TC cảm thấy bị tổn thương và rat sợ người khác rời xamình, vì vậy dành hầu hết thời gian để ý xem người xung quanh muốn gì và đápứng nhu cầu của họ
s* Các hoạt động chức năng:
Sau khi chia tay BT cách đây 4 tháng, TC cảm thấy khó ngủ, người luôntrong trạng thái lờ đờ, ăn rất ít và không thấy mùi vị gì, không tập trung đượcvào công việc, không muốn gặp ai mà chỉ muốn nằm trên giường suy nghĩ
s* Điểm mạnh của ca lâm sàng:
TC là người chủ động tìm tới HV để được giúp đỡ, mong muốn hiểu về bản thân và
vượt qua được tình trạng hiện tại nên đã có động cơ rõ ràng cho quá trình trị liệu.
TC có tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, từng ứng phó thành công với khó khăn trong
Cuộc song lam tién dé cho cam két hanh động TC có một số mối quan hệ tích cực,
an toàn đề hỗ trợ TC, đặc biệt trong việc giải quyết các vướng mắc của mối quan hệ
liên nhân cách.
34
Trang 402.2.2 Kết quả đánh giá+ Nhận định ban đầu về van đề của TC
TC có các triệu chứng của RLTC chủ yếu (Theo DSM-V), mã bệnh F32
KHÔNG ĐÁP
ỨNG
A Năm (hoặc nhiều hơn) các triệu
chứng sau đây đã xuất hiện trong
cùng khoảng thời gian 2 tuần và
chức năng thể hiện sự thay đổi so
với trước đó: ít nhất một trong số
các triệu chứng là (1) tâm trạng
chán nản hoặc (2) mất hứng thú
hoặc khoái cảm.
Đáp ứng
1 Tâm trạng chán nản hau hết thời
gian trong ngày, gần như mỗi ngày
TC luôn cảm thấy buôn, mất
hy vọng vào tương lai và mỗi
lần nghĩ về BT cũ lại ngồi
khóc một mình.
Đáp ứng
2 Giảm sút rõ ràng sự hứng thú
hoặc các sở thích ở tất cả hoặc hầu
như tất cả các hoạt động, trong
phần lớn thời gian của ngày, hầu
như hằng ngày
TC không còn muốn ra ngoài,
gặp gỡ bạn bè như trước kia,
hoạt động quan trọng đối với
TC là làm việc cũng không
còn khiến TC thấy hứng thú,
giảm ham muôn tình dục.
Đáp ứng
3 Giảm cân đáng kê khi không ăn
kiêng hoặc tăng cân (vi du: thay đổi
hơn 5% trọng lượng cơ thể trong
một tháng), hoặc giảm hoặc tăng sự
thèm ăn gần như mỗi ngày.
TC ăn không thấy ngon
miệng, không biêt mùi vi gì.
Đáp ứng
35