1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một sinh viên có khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một sinh viên có khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19
Tác giả Nguyễn Vân Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bỏ Đạt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 26,68 MB

Nội dung

Nghiên cứu cũngchỉ ra những vấn đề liên quan đến khó khăn học tập mà sinh viên gặp phải trong giai đoạn nay là: độ bao quát của giáo trình, việc học các môn học trực tuyến, lo lắng về vi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN VÂN CHI

TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN VÂN CHI

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng

Mã số: 8310401.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Bá Đạt

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS Nguyễn Bá Đạt Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Những số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo

tính trung thực, tin cậy và chính xác.

Hà Nội, ngày 12 thang 5 năm 2023

Học viên

Nguyễn Vân Chi

Trang 4

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn luận văn —

TS Nguyễn Bá Đạt — giảng viên đã truyền cảm hứng về thái độ, đạo đức và hành

nghề cho tôi, cũng như là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, độngviên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cảm ơn những người bạn, những người đồng nghiệp đã cùng tôi trao đổi về

chuyên môn, hỗ trợ tôi những lúc khó khăn Cảm ơn gia đình, người thương đã luôn

khuyến khích và ủng hộ tôi trong quá trình học tập Cảm ơn thân chủ của tôi đã

đồng ý dé tôi đưa quá trình làm việc vào trong luận văn

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót; tôi mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và những đóng góp ý kiến

về luận văn của bản thân từ những người bạn, các anh/chị đồng nghiệp, các nhà

khoa học, các quý thầy cô

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023

Học viên

Nguyễn Vân Chỉ

il

Trang 5

MỤC LỤC

986271225 -1‹£S 3

1 LY do chon Ca 14M Sang -a 3

2 Nhidém Vu Nghidn CUU 01117 4

3 Phirong phap nghién 0u 1 ne 4

F460) 0i)i 0ð nh ẢẢ 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - 2: 2252222E2EEESEEE2EE22EEE7EE271E2Ex 2E erEerree 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu :- + 5£ £+S£+E£+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrkrrrrei 81.1.1 Các nghiên cứu về khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19 81.1.2 Một số nghiên cứu về trị liệu thân chủ có khó khăn học tập 13

Xe l6 1.2.1 Khái niệm đại dịch Covid-1 ¿- + s2x2E+2EEEEEEE2EEEEEEEEEEEerkerkerkrree l6

1.2.2 Khái niệm về sinh viên - 2 2¿©2+©2++EE2EE+2EEEEEESEEESEEE2EEE71E221 2E crkecree 17

1.2.3 Khái niệm khó khăn hoc tẬp c2 32322133 E31EEEErrirrrrrrsrrree 19 1.3 Các phương pháp đánh giá và can thi€p - 5 c5 **+kEsseerseeersseexes 22 1.3.1 Phương pháp đánh gi1á Ăn TT HH Hưng già 22 1.3.2 Phương pháp can thiỆP «+ xxx 9 ng HH ngưng gà 26

CHUONG 2 ĐÁNH GIA VÀ CAN THIỆP MỘT CA LAM SÀNG 30

2.1 Thông tin chung về thân chủ - 2 2 2 £+E£+E£EE£EE£EE£EEEEEZEEEEerEerkerxrrkrree 30

2.1.1 Thông tin hành chính .- c1 S+ 1931199319911 911 9 ng ng kg rry 30 2.1.2 Ly do thm vịià:taaaaaaadadđiiaiaaadaiẢ 30

2.1.3 Hoàn cảnh Sap 20 ee eescsscecsseceseeesseecsneessaeseseecseecseessaeessaecseesseessaeeeeees 30

2.1.4 An tượng ban đầu về thân ChU w ceccccccecscessesssesssesssesseessecssecssssseessecsseeseeseessecs 31

2.2 Các vấn đề đạo đỨc -2+22++22x+22Ext22E221122112212711211 271.11 21.cr ree 31

2.3 Dan Gia 8h -:::‹-‹5"5A 31

2.3.1 Tóm tắt van đề của thân chủ ccccccccessessessesssessessessesssessecsesssssessessessssseeseeseess 312.3.2 Kết quả đánh giá ¿55c St 9E1211211211 1111111111111 11111111 cte 32

2.4 Định hình trường hợỢp - -.- G1 1E 1H 9 TH HH ng Hệ 36

2.4.1 Danh sách các van đề của thân chủ - + 2 + ++2£++£++£x+£EezEzrxerxerxezex 36

Trang 6

2.4.2 Định hình trường hợp - - óc S132 32 1 9 1111111111111 1 1 ng ng ng rệt 37

2.5 Lập kế hoạch can thiỆp ¿- ¿- ¿ SE9SE9EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEE12111121171E 111111 xe 392.5.1 Muc ti 8h ố 39

2.5.2 Mục tiêu quá fTÌnH - - «+ xxx nh HT TH HH Hà Hưng 40

2.5.3 Kế hoạch can thiỆp - 2-2 £+E£+EE+EE£EEEE2EE2E1212112717171.211 11110 40

2.6 Tiến trình thực hiện can "10 41

2.7 Đánh giá hiệu qua can thiỆP - 5c 3c 2221121121191 EEkrrkrrxee 80

2.8 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thIỆP G SSĂ Series 822.9 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp 2-2 5 552S£+£E+£Ev£Eczxeerxerxerxeree 83

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2° 222 2x2 E22 1221271211211 ertree 88TÀI LIEU THAM KHAO 22-52 SE2EE‡EESEE2EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrerrreee 90

PHU LLỤCC - 2-2Sc S22 E212 1E2117112711211211211 211211211 T1 11.1111 xeree 93

Trang 7

MO DAU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán,Trung Quốc đến nay không những đã tác động tiêu cực lên các mặt của đời sống,kinh tế xã hội của nhiều nước mà còn tác động lên sức khỏe tinh thần, tạo ra nhữngrào cản mới cho con người Khi đại dịch này bùng phát, gánh nặng về sức khỏe tỉnh

thần có khả năng ngày càng tăng lên trong giai đoạn giãn cách xã hội Không những

vậy, việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh và trường học được áp dụng, gây ra sự cô

lập và một tiềm ân những khó khăn về tài chính (Nguyễn Thị Bích Tuyền và cộng

sự, 2021) Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoa Liên hợp quốc UNESCO,

ké từ khi đại dịch bùng phát cho đến ngày 08/04/2020, trên thế giới có 1,6 tỉ học

sinh và sinh viên bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng cửa các trường học

trên toàn quốc, gây tác động đến 91,3% tổng số học sinh, sinh viên trên toàn thế

giới (Dũng và cộng sự, 2020).

Với đối tượng sinh viên, hoạt động học tập ở trường cao đăng, đại học là

hoạt động học tập nghề nghiệp, nội dung học tập là hệ thống tri thức, kỹ năng liênquan đến các khoa học cơ bản, khoa học cơ sở của chuyên ngành và gắn VỚI nghềnghiệp tương lai của người học Việc năm vững nội dung học tập là điều kiện quantrọng giúp sinh viên trở thành “chuyên gia” trong một lĩnh vực nghề nghiệp Tuynhiên, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn về học tập, môi trường sống, tình cảm bạn

bè, tình yéu, trong khi các em chưa đủ kinh nghiệm dé xử lý, đối phó với nhữngvan đề khó khăn đang xảy ra Khi những khó khăn đó không thể giải quyết được,các em sẽ rơi vào trạng thái stress, lo âu hay trầm cảm Trong quá trình này, bảnthân sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý, khiến sinh viên phải cốgăng, nỗ lực vượt qua những khó khăn đó Thêm vào đó, theo chỉ thị 16/CT-TTgcủa Chính phủ, đến tháng 4/2020, tat cả 63 tinh thành của Việt Nam đã cho họcsinh, sinh viên nghỉ ở nhà vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19 Và dé đảm bảo vaduy trì quá trình học tập, sinh viên được chuyên sang hình thức học trực tuyến(online) Sự thay đổi đột ngột về hình thức giảng day là một trong những nguyên

Trang 8

nhân chính dẫn đến những khó khăn nhất định cho sinh viên Điều này bắt buộcsinh viên phải chủ động thích nghỉ với môi trường học tập mới Những yếu tố tâm

lý trong quá trình giãn cách xã hội với một sinh viên được thể hiện ở cảm giác đaukhổ, thất vọng và cáu kinh trong quá trình này Giãn cách có thé dẫn đến sự cô đơn,

xa cách về mặt thé chất với người thân yêu, dẫn đến cảm xúc đau buôn, lo âu và

stress mãn tính, có thể ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài (Aslan H và Pekine, 2021)

Đã có những nghiên cứu ở trong nước và quốc tế trong việc khảo sát về cácyếu tố dẫn đến khó khăn học tập trong dai dịch Covid-19 Các nghiên cứu có đềxuất hướng hỗ trợ, tìm cách giải quyết, cách ứng phó với khó khăn học tập của sinhviên Tuy nhiên ngoài các nghiên cứu, hiện chưa có báo cáo nào về việc đánh giáhay can thiệp trên một trường hợp cụ thê

Trong khuôn khổ bài luận văn này, tôi tập trung tiến hành đánh giá và can

thiệp tâm lý trên một trường hợp sinh viên có khó khăn học tập trong đại dịch

Covid-19 nhằm tìm hiểu sâu hơn về việc áp dụng trị liệu tâm lý trong việc hỗ trợmột khách thể có khó khăn trong học tập, cũng như ứng dụng lý thuyết vào thựchành thực tế

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu này có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về khó khăn học tập trong

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Tiến hành tìm hiểu, thu thập thông tin về tài liệu chuyên ngành, các công

trình khoa học và các biện pháp đánh giá, can thiệp tâm lý cho sinh viên có khó

khăn học tập Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý dẫn đến khó khăn học tập của sinh

Trang 9

viên trong đại dịch Covid-19 Từ đó, tôi phân tích, tổng hợp, xây dựng đề cương

nghiên cứu, cơ sở lý luận cho đề tài

- Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là một công cụ lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp

mô tả, là một nhóm phương pháp rất đặc trưng, thường được sử dụng trong nghiên

cứu lâm sàng Nhóm phương pháp này nhằm mục tiêu ghi nhận (mô tả) bức tranhsinh động nhất, đưa ra những hình ảnh chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu Nhàtâm lý có thể nhìn thấy những biểu hiện thực tế của các quá trình và trạng thái tâm

lý cũng như là van đề/rối loạn của thân chủ trong những tình huống cụ thé và trongmối tương tác với những người xung quanh Quan sát cho phép nhà tâm lý tri giácnhững biểu hiện sinh động ở các mặt nhận thức, thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơchế phòng vệ của thân chủ trong những hoàn cảnh cụ thé

- Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Là một phương pháp chủ đạo, mang tính đặc thù của Tâm lý học lâm sàng,

phương pháp này thé hiện sự sáng tao của nhà tâm lý lâm sàng trong nghiên cứu

cũng như trong thực hành thăm khám và trị liệu.

Hỏi chuyện lâm sàng là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở mỗitương tác nghề nghiệp đặc biệt giữa nhà tâm lý và thân chủ nhằm làm rõ các đặcđiểm nhân cách, các biểu hiện nhận thức, cảm xúc hành vi cũng như các triệuchứng, các cơ chế tâm lý và cau trúc rối loan/van dé của thân chủ dé hỗ trợ việc lập

kế hoạch và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp

Thông qua hỏi chuyện lâm sàng, nhà tâm lý cũng có thể thăm dò phản ứngcủa thân chủ đối với một hay một số phương pháp tác động tâm lý trực tiếp của họ

đến thân chủ

Mục đích cơ bản của hỏi chuyện lâm sảng là đánh giá nhận thức, cảm xúc,

hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của thân chủ, phân tích và sắp xếp chúng

vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với các tiêu chí như loại hình,

mức độ, Hỏi chuyện lâm sàng không chỉ lắng nghe những than phiền của thân

chủ về vân đê của họ mà còn làm rõ động cơ tiêm ân và các cơ chê tâm lý bên trong

Trang 10

của thân chủ, cũng như trợ giúp tâm lý “khẩn cấp” cho họ trong những trường hợp

cần thiết Do vậy, hỏi chuyện lâm sàng không chỉ có chức năng chân đoán mà còn

là trị liệu ban đầu Hai chức năng này được song song thực hiện trong quá trình hỏichuyện thân chủ Bằng cách đó, nhà lâm sàng vừa thu được những thông tin cần

thiết cho việc chân đoán, đánh giá, đồng thời có thể trợ giúp bước đầu cho thân chủ

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Với phương pháp này, nhà tâm lý lâm sàng tìm hiểu, mô tả, nghiên cứu, phát

hiện, xây dựng chân dung tâm lý của một cá nhân hoặc một vài cá nhân Nghiên

cứu trường hop là thu thập thông tin và sắp xếp, mô tả nó theo logic nào đó (có thétheo thời gian diễn biến của các sự kiện, hiện tượng; cũng có thể sắp xếp theo trật tựmối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng) bằng cách tìm hiểu và mô tả tiểu sử, tiền

sử, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc

đời, các mối quan hệ và cả những diễn biến nhận thức, thái độ, xúc cảm, cơ chế

phòng vệ, hành vi của chủ thể Những thông tin về thân chủ mà nhà tâm lý lâm sàngthu thập được có thê đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính chủ thể, từ người thân,bác sỹ điều trị, bạn bè, người quen của thân chủ Thông qua việc tìm hiểu, mô tảtiểu sử, tiền sử nhà tâm lý lâm sàng tập hợp được một số lượng lớn các thông tincho phép họ sắp xếp lại và có thể so sánh những thông tin khác nhau từ các nguồnkhác nhau về cùng một sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc song của thân chủ, từ

đó có những phát hiện, nhận định riêng về các yếu tố của thân chủ (Nguyễn ThịMinh Hằng, 2020)

4 Khách thể nghiên cứu:

Một sinh viên có khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19

Thân chủ 19 tuổi, là sinh viên năm hai thuộc một trường Đại học ở Hà Nội.

Thân chủ có các dấu hiệu “tức ngực” và “sợ thời gian” khi bắt đầu học online từtháng 9/2021, khiến thân chủ có những biểu hiện như mat ngủ, tụt cân, không tậptrung trong quá trình học này Thay vì học trực tuyến (online), thân chủ dành nhiềuhầu hết thời gian chơi game Những điều này khiến thân chủ cảm thấy bản thân

“thảm hại” Điểm số các môn học không đáp ứng được kỳ vọng của thân chủ, thân

Trang 11

chủ cảm thấy giảng viên không “tâm huyết” với việc giảng dạy cho sinh viên dù lớp

của thân chủ là lớp Tài năng, chỉ có 14 bạn/lớp Từ cấp 3 đến nay, thân chủ không

có người bạn thân nào, đặc biệt với các bạn ở lớp đại học, thân chủ cảm thấy không

tìm được điêm chung nào khi nói chuyện.

Trang 12

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19

Sự xuất hiện của Covid-19 vào cuối năm 2019 và su bùng phát đại dịch trên

toàn cầu vào tháng 3 năm 2020 đã dẫn tới sự bế tắc chưa từng có đối với các nền

kinh tế quốc gia và các giới hạn về giãn cách xã hội Không chỉ gây tác động vềkinh tế, đại dịch này còn ảnh hưởng đến giáo dục, dẫn đến chuyền đổi phương thứchọc tập thông thường Mặc dù các nghiên cứu có đưa ra những kết quả tích về việc

học và làm việc tại nhà, những trải nghiệm học tập của sinh viên thường được mô tả

là bị gián đoạn, dẫn đến cảm giác bất an, lo âu và tuyệt vọng Bên cạnh đó có nhữngnghiên cứ cho thấy đại dịch Covid-19 như một sự kiện gây rối loạn, là yếu tố gâynên sự căng thăng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập, kết quả học tập và sứckhỏe tinh thần của sinh viên (L Aslan và cộng sự, 2020)

1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giớiHoạt động học tập là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống mỗingười Đối với sinh viên, học tập là phương thức chủ đạo, giúp sinh viên trở thànhchuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống banthân, phục vụ xã hội trong tương lai của người học Bắt đầu vào tháng 12 năm 2019,đại dịch Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới và nảy sinh nhiều các vấn đề và tranhluận mới về xã hội, kinh tế, chính trị, các nguồn lực tinh thần Trong đại dịchCovid-19 này, hoạt động học tập được chuyên từ học tập truyền thống sang học tậptrực tuyến Điều này đã ra không ít những thách thức đối với sinh viên, yêu cầu sinh

viên nhanh chóng thích nghi với thói quen học tập mới.

Một nghiên cứu về khó khăn học tập của sinh viên do bùng phát dịch

Covid-19 ở khu vực phía tây của Uganda, được thực hiện vào năm 2020 trên 3 nhóm sinh

viên sinh sống ở 3 vùng khác nhau như: thành thị, ngoại thành và nông thôn Hầuhết sinh viên sống ở các vùng nông thôn cho răng các em chưa hoàn thành chương

trình học, trong khi hơn 55% sinh viên thành thị và ngoại thành dang học các khóa

học trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát Hơn 75% số lượng sinh viên cảm

Trang 13

thấy đại dịch này ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp của mình Nghiên cứu cũng

chỉ ra những vấn đề liên quan đến khó khăn học tập mà sinh viên gặp phải trong

giai đoạn nay là: độ bao quát của giáo trình, việc học các môn học trực tuyến, lo

lắng về việc học hiện tại, về cơ sở vật chất và sự sẵn sàng tham gia vào kỳ thi cuối

kỳ trực tuyến, về các kỳ thi được sử dụng tài liệu và cơ hội nghề nghiệp có mối

tương quan chặt chẽ với khó khăn học tập của sinh viên ở từng vùng (Abisha

Meji và Dennison, 2020)

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2022 về: Những thách thức

mà sinh viên đại học phải đối mặt trong dai dịch Covid-19: Một nghiên cứu quốc tếtại năm quốc gia (Israsel, Kosovo, Ukraina, Cộng hòa Síp và Đức) trong giai đoạn

đầu của đại dịch, được thực hiện thông qua khảo sát trực tuyến trên 4306 sinh viên

đại học chưa tốt nghiệp (43,8% mẫu nam và 56,2% mau nữ) từ tháng 3 đến tháng 6

năm 2020 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài những mối lo ngại về khả năng lây

lan của Covid-19, về các biện pháp bảo vệ nhằm chống lại Covid-19 hay sự thiếuhụt về vắc-xin, sinh viên còn gặp khó khăn về học tập, đặc biệt thông qua việc họconline Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cả 5 quốc gia có sự tương đồng về xếphạng những khó khăn về học tập trong đại dịch Covid-19, kế sau đó là khó khăntrong chính việc học tập trực tuyến Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong học tậpnày được thể hiện qua việc sinh viên thiếu khả năng ứng phó, chưa có nhận thức sâusắc về sức khỏe tỉnh thần của bản thân Việc thiếu đi sự quan tâm và có sự hạn chế

trong sự tương tác gitra người và người trong đại dịch Covid-19 làm gia tang những khó khăn học tập ở các bạn sinh viên (Pat-Horenczyk và cộng sự, 2022)

Theo các nhà khoa học của Ba Lan với nghiên cứu về: Những ảnh hưởng về

mặt tâm lý và học thuật của việc học trong đại dịch Covid-19 trên 357 sinh viên,

bao gồm cả sinh viên du học và sinh viên bản địa, về các mục như sự cô đơn, sự hàilòng cuộc sống và học tập, sự căng thăng trong văn hóa và khả năng thích ứng với

việc học trực tuyến và nhận thức của các em về việc học trực tuyến này Kết quả

cho thấy những trải nghiệm gián đoạn của sinh viên trong quá trình học trực tuyến,kèm theo đó là cảm giác bất an, lo lắng và tuyệt vọng (Hajdúk và cộng sự, 2020)

Trang 14

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tác động tiêu cực như sinh viên tăng mức độ né

tránh xã hội, giảm chất lượng cuộc sống, gặp phải các vấn dé sức khỏe về thé chat

và tâm thần mất ngủ, tram cảm nhiều hơn (Wilczewski va cộng sự, 2021)

Nghiên cứu về các tác động tâm lý từ Covid-19 đối với sinh viên đại học,

được thực hiện trên 7 tiểu bang của Hoa Kỳ, được công bố vào năm 2021, những

thay đổi về hành vi được biểu hiện ở việc giãn cách xã hội, sự thay đôi trong việc

học tập và ít ra ngoài hơn Sinh viên cảm thấy sự vướng víu trong thời gian giãn

cách xã hội, buồn chán, mệt mỏi, vô vọng, cảm giác tội lỗi và bất tiện về việc vệsinh, giấc ngủ, nhà ở, việc làm, tài chính cá nhân và các dịch vụ chăm sóc Sinhviên thé hiện sự phan nàn về việc thất nghiệp, gặp khó khăn khi học trực tuyến hay

nộp bài thi trực tuyến ra sao (Browning và cộng sự, 2021)

Nghiên cứu về van dé học tập và tương tác xã hội của sinh viên trong đại

dịch Covid-19 được thực hiện bởi nhóm tác giả Azzah Al-Maskari (Al-Maskari va

cộng sự, 2022) đã thực hiện trên 11.141 sinh viên, đang tham gia vào tô chức giáo

dục đại học (HED) — một mô hình hoc đại học từ xa tai Vuong quốc Hồi giáo Oman,

thông quia một bảng hỏi có cấu trúc được thu thập online Nghiên cứu đã chỉ rarằng trong dai dịch Covid-19, khó khăn học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng từviệc thiếu quan tâm của giảng viên, sự gia tăng của khối lượng bài tập và kiến thứclàm hạn chế khả năng tập trung và giảm động lực học tập của sinh viên trong thờigian này Sự thiếu tương tác giữa giảng viên và sinh viên dẫn đến việc sinh viênkhông được hưởng lợi từ việc học trực tuyến, cũng như mất dần hứng thú tham giacác lớp học Sinh viên có lo lăng về điểm trung bình các mônKhối lượng bài tậptăng lên gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cũng được đề cập trong

nghiên cứu khác của nhóm tác giả (Aristovnik và cộng sự, 2020) thực hiện trên

30.383 sinh viên đến từ 62 quốc gia đã chỉ ra rằng các sinh viên phan nàn về van dé

học tập do khối lượng công việc tăng lên, sinh viên gặp khó khăn trong đường

truyền mạng Internet, sự lo ngại về van đề công việc Sinh viên cảm thấy bị cô lậpkhi học tại nhà, kèm với việc thiếu động lực trong học tập Nghiên cứu chỉ ra sinhviên khó thích nghi với thói quen học tập mới sẽ làm gia tăng sự căng thang

10

Trang 15

Những nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng đại dich Covid-19 có sự ảnh hưởng

tiêu cực nhất định đến việc học tập của sinh viên nói chung Những khó khăn học

tập được các tác giả đề cập đến là về hình thức học tập trực tuyến, kiến thức môn

học, việc tham dự các kỳ thi cuối khóa và vấn đề việc làm Thêm vào đó, các nghiên

cứu cũng chỉ vấn đề và khó khăn trong các mối quan hệ, đặc biệt về mối quan hệ

giữa sinh viên và giảng viên, giữa sinh viên với nhau và sinh viên với gia đình làm

ảnh hưởng đến quá trình hoc tập của sinh viên ra sao trong đại dich Covid-19 Cácyếu tổ tâm lý được các nhà khoa học đề cập đến như stress, trầm cảm, lo âu trên đối

tượng sinh viên được đánh giá là có mức độ tăng lên trong thời gian đại dịch này.

Những đề xuất về các dịch vụ hỗ trợ trong nhà trường về dịch vụ hỗ trợ về tâm lý

được các nhà khoa học đề xuất là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viên

có thêm động lực trong học tập, gây dựng hình ảnh bản thân và có thêm định hướng cho học tập và công việc tương lai.

1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Kể từ tháng 3 năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽlên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội Trong đó, giáo dục được xem là mộttrong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa đểnhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh Những thách thức này đã khiến cáctrường đại học chuyền sang hình thức học trực tuyến Thực tế cho thấy, quá trìnhtriển khai và thực hiện hoạt động này, sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và

rào cản.

Tác giả Phan Thị Ngọc Thanh và cộng sự thực hiện nghiên cứu: “Cảm nhận

của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian

phòng chống dịch Covid-19” (2020) thực hiện bằng cách phát bảng hỏi qua email

cá nhân, với số email phản hồi hợp lệ là 2225 Kết quả nghiên cứu chỉ ra khó khăn

mà sinh viên gặp phải nhiều nhất là sự ôn định của kết nối mạng Internet (có 945 ýkiến) Sinh viên cũng thể hiện khó khăn về việc chưa thích nghi kịp được vớiphương pháp học mới, thiếu tương tác với giảng viên với 217 sinh viên lựa chọn ýkiến này (Thanh và cộng sự, 2020)

11

Trang 16

Một nghiên cứu khác về đề tài: “Nỗi sợ Covid-19 và mối liên hệ với stress

trong học tập của sinh viên đại học Đồng Nai” được công bố vào tháng 11, năm

2021 bởi các tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyền và Nguyễn Thanh Trúc, được thựchiện trên 93 sinh viên, theo phương pháp mô tả cắt ngang qua hình thức bảng hỏi

trực tuyến kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu Kết quả của nghiên cứu cho

thấy nỗi sợ về Covid-19 ở sinh viên có mối tương quan thuận với stress trong học

tập của sinh viên, nhất là với áp lực về việc học và lo lắng về điểm số Lý do gây ra

những khó khăn này, sinh viên cho rằng bản thân chưa kịp thích nghi với mô hìnhhọc trực tuyến vì nó khó theo dõi bài giảng, thiếu tương tác với giảng viên, bạn học.Thời gian nhập học hay thời gian thực tập của sinh viên bị lùi, bị rút ngắn hoặc bịhủy bỏ khiến nhiều sinh viên không thé chủ động trong việc lên kế hoạch học tập vàtốt nghiệp (Nguyễn Thi Bích Tuyền và công sự, 2021)

Theo nghiên cứu về: “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến

trong bối cảnh đại dịch Covid-19” (Dũng và cộng sự, 2020) của tác giả Bùi QuangDũng và cộng sự thực hiện vào năm 2021, với mẫu khách thé là 166 sinh viên

ngành Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Kết quả chỉ ra rằng,

có 43% trên tổng số sinh viên có tâm lý chán nản, không hứng thú với việc học trựctuyến do thiếu sự giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên Yếu tố khách quan chiếm65% là việc đường truyền mạng và kết nối Internet không ổn định Ngoài ra, ảnhhưởng của không gian học tập cũng được các sinh viên lựa chọn, chiếm 31% Nhómtác giả cũng đề xuất hướng hỗ trợ, về việc giảng viên cần tăng cường tương tác vàtrao đôi với sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và cảm giác thích thú với người học

Tác giả Đào Thị Câm Nhung với nghiên cứu về: “Một số biện pháp khắcphục khó khăn tâm lý khi học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19”, được công bố vào năm 2022,thực hiện trên 186 sinh viên từ năm nhất đến năm thứ tư, thuộc 3 khoa: Khoa Ngônngữ và Văn hóa các nước nói tiếng anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc vàKhoa Sư phạm Tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia HàNội Nghiên cứu đã cho thấy sinh viên gặp các khó khăn về tâm lý khi tham gia học

12

Trang 17

tập trực tuyến trong đợt dịch Covid-19, nhất là trong việc tương tác, trao đôi với

giảng viên trong quá trình học tập Ngoài ra, các yêu tố về deadline, bài tập, lượngkiến thức quá nhiều, không có đủ tài liệu học tập và thời gian để hoàn thành cũngmột trong những tác nhân gây ra những khó khăn học tập của sinh viên Các yếu tố

khác như sinh viên gặp stress vì có ít thời gian giao lưu, trò chuyện với bạn bẻ, cũng

đã gây ra trạng thái buồn chán, stress của nhiều sinh viên trong thời gian bùng dịch

Covid-19 Hình thức và công cụ giảng dạy, học tập trực tuyến khiến nhiều giảng

viên và sinh viên cảm thấy các bài học không còn đem lại hứng thú, dẫn đến việctiếp thu bài học kém, đặc biệt là vấn đề đường truyền mạng Internet hay không cókhông gian riêng tu dé học tập cũng là các yếu tô gây ra khó khăn về tâm lý ở cácbạn sinh viên Các biện pháp hỗ trợ cũng được tác giả đề ra như: Tổ chức các lớp

tập huấn, hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập trực tuyến, hỗ trợ sinh viên

tích cực và chủ động tương với giảng viên, bạn học trong quá trình học tập hơn hay

lập kế hoạch học tập trực tuyến cụ thê, phù hợp với tình hình thực tế, đều được tácgiả hướng dẫn chỉ tiết với mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên giảm thiếu phần nàokhó khăn về tâm lý học trong học tập (Đào Thị Câm Nhung, 2022)

Những nghiên cứu ở trong nước hiện tập trung vào các khó khăn học tập

của sinh viên trong đại dịch Covid-19 mà chưa đưa ra hướng giải quyết, hỗ trợ cụthé cho sinh viên Đặc biệt, với những bạn sinh viên có những khó khăn về tâm lý,các dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong nhà trường, hỗ trợ tâm lý trực tuyến chưa được cácnhà trường quảng bá và giới thiệu đến sinh viên Việc tìm đến các dịch vụ hỗ trợ

về tâm lý, hay tìm đến những người đang tâm lý còn chưa được phô biến rộng rãi.Những khó khăn mà các tác giả nêu ra đều có sự tương đồng với các nghiên cứu

trên thế giới

Qua những nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước, có thé thấy những yêu

tố về tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm, hay những cảm giác chán nản

1.1.2 Một số nghiên cứu về trị liệu thân chủ có khó khăn học tập

Ngoài những khó khăn về khó khăn học tập đã nêu trên, liên quan đến khảnăng thích nghỉ với môi trường học tập mới, kiến thức môn học, những sự tương tac

13

Trang 18

giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau, các nhà khoa học còn nhận

định rằng, những khó khăn học tập có liên hệ mật thiết đến những khó khăn về mặttâm lý của sinh viên Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số tình huống và sựkiện trong cuộc sống có khả năng cao gây ra căng thăng do phần lớn những tìnhhuống này liên quan đến chuyền đổi cuộc sống, tình huống mơ hồ ở mức độ cao vàtình huống có khả năng kiểm soát thấp Trong bối cảnh giáo dục, việc chuyền cấp từ

trung học cơ sở lên trung học phô thông hoặc từ trung học phô thông lên đại học, là

những tình huống gây stress, đòi hỏi sinh viên phải có sự đương đầu và thích nghivới môi trường mới Điều này cũng khiến các nhà khoa học đặt câu răn khi sinhviên trải qua quá trình chuyển đổi giáo dục, như chuyền từ học tập truyền thống

sang học tập trực tuyến, có trở thành yếu tố stress lên sinh viên hay không (von

Keyserlingk et al., 2022)

Một nghiên cứu ở Nigeria, sau khi ghi nhận ty lệ căng thắng cao ở sinh viên,

họ đã tiến hành thêm nghiên cứu kác về can thiệp để kiềm chế căng thắng ở họcsinh Sinh viên đại học giáo dục tiếng Anh ở Nigeria rất khan hiếm Do đó, nghiêncứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý -REBT như một biện pháp can thiệp căng thắng đối với sinh viên chưa tốt nghiệpngành giáo dục tiếng Anh tại các trường Dai học ở Đông Nam Nigeria Giáo dụctiếng Anh là một chương trình nhằm khám phá giáo dục liên quan đến ngôn ngữ vàvăn học Chương trình đại học là một chương trình kéo dài 4 năm được thiết kế déchuẩn bị cho sinh viên, những người có mong muốnt trở thành giáo viên trongtương lai Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, sinh viên đại học giáo dục tiếngAnh ở Nigeria bị căng thăng khi họ phải tiếp xúc với một số khóa học liên khoa,

van đề ngôn ngữ thứ hai và các van đề liên quan đến thực hành giảng dạy trong số

những vấn đề khác Các nhà nghiên cứu tin răng những sinh viên này có thê hưởnglợi từ các biện pháp can thiệp quản lý căng thắng dựa trên bằng chứng như can thiệpliệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng REBT sẽlàm giảm đáng ké căng thăng giữa sinh viên dai học giáo dục tiếng Anh khi so sánh

với các sinh viên khác trong nhóm đôi chứng.

14

Trang 19

Sau khi trải qua chương trình REBT, mức độ căng thăng của học sinh trongnhóm can thiệp đã giảm đáng ké so với ban đầu và so với những học sinh khôngtham gia chương trình can thiệp Sinh viên được tham gia vào 2 buổi/tuần, kéo dai

trong 70° Chương trình can thiệp này kéo đài trong 10 tuần Phát hiện này phù hợpvới các nghiên cứu trước đây báo cáo về hiệu quả của chương trình REBT trongviệc giảm căng thắng Điều này đặc biệt quan trọng ở chỗ chương trình REBT cung

cấp một phương pháp thay thế cho phương pháp trị liệu bằng thuốc để giảm căngthắng cho học sinh Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận răng các biện pháp can thiệp

giảm căng thăng có nhiều bằng chứng về hiệu quả nhất là sử dụng các thành phần

tái cấu trúc nhận thức dựa trên quy trình REBT và cung cấp các kỹ năng đối phó

hành vi và nhận thức - hành vi (Igbokwe et al., 2019)

Nghiên cứu của Benjet (2020) về các can thiệp quản lý stress dành cho sinh

viên đại học trong đại dịch Covid-19, cũng đồng tính rang các biện pháp can thiệp

quản lý căng thăng có hướng dẫn có tác động với sự căng thăng, lo âu và có tácđộng từ mức độ nhỏ đến vừa với người được chân đoán tram cảm Các can thiệpdựa trên Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý có tác dụng lớn hơn các lý thuyết và

biện pháp can thiệp khác và các can thiệp trong thời gian dài có hiệu quả hơn so với

các biện pháp can thiệp trong thời gian ngắn Mặc dù nhóm nghiên cứu của

Amanvermez không xem xét các tác động của các biện pháp quản lý căng thắng nàyvới việc học trực tuyến của sinh viên trong đại dịch Covid-19, những biện pháp nàyvẫn phù hợp khi được tiến hành trực tuyến Những biện pháp can thiệp như vậy đã

và đang được phát triển đều đặn ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Tuy nhiên, với ít

số lượng sinh viên tìm đến các trung tâm tâm lý chuyên nghiệp, đã có nghiên cứu

trước đây cho thay rang sinh viên thích tham gia các buổi can thiệp trực tiếp hơn làthực hiện trực tuyến Ngoài lý do này, lý do mà các sinh viên không tìm đến sự giúp

đỡ bao gồm cảm giác xấu hồ, lo lắng điều này sẽ gây tôn hại cho việc học tập haybản thân sinh viên tự muốn xử lý các vấn đề và không chắc chắn về kết quả trị liệu

(Benjet, 2020)

15

Trang 20

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm

đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid-19 Tên gọi mớinày gol tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”,

“disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch nay xuất hiện.Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus — International Committee on

Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới cua vi-rút corona là Sars-CoV-2 Đây là tên gọi khác với tên Covid-19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủngcorona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV

có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%

(VNVC, 2020).

Các nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự khi thực hiện trên chínhđối tượng sinh viên Theo nghiên cứu về “Ảnh hưởng của Covid-19 đối với sức

khỏe tinh thần của sinh viên ở Đại hoc Hoa Kỳ: Một nghiên cứu khảo sát” được

công bố vào tháng 9/2020, cho rằng sinh viên là nhóm đối tượng dễ đặc biệt dễ bịton thương trước các van đề về sức khỏe tinh than Tác động tiêu cực của Covid-19lên nhóm đối tượng này chủ yếu liên quan đến học tập, sức khỏe và lối sống Trongtổng số 195 sinh viên tham gia khảo sát, có đến 138 sinh viên, chiếm đến 71% được

báo cáo lại là có stress và cảm giác lo lắng gia tăng do sự bùng phát của dịch

Covid-19 Thêm vào đó, trong các yếu tố chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, đại dịch này làmgia tăng lo ngại về kết học của sinh viên, khi có đến 159 sinh viên, chiếm 82% Cácyêu tố như khó khăn trong việc tập trung hay rối loạn giấc ngủ lần lượt chiếm 89%

và 86% (Son et al., 2020) Một nghiên cứu về: “Mối tương quan giữa dai dịchCovid-19 với stress và cách đối phó của sinh viên y khoa”, được thực hiện trênnhóm sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm cuối, dựa trên một bảng hỏi tự đánhgiá bao gồm 18 mục và thang đo về sự đau khổ trong tâm lý bao gồm 10 mục củaKessler đã được công bố vào tháng 10 năm 2020 Kết quả cho thấy có sự tương

16

Trang 21

quan rõ rệt trong việc học trực tuyến và sự gia tăng stress ở sinh viên Ty lệ stress

cao hơn đáng kể ở sinh viên nữ (40%) so với sinh viên nam (16.6%) Đặc biệt, có22.3% sinh viên cảm thấy stress nghiêm trọng vì họ không thích học trực tuyến

(Abdulghani et al., 2020)

Qua các nghiên cứu ở trên, có thé thay đại dịch Covid-19 gây ra những khó

khăn học tập ở sinh viên, nhất là khi việc học được chuyển đổi từ mô hình học trực

tiếp sang trực tuyến Với sinh viên các ngành học liên quan đến thực hành (lắp ráp,

cơ khí, bác sỹ, ), thời gian học tại nhà trực tuyến gây ảnh hưởng nhiều đến quátrình học tập, kết quả học tập và gây ra các van dé liên quan đến sức khỏe tinh thần

của sinh viên.

1.2.2 Khái niệm về sinh viên

e Dinh nghĩa về sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La tinh: “students” nghĩa là ngườihọc tập, làm việc, nhiệt tình, tìm kiếm, khai thác kiến thức Khái niệm sinh viên

được dùng dé chỉ những người đang học tập dé nắm lay chuyên môn ở trình độ caotrong các trường Đại học và Cao đăng, có những quyền nhất định, đồng thời cũng

có những nghĩa vụ nhất định

Theo Từ điền Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đăng,

đại học.

Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu

khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đảo tạo cao đăng,

chương trình đào tạo đại học.

e_ Đặc điểm (âm lý tuổi sinh viên

Theo các nhà tâm lý học, sinh viên, những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25,

đã đạt đến mức độ trưởng thành cơ bản của con người cả về thé chất lẫn tinh than.Chính sự hoàn thiện này cho phép sinh viên có thể lựa chọn và thực hiện những gì

có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập như chọn nghề

sau khi kết thúc học tập ở trường trung học phô thông Đặc điểm tâm lý quan trọngnhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ Tự ý thức bao gồm:

17

Trang 22

khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức về bản thân thân Và thành phầnquan trọng nhất dé tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánhgiá, thé hiện thái độ đối với bản thân Tự đánh giá sẽ hình thành nên lòng tự trọngcủa cá nhân, đảm bảo tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống cánhân cũng như trong mối quan hệ liên nhân cách Độ tudi này có sự 6n định dan về

nhân cách.

Bước vào tuổi sinh viên, người thanh niên bắt đầu xác định nghề nghiệp

Họ phải đối mặt với những khó khăn nhất định về vật chất lẫn tinh thần Sự thayđổi môi trường sống, môi trường học tập, các mối quan hệ đòi hỏi người sinhviên phải có niềm tin đúng đắn trong việc chọn nghề, là cơ sở củng cố nghềnghiệp tương lai cũng như tạo điều kiện trong việc phát triển nhân cách (Trương

ở lại quê nhà Sinh viên có sự nhớ nhà và lo nghĩ về người thân của mình

- Khó khăn khi sống ở môi trường mới cùng với người khác Sinh viên phải xem

xét, lựa chọn nơi ở phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm cá nhân và giải quyết

mâu thuẫn có thê xảy ra khi sống chung

- Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống do phải tự chuẩn bị thức ăn dựa theo tìnhhình kinh tế của bản thân

- Khó khăn về học tập và sự mong chờ của sinh viên đối với ngành học Sinh viêncân nhắc sự phù hợp của ngành, nghề mà mình đã lựa chọn có phù hợp với mong

muốn của cá nhân, quyết định học tiếp hay chuyên ngành, chuyền trường

- Khó khăn về các mối quan hệ xã hội, nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc thiết

lập các mối quan hệ xã hội mới ở đại học.

- Khó khăn về kinh tế là một trong những van đề khó khăn ảnh hưởng nhiều đến

sinh viên Sinh viên sẽ cần cân nhắc nhằm đáp ứng nhu cau học tập, sinh hoạt vàtrong đời sống thường ngày của mình (Puri và Palmer, 2006)

18

Trang 23

1.2.3 Khái niệm khó khăn học tập

e Khai niệm học tập

Trong tiếng La tinh, học tập là “studre”, có nghĩa là cố gắng Điều này chothấy, học tập chủ yếu phụ thuộc vào yếu tô chủ thể, chứ không phải yếu tố kháchthé Việc học có thé được khái quát thành hai hướng: học một cách ngẫu nhiên vàhọc có chủ định: học tập có mục đích, có kế hoạch

Tuy vào cách tiếp cận mà quan điểm về học tập sẽ có sự khác nhau Như

theo I.B.Intenxon cho rằng, học tập là một loại hoạt động đặc biệt của con người

nhằm mục đích năm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất

định của hành vi Nó bảo gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn

N.V.Cudomina cho rằng hoạt động học tập là loại học tập nhận thức cơ bản

của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Trong quá

trình này việc năm vững nội dung cơ bản các thông tin, mà thiếu nó thì không thểtiền hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai

Về phía các tác giả Việt Nam, có tác giả Nguyễn Quang Uan cho rang học

tập là hoạt động diễn ra theo phương pháp nhà trường, qua đó hình thành ở người

học những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực mới phù hợp với đòi

hỏi của thực tiễn Quan niệm này khẳng định hoạt động học tập là hoạt động diễn ra

trong nhà trường, với mục đích là hình thành các tri thức khoa học, năng lực phù

dạy trực tuyến bao gồm các hình thức tương tác không đồng bộ, chăng hạn nhưcung cấp tài liệu khóa học trên các website và tương tác đồng bộ thông qua email,

19

Trang 24

nhóm tin tức và các công cụ hội thảo, chăng hạn như nhóm trò chuyện Điều này

bao gồm cả dạy học dựa trên lớp học cũng như các phương thức giáo dục từ xa Cácthuật ngữ khác đồng nghĩa với học trực tuyến là “giáo dục dựa trên web” và “họctrực tuyến” (Alavi & Leidner, 2001)

Tổng kết lại, hoạt động học tập: Là hoạt động có mục đích, hướng vào chủ

thể, làm thay đôi, phát triển chính bản thân chủ thê Đối tượng của hoạt động học

tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải chiếm lĩnh, biến thành vốn kiến

thức, kinh nghiệm của bản thân.

e Đặc điểm của học tập của sinh viên

Đối tượng của học tập là hệ thống kiến thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo mới

tương ứng Trong quá trình ay, người hoc đã van dung linh hoạt những tri thức da

có dé tái tạo lại những tri thức mới Và việc tái tạo tri thức này được diễn ra dưới sự

tổ chức, hướng dẫn của người dạy Việc học tập sẽ không có kết quả nếu người hocchỉ thụ động tiếp nhận các tác động sư phạm Do đó, để việc học tập hiệu quả,người học phải là chủ thé tích cực, tự giác và có năng lực trí tuệ để lĩnh hội nhữngtri thức mà giáo viên truyền dạy

Thông thường các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thê đề cải

tạo và biến đổi nó phục vụ cho con người Còn với việc học tập, nó làm thay đôi

chính bản thân chủ thể Có thé việc hoc tập cũng làm thay đổi khách thé ở một mức

độ nhất định nhưng mục đích mà học tập hướng vảo là làm thay đổi nhận thức củangười học và hướng vào tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, cónghĩa là hướng vào học cách tiễn hành hoạt động học tập, học phương pháp học tập

Học tập chỉ có thé thực hiện được khi con người phát triển ở một trình độ nhất định,

có khả năng điều chỉnh những hành động của mình theo mục đích đã được ý thức.(Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2014)

e Khái niệm khó khăn

Theo từ điển Tiếng Việt thì “khó khăn” có nghĩa là sự trở ngại làm mất nhiều

công sức hoặc thiêu thôn.

20

Trang 25

Theo tác giả Hoàng Phê, khó khăn là việc có nhiều trở ngại, đòi hỏi phải có

sự nỗ lực cố gắng mới đạt được kết quả

e Khai niệm khó khăn học tập

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên, là một loại hoạt động

nhận thức, lao động trí óc căng thăng có cường độ cao Đây là một hoạt động đặcthù giúp con người hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách Do vậy, trong quá

trình tham gia vào hoạt động học tập này, những khó khăn, đặc biệt là những khó

khăn về mặt tâm lý, đòi hỏi người học phải tích cực, chủ động, chủ động huy độngtối đa những phẩm chất và năng lực cá nhân dé khắc phục nhăm đạt hiệu quả cao

trong hoạt động học tập của mình.

Hoạt động học tập của sinh viên được biểu hiện ở ba mặt:

- Nhận thức: Sinh viên hiểu biết chưa đầy đủ về công việc mình sẽ phải thực hiệnkhi tiến hành hoạt động học Sinh viên chưa xác định được điểm mạnh, điểm yếu

của bản thân, hay chưa nắm được chính xác những vấn đề cần học tập

- Mặt thái độ: Sinh viên còn thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc, thờ ơ với việc học

tập, thiếu tự tin, chưa quyết tâm học tập,

- Mặt kỹ năng: Sinh viên còn lúng túng trong học tập, diễn đạt nội dung học tập

thiếu chính xác, không làm chủ trong quá trình học tập, (Đặng, 2015)

Vì vậy, khó khăn học tập có thé hiểu là: Khó khăn học tập của sinh viên lànhững trở ngại ảnh hưởng đến quá trình học tập, doi hỏi nhiều sự nỗ lực và cógăng của sinh viên

Dựa theo những khái niệm trên, tôi rút ra khái niệm sinh viên có khó khăn học tập trong đại dịch Covid-19: Khó khăn học tập của sinh viên trong đại dịch

Covid-19 là những trở ngại ảnh hưởng đến trong hoạt động học tập, đặc biệt trong

quá trình trực tuyén, duoc biéu hién & khoi lượng kiến thức, sự tương tác giữa

giảng viên và sinh viên, sự kỳ vọng và khả năng thích nghỉ của sinh viên với việc

thay đổi mô hình học tập Các yếu to này trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe

tỉnh thân của sinh viên.

21

Trang 26

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Phương pháp đánh giá

Đánh giá lâm sàng được định nghĩa là một tiến trình trong đó nhà tâm lý thu

thập thông tin về thân chủ và vấn đề của thân chủ bằng các công cụ lâm sàng như

quan sát lâm sàng, phỏng vấn lâm sàng kết hợp với với các công cụ cận lâm sàngnhư trắc nghiệm, thang đo nhằm mục đích vẽ lên một bức tranh lâm sảng đầy đủ và

rõ ràng nhất có thể về thân chủ và vấn đề mà họ gặp phải Nếu các thông tin thuthập được trong giai đoạn này đầy đủ và chất lượng sẽ quyết định phần lớn chấtlượng của khâu định hình trường hợp, đưa ra chan đoán và sau đó là lên kế hoạch

can thiệp.

Trong luận văn này, đánh giá bao gồm 3 bước, đó là: (a) thu thập thông tin,

(b) lựa chọn và thực hiện thang đo/trắc nghiệm và (c) phân tích vấn đề của thân chủ

dé đưa ra kết luận của đánh giá

- (a) Thu thập thông tin: Thực hiện phỏng van lâm sàng và quan sát lâm sàng để tìmhiểu về thông tin chân đoán ban đầu của thân chủ Quá trình thu thập thông tin phục

vụ đánh giá lâm sàng thường bắt đầu bằng phỏng vấn bán cấu trúc khi chưa có đủthông tin dé đưa ra một chân đoán ban đầu về một/một số rối loạn nào đó kết hợp

với quan sát lâm sàng cả thân chủ và người chăm sóc.

- (b) Lựa chọn và thực hiện thang đo/trắc nghiệm: Từ kết quả phỏng vấn và quan sátlâm sàng, nhà tâm lý sẽ quyết định sử dụng các trắc nghiệm, thang do cu thé dékiểm tra hoặc tái khăng định giả thuyết chân đoán ban đầu (Nguyễn Thị MinhHang, 2020) Với các van dé của thân chủ, bao gồm các biéu hiện đi kèm có thé sửdụng các thang đo nhưng Thang đánh giá Lo âu — Trầm cảm — Stress (DASS) déđánh giá mức độ ảnh hưởng của các biéu hiện này trên thân chủ Dé đánh giá sâuhơn về mức độ trầm cảm và lo âu, sử dụng thêm Thang đánh giá trầm cảm Beck và

lo âu Zung Dé đánh giá về mức độ hài lòng trong cuộc sống, thực hiện thêm Thang

Đánh giá mức độ hài lòng trong cuộc sống SWLS

Thang đánh giá lo âu — trầm cảm - stress (DASS 42)DASS-42 là thang đo đánh giá gồm 42 mục được thiết kế để đo lường các

trạng thái cảm xúc tiêu cực như trâm cảm, lo lăng và stress Đây là phiên bản dài

22

Trang 27

hon ta DASS-21 Nó là một công cụ hữu ích dé theo dõi kết quả thường quy và có

thé được sử dụng dé đánh giá mức độ đáp ứng điều trị.Giá trị chính của DASS trongmôi trường lâm sàng là làm rõ nguồn gốc của rối loạn cảm xúc DASS dựa trên mộtkhía cạnh chứ không phải là một khái niệm phân loại về đau khổ tâm lý và điểm sốnhấn mạnh mức độ mà một người nào đó đang trải qua các triệu chứng hơn là cácđiểm giới hạn chan đoán Mặc dù DASS-42 được phát triển cho những người trên

17 tuổi, nhưng do tính đơn giản của ngôn ngữ, không có bằng chứng thuyết phụcnào chống lại việc sử dụng thang đo ở trẻ em từ 12 tuổi

DASS-42 được phát triển bởi Lovibond vào năm 1995 bằng cách sử dụngmột mẫu câu trả lời từ việc so sánh 504 bộ kết quả từ việc thực hiện đánh giá này

trên một nhóm học sinh Sau đó, thang đo này được chuẩn hóa trên một mẫu gồm

1044 nam giới và 1870 phụ nữ trong độ tuổi từ 17 đến 69, những người tham gia có

hoàn cảnh khác nhau, bao gồm sinh viên đại học, y tá đang được đào tạo, nhân viên

ngân hàng, nhân viên làm việc trong xưởng đường sắt và tại bến tàu hải quân Điểm

số sau đó được kiểm tra là hợp lệ đối với các nhóm bệnh nhân ngoại trú bao gồm

bệnh nhân mắc chứng rỗi loạn lo âu và tram cảm, người mất ngủ, bệnh nhân nhôi

máu cơ tim, cũng như bệnh nhân đang điêu trị rôi loạn tình dục, mãn kinh và trâm cảm.

Mức độ Trầm cảm (D) Lo âu (A) Stress (S)

Kết qua của DASS có giá trị trong sàng lọc ban đầu các biểu hiện về tram

cảm, lo âu và stress, chứ không có ý nghĩa chân đoán, xác định và kết quả thu đượcchỉ có giá trị ngay tại thời điểm đánh giá

Thang đánh giá về lo âu Zung

23

Trang 28

Thang đo tram cảm tự đánh giá của Zung là một bảng câu hỏi gồm 20 mục

mà thân chủ sẽ tự hoàn thành Thang đo sảng lọc các triệu chứng thường liên quan

đến tram cảm Tiến sĩ William W K Zung, bác sĩ tâm thần của Đại học Duke, làngười phát minh ra thang đo tram cảm Zung, được ông thành lập vào năm 1965.Thang đo này chưa nhận được bản cập nhật nào kể từ thiết kế ban đầu của Zung.Day là thang đo mà các chuyên gia y tế có thé sử dụng dé xác định mức độ tram

cảm của người trưởng thành Một người hoàn thành thang điểm tự đánh giá của

Zung sẽ trả lời 20 câu về tần suất họ cảm thấy theo một cách nào đó dựa theo cácmức độ: (1) không có hoặc hầu như không đáng kẻ; (2) thỉnh thoảng: (3) thường

xuyên; (4) luôn luôn có.

Kết quả được diễn giải như sau:

dạng thẻ (May, Urquhart, Tarran, 1969, được trích dẫn trong Groth-Marnat, 1990),

dạng ngắn gồm 13 mục và gần đây hơn là BDI-II của Beck, Steer & Brown, 1996.BDI mất khoảng 10 phút để hoàn thành, mặc dù thân chủ yêu cầu trình độ đọc từ

lớp 5 đến lớp 6 dé đọc day đủ hiểu các câu hỏi Tính nhất quán bên trong của BDI

nam trong khoảng từ 0,73 đến 0,92 với giá trị trung bình là 0,86 Độ tin cậy tương

tự đã được tìm thấy cho dạng ngắn 13 mục BDI thé hiện tính nhất quán bên trongcao, với hệ số alpha lần lượt là 0,86 và 0,81 đối với các nhóm dân số tâm thần vàkhông tâm thần (Beck và cộng sự, 1961)

Kết quả được diễn giải như sau:

24

Trang 29

công cụ được phát triển để đo lường mức độ hài lòng của một cá nhân đối với cuộc

sống Thang đo đề cập đến sự hài lòng trong cuộc sống nói chung và không đánhgiá sự hài lòng với các lĩnh vực cuộc song cu thé, chang han như sức khỏe hoặc tai

chính, nhưng cho phép các đối tượng tích hợp và cân nhắc các lĩnh vực này theo bat

kỳ cách nào họ chọn Thang đo này bao gồm 5 câu hỏi Điểm số trên SWLS đã

được chứng minh là tương quan với các biện pháp đo lường sức khỏe tinh than và

có thê dự đoán các hành vi trong tương lai như ý định tự tử sinh viên đánh giá mức

độ hài lòng của họ đối với cuộc sống nói chung và mức độ hài lòng trong học tậpbang thang điểm 7 (1 = rất không đồng ý, 7 = rất đồng ý) Sự hài lòng trong cuộcsông đo lường nhận thức về tình trạng hạnh phúc chung Sự hài lòng trong học tập

được do lường với sáu mục ghi lại: sự hài lòng với (1) kinh nghiệm học tập chung,

(2) việc học tập tại trường đại học trong thời kỳ đại dịch Covid-19, (3) điều kiệnhọc tập, (4) học tập trực tuyến trong trường đại học, (5) tự nhận của cá nhân về học

thuật và (6) thành tích học tập trực tuyến (Wilczewski et al., 2021)

SWLS là thang tự đánh giá dựa trên Likert 7 điểm Pham vi điểm số có thé là5-35, với số điểm 20 đại diện cho điểm trung lập trên thang điểm Điểm từ 5-9:hoàn toàn không hài lòng; từ 10 đến 14 điểm: không hài lòng; từ 15 đến 19 điểm: íthài lòng; 20 điểm: không rõ hài lòng hay không hài lòng; từ 21 đến 25 điểm: kháhài lòng; từ 26 đến 30 điểm: hài lòng: từ 31 đến 35 điểm: hoàn toàn hài lòng Thang

đo được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu do có độ tin cậy tốt, khoảng từ0.79 đến 0.89 (Diener và cộng sự, 1985)

- (c) Phân tích van đề của thân chủ dé đưa ra kết luận của đánh giá: Nhà tâm lý tổnghợp các thông tin, dựa vào các lý thuyết tiếp cận như Liệu pháp hành vi cảm xúc

25

Trang 30

hợp lý dé phân tích các van đề thông qua các mối quan hệ của thân chủ với những

người xunh quanh, phân tích những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của thân chủ dé tìm

ra nguồn gốc căn nguyên các vấn đề của thân chủ

1.3.2 Phương pháp can thiệp

e Mô hình liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT)

Tiếp cận thân chủ theo phương pháp Nhận thức — Hanh vi quan niệm rangcon người không phải là sinh vật thụ động bị kiểm soát chặt chẽ của môi trường.Các cách thức con người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của

họ Nếu sự nhận thức dựa trên các quan điểm hay niềm tin phi lý nó thường gây ra

những rối loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng Có thê diễn giải quan điểm

của tiếp cận nhận thức — hành vi như sau: Suy nghĩ, cảm nhận và hành vi liên quan

mật thiết với nhau Suy nghĩ, nhận thức quyết định sự biểu hiện của cảm xúc và

hành vi Những rối loạn cảm xúc có thé xuất hiện do những suy nghĩ lệch lạc, tiêucực Nếu thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực sẽ giúp cá nhân cải thiện đượcnhững rối loạn cảm xúc của mình Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis

đặt tiền đề của mô hình liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational Emotive

Behaviour Therapy — REBT).

Phuong phap hanh vi cam xtic hop ly (REBT) xuat phat tir quan diém chorằng van dé của thân chủ (những rối nhiễu xúc cảm) là do những van dé của bảnthân thân chủ (những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc nhữngmong muốn thái quá, không phù hợp gây ra Phương pháp REBT yêu cầu thân chủ

đối mặt và thách thức với điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ

thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiếnngười ấy mang day những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu (Tran Thị Minh Đức,

2016).

e Quy trình thực hiện Trị liệu xúc cảm hợp lý

- “A” (Acutual): đại diện cho một sự kiện hoặc kinh nghiệm thực sự và “suy luận”

của người đó, hoặc giải thích về những gì đang xảy ra (Chang hạn như các van dé

26

Trang 31

đến từ sinh hoạt trong gia đình, chán nản trong công việc, ký ức khô đau của thờithơ ấu, và những van đề thường gặp khác trong đời sống).

- “B” (Beliefs): đại điện cho niềm tin“ đánh giá” theo các kết luận này (Đây là tưduy, là niềm tin và triết lý sống Ellis tin rằng chúng ta thường có những niềm tin vàtriết lý sống sai lệch Đây là những tư tưởng chống lại chính bản thân chúng ta Đâychính là nguồn gốc của những đau khổ)

- “C” (Consequences): đại diện cho cảm xúc và hành vi theo những niềm tin đánh

giá đó (Vốn là những kết quả từ những hành vi sai lệch (hành vi không chuẩn) Đây

là những triệu chứng tâm thần không lành mạnh, và là những cảm xúc tiêu cực nhưtram uất, lo lắng, sợ hãi Những kết quả trạng thái tinh thần tiêu cực nói trên đến từ

niềm tin và triết lý sống sai lệch của một cá nhân khi tiếp cận với những kinh

nghiệm trong cuộc sống)

Sinh viên nằm trong số các nhóm cá nhân bị căng thăng mãn tính do yêu cầucủa cuộc sống học tập, các vấn đề xã hội và các vấn đề cá nhân Các nghiên cứukhác nhau đã chỉ ra mức độ căng thắng cao ở sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại

học Một nghiên cứu trước đây báo cáo rằng 48,80% học sinh bị căng thang, dac

biét la trong viéc hoc tap (Reddy et al., 2018) Cang thang anh hưởng đến sức khỏethé chat và tinh thần cũng như thành công trong học tập của sinh viên Liệu pháphành vi cảm xúc hợp ly (REBT) có thé được áp dụng để giảm các triệu chứng căngthang bang cách xác định và thay đổi suy nghĩ, niềm tin va cảm xúc của thân chủ.Đối với căng thang, lý thuyết REBT đề xuất rằng các sự kiện trong cuộc sông có vẻcăng thang chủ yếu là do các cá nhân suy nghĩ và tin rằng nó đúng như vậy

Các cá nhân có thể được hỗ trợ để suy nghĩ hợp lý và tích cực hơn về cáctình huống căng thăng, sống một cuộc sống không căng thắng và hiện thực hóa cácmục tiêu cuộc sông của họ REBT nhăm mục đích chống lại những điều phi lý liênquan đến căng thăng niềm tin và suy nghĩ thông qua các kỹ thuật nhận thức, cảmxúc và hành vi khác nhau (Trần Thị Minh Đức, 2016)

e Liệu trình can thiệp

Một buổi can thiệp REBT sẽ có những bước như sau:

27

Trang 32

a Xây dựng mối quan hệ với thân chủ (1) Điều này có thé đạt được bằngcách sử dụng các điều kiện cốt lõi của sự thấu cảm, ấm áp và tôn trọng; (2) Theo dõi

“những rối loạn thứ cấp" khi thân chủ đến tìm sự giúp đỡ: tự hạ thấp bản thân xuống

khi có vấn đề hoặc cần trợ giúp; và lo lắng về việc đến buổi nói chuyện; (3) Cuốicùng, có lẽ cách tốt nhất để thu hút một thân chủ đến với REBT là chứng minh cho

họ vào giai đoạn đầu rang họ có thé thay đổi và REBT có thé giúp họ đạt được mục

tiêu này.

b Đánh giá van đề, con người và tình huống: Đánh giá sẽ thay đổi đối với

từng người, nhưng sau đây là một số lĩnh vực phổ biến nhất được đánh giá như là

một phần của can thiệp bằng REBT: (1) Bắt đầu với quan điểm của thân chủ vềnhững gì xảy ra với họ; (2) Kiểm tra bất kỳ rối loạn thứ cấp nào: thân chủ cảm thấynhư thế nào khi gặp van đề này?; (3) Thực hiện đánh giá chung: xác định sự có mặt

của bat kỳ rối loan lâm sàng liên quan nao, thu thập được tiểu sử cá nhân và xã hội,

đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ghi nhận các yếu tố nhân cách có liênquan, và kiểm tra các yếu tổ nguyên nhân không liên quan đến tâm lý: điều kiện thé

chất; thuốc men; lạm dụng chất; lối sống/yếu tố môi trường

c Chuan bị cho thân chủ trong việc trị liệu: (1) Làm rõ các mục tiêu điều

trị, đảm bảo rằng các yêu cầu này là cụ thé, rõ ràng và được thoả thuận bởi cả thân

chủ và nhà trị liệu; và đánh giá động lực dé thay đổi của thân chủ; (2) Giới thiệu,thảo luận về các điểm cơ bản của REBT, bao gồm mô hình tâm sinh lý về nguyên

do của các phản ứng; (3) Thảo luận cách tiếp cận được sử dụng và cách tiễn hànhđiều trị, sau đó xây dựng một hợp đồng

d Tiến hành chương trình trị liệu: Hau hết các buổi sẽ diễn ra trong giaiđoạn triển khai, sử dụng các hoạt động như sau: (1) Phân tích các giai đoạn cụ thể

mà các van đề mục tiêu xảy ra, xác định các niềm tin liên quan, thay đổi chúng va

phát triển bài tập về nhà (còn gọi là “Phân tích Hợp ly’); (2) Phát triển các bài tập vềhành vi để giảm bớt sự sợ hãi hoặc điều chỉnh cách hành xử; (3) Các chiến lược và

kỹ thuật b6 sung phù hợp, vi dụ: giáo duc tâm lý, đào tạo thư giãn,

28

Trang 33

e Đánh giá tiến độ: Về phía cuối can thiệp, tốt nhất là nên kiểm tra xem sự

cải thiện đến từ thay đổi đáng kể trong suy nghĩ của thân chủ, hay chỉ đơn giản là sự

cải thiện một cách ngẫu nhiên trong hoàn cảnh bên ngoài của họ.

f Chuẩn bị cho thân chủ ở cuối kỳ trị liệu: Chuẩn bị cho thân chủ dé đối

phó với những thất bại sau khi quá trình trị liệu kết thúc Nhà tâm lý cảnh báo đếnthân chủ rang họ có thé tái phát khi gặp nhiều van đề về cảm xúc và hành vi và đảmbảo thân chủ biết phải làm gì khi các triệu chứng của họ trở lại Thảo luận quanđiểm của thân chủ về yêu cầu trợ giúp nếu cần thiết trong tương lai Đối phó với bất

kỳ niềm tin phi lý nào về việc quay trở lại, như: “Tôi nên được chữa khỏi mãi mãi”,hoặc: “Nhà trị liệu sẽ nghĩ rằng tôi đã thất bại nếu tôi trở lại dé tìm sự giúp đỡ hơn.”

(Collard và O’Kelly, 2011)

° Các kỹ thuật can thiệp

- Kỹ thuật nhận thức: Tranh luận niềm tin phí là kỹ thuật phổ biến trong can thiệp

về nhận thức Điều này khiến thân chủ nỗ lực và bắt đầu thử thách bản thân Nhàtâm lý đặt ra những câu hỏi cụ thể liên quan đến niềm tin phi lý của thân chủ Khi

nghĩ về những câu hỏi được đặt ra, dần dần thân chủ có thể thấy rằng mọi thứ không

tệ như họ nghĩ Đây là khởi đầu của quá trình tái cau trúc nhận thức của thân chủ

- Kỹ thuật hành vi:

+ Phơi nhiễm: Thân chủ tiếp xúc với những tình huống gây sợ hãi đối vớithân chủ Sự phơi nhiễm như vậy là cố ý, được lên kế hoạch và thực hiện bằng kỹ

năng nhận thức và các kỹ năng đối phó khác.

+ Bài tập về nhà: Điều này có thể bao gồm các hoạt động như đọc, các bàitập tự lực, và các hoạt động trải nghiệm Các buổi trị liệu thực sự là “các buổi

huấn luyện", trong đó giữa các buổi tập này thân chủ cố gắng sử dụng những gì

họ học được.

Tóm lại, trong chương 1, tôi tập trung phân tích một số nghiên cứu về sinhviên có khó khăn học tập và làm rõ một số khái niệm, các đặc điểm liên quan dẫnđến khó khăn học tập trên đối tượng là sinh viên Tôi áp dụng liệu pháp hành vi cảmxúc hợp lý (REBT) trong việc tiến hành can thiệp cho đối tượng sinh viên có khó

khăn học tập.

29

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT CA LÂM SÀNG

2.1 Thông tin chung về thân chủ

2.1.1 Thông tin hành chính

Tên thân chủ (đã được đổi tên): A

- Giới tính: Nam - Năm sinh: 2002

- Địa chỉ: Quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Trình độ học vấn: Sinh viên năm 2, lớp Tài năng, ngành Tự động hóa thuộc mộttrường Đại học Top đầu ở Hà Nội

2.1.2 Lý do thăm khám

TC mong muốn giảm bớt tình trạng khó khăn học tập của bản thân, nhưngchỉ muốn làm về tâm lý vì không muốn sử dụng thuốc TC nghĩ rằng các vấn đề củabản thân thiên về các vấn đề liên quan đến tâm lý TC chưa từng sử dụng bất kỳ loại

thuốc nao dé điều trị

2.1.3 Hoàn cảnh gặp gỡ

- Tháng 11/2021 đến tháng 01/2022: Qua lời giới thiệu của một người bạn, thân chủtìm đến nhà tâm lý thông qua facebook Thân chủ chủ động nhắn tin và chia sẻ vềcác khó khăn mà bản thân mình gặp phải Thân chủ mong muốn giảm bớt các triệuchứng tức ngực và cảm thấy sợ thời gian Thân chủ muốn có người để chia sẻ vàtìm cách tập trung vào học tập Thân chủ dành hau hết thời gian năm ngủ, lướt điệnthoại Qua quá trình trao đổi, thân chủ mong muốn làm việc trực tiếp, thời gian vào

01 budi/tuan

- Từ tháng 2 đến hết tháng 3/2022: Sau quá trình nghỉ tết, thân chủ dành hầu hết

thời gian ở nhà, học online và thi học kỳ Thời gian này do tình hình covid, thân chủxin hoãn các buổi làm việc vì không muốn làm thông qua hình thức online

- Từ tháng 4/2022: Thân chủ liên lạc với nhà tâm lý Thời điểm này, thân chủ chia

sẻ rằng mình trở nên trầm tính hơn, ngại giao tiếp, cảm thấy cô đơn, không tìmđược người nào thấu hiểu Thân chủ mong muốn mình kết bạn được, tuy vậy thânchủ gặp khó khăn trong việc bắt đầu một cuộc hội thoại với bạn bè trong lớp Thân

chủ cảm thấy không có chủ đề để nói chuyện và sợ bị người khác đánh giá Thân

30

Trang 35

chủ nghĩ đến việc nghỉ học vì cảm thấy ngành học hiện tại không phù hợp, thầy/côgiáo không tâm lý, các môn học nặng khiến thân chủ không đạt được điểm số nhưmong muốn.

2.1.4 An tượng ban đầu về thân chủ

Khi TC bước vào phòng, TC đi khá nhanh và dường như không tạo ra một

tiếng động nào, kế cả trong việc kéo ghế ngồi và dé cặp xuống bên cạnh ghế ngồi

TC mặc đồ tối màu, bên trong một áo sơ mi, bên ngoai một áo khoác có mũ, kèm

quan bò đen TC có khí sắc tram Khi TC trở nên căng thang, TC toát mồ hôi nhiều

TC hay đưa tay lên dau hay lau tay vào quan, tránh nhìn thăng vào mặt NTL Giọngnói trở nên nhỏ nhưng gấp gáp hơn TC chia sẻ nhiều về quá trình học tập của bảnthân và mối quan hệ với bạn bè, TC không chia sẻ nhiều về chuyện gia đình

2.2 Các van đề dao đức

- Quá trình tiếp nhận ca: Học viên luôn đảm bảo tuân thủ các quy điều đạo đức củamột nhà tâm lý thực hành Thân chủ được phổ biến về các nguyên tắc bảo mậtthông tin trong quá trình làm việc Thân chủ và học viên đã hoàn thiện bản đồng

thuận tham gia Trước khi ghi chép lại thông tin trong quá trình làm ca, thân chủ

đều được thông báo và nhà tâm lý đã được sự đồng thuận của thân chủ trong việc

ghi chép lại.

- Địa điểm làm việc: Không gian làm việc yên tĩnh và an toàn

- Việc sử dụng công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá: Học viên sử dụng

các thang đánh giá tâm lý kết hợp với việc quan sát, hỏi chuyện lâm sàng dé đánhgiá các mức độ và triệu chứng một cách phù hợp nhất

2.3 Đánh giá

2.3.1 Tóm tắt van đề của thân chủ

- TC cảm thấy ban thân mình “tham hai” TC quan niệm rằng vì minh đã cố ganghết sức cho bài thi, nhưng điểm không như mình mong muốn, nên mình là người

kém cỏi.

- TC phàn nàn về van đề học tập “em không thể tập trung vào việc học”, “cảm thấy

việc học nhàm chan” TC quan niệm cho răng các thay cô giảng viên giảng day hoi

31

Trang 36

hot với các buôi học, dẫn đến việc không muốn tham gia các buổi học cả trực tuyến

lẫn trực tiếp tại lớp học

- TC có những cảm xúc buồn chán khi nhắc đến việc học TC quan niệm là môitrường đại học ở môi trường hiện tại là một môi trường toxic, nên TC muốn nghỉ

học dé theo học tại một môi trường khác

- TC phàn nàn về các mối quan hệ bạn bè “các bạn đại học em không hòa nhập ”

TC quan nệm rằng các bạn đang nói xấu mình nên bản thân dần tách ra khỏi lớp

học

- TC mắt hứng thú trong các hoạt động hàng ngày

- TC không thích nói chuyện với ai kể cả với các thành viên trong gia đình “em cảm

thấy khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ trong bữa ăn bố mẹ thường tránh hỏi em mà

toàn hỏi em gai em”.

2.3.2 Kết quả đánh giá

2.3.2.1 Kết quả đánh giá qua quan sát

- Nét mặt: TC đến gặp NTL với nét mặt buồn rau, thiếu sức sống Khí sắc tram, làn

da sam, ánh mắt lờ đờ, có nhiều thâm quang thể hiện sự mệt mỏi vì thường xuyênthức khuya đến sáng TC thường tránh nhìn thắng vào NTL, có thói quen nhìnxuống đất khi nói chuyện Khi nhắc về vẫn đề học tập, TC có biểu hiện nhăn mặt

- Cử chỉ: Nhắc đến những chủ dé học tập, TC hay nhăn trán rồi day kính Hai taythường đan nhau trong quá trình làm việc với NTL TC làm mọi việc như để mởcửa, để cặp sách xuống chân hay kéo ghế đều nhẹ nhàng, gần như không gây ratiếng động nào Khi toát mồ hôi, TC thường lấy tay vò tóc và lau tay vào quần của

mình.

- Giọng nói, tốc độ nói: TC có tốc độ nói chậm, giọng nói nhỏ TC thỉnh thoảng thở

hắt ra khi chia sẻ nhiêu

- Tư thế ngồi: TC ngồi gu lưng, tay trống lên đùi TC rung chân nhiều trong quá

trình làm việc.

Khi được nhà tâm lý đặt câu hỏi, thân chủ thường 1m lặng 1,2s dé trả lời

Than chủ có xu hướng né tránh việc đưa ra các quyêt định.

32

Trang 37

2.3.2.2 Kết quả đánh giá qua hỏi chuyện

- Mỗi quan hệ gia đình: TC sống cùng bố mẹ và em gái TC chỉ có thé nói chuyệnđược với em gái, TC cảm thấy áp lực khi nói chuyện với bố mẹ về chuyện học tập

và công việc TC cho rằng khi chia sẻ với bố mẹ, bố mẹ không lang nghe mà dangphán xét mình Vì kết quả học tập chưa được như mong muốn của bản thân, TC có

sự chán nản và thu mình lại, không muốn chia sẻ với gia đình Nên khi gia đình hỏiđến, TC nghĩ rằng bố mẹ có ý phán xét TC TC thường ít chia sẻ với bộ mẹ mà chia

sẻ với em gái của mình Khi nói chuyện với em gái, TC cảm giác được lắng nghe vàkhông có phán xét: “Nó lắng nghe với động viên em còn bố mẹ cứ nói em em

không thích ”

NTL: Mối quan hệ của em với bô mẹ thé nào?

TC: Em không nói chuyện được với bó me, em thay áp luc lam

NTL: Em thay áp lực vì chuyện gì?

TC: Bồ mẹ Cứ nhắc em về chuyện học tập, thỉnh thoảng hỏi điểm của em trên

trường, nhac em nên dành thêm thời gian cho việc học

TC nghĩ rằng gia đình phán xét mình thông qua van đề học tập và hoạt động

hàng ngày Niềm tin này ảnh hưởng đến cách TC suy nghĩ, phản ứng lại với với giađình Chỉ cần ngồi nói chuyện với gia đình, TC ngay lập tức có những lo lắng vềviệc phán xét TC phản ứng lại một cách mạnh mẽ là thé hiện thái độ không thoảimái, hoặc là dừng bữa ăn đi lên phòng mình khi nói chuyện với bố mẹ TC thé hiện

bản thân có những cảm xúc bat an, lo lắng khi tiếp nhận những lời nhận xét/trao đôicủa bố mẹ Những cảm xúc này gây ra cho TC những hành vi tiêu cực, mang tính

chống đối như việc TC lựa chọn không chia sẻ với bố mẹ nữa, hoặc dừng bữa ăn đilên phòng khi cả nhà đang ăn TC cho rằng bố mẹ đang quan tâm quá về việc họccủa bản thân và TC không muốn như vậy

TC: Mẹ thỉnh thoảng có vào phòng em ngôi hỏi chuyện về chuyện học Nhung

em toàn lang di

NTL: Có điều gì mà em lang di?

TC: Mẹ lại hỏi em chuyện hoc tập, em không thích mẹ cứ hỏi em em bị bực nên

33

Trang 38

chả muốn nói chuyện với mẹ luôn.

NTL: Mẹ hỏi chuyện học tập như thế nào?

TC: Mẹ hỏi các môn em học lại thế nào, thì em học lại thôi có gi đâu mà hỏi em

nghĩ chắc mẹ lại nhắc nhở em vì việc học lại tốn tiền nay kia thôi

NTL: Em phản ứng như vậy, sau day me phản ứng sao?

TC: Mẹ ngôi một lúc, thấy em quay lưng về phía mẹ thì mẹ em tự động về phòng

A

thdi

Khó khăn học tập khiên TC gặp khó khăn khi giao tiếp với b6 mẹ TC tự ti

về việc học lại của bản thân, nên chỉ cần mẹ hỏi về van đề mà TC tự ti, TC ngay lập

tức có những suy nghĩ tiêu cực rằng mẹ đang nói ám chỉ mình, đánh giá việc học lại

của bản thân.

TC chia sẻ, trong bữa ăn, bố hay kê chuyện ngảy xưa, về việc bố đi học, đilàm và chăm sóc gia đình thế nào “Bo bảo em, em hiện có mỗi việc hoc, em phải

hoc thật tốt di, học xong rồi di làm vi ngành của em có nhiều cơ hội việc làm trong

tương lai” “bố hỏi em có tập thể dục thường xuyên không, tập đi cho săn chắc

người ” rồi “ở nhà cả ngày mà không chịu nấu com” Những câu nói này khiến TC

cảm thấy bố đang chỉ trích mình “bố kể về bản thân, bảo em cứ như bố, nhưng em

là em, sao mà em giống bố được nên em chả muốn nói chuyện với bố ”

- Mối quan hệ xã hội: Ngoài mối quan hệ gia đình, TC không có mỗi quan hệ thân

thiết với người bạn nào TC khó có niềm tin vào người khác và khó khăn trong việcbắt đầu một cuộc hội thoại

TC: Lúc day là giờ ra chơi, em ngôi một minh, em có quan sát một nhóm bạn hay

nói xấu các bạn còn lại trong lớp

NTL: Lúc đấy em thấy sao?

TC: Em cảm thấy bat an khi nghĩ rang các bạn dang nói xấu mình

NTL: Em đã làm gì lúc đó?

TC: Em đã hỏi thăng các bạn, các bạn bảo không phải nói xấu em Nhưng em

nửa tin nửa không.

NTL: Có điều gì em nửa tin nửa không?

34

Trang 39

TC: Trước đây đã có bạn trong nhóm đó nói doi em.

Lên đại học, TC cũng không kết thêm một người bạn mới nào TC cảm thấy

“không có chủ dé nào để nói với các bạn” Đặc biệt cũng vì tình hình dịch, tương

tác giữa TC và các bạn trong lớp cũng chỉ thông qua nhóm chat của lớp Khi đi học

lại, TC chia sẻ “ môi khi đến lớp với các bạn, em bước vào lớp và thấy các bạnnhìn em, em nghĩ rằng các bạn đang nghĩ xấu về mình, hoặc các bạn quay sang nóichuyện với nhau, em nghĩ các ban đang nói xấu vì minh”

Ở những mối quan hệ với họ hàng nội ngoại, TC chia sẻ rang từ ngày xưa

đến nay, TC luôn bi mọi người trêu trọc về thân hình của bản thân “ngày xưa thân

hình của em hơi béo” khi TC kể về khoảng thời gian cấp 1 của mình TC hiểu rằngmọi người muốn mình giảm cân, nhưng nói đùa nhiều khiến TC buồn nhưng TCkhông biết cách phan ứng ra sao TC hau hết chỉ cười trừ va lang di TC cũng không

có mối quan hệ quá thân thiết nào với các anh/chị em ở họ nội hay họ ngoại Nhưng

TC thích cảm giác về họ hàng bên ngoại hơn, vì mọi người ở đây ít khi hỏi về việchọc tập hay về cơ thê của TC

- Về van dé học tập: Các cấp học từ cấp 1 đến hết cấp 3, TC là học sinh giỏi và học

trong các lớp chon và lớp chuyên TC tự nhận bản thân “em có kha năng tự học,

nhưng thời gian gan đây em học không tập trung”, do tình hình dịch COVID-19,thiếu đi động lực học tập như sự tương tác giữa giảng viên đến sinh viên, nhiều mônhoc với lương kiến thức cao và “lép em ít người, nên các môn học đều có danh

sách điểm các bạn trong lớp cạnh tranh từng điểm em toàn xếp cuối lớp về điểmso” TC càng cảm thấy tự ti, kèm với việc học lại, TC càng cảm thấy rối khi trở nên

“thua kém các bạn” Diém số các môn học không như TC kỳ vọng dù TC đã dành

nhiều thời gian ôn tập cho môn học đó

“Em cảm thấy chán vì các bạn cấp 3 em đều di du học, các bạn đêu thành

công Có bạn còn đã kiếm ra tiên”, TC càng trở nên tự ti về lựa chọn học tập củabản thân, cảm thấy bản thân mình thua kém

- Hình ảnh bản thân thấp: Thông qua quá trình hỏi chuyện, TC không chỉ có gặpkhó khăn trong vấn đề học tập, mà TC có lòng tự trọng và hình ảnh bản thân thấp,

35

Trang 40

khi có nhiều suy nghĩ rằng mọi người xung quanh đang phán xét mình hoặc nghĩrằng bản thân mình không bằng người khác, kế cả về ngoại hình, khuôn mặt haytrong van đề học tập Về hình ảnh bản thân, TC chia sẻ: “Hồi nhỏ em hay bị mọingười chê là béo, ai cũng bảo: ôi sao béo thế, giảm cân đi”, những điều này khiến

TC cảm thấy không thoải mái khi có một người nhìn vào bản thân mình

2.3.2.3 Kết quả đánh giá qua thang đoKết quả thang đo

e Thang đánh giá mức độ hài lòng trong cuộc sống: Với tổng điểm là 11, TC

đang ở mức không hài lòng (2/7)

Qua các kết đánh giá, TC có các biểu hiện liên quan đến lo âu và chưa có sự

hài lòng với cuộc sống nói chung

2.4 Định hình trường hợp

2.4.1 Danh sách các vấn đề của thân chủ

- Về cảm xúc: TC có nhiều cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, cô đơn, tự ti, thất vong,

sợ hãi, căng thang

TC cảm thấy nhàm chán khi nhắc đến vấn đề học tập, cảm thấy thất vọng về việc

học trực tuyến và điểm số của bản thân

TC cảm thấy lo lăng khi phải đối diện với các bạn trong lớp hay các bạn học cũ TCcảm thấy mình không bang các bạn, cảm thấy mình không được đẹp Cam thấy sợ

hãi khi các bạn học gidi hơn minh.

TC cảm thấy cô đơn khi không có người bạn đồng trang lứa nào

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN