1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng: Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một trường hợp đồng tính nam có ý tưởng tự sát

125 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 29,18 MB

Nội dung

can thiệp, hỗ trợ có mục tiêu, chiến lược phòng ngừa hoặc chính sách y tế côngcộng dé giảm nguy cơ tự sát trong cộng đồng Haas và cộng sự., 2011.Các nghiên cứu về người đồng tính và chuy

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIAHANOLTRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN NGỌC MAI

LUẬN VĂN THAC SĨ TÂM LÝ HỌC LAM SÀNG

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN NGOC MAI

Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý hoc lâm sang

Mã số: 8310401.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Bá Đạt

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ với tên đề tài là “Đánh giá và can thiệp tâm lý cho mộttrường hợp đồng tính nam có ý tưởng tự sát” được tác giả nghiên cứu và can thiệpđối với một trường hợp nam giới trưởng thành Các kết quả đánh giá và can thiệp là

hoàn toàn trung thực Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Bá Đạt, kết qua này chưa được công bồ trongbất kỳ công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Mai

Trang 4

LOI CAM ON

Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một trường hợp đồng tính

nam có ý tưởng tự sát” là thành quả của quá trình học tập và làm việc nghiêm túc và

trách nhiệm của tôi cùng với sự hỗ trợ từ giảng viên, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn của tôi, TS

Nguyễn Bá Đạt Nhờ sự quan tâm, chỉ dạy tận tâm, đóng góp những kiến thức quý báu

từ thầy mà tôi đã có thể thực hiện luận văn một cách tốt nhất Tôi cũng rất biết ơn thầy

đã luôn kiên nhẫn dành thời gian đọc và phản hồi nhận xét cho luận văn của tôi nhanhchóng dé tôi có thêm thời gian chỉnh sửa và hoàn thành luận văn đúng hạn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo khoa Tâm lýhọc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.Những kiến thức, kỹ năng và sự chỉ dạy tận tâm từ các thầy cô là tiền đề quan trọngtrong việc hình thành và phát triển con đường thực hành nghề của tôi trong tươnglai Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm khoa Tâm lý học và cô trợ líđào tạo là ThS Nguyễn Thị Thanh Ly vì đã tận tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho các

học viên cao học trong quá trình học tập, thực tập và bảo vệ luận văn.

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thân chủ của tôi vì

đã tin tưởng và hợp tác với tôi trong suốt quá trình tham vấn - trị liệu tâm lý Sự nỗlực và kiên trì của anh là yếu tô quyết định sự thành công của quá trình này Cảm on

anh đã cho phép tôi được sử dung các thông tin của anh dé thực hiện dé tai Sự đồng

thuận và cam kết của anh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bắt đầu luận

văn và dam bảo các nguyên tắc đạo đức hành nghề

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình luôn là ủng hộ, động viên và hỗ trợ tôi về mặttinh thần lẫn tài chính đề tôi có thể yên tâm tập trung hoàn thành chặng đường này

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những người bạn thân thiết đã đồng

hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn Cảm ơn bạn Nguyễn

Hoàng Hương Ly đã luôn lắng nghe, chia sẻ cùng tôi mọi điều trong cuộc sông, sựđộng viên và tin tưởng của bạn là niềm động lực lớn dé tôi tự tin vào bản thân hơn

Trang 5

Cảm ơn em Hán Thị Mai Thi đã luôn cổ vũ, lan toa năng lượng tích cực giúp tôi

cảm thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn rất nhiều

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Minh Nhân đã luôn ở bên tôi, lắng nghemọi sự than phiền của tôi, luôn hỗ trợ tôi mỗi khi tôi cần, dù đôi khi ảnh hưởng đếncông việc và thời gian riêng của bạn, nhưng cuối cùng bạn vẫn chấp nhận và cùng

tôi hoàn thành chương trình Thạc sĩ này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bản thân đã không từ bỏ, quyết tâm với lựa chọncủa mình và luôn nỗ lực học tập, phát triển kiến thức, kỹ năng trên con đường trở

thành nhà thực hành tâm lý trị liệu.

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Mai

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tắt Ý nghĩa

WHO T6 chức Y tế Thế giớiLGBT+ Cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyên giới,

NSDUH Khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy và sức khỏe

MSM Nam giới có hành vi tình dục đồng giớiCDC Trung tâm kiêm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

APA Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ

CBT Trị liệu nhận thức hành vi CBT-SP Trị liệu nhận thức hành vi — ngăn ngừa tự sát

DBT Trị liệu hành vi biện chứng

ICD-10 Phiên ban thứ 10 của Phân loại thông kê quốc tế về các bệnh tat

và vấn đề sức khỏe liên quan

DASS-21 Thang do sang loc stress, lo au, tram cam

MSSI Thang đánh giá mức độ ý tưởng tự sat

DANH MỤC BANG BIEUBảng 1: Mức độ trầm cảm, lo âu, stress DASS-21] vccccccccccccscscssscscscscscsssesssesesececececsees 20Bảng 2: Danh sách các vấn đề của thân chủ - - 2-52 5s+ce+E+EezEerkerkererserkee 35

Bảng 3: Các mục tIÊU tri TIỆM SG E1 kg kg re 44

Bảng 4: Bài tập tái cấu trúc nhận tHỨc - - + + set ềE‡EEEEEEEEEEEerkerkerkerkerkee 69

Bảng 5: Bài tập tái cấu trúc nhận thức (ÏẾD) c5c+ce+Ee+E+EczEerEerkerkerserssree 75Bảng 6 : So sánh kết quả đánh giá ban dau và kết thúc giai đoạn 3 - 32

Bảng 7: Các mục tiêu đã AAt đẨVQC Ăn HH kg rt 82

Trang 7

0087100015 .

1 LY do lựa chọn ca lâm sàng -. G5 S23 1S EEEeesrrresrrerrrsres

2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - 5-2 3311231313151 11511111 krrry

0:10/9)i95 111

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE Ý TƯỞNG TỰ SÁT Ở NGƯỜI DONG TÍNH NAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu về ý tưởng tự sát ở người đồng tính nam

1.1.1 Nghiên cứu dich tế e«ce<cc<ce<ceeceeceexeEteExetkereereererrrrerrervee

1.1.2 Nghiên cứu vé các yếu to nguy cơ và các yếu 10 DGO

VỆ .« s s+-1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá và can thiệp ý tưởng tự

át -s s s 1.2 Một số vẫn đề lý luận 2 s22 1 E1EE1E71121121171 21.2111 EExryee

1.2.1 Các khái niệm cơ bản về tự sát và ý tưởng tự Sát « e -sc-ee-eecse+

1.2.2 Khái niệm dong tính, song tính, chuyển giới -e esccsccsccsecse+

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của ý tưởng tự sát ở người đông tính nam

1.2.4 Lý thuyết nhận thức hành vi tiếp cận vấn dé tự

sát -s s sc-«-1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp 55-5 sS<cssccssexes

1.3.1 Phương pháp đánh giả co SG SE ng 0 ve

1.3.2 Liệu pháp CBT trong can thiệp ý tƯỞNG TỰ SỐT «e«<se=seeeseesseessees

TIỂU KẾT CHUONG L 55:55 ctctEExtrttrkrtrrrrtttrrrrrrrirrrrrrirree

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG

HỢP DONG TÍNH NAM CÓ Ý TƯỞNG TU SÁTT 2©25c+cscccsscez

2.1 Thông tin chung về thân chủ - ess 25s £+EE+EzEcrEerkerkerxrrsrrx

"MS, nh .

2.2.1 Mô TẢ C( e«eceseceseeessEs 0 0 9 900.064.0004 08004.089.500 00 049.0000408906 096680

2.2.2 Kết quả đánh giá e-eecccceeceecsecseesEesEeeEseEseEseESEEsEEsEsseEsetsetsersersersesee

2.2.3 Dinh hinh truong 082 nan e

2.3 Lập kế hoạch can thiệp cccccceccccscssessessessesssessessessessesssessesseeseesseeseesees

2.3.1 Xác định mục tiêu AGU ra -.e«oeessse< se esEsessEseeEsEseeEesesevsssese

2.3.2 Xác định MUC ti€U QUÁ TFÌNHHH eco.cs << << 9 9 9 0.08096000916084 689

2.3.3 Kế hoạch can 7112/70PẼẺẼẼ® nh

"Pˆ SN |) 01.00 .

5

Trang 8

2.4.1 Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ và đánh giá ban AGU .« «- 472.4.2 Giai đoạn 2: Giảm thiểu nguy cơ VỀ ý tưởng tự Sắt ‹.«-.«-.e.ee-seeseeeseescesceee 49Buổi 3 Đánh giá nguy CO tỰ Sất o-sccscscsesEssSssEseEseEsEEsEEsEssesessssessersersesse 50Buổi 4 Lập kế hoạch an toàn phòng ngừa nguy cơ tự sắt .s sc-secsscssesse 54Buổi 5 Kích hoạt hành vi cải thiện sức khoẻ thể chất s« «se 58Buổi 6 Điều chỉnh phương pháp làm việc và sự tập trung .s ss s «¿ 62Buổi 7 Luyện tập kỹ năng lên kế hoạch giải quyết vấn đề e-se-se<s¿ 65

Buổi 8 Thách thức niềm tin tiêu l0 70

Buổi 9 Thách thức niềm tin tiêu cực (tiẾp) -.s s-scssssessesseessessessessesssessesse 73Buổi 10 Đánh giá giữa liệu trình -s s-ssssssesesess£ssessesesseseseesersesse 77

2.5 Đánh giá hiệu quả giữa liệu trình can thiệp : -<+-55: 80 2.5.1 Công cụ đánh gIÁ eo 5 s5 9 0 Họ TT 0 000009 0ø 80

2.5.2 Két qua danh gid 066 ẽ Ỏ 802.6 Kết thúc giai đoạn 3 và kế hoạch trị liệu tiếp theo - 822.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp 2 2 5 x+Ez+rxerxerxeee 832.8 Bàn luận về quá trình đánh giá và can thiệp - 2-5555: 84

2.9 Các vấn đề đạo đức -< se ©csecsstesSssErserseteetsstrserserssersserserserssssee 85

2.10 Kết luận và khuyến nghị 2-2 s2 xxx crkerrree 86

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2-©£2£+2E+£2£+£+£x+zzxered 89

PHỤ LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn ca lâm sàng

Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization —WHO) (WHO, 2014): Tự sát được định nghĩa là hành vi cố ý kết thúc cuộc sốngcủa mình Nó không chỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở cácnước phát triển; trên thực tế, hầu hết các vụ tự sát xảy ra ở các quốc gia có thu nhậpthấp và trung bình, nơi các nguồn lực và dịch vụ, nếu có, thường khan hiếm và hạnchế dé xác định sớm, điều trị và hỗ trợ những người cần giúp đỡ Tự sát có thé ngăn

ngừa được, mặc dù vậy, cứ sau 40 giây lại có một người chết vì tự sát ở đâu đó trên

thế giới và nhiều người khác đã cố gắng tự sát Tự sát xảy ra ở tất cả các khu vực

trên thế giới và trong suốt cuộc đời Đáng chú ý, trong giới trẻ 15-29 tuổi, tự sát là

nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên toàn cầu Tự sát tác động đếnnhững người dé bị tổn thương nhất trên thế giới và rất phd biến ở các nhóm xã hộivốn đã bị gạt ra bên lề và bị phân biệt đối xử Những sự thật nổi bật này và việc

thiếu các biện pháp can thiệp kịp thời được triển khai khiến tự sát trở thành một vấn

dé sức khỏe cộng đồng toàn cầu cần được giải quyết cấp bách

Một thống kê tỉ lệ tự sát ở California năm 2023 cho biết, một trong số những

nhóm dân số có tỷ lệ tự sát cao nhất đó là người lớn và thanh thiếu niên LGBT+,đặc biệt nam giới có tỉ lệ tự sát cao gấp 3,7 lần so với nữ giới (Golenkova, 2023)

Theo một cuộc khảo sát từ dự án Trevor (2021), 45% thanh niên LGBT+ nghiêm

túc cân nhắc việc tự sát, 60% thanh niên LGBT+ muốn được chăm sóc sức khỏe

tâm thần đã không thé nhận được, 73% thanh niên LGBT+ cho biết có các triệuchứng lo âu và 58% cho biết có các triệu chứng trầm cảm Những người được xácđịnh là đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâmthần thường xuyên hơn những người dị tính, tuy nhiên, còn khá ít thông tin về hiệuquả của các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho cộng đồng LGBT+ (Pachankis,2014) Đặc biệt với vấn đề hành vi tự sát ở cộng đồng LGBT+, mặc dù đã có rấtnhiều báo cáo về nguy cơ tự sát xác định những thanh niên đồng tính nam và song

tính là nhóm có nguy cơ nhưng có rât ít thông tin vê các yêu tô rủi ro và cách thức

Trang 10

can thiệp, hỗ trợ có mục tiêu, chiến lược phòng ngừa hoặc chính sách y tế côngcộng dé giảm nguy cơ tự sát trong cộng đồng (Haas và cộng sự., 2011).

Các nghiên cứu về người đồng tính và chuyên giới ở Việt Nam trong nhiềunăm trở lại đây khá phổ biến đã cho thấy, khi họ bị xã hội, gia đình, bạn bè kỳ thị,phân biệt đối xử và đặc biệt phải đối mặt với bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội

đã dẫn đến những tốn thương tâm ly vô vùng nghiêm trọng như tram cảm, lo âuthậm chí là có ý tưởng tự sát hoặc hành vi tự sát (Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến,

tử vong (Biischer và cộng sự., 2020) Do đó việc can thiệp cho một trường hợp

đồng tính nam có ý tưởng tự sát là một ca lâm sàng dién hình và cần thiết, nhữngthông tin trong nghiên cứu này cũng có thể nâng cao sự hiểu biết, cung cấp thôngtin cách hỗ trợ và giúp đỡ cho cộng đồng LGBT+

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý tuận: tổng quan tài liệu, trình bay cơ sở lý luận về ý tưởng tựsát ở người đồng tính nam; xác định các khái niệm, phương pháp đánh giá, chânđoán và can thiệp hỗ trợ tâm lý cho người đồng tính nam có ý tưởng tự sát

- Nghiên cứu thực tiễn: thực hiện đánh giá va can thiệp tâm lý với khách thé làngười đồng tính nam có ý tưởng tự sát, đưới sự giám sát của giảng viên hướng dẫn

- Đánh giá tiến trình thực hiện và hiệu qua can thiệp dé từ đó đưa ra kết luận

và khuyến nghị cho ca lâm sàng

Trang 11

CHUONG 1:

CƠ SỞ LY LUẬN VE Ý TUONG TỰ SAT Ở NGƯỜI DONG TÍNH NAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu về ý tưởng tự sát ở người đồng tính nam

1.1.1 Nghiên cứu dịch té

Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức y tế thế giới (WHO, 2023), tự sát lànguyên nhân gây tử vong đứng thứ 15, chiếm 1,4% tổng số ca tử vong trên toàn thếgiới Tổng cộng có hơn 700.000 người chết vì tự sát mỗi năm Tỉ lệ tử vong chuanhoá theo độ tuổi toàn cầu hang năm vào năm 2012 được ước tính là 11,4 trên100.000 và WHO (2014) dự đoán tỉ lệ này sẽ duy trì én định đến năm 2030 Bêncạnh những cái chết do tự sát, ý tưởng tự sát và những nỗ lực tự sát không gây tử

vong cũng cần được chú ý, Y tưởng va nỗ lực tự sát là dấu hiệu dự đoán rõ ràng về

những cái chết do tự sát Trên toàn cầu, tỷ lệ phô biến trong đời là khoảng 9,2% đốivới ý tưởng tự sat và 2,7% đối với cố gang tự sát (Nock và cộng sự, 2008)

Khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy và sức khỏe National Survey on DrugUse and Health (NSDUH, 2018) cho thay ty lệ của ca ba hành vi liên quan dén tusát - suy nghĩ, kế hoạch, nỗ lực - thường cao hon ở những người trưởng thành đồngtính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính so với những người trưởng thành dị tính Saukhi tính đến các yếu tố nhân khẩu học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy

cơ tự sát ở người lớn đồng tính nữ, đồng tính nam và song tính cao hơn từ 3 đến 6lần so với người trưởng thành dị tính ở mọi nhóm tuổi và chủng tộc/sắc tộc Trong

số những người đồng tính nam và song tính nam, có khoảng 12% đến 17% người đãtừng nghĩ đến việc tự kết liễu đời mình trong năm qua, trong đó có khoảng 5%người đã lên kế hoạch tự sát và khoảng 2% người đã có ý tưởng tự sát, kết quả này

cũng cho thấy không có sự khác biệt về nguy cơ tự sát theo chủng tộc/sắc tộc

(Ramchand và cộng sự, 2022) Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những cánhân thuộc nhóm LGBT+ có nguy cơ cao xuất hiện ý tưởng tự sát và cố gắng tự sát

là một kết quả dường như không có sự khác biệt trên toàn thế giới (Figueiredo &

Abreu, 2015).

Các nghiên cứu tại Trung Quốc về nam giới có hành vi tình dục đồng giới(men who having sex with men — MSM) chi ra rằng nam giới có bạn tình đồng giới

Trang 12

có nguy cơ tự sát cao hơn nam giới có bạn tình khác giới (Mu và cộng sự, 2016) Có

19 nghiên cứu với tổng số 26.667 MSM được thu nhận, trong đó 9374 người được

xác định có ý tưởng tự sát Phân tích cho thấy tỷ lệ suy nghĩ tự sát suốt đời củaMSM là 33,2%, cao hơn đáng kể so với ty lệ của dân số chung Tỷ lệ này cũng đượcphát hiện cao hơn ở MSM đã trải qua sự phân biệt đối xử, có quá khứ bị lạm dụngtình dục hoặc có địa vị kinh tế xã hội thấp hơn Nghiên cứu kết luận rằng tỷ lệ suynghĩ tự sát cao của MSM nhân mạnh đáng kề tầm quan trọng của việc đánh giá sớm

ý tưởng tự sát ở nhóm MSM, cũng như nhu cầu tăng cường các biện pháp can thiệp

tâm lý (Luo và cộng sự, 2017).

1.1.2 Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ

Quan điểm khoa học hiện nay về tự sát cho rằng, mặc dù phức tạp, nhưng tự

sát là một sự kiện liên quan đến sức khỏe bao gồm một loạt các yếu tố văn hoá, đi

truyền, môi trường và tâm lý xã hội Nghiên cứu về tự sát và hành vi tự sát củaTurecki và Brent (2016) chỉ ra rằng hành vi tự sát có sự khác biệt về giới tính, nhómtuổi, khu vực địa lý và bối cảnh chính trị xã hội, đồng thời có liên quan khác nhauvới các yêu tô nguy cơ khác nhau, từ đó cho thấy sự không đồng nhất về căn

lực, lạm dụng.

- Các yếu tố trong mối quan hệ: bắt nạt; có người thân tự sát; mat mát mối

quan hệ; xảy ra xung đột hoặc bạo lực; cô lập xã hội.

- Các yêu tố cộng đồng: thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; lây

lan hành vi tự sát trong cộng đồng; thiếu thích nghi xã hội; kỳ thị, bạo lực cộng

đồng; phân biệt đối xử; trải qua sang chan như chiến tranh, thiên tai

Trang 13

- Các yếu tố môi trường, xã hội: kỳ thị liên quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ

về mặt tâm lý và tâm thần; dễ dàng tiếp cận các phương tiện có thể gây tử vong ởngười có nguy cơ; truyền thông các thông tin không an toàn liên quan đến tự sát

Sự hiện diện của rồi loạn tâm thần là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến

tự sát Người ta thường thừa nhận rằng hơn 90% những người tự sát đã được chân

đoán tâm than vào thời điểm chết (Ritchie et al., 2015)

Trong nghiên cứu của O’Conno va Nock (2014), các yếu tố tâm lý liên quan

đến tự sát bao gồm su tuyệt vọng, cảm giác bat lực và cảm giác cô đơn, đặc biệt là

khi có các sự kiện cuộc sống gây stress Nghiên cứu cũng đề cập đến việc các hành

vi và suy nghĩ về tự sát có thé là một cách dé giải quyết tạm thời những van dé tâm

lý đang gặp phải.

Ngoài ra, trải qua xung đột, thảm họa, bạo lực, lạm dụng hoặc mất mát vàcảm giác bị cô lập có liên quan chặt chẽ đến hành vi tự sát Tỷ lệ tự sát cũng caotrong số các nhóm dé bị tôn thương bị phân biệt đối xử, chăng hạn như người ti nạn

và người di cư; Những người bản địa; người đồng tính nữ, đồng tính nam, songtính, chuyền giới (LGBT+); và tù nhân Đặc biệt yếu tổ nguy cơ mạnh nhất dẫn đến

tự sát là một nỗ lực tự sát trước đó (WHO, 2023).

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ trên, một trong những lý do chính dẫn đến

các ý tưởng và hành vi tự sát ở người đồng tính nam nói riêng và cộng đồng

LGBT+ nói chung đó là căng thăng/áp lực thiểu số (minority stress) MatthewMichaels và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa

áp lực thiểu số và ý tưởng tự sát ở người đồng tính nam Kết quả cho thấy áp lựcthiểu số như kỳ thị, phân biệt đối xử và sợ hãi có liên quan đáng kế đến ý tưởng tựsát ở đàn ông đồng tính Nghiên cứu cũng chỉ ra răng mối liên hệ này có thể được

giải thích qua việc thiếu sự kiểm soát về cuộc sống, cảm giác cô đơn và tăng sự khó

chịu Các kết quả này cho thay rang áp lực thiểu số có thé gây ra tác động tiêu cựcđến sức khỏe tâm thần của người đồng tính nam, và làm tăng nguy cơ ý tưởng tự sát

của họ (Michaels và cộng sự, 2016).

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Ky (American Psychological Association —

APA) cho biết những người đồng tính và song tính ở Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều

Trang 14

định kiến, phân biệt đối xử và bạo lực vì xu hướng tính dục của họ Định kiến giớitính, phân biệt đối xử khuynh hướng tình dục và bạo lực chống đồng tính luyến ái lànhững nguyên nhân chính gây căng thăng cho người đồng tính nữ, đồng tính nam

và song tính Mặc dù hỗ trợ xã hội là rất quan trọng trong việc đối phó với căngthăng, nhưng thái độ chống lại người đồng tính và phân biệt đối xử có thé khiếnnhững người đồng tính nữ, đồng tính nam và song tính khó tìm được sự hỗ trợ như

vậy (APA, 2008).

Một nghiên cứu được công bố bởi APA (APA, 2021), những người đồng tínhnam và song tính nam chuyên từ một quốc gia có sự kỳ thị cao đối với ngườiLGBT+ sang một quốc gia chấp nhận quyền LGBT+ hơn sẽ giảm nguy co tự sát vàtram cảm thấp hơn đáng kê Nghiên cứu cho thay rang sự kỳ thị mang tinh cấu trúc

đã định hình cuộc sống hàng ngày và sức khỏe tâm thần của nam giới đồng tính

nam và song tính bằng cách làm tăng nguy cơ bị cô lập với xã hội, che giấu danh

tính và nội tâm hóa những yếu tố đồng tính luyến ái tiêu cực của ho Một trong

những hình thức kỳ thị cơ cau phố biến nhất ở các quốc gia có tỷ lệ kỳ thị cao hon

là thiếu sự công nhận về mặt pháp lý đối với các mối quan hệ, chắng hạn như hônnhân đồng giới Những người đàn ông chuyền từ các quốc gia có mức kỳ thị caohơn đến các quốc gia có mức kỳ thị thấp hon có nhiều khả năng chuyền đến sốngcởi mở với tư cách là LGBT+ và xin ti nạn hơn so với những người đàn ông chuyên

từ các quốc gia có mức kỳ thị thấp hơn đến các quốc gia có mức kỳ thị cao hơn Đốivới sô lượng ít hơn những người đồng tính nam và song tính chuyên từ các quốc gia

có mức độ kỳ thị thấp hơn sang các quốc gia có mức độ kỳ thị cao hơn, không có

nguy cơ tự sát và tram cảm gia tăng, có thé do lớn lên trong một xã hội khoan dung

hơn sẽ có một số lợi ích lâu dài về sức khỏe tâm than

Tương tự các yếu tố nguy co, CDC (2023) đưa ra danh sách các yếu tô ởcấp độ cá nhân, mối quan hệ, cộng đồng và xã hội có thé bảo vệ người có nguy

cơ tự sát:

- Các yếu tô cá nhân: kỹ năng ứng phó và giải quyết van dé; lý do sống; ý thức

mạnh mẽ về bản sắc văn hoá.

Trang 15

- Các yếu tố môi quan hệ: trải nghiệm mối quan hệ lành mạnh; hỗ trợ từ bạn

bè, người thân, gia đình; kết nối với người khác

- Các yêu tố cộng đồng: cảm thay được chấp nhận, kết nối và hỗ trợ từ trườnghọc, công ty, cộng đồng va các tô chức xã hội khác; có sẵn dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ thé chất và tinh thần chất lượng uy tin

- Các yêu tố xã hội: giảm khả năng tiếp cận với các phương tiện có thé gây tửvong ở những người có nguy cơ; sự phản đối về văn hoá, tôn giáo hoặc đạo đức đối

VỚI Việc tự sát.

1.1.3 Nghiên cứu về đánh giá và can thiệp ý tướng tự sát

Đánh giá nguy cơ tự sát là bước quan trọng đầu tiên để can thiệp và phòngngừa hành vi tự sát Mục đích của việc đánh giá không phải dé biết trước được liệu

người đó có tự sát hay không mà nhằm xác định những yếu tố nguy cơ để giảmthiểu các yếu tố rủi ro và tăng cường các yếu tô bảo vệ Đây thường là yếu tố quan

trọng khi đưa ra các quyết định lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với thân chủ

(Hawton, 1987).

Việc xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát không phải là kết quả của mộtnguyên nhân hay tác nhân gây căng thăng duy nhất mà là sự kết hợp nhiều yếu tổ từtâm lý, sinh học và xã hội Hiện có nhiều công cụ và phương pháp dé đánh giá nguy

cơ tự sát Một số bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng các công cụ được chuẩn hoágiúp thu thập những thông tin liên quan đến suy nghĩ, kế hoạch, hành vi và ý tưởng

tự sát của một cá nhân là những công cụ hỗ trợ có giá trị cho việc đánh giá (Posner

và cộng sự, 2011) Kết quả của những đánh giá này có thé có ảnh hưởng đáng kể

đến thân chủ và gia đình họ Lý tưởng nhất là nếu mức độ nguy cơ được phân loại

chính xác, thân chủ sẽ được phân loại theo mức độ can thiệp thích hợp Nếu phânloại không chính xác, thân chủ có thé bị tổn hai bởi các đánh giá không chính xác,được can thiệp với các phương pháp không phi hợp Do vậy, dé giảm thiểu nguy cơ

phân loại sai, các nhà lâm sàng ngoài việc sử dụng các thang đo đánh giá mức độ,

cần kết hợp thêm các phương pháp như hỏi chuyện lâm sàng có cấu trúc, thang đo

tự báo cáo, (Sall và cộng sự., 2019).

Trang 16

Theo Ryan và Oquendo (2020), đánh giá nguy cơ tự sát cần xác định các yếu

tố nguy cơ cấp tính và mãn tính, có thé điều chỉnh và can thiệp được, đồng thời cân

nhắc chúng với các yếu tố bảo vệ khi đưa ra các hoạt động quản lý Dấu hiệu cảnhbáo là những đặc điểm có thé khiến người đó có nguy cơ tự sát cao hơn và có thétrùng lặp với các yếu tô nguy cơ Một số dấu hiệu cảnh báo được đưa ra gồm có:

- Coy tưởng hoặc kế hoạch tự sát; Nói hoặc viết về tự sát

- _ Tăng cường sử dụng rượu hoặc chat gây nghiện

- Có dấu hiệu tram cảm, lo âu

- Khong có hi vọng vào tương lai; Không có mục đích sống

- _ Kích động; Dễ nóng giận

- _ Có xu hướng cô lập xã hội

- Cam thấy bề tắc hoặc tuyệt vọng

- _ Nói về cảm giác mình là gánh nặng cho người khác

- Hanh vi bốc đồng hoặc liều lĩnh

- Mất ngủ

Bên cạnh việc xác định các yếu tố nguy cơ, khi xác định các yếu tố bảo vệ,Ryan và Oquendo nhắn mạnh trong quá trình đánh giá hành vi tự sát cần tìm hiểu ýnghĩa của các yếu tố bảo vệ tiềm ẩn trong cuộc sống của cá nhân đó, vì các yêu tốbảo vệ đối với một cá nhân có thể không bảo vệ đối với một cá nhân khác Những

lý do sống (ví dụ: gia đình, người thân, vật nuôi yêu quý, đức tin tôn giáo) mà cánhân có thé khai thác theo những cách tích cực và hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tâm

than và kết nối xã hội có thé là những yếu tố bảo vệ cá nhân, tuy nhiên, mức độ ý

nghĩa của các yếu tô bảo vệ ở một cá nhân cụ thể có thể thay đổi theo thời gian

Bên cạnh phương pháp điều trị tâm thần như sử dụng thuốc, liệu pháp sốcđiện đều có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ý tưởng tự sát thì một số phương

pháp trị liệu tâm lý đã chứng minh được hiệu quả trong việc giảm ý tưởng và hành

vi tự sát sau khi được can thiệp Cụ thể các phương pháp điều trị Nhận thức - hành

vi (CBT), Liệu pháp hành vi — biện chứng (DBT) và Liệu pháp nhận thức mang lại

10

Trang 17

nhiều hứa hẹn nhất, đặc biệt là sau 1 năm theo doi Một điểm chung giữa các liệupháp này là phát triển kỹ năng điều chỉnh cảm xúc (Rudd và cộng sự, 2015).

Một đánh giá có hệ thống của C Gotzsche và K Gotzsche (2017) cho thấytrong số các nghiên cứu ở những thân chủ đã có gắng tự sát trong 6 tháng trước đó,CBT đã giảm một nửa nguy cơ cố gắng tự sát sau điều trị so với điều trị thôngthường Tương tự như vậy, Leavey và Hawkins (2017) cũng chỉ ra rằng CBT làmgiảm hơn 50% ý tưởng và hành vi tự sát trong một nhóm dân số không đồng nhất,bao gồm cả những thân chủ gần đây đã có gắng tự sát

Beck và cộng sự (1992) sử dụng phương pháp tiếp cận lâm sàng, nghiên cứucác tác nhân gây tuyệt vọng và tác động của tuyệt vọng đối với nguy cơ tự sát Các tác

nhân gây tuyệt vọng có thể là sự thất vọng về bản thân, tương lai, mối quan hệ, côngviệc và cuộc sông nói chung Tuyệt vọng này có thé là một yếu tố chính trong việc thânchủ cảm thấy không có hy vọng và suy nghĩ về tự sát Nghiên cứu cũng khám phá các

phương pháp CBT dé giảm tuyệt vọng và nguy cơ tự sát CBT nhân mạnh việc thay đồisuy nghĩ tiêu cực và tư duy sai lầm liên quan đến tuyệt vọng Nó cung cấp các kỹ thuật

dé giúp thân chủ nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suynghĩ tích cực và cân nhắc hợp lý Bên cạnh đó, CBT cũng đề cao việc xây dựng kỹnăng giải quyết vấn đề và kỹ năng tự quản, nhằm giúp thân chủ đối mặt với những khókhăn và xử lý cảm xúc tiêu cực Kết quả của nghiên cứu cho thấy răng tuyệt vọng cóliên quan mật thiết đến nguy cơ tự sát Việc giảm tuyệt vọng thông qua CBT có thể

giúp giảm nguy co tự sát và cải thiện tâm lý của thân chu.

Vào đầu những năm 1990, Aaron T Beck và cộng sự của ông đã phát triển

Liệu pháp nhận thức hành vi - ngăn ngừa tự sát (Cognitive Behavior Therapy for

Suicide Prevention — CBT-SP) (Wenzel & Jager-Hyman, 2012) CBT-SP đã được chứng minh là hiệu qua trong việc giảm nguy co tự sát ở những người trưởng thành

và thanh thiếu niên có ý tưởng tự sát Cụ thể, trong nghiên cứu của Stanley và cộng

sự (Stanley et al., 2009), CBT-SP được phát triển bằng cách sử dụng phương pháp

giảm thiểu rủi ro, ngăn ngừa tái phát và dựa trên lý thuyết về các nguyên tắc trị liệu

hành vi nhận thức, tri liệu hành vi biện chứng và các liệu pháp nhăm mục tiêu cho

11

Trang 18

thanh thiếu niên tự tử, trầm cảm CBT-SP bao gồm các giai đoạn cấp tính và tiếp

tục, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 12 buổi và bao gồm phân tích chuỗi về sự kiện tự

tử, phát trién kế hoạch an toàn, xây dựng kỹ năng, giáo dục tâm lý, can thiệp giađình và ngăn ngừa tái nghiện Kết quả cho thấy, CBT-SP được dùng cho 110 người

bị trầm cảm, có ý định tự tử gần đây ở độ tuổi 13-19 (trung bình 15,8+1,6) tại nămđịa điểm trường học Mười hai phiên trở lên đã được hoàn thành ở 72,4% mẫu Cáctác giả đã đưa ra kết luận rằng CBT-SP có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy

cơ tự sát và cải thiện các triệu chứng tram cảm

Một cách tiếp cận khác được cho là hữu ích cho những người có nguy cơ tựsát là Liệu pháp tập trung vào giải pháp nhằm cải thiện khả năng ứng phó với nhữngtrải nghiệm căng thăng trong cuộc sông thông qua việc giải quyết van đề một cách

chủ động Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp tâm lý nhằm giảm bớt

tình trạng vô vọng từ mức độ trung bình đến nặng ở các cựu chiến binh bị chấnthương sọ não từ trung bình đến nặng Liệu pháp tập trung vào giải pháp được sửdụng để can thiệp cho các thân chủ, 4 kỹ thuật trị liệu cốt lõi gồm: kích hoạt hành

vi, tái cầu trúc nhận thức, giải quyết vấn đề và phòng ngừa Sự can thiệp đã cảithiện tình trạng vô vọng đáng kế ở các cựu chiến binh (Brenner và cộng sự, 2018)

Một hoạt động can thiệp có thể được kết hợp trong các phương pháp trị liệu

đó là lập kế hoạch an toàn (safety planning) Sự can thiệp ngăn gọn này bao gồmmột danh sách bằng văn bản wu tiên các chiến lược đối phó và các nguồn hỗ trợ

cho những người có y tưởng tu sát Các nha lâm sàng và những người có ý tưởng tự

sát sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch an toàn Tuy nhiên, kế hoạch an toàn cần được

cá nhân hóa và lợi ích tiềm năng của nó cần được xem xét cần thận đối với từng

thân chủ Nếu được sử dụng theo cách vet, nó có thé sẽ vô dụng như “hợp đồngkhông tự sát, vốn chưa được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tự

sát (Ryan & Oquendo, 2020).

Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy việc hạn chế tiếp cận các phươngtiện có khả năng gây tử vong, các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về tự

sát có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tự sát (Mann và cộng sự, 2005)

12

Trang 19

1.2 Một số vấn đề lý luận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản về tự sát và ý tưởng tự sát

Nadine J Kaslow (2014) cho rằng tự sát là bất kế hành vi nào tự gây thươngtích có ý đồ hướng đến cái chết và có thê dẫn đến cái chết Hành vi tự sát bao gồmnhững hành động tự sát thành công hoặc nỗ lực tự sát chưa thành công, y tưởng tựsát bao gồm những suy nghĩ và kết hoạch tự sát

Ý tưởng tự sát (suicidal ideation), thường được gọi là suy nghĩ hoặc ý định tự

sát, là một thuật ngữ rộng được sử dụng dé mô tả một loạt các dự tính, mong muốn

và mối bận tâm về cái chết và tự sát Không có định nghĩa nhất quán được chấpnhận rộng rãi về ý tưởng tự sát, dẫn đến những thách thức liên tục cho các nhà lâm

sàng, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục, điều này cản trở khả năng so sánh các pháthiện giữa các nghiên cứu và thường được đề cập đến như một hạn chế trong các

phân tích tổng hợp liên quan đến hành vi tự sát Một số định nghĩa ý tưởng tự sátbao gồm cả việc cân nhắc lập kế hoạch tự sát, trong khi những định nghĩa khác coiviệc lập kế hoạch là một giai đoạn riêng biệt (Harmer và cộng sự, 2023)

Trong ICD-10, ý tưởng tự sát hay còn gọi là suy nghĩ tự sát có mã là

R45.851, liên quan đến những ý nghĩ hoặc mối bận tâm bat thường về việc tự sát.Phạm vi của ý tưởng tự sát rất khác nhau, từ những ý nghĩ thoáng qua đến những ýnghĩ sâu rộng, đến việc lập kế hoạch chỉ tiết, nhập vai (ví dụ: đứng trên ghế cóthòng lọng) và những nỗ lực không hoàn chỉnh, có thể được xây dựng một cách cóchủ ý dé không hoàn thành hoặc bị phát hiện, hoặc có thể hoàn toàn có ý tưởng dẫnđến cái chết Tuy nhiên, cá nhân vẫn sống sót (ví dụ: trong trường hợp treo cổ mà

dây bi dwt) (Golenkova, 2020).

R VilhJalmsson và cộng sự (1998) cho biết việc lên ý tưởng và lập kế hoạch

tự sát là những bước quan trọng trong quá trình tự sát, được đặc trưng bởi hệ thống

phân cấp hành động theo từng bước với mức độ nghiêm trọng cơ bản tăng dần Ýtưởng di trước việc lập kế hoạch, điều này có thể dẫn đến nỗ lực dẫn đến tử vong.Nếu không gây tử vong, nỗ lực này có thé làm tăng khả năng hình thành ý tưởng,

lập kế hoạch và nỗ lực tiếp theo Do đó, ý tưởng tự sát là một trong những yếu tổ

13

Trang 20

quan trọng dé dự đoán nỗ lực tự sát, tự sát thành công và nó được coi là chỉ số củacác van dé sức khỏe tâm thần khác (Esfahani va cộng sự, 2015).

Theo Bonnie Harmer và cộng sự (2023), ý tưởng tự sát thường xuất hiện

dưới hai hình thức: chủ động và thụ động (1) Ý tưởng tự sát chủ động xuất hiện khi

cá nhân có mong muốn có ý thức thực hiện các hành vi tự làm hại bản thân và cánhân có bất kỳ mức độ mong muốn nào về hậu quả là cái chết xảy ra Mức độ sátthương có thể xảy ra trong các hành động của họ, dựa trên các phương tiện được sử

dụng cho nỗ lực tự sát, không phải là trọng tâm Thay vào đó, kỳ vọng của cá nhân

rằng nỗ lực của họ có thé tạo ra kết quả chết người là điều cần xem xét chính (2) Y

tưởng tự sát thụ động đề cập đến mong muốn chung được chết nhưng khi không có

kế hoạch gây ra hành vi tự làm hại ban thân dé tự sát Y tưởng tự sát thụ động baogồm sự thờ ơ với cái chết ngẫu nhiên sẽ xảy ra nếu không thực hiện các bước déduy trì cuộc sông của chính mình Ý tưởng tự sát thụ động nhận được ít sự chú ý

hơn từ các nhà lâm sàng và nhà nghiên cứu so với ý tưởng tự sát chủ động Mặc dù

hầu hết các nghiên cứu không phân biệt giữa ý tưởng tự sát chủ động và thụ động,

một số nghiên cứu tập trung vào ý tưởng thụ động Một tác giả đã chỉ ra giả định cơ

bản của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là mong muốn được chết thường không

được coi là điềm báo cho kết quả tự sát nghiêm trọng hơn

1.2.2 Khái niệm đồng tính, song tính, chuyến giới

Cộng đồng nhóm người người đồng tính nữ (lessbian), đồng tính nam (gay),

song tính (bisexual) và chuyên giới (transgender) được viết tắt là LGBT+ Dấu “+”

nhằm thể hiện còn một số lượng lớn những nhãn tính dục khác như vô tính

(asexual), đa tính (polysexual), toàn tính (pansexual),

Theo APA (2008), xu hướng tính dục là một yếu tố trong tính dục, thể hiện

Sự hấp dẫn về tình cảm, lãng mạn và/hoặc tình dục đối với nam giới, phụ nữ hoặc cả

hai giới Xu hướng tính dục cũng đề cập đến ý thức về bản sắc của một người dựatrên những điểm hấp dẫn đó, các hành vi liên quan và tư cách thành viên trong mộtcộng đồng gồm những người khác có chung những điểm hấp dẫn đó

14

Trang 21

Xu hướng tính dục không nhất thiết trùng với hành vi tình dục Nhiều người

hay dùng từ “xu hướng tình dục” thay cho “xu hướng tính dục” nhưng tình dục chỉ

là hành vi, có thể phản ánh hoặc không phản ánh xu hướng tính dục của họ, còn xuhướng tính dục bao gồm cả sự hấp dẫn về tình cảm và cảm xúc Xu hướng tính dụckhác với giới tính sinh học (do các yêu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảmnhận tâm lý mình là nam hay ni) và thê hiện giới (sự thê hiện và vai trò về nam tínhhay nữ tính trong đời sống) (Phạm Quỳnh Hương, 2014)

Xu hướng tính dục thường có 3 nhóm: dị tính (có sự hấp dẫn về tình cảm,lãng mạn hoặc tình dục đối với các những người khác giới); đồng tính nam/ đồngtính nữ (có sự hấp dẫn về tình cảm, lãng mạn hoặc tình dục đối với những ngườicùng giới với mình); song tính (có sự hấp dẫn về tình cảm, lãng mạn hoặc tình dục

đối với cả nam và nữ) (APA, 2008)

Một thuật ngữ cần phân biệt với đồng tính nam đó là nam giới có quan hệ

tình dục đồng giới (men having sex with men - MSM) MSM bao gồm cả đồng tính

nam và những người có hành vi quan hệ tình dục đồng giới MSM có thê có các xu

hướng tính dục khác như song tính, toàn tính, (Vietnam Youth Alliance, 2020)

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của ý tưởng tự sát ở người đồng tính nam

Theo hướng dẫn của ICD-10-CM Code R45.851 về ý tưởng tự sát, mã nàykhông được sử dụng làm mã chan đoán chính khi chân đoán xác định liên quan đãđược thiết lập Có thê thấy ý tưởng tự sát thường được coi là một triệu chứng củamột số rối loạn tâm thần và cũng có thể là phản ứng sau các sự kiện bat lợi màkhông có nền của rối loạn tâm thần Đánh giá ý tưởng tự sát là một thành phan thiết

yếu của đánh giá rủi ro tự sát đối với các cá nhân gặp các vấn đề liên quan đến sức

khoẻ tâm thần (Golenkova, 2020)

Theo APA (2009) một số một số biéu hiện cho thay một người có thé dang

có ý tưởng tự sát:

- De doa, nói về việc muốn làm tôn thương hoặc giết chết chính mình

- Tìm cách tự sát bằng cách tiếp cận súng, thuốc hoặc các phương tiện có thé

gây tử vong khác.

15

Trang 22

- Nói hoặc viết về cái chết hoặc tự sát một cách bat thường.

- Cảm thấy tuyệt vọng

- Cảm thấy giận dữ không kiểm soát được hành vi hoặc tim cách trả thù

- Hành động liều lĩnh hoặc tham gia vào các hoạt động mạo hiểm mà dường

như không suy nghĩ.

- Cảm giác như bị mắc kẹt, không có lối thoát

- Tăng cường sử dụng rượu hoặc ma túy.

- Thu rút khỏi bạn bè, gia đình và xã hội.

- Cảm thấy lo lang, kích động hoặc không thé ngủ được hoặc ngủ liên tục

- Trai qua những thay đổi tâm trạng đáng kẻ

- Không có ly do dé sống hoặc không có ý thức về mục đích sống

Có thê thấy những người thuộc cộng đồng LGBT+ nói chung và người đồng

tính nói riêng là một trong những nhóm nguy cơ có ý tưởng và hành vi tự sát, thanh

niên LGBT+ có khả năng tự sát cao gấp bốn lần so với các bạn đồng trang lứa.Theo báo cáo của dự án Trevor (2021), một số yếu tố rủi ro chính dẫn đến việc tự

sát của những người thuộc cộng đồng LGBT+ đó là:

- Căng thắng/áp lực thiêu số

- Thiếu sự hỗ trợ từ các chính sách xã hội, không được chấp nhận từ mọi

người xung quanh.

- Không có không gian công khai xu hướng tính dục và ban dạng giới.

- Bắt nat, tôn thương về thé chat và tinh than

- Phân biệt đối xử

Tại Việt Nam, những thách thức của cộng đồng LGBT+ phải đối diện gồm

có:

- Định kiến xã hội: kiến thức sai lệch về LGBT+; truyền thông lệch lạc, phiến

diện về cộng đồng; thái độ xã hội phân biệt đối xử; khó khăn trong việc tiếp cận các

dịch vụ công cộng; quyền của người đồng tính

- Đối mặt với rủi ro: bạo lực (gia đình, trường học, công sở, ngoài đường

phố, ); sức khoẻ (tâm thần, tình dục, rủi ro sức khoẻ khi có nhu cầu thay đôi cơ

thể); việc làm; các van đề pháp lý (Phạm Quynh Huong, 2014)

16

Trang 23

1.2.4 Lý thuyết nhận thức hành vi tiếp cận vấn đề tự sát

Theo Beck (2011), suy nghĩ tiêu cực và các quan điểm không chính xác về

bản thân, thế giới và tương lai là nguyên nhân chính gây ra rồi loạn tâm lý Ông chorằng suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc tiêu cực và hành vi không hiệu quả Cácsuy nghĩ tiêu cực có thể bao gồm sự tự đánh giá thấp, suy nghĩ tiêu cực về tương lai

và quan điểm tiêu cực về thế giới

Beck và cộng sự đã phát triển lý thuyết tự sát dựa trên khái niệm của ý thức

tự sát và suy nghĩ tiêu cực (Wenzel và cộng sự, 2009) Ý thức tự sát là sự nghi ngờ

về giá trị của cuộc sống, suy nghĩ rang tự sát có thé là một giải pháp cho những khókhăn và đau khô hiện tại Ý thức tự sát thường xuất hiện khi cảm giác tuyệt vọng và

mat hy vọng trở nên vượt quá kha năng của người bệnh dé đối phó với chúng Suy

nghĩ tiêu cực và nhận thức sai lệch đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ý thức tự sát Các suy nghĩ tiêu cực mang tính tự huỷ hoại, tự trừng phạt, cảm

giác tuyệt vọng như "Tôi không có giá trị", "Mọi thứ sẽ không bao giờ tốt đẹp hơn"

có thê dẫn đến tư duy sai lầm như quá chú trọng vào những sự thất bại và bỏ quanhững thành công, nhận định sai lầm về bản thân và tương lai, những kiểu nhậnthức này có khả năng đây người ta đến hành động tự sát Các yếu tô gây tự sát bao

gồm những yếu tố cá nhân như rối loạn tâm lý, lịch sử tự sát, tình trạng tuyệt vọng

và mất hy vọng, sự cô đơn va cảm giác bat lực Đặc biệt, Beck đã thực hiện nghiên

cứu về mối quan hệ giữa sự tuyệt vọng và tự sát, kết quả cho thấy tuyệt vọng được

xem là yếu tố quan trọng trong việc dự đoán nguy cơ tự sát, bởi vì nó liên quan mậtthiết đến cảm giác mat hy vọng và không có giải pháp trong cuộc sống Các tác

nhân gây tuyệt vọng có thể là sự thất vọng về bản thân, tương lai, mối quan hệ, côngviệc và cuộc sống nói chung Tuyệt vọng có thé là một yếu tố chính trong việc thân

chủ cảm thấy không có hy vọng và suy nghĩ về tự sát (Weishaar & Beck, 1992).Ngoài ra, môi trường xã hội và các yếu tố xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến nguy

cơ tự sát.

Mô hình nhận thức về hành vi tự sát được diễn giải như sau:

17

Trang 24

(1) Suy nghĩ tiêu cực: Thân chủ có thể có suy nghĩ tiêu cực và sai lầm về bản

thân, thế giới xung quanh và tương lai của mình Ví dụ, họ có thể tin rằng không cógiá trị, không có hy vọng hoặc không thê thay đổi tình huống khó khăn

(2) Cảm xúc và sự cô đơn: Suy nghĩ tiêu cực này thường gắn kết với cảm xúc

tiêu cực như tuyệt vọng, buôn bã, cô đơn, hoặc lo lắng Cảm xúc này có thé trở nên

áp đảo và làm gia tăng nguy cơ tự sát.

(3) Mất kết nối xã hội: Mô hình nhận thức này cũng nhắn mạnh vai trò của mấtkết nối xã hội trong hành vi tự sát Thân chủ có thé cảm thấy cô don, không có sự

hỗ trợ xã hội hoặc không cảm thấy kết nối với người khác

(4) Khả năng chấp nhận tự sát: Mô hình nhận thức này xem xét khả năng chấpnhận hành vi tự sát Thân chủ có thể có suy nghĩ rằng tự sát là một giải pháp chocảm xúc và van dé của họ, và họ có thé không thay được các giải pháp khác

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Phương pháp đánh giá

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, xác

định các khái niệm liên quan và xây dựng định hướng tri liệu tâm lý phù hợp với ca

lâm sàng.

Cách thức tiến hành: Thu thập, chọn lựa những nghiên cứu chất lượng từ

sách báo, các tạp chí khoa học, website Sau đó, phân tích, tổng hợp, khái quát và sử

dụng trong nghiên cứu.

Phương pháp quan sat lâm sàng

Mục đích: Phương pháp này nhằm mục tiêu ghi nhận (mô tả) bức tranh sinhđộng nhất, đưa ra những hình ảnh chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu, có thé

thu thập được chính xác những thông tin định tính và định lượng.

Cách thức tiến hành: Quan sát và ghi lại những biểu hiện về hành vi và cảm

xúc của thân chủ trong quá trình trị liệu.

18

Trang 25

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Mục đích: Đánh giá nhận thức, cảm xúc và hành vi cũng như các đặc điểmnhân cách của thân chủ, phân tích và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc

tâm bệnh ly nào đó với tiêu chí như loại hình, mức độ

- Xác định kì vọng của thân chủ của phiên trị liệu.

- Xác định điểm mạnh, tiềm lực tâm lý — xã hội của thân chủ và thảo luận cácphương thức khả thi để giải quyết vấn đề của thân chủ

Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và thang do

Mục đích: Sử dụng các trắc nghiệm và thang do nhằm đưa ra những đánh giában đầu về vấn đề của thân chủ

a) Thang đo sàng lọc stress, lo âu, trầm cảm (DASS-21)

Mô tả thang do

Sydney H Lovibond & Peter F Lovibond đã phát triển bảng câu hỏi DASS

để sàng lọc các triệu chứng chính của trầm cảm, lo lắng và căng thăng, nó cũng

được sử dụng dé đánh giá phản ứng của thân chủ đối với việc điều trị Bảng câu hỏi

đã được chứng minh là có đầy đủ các thuộc tính tâm lý và tương đương với các

thang đo chính xác khác (Marijanovié va cộng sự, 2021)

21 mục trong bảng câu hỏi bao gom một bộ 3 thang do tự báo cáo được thiết

kế dé đánh giá DASS 7 yếu tố trên thang đo được xếp loại theo thang đo Likert từ 0

đến 3 (0: “Hoàn toàn không xảy ra”, 1: “Thinh thoảng xảy ra,” 2: “Thường xuyên

xảy ra,” và 3: “Hầu như mọi lúc”) Điểm trầm cảm, lo lắng và căng thăng được đobang cách tông hợp điềm của các mục liên quan

Vì DASS-21 là phiên bản ngắn hơn của DASS gốc gồm 42 mục nên điểm sốcho mỗi thang đo phụ phải được nhân với 2 dé tính điểm cuối cùng

19

Trang 26

Cách thực hiện:

- Giới thiệu thang đo và mục dich của thang đo.

- Hướng dẫn người trả lời làm theo chỉ dẫn trên tờ thang đo: “Bạn hãy đọc kỹ

từng câu mô tả sau và khoanh tròn số 0, 1, 2, hoặc 3 dé chỉ định câu trả lời thé hiệnđúng nhất về những điều bạn cảm thấy trong 01 tuần vừa qua Không có câu trả lời

nào đúng hay sai Bạn đừng bận tâm vào cột có các chữ D, A, S in ở phía bên phải

các câu trả lời và đừng suy nghĩ lâu, hãy trả lời càng nhanh càng tốt Điều đó sẽgiúp cho việc đánh giá kết quả chính xác hơn.”

Cách tính điểm:

- Tính điểm tram cảm (D) = tông điểm các câu (3, 5, 10, 13, 16, 17, 21) nhân

hệ sô 2.

- Tính điểm lo âu (A) = tông điểm các câu (2, 4, 7, 9, 15, 19, 20) nhân hệ số 2

- Tính điểm stress (S) = tông điểm các câu (1, 6, 8, 11, 12, 14, 18) nhân hệ số 2

Bang 1: Mức độ tram cảm, lo âu, stress DASS-21

Mức độ Trầm cảm (D) Lo âu (A) Stress (S)

tiễn của thang "The Scale for Suicidal Ideation" (SSI) của Beck dé do lường mức độ

ý tưởng tự sát và các yếu tố liên quan Các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh và pháttriển lại MSSI dé tăng độ nhạy và độ chính xác trong việc đánh giá tự sát (Joiner et

al., 1997).

Thang đo này được sử dụng băng cách yêu cầu người tham gia trả lời các câuhỏi liên quan đến ý tưởng tự sát và suy nghĩ về tự sát Các câu hỏi được xây dựng

20

Trang 27

dé đánh giá các khía cạnh khác nhau của tự sát, chăng hạn như mức độ ý tưởng tự

sát, suy nghĩ về tự sát, kế hoạch tự sát và hành vi tự sát trước đây

Cách thực hiện

- Giới thiệu thang đo và mục dich của thang do.

- Học viên đọc câu hỏi và thân chủ lựa chọn đáp án Sau khi thân chủ lựa

chọn, học viên sẽ đặt thêm các câu hỏi liên quan nhằm xác nhận trải nghiệm của

thân chủ có chính xác với đáp án đã lựa chọn và thu thập thêm thông tin liên quan

đến các khía cạnh ý tưởng tự sát

Cách tính điểm

- Cộng tổng điểm tương ứng với đáp án thu nhận được

- Thang điểm đánh giá:

e_ Có ý tưởng tự sát thấp : <18

e Có ý tưởng tự sát trung bình: 19— 36

e Có ý tưởng tự sat cao : > 36

1.3.2 Liệu pháp CBT trong can thiệp ý tưởng tự sat

Liệu pháp nhận thức hành vi — ngăn ngừa tự sát (Cognitive Behavior

Therapy for Suicide Prevention CBT-SP) (Stanley và cộng sự, 2009) là một phương

pháp điều trị được phát triển dé giảm nguy cơ tự sát và cải thiện tâm lý cho những

người có ý tưởng tự sát hoặc có nguy cơ tự sát cao Mục tiêu chính của can thiệp

này là gidm các yếu tố nguy cơ tự sát, tăng cường khả năng ứng phó và ngăn

chặn hành vi tự sát Người có ý tưởng tự sát hoặc có ý tưởng tự sát cấp tính hoặc

dai dang thường có nhiều van đề về tâm than và môi trường CBT-SP tập trung vào

phạm vi hep và không được thiết kế để giải quyết tất cả các van dé của thân chủ.Thay vào đó, nó tập trung vào việc phát trién các kỹ năng (kỹ năng nhận thức, hành

vi và tương tác) giúp cá nhân kiêm soát được hành vi tự sát tiếp theo

CBT-SP dựa trên mô hình phân tích căng thắng của hành vi tự sát Về mặt lý

thuyết, cơ sở cho hành vi tự sát bao gồm sự kết hợp của các yếu tô như giới tính, tôn

giáo, thành phần gia đình và di truyền, trải nghiệm thời thơ ấu và hệ thống hỗ trợ

tâm lý xã hội Các yếu tố gây căng thăng bao gồm nhiều sự kiện tâm lý xã hội,

21

Trang 28

chang hạn như xung đột giữa các cá nhân, những khó khăn liên quan đến công việchoặc trường học Trọng tâm chính của CBT-SP là xác định các yếu tố nguy cơ gần

nhất va các yêu tô gây căng thắng, bao gồm các quá trình cảm xúc, nhận thức, hành

vi va môi trường đầu tiên và sau nỗ lực tự sát của thân chủ hoặc khủng hoảng tự sátgan đây Các quá trình này bao gồm sự thiếu hut trong kha năng hoặc động lực củathân chủ đề đối phó với các cuộc khủng hoảng tự sát

CBT-SP kết hợp cả hai phương pháp: CBT (Cognitive-Behavioral Therapy)

va SP (Suicide Prevention) Điều này đặc biệt quan trong vì nó không chỉ tập trungvào việc giảm triệu chứng tự sát mà còn nhắm đến việc giúp cá nhân hiểu rõ hơn vềsuy nghĩ tự sát, nhận biết và thay đổi các tư duy tiêu cực và triệu chứng liên quan

CBT-SP sử dụng các kỹ thuật và chiến lược từ CBT dé giúp cá nhân hiểu và

thay đôi các tư duy tiêu cực, giảm căng thăng và xử lý các van dé tâm lý khác Nócung cấp cho cá nhân các kỹ năng tự trị và giải quyết van dé dé giúp ho xử lý khókhăn và tăng cường sự phục hồi

Các phương pháp SP trong CBT-SP tập trung vào việc đánh giá va quản lý

rủi ro tự sát Điều này bao gém việc phân tích các yếu tố rủi ro, như lịch sử tự sát, ýtưởng và kế hoạch tự sát, cùng với việc xác định các nguồn hỗ trợ và xây dựng kế

hoạch an toàn.

Giống như các phương pháp điều trị CBT khác, CPT-SP có cấu trúc và giớihạn thời gian CBT-SP thường bao gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn đầu, giai đoạntrung gian và giai đoạn sau, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 12 buổi

Giai đoạn đầu của quá trình điều trị tập trung vào việc tham gia điều trị, đánhgiá rủi ro và quản lý khủng hoảng Việc điều trị bắt đầu băng việc nhà trị liệu hoàn

thành đánh giá rủi ro tự sát kỹ lưỡng, bên cạnh việc thu thập các thông tin liên quan

khác Các chiến lược can thiệp khủng hoảng như xây dựng kế hoạch an toàn và tiếnhành tư vấn về hạn chế phương tiện nguy hiểm Sau đó, nhà trị liệu hướng dẫn thân

chủ tường thuật chỉ tiết về cơn khủng hoảng tự sát gần đây nhất Việc khái niệm hóa

trường hợp nhận thức-hành vi được tạo ra với sự cộng tác của thân chủ và được sử

dụng để tạo ra một kế hoạch điều trị cá nhân hóa dựa trên nhu cầu đặc trưng của

thân chủ.

22

Trang 29

Trong giai đoạn điều trị trung gian, hai kỹ thuật chính được thực hiện Đầu

tiên, các kỹ thuật hành vi được thực hiện đề giúp thân chủ phát triển các kỹ năng đối

phó với những căng thắng gần nhất Ví dụ bao gồm huấn luyện thư giãn, theo dõihoạt động và tăng nguồn lực xã hội Thứ hai, các kỹ thuật nhận thức được thực hiện

để giúp thay đổi những niềm tin vô ích liên quan đến nguy cơ gây ra cơn khủnghoảng tự sát Thân chủ được giáo dục tâm lý về mô hình nhận thức sai lệch và đượchướng dẫn đánh giá suy nghĩ và niềm tin của họ, bao gồm việc sửa đổi niềm tin cốtlõi và xác định lý do sống

Giai đoạn cuối cùng bao gồm một số bài tập phòng ngừa tái phát nhằm củng

cô các kỹ năng đã học được trong quá trình trị liệu Hoạt động chính của các bài tậpphòng ngừa tái phát là một nhiệm vụ giả định có hướng dẫn, trong đó thân chủ đượchướng dẫn thực hiện các kỹ năng đã học được trong quá trình trị liệu để ứng phó

với việc tiếp xúc tưởng tượng với các cuộc khủng hoảng tự sát trong quá khứ và

tiềm an trong tương lai Sau khi thân chủ có thể thể hiện được các kỹ năng đã học,việc phỏng vấn và tóm tắt các kỹ năng đã học sẽ được tiến hành Tại thời điểm này,nhà trị liệu sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và đưa ra đợt điều trị bổ sung hoặckhuyến nghị theo chỉ định lâm sàng

Các kỹ thuật được sử dụng trong luận văn

- Kích hoạt hành vi: Day là một nhóm các kỹ thuật hành vi nhằm giúp thân chủtăng hoạt động, hạn chế thời gian rảnh rỗi, từ đó giúp phát triển giá trị bản thân và cảithiện cảm xúc tích cực Học viên và thân chủ sẽ lên danh sách các hoạt động nhằm cảithiện van đề cần giải quyết, từ đó lên kế hoạch dé thực hiện một cách hợp lý và khả thi.Đầu mỗi budi làm việc, học viên và thân chủ sẽ trao đổi về quá trình thực hiện các hoạt

động ở nhà, nếu có khó khăn gi thì sẽ xác định van đề và đưa ra phương án giải quyết,

nếu có tác dụng thì sẽ củng cố tiếp tục thực hiện Các hoạt động sẽ được duy trì nhằm tạo

thói quen mới lành mạnh (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)

- Tái cấu trúc nhận thức: kỹ thuật nay được xây dựng dựa vào lý thuyết nhận

thức của Beck Học viên và thân chủ sẽ xác định các suy nghĩ, niềm tin phi lý gây

ảnh hưởng tiêu cực đên cảm xúc Sau đó học viên hướng dẫn thân chủ tìm ra các

23

Trang 30

bằng chứng chỉ ra sự không hợp lý trong lối tư duy của thân chủ (Nguyễn Thị MinhHằng, 2017).

- Hit thở thư giãn: đây kỹ thuật thư giãn đơn giản và đem lại hiệu quả ngay lập

tức, nó có thê giúp giảm căng thắng, tăng sự tập trung và chú trọng, tạo ra trạng thái

thư giãn và yên bình, và giúp quản lý cảm xúc Thân chủ hướng sự tập trung của

mình vào hơi thở và quan sát sự di chuyên ra vào cơ thể của nó

- Quét co thé: Kỹ thuật này nhằm tập trung vào việc quan sát và nhận biết các

cảm giác và trạng thái cơ thể từ phần đầu đến chân Giúp thân chủ giảm căng thắng,

tăng sự chú ý và ý thức, và tạo ra một trạng thái tĩnh lặng và thư giãn Ngoài ra, kỹ

thuật này cũng có thể giúp nhận biết các điểm căng thăng hoặc cảm giác không

thoải mái.

- Làm mẫu và diễn tập: hai kỹ thuật sẽ được phối hợp này nhằm giúp thân chủ

tập luyện kỹ năng xã hội vừa được học Học viên sẽ làm mẫu hoạt động mong muốn

để thân chủ quan sát và hiểu quy trình Sau đó hướng dẫn thân chủ từng bước thực

hiện kỹ thuật trong buổi trị liệu và khuyến khích anh thực hiện chúng trong tình

huống thực tế Việc luyện tập quen trong buổi trị liệu sẽ giúp tăng khả năng thân

chủ có thê tự thực hiện đúng các bước tại nhà (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)

- Tự nhủ: học viên hướng dẫn thân chủ tự đánh bại những suy nghĩ tự động

của mình bằng các câu tự nhủ giúp anh phân tán khỏi những suy nghĩ đó và tậptrung vào việc giúp mình cải thiện tình hình (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)

- Bài tập về nhà: kỹ thuật này được sử dụng ngay sau buổi làm việc đầu tiên.Thân chủ sẽ chuẩn bị 1 quyền nhật ký trị liệu, ghi lại trải nghiệm mỗi ngày gồm có

sự kiện, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, đặc biệt khi căng thang thì thân chủ cần ghilại các suy nghĩ tự động và cảm xúc tiêu cực tại thời điểm đó, việc này sẽ giúp anhbình tĩnh hơn và có thể quan sát được những suy nghĩ, cảm xúc của mình (NguyễnThị Minh Hằng, 2017)

- Giáo dục tâm lý: học viên cung cấp các thông tin làm rõ những vấn đề mà

thân chủ đang gặp Từ đó có thé giúp thân chủ hiểu về ban thân, phát triển kỹ năng

24

Trang 31

xã hội và xử lý các vấn đề tâm lý trong cuộc sống hàng ngày (Nguyễn Thị Minh

Hằng, 2017)

- Giải quyết van dé: thân chủ được học các chiến lược giải quyết van đề mộtcách cụ thé và có hệ thống gồm có phân tích van dé, thu thập thông tin, lên danh

sách giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá quá

trình và điều chỉnh giải pháp dé đạt kết quả tốt hơn (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)

- Điều chỉnh lịch sinh hoạt: học viên hỗ trợ thân chủ điều chỉnh lịch sinh hoạt

dé cân bằng các hoạt động làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý giúp phục hồi cơ thékhi bị tác động bởi các kích thích gây stress Đặc biệt, học viên giúp thân chủ điềuchỉnh thời gian ngủ hợp lý dé đảm bao chất lượng giấc ngủ Ngoai ra tăng cườngthời gian vận động cơ thé (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)

TIỂU KET CHƯƠNG 1Trong chương một, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về ý tưởng tự sát ởngười đồng tính nam gồm thông tin dịch té, các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ,các đánh giá và can thiệp ý tưởng tự sát Có thê thấy, các vấn đề xoay quanh tự sátnói chung và ý tưởng tự sát nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu

của các nhà nghiên cứu tâm lý học.

Học viên sử dụng định nghĩa của ICD-10 “ý twong tu sát hay còn gọi là suy

nghĩ tự sát có mã là R45.851, liên quan đến những ý nghĩ hoặc moi bận tâm batthường về việc tự sát Phạm vi của ý tưởng tự sát rất khác nhau, từ những ý nghĩthoáng qua đến những ỷ nghĩ sâu rộng, đến việc lập kế hoạch chi tiết, nhập vai (ví

dụ: đứng trên ghế có thòng lọng) và những nỗ lực không hoàn chỉnh, có thể được

xây dựng một cách có chủ ý dé không hoàn thành hoặc bị phát hiện, hoặc có thể

hoàn toàn có ý tưởng dẫn đến cái chết Tuy nhiên, cá nhân vẫn sống sót (ví dụ:

trong trường hợp treo cổ mà dây bị đứi) ”(Golenkova, 2020)

Từ đó, học viên đã đưa ra diễn giải về vấn đề tự sát theo lý thuyết nhận thứchành vi Các phương pháp đánh giá và can thiệp cũng được trình bày cụ thê trong

luận văn Công cụ lâm sàng được học viên lựa chọn có độ tin cậy cao và phô biến

trong các nghiên cứu tâm lý học lâm sàng.

25

Trang 32

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG

HỢP ĐÒNG TÍNH NAM CÓ Ý TƯỞNG TỰ SÁT

2.1 Thông tin chung về thân chủ

- Họ và tên: N.T.Hoàng (Tên thân chủ đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo

mat thông tin).

- Gidi tinh: Nam

- Tuổi: 25

- Tình trạng mối quan hệ: đang trong mối quan hệ cặp đôi đồng giới nam

- Địa chỉ: Hà Nội

- Nghề nghiệp: công việc chính là kiểm toán thuế cho công ty Úc; công việc

phụ là phiên dịch cho công ty MI.

2.2 Đánh giá

2.2.1 Mô tả ca

a) Hoàn cảnh gặp gỡ: Hoàng đã từng sử dụng dịch vụ tham vấn trị liệu tại trungtâm X vào tháng 10/2022, sau 2 buổi thì anh chủ động dùng lại việc tri liệu Sangnăm 2023, anh quay lại trung tâm đề đăng ký trị liệu và có mong muốn làm việc vớinhà tâm lý khác, trung tâm X đã xếp lịch với học viên và được anh chấp thuận

b) Lý do thăm khám: Gần đây Hoàng luôn cảm thấy nặng nề với những suynghĩ tiêu cực xen lẫn nhau và dẫn đến ý tưởng tự sát Anh chia sé: “Minh rất áp lực,

cả về việc học lẫn việc lam Chất lượng công việc tut xuống không phanh, việc họcthì tré tiến độ và minh cảm thấy mọi thứ hỗn độn không có điển dừng Mình muốnlàm cách nào dé cảm thấy ồn hon” “Mình đã hứa với người yêu là di trị liệu tâm

lý nên mình muốn thir lan nữa thay vì việc tự sat”

c) Quy trình đánh giá lâm sàng: Học viên đã đánh giá lâm sàng với thân chủ

trong 2 buổi với các công cụ lâm sàng như quan sát lâm sàng, hỏi chuyện lâm sangkết hợp với các công cụ cận lâm sang là các thang do, từ đó giúp học viên có théhình dung ra bức tranh lâm sàng đầy đủ về thân chủ và vấn đề anh gặp phải

d) Mô ta van đề của thân chủ:

- Bôi cảnh gia đình và tiên sử vân đê.

26

Trang 33

Hiện Hoàng đang sống cùng gia đình gồm có bố mẹ và em trai Do đặc thùcác công việc và học tập đều là online trải dài suốt một ngày, nên Hoàng ít có sựtương tác và giao tiếp với mọi người Anh cho biết: “Minh it nói chuyện, thậm chí

là gặp mọi người, ăn cơm cũng hiếm vì giờ mình hay ăn tối với người yêu Còn buổi

trưa thì bố mẹ minh di làm, em thì di học và chỉ có mình ăn cơm một mình Mình chỉxuống nhà khi cần uống nước hay ăn gì đó, còn lại mình déu ở trên phòng” Trongnhà, Hoàng cảm thấy thân thiết và dễ nói chuyện nhất với em trai, sau đó là bố

“Minh đã nói với bố và em trai việc minh là gay Em minh thì hoàn toàn ung hộ vi

hình nhự ở trường dai học nó cũng đang tham gia các hoạt động ung hộ công đồng

LGBT Còn bố mình lúc dau thì phản đối khá gay gắt, nhưng Tết vừa rồi thì bố nói

có ý là chấp nhận người yêu của mình là con trai Vẻ phía me thì bố mong mìnhchưa nói với mẹ vội vì vốn mẹ mình thuộc kiểu người truyền thong, minh cũng dong

ý Nhung mẹ mình thi thoảng hay hỏi việc có bạn gai chưa lam mình kha khó chịu,

đợt này bo cũng nói đỡ cho mình hoặc đẩy sang chuyện khác, chứ nếu chỉ có mình

với me thì có lúc khó chịu quá mình suýt nói luôn việc mình không thích con gái”.

Hoàng chia sẻ vẫn có thê trò chuyện với mẹ bình thường, chỉ là không thân thiết và

sâu sắc Chỉ cần nhắc đến những chuyện tình cảm, công việc thì hai mẹ con dễ xảy

ra xung đột lời nói.

Lần đầu tiên Hoàng đi trị liệu tâm lý vào tháng 10/2022, anh cho biết: “Minh

có các suy nghĩ tiêu cực dc 5-6 năm nay Lan đâu tiên minh di trị liệu tâm lý là khi

đó minh thấy hết sức sống, tuyệt vọng, chán nản nhiều hơn bình thường Minh cũng

bị panic attack nhiều hơn bình thường Thỉnh thoảng có suicidal thoughts Mong

muốn khi đó của mình là cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn với cuộc song”.Trong 2 buổi trị liệu, anh được nhà tâm lý hướng dẫn bai tập khơi thông cam xúc

tắc nghẽn, ghi chép nhật ký sức khoẻ hàng ngày và điều chỉnh thời gian làm việc

theo phương pháp Pomodoro Khi duy trì các bài tập được một thời gian, Hoàng

cảm thấy 6n và thoải mái hơn và tại thời điểm này kinh tế của anh đang gặp khó

khăn nên anh đã dừng việc trị liệu lại.

27

Trang 34

Trạng thái chán nản và mệt mỏi của Hoàng xuất hiện từ năm 2015-2016, cácsuy nghĩ tự sát xuất hiện khoảng 9-10 năm (từ lúc 16 tuổi) Trong những năm lớp 6-

7, Hoàng đã thực hiện hành vi tự hại là lay kim đâm vao tay minh như một cách giải

toa cảm xúc khó chịu, anh cho biết: “Khi minh làm như vậy, minh cảm thấy khá

thoải mái và không thấy đau, mình còn quay lại clip khi mình dùng kim đâm vào taychảy máu và đăng lên facebook dé chế độ riêng tư, mình nghĩ nếu có người xemđược cũng khá thú vị Sau này thì mình thấy nó không còn hay ho nữa nên không

còn làm những hành vi như vậy ”

Trong khoảng những năm cấp 3, có một lần Hoàng có suy nghĩ muốn nhảy

từ trên tang thượng xuống “Minh không nhớ rõ đó là năm lớp may nhưng khoảngdot cấp 3, khi di học về thì em trai mình có gọi mình lên tang thượng làm gi đó, khilên đó mình nhìn xuống dưới thì có cảm giác gì đó rất hút, kiểu mình không thoát ra

được cái sức hút đó Lúc ấy mình nghĩ là nếu nhảy xuống và nam dưới vũng máu thì

cũng thú vị, mình muốn thử xem như nào Roi em mình gọi mình xuống nhà thì mìnhtỉnh táo hơn và không còn nghĩ tới điều đó nữa Nhưng đại khái đó là trải nghiệm

rõ ràng nhất về mong muốn được chết của minh”

Hoàng chia sẻ 5 sự kiện trong quá khứ mà Hoàng nhớ nhất và ấn tượng sâu

sắc nhất

Sự kiện đầu tiên là vào giai đoạn học cấp 2, Hoàng bị bắt nạt vì tên củamình, bị trêu là “bê đê”, từng bị đây vào nhà vệ sinh nữ và khoá cửa lại “Khi do

minh cảm thấy giận dữ và lập tức phản ứng mạnh lại, thấy mình như thé thi bọn nó

tạm thời một thời gian không thực hiện những hành vi đó nữa Tuy nhiên sau đó bọn

nó lại tiếp tục, một lần mình không chịu được và đã đánh nhau với chúng và dùngdao đâm xuyên qua bàn tay của một thằng Mình và bọn nó bị gọi lên phòng hội

đồng và bị gọi phụ huynh, đấy cũng là lúc bố mẹ mình mới biết chuyện mình bị bắt

nạt Mình cũng hơi lo lắng sẽ bị bố mẹ khiến trách, tuy nhiên bố mẹ mình lại khôngtrách hay nói nặng lời gì, bố mẹ nói là hiểu và bảo mình kề chuyện họ sẽ nghe ”

Học viên hỏi anh vê cảm xúc hiện tại khi nhớ lại chuyện đó, anh nói răng: “Mình

28

Trang 35

van cảm thấy khó chịu, tức giận và muốn đâm thang dau so đó Minh là người có xu

hướng trả đũa bằng được nếu không sẽ rất khó chịu ”

Sự kiện thứ hai là vào năm lớp 10, Hoàng có người yêu đầu tiên, là một bạnnam, hơn Hoàng 4 tuổi và ở trong Thành phố Hồ Chí Minh Day cũng là thời điểmHoàng chắc chắn về xu hướng tính dục của mình là đồng tính nam Mối quan hệ kết

thúc do bố mẹ Hoàng phát hiện món quà mà người đó tặng Hoàng bao gồm một bức

thư và quà trong đó, bố mẹ đã liên hệ với người đó với những lời nói đe doạ và bắtchia tay Bồ mẹ đọc bức thư và biết người đó là nam, khi bị bố mẹ tra hỏi, Hoàng đãnói đó là người biến thái, theo đuổi Hoàng dù Hoàng không có tình cảm với người

đó Do là lý do bố mẹ ham doa và bắt người đó cắt đứt liên hệ với Hoàng bang

được, nếu không sẽ gọi công an, bố mẹ đã đốt hết món quà mà Hoàng được tặng,

tuy nhiên vẫn giữ lại phong bì thư có thông tin liên hệ của người đó Sau khi chiatay với người đó, Hoang cho biết: “Minh cảm thấy buồn và tội lỗi rất nhiều Minhyêu người đó rất nhiều nên càng cảm thấy có lỗi với họ”

Sự kiện thứ ba là trong những năm cấp 3, Hoàng đơn phương thích một bạnnam trong lớp, bạn đó là trai thăng, Hoàng đã giữ tình cảm đó cho riêng mình “Vì

lúc đó mình nghĩ là mình sẽ không thể hạnh phúc với một người con trai nào cả,

không nên dính vào moi quan hệ nào nữa vì như vậy họ sẽ dau khổ và rất khó khăn

tại vì minh và gia đình minh”.

Sự kiện thứ tư là vào cuối năm lớp 12, Hoàng đã trải qua một mối tình màHoàng mô tả rang đó là: “Mới quan hệ sâu đậm nhất mà mình từng cớ” Hoàng và

người đó đã quen nhau trước đó, sau một thời gian theo dõi người đó trên facebook, Hoàng và họ trò chuyện online với nhau Người đó là bisexual, trước đó có yêu bạn

gái, sau khi nói chuyện với Hoàng thì hai người cảm thấy có sự đồng điệu và hợpnhau Người đó dựng phim còn Hoàng viết kịch bản gửi họ, Hoàng chia sẻ rằng:

“Bọn mình chưa có những động chạm thể xác, mà có sự tương đồng về tâm hôn, dù

hai người không chính thức nói lời yêu nhưng déu có thé ngâm hiểu được tình cam

của đối phương ” “Đến một ngày người đó bong cắt hết liên lạc với mình, mìnhkhông thể liên hệ được, họ chặn số, block facebook, instagram mình Minh đã rat

29

Trang 36

đau khổ trong thời gian đó, mình uống rượu và hút thuốc rất nhiều, ngoài ra mìnhbắt đâu liên hệ với nhiều người để quan hệ tình dục, khi đó mình nghĩ làm như vậy

sẽ bớt nhớ ho” Lan đầu quan hệ của Hoàng đó với một cặp đôi khác, sau khi quan

hệ xong, Hoàng nhìn họ ôm lấy nhau, quan tâm nhau va “cam thấy ghen tị với họ,cam thấy mình là người thừa, cảm thấy trong rỗng”; lần thử hai quan hệ với họ thìHoàng bỏ về giữa chừng, Hoang đã khóc rất nhiều, anh tự hỏi “vi sao minh khôngđược hạnh phúc và luôn bị đối xử tệ như vậy?” Sau một năm không thê đứt được

sự đau khổ này, Hoàng đã chủ động tìm đến nhà người đó đề hỏi lý do cắt liên lạc.Người đó chỉ nói với Hoang rằng không thé đến với nhau, người đó đã nói với giađình rằng mình có cảm xúc với một người con trai và gia đình người đó lập tức

phản đối, do vậy người đó quyết định cắt đứt liên lạc với Hoàng Sau sự kiện này,Hoàng đã đi du học “Trong thời gian này, minh đã uống rất nhiều rượu, mình nghĩ

là mình khi đó đã nghiện rượu dé bớt sự nhớ nhung và dau khổ Minh chỉ di học

xong về nhà lại chìm trong rượu Đó là khoảng thời gian rất kinh khủng ”- Hoàngcho biết

Và sự kiện thứ 5 là thời gian di du học, vào cuối năm học đại học thứ 2, đầu

năm 3, Hoàng gặp người yêu hiện tại và yêu đến bây giờ đã được gần 4 năm Chia

sẻ về người yêu, anh cho biết: “Đây la người duy nhất mà minh cảm thấy tin tưởng

và thoải mái dé chia sẻ mọi chuyện, minh muốn gắn bó lâu dài với ban ấy Bạn ấyluôn lắng nghe và giúp đỡ minh bat cứ khi nào minh can, có thể nói hiện đây làngười quan trọng và có ý nghĩa nhất với mình Mình ở đây cũng vì bạn ấy là chủyếu ” Tuy nhiên với vấn đề tự sát gần đây, Hoàng đã không nói vì lo người yêu bởi:

“Mình không muốn bạn ấy lo lang và đặc biệt minh không muốn kiểu ràng buộc

ban ấy bởi tính mạng của mình ”

- Tình trạng và các triệu chứng hiện tại.

Về các triệu chứng, khoảng một tuần trước buổi trị liệu đầu tiên, Hoàng luôncảm thấy nặng nề với những suy nghĩ tiêu cực xen lẫn nhau và dẫn đến ý nghĩ tựsát, Hoàng chia sẻ “bổng sáng thức dậy, những suy nghĩ tiêu cực không thể diễn đạt

rõ thành lời Gp tới, hoà quyện thành một tang đá đè nặng lên tâm trí của minh”.

30

Trang 37

Hoàng cảm thấy mắt hứng thú với những hoạt động thường ngày vẫn làm bao gồm

cả sở thích chơi game, tuy nhiên Hoàng vẫn có gắng duy trì các hoạt động Hoàngkhông cảm thấy vui, dù đã thử làm các hoạt động trước đây vẫn vui nhưng giờ thì

chỉ cảm thấy vui lúc đầu, sau đó là không còn cảm xúc nữa Hoàng cảm thấy tội lỗi

khi mình nghỉ ngơi, nghĩ rằng mình cần học và làm nhiều hơn mà lại không làm

“Mình cảm thấy chán nan, mệt moi, chán ghét mọi thứ, không muốn thức dậy mỗisáng Mình nghĩ tới việc chết di sẽ cảm thấy thoải mái và không phải trải quanhững cảm giác tội tệ này nữa ” Kế từ thời gian tình trạng trên xuất hiện, Hoàng chỉngủ khi cảm thay quá mệt, chất lượng giấc ngủ không sâu, “minh biết rõ ngủ sâu sẽ

như thé nào nên bây giờ mình ngủ không sâu được ” Đặc biệt, Hoàng cảm thấy khó

thở, “mdi khi thở ra cảm giác như phải dùng hết lục phủ ngũ tạng ra mới hat hơi rađược, cảm thay đau nhức phối và thực tế là có cảm giác dau như vậy ”— Hoàng chia

sẻ Với tình trạng bây giờ, mỗi khi mắc lỗi sai trong công việc và bị sếp chỉ trích,Hoàng cảm thấy rất tệ dù trước đây cảm thấy những lời chỉ trích đó bình thường và

đó cũng không phải là những lỗi sai mà Hoàng sẽ mắc trước đây “Minh cảm thấy

rất lo lắng và sợ sẽ bị đuổi việc, nhưng gân đây mình không thể tập trung làm việc

được, cứ nhớ nhớ quên quên Mỗi lan nghe feedback minh càng cảm thấy tệ hơn

Tim mình như muốn nổ tung, tình trạng này khá giống với đợt đâu tiên di trị liệu,

nhưng mình thấy giờ còn tệ hơn khi đó” Mỗi khi lo lắng, Hoàng đều cảm nhậnđược tim đập nhanh, dồn dập và đau nhói Hiện do công việc chính bị ảnh hưởngnên Hoang đã tạm nghỉ công việc phụ dé tập trung hơn Hoang sợ mình sẽ bị matviệc, khi đó sẽ quay lại giai đoạn tài chính khó khăn, Hoàng sẽ không thé ra ở riêng

và lo cho người yêu Về chuyện học, Hoàng sợ mình sẽ thi trượt vì đây là chứng chỉquan trọng đối với người làm kiểm toán “Néu có chứng chỉ này thì công việc của

mình sẽ có nhiễu cơ hội mới tốt hơn, tài chính sẽ dự dả hơn và khi đó mình có thể

thực hiện các kế hoạch trong tương lai Nếu như thi trượt, mình sẽ không thể làm gi

ca Minh là người luôn can mọi việc theo kế hoạch đã định, nếu không mình sẽ rất

hoảng loan”.

31

Trang 38

Về mặt nhân cách, Hoàng mô tả về bản thân như sau: “Mình là người trung

bình, so với những người xung quanh thì thua kém rất nhiều” “Điểm mạnh của

minh là công việc ổn, mình có người yêu tuyệt vời, gia đình tương đối yên am Biếtlắng nghe, tháo vát Có chút may mắn (thay vì nhìn những người hơn mình thì nhìnnhững người ở ngang và ở dưới mình)” “Điểm yếu của mình là hay bị cảm xúc chỉ

phối, dễ quên, dễ xao lãng, hay than thở, bị trì hoãn và dễ bỏ cuộc, có tính kiểm

soát ” “Điều mình thích ở bản thân là rất tình cảm, chu đáo, tóc không bị hói, giỏitính toán, lãng mạn ” “Con diéu mình không thích ở bản thân là lười, bị béo, bịmưu mô, nhiều thà hận, bị suy nghĩ nhiều và hoang tưởng” “Sở thích của mình làchơi game, yên tĩnh và đọc sách, thích giúp đỡ mọi người, thích ngắm trai” “Minh

ghét bị gọi là nói dối, ghét chụp mũ và phán xét, ghét bị cô lập, và ghét bị bo rơi bởi

người mình yêu quý” “Ba từ để mô tả mình là: ghét bị cô lập, thích giúp đỡ mọi

người, dé bị cảm xúc chỉ phối ”

Về van đề kỹ năng, Hoàng cho biết: “Minh có vấn dé về trust issue với mọingười, hiện người mình tin tưởng nhất chỉ có người yêu mình, đó cũng là người bạnthân nhất với mình” Hiện Hoàng không còn duy trì liên hệ với những người bạnthời đại học, chỉ còn chơi với một nhóm bạn cấp 3 Tuy nhiên, Hoàng có một vàitrải nghiệm tiêu cực với những người ban này: “Minh có cho một đứa vay một sốtiễn khá nhiễu và nó không hẹn ngày trả Sau đó thi mình biết được là nó cũng vaynhững người khác nữa và cũng chưa trả tiền Minh đã gọi điện cho nó hỏi bao giờtrả tiền cho minh thì nó bảo sẽ trả sớm Sau đó thì thang đó đã kể việc mình gọi hỏitiền minh cho nó vay với nhóm kia và bọn nó đã nói mình làm vậy là không được,

thậm chí còn bảo mình nên xin lỗi người bạn đó Mình không cảm thấy mình sai ở

đâu và không tiếp tục nói chuyện với bọn đấy nữa Sau đó mình còn phát hiện rangoài nhóm chat chung có mình thì bọn đấy còn có một nhóm chat riêng không cóminh, nhiều lúc di chơi riêng cũng không rủ minh Minh cảm thấy như bị phản bội

và rất khó chịu ” Trong công việc, Hoàng làm việc online, người tương tắc nhiều

nhất là sếp Hoàng được sếp ghi nhận và đánh giá cao năng lực, khi mắc lỗi Hoàngcũng bị sếp chỉ trích “7zước thì mình thấy bình thường khi bị nhắc nhở nhưng giờ

32

Trang 39

thì mình thấy chán nản, thấy bản thân vô dụng, toàn sai nhưng lỗi không đáng”.Hoàng không thân thiết với các đồng nghiệp trong công ty và chưa công khai xu

hướng tính dục của mình với họ, một phần vì nghĩ sẽ có người không chấp nhận,một phan vì không muốn nói chuyện cá nhân với họ “Cổng ty mình có may ngườiViệt Nam cũng lớn tuổi rồi, họ cũng hay hỏi chuyện cưới xin nên mình nghĩ họ cũngkiểu truyền thong, không chấp nhận được chuyện LGBT.” Hoàng có mỗi quan hệ tốtvới sếp ở công việc làm thêm Hoàng chia sẻ với sếp về tình trạng sức khoẻ tâmthần của mình và sếp là người khuyên Hoàng nên đi trị liệu tâm lý Đây là công việc

có nhiều người trong cộng đồng LGBT+ nên Hoàng cảm thấy thoải mái khi làmthêm việc này Hiện Hoàng đã tạm dừng công việc làm thêm để tập trung vào côngviệc chính và việc học Anh cũng tự nhận bản thân gặp khó khăn trong việc đối diện

với những việc không diễn ra theo kế hoạch của mình, hay suy diễn những tình

huống tệ nhất rồi lo lắng và thu mình lại, “minh có xu hướng muốn kiểm soát mọi

thự theo ý mình thì mới yên tâm được ”.

Về mặt ứng phó hành vi, hiện Hoàng đã cố gắng cai rượu, không còn hútthuốc và làm đau bản thân “Saw khi xong việc và từ nhà người yêu về, mình thường

chơi game dé thư giãn, tuy nhiên gan đây minh không còn thấy vui nữa Mình cũng

thích đọc sách, những lúc rảnh mình hay đọc sách triết học về chủ đề hiện sinh.Gan đây bận rộn nên mình cũng it đọc hơn Giờ minh chi thấy khi gặp và nóichuyện với người yêu thì mình tạm quên được những điêu tiêu cực ” Với van đề đaunhức cơ thé, trước đây anh có đi châm cứu và cải thiện, gần đây triệu chứng lại xuấthiện nhiều hơn “Minh khá lười vận động, chỉ có đi đón người yêu thì mình mới ra

khỏi nhà, còn lại thì mình da phan đều ngồi trong phòng Trước kia mình cũng thử

đi tập gym nhưng tìm mình không chịu được nên mình đã nghỉ” Hiện suy nghĩ

khiến anh cảm thấy thoải mái nhất đó là mình có thé chết đi, “chết là hết, về bảnchất mọi thứ đêu là vô nghĩa không phải sao, đôi khi mình thật sự muốn được chết,khi nghĩ tới điều ấy minh cảm thấy thoải mái hơn nhiều ”

Trong tất cả những lần có suy nghĩ tự sát, lần này suy nghĩ đó mới phát triểnsâu hơn thành kế hoạch thực hiện cụ thé Kế hoạch của Hoàng được diễn tả như sau:

33

Trang 40

“Mình sẽ thực hiện vào ban ngày, khoảng 10h — 13h, địa điểm là ở phòng của mình,

đó là thời gian mà gia đình mình không có ai ở nhà Ùm mình sẽ rạch cổ tay sau

đó ngâm xuống bon nước ấm nóng, như vậy dé tránh tình trạng máu đông Mình đãthu xếp tài chính cho minh và người yêu, khi ý thức mình dân mất thi minh sẽ bamchuyển tiền cho người yêu mình Thời điểm đó vẫn đang giò làm việc, người yêumình có thể sẽ không xem điện thoại, đến khi đọc được tin nhắn thì có lẽ cũng xongroi” Trước ngày trị liệu 1 ngày, Hoàng đã lên kế hoạch để tự sát, tuy nhiên lúc nàyngười yêu của Hoàng có cảm giác điều gì đó nên đã ở bên anh cả ngày và anhkhông có cơ hội đề thực hiện Hoàng và người yêu đã có thời gian chia sẻ với nhau

về tương lai mà hai người muốn xây dựng cùng nhau: “Kế hoạch của bọn mình là

đến khoảng 35-40 tuổi, nếu như bọn mình cảm thấy chán công việc hiện tại, bọn

mình sẽ cùng nhau mở quan ăn, hàng ngày ban hàng, đưa hàng,bọn minh đã nói

đến tương lai đó cả buổi và mình thấy vui khi nghĩ tới nó ” Việc lo lắng về tương lai

công việc hiện tại cũng liên quan đến dự định này bởi Hoàng cho rằng: “7ương lai

này sẽ được thực hiện khi tài chính dư đả và không gặp khó khăn bởi mình đã trải

qua giai đoạn khó khăn về tài chính nên mình hiểu rõ nếu thiếu tiền thì sẽ ảnh

hưởng ra sao Nếu như bây giờ công việc không còn, mình thi trượt thi minh

không dám nghĩ tới điều ấy nên mình không thể chịu đựng được khi đối diện vớinhững van dé bây giờ ” Anh đã hứa với người yêu rằng sẽ tìm đến việc trị liệutâm lý thay vì lựa chọn cách tự sát dé giải quyết khó khăn của mình “Minh muốn tựbản thân mình có thể vượt qua mà không trở thành gánh nặng của ai ca”

Hoàng có mục đích sẽ dọn ra ngoài ở cùng với người yêu vào năm 2022, tuy nhiên giai đoạn đó tài chính của Hoàng không cho phép nên Hoàng tạm phải dừng

kế hoạch đó lại, điều này khiến Hoàng cảm thấy khó chịu và lập tức tìm thêm côngviệc khác để nhanh chóng có thêm nhiều tiền hơn Một lý do nữa khiến Hoàng luônmong muốn dat được thành công đó là khi có nhiều tiền và có thé sống riêng tự lập,Hoàng mới có thé tự tin công khai xu hướng tinh dục của minh với mọi người ma

không sợ bị đuôi ra khỏi nhà hay có lý do gì để gây áp lực cho Hoàng Hoàng chia

sẻ: “Những người như mình cân phải rat thành công và giàu có thì mới được công

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN