Liệu pháp trị liệu nhận thức - hành vi CBT đã được chứng mình là có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng lo âu so với việc thân chủ không điều trị và sửdụng giả dược, những cải thiện
Trang 1ĐOÀN THỊ ÁI
ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP
CHO TRƯỜNG HỢP CÓ RÓI LOẠN LO ÂU
Ở ĐỘ TUOI TRƯỞNG THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐOÀN THỊ ÁI
ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP
CHO TRƯỜNG HỢP CÓ RỒI LOẠN LO ÂU
Ở ĐỘ TUOI TRƯỞNG THÀNH
Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành: Tâm Lý Học Lâm Sàng
Mã số: 8310401.02
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYEN THỊ MINH HANG
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Minh Hăng Các kết quả nêu trong luận văn chưađược công bố trong bat kỳ công trình nào khác Những số liệu, trích dẫn trong
luận văn đảm bảo tính trung thực, tin cậy và chính xác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2023
Học viên
Đoàn Thị Ái
Trang 4LỜI CẢM ƠNCảm ơn thân chủ của tôi đã đồng ý và tin tưởng để tôi đưa quá trình làm
việc vào trong luận văn của mình.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới: Ban lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã tin tưởng và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia chương trình dao tạo sau đại học Tôi cũng xin
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, các thầy cô
trong khoa Tâm lý học - các giảng viên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn luận văncủa tôi PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hang - giảng viên đã truyền cảm hứng, độnglực về thái độ, đạo đức hành nghề cho tôi và cũng là người đã tận tình hướngdẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này Tôi cảm thấy may mắn vì những ngày đầu làm hồ sơ đăng kí thi vàokhoa Tâm lý học và trong suốt quá trình học tập ở giảng đường đã được cô hỗ trợnhiệt tình, luôn tạo động lực cho tôi bước tiếp trên con đường mình đã chọn
Cảm ơn những người bạn lớp Tâm lý học lâm sàng - QH - 2020 - X đã
cùng tôi trao đổi và hỗ trợ tôi về chuyên môn Cảm ơn Nguyễn Minh Ngọc Thực,Nguyễn Thị Thúy Hoa, Đinh Y Ly, Lương Vũ Nam, Đoàn Bảo Yến đã luôn bêncạnh động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường qua
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Cảm ơn Phan Hoàng Minh, chàng trai vô cùng ấm áp và hiểu chuyện của
mẹ Cảm ơn con đã đồng hành cùng mẹ từ khi đang trong bụng mẹ cho tới bâygiờ mẹ sắp hoàn thành sứ mệnh của mình Cảm ơn con vì những hôm mưa giótrở trời, những hôm ốm sốt, những hôm nhọc nhan nhưng van tự mình ngủ ngoan
dé mẹ có thé làm bài Cảm ơn con rất nhiêu
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếusót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các nhà khoahọc, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2023
Học viên
Đoàn Thị Ái
Trang 5DANH MỤC CÁC BIEU - 2-2-2 ©2£ se ©+s£©S4£Es£©EseEvseEssersetrsersserssersee 4
MỞ DAU 5< -Ss<4O EU 771.0972349 07794097944 97944 07294070948 nrre 5Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE ROT LOẠN LO ÂU -° 5 scs2 8
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH °°©©eeseeeeEvvxdseeesorrrdrderdie 8
1.1 Tổng quan về van dé nghiên cứu -‹ -c +22 22c >5ss 8 1.2 Tong quan về các trị liệu rối loạn lo âu : cc <:-c<s-2 11 1.3 Một số lí luận về rối loạn lo âu ‹ c¿-cccccccccccscsssssscs2 13
I2 7nố6ốốốẮ.«-<4 131.3.2 Đặc điểm lâm sảng của rồi loạn 10 ÂU -c :cs+e+csEsce+esrsrees 15
1.3.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán rồi loạn lo âu lan tỏa theo DSM — 5 T7 1.3.4 Các lý thuyết Tâm lý học về 10 âu - s+©ce+ec+ce+xcsrssced 19
1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp 24
1.4.1 Phương pháp quan sát lÂM SÀHg - s55 +ksseeesexs 24 1.4.2 Phương pháp hỏi chuyện lâm Sàng - -c- «c5 + ssesss 251.4.3 Phương pháp trắc nghiệm/ thang ổO ©5c©5e©5e+cs+cscea 271.5 Các kỹ thuật trị liệu sử dụng trong can thiệp 30
1.5.1 Kỹ thuật tải cấu trúc nhận thức se cccccsEsESEEtrtrtseserrsrses 30
1.5.2 Kích hoạt hàn VÌ cc c1 888 E151 11kg 21 re 3] 1.5.3 Kĩ thuật thu SIGN Gv 32
TIỂU KET CHƯNG l - << E+eeseEEEredeeorkdreetrrarreorradeero 36
2.1 Thông tin chung về thân chủ 37
2.2 Đánh giá lâm sàng 37
Trang 62.2.1 MÔ th CC 1030300091511 111000 19111111 cv s4 37
2.2.2 Kết quả đánh giá :- 5c SE EEEEEEEEEEE112111211211111 11 te 46
2.2.3 Định hình trường NOD SE hiEteesrersrrersreeereeree 472.3 Lập kế hoạch can thiệp 49
2.3.1 Mục tiêu AGU rrd :Sc- Set StSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkerrree 49
2.3.2 Xác định mục tiêu quá trình: - - - 255555 +++s+eeeseeesss 49
2.4 Thực hiện can thiệp 53
2.4.1 Phiên trị liệu thứ nat scccccscosscsesssssssesssssesssecssseessnesessneeeen 54
2.4.2 Phiên trị liệu thi ÏŒi SE SE ng n2 58TIỂU KET GIAI DOAN I e2 22s se ss£sseEssEssExserseEsersersserssrssrssre 62
2.4.3 Phiên trị liệu thứ ĐA ccG ST KH 11kg 63 2.4.4 Phiên tri TEU thet ẨHŒ << SE vn 11 khen 66
TIỂU KET GIAI DOAN 2 5-5 s ssss£s£Es£Es£EEEsESseSsesseserserserserserz 69
2.4.5 Phiên trị lIỆU thie NG 1S kg x4 70 2.4.6 Phiên trị LIỆU Hƒ SẮU Ăn kg vn ren 74
2.4.7 Phién tri Ti@u thie nan ốốốố.Ố.ằ 77
TIEU KET GIAI DOAN 3 80
2.4.6 Phiên trị lIỆU thie tQ G3 KH kg x4 SO
TIỂU KET CHƯNG 2 s<-+es2E+AdEESEA.AEESEAAeeeotkkreeotrr 84
2.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp 85
2.6 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp S6
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-2 2< ©cse©ss£vsserssessersserssrrssre 89
1 Kết luận chung về ca lâm sàng .s- << s< se se sessessessessessesessess 89
2 Khuyến nghị s <o° 5° se sESsESsEsSESSEseEsEEsEEsEEsessessrserserserseree 90TÀI LIEU THAM KHẢO 22-22 ©©EE2s2£EEEEvezeEEEveeseevvzzesrrrree 91Danh mục tài liệu tiếng Vidt sssesssssssesssssssesssssssessssssssssssssesssssssesssssssesssssssesessssee 91
PHU LỤC 5 <5 (6 (5 E9 99969 09001.001.010 05090896 1
Trang 7CHU VIET TAT
International Classification of Diseases 10
(Bảng Phân loại Quốc tế bệnh tat, sửa đối lần thứ 10)
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder Fifth Edition
(Cam nang Chan đoán va Thống kê về các Rối loan Taithan, Phién ban 5)
Generalized anxiety disorder
(Rối loan lo âu lan tỏa)
Cognitive behavioural therapy
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU
Bang 1.1: Phân loại mức độ Tram am, Lo âu, Stress - ¿5-55 csc+cxcc+ 29 Bảng 2.1: Triệu chứng rồi loạn lo âu lan tỏa của TC dựa trên DSM - 5 39
Bảng 2.2 Xác định mục tiêu đầu re 49 Biểu đồ 2.1: So đồ các mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình 50Bảng 2.3: Xác định mục tiêu quá trinh - s5 ss++£+sesxeseeeseees 51Bảng 2.4 Phân tích các van đề, lợi ích, rào cản của TC :5 71
Bang 2.5: Kế hoạch thực hiện chỉ tiẾt 22252 2+++£E+£Ee£EzEzrerrxee 82
DANH MỤC CÁC BIEU
Biểu đồ 2.1: So đồ các mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình 50 Biểu đồ 2.2: Sự cải thiện tâm trạng của thân chủ qua các phiên trị liệu 85
Trang 9MO DAU
1 Lý do lựa chọn dé tai
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những áp lực cũng dần đè nặng hơn tớinhững người dân của thời đại mới Những áp lực ấy theo thời gian tác động vàotinh thần của con người khiến sức khỏe tinh than bị giảm sút, từ đó góp phan trởthành nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu Nghiên cứu của Global Health Estimatesvào năm 2017 cho biết trên thế giới trung bình cứ 1000 người thì trong đó 31người có rối loạn lo âu Tỷ lệ này ở nữ giới là 4,6% trong khi ở nam giới là 2,6%
(WHO, Depression and Other Common Mental Disorders, Global Health
Estimates, 2017).
Phát biểu tại lễ mit tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuan cho biết, năm
2019, WHO ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâmthần, trong đó rối loạn lo âu và tram cảm là phô biến nhất Ở các nước có thu nhập
thấp, hơn 75% rối loan tâm thần không được điều trị.
Hàng năm, gần 3 triệu người chết do lạm dụng chất kích thích Cứ sau 40giây lại có một người chết do tự sát Khoảng 50% các rối loạn tâm thần bắt dau từnăm 14 tuổi
Đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàncầu, làm trầm trọng thêm tinh trạng căng thang ngắn hạn và dài hạn va phá hủysức khỏe tâm thần của hàng triệu người
Vào năm 2020, số người sống chung với rối loạn lo âu và tram cảm đã tănglên đáng ké vì đại địch Covid-19 Ước tính khoảng hon 25% trong năm đầu tiêncủa đại dịch và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử
Trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có, nhưng nhiềungười bị rỗi loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả,làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần, chỉ khoảng29% số người bị rỗi loạn tâm thần và chỉ 1 phần 3 số người bị tram cảm đượcchăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức
Trang 10Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người Tuy nhiên đa số người dân cho rằng
rỗi loạn tâm than chỉ có tâm than phân liệt (dân gian thường gọi là điên) Thực tế ti
lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5,4%dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%), chậm pháttriển tâm thần (0,63%), mat trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanh thiếu
niên (0,9%); lạm dụng rượu 5,3%, ma túy (0,3%).
Trong Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, triệu chứng lo âu dễ phát hiệnnhưng cũng dễ nhằm lẫn trong thực hành lâm sàng Biểu hiện lo âu có thé xuấthiện ở người bình thường, trong nhân cách bệnh và có thể xuất hiện trong một sébénh ly nhu: rỗi loan lo âu lan tỏa, rối loan hoảng sợ, rỗi loạn trầm cảm, rối loạnstress sau sang chan, các rối loan ám ảnh Các triệu chứng của RLLA đa dạng vaphong phú, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, gây tức ngực, khó
thở thậm chí có thé làm tăng nguy cơ gây ra những cơn nguy đột quy rất hiểm đến
sức khỏe người bệnh; Khiến một số bệnh như tiểu đường, bệnh tăng huyết áp,
bệnh cường giáp hay suy giáp; Thiếu tự tin vào bản thân, ngại giao tiếp với nhữngngười xung quanh, hoặc cũng có thể là do người bệnh có những hành vi khôngchuẩn mực khiến cho họ bị mọi người xung quanh xa lánh; Gây nên các tệ nạn xã
hội; Không còn hứng thú với những hoạt động sinh hoạt thường ngày, thậm chí
với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có ý nghĩ tự tử.
Trong thực hành lâm sàng, sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý là hai phươngpháp phổ biến nhằm giúp cải thiện vấn đề về lo âu Mỗi phương pháp đều cónhững ưu và nhược điểm riêng song việc trị liệu tâm lý cho thân chủ có rỗi loạn lo
âu lan tỏa thường giúp họ tránh gặp lại van dé này trong tương lai hơn so với việcđiều trị băng thuốc (Baldwin et al 2005)
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý
khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu chuyên khoa tâm thần
(ở các bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏetâm than Cả nước hiện có 43 bệnh viện tâm thần hoặc có chuyên khoa Tâm than.Các trạm y tế xã phường chủ yếu thực hiện khám bệnh, kê đơn điều trị theo các
Trang 11chỉ định của tuyến trên Hơn thế nữa, trị liệu chủ yếu là dùng thuốc Tâm lý trị liệu
và các biện pháp không dùng thuốc chưa được phát triển đầy đủ
Xác định chính xác đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu là cần thiết giúp
chân đoán đúng và điều trị hiệu quả Bên cạnh đó những tác động không tốt củaviệc lo âu quá mức làm suy giảm chất lượng sống của con người Từ những lý dotrên kết hợp với mong muốn góp phần giúp đỡ thân chủ đề cập trong luận văn này
và giúp học viên nâng cao được tay nghề của mình, học viên đã quyết định chọn
đề tài “Đánh giá và can thiệp cho trường hợp có rỗi loạn lo âu ở độ tuổi trường
thành ”.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu về lo âu cũng như về can thiệp về lo âu, từ đó xây
dựng cơ sở lý luận cho luận văn.
- Đánh giá case, định hình trường hợp, lập kế hoạch trị liệu và thực hiện
kế hoạch
- Dua ra kết luận va khuyến nghị cho trường hợp rỗi loạn lo âu thực hiện
trong luận văn.
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE ROI LOAN LO ÂU
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứuRối loạn lo âu lan tỏa (GAD) xảy ra ở khoảng 5% dân số nói chung ởHoa Kỳ (Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, 1994) GAD thường được coi làrối loạn lo âu phổ biến nhất ở chăm sóc sức khỏe ban đầu với tỷ lệ hiện mắc
cao tới 8,3% (Katzman, 2009).
Tỷ lệ mắc GAD có sự chênh lệch về mặt giới tính khi trung bình cứ 2 ngườiphụ nữ có GAD thì có 1 người dan ông mắc rối loạn này Tương tự, tỷ lệ ngườimắc rối loạn lo âu tăng dan từ lứa tuổi thiếu nhi đến trung niên và giảm dan ởnhững giai đoạn cuối đời (Baldwin, Waldman, & Allgulander, 2011)
Tỷ lệ dân số toàn cầu với rối loạn lo âu trong năm 2015 được ước tính là3,6% Cũng như trầm cảm, rối loạn lo âu phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới (4,6%
so với 2,6% ở cấp độ toàn cầu) Ở khu vực châu Mỹ, có tới 7,7% dân số nữ được
ước tính rối loạn lo âu (nam, 3,6%)
Các triệu chứng đặc trưng của GAD bao gồm cảm giác lo lắng, khó chịu,bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung và căng co Cảm giác lo lắng quá mức xảy
ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm Bệnh nhân GADthường lo lắng về tình trạng xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọngkhác của cuộc sống hàng ngày, và sự lo lắng đó có liên quan đến những suygiảm đáng kế và ảnh hưởng đáng kế đến chất lượng cuộc sống do các van dé
về thể chất và cảm xúc gây ra (Antunes và cộng sự, 2018; Hendriks và cộng
sự, 2016; Hoffman và cộng sự, 2008; Lieb và cộng sự, 2005; Revicki và cộng
sự, 2012; Yu và cộng sự, 2018) Các vấn đề gây lo âu cho bệnh nhân GAD cóthê kế đến như việc lo bản thân hoặc người nhà bị bệnh, gặp tai nạn hoặc mat
việc Việc lo lắng gần như hàng ngày lam ảnh hưởng tram trọng đến cuộc
sống hàng ngày, ngăn cản bệnh nhân GAD thực hiện các hoạt động chức năng
và hoàn thành các công việc hàng ngày.
Trang 13Theo thống kê của Tổ chức y tế thé giới (WHO), vào năm 2015, trên thé giớiước tính có đến 264 triệu người mắc rối loạn lo âu, trong đó khu vực Đông Nam Áchiếm tỷ lệ 23%, tức khoảng 60,5 triệu người Cũng theo ước tính, con số này đã
tăng lên 14,9% so với năm 2005, (WHO 2017).
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ước tính trên thế giới ước tính có khoảng 264triệu người mắc một dạng rỗi loạn lo âu, tương đương với 3,6% dân số toàn thếgiới Trong đó, khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ 23%, khoảng 60,5 triệu người
Tổ chức WHO cho răng nếu các vấn đề về sức khỏe tâm thần không được giảiquyết sẽ làm suy giảm cả sức khỏe thé chat va tinh thần và hạn chế các cơ hội dé
có được cuộc song hạnh phúc (WHO, 2021)
Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thé giới cho thay ty lệ hiện mắc các rối loạntâm than trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kê như tỷ lệ mắc rối loạn tram cảm(31,4%), rỗi loan lo âu (31,9%) và rồi loạn giấc ngủ (41,1%).(SKDS - 2021)
Nhiều nghiên cứu cho thay từ 23% đến 26% số người bị rối loạn lo âu sau khi khỏi
bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
Lo âu sau COVID-19 có các triệu chứng trùng lặp với các rối loạn sau: Rốiloạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn ám ảnh - cưỡng bức (OCD), rối loạn stress sauchắn thương (PTSD), cơn hoảng sợ kịch phát
Fukase (năm 2021) đã chỉ ra rằng trong thời gian dai dịch COVID-19,tần suất các triệu chứng trầm cảm ở Nhật Bản cao gấp 2 đến 9 lần so với trước
đại dịch.
Một nghiên cứu của Ba Lan cho thấy trong đợt dịch thứ hai ở nước này,
20% người dân có các triệu chứng rối loạn lo âu và gần 19% có các triệu
chứng lo âu và trầm cảm
Kayaaslan B và cộng sự (năm 2021) nghiên cứu trên 413.148 người dân ở
Anh, trong đó có 26.998 người đương tính với COVID-19, bằng các câu hỏi xácđịnh trầm cảm và lo âu Kết quả nghiên cứu cho thấy: 26,4% người tham gia đápứng các tiêu chí về lo âu lan tỏa và trầm cảm; lo âu và trầm cảm cao hơn ở những
người trước đây có SARS-CoV-2 dương tính (30,4%) so với SARS-CoV-2-âm
tính (26,1%); mối liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 với lo âu và tram cảm mạnh
Trang 14hơn ở những người bị nhiễm gần đây (<30 ngày) so với nhiễm xa hơn (> 120
ngày)
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rối loạn lo âu lan tỏa có liên quan đến các sự
kiện căng thăng trong cuộc sống thời thơ ấu, khi trưởng thành và tính cách củangười mắc [Moreno-Peral và cộng sự, 2014] Nghiên cứu này cũng gợi ý rằngGAD có liên quan đến tiền sử mắc rối loạn tâm thần ở cha mẹ và tiền sử mắc rốiloạn lo âu khác ở chính người bệnh Tiền sử gặp chấn thương thé chất hoặc sangchan tinh thần cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng khởi phátGAD (Brown và cộng sự, 2000) Các bệnh co thé cũng thường liên quan đến lolắng, ví dụ, 14% bệnh nhân mắc bệnh tiêu đường có các triệu chứng của rỗi loạn lo
âu lan tỏa (Grigsby và cộng sự, 2002).
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng GAD có ảnh hưởng caohơn và gây suy nhược nhiều hơn ở các nước có thu nhập cao (Ruscio và cộng sự,
2017; Kessler và Wang, 2008; Lieb và cộng sự, 2005; Yu và cộng sự, 2018) Bệnh
nhân GAD sử dụng một nguồn lực lớn sự chăm sóc từ các cơ sở y tế và cả từ chínhnhững người thân trong gia đình Kèm theo đó là sự thiếu hiệu quả trong học tập
và làm việc của bệnh nhân GAD cũng làm gia tăng thêm chi phí xã hội.
Rối loạn lo âu lan tỏa rất phố biến, tỷ lệ người bị bệnh trong 1 năm là 3 — 8%dân số Tỷ lệ nữ và nam bị rỗi loạn lo âu lan tỏa là khoảng 2 — 1; nhưng tỷ lệ phụ
nữ và nam giới trong các bệnh nhân lo âu lan tỏa phải điều trị nội trú là 1 — 1 Tỷ
lệ rối loạn lo âu lan tỏa trong suốt cuộc đời là 5 — 8% Lo âu lan tỏa chiếm 25% sốbệnh nhân phải đi khám bệnh do các rối loạn lo âu Rối loạn này thường có khởiphát vào cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuôi trưởng thành, mặc dù có một SỐtrường hợp khởi phát ở tuổi trung niên Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy sựphổ biến của rối loạn lo âu tổng quát là đặc biệt cao trong các thiết lập chăm sóc
chính.
Rối loạn lo âu thường phối hợp với một số rối loạn tâm thần khác là rối loạn
ám ảnh sợ xã hội, am anh sợ biệt định, rối loạn hoảng sợ hoặc rối loạn trầm cảm
Tỷ lệ lo âu lan tỏa có rối loạn tâm thần khác phối hợp lên đến 50 — 90% Có đến
25% bệnh nhân lo âu lan tỏa sẽ có cơn hoảng sợ kịch phát Các bệnh nhân lo âu
10
Trang 15lan tỏa có tỷ lệ 59% bị tram cảm nặng, loạn khí sắc và rối loạn do nghiện chất phối
hợp, 56% có các rỗi loạn lo âu khác kết hợp Việc phân biệt rõ rang rỗi loạn lo âulan tỏa đơn thuần và rối loạn lo âu lan tỏa có phối hợp với trầm cảm hoặc các rối
Thang tự đánh giá lo âu của Zung đã được chứng minh có khả năng phát hiện
và chân đoán phân biệt bệnh nhân mac rối loạn lo âu so với các bệnh nhân có chânđoán khác (Zung, 1971) Dunstan và cộng sự (2017) đã tiễn hành nghiên cứu lại vềtính khả dụng của thang lo âu và thang trầm cảm do Zung phát triển cùng vớithang DASS Nghiên cứu cho thấy hai thang đo của Zung có độ nhạy lớn hơn sovới thang DASS trong việc xác định các trường hợp có trầm cảm hoặc lo âu Tuynhiên, kết quả từ thang DASS có khả năng dự đoán chân đoán bệnh tốt hơn so với
hai thang đo của Zung.
1.2 Tổng quan về các trị liệu rối loạn lo âu
Việc điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tri liệu tâm lý đều có tác dụng đốivới thân chủ có GAD, song hiện nay việc sử dụng thuốc vẫn được ưu tiên hơn cả
(Issakidis, Sanderson, Corry, Andrews, & Lapsley, 2004).
Hóa dược đóng vai trò quan trọng trong điều trị lo âu lan tỏa trong nhữngnăm gan đây Trong tương lai gần, hóa được van tiếp tục đóng vai trò chủ yếu déđiều trị bệnh này Mặc dù một số bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc trong thờigian từ 6 đến 12 tháng, nhưng với hầu hết bệnh nhân cần phải điều trị bằng thuốctrong nhiều năm hoặc phải điều trị suốt đời Khoảng 25% bệnh nhân tái phát trongtháng đầu tiên sau khi ngưng điều trị và 60 đến 80% tái phát trong 1 năm sau khi
11
Trang 16ngừng thuốc Mặc dù bệnh nhân phải điều trị lâu dài, nhưng hiếm khi họ trở nên
phụ thuộc vào benzodiazepine, buspiron, venlafaxine hoặc các SSRIs (Tô Thanh
Phương, 2022).
Mặc dù việc dùng thuốc thường mang lại kết quả tức thì và khả quan songviệc điều trị bằng thuốc cũng có những điểm hạn chế, điển hình là các tác dụngkhông mong muốn khi sử dụng thuốc (Newman và cộng sự, 2013), và không có hỗtrợ rõ ràng cho tác dụng phụ khi kết hợp với CBT (Crits - Christoph và cộng sự,2011) Đồng thời cũng có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc ở
thân chủ GAD chỉ giúp họ giảm các triệu chứng của lo âu nhưng lại không giúp
thân chủ giải quyết được căn nguyên của lo âu (Anderson & Palm, 2006)
Liệu pháp trị liệu nhận thức - hành vi (CBT) đã được chứng mình là có hiệu
quả trong việc giảm các triệu chứng lo âu so với việc thân chủ không điều trị và sửdụng giả dược, những cải thiện về mặt tâm lý được duy trì trong vòng hai năm saukhi điều trị (Borkovec & Ruscio, 2001) Các can thiệp tâm lý bao gồm liệu pháp
hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tâm động học; và các biện pháp can thiệp tự
lực (Reinhold và Rickels, 2015) cũng được chứng minh là có hiệu quả trong điều
tri GAD Các phân tích tổng hợp trước đây cho thấy răng liệu pháp tâm động học,
có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lo âu như nhiều liệu pháp tâm lý khác,nhưng đối với GAD, các kết luận không thống nhất với nhau (Keefe và cộng sự,
2014).
Trong một nghiên cứu tai Canada về hiệu quả trị liệu cho bệnh nhân mactram cảm hoặc/và rối loan lo âu lan toa, liệu pháp trị liệu nhận thức - hành vi giúpcải thiện triệu chứng sau can thiệp (giảm đáng ké triệu chứng lo âu) và tăng điểm
về chất lượng cuộc sống (Health Quality Ontario, 2017) Nghiên cứu này cũng chỉ
ra các bệnh nhân thấy trị liệu tâm lý có hiệu quả với họ nhưng họ cũng mongmuốn có thể tự chọn lựa liệu pháp trị liệu
Nghiên cứu của Carl J.R và cộng sự (2020) trên 256 khách thé đã cho thấy
chương trinh trị liệu CBT online (với tên gọi Daylight) giúp giảm các triệu chứng
lo âu, giúp bệnh nhân dé ngủ hơn, gia tăng chất lượng cuộc sống và gia tăng sựkhỏe mạnh tỉnh thần nhìn chung
12
Trang 17Mặc dù việc sử dụng các liệu pháp trị liệu tâm lý đã được chứng minh là có
hiệu quả đổi với những thân chủ mac GAD, song kết quả mang lại thường có ít tácdụng hơn so với việc điều trị cho các rối loạn khác, đặc biệt là rối loạn trầm cảm
(Newman, Llera, Erickson, Przeworski, & Castonguay, 2013) Các nghiên cứu cho
thay chỉ dưới 65% thân chủ sau khi trị liệu GAD bang liệu pháp CBT cảm thấymình đã giảm thiểu hoàn toàn các triệu chứng của rối loạn (Ladouceur và cộng sự,
2000).
1.3 Một số lí luận về rối loạn lo âu
1.3.1 Định nghĩa
1.3.1.1 Định nghĩa lo âu Theo Encyclopedia of Psychology (2000), lo âu là một cảm xúc được đặc
trưng bởi cảm giác căng thăng, suy nghĩ lo lắng và những thay đổi về thê chất nhưtăng huyết áp Những người bị rối loạn lo âu thường có những suy nghĩ hoặc mốiquan tâm xâm nhập lặp đi lặp lại Họ có thể tránh những tình huống nhất định vì lolắng Họ cũng có thé có các triệu chứng thé chất như đồ mồ hôi, run ray, chóng
mặt hoặc tim đập nhanh.
Hiệp Hội Tâm Lý Hoc Hoa Kỳ (American Psychological Association —
APA) đưa ra định nghĩa về lo âu như sau: “Lo âu là cảm xúc đặc trưng bởi sự engại và các triệu chứng căng thăng trong đó cá nhân lường trước nguy cơ sắp xảy
ra, thảm họa hoặc sự bất hạnh Trước những mối đe dọa đó, cơ thé có phản ứngnhư: căng cơ, hơi thở nhanh và tim đập nhanh Lo âu khác với lo sợ về khái niệm
và sinh lý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau Lo
âu được coi là một phản ứng xảy ra trong thời gian dài, có định hướng trong tương
lai, tập trung vào một mối đe đọa lan tỏa; trong khi lo sợ là phản ứng phù hợp vớitình huống hiện tại, xảy ra trong thời gian ngắn với một mối đe dọa cụ thể, rõ
ràng.” (APA, 2013).
Lo âu là một trạng thái phát sinh khi chủ thể cảm nhận thấy có sự đe dọa đối
với bản thân mà không hiện hữu một nguyên nhân rõ ràng, đặc trưng bởi các phản
ứng lo lắng, bứt rứt và phản ứng né tránh các tình huống gây lo lắng (Nguyễn ThịMinh Hằng, Đặng Hoàng Ngân, 2019)
13
Trang 18Như vậy, mặc dù được diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều mô
tả lo âu là một trạng thái cảm xúc căng thắng, bồn chồn, kèm theo các phản ứngsinh lý đặc trưng của cơ thể và hành vi né tránh kích thích gây lo lắng
1.3.1.2 Định nghĩa rồi loạn lo âu
Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ APA đề cập đến Rối loạn lo âu là một cảm
xúc được đặc trưng bởi sự sợ hãi và các triệu chứng căng thắng cơ thể trong đó cánhân dự đoán nguy hiểm, thảm họa hoặc bất hạnh sắp xảy ra Cơ thể thường tựvận động đề đối phó với mối đe dọa được nhận thức: căng cơ, hơi thở và nhịp tim
đập nhanh hơn.
Trong từ dién tâm lý học của Vũ Dũng (2008), rối loạn lo âu là “rối loan màngười bệnh không thể kiểm soát được, biểu hiện bền vững và mang tính lan tỏa,thậm chỉ có thé xảy ra dưới dạng kịch phát”
Thông thường, trạng thái lo âu có ở hầu hết mọi người và nó mất đi theothời gian Tuy nhiên, ở một số người, khi sự lo lắng kéo đài và cường độ ngàycàng tăng, ảnh hưởng đến các chức năng của cuộc sống bình thường thì cần phảiquan tâm bởi rất có thê lo âu bình thường đã chuyền sang giai đoạn bệnh lý (Rối
Theo Tôn Thanh Phương, 2022, Rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trương bởi các lo
lắng quá mức về một sự kiện hoặc các hoạt động, diễn ra hầu như hang ngày trong suốtmột thời gian ít nhất 6 tháng Các triệu chứng lo lắng quá mức luôn phối hợp với các triệuchứng cơ thể như căng cơ, dé bị kích thích, khó vào giấc ngủ và bồn chỗn Các triệu chứngcủa lo âu không phải là hậu quả của một bệnh cơ thé hoặc do một chất và không xảy ratrong phạm vi một rối loạn tâm thần khác Bệnh nhân không thể kiểm soát được các lo lắng
này, giảm khả năng lao động, sinh hoạt và các chức năng quan trọng khác.
14
Trang 19Các rối loạn lo âu bao gồm 2 nhóm triệu chứng:
Theo Phân loại bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về các rồi loạn tâm than và hành vi,
Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ dao chấn đoán, Rỗi loạn lo âu lan toa là sự lo âulan toa và dai dang nhưng không giới hạn vào, hoặc không nổi bật trong bat kỳhoàn cảnh môi trường đặc biệt nào (nghĩa là nó "lơ lửng" Các triệu chứng ưu thếrất thay đôi bao gồm những than phiền về cảm giác lo lăng, run, căng cơ, vã mồhôi, đầu óc quay cuồng, đánh trống ngực, chóng mặt và khó chịu ở vùng thượng vịdai dăng Họ thường lo sợ bản thân hoặc người thân của mình sẽ sớm mắc bệnh
hay bị tai nạn.
Dựa vào những định nghĩa trên có thể nhận thấy rằng đặc điểm chính củaGAD là sự lo lắng về những vẫn đề xảy ra xung quanh một cách quá mức và khôngtập trung vào một van dé nào cụ thé trong khoảng thời gian đài Người mắc GADcũng có khả năng mắc những rối loạn đồng diễn khác như trầm cảm, stress cấp và rốiloạn giấc ngủ Trong luận văn này, chúng tôi thong nhất sw dụng định nghĩa GADtheo Bảng Phân loai bệnh Quốc tế lan thứ 10
1.3.2 Đặc điểm lâm sảng của rồi loạn lo âu
+ Mức độ và khả năng kiểm soát lo lắng Lo lắng quá mức.
Lo âu biểu hiện bang tình trang tăng lo lắng hon mức bình thường xuất hiện
lặp đi, lặp lại những suy nghĩ, phán đoán, suy luận không có căn cứ, không rõ
ràng, không chắc chắn về kết quả Khó kiểm soát lo lắng Người bình thường, khi
15
Trang 20lo lắng tăng lên thì có thể giảm hoặc dừng sự lo lắng Bệnh nhân RLLALT luônkhó khăn trong việc kiểm soát lo lắng Khó kiểm soát chú ý Hirsch và cộng sự
cho biết bệnh nhân RLLALT không thé tập trung chú ý vào vấn đề khác ngoài van
đề đang lo
+ Đặc điểm về nội dung của triệu chứng lo âu trong RLLALT
Nội dung của triệu chứng lo âu ở bệnh nhân RLLALT có xu hướng lan
rộng, ít khư trú vào một vấn đề cụ thể Vấn đề lo âu thường là những vấn đề nhỏ,lặt vặt, các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày
Dugas cho biết nội dung lo âu về gia đình hoặc các mối quan hệ trong gia
đình chiếm tỉ lệ đến 70% Một số nghiên cứu khác cho kết quả nội dung lo âu bao
gồm các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật (30,6%), công việc (30,4%), trường học(36,6%), kinh tế (10,8%) và các mối quan hệ xã hội (25,2% - 31,3%) Điểm đặcbiệt là bệnh nhân RLLALT thường lo lắng về các van đề sẽ xảy ra trong tương lai
hơn là xảy ra ngay lập tức.
+ Đặc điểm về thời gian và tính chất xuất hiện của triệu chứng lo âu trong
RLLALT
Lo âu trong RLLALT xuất hiện với tính chất từ từ, dao động ít nhất 1 lần trongngày, mỗi lần xuất hiện kéo dài từ vài phút đến 1 giờ, xuất hiện bat kỳ trong ngày,thường xuất hiện nặng nhất vào budi sáng và buổi tối, xuất hiện hầu hết các ngày trongtuần và kéo dai ít nhất trong 6 tháng Trong những trường hợp nặng, lo âu xuất hiện liêntục và kéo dài trong cả ngày (Trần Nguyên Ngọc, 2018)
+ Đặc điểm lâm sàng triệu chứng khác của RLLALT
Theo tiêu chuẩn chẩn dodn của ICD 10, ít nhất 4 trong số các triệu chứngtrong số 22 triệu chứng phải có mặt và ít nhất 1 trong số 4 triệu chứng đó phải namtrong nhóm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật Đặc điểm chung của 22triệu chứng bao gồm: Các triệu chứng kèm theo thường là các triệu chứng chứcnăng, không có tôn thương thực thể thuộc bệnh lý cơ thé Triệu chứng có thê đitrước, đi cùng hoặc đi sau triệu chứng lo âu hoặc triệu chứng cơ thé khác Mức độ
triệu chứng tăng khi mức độ lo âu tăng Mức độ triệu chứng giảm nhẹ khi mức độ
lo âu giảm, khi nghỉ ngơi thư giãn hoặc khi ngủ Tóm lại, các triệu chứng của
16
Trang 21RLLALT xuất hiện rất đa dạng, phong phú Các triệu chứng này có thể điều trị
băng liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp hóa được
1.3.3 Tiêu chuân chân đoán rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM — 5
Có hai tiêu chuẩn chan đoán bệnh đều dé cập đến roi loạn lo âu lan tỏa,
đó là ICD - 10 VA DSM - 5 Nhưng chan đoán trong DSM — V được ra đời sau
so với ICD — 10, đồng thời bổ sung thêm một số tiêu chuân chân đoán khác trongchân đoán GAD, chang hạn như về mặt thời gian là van dé lo âu quá mức xảy ranhiều ngày không ít hơn 06 tháng, tập trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động Vìvậy, trong khuôn khổ luận văn của mình chúng tôi sử dụng DSM — V làm bộtiêu chuẩn chan đoán chính để đối chiéu với các van đề của than chủ minh
Tiêu chuẩn chấn đoán rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety
Disorder — GAD) theo DSM — V (American Psychiatric Association, 2013):
Mã số: 300.20 (F41.1)
A Lo âu quá mức hoặc lo lang xảy ra nhiều ngày không ít hơn 06 tháng, tập
trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)
B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu.
C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít nhất
Tăng trương lực cơ.
thức giấc)
A Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các khó
chịu, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan
trọng khác.
17
Trang 22B Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dụng ma tuý hoặc thuốc)
hoặc một bệnh lý cơ thé (như cường giáp)
C Rối loạn lo âu không phải là các rối loạn tâm thần khác ( ví dụ: lo âu hoặc
lo lắng có cơn hoảng sợ trong rối loạn hoảng sợ, đánh giá tiêu cực(Negative Evaluation) trong ám anh sợ xã hội, sợ ban hoặc các ám ảnh kháctrong rối loạn ám ảnh cưỡng bức, lo âu bị tách ra khỏi gia đình trong lo âu
bị chia cắt, tái hiện sự kiện chấn thương trong rỗi loạn stress sau sang chan,
lo âu tăng cân trong chán ăn tâm than, phan nàn về co thé trong rối loantriệu chứng cơ thé ( Somatic Symptom Disorder), lo âu vé di hinh co thé
(Body Dysmorphic Disorder) trong ám anh sợ di hình, lo âu bị bệnh nặng
trong ám ảnh nghi bệnh hoặc là hoang tưởng (nghi bệnh) trong tâm thầnphân liệt hoặc rối loạn hoang tưởng
Chẩn đoán phân biệt:
*Lo âu do bệnh lý cơ thể
Chan đoán lo âu do bệnh lý cơ thể được đặt ra khi đánh giá kỹ bệnh sử, cácxét nghiệm, khám lâm sàng chứng minh rằng lo âu là hậu quả trực tiếp của một
bệnh
như u nguyên bào ưa chrome, cường giáp.
*Rối loạn lo âu do một chất
Rối loạn lo âu do một chất được phân biệt với rối loan lo âu lan tỏa (GAD)bởi một chất (ví dụ lạm dụng, tiếp xúc với độc tố) được cho là nguyên nhân gây lo
âu Ví dụ, sự lo âu nghiêm trọng do sử dụng nhiều coffee sẽ được chan đoán là rối
loạn lo âu do caffeine.
*R6i loan lo âu xã hội
Bệnh nhân có rối loạn lo âu xã hội thường có lo âu tập trung vào tình huống
xã hội mà họ phải thực hiện hoặc được đánh giá bởi người khác Ngược lại, lo âu ở
bệnh nhân bi GAD có thé có hoặc không bị người khác đánh giá Lo âu ở GADthường xuyên hon, loa âu trong 4m ảnh sợ xã hội xuất hi én trong các hoạt động xã
hội và triệu chứng cơ thể của họ chủ yếu là đánh trống ngực, đỏ mặt và run.
*Rồi loan ám ảnh cưỡng bức.
18
Trang 23Trong GAD, lo âu quá mức có tâm điểm là những vấn đề sắp xảy ra và mức
độ thái quá của lo âu về những sự kiện tương lai là bất thường Trong rối loạn ámảnh cưỡng bức lo âu do các ý tưởng, hình ảnh, tư duy xuất hiện mang tính cưỡng
bức gây ra hay nói lo âu trong phạm vi 4m ảnh.
*PTSD và rồi loạn thích ứng
Lo âu luôn có mặt trong PTSD, GAD không được chan đoán nếu lo âu xuấthiện do PTSD Lo âu trong GAD khởi phát từ từ và tiến triển dao động, còn trongPTSD khởi phát cấp tính sau stress thường tiến triển mạn tính Triệu chứng ám ảnh
sợ xa lánh chỉ có trong PTSD mà không có trong GAD Lo âu cũng có trong rốiloạn thích ứng nó được chan đoán khi không đáp ứng các tiêu chuẩn dé chân đoánrỗi loạn lo âu khác (gồm cả GAD) Trong rỗi loạn thích ứng lo âu khởi phát đáp
ứng với một tác nhân gây stress kéo dài trong vòng 3 tháng nhưng không quá 6 tháng sau stress.
*Tram cảm, lưỡn Ø cực và các rồi loạn loạn than
Lo âu lan tỏa phô biến trong tram cảm, lưỡng cực và rỗi loạn loạn thần,không được chân đoán GAD khi lo âu xuất hiện trong các rồi loạn trên
1.3.4 Các lý thuyết Tâm lý học về lo âu
Trong Tâm lý học có rất nhiều các lý thuyết khác nhau giải thích về bản chất
và cơ chế hình thành lo âu Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sửdụng lý thuyết Nhận thức — Hanh vi dé giải thích tình trang lo âu cũng như cơ chế
hình thành lo âu ở cá nhân.
1.3.4.1 Thuyét nhận thức về lo âu
Tiếp cận Nhận thức trong Tâm lý học lâm sàng được xây dựng trên ba tiền
đề lý luận cơ bản là: Lý thuyết hiện tượng học; Lý thuyết cấu trúc và Tâm lý họcchiều sâu; Tâm lý học nhận thức (Beck, Weishaar, 2008) Đặc biệt trong Tâm lýhọc nhận thức, sự nhắn mạnh của G Kelly (1905 — 1967) về các cau trúc cá nhâncũng như vai trò của niềm tin và hành vi đã tạo đà cho các lý thuyết nhận thức
khác như công trình của Magda Arnold (1960) và Arnold Lazarus (1984) ra đời
làm nền tang cho Tri liệu Nhận thức sau này
19
Trang 24Vào cuối những năm 1950, Aaron T Beck đã đi đến kết luận rằng cách mà cácbệnh nhân của ông nhận thức và quy kết ý nghĩa trong cuộc sông hàng ngày của họ làmột quá trình được gọi là nhận thức Beck vạch ra cách tiếp cận của mình trong trầmcảm và mở rộng trọng tâm của mình sang các rối loạn lo âu, trong Liệu pháp Nhậnthức và Rối loạn Cảm xúc vào năm 1976, và các rối loạn khác sau này Ông cũng giớithiệu sự tập trung vao "lược đồ" cơ bản về những cách thức cơ bản mà con người xử
lý thông tin về bản thân, thế giới hoặc tương lai
Lý thuyết nhận thức chỉ ra rằng phản ứng của con người trước các sự kiện,tình huống là tông hòa phan ứng của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm nhận /hức,
cảm xúc, động cơ và hành vi Trong đó, nhận thức có vai trò lý giải và đưa ra ý nghĩa
cho sự kiện, tình huống diễn ra trong thực tế Điều nay tức là nhận thức đóng vai trò làyếu tố diễn dịch, xử lý các thông tin về sự kiện, tình huống bên ngoài Từ đó, nhận thứcảnh hưởng đến các yếu tố còn lại như cảm xúc, động cơ và hành vi của con người dé
tạo ra phản ứng Một khi nhận thức bị sai lệch, diễn dịch méo mó thực tại hay tình
huống thì phản ứng của con người bị rồi loạn và không phù hợp, kém thích nghi Nhưvậy, một cá nhân mắc rối loạn lo âu có thé được lí giải rằng họ có đánh giá quá mức cácnguy cơ đối với sự an toàn của họ Các cá nhân có rối loạn lo âu thường tập trung quámức vào các thông tin, tình huống có tiềm năng gây nguy hại tới họ và từ đó có cảmgiác lo lắng kéo đài và cảm thấy bản thân khó thoát ra được
Liệu pháp nhận thức dựa trên mô hình nhận thức, nói rằng suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi đều có mối liên hệ với nhau và các cá nhân có thé vượt qua khó khăn vàđạt được mục tiêu của mình bằng cách xác định và thay đổi suy nghĩ không có íchhoặc không chính xác, hành vi có van dé và phan ứng cảm xúc đau khổ Điều này
liên quan đến việc cá nhân làm việc với nhà trị liệu dé phát triển các kỹ năng kiểmtra và thay đổi niềm tin, xác định suy nghĩ lệch lạc, liên hệ với người khác theonhững cách khác nhau và thay đổi hành vi
Cách tiếp cận nhận thức thường bắt đầu bằng việc tự quan sát mà cá nhân sẽthực hiện theo suy nghĩ của chính họ Những suy nghĩ có thé được phát hiện? Cánhân có thê cách ly họ khỏi cảm xúc không? Mục đích của công việc nhận thức là
20
Trang 25giúp cá nhân lùi lại một bước khỏi những suy nghĩ tự động của họ và tách rời khỏi
những lo lắng đó
1.3.4.2 Thuyết hành vi về lo âuNăm 1917, Watson và Morgan đưa ra giả thuyết rằng mô hình điều hòa củaPavlov (1927) có thê giải thích cho nhiều hành vi cảm xúc ở con người Trong cácnghiên cứu tiếp theo, Watson và Rayner (1920) và Jones (1924) đã ủng hộ cáchgiải thích điều kiện hóa cô điển về hành vi sợ hãi của con người Những nỗ lựcnày đã cung cấp nền tảng khái niệm đầu tiên cho phan trị liệu hành vi liên quanđến chứng lo âu và rỗi loạn thần kinh (ví dụ, Wolpe, 1958) Do đó, mô hình cảmxúc có điều kiện của Pavlovian đã trở thành một phần của chính thống hành vi banđầu
Trong những năm 1950 va 1960, liệu pháp hành vi đã được các nhà
nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nam Phi sử dụng rộng rãi Nguồncảm hứng của họ là từ lý thuyết học tập theo chủ nghĩa hành vi của Ivan
Pavlov, John B Watson và Clark L Hull.
Theo thuyết hành vi, con người học cách liên kết nỗi sợ qua các sự kiện gây căng
thăng hoặc sang chấn bằng một số dấu hiệu nhất định, chang hạn như một địa điểm,
một âm thanh hoặc một cảm giác Khi các tín hiệu này quay lại, họ lập tức trải nghiệm
cảm giác lo lắng như trước kia Những người rối loạn lo âu thường cố gắng tránhnhững tín hiệu như vậy Khi họ có hành vi tránh né, họ có thê cảm thấy an toàn hơn,nhưng về lâu những hành vi nay đóng vai trò là tác nhân củng cé tiêu cực, làm tăngcảm giác lo lang liên quan đến các tin hiệu (Neil Rector và cộng sự, 2005)
1.3.4.3 Thuyết nhận thức hành vi về lo âuLiệu pháp nhận thức hành vi dựa trên lý thuyết nhận thức và được phát triểnbởi Aaron Beck cho chứng lo âu và tram cảm CBT là sự pha trộn của các liệupháp nhận thức và hành vi giúp bệnh nhân điều chỉnh cuộc đối thoại nội tâm của
họ dé thay đổi các kiêu suy nghĩ không lành mạnh
Mục tiêu của trị liệu nhận thức - hành vi là giúp người bệnh giải quyết đượcnhững van đề rối nhiễu tâm lý của họ (mục tiêu này là chung của trị liệu tâm lý)
Những roi nhiều tâm trí có nhiêu dạng mức dưới các tên gọi khác nhau: bệnh tâm
21
Trang 26thần, tâm bệnh lý, rối loạn cảm xúc, hành vi kém thích nghi, Những rối nhiễu
tâm lý cụ thé là lo âu, buồn chán, tram cảm, những vướng mắc trong quan hệ lien
cá nhân, những khó khăn trong quan hệ tình dục
Liệu pháp nhận thức — hành vi (Cognitive Behavioral Therapy — CBT) là
phương pháp can thiệp tập trung vào việc tiếp cận, thách thức các biến dang nhậnthức (niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc vàphát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân
Các nhà trị liệu nhận thức — hành vi đã sử dụng mô hình A B C (Viết tat củacác từ Antecedents, Behaviors, Consequences) dé mô tả quá trình liên tiếp, hiệnthời của những tác nhân kích thích thức đây hành vi xuất hiện và hậu quả sau khi
hành vi được trình diễn.
Mô hình ABC:
Tạo điều kiện cần và đủ Xác định liệu hành vi được thực hiện hay không
SN
Xác định liệu hành vi có xảy ra lai hay không
Hậu quả mong đợi
A: Tác nhân kích thích ban đầu là những sự kiện xảy ra hoặc có mặt trước khi
hành vi (B) diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi xay ra
C: Hau qua là những sự kiện xảy ra sau và như là kết quả của việc thực hiện
hành vi Hậu quả có thé xảy ra ngay hoặc một thời gian mới xảy ra và ảnh hưởngđến khả năng xuất hiện lại của hành vi này trong tương lai Mặc dù có rất nhiều sựkiện xảy ra trước và theo sau mỗi hành vi, nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh hưởngđáng ké trực tiếp như là những nhân tố đang duy tri sự có mặt của hành vi
22
Trang 27Mục tiêu của nhận thức — hành vi là can thiệp tích cực dé làm giảm hayloại bỏ những rối nhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành bi rốinhiễu Dé làm được điều này, chiến lược can thiệp nhận thức — hành vi phải
thực hiện các bước sau đây:
° Bước I: Nhận diện những điều liện đang duy trì hành vi rối nhiễu: Theo
mô hình nhận thức — hành vi thì các điều kiện duy trì hành vi luôn có mặtvào thời điểm hiện tại
° Bước 2: Xác định các nguồn cung cấp những điều kiện duy trì hành vi
rối nhiễu: Có hai nguồn chính:
Từ môi trường: gồm tất cả những ảnh hưởng bên ngoài lên hành vi (bốicảnh hành vi xảy ra, các nhân tố xã hội )
Từ cá nhân: gồm những quá trình nhận thức xúc cảm, những phản ứng sinh
lý
° Bước 3: Xác định vai trò của các nhân tố
Theo Bandura, cha đẻ của lý thuyết học tập xã hội, thì môi trường hành vi
bên trong (nhận thức và xúc cảm), và hành vi bên ngoài có ảnh hưởng chi
phối lẫn nhau
Chúng ta hành động như thế nào, không chỉ quyết định bởi nhân tố môitrường (bản chất của tình huống và sự kiện) mà còn do những nhân tố bêntrong (nhận thức, xúc cảm ) Chúng ta có thé thay đối hoặc tao ra nhữngnhân tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi của chúng, cái chính là ta hiểu cái
gi đang anh hưởng, đang duy trì hành vi rối nhiễu của ta và tìm cách kiểm
soát nó (Nguyễn Công Khanh, 2023).
Liệu pháp nhận thức hành vi thường sẽ được áp dụng trong thời gian ngắn và
hỗ trợ người bệnh đối mặt với những van dé cu thé dang xay ra trong hién tai.Trong suốt thời gian chữa trị, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách xác định vàthay đổi các suy nghĩ sai lệch làm ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và hành vi củachính mình Từ những thay đổi nhận thức - sửa đổi trong hệ thống suy nghĩ vàniềm tin, bệnh nhân sẽ có sự thay đổi lâu dài về cảm xúc và hành vi Đối với
chứng roi loan lo âu, việc sử dung CBT với những người có nguy cơ đã làm giảm
23
Trang 28đáng kế số đợt rối loạn lo âu lan tỏa và các triệu chứng lo âu khác, đồng thời manglại những cải thiện đáng ké về phong cách giải thích, sự tuyệt vọng và thái độ rồi
loạn chức năng.
Trong CBT, đánh giá là rất quan trọng Các chuyên gia dựa trên đánh giá lâmsàng của họ, nhưng họ cũng sẽ sử dụng các công cụ đánh giá tiêu chuan dé đánhgiá các triệu chứng Lo lắng quá mức là triệu chứng chính của rối loạn lo âu lantỏa Sự lo lắng hầu như luôn hiện hữu trong tâm trí người bệnh Các chủ đề đáng
lo ngại tương đối giống với chủ đề của dân số bình thường nhưng được trảinghiệm theo những cách thảm khốc hơn Thế giới xung quanh được nhìn nhận với
sự e ngại, cảnh giác va bi quan (cảm giác bat an kinh niên, mất liên lạc với kinh
nghiệm).
CBT như một phương pháp điều trị lo âu lan tỏa đã được chứng minh làmột cách tuyệt vời dé thay đổi những lo lang bệnh lý thành những lo lắng bìnhthường Rat nhiều nghiên cứu vẫn phải được thực hiện để cải thiện các công cụtrị liệu giúp tạo điều kiện giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng Khoa họchiện tại đã đạt được sự hiểu biết tốt về các cơ chế tâm lý trong rối loạn lo âu lan
tỏa.
1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp
1.4.1 Phương pháp quan sat lam sang Quan sát lâm sàng là một công cu lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp
pháp mô tả Quan sát lâm sàng cho phép nhà tâm lý tri giác những biểu hiện sinhđộng ở các mặt nhận thức, thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của thânchủ trong những hoàn cảnh cụ thé Số lần quan sát càng nhiều thì nhà tâm lý càng cóđiều kiện ghi nhận những biểu hiện và diễn biến đa dạng, phong phú của các vấndé/réi loạn của thân chủ để có thé phát hiện ra những quy luật, những biểu hiện vadiễn biến đó Bằng quan sát lâm sàng nhà tâm lý có thê thu thập được chính xác
không những các thông tin định tính và cả những thông tin định lượng.
Trước khi tiến hành quan sát, nhà tâm lý lâm sàng phải xác định mục đíchquan sát và lập kế hoạch quan sát Cụ thể, cần xác định những hành vi nào cần đặcbiệt tập trung quan sát, quan sát sẽ diễn ra trong hoàn cảnh và điều kiện như thế
24
Trang 29nao Nhà tâm lý có thé soạn trước bảng quan sát hành vi dé thuận tiện hơn trong
quá trình quan sát.
Trong quan sát lâm sàng có thể sử dụng sơ đồ gồm các bước sau đây:
- Ghi lai sự kiện trước khi diễn ra hành vi hay biéu hiện rối nhiễu của thân chủ
- Ghi lại, mô tả biểu hiện của rối nhiễu và tình huống diễn ra xung quanh
thân chủ.
- Mô tả hệ quả tiếp sau hành vi của thân chủ
- Mô tả phản ứng của những người xung quanh trong tình huống trước, trong và
sau khi hành vi của thân chủ diễn ra.
Ưu điểm của phương pháp quan sát lâm sàng là cho phép ghi nhận và mô tả mộtcách chính xác, sinh động nhất các hiện tượng cần nghiên cứu, các bối cảnh diễn
ra các hiện tượng này và cả các yếu tố thúc đây nó xuất hiện Hạn chế lớn nhất củaphương pháp này là “không cho phép thiết lập mối quan hệ nhân quả” (Khadija
Chahraoui, Herve Benony, 2003).
Trong khuôn khô của luận văn, học viên sử dụng phương pháp quan sát lâmsàng với mục đích quan sát những thay đổi trong nét mặt, cử chỉ, giọng nói củathân chủ Đồng thời, nó cũng giúp học viên hiểu thêm về thân chủ, nhìn nhận rõ rànghơn các cảm xúc, thái độ của thân chủ khi tiễn hành trị liệu Học viên không chỉ quansát thân chủ mà quan sát con trai thân chủ và chính bản thân mình để có những sựđiều chỉnh cho phù hợp Qua đó học viên cho thân chủ biết sự thay đối tích cực
trong cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ.
1.42 Phương pháp hỏi chuyện lâm sang
Hỏi chuyện lâm sàng hay phỏng vấn lâm sàng được coi là một phương pháp
chủ đạp, mang tính đặc thù của Tâm lý học lâm sàng Đây cũng là một trong
những phương pháp thé hiện sự sang tạo của nhà tâm lý lâm sàng trong nghiên cứu
cũng như trong thực hành thăm khám và trị liệu.
Hỏi chuyện lâm sảng được định nghĩa trong cuốn Giáo trình Tâm lý học lâmsàng của Nguyễn Thị Minh Hằng như sau: Hỏi chuyện lâm sàng là một phương phápthu thập thông tin dựa trên cơ sở của mối tương tác nghề nghiệp đặc biệt giữa nha tâm
lý và thân chủ nham lam rõ các đặc điêm nhân cách, các biêu hiện nhận thức, cảm xúc
25
Trang 30hành vi cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và các cau trúc rồi loạn (van dé)của thân chủ dé hỗ trợ việc lập kế hoạch và dua ra quyết đỉnh can thiép phù hợp
(Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017) Thông qua hỏi chuyện lâm sàng, nhà tâm lý cũng có
thé thăm do phản ứng của thân chủ đối với một số hay một số phương pháp tác độngtâm lý trực tiếp của họ đến thân chủ
Mục đích cơ bản của hỏi chuyện lâm sàng là đánh giá nhận thức, cảm xúc và
hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của thân chủ, phân tích và sắp xếp
chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với các tiêu chí như loại
hình, mức độ, Hỏi chuyện lâm sàng không chỉ có chức năng chân đoán mà còn
là trị liệu ban đầu Hai chức năng này được song song thực hiện trong quá trình
hỏi chuyện thân chủ.
Một số nguyên tắc cơ bản trong hỏi chuyện lâm sàng:
- Nguyên tắc thứ nhất: các câu hỏi của nhà lâm sang đặt ra cho thân chủ cầnphải đơn giản, cụ thé và chính xác, tránh những câu hỏi đa nghĩa, trừu tượng và
mang tính khái quát.
- Nguyên tắc thứ hai: ngôn ngữ (bao gồm cả câu hỏi) của nhà tâm ly lâmsàng phải mang tính phù hợp Tùy vào đặc điểm của thân chủ như lứa tuổi, trình
độ học vấn, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, vùng/miền sinh sống, mà nhà tâm lý
lâm sàng phải lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với thân chủ để đảm bảo răng thân chủ
có thé hiểu chính xác lời nói/câu hỏi của mình
- Nguyên tắc thứ ba: nha tâm lý lâm sang cần kiểm tra độ chính xác của việchiểu lời nói/câu hỏi của thân chủ
- Nguyên tắc thứ tu: các câu hỏi không được mang tinh dẫn dắt, gợi ý
Bên cạnh những nguyên tắc mang tính kỹ thuật nêu trên, nhà tâm lý lâm sàngcần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy điều đạo đức chung của nhà tâm lý vànhững nguyên tắc đạo đức cụ thê trong hỏi chuyện lâm sàng
Hỏi chuyện lâm sàng là phương pháp được học viên sử dụng nhiều nhất và
thường xuyên trong quá trình thực hiện ca Thông qua việc đặt câu hỏi, học viên
có thé khám pha được về quá khứ và hiện tại của thân chủ, biết được những khókhăn thân chủ gặp phải và những nút thắt trong tâm lý của họ Hỏi chuyện lâm
26
Trang 31sàng giúp học viên thu thập những thông tin cần thiết của thân chủ dé đưa ra được
chân đoán phù hợp
1.4.3 Phương pháp trắc nghiệm/ thang doTrắc nghiệm là các công cụ cận lâm sàng tâm lý được dùng phổ biến trong
thăm khám - trị liệu cũng như nghiên cứu.
Trắc nghiệm tâm lý được định nghĩa trong cuốn Giáo trình Tâm lý họclâm sàng của Nguyễn Thị Minh Hằng như sau: “Trắc nghiệm tâm lý là một tậphợp các câu hỏi, nhận định hoặc bài tập đã được chuẩn hóa trên một số lượngkhác thể đủ lớn và mang tính đại diện, được thực hiện theo một quy trìnhchuẩn trong những điều kiện chuẩn và xử lý kết quả nghiên cứu theo nhữngtiêu chí và những cách thức được quy định nghiêm ngặt được sử dụng dé đolường các đặc điểm nhận thức, cảm xúc, hành vi cũng như mối liên quan giữachúng của nghiệm thể”
Một trắc nghiệm tâm lý phải đáp ứng đủ ba tiêu chí cơ bản là:
- Độ tin cậy: Khi sử dụng một trắc nghiệm hoặc các biến thé/dang khác nhaucủa cùng một trắc nghiệm nhiều lần trên cùng một hay một nhóm nghiệm thể thìcác kết quả thu được phải giống nhau
- Độ hiệu luc: được hiểu là mức độ chính xác về nội dung có liên quan đếnđối tượng đo lường mà chúng ta đang quan tâm, có nghĩa là trắc nghiệm hay thang
đo phải đo được đúng chỉ số cần đo
- Tinh chuan: Trac nghiệm phải được thực hiện theo một quy trình chuẩntrong những điều kiện chuẩn đã được quy định Kết quả thu được phải được xử lýtheo những cách thức chuẩn cũng đã được quy định bởi tác giả hoặc nhóm tác giảthiết kế trắc nghiệm đó
Mục đích của việc sử dụng các trắc nghiệm/ thang đo là xác định các triệuchứng và mức độ của rối loạn lo âu Sử dụng phương pháp này để hỗ trợ cho quátrình đánh giá và chân đoán cho thân chủ Trong khuôn khổ luận văn của mình,chúng tôi sử dụng các trắc nghiệm và thang đo sau:
e Thang DASS-2I:
27
Trang 32- Bảng đo lường mức độ ưu sau,lo sợ, căng thăng tinh thần (DASS) được sửdụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trung tâm trị liệu tâm lý Thang là tổ hợp 3thang tự đánh giá được thiết kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệucốt lõi của u sầu, lo lắng và căng thăng.
- DASS được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rỗi loạn tâm
lý Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều đữ liệu nghiên cứu) là DASSđược phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện trầm buồn, lo lắng
và căng thăng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn tâm lý Do đó,DASS không có ý nghĩa trong việc chân đoán lâm sàng dựa trên các hệ thống tiêuchuẩn chân đoán như DSM -5 và ICD-10
- Phiên bản gốc gồm 42 câu chia cho 3 thang, mỗi thang gồm 14 câu Phiênbản rút gọn gồm 21 câu, mỗi thang gồm 7 câu
Mục đích:
- Do lường, sang lọc mức độ ưu sầu, lo so, cang thang tinh than
- Có thé được sử dung dé đánh giá mức độ đáp ứng của thân chủ với tri liệu ở
từng quá trình (Gomez, 2016).
- Độ tuổi: từ 14 tuôi trở lên
- Đối tượng: Thân chủ có biéu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thang tinh than
- Thành phan thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A,
S có 7 câu Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi)đến 3 (Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)
- D (Depression — Tram cảm): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rau, chánnan, vô vọng, tự ti, chậm chap, thiếu hứng thú, mat năng lượng, không muốn tham
gia các hoạt động.
- A (Anxiety — Lo âu): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run ray, khô
miệng, khó thở, trống ngực, đồ mồ hôi, và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.
- S (Stress — Căng thăng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả long, dé buồnbã/kích động, cáu kinh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn
28
Trang 33e Thang đánh giá lo âu Zung
Thang Đánh giá lo âu Zung (SAS) là thang tự đánh giá gồm có 20 dé
mục, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch té học (Zung WW.,
1965) Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với SDS sử dụng ngưỡng điểm 60 cho thấy
độ nhạy từ 58% - 76%, còn độ đặc hiệu từ 82% - 86% (Kitchell MA, 1982;
Okimoto JT, 1982).
Mục đích:
Thang đánh giá lo âu Zung được sử dụng để học viên đánh giá nhằm pháthiện sớm những biểu hiện của lo âu bệnh lý Thêm vào đó, thang đo này cũng cóthé sử dung dé đo lường hiệu quả can thiệp ở từng giai đoạn
Trang 34đến 4 Nhà tâm lý cho điểm từng câu theo mức độ ma thân chủ đã lựa chon Cáccâu 5, 9, 13, 17 và 19 cho điểm ngược lai theo mức:
+ Không có: 4 điểm
+ Đôi khi: 3 điểm+ Thường xuyên: 2 điểm
+ Luôn luôn: | điêm
Bang 1.2: Phân loại mức độ theo thang đánh gia lo Gu Zung
1.5 Các kỹ thuật trị liệu sử dụng trong can thiệp
Có khá nhiều phương pháp trị liệu tâm lý được áp dụng trong điều trị rối loạn lo
âu Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phương pháp mang lại hiệu quả
cao nhất và phù hợp với hầu hết các dạng của rối loạn lo âu Trong luận văn của
mình, chúng tôi sử dụng những liệu pháp, kỹ thuật sau:
1.5.1 Kỹ thuật tái cầu trúc nhận thức
Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức được xây dựng dựa trên giả định rằng, cảm xúc
tiêu cực có thể là hệ quả của tư duy phi chức năng, bao gồm cả nhận thức sai lệch
so với thực tế vốn có Nhiệm vụ của nhà trị liệu là hướng dẫn thân chủ thay đôikiểu tư duy gây ra các cảm xúc tiêu cực này bằng cách chỉ ra, đưa ra bằng chứng
về sự không hợp lý trong lối tư duy của thân chủ Kỹ thuật này có nguồn gốc từliệu pháp nhận thức của A Beck và A Ellis (Nguyễn Thị Minh Hằng (2017),
Giáo trình Tâm ly học lâm sang)
Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức tập trung vào điều chỉnh những niềm tin
không hợp lý, sự tuyệt vọng, cảm giác tội lỗi, vô giá trị Kỹ thuật này thường được
tiễn hành sau khi thân chủ đã trải qua một vài tiễn bộ về mặt năng lượng, khí sắchưng phan hơn và có động cơ dé ra khỏi giường - Những kiêu suy nghĩ bị méo móhoặc không đúng Các rối loạn gây ra bởi nhận thức vấn đề trong thực tế một cách
30
Trang 35không đúng hoặc thái quá - Những kiểu suy nghĩ không thực tế - Những kiểu suy
nghĩ không hữu ích Quá trình tái cấu trúc nhận thức thường gồm 4 giai đoạn nhưsau: (a) tư van tâm lý giáo dục giúp thân chủ nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tốnhận thức, cảm xúc và hành vi; (b) hoạt hoá hành vi dé tăng cường các hoạt độngthé chất đồng thời cảm nhận được sự thoải mái khi thành công trong một công việcnao đó; (c) tai cấu trúc nhận thức với mục tiêu giúp cá nhân hình thành các chiếnlược nhận thức hợp lý dé đương đầu với những tình huống khó khăn trong tươnglai; (d) kiểm tra các giả thuyết là bước cuối cùng của kỹ thuật tái cấu trúc nhậnthức giúp cho thân chủ kiêm nghiệm những giả thuyết mới trong đời sống thực từ
đó thay đổi sơ cấu nhận thức tiêu cực
1.5.2 Kích hoạt hành vi
Đây là một nhóm các kỹ thuật được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hành vi,
họat động và cảm xúc nhằm giúp bệnh nhân hoạt động, hạn chế thời gian nhàn rỗi,
tăng giá trị bản thân, tăng cảm xúc tích cực Nhà trị liệu cùng bệnh nhân xác định
hoạt động yêu thích của bệnh nhân, sau đó cùng lên kê hoạch thực hiện hành vi
một cách hợp lí và khả thi Bệnh nhân cam kết thực hiện hành vi đó (Nguyễn ThịMinh Hằng (2017), Giáo trình Tâm lý học lâm sàng)
Theo lý giải của nhiều nhà nghiên cứu, hành vi tránh né chính là cơ chế cơbản của những vấn đề rối nhiễu tâm lý liên quan đến cảm xúc — bao gồm cảtram cảm và rối loạn lo âu Mặt khác, hành vi né tránh là trung tâm của mô hình
Quá trình này được thực hiện trước hết bang cach nang cao nhận thức của thân
chủ vê việc làm thê nào mà các sự kiện bên trong hoặc tác nhân bên ngoài gây nên, từ
31
Trang 36đó hình thành nên một mô hình né tránh lặp đi lặp lại ra sao Khi đã hiểu được mô
hình trên, mục tiêu tiếp theo là giúp thân chủ kết nối lại các hành vi lành mạnh bằngcách phát triển các chiến lược ứng phó khác
Đối với ca lâm sảng này mặc dù thân chủ có nhiều biểu hiện của rối loạn lo
âu, tuy nhiên học viên nhận thấy thân chủ có biểu hiện giảm các hoạt động hứng
thú mà thân chủ yêu thích Thân chủ ít dành thời gian cho bản thân và những hoạt
động thân chủ từng thích trước đó Việc kích hoạt hành vi nhằm giúp thân chủ tìmlại những hoạt động yêu thích, khởi đầu cho việc tự chăm sóc bản thân Điều nàycũng là giúp thân chủ nâng cao lòng tự trọng, làm động lực cho việc thiết lập
những giá tri tích cực mà thân chủ hướng tới.
1.5.3 Kĩ thuật thư giãn
Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dung và rất cóhiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm trí Đó là quá trình làm giãn mềm
cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúctiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thắng thần kinh, lo âu, ám sợ, tramnhược, đâu dau, ) do các nhân té stress gây ra Các chuyên gia tâm than, các nhàtrị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyên hóa cơ bản, tiết kiệm nănglượng, khiến máu về tim dé hơn và nhiều hơn Thư giãn giúp tập trung tư tưởng,
ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thang,làm chủ được giác quan và cảm giác Thư giãn giúp dap tắt dần những phan xađược điều kiện hóa có hại cho cơ thể (Nguyễn Công Khanh, 2023)
Ky thuật thư giãn là một cách tuyệt vời dé giúp kiểm soát lo âu Thư giãn không
chỉ là sự an tâm hay tận hưởng một sở thích Đó là một quá trình làm giảm tác động của
căng thăng, lo âu lên tâm trí và cơ thé Các kỹ thuật thư giãn có thé giúp đối phó vớicăng thăng, lo âu hàng ngày; giảm căng thắng hoặc căng thăng lâu dài liên quan đếncác van đề sức khỏe khác nhau, chang hạn như bệnh tim và đau Các kỹ thuật thư giãn
là các bài tập giúp mang lại “phản ứng thư giãn” của cơ thé, được đặc trưng bởi nhịpthở chậm hơn, huyết áp thấp hơn và nhịp tim giảm
Một số nghiên cứu so sánh các kỹ thuật thư giãn với liệu pháp hành vi nhậnthức Trị liệu hành vi nhận thức là một loại điều trị tâm lý giúp một người nhậnthức được những cách suy nghĩ có thể tự động nhưng không chính xác và có
32
Trang 37hại Liệu pháp này liên quan đến những nỗ lực thay đổi các kiểu suy nghĩ và
thường là cả các kiểu hành vi
Thư giãn làm giảm căng thang và các triệu chứng của tinh trạng sức khỏetâm thần như tram cảm, lo lang và tâm than phân liệt Thư giãn cũng có những lợiích sức khỏe liên quan khác, bao gồm:
e Giảm nhip tim, huyết áp và nhịp thở của bạn
e Giam căng co và đau mãn tính
e Cai thiện sự tập trung va tâm trạng
« Giảm mệt mỏi
e Giảm sự tức giận và thất vọng
¢ Tang cường sự tự tin của ban thân dé xử lý các van déMột số người gặp tình trạng căng thăng và lo lắng bắt đầu thực hành các kỹ thuậtthư giãn dé giúp họ cảm thấy tốt hơn Có rất nhiều kỹ thuật thư giãn mà mọi người có théthử, nhưng chúng không có nghĩa sẽ phù hợp với tất cả mọi người
Các kỹ thuật thư giãn thực hiện có thê liên quan đến sự tập trung sâu và thởchậm Một số kỹ thuật liên quan đến việc co va thư giãn cơ đề kích thích cảm giácbình tĩnh, trong khi những kỹ thuật khác yêu cầu một người sử dụng trí tưởng
tượng của họ.
Dé tập thư giãn mang lại hiệu qua cao, cần phải tuân thủ các nguyên tắc như:
- Phòng tập rộng, thoáng, sạch sẽ, gọn gàng và không bị ảnh hưởng nhiều bởitiếng ồn
- Vị trí tập phải là chỗ khiến thân chủ cảm thấy thoải mãi, cơ thê không bị gò bó
- Các bài tập phù hợp và có những khung giờ dé luyện tập có định
- Nếu sử dụng âm nhạc, cần có âm nhạc nhẹ nhàng hoặc không lời
- Người hướng dẫn phải hướng dan cụ thé, chỉ tiết
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khá nhiều bài tập thư giãn khác nhau
để giúp thân chủ được thư giãn tốt hơn, giảm các triệu chứng lo âu và biết cách
ứng phó với lo âu Các bài tập như:
+ Phương pháp thở trong 3 phút
Phương pháp này bao gồm một bài thiền kéo dài 3 phút
* _ Ngôi thoải mái trên ghế tựa thăng, lưng thắng đứng và nhắm mắt hoặc hơi mở
33
Trang 38* Hit thở theo nhịp tự nhiên và cảm nhận luồng không khí khi nó di chuyển vào
và ra khỏi cơ thé bạn Sau đó tập trung chú ý đến các bộ phận khác nhau của cơthé và cảm nhận cách thở của bạn ảnh hưởng đến các bộ phần cơ thể như thế nào
Ví dụ, chú ý khi hít vào phối ép vào bụng như thế nào hoặc cảm nhận bụng củabạn căng lên và xẹp xuống như thế nào khi hít vào và thở ra Tập trung sự chú ý
của bạn vào cảm giác mà không đánh giá hoặc phân tích nó.
- _ Nếu sự chú ý của bạn không tập trung vào nhịp thở của bạn, điều đó không sao
cả Nhận biết sự chú ý của bạn đang lang thang đâu đó, và từ từ đưa nó trở lại nhịpthở của bạn Không quan trọng bao nhiêu lần bạn không tập trung như vậy Điềuquan trọng là có thể nhận thấy sự chú ý của bạn hiện đang ở đâu
e Sau ba phút thực hành này, nhẹ nhàng mở mắt và chú ý trở lại những gi đangxảy ra xung quanh bạn (Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đạo dịch
COVID - 19).
& Thiền quét co thé
- Nam trên giường Nếu khó nam, bạn có thé ngồi
- Nham mắt hoặc mở một chút Đầu tiên, hãy chú ý đến hơi thở của bạn, nhưtrong bài tập thở 3 phút Sau đó, tập trung chú ý vào các đầu bàn chân và chú ýđến những cảm giác bạn hiện tại ở đầu bàn chân Dành 20 đến 30 giây dé khámpha và chú ý đến những cảm giác bạn có thé cảm nhận được qua các ngón chân
- _ Khi bạn cảm nhận được cảm giác của đầu ngón chân rồi, hãy chuyển sự chú ýcủa bạn đến gót chân và thực hiện hoạt động tương tự Sau đó, chuyền sự chú ý
của bạn đến lòng bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, đùi, lưng dưới (xương chậu,
xương cụt), lưng trên, bụng, ngực, vai, khuỷu tay, cô tay, ngón tay, xương đòn, cô,sau đầu, tai, mặt (má, cổ họng, cằm, lưỡi) và da đầu
e Đôi khi, sự chú ý của bạn có thé bị thu hút bởi một suy nghĩ khác, cảm giác
thiếu kiên nhẫn, nhàm chán, hoặc bồn chỗồn Bạn tự nhận thức được sự chú ý củabạn đã bị chuyên đến đâu và từ từ đưa nó trở lại vị trí bạn đang chú ý
e Sau khi hoàn thành bài tập, bạn hãy tập trung vào nhịp thở, nhẹ nhàng mở mắt
và tập trung trở lại môi trường xung quanh bạn (Câm nang chăm sóc sức khỏe tâmthần trong đạo dịch COVID - 19)
% Uống trà chánh niệm
34
Trang 39Uông trà là một cách hay đê đưa chánh niệm vào cuộc sông hàng ngày của
bạn Đó là một cách tuyệt vời và thiết thực để nhắc nhở bản thân tỉnh táo tronghiện tại, không lo lắng về quá khứ hay cảm thấy lo lăng về tương lai Uống trà vớichánh niệm sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn, đồng thời cho phépbạn kết nói lại với bản thân, cơ thé và những người xung quanh
Dành thời gian mỗi ngày dé tập uống trà trong chánh niệm Có thé là vào buổi
sáng đê nạp năng lượng cho ngày mới, vào buôi chiêu dé xả stress và tập trung vào
công việc, hoặc vào buôi tôi đê thư giãn đâu óc và cơ thê trước khi đi ngủ.
Lắng nghe tiếng trà được rót vào chiếc cốc yêu thích của bạn
Tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái dé ngồi, hít một hơi thật sâu và thở ra, xua
tan mọi cảm giác căng thắng và áp lực trong cơ thể
Cam một cốc trà lên dùng 2 bàn tay dé cầm Cảm nhận cái cốc đó cứng haymềm, hình thù thế nào
Quan sát nước đổi mau và hơi nước bốc lên từ nôi
Đưa lên mũi để ngửi mùi thơm của lá khô khi chúng lắng trong ấm trà của bạn
Cảm nhận sự êm ái của cốc trên tay và trên môi khi bạn nhấp ngụm đầu tiên.
Với mỗi ngụm trà, cảm nhận hơi ấm của trà di chuyển từ miệng đến dạ dàycủa bạn, sau đó phân tán khắp cơ thê bạn
Thưởng thức từng ngụm, đánh giá hương vị và mùi thơm đậm đà của nó.
Tập trung vào cơ thể và cảm nhận của bạn về trà - bình tĩnh và thư thái,hoặc tràn đầy sinh lực và tỉnh táo
Hãy chú ý đến những cảm giác mà trà gợi lên trong bạn
35
Trang 40TIỂU KET CHUONG 1
Lo âu là một trạng thái phát sinh khi chủ thể cảm nhận thấy có sự đe dọa đối
với bản thân mà không hiện hữu một nguyên nhân rõ ràng, đặc trưng bởi các phản
ứng lo lắng, bứt rứt và phản ứng né tránh các tình huống gây lo lắng Khi sự lolắng kéo dài và cường độ ngày một tăng, ảnh hưởng đến các chức năng của cuộcsông bình thường thì cần quan tâm bởi rất có thê lo âu bình thường đã chuyên sang
giai đoạn bệnh ly.
Rối loạn lo âu là rối loạn cảm xúc thông thường nhất, đặc trưng bởi sự lo lắng,
sợ hãi quá mức va dai dang, kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng hoặc xuất hiện thành
cơ đột ngột cấp tính và biểu hiện mãnh liệt Mọt số biểu hiện đặc trưng của lo âu là
cảm giác lo lắng, bồn chén, bit rứt, căng thăng, mệt mỏi, cảm giác bất an, mất khả
năng thư giãn, mat ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ, mat tập trung, mat hứng thú, Cáctriệu chứng về cơ thé thường là: căng cơ, bồn chén, tim dap nhanh, dau dau, run taychân, day hơi, vã mồ hôi, đi tiêu nhiều lần
Trị liệu tâm lý là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh sửdụng thuốc Liệu pháp tâm lý sử dụng phương tiện chính là giao tiếp bằng ngônngữ hoặc phi ngôn ngữ dé điều chỉnh những rối loạn về mặt cảm xúc, tư duy, nhậnthức và hành vi Phương pháp này còn được thực hiện nhằm thay đổi tính cách vàgiúp bệnh nhân hình thành nhân cách tốt, trưởng thành và mạnh mẽ hơn hính vìvậy, phương pháp này góp phần kiểm soát sự lo âu và căng thắng quá mức Qua
đó giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng kỹ năng tương tác xã hội
và duy trì hiệu quả học tập, làm việc Trị liệu tâm lý được xem là giải pháp lâu dài
cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu
Trong quá trình can thiệp cho một trường hợp có rối loạn lo âu ở độ tuổitrường thành tôi nhận thấy can thiệp trị liệu tâm lý là một lựa chọn hợp lý Bêncạnh đó, liệu pháp trị liệu nhân thức- hành vi mang lại hiệu quả cao đối với cácrỗi loạn tâm lý khác nhau Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn liệu pháp CBT trong
thực hiện can thiệp cho thân chủ của mình.
36