1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Giá trị liên kết và giá trị lập luận của một số từ nối trong các bài báo khoa học (qua tạp chí Y Dược học Quân sự)

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị liên kết và giá trị lập luận của một số từ nối trong các bài báo khoa học (qua tạp chí Y Dược học Quân sự)
Tác giả Triệu Đức Thọ
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Tĩnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 19,47 MB

Nội dung

- Thủ pháp So sánh, xem xét cac từ nối trong cấu trúc các phát ngôn nhằm tìm ra sự khác biệt của liên kết hình thức, dẫn đến sự khác biệt về ngữ nghĩa diễn đạt trong chuỗi câu liên quan.

Trang 1

TRIỆU ĐỨC THỌ

GIA TRI LIEN KET VA GIÁ TRI LẬP LUẬN CUA MOT SO TỪ NÓI

TRONG CAC BAI BAO KHOA HOC(QUA TAP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUAN SU)

LUAN VAN THAC SI NGON NGU HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRIỆU ĐỨC THỌ

GIA TRI LIEN KET VA GIÁ TRI LẬP LUẬN CUA MOT SO TỪ NÓI

TRONG CAC BAI BAO KHOA HOC (QUA TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUAN SU)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8229020.01

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS TS PHAM VAN TINH

Hà Nội - 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LUỤCC o- <5 <5 <9 E0 00 0 0 00 0060006000600000608085085085 1

MỞ DAU 5<-5ŸSe44EEE7.49 0714007744 07149077440 07744 079810244 020410tP 3

1 Lí do chọn đề tài àccri treo 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -:¿©2+22s2 ++zx+zxecseee 5

3 Phương pháp nghiên CỨU -. - 6s 1x1 *vVESskEseekerkrskesree 6

4 Nhi€m Vu Nghién 80ì 2 6

5 DOng BOP cUa WAN VAN 017 6

6 Cấu trúc của luận VAI ceeccseseseccscecsesecsesecsesecsecessecerscassecarsecersecensecavens 7 CHƯƠNG 1 TONG QUAN VA CƠ SỞ LÍ THUYET - 81.1 Téng quan Lich sử nghiên ctr o ceccccccsscsseesessessessessessessessessessessesseeses 81.1.1 Tinh hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở nước ngoài 81.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở trong nước 101.1.3 Ngữ pháp Văn bản và những vấn đề liên quan - 131.1.4 Liên kết và mạch lạc -.-¿-:- St +t+E+ESEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkerrereea 161.1.5 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết -5 : 201.1.6 Từ nối và phân loại từ nói ¿2 2 s+EE+EE+EEeEEeEEEzEEzEkrrxerxerxee 20 1.1.7 Từ nối xem xét theo hướng Ngữ nghĩa học 2-5 sz=52¿ 23

1.1.8 Lập luận trong văn bản - c6 + E3 E**E+vEEeekreereeeeerrerree 25

1.1.9 Giới thiệu về tạp chí Y Dược học Quân sự ¿2-5-5 s2 28h0 29CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ LIÊN KÉT HÌNH THỨC CỦA NHÓM TỪ

Trang 4

Liên kêt logic, liên kêt câu trúc của các từ nôi theo phạm trù kêt

quả - tong kẾT ¿5% ESE‡EEEEEEEE2E12112111717171171121121111 11T re 34Giá trị liên kết của từ nối “Vi Vậy” -cscccctcctckctererkerkerkrree 34Giá trị liên kết có từ nối “*cho nên” - + ©s¿+z+£++z++zx+zxerxezes 37Giá trị liên kết có từ nối “dO đó” ¿- 5c s2x2+£2E2£+£xerxerxeree 39Giá trị liên kết có từ nối ““nhìn chung”” -. ¿¿©sz+cs+zs+zxerxcrea 41Giá trị liên kết có từ nối “nói chung” - ¿2-2 s+sz+se£x+rszzszse+ 44Tiểu kẾC 2-52-5222 E12E1221121271711211211211211211111121.11 1111 tre 45 CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ LẬP LUẬN CỦA NHÓM TỪ NÓI THEO

PHAM TRU KET QUÁ - TONG KET (QUA TAP CHÍ Y

DƯỢC HOC QUAN SỤ) -5- 5° 5< se csscssessersersersersersee 47

3.1 Dẫn nhập Từ nối, liên kết ngữ nghĩa và liên kết lập luận 473.2 Gia trị lập luận qua từ nối “vì 2 li 503.3 Gia trị lập luận qua từ nối “CHO nÊN” - - ss+s+E*E+E+EeErtzksreresxee 553.4 Giá trị lập luận qua từ nối “dO ỔÓ” ctctEtSv SE EEEEEEEEErkrkrrererkee 583.5 Giá trị lập luận qua từ nối “nhìn chung'”” -2-2s+cs+cs+zse=se¿ 603.6 Gia trị lập luận qua từ nối “nói Chung ” cv nnniệt 633.7 Tiểu kết HH He 69 KET LUAN 012775 71 TÀI LIEU THAM KHẢO -e- <2 se se se se ss£ssessessessesseesee 74

Trang 5

Benveniste đã khẳng định “Nhóm các câu không tạo nên một đơn vi bậc cao

hơn so với câu Cấp độ ngôn ngữ năm trên cấp độ vị từ (tức cấp độ câu) là

không có” [Dan theo 38, 8] Theo quan niệm như trên, một thời gian dài các

nhà nghiên cứu ngữ pháp chỉ dừng lại ở giới hạn câu là đơn vị cuối cùng Thếnhưng khi đi vào sử dụng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc

lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc xử lí những sản phẩm ngôn ngữ tronggiao tiếp (văn bản, điễn ngôn) và trong cách tiếp cận các đơn vị siêu cú pháp.

Đề khắc phục được nhược điểm này một bộ môn mới nghiên cứu các

đơn vi trên câu đã ra đời, đó là Ngôn ngữ học Văn ban (Text Lingguistics,

Textual Linguistics).

Văn ban (text) hoàn toàn không phải là một phép cộng đơn thuần của

các câu mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh

thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc Lúc đầu, các nhà Ngữ học Xô viết

đã dùng các khái niệm “thé thống nhất trên câu” (cøepxjpa3osoe eduncmeo)hay “chỉnh thé cú pháp phức hop” (c1o2/cuoe cunnaKcuweckoe yenoe) dé nói

về đơn vị lớn hơn câu này cần được xem xét như một “đối tượng đích thực của ngôn ngữ học” Từ đây, tính liên kết (cohesion) được xem là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản Vì vậy, đối với mỗi một văn bản phương tiệnliên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc

Trang 6

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng thể hiện mốiquan hệ "ràng buộc, móc xích" giữa các phát ngôn trong giao tiếp Cácphương tiện này cũng chính là mặt biểu hiện của các phép liên kết Theo quanniệm của các nhà ngôn ngữ học văn bản, có nhiều phép liên kết cần nghiêncứu là: phép lặp, phép thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép tuyến tinh, phápnoi, phép liên tưởng Hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu riêng biệttừng phép liên kết này.

Mọi phát ngôn trong văn bản đều có sự nối kết với nhau bằng các phépliên kết mà mỗi phép đều có một đặc trưng chỉ dấu hiệu riêng Bản thân trật tựtuyến tính (không có dấu hiệu hiển hiện trong các phát ngôn) song cũng làmột biéu hiện của sự liên kết (liên kết tuyến tính) Nhung chỉ khi xuất hiệncác phương tiện nối thì mới gọi là phép nối Phép nối là phép liên kết dùngcác phương tiện nối (cụ thể là các từ/ cụm từ noi) dé tạo nên sự nối kết trongvăn bản Các từ/ cụm từ nối rất nhiều, đa dạng và được phân loại theo cácphạm trù khác nhau: pham trù hợp — tuyển, phạm trù nguyên nhân — kết quả,phạm trù thời gian — không gian, phạm trù khái quát — cụ thể, phạm trù tương phản — nhượng bộ, phạm trù kết quả - tong kết Thực tê đã có nhiều nghiên cứu bước đầu về các đơn vị từ ngữ nối thuộc các phạm trù nói trên, nhưngnghiên cứu một cách có hệ thống và đưa ra mô hình khái quát về những từ nốithuộc phạm trù kết quả - tổng kết trong tiếng Việt thì hầu như chưa được quantâm nhiều Vì thế, đi sâu vào nghiên cứu nhóm từ nối theo phạm trù này vềmặt cấu trúc và ngữ nghĩa một cách hệ thống, phản ánh đúng bản chất liên kếtcủa từ nối này trong phạm vi văn bản là một việc làm cần thiết

Trong khuôn khổ một luận văn Cao học, chúng tôi không thể khảo sát,

mô tả hết các từ noi (khoảng gan 100 từ), nhất là trong các bài bdo khoa học của một tạp chỉ chuyên ngành, nên chúng tôi chỉ có thể đi sâu nghiên cứu các từ noi thuộc phạm trù kết quả - tong kết Biéu thị mối quan hệ theo phạm trù này,

Trang 7

tiếng Việt có các từ như: vì vậy, cho nên, vậy nên, do đó, rot cuộc, tóm lại, nhìn chung, nói chung Chúng tôi sẽ chọn các từ nối có đặc thù tiêu biéu nhất.

Các từ nối xuất hiện là một dấu hiệu chỉ dẫn tường minh mối liên hệ, sựràng buộc ngữ nghĩa giữa hai (hay nhiều) phát ngôn với nhau trong văn bản(chủ ngôn và kết ngôn) Giữa các về trong một câu và giữa các câu trong mộtvăn bản không chỉ tồn tại mối quan hệ đơn thuần về cấu trúc logic, mà chúngcòn được gắn kết với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa Đó mới chính là nhân

tố căn bản quyết định mối liên hệ giữa các phát ngôn Vì vậy, việc khảo sát, miêu tả vai trò, chức năng các từ nối này là nhằm tìm ra bản chất liên kết ngữ nghĩa giữa chúng, từ đó mà ta có cơ sở để giải mã thông điệp của văn bản.

Trong các loại thé văn ban, văn bản khoa học thể hiện rõ nhất hướng lậpluận trong việc triển khai van dé của người viết Xem xét các từ nối trong cácvăn bản khoa học sẽ mở rộng “biên độ” nghiên cứu từ nối của Ngôn ngữ họcVăn ban và Phân tích Diễn ngôn (Discourse Analysis) Xuất phat từ yêu cầu

đó, chúng tôi chọn đề tài “Giá frị liên kết và giá trị lập luận của một số từnỗi trong các bài bao khoa học (qua Tap chí Y Dược học Quân sw)” để qua

đó, chỉ ra vai trò, chức năng, giá trị liên kết và gia tri lập luận của một nhóm

từ nối (cụ thể là nhóm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết mà luận vănthấy có điều kiện xem xét tập trung và hợp lí hơn Điều này xin được nói rõ ởphần sau) trong việc liên kết câu trong một loại văn bản khoa học

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn khảo sát nhóm từ nối theo phạm trùkết quả - tổng kết gồm các từ như: vì vậy, cho nên, vậy nên, do đó, rốt cuộc,tom lại, nhìn chung, dé cho, dé roi, nói chung

- Pham vi nghiên cứu: Ngữ liệu được khảo sát từ các bài báo trong Tạp

chí Y Dược học Quân sự từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2023 (mỗi năm là

6 số, 2 thang/ 1 kì, tổng số là 27 số)

Trang 8

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:

- Phương pháp Phân tích diễn ngôn sử dung dé tiễn hành phân tích các

chiêt đoạn văn bản, phát ngôn, câu, đoạn van.

- Phương pháp Phân tích cú pháp - ngữ nghĩa được sử dung dé phântích mối liên kết giữa các phát ngôn (câu) thé hiện qua các từ nối, là chi dấuliên kết câu

Đề thực hiện các phương pháp đó, chúng tôi áp dụng các thủ pháp:

- Thủ pháp Thống kê phân loại, nhằm thu thập các đoạn văn, các câu có chứa các từ nói theo phạm trù kết quả - tổng kết.

- Thủ pháp So sánh, xem xét cac từ nối trong cấu trúc các phát ngôn

nhằm tìm ra sự khác biệt của liên kết hình thức, dẫn đến sự khác biệt về ngữ

nghĩa diễn đạt trong chuỗi câu liên quan.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát sự xuất hiện của nhóm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết, từ đó chỉ ra giá trị liên kết logic và giá trị ngữ nghĩa (giá trị lập luận) giữa

các phát ngôn có liên quan;

- Xác định cách thức sử dụng và giá trị ngữ nghĩa, cụ thể là gia tri lậpluận (theo hướng ngữ dụng) của nhóm từ nối theo phạm trù kết qua - tổng kết.

5 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lí luận: Mở rộng, bỗ sung về mặt lí luận của Ngôn ngữ họcvăn bản và Lí thuyết phân tích diễn ngôn, góp phần sáng tỏ thêm các luậnđiểm lí thuyết trước đây mới chỉ đặt van đề gợi mở mà chưa có nhiều luận cứthuyết phục.

- Về mặt thực tiên: Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho

việc phân tích văn bản trong các tình huông có từ nôi, phục vụ cho việc soạn

Trang 9

thảo các bài báo khoa học, giảng dạy và học tập y dược cho cán bộ và học

sinh ở Học viện Quân y cũng nhưng các trường về y dược trên cả nước

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương được sắp xếp như sau:

Chương 1 Tổng quan và Cơ sở Li thuyếtChương 2: Giá trị liên kết của một số từ noi trong các bài bao khoa học

(qua tạp chí Y Dược học Quân sự).

Chương 3: Giá trị lập luận của một SỐ từ nối trong các bài báo khoa

hoc (qua tạp chí Y Dược học Quân su)

Trang 10

| CHƯƠNG!

TONG QUAN VA CƠ SỞ LI THUYET

1.1 Tổng quan va Lich sử nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở nước ngoài

Toàn bộ phần tổng quan (1.1.1 và 1.1.2.) sẽ xem xét 2 nội dung trong một van dé: 1) các công trình nghiên cứu về văn bản nói chung và 2) các côngtrình nghiên cứu về phép nối, trong đó có lưu ý kết quả nghiên cứu chuyênsâu về từ nối (trong đó xem xét vai trò, chức năng liên kết và chức năng ngữnghĩa của từ nối với tư cách là một phương tiện liên kết liên câu

Cuốn “Cohesion in English” - Phép liên kết trong tiếng Anh" củaM.A.K Halliday và R Hassan ra đời năm 1976 (đồng xuất bản tại London vàNew York) được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu về phép nối với tưcách là một phương tiện liên kết liên câu (có sự xuất hiện các từ nối) Sau đó,

từ những kết quả đã đạt được, Halliday đã tiếp tục khảo sát thêm tư liệu,nghiên cứu mở rộng, bổ sung hướng nghiên cứu của mình, đặc biệt là về tínhliên kết văn bản Halliday lưu ý và phân tích khá kĩ khái niệm cú (clause) vàcoi cú là đơn vị cơ sở để làm rõ các góc độ xem xét văn bản

Ngoài cuốn sách của D Nunan (1998), nhan đề “IntroductionDiscourse Analysis” (Dẫn nhập phân tích diễn ngôn), tiếp tục còn có thêmmột số công trình nghiên cứu khác, chăng hạn của K Boost, Z.S Harris,Halliday, Hasan, W Koch, L.M Loseva, Crystal, v.v Tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi liên kết là đặc trưng quan trọng của văn bản, khi xem xét phép nối, các tác giả đã chỉ ra 4 loại quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu của phépliên kết này: 7) nghịch đối, 2) bồ sung, 3) thời gian, 4) nguyên nhân Chínhnhững nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa nghiên cứu về liên kết văn bản vàphép nối trong tiếng Việt cho các nhà Việt ngữ học trong nước như: Trần

Ngọc Thêm (1985, 1999, 2001), Diệp Quang Ban (2002, 2009), Nguyễn Thị

Trang 11

Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình (1983, 2002), v.v.

Năm 1976, việc ra đời của công trình nghiên cứu mang tên “Cohesion

in English” (Phép liên kết trong tiếng Anh) của M.A K Halliday và R Hasan(Nxb London và New York) được xem là công trình mở đầu, giữ vai trò quantrọng trong giai đoạn nghiên cứu về tính liên kết và phép nối trong văn bản.Các kết quả nghiên cứu về tính liên kết trong văn bản tiếng Anh đã chính thứcđặt vấn đề cho các nhà ngữ học quan tâm nghiên cứu về vai trò của từ nốitrong phép nối Theo hai tác giả này, khi xem xét phép nối “phải dựa trên mốiquan hệ về nghĩa giữa chúng và cái theo sau được kết nối một cách hệ thong với cái di trước” Các tac giả cũng đã khảo sát, thống kê, miêu tả và phân tích một số liên từ cơ bản có vai trò thể hiện mối quan hệ ngữ nghĩa của phép nối.

Người đầu tiên nghiên cứu kĩ về phép nối ở cả bình diện hệ thống vàcau trúc chính là J R Martin Công trình English Text — System and Structure(Văn bản tiếng Anh — Hệ thống và Cấu trúc, Amsterdam, 1992) đã được tacgiả tiến hành nghiên cứu văn bản tiếng Anh trên bình diện hệ thống — cấutrúc Với việc khảo cứu và phân tích sự biểu hiện của các phép liên kết, tác giả đã đặc biệt lưu ý tới sự nối kết văn bản qua phép nối (có các từ nối hiện

diện) Dựa trên các ngữ liệu được phân tích, cũng như căn cứ vào các từ nối

xuất hiện trong và ngoài phát ngôn, có hai dạng thức nối được tác giả phânbiệt: nói bên trong (internal relations) và noi bén ngoài (external relations)theo các quan hệ bổ sung (addictive relations), nhân quả (consiquential

relations), so sánh (comparative relations), thoi gian (temporal) và định vị

(locative relations) Lan đầu tiên, từ nối được “cấp” cho một chức năng chidấu và định vị phạm vi liên kết văn bản

Năm 2000, công trình “English Grammar - An Introduction” (Tác giả:

Peter Collins và Carmella Hollo) được tái bản Quyền sách gồm hai phần

Grammatical Decription (Mô tả ngữ pháp) va Looking at language in context

Trang 12

(Xem xét ngôn ngữ trong ngữ cảnh) O phan thứ 2, mục Cohesion — Liên kết

và Analysis of Cohesion in sample texts — Phân tích phép liên kết trong nhữngvăn bản tiêu biểu, van dé liên kết va phép nối đã được tác giả đề cập đến.Theo hai tác giả, các loại phép liên kết ở cấp độ vĩ mô có: deictic (trực chi),generic (loại thé) và logical signposts (dau hiệu logic) Còn các loại liên kết:dong sở chỉ (co-reference), thay thé (substitution) và tinh lược (ellipsis) ở cấp

độ vi mô.

Qua các công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thé giới thì phép nối tuy không được nghiên cứu rộng rãi nhưng so với các phép liên kết khác thì

đã đạt được những kết quả đáng chú ý Đây có thể xem là nền tảng quan trọng

về mặt lí luận dé có thé tiến hành nghiên cứu phép nối theo các mối quan hệkhác nhau, tức là những kiểu loại ý nghĩa khác nhau về phạm trù phản ánhtrong các văn bản, ngôn bản cụ thể

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nỗi ở trong nước

Có thể nói, vào năm 1973, hai tác giả Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Stankevich đã phần nào đưa ra ý tưởng nghiên cứu các đơn vị trên câu, trongbài viết “Góp thêm một số ý kiến về hệ thống các đơn vị ngữ pháp” (4, 15).Nhưng người có vai trò tiên phong và đóng góp nhiều tâm huyết và công sức nhất phải ké đến là Tran Ngọc Thêm Năm 1985, qua công trình “Hệ thốngliên kết văn bản tiếng Việt” ông đã trình bày một cách hệ thống, đầy đủ vềnhững vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học Văn bản và được vận dụng vàonghiên cứu thực tiễn tiếng Việt

Một trong những tac giả có đóng góp quan trọng vào những thành tựu

của ngôn ngữ học văn bản không thể không nhắc đến là Diệp Quang Ban.Ông đã có rất nhiều bài báo, chuyên luận viết về lĩnh vực này Chang hạn: “ Văn ban và liên kết trong tiếng Việt, 1998; Giao tiếp - Van bản - Mach lạc - Liên kết - Đoạn văn, 2002

10

Trang 13

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thại (1998), Phạm Văn Tình (1983, 2002), Lương Đình Dũng (2005), Lương Đình Khánh (2006), Bùi Văn Năm (2010) Cùng với đó là những luận văn thạc sĩ,

luận án tiến sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản như: Phạm

Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Thái Thị Như Quỳnh

(2013), Nguyễn Thị Thu (2014), Lê Thị Thùy Linh (2015), Võ Thị Hường

ngôn hiện diện trên văn bản) Từ đó, tác giả chia ra 3 loại chính: 1) các

phương thức liên kết chung, bao gồm: phép lặp, phép đối, phép thế đồngnghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính; 2) các phương thức liên kết hợpnghĩa, bao gồm: phép thế đại từ, phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng; 3) các phương thức liên kết trực thuộc, bao gồm: phép tỉnh lược mạnh, phép nối

chặt” Tác giả cũng đã đưa ra ba nhận xét, trong đó: “các phương thức liên

kết chung có độ liên kết yếu nhất”; “Các phương thức liên kết hợp nghĩa có

độ liên kết đã khá mạnh”; “Các phương thức liên kết trực thuộc là nhữngphương thức liên kết cực mạnh ” [38, tr 87, 142, 184] O đây, phép nối có sựphân biệt Từ đó, phép nối đã được Trần Ngọc Thêm phân ra làm hai loại:phép nối lỏng và phép nối chặt Tác giả đã phân chia phép nối lỏng dựa trênphương thức liên kết hợp nghĩa và phát ngôn hợp nghĩa còn phép nối chặt dựatrên phương liên kết của ngữ trực thuộc Có thé nói, trong “Hé thong liên kếtvăn bản tiếng Việt”, Trần Ngọc Thêm đã tập trung mô tả phép nối (trong đó

11

Trang 14

tiêu điểm là các từ nối) với những biểu hiện đa dang, sinh động của nó.

Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa về phép nối (nói chung) bằng cáchchỉ ra quan hệ và mô hình (hay cấu trúc) của phép nối: “Hiện tượng nói liênkết có dạng của một quan hệ hai ngôi a R b, trong đó (a, b) là cặp phần tửđược sắp thứ tự ( ) Ở đây, R là phương tiện noi Phương tiện noi R có haichức năng: chức năng liên kết và chức năng ngữ nghĩa (goi tên, định loại

Phép nối còn được dé cập đến trong công trình “Dung học Việt ngữ”của tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2007) Tuy không mô tả một cách chi tiết và

ti mi nhưng tác giả đã chỉ ra 4 loại quan hệ: đồng hướng hay bổ sung, ngượchướng, nhân qua và thời gian — trình tự với những vi dụ rất dé hiểu và điểnhình Ông cũng dùng khái niệm hồi chỉ (anaphoric) và khứ chỉ (cataphoric)

để xem như là một phương thức liên kết văn bản độc lập Đặc biệt, theoNguyễn Thiện Giáp: “Trong tiếng Việt, không những các liên từ được dùng

để nối mà cả những cụm từ cũng được dùng trong chức năng này Thí dụ: với

lại, thêm vào đó, ngoài ra, tương tự, một mặt thì, mặt khác thì, tóm lại, hay là,

ấy là chưa kế, nếu như, với lý do, với điều kiện, trong hoàn cảnh, ngay lập

tức, lúc đó, trên đây, sau đó, v.v ` (17, tr.178]

Từ ngữ nối còn được đề cập đến trong một loạt các bài báo, bài viếtđăng trên tạp chí chuyên ngành và hội thảo khoa học Các từ ngữ nối đã được

nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, tạo nên một “bức tranh”

12

Trang 15

từ ngữ nối vô vùng phong phú và đa dang Ngoài ra, và cũng rất đáng chú ý làhiện nay xuất hiện nhiều nghiên cứu so sánh đối chiếu phép nối trong tiếngViệt với tiếng Anh Điển hình là các nghiên cứu của một số tác giả như: Ngô

Thị Bảo Châu (2009), Bùi Văn Năm (2010), Nguyễn Thị Thanh Hà (2011),

Nguyễn Thị Hoa (2011), Nguyễn Thi Hoàng Huế (2012), Nguyễn Thị Tổ Hoa(2021) Tuy có những thành công nhất định nhưng đa số các công trình nàymới chỉ đối chiếu các phép nối nói chung, còn cụ thé từng nhóm từ nối thì chưađược khai thác triệt dé Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện, mô tả đặc điểm cú pháp, đặc điểm ngữ nghĩa chứ chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu

dé có những cái nhìn toàn diện hơn trong việc đối chiếu phép nối.

Hiện nay, các nhóm từ nối tiếng Việt theo từng phạm trù đang dần đượcquan tâm nhiều hơn Có thé đề cập đến những nghiên cứu về cặp từ nối theophạm trù hợp — tuyển của tác giả Thái Thị Như Quỳnh (2013), theo pham tru

tương phản - nhượng bộ của Nguyễn Thị Thu (2014), theo phạm trù tương

phản của Vũ Thị Huyền Trang (2014), v.v

Trên cơ sở lí thuyết chung về từ nối, từ liên kết, các tác giả đã có nhữnggiới thuyết căn bản về từ nối tiếng Việt, mở đường cho nhiều công trìnhnghiên cứu tiếp theo

1.1.3 Ngữ pháp Văn bản và những vẫn đề liên quan

1.1.3.1 Văn bản và tính liên kết

- Các khái niệm cần yếu: văn bản, phát ngôn, câu, tính liên kết, mạch lạcVan ban (text) được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng chúng tacũng có thé hiểu văn bản một cách đơn giản như sau “Van bản là một sản phẩmdưới hình thức là một diễn ngôn xuất hiện một cách rất tự nhiên ở dạng nói vàdạng viết hoặc có những sự được biểu hiện bằng cứ chỉ, được nhận dạng dưới những mục đích bằng phân tích Trong mỗi chỉnh thể về một ngôn ngữ với mỗi

chức năng giản tiép khác nhau vi dụ như một cuộc hội thoại, một tac pham van

13

Trang 16

học, một mâu chuyện nhỏ, một vài những văn bản hành chính "

Ta có thê hình dung khái niệm về văn bản qua sơ đô sau:

Câu (sentence) là phát ngôn được xác định có đủ thành phần tạo nênthông báo (nòng cốt là chủ ngữ + vị ngữ) Câu là một từ ngữ kết hợp với nhau

theo những quan hệ cú pháp xác định Câu được phân loại theo hai quan

điểm: 1) theo cấu trúc (câu đơn, câu ghép), 2) theo mục đích nói (câu tường

thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán).

Các phát ngôn liên hệ với nhau tạo nên sự liên kết Theo Trần NgọcThêm “tính liên kết (cohesion) được xem là phát hiện mới, một thuộc tính đặc thù chỉ có ở cấp độ trên câu” (38, tr 106) Và cũng theo ông “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hé thong mà trong đó các câu mới chỉ là các phan tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn ban còn có cấu tric Cau

trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những moi quan hé, lién hé cua

no với những câu xung quanh nói riêng va với toàn văn bản nói chung Sự

liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy Như vậy, có thê kếtluận răng tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một

chuỗi câu trở thành văn bản.” (38, tr 112)

Về khái niệm mạch lạc (coherence), Halliday và Hasan (năm 1976) đãnói rõ quan điểm của mình về mạch lạc: “Mạch lạc là tập hợp những quan hệ

có ý nghĩa dùng chung cho mọi văn ban, phân biệt văn ban với phi văn bản.

T.A Van Dijk đã khẳng định mạch lạc /a một thuộc tính ngữ nghĩa cua

14

Trang 17

diễn ngôn, dựa trên việc giải thích cho những câu riêng lẻ trong moi tương

quan với các câu khác trong văn bản [52, tr 83].

Còn I P Gal’perin đã cho rang: Mach lạc là những hình thức liên kếtriêng biệt để có thê đảm bảo liên tục (về thời gian và không gian), sự lệ thuộcvào nhau giữa các hành động thông báo, sự kiện, hành động cụ thể

G M Green (1987) cũng đã nhận định rằng “một văn ban mạch lạc làcái mà tại đó người giải thích có thé tái tạo không mấy khó khăn cái dàn ýcủa người nói một cách chắn chắn là hợp lí, [tái tạo] bằng cách đã tạo ra moi liên hệ giữa các câu và những mối quan hệ cá thé của chúng với những

cải mục tiêu khác nhau trong dàn ý đã được suy ra đó so với toàn bộ những

điều đã nhận thức có trong tay” Mach lạc cũng đã được D.Nan (1993) khangđịnh “ Mach lạc là nghĩa về tam rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là

có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu nói không liên quan gìđến nhau

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học (1994) thì mach lạc la

sự nối tiếp có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai cốttruyện, một truyện kể, lệ thuộc vào những sự việc được ké liên quan đến

nhau, hơn là những day liên hệ thuộc ngôn ngữ ` (28, tập 3, tr 875)

Qua các khái niệm về mạch lạc ta có thể thấy chúng tôi theo cách hiểu

về mạch lạc của Diệp Quang Ban: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí

về mặt ngữ nghĩa và về mặt chức năng, được trình bay trong quá trình triểnkhai một văn bản ( như một kê chuyện, một cuộc thoại, một bài nói hay bài

viết ) nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự kiện liên kết với

Trang 18

việc văn bản có sử dụng các liên kết dé giúp câu văn được rõ ràng, súc tích déhiểu đến người đọc.

Trong các phép liên kết có các phép liên kết chung gồm có phép lặp,phép đối, phép thé dong nghĩa, phép liên tưởng và phép tuyến tinh Có cácphép liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa: thé dai từ, tỉnh lược yếu, noilỏng Các phép liên kết đặc thi cho phát ngôn trực thuộc: phép tinh lượcmạnh và noi chặt

Trong các phép liên kết chung đầu tiên là phép lặp việc thể hiện lặp đilặp lại một từ đã có ở phần diễn ngôn Việc lặp ngữ âm sử dụng các âm vànhững khuôn mẫu về âm như những bài đồng dao về thơ” Bên cạnh đó cũng

có biện pháp sử dụng lặp về từ vựng là việc lặp lại từ và cụm từ Việc lặp

về ngữ pháp với cặp cấu trúc C-V-B ví dụ về lặp cấu trúc C-V Phép liênkết đối là việc phép liên kết thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ có những đoạnvăn sẽ đối lập nhau Phép liên kết đối có các cặp từ trái nghĩa, phép đối tráinghĩa lâm thời, phép đối miêu tả, phép đối phủ định Phép thế là việc thaythế các danh từ, danh ngữ có cùng một đối tượng hoặc những đoạn ngữ liệu khác nhau (đề rút gọn văn bản) Phép thế đồng nghĩa từ điển là những từ ngữ

đã được cô định trong từ điển như sinh, đẻ cha, mẹ Ngoài ra còn có phép thế đồng nghĩa phủ định, phép thế đồng nghĩa lâm thời, phép thế đồng nghĩa

miêu tả

1.1.4 Liên kết và mạch lạc

Liên kết là cái mà ta có thể thấy nó thuộc về mặt hình thức của văn bản,gom những yếu tô như ngôn ngữ giúp trong việc liên kết các câu với nhau.Chúng cũng có những cách dé có thé làm rõ về quan hệ mach lạc nhưng nókhông có khả năng để có thể tạo ra các chuỗi mạch lạc Qua đó ta cũng có thé thay được giữa mach lạc và liên kết là hai mặt biểu hiện khác nhau của văn bản Mach lạc sẽ là yêu t6 giúp các câu được liên thông rõ rang hơn Liên kết

16

Trang 19

là một đặc thù của hệ thống của ngôn ngữ với chức năng là nối các thànhphần làm nên văn bản (liên kết nội dung, liên kết hình thức).

Nhiều người sẽ hay bị nhằm lẫn giữa mạch lạc và liên kết qua những

khía cạnh như sau:

Đầu tiên ta có thê thấy rằng liên kết hình thức đều có mặt trong tất cảcác loại văn bản hoặc phi văn bản Nhưng bên cạnh đấy vẫn có nhiều trườnghợp những câu (tưởng không nối tiếp nhau về hình thức) mà vẫncó mạch lạc

Ta có thê thấy ví dụ sau đây để chứng minh cho câu có liên kết nhưngkhông có mạch lạc thì không phải là một văn bản “Cắm bơi một mình trongđêm Đêm tối như bưng không nhìn rõ mặt đường Trên con đường ấy chiếc

xe lăn bánh rất êm Khung cửa xe phía cô gái ngôi long day bóng trăng.Trăng bồng bênh nổi lên qua dãy Pu Hong Dãy núi này có ảnh hưởng đến giómùa đông bắc của nước ta Nước ta bây giờ là của ta roi Cuộc đời đã bắt daulửng sáng.” [Dẫn theo 38, tr 113) Mỗi một câu đều có sự liên kết với nhaunhưng đó chỉ là liên kết hình thức (đêm — đêm, mặt đường — con đường, xe lăn

~ cửa xe, trăng — trăng, day Pu Hong — day núi, nước ta — nước ta, ) và xâuchuỗi lại, đoạn văn không chuyển tải một thông điệp theo chủ đề nào cả

Như vậy, liên kết và mạch lạc là hai khái niệm khác nhau, có nội hàm ngữ nghĩa khác nhau Mặc dù giữa chúng đều có sự khác biệt nhưng luôn cómỗi quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Mạch lạc thường sẽ sử dung thông quaviệc sử dụng các phép liên kết hình thức Còn sự xuất hiện liên kết trong vănbản chính là để thực hiện các nhiệm vụ trong văn bản một cách rõ ràng, tạo

cho văn bản sự mạch lạc Khi văn bản có mạch lạc sẽ tạo ra sự rõ ràng, trong

diễn tả ngữ nghĩa thông điệp, liên kết sẽ là phương tiện tạo nên sự mạch lạccần thiết.

1.1.4.1 Liên kết hình thức

Theo Diệp Quang Ban thì liên kết hình thức được hiểu là liên kết “các

17

Trang 20

hệ thống liên kết với hình thức” và những câu được liên kết trong văn bản thì

có thê gọi là diễn ngôn (điscourse).

Trong hệ thống liên kết hình thức đoạn văn sẽ có nhiều những phươngtiện khác nhau để liên kết Theo quan niệm của tác giả Trần Ngọc Thêm, ông

đã chia thành 10 phương tiện khác nhau như: phép lặp, phép thế, phép đối,phép tỉnh lược, phép thế đông nghĩa, phép tỉnh lược mạnh, phép liên tưởng,phép nồi lỏng, phép tuyến tinh, phép noi chặt.(37, 38, các chương đầu)

1.1.4.2 Liên kết nội dung và liên kết ngữ nghĩa

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm liên quan: /iên kết hình thức, liên kết nội dung và liên kết ngữ nghĩa.

Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Nhìn một cách khái quát, ta thấy rằng tínhliên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung Trongliên kết nội dung lại tách ra hai bình diện: liên kết chu dé và liên kết logic.”(39, tr 25) Liên kết hình thức là những dấu hiệu liên kết bề ngoài (có khi chỉ

là một chuỗi phát ngôn hỗn độn) Còn liên kết nội dung là các phát ngôn có sự

“phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho nhau dé cùng thể hiện mộtnội dung”, “Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan

hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện băng hệ thống cácphương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng dé diễn đạt liên kết nội dung.” (39, tr 25-26).

Còn liên kết ngữ nghĩa được hiểu như đề tài, sự vật, sự kiện được nóiđến một cách logic Có thé hiểu liên kết ngữ nghĩa sẽ là sợi dây dé gắn kếtgiữa các vật việc được nói đến trong các câu với nhau Chúng ta có thé thayđược liên kết qua hai cách khác nhau:

Cách đầu tiên ta có thê hiểu và thấy qua việc liên kết ngữ nghĩa là việc nhắc

lại đi một sự vật cũng như một sự việc nào đó trong câu có liên kêt với nhau.

18

Trang 21

Ví dụ: Ta có thê thấy trong cách viết của Nam Cao “Nhưng ông Cửukhông đi nhìn con gái làng Ông đứng chô này một lát đứng chỗ kia một lát.Roi ông đứng đến chỗ hai ban làm cỗ và đứng xem Ông xem rồi bàn tán, rồichia cô hộ Ong nhắc cổ trên, bù cô dưới, vặt đồng nọ, bỏ đồng kia”.

Đề có thể duy trì trong đoạn văn này thì đã dùng đến phép như liên kết lặp

từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, tỉnh lược mạnh, tỉnh lược yếu Với việc liên kết trên thì có thé tao ra hàng loạt những liên kết với nhau được thống nhất.

Cách thứ hai là triển khai một chủ dé như ở đề tài đã cho, đưa thêm mộtvai chủ đề khác nhau như đã có ở ban đầu, những câu đều phải chứ đựng những câu mà chúng có thé liên kết với nhau.

Cũng theo Trần Ngọc Thêm: “Khái niệm “liên kết nội dung” rộng hơnkhái niệm “liên kết ngữ nghĩa” Nó nhắn mạnh nhiều hơn đến những nhân tốngoài ngôn ngữ Không thấy hết những mối quan hệ biện chứng giữa liên kếtnội dung và liên kết hình thức, có nhà nghiên cứu đã kết luận một cách cựcđoan rằng: “Các quy tắc xây dựng văn bản liên kết không tác động giữa các phát ngôn, mà tác động giữa các khái niệm thê hiện bằng những phát ngôn ấy.Thực chất, giữa những phát ngôn nối tiếp nhau thường không có một mối liên

hệ nao.” (39, tr 21)

Mạch lạc là một nhân tố quan trọng của văn bản nó giúp cho văn bảnđược rõ ràng, rành mạch và cũng làm sáng tỏ qua nội dung Có thê thấy rằngmạch lạc được xuất hiện ở tất cả các loại văn bản những câu văn có liên quanđến nhau Chúng ta có thể thay rang mach lạc thường được biểu hiện đặctrưng ở giao tiếp hội thoại cũng như văn bản Trong các bài báo tạp chí ta đềuthay tính mạch lac được thé hiện ở trong đó như là trong Tạp chí Y dượcQuân sự mỗi bài viết đều thé hiện tính liên kết và qua đó thể hiện sự mạch lạc

các chủ đê khoa học.

19

Trang 22

Mạch lạc tạo nên lập luận rất chặt chẽ (mà trong luận văn này chúng tôi

tập trung khai thác khía cạnh đó) Lập luận luôn mang tính logic, chặt chẽ với

những lí lẽ rất xác đáng Mạch lạc luôn luôn có sự thống nhất giữa đề tài vàchủ đề trong các bai báo ở Tạp chí Y dược Quân sự Mạch lạc va lập luận

luôn luôn song hanh trong văn bản khoa học.

1.L5 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết

Phương tiện là một yếu tố được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ làm bộc

lộ các mối liên kết với nhau Các phương tiện được sử dụng cùng với nhau đóđược gọi là phép liên kết.

Như chúng ta cũng có thé biết đến một số phương thức được liên kếtchính như phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng Đây là cácphương thức nối kết văn bản và làm cho câu văn có tính mạch lạc.

Phép lặp là nhắc lại một yếu tố ngôn ngữ (từ, ngữ, phát ngôn ) dướidạng các hình thức khác nhau để tạo sự liên kết Phép lặp ngoài khả năng cóthé giúp các câu văn nối kết với nhau chúng con đem lại những cảm xúc tu từgây ấn tượng với người đọc Phép thé là việc dùng các từ ngữ khác (đại từ, từ,ngữ, biéu thức miêu ta) dé thay thế Phép thé sẽ có vai trò rút gọn, tránh được sự

đơn điệu làm cho câu văn sinh động, hay hơn Phép tỉnh lược là lược bỏ lâm thời

các yêu tô trong các phát ngôn liên quan mà người nghe vẫn có thé liên tưởng phục hôi và hiểu được Phép liên tưởng là từ những từ ngữ, phát ngôn cho trướcgiúp người đọc hình dung ra diễn biến sự tình hoặc các sự vật khác Sự liên tưởngnay cũng có thê diễn ra giữa các sự việc cùng chất với nhau hay các sự vật khácchất Phép đối là việc sử dụng những từ trái nghĩa ở các bộ phận khác có liên quanđến trong văn ban dé có thé liên kết lại với nhau

1.1.6 Từ nối và phân loại từ nỗi

Phép nối là phép liên kết dùng các phương tiện nối dé tạo nên mối liên

hệ trên văn bản Phương tiện đó có thể là từ, cụm từ, đoạn văn Ở đây chúng

20

Trang 23

ta chỉ xem xét dạng thé hiện của phép nối bằng các phương tiện được biéu thị bang từ hay t6 hợp từ (trong luận văn nay là các từ).

1.1.6.1 Khái niệm từ noi

Từ nối (conjunctions, linking-words, connectors) là những từ có vai trò nối kết các từ, cụm từ, câu và mệnh đề lại với nhau tạo thành câu và đoạn văn

hoàn chỉnh.

Từ nối hay quan hệ từ là những hư từ, do đó chúng không có ý nghĩa từvựng mà chỉ thuần túy mang ý nghĩa ngữ pháp, tức là ý nghĩa biéu thị quan hệchức năng của các đơn vị ngữ pháp, chúng không làm thành tố trung tâmtrong cụm từ, và do đó cũng không làm thành phan câu

Trong ngữ pháp văn bản, từ ngữ nối đã được nghiên cứu ở góc độ logic

— ngữ nghĩa và góc độ liên kết văn bản Có thé gọi từ ngữ nối bằng nhiều tên gọi khác nhau, khi thì là Ave ter, khi thì là phụ tu, quan hệ tu, kết từ Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất gọi là tr nối, là từ dùng để nối các từ, các nhóm

từ, các cụm từ, các mệnh đề hay các câu lại với nhau.

Từ nối dùng dé nối các mệnh đề trong câu ghép hoặc dé liên kết các câuvới nhau trong một văn bản Nó cũng có thé được dùng dé làm rõ mối quan hệ

ngữ nghĩa giữa các câu, làm tăng tính mạch lạc cho văn bản.

Từ góc độ ngữ pháp văn bản, từ nối được coi là một phương thức liênkết ngang hàng với các phương thức liên kết khác và được gọi là phép nối.Theo đó, phép nối có hai chức năng: chức năng liên kết và chức năng biểu

hiện ngữ nghĩa.

Từ nối còn có vai trò quan trọng trong việc chi phối trật tự các phát ngôn trong văn bản Nó góp phần tổ chức sắp xếp văn bản theo một trình tựlogic nhất định Từ nối làm tường minh hóa mối quan hệ giữa các câu, vàđồng thời chi phối vị trí của các câu Đây chính là mối quan hệ giữa chủ ngôn

và kêt ngôn Kêt ngôn là phát ngôn có chứa từ nôi và nó luôn đứng sau chủ

21

Trang 24

ngôn ở phía trước nó.

Phạm Văn Tình, trong một công trình nghiên cứu của mình (1983), sau

khi khảo sát các đơn vị được coi là từ nối (số lượng gần 100), dựa vào chủ đềngữ nghĩa mang tính khái quát, đã chia các từ nối trong tiếng Việt được thành

các phạm trù sau:

1 Hop - tuyển: gom các từ va cụm từ nối: và, hay (là), hoặc (là)

2 Tương phản: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy, tuy nhiên, mặc di

3 Thừa nhận - khẳng định: nói đúng ra, nói thật tình, thực ra, quả nhiên,

thực vậy

4 Thời gian - không gian: sau đây, đông thời, thế rồi, trong khi đó, trước hết

5 Nhắn mạnh: đặc biệt là, thậm chí, nhất là, ít ra, huống chỉ, ấy là

6 Giải thích - bố sung: nói cách khác, cụ thể là, nghĩa là, vả lại, tức là,

ngoài ra

7 Minh họa - giới thiệu: ví dụ, chang hạn, thứ nhất là, thứ hai là, như

Sau

8 Giả thiết - nguyên nhân: nếu, bởi vi, miễn là

9 Kết quả - tổng kết: vì vậy, cho nên, vậy nên, do đó, rốt cuộc, tóm lại, nhìn chung, dé cho, dé rồi, nói chung

1.1.6.2 Các từ và cụm từ nổi theo phạm trù kết quả - tổng kết

Chúng ta có thê thấy được ra có rất nhiều từ ngữ năm trong các cụm từnối khác nhau đều mang những giá trị màu sắc riêng biệt khác nhau

Kết quả - tông kết là tên gọi khái quát, chỉ những van dé được xem xét,trên cơ sở những cơ sở kết quả “cái thu được, cái đạt được trong một côngviệc hay một quá trình tiến triển của sự vật” (Tir điển tiếng Việt, 46, tr 775)

để khái quát, tổng kết lại (tổng kết: nhìn lại toàn bộ việc đã làm, sau khi kếtthúc hoặc sau một giai đoạn, để có sự đánh giá, rút ra kết luận chung” (Tờ

22

Trang 25

điển, đã dẫn, tr 1611) Khi những từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết xuấthiện, nó có vai trò là một chỉ dấu xác lập mối liên kết hai về phát ngôn thựchiện chức năng “tổng kết van đề”.

Các từ, các từ nối theo phạm trù kết quả - tong kết có khá nhiều: do đó, nóichung, kết quả là, thành thử, rốt cuộc, chung quy là, tựu trung, nói cho cùng,nhìn chung, dé rồi, cho rồi, đại thể là, tóm lại, cho nên, vậy nên, vì vậy

Các cụm từ nối này xuất hiện trong văn bản có giá trị liên kết và giá trị lậpluận trong phạm vi mà nó tác động Chúng thường đứng ở đầu phát ngôn (A rB)

dé dẫn dắt người đọc vào nội dung được diễn giải ở các phát ngôn trước.

1.1.7 Từ nối xem xét theo hướng Ngữ nghĩa học

1.1.7.1 Bình diện hình thức

Moi sản phâm ngôn ngữ được hiện thực hóa trong giao tiếp đều có mộthình thức thé hiện Hình thức đó có thé được thé hiện bang một từ (cụm từ),

phát ngôn (câu), chuỗi câu (văn bản)

Mỗi một đơn vị ngôn ngữ đều có một cấu trúc nhất định Nó được théhiện “tường minh” về mặt hình thức Ở cấp độ từ, ta có từ đơn, từ ghép, tổhợp từ (danh ngữ, tính ngữ, động ngữ ) Ở cấp độ câu, ta có câu đơn, câughép (theo quan hệ đăng lập hay quan hệ chính phụ) Ở cấp độ văn bản, ta cócác phát ngôn (câu) tham gia liên kết tạo nên đoạn văn hay văn bản Trongluận văn này, trước hết chúng tôi lưu ý tới mối quan hệ giữa các phát ngônđược nối kết băng các từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết.

Các từ nối được xem xét ở đây thuộc phép nối chặt (từ nối tác động làmthay đổi ngữ nghĩa của chuỗi phát ngôn) theo mô hình:

A.rB

L4: chủ ngôn, B: kết ngôn, r: từ nối]

Mô hình A rB là mô hình tổng quát của mối quan hệ giữa chủ ngôn vàkết ngôn được thê hiện băng từ nối

23

Trang 26

1.1.7.2 Bình diện ngữ nghĩa

Phân biệt (theo cách lưỡng phân) với bình diện hình thức là bình diện

nội dung, tức là xem xét mặt ngữ nghĩa biểu hiện của sản phẩm ngôn ngữ

Bản thân mỗi từ là một tín hiệu hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểuhiện Cái được biéu hiện chính là “tập hợp các nét nghĩa có quan hệ quy địnhlẫn nhau” và nghĩa này không phải nhất thành bất biến mà là một “cấu trúc

động.” (32, tr 15).

Còn mỗi câu, nghĩa của chúng là sự kết hợp các từ đem lại một phán đoán, một thông báo sự tình Tất nhiên, nghĩa chung không phải là “phépcộng của nghĩa những từ tham gia” mà nó tùy thuộc vào cấu trúc câu đượcdiễn đạt Xác định nghĩa câu phải căn cứ vào bối cảnh phát ngôn Mỗi câu sẽ

có nghĩa hiển ngôn (nghĩa tường minh) và nghĩa hàm ngôn (nghĩa hàm ẩn).Cái hay, cái đáng nói là nghĩa hàm ngôn rút ra từ câu nói hiển ngôn Ducrot

đã nhận xét: “ham ngôn cho phép nói những điều không tiện nói rõ, không thénói thang Nhưng tác dụng của hàm ngôn không phải chỉ có thé Có nhữngđiều không có gì là không tiện nói cả, nhưng sở dĩ được nói bằng hình thức hàm ngôn là dé làm bật ý hiển ngôn." [Dẫn theo 32, tr 43]

Ngữ nghĩa lời nói luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu củaNgôn ngữ học Văn bản và Phân tích Diễn ngôn Về phân tích văn bản, I P.Gal’perin cho rằng: “Vi nhất thể trên câu là là đơn vị kết cấu — ngữ nghĩaphuc, mà giá trị thông tin của nó không phải là kết quả của phép cộng giảndon của những câu độc lập Dé giải quyết mã thông tin trong văn bản, điêuquan trọng là phải phát hiện ra kết cấu bên trong của nhất thé, xác lậpnhững quan hệ giữa chúng với nhau với tư cách là những câu cấu thành vănbản.” [20, tr 139] Còn “Phân tích diễn ngôn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu trúc câu đến những don vị lớn hơn câu, nó thường bắt dau bằng sự cô

găng nhận điện những đơn vị tôi thiêu của điên ngôn, sau đó tìm kiêm những

24

Trang 27

quy luật chỉ phối do ” [49, tr 344]

1.1.8 Lập luận trong văn ban

Có thể nói, khác với bình diện liên kết hình thức, bình diện liên kết nội dung (hoặc liên kết ngữ nghĩa), các phương tiện liên kết phong phú hơn rất nhiều Ở đây có thé quan sát thay sự tham gia của tất cả các yếu tố ngôn ngữtrong việc tạo ra tính hoàn chỉnh về nội dung của văn bản Từ nối, có chứcnăng đầu tiên là chỉ dấu liên kết văn bản Nhưng xét đến cùng, từ nối có vai

trò tạo nội dung ngữ nghĩa cho chuỗi câu hay văn bản, tạo nên thông điệp lập

luận.

Liên kết nội dung trước hết nhằm tới ba mục tiêu: (i) thé hiện được chủ

dé của văn ban, (ii) tạo được tính chặt chẽ, logic của văn bản va (11) kết nốiđược các văn bản, nếu cần, trong những tình huống giao tiếp nhất định Điềunày có nghĩa là liên kết nội dung của văn bản quyết định tới tổng thé ngữnghĩa mà người viết cần hướng tới

Trong cuộc sống, con người luôn dùng đến lập luận (argumentation) déchứng minh, giải thích, hay bác bỏ một ý kiến nào đó Thuở ban đầu, lập luận

được coi là một lĩnh vực thuộc phạm vi của thudt hùng biện - một “nghệ thuật

nói năng”, được trình bay trong Tu ter học (Rhetoric) cua Aristotle Sau đó, từthế kỷ thứ V TCN, nó đã được chú ý nghiên cứu trong logic học Ban đầu là chuyện tranh cãi trong những vụ kiện cáo trước tòa Có thé văn ban đầu tiên

dé cập tới lập luận (phương thức lập luận) là tài liệu về “phương pháp lí lẽ”

do Corax và học trò của ông ta là Tisias nói trước tòa Cũng ở thế kỉ này, mộttrong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lập luận cũng đã xuất hiệntrong tác phẩm “thudt tranh biện” của Protago - một học giả ngụy biện nổitiếng của Hy Lạp

25

Trang 28

Nửa sau thế ky XX, li thuyét lập luận được quan tâm trở lại Mo đầu là

những công trình cua Perelman C., Olbrechts — Tyteca (1969), “Traité de

l’argumentation — La Nouvelle Rhétorique” va cua Toulmin S (1958/2003),

“The use of argument” Sau đó là “De la logique a I’argumentation” (Tu

logic tới su lập luận) của Grize Trong may chục năm gan đây, lĩnh vựcnghiên cứu về lập luận đã có sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ

Trước hết đó là những công trình của hai tác giả Pháp Ducrot O (1973)

“Les Echelles argumentatives” (Sự lập luận — trong ngôn ngữ) và Anscomber

J.c “Logique, structure, énonciation Lectures sur le langage” (Logic, cau trúc, sự phát ngôn: Những bài giảng về hoạt động ngôn ngữ, Minuit, 1989) đã đưa ra những kiến giải mới, căn bản và độc đáo về lí thuyết lập luận trong

ngôn ngữ Trong công trình, các tac giả đã chú ý tới: 1/ Hiện tượng đa thanh

khi phân biệt người nghe với người tiếp nhận, người nói với chủ ngôn, 2/Những kết tử và tác tử trong lập luận Hướng nghiên cứu này gặt hái đượcnhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay đang được nhiều người quan tâm

(Theo Nguyễn Đức Dân, 12, chương 2).

Trong giao tiếp (bằng lời hay bằng văn bản) luôn luôn xuất hiện lậpluận (argumentation) Lập luận là sản phẩm ngôn ngữ có thé xảy ra trong nội

bộ phát ngôn (câu ghép, ví dụ: Nếu trời mưa thì đường lầy) và có thé xảy ratrong chuỗi (hai hay nhiều) phát ngôn

Theo Tir điển tiếng Việt (46, tr 884) thi lập luận là “sắp xếp lí lẽ mộtcách có hệ thống để trình bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vẫnđề”

Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu là hai tác giả nghiên cứu kĩ về lậpluận và cả hai đều thống nhất quan niệm chung về lập luận Theo Đỗ Hữu Châu, “lập luận là đưa ra những lí lé nhằm dan dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào day ma nguoi noi muốn dat toi” (8, tr.

26

Trang 29

260) Có thé nói:

Trong hoạt động giao tiếp về ngôn ngữ, chúng ta khi nói luôn muốntruyền đạt câu nói của mình có hiệu quả cao nhất để người nghe có thể hiểuđược hết những ý kiến của người nói một cách thuyết phục Đề đạt được hiệuqua trong giao tiếp không thé thiếu lập luận Lập luận sẽ thé hiện được sựđánh giá, nhận thức, phân tích, suy luận của mỗi người về các việc với nhữngmỗi quan hệ hay được xảy ra trong đời sông Bởi vậy lập luận luôn có vai tròquan trọng trong giao tiếp hàng ngày Một phát ngôn ở dạng câu phức (nhưcâu có liên từ “nếu A thì B”, “A cho nên B7 ) đã làm thành một tiểu lập luận Còn nếu là một chuỗi câu, một đoạn văn, thậm chí cả văn bản thì sẽ làmthành một lập luận với nhiều tầng nghĩa khác nhau

Cấu trúc của mọi lập luận sẽ bao gồm ba phan: luận cứ, liên từ logic vàkết luận Mô hình lập luận là:

p >T[p là li lẽ, r là kết luận, p, r có thé được diễn đạt bằng các phát ngôn A,

B, C trong văn bản]

Theo Dé Hữu Châu “Trong quan hệ phát ngôn, lí lẽ được gọi là /uận cứ

(argument) Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một haymột số) với kết luận.” (8, tr 260)

Luận cứ chính là các căn cứ dé người nói rút ra kết luận Còn kết luận lànhững chân lí được rút ra và được minh chứng bằng các luận cứ Kết luận làđích mà lập luận cần hướng tới Quan hệ lập luận và chỉ dẫn lập luận là mộttrong những nội dung cốt lõi của lập luận Luận cứ càng rõ ràng thì tính chân

lí của kết luận càng chính xác Việc làm rõ những nội dung trên sẽ góp phần không nhỏ cho việc khăng định sự chặt chẽ, logic của lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong giớiViệt ngữ học Bằng việc đi sâu tìm hiểu một số (hoặc một nhóm) chỉ dẫn lập

27

Trang 30

luận, các tác giả đưa ra những nhận định cụ thể cho từng đối tượng mà trong luận văn này, chúng tôi khảo sát, miêu tả các phát ngôn liên kết theo phạm trakết quả - tong kết qua một loại thé văn ban đặc thù: Các bai báo trong tap chí

Y Dược học Quân sự.

1.1.9 Giới thiệu về tạp chí Y Dược học Quân sự

Tạp chi Y Dược học Quân sự (Journal of Military Pharmaco-medicine)

là tờ tạp chí của Học viện Quân y Học viện Quân y là cơ sở đảo tạo đại học

và sau đại học với ngành Y Dược duy nhất của Bộ Quốc phòng Đây cũng

chính là cơ quan mà tác giả luận văn đang công tác.

Tạp chí Y Dược học Quân sự là cơ quan ngôn luận về thông tin về cáchoạt động của Học viện Quân y, trực thuộc Ban Giám đốc Học viện; được cấpgiấy phép hoạt động từ ngày 8-8-2002 và xuất bản 2 tháng 1 kì Trước xu théhội nhập với thế giới tạp chí đã có mong muốn được giao lưu trao đổi với cácđồng nghiệp về những thành tựu nghiên cứu về y học Sau đó tạp chí Y Dượchọc Quân sự đã được cho phép đăng tải lên trang mạng internet Đây có théđược coi là một bước tiễn vô cùng quan trọng với tạp chí, có thé giúp cho tạp chí được trao đổi các thông tin trong lĩnh vực y học với những tap chí có uytín trên thế giới

Sau khi ra mắt với bạn đọc trong nước va trên quốc tế, tạp chí đã được

sự cấp phép chuyển đổi lên 9 số trên một năm và những số đặc biệt cho cáchội nghị khoa học của Học viện Dé có thé nang cao vé chat lượng hon nữa,năm 2022 tạp chi đã xây dựng website riêng dé có thé xuất ban online và cũng

có thê phản biện kín cho hai chiều trực tuyến khác nhau với mỗi bài báo

Tạp chí Y Dược học Quân sự có chức năng đặc biệt quan trọng Tạp chí

là cơ quan ngôn luận chuyên môn khoa học của Học viện và Đại học Quân y.

Tạp chí có là cơ quan báo chí chuyên ngành giúp cho Học viện được thực hiện những nhiệm vụ báo chí, tuyên truyện và phục vụ đào tạo; bên cạnh đó

28

Trang 31

cũng công bố những thông tin về ngành Y Dược học.

Từ khi ra tap chí được xuất bản đến nay luôn luôn có những sự cố gắng

dé khang định minh, đóng góp những tích cực cho phục vụ công tác dao tao,nghiên cứu khoa học và điều trị

1.1.10 Tiểu kết

Trong chương này chúng tôi đã làm rõ những vấn đề chính làm tiền đề

lí thuyết cho luận văn của mình

Luận văn đã có một tổng quan tình hình nghiên cứu về văn bản, cácphép liên kết và phép nối trong văn bản của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước Các công trình trước đó cho thấy việc nghiên cứu các phương thức liên kết là khá đa dạng, đặc biệt là trong phạm vi văn bản nói chung Tuynhiên, việc đi sâu xem xét các từ nối theo các phạm trù khác nhau (trong cácloại thể văn bản khác nhau) một cách hệ thống thì mới chỉ có rất ít công trình

nghiên cứu.

Luận văn cũng đã làm rõ những khái niệm cần yếu liên quan cho việcnghiên cứu của mình, như phát ngôn, câu, văn bản, liên kết, mạch lạc; phép

nối (nỗi chặt, nỗi long), tr noi trong pham vi quan sat cua dé tài Trên cơ sở

đó, luận văn giới thiệu “bức tranh” chung về các từ nối phân loại theo 9 phạm trù, trong đó có phạm trù kết quả - tổng kết.

Luận văn giới thiệu vừa đủ những vấn dé lí thuyết liên quan Đó là Lithuyết của Ngôn ngữ học văn bản và một số vấn đề Lí thuyết Phân tích diễnngôn Day chính là cơ sở xuất phát điểm lí luận của dé tài

Trong hai chương tiếp theo, luận văn sẽ lần lượt xem mối liên kết logic

và liên kết ngữ nghĩa (liên kết lập luận) của các từ nối theo phạm trù kết quả tổng kết qua ngữ liệu các bài báo thuộc thê loại văn bản khoa học (khảo sát từ

-tạp chí Y Dược học Quân sự).

29

Trang 32

_—— CHƯƠNG2

GIÁ TRI LIÊN KET HÌNH THỨC CUA NHÓM TU NÓI

THEO PHAM TRU KET QUÁ - TONG KET (QUA TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUAN SU)

2.1 Dẫn nhập

Như phần trên luận văn đã trình bày, trong mọi văn bản đều có liên kếthình thức và liên kết nội dung (liên kết ngữ nghĩa) Hai mặt liên kết nay di

nhiên có quan hệ biện chứng với nhau Trong chương này, chúng tôi xem xét

những biểu hiện làm nên mặt liên kết hình thức của các phát ngôn có từ nốitheo phạm trù kết quả - tổng kết qua văn bản là các bài báo của tạp chí Y

Phương tiện nối trong tiếng Việt có khá nhiều Nhưng trong phạm viluận văn này, chúng tôi chỉ tập trung xem xét các từ nối theo phạm trù kết quả

- tong két thé hién qua các bai báo khoa hoc của tap chí Y Dược hoc Quân sự (nơi tác giả luận văn làm việc nên có điều kiện tiếp xúc, biên tập và hiểu các

văn bản trong tạp chí).

Liên kết hình thức được nói đến ở đây là phép nối Phép nối được hiểu

là cách liên kết giữa các câu với nhau bằng những từ nối Đó sẽ là những từ

có vai trò “nối kết” hay còn gọi là từ quan hệ.

Bình thường, các phát ngôn có sự nói kết với nhau không nhất thiết phải

có từ quan hệ (tức từ nối) Trật tự tuyến tính (A, B, C, ) cũng có thé “mặcđịnh” tạo nên sự liên kết theo trình tự Nhưng khi các phát ngôn có sự gắn

30

Trang 33

kết ngữ nghĩa đạt tới một mức độ nào đó thì xuất hiện các từ nối Từ nốichính là một chỉ dấu liên kết phát ngôn Nó có tác dụng tang tính liên kết vàduy trì chủ đề.

Duy trì chủ dé sẽ là nhắc lại cùng một sự vật hay một sự việc nào đó cócùng đề tài Để duy trì chủ đề được nói đến trong câu thì ta cần phải dùngphép lặp từ ngữ, thế đồng nghĩa, tỉnh lược, đại từ Với những phép liên kếttrên có thé tạo ra hàng loạt những từ có chủ đề thống nhất với nhau, tức là cóthé duy trì được một chủ đề qua số chuỗi câu liên kết với nhau.

Chúng ta phải triển khai chủ đề, cùng với một chủ đề đã cho đưa thêmvào đó một hay vài những chủ đề khác nữa có liên quan đến vấn đề ban đầu được nhắc đến Cần phải đảm bảo được các câu có tính logic mạch lạc va chặtchẽ với nhau về nội dung

Luận văn xem xét các bài báo trong tạp chí Y Dược học Quân sự thểhiện theo hai hướng: liên kết về hình thức và liên kết về ngữ nghĩa Việc liênkết về mặt cả nội dung và hình thức giúp cho câu văn được mạch lạc va logichơn Hai mặt liên kết này cũng giúp cho người đọc dé theo dõi về một van déđang được nói đến.

Liên kết hình thức cũng có thể gọi là liên kết logic Theo Trần NgọcThêm, “liên kết logic gồm: ¡) cấp độ từ - giữa từ với từ trong câu và ii) cấp độ

câu — giữa các câu với nhau” (39, tr 24) Trong chương 2 này, chúng tôi sé

xem xét mối liên kết logic giữa các phát ngôn với nhau (thé hiện qua văn bantạp chí Y Dược học Quân sự) theo một cặp phạm trù (mà chúng tôi đã đề cập

ở chương 1).

2.2 Mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn

Khi phân tích liên kết văn bản, chúng ta thường xem xét “hai vế” đốiứng: chủ ngôn và kết ngôn Chủ ngôn là “phát ngôn đứng làm chủ trong mối quan hệ đang xét” Kết ngôn là “phát ngôn liên kết với chủ ngôn” (theo một

31

Trang 34

phép liên kết nào đó: lap, đói, thé, tỉnh lược, nói ) Day là môi quan hệ được

“trừu tượng hóa” (hai về của quan hệ đối ứng) chứ thực tế biểu hiện thì rấtkhác Nếu có hai về A và B thì A (hoặc B) không han chỉ có 1 phát ngôn matùy từng trường hợp, cả hai về này sẽ là một chuỗi phát ngôn (ngữ cảnh đủ)

Pham Văn Tình trong công trình của mình (Phép tinh lược và ngữ trực thuộc

tỉnh lược trong tiếng Việt, 2002) có nói rằng: “Trong quá trình phân tích diễnngôn (văn bản), chúng ta luôn luôn phải xem xét bản thân mỗi phát ngôn vàquan hệ của chúng với các phát ngôn khác Nói rộng ra, theo quan điểm triết hoc, là xem xét mối quan hệ giữa cái bộ phận và cdi toàn thể Trong lúc phân tích cấu trúc độc lập của mỗi phát ngôn chúng ta dong thời đối chiếu nó

trong quan hệ tương ứng với hàng loạt các phát ngôn xung quanh, có chức

năng liên kết với nó Mối quan hệ này đặc biệt quan trọng và không thể bỏqua.” [44, tr.53] Khi phân tích mối liên kết các phát ngôn có từ nối với nhau,chúng ta tạm thời “trừu tượng hóa”, chỉ xem xét hai về chủ ngôn và kết ngônbăng hai phát ngôn hiện diện Thực tế, mối quan hệ giữa chủ ngôn và kếtngôn phức tạp hơn nhiều Bởi nhiều khi một phát ngôn trong văn bản khôngchỉ liên kết với duy nhất một phát ngôn mà có thể nhiều hơn một (n > 2).Cũng theo Pham Văn Tình “Naw vậy, dù thé nào di nữa, ta cũng có thể quy vềhai về liên kết: một bên là phát ngôn đứng làm tiền dé, là xuất phát điểm cho

sự liên kết, có tính độc lập, đứng làm chủ, ta gọi là chủ ngôn; còn một bên làphát ngôn có chức năng liên kết với chủ ngôn, phụ thuộc vào chủ ngôn, ta gọi

là kết ngôn Chủ ngôn hay kết ngôn có thể bao hàm nhiều phát ngôn hiện diệntrên văn bản Vi vậy, quan niệm về hai về chủ ngôn và kết ngôn như thé chỉ cógiá trị tương đối, có ý nghĩa “phân lập tạm thời” trong phạm vi đang xét Vithực tế, trong một mối quan hệ khác, vai trò chức năng của chúng lại có sựhoán vị, thay đối Một phát ngôn được coi là chủ ngôn của moi quan hệ liên kết này có khi lại là kết ngôn trong một moi quan hé lién kết khác” [44, tr.54].

32

Trang 35

Chúng ta phải xem xét “vùng liên kết đích thực”, tức chỉ ra phạm vi liên kết của các phát ngôn nối kết theo phạm trù này.

Như trên đã nói, khi xét các từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết,trước hết chúng ta chỉ xem mối liên hệ “hai vế”: một về chủ ngôn và một vềkết ngôn (có chứa từ nối đứng đầu phát ngôn: A rB (A: chủ ngôn, B: kếtngôn, r: từ nối) Nhưng muốn chi ra ngữ nghĩa đích thực, chúng ta phải cóngữ cảnh đủ lớn (ngữ cảnh đủ bề rộng) của quan hệ này Có nghĩa là chúng taphải chỉ ra “vùng tác động” mà từ nối r tham gia và chi phối

Qua khảo sát, có thé quy về bốn mô hình đối ứng cơ bản.

+ Chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:1.

Mô hình

+ Chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ 1:n (n > 2)

Mô hình |A rB¡, Bs, B;

+ Chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:1 (n > 2)

Mô hình Ad, Aa, Áa rB,+ Chủ ngôn và kết ngôn theo quan hệ n:n (n> 2).

Mô hình |A 1› Ad, A 3ye0e rB,, B,, B; eee

Những van dé trong phan này (Mối quan hệ đối ứng giữa chu ngôn và kết ngôn) sẽ được áp dung dé mô tả và phân tích trong 2 chương (2 và 3) Tức

là mọi phát ngôn liên quan tới từ nối sẽ được xem xét theo 2 bình diện: /iênkết logic và liên kết ngữ nghĩa (liên kết lập luận)

Tất nhiên, số lượng từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong tạp chí

Y Dược học Quân sự là khá nhiều Tuy nhiên, trong khuôn khô một luận văn,thời gian không cho phép, chúng tôi chi có thể khảo sát và miêu tả một số từ nốikết quả - tổng kết và thống kê thành nhóm, mà theo chúng tôi là khá điển hình và

33

Trang 36

chiểm tỉ lệ khá cao Và như vậy, qua các từ nối lựa chọn trên phần nào phản ánh

“bức tranh chung” về các từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong tạp chí Y

Dược học Quân sự.

2.3 Liên kết logic, liên kết cấu trúc của các từ nối theo phạm trù kết qua

- tổng kết

2.3.1 Giá trị liên kết của từ noi “vi vậy”

Trong mỗi cuộc trò chuyện hay giao tiếp sinh hoạt hàng ngày ta đều thấy

có những từ nối được thê hiện theo quan hệ kết quả - tổng kết Quan hệ này luôn

có những gan bó chặt chẽ và mật thiết giữa các câu với nhau giúp bổ sung cho ý của câu này với câu khác Mỗi một từ ngữ sẽ có những giá trị liên kết từ nối khác nhau Trong phan nay ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu từ nối “vì vậy”.

Trong tạp chí Y Dược học Quân sự số 6 năm 2022 trong bài “Đánh giákiến thức an toan sinh học và một số yếu tố liên quan đến kiến thức an toànsinh học của sinh viên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học trường đại học y tếcông cộng năm 2022” Trong phần bài viết này đã đưa ra những kết luận nhưsau “Đây là nền tảng cơ sở giáo duc dé đưa ra các biện pháp tăng cường daotạo trong an toàn sinh học nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với các tácnhân gây bệnh trong quá trình thực tập tại bệnh viện, cơ sở y tế ” Bài báonay đã có phần tổng kết van đề như sau “Vi vậy, chúng tôi tiến hành nghiêncứu nham: Đánh giá kiến thức an toàn sinh học và phân tích một số yếu tốliên quan đến kiến thức an toàn sinh học của sinh viên ngành kỹ thuật xétnghiệm y học, Trường Đại học Y tế Công cộng” Giá trị liên kết của từ ni “vì

vậy” là đã góp phần bo sung cho các kết luận sau đó có căn cứ thuyết phục

hơn Phan tong kết này nhằm lí giải van đề cần nghiên cứu của bài báo này.

Từ này sẽ làm nhiệm vụ nối hai câu văn lại với nhau một cách chính xác,logic và hợp lí Đồng thời câu sau sẽ là kết quả của câu trước cần nói đến Qua đó ta có thé thấy được từ “vì vậy” đặt trong ngữ cảnh bài viết này dé

34

Trang 37

nhằm khẳng định lại vấn đề một cách thuyết phục và hợp lí.

Trong tạp chí Y Dược học Quân sự số 5 bài “Nghiên cứu xây dựngdanh mục tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện da liễu Cần

Thơ năm 2022” do Nguyễn Phục Hưng, Lương Kim Thùy, Võ Thị Mỹ

Hương, Phan Vũ Thu Hà người viết Bài viết về vấn đề về tương tác thuốctrong điều trị ngoại trú tại bệnh viện da liễu Cần Thơ đã đặt ra về kết luận nhưsau: “Bệnh viện da liễu Cần Thơ là một trong những bệnh viện chuyên khoa

có số lượng BN điều trị lớn, với loại hình bệnh tật da dang, sử dụng nhiều loại thuốc đặc trị có nguy cơ tương tác thuốc bắt lợi cao Do đó, tương tác thuốc là một vấn đề được quan tâm trong điều trị” Đến phần tổng kết “Vi vậy, nhómnghiên cứu thực hiện đề tài nhăm: Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tácthuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2022”.Chúng ta có thé thay được trong phan liên kết giữa hai câu văn lập luận về giátrị kết luận - tong kết đã thấy từ nói “vi vậy” Từ nối vì vậy như chốt lại van

đề giữa những câu văn trước với những câu văn sau bằng lập luận Sự liên kếtqua từ nối này ta có thé thấy tông kết lại van dé cần nghiên cứu Đồng thờicũng làm cho bài viết có tính logic hơn, mạch lạc hơn Phần kết luận đã đưa

ra những câu văn xác đáng cần thiết cho việc nghiên cứu thuốc dé điều trị cănbệnh này Từ “vì vậy” cũng cho ta thấy được đây là kết quả của câu trước đó

Trong tạp chí Y Dược học Quân sự số 5-2022 “Nghiên cứu một số kíchthước bàn tay, kích thước chi trên, chiều cao đứng và cân nặng của sinh viêntrường đại học Thái Bình” Phạm Thanh Vân, Trần Ngọc Anh, Vũ Duy Tùng

là người viết bài báo này Trong bài viết này đã đưa ra những kết luận “trênthế giới có nhiều nghiên cứu về các kích thước này; tuy nhiên, kết quả chưaphù hợp khi áp dụng trên người Việt Nam Ở Việt Nam các công trình nghiêncứu về đặc điểm hình dáng ban tay cũng như các kích thước của chi trên,chiêu cao, cân nặng còn rât ít và đã được công bô khá lâu” Phân tông kêt đã

35

Trang 38

chốt lại van dé “Vi vậy, chúng tôi tiến hành dé tài nhằm: xác định một số kích thước bàn tay, kích thước chi trên, chiều cao đứng và cân nặng của sinh viênTrường Đại học Y Dược Thái Bình” Trong bài này đã xác định được phầnkết luận và tổng kết lại về vấn đề Về phần kết luận đã đưa ra công trìnhnghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới Đến với phần tông kết ta lạithấy chốt lại van đề về việc cần nghiên cứu đề tai này với những lý do thuyếtphục ở bên trên Từ nối “vì vậy” để khăng định lại vấn đề cũng như chốt lạivan đề mà bài viết cần ban bạc Với những lý lẽ, dẫn chứng một cách rất cụ thé ở những phan trên đã làm thuyết phục cho người đọc Vì vay, phần tổng kết của bải viết này rất mạch lạc, logic nhằm chốt lại van dé.

Trong tap chí Y Dược Quân sự số 9-2022 với bài viết “Phau thuật điều

trị ung thư khí quản nguyên phát: Nhân một trường hợp” của các tác giả

Nguyễn Ngọc Trung, Trần Thanh Bình, Nguyễn Khánh, Vũ Anh Hải, Lê ViệtAnh, Đặng Tuan Nghia, Tran Đắc Tiệp Trong bài viết này đã nêu ra căn bệnhung thư khí quản ở người đã đưa ra những con số, những nghiên cứu ở nướcngoài và cả Việt Nam Bài nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng “Hiện nay

ở Việt Nam các báo cáo về ung thư khí quản còn rất hạn chế chủ yếu là báo cáo các ca mắc bệnh lâm sàng Phẫu thuật cắt u cũng như tạo hình khí quảncũng là những kĩ thuật đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viêm lồng ngựccũng như kíp gây mê hồi sức kết hợp” Qua kết luận này ta có thê thấy bài báo

đã đưa ra được những hạn chế, muốn phẫu thuật cắt khối u thì cũng đòi hỏi rấtnhiều sự khó khăn, là cơ sở giúp cho việc điều trị tốt hơn Trong phan tongkết đã đưa ra van đề “Vi vậy các trường hợp nay cũng chỉ được báo cáo tạimột số trung tâm phẫu thuật lồng ngực lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnhviện Việt Đức ” Ta có thé thấy được giá trị qua từ nối “vi vậy” từ nối này có tác dụng nhằm dé liên kết câu này với câu khác Trong trường hợp này từ nối

“vì vậy” cũng có tác dụng nham liệt kê một số trung tâm phẫu thuật lồng ngực

36

Trang 39

khác Tác dụng của từ nối này nhằm đưa ra những lý lẽ, tính chính xác trong văn bản đồng thời cũng liên kết với những câu khác.

Qua đó ta cũng có thể thấy được giá trị liên kết của từ nối “vì vậy”trong mỗi bài tạp chí có sự khác nhau nhất định Từ nối “vì vậy” thể hiện sựliên kết giữa phát ngôn trên và phát ngôn dưới Đồng thời từ nối này làm chochuỗi phát sự khăng định lại vấn đề, tổng kết lại phần bài viết cần phảinghiên cứu những gì Mỗi từ nối có các tác dụng liên kết khác nhau làm chocâu văn trở nên hay hơn, sinh động hơn và cũng hấp dẫn hơn.

2.3.2 Giá trị liên kết có từ nỗi “cho nên”

Chúng ta thường thấy trong mỗi cuộc giao tiếp với nhau thường có một van đề như phần nguyên nhân và kết quả Ở đây cần phải nói đến từ “chonên” cũng là một từ thuộc phan trong liên kết của câu là từ nối, giúp cho câuvăn được rõ ràng, mạch lạc đồng thời liên kết câu cũng giúp cho phạm tra kếtquả - tông kết được rõ ràng hơn

Trong tạp chí Y Dược Quân sự số 3 năm 2022 bài “Nghiên cứu nống

độ yêu tô ngoại tử U Alapha huyết thanh ở bệnh nhân xơ gan do rượu” của tác giả Dương Quang Huy, Vũ Văn Huỳnh, Đào Đức Tiến, Nguyễn Khánh Linh Trong đó bai viết này đã có một đoạn nhỏ thể hiện gia tri từ nối “cho nên” dé

có thé thể hiện rõ được mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả Phần viếttrong bai viết này “Điều này cho thay TNF-a huyết thanh là một cytokinekhông chỉ tham gia vào cơ chế gây xơ hóa gan mà còn liên quan đến mức độthoái triển chức năng tế bao gan Cơ chế của mối liên quan này là do TNF -ơ

được tạo ra và được thanh thải tại gan Cho nên, bệnh suy gan ngày càng nặng

sẽ ngày càng giảm khả năng thanh thải” Trong đó ta thấy ở trong phầnnghiên cứu này có dùng từ nối liên kết “cho nên” từ liên kết đã thé hiện tinh liên kết và mạch lạc giữa các câu văn với nhau Liên kết bằng từ nối cũng sẽgiúp cho câu văn không bị ngắt quãng mà giúp cho câu văn liên kêt với nhau

37

Trang 40

giúp cho câu văn hấp dẫn hơn Phạm trù kết quả - tổng kết của từ nối cho nên này dé tong kết lại van đề về căn bệnh gan này Giá trị liên kết của từ nốitrong phạm trù nay cũng nhằm tổng kết lại van đề về căn bệnh xơ gan nay.

Trong tạp chí Y Dược Quân sự số 4, bài “Nghiên cứu sự biến đổi nồng

độ Glial Fibrillary acidic protein huyết thanh trong ba ngày đầu ở bệnh nhânchan thương sọ não nặng” do Nguyễn Chí Tâm, Lê Dang Mạnh, Nguyễn

Thanh Nga, Phạm Văn Công, Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn

Công Trường, Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Trung Kiên là người đã viết và nghiên cứu về bài này Trong đó bài viết này đã đề cập đến những biến đổi nồng độ ở bệnh nhân bị huyết thanh và có đề cập đến phần về căn bệnh này Bài viết đã

sử dụng đến từ nối cho nên được nhắc đến ở đoạn sau đây “Còn ở nhóm tửvong, ton thương não nặng và liên tục tăng Cho nên nồng độ GFAP khó ổnđịnh và tiếp tục tăng qua những ngày tiếp theo” Chúng ta có thé thay đượcgiá trị liên kết ở từ nối “cho nên” này đã góp phần tổng kết lại về căn bệnhnày đầu tiên đã đưa ra những kết quả về nhóm tử vong và tổn thương nãonặng rỒi sẽ tổng kết lại về căn bệnh này sẽ không được ôn định và tiếp tụctăng Giá trị liên kết từ nối này góp phần liên kết giữa thành phần các câu vănlại với nhau bằng từ nối đó Ngoài ra từ nối cũng góp phần khăng định lại vấn

đề trên hoàn toàn là chính xác và đã được rất nhiều chuyên gia nghiên cứu.Trong bài viết này thì giá trị liên kết của từ nối “cho nên” nhằm khang địnhlại những lý do mà nồng động GFAP cao và căn bệnh cũng sẽ đuọc tăng lên.

Trong tạp chí Y Dược quân sự số 8-2022 bài “Nghiên cứu tác dụngkháng thể tế bào ung thư đại trực trang ở người Adiporon in vitro” của Bùi

Lan Anh, Nhâm Thị Phương Linh, Phạm Quỳnh Chi, Nguyễn Thị Mai Ly,

Ngô Thu Hằng, Bùi Khắc Cường là những người nghiên cứu bài viết này Trong bài viết này đã đề cập đến vấn đề về những tế bào ung thư ở trực tràng

đã sử dụng từ nôi trong bài việt của minh Từ nôi “cho nên” đã được nhac tới

38

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w