1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Đánh giá và trị liệu tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có triệu chứng trầm cảm

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá và trị liệu tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có triệu chứng trầm cảm
Tác giả Phạm Thị Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Chiến
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 33,9 MB

Nội dung

DANH MỤC BANG BIEUBang 1: Mô tả các van đề của TCBang 2 : Đối chiếu triệu chứng của TC với Rối loạn tram cảm của TC theo ICD-10Bảng 3 : Đối chiếu triệu chứng của TC với Rối loạn trầm cảm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

CHO TRƯỜNG HỢP NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

LUẬN VAN THAC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THẢO

Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sang

Mã số: 8310401.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Chiến

Hà Nội-2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS Nguyễn Hữu Chiến

Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ rang

Hà Nội, ngày 01 thang 8 năm 2023

Học viên

Phạm Thị Thảo

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thiện được quyền luận văn này, bằng sự chân thành và sự biết ơnsâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong Khoa Tâm lý học —Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn — Dai học Quốc gia Hà Nội đã tậntâm giảng dạy và truyền cảm hứng, động lực giúp tôi có nhiều kiến thức, kỹ năng và

sự kiên trì trong con đường thực hành tâm lý.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy — TS Nguyễn Hữu Chiến đãdành thời gian quý báu tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, động viên dé tôi có thé hoànthành được quyền luận văn này Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hang vàTh.S Đoàn Thị Hương đã đóng góp những ý kiến quý giá giúp luận văn của tôi

Trang 5

MỤC LỤC

096710001355 5

1 Lý do chọn đề tài - ¿5s xe kEE9E1EE1211211211111111111111 121111111111 re 5

2 Nbigém VU NGHIEN CUU 1 6

CHUONG 1: MOT SO VAN DE CO SO LY LUAN VE TRAM CAM VALIEU PHAP NHAN THUC - HANH VI -2¿©2+2++2zE++EEzvrrxrzrxerrseee 7

1.1 Điểm luận về trầm CAML ccceccecccccssessseesesseessessessessecssessessecssssssssesseesessseeseess 71.1.1 Nghiên cứu dich HẾ - - s5 keEk+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEET1E11111111 1111111 cre 71.1.2 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ©5- 5s cs+cs+ss lãi1.2 Các khái niệm trầm cảm 2-2 2 + £+EE+EE£EE£EEESEEEEEEEEErEerEkrrkrrkerreee l61.2.1 Khái niệm VỀ trim CGM 5:55 22EEt2EEEt2EEttSEEvtSEEtttrktrsrtrrrrrrrrek l6

1.2.2 Đặc điểm lâm sàng của rồi loạn tram cảm ở người trưởng thành 18

1.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán trm CAM vescecescesscessesvsssesssssesessessessessesessssesessessessessessess 21

1.2.4 Lý thuyết VỀ fFẪNH CỔIH 55c StEEEEEEEEEEEEEEE1E11112112111111111111 1111110.22

1.3 Phương pháp đánh giá và can thiệp - - 2 Ă St ssnrereirrrrrrrrerres 24 L.3.1 Phuong php AGN SiG n7n nổ nốeố.ốố 24 1.3.2 Liệu pháp nhận thức hành vi và các kỹ thuật trị lIỆM -«<<<<<++<+ 27

1.4 Một số đặc điểm của hình thức trị liệu trực tuyến 5-5 5+: 30

TIỂU KET CHUONG l 22:-22222222+222EEEt2E tre 33

CHUONG 2 ĐÁNH GIÁ VA CAN THIỆP MOT TRƯỜNG HOP TRAM

CAM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THANH 00 cccssssssssssesssssessssssecessseseesseeessnesessneesees 34

2.1 Thông tin chung về thân chủ - 2 2 2 S£SE£EE+EE£EEEEEZEErEerkerkerxrrkrree 342.2 Các vấn đề đạo đức -:- s22 22 x2122121121111211211211111 11 xe 34

2.3 DAM 8.0 nh 34 2.2.1 a7 na nốn 34

2.2.2 Kết quả đánh giá - 55+ SESEStÉEEEEE2E12112111E112111111111211 1111111 re 41

2.2.3 Định hình trường hỢP - cv 45

2.3 Lập kế hoạch can thiỆp - ¿22 S SESE2 E2 1EEEE211211221 7121121111,47

2.4 Thực hiện can thiỆp - - SH HH HH ng Hệ 49

Trang 6

2.4.1 Giai đoạn 1: Thiết lập moi quan hệ lâm sàng, đánh giá vấn dé của TC 49

2.4.2 Giai đoạn 2: Can thiệp tâm lý nhằm giảm các triệu chứng trầm cảm 58

2.5 Đánh giá hiệu qua can thiỆp cecceececcecceseeseeeeeeeeaeceeeeeeeeeaeeaeeaeeas 92 2.5.1 Lựa chọn cách thức/công cụ đánh GÏÁ ch re 92

2.5.2 Kết quả đánh giá 2-52 ©5e+E< EEEESE SE EE12211211111211211211.1 1111k 932.6 Kế hoạch sau khi báo cáo luận văn 2-© 222 x+cxczEzrxerxrrrerex 95

2.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp -2 2-©52Se+ctcrxerErrrerxerkrrex 95

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-52 E2 E22 E212 1 EEEEEEerrrrrrerree 96TÀI LIEU THAM KHAO 2- 2256 2SE+EESEEC2EEEEEEEEEEEEECEEEEEEErkrrkrrrreee 97

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEUBang 1: Mô tả các van đề của TC

Bang 2 : Đối chiếu triệu chứng của TC với Rối loạn tram cảm của TC theo ICD-10Bảng 3 : Đối chiếu triệu chứng của TC với Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai

đoạn vừa (F33.1) của TC theo ICD-10

Bảng 4: Mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình trị liệu

Bảng 5: Bảng theo dõi điểm cảm xúc của TC

Bảng 6: So sánh kết quả can thiệp qua đánh giá bằng trắc nghiệm tâm lý

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đô: Sự môi quan hệ giữa nhận thức với cảm xúc, hành vi và cơ thê

Trang 8

DANH MỤC CHU VIET TAT

CBT

BTVN

HV

Tổ chức Y tế thé giới WHOCâm nang Chân đoán và Thống kê Rối loạn tâmthan (Diagnostic and Statistical Manual of

Mental Disorders)

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một bệnh

truyền nhiễm do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra

PHQ-9 (Patient Health Questionnaire-9)

Trang 9

MO DAU

1 Lý do chọn đề tàiRối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự rỗi loạn đáng kế về mặt lâm sangtrong nhận thức, điều chỉnh cảm xúc hoặc hành vi của một cá nhân, nó thường liên

quan đến sự đau khổ hoặc làm suy yếu trong các hoạt động sống quan trọng Vào

năm 2019, cứ 8 người thì có 1 người, tương đương 970 triệu người trên thé giới có

vấn đề về các rối loạn tâm thần, trong đó có khoảng 280 triệu người đang chung

sống với chứng tram cảm (WHO, 2022) Vào năm 2020, số người mắc rối loạn nàytăng lên đáng kể do đại dich COVID-19

Mặc dù trầm cảm có thê và thực sự ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi

tầng lớp xã hội, nhưng nguy cơ bị tram cảm cũng có thé tăng lên do nghèo đói, thất

nghiệp, các sự kiện trong cuộc sông như cái chết của người thân hoặc mối quan hệ tan

vỡ, bệnh tật và các van đề về thé chat do sử dụng rượu và ma túy (Ahmed et al., 2017)

Rối loạn trầm cảm chủ yếu khác với sự thay đổi tâm trạng thông thường vànhững phản ứng cảm xúc ngắn ngủi đối với các thách thức trong cuộc sống hàngngày Đặc biệt, khi tái phát với cường độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, trầm cảm có

thể trở thành một tinh trạng sức khỏe nghiêm trọng Nó có thé khiến người bị ảnh

hưởng phải chịu đựng rất nhiều và hoạt động kém trong công việc, trong học tập và

trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè Ở mức tồi tệ nhất, rối loạn tram cảm cũng

được biết đến là yếu t6 nguy cơ chính dẫn đến các hậu qua gây tử vong như tự sát

(Moitra et al., 2021).

WHO (2021) ước tính có 5% số người trưởng thành bi tram cam, và đồng thờinhững trải nghiệm bat lợi trong thời thơ au làm tăng tỷ lệ trầm cảm và hành vi tự sát

ở nhóm đối tượng này Ở Anh vào năm 2022, cứ 6 người (16%) thì có khoảng 1

người từ 16 tuổi trở lên báo cáo có các triệu chứng tram cảm từ trung bình đếnnặng, là nhóm tuôi có tỷ lệ người mắc rất cao khi so sánh các nhóm tuôi khác Đồng

thời bởi đặc trưng của người trưởng thành là lực lượng lao động chính trong xã hội nên nêu gặp phải rôi loạn trâm cảm sẽ ảnh hưởng đên chât lượng công việc, sự hài

Trang 10

hòa trong mối quan hệ của cá nhân nói riêng, chất lượng nguồn lao động, và xa hơn

là sức khỏe cộng đồng của toàn xã hội

Nhận thấy, so với tính nghiêm trọng của tram cảm, mức độ được điều trị tram

cảm là rất thấp, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thấp Tuy

nhiên, ngay cả ở các quốc gia có thu nhập cao, nơi tỷ lệ điều trị trong đối cao hơn,

nhiều cá nhân đã không nhận được mức độ chăm sóc phù hợp với các khuyến nghị

hướng dẫn thực hành (Moitra et al., 2021).

Ở Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, tỷ lệ mắc 10 chứng rốiloạn tâm thần phô biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảmchiếm 2,45% (WHO) Tuy nhiên việc tiếp cận với việc điều trị tâm lý còn nhiều trởngại do thành kiến về các rối loạn tâm thần, do sự nghi ngờ tính hiệu quả với mộtngành nghề còn khá mới mẻ, hay do lo ngại sự kỳ thị, xa lánh của những người

xung quanh.

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minhhiệu quả của trị liệu tâm lý đến việc giảm các triệu chứng của tram cảm Hiệu quảcủa liệu pháp tâm lý đối với chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình cũng tương đương

với hiệu quả của liệu pháp được lý và việc điều trị kết hợp sẽ hiệu quả hơn so với

liệu pháp tâm lý đơn thuần và liệu pháp dược lý đơn thuần (Cuijpers, Andersson,

Donker, & Van Straten, 2011)

Vì vậy, tôi nhận thấy việc đánh giá và trị liệu tâm lý với những cá nhân bịtrầm cảm là quan trọng và cần thiết nên tôi lựa chọn đề tài “Trị liệu tâm lý chotrường hợp người trưởng thành có triệu chứng trầm cảm”

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- _ Điểm luận một số vấn đề lý luận liên quan đến rối loạn trầm cảm

-_ Thực hện đánh giá tâm ly cho một trường hợp thân chủ tuổi trưởng thành

- Áp dụng trị liệu theo tiếp cận nhận thức — hành vi đối với trường hop thân chủ

— _ Đánh giá hiệu quả can thiệp của liệu pháp nhận thức - hành vi với trường hợp

nghiên cứu.

- Đưa ra kết luận và khuyến nghị cho ca lâm sàng

Trang 11

CHUONG 1: MOT SO VAN DE CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TRAM CAM VA

LIEU PHAP NHAN THUC - HANH VI

1.1 Điểm luận về tram cảm1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ

Theo Viện đo lường và đánh giá sức khỏe, ước tính có khoảng 3,8% dân số bịtram cảm, bao gồm 5% người trưởng thành (4% ở nam và 6% ở nữ) và 5,7% người

lớn trên 60 tuổi Khoảng 280 triệu người trên thế giới bị trầm cảm (WHO, 2023)

Nghiên cứu về Mức độ phổ biến của chứng rối loạn trầm cảm hiện nay ở 27quốc gia châu Âu từ năm 2013 đến 2015 đã đưa ra một số kết quả rằng tỷ lệ rối loạntram cảm ở châu Au là 6,38%, trong đó 4,89% đối với nam giới và 7,74% đối với

nữ Các phân nhóm có tỷ lệ rỗi loạn tram cảm hiện nay cao nhất thường là ở những

người lớn tuổi (tuổi >75), sinh ra ở một quốc gia không thuộc Châu Âu, sông ở khu

vực đông dân cư, mac bệnh lâu năm, bị hạn chế nghiêm trọng trong hoạt động, và

có chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 kg/m2 trở lên hoặc 18,5 kg/m2 trở xuống, hút thuốchàng ngày và ít vận động Ngoài ra, tỷ lệ trầm cảm có xu hướng giảm khi thu nhập

và trình độ học vấn tăng lên

Ty lệ rối loạn tram cảm hiện nay theo quốc gia trong khu vực Châu Âu giaođộng từ 2,56% ở Slovakia đến 10,33% ở Iceland Và tỷ lệ này ở phụ nữ cao hơn namgiới, cả về tong thé và ở tất cả các quốc gia, với sự khác biệt rõ ràng về giới tính trong

tỷ lệ mắc bệnh ở tat cả các quốc gia ngoại trừ Phan Lan (4,86% đối với nam giới và5,59% đối với nữ) và Croatia (3,08% đối với nam và 3,38% đối với nữ) Sự khác biệt

về giới trong tỷ lệ mac ching rỗi loạn tram cảm hiện nay đặc biệt nổi bật ở Iceland và

Bỏ Đào Nha, với tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp đôi so với nam giới Về mặt địa lý,

các quốc gia ở Tây Âu có tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm hiện tại cao hơn đáng kế

so với các quốc gia ở các khu vực khác của Châu Âu (Arias-de la Torre et al.,

2021a).

Một bài nghiên cứu dữ liệu về giai đoạn tram cảm chủ yếu từ mười quốc gia

có thu nhập cao (Bỉ, Pháp, Đức, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, TâyBan Nha, Hoa Kỳ) và tám quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình (Brasil (São

Trang 12

Paulo), Colombia, An Độ (Pondicherry), Trung Quốc (Shenzhen), Lebanon,

Mexico, Nam Phi, Ukraine) dựa trên các tiêu chí phát triển của Ngân hàng Thế giới

đã ước tính tỷ lệ mắc giai đoạn trầm cảm trung bình trong đời và 12 tháng của giaiđoạn tram cảm chủ yếu là 14,6% và 5,5% ở mười quốc gia có thu nhập cao và

11,1% và 5,9% ở tám quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình Tuổi khởi pháttrung bình được xác định hồi cứu là 25,7 ở các nước có thu nhập cao và 24,0 ở cácnước có thu nhập thấp đến trung bình Suy giảm chức năng có liên quan đến sự xuất

hiện của giai đoạn trầm cảm Tỷ lệ nữ:nam là khoảng 2:1 Ở các quốc gia có thunhập cao, tuôi trẻ hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh trong 12 tháng cao hơn;ngược lại, ở một số quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình, tuổi càng cao thì khảnăng mắc giai đoạn trầm cảm càng cao

Ở Mỹ, số liệu về trầm cảm ở người trưởng thành năm 2019 cho thấy rằng,

21,8% phụ nữ gặp phải các triệu chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng

trong 2 tuần qua, cao hơn so với nam giới (15,0%) Mức độ nghiêm trọng của cáctriệu chứng trầm cảm trong 2 tuần qua thay đôi theo độ tuổi Tổng tỷ lệ phần trăm

người trưởng thành có các triệu chứng tram cảm ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng

trong 2 tuần qua cao nhất ở những người ở độ tuổi 18-29 (21,0%) và thấp nhất ởnhững người ở độ tuổi 30-44 (16,8%) Tỷ lệ người trưởng thành có các triệu chứngtrầm cảm nhẹ cao nhất ở những người trong độ tuổi 18-29 (13,9%), tiếp theo là

những người từ 65 tuổi trở lên (12,0%) và thấp nhất ở những người ở độ tuổi 45-64

(10,7%) và 30-44 (10,3%) Ty lệ người trưởng thành có các triệu chứng trầm cảmvừa phải cao hơn ở những người ở độ tuổi 45-64 (4,5%) so với những người ở độtuổi 30-44 (3,8%) và những người từ 65 tuổi trở lên (3,8%) Sự khác biệt quan sátđược giữa người trưởng thành ở độ tuổi 18-29 (4,4%) và nhóm tuôi lớn hơn là không

đáng kê Tỷ lệ người trưởng thành có các triệu chứng tram cảm nghiêm trọng không

thay đổi đáng kế theo độ tuổi và là 2,7% ở những người ở độ tuổi 18-29, 2,7% ởnhững người ở độ tuôi 30-44, 3,1% ở những người ở độ tudi 45-65 và 2,6% ở những

người ở độ tuổi 65 trở lên Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm

cảm ở tất cả các mức độ nghiêm trọng hơn nam giới (Villarroel & Terlizzi, 2019)

Trang 13

Rối loạn tram cảm chủ yếu là một rỗi loạn liên quan đến cảm xúc, nó không

chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng trong cuộc sống, nghiêm trọng nhất

đó là nguy cơ liên quan đến tự tử ở giai đoạn trầm cảm nặng

Ở Anh, tự tử hiện là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất ở nam thanh niên

trong độ tuổi từ 25 đến 34 Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng mặc dù các

yêu tổ như học hành kém, nghèo đói và thất nghiệp là quan trọng, nhưng các yếu tốnguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử trong nhóm này có tiền sử bệnh tâm thần và tiền sửgia đình có người tự tử hoặc bệnh tâm thần (Agerbo et al., 2002) Trong một nghiêncứu khám nghiệm tâm lý về tự tử hoàn toàn ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 24,

Houston và cộng sự 2001 phát hiện ra rằng 19 trong số 27 cá nhân (70%) mắc bệnh

tâm thần và tram cảm là chân đoán phố biến nhất, ảnh hưởng đến 15 (56%) nhữngngười được nghiên cứu Tám cá nhân (30%) mac chung rỗi loan nhân cách và chín

người (33%) mắc chứng rối loạn tâm thần kèm theo Điều đáng chú ý là rất ít trong

số những người trẻ tuổi này được chăm sóc tâm thần trước khi họ qua đời (Houston

et al., 2001).

Ngoài ra, sự tiến triển của rối loạn trầm cảm có thê làm gia tăng khả năng rối loạn

tiền triển thành rối loạn lưỡng cực Một sé nghiên cứu cho thấy, rỗi loạn tram cảm bắt

đầu ở tuổi dậy thì là một dấu hiệu rõ ràng cho chứng rỗi loạn lưỡng cực, ít nhất mộtphần ba trẻ em bị trầm cảm sẽ phát triển chứng rối loạn lưỡng cực khi trưởng thành

(Geller et al., 2001).

Ngoài những trải nghiệm chủ quan của những người bị trầm cảm, tác động đốivới hoạt động xã hội và nghề nghiệp, sức khỏe thé chat va tỷ lệ tử vong là rất lớn

Bệnh tram cảm làm suy giảm tình trang sức khỏe nhiều hơn so với các bệnh cơ thé

mãn tính chủ yếu: đau thắt ngực, viêm khớp, hen suyén và tiêu đường (Moussavi et

al., 2007) Các tác động về cảm xúc, động lực và nhận thức làm giảm đáng kế khảnăng làm việc hiệu quả của một người, dẫn đến thiệt hại về thu nhập cá nhân và gia

đình cũng như mat đóng góp cho xã hội về doanh thu thuế và kỹ năng việc làm Các

tác động xã hội lớn hơn bao gồm: phụ thuộc nhiều hơn vào phúc lợi xã hội, đánh mất

lòng tự trọng và sự tự tin; suy giảm khả năng giao tiếp xã hội, bao gồm giảm khả

Trang 14

năng giao tiếp và duy trì các mối quan hệ trong thời gian mắc bệnh với các tác động

kích thích sau một giai đoạn bệnh; và suy giảm lâu dài trong hoạt động xã hội, đặc

biệt là đối với những người mắc chứng rối loạn mãn tính hoặc tái phát (National

Collaborating Centre for Mental Health (UK), 2010)

Xuất hiện vào cuối năm 2019, đại dich Covid-19 đã khiến cho sức khỏe thé chất

và tinh thần của cả thé giới chao đảo Nghiên cứu về ty lệ và gánh nặng toàn cầu của

rồi loạn tram cảm và lo âu ở 204 quốc gia va vùng lãnh thé vào năm 2020 do dai dịch

COVID-19 đã đưa ra hai chỉ số tác động của Covid-19, cụ thé là tỷ lệ lây nhiễm

SARS-CoV-2 hàng ngày và việc giảm khả năng vận động của con người, có liên

quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm chính và rối loạn lo âu Đối

với trầm cảm nặng thì nữ giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn nam giới và nhóm

tuổi trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn nhóm tuổi lớn Nhóm nghiên cứu ước tính rằngnhững địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch vào năm 2020, được đo bằng

mức giảm khả năng vận động của con người và tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 hàng

ngày, có tỷ lệ mac chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu gia tăng nhiều nhất Vaước tính có thêm 53,2 triệu trường hợp mắc chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng

trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 Đại dịch này đã tạo ra sự cấp bách ngày càng

tăng để tăng cường hệ thống sức khỏe tâm thần ở hầu hết các quốc gia

Tại Việt Nam, nghiên cứu về “Thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12 tại 2

trường trung học phô thông của thành phố Thái Bình năm 2020” của Ngô Văn Mạnh

và Phạm Thị Hương Ly khi sử dụng thang Dass 21 để sàng lọc các triệu chứng củatram cảm, lo âu Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ học sinh có biểu hiện tram cảm là 60,0%,trong đó đa số học sinh tram cảm mức độ vừa chiếm tỷ lệ 24,2%, mức độ nhẹ 13,3%,mức độ nặng có tỷ lệ 10,3%, mức độ rất nặng 12,2% Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh nữnhiều hơn so với học sinh nam (65,5% với 54,7%) (Ngô Văn Mạnh & Phạm Thị

Trang 15

25,1%, trầm cảm mức độ nặng: 7,1%, rat nang: 8,4% Cac yếu tố liên quan đến

nguy cơ tram cảm ở sinh viên là: khó khăn với tai chính, khó khăn với học trựctuyến và Covid-19, lo lắng răng mình có khả năng mắc bệnh, sợ hãi về nhà vì cókhả năng lây nhiễm bệnh cho gia đình, Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực có thê tácđộng đến sự nghiệp trong tương lai, lo ngại vì việc học tập hoặc các hoạt độngngoại khóa bị gián đoạn (Phan Nguyệt Hà & Trần Thơ Nhị, 2022)

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 449 người từ 18-60 tuổi tại quậnNinh Kiều, thành phố Cần Thơ từ tháng 9/2016 đến 6/2017 Tram cảm được đo lườngdựa trên thang điểm PHQ-9 ghi nhận 16% đối tượng tham gia nghiên cứu mắc trầm cảm,

với điểm cắt từ 5 trở lên Có 76,4% đối tượng trầm cảm nhẹ; 18,1% vừa; 4,1% nặng vừa;

1,4% nặng (Nguyễn Tan Đạt et al., 2021)

Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ trong khi mang thai là 5% và trầm cảm sau sinh là8,2% Ty lệ mới mắc tram cảm sau sinh là 6,5% Các triệu chứng đặc trưng và phôbiến của trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh lần lượt bao gồm: phụ nữ cảmthấy buồn chán/trầm uất, rầu rĩ (18,8% và 19,1%); khó có hứng thú trong các hoạtđộng hàng ngày (18,4% và 13,0%); thấy dễ dàng bị mệt mỏi (58,7% và 22,9%);cảm giác trách ban thân không lý do (20,4% và 28,7%); rối loạn giấc ngủ (32,8% va38,2%) (Trần Thơ Nhị, 2018)

Như vậy, theo các nghiên cứu trên, tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu đang ởmức cao và sự ảnh hưởng đến các nhóm lứa tuổi khá rộng, tram cảm ở trẻ em vị thànhniên đang có xu hướng gia tăng Nhóm lứa tuổi người trưởng thành trẻ và người cao tuổihiện tại đang là những nhóm dẫn đầu về tỷ lệ mắc bệnh Bên cạnh đó, số liệu liên quan

đến việc tìm kiếm sự trợ giúp về vấn đề tinh thần khi mắc bệnh hiện tại vẫn rất thấp

1.1.2 Nghiên cứu về các yếu tô ảnh hưởng đến tram cảm

Sự khác biệt lớn trong biểu hiện, quá trình và kết quả của các bệnh tram cảm

được phản ánh trong bề rộng của các giải thích lý thuyết về căn nguyên của chúng,bao gồm di truyền, sinh hóa, nội tiết và sinh lý thần kinh, tâm lý và xã hội Sự nhấnmạnh vào các lý thuyết nhân quả về thể chất và đặc biệt là nội tiết đã được khuyếnkhích bởi quan sát rằng một số bệnh thực thé làm tăng nguy cơ tram cảm, bao gồmbệnh tiểu đường, bệnh tim, cường giáp, suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison

11

Trang 16

và vô kinh do tăng prolactinaemia Những tiến bộ trong chụp ảnh thần kinh đã củng

cô ý tưởng coi trầm cảm là một rồi loạn về cấu trúc và chức năng của não, và nhữngphát hiện tâm lý học nhắn mạnh tầm quan trọng của các quá trình nhận thức và cảm

xúc (National Collaborating Centre for Mental Health (UK), 2010).

vé yéu t6 di truyén, tinh loan than kinh (neuroticism) được định nghĩa là một

điểm dễ bị tổn thương, một trong 5 đặc điểm tính cách lớn, thường được định nghĩa

là xu hướng lo lắng, trầm cảm, nghỉ ngờ bản thân và những cảm giác tiêu cực khác,

là một đặc điểm tính cách có thể di truyền và có liên quan tích cực với chứng trầm

cảm (Smith & Blackwood, 2004).

Tiền sử gia đình mắc bệnh trầm cảm và những trải nghiệm đầu đời như mối quan

hệ cha mẹ con cái không tốt đẹp, hôn nhân không hòa thuận và ly hôn, bị bỏ rơi về théchất và lạm dụng tình dục gần như chắc chắn làm tăng nguy cơ trầm cảm của một người

trong cuộc sống sau nay (Fava & Kendler, 2000)

Lạm dụng thé chất, tình cảm và tình dục thời thơ ấu được coi là yếu tố rủi roquan trọng cho sự phát triển của một loạt các rối loạn tâm thần trong cuộc song

trưởng thành và ngày càng được công nhận là quan trọng trong bệnh lý tâm lý ở

tuôi trưởng thành sớm Những trải nghiệm đau thương có thé cản trở sự phát triển

bình thường về cảm xúc và tâm lý, kết quả là những người bị lạm dụng hoặc bị bỏrơi thường phải vật lộn dé giải quyết các nhiệm vụ trưởng thành của tuổi vị thànhniên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành (Smith & Blackwood, 2004)

Những van đề liên quan đến việc bi bạo hành về thé chất, tinh than, hay lạm dụngtình dục trong quá trình mang thai hay sau khi sinh cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc trầmcảm ở nhóm đối tượng này Ngoài ra, ở những phụ nữ có trầm cảm trong khi sinh, người

ta phát hiện một số yếu tố liên quan khác bao gồm: có tiền sử bị thai chết lưu, không

được gia đình hỗ trợ trong khi mang thai, lo âu trong khi mang thai Đồng thời đối với

phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh, độ tuổi, trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ bị tram

cảm càng cao; những yếu tố khác như chéng thích con trai, tuổi mang thai lần đầu trên20; sinh non dưới 37 tuần; phụ nữ bị tram cảm trong khi mang thai và không được hỗ trợ

sau sinh có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh nhiều hơn (Trần Thơ Nhị, 2018)

12

Trang 17

Mức độ quan tâm của bố mẹ, thầy cô dành cho nhóm đối tượng trẻ em và vị

thành niên cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ mắc trầm cảm Những học sinh nhậnđược quan tâm của bố mẹ ở mức độ tốt có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm chỉ bằng0,53 lần so với nhóm nhận được sự quan tâm mức độ bình thường Những học sinhhiếm khi nhận được sự quan tâm của thầy cô có nguy cơ mắc rồi loạn cao gap 2,61lần so với nhóm thường xuyên nhận được sự quan tâm của thầy cô Đồng thời, áplực học tập, ám ảnh về thành tích khiến học sinh có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp2,93 lần so với đối tượng không có áp lực (Ngô Văn Mạnh & Phạm Thị Hương Ly,

2021).

Vai trò của hoàn cảnh xã hội chăng hạn như nghèo đói, vô gia cư, thất nghiệp

và bệnh mãn tính về thé chất hoặc tinh thần cũng góp phan trong việc làm tăng

nguy cơ trầm cảm (Arias-de la Torre et al., 2021b; Smith & Blackwood, 2004)

Sử dung ma túy và rượu ở tuôi thiếu niên là những yếu tố rủi ro quan trọng

cho sự phát triển của rối loạn cảm xúc ở tuổi trưởng thành sớm và có khả năng làmphức tạp quá trình trầm cảm lâu dài Trong một nghiên cứu kéo dài 5 năm trên 155phụ nữ vị thành niên, Rao và cộng sự (Rao et al., 2000) đã phát hiện ra rằng 19%

mắc chứng rỗi loan sử dụng chất kích thích và việc sử dụng chất kích thích đó là

dấu hiệu cho sự xuất hiện trầm cảm sau này Ngược lại, khi theo dõi 274 thanh thiếuniên trước đây từng bị tram cảm đến tuổi 24, thì hai phần ba đã trai qua một giaiđoạn tram cảm khác và một phần ba còn lại chưa từng trải qua, 77% được phát hiệnmắc chứng rối loạn lạm dụng chất kích thích (Lewinsohn et al., 2000) Điều này cho

thấy rằng một giai đoạn tram cảm ở tuổi thiếu niên, hoặc chân đoán lạm dụng chất

gây nghiện, là cơ hội dé can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa tái phát cả hai rối loạn này

trong cuộc sống sau này

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng các triệu chứng của tram cảmđến từ yếu tố tiền sử mắc các rối loạn tâm thần trong gia đình, nhân cách hướng nội,nhạy cảm, cầu toàn, chi li Bản thân khách thé mắc các bệnh cơ thé nặng, mãn tinh;

có mức thu nhập thấp; có những trải nghiệm bat lợi thời thơ ấu; sử dụng chất gâynghiện và các yêu tố thuộc về bối cảnh gia đình như ly hôn, gia đình xung đột cũng

13

Trang 18

là những tác nhân ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển rối loạn Ở trẻ em và vịthành niên, ngoài những yếu tố kể trên, bởi đặc trưng liên quan đến các hoạt độngđặc trưng của nhóm lứa tuổi, sức khỏe tinh thần của trẻ còn dé bị ảnh hưởng bởi áp

lực học tập, thất bại, khó khăn trong các mối quan hệ bạn bè.

1.1.3 Nghiên cứu về điều trị tram cảm Hiệu quả của liệu pháp Tâm động học

Nhiều nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp tâm động học dài ngày với cácliệu pháp khác cho răng các đối tượng được điều trị bằng phân tâm học cho biết họgặp ít vấn đề giữa các cá nhân hơn, tự đối xử với bản thân theo cách hòa đồng hơnngay sau khi điều trị và có xu hướng cải thiện các triệu chứng trầm cảm và các vấn

đề giữa các cá nhân trong quá trình theo dõi so với những bệnh nhân được điều trị

bang liệu pháp tâm động học và/hoặc CBT Liệu pháp phân tâm hoc là một phương

pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tram cảm nặng, đặc biệt là về lâu dài Các đặc điểm

noi bật của kỹ thuật phân tâm học (ví dụ: tập trung vào giấc mơ, tưởng tượng, trảinghiệm tình dục hoặc ký ức thời thơ ấu của bệnh nhân) có thé đóng một vai tròquan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi trị liệu bền vững (Huber et al., 2013;

dẫn và liệu pháp kích hoạt hành vi Sự khác biệt giữa các loại tri liệu tâm lý là

không đáng kể Hiệu quả của liệu pháp tâm lý đối với chứng tram cảm nhẹ đến

trung bình cũng tương đương với hiệu quả của liệu pháp dược lý và việc điều trịkết hợp sẽ hiệu quả hơn so với liệu pháp tâm lý đơn thuần và liệu pháp được lýđơn thuần Tâm lý trị liệu không chỉ có hiệu quả đối với người lớn bị trầm cảm nói

chung mà còn ở người lớn tuổi, phụ nữ bị tram cảm sau sinh, bệnh nhân mắc các

rôi loạn nội khoa nói chung, bệnh nhân nội trú, bệnh nhân được chăm sóc ban đâu,

14

Trang 19

bệnh nhân trầm cảm mãn tinh và tram cảm dưới ngưỡng (Cuijpers, Andersson,

Donker, & van Straten, 2011).

Một nghiên cứu so sánh hiệu quả của thuốc chống trầm cảm với liệu phápnhận thức trong trầm cảm từ trung bình đến nặng trong một thử nghiệm có đốichứng với giả dược trên 240 bệnh nhân ngoại trú, từ 18 đến 70 tuổi, mắc chứng rốiloạn tram cảm nặng từ trung bình đến nặng đã phát hiện ra rang sau 8 tuần điều trị,

tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với thuốc là 50% và tương ứng với trị liệu nhận thức hành

vi là 43% thể hiện qua sự thuyên giảm các triệu chứng Cả hai nhóm điều trị băngthuốc và nhận thức hành vi đều có những tiến triển tốt hơn một cách có ý nghĩathống kê so với nhóm sử dụng thuốc vờ Các phép phân tích thống kê sau 8 tuầncũng kết luận hiệu lực của trị liệu nhận thức cao hơn hiệu lực điều trị thuốc Tuynhiên sau 16 tuần, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với tri liệu nhận thức hành vi là 58%,

trong khi đó tỷ lệ đáp ứng với thuốc là 46% Trị liệu nhận thức hành vi cũng có hiệu

lực cao hơn trong việc duy trì sự tham gia của bệnh nhân vao quá trình điều trị, bêncạnh đó mức độ hiệu quả này có thể phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm hoặc

chuyên môn của nhà trị liệu (DeRubeis et al., 2005).

Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra trị liệu nhận thức hành vi là biện

pháp can thiệp tâm lý được đánh giá cao nhất đối với chứng trầm cảm đơn cực ở

ca nam và nữ (Spendelow, 2015b) Tram cảm có thé được điều trị hiệu quả bằngsáu đến tám buổi trị liệu tâm lý, đặc biệt là liệu pháp hành vi nhận thức và liệu

pháp tập trung vào giải pháp (Nieuwsma et al., 2012) Và CBT cũng là phương

pháp điều trị hiệu quả dé giam tram cam va lo lang ở bệnh nhân mắc bệnh timmạch và được khuyến nghị nên được xem xét trong chăm sóc lâm sàng tiêu chuẩn

(Reavell et al., 2018).

Một nghiên cứu của Trần Thành Nam về đánh giá hiệu quả tăng cường liệu phápkích hoạt hành vi trên bệnh nhân trầm cảm điều trị thuốc cho thấy sau 6 tuần can thiệp(hết liệu trình kích hoạt hành vi) các triệu chứng lo âu tram cảm của nhóm can thiệpđều giảm ấn tượng so với nhóm đối chứng Sau 18 tuần can thiệp, sự khác biệt giữa các

hệ số điểm lo âu, trầm cảm ở nhóm can thiệp vẫn duy trì ở mức thấp so với nhóm đối

15

Trang 20

chứng Ngược lại mức độ kích hoạt hành vi và tình trạng sức khỏe cá nhân của nhóm

can thiệp cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng Nghiên cứucũng cho thấy rằng liệu pháp kích hoạt hành vi kết hợp với thuốc có hiệu quả trongviệc phòng tái phát cho bệnh nhân tram cảm vì nó vẫn duy trì được hiệu quả trị liệu tích

cực sau khi kết thúc can thiệp trị liệu 12 tuần (Trần Thành Nam, 2016)

Nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng liệu pháp kíchhoạt hành vi kết hợp với amitriptyline tại 4 xã/phường, tỉnh Khánh Hòa cũng cóchung nhận định về hiệu quả của kỹ thuật kích hoạt hành vi Liệu pháp kích hoạthành vi kết hợp amitriptyline có hiệu quả hơn amitriptyline đơn thuần trong việclàm giảm mức độ trầm cảm ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu; làm tăng mức hành

vi kích hoạt ở thời điểm sau 6 tuần điều trị; giúp làm giảm liều amitriptyline dùng

trong điều trị trầm cảm (Đặng Duy Thanh, 2019)

Các luận văn về việc áp dụng các liệu pháp nhận thức, liệu pháp CBT của tác

giả Nguyễn Thị Hạ và Lê Thị Hong Nga cho những trường hợp tram cảm đã khangđịnh những tác dụng của liệu pháp trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm nhưcải thiện giấc ngủ, vị giác, tăng khí sắc và các mối quan tâm, đồng thời được xây

dựng lại và củng cố những suy nghĩ phù hợp hơn thay vì những suy nghĩ tự dé lỗi,

bi quan (Lê Thị Hồng Nga, 2019; Nguyễn Thị Hạ, 2019)

Dựa trên các nghiên cứu trong nước và quốc tế, chúng ta nhận thấy rằng cónhiều liệu pháp dé điều trị cho rối loạn tram cảm, tuy nhiên liệu pháp CBT có hiệuquả được đánh giá cao trong việc cải thiện các triệu chứng tram cảm, đặc biệt làtrầm cảm nhẹ và trung bình Đồng thời, việc kết hợp liệu pháp CBT với điều trịbằng thuốc được xem là một phương pháp làm tăng hiệu quả hơn nhiều so với sử

dụng một phương pháp.

1.2 Các khái niệm trầm cảm1.2.1 Khái niệm về tram cảmThuật ngữ rỗi loan tram cảm chủ yếu lần đầu tiên được giới thiệu bởi các bác

sĩ lâm sang ở Hoa Ky trong những năm 1970 Tình trạng này chính thức trở thành

một phần của DSM-III vào năm 1980 Phiên bản hiện tại của hướng dan chân đoán

16

Trang 21

là DSM-5 và là một trong những công cụ chính được sử dụng trong chan đoán rối

loạn trầm cảm

Theo Từ điển trực tuyến của hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ APA, tram cảm

là trạng thái cảm xúc tiêu cực, từ bất hạnh và bất mãn đến cảm giác buồn bã, biquan và tuyệt vọng cực độ, cản trở cuộc sống hàng ngày Nhiéu thay đổi về théchất, nhận thức và xã hội cũng có xu hướng xảy ra đồng thời, bao gồm thay đổi

thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ, thiếu năng lượng hoặc động lực, khó tập trung

hoặc khó đưa ra quyết định và rút lui khỏi các hoạt động xã hội Đó là triệu chứng

của một số rối loạn sức khỏe tâm thần Trầm cảm là nỗi buồn hoặc sự tuyệt vọngtột độ kéo dài hơn nhiều ngày Nó cản trở các hoạt động của cuộc sống hàng ngày

và có thể gây ra các triệu chứng thể chất như đau, giảm hoặc tăng cân, rỗi loạngiấc ngủ hoặc thiếu năng lượng Những người bị tram cảm cũng có thé bị mat khả

năng tập trung, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức và thường xuyên có ý nghĩ

về cái chết hoặc tự sát

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thé giới (WHO) tram cảm là một rối loạn

tâm than pho biến, được đặc trưng bởi nỗi buồn dai dang và mat hứng thú với các

hoạt động trước đây yêu thích, kèm theo việc không thé thực hiện các hoạt độnghằng ngày kéo dài trong ít nhất hai tuần Những người bị trầm cảm thường có một

số biéu hiện như mắt năng lượng, thay đôi cảm giác ngon miệng, mat ngủ hoặc ngủquá nhiêu, lo lắng, thiếu quyết đoán, bồn chồn, cảm giác vô dụng, mặc cảm hoặc vô

vọng, có suy nghĩ tự làm hại hoặc tự sát (Ahmed et al., 2017).

Theo ICD-10, những người bị tram cảm thường có một số biểu hiện như matnăng lượng, thay đổi cảm giác ngon miệng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, lo lắng,khó quyết đoán, bồn ch6n, cảm giác vô dụng, mặc cảm hoặc vô vọng, có suy nghĩ

tự làm hại hoặc tự sát.

Như vậy, thông qua nhiều phân tích, quan điểm về trầm cảm, nhìn chung rối

loạn tram cảm là một rối loạn về cảm xúc được đặc trưng vào trạng thái trầm buồn,mat hứng thú, suy giảm năng lượng làm ảnh hưởng đáng ké đến những hoạt động

17

Trang 22

chức năng hăng ngày và các môi quan hệ, ở mức độ nặng, bệnh nhân có thê có ý

tưởng về việc tự làm hại hay tự tử.

1.2.2 Đặc diém lâm sàng của rồi loạn tram cam ở người trưởng thành

Định nghĩa về người trưởng thànhTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành là người trên 19 tuổitrừ khi luật pháp quốc gia quy định độ tuổi sớm hơn

Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Ngườithành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” Đó là những người đã đến tuôitrưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên Cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn (tính theongày, tháng), còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường; không

bị mắc các bệnh tâm than, mat trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hànhvi Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng dé nhận thức việc mình làm, đủ khả năng

đề làm chủ được hành vi của mình

Như vậy, trong luận văn này, tôi sử dụng khái niệm về người trưởng thành

theo bộ luật dân sự Việt Nam — tức những người trên 18 tuổi và có đủ năng lực

hành vi dân sự.

Đặc điểm lâm sàng của tram cảm ở người trưởng thành

Theo (Lyness, 2023) các đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ở người trưởngthành được thể hiện qua các triệu chứng sau:

- Tâm trạng chán nản — Tâm trạng chán nản (chứng phiền muộn) là một đặcđiểm quan trọng của chứng tram cảm đơn cực (rối loạn tram cảm chủ yếu) và rồi

loạn tram cảm dai dang (chứng loan trương lực) Chứng phiền muộn có thể có nhiều

dang, chang hạn như cảm thấy buồn, vô vọng, chán nản, hoặc “xấu hổ” Những

bệnh nhân có biểu hiện buồn (ví dụ như chảy nước mắt) ban đầu có thé phủ nhận

nỗi buồn và nói rằng họ chỉ cảm thấy lo lắng, hoặc không có cảm xúc Ngoài ra, sựkhó chịu, thất vọng, tức giận hoặc thù địch gia tăng và dai dăng xảy ra ở khoảng50% bệnh nhân bị tram cảm nặng

- Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng — cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn có thể

giảm hoặc tăng trong bệnh tram cảm nặng đơn cực, roi loạn tram cảm dai dang và

18

Trang 23

rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt Một số bệnh nhân phải ép minh ăn, trong khinhững người khác ăn nhiều hơn và có thé thèm ăn những loại thức ăn cụ thể (ví dụnhư đồ ăn vặt và đồ ăn chứa nhiều đường).

- Rối loạn giấc ngủ

+ Mat ngủ lúc ban đầu — Khó đi vào giấc ngủ

+ Mat ngủ giữa chừng — Thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại

+ Mat ngủ giai đoạn cuối — Thức dậy sớm hơn thường lệ va tỉnh táo

+ Ngủ quá nhiều — Ngủ kéo dai vào ban đêm hoặc ngủ ngàyNhiều bệnh nhân tram cảm mô tả giấc ngủ của họ là khó ngủ trở lại nếu tính

và khó bước ra khỏi giường vào buổi sáng

- Mét mỏi hoặc mat năng lượng — Thiếu năng lượng được mô ta là cảm thấymệt mỏi, kiệt sức và bơ phờ Bệnh nhân có thể cảm thấy cần phải nghỉ ngơi trong

ngày, cảm thấy nặng nề ở chân tay hoặc cam thay khó bắt đầu hoặc hoàn thành các

Đối với hầu hết các bệnh nhân tram cảm (đặc biệt là người trẻ tuổi và trung

niên), các triệu chứng nhận thức dễ dàng được phân biệt với các triệu chứng do mê

sảng hoặc sa sút trí tuệ gây ra Rối loạn chức năng nhận thức thần kinh trong bệnhtrầm cảm nói chung là nhẹ, và được đánh dấu bằng những than phiền chủ quan hơn

là những phát hiện khách quan khi thăm khám.

- Kích động hoặc chậm phát triển tâm thần vận động — Các giai đoạn tram cảmchủ yếu có thé bao gồm các rối loạn tâm thần vận động:

+ Kích động — Hoạt động vận động quá mức thường không hiệu qua, lặp đi lặp

lại và kèm theo cảm giác căng thắng bên trong: các ví dụ bao gồm vặn tay, tạo nhịp

độ và bôn chôn.

19

Trang 24

+ Vận động chậm — Toàn bộ cử động cơ thé, suy nghĩ hoặc lời nói đều chậm

lại Âm lượng, sỐ lượng và nhịp dộ của lời nói có thé bị giảm, đồng thời tăng độ trễ

khi trả lời câu hỏi.

Rối loạn tâm thần vận động ít phô biến hơn các triệu chứng khác, nhưng cho

thấy bệnh nhân bị bệnh nặng hơn

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức — Nhận thức về bản thân của bệnh

nhân trầm cảm có thê được đánh dấu bằng cảm giác kém cỏi, thấp kém, thất bại, vô

giá trị và cảm giác tội lỗi không phù hợp Vô giá trị và cảm giác tội lỗi có thé xảy ra

trong tram cảm nặng đơn cực và rỗi loạn trầm cảm dai dang, va thuong biéu hién

bang viéc hiéu sai cdc su kién trung lập hoặc thất bại nhỏ như bằng chứng củanhững thất bại của cá nhân

- Có ý tưởng và hành vi tự sát - Bệnh nhân tram cảm có thé thường xuyên có ý

nghĩ về cái chết hoặc tự tử, và có thể có gắng tự tử Ý tưởng tự tử có thé là thụ động,

với suy nghĩ rằng cuộc sống không đáng sống hoặc những người khác sẽ sống tốt hơnnếu bệnh nhân chết Ngược lại, ý tưởng tự tử chủ động được đánh dấu băng ý nghĩmuốn chết hoặc tự tử, và cho thấy bệnh nhân bị bệnh nặng Ngoài ra, có thê có kếhoạch tự sát, hành động chuẩn bị (ví dụ: chọn thời gian và địa điểm để tự sát, muamột lượng lớn thuốc hoặc súng, hoặc viết thư tuyệt mệnh) và ý định tự sát Tình trạng

tự tử gia tăng bởi sự tuyệt vọng tràn lan (những kỳ vọng tiêu cực về tương lai) và kếtluận răng tự tử là lựa chọn duy nhất dé thoát khỏi nỗi đau tinh than không ngừng và

dir dội.

Tram cảm nặng với các đặc điểm loạn thần có thể bao gồm ảo giác thính giác

bảo (ra lệnh) bệnh nhân tự sát.

Những bệnh nhân tram cảm có tình thực hiện các hành vi tự làm hại bản thân,chăng hạn như cắt hoặc đốt da của họ, có thể nói rằng mục đích của họ là để giảmđau và họ cho rằng vết thương chỉ gây ra tác hại nhẹ đến trung bình Mặc dù bệnhnhân có thể phủ nhận rằng họ có ý định tự sát, nhưng hành vi này (tự gây thươngtích không tự sát) cho thấy bệnh nhân đang bị tram cảm nặng: tự gây thương tích

không tự tử có liên quan đến các nỗ lực tự tử trong đó bệnh nhân có ý định tự sát

20

Trang 25

1.2.3 Tiêu chuẩn chan đoán tram cảmTiêu chuẩn chân đoán Rối loan tram cảm theo ICD 10 của Tổ chức Y tế thégiới (1992) có giá trị lâm sàng dé chân đoán các mức độ RLTC (nhẹ, vừa va nặng),RLTC được xếp tại mục F32 nằm trong phân rối loạn khí sức, RLTC gồm các triệuchứng đặc trưng và phô biến sau:

3 Triệu chứng đặc trung của RLTC

1 Khí sắc trầm

2 Mat quan tâm, hứng thú

3 Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi

7 Triệu chứng pho biến của RLTC

1 Giảm tập trung, chú ý

2 Giảm sút lòng tự trọng và sự tự tin

3 Những ý nghĩ bị tội, không xứng đáng

4 Bi quan tương lai

5.Y tưởng và hành vi tự hủy hoại, hoặc tự sát

6 Rối loạn giấc ngủ

7 Ăn it ngon miệng

Trang 26

Thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu trong giai đoạn RLTC nặng Có các hoangtưởng, ảo giác hoặc sững sờ RLTC (hoang tưởng, ảo giác có thé phù hợp hoặc

không phù hợp với khí sắc)

1.2.4 Lý thuyết về tram cảm

Trong tâm lý học có rất nhiều cách lý thuyết giải thích nguyên nhân dẫn đến

tram cảm Với mỗi trường phái khác nhau có cách lý giải khác nhau Dưới đây là

một số cách tiếp cận dé giải thích về tram cảm

Lý thuyết hành viCác lý thuyết hành vi giải thích sự phát triển và kéo dài của các triệu chứngtram cảm là kết qua của việc suy giảm hoặc mat đi phần thưởng từ môi trường, liênquan đến việc giảm hành vi lành mạnh, các hành vi tram cảm hoặc thụ động đượccủng cô hay trừng phạt các hành vi lành mạnh Nhận thức và hành vi tránh né được

cho là tiền đề quan trọng dẫn đến việc giảm phần thưởng và củng cố tích cực khiến

mọi người dễ bị tram cảm Cấu trúc của sự tránh né có thé được định nghĩa lànhững nỗ lực để ngăn chặn, thoát khỏi hoặc giảm bớt sự tiếp xúc với các kích thíchbên trong hoặc bên ngoài gây khó chịu hoặc ít bổ ích một cách chủ quan Nhữngkích thích này có thé xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm suy nghĩ,

hành vi, cảm xúc, ký ức và tương tác xã hội.

Vào giữa những năm 1974, Peter Lewinsohn (Coyne, 1986) lập luận rằng tramcảm là do sự kết hợp của các yếu tố gây căng thăng trong môi trường của một người

và sự thiếu kỹ năng cá nhân Cụ thé hơn, các yếu tố gây căng thắng từ môi trường

khiến một người nhận được tỷ lệ củng cố tích cực thấp Có ba giả thuyết về việc

thiếu củng có tích cực phát sinh như thé nào:

Thứ nhất, môi trường không cung cấp đủ sự củng có tích cực; Thứ hai, cá

nhân không có được các kỹ năng xã hội cần thiết để nhận được sự củng cố trong

một môi trường mà nó thực sự có săn; Thứ ba, mặc dù cá nhân nhận được sự củng

cố, nhưng họ không thé tận hưởng nó

Điều này dẫn đến những người tram cảm có khí sắc giảm sút, chán nản và thu

hẹp những hành vi có xu hướng được xã hội tán thưởng

22

Trang 27

Lý thuyết nhận thức

Các nhà lý thuyết hành vi nhận thức cho rằng tram cảm là kết quả của nhữngnhận thức không phù hợp, sai lầm hoặc phi lý dưới dạng những suy nghĩ va phán

đoán méo mó.

Theo Aaron Beck (1960), những suy nghĩ tiêu cực được tạo ra bởi những niềm

tin sai lệch thường là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng tram cảm Một mối

quan hệ trực tiếp xảy ra giữa số lượng và mức độ nghiêm trọng của những suy nghĩ

tiêu cực của ai đó và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tram cảm của họ.Nói cách khác, càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực, bạn càng trở nên trầm cảm

Beck cũng khẳng định răng có ba chủ đề chính về niềm tin rối loạn chức năng

(hay còn gọi là “sơ cau”) chi phối suy nghĩ của những người bị tram cảm: 1) Tôi

không đủ tốt hoặc không tương xứng, 2) Tat cả những trải nghiệm của tôi đều dẫn

đến thất bại, và 3) Tương lai thật vô vọng Cùng với nhau, ba chủ đề này được mô

tả là Bộ ba nhận thức tiêu cực Khi những niềm tin này hiện diện trong nhận thứccủa ai đó, tram cảm rất dé xảy ra Ông cũng cho rằng những người tram cảm là dongay từ thuở nhỏ hoặc tuổi thiếu niên họ đã có những kinh nghiệm âm tính về sự

mat mát, về tai họa, sự phản đối của bạn bè cùng tuổi, phê bình của thầy cô giáo

hoặc thái độ trầm nhược, yếu đuổi của cha mẹ Mọi người đều có thé có những kinhnghiệm như vậy song ở người trầm cảm, những kinh nghiệm này luôn xuất hiện vàthúc đây các hoạt động của họ trong 4 bat ki tình huống nào, những kinh nghiệm âmtính này lại luôn được củng cố mỗi khi gặp những cản trở về nhận thức

Lý thuyết nhận thức hành viVào những năm 1950, Albert Ellis phát triển liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý(Rational Emotive Bahaviour Therapy: REBT) REBT cho rang không phải các sựkiện là nguyên nhân trực tiếp tạo ra các cảm xúc và hành vi Đúng hơn, chính niềmtin của một người về các sự kiện sẽ dẫn đến phản ứng về mặt cảm xúc và hành vi.Hơn nữa, REBT phân biệt giữa niềm tin hợp lý và niềm tin phi lý, đồng thời gợi ýrang dé đối phó với sự kiện tiêu cực, con người có thé phản ứng bằng những phản

ứng hành vi và cảm xúc lành mạnh hoặc không lành mạnh (Ellis, 1957).

23

Trang 28

Cùng với lý thuyết về sự bóp méo nhận thức của Beck và lý thuyết về suy nghĩ phi

lý của Tiến sĩ Albert Ellis đã giúp giải thích rõ hơn các vấn đề trầm cảm theo tiếpcận Nhận thức hành vi, tình trạng bị gây ra bởi các lỗi nhận thức và niềm tin phi lý,những niềm tin này có nguồn gốc từ những trải nghiệm bat lợi ở thời thơ ấu, qua

thời gian được củng cô bởi các yếu tổ chủ quan, khách quan làm duy trì các niềm

tin phi lý đó.

1.3 Phương pháp đánh giá và can thiệp 1.3.1 Phương pháp đánh giá

— Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Được sử dụng với mục đích nghiên cứu các tài liệu liên quan trầm cảm nói

chung và tram cảm ở thanh thiếu niên nói riêng: các ứng dụng của các phương pháp

tâm lý trị liệu cho rỗi loan tram cảm dé xây dung cơ sở lý luận cho đề tài và địnhhưởng lựa chọn các phương pháp tâm lý trị liệu cho các thân chủ có trầm cảm

— Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Là một phương pháp chủ đạo mang tính đặc thủ của Tâm lý học lâm sàng Hỏi chuyện lâm sàng là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên tương tác giữa nhà

tâm lý và thân chủ nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, các biểu hiện nhận thức,

cảm xúc hành vi cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và cấu trúc van dé củathân chủ dé hỗ trợ việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp Cu thévới trường hợp bị nghi ngờ bị RLTC, nhà tâm lý lâm sàng cần hỏi chuyện về cáctriệu chứng, thời điểm khởi phát, sự kiện khởi phát là gì, diễn ra như thế nào, cónhững ai tham gia, các triệu chứng kéo dài bao lâu; sự ảnh hưởng của nó đến cácchức năng sống, mối quan hệ của cá nhân; hay nhà tâm lý cũng cần hỏi chuyện vềnhững trải nghiệm trong quá khứ tác động vấn đề hiện tại của TC

— Phương pháp quan sát lâm sang

Phương pháp quan sát lâm sàng nhằm tri giác những triệu chứng bệnh lý lâmsàng và đặc điểm tâm lý cá nhân có thể nắm bắt thông qua đặc điểm bề ngoài, cáchành vi cử chi phi ngôn ngữ trong các phiên trị liệu tâm lý Cụ thé: quan sát khí sắc,

24

Trang 29

tư thé ngồi, biểu cảm gương mặt, giọng nói, tốc độ nói, thái độ, cách cá nhân tương

tác với nhà tâm lý

- Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và các thang đo

Sử dụng các trắc nghiệm và thang do nhằm đưa ra những đánh giá ban đầu về

van đề của thân chủ

Thang tự đánh giá tram cảm (Beck Depression Inventory — Phiên bản (BDI-I1))

Mô tả thang do

BDI-I là thang do tự đánh giá có 21 câu hỏi được tạo ra và phát triển bởiAaron T Beck đề đánh giá mức độ tram cảm, dựa trên các triệu chứng tram cảm

của DSM Đây là một trong những thang đo được sử dụng rộng rãi nhất đề đánh giá

các triệu chứng tram cảm và mức độ nghiêm trọng của chúng ở độ tuổi thanh thiếuniên và người lớn Có rất nhiều nghiên cứu đã kiểm tra về độ hiệu lực và độ tin cậycủa BDI-I trên các nhóm khách thể và quốc gia khác nhau Các kết quả đã liên tụccho thấy tính nhất quán nội bộ va độ tin cậy tốt của thang đo đối với cả bệnh nhânngoại trú cũng như bệnh nhân nội trú Hiệu lực dựa trên tiêu chí cũng cho thấy độnhạy và độ đặc hiệu có thể chấp nhận được của BDI-II để phát hiện tram cảm, hỗtrợ cho mục dich chan đoàn (Balista và cộng sự, 2018)

Kết quả thang đo: đưới 14 điểm: không có trầm cảm, từ 14-19 điểm: trầm cảmnhẹ, từ 20-19 điểm: trầm cảm vừa, và từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng

Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self — Rating Anxiety Scale)

hệ thần kinh trung ương Mỗi câu hỏi được tính trên thang điểm Liker từ 1 tới 4

tương ứng với các câu trả lời “không có”, “đôi khi”, “thường xuyên”, “luôn luôn”

(Trong bảng câu hỏi sẽ có một vài câu hỏi có sự sắp đặt điểm cho các đáp án theothứ tự ngược lại) Tuy đây không phải là công cụ dé chân đoán trực tiếp, nhưng nó

sẽ giúp chỉ ra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu ở cá nhân SAS đã

25

Trang 30

được chứng minh có độ nhạy cao, có các đặc tính đo lưởng tâm lý tốt, bao gồm tính

nhất quán bên trong tốt, độ tin cậy và độ hiệu lực cao, cùng khả năng phân biệt giữa

các mẫu lâm sàng và không lâm sàng tốt (Dunstan, Scott & Todd, 2017)

Kết quả thang đo: ít hơn hoặc bằng 40 điểm: Không có lo âu; từ 41 - 50 điểm:

Lo âu mức độ nhẹ; từ 51 - 60 điểm: Lo âu mức độ vừa; từ 61 - 70 điểm: Lo âu mức

độ nang; từ 71 - 80 điểm: Lo âu mức độ rất nặng

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Mục đích là để mô tả bệnh sinh, bệnh nguyên, triệu chứng, mức độ triệuchửng, mô tả các mối quan hệ của thân chủ và ảnh hưởng của các quan hệ đó đến làtriệu chứng rối loạn lo âu như thế nào Khi sử dụng phương pháp này học viênnhằm mục đích xác định các sự kiện, hiện tượng quan trọng đã diễn ra trong cuộcsống của thân chủ và sự kiện gây ra rối loạn lo âu; cách thức thân chủ ứng phó vớicác sự kiện đó; hiệu quả của các cách thức ứng phó đó và mức độ căng thắng màcác sự kiện đó gây ra cho thân chủ; nhận biết được các diễn biến nhận thức, thái độ,cảm xúc, hành vi của thân chủ tại thời điểm trước, trong và sau khi xuất hiện rốiloạn lo âu; xác định các yếu tố nguy cơ và các yếu tố thúc day van dé của thân chủ

Bên cạnh đó tìm hiểu các đánh giá của thân chủ và những người liên quan về vấn đề

của thân chủ; các mối quan hệ của thân chủ với những người xung quanh và vớimôi trường; và ảnh hưởng của môi trường và những người xung quanh đến thân chủ

và vấn đề của thân chủ Ngoài ra khi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp,nhà tâm lý còn nhằm mục đích tìm hiểu cấu trúc nhân cách và các cơ chế phòng vệ

của thân chủ.

- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đời

Nhằm thu thập các thông tin về các sự kiện quan trọng diễn ra trong từng giaiđoạn cuộc đời của thân chủ có liên quan đến sự xuất hiện, biểu hiện và làm tăngthêm mức độ trầm trọng của rối loạn lo âu và các vấn đề liên quan ở thân chủ Khi

sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu của mình, học viên tập trung tìm hiểu

các vấn đề như: các sự kiện quan trọng diễn ra trong suốt tiến trình cuộc sống của

thân chủ từ thời thơ ấu cho đến thời điểm hiện tại; các sự kiện quan trọng diễn ra

26

Trang 31

trước khi rối loạn lo âu xuất hiện và ảnh hưởng của chúng; các sự kiện quan trọng

diễn ra sau khi rối loạn lo âu xuất hiện và ảnh hưởng của chúng

1.3.2 Liệu pháp nhận thức hành vi và các kỹ thuật trị liệu Nguyên lý và định nghĩa liêu pháp Nhân thức — hành vi

CBT dựa trên mô hình nhận thức về bệnh tâm thần, ban đầu được phát triểnbởi Aaron T Beck (1964) Ở dạng đơn giản nhất, mô hình nhận thức đặt giả thuyếtrằng “cảm xúc và hành vi của mọi người bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về các

sự kiện Bản thân nó không phải là một tình huống quyết định những gì mọi người

cảm thấy ma là cách họ hiểu một tình huống” Nói cách khác, cảm xúc của mọi

người được quyết định bởi cách họ giải thích các tình huống hơn là bởi các tìnhhuống đó (Fenn & Byrne, 2013)

Nền tảng của mô hình nhận thức là cách mà nhận thức (cách chúng ta nghĩ về

mọi thứ và nội dung của những suy nghĩ này) được khái niệm hóa Beck vạch ra ba

cấp độ nhận thức:

- Niềm tin cốt lõi

— Niềm tin trung gian

- Suy nghĩ tự động tiêu cực

Niềm tin cốt lõi, là những niềm tin sâu sắc về bản thân, người khác và thế giới.Niềm tin cốt lõi thường được học sớm trong đời và bị ảnh hưởng bởi những trảinghiệm thời thơ ấu và được coi là tuyệt đối Bộ ba nhận thức của niềm tin cốt lõi đó

là về:

— Bản thân (Ví dụ: Tôi thật vô dụng)

- Thế giới/người khác (Vi dụ: Thế giới thật không công bang)

— Tương lai (Vi dụ: Mọi thứ sẽ không bao giờ thành công với tôi)

Các niềm tin trung gian là những “quy tắc sống” cứng nhắc, có điều kiện màmọi người áp dụng Day có thé là không thực tế và do đó không thích nghi

Những suy nghĩ tự động tiêu cực là những suy nghĩ được kích hoạt một cách

vô tình trong những tình huống nhất định Trong trầm cảm, những suy nghĩ nàythường tập trung vào các chủ đề tiêu cực, lòng tự trọng thấp và sự vô dụng

27

Trang 32

Mục đích cuối cùng của CBT là hướng dẫn thân chủ trở thành nhà trị liệu của

chính họ, băng cách giúp họ hiểu cách suy nghĩ và hành vi hiện tại của họ, đồng thờitrang bị cho họ các công cụ đề thay đổi mô hình hành vi và nhận thức không phù hợp

của họ.

Dựa trên việc thiết lập mối quan hệ trị liệu hợp tác, trong đó nhà trị liệu và

thân chủ làm việc cùng nhau dé xác định nhận thức và hành vi không phù hợp, kiêm

tra tính phù hợp của chúng và sửa đối nếu cần Trọng tâm của CBT là định hướng

van đề, nhấn mạnh vào hiện tại Thay vì tập trung vào nguyên nhân gây đau khổhoặc các triệu chứng trong quá khứ, nó tìm cách cải thiện trạng thái tinh thần hiệntại của bệnh nhân Các mục tiêu trong CBT phải cụ thé, có thé đo lường được, có

thé dat được, phù hợp với thực tế và có thời hạn

CBT là một phương pháp điều trị có cấu trúc và giới hạn thời gian Đối với chứng

lo âu hoặc tram cảm, một đợt CBT thường kéo dài 5-20 buổi (Fenn & Byrne, 2013)

Các kỹ thuật trị liệu

— Giáo dục tâm lý:

Kỹ thuật này là một phần quan trọng của CBT vì nó cung cấp cho thân chủ(cũng như gia đình, người thân) một góc nhìn rộng hơn về những gì đang xảy ra, và

nó cũng giúp họ chuẩn bị cho các buổi trị liệu Giáo dục tâm lý giúp thân chủ hiểu

về trầm cảm là gì, sự phổ biến của rối loạn này, cơ chế duy trì và phát triển cùngnhững anh hưởng của nó tới co thé chúng ta

— Tái cấu trúc nhận thức :

Kỹ thuật này được xây dựng dựa trên giả định rằng cảm xúc tiêu cực có thê là

hệ quả của tư duy phi chức năng , bao gồm cả nhận thức sai lệch so với thực tế vốn

có Nhiệm vụ của nhà trị liệu là hướng dẫn thân chủ thay đối kiểu tư duy gây ra các

cảm xúc tiêu cực này bằng cách chỉ ra , đưa ra băng chứng về sự không hợp lý trong

lỗi tư duy của thân chủ.

— Kích hoạt hành vi:

Trị liệu kích hoạt hành vi là kỹ thuật trị liệu tâm lý dựa trên cơ sở của lý

thuyết hành vi nhằm mục đích động viên bệnh nhân thực hiện các hoạt động mà

28

Trang 33

bệnh nhân thích thú Nhờ tăng cường thực hiện hoạt động đó, cảm xúc của bệnh

nhân sẽ thay đổi, từ đó tình trạng bệnh được cải thiện Trong kỹ thuật này, nhà tri

liệu và TC cần xác định hoạt động có thé thực hiện trong tuần, và cố gang, nỗ lực dé

thực hiện hành vi đó Nhà trị liệu căn cứ vào sự cải thiện tâm trạng hay các hoạt

động chức năng của TC dé cùng TC đánh giá hiệu qua kỹ thuật dé có sự điều chỉnh

phù hợp.

- Đối thoại Socrat :Nhà trị liệu khéo léo thiết kế một loạt các câu hỏi dé thúc day việc học tap củangười bệnh Mục tiêu các câu hỏi mà nhà trị liệu đặt ra là dé (1) thu thập các thôngtin về tiểu Sự và chân đoán ; dé đánh gia kha nang chống chịu stress , năng lực tự

đánh giá , phương thức ứng phó , những thông tin về các tình thể mà người bệnh

đang gặp phải cũng như nội tâm bên trong của họ ; ( 2 ) hỗ trợ trong việc xác định

những suy nghĩ , hình ảnh và các giả định ; ( 3 ) khám phá ý nghĩa của sự kiện đối

với người bệnh và ( 4 ) đánh giá hệ quả của các tư duy cũng như hành vi bệnh lý.

Các câu hỏi phải được đặt ra một cách tinh tế dé người bệnh có thé đối diện dẫn dần

với các giá định của họ một cách khách quan và không phòng

— Bài tập về nha:

Kỹ thuật này thường được sử dụng ngay sau budi đầu tiên TC được yêu cầughi lại các ý nghĩ tự động của mình khi họ cảm thấy căng thăng hoặc đơn giản làghi lại các ý nghĩ và hành vi của mình đối với một sự kiện nào đó xảy ra trong cuộcsống của họ Mục đích của bài tập này là nhằm chi ra mỗi liên hệ giữa nhận thức,cảm xúc và hành vi Trong các phiên trị liệu sau thì thân chủ dần dần đóng một vaitrò chủ động hơn trong việc ra các quyết định bài tập về nhà các bài tập này sẽ

hướng đến việc thực nghiệm dé kiểm định các giả định cụ thé

— Giải quyết van đề với bài tập giải pháp trong lòng bàn tay

Bước 1: Vẽ hình ban tay

Bước 2: Xác định vấn đề, nhu cầu muốn giải quyết vấn đề và viết vào giữa lòng bàn tay.Bước 3: Liệt kê tất cả các giải pháp (không đánh giá phán xét)

Bước 4: Lần lượt phân tích ưu — nhược điểm của từng giải pháp

29

Trang 34

Bước 5: Chọn giải pháp phù hợp nhất trong điều kiện cho phép.

Bước 6: Thực hiện Chấp nhận ưu và nhược điểm — không hối hận, không đứng núi

này trông núi nọ.

Bước 7: Theo dõi, điều chỉnh nếu cần thiết (sau một khoảng thời gian thực hiện)

- Tập thé dục:

Tập thé dục đã được chứng minh là có vai trò rất trong việc cải thiện tâm trạng

ở người tram cảm bởi nó giúp sản sinh endorphin Thân chủ được khuyến khích tập

ít nhất 2 lần mỗi tuần và mỗi lần không dưới 15 phút một số các bộ môn nhu bơi lội,aerobic, đi bộ, chạy, dap xe đạp, choi cầu lông, đánh bóng bản

— Kỹ thuật chánh niệm — thực hành ăn chánh niệm

Thực hành chánh niệm có tác dụng giúp con người kiểm soát cơn đau mãn tính,bệnh tật, trầm cảm, khó ngủ và lo lăng Ăn uống chánh niệm (nghĩa là chú ý đến

thức ăn của chúng ta, có mục đích, từng khoảnh khắc, không phán xét) là một cách

tiếp cận thức ăn tập trung vào nhận thức cảm tính của cá nhân về thức ăn và trảinghiệm của họ về thức ăn Mục đích là giúp các cá nhân thưởng thức khoảnh khắc

và món ăn, đồng thời khuyến khích họ có mặt đầy đủ dé trải nghiệm ăn uống, không

bị làm phiền bởi những suy nghĩ từ quá khứ và tương lai

- Kỹ năng giao tiếp tích cực

Kỹ năng này giúp TC có kỹ năng thé hiện ban thân, thé hiện những cảm xúc, suynghĩ nhưng không quên thiết lập ranh giới của mình một cách phù hợp với đốitượng tương tác Giúp TC có những mối quan hệ tích cực, lành mạnh

1.4 Một sô đặc điểm của hình thức trị liệu trực tuyên

Hiện nay việc trị liệu trực tuyên không còn là một điêu quá mới mẻ, nó là một

trong những hình thức chăm sóc sức khỏe tinh thần đang được nhiều nhà tham vấntrị liệu sử dụng Các dịch vụ sức khỏe tâm thần được cung cấp qua internet có thể

được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập hoặc hỗ trợ cho tư vấn truyền

thống

Những loại hình trị liệu trực tuyến có nghĩa là thay vì nhà tâm lý và thân chủ

sẽ được gặp mặt trực tiếp, họ sẽ được gặp gỡ hoặc tương tác với nhau trên không

30

Trang 35

gian mạng như qua thư điện tử, cuộc gọi, các trang web, ứng dụng điện thoại thông

minh, phòng họp trực tuyến, hay các trang mạng xã hội

Từ thực tế và qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trị liệu trực tuyến có rất nhiềulợi thé Đầu tiên là khả năng tiếp cận rộng rãi của các dịch vụ đó Giống như bat kỳ

dịch vụ trực tuyến nào, các dịch vụ sức khỏe tâm thần không bị hạn chế bởi địa lý

hay những người có khó khăn về việc đi lại Tính sẵn có phổ biến này giúp các cánhân ở vùng nông thôn, khu vực chưa được phục vụ đầy đủ có thé tiếp cận dịch vụcũng như giúp khách hàng tiếp cận thông tin bất kỳ lúc nào (Baker & Ray, 2011).Trị liệu trực tuyến cũng là một biện pháp đơn giản và tiết kiệm khi nhà trị liệu vàkhách hàng chỉ cần bỏ tiền cho nhà cung cấp mạng hàng tháng, số tiền ít hơn so với

việc trả tiền thuê phòng trị liệu Trị liệu bằng văn bản cũng được cho là có lợi thế

khi thân chủ có nhiều khả năng đi thắng vào vấn đề hơn là dần dần đưa ra tuyên bố

về vấn đề của họ Việc tiết lộ những thông tin khi không nhìn thấy mặt người đối

diện cũng có ý nghĩa về mặt cảm xúc đối với TC Ngoài ra, việc ngầm yêu cầukhách hàng trình bày rõ mối quan tâm của họ dưới dang văn bản có thé khiến TC tựphản ánh sâu sắc hơn về vân đề của mình (Rochlen et al., 2004)

Bên cạnh đó, có nghiên cứu chúng minh được hiệu quả của các biện pháp can thiệp trị liệu như tri liệu nhận thúc, tri liệu nhận thức-hành vi, trị liệu tâm động hoc

và trị liệu chánh niệm tâm lý trên nền tảng kỹ thuật số có hiệu quả trong việc giảmcác van đề về sức khỏe tâm thần (Harrer et al., 2021), và hỗ trợ hiệu quả ở đốitượng sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19 (Sriati et al., 2023) Tri liệu tiếpcận CBT dành cho chứng rối loạn lo âu và tram cảm là phương pháp chăm sóc sứckhỏe hiệu quả, có thé chấp nhận được và thiết thực (Andrews et al., 2018)

Tuy nhiên, trị liệu trực tuyến cũng có những hạn chế hơn so với trị liệu truyềnthống Đầu tiên, loại hình trị liệu này cũng bị hạn chế bởi khả năng truy cập vào cáccông cụ có kết nỗi mạng, hoặc sóng viễn thông, nếu không sẽ không thé kết nối vàviệc trị liệu có thể ngắt mạch giữa chừng Thứ hai, mặc dù khách hàng có thể gửithư điện tử và đọc phản hồi bat cứ lúc nào nhưng thời gian trễ dé phản hồi có thé làhàng giờ, hàng ngày hoặc thậm chí lâu hơn Thứ ba, mối quan hệ trị liệu cũng là

31

Trang 36

một điểm cần được nhắc đến khi loại hình mới này thiếu các tín hiệu phi ngôn ngữ

(Liess et al., 2008) Một điều nữa, đó là những cân nhắc về mặt pháp lý và đạo đức.Điều gi sẽ xảy ra nếu khách hàng cư trú ở một quốc gia nhưng lại kiểm tra thư điện

tử khi đi du lịch ở một quốc gia khác? Nếu xảy ra vướng mắc, vi phạm trong quá

trình điều trị thì cơ quan quản lý nào có thâm quyền xử lý? Đây là những câu hỏi

đặt ra, và chưa có một chế tài nào rõ ràng (Baker & Ray, 2011) Và một điều quan

trọng nữa đó là, nguy cơ bị xâm phạm tính bảo mật rất cao, những vụ điều tra về

việc rò rỉ thông tin trên không gian mạng liên tục được đưa ra khiến chúng ta đưa ra

sự cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này

Như vậy, bên cạnh những mặt hạn chế, trị liệu tâm lý trực tuyến cũng đượcchứng minh mang lại nhiều hiệu quả cho cả nhà thực hành và cả TC và là một lựa

chọn mang tính cập nhật với thời cuộc.

32

Trang 37

TIỂU KET CHƯƠNG ITrầm cảm là một trong những rối loan tâm thần phô biến nhất trên thé giới vàgây ảnh hưởng nhiều tới các chức năng sống và mối quan hệ của con người Đặcbiệt nhóm lứa tuổi người trưởng thành trẻ và người cao tuổi hiện đang là những

nhóm dẫn đầu về tỷ lệ mắc bệnh Nhiều yếu tố được xem là ảnh hưởng tới sự tiễn

triển của rối loạn này, chăng hạn như đặc điểm nhân cách lo âu, trầm buồn hay nghỉ

ngờ bản thân, có suy nghĩ tiêu cực; cá nhân có những trải nghiệm bat lợi thời thơ

ấu; phong cách giáo dục hay sự quan tâm của cha mẹ là tác nhân khiến gia tăng tỷ lệmắc trầm cảm

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của liệu pháp Nhận thức-hành vi làm

giảm triệu chứng trầm cảm, đồng thời làm giảm mức độ khi tái phát, hay phòng

ngừa sự tái phát trầm cảm trong cuộc đời Do vậy, tôi sử dụng liệu pháp này để trịliệu cho một trường hợp người trưởng thành có triệu chứng tram cảm

33

Trang 38

CHƯƠNG 2 DANH GIÁ VÀ CAN THIỆP MOT TRƯỜNG HỢP TRAM

CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

2.1 Thông tin chung về thân chủ

TC tên là Ð, giới tính nam, 25 tuổi (1998), con thứ 2/3 trong gia đình Hiện TC

đã tốt nghiệp đại học và dang di xin việc

Trong quá trình đánh giá vấn đề của TC, HV đã sử dụng những công cụ được

thích ứng và sử dụng rộng rãi trên thế giới, có độ hiệu lực cao Đồng thời, HV cũng

đã được đào tạo về những công cụ ấy qua quá trình học tập và thực tập Các trắcnghiệm tâm lý, thang do đảm bảo nguyên tắc phù hợp và tiết kiệm về chi phí, thời

gian, sức lực cho TC.

Trong quá trình trị liệu vấn đề của TC, HV sử dụng tiếp cận nhận thức — hành

vi Tiếp cận này được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả cao đối với cáctrường hợp tram cảm ở mức độ nhẹ đến vừa, đồng thời hiệu quả tri liệu sẽ tốt hơnnếu kết hợp với thuốc Trong quá trình trị liệu, HV đã và đang tham gia giám sátchuyên môn bởi các giảng viên trong trường dé được chỉ dẫn khi khó khăn

Theo lời TC, TC đã từng bị tram cảm vào năm 18 tuổi nhưng lúc đó không đi

khám, và tiép tục bi tram cảm một lân nữa vao năm 20 tuôi, đã được chân đoán tram

34

Trang 39

cảm nặng và điều trị bằng thuốc trong 6-7 tháng thì cải thiện tốt, dùng thuốc duy trì

trong 2,5 năm tiếp theo Cho đến tháng 4/2022, TC thấy cơ thể không đáp ứng vớithuốc như trước, TC thấy giảm vị giác, tập trung kém, trí nhớ giảm hơn trước

Cách đây 2 tuần thân chủ bắt đầu thấy có biểu hiện thân chủ nghỉ là trầm cảm

tái phát Cụ thé như: 2 tuần trở lại đây TC cảm thấy khó ngủ, có hôm 2-3 giờ hay

4-5 giờ sáng mới ngủ được, 9-10 giờ thức dậy nhưng cảm thấy mệt mỏi Lịch sinhhoạt không điều độ, TC bỏ bữa sáng, muốn ăn lúc nao thì ăn, muốn ngủ lúc nào thì

ngủ TC thường xuyên cảm thấy chán nản, và căng thắng vì hiện tại TC đang trongquá trình tìm việc 3 tuần nay nhưng chưa có kết quả

Cách đây khoảng 2 tháng, TC mới chuyền vào sống tại Sài Gòn và cảm thấy

cuộc sống khá tấp nập và khó thích nghi, đồng thời thời gian ở nhà nhiều khiến TC

cảm thấy buồn chán, lo lắng cho chi phí sinh hoạt vì hiện tại không có thu nhập TC

cảm thấy bản thân mình tệ vì không hỗ trợ được bố mẹ già ở nhà ma còn ngược lại

phải nhờ bố mẹ giúp đỡ TC cũng cảm thấy hối hận vì quyết định lựa chọn ngànhnghề lúc trước nên bây giờ mới khó khăn tìm kiếm công việc đúng với chuyên môn,

TC bị phân vân về định hướng sắp tới - nên tìm việc lương thấp dé trau đồi kinh

nghiệm hay đi du học.

TC thay minh hay cảm thấy buồn vào buổi tối, thường xuyên tự hỏi lại bản thâncác quyết định mình đưa ra trước đây có đúng không?, TC thấy mình “bê tha” hơntrước đây, không có quy củ, “muốn dậy khi nào thì dậy, muốn ăn khi nào thì ăn”,

“cảm thấy hơi nản” Cảm thấy tương lai mù mịt vì nghĩ mình phải uống thuốc cảđời, sợ sau này nếu có con thì con sẽ bị đi truyền bởi bố, nên không muốn có con,đồng thời TC cảm thấy bản thân không được nhanh nhẹn, cơ thé bị bị “chungxuống” TC cũng thấy mình mệt mỏi hơn trước, làm việc gì cũng cần cố gang vamắt nhiều thời gian hơn mới hoàn thành được TC thường hay bị thẫn thờ, suy nghĩ

về những điều tiêu cực, những chuyện trong quá khứ khi không có việc gì làm TC

có suy nghĩ mình thất bại hơn so với bạn bè cùng lứa, “trước đây bạn bè không họcgiỏi như mình nhưng hiện tại đi Nhật về có nhiều tiền”, TC cũng thay tu dan vat vinhững năm thang dai học ít trau dồi bản thân, không học thêm các kỹ năng khác mà

35

Trang 40

chỉ có đi học và đi làm thêm lo hỗ trợ cho gia đình nên các mục tiêu không hoàn

thành được TC không còn nhiều sở thích như trước đây như đọc sách, viết nhật ký,trước đây TC được mọi người khen vì tài viết lách sâu sắc, trưởng thành nhưng hiệntại TC không có động lực thực hiện TC vẫn duy trì được hoạt động đá bóng hằng

tuần với một nhóm bạn TC có suy nghĩ mình đang bị trừng phạt vì trước đây mình

trì hoãn nhiều, nên bây giờ thành công chưa đến với mình, minh đã chưa có hết sức

—_ Mô tả sự phát triển, tiền sử van đề của thân chủ

Tiền sử gia đình không có ai có vấn đề về sức khỏe tinh thần Quá trình pháttriển diễn ra bình thường TC là người hoạt bát, vui vẻ, hay giúp đỡ bạn bè

Cấp 1: TC học giỏi, được thầy cô nhận xét học nhanh hiéu, và rất thông minh

Cấp 2: TC đi chơi cùng bạn bè nhiều, “ăn chơi”, sao nhãng việc học Đến

năm lớp 11, thấy bạn bè cùng chơi bời với mình có những dự định riêng nhưngbản thân mình lại chỉ biết chơi, làm mẹ khóc nhiều nên TC quyết tâm học hành,vừa học vừa hối hận hoang phí khoảng thời gian trước đây và cũng không còn

chơi nhóm bạn đó.

Lần thứ nhất thi đại học, TC không đỗ vào nguyện vọng Đại học Y, vẫn trúng

tuyên về ngành Bác sĩ thú y TC đã đoán được mình không đủ điểm đỗ sau khi vừa

thi xong nên đã thông báo trước với bố mẹ về việc thi lại một năm nữa đề đỗ trường

Y, lúc này TC rất hy vọng

Trong lúc ôn thi lại (năm 18 tuổi), TC cho rằng bạn bè là trở ngại lớn nhất để

mình thành công vì nhóm bạn của TC ham chơi, hay rủ đá bóng, chơi game nên đã

khóa facebook, không nói chuyện với bạn bè Vài tháng sau TC cảm thấy cô đơn,hay nhìn bạn bè và so sánh với bản thân mình, thấy bạn bè quyết định chọn trường

đại học dễ dàng, “Không học trường này thì chọn trường khác vẫn vui vẻ, yêu đời,

sao mình lại chán nản vậy”, “Liệu mình có chọn đúng con đường không?” TC cũng

hay chỉ trích bản thân rang “Tại sao lại mat nhiều thời gian dé phân vân như vậy”,

“Sao không đi một mạch trên con đường đã chọn đi mà cứ quay lại phía sau rồi

,

phân vân”, “Sao mình lại ngủ nhiêu như vậy”, “Mình là người không có chính

kiến” Khoảng thời gian ấy TC suy nghĩ rất nhiều đến nỗi “Tối em không dám ngủ”,

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:37