1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức không thực hữu trong tiếng Việt và các phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức không thực hữu trong tiếng Việt và các phương tiện biểu đạt tương đương trong tiếng Ý
Tác giả Nguyễn Minh Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Vừ Thị Minh Hà, TS. Đoàn Thị Thu Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 29,37 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu được xác định trong luận văn này là các quán ngữ biểu thị tình thái nhận thức TTNT không thực hữu trong tiếng Việt và các phương tiện

Phân loại các phương tiện tương đương trong tiếng Ý với quán

Chương 3 của luận văn tập trung vào việc phân loại các phương tiện trong tiếng Ý có giá trị biéu đạt tương đương với quán ngữ tiếng Việt theo các tiêu chí của từ vựng học và ngữ pháp học (thời, thé, thức, ), phân tích một số trường hợp ghi nhận trong quá trình khảo sát ngữ liệu liên quan đến vấn đề truyền tải nội dung TTNT không thực hữu khi chuyền ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Ý. Đề xuất phương án dịch các quán ngữ tiếng Việt sang tiếng Ý

Ngoài ra, chúng tôi dành phần cuối của luận văn để đề xuất phương án dịch các quán ngữ TTNT không thực hữu tiếng Việt sang tiếng Ý Các phương án đề xuất trong phan này chủ yêu dựa việc áp dụng các lí thuyết đã trình bày ở chương 1 về quán ngữ tiếng Việt và kết quả miêu tả, phân tích, phân loại các phương tiện tương đương trong tiếng Ý đã thực hiện ở chương 2, chương 3 của luận văn.

TONG QUAN LÍ THUYETCác phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt và tiếng Ý

Phần lớn các phát ngôn được tạo ra trong hoạt động giao tiếp hàng ngày đều chứa đựng, bên cạnh lượng thông tin mang tính thông báo, thông tin mang tính tình thái hay còn được hiểu là thái độ, cảm xúc, đánh giá, v.v của chủ ngôn đối với điều mà anh ta nói ra Lượng thông tin tình thái này được mã hóa bằng các phương tiện khác nhau ở các ngôn ngữ khác nhau Trong một số ngôn ngữ, tình thái có thé biéu hiện dưới hình thức của các phương tiện từ vựng, số khác lại đưới hình thức của các phương tiện ngữ pháp Nhưng cũng tồn tại những ngôn ngữ, tình thái được mã hóa bằng cả phương tiện từ vựng và ngữ pháp Đặc trưng đa diện và phức tạp của tình thái cũng được phản ánh qua các phương tiện biểu hiện nó trong ngôn ngữ Do vậy mà các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ cũng vô cùng đa dạng và phong phú Một ý nghĩa tinh thái cụ thé có thé có hơn một phương tiện ngôn ngữ dé

27 biểu hiện Liên quan đến vấn đề này, Cao Xuân Hạo (1991) đã từng nhận xét “các ý nghĩa (nội dung) tình thái có thé được diễn đạt băng rất nhiều cách, bằng những yếu tố đa dạng có cương vị ngôn ngữ học rất khác nhau, đảm đương những chức năng ngữ pháp khác nhau và được đặt ở những vị trí khác nhau” [dẫn theo 13, tr 21].

Bản thân các kiểu ý nghĩa tình thái đã vô cùng phong phú do đó, tương đương với sự phong phú về các kiểu nghĩa tình thái thì các phương tiện biéu thị nó trong ngôn ngữ cũng phong phú và đa dạng như vậy.

1.4.1 Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt Trong ngôn ngữ nói chung, các phương tiện biểu thị tình thái có thể được xem xét ở nhiều cấp độ của ngôn ngữ, từ ngữ âm, ngữ pháp cho đến từ vựng Tình thái là một phạm trù phức tạp và phong phú, do đó, các phương tiện biểu thị nó cũng phong phú và đa dạng tương ứng Đối với trường hợp của tiếng Việt, có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến các phương tiện biểu thị tình thái như Hoàng Trọng Phién (1980), Dinh Văn Đức (1986), Hoàng Tuệ (1988), Hoàng Phê (1989), Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban (1998), Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), Đoàn Thị Thu Hà (2000), Nguyễn Văn Hiệp (2008) và Đỗ Tiến Thắng

(2009) Chúng tôi ghi nhận tình hình chung như sau:

- Cac phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt đa dạng và bao phủ các bình diện ngôn ngữ khác nhau: ngữ âm (ngữ điệu tinh thái), từ vựng, ngữ pháp.

- Do đặc trưng về mặt loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình nên phương tiện từ vựng biểu hiện nổi trội hơn cả so với phương tiện ngữ âm và phương tiện ngữ pháp.

- _ Cũng vì lí do về đặc điểm loại hình nên trong tiếng Việt, tình thái không được mã hóa thông qua các phạm trù ngữ pháp như thời, thể, thức như trong các ngôn ngữ biến hình.

Như đã nói ở trên, trong tiếng Việt phương tiện từ vựng là loại phương tiện chiếm ưu thế và rất quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa tình thái Theo nghiên

28 cứu của các tác giả trên, chúng tôi nhận thấy CÓ SỰ thống nhất về một số đơn vị làm phương tiện biểu thị tình thái ở cấp độ từ vựng như các phó từ, thán từ, tiểu từ tình thái, vi từ tinh thái, quán ngữ tình thái, trợ từ v.v Tuy ở mỗi tác giả có thé có cách phân loại, cách gọi tên khác nhau nhưng nhìn chung các đơn vị chủ chốt mang chức năng tác tử tình thái thì không thể không liệt kê Nếu như Hoàng Trọng Phiến và Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban phân nhóm các tiểu từ tình thái cuối câu “à, ư, nhỉ, nhé ” và gọi một cách gọn gàng là tir tinh thái hay thái từ thì Nguyễn Văn Hiệp đã gán cho nhóm từ này chức danh tương đương với vai trò của chúng trong câu: tiéu

33 66 từ tình thái, đồng thời bỗ sung các quán ngữ tình thái “ai bảo”, “nói gì thì nói”, các ngữ chêm xen biểu thị tình thái như “nó biết cóc gì”, “mua cha nó cho rồi” [23, tr 140-141].

Các vị từ tình thái cũng nằm trong danh sách các phương tiện biểu thị tình thái mà các nhà nghiên cứu như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Văn Hiệp (2008) đề cập đến Nguyễn Văn Hiệp phân loại cụ thé các vị từ tình thái tinh làm chính tố z

A9> 66. trong ngữ đoạn vi từ (“toan”, “định”, “cô”, muốn”, “đành”, “được”, “bị”, “bỏ”,

“hãy”, “đừng”, “chớ” ), các vị từ chỉ thái độ mệnh trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề mà như Cao Xuân Hạo từng nhận định và ban đầu gọi tên là nhóm vi từ “nhận thức” (“biét”, “nghĩ”, “tin”, “thấy”, v.v.), các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (“ra lệnh”, “van xin”, “đề nghị”, “yêu cầu”, v.v.), các vị từ có tính đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá “may (là)”, “may một cái (1a)”, “đáng buồn (1a)”, “đáng tiếc (là)”, v.v.

Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ như “đã”, “sẽ”, “đang”, “từng”,

“vừa”, “mới”; các trợ từ “đến”, “những”, “mỗi”, “nào”, “ngay”, “cả”, “chính”, v.v.; các than từ: ôi, eo ôi, chao 6i ; các dai từ nghi vấn được sử dụng trong kiểu câu phủ định, bác bỏ cũng được xem xét là những phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt.

Trong nghiên cứu của mình Đoàn Thị Thu Hà (2000) đã thống kê một số phương tiện biểu thị tình thái trong Việt, trong đó kê đến các vị từ tình thái, các trợ từ, tiểu từ tình thái, các vị từ chỉ thái độ mệnh đề gắn với cấu trúc câu ghép, các động từ ngữ vi, các than từ, các phó từ, t6 hợp phó từ, tổ hợp liên từ, các cụm từ cố

29 định biểu hiện ý nghĩa tình thái Nhìn chung các nhà ngôn ngữ đều khá thống nhất về danh sách các phương tiện biểu thị tinh thái trong tiếng Việt tuy có thé khác nhau về cách gọi tên, cách nhìn nhận từ góc độ từ vựng học hay ngữ pháp học.

DAC DIEM HANH VI CÚ PHÁP CUA QUAN NGỮ TIENG VIET VA CAC PHUONG TIEN TUONG DUONG TRONG TIENG Y

Khi mô tả đặc điểm của QNTT tiếng Việt, Doan Thi Thu Hà (2000) đã tập trung vào các đặc trưng kết học của chúng Cụ thể, nhà nghiên cứu này đã dựa vào các đặc điểm tô chức hình thức, các đặc điểm hành vi cú pháp của quán ngữ dé mô tả chỉ tiết và phân loại chúng thành các tiểu nhóm khác nhau Theo đó, xét về tổ chức hình thức QNTT tiếng Việt được phân thành các nhóm: QNTT mang hình thức một tiểu cú, một kết cấu danh ngữ hay một kết cấu động ngữ Đặc biệt, khi các

QNTT được nhìn nhận dưới góc độ hành vi cú pháp, chúng được chia thành các nhóm nhỏ theo khả năng cải biến, chêm xen các thành tố trong tổ hợp và khả năng phân bố vi tri trong cấu trúc câu Chúng tôi nhận thấy phương pháp mô ta va phan loại này của Đoàn Thị Thu Hà là kĩ càng và triệt dé Theo cách này, các don vi ngôn ngữ được coi là QNTT được nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau, vừa ở hình thức bề ngoài vừa ở đặc trưng nội tại.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng áp dụng các tiêu chí về hành vi cú pháp của tác giả Đoàn Thị Thu Hà dé miêu tả các quán ngữ biểu thị TTNT không thực hữu tiếng Việt Cụ thé là: (i) Vị trí xuất hiện trong câu, (ii) Số lượng thành tố hợp thành, (iii) Pham chất của thành tô câu thành và (iv) Tần suất xuất hiện Theo bộ tiêu chí này, các quán ngữ tiếng Việt thu thập được qua khảo sát ngữ liệu tiếng Việt và các phương tiện tương đương với chúng trong tiếng Ý thể hiện cụ thê như sau.

2.1 Đặc điểm về vị trí xuất hiện trong câu 2.1.1 Vị trí của quán ngữ trong câu tiễng Việt

Qua khảo sát, chúng tôi thu được một danh sách 50 quán ngữ biểu thị TTNT không thực hữu tiếng Việt, bao gồm cả các biến thể của chúng Các quán ngữ này xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu: đầu câu (trước chủ ngữ), giữa câu (xen giữa chủ ngữ và vị ngữ) và cuối câu Xét trong mối tương quan về vị trí xuất hiện với hai trường hợp còn lại là giữa câu và cuối câu, vị trí đầu câu vừa chiếm tỉ lệ vượt trội vừa là vi trí phổ biến của nhiều QNTT như hinh như, nghe nói, biết đâu, có lẽ, chừng như, dường như, v.v Cụ thé trong tong số 211 câu chứa QNTT thu

38 được từ ba tác phẩm dịch và TDVY có 128 kết quả cho thấy vị trí của quán ngữ ở đầu câu, chiếm da số (60,66%) Số liệu chi tiết được thé hiện trong bảng tổng hop dưới đây:

Bang 2.1: Bang thống kê vị trí xuất hiện trong câu của các quan ngữ tiếng Việt

STT Vi trí xuất hiện trong câu Số lượng Tỉ lệ

1 | Đâu câu (trước chủ ngữ) 128 60,66%

2 | Giữa câu (sau chủ ngữ) 82 38,86%

(20) Hình như chỉ chờ có thé, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến chỗ khi đực nam [4, tr 114]

(21) Nghe nói đạo này nhiều săm lốp giả tuồn vào cửa hàng, đến tay ai người nây chịu [1, tr 131]

(22) Biết đâu rằng sau khi nhà này có sân quần thì cuộc đời của dì lại không bắt đầu vào một kỷ nguyên mới? [3, tr 77]

Thực hiện việc phân tích về vị trí xuất hiện của các quán ngữ trong câu tiếng Việt, chúng tôi chia sẻ quan điểm của Đoàn Thị Thu Hà khi cho rằng việc xuất hiện ở đầu câu (trước chủ ngữ) đã tạo ra một không gian tình thái bao trùm lên toàn bộ phan nội dung mệnh dé được chủ thé dé cập tới sau đó Mở dau phát ngôn bang một quán ngữ biểu thị TTNT không thực hữu, chủ thé phát ngôn đã cho người tiếp nhận biết thái độ, cách nhìn nhận của anh ta về sự tình được nói ra ngay sau đơn vi đang xét Một cách khái quát nhất, thông điệp mà chủ ngôn muốn truyền tải tới tiếp ngôn là một thái độ dé chừng, không chắc chắn, không cam kết về tính chân thực của điều mà anh ta sắp nói ra Xét trường hợp (20), việc mở đầu phát ngôn bằng “hình như” đã xác lập cho người nghe một tâm thế tiếp nhận thông tin phía sau “chỉ chờ có thé, con khi cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến chỗ khi đực nằm”: thông tin này chỉ mang tính phỏng đoán chủ quan của người nói, chứ chưa chắc đã đúng là như vậy.

Tương tự với trường hợp (20), các ví dụ (21) và (22) cũng cho thấy tình hình như vậy Sự tình được nêu trong mệnh đề (21) “đạo này nhiều săm lốp giả tuồn vào cửa hàng, đến tay ai người nấy chịu” nếu không có mặt của quán ngữ tình thái

“nghe nói” ở phía trước thì đây được coi là một nhận định, một hành động xác thực cho sự việc săm lốp giả được tuồn vào cửa hàng Tuy nhiên, sự xuất hiện của

“nghe nói” đã làm bién chuyên tình hình bằng cách tạo dựng một không gian tình thái cho toan bộ phát ngôn, thể hiện thái độ chủ quan của người nói đối với nội dung sự tình Việc săm lốp giả được tuén vào các cửa hàng chỉ là một sự việc do chủ ngôn nghe nói từ một bên thứ ba nào đó, do vậy, anh ta buộc phải sử dụng một quán ngữ biểu thị TTNT không thực hữu dé bày tỏ sự không cam kết của mình đối với tính thực hữu của sự tình mà anh ta cung cấp.

Cùng thuộc nhóm các QNTT có vị trí đầu câu trong khảo sát của chúng tôi có những trường hợp, nếu quan sát thông thường có thể nhận định nhằm rằng chúng giữ vi tri cuối câu song trên thực tẾ, những QNTT ở các ví dụ (23), (24) và (25) dưới day được xem xét ở vị tri đầu câu.

(23) Ông đã nhịn cơn thèm từ lâu lắm, có /ẽ thế? [1, tr 64]

(24) Anh nói vậy vi anh đã qua chiến tranh Cũng có thé [1, tr 223]

(25) Ông quay ra nhìn thấy cái quần đùi của vợ ông ngắn quá, và muốn cái quần đùi của vợ ông cũng nên bảo thủ di thì có /ế hơn [3, tr 163]

Nối tiếp mạch nhận xét về tam ảnh hưởng của các quán ngữ TTNT không thực hữu về ý nghĩa tình thái mà chúng tác động lên sự tình được nêu trong câu thì các QNTT “có lẽ”, và “có thể” trong ba vi dụ trên có phạm vi tác động lên toàn bộ phát ngôn do trên thực té chúng đứng ở vi tri đầu câu Cụ thể, trong ví dụ (23) sự việc “ông đã nhịn cơn thèm từ lâu” thoạt đầu được nêu ra như một sự xác tín của chủ ngôn Tuy nhiên sự hiện diện của “có lẽ” trong một cấu trúc tỉnh lược “có lẽ thế” với hàm ý “có lẽ ông đã nhịn cơn thèm từ lâu” đã tạo cho nội dung mà chủ ngôn muốn truyền đạt tới người cùng giao tiếp một thông tin tình thái bổ sung: điều được nêu trong mệnh dé chỉ là sự phỏng đoán mang tính chủ quan Ba vi dụ này cho chúng ta thấy các QNTT đứng ở đầu câu có thê xuất hiện dưới hình thức trong đó

40 nội dung mệnh đề P bị an/tinh lược hoặc đã được nói đến ở câu/ về câu trước đó:

[quán ngữ TTNT không thực hữu + PỊ.

Ngoài việc xuất hiện ở đầu câu, các quán ngữ tiếng Việt còn có thể xuất hiện ở vị trí giữa câu Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng quán ngữ nằm ở vị trí sau chủ ngữ, trước động từ (82/211) chiếm tỉ lệ 38,86% Theo trật tự ngữ pháp tiếng

Việt, đây là vi trí do các phó từ đảm nhiệm.

(26) Cô Phượng nói: "Tôi cũng nghĩ rất nhiều nhưng kết luận có /ẽ chỉ một chữ thôi: Sướng!" [4, tr 174]

(27) Ngày và đêm, tầm mặt bị cây rừng che lấp, không giành giới hạn trong khoảng chật hẹp có khi chỉ vài bước chân [1, tr 163]

(28) Thành thử nhân viên sở câm cứ phạt lẫn nhau văng tê đi thôi, phạt nhau hình như có thâm thù với nhau vậy [3, tr 9]

Vị trí xuất hiện giữa câu xếp thứ hai sau vị trí đầu câu của các quán ngữ Ở đầu câu, trước chủ ngữ các quán ngữ này đã tạo ra một không gian tình thái bao trùm lên toàn bộ nội dung mệnh dé phía sau thì với việc dịch chuyên vị trí tiến sâu vào trong kết câu câu, tầm ảnh hưởng của các QNTT, xét trên bình diện nghĩa học và dụng học đều đã có sự thay đôi nhất định Xem xét vi du (27), “có khỉ” nằm trong câu, có vi trí gần cuối phát ngôn Việc xuất hiện ở vị trí này đã hạn định nội dung tình thái mà nó truyền tải “có khỉ” chỉ có phạm vi hoạt động đối với những thông tin đi ngay sau nó, tức là “chỉ vài bước chân” Khoảng không gian chat hẹp được miêu tả trong ngữ liệu nguồn “vài bước chân” chỉ là một cách đo lường ước lệ theo cảm tính của người nói, do vậy không phải một khoảng cách chính xác có thé đo đạc bằng đơn vị Ngoài việc đưa ra cho người nghe thông tin về một sự ước chừng, không chắc chắn về khoảng cách không gian được đề cập tới trong câu, “có khi” không có tầm ảnh hưởng về mặt nội dung tình thái đối với các thành phan xuất hiện ở vị trí trước nó Như vậy, có thể nói rằng việc dịch chuyển vị trí của QNTT không thực hữu cũng làm thay đổi phạm vi ảnh hưởng của chúng đối với nội dung mệnh đê.

Trong nguồn ngữ liệu khảo sát của chúng tôi, vị trí cuối câu là vị trí được ghi nhận tỉ lệ thấp nhất so với hai vị trí còn lại của quán ngữ tiếng Việt: một trường hợp duy nhất, tương ứng với 0,47% Đảm nhiệm vị trí này là quán ngữ “cũng nên” Vị trí chúng tôi quan sát được của quán QNTT nay cũng trùng khớp với mô tả của

PHAN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIEN TRONG TIENG YPossono entrare solo gli addetti ai lavori?!

(Chi những người có phận sự mới có thé vào bên trong.)

Tương tự như vậy, dovere vốn có thê được diễn giải theo hướng tình thái đạo nghĩa ngay từ nghĩa của động từ này (“phải”) Nhưng những phát ngôn như dưới đây chứng minh rằng động từ tinh thái còn thé được diễn giải theo hướng biểu đạt

” Từ điển De Mauro https://dizionario.internazionale.i/parola/potere truy cập ngày 10/11/2022

?! Từ điển De Mauro https://dizionario.internazionale.it/parola/potere truy cập ngày 10/11/2022

TINT Với khả năng biểu đạt kép, potere và dovere hoàn toàn có thé xuất hiện ở những tình huống trong đó người nói truyền tải ý kiến chủ quan của mình theo hướng nhận thức không thực hữu (xem lại ví dụ (59)).

(56) Potrebbero essere racconti di sofferenze, ma proprio per questo ravvivano in noi il lume della virtù, la nobilta d'animo, le nostre qualita umane [7, tr 304]

(Có thé những câu chuyện cô ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng ) [4, tr 12]

3.2.3.2 Các động từ tình thái nhận thức sapere và credere

Có thể nói ý nghĩa TTNT có mối liên hệ gần gũi với động từ sapere (biết) và credere (tin) bởi nhận biết hay thé hiện niềm tin về một sự tinh nào đó thường gắn với nhận thức của người nói Một chủ thé phát ngôn (A) nào đó có thể đưa ra một nhận định P nào đó dựa trên hiểu biết của anh ta về điều được nói đến hoặc anh ta tin rằng sự tình được thé hiện trong nhận định P là hiện tồn trong một thế giới khả hữu nào đó Xét các ví dụ:

(47) Ho saputo dai giornali che Lei é diventato uno scrittore famoso, che è andato in America e in Francia, e che é molto ricco [7, tr 257]

(Chau có doc báo, nghe nói chú đã trở thành nhà van, di Mỹ di Pháp, lại giàu có nữa.) [4, tr 458]

(78) Credo che Buong non volesse atterrarmi subito, per cui mi girava intorno con l'intento di stremarmi [7, tr 148]

(Có lẽ anh Bường không muốn ha ngã tôi ngay nên cé tinh di chuyển vòng tròn dé tôi dan dần giảm bớt sức lực) [4, tr 218]

Việc sử dụng động từ TTNT (verbi epistemici) sapere (biét) va credere (tin) trong các phát ngôn trên không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các nhận định thé hiện việc người nói “biết” hay “tin” về sự tình được nêu lên ở phía sau mà thông qua sự hiện diện của hai động từ này, chúng ta nhận thấy cả yếu tố tình thái được lồng ghép qua đó Bởi theo Houtlosser [dẫn theo 51, tr 332] đưa ra một phán đoán xác tín đã là đủ để người nói thé hiện với người tiếp nhận thông tin rằng phán đoán (P) này điều mà anh ta biết hoặc anh ta tin là như vậy Việc thêm vào một phán đoán xác tin credo che là hành động có chủ ý đưa vào phan đoán nội dung tinh thái Theo quan

81 điểm nay thì trường hợp của “Credo che Buong non volesse atterrarmi subito, per cui mi girava intorno con l'intento di stremarmi” có thé chi cần diễn đạt gọn gàng hơn bằng “Buong non voleva atterrarmi subito, per cui mi girava intorno con l'intento di stremarmi” Tuy nhiên, khi bổ sung credere hoặc sapere thì những phan đoán xác tín này không chỉ bao hàm một sự xác nhận về sự tình (P) mà đầy đủ hơn, một sự xác nhận có yếu tố tình thái Về mối liên hệ giữa sapere va credere với các quán ngữ TTNT không thực hữu tiếng Việt, chúng tôi sẽ thảo luận kĩ hơn ở mục 3 của Chương này.

3.2.3.3 Các động từ tình thái nhận thức không thực hữu sembrare và parere

Sembrare (có vẻ) và parere (có vẻ, có lẽ) nếu chiều theo các tiêu chí để xem xét một động từ là động từ tình thái thì chúng không được coi là động từ tình thái trong tiếng Ý như potere và dovere Tuy vậy, khi được đặt trong những ngữ cảnh cu thé để xem xét thì hai động từ nay lại chứng tỏ chức năng biểu đạt tình thái của minh Vi dụ:

(79) Pareva cosi distratta e annoiata che qualunque cosa fosse successa, a lei non sarebbe importato [5, tr 123]

(Cử chi ué oải, tẻ nhạt, đường như cái gi xảy ra cũng được hết.) [1, tr 204]

(80) Sembra che il signor Xuan sia un uomo corretto e serio [6, tr 114]

(- Nay hinh như ông Xuân cũng đứng đắn va tử tế lắm thì phải.) [3, tr 157] Ý nghĩa tình thái mà sembrare và parere truyền tải trong những trường hợp cụ thê trên đây có thể được diễn giải theo hướng của TTNT không thực hữu theo cách mà Lyons (1977) đã phân loại các kiểu nghĩa TTNT Trong ví dụ chứa động từ parere, đề đặc tả sự không chắc chăn của mình về nhận định “cái gi cũng xảy ra được hết”, trong ngôn ngữ nguồn, người viết đã chủ động lựa chọn phương tiện quán ngữ biéu đạt TTNT không thực hữu còn ở ngôn ngữ đích, phát ngôn mang cau trúc [đường như + P] nay được dịch giả sử dụng phương tiện là động từ tình thái parere Y nghĩa của parere và sembrare đều cho thay hai động từ này có thé được coi là những phương tiện biéu thị TTNT không thực hữu.

Một chỉ tiết nữa góp phần củng cố nhận định này của chúng tôi là sự hiện diện của thức giả định trong các phát ngôn chứa parere và sembrare Như đã trình ở trên, thức giả định là một công cụ ngữ pháp được dùng dé thé hiện sự không chắc chăn hay ý kiến chủ quan của người nói Tức là xét về khía cạnh nhận thức, người nói có thé đưa ra các quan điểm cá nhân của mình Đó có thé là sự nhận định, mong cầu v.v và thông điệp này của người nói sẽ được mã hóa thông qua thức giả định của tiếng Ý Khi sử dụng hai động từ parere và sembrare, đặc biệt là ở trong các cấu trúc vô nhân xưng thì thức giả định trong mệnh đề phụ là một nguyên tắc ngữ pháp bắt buộc của tiếng Y Và đặc điểm ngữ pháp này đồng thời nói lên sự đóng góp về phương diện ngữ pháp của thức giả định cũng như của parere và sembrare trong sự hỗ trợ qua lại dé biểu đạt ý nghĩa TTNT nói chung và ý nghĩa TTNT không thực hữu nói riêng theo nguồn ngữ liệu của chúng tôi phản ánh.

Từ các ví dụ tiếng Việt được chuyển dịch sang tiếng Ý ở trên có thể thấy rằng quán ngữ tiếng Việt được truyền tải tương đương sang tiếng Y thông qua nhiều phương tiện thuộc các bình điện ngôn ngữ khác nhau Chúng có thé là các phương tiện thuộc địa hạt của từ vựng và cũng có thé là những công cụ ngữ pháp Câu hỏi đặt ra ở đây là người chuyên ngữ làm thế nào để lựa chọn được phương tiện đảm bảo tiệm cận được tính chính xác trong việc truyền tải không chỉ nội dung mệnh đề mà còn nội dung tinh thái của phát ngôn, đặc biệt là khi đứng trước sự lựa chọn giữa các phương tiện đồng nhóm như thì tương lai tình thái và các động từ tình thái.

Trong tình huống này, việc lựa chọn thì tương lai hay động từ tình thái dé biểu đạt nội dung TTNT cần phải được xem xét dựa trên yếu tố là sự đoán định/ nhận xét chủ quan của chủ ngôn có hay không dựa trên một quá trình suy ý nào đó.

Quá trình suy ý này, theo Pietrandrea (2001), là do ngữ cảnh cụ thể xung quanh phát ngôn chi phối Pietrandrea cho rằng ngữ cảnh xung quanh một đoán định/ nhận xét về một sự tình có sự tham chiếu rõ ràng tới quá trình suy ý thì đoán định tình thái này cần phải được biểu đạt bằng các động từ tình thái Trong khi đó, nếu ngữ cảnh đòi hỏi người nói phải đưa ra một phán xét chủ quan, không phụ thuộc vảo tri

83 thức và sự hiểu biết của anh ta thi nội dung tình thái cần được biểu dat bằng thì tương lai tình thái Ví dụ:

(81) - Che ora è? - Saranno le due.

(- May giờ rồi? - Có /ẽ/ có thể là hai giờ)

Phát ngôn trả lời là một phát ngôn sử dụng thì tương lai tình thái Phát ngôn này có thé được diễn giải là: trong miền nhận thức (epistemic domain) của người nói có thể xảy ra sự tình A = bây giờ là hai giờ.

Một ví dụ khác của Lyons (1977) về một cộng đồng gồm 90 người Chúng ta đã biết 30 người trong số đó đã kết hôn Chúng ta cũng biết tình trạng hôn nhân của tất cả những người đó, ngoại trừ Alfred Dựa trên những thông tin này, quá trình suy ý có thé giúp đưa ra kết luận rang: Alfred può essere sposato hoặc Alfred potrebbe essere sposato (Alfred có thé đã có gia đình) nhưng lại không thé nói rằng: *Alfred sarà sposato (Alfred có lẽ/có thể sẽ có gia đình).

3.3 Một vài van đề trong quá trình chuyển ngữ Trong tiếng Việt, quán ngữ biéu thị TTNT không thực hữu là loại phương tiện từ vựng hữu dụng trong việc diễn tả sự dè chừng, không chắc chắn của người nói về nội dung sự tình mà anh ta muốn truyền đạt tới người nghe, đồng thời định hướng cách xử lí thông tin của người nghe theo mục đích giao tiếp của mình Trên thực tế, việc chuyên ngữ các tác tử tình thái này của tiếng Việt sang các thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Y không hề đơn giản va dé dang Độ khó khăn và phức tạp của công việc này càng thể hiện rõ khi ngôn ngữ nguồn là một ngôn ngữ thiên về các phương tiện từ vựng còn ngôn ngữ đích lại thiên về các phương tiện ngữ pháp.

Sự khác biệt rõ rệt này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho dịch giả khi xử lí văn bản gốc và cụ thể, trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, đã có những trường hợp phát ngôn tiếng Việt chỉ đảm bảo được nội dung mệnh đề khi được dịch sang ngôn ngữ dich ma không đảm bao được nội dung tinh thái Vi dụ:

(82) Đến lúc các thứ hu dọa như thế có vẻ hết hiệu lực, lão lay sức mạnh bù vào [1, tr 143]

(83) Nó cảm thấy đời nó từ đây mà đi dé thường đã vào một kỷ nguyên mới [3, tr 38]

(Senti che per lui stava per iniziare una nuova era.) [6, tr 25]

(84) Nhưng mà hinh nh không phải vì may lẽ ấy ma bạn không năng đến hiệu Âu hóa, có phải thế không? [3, tr 185]

(Ma non sono questi i soli motivi per cui non passi pit al negozio

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN