Đỗ Thị Hương Thảo, giảng viên chủnhiệm của tôi, người đã luôn theo sát động viên, giúp đỡ, định hướng tư duyđể tôi hoàn thành Luận văn này.Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
Khái quát về tư liệu ảnh - ¿22 2+SE+EE+EE££EEEEEEEEEEEEEerkerkerkrrex 20 1 Vài nét về Lịch sử Nhiếp ảnh thế giới 2-5 szzsz=s4 20 2 Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam - 5 22211 se cee 26 1.3 Công tác quan lý tư liệu anh ở Việt Nam - -<<+<<++<+ 41 1.3.1 Cac don vi lưu trữ tu liệu ảnh ở Việt Nam
Tiểu KẾ 22-5 ©52+SE2EEEE2E127112112711211711271211211111 1111111 cre 53 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN TƯ LIỆU ẢNH TẠI
hình ảnh đã chụp, chúng ta có phim (phim kính, phim nhựa) và ảnh đã In ra giấy Hiện nay, để thuận tiện cho việc quản lý, lưu trữ dữ liệu ảnh cũ, chúng ta thực hiện số hóa dữ liệu bằng cách sử dụng máy scan chuyên dụng dé scan lại nhưng phim âm ban thành file ảnh kỹ thuật số Đối với anh tư liệu cũ, ta chụp lại hoặc scan lại bằng máy scan có độ phân giải cao.
Các file ảnh số có thể được lưu trữ trên những thiết bị lưu trữ như: 6 cứng, server, lưu trữ dữ liệu đám mây (điện toán đám mây), sử dụng dịch vụ sao lưu dit liệu Cloud Backup Việc quan lý dữ liệu ảnh có thé thực hiện thông qua phần mềm quản trị tài liệu; nếu số lượng dữ liệu không quá lớn có thé quản lý thủ công bang cách đặt mã và sắp xếp dit liệu dạng cây thư mục theo nội dung chủ đề, thời gian, quy mô, tác giả
Nhìn chung, tại Việt Nam hiện nay, việc lưu trữ, bảo quản tư liệu ảnh vẫn mang tính chất “độc lập” theo hệ thống chuyên ngành Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam là đơn vị có chức năng lưu trữ chính thống cho ngành nhiếp ảnh nhưng chưa có bề dày hoạt động.
THUC TRANG QUAN LÝ DI SAN TƯ LIEU ANH TẠI TRUNG TÂM
LƯU TRU VÀ TRIEN LAM ANH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Các loại hình tư liệu ảnh và nguồn khai thác tư liệu ảnh của Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam
Các loại hình tư liệu ảnh và nguồn khai thác .-‹‹- 55 2.1.2 Giá trị nguồn tư liệu anh của Trung tâm Lưu trữ va Triển lãm
2.1.1 Các loại hình tư liệu ảnh và nguồn khai thác Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam ra đời từ ý tưởng của các lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam từ những năm 1990. Bắt đầu từ Tổng thư ký Hoàng Tư Trai, và tiếp theo là Tổng thư ký Lê Phức, khi tiếp cận sâu rộng với nhiếp ảnh thé giới, nhận thấy các nước phát trién đều có trung tâm lưu trữ ảnh chuyên nghiệp Từ yêu cau cấp thiết phải có trung tâm lưu trữ ảnh, lãnh đạo Hội thời kỳ đó đã đề xuất và được Chính phủ, Ban
Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) ủng hộ ý tưởng về việc lưu trữ ảnh để ké lại câu chuyện lịch sử băng ảnh cho thế hệ mai sau Đến năm 2006, Chính phủ đồng ý cấp đất, xây dựng tòa nhà làm việc của Trung tâm Năm 2012, Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật
Việt Nam chính thức được vận hành.
Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu Nhiếp ảnh, nhằm tôn vinh tác giả - tác phẩm, phục vụ lâu đài và có trách nhiệm cho các thế hệ mai sau.
Theo Báo cáo thống kê tư liệu ảnh lưu trữ năm 2020 của phòng Nghiệp vụ - Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2020, Trung tâm đã thu thập được 480.319 file ảnh từ các nguồn khác nhau Bước dau đã tiễn hành phân loại sơ bộ theo chuyên đề như sau:
- Bộ giải Ảnh xuất sắc hàng năm.
- Anh đầu tư sáng tác hàng năm.
- Anh liên hoan của 8 khu vực trên cả nước hàng năm.
- Anh của các cuộc thi anh nghệ thuật cấp tỉnh do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam bảo trợ.
- Anh dự thi các cuộc thi phối hợp như: “Đất và Người trên quê hương hải đội Hoàng Sa”; “Ảnh về Trường Sa”; “Ảnh Thẻ thao - Bóng đá”;
“Ảnh du lịch”; “Tap đoàn Điện lực Việt Nam EVN - 65 năm đồng hành cùng đất nước”, “Biển, đảo quê hương”, “Tu hao một dai biên cương” và ảnh của nhiều chủ đề và các cuộc thi khác.
- _ Ảnh nghệ thuật toàn quốc.
- Ảnh nghệ thuật quốc tế tô chức tại Việt Nam.
- Bo ảnh dự thi FIAP.
- Anh xét tặng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Cac hình ảnh về Trung tâm Lưu trữ.
- Ảnh tư liệu theo chủ đề.
- Tu liệu hội viên gửi.
- _ Ảnh của các nghệ sĩ gửi kèm lý lịch hội viên. Ảnh xuất sắc hàng năm là giải thưởng Nhiếp ảnh cao nhất trong năm của
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam dành cho các tác giả là hội viên của Hội.
Giải thưởng nhằm tìm ra các tác phẩm nhiếp ảnh, công trình lý luận phê bình nhiếp ảnh và sách ảnh có chất lượng nghệ thuật và nội dung tốt Từ đó chọn ra các tác phâm xuất sắc nhất để trao giải A, B, C và Cup VAPA (Cup là giải thưởng cao quý nhất của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam dành cho tác phẩm, công trình nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc trong năm) Các tác phâm gửi xét giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc hàng năm phải là những tác phẩm đã đạt giải Nhat, Nhì, Ba tại các cuộc thi cấp tỉnh; hoặc đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc Khuyến khích tại cuộc thi cấp Khu vực trở lên do Hội NSNAVN tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc bảo trợ; hoặc đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các cuộc thi ảnh quốc tế (do Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc
55 tế - FIAP, Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ - PSA, Hiệp hội hình ảnh không biên giới Pháp - ISF hoặc Tổ chức Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh - RPS tổ chức hoặc bảo trợ) được tô chức trong vòng một năm (thường từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 10 năm xét giải) Tác phẩm nhiếp ảnh có thể là ảnh đơn hoặc ảnh bộ. Trung tâm sẽ lưu trữ toàn bộ tác phẩm gửi xét giải Tuy nhiên, có một số năm trước khi thành lập Trung tâm chỉ lưu trữ được các tác phâm đạt giải.
Bảo trợ, nói đầy đủ là “bảo trợ nghệ thuật” Khi một tô chức nhận trách nhiệm bảo trợ nghệ thuật cho một cuộc thi ảnh, một cuộc triển lãm, hay một cuốn sách về nhiếp ảnh, có nghĩa là tổ chức đó sẽ cử một Hội đồng Thâm định (hoặc Hội đồng Giám khảo) có chuyên môn cao, dé thâm định từng tác pham của đối tượng can bao trợ, đảm bảo rằng các tác phẩm đó dat các tiêu chí về nội dung, giá trị nghệ thuật, không sai phạm về thuần phong mỹ tục trước khi đưa tác phâm đó đến với công chúng. Ảnh đầu tư sáng tác: Hàng năm, Chính phủ cấp cho Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam một khoản kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm nghệ thuật Hội sẽ dùng nguồn kinh phí này dé xét hỗ trợ cho tác giả hoặc nhóm tác giả tạo ra các tác pham nhiếp ảnh nghệ thuật mới, có chất lượng cao, thỏa mãn điều kiện của Quy chế hỗ trợ sáng tác năm, được Ban Quản lý quỹ và Hội đồng xét hỗ trợ sáng tác xét duyệt (mỗi năm một lần) Trung tâm thu thập và lưu trữ toàn bộ các tác phâm nhiếp ảnh gửi xét hỗ trợ sáng tác hàng năm.
Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực là một hoạt động nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1986 Hang năm, liên hoan ảnh nghệ thuật được tổ chức tại 8 khu vực trong cả nước với sự phối hợp của Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trong khu vực 8 khu vực bao gồm: Khu vực miền núi phía Bắc (15 tỉnh); Khu vực đồng bằng sông Hồng (9 tỉnh, thành); Khu vực Hà Nội; Khu vực Bắc Trung Bộ (6 tỉnh); Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (10 tỉnh,
56 thành); Khu vực miền Đông Nam Bộ (8 tỉnh); Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; và Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (13 tỉnh, thành) Từ hoạt động mang tính thường niên này, đã phát hiện được nhiều tài năng để b6 sung cho lực lượng sáng tác, phê bình nhiếp ảnh và kho tàng Nhiếp ảnh Việt Nam có thêm nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều nhà nhiếp ảnh được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Theo báo cáo của Ban Sáng tác - Triển lãm của Hội NSNAVN, và báo cáo lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam, tổng số file ảnh gửi dự thi tại Liên hoan 8 khu vực năm
2020 là 13.396 files, năm 2019 là 13.821 files, năm 2018 là 12.473 files.
Bên cạnh việc bảo trợ các cuộc thi do Hội tô chức, Hội có tham gia bảo trợ nghệ thuật cho các cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp tỉnh nếu tỉnh đó có công văn dé nghị và cuộc thi phù hợp với tiêu chí của Hội Trung tâm có lưu trữ các tác pham gửi dự thi của những cuộc này Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Chính, Phó Ban Sáng tác - Triển lãm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, người trực tiếp phụ trách làm các thủ tục bảo trợ, chất lượng ảnh của các cuộc thi cấp tỉnh thường không đồng đều, có nhiều ảnh chất lượng chưa tốt, chưa có nhiều giá trị sử dụng Vì vậy, có những cuộc thi cấp tỉnh Trung tâm chỉ lưu trữ những ảnh đoạt giải và chọn triển lãm.
Ngoài ra Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam hoặc Trung tâm thường xuyên phối hợp với nhiều cơ quan, tập đoàn tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật nhằm thu lại cho các cơ quan, đơn vị đó bộ ảnh dé phục vụ công tác truyền thông Qua các cuộc thi này, Trung tâm đã lưu trữ được những bộ ảnh chất lượng cao về nhiều chủ đề khác nhau Đến ngày 31/12/2020, Trung tâm đã lưu trữ được 137,380 files ảnh của các cuộc thi phối hợp này Số lượng ảnh này lớn hơn cả tổng số ảnh thu được từ Liên hoan ảnh nghệ thuật 8 khu vực trên toàn quốc, điều này chứng tỏ sức hút lớn của các cuộc thi ảnh phối hợp với các ngành, và tính ứng dụng các tác phâm ảnh vào thực tê cao.
57 Ảnh nghệ thuật toàn quốc là bộ sưu tập ảnh dự thi và đoạt giải của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thé thao - Du lịch và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tô chức, định kỳ hai năm một lần vào các năm chan, nhằm tông kết và đánh giá những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật của giới nhiếp ảnh Việt Nam Đây là một cuộc thi, cuộc triển lãm anh uy tín, thu hút được nhiều tác giả tham gia Với các tác phẩm được trao giải hoặc chọn treo triển lãm tại cuộc thi này được tính điểm ưu tiên khi xét kết nạp hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Tính đến cuối năm
2020, số file ảnh thu được từ các cuộc thi này là 35.460 files. Ảnh nghệ thuật quốc tế tổ chức tại Việt Nam là dữ liệu ảnh thu thập được từ Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ, được sự bảo trợ của FLAP va một số tổ chức nhiếp ảnh quốc tế khác Cuộc thi này được phát động tới nhiều nước trên thế giới, có nhiều tác giả nước ngoài gửi ảnh dự thi, và có một số giám khảo trong Hội đồng Giám khảo là nhiếp ảnh gia nỗi tiếng người nước ngoài Đây là dip dé giới nhiếp ảnh Việt Nam được cọ sát thi tài cùng các nước bạn. Cuối năm 2020, số lượng anh Trung tâm thu thập được từ nguồn này là 65.263 files, điều đó chứng tỏ sức hút của cuộc thi rất lớn.
Bộ ảnh dự thi FIAP là sưu tầm của tập hợp các tác phẩm nhiếp ảnh của nhiều tác giả trên cả nước gửi về Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, dé được tuyển chọn tham gia cuộc thi ảnh thường niên do Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP) tô chức Thi anh thường niên là một trong những sự kiện quan trọng nhất do FIAP tổ chức, luân phiên hằng năm tại các quốc gia thành viên khác nhau Trong đó quy định các năm chan sẽ là các cuộc thi ảnh đen - trắng và thiên nhiên, năm lẻ dành cho các cuộc thi ảnh màu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ gửi bộ ảnh dự thi với tư cách là quốc gia thành viên của FIAP Dé có bộ tác phẩm tốt nhất gửi dự thi, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Công tác khai thác, tuyên truyền, phát huy giá trị tư liệu anh
và xây dựng Bao tàng anh tại Việt Nam Vào ngày 08/11/2011, Cục Di sản
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Phái đoàn Wallonie - Bruxelles va Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tô chức Hội thảo “Vai trò di sản và Bảo tàng ảnh trong cuộc sống đương đại” Cuộc hội thảo được tổ chức tại tòa nhà của Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam, khi ay vừa mới xây dựng xong Hội thảo khang định: di san ảnh là một bộ phan tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay di sản ảnh chưa thực sự được quan tâm dé bảo vệ một cách có chiến lược và kế hoạch Việt Nam cũng như toàn nhân loại sẽ rất thiệt thòi nếu như loại hình di sản này bị mai một do sự lãng quên hoặc thiểu sự gắn kết dé bảo vệ Vi vậy, nó cần được giới thiệu và sử dụng dé phuc vu doi sống xã hội, là điều kiện để con người học tập, thưởng thức văn hóa [59]. Ý tưởng ban đầu của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là biến nơi đây trở thành Trung tâm Lưu trữ Bảo tàng ảnh Quốc gia, thực hiện nhiều chức năng như: lưu trữ, bảo tàng anh, các hoạt động giao lưu, truyền thông, t6 chức sự kiện, đào tạo nhiếp ảnh, sản xuất ảnh Về lâu dài, kỳ vọng nơi đây trở thành “ngân hàng ảnh” của cả nước và là nơi giao lưu - ngôi nhà chung của các nhiép ảnh gia, noi mua bán, trao đôi anh trong nước và quôc tê.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chưa có đủ các điều kiện dé thành lập bảo tàng, nên quyết định chuyền đổi thành Trung tâm lưu trữ và triển lãm anh Vẫn giữ nguyên các chức năng chính là sưu tầm, lưu trữ, trưng bày triển lãm ảnh, tô chức sự kiện liên quan đến nhiếp ảnh, đào tạo nhiếp ảnh
Tại Trung tâm, hiện nay có không gian triển lãm nghệ thuật sang trọng, thường xuyên trưng bày các cuộc triển lãm ảnh của Hội và một số cá nhân nghệ sĩ nhiếp ảnh, phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng và nhu cau học tập của các sinh viên nhiếp ảnh Budng tối phóng ảnh đen trắng của Trung tâm là nơi lưu giữ công nghệ phóng ảnh cô điển ngày xưa với tat cả các công đoạn từ tráng phim đến rửa ảnh đen trắng Ngoài ra còn giúp sinh viên khoa nhiếp ảnh và những người nghiên cứu về nhiếp ảnh hiểu thêm về nguyên lý kỹ thuật cơ bản của bộ môn nhiếp ảnh Ngoài ra, Trung tâm còn tô chức nhiều hoạt động như: Tổ chức các cuộc thi nhiếp ảnh, tổ chức trưng bày triển lãm, thiết kế in ấn ảnh, dao tạo, làm sách, tổ chức sự kiện nhiếp ảnh
Năm 2019, Trung tâm tô chức được 12 cuộc triển lãm anh tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác Trong đó có 3 cuộc triển lãm quy mô lớn nhất là triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Biển, đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo Trung ương chu trì, Trung tâm là don vi trực tiếp thực hiện Cuộc triển lãm được tô chức tại 3 tỉnh, thành: Ninh Bình, Huế và thành phố Hỗ Chí Minh. Cuộc triển lãm trưng bày 223 tác pham (bao gồm 25 ảnh bộ và 198 ảnh don) có tính thâm mỹ cao, chin chu về bố cục, đường nét, ánh sáng, thể hiện thành công vẻ đẹp của thiên nhiên, con người ở các vùng biển, đảo Việt Nam qua những khoảnh khắc cuộc sống; nét sinh hoạt thường ngày; phong tục, tập quán, văn hóa của người dân ven biển Việt Nam; cuộc song, hoc tap, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh trật tự, an toàn và chủ quyên bién, đảo của các lực lượng vũ trang Việt Nam trên các vùng biên, đảo của Tô
79 quốc Các cuộc triển lãm ảnh này nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về vị trí, vai trò, tiềm năng, vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam đến với đông đảo công chúng Qua đó, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với biển, đảo quê hương của mỗi người dân Việt Nam.
Năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Trung tâm chi làm được
4 cuộc triển lãm trực tiếp (là 3 cuộc triển lãm ảnh “Việt Nam phòng chống Covid-19” tại Hà Nội — Huế - Đồng Tháp và triển lãm anh “Tự hào một dải biên cương” tại Hà Nội) và 3 cuộc triển lãm ảnh trực tuyến 3D tích hợp trên nên tang website Trước đây, sau khi tổ chức trao giải và triển lãm offline, trên trang web của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thường đưa clip ảnh đạt giải sau mỗi cuộc thi, nhằm giới thiệu tác phẩm và công bố bộ ảnh giải, cũng được coi là một hình thức triển lãm online Nhưng khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc triển lãm tập trung đông người không thé tổ chức được, Trung tâm đã tìm hiểu và lựa chọn một công ty về phan mềm công nghệ thông tin làm đối tác thiết kế và lập trình triển lãm ảnh trực tuyến 3D, còn gọi là triển lãm thực tế ảo Triển lãm sử dụng công nghệ 3D, giúp người xem trải nghiệm đa chiều, chân thực, sống động, không giới hạn về không gian, thời gian, vị trí địa lý Chỉ bằng một chiếc điện thoại, máy tính, máy tính bảng hay chiếc kính VR, người xem có thể truy cập vào website của triển lãm, hoặc truy cập ứng dụng của triển lãm trên IOS hoặc Android dé xem triển lãm một cách đơn giản, nhanh chóng Khi dịch Covid-
19 bùng phát khiến nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật bị ngưng trệ, thì triển lãm trực tuyến là giải pháp an toàn đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng Khi lấy ý kiến một nhóm sinh viên chuyên ngành Thiết kế
Mỹ thuật đa phương tiện của trường FPT Arena đến xem triển lãm anh offline tại Trung tâm về triên lãm thực tê ảo, đa sô các em cho răng: các em vân thích
80 cảm giác được lang thang ở các phòng triển lãm, tận mắt ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật, cảm nhận được chất liệu của tác phẩm, và triển lãm online chỉ là giải phát tình thé.
Một số triển lãm online của Trung tâm đã thực hiện: Triển lãm ảnh về đề tài phòng, chống dịch bệnh Covid-19 “Những khoảnh khắc từ trái tim”; Triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Việt Nam 2021; Triển lãm online chủ đề “Phụ nữ và Cuộc sống” chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Triển lãm online “Vé đẹp đất nước và con người qua ống kính nhiếp ảnh nữ”; Trién lãm thực tế ảo “Tự hào một dải biên cương”; Triển lãm Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền Đông Nam Bộ 2020
Muốn mở một triển lãm ảnh, cần có hội đồng tuyển chọn ra bộ ảnh triển lãm, nếu là triển lãm của một cuộc thi ảnh, thì mặc nhiên số ảnh treo triển lãm sẽ là bộ ảnh mà Ban Giám khảo cuộc thi đã lựa chọn Tuy nhiên, vẫn cần rà soát lọc lại cho phù hợp với không gian trưng bày Ví dụ bộ anh của Cuộc thi ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Việt Nam thường có nhiều chủ đề, trong đó có thé có ảnh nude hoặc bán nude, nếu Ban Tổ chức dự định trưng bày triển lãm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thì những bức ảnh nude sẽ không phù hợp với không gian linh thiêng như vậy Ban Tổ chức làm việc trước với địa điểm tổ chức dé chốt không gian và thời gian trưng bày Sau đó, Ban Tổ chức làm hỗ sơ xin cấp phép triển lãm gửi lên Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm. Thời hạn cấp giấy phép là 07 ngày làm việc (nếu hồ sơ đúng và day đủ).
Công đoạn thiết kế maquet và in phóng ảnh cần làm hết sức can thận, vừa đảm bảo không sai sót về thông tin tác giả, tác phẩm, logo, vừa phải đảm bảo tính thầm mỹ, sáng tạo, phong cách phù hợp với nội dung và quy mô, tính chất của cuộc triển lãm Ông Ngô Trung Kiên (chuyên viên Lưu trữ và Triển lãm của Trung tâm) cho biết: Tuỳ thuộc vào kinh phí và địa điểm trưng bày tôi sẽ đề xuất chất liệu in cho phù hợp, ví dụ: Ảnh in trên chất liệu canvas phù
S1 hợp với ảnh phong cảnh, trưng bày trong phòng, tạo cảm giác sang trọng; Ảnh in trên chất liệu formex thì có ưu điểm chịu được nang, mưa, nếu triển lãm ngoài trời thì đây là một lựa chọn phù hợp, ảnh in trên formex không cần đóng khung kính nên có thé mang đi xa
Việc thi công treo ảnh đòi hỏi phải có kinh nghiệm Ngoài tuân thủ theo maquet đã thiết kế, khi thi công thực tế, người làm triển lãm có nghề sẽ biết nên sắp xếp những bức ảnh nào ở cạnh nhau, tạo mảng miếng về màu sắc, chủ dé, bổ trợ cho nhau Một tác pham được treo đúng vi trí, đúng không gian sẽ thê hiện đúng giá trị của nó Nếu người làm triển lãm cầu thả trong khâu thi công trưng bay, sẽ hạ thấp giá tri của tác phẩm, triển lãm không đạt được hiệu quả tuyên truyền, quảng bá như mong muốn.
Song song với việc trưng bảy ảnh, là việc trang trí không gian, thi công sân khấu, banner, backdrop bên trong và bên ngoài khu vực triển lãm, chuẩn bị bàn ghế đón tiếp khách mời, bộ cắt băng khai mạc cũng là một phần việc quan trọng trong thi công không gian triển lãm ảnh Trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc trién lãm được giới nhiếp ảnh trong nước đánh giá cao.
Đánh giá về hoạt động quản lý và khai thác nguồn tư liệu ảnh tại
Đối với hoạt động sưu tam, lưu trữ:
Sưu tầm tư liệu, hiện vật nhiếp ảnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh Việt Nam, có thể xem đây là khâu tiền đề xuyên suốt cho toàn bộ hoạt động của Trung tâm Nguồn tư liệu ảnh đang lưu trữ tại Trung tâm phần lớn là ảnh nghệ thuật, một phần là ảnh tư liệu xưa và số lượng ít ảnh báo chí Nguồn ảnh thu thập chủ yếu từ các hoạt động chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, cá nhân các nghệ sĩ nhiếp ảnh và một số đơn vị có tư liệu ảnh Với nỗ lực của của mình Trung tâm đã tạo nên một “ngân hàng ảnh” từ kho tư liệu gần như trống rỗng ban đầu.
Theo ông Hà Hữu Đức (Giám đốc Trung tâm): việc sưu tầm, lưu trữ, bảo quản ở Trung tâm nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn rất nhiều khó khăn, khó khăn đến từ nhiều nguyên nhân sau:
- Việc đi tìm kiếm, sưu tầm, mua lại các tư liệu ảnh quý cần nhiều thời gian và kinh phí.
- Thiếu thốn về cơ sở vật chất như kho lưu trữ, trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật để bao quản nguồn tư liệu ảnh Khối dữ liệu sẽ ngày càng tăng lên và có thé thay đôi công nghệ lưu trữ theo thời gian, vì vậy Trung tâm cần phải có giải pháp mở rộng lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn hơn.
- Việc tuyên dung cán bộ, chuyên viên có chuyên môn về công tác sưu tầm, lưu trữ tư liệu ảnh gặp nhiều khó khăn Chính sách tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp thấp và chậm điều chỉnh, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất - kinh doanh Mức lương tăng hàng năm chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của người lao động Thậm chí may năm anh hưởng dich bệnh covid-19 nên mức lương không tăng Bên cạnh đó, thang bảng lương của khối hành chính nặng về
84 băng cấp, không phản ánh năng lực, chất lượng đáp ứng công việc hoặc vị trí việc làm đảm nhận Trung tâm gặp khó khăn trong việc tuyển dụng mới và trong cả việc giữ chân nhân sự cũ. Đối với hoạt động khai thác, phát huy giá trị tư liệu ảnh:
Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh Việt Nam đang khai thác và phát huy tốt giá trị tư liệu ảnh Nguồn tư liệu ảnh chủ yếu được khai thác, sử dụng thông qua các cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm; thông qua các sản phẩm dịch vụ như: làm sách, làm lịch, số tay, quà tặng, treo ảnh trang tri các không gian văn phòng, phòng họp, sảnh đón khách Thế mạnh của Trung tâm là tô chức trưng bày triển lãm ảnh Trung tâm đã làm nhiều cuộc triển lãm ảnh lớn nhỏ, cán bộ nhân viên Trung tâm đã tạo thành một ê-kíp chuyên nghiệp, thành thạo.
Tuy nhiên hoạt động khai thác va phát huy giá tri tư liệu ảnh tại Trung tâm vẫn còn một số hạn chế như:
- Trung tâm chưa tự chủ động tìm đến đối tượng cần sử dụng tư liệu ảnh, chưa chủ động trong việc quảng bá, giới thiệu nguồn ảnh và hoạt động của đơn vi minh Phần lớn các cá nhân, t6 chức tìm đến nguồn tư liệu ảnh của Trung tâm là do nỗ lực tìm kiếm của họ.
- Công cụ tra cứu, tìm kiếm dit liệu của Trung tâm chưa hoàn thiện dẫn đến việc tìm kiếm còn mất nhiều thời gian, làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng tư liệu.
- Một số tô chức, đơn vị không sẵn sàng trả nhuận ảnh cho tác giả Nhà nước chưa có quy định rõ ràng về chế độ trả nhuận ảnh cho tác phẩm nhiếp ảnh trong các trường hợp cụ thê.
- Số lượng nhân sự có hạn nên Trung tâm chưa tô chức triển khai được nhiều hoạt động dịch vụ khác để nâng cao hiệu quả tuyên truyền và phát huy giá trị tư liệu ảnh.
Hoạt động lưu trữ, bảo quản tư liệu ảnh tại một số nước trên thé giới: Tại một số nước trên thế giới như Bi, Pháp, công tác quản lý và phát huy giá tri của di sản tư liệu rất tốt Đặc biệt là công tác bảo quản các di sản tư liệu sốc Tại nước Bi có Bảo tàng nhiếp anh Charleroi, được khánh thành năm
1987, đây là bảo tàng nhiếp ảnh lớn nhất và là một trong những bảo tàng quan trọng nhất ở châu Âu (6.000 m2), với bộ sưu tập 100.000 bức ảnh, trong đó có hơn 800 bức được trưng bày vĩnh viễn và bảo tồn 1,5 triệu phim âm bản. Ngoài ra, bảo tang còn có bộ sưu tập máy ảnh cô điển và các studio ảnh Tại bảo tàng có những phòng lạnh nằm ở dưới tang ham của tòa nhà dé bảo quản phim và ảnh, tránh tuyệt đối ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Phòng bảo quản phim và ảnh luôn ở nhiệt độ 0°C, khi cần lấy tắm ảnh ra xem, người ta sẽ chuyền tắm ảnh từ phòng 0°C sang phòng chờ có nhiệt độ là 12°C và dé đó 3 ngày, sau đó tam anh được chuyền tiếp tới một căn phòng có nhiệt độ là 17°C, và người có nhu cầu sẽ được tiếp cận bức ảnh tại đây Đề cất bức ảnh trở lại kho lưu trữ, người ta sẽ thực hiện quy trình 3 ngày ngược lại.
Song song với việc lưu trữ, bảo quản di sản tư liệu gốc, các nước trên thế giới cũng đã rất quan tâm tới việc số hóa tư liệu lưu trữ Những thành tựu của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội Sự hình thành Chính phủ điện tử dẫn đến sự ra đời của tài liệu điện tử, cùng với nó là yêu cầu số hóa tài liệu để bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của tài liệu sốc, đồng thời phục vụ nhanh chóng nhu cầu tra cứu tài liệu mọi lúc, mọi nơi.
Tại Malaysia, trong giai đoạn 1 của Dự án chuyên đổi dit liệu năm 2000 -
2001, Malaysia đã thực hiện số hóa tư liệu ảnh Các loại ảnh được cơ quan Lưu trữ Malaysia ưu tiên lựa chọn số hoá đó là:
+ Ảnh lịch sử: bao gồm các hình ảnh sự kiện lịch sử, ảnh chân dung lãnh đạo trong nước, hình ảnh phóng sự về đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và những hình ảnh tư liệu khác Những tài liệu này chính thức được thu thập,
S6 sưu tam từ các nguồn theo Luật Lưu trữ quốc gia năm 2003, được mua hoặc trao tặng lại từ các tổ chức và cá nhân.
+ Ảnh các địa danh và kiến trúc lịch sử: bao gồm các hình ảnh về các địa danh và kiến trúc lịch sử của đất nước Malaysia.
+ Ảnh hoạt động của Lưu trữ Quốc gia Malaysia.
Tiêu chuẩn hình ảnh số cho tài liệu ảnh được sử dụng tại Lưu trữ Quốc gia Malaysia như sau:
+ Độ phân giải: Độ phân giải được dùng dé quét ảnh là 600 dpi;
+ Độ sâu hình ảnh: 32 bit;
+ Nén: Độ nén không tiêu hao, ví dụ từ jpeg to tiff;
+ Thu nhỏ kích cỡ: Kích cỡ được thu nhỏ 25% đối với WEB COMPASS và 75% dùng cho truy cập nội bộ.
+ Các ảnh được số hóa được lưu giữ trong hai định dạng là tiff và jpeg để phục vụ mục đích sử dụng và biện pháp bảo hiểm [55].
GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ, PHAT
Cơ sở pháp ly ccececcecsesscsscessessessesssssssessessessessssesssessessessessessesseeeees 91 3.1.2 Nguồn nhân lực - - 2 + %2 £+E£EE£EEEEE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrei 95 3.1.3 Nguồn vật lực - + Ss St tk E121 211121121121 1111111 xe 99 3.2 Giải pháp nang cao hiệu qua phát huy giá tri tư liệu ảnh
Di sản tư liệu ảnh là một phần của di sản tư liệu Di sản tư liệu được coi là những bảo vật, tài sản quan trọng của quốc gia mà qua đó có thé hiểu được lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của từng dòng họ, vùng miền, đất nước Di sản tư liệu là hồn phách của dân tộc, nếu tư liệu quý được đánh giá đúng và giao đúng đối tượng quản lý, các tư liệu đó sẽ có cơ hội được khai thác, quảng bá và phát huy giá trị vốn có.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, vào ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch
Hồ Chi Minh đã ký sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ của Đông Phuong Bác Cổ học viện, đây là sắc lệnh đầu tiên của nước ta đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Cuối năm 2020, tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa trong phát triển bền vững” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hải Phòng, nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề cập đến di sản tư liệu, cụ thé là lưu trữ ảnh làm sử liệu về quá trình phát triển và văn hóa đặc thù của thành phố Hải Phòng Nhà sử học Dương Trung Quốc đã giúp nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Tuệ sắp xếp và chú thích lại bộ sưu tập ảnh tư liệu về các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng để lưu giữ cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, dé thực sự quan tâm bảo tồn và phát huy tong thé di sản tư liệu cần có cơ sở pháp lý giúp các cơ quan liên quan, các bảo tàng, các nhà khoa học thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị tư liệu ảnh Điều đó đồng nghĩa với việc van dé quản lý di sản tư liệu (trong đó có tư liệu ảnh) phải được đưa
90 vào Luật Di sản Văn hóa Vì vậy, các cơ quan, ban, ngành có liên quan cần sớm đề xuất sửa đổi, bố sung Luật Di sản Văn hóa cho phù hợp với thực tế, dé tránh mai một di sản tư liệu, dé di sản tư liệu được “sống” cùng với giá tri lịch sử, văn hóa của nó.
Luật Di sản Văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã giúp hoàn thiện thêm hành lang pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Tuy nhiên, vào thời điểm đó, di sản tư liệu mới được tiếp cận nên không kịp bổ sung vào Năm 2014, Cục Di sản Văn hóa biên soạn Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10382:2014 đã dua ra các định nghĩa và thuật ngữ về di sản tư liệu và các van dé liên quan Trong thời gian sắp tới, Luật Di sản Văn hóa cần phải bổ sung thêm định nghĩa về di sản tư liệu như đã nêu trong TCVN 10382:2014 và các điều khoản về di sản tư liệu (trong đó có di sản tư liệu ảnh).
Hiện nay, vấn đề quản lý tư liệu nhiếp ảnh tại Việt Nam chưa được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất và duy nhất của nhiếp ảnh tính đến nay Trong Nghị định 72 nêu một số quy định chung về Chính sách của Nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh; Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh; Vận động sáng tác, trai sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam; Dua tác pham nhiép anh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan; Tổ chức triển lãm nhiếp anh tại Việt Nam; Dua tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm; Cấp, thu hồi giấy phép triển lãm nhiếp ảnh Tuy nhiên, trong nghị định này không đề cập đến van đề sưu tầm, lưu trữ, bảo quản; và không nhắc đến vai trò là di sản tư liệu của tác phẩm nhiếp ảnh Bên cạnh đó, cũng chưa có một cơ chế bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động nhiếp ảnh.
Trên thực tế, một số chế độ và quy định quản lý nhà nước về Nhiếp ảnh đang “ăn theo” ngành Mỹ thuật Bộ Văn hoá - Thể thao va Du lịch, cụ thé là
Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, là đơn vị trực tiếp trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm chưa quan tâm đúng mức tới các hoạt động sưu tầm, lưu trữ, bảo quản; mà chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động trưng bày triển lãm, giới thiệu, quảng bá các tác giả, tác phẩm.
Trước sự phát triển của đất nước về kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cùng với những cơ hội phát triển là những thách thức đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về Nhiếp ảnh và Triển lãm. Trong thời gian tới, lĩnh vực này cần sự chỉ đạo và phối hợp từ Trung ương đến địa phương, Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục xây dựng các văn ban quan lý nhà nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành Nhiếp ảnh phát triển toàn diện, theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Quan tâm hơn nữa đến van đề kinh phí cho các hoạt động nhiếp ảnh, triển lãm cần ứng dụng công nghệ đáp ứng được xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực thi đối với việc bảo vệ bản quyền tác phâm nhiếp ảnh Tăng cường các lớp tập huấn, dao tạo nguồn nhân lực về chuyên môn nhiếp ảnh, lý luận phê bình; tạo điều kiện cho cán bộ đi khảo sát học tập nghiên cứu công nghiệp văn hóa và công tác giám định tác phẩm nhiếp ảnh ở nước ngoài; Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích phát triển công tác xã hội hóa hoạt động nhiếp ảnh và triển lãm tại các tỉnh, thành phố tạo điều kiện để người dân tham gia nhiều các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trung ương và địa phương để thực hiện hiệu quả việc cấp phép, công tác quản lý nhà nước,
92 công tác phổ biến pháp luật lĩnh vực nhiếp ảnh, triển lam được triển khai hiệu quả; Công tác thẩm định cấp phép các triển lãm nhiếp ảnh cần được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình, quy định; tăng cường công tác hậu kiêm; tổ chức các lớp tập huấn về quy trình, quy định về thủ tục thâm định cấp phép; tích cực tuyên truyền, phổ biến, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội; tăng cường kiểm tra hoạt động của các Gallery, các đơn vị kinh doanh tác phẩm nhiếp ảnh, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi pham
Lĩnh vực nhiếp ảnh hiện nay là lĩnh vực có lực lượng người tham gia đông, tinh đại chúng cao, phát triển mạnh trong đời sông xã hội Ngành nhiếp ảnh rất cần hoàn thiện hành lang pháp lý để Nhiếp ảnh Việt Nam phát triển toàn diện, theo đường lỗi văn hoá văn nghệ của Dang và pháp luật của Nhà nước Đã đến lúc phải nói đến việc xây dựng Luật Nhiếp ảnh Tắt nhiên, việc xây dựng luật cũng cần lộ trình nghiên cứu và lăng nghe ý kiến từ giới chuyên môn để phù hợp với hoạt động sáng tạo và thị trường nhiếp ảnh đang hiện hành Luật ban hành cũng có thé sửa đổi và b6 sung phù hợp thực tế theo từng thời điểm Có như vậy, giới nhiếp ảnh mới tự nguyện tham gia vào hành lang pháp lý bởi họ biết tại đó họ được pháp luật bảo vệ. Đối với đi sản tư liệu nói chung, cần phải xây dựng chiến lược phát trién, kế hoạch cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di sản tư liệu trong tổng quan chung của sự phát triển văn hoá Việt Nam Bên cạnh đó, xây dung thống nhất mô hình điều phối bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các đơn vi, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
3.1.2 Nguồn nhân lực Ngày nay, trên thế giới, bảo tàng và trung tâm lưu trữ ngày một phát triên về sô lượng, loại hình, nội dung Theo đó, nguôn nhân lực làm công việc
93 lưu trữ - bảo quản cũng đòi hỏi số lượng nhiều hơn, chất lượng ngày một cao và có vi trí hơn trong xã hội Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này rất thiếu và yếu.
Năm 2002, Việt Nam tham gia Chương trình Bảo quản các sưu tập của các nước Đông Nam Á (CollAssia 2010) do Tổ chức quốc tế về nghiên cứu bảo vệ tài sản văn hóa (ICCROM) và Tổ chức khu vực Đông Nam A về giáo dục, khảo cé học và nghệ thuật (SEAMEO SPAFA) phối hợp với 10 nước trng khu vực, đã điều tra lấy bản đăng ký về các cán bộ bảo quản đang công tác tại các bảo tàng Kết qua cho thấy, số lượng rat ít, chỉ có hơn 20 người đăng ký, trên thực tế còn ít hơn Tat cả những cán bộ này đều chưa được đào tạo chuyên sâu về lưu trữ, bảo quản và phục chế, hầu hết vừa làm vừa học. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc thực tế, một số cán bộ đã được làm việc với chuyên gia bảo quản quốc tế và một số cơ quan chuyên ngành về bảo quản khi thực hiện đề tài khoa học, vì vậy họ cũng đã tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm thực hành lưu trữ, bảo quản Đây có thé coi là nguồn nhân lực chủ chốt trong công tác lưu trữ - bảo quản hiện nay tại Việt Nam [39]. Đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực quản lý, lưu trữ, bảo tàng là công việc rất quan trọng Nhiều nước trên thế giới có chương trình đào tạo chuyên ngành lưu trữ, bảo tồn, bảo tàng tại các trường đại học, có sự phối hợp với các bảo tàng lớn và các viện nghiên cứu khoa học Phương thức đào tạo trên cơ sở thực hành là chủ yếu, các trường đại học, bảo tàng, viện nghiên cứu đều có phòng thí nghiệm và đội ngũ giảng viên, trợ giảng chuyên nghiệp Tuy nhiên, hầu như không có chương trình đào tạo cho tất cả các loại chất liệu liên quan đến tài liệu và hiện vật lưu trữ, mà mỗi nơi chỉ chuyên đảo tạo về một hoặc một vài chất liệu Trong khi đó, ở Việt Nam, vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau, công tác đào tạo cán bộ cho các bảo tảng chưa được nhận thức đúng và đầy đủ, dẫn đến thiếu định hướng, thiếu biện pháp, bỏ lỡ thời gian và cơ hội đào tạo trong mấy chục năm qua [39].
Trong chuyến khảo sát về đào tạo cán bộ bảo quản và cán bộ thực hành bảo quản ở hai trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và một số bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, ông
Bản quyền . - 2+Ss+Ek EEEEEEEEEE1121121121121111 1111.111 re 106 3.2.3 Tuyên truyn - :-©s++sSE2+EE2EE2E1EEEE71E7121121121111 111.1 ce 111
Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 14 Luật này, các loại hình tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả:
“a) Tác phẩm van học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; d) Tác phẩm sân khẩu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh ”.[3]
Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành đã quy định việc đăng ký bản quyền cho tác phâm nhiếp ảnh và đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện Nhưng việc
105 thực thi trên thực tế còn nhiều vướng mắc Một nhiếp ảnh gia trong cuộc đời làm nghệ thuật có thé chụp hàng chục ngàn bức ảnh, thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mất thời gian, công sức và chi phí bằng tiền, vì vậy không phải tác giả nào cũng đi đăng ký, và cũng không thé đăng ký hết cho các tác phẩm của mình được.
Tác phẩm nhiếp ảnh là đối tượng dễ bị xâm phạm bản quyên Ngày nay, người ta dé dàng lên mang tải về những file ảnh, rồi sử dụng mà không can biết tác giả là ai, chỉ đến khi tác gia bức ảnh lên tiếng đòi bản quyền Việc bảo vệ bản quyên tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh ở nước ta hiện nay tuy đã thuận lợi hơn vì đã có hành lang pháp lý và có cơ quan quản lý, phụ trách van dé này (như Cục Bản quyên tác giả của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- trụ sở chính tại số 33 ngõ 294/2 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội; Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh thuộc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - trụ sở tại số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhưng trên thực tế vẫn không thể kiểm tra, giám sát được hiện tượng vi phạm bản quyền tác giả Tình trạng vi phạm ban quyền trong nhiếp ảnh vẫn là vấn đề nhức nhối.
Quy trình thực hiện đăng ký bản quyền nhiếp ảnh gồm 2 bước: Đầu tiên, chủ sở hữu bản quyền nhiếp ảnh chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục bản quyên tác giả; Trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ đăng ky, Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành thâm định đơn: Nếu đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định (chi phí đăng ký bản quyên tác giả đối với tác phâm nhiếp ảnh là 100 nghìn Việt Nam déng/ 1 tác phẩm), nếu hồ sơ không hợp lệ Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đồi, bổ sung hoặc có phản hỏi về quyết định này.
Hiện nay, việc khai thác và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh thông thường là sự thỏa thuận thống nhất giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả, đại diện tác giả hoặc người sở hữu bản quyền tác phẩm Bà Nguyễn Minh Phương, kế toán Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh Việt Nam cho biết: Thậm chí, một số cá nhân, đơn vị chưa có tiền lệ hoặc không muốn trả nhuận ảnh cho tác giả.
Có một cơ quan lớn thuộc khối các cơ quan Trung ương liên hệ đến Trung tâm đặt hàng bộ ảnh đẹp dé in phóng trưng bày tại sảnh đón tiếp khách quốc tế, trước cửa phòng họp, dự kiến 3 tháng thay một bộ ảnh mới Sau khi lựa chọn và liên hệ với tác giả, thỏa thuận về nhuận ảnh, thì đầu mối liên hệ của cơ quan nói trên phản hôi rang: lãnh đạo cơ quan không đồng ý trả tiền nhuận ảnh, chỉ trả tiền in ảnh Lý do là từ trước đến giờ văn phòng cơ quan chỉ cần chỉ đạo về các địa phương, địa phương nào có trách nhiệm cung cấp ảnh chụp về địa phương đó, và cơ quan không trả nhuận ảnh.
Vẫn đề bản quyền tác giả đến nay vẫn luôn là bài toán chưa có lời giải, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Kim Khoa - thành viên Ban lý luận phê bình Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - đã viết bài Bản quyên nhiếp ảnh và thói tật dùng
“của chùa ” trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 13 năm 2021 Tác giả bài viết cho rằng: Chỉ khi nào tam “dân trí ảnh” căn bản đã thay đổi: Quyên lợi của người chụp, người được chụp và bên sử dụng hài hòa trong mối tương quan tương hỗ, các đối tác tôn trọng nhau dựa trên cơ sở pháp lý Giá trị vật chất và giả trị tỉnh than được định lượng khoa học và thích hợp, thì vấn nạn đạo anh mới mong có thể được cải thiện [38] Như vậy, chỉ khi nào thay đôi được ý thức của người dùng thì mới không còn tình trạng “biết sai nhưng vẫn làm” như hiện nay.
Ngày 06/4/2023 vừa qua, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch) phối hợp với Cơ quan Bảo vệ bản quyền Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2023, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam cũng được mời tham dự diễn đàn Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyên tác giả phát biểu tại diễn đàn: Khi môi trường số phát triển cũng như công nghệ kỹ thuật ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng, van dé sáng tạo tác pham nhiếp ảnh có phan dé dàng hơn Tuy nhiên, van đề bảo vệ tác phâm nhiếp ảnh cũng trở nên khó khăn hơn, khi những vi phạm ngày càng mang tính phức tạp Vì vậy, mong rằng từng cá nhân, từng tổ chức hãy nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bản quyên, hãy nói không với vi phạm bản quyên, để cùng nhau hợp tác lại, thúc đây được nhiều hơn nữa những sáng tạo trí tuệ Khi chúng ta khai thác, tôn trọng các tác giả thì hy vọng có một nền công nghiệp văn hóa, nền công nghiệp sáng tạo phát triển hội nhập với quốc tế.
Giải pháp đưa ra dé tăng cường thực thi hiệu quả quyền tác giả và các quyền liên quan trong thời gian tới là:
- Ap dung công nghệ: Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên đổi số trong các cơ quan quản lý, thực thi quyén tác giả, quyền liên quan; Khai thác, kinh doanh, quảng bá tác phẩm ảnh có thể thông qua website hoặc mang xã hội, và phải dam bảo việc bảo vệ bản quyền tác giả Hiện nay công nghệ thông tin đã có công nghệ mới cho phép việc gan bản quyền và thông tin tác giả trên từng file ảnh, dù tải về hoặc sao chép file vẫn giữ được thông tin đó trên file va dé dàng kiêm tra được nguồn gốc.
- Về cơ sở pháp lý: Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn, có tính dự báo; Cần ban hành rộng rãi luật và các văn bản dưới luật về Quyền tác giả, bổ sung những điều khoản phạt vi phạm bản quyền Đây mạnh vai trò của các cơ quan làm công tác giám định và bảo vệ quyền tác giả.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tăng cường thanh tra, kiêm tra, xử lý vi phạm; tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan xuyên biên giới, trên không gian mạng