1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng: Can thiệp tâm lý cho cho một trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Tác giả Nguyen Minh Hien
Người hướng dẫn PGS.TS. Tran Thu Huong
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 21,27 MB

Nội dung

[22] Một nghiên cứu tiến hành trên 570 cư dân Vũ Hán bởi Yale Zheng và các cộng sự ở khoa tâm thần, bệnh viện Vũ Hán vào năm 2020 về tỷ lệ mắc và đặc điểmcủa chứng rối loạn ám ảnh cưỡng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN MINH HIEN

CAN THIEP TAM LY CHO MOT TRUONG HOP CO ROI LOAN AM ANH

CUONG CHE

Chuyên ngành : Tâm ly học lâm sàng

Mã số : 8310401.02

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN MINH HIEN

CAN THIEP TAM LY CHO MOT TRUONG HOP CO ROI LOAN AM ANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Trần Thu Hương

Các sô liệu, tài liệu trong luận văn có nguôn gôc, xuât xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày O1 tháng 11 năm 2021

Học viên

Nguyễn Minh Hiền

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Nhân địp hoàn thành luận văn thạc sĩ, trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết

ơn tới các thầy, các cô trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn — Dai học Quốc gia Hà Nội, đã luôn tận tâm giảng đạy, truyén dat cho

tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm học tập tại Khoa

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thu

Hương đã dành nhiêu thời gian tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong suốt

quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn

thành luận văn thạc sĩ này.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể lãnh đạo, nhân viên

của Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học tâm lý - giáo duc — PPRAC va

Phòng khám tâm thân Ngọc Minh đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi cũng như

thực hành làm ca cho luận văn này.

Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn học viên trong

lớp Cao học tâm lý lâm sàng khóa 2019-2021 đã luôn đồng hành,giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu Thời kỳ covid 19 đây khó khăn,thử thách nhưng

thật đáng quỷ chúng ta đã cùng nhau vượt qua!

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021

Học viên

Nguyễn Minh Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CAC BANG

DANH MỤC CÁC HÌNH

"9827117225 ::1 6

1 Lý do chọn van dé nghiên Cứu - 2-2 2 2 +E£SE£EE#EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrrrrei 6

2 ¡on 0i VU NGHIEN CUU 1 4 7

3 Phương pháp đánh giá và can thigp - Ác 129k HH ng ng ru 8

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN AM ANH CƯỠNG CHE 91.1 Tống quan về van đề nghiên COU oo cece cece esseesecssessesssssessessesseessesseesens 9

I0 104 (000 0n 12

I2 nghia 13

1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận -:- + s+Sx+EE2E2EEEEEEEEEEEE121121121121121 211111 cte 141.2.3 Đặc điểm lâm sàng - 2-22 +¿22x 2 E9211271221122112711271211 1112112111 re 181.2.4 Tiêu chuẩn chân đoán +- ¿5£ ©5£+SE+EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkrrkrree 191.2.4.1 Tiêu chuan chân đoán theo DSMC-5 cccccsscsscsssessessssssessessesssessessessssseeseeseess 191.2.4.2 Chân đoán phân bi6t c ceccececcecsscsscssessessessesseseesessessessessessessesessessessessesseesease 20

1.2.5 Phân loại của rối loạn 2-2 s¿©++++++EE++EE2EEEEEESEEE2EE21121E271.211 2E crke22

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp - - - - ScSsssereeireireerres 22 1.3.1 Các phương pháp đánh gIá - - c1 1112112311911 9111 1 11H ng gi ng rệt 23 1.3.2 Các phương pháp can thIỆp - - - - 5 1 1121191119111 1 9v ng ng ệt 25

Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP ROI LOẠN AMF9):090/9) 010: 37” 28

2.1 Thông tin chung về thân chủ - 2 2 2S E£EE£EE£EE+EEZEEEEerkerkerkrrkrree 28

2.2 Các vấn đề đạo đức -:- c2 2 2212211211211 211211211 111111 erre.28

2.3 DANN Gia nh ố 29 2.3.1 Mô tả Ca 5s cc t2 TH 12211211211 21121 11 1111121111111 erre 30

Trang 6

2.3.2 Kết quả đánh giá -¿- ¿5£ ket 211211 217171112111211 111111 c2 31

2.3.3 Dinh hình trường hỢp - eseeseeseeseceecseceeseeceeceseeseesecsessessesseseeseeseeseaeeas 37

2.4 Lập kế hoạch can thiệp - ¿52 sex 2 EEEEE211211221 7121.2111 Excre, 39

2.4.1 Xác định mục tiêu đầu ra ¿- St +kvEk+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkerkerrvee 39

2.4.2 Xác định mục tiêu quá tTÌnHh - - < 121 1923011391119 11 9111911 81 vn rry 39

2.4.3 Triển khai theo buổi 2c: 22v 222 v22 rttEttrtrrrrirrrrirrre 39

2.5 Thực hiện can thiỆp - Ác SH HH HH HH Hàng ngư 4I

2.6 Đánh giá hiệu quả can thiệp - - 5 5 2222 32111311321 EExErrrkrre 70

2.6.1 Lira chọn cách thỨC - 21 11116221111 111 1 993111110 11g vn vế 70

2.6.2 Đánh giá van đề ban đầu của thân chủ sau can thiỆp -csz sz=s+702.7 Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp - 2-52 z+ExerEerErrxerkerkerex 75

2.8 Tự đánh giá chat lượng can thiệp - - 2c sSsEkcEtEcEEkerkerkerkerkrree 76

2.9 Van đề giám sát học viên trong quá trình làm ca -5252 77

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2-5255 2S2E2EEEEEE2E2EE221 212121 crkrrei 78TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 2S SE2E2EE2EEEEE2E12E1271711211 21121 re, 80

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Body dysmorphic disorder

Rối loạn loạn hình cơ thé

Cognitive Behavior Theraphy Can thiệp nhận thức — hành vi Exposure and Response Prevention

Phơi nhiễm và phòng ngừa nghi thức

microsoft Diagnostic and statistical manual of mental disorders

Thống kê va chan đoán các rồi loan tâm than

Học viên International Classification of Diseases

Bảng phân loại bệnh quốc tế

Thân chủ

Tâm thần phân liệt

Obsessive-compulsive disorder

Rồi loạn ám ảnh cưỡng chế hay cưỡng bức

Obsessive-compulsive and related disorders Các rôi loạn liên quan đên ám ảnh cưỡng chê hay cưỡng bức

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 2.1 Chân đoán, đánh giá van dé của thân chủ theo DSM-5 .- 33Bảng 2.2 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi l . : : 41Bang 2.3 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi l . -2- 5552552 43Bảng 2.4 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi 2 -. : :¿-: 45Bang 2.5 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi 2 -. ¿52 52 s22 5+2 47Bảng 2.6 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi 3 -2- 2 ¿52552 48Bảng 2.7 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi 3 - ¿555250Bảng 2.8 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi 4 - 2-2 sz+sz=sz51Bảng 2.9 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi 4 -¿ 5¿©5z-: 57

Bang 2.10 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi 5 - 5-52 52 58

Bảng 2.11 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi 5 . : -: 62Bang 2.12 Thang đánh giá tâm trạng nhanh đầu buổi 6 . ¿5-5552 52 63Bảng 2.13 Thang đánh giá tâm trạng nhanh cuối buổi 6 .: -: 5: 66Bang 2.14 Hoạt động trong tuần -¿- 2-2 2+S£+E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 68

Bang 2.15 Đánh giá tâm trạng của bản than - «6 + x + £#v£svEesereerseesee 69 Bảng 2.16 Đánh giá của thân cHủỦ - - - - E2 132311391113 1118111111111 11 xe rre 70

Bảng 2.17 Kết quả đánh giá hiệu quả can thiệp theo DSM-5 - 72

Bảng 2.18 Đánh giá hiệu qua can thiệp theo test Beck, BAI 21 72

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Biéu tượng các loại file thường dùng trong ms office và file pdf 55

Hình 2.2 Menu của gmail, trong đó có mục về thư đã gửi . : -:-: 56

Hình 2.3 Quy trình rửa tay thường quy của bộ Y tẾ - 2 2+2 ++cx+zs+zs+se2 61

Hình 2.4 Ảnh chụp lại bảng hoạt động trong tuần do thân chủ điền và học viên

cùng hoàn thiện với thân chủ - - - c Sc 3c 1211121 11113141 1111115111111 rxeE 74

Hình 2.5 Ảnh chụp lại bảng đánh giá tâm trạng của bản thân do thân chủ điền và

học viên cùng hoàn thiện với thân chủ tại buổi trị liệu - 2s se cx+x+Eerzxsrers 74

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý đo chọn vấn đề nghiên cứu:

OCD (rối loạn ám anh cưỡng chế hay cưỡng bức) được đặc trưng bởi sự hiện

diện của những ám ảnh và/hoặc cưỡng chế Ám ảnh là những suy nghĩ, sự thúc giục

hoặc xung động lặp đi lặp lại không theo mong muốn và thường dẫn đến một sự gia

tăng rõ rệt về lo âu hoặc đau khô Cưỡng chế là những hành vi hoặc hoạt động tinh

thần lặp đi lặp lại được thực hiện để đáp ứng với những ám ảnh hoặc theo một cáchràng buộc cứng nhắc OCD là một chủ đề được nghiên cứu ở nhiều nơi nhưng hầunhư chưa noi nao giải quyết tận gốc tình trạng của thân chủ, nguyên nhân của nóđến nay vẫn là một bí ân Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2001, số năm

sống mat đi vì OCD chiếm 2,5% tổng số năm sống mắt đi vì bệnh tật hoặc thương

tích trên toàn cầu [22]

Một nghiên cứu tiến hành trên 570 cư dân Vũ Hán bởi Yale Zheng và các

cộng sự ở khoa tâm thần, bệnh viện Vũ Hán vào năm 2020 về tỷ lệ mắc và đặc điểmcủa chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người dân thành thị Vũ Hán trong giai đoạnkiểm soát thường quy địch bệnh do Coronavirus-19 cho kết quả: Ba tháng sau khi

dỡ bỏ cách ly ở Vũ Hán, tỷ lệ OCD là 17,93% Những người chưa kết hôn dễ bịOCD hơn những người đã kết hôn Sinh viên có nguy cơ mắc OCD cao gấp 2,103lần so với nhân viên y té [38]

Theo Braga va các cộng sự (2010), với phương pháp điều trị thích hợp, chỉhon 20% số người bi OCD biểu hiện khỏi bệnh hoàn toàn; tuy nhiên, hon 50% biểuhiện cải thiện các triệu chứng OCD [15] Trong nhiều năm qua, lựa chọn điều trịOCD gồm phơi nhiễm và phòng ngừa ứng phó; điều này liên quan đến việc cho

người có OCD tiếp xúc với nỗi sợ hãi ám ảnh họ và ngăn cản họ thực hiện nghi thứccưỡng chế nhằm duy trì sự ám ảnh [20] Theo quan điểm này, các biện pháp can

thiệp nhận thức - hành vi đã được áp dụng Liệu pháp nhận thức đã được chứng

minh là một hỗ trợ cho việc phơi nhiễm trong điều trị những suy nghĩ xâm nhập và

nghiên ngẫm.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả nhận thấy, ở Việt Nam, chưa

có một con số chính thức được đưa ra về tỷ lệ mặc OCD Điều này cũng có thể do

các nghiên cứu về OCD tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất ít Hắn OCD vẫn là mộtchủ đề khá mới lạ ở đất nước ta Tuy nhiên, trong thời đại bùng nỗ thông tin mà

Trang 11

trong đó có cả các thông tin không chính thống, có tác động tiêu cực đến tâm lý con

người, cùng sự bùng phát dịch covid trên diện rộng, dẫn đến giãn cách, cách ly xãhội, con người bị hạn chế giao tiếp trực tiếp, lo âu căng thắng gia tăng khi bị cô lập,tác giả đã bắt gặp ngày càng nhiều thân chủ đến phòng khám tâm thần và trung tâm

trị liệu tâm lý được chan đoán OCD Trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là ở làn sóngthứ tư, bệnh viện sức khỏe tâm thần trung ương | đã nhận tư vấn từ xa, điều trịnhiều ca bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần trong dịch và hậu COVID-19; cụ thể

là các trường hợp rỗi loạn tram cảm, lo âu, mat ngủ sau khi được xác định dương tính, rối loạn giấc ngủ, căng thăng khi phải đi cách ly tập trung Sau này, do các trường hợp không được can thiệp ngay, bệnh diễn biến thành các chứng sợ tiếp xúc,

rôi loan ám ảnh , ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt và cuộc sống hăng ngày [2]

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy, ở thân chủ OCD, bởi các bác sỹ tâm thần vẫn

chủ yếu chữa trị băng các thuốc hướng thần mà ít đề cập đến căn nguyên, cơ chế

tâm lý gây ra các triệu chứng của rối loạn, nên người bệnh phải điều trị kéo dài, tốnkém, có nguy cơ phụ thuộc thuốc, tác dụng phụ, và nguy cơ tái phát cao, trong khi

đó trị liệu tâm lý nếu được thực hiện dựa trên việc tìm hiểu quá trình hình thành,yếu tố củng cô và các yếu tố duy trì OCD, sẽ có tiềm năng lớn giải quyết được gốc

rễ các van dé về nhận thức sai lệch, hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại, cảm xúc lo âu,

góp phần trị liệu khỏi hoặc đỡ rối loạn, cho hiệu quả bên vững hơn Ví như March

và các cộng sự tiễn hành nghiên cứu trên 112 bệnh nhi tuổi từ 7 đến 17 vào năm

2003 về liệu pháp nhận thức-hành vi, sertraline, sự kết hợp của chúng cho trẻ em vàthanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đã chỉ ra rằng tỷ lệ thuyêngiảm về lâm sàng khi điều trị phối hợp là 53,6%; đối với đơn thuần CBT (liệu phápnhận thức hành vi) là 39,3%; đối với đơn thuần sertraline là 21,4%; và đối với giả

dược là 3,6% [26] Như vậy các tiếp cận can thiệp mà trong đó có sử dụng liệu pháp

tâm lý (ở đây là CBT) cho kết quả điều trị cao nhất trong các tiếp cận can thiệp

được đưa ra nghiên cứu.

Từ các vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Can thiệp tâm lý chomột trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế ” làm luận văn tốt nghiệp

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá và chân đoán vẫn đề OCD

Trang 12

- Thực hành ca lâm sảng về rối loạn OCD, đánh giá hiệu quả can thiệp, đưa ra kếtluận và khuyến nghị cho ca lâm sàng

3 Phương pháp đánh giá và can thiệp:

Các kỹ thuật dùng dé can thiệp cho thân chủ gồm :

- Kỹ thuật điều chỉnh quan niệm sai lệch

Trang 13

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN AM ANH CƯỠNG CHE

1.1 Tông quan về van dé nghiên cứu:

- Nghiên cứu, báo cáo dịch tê:

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2001, số năm sống mat đi vìOCD chiếm 2,5% tong số năm sống mất đi vì bệnh tật hoặc thương tích trên toàncầu, 20% các trường hợp OCD xuất hiện đồng thời với trầm cảm [22]

Theo Kessler, Alegria và các cộng sự [19]; [9], khoảng 2,3% dân số Hoa Kỳmắc chứng OCD cả đời và 1,2% mắc OCD trong 12 tháng; tỷ lệ mac OCD trong 12

tháng ở nữ (1,8%) cao hơn nam so với nam (0,5%);

Theo Ruscio và các cộng sự (2008), tuổi khởi phát OCD trung bình là 19,5tuổi; nam giới chiếm phan lớn các trường hợp khởi phát rat sớm Gần một phan tưnam giới khởi phát bệnh trước 10 tuổi Hau hết phụ nữ được chân đoán mắc chứng

OCD ở tuổi vị thành niên (sau 10 tuổi) [28]

- Có thê kê đên một sô nghiên cứu và báo cáo vê đánh giá, can thiệp OCD:

e Anholt và các cộng sự (2011) nghiên cứu trên 121 bệnh nhân OCD về tác

động của tram cảm đối với việc điều trị OCD sau 5 năm theo dõi cho kếtquả: Trầm cảm không dự đoán được đáp ứng điều trị ở bất kỳ phương thứcđiều trị nào trong 5 năm theo dõi Những thay đổi trong các triệu chứng OCD

dự đoán phần lớn những thay đổi trong các triệu chứng trầm cảm nhưng

không phải ngược lại Họ kết luận: Điều trị OCD có bệnh tram cảm đi kèm

nên tập trung vào việc cải thiện các triệu chứng OCD Khi điều trị OCDthành công, các triệu chứng tram cảm cũng có thê cải thiện theo [14]

e Abrantes và các cộng sự (2018) nghiên cứu trên 55 bệnh nhân về ảnh hưởng

tức thời của tập thé dục nhịp điệu đối với cảm xúc tiêu cực, ám ảnh và cưỡng

chế ở những người bị OCD cho kết quả: Tập thể dục nhịp điệu dẫn đến sự

gia tăng hơn một cách đáng kể về khí sắc tích cực, và giảm lo âu cũng nhưcác hành vi cưỡng chế, so với tiếp xúc giáo dục sức khỏe Thời gian cũng cótác động lớn trong việc dự đoán mức độ giảm lo âu tức thời, sự giảm tuyếntính như vậy về lo âu đã được quan sát trong quá trình điều trị Không có tác

Trang 14

động đáng ké nào được quan sát thay đối với những thay đôi tức thời trong

ám anh [ 8]

Conelea và cộng sự (2014) nghiên cứu OCD trong mối liên quan đến tic trên

124 bệnh nhi tuôi từ 7 đến 17 Những bệnh nhi này được phân bố ngẫu nhiênvào các nhóm: nhóm điều trị bằng thuốc, nhóm điều trị bằng thuốc cộng có

hướng dẫn thêm CBT và nhóm điều trị bằng thuốc cộng CBT đầy đủ Các

nhà nghiên cứu thấy rang: OCD liên quan đến tic rất phô biến khi sử dụngmột định nghĩa rộng về tình trang tic Các kết quả cũng gợi ý rằng thanhthiếu niên bi OCD liên quan đến tic không có mức độ gia tăng OCD nghiêmtrọng, tỷ lệ mắc bệnh đi kèm hoặc suy giảm chức năng ; nghiên cứu ủng hộviệc sử dung CBT ở quần thé nay [16]

Abramowitz, Franklin, Zoellner, Dibernardo (2002) xem xét sự tuân thủ diéutrị và kết quả ở OCD: Trong nghiên cứu nay, các nhà tri liệu được yêu cầuđánh giá sự tuân thủ điều trị của 28 bệnh nhân nhận được liệu pháp phơinhiễm/ phòng ngừa nghỉ thức ( điều này liên quan đến việc cho người đó tiếp

xúc với nỗi sợ hãi ám ảnh của họ và ngăn cản họ thực hiện nghi thức cưỡng

chế nhằm duy trì sự ám ảnh [20]) theo hình thức thu phí dịch vụ Kết quả chỉ

ra rằng việc hiểu cơ sở hợp lý của điều trị và tuân thủ các chỉ dẫn phơi nhiễmtrong buổi trị liệu và bài tập ở nhà, mà không có phòng ngừa nghi thức và tựtheo dõi về các nghi thức, có liên quan đáng kế đến mức độ nghiêm trọng

của triệu chứng OCD sau điều trị Ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này

và các chỉ dẫn trong tương lai về nghiên cứu tuân thủ điều trị ở bệnh nhân

OCD được bàn đến [ 7]

March và các cộng sự tiễn hành nghiên cứu trên 112 bệnh nhi tuổi từ 7 đến

17 vào năm 2003 về liệu pháp nhận thức-hành vi, sertraline, và sự kết hợp

của chúng cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡngchế (Nghiên cứu điều trị OCD ở trẻ em thử nghiệm ngẫu nhiên có đốichứng) Kết quả cho thấy 97 trong số 112 bệnh nhân (87%) đã hoàn thành đủ

12 tuần điều trị Phân tích hồi quy ngẫu nhiên chỉ ra lợi thế có ý nghĩa thống

kê đối với CBT đơn thuần, sertraline đơn thuần và điều trị kết hợp so với giảdược Điều trị kết hợp cũng tỏ ra ưu việt hơn so với CBT đơn thuần và

sertraline đơn thuần (CBT đơn thuần và sertraline đơn thuần không khác biệt

10

Trang 15

nhau) Sự khác biệt về cơ địa đã xuất hiện đối với CBT và sertraline nhưng

không phải đối với điều trị kết hợp, cho thấy rằng điều trị kết hợp ít nhạycảm hơn với các thay đôi bối cảnh cụ thé Tỷ lệ thuyên giảm về lâm sàng khiđiều trị phối hợp là 53,6%; đối với đơn thuần CBT là 39,3%; đối với đơn

thuần sertraline là 21,4%; và đối với giả được là 3,6% Ba phương pháp điềutrị tích cực trên được chứng minh là có thể chấp nhận được và tính dung nạptốt, không có băng chứng về việc điều trị gây hại cho bản thân bệnh nhân

hoặc cho người khác Họ kết luận: Trẻ em và thanh thiếu niên bị OCD nênbắt đầu điều trị với sự kết hop của CBT với chất ức chế tái hấp thu serotonin

có chọn lọc hoặc CBT đơn thuần [26]

Theo báo cáo về các thông số của OCD bởi đội ngũ SingleCare ra đời đầunăm 2021vé mức độ nghiêm trọng trong giai đoạn 2001-2003: một nửa số

người lớn mắc chứng OCD (50,6%) bị suy giảm chức năng nghiêm trọng;

một phan ba số người trưởng thành mắc chứng OCD (34,8%) bị suy giảmchức năng mức trung bình; chỉ có 15% người lớn mắc chứng OCD bị suy

giảm chức năng nhẹ Những người khởi phát sớm có các triệu chứng OCD

nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tăng động giảm chú ý và rối loạn lưỡng cực cao

hơn (Y học tâm lý, 2014) Báo cáo về các thông số của OCD bởi đội ngũ

SingleCare ra đời đầu năm 2021 cũng chỉ ra mối liên quan của OCD và các

tình trạng sức khỏe tâm thần đi kèm: Phần lớn (90%) những người trưởngthành mắc chứng OCD vào một thời điểm nao đó trong đời cũng có ít nhấtmột chứng rỗi loạn tâm thần khác Các tình trạng bệnh thường di kém với

OCD bao gồm: Rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn hoảng sợ, ám ảnh và rốiloan stress sau sang chan (75,8%), Rối loạn cảm xúc, bao gồm rỗi loạn tram

cam nang va rối loạn lưỡng cực (63,3%), Rối loạn kiểm soát xung động, baogồm tăng động giảm chú ý (55,9%), Rối loạn sử dụng chất gây nghiện(38,6%) (Tâm thần học phân tử, 2008) Với phương pháp điều trị thích hợp,chỉ 10% số người bị OCD khỏi bệnh hoàn toàn Tuy nhiên, 50% cảm thấy

cải thiện các triệu chứng OCD, theo The Recovery Village [33]

Nghiên cứu tiến hành trên 570 cư dân Vũ Hán bởi Yale Zheng và các cộng

sự ở khoa tâm thần bệnh viện Vũ Hán về tỷ lệ mắc và đặc điểm của chứngroi loạn ám ảnh cưỡng chế ở người dân thành thị Vũ Hán trong giai đoạn

11

Trang 16

kiểm soát thường quy dịch bệnh do Coronavirus-19 cho kết quả: Khoảng

89% bệnh nhân OCD có cả ám ảnh và cưỡng chế, trong khi 8% chỉ có ámảnh và 3% chỉ bị cưỡng chế Ba khía cạnh phô biến nhất của nỗi ám ảnh là

lộn xộn (84,0%), hung hăng (76,6%), và nhiễm ban (48,9%), về cưỡng chế làlộn xộn (64%), kiểm tra (51,7%) và làm sạch / giặt / lặp lại (31,5 %) Mỗicấp độ tăng về độ trễ vào giấc ngủ lại làm tăng nguy cơ mắc OCD lên 1,646lần Những người có tiền sử gia đình dương tính với OCD và các rối loạn

tâm thần khác hay bản thân những người đó mắc một chứng bệnh kèm theo

về tâm thần cũng có nguy cơ cao hơn bị OCD Nhận biết và phát hiện sớm

những van dé này có thé giúp can thiệp OCD [38]

- Các nghiên cứu về nguyên nhân

Nghiên cứu đa biến sinh đôi năm 2015 được tiến hành bởi López-Solà và cáccộng sự trên 2495 cặp song sinh ở cả 2 giới, tuổi từ 18 đến 45, cho thấy các anhhưởng mang tính căn nguyên rõ ràng lên chiều cạnh của triệu chứng OCD Đó là:những suy nghĩ bi cam đoán và việc tắm rửa thé hiện sự trùng lặp di truyền genmạnh nhất với các triệu chứng khác của rối loạn lo âu, trong khi sắp xếp theo thứ tự

có liên quan về mặt di truyền gen với các triệu chứng OCRD Ảnh hưởng phô biến

về gen lên các triệu chứng kiểm tra được ước lượng tốt nhất khi lập mô hình OCRD

có các triệu chứng rối loạn lo âu Các yêu tố hay gặp về môi trường ảnh hưởng việcsắp xếp thứ tự và kiểm tra giống các triệu chứng của rối loạn lo âu Họ kết luận: Có

sự giống nhau về các yêu tố nguy cơ quan trọng về môi trường và gen giữa OCD,OCRD, rối loạn lo âu, nhưng các yếu tô này thay đối cùng với sự biểu hiện chính

trong mỗi bệnh [ 34]

Nghiên cứu được tiến hành bởi Gwyneth Zai và các cộng sự vào đầu năm

2021 trên 37 bệnh nhi bị OCD về mối liên hệ giữa các biến thể gen quy định

glycoprotein tế bào thần kinh đệm ít gai tạo bao myelin với thé tích chat trắng ở

bệnh nhi OCD trên phim cộng hưởng từ Kết quả cho thấy có mối liên quan đáng kế

giữa một biến thể gen quy định glycoprotein tế bào thần kinh đệm ít gai tạo bao

myelin và khối lượng chất trang Phát hiện này rất hap dẫn vì vai trò của sự thay đôichất trắng đối với căn nguyên của ít nhất một số trường hợp OCD khởi phát ở thờithơ ấu [37]

1.2 Các khái niệm cơ bản:

12

Trang 17

1.2.1 Định nghĩa:

Theo J Sadock, A Sadock, P Ruiz (2015 /2017), OCD được đặc trưng bởi

sự hiện diện của những ám ảnh và / hoặc cưỡng chế.Ám ảnh là những suy nghĩ, sựthúc giục hoặc xung động lặp đi lặp lại không theo mong muốn và thường dẫn đếnmột sự gia tăng rõ rệt về lo âu hoặc đau khổ Cưỡng chế là những hành vi hoặc hoạt

động tinh thần lặp đi lặp lại được thực hiện dé dap ứng với những ám anh hoặc theo

một cách ràng buộc quy tắc cứng nhắc Một số thân chủ có thể chỉ có ám ảnh hoặc

chỉ có cưỡng chế, nhưng trong hau hết các trường hợp, cả các ám ảnh và các cưỡngchế hiện diện [29], [30]

Theo ICD 10 (WHO, 1992), OCD có mã F42, với nét chủ yếu là các ý tưởng

ám ảnh hoặc động tác nghỉ thức tái diễn Ý tưởng ám ảnh là những ý nghĩ, hình ảnh

hay xung động đi vào óc bệnh nhân lặp đi lặp lại dưới dạng định hình Chúng hầunhư luôn làm bệnh nhân đau khổ và thông thường bệnh nhân cố gắng cưỡng lại

chúng một cách vô hiệu Tuy nhiên, chúng được thừa nhận là ý nghĩ riêng của bệnh

nhân, dù rằng chúng xuất hiện ngoài ý muốn và đôi khi còn ghê tởm Các nghỉ thức

là những hành vi có tính định hình lặp đi lặp lại Chúng vốn không thú vị, và chúng

cũng không dẫn đến hoàn thành những công việc vốn có ích Bệnh nhân thường haycoi chúng như làm ngăn cản nhiều sự kiện khách quan không chắc có, thường baogồm điều hại gây ra cho bệnh nhân hoặc tự bệnh nhân thừa nhận như là vô nghĩahoặc vô ích và bệnh nhân nhiều lần cỗ gắng cưỡng lại nó; trong các trường hợp quákéo dài, sự kháng cự lại có thể là tối thiểu

Theo từ điển tâm lý học của hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ năm 2020 [12]

OCD là một rối loạn đặc trưng bởi những ý nghĩ xâm nhập lặp đi lặp lại (ám ảnh)thúc day việc thực hiện các nghi lễ dé trung hòa (cưỡng chế) Những ám ảnh điểnhình liên quan đến các chủ dé ô nhiễm, bụi ban hoặc bệnh tat (sợ rằng một người sẽmắc bệnh hoặc truyền bệnh) và nghi ngờ về việc thực hiện các hành động nao đó (vidụ: mối bận tâm quá mức rằng anh ta hay cô ta đã sao lãng việc tắt thiết bị gia

đình) Các hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm don dep hoặc giặt giữ, kiểm tra, đặt

hang, tập duyệt và tích trữ lặp di lặp lai Những 4m ảnh và cưỡng chế này đượccông nhận bởi các cá nhân bị ảnh hưởng (mặc dù không nhất thiết là trẻ em) là quámức hoặc không hợp lý và tiêu tốn thời gian (hơn 1 giờ mỗi ngày), đồng thời gây ra

đau khổ đáng ké và can trở các hoạt động chức năng Mặc dù OCD về truyền thống

13

Trang 18

được coi là một chứng rôi loan lo âu, ngày càng nhiêu người nghĩ nó thuộc một loại

chân đoán riêng biệt.

Luận văn này sử dụng định nghĩa trên của hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ délàm khái niệm chính về OCD Nói ngắn gọn, OCD là một rỗi loạn đặc trưng bởi

những ý nghĩ xâm nhập lặp đi lặp lại (ám ảnh) thúc đây việc thực hiện các nghi thức

để trung hòa (cưỡng chế) Những ám ảnh và cưỡng chế này được công nhận bởi các

cá nhân bị ảnh hưởng là quá mức hoặc không hợp lý và tiêu tốn thời gian (hơn 1 giờ

mỗi ngày), đồng thời gây ra đau khổ đáng ké và cản trở các hoạt động chức năng

[121

1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận

1.2.2.1 Lý thuyết phân tâm học

Trong cuốn Synopsis of Psychiatry Behavioral Sciences/Clinical Psychiatrynăm 2015 chỉ ra: theo Sigmund Freud, OCD được gọi là ám anh cưỡng chế loạn

thần kinh và được coi là một sự thoái triển từ giai đoạn có phức cảm ơ-đíp đến giaiđoạn hậu môn của quá trình phát triển Khi thân chủ OCD cảm thấy bi đe doa bởi lo

âu về sự trả thù những xung động vô thức hoặc sự mất mát tình yêu của một đối

tượng quan trọng, họ rút lui khỏi vị trí phức cảm ơ-đíp và thoái lui đến một giaiđoạn cảm xúc hai chiều mãnh liệt kết hợp với giai đoạn hậu môn Tính hai chiềuđược kết nối với việc làm sáng tỏ sự kết hợp nhịp nhàng giữa tính dục và hung hăng

quyết định đặc điểm của giai đoạn ơ-đíp Sự cùng tồn tại hận thù và yêu thươngdành cho cùng một người khiến thân chủ tê liệt với sự nghỉ ngờ và do dự Một trongnhững đặc điểm nỗi bật của thân chủ OCD là mức độ bận tâm đến sự hung hăng

hoặc sự sạch sẽ, hoặc công khai trong nội dung của các triệu chứng hoặc trong sự

liên tưởng nằm sau chúng Nguồn gốc tâm sinh của OCD, do đó, có thể nằm ở

những rối loạn trong sự sinh trưởng và phát triển liên quan đến pha hậu môn [29]

1.2.2.2 Lý thuyết hành vi

Theo các nhà lý luận học, ám ảnh là những kích thích có điều kiện Một kích

thích trung tính tương đối trở nên liên quan đến sợ hãi hoặc lo âu thông qua một quátrình điều kiện hóa đáp ứng bằng cách kết hợp với các sự kiện gây lo lắng hoặc độchại Vì vậy, các đối tượng và suy nghĩ trung tính trước đây trở thành các kích thích

có điều kiện gây ra lo âu hoặc khó chịu [29]

14

Trang 19

Cưỡng chế được thiết lập theo một cách khác Khi một người phát hiện rarằng một hành động nao đó làm giảm lo âu gắn liền với một ý nghĩ ám ảnh, anh ta

hoặc cô ta phát triển các chiến lược né tránh chủ động dưới hình thức ép buộc hoặc

các hành vi mang tính nghi thức dé kiểm soát sự lo âu đó Dan dan, vì hiệu quả củachúng trong việc giảm lo âu, các chiến lược né tránh được ấn định như các mẫuhành vi cưỡng chế học được [29]

1.2.2.3 Lý thuyết nhận thức

Trong tác phẩm của Heather K Hood (2014) mang tên “Poor Insight In

Obsessive-Compulsive Disorder: Examining The Role Of Cognitive,

Metacognitive, And Neuropsychological Variables”, các tác gia đã đưa ra các mô

hình về nhận thức của OCD như sau: Không phải sự hiện diện hay nội dung các suynghĩ xâm lấn , mà chính sự diễn giải rang những suy nghĩ ấy mang tinh đe dọa

quan trọng với sự khởi phát và duy trì của OCD (Clark & Purdon, 1993; Freeston,

Rhéaume, & Ladouceur, 1996; Rachman, 1998; Salkovskis, 1985, 1989; Sookman, Pinard, & Beauchemin, 1994) [17]

Mô hình nhận thức của Salkovskis (1985, 1989) [31; 32] dựa trên quan sát

rằng các suy nghĩ xâm lấn là phổ biến, thậm chí ở những quan thé bình thường, vàrằng các suy nghĩ, hình anh, và xung động xâm lấn tương tự về nội dung giữa nhómbình thường và nhóm bị bệnh Ong đưa ra lý luận những sự xâm lấn này là các suynghĩ tự động có nguồn gốc từ một tác nhân bên trong hoặc bên ngoài, cái có thé làmột suy nghĩ, một hình anh, xung động hay tình huống Mặc dù các suy nghĩ này bị

thải bỏ bởi phần lớn mọi người, chúng leo thang thành các ám ảnh chỉ khi chúng

được đánh giá theo thói quen là gây đe dọa hoặc đồng hành bởi cảm giác về trách

nhiệm cá nhân phải ngăn chặn nguy hại cho chính bản thân hay những người khác.

Những chỉ báo đánh giá tiêu cực đó gây đau khổ và khởi động những nỗ lực đểtrung hòa nhận thức bằng hành động dưới dạng hành vi công khai hoặc hoạt độngtinh thần ẩn tang, để giảm trách nhiệm được cảm thấy ở trên Theo mô hình về OCD

của Salkovskis (1989), trách nhiệm ngăn nguy hại đến bản thân và người khác là

nhận thức cốt yếu ở sự khởi phát và duy trì OCD Các tác giả khác gợi ý nhữngniềm tin loạn chức năng khác có thể là then chốt trong sự phát triển và duy trì của

OCD (ví du Clark & Purdon, 1993; Freeston, Rheume, & Ladoucer, 1996;

Sookman, Pinard, & Beauchemin, 1994) Rachman (1998) dé xuất rang các ám anh

15

Trang 20

bị gây bởi việc diễn giải nhằm mang tính thảm họa về tầm quan trọng của suy nghĩ

của một người, nghĩa là nội dung của các suy nghĩ đảm nhận vai trò lớn hơn và ngụ

ý rang một người hay một điều là xấu, nguy hiểm, vô đạo đức [27]

Gần đây hơn, nhóm làm việc nhận thức ám ảnh cưỡng chế (OCCWG) (mộtnhóm học giả quốc tế nghiên cứu các mô hình nhận thức của OCD, được thành lậpvào tháng 7 năm 1995, đến năm 2004 có 46 thành viên ở 9 nước, dẫn đầu là giáo

sư, tiền sỹ Gail Steketee chủ nhiệm trường Công tác xã hội đại học Boston, Hoa Kỳ

và Randy Frost- giáo sư, tiễn sỹ tâm lý ở trường cao đăng Smith , Massachusetts,Hoa Kỳ) đã phát triển một mẫu nhận thức của OCD mà ở đó họ xác định 6 lĩnh vựcnhận thức (trách nhiệm được thổi phông, tầm quan trọng quá mức của những ýnghĩ, nhu cầu kiểm soát ý nghĩ, đánh giá quá mức mối đe dọa, chủ nghĩa hoàn hảo,

và sự không chịu đựng được điều không chắc chắn) nỗi bật trong OCD [23; 24]

Một phân tích yếu tổ tiếp theo đưa ra rằng 3 yếu tô (trách nhiệm, sự ướclượng mối đe dọa, cầu toàn và sự chịu đựng điều không chắc chắn, tầm quan trọng

và kiểm soát suy nghĩ) cung cấp một mô hình kỹ lưỡng hơn, bao hàm hơn về nhậnthức ám ảnh- cưỡng chế [25]

Những niềm tin về trách nhiệm được thổi phồng xuất phát từ giả định rằng cánhân có một nhiệm vụ ngăn nguy hại xảy ra, bat ké kha nang su kién tiéu cuc ay séxảy ra hay không: vi thé, cá nhân đoán chừng trách nhiệm thậm chi với việc kết qua

tiêu cực chỉ mang tính giả thuyết Thêm vào đó, trách nhiệm được thôi phồng hàm ý

rằng sự thất bại trong hành động ngăn nguy hại thì tồi như thực sự gây ra nguy hại,điều này làm tăng sự thúc giục trung hòa suy nghĩ Sự ước lượng quá mức đe đọa làmột loại niềm tin dẫn đến một người ước lượng quá mức khả năng và cái giá củacác sự kiện tiêu cực xảy ra Coi trọng quá mức các suy nghĩ và nhu cầu kiểm soátsuy nghĩ ám cho thấy suy nghĩ ấy là quan trọng và việc kiểm soát suy nghĩ của một

người là quan trọng và có thé Ý tưởng này liên quan đến sự dung hợp suy

nghi-hành động, ở đó các suy nghĩ được tin là tương đương về mặt đạo đức với các nghi-hành

động, và việc có suy nghĩ được cho là làm tăng khả năng sự kiện sẽ xảy ra Cầu

toàn ám chỉ việc giữ các tiêu chuẩn cao một cách không thực tế với chính người đóhoặc người khác, các lỗi được nhận thức như không thể chịu đựng được, sự khôngkham chịu những điều không chắc chan gợi niềm tin về nhu cầu chắc chắn và chothấy một người có ít khả năng đương đầu với tính không dự đoán được Ở OCD,

16

Trang 21

biểu hiện khó khăn trong ra quyết định thé hiện ở nghi ngờ về tính chính xác của

quyết định, mat thời gian hơn dé hoàn thành các bài test về phân loại, trải nghiệm

sự đau khổ quá mức khi đối mặt với những tình huống mơ hồ hoặc không dự đoán

được [17]

Nhu vậy, xét vê diém mạnh và hạn chê của từng tiệp cận, tác gia thay:

Phân tâm học của Freud đã sáng tạo ra một lý thuyết độc đáo về hành vi của

con người Các quan điểm như hành vi cá nhân có liên quan một cách hệ thống tới

các căn nguyên tâm lý có thê nhận biết được, sự tác động của các trải nghiệm thờithơ ấu lên hành vi của cá nhân khi họ trưởng thành, ý nghĩa tượng trưng của hành

vi, tầm quan trọng của xung đột và lo âu, mối liên hệ giữa tâm thức con người tớicác lễ nghỉ, nghi thức văn hóa và tôn giáo là những cống hiến không thé phủ nhận

của Phân tâm học Freud cho nhân loại.

Mặc dù vậy, phân tâm học của Freud còn các van đề như: Sự nhấn mạnh của

Freud đến các nguyên nhân từ thời thơ ấu của hành vi khi cá nhân đã trưởng thành

đã làm giảm ý nghĩa của những ảnh hưởng hiện thời từ môi trường lên hành vi.

Thời gian từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành là quá dài để có thê kiểm chứng đượcmối liên hệ nhân quả giữa một hành vi hiện thời với những kinh nghiệm trong quá

khứ.

Các nghiên cứu của Freud nói chung và lý thuyết tâm tính dục nói riêng là

dựa trên nghiên cứu trường hợp chứ không phải là nghiên cứu thực nghiệm Các

quan điểm về tâm tính dục của Freud cũng chỉ tập trung vào nam giới, ông hầu nhưkhông đề cập đến tâm lý tính dục ở nữ giới

Các kỹ thuật của Phân tâm học cũng khó có thể áp dụng với tất cả mọi thânchủ và không nhiều các bằng chứng nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả củachúng Hơn nữa, Trị liệu Phân tâm thiếu một quy trình mang tính quy chuẩn chặt

chẽ [4]

Từ lý thuyết nhận thức và lý thuyết hành vi, trị liệu nhận thức và trị liệu hành

vi ra đời Liệu pháp hành vi cho răng thay đôi hành vi dẫn đến thay đổi cảm xúc vànhận thức Đối với tiếp cận nhận thức, mục tiêu của tâm lý trị liệu chính là giúp TCsửa chữa các lỗi xử lý thông tin và thay đổi các giả định sai lệch đã duy trì cảm xúc

tiêu cực và hành vi kém thích ứng Sau đó, bên cạnh thuật ngữ liệu pháp nhận thức,

17

Trang 22

liệu pháp hành vi thì đã xuất hiện thuật ngữ CBT nhằm chỉ đến trường phái trị liệu

kết hợp các kỹ thuật nhận thức và các kỹ thuật hành vi Tri liệu nhận thức — hành vi

(Cognitive Behavior Therapy — CBT) thường được khái niệm là một phương pháp

điều trị ngắn hạn, tập trung vào kỹ năng nhằm thay đổi các phản ứng cảm xúckhông tốt bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành vi của TC hoặc cả hai

Các phương pháp nhận thức và hành vi được sử dụng nhằm giúp TC nhậndiện những ý nghĩ tự động của mình, tìm các bằng chứng ủng hộ và bác bỏ các giảđịnh phi chức năng, thách thức các niềm tin bệnh lý, trải nghiệm hành vi mới vacuối cùng là lựa chọn dé thay đối Trên thực tế, nhiều khi phải loại bỏ triệu chứngbằng các kỹ thuật hành vi đến một mức độ nhất định mới có thể tiến hành tháchthức nhận thức của bệnh nhân bởi các giả định, niềm tin sai lệch đã “ăn” quá sâuvào tâm trí bệnh nhân, làm cho họ khó có thể chấp nhận ngay lập tức sự thách thức

của nhà trị liệu (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017).

Về trị liệu bằng CBT, khi cân đối hiệu quả và chi phí một liệu trình thườngkéo dài trong khoảng 5 đến đến 20 buổi trị liệu Trong đó, các buổi trị liệu cách tuầnhoặc cách mỗi 2 tuần

Trong những năm qua, một số lượng lớn các cách thức đa dạng đã được thiết

kế dé cung cấp CBT cho bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căngthắng Sau sang chấn, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ biệt định vàrối loan lo âu xã hội, cũng như những người có các triệu chứng lo âu không đặc

hiệu [18]

Từ những nhận xét trên, cùng kết quả các nghiên cứu can thiệp đã được trình

bày trong luận văn này, tác giả quyết định chọn cách tiếp cận nhận thức- hành vi là

căn bản trong luận văn của mình và trong nghiên cứu trường hợp lâm sàng.

1.2.3 Đặc điểm lâm sảng: Theo hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ năm 2021 [13],

những nỗi ám ảnh điển hình gồm:

e Sợ bị nhiễm ban bởi con người hoặc môi trường

e Những suy nghĩ hoặc hình ảnh tình dục gây phiên toái

e So phải thét ra những lời tục tiu hoặc xúc phạm

se Mối quan tâm cực kỳ đến trật tự, tính đối xứng hoặc độ chính xác

18

Trang 23

e Suy nghĩ xâm nhập lặp đi lặp lại về âm thanh, hình ảnh, từ ngữ hoặc con sé

e Sợ mất hoặc bỏ đi một thứ gi đó quan trọng

e Liên tục kiểm tra khóa, công tắc hoặc thiết bị

e Liên tục tìm kiếm sự chấp thuận hoặc tran an

e_ Đếm lặp lại đến một số lần nào đó

Theo ICD — 10 [35], các triệu chứng lo âu thần kinh tự trị thường có, nhưngphố biến là cảm giác đau khổ bên trong, hoặc sự căng thang tâm than không có rồiloạn thần kinh tự trị rõ rệt Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các triệu chứng ámảnh, đặc biệt là ý tưởng ám ảnh và trầm cảm Các bệnh nhân có rối loạn ám ảnhcưỡng chế thường có triệu chứng trầm cảm, và các bệnh nhân rối loạn trầm cảm táidiễn có thể phát triển ý tưởng ám ảnh trong các giai đoạn trầm cảm của họ Trong

cả hai trường hợp, tăng hoặc giảm độ tram trọng của các triệu chứng tram cảmthường kèm theo những biến đổi song song mức độ trầm trọng của các triệu chứng

ám ảnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế phổ biến đều nhau ở cả nam lẫn nữ và thườngtrên nền tảng nhân cách có những nét chi li nỗi bật Bệnh bắt đầu thường ở tuôi trẻ

em hoặc thành niên sớm, tiến triển thường thay đổi và rất có thê trở thành mạn tính

mà không có triệu chứng tram cảm đáng kể

1.2.4 Tiêu chuẩn chan đoán

1.2.4.1 Tiêu chuẩn chan đoán theo DSM-5 (APA, 2013) [11]:

A Có ám ảnh,cưỡng bức, hoặc cả hai:

Ám ảnh được định nghĩa bởi (1) và (2):

1 Những ý nghĩ, sự thôi thúc, những hình ảnh đã trải nghiệm tái diễn, bền vững

xuất hiện mang tính cưỡng bức ở cùng một thời điểm của rối loạn và là nguyên

nhân gây ra sự lo âu hoặc đau khô.

19

Trang 24

2 Bệnh nhân cố gắng bỏ qua hoặc ngăn chặn những suy nghĩ, sự thôi thúc, nhữnghình ảnh, hoặc dé trung hòa chúng bằng suy nghĩ hoặc hành động khác (vi du, bằng

cách thực hiện một xung động).

Cưỡng bức được xác định bởi (1) và (2):

1 Hành vi lặp đi lặp lại (như rửa tay, đặt hàng, kiêm tra), hoạt động tâm thần (ví dụ,cầu nguyện, đếm, lặp đi lặp lại những lời thì thầm) bệnh nhân cảm thấy bị thúc day

để hành động đáp lại ám ảnh hoặc theo một quy luật phải được thực hiện một cách

cứng nhac.

2 Các hành vi, hoạt động tâm thần nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt lo

âu hoặc đau khổ, hoặc ngăn ngừa một số sự kiện hoặc tình huống đáng sợ; Tuy

nhiên, những hành vi, hoạt động tâm thần này không phù hợp dé trung hòa những

ám ảnh hoặc rõ ràng là quá mức cân thiết.

Lưu ý: Trẻ nhỏ có thể không thé trình bày rõ mục đích của những hành vi và hoạtđộng tâm thần này

B Sự ám ảnh cưỡng bức tốn thời gian (ví dụ, phải mat hon 1 giờ mỗi ngày), gâyđau khổ hay biểu hiện đáng kể trên lâm sàng, gây suy giảm chức năng xã hội, nghề

nghiệp, hoặc chức năng quan trọng khác.

C Các triệu chứng ám ảnh cưỡng bức là không phải do tac dung sinh ly của một

chất (ví dụ, nghiện ma túy, một thuốc) hoặc một bệnh nội khoa khác

D Rối loạn này không được giải thích tốt hơn bởi triệu chứng của các bệnh tâmthần khác (ví dụ, lo lắng quá mức, như trong rỗi loạn lo âu; mối bận tâm với hìnhthể, như trong rỗi loạn sợ dị hình cơ thé, hành vi ăn nghi thức, như trong các rỗi

loạn ăn uống, cờ bạc, như trong các rối loạn liên quan đến chất gây nghiện ; phổ

TTPL và rối loạn loạn thần khác, hoặc của hành vi định hình, như trong rỗi loạn tự

kỷ).

1.2.4.2 Chẩn đoán phân biệt:

* Roi loạn lo âu

Suy nghĩ tái diễn, hành vi né tránh, lặp đi lặp lại cho yên tâm cũng có thé

xảy ra trong các rối loạn lo âu Tuy nhiên, những suy nghĩ thường xuyên có mặt

trong rỗi loạn lo âu lan tỏa thường là lo ngại về thực tế cuộc sống, trong khi ám ảnh

20

Trang 25

trong OCD thường không liên quan đến mối quan tâm thực sự và có thể bao gồmcác nội dung kỳ lạ, không hợp lý, hoặc của một bản chất đường như huyền diệu;

Hơn nữa, sự cưỡng bức thường xuât hiện và thường liên quan đên sự ám ảnh.

* Rôi loạn trâm cảm chủ yêu

OCD có thé được phân biệt với sự nghiền ngẫm của rối loạn tram cảm chủyếu, trong đó những suy nghĩ thường là cảm xúc tương đồng và không nhất thiết

phải có trải nghiệm như bị áp đặt hoặc đau buồn; Hơn nữa, suy ngẫm không liên kếtvới cơn xung động cưỡng bức, như là điển hình trong OCD

* OCD và trôi loạn có liên quan khác

Trong rôi loạn biên hình cơ thê, sự ám ảnh và cưỡng bức có giới hạn là những môi lo ngại vê sự xuât hiện biêu hiện về hình thê;Trong rôi loạn nhô tóc (Trichotillomania), các hành vi cưỡng bức được giới hạn ở hanh vi nhô tóc ma không có ám ảnh.

* Rôi loạn ăn uông

OCD có thể được phân biệt với chứng chán ăn tâm thần, trong đó ở OCD sự

ám ảnh cưỡng bức và không có các môi quan tâm về trọng lượng và thức ăn.

* Tic (trong rối loan tic) và vận động rap khuôn Tic là một bất ngờ, nhanh

chóng, thường xuyên, tái diễn, vận động không theo nhịp, hay phát âm (ví dụ, mat

nhấp nháy, hang giọng) Các hành động rap khuôn, lặp lại va không có chức năngvận động (gật đầu, lắc thân thể, động tác căn) Hành vi cưỡng bức phức tạp hơn và

để giảm lo âu, hành vi cưỡng bức thường bắt đầu băng ám ảnh, tic thường có báotrước băng sự thôi thúc, cảnh báo Lưu ý một số bệnh nhân có cả OCD va tic

* Rối loạn loạn thần

Vài bệnh nhân OCD thường có tự nhận thức ban thân nghèo nan thậm chí có hoang tưởng tuy nhiên bệnh nhân này có ám ảnh cưỡng bức và không có các triệu

chứng khác của TTPL hay rỗi loạn phân liệt cảm xúc (ví dụ, ảo giác )

* Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng bức

RL nhân cách OCD không có các triệu chứng đặc trưng như tư duy xâm

nhập, hình ảnh, hành vi lặp lại nhằm đáp ứng với ám ảnh (dé giảm lo âu) thay vào

đó là một mô tuýp thích nghi không phù hợp kéo dài, lan tỏa và sự cầu toàn quá

21

Trang 26

mức va kiêm soát cứng nhac Nêu bệnh nhân có cả 2 triệu chứng của OCD va roi

loạn nhân cách ám ảnh cưỡng bức thì cả 2 chân đoán được đặt ra [5]

1.2.5 Phân loại OCD trong các bảng phân loại bệnh tật quốc tế

Trong DSM-5, OCD đã được chuyền sang một chương mới về OCRDs (rốiloạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn liên quan) Một thay đổi đáng kể khác so vớiDSM-4 (APA,1994) [10] là sự mở rộng khi xem xét khía cạnh tư duy bao gồmkhiếm khuyết tư duy; điều này nhắn mạnh với các bác sĩ lâm sàng rằng một số thânchủ bị OCD (khoảng 4%) có thể có những suy nghĩ hoang tưởng, nhưng họ nênđược chân đoán mắc chứng OCD hơn là một rỗi loan loạn than

Giống như DSM-5, ICD-11 [36] sẽ lần đầu tiên có một chương về OCRD,

và nó sẽ nhấn mạnh rằng một số thân chủ OCD có khiếm khuyết về tư duy Các déxuất cho ICD-11 cho thay chương OCRD có thé bao gồm thêm một số các rối loạn

so với DSM-5; đặc biệt nó có thể bao gồm rỗi loạn tic, rỗi loạn tham chiếu khứu

giác và chứng nghỉ bệnh Các rối loạn tic được phân loại trong cả DSM-5 và

ICD-11 là rối loạn phát triển thần kinh, nhưng ICD-ICD-11 có thé cho phép đa mã hóa, cốt décác rồi loạn này cũng có thé được tham chiếu trong OCRD, phản ánh mối quan hệmật thiết của chúng với OCD Các đề xuất ICD-11 nhấn mạnh rang trong khi ngườiBDD bận tâm về ngoại hình bị khiếm khuyết thì người có rỗi loạn tham chiếu khứugiác bận tâm với việc ngửi thấy mùi khó chịu; cả hai nhóm này đều có các hành vi

và hoạt động tinh thần lặp đi lặp lại dé đáp ứng những mối bận tâm DSM-5 bao

gồm rỗi loạn lo âu bệnh tật trong rỗi loạn dạng cơ thé, trong khi các ICD-11 nhắn

mạnh rằng tình trạng này được đặc trưng bởi những suy nghĩ lặp đi lặp lại có tínhxâm nhập và hành vi lặp đi lặp lại đáp ứng, và vì vậy cũng nên có trong chương về

OCRDs [30].

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Các phương pháp đánh giá rồi loạn ám ảnh cưỡng chế

Lựa chọn và thực hiện các trắc nghiệm:

Trắc nghiệm tâm lý là một tập hợp các câu hỏi, nhận định hoặc bài tập đã

được chuẩn hóa trên một số lượng khách thể đủ lớn và mang tính đại diện, được

thực hiện theo một quy trình chuẩn trong những điều kiện chuẩn và xử lý kết quả

nghiên cứu theo những tiêu chí và những cách thức được quy định nghiêm ngặt

22

Trang 27

được sử dụng đê đo lường các đặc diém nhận thức, cảm xúc, hành vi cũng như môi

liên quan giữa chúng của nghiệm thé

Trong luận văn này, tác giả sử dụng 2 trắc nghiệm là thang lo âu BAI 21 vàthang trầm cảm Beck 13 câu

e BAI 21: Bảng kiểm lo âu Beck 21 (BAI 21), tạo bởi Aaron T Beck và các

đồng nghiệp, là một bảng kiểm tự đánh giá nhiều lựa chọn gồm 21 câu

được sử dụng dé đo lường sự nghiêm trọng của lo âu ở trẻ em và người lớn

Các câu hỏi được sử dụng trong phép đo này hỏi về các triệu chứng phố biếncủa lo âu mà chủ thể có trong suốt 1 tháng qua (bao gồm cả ngày làm test)như sự tê cong, đồ mô hôi không do nóng, va sợ hãi điều tồi tệ nhất đang xảy

ra Nó được thiết kế cho các cá nhân từ 17 tuổi trở lên và mat 5-10 phút dé

hoàn thành Một vài nghiên cứu đã cho thay bảng kiêm lo âu Beck là một

phương pháp đo chính xác các triệu chứng lo âu ở trẻ em và người lớn Bảng

kiêm chứa 21 câu hỏi, mỗi câu trả lời được cho điểm trên giá trị thang từ 0

(không tí nào) đến 3 (nghiêm trọng hay bị khó chịu rất nhiều) Điểm tổng cao hơn chỉ ra các triệu chứng lo âu nghiêm trọng hơn Các điểm ngưỡng được

chuẩn hóa như sau:

x07: tối thiểu

v8-l5:nhẹ

v 16-25: trung bình

v¥ 26-63: nghiêm trọng

e Beck 13 câu: được tạo bởi Aaron T Beck nhằm đánh giá cảm xúc nói chung

và mức độ trầm cảm nói riêng thông qua tự đánh giá của người bệnh Từ đógiúp hỗ trợ cho chân đoán trầm cảm Phương pháp này đang được dùng trongngành tâm thần học Cách tiến hành như sau: Hướng dẫn người bệnh: “Trong

bảng có 13 mục, được ký hiệu từ A, B, C đến M Anh(chi) hãy lần lượt đọctừng mục Ở mỗi mục, hãy chọn một câu phù hợp nhất với tình trạng hiện tạicủa mình và khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu đã chọn Anh(chi)

cũng có thê đánh dấu vào các câu khác trong mục, nếu các câu đó cũng phù

hợp với mình” Xử lý kết quả:

+ Tính tông diém của các mục (môi mục chỉ chọn | câu có diém cao nhât).

23

Trang 28

hiểu nhưng hiện nay vẫn chưa có một thang đo về OCD được chuẩn hóa cho người

Việt Nam Việc chan đoán OCD dựa vào các bảng phân loại bệnh quốc tế như đã

nêu ở trên, mức độ OCD trên TC có thê được đánh giá qua tần suất lặp lại các hành

vi cưỡng chế trong ngày, và qua mức độ lo âu bị gây bởi những suy nghĩ ám ảnh

Phương pháp quan sát lâm sàng

Nha tâm lý trực tiêp tiên hành quan sát biéu hiện của các mặt nhận thức, thái

độ, xúc cảm, hành vi của thân chủ trong các hoàn cảnh cụ thê Quan sát cách ứng xử của thân chủ với những người xung quanh và của những người xung quanh với thân

chủ.

Các quan sát lâm sàng này giúp ghi nhận và mô tả chính xác các biểu hiệnOCD của thân chủ nhằm mục đích đánh giá mức độ cũng như cơ sở để đánh giá

hiệu quả của can thiệp.

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng được sử dụng nhằm mục đích thiết lậpmối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ; thông qua hỏi chuyện dé thu thập các

thông tin cần thiết cho việc chan đoán rối loạn và mức độ rối loạn ở thân chủ cũngnhư làm rõ các động cơ tiềm ân và các cơ chế tâm lý bên trong của thân chủ, đồng

thời trợ giúp bước đầu cho thân chủ trong những trường hợp cần thiết Hỏi chuyệnlâm sàng còn giúp nhà tâm lý tìm hiểu được tiền sử, bệnh sử của thân chủ, thời điểmbộc lộ các triệu chứng, thu thập được các thông tin về gia đình của thân chủ; cácthông tin về quá trình thăm khám, điều trị trước đây của thân chủ

Các kỹ thuật hỏi chuyện:

24

Trang 29

e Câu hỏi mở: “cái gi?”- làm rõ sự kiện; “ như thê nào?”- cảm xúc; “ tai sao,

điêu gi?”- nguyên nhân; “có thê là ”- bức tranh chung của câu chuyện

e Câu hỏi đóng: là những câu hỏi có thê trả lời một cách ngăn gọn là “ có”/

“không”; “ đúng”/ “ không đúng”;

e Phản hồi: nhắc lại một số cụm từ/hoặc câu chủ chốt của TC

e Phản ánh cam xúc: tập trung/nhac lại vào những câu, cụm từ hoặc từ mang

1.3.2 Các phương pháp can thiệp cho rỗi loạn ám ảnh cưỡng ché

Trong luận văn nay, tôi sử dụng liệu pháp nhận thức-hành vi với những kỹ

thuật cụ thé sau trong can thiệp cho thân chủ có OCD

- Kỹ thuật điều chỉnh quan niệm sai lệch: Có thê điều chỉnh quan niệm sailệch thông qua việc cung cấp thông tin, giáo dục tâm lý nhằm giúp họ nhận ra rằng,không có bằng chứng thuyết phục cho nỗi lo sợ của mình

- Kỹ thuật khám phá có hướng dẫn: Nhà trị liệu dẫn dắt làm sáng tỏ các hành

vi có vấn đề và các lỗi logic ở người bệnh bằng cách thiết kế các trải nghiệm mới(các thực nghiệm hành vi) dé cho người bệnh có thé cảm nghiệm được những kỹ

năng mới.

- Kỹ thuật làm mẫu: Thay vì thân chủ diễn tập vai trò mà họ sắp thực hiện thìnhà trị liệu làm mẫu hành vi mong muốn, còn thân chủ sẽ quan sát và bắt chước làm

theo.

- Kỹ thuật kích hoạt hành vi: Đây là một nhóm các kỹ thuật được xây dựng

dựa trên mối quan hệ giữa hành vi, hoạt động và cảm xúc nhằm giúp bệnh nhân

hoạt động, hạn chế thời gian nhàn roi, tăng giá tri ban than, tăng cảm xúc tích cực

Nhà trị liệu cùng bệnh nhân xác định hoạt động yêu thích của bệnh nhân, sau đó

25

Trang 30

cùng lên kế hoạch thực hiện hành vi một cách hợp lý và khả thi Bệnh nhân cam kết

thực hiện hành vi đó Nhà trị liệu cùng với TC đưa ra những giải pháp để vượt qua

điều gây can trở thực hiện hành vi và điều chỉnh kế hoạch thực hiện hành vi nếu cần

thiết Khi TC thực hiện được kế hoạch đề ra, TC sẽ cảm nhận được sự thành công

và sung sướng Sự thành công và sung sướng càng lớn bao nhiêu, thì sự lo âu tramcảm sẽ giảm đi càng nhiều Kỹ thuật này thường được áp dụng với bệnh nhân trầm

cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống, nghiện chất Với việc

OCD có tỷ lệ lớn đi kèm với triệu chứng tram cảm, thiếu hụt kỹ năng nên khi trị

liệu việc kết hợp thêm với kỹ thuật này là rất quan trọng và phù hợp

- Kỹ thuật diễn tập hành vi: TC muốn thực hiện một hành vi nào đó trongthực tế nhưng bị cản trở bởi lo lắng, sợ hãi hay không dám chắc về hiệu quả của nó.Khi đó, nhà trị liệu sẽ đóng vai trò là đối tượng giao tiếp của TC dé TC có thé tậpthực hiện hành vi mà họ dự định Khi TC đã tự tin với việc thực hiện hành vi đó rồithì họ được khuyến khích thực hiện nó trong thực tế

Ngoài ra, trong CBT còn ké đến kỹ thuật thư giãn:

Thư giãn là một phương pháp hành vi đòi hỏi con người phải chú tâm vào

tập thư giãn mềm cơ bắp, tập thở chậm, tạo trạng thái thoải mái về tinh thần, giảm

kích thích và tạo sự nghỉ ngơi của vỏ não.

» Noi tập thư giãn phải thông thoáng, yên tĩnh, không sáng chói, không bị kích

thích gây mất tập trung

° Nguoi tập phải hết sức tập trung, huy động sự chú ý, ý thức của mình vào

việc hình dung ra cảm giác căng hoặc giãn mém cơ bap.

» Tap thả long tuần tự từng nhóm cơ (đặc biệt là hai ban tay, hai cánh tay, vai,

cô, ngực, bụng, lưng )

+ Tap thư giãn tĩnh ở tư thế nằm kết hợp với thở bụng (thóp bung, thở ra,

phình bụng hít vào, thở êm, chậm, sâu, đều)

° - Một buổi tập từ 15 — 30 phút tùy theo lứa tuổi, tập hàng ngày

[3].

Các phương pháp và cách tiến hành

26

Trang 31

Thở sâu: Hoạt động này giúp thân chủ thư giãn bằng cách làm chậm nhịp thở

và nhịp tim Hướng dẫn thân chủ hít vào sâu và giữ lại trong vải giây, sau đó

thở ra.

Thư giãn bang âm nhac: Ban nhac thư giãn với giai điệu nhẹ nhàng, ví dụ

nhạc không lời, nhạc thiền

Tập thả lỏng cơ: Hướng dẫn thân chủ thả lỏng các cơ Yêu cầu thân chủ tậptrung vào các nhóm cơ trên co thé và tập thả lỏng chúng Thân chủ có thé bắtđầu bằng việc thả lỏng cánh tay và dần dần là toàn thân Sự thư giãn về cơthê có thé dẫn tới sự thư giãn về tinh than

Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng: khi thư giãn, TC đồng thời quán tưởngnhững cảnh yên bình, dé chịu Các bài tập thư giãn bằng tưởng tượng cungcấp những phương tiện tự nhận biết, tự điều chỉnh, tự học cách kiểm soát xúccảm và kiểm soát các trạng thái bất 6n của cơ thé

Massage vùng đâu

Các phương pháp trên có thé được lồng ghép vào nhau trong buổi trị liệu

27

Trang 32

CHUONG 2 ĐÁNH GIA VÀ CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP CÓ ROI LOAN

ÁM ẢNH CƯỠNG CHÉ

2.1 Thông tin chung (thông tin hành chính) về thân chủ

Thân chủ (TC) là nữ, sinh năm 2000, là sinh viên của một trường đại học tại

Hà Nội, là con thứ 2 trong một gia đình có 2 anh em Anh trai hơn thân chủ 5 tuổi

và đã đi làm Bô mẹ thân chủ là công nhân viên chức nhà nước.

Hoàn cảnh gặp gỡ: TC được bố đưa tới trung tâm tư van tâm lý nơi học viênđang tham gia thực tập; quá trình đánh giá tổng quan về sức khỏe tinh thần của

LNN (tên thân chủ đã được mã hóa) đã được thực hiện trong ngày: 04/12/2020,

tổng thời gian làm việc khoảng 1,5 giờ dưới sự chủ trì của một bác sĩ tâm thần và

một chuyên gia tâm lý Học viên được tham dự cùng trong quá trình hỏi bệnh TC.

Học viên cũng hướng dẫn, giám sát TC trong quá trình TC làm các test tâm lý.

Lý do thăm khám: Bố TC muốn TC đến kiểm tra tâm lý vì TC có những

hành vi lặp đi lặp lại như rửa, kiểm tra gây mệt mỏi, cản trở các sinh hoạt hàng

ngày Bác sĩ tâm thần của trung tâm tiếp nhận, khám và chan đoán bệnh cho TC có

sự tham dự cùng của chuyên gia tâm lý và học viên Với chan đoán OCD, bác sĩtâm thần chỉ định phối hợp thuốc với can thiệp tâm lý cho TC (tuy nhiên, TC khônguống thuốc đều, hay bỏ thuốc) Nhận biết nhu cầu của học viên muốn làm luận văn

về chủ đề OCD, bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đã tạo điều kiện cho học viêntiếp tục gặp gỡ, làm quen, can thiệp tâm lý cho TC dưới sự giám sát tại trung tâm

bởi chuyên gia tâm lý tại trung tâm.

2.2 Các vấn dé đạo đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

Sau khi tiếp nhận yêu cầu, HV giới thiệu và giải thích cho TC LNN và bố

của TC về quy trình, các phương pháp đánh giá can thiệp được sử dung dé đáp ứngyêu cầu của TC, quyền lợi và trách nhiệm của TC cũng như HV Những thông tin

khác như thời gian, số lần gặp gỡ, địa điểm gặp gỡ, HV và TC đã thảo luận và đi

đên thông nhât các khuôn khô làm việc.

TC đã được phổ biến rõ về các nguyên tắc bảo mật thông tin HV có bốn

phận bảo vệ bí mật về thông tin của LNN dưới bat kì hình thức lưu trữ nào và phải

28

Trang 33

nhận thức về những giới hạn của những sự bí mật được quy định bởi pháp luật.Trước khi ghi chép các thông tin khai thác được từ TC, HV cần được sự cho phép

các công cụ đánh giá mà mình đã được đào tạo và rèn luyện trong trường học và

trong quá trình thực tập HV giải thích cho TC về bản chất, mục tiêu của đánh giá

và việc sử dụng kêt quả trắc nghiệm cho những mục tiêu cụ thê.

Ngoài ra, HV đã lựa chọn những trắc nghiệm, thang đo đảm bảo nguyên tắcphù hợp và tiết kiệm (thời gian, sức lực) cho TC

TC thực hiện các công cụ dưới sự hướng dẫn, giám sát 1:1 của HV.

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tâm lý

CBT đã có được nhiều bằng chứng, nghiên cứu trong can thiệp, trị liệu rốiloạn tâm lý nói chung và OCD nói riêng Đối với OCD, CBT hiệu quả hơn các tiếpcận trị liệu tâm lý khác và được khuyến nghị áp dụng trước tiên Bên cạnh đó, mộtlợi thế to lớn của CBT đó là sự nhanh chóng phát huy tác dụng, hiệu quả và có thể

đo đếm được cũng như tiết kiệm chỉ phí Vì vậy, HV lựa chọn CBT để giải quyết

vân đê của TC là lựa chọn tôi ưu.

Trong quá trình can thiệp, HV thực hiện dưới sự chỉ dẫn và giám sát liên tục

của chuyên gia giám sát, đồng thời có sự thảo luận và tham vấn với bác sĩ chuyênkhoa tâm thần Khi làm việc với TC, HV lựa chọn trị liệu dua vào thế mạnh, sở

thích của TC.

Sau 6 buổi can thiệp tâm lý, khi các triệu chứng OCD trên TC đã thuyêngiảm, tiễn trình trị liệu chuyền qua giai đoạn theo dõi và hỗ trợ sau trị liệu TCđược đảm bảo vừa từng bước nâng cao khả năng tự chủ vừa có sự trợ giúp cần thiết,

kịp thời nêu vân đê diễn biên nặng lên.

2.3 Đánh giá

29

Trang 34

2.3.1 Mô tả ca:

2.3.1.1 Các thông tin về rối loạn

TC có nét tính cách rụt rè, chu đáo, cầu toàn (qua quan sát biểu hiện nétmặt, giọng nói, hành vi của TC và hỏi TC), TC luôn lo sợ những điều khônghay sẽ đến với mình TC tự ti, không thay mình có điểm mạnh gì, thất vọng vềbản thân, bi quan về tương lai An tượng khi TC nói chuyện: không thé thư

giãn, tay run, bồn chén, nét mat run run thé hién lo so, bối rối TC nói: “em

luôn sợ những điều không hay sẽ xảy ra với mình” và “em nghĩ mình thật kémcỏi, em không có điểm mạnh nào, em bi quan về tương lai của mình” TC camthấy mệt mỏi, làm gì cũng phải cố gắng Qua khai thác thông tin, TC không cóbất thường về phát triển thé chất, không có sử dụng chất; mặt nổi nhiều mụntrứng cá, không mắc bệnh cơ thé nào nhưng từng được chan đoán rồi loạn lo âu

ám ảnh sợ bởi bác sỹ tâm thần, có chỉ định điều trị thuốc và luyện tập thể dụcthường xuyên nhưng TC không tuân thủ dùng thuốc thường xuyên, lười tập

luyện.

Từ lúc làn sóng thứ tư của đại dịch covid-19 bắt đầu bùng phát, TC phải

ở nhà học trực tuyến, TC xuất hiện: suy nghĩ ám ảnh tái diễn và dai dang, SỢ

ban, sợ thiếu sót như sợ mail chưa gửi, trang sách chưa đọc, thân chủ biết sainhưng không xua đuôi được (TC nhiều lần nhắc mình: “hãy kệ đi, không nênbắt mọi thứ phải hoàn hảo”)

TC ý thức được sự bất lực của bản thân trong việc cố gắng xua đuôinhững suy nghĩ gây lo lắng căng thắng không hợp lý Câu nói của TC có lúc bị

ngắt quãng, ý tứ có lúc nhằm lẫn TC có những hành vi lặp đi lặp lại 5-10lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút: rửa, kiểm tra nhằm đáp lại ám ảnh khiến

thân chủ mệt mỏi, giảm thời gian cho các hoạt động khác, học tập sút kém ( TC

thi kết thúc các môn học điểm kém hoặc bị trượt), 2 bàn tay bị bong tróc da dorửa, kỳ cọ nhiều TC nói: “Dịch covid xảy ra, nhiều người bị nhiễm bệnh mànhiễm rất nhanh, em sợ covid lắm Em nghe bảo mam bệnh covid có thể bámtrên các bề mặt vật dụng; trên tay, chính vì thế mà em luôn lo sợ bát đũa, tay

ban vi ban là noi mầm bệnh sinh sôi nảy nở, nên rửa rồi em vẫn rửa lại” TC

nhìn chung vẫn ăn được, ngủ thường không vào giấc ngay mà phải 20-30 phút

sau mới vào giâc, cũng có lúc | tiêng mới vào giâc (nhưng it thôi) Qua nói

30

Trang 35

chuyện, chưa thay TC có nguy co tự tử Khi kết quả học tập sút kém, bị trượt

thi kết thúc một số môn học thì bố mẹ TC thấy rằng các hành vi lặp lại do OCD

đã ảnh hưởng lớn đến TC do lấy của TC thời gian dé học tập TC và bố tới

trung tâm nơi HV thực tập với mong muốn thay đổi được hành vi của TC

(nghĩa là không còn các hành vi lặp lại như đã mô tả ở trên nữa).

2.3.1.2 Các thông tin khác về TC

TC có học lực qua các năm học ở trường phổ thông ở mức trung bình,đều các môn, không có môn nào nổi trội, có sở thích chụp ảnh, quay phim;

ngoại hình cân đối, ưa nhìn Mùa dịch TC phải học online ở nhà, bi giao nhiều

bài tập làm tại nhà, bị cô lập với thế giới bên ngoài TC phải đọc sách một mình

(không có bạn trong lớp đọc cùng, không có thầy cô kiểm soát, hỗ trợ), liên lạc

với thầy cô, bạn bè về bài học, bài tập diễn ra nhiều qua mail điện tử TC còn bị

cuốn theo lịch học của trường với thời gian biéu không cố định khiến TC khó

khăn trong sắp xếp, lên kế hoạch các công việc cá nhân, TC vì thế thêm phần

căng thắng, mệt mỏi

2.3.1.3 Các thông tin về mối quan hệ xã hội của TC

Cuộc sống gia đình TC khá giả về kinh tế, bố mẹ là người có chuyênmôn tốt và luôn bận công việc Hai anh em TC ít khi nói chuyện với nhau TC

cũng không hay nói chuyện với bố mẹ vì bố mẹ thường không hiểu được những

gì TC chia sẻ Theo lời TC, bố mẹ TC quá quan tâm, kèm cặp TC, không tin

vào khả năng của TC khiến TC không được khuyến khích và tạo điều kiện để

hiện thực hóa tiềm năng vốn có của ban thân TC có 2 ban thân là nữ, TC nhìn

chung ít bạn và không chơi với con trai, sợ đám đông, ngại giao tiếp

2.3.1.4 Các thông tin từ những người liên quan

Theo lời kể của bố TC, bố mẹ rất quan tâm, yêu thương TC nhưng TC có

tính cách rụt rè, câu toàn, hay lo, hay suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu giận, bực tức, suôt

ngày ngồi trong nhà, ít quan hệ bạn bè, lười tắm gội, ít chú ý đến bản thân TC đãtừng đi can thiệp tâm lý ở một trung tâm tâm lý khác trước đây nhưng không có tiếntriển

2.3.2 Kết quả đánh giá

2.3.2.1 Tóm tắt thông tin về van dé của thân chủ

31

Trang 36

thức/tư

duy

Suy nghĩ ám ảnh tái diễn và dai dăng: sợ bân, sợ

thiếu sót: mail chưa gửi, trang sách chưa đọc, thânchủ biết sai nhưng không xua đuổi được (thân chủnhiều lần nhắc mình hãy kệ đi, không nên bắt mọi

thứ phải hoàn hảo)

Dòng tư duy có lúc bị ngắt quãng, nhằm lẫn

Thân chủ cố gắng xua đuôi những suy nghĩ lo lắngcăng thắng không hợp lý nhưng không thể

Thân chủ luôn lo sợ những điều không hay sẽ đến

> Những hành vi lặp di lặp lại: rửa, kiểm tra; mỗi

hành vi 5-10 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút

nhằm đáp lại ám ảnh TC khiến thân chủ mệt mỏi,

giảm thời gian cho các hoạt động khác, học tập sút kém

Tính cách Rut rè, chu đáo, câu toàn (qua quan sát biêu hiện nét

mặt, giọng nói, hành vi của thân chủ và hỏi thân chủ)

32

Trang 37

> Sở thích: chụp ảnh, quay phim

Các vân

dé thê chat

> Không có sử dung chat

> Không mắc bệnh cơ thé nào

> Mặt nổi nhiều mụn trứng cá

> Da 2 bàn tay bi bong tróc do rửa, kỳ cọ nhiều

Nguy cơ Chưa thấy có

Bảng 2.1 Chân đoán, đánh giá vấn đề của thân chủ theo DSM-5

Tiêu chuẩn OCD theo

những hình ảnh đã trải nghiệm tái

diễn, bền vững xuất hiện mang

tính cưỡng bức ở cùng một thời

điểm của rối loạn và là nguyên

nhân gây ra sự lo âu hoặc đau khổ.

2 Bệnh nhân cố gắng bỏ qua hoặc

ảnh tái dién và dai dang: sợban, sợ thiếu sót: mail chưa

gửi, trang sách chưa đọc; thân

chủ biết sai , cỗ gang xua đuôi

chúng nhưng không xua đuổi

được (thân chủ nhiều lần nhắcmình hãy kệ đi, không nên bắt

mọi thứ phải hoàn hảo) Chính những suy nghĩ này

khiến LNN căng thắng, lo sợ,

33

Trang 38

ngăn chặn những suy nghĩ, sự thôi

1 Hành vi lặp đi lặp lại (như rửa

tay, đặt hàng, kiểm tra), hoạt động

tâm thần (ví dụ, cầu nguyện, đếm,

lặp đi lặp lại những lời thì thầm)

bệnh nhân cảm thấy bị thúc đây để

hành động dap lại ám ảnh hoặc

theo một quy luật phải được thực

hiện một cách cứng nhac.

2 Các hành vi, hoạt động tâm thần

nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc

làm giảm bớt lo âu hoặc đau khổ,

hoặc ngăn ngừa một số sự kiện

hoặc tình huống đáng sợ; Tuy

nhiên, những hành vi, hoạt động

tâm thần này không phù hợp để

trung hòa những ám ảnh hoặc rõ

ràng là quá mức cân thiêt.

mệt mỏi.

- LNN có những hành vi lặp

đi lặp lại như rửa tay, rửa bát,

kiểm tra mail, trang sáchnhằm đáp lại ám ảnh, nhăm

giảm bớt sự lo âu.Tuy nhiên ,

những hành vi này không giúp thân chủ dự phòng được

những suy nghĩ ám ảnh vẫn

dai dang trong đầu

B Sự ám ảnh cưỡng bức tốn thời

gian (ví dụ, phải mất hon 1 giờ

mỗi ngày), gây đau khổ hay biểu

hiện đáng kể trên lâm sàng, gây

suy giảm chức năng xã hội, nghề

nghiệp, hoặc chức năng quan trọng

Có Những suy nghĩ ám ảnh dai

dang trong đầu và các hành vi

kế trên chiếm tổng thời lượng

ít nhất vài giờ mỗi ngày khiến

thân chủ rất mệt mỏi, khiến

TC giảm thời gian cho các

34

Trang 39

thác của học viên từ TC, bó, phối

hợp với thăm khám của bác sĩ

chuyên khoa tâm thần)

D Rối loạn này không được giải

thích tốt hơn bởi triệu chứng của

các bệnh tâm thần khác (ví dụ, lo

lắng quá mức, như trong rối loan

lo âu; mối bận tâm với hình thể,

như trong rỗi loạn sợ dị hình cơ

thể, hành vi ăn nghi thức, như

trong các rỗi loạn ăn uống, cờ bạc,

như trong các rối loạn liên quan

đến chất gây nghiện; phổ TTPL và

rỗi loạn loạn thần khác, hoặc của

hành vi định hình, như trong rỗi

loạn tự kỷ)

Có - TC không có: mối bận tâm với

hình thể, hành vi ăn nghi thức, cờ

bạc, rối loạn liên quan đến chất

gây nghiện ; phổ TTPL và rối loanloạn thần khác, rối loạn tự kỷ (quakhai thác của học viên từ TC, bố,phối hợp với thăm khám của bác

sĩ chuyên khoa tâm thần)

- Những suy nghĩ gây sợ hãi ở TC

thường chỉ tập trung vào một số

chủ đề là vệ sinh, gửi mail, đọc

Trang 40

+ Rối loạn tram cảm chủ yếu: ở thân chủ, các đặc điểm của tram cảm

không nỗi trội ( khí sắc tram buồn, mat mọi quan tâm thích thú) ; ngoài

ra, thân chủ có tư duy nhịp vừa, cảm xúc nổi trội biéu hiện trên nét mặt,

cử chỉ, giọng nói là lo lắng do những suy nghĩ ám ảnh mang lại, có hành

vi cưỡng bức lặp lại nhiều lần để đáp ứng với những suy nghĩ ám ảnhnày ( trái với ở trầm cảm là các hành vi ý chí giảm sút, thụ động)

2.3.2.3 Kết quả các trắc nghiệm

BAI 21: 16 -> Lo âu mức trung bình

Beck: 13 -> Trầm cảm mức trung bình

2.3.2.4 Một số vấn dé khác đáng chú ý ở thân chủ

- Môi trường không thuận lợi:

+ Theo lời thân chủ, bố mẹ thân chủ quá quan tâm, kèm cặp thân

chủ, không tin vào khả năng của thân chủ khiến thân chủ không

được khuyến khích và tạo điều kiện để hiện thực hóa tiềm năng

vôn có của bản thân.

+ Dịch covid vừa qua thân chủ phải ở nhà học online, bị giao

nhiều bài tập làm tại nhà, bị cô lập với thế giới bên ngoài TC phải

đọc sách một mình (không có bạn trong lớp đọc cùng, không có

thầy cô kiểm soát, hỗ trợ), liên lạc với thầy cô, bạn bè về bài học,bài tập diễn ra nhiều qua mail điện tử TC còn bị cuốn theo lịchhọc của trường với thời gian biểu không cố định khiến TC khó

khăn trong sắp xếp, lên kế hoạch các công việc cá nhân, TC vì thế

thêm phần căng thăng, mệt mỏi

- Lịch sử điêu tri các vân đê sức khỏe tinh thân:

Cách đây 3 năm thân chủ đã được khám và điều trị rối loạn lo âu ám ảnh

sợ, kết quả bệnh thuyên giảm, có chỉ định dùng thuốc uống và trị liệu hành vinhưng thân chủ không tuân thủ đều , hay bỏ Trước đó, thân chủ hay có những

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN