LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan dé tài nghiên cứu “Suu tam, tổ chức khoa học vàphát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hỗ Chi Minh” là côngtrình nghiên cứu của riêng tôi, đư
Nguồn tư liệu và tài liệu tham khảoDé thực hiện đề tài này, tôi đã nghiên cứu, sử dụng một số nguồn tu liệu và tài liệu tham khảo sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật như:
+ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 của Quốc hội ban hành ngày II tháng 11 năm 2011;
+ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 01 năm 2013 quy định về chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;
+ Pháp lệnh số 34/2001/PL-UBTVQHI0 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 04 tháng 4 năm 2001 về lưu trữ Quốc gia;
+ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2004 của quy định chỉ tiết một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia;
+ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg của Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2007 về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;
+ Quyết định số 168-QD/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26 tháng 12 năm 1981 về Phông lưu trữ quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
- Các sách nghiên cứu lý luận về công tác lưu trữ, công tác bảo tàng:
+ Cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm, năm 1990;
+ Cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” của nhóm tác giả G.A.Bêelốp, A.N Lôghinôva, K.G Michisép, N.R ProKopenko;
+ Cuốn “Văn bản và Lưu trữ học đại cương” NXB Giáo dục, năm 1996;
+ Cuốn ““Công tác văn thư lưu trữ” NXB Chính trị Quốc gia, năm 1999;
+ Cuốn “Tir điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam” NXB
Văn hóa Thông tin, năm 2011.
- Các sách nghiên cứu về công tác bảo tàng:
+ Cuốn “Cơ sở bảo tàng học” của Nguyễn Thị Huệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008;
+ Cuốn “Cam nang bảo tàng” NXB Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, năm 2001;
+ Cuốn “Bảo tàng góp phần hoàn thiện nhân cách con người?” NXB
Bảo tàng cách mạng Việt Nam, năm 2004.
- Tài liệu về lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tô chức bộ máy và hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh:
+ Cuốn: “Bảo tàng Hồ Chí Minh - 40 năm một chặng đường”, năm 2010.
- Các dé tài luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp của các học viên và sinh viên ngành Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng của
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
- Các bài viết đăng tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Tạp chí chuyên ngành - Tạp chí văn thư Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Dấu ấn thời gian, Tạp chí
- Các thông tin liên quan từ website của Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước và website của Bảo tàng Hồ
Đóng góp của đề tàiNếu giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu, dé tài sẽ có những đóng góp Sau:
Góp phần xác định một số vấn đề về sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ trong hoạt động bảo tàng để các nhà khoa học tham khảo, bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận lưu trữ học.
- Về thực tiễn: Đề tai giúp lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh nhận thay được những ưu điểm, hạn chế của công tác sưu tầm, t6 chức khoa học va phát huy giá trị nguồn tư liệu, tài liệu lưu trữ Đồng thời luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác này dé lãnh đạo Bao tàng có thé tham khảo, áp dụng vào thực tiễn.
Bồ cục đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về sưu tam, tô chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ
Trong chương này, tác gia nêu khái quát lại những lý luận cơ ban, cơ sở pháp lý về sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu
13 trữ bao gồm khái niệm tư liệu, tài liệu lưu trữ, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ, phân loại, xác định giá trị tài liệu, công cụ tra cứu khoa học tài liệu, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Từ đó thấy được tính cấp thiết trong việc sưu tầm,tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ Đây là chương mang tính dẫn luận, là cơ sở cho phần nội dung chính ở chương 2 và chương3 Thông qua chương này, tác giả có căn cứ dé đánh giá thực trạng công tác sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Thực trạng sưu tam, tổ chức khoa hoc và phát huy giá trị tu liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chi MinhTại chương này, tác giả trình bày tổng quan về Bảo tàng Hỗ Chí Minh; giới thiệu vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh; đặc điểm, thành phần tư liệu, tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh; tiếp đó tác giả sẽ trình bày thực trạng cũng như sự cần thiết phải sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Cụ thể tại chương này, tác giả sẽ trình bày về thực trạng công tác sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bao tàng Hồ Chí Minh Thông qua đó tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá (ưu điểm, hạn chế) về sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác sưu tam, tổ chức khoa hoc và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
là chương trọng tâm của luận văn được tông kết từ cơ sở lýluận ở Chương 1 và tình hình thực tiễn ở Chương 2 Trong chương nay, tác giả đề xuất các giải pháp về sưu tầm, t6 chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thay, cô giáo, đồng nghiệp và các bạn học viên dé chúng tôi tiếp tục hoàn thiện Luận văn.
Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đào Đức Thuận, người Thay đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này và trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng trong suốt khóa học Lưu trữ học 2018- 2020 Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi tôi đang công tác đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi học tập, tiếp cận thực tế; chân thành cảm ơn các bạn, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA PHÁP LY VE SƯU TAM, TO CHỨC KHOA HỌC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TƯ LIỆU, TÀI LIỆU LƯU TRỮCơ sở lý luận về sưu tầm, tổ chức khoa học va phát huy giá trị tư liệu,1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Trong cuốn từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh của tác giả Tran Văn Chánh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1931, có định nghĩa “Tư liệu là tài liệu làm việc”.
Tư liệu là một dạng vật chất mang thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Với nghĩa như trên, khái niệm “tư liệu” nhiều lúc còn được dùng tương đương với khái niệm “tài liệu”.
Hiện vật bảo tàng bao gồm nhiều loại hình, chất liệu và hình thức: hiện vật thé khối, tài liệu chữ viết, tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh va băng ghi âm
Hiện vật cua bảo tang được coi là tư liệu và tài liệu lưu trữ của họ So với công tác lưu trữ, hiện vật bảo tàng mang tính lịch sử và thẩm mĩ cao đối với tư liệu, tài liệu lưu trữ mang tính pháp lý và độ tin cậy cao Cả hai loại hình này đều chứa đựng thông tin hướng tới mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục, tuyên truyền, phô biến tri thức.
* Khái niệm “tài liệu lưu trữ”
Trong cuốn giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ có định nghĩa: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đoàn thé, xí nghiệp và cá nhân có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác được bảo quản trong các phòng,
'Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Van Thâm (1990) Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Dai học và Giáo dục chuyên nghiệp, Ha Nội.
Tại Khoản 3, Điều 2, Luật Lưu trữ, tài liệu lưu trữ được định nghĩa như sau: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lich sử được lựa chọn dé lưu trữ Tài liệu lưu trữ bao gom ban sốc, bản chính; trong trường hop không con bản gốc, bản chính thì được thay thé bang bản sao hợp pháp ”.
Tài liệu lưu trữ được sử dụng dé minh chứng chủ quyền quốc gia, bảo vệ biên giới và lãnh thô, hoạch định đường lối, chính sách, xây dựng mục tiêu phát triển đất nước Tài liệu lưu trữ chứa đựng những giá trị văn hóa ở nhiều mặt khác nhau như nội dung tài liệu, ngôn ngữ thể hiện, vật mang tin nhằm bảo tôn va phát huy những giá trị tốt đẹp Tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin có giá trị đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao, đóng vai trò quan trọng trong việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các thế hệ trước.
Tóm lại, tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính hoặc bản sao hợp pháp khi bản gốc, bản chính không còn, là tài liệu được sản sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nó chứa đựng những thông tin quá khứ, phản ánh các sự kiện lịch sử, các hiện tượng tự nhiên xã hội có giá trị được lựa chọn đề bảo quản phục vụ các nhu cầu chính đánh của công dân.
* Khái niệm “Tài liệu lưu trữ cá nhân”
Trong cuốn Tir điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam có giải thích “Tai liệu lưu trữ của cá nhân có giá trị đối với quốc gia và xã hội được đăng ký thong kê tại lưu trữ lịch sử; được hướng dan, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản; được tạo điều kiện để giới thiệu, trưng bày, triển lãm nhằm phát huy giá tri” [21, tr.349].
Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu írữ được định nghĩa: “Tài liệu xuất xứ cá nhân là tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một hoặc một nhóm người ” [5, tr.53] Nói cách khác, tài liệu lưu trữ cá nhân là tài liệu do cá nhân tạo ra không phân biệt về nội dung và hình thức vật lý của tài liệu, có giá trị được lựa chọn dé lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ chứa đựng các thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu biêu đã tồn tại hoặc diễn ra trong quá khứ trên các vật mang tin khác nhau như: giấy, phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức phản ánh các van đề về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; là tài liệu của các cơ quan, t6 chức hoặc cũng có thé tài liệu có xuất xứ cá nhân tiêu biểu, không phân biệt cơ quan bảo quản và lưu giữ, có giá trị đối với quốc gia và dân tộc Tài liệu lưu trữ là các bản gốc, bản chính phản ánh trực tiếp hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân một cách khách quan, trung thực, vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, là nguồn thông tin đa dạng, phong phú, chân thực và tin cậy được khai thác sử dụng dé phục vụ các mục đích khác nhau cua xã hội.
* Khái niệm “Phong lưu trữ cá nhân”
Trong cuốn giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ được định nghĩa: “Phông lưu trữ các nhân là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một nhân vật riêng biệt được đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định Phông lưu trữ cá nhân thường được thành lập đối với những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật mà tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của họ có ý nghĩa chính trị, khoa học lịch sứ và các ý nghĩa khác ” [5, tr.60-61).
Phông lưu trữ cá nhân là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong qúa trình hoạt động của một cá nhân tiêu biểu được đưa bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định Phông lưu trữ cá nhân được bắt đầu từ khi người đó sinh ra và kết thúc khi người đó qua đời Tuy nhiên, thời điểm kết thúc của phông lưu trữ cá nhân có thể kéo dài cho đến khi không còn các cá nhân khác viết về người đó.
* Khái niệm “Thu thập bồ sung tài liệu”
Trong 7? điển Lưu trữ Việt Nam, năm 1992 có nêu: “Thu thập tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp bồ sung tài liệu vào lưu trữ thông qua việc xác định giá trị tài liệu Thu thập tài liệu được tiễn hành theo hai bước:
18 một là, thu thập tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; hai là, thu thập tài liệu vào
Tại Khoản 12, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011: “Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử ”.
Sự cần thiết của hoạt động sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh1.3.1 Sự can thiết của hoạt động sưu tam tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tài liệu lưu trữ là các bản gốc, bản chính phản ánh trực tiếp hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân một cách khách quan, trung thực, vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, là nguồn thông tin đa dạng, phong phú, chân thực va tin cậy được khai thác sử dụng dé phục vụ các mục dich khác nhau cua xã hội.
Thông tin chứa đựng trong tài liệu lưu trữ là những thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu biểu phản ánh trung thực mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của đất nước.
Sưu tầm là một trong những khâu công tác nghiệp vụ cơ bản quan trong và có vai trò, vi trí đặc biệt trong toàn bộ hoạt động cua bảo tàng, nó gan liền với các khâu công tác khác dé bảo tàng tồn tại và phát triển Công tác sưu tầm của bảo tàng là việc nghiên cứu, phát hiện, lựa chọn và thu thập các tài liệu hiện vật sốc mang ý nghĩa, giá trị bảo tàng phản ánh về lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, về con người và môi trường tôn tại theo phương pháp khoa học tùy theo nội dung và loại hình của bảo tang và là công tác bố sung thường xuyên cho kho cơ sở của bảo tàng.
Tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều thông tin phản ánh chân thực, sinh động về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và còn chứa đựng nhiều quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Trong suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba qua nhiều nơi, nhiều
33 quốc gia của nhiều châu lục khác nhau Quá trình đó đã hình thành nên một khối lượng không nhỏ tài liệu phản ánh về hoạt động, về lý tưởng, chí hướng cách mạng của Người mà hiện nay đang được lưu giữ tại nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên; các thế lực thù địch đang gia tăng chống phá sự nghiệp cách mạnh chính nghĩa của dân tộc ta, bôi nhọ lãnh tụ đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh thông qua các văn kiện, tác phâm của Người dé chống lại những luận điệu sai trái đó và giải đáp các vẫn đề mới nảy sinh trong thực tiễn của đất nước Vì vậy, cần phải sưu tầm đầy đủ tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tránh bị các thế lực thù địch chiếm dụng nhăm mục đích chống phá.
Mặt khác, sưu tam tài liệu về Người nhằm mục đích bổ sung day đủ, tập trung thống nhất, bảo quản an toàn và sử dung có hiệu quả các tài liệu đó dé phục vụ cho việc nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đề đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, khai thác và tìm hiểu ngày càng cao của công chúng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về thân thé, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần sưu tam các tài liệu hiện vật về Người dé bổ sung, kiện toàn kho cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tài liệu hiện vật được sưu tầm, bổ sung cho Kho cơ sở sẽ giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn Công tác sưu tầm là một trong những khâu công tác quan trọng đặc biệt, góp phần đặt tiền đề để tổ chức khoa học, quản lý và phát huy giá trị tài liệu theo nguyên tác tập trung,
34 thống nhất, gắn liền với các khâu công tác khác dé tạo thành một thé thống nhất hoàn chính nhằm đảm bảo sự phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh Vì vậy, sưu tầm tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng cần thiết.
1.3.2 Sự can thiết của hoạt động tổ chức khoa hoc tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hỗ Chí Minh
Tổ chức khoa học tài liệu chính là tìm ra những biện pháp nhằm xây dựng phương án phù hợp dé phân loại, xác định giá trị và xây dựng công cụ tra cứu nhằm phát huy giá tri tài liệu Thông qua việc tổ chức khoa học tài liệu sẽ giúp chúng ta lựa chọn những tài liệu có giá trị để bảo quản vĩnh viễn và loại ra các tài liệu hết giá trị Vì vậy, cần tiến hành t6 chức khoa học tu liệu, tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần thiết.
* Tổ chức khoa học tư liệu, tài liệu lưu trữ góp phần vào việc quản lý tài liệu tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Dựa vào tổ chức khoa học tư liệu, tài liệu sẽ giúp cán bộ quản lý có thé nắm được rõ các VỊ tri của các khối tài liệu trong kho, nam được số lượng, nội dung, thành phan, đặc điểm của các khối tài liệu đang lưu trữ trong kho Trên cơ sở đó có kế hoạch sưu tầm, bổ sung thêm những tài liệu còn thiếu; nếu tài liệu hư hỏng có kế hoạch tu sửa và đưa vào danh mục tài liệu hư hỏng, hạn chế sử dụng Từ đó xây dựng kế hoạch, phương án bảo quản an toàn tài liệu và tô chức khai thác sử dụng tài liệu phù hợp có hiệu quả nhằm phát huy tối đa giá trị của tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Tổ chức khoa học tài liệu giúp phát huy hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tô chức khoa học tài liệu là một công việc vô cùng quan trọng vì khi có tổ chức khoa học tài liệu mới giúp phát huy tối đa giá trị của tài liệu mà bất kế co quan tổ chức nào nắm giữ, bởi trên thực tế nếu có trong tay những tài liệu quý nhưng việc không thé khai thác những tài liệu giá trị đó thì cũng là
35 vô nghĩa Đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ, là bảo tàng lưu niệm danh nhân - nơi lưu giữ các tài liệu hiện vật phán ảnh về thân thế, sự nghiệp và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Khi những tài liệu được hình thành trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người được tổ chức một cách khoa học sẽ giúp cho việc khai thác sử dụng một cách nhanh chóng, tra tìm thông tin thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm thời gian công sức Nếu được tổ chức khoa học tài liệu thì từ đó giá trị của tài liệu lưu trữ được phát huy có hiệu quả trong mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội của Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng và của đất nước nói chung.
* Tổ chức khoa học tài liệu giúp kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản an toàn, chặt chẽ, giữ gìn bí mật, không dé mat mát và that lạc tài liệu
Tài liệu không thể an toàn khi còn bị bó gói chưa được xử lý xếp vào một nhà kho mang tính tạm bợ, nếu thế thì việc tài liệu bị xuống cấp là điều không thé tránh khỏi Tài liệu trong kho được bồ trí, sắp xếp khoa học thì sẽ dễ dàng kiểm soát số lượng tài liệu trong kho tránh tình trạng mat mát that lạc tài liệu, dé dang kiểm tra tinh trang tài liệu hiện vật trong kho, dé dang phát hiện ra những tác nhân làm ảnh hưởng đến tuôi thọ của tài liệu Vì vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần phải tổ chức khoa học tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo quản an toàn tài liệu và kéo dài tuôi thọ của tài liệu, quản lý chặt chẽ, giữ gìn bí mật tài liệu; tài liệu không thể tự tiện rút ra, rút vào và khai thác một cách tự do dé tránh nguy cơ làm hỏng, mat mát, that lạc tài liệu.
* Tổ chức khoa học tài liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TẠI BẢO TÀNG HÒ CHÍ MINHKhái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh 1 Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Hồ Chi MinhChủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại của Việt Nam mà còn được tôn vinh là một nhà văn hóa kiệt suất, một tắm gương đạo đức tuyệt vời, một nhân cách hoàn hảo, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của một nhà hoạt động chính tri, một lãnh tụ cách mang chân chính, một người công bộc trung thành và tận tụy của nhân dân.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra quyết định số 206-QĐ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng theo nguyện vọng của toàn dân tộc Việt Nam đề tưởng nhớ Người, Bảo tàng thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, nơi lưu giữ những di sản của Hồ Chí Minh, là một trong những bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam.
Ngày 12/9/1977, đồng chí Lê Duan thay mặt Bộ Chính trị ký nghị quyết số 04-NQ/TW đề ra việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Năm
1978, Hội đồng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đến ngày 15/10/1979 ban hành Nghị định số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tô chức của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14-QD/TW về việc xây dựng công trình Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong quyết định nêu rõ thời gian khởi công năm 1985, hoàn thành xây dựng năm 1987 và năm 1989 sẽ đưa công trình vào hoạt động trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 19/5/1985, chiếc cọc đầu tiên được đóng xuống nền móng công trình Viện Bao tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 ngày sinh của Người Đây cũng là sự kiện đánh dấu chính thức đưa công trình Viện Bảo
40 tàng Hồ Chí Minh vào xây dựng trực tiếp Tháng 11 năm 1987, Người đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất”. Đúng ngày 19/5/1990, trong kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành và mở cửa đón tiếp đồng bào trong nước và du khách quốc tế đến thăm Bảo tàng Từ tháng 5/1990, Bảo tàng Hồ Chi Minh chính thức trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Van hóa, Thể thao và Du lịch) Từ khi chính thức đưa vào hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã dần trở thành điểm hẹn thân thiết, là điểm dừng chân quen thuộc của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế khi đến thăm thủ đô Hà Nội.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn xác định việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Bảo tàng, nhất là trong công tác tuyên truyền và hướng dẫn khách tham quan là một trong những khâu quan trọng dé phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng đặt phía sau quần thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với diện tích 12000m” Tòa nhà Bảo tàng mang dáng hình một bông hoa sen được tạo hình vuông đặt chéo mỗi cạnh dài 70m Điểm mới mẻ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ ở tòa nhà hiện đại, kết cấu kiến trúc đa dang, trang thiết bị hiện đại mà còn thé hiện ở cách trưng bày kết hợp với giải pháp mỹ thuật làm nỗi bật ý đồ tư tưởng, nội dung trong tông thé mối quan hệ hữu cơ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại Bảo tàng đã đáp ứng được nhu cầu tốt nhất cho khách tham quan, giúp người xem hiểu được sâu sắc, toàn diện về vị lãnh tụ vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong 50 năm qua toàn diện và phong phú, đặc biệt là sau 30 năm mở cửa đón khách tham quan, hăng năm Bảo tàng đã đón tiếp hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham
41 quan, tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách H6 Chí Minh Công tác giáo dục bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách tham quan: Giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng; tổ chức triển lam chuyên dé, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyén nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước.
Cùng với hoạt động phát huy tác dụng công trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu dài Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ có cơ sở vật chất, kết cau hạ tầng tốt mà còn là nơi lưu giữ, bao quản tốt những tài liệu, hiện vật, là nơi tuyên truyền, giới thiệu hiệu quả nhất về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức của Người Bảo tang có Kho cơ sở đang lưu giữ hon 17 vạn tài liệu, hiện vat va Kho thư viện chuyên đề sách, báo, tạp chí về Chủ tịch Hồ Chí Minh Thư viện hiện có 6000 đầu sách với khoảng hơn 20.000 nghìn bản Kho tư liệu có hơn 12.000 tài liệu trong đó có nhiều tư liệu quý Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt
Nam, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh dé bồi dưỡng các thế hệ trẻ người Việt Nam kế tục sự nghiệp cách mạng vi đại của Người Vì vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến tìm hiểu và nghiên cứu về Bác Hồ Bảo tàng đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công tác sưu tầm, tiếp nhận tài liệu, hiện vật từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoải nước được thường xuyên thực hiện Nhiều tài liệu, hiện vật được tiếp tục bố sung cho Kho co sở và không ngừng được nâng lên, giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn.
Bao tàng Hồ Chí Minh được coi là một trong những Bao tàng tiêu biểu trong hệ thống các Bảo tàng ở nước ta, nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát huy những di sản văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dé lại mà còn là nơi giáo dục hiệu quả nhất về tư tưởng, đạo đức, lỗi sống và tác phong làm việc của Người đến với thế hệ người Việt Nam và là tư liệu giúp bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất.
50 năm qua đặc biệt là sau 30 năm mở cửa đón khách tham quan, quãng thời gian chưa phải là dài đối với một bảo tàng danh nhân, nhưng cũng đủ dé Bảo tàng Hồ Chí Minh khang định vai trò, vị thé của mình trong việc giữ gin và phát huy những giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh dé lại Kết qua đó được thực hiện qua các khâu công tác của bảo tàng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Hồ Chí Minh.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc trải qua 50 năm xây dựng và phát triển đã ngày càng trưởng thành, có tầm ảnh hưởng trong nước và quốc tế Bảo tang đã chứng minh, khang định vị thé của một cơ quan văn hóa lớn với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học vỀ cuộc đời sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức tác phong của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với các thế hệ Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Sơ lược về Kho tại Bảo tàng Hồ Chí Minh* Về Kho cơ sở Đối với mỗi bảo tàng, tài liệu hiện vật gốc được coi là nguồn sử liệu quý giá, luôn giữ vị trí quan trọng chi phối mọi hoạt động khoa học và nghiệp
46 vụ của bảo tàng, trước hết là ở hoạt động kho cơ sở của bảo tàng Một kho cơ sở mà không có tài liệu hiện vật gốc thì dù có hiện đại đến đâu, có điều kiện bảo quản tốt đến đâu cúng không có giá trị gì Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi chứa đựng, bảo quản di sản văn hóa Hồ Chí Minh.
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là hệ thống kho tương đối lớn và hiện đại vừa đáp ứng yêu cầu bảo quản lâu dài tài liệu hiện vật, vừa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong và ngoài cơ quan Toàn bộ khu vực bảo quản tài liệu hiện vật có hệ thống điện riêng, hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ âm riêng, hệ thống thông gió và được trang bị hệ thong phong chống cháy Trong mỗi kho, tài liệu được sắp xếp và bảo quan trong từng tủ chuyên dụng, giá kệ chuyên dụng.
Kho co sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ hơn 17 vạn tài liệu, hiện vật phong phú về nội dung, đa dang về thê loại Tài liệu, hiện vật bảo quản tại kho cơ sở chủ yếu do Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ; sau khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh qua đời, Văn phòng Phủ Chủ tịch giao lại cho Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau này có nhiều tài liệu hiện vật mới được sưu tầm từ trong nước và tại các trung tâm lưu trữ ở Nga, Anh, Pháp, Hồng Kông và Trung Quốc Hệ thống kho cơ sở bao gồm 9 kho bảo quản tài liệu hiện vật thuộc 11 chất liệu được phân thành từng khối, loại, sưu tập Mỗi tài liệu hiện vật đều gắn liền với một sự kiện lịch sử nhất định Tài liệu hiện vật trong kho được phân thành từng khối, từng loại, từng sưu tập như sau:
Về khối: Có 3 khối: Khối tài liệu hiện vật trực tiếp liên quan đến cuộc sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khối tài liệu hiện vật là tặng phẩm; khối tài liệu hiện vật tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về loại: Có 3 loại: Loại tài liệu, loại hiện vật thé khối, loại phim anh, băng đĩa ghi âm.
Về sưu tập: Có nhiều sưu tập, trong đó có các sưu tập điển hình như:
Sưu tập tài liệu hiện vật tặng phẩm trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hỗ Chí Minh; Sưu tập tài liệu hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng tiếp khách
41 trong nước và quốc tế; Sưu tập sách, báo, bản tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc; Sưu tập điện thư đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập ảnh hoạt động của Chủ tịch Hỗ Chí Minh; Sưu tập băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong những sưu tập lớn có thể chia thành các sưu tập nhỏ như: Sưu tập báo Nhân dân; Sưu tập báo Người tốt việc tốt; Sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi, Công nhân, Nông dân, Lực lượng vũ trang
Toàn bộ tài liệu hiện vật trên được bảo quản trong 9 kho và sắp xếp theo từng chất liệu để đảm bảo cho việc quản lý và bảo quản tài liệu hiện vật theo tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hình tài liệu, hiện vật Đó là các kho:
Kho bảo quản tài liệu, kho bảo quản đồ dệt, kho bảo quản kim loại, kho bảo quản sứ, kho bảo quản đồ mộc, kho bảo quản phim ảnh, kho bảo quản tác phẩm nghệ thuật
Việc phân loại tài liệu hiện vật như trên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản mà còn phục vụ công tác khai thác nhanh chóng và thuận lợi.
Ngoài việc triển khai các khâu công tác nghiệp vụ của mình, kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh còn đáp ứng kịp thời và có hiệu quả công tác nghiên cứu tài liệu hiện vật và phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tuyên truyền giáo dục ngày càng day đủ hơn về thân thé, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hỗ Chí Minh Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cung cấp phần lớn tài liệu hiện vật cho các cuộc trưng bày, triển lãm của Bảo tàng; là địa chỉ đỏ cung cấp tài liệu, hiện vật cho các bảo tàng chi nhánh tại các địa phương trong cả nước, cung cấp ảnh, tài liệu và hồ sơ tài liệu hiện vật cho các cơ quan, trường học, các nhân trong nước và nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nơi cung cấp tài liệu, ảnh, hiện vật cho các Nhà xuất bản, các Đài truyền hình, các nhà sản xuât phim trong nước và thê giới.
Có thê thấy rằng trong 50 năm qua, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng và thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, đó là việc giữ gìn, bảo quản lâu dài và quản lý chặt chẽ các tài liệu, hiện vật; xây dựng các hồ sơ khoa học cho toàn bộ tài liệu hiện vật và phát huy giá tri của những tài liệu hiện vật đó Đồng thời kho cơ sở cũng là nơi sưu tầm, tiếp nhận hiện vật bố sung cũng như cung cấp tài liệu phục vụ cho việc giới thiệu tư tưởng, đạo đức, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp đỡ các chi nhánh di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày, cung cấp tài liệu cho các cuộc triển lãm chuyên đề trong và ngoài bảo tàng.
* Về kho Tư liệu và kho Thư viện Kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện lưu giữ gần 6.000 đầu tài liệu, tương đương với hàng vạn trang tài liệu, bao gồm: các tác phẩm do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, Sắc lệnh, Biên bản Hội đồng Chính phủ, các tờ báo liên quan đến sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người như: báo Le Paria, báo Cứu quốc , kỷ yêu các Hội thảo trong nước và quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguồn tư liệu phong phú và đa dang nay được sưu tầm từ các cơ quan lưu trữ như: Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ
Nhà nước, Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng
Tổ chức khoa học tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí MinhPhân loại tài liệu lưu trữ là căn cứ vào những đặc trưng phô biến của tài liệu để phân chia chúng ra các khối, các nhóm hoặc các đơn vị chỉ tiết lớn, nhỏ khác nhau nhằm mục đích quản lý và sử dụng có hiệu quả những tài liệu đó.
Tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nhóm tài liệu từ các tài liệu về tiểu sử đến các tài liệu phán ánh sự nghiệp hoạt động các mạng và những tài liệu của những cá nhân khác viết về Người với nhiều loại hình khác nhau Do đó, không thé xây dựng một phương án phân loại thống nhất mà trong quá trình phân loại cần vận dụng linh hoạt nhiều đặc trưng mà phân loại tài liệu Căn cứ vào những đặc trưng của bảo tàng và tài liệu, Bảo tàng Hồ Chí Minh phân loại tài liệu trong kho thành các khối, sưu tập sau đó phân loại tài liệu trong các khối, sưu tập.
Xác định giới hạn phông các nhân chủ yếu là xác định giới hạn thời gian sống và hoạt động của các nhân ấy Đặc biệt, có những phông cá nhân có giới hạn dai hơn cuộc sống của cá nhân được thành lập phông Giới han phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là thời gian sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm cả những tài liệu nói về Người sau khi đã qua đời.
Bước 1, phân loại tài liệu thành các sưu tập
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phân loại tài liệu thành các khối, sưu tập sau:
- Sưu tập Bản thảo gồm bản thảo dạng viết tay, bản thảo là bản đánh máy và có bút tích, bản thảo do Bác đọc và thư ký ghi lại cho Bác nhưng có sự đính chính và sửa chữa của Người.
- Sưu tập báo bút tích là những bài báo Người đã đọc và để lại những ký hiệu trên những bài báo đó.
- Khối tài liệu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khối điện thư trong nước là các những bức thư của các cá nhân, tập thê viết gửi Bác.
- Khối sách, báo là các tác phẩm Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh viết - Khối tài liệu mật thám theo dõi những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
- Khối báo người tốt việc tốt là các tài liệu liên quan đến việc Chủ tịch Hồ Chi Minh khen thưởng gương người tốt việc tốt đăng trên các báo trung ương và địa phương.
- Khối Phim ảnh, băng ghi âm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khối tài liệu sưu tam Bước 2, phân loại tài liệu trong các khối, sưu tập
- Sưu tập bản thảo được chia ra thành từng loại hình văn bản như:
+ Bài trả lời phỏng vấn + Số ghi chép
- Sưu tập báo bút tích được chia thành từng bài
- Khối tài liệu ảnh được chia thành các chuyên đề như: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc té, Từ các chuyên đề được chia thành các năm sau đó là các sự kiện.
- Khối băng ghi âm được chia thành các chuyên đề như: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thanh niên,
- Khối tài liệu sưu tầm được chia thành các địa điểm sưu tầm - Khối điện thư trong nước được chia thành từng năm
- Khối sách, báo được chia thành từng quyên, từng tờ báo - Khối báo người tốt việc tốt được chia thành từng bài
Riêng phông lưu trữ cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có những tài liệu lưu trữ bằng giấy thông thường mà còn có rất nhiều tài liệu hiện vật theo nhiều chất liệu khác nhau nên các tiêu chí phân loại không thể hoàn toàn giống với lý thuyết phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan mà trên các tài liệu hành chính trên nền giấy khác Như vậy, qua khảo sát thực tế tai Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi thấy rằng công tác phân loại tài liệu trong kho đã cơ bản được thực hiện khoa học theo đặc trưng của bảo tàng Sau khi phân loại, tài liệu sau khi được sắp một cách khoa học dé bảo quản, tra tìm và phản ánh được nội dung và thành phần tài liệu.
* Xác định giá trị tài liệu
Việc xác định giá trị tài liệu cho đến nay vẫn là vấn đề cấp bách và là công việc khó Trong quá trình vận dụng các tiêu chuẩn trong xác định giá trị tài liệu thì những người làm công tác xác định giá trị tài liệu phải hết sức linh hoạt và phải kết hợp các tiêu chuẩn dé lựa chọn, quyết định tới số phận tài liệu một cách khách quan, khoa học để có thể phục vụ lợi ích lâu đài của cơ quan và phục vụ cho nhu câu của hoạt động xã hội.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Bác đã sử dụng rất nhiều tên gol, mật danh, bí danh, bút danh khác nhau cả bang tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài, có những bút danh chỉ là những chữ cái viết tắt và cả những bí danh, bút danh khác của Bác mà chúng ta chưa phát hiện và giải mã được Thời gian càng lùi xa, nhiều nhân chứng không còn nữa, những sự kiện, những câu chuyện về Người chỉ còn trong sách vở, qua những trang hồi ký Trong khi lượng thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có một mà có rất nhiêu, thậm chí trái chiều không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, điều này đòi hỏi Bảo tàng Hồ Chí Minh phải xác minh, thâm định chọn lọc dé giới thiệu, cung cấp những thôn tin chính thống tới công chúng, ngăn chặn phản biện những thông tin sai lệch, thậm chí cố tình xuyên tạc về Người Việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với xác minh tính chân thực tài liệu của Bác để xem có phải là tài liệu của Bác hay của người khác doi hỏi phải có sự am hiểu kiến thức về nhiều lĩnh vực như về sử học, ngôn ngữ học Vì vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ về Người.
Công tác xác định giá trị tài liệu là một công việc mang tính khoa học của Bảo tàng H6 Chí Minh đã và đang đặt ra cho tất cả cán bộ làm nghiệp vụ Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn coi công việc này là nhiệm vụ quan trọng bởi nó quyết định số phận tài liệu Công tác xác định giá trị tài liệu là một trong những bước của công tác sưu tầm Công tác sưu tầm đòi hỏi cán bộ phải hiểu và năm vững những nội dung cơ bản của các bộ môn khoa học có liên quan đến những tài liệu được sưu tầm Người sưu tầm phải biết đặt các sự kiện lịch sử trong bối cảnh, trong không gian và thời gian cụ thê để nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn cho chính xác Tuyệt đối không lấy sự vật, hiện tượng xảy ra trong điều kiện này dé ap dat vao điều kiện lich sử khác, làm sai lệch nội dung lịch sử của các tài liệu sưu tầm Mỗi tài liệu lưu trữ được sưu tâm phải được nghiên cứu, xác minh làm rõ xem đó có phải tài liệu
66 của Bác hay không? từ đó lập hồ sơ sưu tầm Sau khi sưu tầm tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt hồ sơ và tài liệu mới sưu tầm Hội đồng xét duyệt thâm định tài liệu sưu tam dé nhập kho Khi đó tài liệu được thông qua hội đồng xét duyệt mới được đưa vào kho dé bảo quản Sau khi được Hội đồng xét duyỆt sẽ tiến hành các thủ tục nhập tài liệu hiện vật; các tài liệu được nhập vào kho bảo tàng sẽ được tiến hành kiểm kê; đăng ký vào số kiểm kê bước đầu; xác định khoa học các yếu tố về tài liệu hiện vật: nguồn sốc lịch sử, tên goi, chất liệu, kỹ thuật sáng chế, trạng thái bảo quản, niên đại và ý nghĩa lịch sử của tài liệu hiện vật; phân loại và đăng ký vào sé phan loai sau do ghi số hiệu cho các tài liệu hiện vật Bên cạnh đó, còn có những tài liệu chưa xác minh rõ thì được đưa về phòng kho riêng chờ xác minh thêm Tuy nhiên, vấn đề xác minh luôn là một thách thức với cán bộ bảo tàng bởi xác minh cần sự am hiểu về nhiều kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Đối với những tài liệu được xác định là tài liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi được thâm định thông qua Hội đồng sẽ được đưa về kho bảo quản mà không xác định thời hạn bảo quản, một tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh đều mang ý nghĩa và giá trị riêng Tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, các tài liệu lưu trữ về Người là những tài liệu có ý nghĩa và giá trị không phụ thuộc vào thời gian Vì thế, các tài liệu được lưu giữ tại Kho cơ sở được bao quản lâu dai. Đối với việc tiêu huỷ tài liệu hết giá trị: Đây là việc làm của các phòng, kho lưu trữ, công việc này chỉ được tiễn hành khi đã có kết quả thẩm định của cơ quan có thâm quyền Việc này nhằm tối ưu hóa phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức và cá nhân đồng thời tiết kiệm được diện tích kho tàng và trang thiết bị bảo quản Việc tiêu hủy tài liệu phải đảm bảo hủy hết thông tin trên tài liệu, danh mục tài liệu phải được thống kê theo mẫu và việc hủy tài liệu hết giá tri phải được lập thành hồ sơ Tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh chưa thực hiện việc tiêu huỷ tài liệu.
* Công cụ tra cứu tài liệu tóm tắt những thông tin cần thiết của mỗi tài liệu trong kho lưu trữ Vì vậy, nó có tác dụng quan trọng trong việc quản lý, thong kê số lượng, thành phan tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý tài liệu lưu trữ được chặt chẽ, tránh mất mát tài liệu Công cụ tra cứu tài liệu là phương tiện đắc lực có thê giúp độc giả và các bộ phục vụ tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác góp phần tiết kiệm thời gian, công sức.
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, loại công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ được sử dụng là Danh mục tài liệu Tuy nhiên, danh mục của một sỐ Sưu tập còn được viết bằng tay vào số nên việc tra cứu tài liệu mat thời gian ảnh hưởng đến việc khai thác tài liệu Trải qua thời gian sử dụng và khai thác, tình trạng của những cuốn số này đã bị hư hại, tuy đã được đóng bìa cứng nhưng với nhiều lượt khai thác mỗi năm những cuốn số này đều có chung tình trạng long gáy, các trang xộc xệch, các mép giấy bị quăn, rách, nhàu, một số trang bị rách rời.
Phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí MinhPhát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng bản chất là thông qua hình thức trưng bày triển lãm nhằm đưa giá trị thông tin vào cuộc sông, coi đó là nguồn lực gián tiếp mang lợi ích vật chất và tinh thần, góp phần vào tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế Trưng bày là ngôn ngữ riêng của bảo tàng, là phương thức chủ yếu dé bảo tàng thực hiện chức năng xã hội của mình nhằm đưa tài liệu, hiện vật ra với công chúng băng các phương pháp tiếp cận, phát triển ý tưởng và giải pháp thực hiện khác nhau Qua đó, công chúng có thể tiếp nhận những thông tin, tri thức, nhận thức khoa hoc và những giá tri văn hóa, đạo đức, thâm mỹ.
Chúng ta đều biết, giá trị của mỗi bảo tàng, đặc biệt là giá trị khoa học đều tùy thuộc vào sỐ lượng và chất lượng các tài liệu hiện vật gốc, các sưu tập và các bộ sưu tập hiện vật goc Hiện vật gôc luôn giữ vi trí quan trọng chi
70 phối mọi hoạt động khoa học và nghiệp vụ của bảo tàng Hoạt động khoa học của bảo tàng phải nhằm mục đích đưa kết quả phục vụ trưng bảy Công tác trưng bày của bảo tàng phải dựa trên cơ sở hiện vật gốc có giá trị Không có hiện vật gốc thì không có trưng bày bảo tàng bởi vì hiện vật gốc là ngôn ngữ của trưng bày bảo tàng Có thể nói, các tài liệu, hiện vật giữ vai trò quyết định cho sự sống còn của bảo tàng.
Dé phát huy giá trị tài liệu lưu trữ có hiệu qua, bảo tàng phải tổ chức trưng bày triển lãm, trong đó có trưng bày thường xuyên, trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu động nhằm giới thiệu những tài liệu hiện vật sốc CÓ gia tri lịch sử, van hóa, khoa hoc Đây có thể được coi là công cụ chính của việc phát huy giá trị tài liệu hiện vật, chúng được coi là nguồn nhận thức trực tiếp giúp cho công chúng có được sự hiểu biết về qúa trình lịch sử, sự kiện, con người hay một hiện tượng nào đó một cách chân thực, tin cậy và có được cảm xúc như đang song va chung kién cdc su kién, hién tượng đó Trong bảo tang, trưng bày là bộ mặt của bảo tàng, mà ngôn ngữ trưng bày bảo tàng là tài liệu hiện vật gốc có giá trị, do đó trưng bày của bảo tàng là cầu nối giữa bảo tàng với xã hội với công chúng.
Bao tàng Hồ Chí Minh đã trưng bày cố định với hơn 2000 tài liệu hiện vật Nội dung trưng bày cố định của Bảo tàng Hồ Chí Minh là kết quả công sức, trí tuệ, sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, của tập thé cán bộ trưng bày, mỹ thuật, các chuyên gia Liên Xô Trên cơ sở đề Cương, kế hoạch trưng bày, tài liệu hiện vật mà phía Việt Nam cung cấp, các chuyên gia nước ngoài đã xây dựng kịch bản văn hoc dé phục vụ cho xây dựng giải pháp mỹ thuật Qua hon 30 năm mở cửa trưng bay, Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn được đánh giá cao về nội dung, chất lượng và giải pháp trưng bày hiện đại, trí tuệ Tuy nhiên, với mục tiêu phục vụ công chúng ngày càng tốt hơn, Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách tham quan, tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, tiễn hành nghiên cứu chỉnh lý trưng bày.
Ngoài việc tổ chức phát huy giá trị các tài liệu hiện vật trên hệ thống trưng bày cô định, hằng năm Bao tàng Hồ Chí Minh đã phối hop với các cơ quan hữu quan tô chức các trưng bày chuyên dé tại Bao tàng Hồ Chí Minh, ở các địa phương và ở một số nước trên thế giới Bảo tàng không những trưng bày các tài liệu hiện vật san có về Chủ tịch Hồ Chi Minh mà các tài liệu hiện vật về Người còn được khai thác sưu tầm từ các kho lưu trữ khác nhau, có độ tin cậy cao Những tư liệu, tai liệu lưu trữ kết hợp với các hiện vật có liên quan đó tái hiện lại một cách chân thực và sống động về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mang, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp công chúng dé dàng hiểu rõ hơn về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh Điều đó cũng có thê khăng định Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan lưu trữ, các cá nhân tiêu biéu dé sưu tầm những tư liệu, tài liệu lưu trữ quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đưa ra hệ thống trưng bày tại bảo tàng Các triển lãm không chỉ bổ sung, làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề ma còn kip thời phục vụ các nhiệm vụ chính tri của Dang, Nhà nước, các ngày ky niệm lớn của dân tộc Trong đó có một số triển lãm phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tô chức hang năm như Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tam gương đạo đức Hỗ Chí Minh, Những tam gương bình dị mà cao quý Đồng thời, với việc thường xuyên nghiên cứu chỉnh lý, bố sung trưng bay Bảo tàng đã chủ động hơn trong việc thực hiện các trưng bày chuyên đề theo một cách tiếp cận mới, đáp ứng nhu cầu của công chúng và khăng định vị trí của Bảo tàng trong nước và khu vực Qua các cuộc trưng bày chuyên đề, các nhà nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được tiếp cận nhiều tư liệu, tài liệu về Người.
Bên cạnh đó, các tài liệu, hiện vật được lưu giữ trong Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh còn giúp cho việc tổ chức nghiên cứu và xây dựng trưng bày cố định và trưng bày chuyên đề về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mặt khác, tài liệu, hiện vật trong Kho Cơ sở còn là
72 nguồn tư liệu phong phú và sinh động giúp Bảo tàng Hồ Chí Minh và các đơn vị chi nhánh trong Hệ thống bảo tàng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chi Minh khai thác, lựa chọn đề tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu với công chúng về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chi Minh Và là cơ sở cứ liệu quan trọng cho các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam cận hiện đại, lịch sử cách mạng thế giới nói chung Rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, Hội thảo khoa học trong và ngoai nước cũng như các xuất bản phẩm được xây dựng và phát triển trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những thông tin xung quanh các tài liệu, hiện vật gốc được lưu giữ tại Kho Cơ sở của Bảo tàng Một số Đề tài khoa học cấp Bộ đã được Bảo tang Hồ Chí Minh thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các sưu tập, tài liệu, hiện vật như: Nghiên cứu, hệ thong hóa tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ai Quốc ở Liên Xô, 1923-1938 (năm 2005-2006); Nghiên cứu, tư liệu hóa Suu tập tai liệu cua Chủ tịch Hà
Chí Minh chưa công bó hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hô Chi Minh (năm 2007- 2008); Nghiên cứu, tư liệu hóa các tải liệu, hiện vật về Chi: tịch Hồ Chi Minh trong các Bảo tàng và Di tích lưu niệm thuộc Hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh (năm 2009-2010); Xây dựng Sưu tập tài liệu của chỉnh quyên Pháp về hoạt động của Nguyễn Ai Quốc và những thành viên trong gia đình (năm 2012-2013); Tư liệu hóa Sưu tập tài liệu, hiện vật của các cá nhân, tô chức trong và ngoài nước tặng Chủ tịch Hô Chi Minh hiện lưu ở Bảo tàng Hồ Chi
Minh (năm 2016-2017), Đặc biệt, việc giới thiệu những sự kiện, câu chuyện gắn liền với các tài liệu, hiện vật đang được trưng bày, cũng như việc giới thiệu va quảng bá các công trình nghiên cứu khoa học, các xuất bản phẩm VỀ những tài liệu, hiện vật xung quanh cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục về tam gương đạo đức Hồ Chi
Minh tới đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế Trong bối cảnh ngày nay, khi thế hệ trẻ không có nhiều nhu cau tìm hiểu về lich sử, thì việc khai thác tối đa giá trị của các tài liệu, hiện vật, nhằm truyền tải những câu chuyện, bai hoc lịch sử một cách trực quan, sinh động về một người con ưu tú của dân tộc cũng như một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn một nửa thế kỷ, song nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin về Người vẫn còn sức hấp dẫn đặc biệt và không hề suy giảm Với khối lượng tài liệu, hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Việc phát huy có hiệu quả các nguồn tư liệu, tài liệu này sẽ có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất.
Các kết quả đạt được trong hoạt động sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh* Những ưu điểm trong hoạt động sưu tầm tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Đảng, Nhà nước nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng đã nhận thức được sâu sắc ý nghĩa và giá trị tài liệu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đã có chủ trương sưu tầm, thu thập khối tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh để khai thác, sử dụng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo quản lâu dài di sản văn hóa dân tộc.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có những biện pháp để sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các cơ quan, tô chức, cá nhân trong nước và nước ngoai Sau 50 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có một khối lượng tài liệu tương đối lớn từ các cơ quan, tô chức, cá nhân trong nước và hàng chục nghìn trang tài liệu lưu trữ nước ngoài đã
74 được sưu tầm về kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Số lượng tài liệu trên cùng với khối tài liệu của Bác được Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ từ lúc sinh thời chuyên giao lại đã góp phần làm phong phú, hoàn thiện hơn thành phan, nội dung tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thông qua những tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh sưu tam, thu thập được từ trong nước và nước ngoài đã giúp cho Dang ta bổ sung, giải đáp nhiều van dé về tiểu sử và hoạt động của Người, góp phần biên soạn bộ Hồ Chí Minh toàn tập, Hỗ Chí Minh tuyển tập, Văn kiện Đảng toàn tập
Dé đạt được kết quả trên là do chủ trương của Dang, Nhà nước ta về việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời Chủ trương này giúp cho tài liệu về Chủ tịch Hồ Minh được đầy đủ và hoàn thiện hơn góp phần cho việc phục vụ khai thác sử dụng tài liệu được hiệu quả, có cái nhìn toàn diện hơn về thân thé, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Và được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức được nhiều đoàn đi sưu tầm, thu thập tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và ngoài nước một cách thuận lợi.
* Những ưu điểm về công tác tô chức khoa học tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Việc thực hiện tổ chức khoa học tài liệu được Bao tàng Hồ Chí Minh quan tâm Tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phân loại, sắp xếp thành các sưu tập và trong từng sưu tập được chia nhỏ thành cái loại hình. Điều đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.
- Tất cả các tài liệu đang được lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đều đã qua khâu xử lý về mặt nghiệp vụ, đảm bảo cơ sở pháp lý: Từ khâu làm hồ sơ khoa học (ghi chép, vào số kiểm kê, đánh số, bảo quản và đên việc mô tả ghi chép hiện vật, khăng định giá trị gôc của tài liệu và tìm ra
75 mối quan hệ về nội dung và hình thức của mỗi tài liệu dé tổ chức đều được thực hiện một cách nghiêm túc Toàn bộ tài liệu sưu tầm về đều được xử lý và làm đủ các thủ tục tiếp nhận thông qua hội đồng thâm định xét chọn trước khi đưa vào kho bảo quản Khi được đưa vào kho cơ sở, các tài liệu đó trở thành tài sản quốc gia được bảo quản và khai thác sử dụng theo đúng quy định.
Tài liệu của các sưu tập sau khi phân loại, một số sưu tập đã được lập danh mục cho sưu tập giúp cho việc quản lý, tra cứu tài liệu một cách khoa học và dễ dàng.
* Những ưu điểm về phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ - Trung bay là ngôn ngữ của bảo tàng, là cầu nối giữa các tài liệu hiện vật bảo tàng với quần chúng nhân dân Đối với bảo tàng, tài liệu hiện vật bảo tàng là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng Không có tài liệu hiện vật bảo tàng thì không có trưng bày Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác trưng bày, công tác trưng bày luôn được quan tâm và chú trọng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chủ động trong công tác trưng bày, triển lãm, phối hợp với các cơ quan hữu quan tô chức các trưng bày triển lãm với các chủ đề khác nhau nhằm mở rộng hợp tác, làm cho các triển lãm có thêm nhiều tài liệu hiện vật.
- Bảo tang đã bố trí gian trưng bày có định và gian trưng bày triển lãm theo chuyên đề.
* Những hạn chế về hoạt động sưu tầm tài liệu lưu trữ Công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả, qua đó tạo điều kiện cho Bảo tàng Hồ Chí Minh phục vụ nghiên cứu, sử dụng rộng rãi tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác sưu tầm vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị tập trung tất cả các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa về Văn phòng Trung ương Dang dé
76 thực hiện việc nghiên cứu và công bố theo quy định Thực hiện chỉ thị này, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bàn giao một khối lượng khá lớn các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh về Văn phòng Trung ương Đảng Vì vậy, dẫn đến việc tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh bị phân tán dẫn đến tài liệu lưu trữ không được đầy đủ và hoàn chỉnh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba qua nhiều quốc gia của nhiều châu lục khác nhau trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình nên khối lượng tài liệu được hình thành không nhỏ Vì vậy, nguồn sưu tầm khối lượng tài liệu về Người tương đối nhiều Do đó, các cơ quan lưu trữ nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và hoạt động của Bác đều cử các đoàn đi sưu tầm ở các nước dẫn đến tình trạng các tài liệu đi sưu tầm về đã có ở trong nước gây lãng phí công sức, tiền của không cần thiết.
Do việc tổ chức sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan hữu quan thường xuyên nghiên cứu, sử dụng tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng dẫn tới tình trang các đoàn đi sưu tầm ở nước ngoài của từng cơ quan là đi riêng lẻ không có sự phối hợp nên các đoàn đi sưu tầm tài liệu về Bác mang về những bản sao tài liệu đã được cơ quan khác sưu tầm về gây lãng phí công sức, tiền của không cần thiết.
* Những hạn chế về công tác tô chức khoa học tài liệu lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba qua nhiều nơi, nhiều quốc gia của nhiều châu lục khác nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng Quá trình đó đã hình thành nên một khối lượng không nhỏ tài liệu phản ánh về hoạt động, về lý tưởng, chí hướng cách mạng của Người mà hiện nay đang được lưu giữ tại nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước Do đó, dẫn đến việc xác minh tài liệu gặp nhiều khó khăn.
LIỆU, TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI BẢO TÀNG HÒ CHÍ MINHGiải pháp về sưu tầm tư liệu, tài liệu lưu trữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh3.1.1 Đổi mới công tác sưu tam tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chi Minh đã sưu tam được một khối lượng đáng ké tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản ở các cơ quan, tô chức và cá nhân trong nước và nước ngoài như Nga, Pháp, Anh dưới dạng bản sao chứng thực lưu trữ Tuy nhiên, trong thời gian tới Bảo tàng Hồ Chí Minh cần tiếp tục sưu tầm, thu thập tài liệu của Bác dé hoàn chỉnh hơn nữa về nội dung, thành phần tài liệu được lưu giữ trong kho nhằm phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiệu quả Để thực hiện được điều này, cần có các biện pháp sau:
Thứ nhất, cử cán bộ khảo sát, nắm tình hình tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bảo quan ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng cách mạng
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với các cơ quan hữu quan về cách thức và biện pháp sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cơ quan, tô chức làm nhiệm vụ nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Vì vậy, để sưu tầm một cách có hiệu quả thì phải có sự phối hợp của các cơ quan để bàn về cách thức, biện pháp sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh cả ở trong nước va nước ngoài.
Trong cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chi Minh đã hình thành nên một khối lượng tài liệu có giá trị đặc biệt không những phản ánh con đường hoạt động, thân thế, sự nghiệp của Người mà còn phản ánh lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc
Việt Nam và phong trào cộng sản quốc tế Những tài liệu đó đến nay được lưu giữ ở nhiều cơ quan, tô chức, cá nhân trong và ngoài nước Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là phông cá nhân duy nhất được thành lập một cách chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, và đã từng là đảng viên quốc tế cộng sản, có uy tín trong hoạt động cộng sản quốc tế Hiện nay, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đang quản lý Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh có hiệu quả Vì vậy, nên dé Cục Lưu trữ Trung ương Dang là đầu mối tổ chức sưu tầm, quản lý và phát huy giá trị các tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi Đảng còn có mối quan hệ với các Đảng cộng sản anh em dé có cơ hội trao đôi sưu tầm các tài liệu lưu trữ về Người. Để sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh cần lưu ý những điểm sau:
Một là, về cách thức t6 chức sưu tầm.
Có thể tô chức đoàn đi sưu tầm độc lập dé thu thập tài liệu về Bác ở các kho lưu trữ trong nước và ngoài nước Bảo tàng Hồ Chí Minh cần chủ động trong việc tìm hiểu tình hình tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các kho lưu trữ dé nam số lượng, nội dung, thành phan Trên cơ sở đó rà soát tài liệu về Chủ tịch Hồ Chi Minh đang được bao quản trong kho cơ sở Bao tàng Hồ Chí Minh để đảm bảo sưu tầm những tài liệu có giá trị mà trong kho cơ sở chưa có Đối với việc sưu tầm ở nước ngoài thì ngoài việc năm lại tình hình tài liệu trong kho cơ sở còn phải rà soát khối tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh dang được bảo quản tại các cơ quan khác dé không sưu tầm những tài liệu có ở trong nước trành lãng phí, mất thời gian.
Có thé kết hợp với các cơ quan, tổ chức khác đề tổ chức đoàn đi sưu tầm ở nước ngoài Cách này nhăm tiết kiệm kinh phí, và có sự trao đổi kinh nghiệm từ các cán bộ có sự am hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng Sự kết hợp giữa các cơ quan sẽ nắm được tình hình tài liệu vê Chủ tịch Hô Chí Minh được bảo quản ở các cơ quan Điêu này,
80 giúp đoàn đi sưu tầm được những tài liệu chưa có ở trong nước Mặt khác, do tài liệu của Bác ở nước ngoài phần lớn bằng các thứ tiếng như Pháp, Nga, Anh, Trung nên một số cán bộ đi sưu tầm của Bảo tàng gặp khó khăn do chưa thông thạo các thứ tiếng này Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa các cơ quan với nhau sẽ giúp việc đi sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí
Minh được hiệu quả hơn.
Hai là, biện pháp sưu tầm Tùy vào hoàn cảnh, tình hình thực tế ở kho mà có các biện pháp sưu tầm thích hợp để sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: photocopy, scan tài liệu, chụp microphim, chụp ảnh tài liệu, mua lại tài liệu
(nếu được) Khi sử dụng những cách trên cần cân nhắc đến giá thành chi trả đối với mỗi hình thức khai thác và giá thành cụ thé cho từng trang tài liệu ở kho lưu trữ nước sở tại dé phù hợp với ngân sách của Nhà nước và kinh phí của chuyến đi sưu tầm Tuy nhiên, đối với những tài liệu quý hiếm, quan trọng nếu được chấp thuận thì dù có tốn kém cũng phải đầu tư kinh phí dé sưu tầm được Bên cạnh đó, các cơ quan lưu trữ có những tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh mình cần, chúng ta có những tài liệu mà các cơ quan lưu trữ họ cần thì có thé trao đối tài liệu lưu trữ giữa các cơ quan với nhau, từ đó sé giúp chúng ta tiết kiệm kinh phí.
Ba là, xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh Tài liệu của Bác còn được bảo quản phân tán ở nhiều cơ quan, tô chức, cá nhân với số lượng lớn Vì vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn cho việc sưu tầm tư liệu, tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài đang lưu giữ những tài liệu về Bác. Đối với kế hoạch dài hạn: Bảo tàng Hồ Chí Minh cần xây dựng một đề án về công tác sưu tầm tư liệu, tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào tài liệu dang được lưu giữ trong kho dé thống kê số lượng tài liệu đã có.
Từ đó, năm được trong kho đang có những tài liệu gì và thiếu những tài liệu gi cần sưu tầm bổ sung cho hoàn chỉnh. Đối với kế hoạch ngăn hạn: hàng năm Bảo tàng Hồ Chí Minh cần lập kế hoạch cụ thé về việc sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh dé bổ sung vao các sưu tập.
Bốn là, khuyến khích các cơ quan, tô chức, cá nhân trong nước và ngoài nước bán lại, trao tặng hoặc ký gửi tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bằng cách động viên tinh thần như trao tặng bằng khen, giấy khen hoặc động viên bằng vật chất như tặng quà hoặc các vật lưu niệm có giá tri.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng nguồn sưu tầm tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã đặt quan hệ với rất nhiều nước, vùng lãnh thé trên thé giới, trong đó có các nơi mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống và hoạt động cách mạng.
3.1.2 Day mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động
Giải pháp bỗ trợ 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác chuyên mônCán bộ là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong chuyên môn nghiệp vu.
Cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn sâu và mang tính liên ngành về bảo tàng học, lưu trữ học, sử học Cán bộ phải có kiến thức, sự am hiểu nhất định về sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu Trình độ của các cán bộ có tác động trực tiếp đến phương pháp, cách thức tô chức các công tác nghiệp vụ.
Người làm công tác chuyên môn ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo bài bản, chính quy Do vậy, Bảo tàng cần xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu là hết sức cần thiết bởi trình độ chuyên môn hạn chế, đào tạo không đúng chuyên ngành luôn tiềm an và chiếm khả năng khá cao trong việc gây ra rủi ro cho tài liệu hiện vật Bảo tàng Hồ Chí Minh cần có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ am hiểu về thân thế, sự nghiệp H6 Chi Minh, có trình độ liên ngành về bảo tàng học, lưu trữ học, sử học, ngoại ngữ dé làm tốt các nghiệp vụ về sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu Đối với cán bộ làm công tác chuyên môn tại Bảo tàng cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc được giao Luôn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, của các cơ quan, đơn vị về lĩnh vực chuyên môn của mình Bảo tảng nên thường xuyên bồi dưỡng, dao tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ thông qua việc tô chức các hội nghị, hội thảo, mở các lớp tập huấn hoặc cử học tập kinh nghiệm của các cơ quan, đơn vị không những về chuyên môn bảo tàng, lưu trữ dé cán bộ có cơ hội mở rộng kiến thức của mình.
3.4.2 Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật
Thiết bị và công nghệ trong thời đại ngày nay phát triển không ngừng.
Sự lạc hậu trong công tác bảo tàng luôn là van đề đặt ra Đứng trước nhu cầu phải đổi mới dé thu hút khách tham quan, tiễn tới hội nhập với bảo tàng thé
92 giới, khi ma thời đại công nghệ số đang đặt ra như một yêu cau tất yếu dé phục vụ công chúng ngày càng tiện ích hơn, bảo tàng muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì cần phải xây dựng mục tiêu vì con người và sự phát triển tiễn bộ của xã hội Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, Bao tàng can đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Ứng dụng công nghệ trong giới thiệu trưng bày, tăng khả năng kết nối, tương tác cũng như cung cấp thông tin về tài liệu, hiện vật, thối hồn cho các tài liệu hiện vật trong trưng bày, đồng thời đa dạng hóa các hoạt động dé tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, mang lại những trải nghiệm khác biệt, góp phan thu hút khách tham quan Việc xây dựng hệ thống trưng bảy ảo 3D, chỉ với thao tác nhân chuột đơn giản trên máy tính, hoặc nhắn chạm trên màn hình điện thoại thông minh, khách tham quan vừa như đang dạo bước, tìm hiểu những góc trưng bày, xem từng chỉ tiết các tài liệu, hiện vât, vừa nghe thuyết minh kèm các âm thanh phụ trợ khiến khách tham quan cảm thấy sông động và thú vị Đề thực hiện được việc làm đó, cần đầu tư các trang thiết bị để đáp ứng các yêu cầu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống trưng bày hiện đại bắt nhịp được với các bảo tàng hiện dai.
Khi mà ứng dụng công nghệ tràn lan, cần phải có sự tính toán, lựa chọn chủ đề phù hợp, tăng thêm sự hấp dẫn của tài liệu, hiện vật gốc Công nghệ chỉ nên được coi là công cụ chuyên tải nội dung, tăng thêm sự hấp dẫn, sinh động tạo nên sức hút đối với khách tham quan Các bảo tàng cần có sự tham khảo, dé tránh hội chứng công nghệ, khi nó còn nhiều lĩnh vực cần áp dụng, đó là công tác quản lý, số hóa tài liệu hiện vật Đề giúp cho việc quản lý và tra cứu có hiệu quả tài liệu hiện vật thì cán bộ cần xây dựng, lựa chọn phần mềm quản lý và tra cứu phù hợp đề sau khi nhập thông tin vào hệ thống phần mềm có thé sử dụng được ngay Thiết bị và công nghệ thi phát triển từng ngày, từng giờ, trong khi thiết bị tại bảo tàng đã cũ và lạc hậu, không đáp ứng được
93 yêu cầu Vì vậy, cần trang bị hệ thống máy móc đồng bộ với hệ thống phần mềm góp phần cho việc quản lý và tra cứu phục vụ người nghiên cứu thuận lợi, nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ trong hoạt động của bảo tàng vẫn chưa được coi là nhiệm vụ cần thiết, vẫn chưa có những quy định cụ thé về đầu tư công cho ứng dụng công nghệ và cải thiện trang thiết bị cho hoạt động ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo tàng Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng kế hoạch phù hợp, có những quy định cụ thé cho việc dau tư trang thiết bi để từng bước ứng dụng công nghệ cho các hoạt động nghiệp vụ.
Song song với thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công việc cụ thé hang nam, Bao tang can lap ké hoach tong thé nhằm định hướng mục tiêu phát triển cho bảo tàng phù hợp với xu thế phát triển là một bảo tàng hiện đại Định hướng này quan trọng trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu hiện vật Tuy nhiên, kinh phí dau tư vào các hoạt động nghiệp vụ là không hè nhỏ Đây không chi là đầu tư cho các hoạt động nghiệp vụ mà còn đầu tư cho thiết bị.
Việc dau tư cho việc phát huy giá trị di sản Hồ Chi Minh như xây dựng một nội dung trưng bày 3D, đối với bảo tàng cần xây dựng ý tưởng, chuẩn bị nội dung, thiết kế trưng bày với chi phí không hề nhỏ Hay như việc thực hiện số hóa tài liệu hiện vật dé tiễn tới xây dựng bảo tàng số không chỉ đơn thuần là tư liệu thô, chưa được nghiên cứu đầy đủ, mà đó là sự tích hợp toàn bộ tư liệu, kết quả nghiên cứu về mỗi tài liệu hiện vật được lưu giữ, cho dù tài liệu hiện vật đã có trong kho nhưng phải cập nhật thêm nhiều tư liệu khác.
Dé góp phần bổ sung day đủ các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nguồn kinh phí dé sưu tầm các tài liệu hiện vật về Người là rất nhiều vì tài liệu hiện vật vê Người được lưu giữ ở nhiêu nơi trong và ngoài nước
94 nên việc tô chức các đoàn đi sưu tầm cần nhiều chi phí Do điều kiện kinh phí hạn chế, nên Bảo tàng cần xây dựng kế hoạch cụ thê việc sưu tầm, dự trù kinh phí đề nghị lãnh đạo cấp kinh phí.
Vì vậy, thời gian, trí tuệ, nhân lực, tài lực, đầu tư vào các hoạt động nghiệp vụ là không hề nhỏ Dé thực hiện được điều đó, Bảo tàng cần dự trù kinh phí cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.
Tiểu kết chương 3 Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tác giả đã xin đề xuất những giải pháp về công tác sưu tầm, tô chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Những giải pháp được đề xuất trên sẽ góp phan nâng cao chất lượng công tác sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
KET LUẬNChủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà đối với thế giới cũng đã ca ngợi Người như một nhân vật kiệt suất, một nhà chính trị kỳ tài, tam gương lớn về nhân cách hoàn thiện Người đã dành cả cuộc đời của mình gắn với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta Dù đã đi xa nhưng Người vẫn dé lai cho dân tộc Việt Nam và nhân loại toàn bộ di sản vô giá, đó là kho tàng lý luận, tư tưởng cách mạng và khoa học của Người được kết tinh trong tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của Người Tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người, nó chứa đựng tư tưởng, đạo đức, phong cách
Chủ tịch Hồ Chi Minh đã sống và hoạt động không những ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới nên tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành ở nhiều nơi trong và ngoài nước Vì vậy, trong thời gian qua, được sự đồng ý và tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức được nhiều đoản đi sưu tầm tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong nước vả nước ngoài Các tài liệu hiện vật được sưu tầm góp phần bố sung, giải đáp nhiều vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, một khối lượng không nhỏ tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn được các cơ quan, tô chức, cá nhân trong và ngoài nước lưu giữ Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa bảo tàng cùng các cơ quan hữu quan đi sưu tầm còn chưa thật sự thống nhất Nhiều cơ quan cùng đi sưu tầm ở cùng một địa chỉ dẫn đến tình trạng khối lượng tài liệu bị trùng lặp gây lãng phí, trong khi có những địa mới cần đến lại không đến.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc thù được xây dựng nhằm lưu giữ, bảo quản toàn bộ di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại và tuyên truyền, giáo duc tư tưởng, đạo đức của Người tới quần chúng nhân dân trong nước cũng như quôc tê Bảo tàng vừa có giá tri lớn vê chính trị, lịch sử
96 và về văn hóa Bảo tàng thé hiện được ý nguyện và lòng kính yêu vô bờ của toàn Đảng, toàn dân và bạn bè quốc tế Mọi hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng đều dựa trên nền tảng là các tài liệu, hiện vật Những tư liệu, tài liệu mà Người để lại là di sản văn hóa có giá trị lớn lao và vô cùng quý giá Nó đã tái hiện lại như một bức tranh chân thực, sinh động về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ chí Minh Bởi vậy, công việc tiếp theo là Bảo tàng cần tiếp tục sưu tầm, hoàn thiện khối tư liệu, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời, muốn phát huy được hết giá trị của các tư liệu, tài liệu đó đòi hỏi phải tổ chức khoa học nó.
Việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ được quan tâm Các tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phân loại, sắp xếp thành các sưu tập và trong từng sưu tập được chia nhỏ thành cái loại hình Điều đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ Tuy nhiên, việc thẩm định, xác định giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn Hệ thong công cụ tra cứu tai liệu còn hạn chế.
Công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các trưng bày triển lãm với các chủ đề khác nhau nhằm mở rộng hop tác, bổ sung cho triển lãm nhiều tài liệu hiện vật góp phần giúp cho hệ thống trưng bày thêm phong phú và đa dạng về nội dung, thê loại Thông qua trưng bay triển lãm các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, Bảo tàng cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các quan hữu quan nhằm khai thác tối ưu những tư liệu, tài liệu lưu trữ ở các nguồn lưu trữ khác nhau dé góp phần bồ sung thêm tư liệu, tài liệu lưu trữ để giới thiệu, làm sáng tỏ nội dung chủ đề hệ thống trưng bày Ngoài ra, Bảo tàng cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác trưng bảy nhằm phát huy giá trị tài liệu hiện vật một cách hiệu quả.
97 Đề tài “Sưu tam, tổ chức khoa hoc và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tai Bao tang Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá một cách tong thé về công tác sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Trên cơ sở những kết quả khảo sát thực tế và cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phan nâng cao chất lượng của việc sưu tầm, t6 chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu Chúng tôi mong muốn những nhận xét, giải pháp của mình trong luận văn sẽ là cơ sở góp phần nâng cao chất lượng công tác sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu về công tác sưu tầm, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tư liệu tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, song vẫn không tránh khỏi thiếu sót trong những vấn đề cả về lý thuyết và thực tiễn liên quan Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo đề tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình và giúp tôi có thê tiêp tục nghiên cứu vê những van đê này./.