1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Đánh giá và can thiệp một trường hợp có rối loạn lo âu ở độ tuổi vị thành niên theo tiếp cận nhận thức - hành vi

93 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá và can thiệp một trường hợp có rối loạn lo âu ở độ tuổi vị thành niên theo cách tiếp cận nhận thức - hành vi
Tác giả Nguyễn Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Thu Hương
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ Tâm lý học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 19,47 MB

Nội dung

Các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp đánh giá, can thiệp đối với rối loạn lo âu 7 lo âu 17 Các phương pháp đánh giá và can thiệp được sử dụng trong luận văn 19 3.1.. Vì vậy, trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP

CÓ ROI LOAN LO ÂU O ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

THEO CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC - HÀNH VI

Hà Nội - 2021

Trang 2

NGUYÊN PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP

CÓ ROI LOAN LO ÂU Ở ĐỘ TUOI VỊ THÀNH NIÊN THEO CÁCH TIẾP CAN NHAN THỨC - HANH VI

Chuyên ngành: Tâm ly học lâm sang

Mã số: 831040102

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Trần Thu Hương

Hà Nội - 2021

Trang 3

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập cuariêng tôi đưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thu Hương.

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2021

Học viên

Nguyễn Phương Thảo

Trang 4

Lời cảm ơn

Dé có được thành quả là luận văn nghiên cứu nay, em xin được cảm ơncác thầy cô giáo của khoa Tâm lý học Trường đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn

em trong suốt khóa học 2 năm qua

Đặc biệt em xin được cảm ơn PGS TS Trần Thu Hương, người đã trựctiếp hướng dẫn và góp ý trong quá trình em thực hiện nghiên cứu luận văn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thân chủ đã cho phép em sử dụngtrường hợp ca của mình cho nghiên cứu này.

Cuối cùng em cũng xin được cảm ơn tất cả những học viên cùng khóa, các thành viên trong gia đình và những người xung quanh khác đã đồng hành

và giúp đỡ em trong thời gian qua.

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2021

Học viên

Nguyễn Phương Thảo

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan 3 Lời cảm ơn 2

Danh mục các từ viết tắt 3PHAN MỞ ĐẦU 4

Lý do chọn đề tài 4

Nhiệm vụ nghiên cứu 5

CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu 6

1.1 Các nghiên cứu dịch tễ về rối loạn lo âu 6 1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp đánh giá, can thiệp

đối với rối loạn lo âu 7

lo âu 17

Các phương pháp đánh giá và can thiệp được sử dụng trong luận văn 19

3.1 Các công cụ được sử dụng trong đánh giá 19

3.2 Các kỹ thuật trị liệu sử dụng trong can thiệp 22

Tiểu kết chương I 28

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ & CAN THIỆP MỘT CA LÂM SÀNG 29

Thông tin chung về thân chủ 29

1.1 Các mối quan hệ xã hội 29

Trang 6

1.2 Tiền sử y tế

1.3 Bối cảnh gặp gỡ TC

Các vẫn đề đạo đức

2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

2.2 Đạo đức trong sử dụng các công cụ đánh giá 2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu

Đánh giá

3.1 Mô tả ca3.2 Kết quả đánh giá ban đầu3.3 Định hình trường hợp

Kế hoạch can thiệp

4.1 Mục tiêu đầu ra

4.2 Mục tiêu quá trình

Quá trình làm việc

5.1 Giai đoạn 1: Đánh giá & Thu thập thông tin

5.2 Giai đoạn 2: Can thiệp tâm lý

5.3 Giai đoạn 3: Kết thúc và theo dõi sau can thiệp

Đánh giá hiệu quả sau can thiệp

Kết quả đánh giá Kết thúc và kế hoạch theo dõi sau can thiệp

Tự đánh giá về chất lượng can thiệp

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

31 31 32 32

34 Al 44 44 45 45 45

53 68

70 70 71 71 73 73 74 76 80

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

American Psychiatric Association

Cognitive - Behavioral Therapy

Tri liệu nhận thức - hành vi

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders

Cam nang chân đoán và phan loại các roi loan tâm thân

International Statistical Classification of Diseases and Related

Health Problems

Bang phan loại quôc tê các bệnh va vân đê liên quan đên sức khỏe

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Ngày nay, xã hội hiện đại cùng với sự phát triển và thay đổi không

ngừng khiến cuộc sống con người phải hứng chịu rất nhiều áp lực Áp lực có thé đến từ nhiều phương diện của cuộc sống, từ những van dé xã hội đáng lo

ngại như xung đột chính trị, thảm họa thiên nhiên, bệnh dịch hay các vấn đề

về môi trường Áp lực cũng có thê đến từ những mối lo toan thường trực hơn,

như công việc, tài chính, sức khỏe cá nhân hay các mối quan hệ xã hội Thậm

chí, áp lực có thê đến từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày

như van đề quản lý thời gian, đưa ra các lựa chọn hay việc phản hồi với người khác trong các tình huống xã hội.

Sống trong một thời đại đầy những áp lực đó, con người luôn có những

điều phải lo lắng và suy nghĩ Lo lắng có vai trò giúp con người dự đoán trướcnhững van đề có thé xảy ra và chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như cách thức dé đối

phó với chúng Thế nhưng, khi sự lo lắng vượt quá tam kiểm soát và nhấn

chìm suy nghĩ của một cá nhân, nó có thé gây ra không ít những khó khăn và

làm cản trở cuộc sống hàng ngày của cá nhân, dần trở thành một rối loạn Theo ước tính của WHO năm 2017, khoảng 3,63% dân số thế giới mắc rối loạn

lo âu Sự xuất hiện phổ biến của rối loạn lo âu không chi gây ảnh hưởng đến từng cá nhân đơn lẻ mà còn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển

của xã hội nói chung.

Đặc biệt hơn, chúng tôi chú ý đến nhóm đối tượng ở độ tuổi trẻ em và

vị thành niên Đây chính là lực lượng nòng cốt nắm giữ sứ mệnh xây dựng vàphát triển xã hội trong tương lai, đòi hỏi sự giáo dục, chăm sóc và khuyếnkhích dé có thé phát triển toàn điện về mọi mặt Thế nhưng, đây cũng là độ

tuôi rất nhạy cảm và dé bị tổn thương về mặt tâm lý Một nghiên cứu siêu phân tích của Polanczyk và cộng sự vào năm 2015 về số lượng trẻ em và vị

thành niên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần cho thấy, có đến

Trang 9

6.5% trẻ em và vị thành niên trên toàn thế giới mặc rối loạn lo âu, cao hơn

han con số 3,6% của trung bình tổng dân số thé giới (WHO, 2015) Do đó, sự

xuất hiện các van dé tâm than ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên đã từ lâu là một

van đề rất được nhiều người quan tâm, không chỉ là các bậc cha mẹ, các thầy

cô giáo, mà còn có cả xã hội nói chung va các nhà chuyên môn nói riêng.

Như vậy có thể thấy, rỗi loạn lo âu ở trẻ vị thành niên là một vẫn đề đáng được quan tâm và đã có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu dé hỗ

trợ, cải thiện các triệu chứng của rỗi loạn lo âu Vì vậy, trong nghiên cứu nàychúng tôi lựa chọn việc áp dụng các phương pháp trị liệu nhận thức - hành vi

trong can thiệp rối loạn lo âu và gọi tên đề tài “Đánh giá và can thiệp một trường hợp có rỗi loạn lo âu ở độ tuôi vị thành niên theo tiếp cận nhận thức - hành vi” Từ những kết quả nghiên cứu lâm sàng, chúng tôi mong muốn đề

xuất một số kiến nghị nhằm có được những phương cách can thiệp rối loạn lo

âu hiệu quả hơn.

Ở phần đầu, luận văn này sẽ giới thiệu các kiến thức và nghiên cứu có liênquan đến rối loạn lo âu Phần tiếp theo của luận văn sẽ trình bày một cách chỉ tiết

về một trường hợp minh họa có rỗi loạn lo âu và quá trình can thiệp được thực

hiện bởi học viên dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn Trong phần cuối

cùng của luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số các kết luận và khuyến nghị dựa

trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận văn.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu này có các nhiệm vụ chính sau đây:

1 Tổng quát lại các kiến thức và nghiên cứu về rối loạn lo âu

2 Áp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi trong việc đánh giá, chân đoán

và can thiệp một trường hợp có rối loạn lo âu

3 Đối chiếu giữa lý thuyết và quá trình áp dụng trị liệu tâm lý nhằm đưa

ra các đề xuất, khuyến nghị cho các nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học

trong tương lai.

Trang 10

CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu

1.1 Các nghiên cứu dịch té về rối loạn lo âu

Theo Hội tâm thần học Mỹ, rỗi loạn lo âu bao gồm một nhóm các rối loạn tâm thần có đặc trưng là sự xuất hiện các cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi quá mức, không phù hợp với độ tuổi hoặc tình huống và gây cản trở đến cuộc

sống hàng ngày Nó bao gồm tối loan lo âu lan tỏa, rỗi loạn hoảng sợ, ám ảnh

sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu chia ly, am ảnh sợ khoảng trồng, mất

nói chọn lọc.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, vào năm 2015, trên thé giới

ước tính có đến 264 triệu người mắc một dạng rối loạn lo âu, tương đương với

3,6% dân số toàn thế giới Trong đó, chỉ riêng khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ

lệ 23%, tức khoảng 60.5 triệu người Cũng theo ước tính, con 36 nay da tanglên 14,9% so với năm 2005 (WHO, 2017).

Đặc biệt, cũng theo ước tính của WHO, cứ 7 trẻ ở độ tuổi vị thành niên

thì có 1 trẻ có rối loạn tâm lý, trong đó tram cảm, lo âu và rối loạn hành vi là

những rối loạn phô biến nhất Theo ước tính 3,6% trẻ từ 10-14 tuổi và 4,6% trẻ

từ 15-19 tuổi có rối loạn lo âu Tổ chức này cũng chỉ ra răng, nếu các vấn đề vềsức khỏe tâm thần ở độ tuổi này không được giải quyết, các hệ quả có thể kéo

dài cho đến tuổi trưởng thành, làm suy giảm cả sức khỏe thé chat và tinh thần

và hạn chế các cơ hội để có được cuộc sông hạnh phúc khi trưởng thành.

(WHO, 2021)

Một nghiên cứu vào năm 2013 về sức khỏe tâm than của 1159 học sinh cấp 3 tại Việt Nam cho thay, có đến 22.8% em có các triệu chứng đủ dé chan

đoán rối loạn lo âu, và 41.1% cho rối loạn trầm cảm Trong đó, 1 phần 5 các

em có những suy nghĩ về việc tự sát, 12.9% trong đó đã lên kế hoạch đề tự sát

và 3.8% đã từng thử thực hiện hành vi tự sát (Nguyen, D T et al., 2013).

Trang 11

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nao đưa ra được kết luận khang

định nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu Tuy nhiên, các nghiên cứu về

lý lịch sinh học và xã hội của những người có rối loạn lo âu cũng giúp chúng

ta liệt kê được một số yếu tố nguy cơ có thé liên quan đến rối loạn này Cu

thê, rối loạn lo âu được ghi nhận nhiều hơn ở giới tính nữ; ở độ tuôi từ 10-25

tuổi; 6 những người có các điều kiện xã hội như: thất nghiệp, trình độ học van

thấp, điều kiện thu nhập thấp; va ở người độc thân (Michael et al, 2007).Nghiên cứu trên các cặp sinh đôi cũng chi ra, yếu tố di truyền từ 2 cặp gen cụthé làm tăng nguy cơ mắc các dang lo âu: nhóm các rối loạn hoảng sợ, lo âu

lan tỏa và ám ảnh sợ khoảng trồng: và các ám ảnh sợ biệt định Ngoài ra, một

số trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống cũng làm tăng thêm nguy cơ phát triển tất cả các dạng lo âu và ở các mức độ khác nhau, ví dụ như bị bạo hành thời thơ ấu, lạm dụng chất, bị chia ly hoặc mat người than, (Hettema, J M.

et al., 2005)

1.2 Các nghiên cứu về hiệu qua của phương pháp đánh giá, can thiệp đối

với rối loạn lo âu

e Phương pháp đánh giá

Quan sát Phương pháp quan sát thường được sử dụng để có được nhận định chủ quan ban đầu về thân chủ, đặc biệt khi ở trong một tình huống

gây sợ hãi hoặc trong một tình huống tương tác Đặc biệt, nó có thé được sử

dụng để nhận diện lo âu trên các nhóm thân chủ trẻ nhỏ, có thể bằng phương

pháp quay video hoặc trong các tình huống cụ thé bởi khả năng tự đánh giácủa trẻ còn hạn chế Tuy nhiên, mặc dù phương pháp quan sát có thể đượcthiết kế dé dé dàng nhận diện một số triệu chứng hành vi của lo âu (ví dụ như

né tránh), phương pháp nay ít được sử dụng hơn dé xác định và định lượng

các triệu chứng và hành vi lo lắng cụ thé và cũng ít được sử dung dé đánh giá

hiệu quả can thiệp (S1lverman, W K., & Ollendick, T H., 2005).

Trang 12

Hỏi chuyện lâm sàng Hỏi chuyện hay phỏng van lâm sang là phương

pháp đánh giá rất quan trọng trong tâm lý học trẻ em và vị thành niên Hỏi

chuyện lâm sàng có thể diễn ra dưới hình thức tự do, bán cấu trúc hoặc có cautrúc Nó được sử dụng để thu thập thông tin, xác định và định lượng các triệuchứng cũng như hành vi kém thích ứng Phương pháp này cũng thường xuyên

được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị trước và sau khi can thiệp.

(Silverman, W K., & Ollendick, T H., 2005).

Thang đo DASS-21 DASS-21 là một thang đo tự báo cáo nhằm désang lọc những triệu chứng phổ biến của rối loạn tâm lý, được xây dựng bởi

Lovibond, S.H & Lovibond, P.F vào năm 1995 Nó gồm 3 tiểu thang đo chính: Tram cảm, Lo âu và Căng thăng Một nghiên cứu thích ứng DASS-21

trên nhóm tuổi vị thành niên ở Việt Nam đã chứng minh thang đo này đángtin cậy và phù hợp dé sàng lọc và đánh giá sức khỏe tâm thần ở độ tuôi trên,đặc biệt là với các triệu chứng lo âu và trầm cảm Cụ thể, DASS-21 có hệ số

Cronbach alpha là 0.906 cho thang đo tổng quát, 0.835 cho tiểu thang đo

Tram cảm; 0.737 cho tiểu thang do Lo âu và 0.761 cho tiểu thang đo Căngthăng (Le M.T.H et al., 2017)

Thang do Generalised Anxiety Disorder Assessment (GAD-7).

GAD-7 là một thang do ngắn gồm 7 câu hỏi, nhằm đánh giá mức độ của các triệu chứng của rỗi loạn lo âu theo DSM-4, được xây dựng bởi Spitzer RL,

Kroenke K, Williams JB và cộng sự vào năm 2006 Thang đo này đã đượcchứng minh là đủ tính chính xác dé chân đoán rối loạn lo âu lan tỏa (Swinson,

R P.,2006) Theo nghiên cứu của Kroenke va cộng sự vao năm 2007, độ tincậy của thang đo này là 89%, độ hiệu lực là 82% dé có thé đánh giá các triệuchứng của rối loạn lo âu lan tỏa Nó cũng có thé được sử dụng để sang lọc 3

rỗi loạn lo âu phổ biến khác bao gồm: rỗi loạn hoảng sợ (độ tin cậy 74%, độ

hiệu lực 81%), rối loan lo âu xã hội (độ tin cậy 72%, độ hiệu lực 80%) và rồi

loạn stress sau sang chấn (độ tin cậy 66%, độ hiệu lực 81%)

Trang 13

Thang đo Zung's Self-rated Anxiety Scale (Zung SAS) Zung SAS là

mot thang do tu danh gia gom 20 muc, duoc su dung dé nhận diện các rối

loạn lo âu được xây dựng bởi William WK Zung vào năm 1971 Theo một

nghiên cứu so sánh độ hiệu lực của một SỐ thang đo pho biến vào năm 2012,

độ hiệu lực của thang đo Zung SAS trên nhóm khách thé người Việt Nam là

77.5%, độ tin cậy có hệ số Cronbach alpha là 0.80; kết quả tương đối đồng

đều giữa cả giới tính nam và nữ Nghiên cứu kết luận, Zung SAS là một thang đo phù hợp để sử dụng sàng lọc vấn đề về sức khỏe tâm thần không

phải loạn thần (Tran, T D., Tran, T., & Fisher, J., 2012)

Thang do Perceived Stress Scale (PSS) PSS là một thang đo tự đánh

gia cam nhan su cang thang, được xây dựng bởi Cohen, S., Kamarck, T., va

Mermelstein, R vào năm 1983 Theo siêu nghiên cứu của Eun-HyunLee vàonăm 2013, tổng hợp 19 nghiên cứu sử dụng thang đo này cho thấy, độ hiệulực độ tin cậy khi đánh giá trước - sau và hệ số cronbach alpha đều đạt >.70.Tuy nhiên, độ hiệu lực của PSS vẫn cần thêm các bằng chứng nghiên cứu

e Phương pháp can thiệp tâm lý

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ lựa chọn tập trung vào tiếp cận nhận

thức - hành vi (CBT) để hỗ trợ cho thân chủ CBT là một trong những liệu pháp tâm lý phổ biến nhất va cũng có nhiều bằng chứng nghiên cứu hiệu qua tính đến ngày nay Nó được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ và các nước Tây Âu, bởi nó có nhiều ưu điểm so với các phương pháp trị liệu tâm lý khác Liệu

pháp nảy yêu cau thời gian can thiệp ngăn han và giảm bớt chi phí cho bệnhnhân Trị liệu nhận thức hành vi tập trung vào các kỹ năng và hướng đến việcthay đổi những phản hồi cảm xúc kém thích ứng bằng cách thay đổi suy nghĩ

và hành vi của thân chủ (Kaczkurkin, A N et al., 2015).

Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã khăng định được tính hiệu quả của CBT, không chỉ ở nhóm đối tượng người trưởng thành mà còn ở

nhóm tuổi vị thành niên và trẻ em (Kendall, P C., & Peterman, J S., 2015)

Trang 14

Một nghiên cứu siêu phân tích vào năm 2013 trên 71 nghiên cứu khác nhau về

tính hiệu quả của CBT với thân chủ mac các dạng rỗi loạn lo âu chỉ ra, CBT

có hiệu quả cao để can thiệp các dạng rỗi loạn lo âu và có thê được áp dụng

rộng rãi ở nhiều bối cảnh Ngoài ra, các cải thiện về triệu chứng cũng được

duy trì ít nhất 12 tháng sau khi kết thúc can thiệp (Hans E et al., 2013)

Nghiên cứu của Kaczkurkin và cộng sự (2015) về bằng chứng hiệu quả

của các kỹ thuật trị liệu theo tiếp can CBT chỉ ra rằng, kỹ thuật phơi nhiễm có thể được sử dụng dé can thiệp rỗi loan lo âu lan tỏa, Ví dụ, một phác đồ điều

trị rối loan lo âu của Craske và Barlow cho thân chủ phơi nhiễm tự hướng dẫn

qua việc dé thân chủ liên tục thuật lại những lo lăng của họ và để giảm cường

độ lo lắng qua phơi nhiễm bằng tưởng tượng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng CBT với phơi nhiễm bằng tưởng tượng đem lại những kết quả tốt hơn ở thân chủ

có rối loạn lo âu sau 12 tháng theo dõi so với thực hành thư giãn và trị liệu

không theo cấu trúc Ngoài ra, các kỹ thuật điều chỉnh nhận thức cũng có thêgóp vai trò lớn giúp giảm thiêu lo lắng bằng việc dạy thân chủ thay đổi những

kiểu tư duy dẫn đến lo âu, phóng đại hoặc trầm trọng hóa, và có hiệu quả làm

giảm các triệu chứng lo âu cao không kém so với thực hành thư giãn và vượt

trội so với nhóm kiểm soát trong danh sách chờ

2 Khái niệm

2.1 Khái niệm trẻ vi thành niên

Khái niệm tuổi vị thành niên cho đến hiện nay vẫn chưa có sự thống

nhất rõ ràng giữa các quốc gia, tổ chức và ngành nghề trên thế giới TheoWHO, người ở độ tuôi vị thành niên là người có độ tuôi từ 10 - 19 tuổi Tuynhiên, theo như luật pháp của Việt Nam, vi thành niên là người dưới 18 tuổi,trẻ em là người dưới 16 tuổi Như vậy là vẫn có sự trùng lặp và thiếu nhấtquán về khái niệm tuổi vị thành niên Trong nghiên cứu này, độ tuổi vị thành

niên sẽ được thống nhất hiểu theo định nghĩa của WHO, tức là độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.

10

Trang 15

Theo Philip C Kendall và cộng sự (2015), tuổi vị thành niên là giai

đoạn gia tăng khả năng chấp nhận rủi ro và nỗ lực tự chủ Sự phát triển cả về

sinh học và tâm ly cũng bao gồm các yếu tố có thé làm tăng nguy co mắc rối

loạn lo âu Ví dụ, sự thay đôi mật độ chất trắng và chất xám thần kinh (đặc

biệt là ở vỏ não trước) giúp cải thiện khả năng nhận thức, bao gồm trí nhớ làmviệc, tự nhận thức và khả năng đưa ra giả thuyết Nhưng đồng thời, sự pháttriển này cũng có liên quan đến các kiểu suy nghĩ sai lệch (vd lo lắng quá

mức ở rối loạn lo âu lan tỏa) Hoặc khả năng hiểu răng suy nghĩ là không thê

kiểm soát, vốn thường gặp trong rối loạn lo âu lan tỏa, được kết tinh hoàn

toàn vào độ tuôi vị thành niên Với khả năng nhận thức ngày càng tỉnh tế, trẻ

ở độ tudi này lại có nhiều lo lắng về sự tồn tại hơn (ví dụ: tương lai, cái chết),

chưa ké đến các thách thức liên quan đến hình ảnh ban thân Những phát triển

sinh lý ở giai đoạn day thì làm gia tăng sự tự nhận thức về cơ thể; và sự pháttriển tâm tính dục cũng như xu hướng tìm kiếm các mỗi quan hệ đồng danglàm gia tăng sự quan tâm đến quan điểm của người khác Ngoài ra, nhữngtrách nhiệm lớn hơn, việc trở nên độc lập hơn với cha mẹ và áp lực học tập

cũng là những yếu tố nguy cơ của lo âu Những thay đổi sinh học và xã hội cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và nhịp sinh học, và có thé góp phan gây ra khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và gây lo âu.

Một số trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc các rỗi loạn tâm lý cao hơn do điều kiện sống, bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị cô lập, hoặc không được

tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

trẻ sống trong cơ sở nhân đạo và dễ bị ton thuong; tré mac bénh man tinh,

mắc rối loan phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ hoặc vấn đề thần kinh khác; có thai ởtuổi vị thành niên hoặc đang làm cha mẹ, tảo hôn; trẻ m6 côi; và trẻ thuộc dân

tộc thiểu số; có giới tính thứ ba hoặc các nhóm bị phân biệt đối xử khác.

(WHO, 2021)

11

Trang 16

2.2 Khái niệm rối loạn lo âu

Nguồn gốc của khái niệm lo âu (anxiety) là từ tiếng Latin “ango”, có

nghĩa là bó buộc, giới hạn và “angustus”, có nghĩa là hẹp Joseph

Lévy-Valensi (1879 - 1943), một giáo sư tâm thần học gốc Pháp đã định nghĩa lo âu (anxiété) là một cảm giác dự đoán u tối và khó chịu Nó bao gồm sự lo lắng

về cả khía cạnh tâm lý lẫn nhận thức

Vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX, lo âu được nhiều tác giả

mô tả như một trong những triệu chứng của nhiều loại chan đoán, từ suynhược thần kinh đến rối loạn thần kinh George Miller Beard lần đầu tiên mô

tả chứng suy nhược thần kinh vào năm 1869 Các triệu chứng của nó rất đa dạng, từ tình trạng khó chịu chung, đau dây thần kinh, hội chứng hysteria, lo

âu bị bệnh, cho đến các triệu chứng của lo âu va trầm cảm mãn tính Suy

nhược thần kinh hiện vẫn được giữ lại trong phân loại bệnh của WHO phiênbản ICD-10 Với tác giả Emil Kraepelin, lo âu có thé xuất hiện ở bệnh nhân

mac hung-tram cam (manic-depressive illness), biéu hién qua viéc bénh nhan

dự đoán dấu hiệu của lo âu, đặc trưng cho các rỗi loạn lưỡng cực được mô tả trong DSM-5 Theo Kraepelin, bệnh nhân hung-tram cảm có thé có tâm trạng

lo lắng, căng thắng cực độ trong nỗi tuyệt vọng không thể nói ra hoặc bắt lực,

hoặc với sự bồn chén lo lắng được thê hiện qua các triệu chứng cơ thể, trạng

thái kích thích hoặc hành vi tự hại Một trong những tiêu chuẩn để phân biệt

lo âu theo DSM-5 là cảm giác rang cá nhân có thé mat kiểm soát bản thân, và

bảng phân loại bệnh này cũng chỉ ra rằng mức độ lo âu cao có thể có tươngquan với nguy cơ tự tử.

Hiện nay, ở thời điểm của luận văn này được thực hiện, phần lớn cácchân đoán về rối loạn lo âu trên thế giới của các bác sĩ tâm than dựa theo các

tiêu chuẩn của ICD-10 hoặc DSM-S Do vậy trong luận văn này, chúng tôi

thong nhất sử dụng khái niệm theo DSM-5 (APA, 2003), trong đó rỗi loạn lo

âu là sự sợ hãi và lo lắng quá mức, không có nguyên nhân hợp lý, do tâm lý

12

Trang 17

chủ quan của người bệnh và không được lý giải tốt hơn bởi một bệnh tâm

thần nào khác hoặc nguyên nhân thực thể Sợ hãi là phản ứng cảm xúc đối với

mối đe dọa sắp xảy ra trước mắt hoặc nhận thức được, thường bao gồm sự

tăng kích thích để chuẩn bị cho phản xạ chạy trốn hoặc chống trả (fight or

flight) Trong khi đó, lo lắng là dự đoán về mối đe dọa trong tương lai, thườngkèm theo căng cơ bắp và tăng cảnh giác hoặc các hành vi né tránh đo lường

trước về mỗi nguy hiểm Như đã nhắc đến ở phan trước, rối loạn lo âu có thé

xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm rỗi loạn lo âu lan tỏa, rối loạnhoảng sợ, ám ảnh sợ, rỗi loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu chia ly, ám ảnh sợ

khoảng trồng, mất nói chọn lọc Rối loạn lo âu là rối loạn mà người mắc bệnh

không thể kiểm soát được, có biểu hiện dai dang, mãn tính và lặp đi lặp lại, thậm chí có thé phát triển theo chiều hướng nặng hơn nếu không được can

thiệp hợp lý Trong luận văn này, rối loạn lo âu lan tỏa sẽ được tập trung làm

chủ đề chính của nghiên cứu.

2.3 Tiêu chuẩn chan đoán theo DSM-5 (2013)

e Rối loạn lo âu lan tỏa Mã số: 300.20 (F41.1)

A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít hơn 06 tháng, tập trung vao một số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)

B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu.

C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít nhất

Trang 18

6 Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó chịu khi

thức giác).

D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thê là nguyên nhân dẫn đến các khó

chịu, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng

khác.

E Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dụng ma túy hoặc thuốc)hoặc một bệnh lý cơ thể (như cường giáp)

F Rối loạn lo âu không phải là các rỗi loạn tâm thần khác ( ví dụ: lo âu hoặc

lo lang có cơn hoảng sợ trong rối loạn hoảng sợ, đánh giá tiêu cực (Negative

Evaluation) trong ám ảnh sợ xã hội, sợ ban hoặc các ám ảnh khác trong rối loạn ám ảnh cưỡng bức, lo âu bị tách ra khỏi gia đình trong lo âu bị chia cắt, tái hiện sự kiện chấn thương trong rối loạn stress sau sang chấn, lo âu tăng

cân trong chán ăn tâm thần, phàn nàn về cơ thể trong rối loạn triệu chứng cơthé (Somatic Symptom Disorder), lo âu về di hình cơ thé (Body DysmorphicDisorder) trong ám ảnh sợ di hình, lo âu bị bệnh nặng trong ám anh nghibệnh hoặc là hoang tưởng (nghi bệnh) trong TTPL hoặc rối loạn hoang tưởng

2.4 Rối loạn lo âu lan tỏa ở trẻ vị thành niên

Khi trẻ ở độ tuôi vị thành niên gặp khó khăn liên quan đến sức khỏe

tâm thần, họ dễ bị cô lập trong xã hội, bị phân biệt đối xử, kỳ thị, làm ảnh hưởng đến động lực tìm kiếm sự giúp đỡ Ngoài ra họ cũng có thể gặp khó khăn trong học tập, có các hành vi nguy cơ, sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng và

có thé bị xâm phạm những quyền con người cơ bản (WHO, 2021)

Rối loạn lo âu ở tuôi vị thành niên có thể dẫn đến rối loạn lo âu cũngnhư rối loạn lạm dụng chất gây nghiện ở tuổi trưởng thành Thanh thiếu niênmắc chứng rối loạn lo âu cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề nghiêm

trong trong hoạt động học tập, giao tiếp và giải trí (Kendall P et al, 2015)

14

Trang 19

2.5 Khái niệm trị liệu tâm lý theo tiếp cận nhận thức - hành vi

Như đã nói đến ở các phần trước, trong luận văn này chúng tôi lựa chọn

tiếp cận nhận thức - hành vi hay tên tiếng Anh là Cognitive Behavioraltherapy (CBT) để hỗ trợ tâm lý cho thân chủ Tên gọi của liệu pháp “nhậnthức-hành vi” bắt nguồn từ hai cơ sở lý thuyết tạo nền móng cho các kỹ thuậtcan thiệp, trong đó các lý thuyết về hành vi cho rằng hành vi được xác định

bởi các quá trình học tập và các yếu tố củng cô hay kích hoạt từ bên ngoài, còn các lý thuyết về nhận thức lý giải cách mà các kích thích từ môi trường

bên ngoài được lý giải và thu nhận một cách chủ quan dưới sự ảnh hưởng của

niềm tin, cảm xúc và giá trị cá nhân Phương pháp này đã được phát triển từ những năm 1960s, bắt nguồn từ phương pháp trị liệu nhận thức của Aaron Beck dành cho những bệnh nhân trầm cảm.

Cơ sở lý luận của phương pháp này là từ các lý thuyết về nhận thức cho

rang mọi rối loan tâm lý đều bắt nguồn từ các suy nghĩ phi chức năng đã làmảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của bệnh nhân Ví dụ, người bệnh có suynghĩ rằng “bát kế mình có làm gì thì kết cục van sẽ tôi tệ”, dan đến việc anh tacảm thấy rất chán nản, rầu rĩ (ảnh hưởng đến cảm xúc), và không còn hứng

thú với các hoạt động làm việc, vui chơi (ảnh hưởng đến hành vi) Do đó, khi người bệnh học cách điều chỉnh suy nghĩ của họ theo hướng thực tế và thích ứng hơn, họ sẽ cải thiện được cảm xúc và thay đổi hành vi của mình (Beck, J

S., 2011).

Từ đó đến nay, tri liệu theo tiếp cận nhận thức - hành vi đã được apdụng và nghiên cứu rộng rãi, không chỉ dừng lại ở việc can thiệp cho rối loạntram cảm mà cho rất nhiều các rối loạn và van đề tâm lý khác nhau Hơn nữa,cũng có rất nhiều các kỹ thuật mới và cấu trúc trị liệu mới ra đời dé thích nghi

và phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội Tuy nhiên, về bản chất, trọng tâm của phương pháp này vẫn dựa trên việc giúp người bệnh hiểu mối quan hệ giữa

suy nghĩ, hành vi và cảm xúc, và từ đó điêu chỉnh lại các suy nghĩ, niêm tin

15

Trang 20

và hành vi phi chức năng, tiến đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện cảm xúc,

chất lượng sống và thay đổi theo hướng tích cực.

Đặc điểm của trị liệu theo tiếp cận nhận thức - hành vi có thể được khái

quát qua một số điểm chính sau đây:

Moi quan hệ trị liệu hợp tác Dé có thé phát huy được tôi đa hiệu quả,

trong quá trình trị liệu nhà trị liệu cần xây dựng được một mối quan hệ trị liệu vững chắc và tin tưởng Dé làm được điều này, nhà trị liệu cần thé hiện được

sự ấm áp, đồng cảm đối với van đề mà thân chủ của minh gặp phải, cũng như

bày tỏ sự chân thành khi lắng nghe ấn đề của thân chủ Sở dĩ điều này là cần

thiết là do sự thành công của phương pháp trị liệu đòi hỏi sự chủ động và hợp tác từ cả hai phía Nhà trị liệu sẽ đóng vai trò chuyên gia hoặc “huấn luyện viên” bằng cách cung cấp các hiểu biết chuyên môn về bản chất của van dé,

chỉ ra các yếu tố kích hoạt hoặc củng cố tạo nên van đề hiện tại của thân chủ,

cũng như định hướng các chiến lược giải quyết vấn đề và các kỹ thuật phù

hợp, trong khi đó thân chủ lại là người nắm bắt rõ nhất về các vấn đề củachính mình và chỉ họ mới có thể đối mặt và thay đổi những suy nghĩ và cảmxúc của chính mình.

Có cấu trúc và thời gian nhất định Mỗi phiên trị liệu theo tiếp cận CBT có cấu trúc được chia làm ba phần Phần mở đầu gồm màn chào hỏi, kiểm tra tâm trạng, tổng kết tóm tắt tuần vừa qua, và đặt ra kế hoạch làm việc cho ngày hôm đó Ở phần giữa, nhà trị liệu cùng thân chủ sẽ xem và thảo luận

về bài tập về nhà, thảo luận các vấn đề đã đặt ra, và giao bai tập về nha mới.Phần kết thúc, nhà trị liệu sẽ tóm tắt lại những điểm chính trong phiên làmviệc và lang nghe phản hồi của thân chủ Thời gian danh cho mỗi phiên trị

liệu cũng được đặt cố định trước khi bắt đầu làm việc, thông thường năm trong khoảng từ 30-60 phút cho một phiên trị liệu cá nhân mỗi tuần Ở trong

nghiên cứu nay, thời gian tri liệu với thân chủ đã được hai bên thỏa thuận là I

buôi mỗi tuân, mỗi buôi kéo dài 60 phút.

16

Trang 21

Có mục tiêu và định hướng cụ thể Đề quá trình trị liệu diễn ra suôn sẻ

và hiệu quả, các vấn đề của TC cần được thảo luận, phân tích và lên kế hoạch

can thiệp một cách rõ ràng Tương ứng với mỗi vấn đề, NTL sẽ tìm các

phương pháp can thiệp phù hợp nhất để ứng phó với vấn đề đó Với mỗi phiên

làm việc, TC va NTL cũng sẽ thỏa thuận trước một lịch trình cu thể, các chủ

dé sẽ diễn ra và mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc Điều này không chỉ

tăng hiệu suất làm việc cho các phiên trị liệu, mà còn giúp TC dễ dàng thích

ứng cũng như học hỏi dé trở nên chủ động hơn, và sau khi kết thúc đợt trị liệu

thì có thé tự mình ứng phó mà không cần đến sự trợ giúp của NTL

2.6 Các kỹ thuật theo tiếp cận nhận thức - hành vi để can thiệp rỗi loạn lo âu

Nhóm các kỹ thuật điều chỉnh nhận thức Liệu pháp nhận thức hành vi được xây dựng dựa trên mô hình của Beck trong đó cho rằng suy

-nghĩ, cảm xúc và hành vi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Theo lýthuyết này, CBT hướng đến việc cải thiện các triệu chứng cảm xúc qua việcthay đổi những suy nghĩ và hành vi kém thích ứng Nhóm các kỹ thuật điềuchỉnh nhận thức bao gồm các kỹ thuật như xác định suy nghĩ và tư duy sailệch, phân tích các bằng chứng ủng hộ và chống lại những suy nghĩ tự động,

thách thức và thay thế những suy nghĩ kém thích ứng, thay đổi hành vi và cách giao tiếp với người khác theo những cách thích ứng hơn Kỹ thuật này cũng bao gồm việc giáo dục tâm lý cho thân chủ về mô hình và mối quan hệ

của nhận thức, hành vi và cảm xúc, các kiểu tư duy sai lệch (ví dụ: tư duyphân cực, hoặc là tất cả hoặc không có gì; chú ý có chọn lọc vào điều tiêu

cực, loại bỏ điều tích cực, dự đoán trước, v.v.) Bài tập về nhà thường được

giao để bệnh nhân có cơ hội thực hành những kỹ năng này trong cuộc sốnghàng ngày, cho phép họ nắm vững các kỹ thuật dé họ có thé áp dụng những gi

đã học sau khi kết thúc can thiệp (Kaczkurkin, 2015)

17

Trang 22

Nhóm các kỹ năng thư giãn và điều chỉnh cảm xúc Để kiểm soát các triệu chứng của rồi loạn tâm lý, can thiệp theo CBT cũng có thé bao gồm

việc giáo dục tâm lý về các cơ chế tâm lý và dạy các kỹ năng thư giãn, điều

chỉnh cảm xúc Nhóm các kỹ năng này có thé bao gồm các kỹ năng tự nhận

diện và theo dõi cảm xúc, giúp thân chủ dé dàng liên kết và hiểu các tinhhuống hay suy nghĩ tiêu cực nào đang kích hoạt hoặc củng cô cảm xúc tiêu

cực Thân chủ có thé được hướng dẫn sử dụng các công cụ như Nhiệt kế đo cảm xúc, các mẫu Nhật ký theo dõi dé thực hiện kỹ năng này Ngoài ra, NTL

cũng có thể hướng dẫn TC thực hành các kỹ năng thư giãn như hít thở sâu,

thư giãn bằng tưởng tượng, thư giãn căng chùng cơ, những lời tự nhủ tích cực, Các hành vi hoặc hoạt động thay thế thích ứng cũng có thể được khuyến khích hoặc để TC tự đề xuất (ví dụ: rời khỏi tình huống nguy co),

băng cách xây dựng và ghi lại Kế hoạch an toàn về cảm xúc đề TC có thê đemtheo và áp dụng trong các tình huống khác nhau (Rohde, P et al., 2005)

Phơi nhiễm Kỹ thuật phơi nhiễm được sử dụng dé làm giảm các phanứng sợ hãi bệnh lý bang cách kích hoạt yếu tố gây sợ hãi, sau đó tạo ra nhữngliên kết mới thay thế cho yếu tố kích hoạt đó, đồng thời tạo ra các bằng chứngmới chống lại niềm tin về nỗi sợ hoặc lo âu (ví dụ: nhip tim nhanh không dẫn

đến đau tim, trung tâm mua sắm đông đúc không dẫn đến việc bị tấn công) Bằng cách đối mặt với kích thích hoặc phản ứng sợ hãi và nhận được thông tin điều chỉnh về ký ức sợ hãi, nỗi sợ hãi sẽ giảm bớt Phơi nhiễm có thể được

thực hiện qua hình thức bao gồm phơi nhiễm bằng tưởng tượng, trải nghiệmthực tế hoặc qua kề chuyện Hiệu quả của phương pháp này cũng đã được ghinhận trong can thiệp rối loạn lo âu và hiện nay vẫn được nhiều nhà thực hành

theo tiếp cận CBT sử dụng (Kaczkurkin, 2015)

Nhóm các kỹ năng xã hội Một số kỹ năng xã hội có thê được xem xét

để đưa vào mục tiêu can thiệp và tập huấn cho TC, đặc biệt với các TC gặp

các vân đê vê môi quan hệ xã hội Những kỹ năng này bao gôm các phân cơ

18

Trang 23

bản của tương tác xã hội, như chào hỏi, lắng nghe, trò chuyện, kết thúc cuộctrò chuyện với mọi người Cụ thé, thông qua đóng vai va thảo luận, TC sẽ tậpluyện các kỹ năng giao tiếp hiệu quả (ví dụ: giao tiếp bằng mắt, đặt câu hỏimở, ) Ngoài ra, NTL cũng có thé xây dựng các nội dung can thiệp với một

số kỹ năng trong giao tiếp khác như thể hiện sự cương quyết, thảo luận vàthỏa hiệp, hướng dẫn TC lắng nghe và tóm tắt lại nội dung mà đối phươngvừa trao đối, đặt ra những ranh giới và nhận diện những suy nghĩ tiêu cựcđang cản trở quá trình giao tiếp hiệu quả (Rohde, P et al., 2005)

3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp được sử dụng trong luận văn 3.1 Các công cụ được sử dụng trong đánh giá

Trong cuốn Giáo trình tâm lý học lâm sàng (2017) của PGS TS Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự, có rất nhiều công cụ có thể được sử

dụng trong đánh giá tâm lý một ca lâm sang Dua theo các mô tả và hướng

dẫn đó, trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp đánh giá sau:

Hỏi chuyện lâm sàng Hỏi chuyện lâm sàng có thể được hiểu là mộtphương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở của mối tương tác nghề nghiệp

đặc biệt giữa NTL và TC nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, biểu hiện

nhận thức, cảm xúc hành vi cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và

cấu trúc rối loạn/vấn dé của TC dé hỗ trợ việc lập kế hoạch và đưa ra quyết

định can thiệp phù hợp (Nguyễn T M H et al, 2017) Một số các kỹ thuật hỏi

chuyện lâm sàng được sử dụng bao gồm: Đặt câu hỏi mở, phản hồi, nhắc lại,

giải thích, gợi ý, tóm tắt Qua quá trình hỏi chuyện lâm sàng, NTL không chỉlắng nghe mà còn làm rõ các cơ chế tâm lý tiềm ân cũng như có thể đồng thờinâng đỡ, hỗ trợ tâm lý cho TC Do đó, phương pháp này không chỉ có thé sửdụng trong đánh giá mà còn có thê sử dụng để trị liệu

Trắc nghiệm và thang đo Các trắc nghiệm và thang đo đã luôn làcông cụ hữu hiệu đê đo lường và chuân hóa các triệu chứng mà thân chủ gặp

19

Trang 24

phải khi đối chiếu với bình điện dân số Trong nghiên cứu này, học viên đã sử

dụng các công cụ trắc nghiệm sau:

e DASS 21 Thang do Depression Anxiety Stress Scales phiên bản 21 câu

la mét thang do tu bao cao, nhằm do lường mức độ của các triệu chứng

tram cam, lo âu va stress Với mỗi câu, người tra lời chọn một dap an từ

0 - “không bao giờ” đến 3 - “Gần như mọi lúc”, ứng với mức độ đồng

tình của mình về triệu chứng được mô tả trong mục đó Điểm tổng củaDASS 21 sau khi đã cộng tat cả các mục được diễn giải trong bảng sau:

e@ Generalised Anxiety Disorder Assessment (GAD-7) GAD-7 là một

thang do tự báo cáo ngắn gọn gồm 7 mục Với mỗi mục, người trả lời

có thể lựa chọn một đáp án từ 0 - “không hề” đến 3 - “gần như hàng

ngày”, tương ứng với biểu hiện của các triệu chứng tâm lý trong vòng 2tuần gần nhất Tổng điểm của GAD-7 sau khi đã cộng tat cả các câu trả

lời có thê được diễn giải như sau:

20

Trang 25

10-14 điểm Lo âu trung bình

Lo âu nghiêm trọng

e Zung Anxiety Self-Assessment Scale (Zung SAS) Tương tự như hai

thang do trước đó, thang đo lo âu của Zung cũng là một thang do tự báo

cáo, được xây dựng bởi giáo sư tâm thần học William W K Zung Thang đo này gồm có 20 mục, ở mỗi mục người trả lời cũng chọn một đáp án từ 1 - “không có hoặc hiếm khi” đến 4 - “luôn luôn”; tương ứng với mức độ các triệu chứng trong vòng 2 tuần gần đây Tổng điểm thu được sẽ nằm trong khoảng từ 20-80, từ tổng điểm ta tìm ra chỉ số lo âu

đa được chuân hóa và có thé được diễn giải như trong bảng sau:

giá mức độ cảm nhân sự căng thăng được phát triên vào năm 1983 Thang do này bao gôm 10 mục, nhăm mô tả các biêu hiện vê cảm xúc

và suy nghĩ của người được đánh giá trong vòng | tháng gần nhất Các

21

Trang 26

câu trả lời cũng được đánh sô từ 0 - “không bao giờ” đên 4 - “Rât thường xuyên”, tương ứng với các mức độ thường xuyên của moi biêuhiện Điểm số của thang đo PSS có thể được diễn giải như sau:

Chỉ số căng thăng

Căng thẳng mức độ thấp

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật trị liệu sau đây, dựa

theo mô tả và hướng dẫn của cuốn sách Cognitive Behavioral Therapy: Basic and Beyond (2011) (tam dich: Tri liệu nhận thức - hành vi: Từ can ban dén xa

hon) cua tac gia Judith S Beck:

Nhận diện cảm xúc (Mood check) Việc hướng dẫn TC nhận diện, gọi

tên cảm xúc là rất quan trọng bởi những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có thêngăn cản TC suy nghĩ mạch lạc, giải quyết van đề hoặc cảm nhận hạnh phúc.NTL cần trò chuyện và hướng dẫn TC phân biệt suy nghĩ tự động với cácphản ứng cảm xúc, phân biệt các cảm xúc khác nhau và đánh giá mức độ của

các cảm xúc Với một số TC gặp khó khăn dé gọi tên cam xúc, NTL có thể

gợi ý một sô cảm xúc và đê TC thử phân loại một sô tình huông cho các cảm

Bạn mượn đồ không trả | Cuối tuần không có gì Hết tiền

`

làm

22

Trang 27

NTL cũng có thể cung cấp danh sách các cảm xúc thường gặp để TC

tham khảo và lựa chọn Ngoài ra, NTL có thé hướng đến việc tăng các cảm xúc tích cực ở TC qua việc trao đôi ngăn gọn về sở thích, những sự kiện tích cực trong tuần hoặc trải nghiệm tích cực trong quá khứ Việc nhận diện vào theo dõi cảm xúc có thé được thực hiện ngắn gọn vào đầu mỗi phiên làm việc.

Ví dụ “Tuần vừa qua của bạn thế nào?” Nó cũng có thể giúp theo dõi tiếntrình can thiệp và có thé được dùng dé so sánh với các kết quả trắc nghiệm

Nếu như có sự thiếu nhất quán giữa điểm trắc nghiệm và điểm cảm xúc hàng

ngày, NTL có thể trao đôi thêm với TC Vi dụ “Bạn có nói rang gần đây ban

cảm thấy tệ hơn, nhưng kết quả trắc nghiệm về các triệu chứng của bạn đã giảm bớt Bạn nghĩ sao về điều này?” NTL cũng có thể so sánh và chỉ ra những thay đổi về mặt cảm xúc được đánh giá chủ quan bởi TC Vi dụ “Điểm

lo âu của bạn ở tuần này thấp hơn so với tuần trước Vậy có phải bạn đã cảmthay đỡ lo lắng hơn?” NTL nên chắc chắn rang TC đánh giá cảm xúc chung

của tuần vừa qua chứ không phải cảm xúc vào ngày hôm đó Chỉ bằng việc hỏi về cảm xúc, NTL có thể: (1) thể hiện sự quan tâm về tuần vừa qua của

TC; (2) Theo dõi tiến trình can thiệp (3) Có bang chứng xác định và củng cố

TC rang họ dang cải thiện (4) Củng cố mô hình nhận thức - cảm xúc - hành vi

0 TC.

Giáo duc tâm ly Kỹ thuật giáo duc tâm lý có thé được sử dung dé giúp

TC hiểu mối quan hệ giữa suy nghĩ và phản ứng của họ, thông qua mô hình

cặp ba nhận thức - cảm xúc - hành vi NTL có thé sử dụng chính những ví dụ

của TC đưa ra về van dé của họ dé phân tích, hoặc đặt câu hỏi “Hiện tại bạn

đang nghĩ gì?” Từ đó giúp TC nhận diện mối liên hệ giữa các tình huống kíchhoạt, suy nghĩ tự động, và phản ứng (cảm xúc, hành vi, cơ thể) của họ Ví dụ,

trong tình huống “Đang ăn trưa với bạn”, TC xuất hiện suy nghĩ tự động “Họ

thông minh hơn mình, mình sẽ trượt môn” và ảnh hướng đến cảm xúc khiến

TC thấy buồn bã TC sẽ được tự thực hành và giao bài tập về nhà dé học cách

23

Trang 28

nhận diện tình huống kích hoạt, tự hỏi “hiện tại mình đang có suy nghĩ gì?”,

ghi chép lại suy nghĩ, quan sát cảm xúc và sau đó tìm cách ứng phó Điều này

cũng có thé bao gồm việc nhận diện các yếu tô hoặc suy nghĩ kích hoạt các

hành vi kém thích ứng mà TC muốn thay đôi Dé có thé dễ dàng giải thích

cho TC hiểu mối tương quan nay, NTL có thé sử dụng nhiều cách thức khác

nhau, đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ gần gũi, đơn giản, lấy ví dụ từ chính lời của TC, vẽ sơ đồ minh họa hoặc biểu tượng cảm xúc.

Thư giãn Có rất nhiều thân chủ có cải thiện khi được dạy và thực hànhcác kỹ thuật thư giãn Các kỹ thuật thư giãn phổ biến có thể nói tới là kỹ thuật

căng chung cơ, thư giãn bằng tưởng tượng, hít thở sâu, NTL có thé hướng dẫn trực tiếp và cùng thực hành với TC, cũng như gửi cho TC các hướng dẫn bang đoạn ghi âm, video dé TC có thé tự thực hành ở nhà Điểm chung của

các kỹ thuật thư giãn là hướng đến giải tỏa cảm xúc băng cách làm giảm căngthăng về mặt cơ thể cũng như tâm trí, đạt đến một trạng thái bình yên, thoải

mái.

Tái cầu trúc nhận thức Tái cấu trúc nhận thức là các kỹ thuật vô cùngquan trong của tri liệu theo tiép cận nhận thức - hành vi NTL cần giáo dục

tâm lý về suy nghĩ tự động, các kiểu tư duy sai lệch và các niềm tin cốt lõi.

TC học cách nhận diện, theo dõi các suy nghĩ cũng như ảnh hưởng của chúng

đến cuộc sống hàng ngày, có thé với sự trợ giúp của các bảng nhật ký và đo lường cảm xúc Kỹ thuật này có thé được sử dụng dé giúp TC nhận diện và

ứng phó với các suy nghĩ tự động hay các lỗi tư duy gan liền với các cảm xúctiêu cực TC có thé tin ngay vào các suy nghĩ tự động hoặc lỗi tư duy nay màkhông suy ngẫm hay đánh giá Do đó việc xác định, kiểm chứng và phản hồilại chúng có thé giúp TC có những cải thiện tích cực

Cũng giống như kỹ thuật giáo dục tâm lý, để TC dễ dàng hiểu đượckhái niệm về suy nghĩ tự động và các lỗi nhận thức, NTL nên sử dụng chính

các suy nghĩ của TC Khi TC mô tả một tình huống khó khăn hoặc một van

24

Trang 29

đề, có thể ở trong buôi trước hoặc khi có sự thay đôi về cảm xúc tiêu cựctrong phiên làm việc (có thể qua lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể), NTL có thểđặt câu hỏi “Khi đó bạn nghĩ đến điều gì?” Nếu TC gặp khó khăn dé trả lời,NTL có thể làm một trong những cách sau:

a Đặt lại câu hỏi theo cách khác

b Hỏi về cảm giác của TC, TC cảm nhận diéu đó ở nơi nào trên cơ

thể

c Khoi gợi TC mô tả chỉ tiết về tình huồng khó khăn

d Yêu cau TC hình tượng hóa tình huống

e Gợi ý TC đóng vai lại tình huồng với NTL ƒ_ Thử gợi ý những suy nghĩ đổi lập với suy nghĩ mà NTL giả thuyết

rằng TC đang có

g Hỏi TC về ý nghĩa của tình huống

Sau khi đã TC đã có thể nhận diện các suy nghĩ tự động, NTL có thê

hướng đến việc xác định các suy nghĩ tự động nào là quan trọng và cần thay đổi Dé làm được điều đó, cần xác định TC có kha năng lặp lại suy nghĩ đó

thường xuyên không, và bị ảnh hưởng bởi nó không? Có những suy nghĩ nào

khác đi kèm và, nếu có thì suy nghĩ nào khiến TC gặp nhiều khó khăn nhất? NTL có thé đặt các câu hỏi vi dụ như “Tình huống nào làm bạn xuất hiện Suy

nghĩ này? Khi ấy, bạn tin vào suy nghĩ này đến mức nào? Bây giờ bạn tin vào

nó đến mức nào? Suy nghĩ đó làm bạn cảm thấy thế nào? Bạn còn nghĩ đến

điều gì khác/hình ảnh nào khác không? Điều gì làm bạn khó chịunhất?”,.v V

Sau khi đã xác định được những suy nghĩ tự động quan trọng cần thay

đổi, NTL và TC can hợp tác dé đánh giá lại các suy nghĩ đó Dé quy trình tái

cau trúc nhận thức có thể diễn ra một cách thuyết phục và công bằng, không thé bỏ qua các bằng chứng ủng hộ mà chỉ tìm băng chứng chống lại, và các

25

Trang 30

suy nghĩ thay thế cần phải thực tế NTL có thể đặt các câu hỏi theo cách đối

thoại Socrat và dẫn dắt TC để đánh giá:

a Suy nghĩ đó đáng tin đến mức nào (Có bằng chứng nào ủng hộ

hoặc chống lại suy nghĩ này?)

b Những cách dién giải nào khác có thé có?

c Có thé làm giảm mức độ của sự việc (điều tệ nhất/tốt nhắt/thực

tế nhất có thể xảy ra là gì?)

d Nhận diện ảnh hưởng của việc tin vào suy nghĩ tự động (suy nghĩ

này gây ra cảm xúc gì? Nếu thay thế nó thì có gì thay đổi?)

e Phân tách bản thân với suy nghĩ (nếu bạn hoặc người thân của

tôi có suy nghĩ như vậy, tôi sẽ nói gì với họ?)

f Các phương pháp giải quyết van dé (Tôi nên làm gì?)

Tương tự, TC có thể nhận diện các suy nghĩ tự động có nét tương đồng

và xác định được một số lỗi tư duy NTL có thể tiếp tục giáo dục tâm lý về

một số lỗi tư duy thường gặp, cung cấp danh sách tham khảo cho TC và mỗi

khi đánh giá một suy nghĩ tự động, TC có thê tự đặt câu hỏi “ Tôi có đang rơi

vào một lỗi tư duy không?”, giúp TC củng cố thêm niềm tin rằng các suy nghĩ

tự động chưa han đã đúng TC va NTL sau khi đánh giá lại và thách thức các suy nghĩ nay có thé hướng đến việc thay thé chúng bằng các suy nghĩ mới phù

hợp hơn.

Đôi khi, để giải quyết vẫn đề của TC, cần tìm ra và làm việc với niềm

tin cốt lõi của TC Từ niềm tin cốt lõi này mà TC mới hình thành các kiểu tưduy hoặc nguyên tắc, suy nghĩ tự động trong các tình huống Niềm tin cốt lõi

có thê được xác định thông qua:

a Một trong số các suy nghĩ tự động

b Là cơ sở cho một giả thuyết (vd Vì tôi kém cỏi, nên )

c Tạo nên các nguyên tắc hoặc thái độ ở TC

d Phân tích từ các dữ liệu đã có, tìm chủ đề chung

26

Trang 31

e Hỏi trực tiếp TC

f Sử dụng bảng hỏi về niềm tin

Việc thay đôi một niềm tin cần được cân nhắc về tam anh hưởng, mức

độ mà TC tin vào nó, cũng như liệu có niềm tin nào thích ứng hơn và vẫn liên

kết với niềm tin đó không Dé thay đôi niềm tin hoàn toàn là không khả thi vàkhông cần thiết, tuy nhiên NTL có thể hướng đến việc làm giảm sự vững chãicủa niềm tin đó Một số phương pháp sau có thé được sử dụng để thay đổiniềm tin:

Đối thoại Socrat

Ss Pf Thực nghiệm tình huống

Nhận thức ph6/ tiến trình thay vì phân cực

©

e Đóng vai “não bộ” và “trái tim”

e Kiêm chứng với người khác

TM Thử thé hiện “như thé niềm tin đã thay đổi”

g Liên kết với trải nghiệm cá nhân của NTL

Giải quyết vấn đề Đôi khi, các suy nghĩ tự động tiêu cực của TC làthực tế hoặc TC cảm thấy hoang mang và không biết cần phải làm gì trước

một van đề Mặc dù không phải bất cứ vấn dé nào cũng có thé giải quyết, nhưng băng kỹ thuật giải quyết vấn đề, NTL giúp thân chủ xác định rõ vấn đề đang gặp phải và thảo luận, suy nghĩ để tìm ra tất cả các lựa chọn về giải pháp

khả thi NTL và TC sau đó cùng phân tích ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp,chọn ra hướng đi phù hợp nhất và thử thực hiện giải pháp đó Nếu giải phápđược TC lựa chọn không đem lại kết quả như kỳ vọng, có thể lựa chọn vàthực hiện một giải pháp khác Đối với một số van dé không thé giải quyếthoặc không khả thi với năng lực của TC, TC có thể cần trợ giúp để chấp nhận

điều đó NTL có thé giúp TC đánh giá lại những kỳ vọng phi thực tế, tập trung vào những giá trị cốt lõi, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực khác

trong cuộc sông.

27

Trang 32

Bài tập về nhà Sau mỗi phiên làm việc, TC có thể được yêu cầu thực hiện một bài tập về nhà phụ thuộc vào chủ đề làm việc của phiên ngày hôm

đó Các bài tập về nhà có thê bao gồm việc ghi chép nhật ký về cảm xúc, hành

vi, nhận thức, kiểm chứng một giả định cụ thể, hoặc thực hành luyện tập một

kỹ năng đã học Bài tập về nhà không chỉ giúp TC có thé tự theo dõi, kiếmsoát van đề, thành thạo thêm các kỹ năng được học, ma còn giúp TC dan danchủ động và trở thành nhà trị liệu của chính mình.

Tiểu kết chương I Như vậy, chương I đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thê về rối loạn lo âu, hiểu được các khái niệm chính có liên quan đến chủ đề của nghiên cứu Chúng ta cũng đã có thông tin về đặc điểm, các tiêu chuẩn chân đoán của rồi loạn lo âu, cũng như cơ sở lý luận của phương pháp trị liệu theo tiếp cận

nhận thức - hành vi và các phương pháp đánh giá và can thiệp được sử dụng trong nghiên cứu này Trong chương II, nghiên cứu này sẽ trình bảy mộttrường hợp cụ thể ứng dụng các lý thuyết đã nêu trong chương I vào thựchành, cụ thé là trong việc đánh giá và can thiệp cho một trường hợp trẻ vị

thành niên có rôi loạn lo âu.

28

Trang 33

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ & CAN THIỆP MỘT CA LÂM SÀNG

1 Thông tin chung về thân chủ

TC A là nữ, 18 tuổi, đang là sinh viên năm đầu Theo lời của TC, hoàncảnh gia đình của TC là như sau: TC là em út trong gia đình hiện có 4 thànhviên sinh sống cùng nhau gồm bố, mẹ, TC và một chị gái 27 tuổi Mẹ TC làmkinh doanh, là người phụ nữ mạnh mẽ, tháo vát, bao quát công việc trong nhà.

Bồ TC làm công trình, ít khi ở nhà Chị gái TC đã kết hôn và có gia đình,song vì đợt dịch bệnh nên đang quay lại ở chung nhà một thời gian TC tựnhận xét bản thân là người rất tự ti, chin chu, hay phán xét người khác và hoài

nghi bản thân Gan 1 năm trước, TC mới bắt đầu học dai học ở 1 trường quốc

tế TC cảm thấy rất khó hòa nhập và kết bạn ở môi trường mới.

Ấn tượng ban đầu của NTL về TC là TC tuy rất cảnh giác với các thông

tin cá nhân nhưng rất cởi mở chia sẻ các van dé, rất lịch sự và lễ phép TC

thường xuyên có các câu hỏi xã giao với NTL và tự giải thích về các triệu chứng của bản thân như thể sợ làm người khác phật ý hay phiền lòng.

Tìm hiểu thêm về các than phiền của TC, TC cảm thấy 1 năm trở lại

đây thường xuyên cảm thấy khó chịu, but rit TC cũng dé cau gắt với mọi

người, hay suy nghĩ và lo lắng về tương lai, cảm thấy khó hòa đồng ở trường

Đặc biệt TC lo lắng rất nhiều về việc học, trường học và bạn bẻ TC cảm thấy

hối hận vì đã nghe theo lời mẹ khi chọn trường, thấy trường học không chất

lượng, làm việc nhóm không hiệu quả, sợ sau này không có kết quả tốt và khó

xin viéc.

1.1 Các mối quan hệ xã hội

Theo lời kế của TC, “ Trong gia đình, em thân thiết nhất với mẹ nhưng

mẹ có nhiều cách ứng xử kỳ quặc, không hợp lý và hay thao túng người khác.

Bồ em là người ít nói, hay di làm xa và ít khi ở nhà, khi ở nhà thì cũng không nói chuyện nhiều Người mà em tin tưởng nhất trong gia đình là chị gái, chi

là người rất giỏi và thành đạt, đã nói là làm Dù hai chị em có cãi nhau

29

Trang 34

nhưng nếu chị em đã hứa giúp gì chị em vẫn giúp em Em hay bị mẹ so sánhvới chị, bảo em phải cố gang về sau được như chi.”

Về mối quan hệ bạn bè, TC chia sẻ: “Kể tir khi lên đại học, em cũngkhông chơi thân với bạn nao”

1.2 Tiền sử y tế

Theo lời kế của TC thì TC có tiền sử y tế bình thường, sức khỏe thé

chất hiện tại bình thường, trước đây TC chưa từng mắc bệnh nan y nào khác.

Trong gia đình cũng không có người từng mắc rối loạn về tâm thần nao TC

chưa từng đi khám hay can thiệp tâm lý trước đây.

1.3 Bối cảnh gặp gỡ TC

Gần 1 năm trở lại đây, TC cảm thấy khó kết bạn và khó giao tiếp Đặc

biệt khi làm việc nhóm hay khi phải sử dụng tiếng Anh, TC rất khó mở lời hoặc thường bỏ đở câu đang nói Thậm chí khi đi chợ mua hàng, TC cũng rất

ngại và căng thăng khi phải nói chuyện với người bán hàng TC thường xuyên

cảm thấy khó chịu, dé cau kinh và bực tức TC đã chủ động liên lạc qua mạng

xã hội Facebook và đề nghị được hỗ trợ tâm lý, giảm bớt cảm xúc lo âu TCkhông muốn người trong gia đình biết việc mình đang can thiệp tâm lý, sợ mẹ

lo lắng và nói ra nói vào Do đó, các thông tin chỉ được thu thập từ phía TC.

những quy tắc ứng xử phù hợp dành cho các nhà tâm lý Đạo đức nghề tâm lý

ở mỗi quốc gia được thiết kế và duy trì bởi hiệp hội các nhà tâm lý ở quốc gia

đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của thân chủ, đảm bảo tính chuyên nghiệp củanghề va đảm bao thái độ, ứng xử của các nhà tâm lý phù hợp với các chuan

mực xã hội Một số những nguyên tắc cơ bản thường thấy trong các bộ đạo

đức nghề tâm lý trên thế giới bao gồm:

30

Trang 35

- Nguyên tắc chính trực

- Nguyên tắc công bằng

- _ Nguyên tắc tôn trọng

Cụ thể, trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tuân thủ

đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lý của Việt Nam như sau:

2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sảng

Thân chủ trong nghiên cứu nay đã được trao đổi và hiểu rõ mục dichnghiên cứu cũng như đồng thuận tham gia dựa trên những hiéu biết này của mình

Thông tin cá nhân của thân chủ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện ca lâm sàng và báo cáo trong nghiên cứu.

Thân chủ có quyền được ngừng tham gia can thiệp và rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần lý do.

2.2 Đạo đức trong sử dụng các công cụ đánh giá

Các công cụ đánh giá được sử dụng đều có bằng chứng nghiên cứu

khoa học phù hợp đề đánh giá các biểu hiện đang gặp phải ở thân chủ

Kết quả đánh giá được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích thực

hành can thiệp và báo cáo trong nghiên cứu.

2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu Trong quá trình thực hành ca, nhà tâm lý đảm bảo chỉ hoạt động dựatrên lợi ích của thân chủ và không gây ra hệ qua bat lợi về vật chất cũng như

tinh thần cho thân chủ

Thân chủ có quyền dừng cuộc trao đổi hoặc đổi chủ đề vào bat cứ lúcnao trong quá trình trò chuyện dé kiểm soát và giải tỏa cảm xúc

Chúng tôi - những người thực hành ca lâm sang - đảm bảo hiểu rõ đặcđiểm tâm lý của nhóm thân chủ trẻ vi thành niên có biểu hiện của rối loạn lo

âu và thiết kế kế hoạch can thiệp trị liệu phù hợp dựa trên bằng chứng nghiên

cứu đã có và các kiên thức, kỹ năng đã được đảo tạo.

31

Trang 36

đợi và tìm cơ hội nói lại và chỉ ra chỗ sai Khi thấy cháu họ lười học, TC rất birt rứt và cứ sợ rằng sau nay chau sẽ khó xin việc, thỉnh thoảng lại nói lại với mẹ, muốn mẹ goi điện cho họ hàng

nhắc nhở chau

Định kiến và nhìn nhận tiêu cực TC có các suy nghĩ tiêu cực,

phiến diện về sự việc hoặc con người Điều này làm ảnh hưởngđến cảm xúc của TC, các mối quan hệ và nhìn nhận về tương lai

Vi dụ: Khi có mâu thuẫn với người khác TC tin rằng người khôngdong ý với mình là người không cùng dang cấp, không có hiểu

biết; khi được ai đó khen ngợi TC nghỉ ngo ho dang mia mai

minh, TC luôn noi ban thân rat tự ti, sợ làm phiên mọi người,

32

Trang 37

người bán hàng) vì sợ rằng mình sẽ nói sai, nói điều gì ngốc

nghếch hoặc mọi người sẽ không thèm nghe, không tán thành TC

cảm thấy khó kết bạn, khó mở lời trò chuyện và có lúc cảm thấy

không còn muôn két bạn nữa.

Triệu Dễ bị mệt mỏi TC cũng cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, trước

chứng co’ | khi đến trường hoặc khi ở trường Điều này làm TC khó thức dậythê vào buổi sáng, khó tập trung khi học TC cũng không có động lực

tham gia các hoạt động thé chất hoặc chơi thé thao

Khó ngủ Khi đi ngủ, TC hay trằn trọc, suy nghĩ lan man và khó

đi vào giấc ngủKhó tập trung Khi làm trắc nghiệm hoặc công việc nao đó TCcảm thấy khó tập trung và làm việc không theo thứ tự, dễ bị phântán.

Cúp học TC thỉnh thoảng bỏ tiết học, đặc biệt là các tiết học

nghĩ rằng sẽ không ai nghe theo mình

Không có bạn bè thân Gần 1 năm trở lại đây, từ khi lên đại học thì TC cảm thấy rất khó kết bạn và dần dần cũng mất ham muốn

kết bạn

Hay mâu thuẫn TC chia sẻ hay cãi cọ với gia đình và bạn cùng

lớp vì bất đồng quan điểm TC cũng dễ bị cáu gắt và có các đánh

giá tiêu cực về người khác nên điều đó càng làm tăng căng thắng, bất đồng.

33

Trang 38

Dựa vào các thông tin thu thập được từ TC, chúng tôi nhận thay TC có

các biểu hiện rõ rệt nhất của lo âu va căng thang Do đó chúng tôi quyết định

sử dụng các công cụ trắc nghiệm sau dé đánh giá van dé của TC:

1 Thang đo DASS 21

Thang đo GAD-7

Thang đo Zung

3.2 Kết quả đánh giá ban đầu

DASS 21 | Trầm cảm 34 (nghiêm trọng), Lo âu 30 (nghiêm trọng), Căng

thăng 40 (nghiêm trọng)

GAD-7 | 15 điểm Lo âu nghiêm trọng

Như vậy, kết quả của các thang đo đều chỉ ra TC có những biểu hiệnnghiêm trọng của trầm cảm, lo âu và căng thăng Tuy nhiên, dựa trên thôngtin phỏng vấn với TC thì các hoạt động chức năng của TC không bị ảnhhưởng quá nghiêm trọng, TC không biểu hiện quá nhiều triệu chứng về mặt

cơ thé, không hề có ý tưởng tự hại Dựa trên quan sát, TC cũng không có khí sắc trầm uất vốn đặc trưng của rỗi loạn trầm cảm điển hình Do đó, chúng tôi

xem xét giả thuyết rằng kết quả của các chỉ số trầm cảm, lo âu và căng thăng

ở mức độ cao như trên có thể do sự liên quan của một số biểu hiện triệuchứng giữa các rối loạn này, như các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi và giảmkhả năng tập trung, các triệu chứng vê nhận thức tiêu cực; và cộng với kiêu tư

34

Trang 39

duy phóng đại, trầm trọng hóa về bệnh lý ở TC; một trong những biểu hiệnđiên hình hơn với lo âu và căng thăng.

e Theo DSM-S, ta đôi chiêu với tiêu chuân chân đoán của Rôi loạn lo âu

lan tỏa Mã số: 300.20 (F41.1)

thần chủ

A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít hơn | Phù hợp

06 tháng, tập trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động (như

công việc hoặc học tập)

B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu Phù hợp

C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau | Phù hợp

5 Tăng trương lực cơ.

6 Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó

chịu khi thức giấc)

D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thể là nguyên nhân | Phù hợp

dẫn đến các khó chịu, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp

hoặc các chức năng quan trọng khác.

E Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dụng ma túy

35

Trang 40

F Rối loạn lo âu không phải là các rối loạn tâm thần khác ( ví

dụ: lo âu hoặc lo lắng có cơn hoảng sợ trong rỗi loạn hoảng sợ,

đánh giá tiêu cực (Negative Evaluation) trong ám ảnh sợ xã

hội, sợ ban hoặc các ám ảnh khác trong rỗi loạn ám ảnh cưỡng

bức, lo âu bị tách ra khỏi gia đình trong lo âu bị chia cắt, tái

hiện sự kiện chấn thương trong rỗi loạn stress sau sang chan,

lo âu tăng cân trong chan ăn tâm than, phan nàn về cơ thé

trong rồi loạn triệu chứng cơ thé (Somatic Symptom Disorder),

lo âu về đị hình cơ thê (Body Dysmorphic Disorder) trong ám

ảnh sợ dị hình, lo âu bị bệnh nặng trong ám ảnh nghi bệnh

hoặc là hoang tưởng (nghi bệnh) trong TTPL hoặc rối loạn

hoang tưởng.

e Chan đoán phân biệt:

Rối loạn lo âu xã hội Mã số 300.23

Tiêu chuân

A Lo lắng hoặc sợ hãi rõ rệt về một hoặc nhiều tình huống xã

hội khi tiếp xúc với những người khác hoặc bị đặt dưới sự

quan sát chú ý của người khác Những ví dụ bao gồm các

tương tác xã hội (ví dụ: một cuộc trò chuyện; gặp người lạ); bị

quan sát (ví dụ: ăn hoặc uống) và biểu diễn trước những người

khác (ví dụ: phát biểu).

36

Phù hợp

Biểu hiện ở than chủ

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN