Các hiện tượng thờ cúng này và sinh hoạt tín ngưỡng liên quan, thé hiện rất rõ quanniệm vạn vật hữu linh trong đời sông tâm linh của người dân địa phương.Theo thời gian, từ một sinh hoạt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
QUAN LÝ HOAT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG THỜ ĐÔNG XEN THIÊNG CONG CUA NGƯỜI THÁI Ở XÃ SƠN LUONG,
-HUYỆN VĂN CHÁN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LÝ VĂN HOA
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ HUYEN TRANG
Luan van Thac si Quan ly Van héa
Mã số: 8319042.01
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc TS.Đinh Đức Tiến
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định và được sử dụng có trích dẫn cụ thé Các kếtquả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trungthực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Kết quả trong đề tài
này chưa được công bố dưới bat kì hình thức nao trước đây.
Người thực hiện
Hà Thị Huyền Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề có thé hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ quan tô chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đinh Đức Tiến,
người đã tận tình hướng dẫn, kiên nhẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo
trong Khoa Lịch sử, Bộ môn Quản lý văn hóa đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phong Văn hóa Thông tin - UBND huyệnVăn Chan đã giúp đỡ tôi rat tận tình trong quá trình thu thập tư liệu Xin
chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND xã Sơn Lương, đặc biệtgửi lời cảm ơn anh Lò Văn Dương - Phó Chủ tịch xã, và anh Hà Văn Hóa -
cán bộ quản lý văn hóa xã Sơn Lương đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong quá trình đi thu thập thông tin, tài liệu và hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, ban
bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt,động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Hà Thị Huyền Trang
Trang 5MỤC LỤC
3098/9670 5 D001 8a ÔÒỎ 5
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-2 2 £+E+SE+EE+EE£EE£EEEE£EeEEerkerxrrxrrrres 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 ¿+ E+EE£EE+EE+EE+EE£EE£Eerkerxerxerkrree 11
5 Phương pháp nghién CỨU - <2 1111199119 119111111 1 9H TH ng Hệ 12
6 Kết cầu luận VAN ceeeeccscsecscscsececsesesecscsvsscecsesececsvsucacavsvcecevsveucacsesesecavansusacaneeeacers 12
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN DIA BAN NGHIÊN CUU14
DD a OC Ae LE 14
1.1.1 Một số khái niệm chung về quản lý tin ngưỡng 2: 5c ©5z2cs+cxczxcez 14 1.1.2 Quan điểm của Dang và Nhà nước về công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng | 5
1.1.3 Xây dựng thang đo (bộ tiêu chí/công cụ đánh giá) cho hoạt động quản lý tín
ngưỡng Đông Xên — Thiêng Công ở Sơn Lương - «5s + s+ss++esseese 17
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tín ngưỡng thờ Đông xên- Thiêng
công của người Thái ở xã Sơn Lương - - 5 5c + St vEEserrereeresrrrresrrke 19
1.2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu - 2 2 £+E+EE+EE+EE£EE2EEEEEerEerkerxerkrree 19
1.2.2 Tín ngưỡng thờ Đông xên - Thiéng công của người Thái ở xã Sơn Luong 28
II 804700 0018 -.-3s2a 44
CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN LÝ NGHI LE THỜ DONG XEN - THIÊNG
CÔNG Ở XÃ SON LƯƠNG, HUYỆN VAN CHAN, TINH YEN BAL 45
2.1 Chủ thể quản ly oe eececcecccccccccescecsccsecssessessessessesssessessecsssssessesseesssssessessnssseeseeseees 45
2.1.1 Cơ quản quản lý nhà nước về tôn giáo tín ngưỡng ở địa phương 45
2.1.2 Cộng đồng tô chức, quản lý và vận hành tín ngưỡng Đông xên — Thiêng công 48
2.2 Hoạt động quản lý tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công 51
2.2.1 Đặc điểm của công tác quản lý đối với tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng
CONG tat Ga DAN 0 51 2.2.2 Hoạt động quan lý tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiéng công của các co quan
quản ly nha nước tại dia phƯƠNØ - c5 + +12 1121131191111 1EEEEErkrrrkrrxee 53
Trang 62.2.3 Hoạt động quản lý, tổ chức, vận hành tín ngưỡng Đông xên — Thiêng công của cộng đồng cư dân xã Sơn Lương - 2-2 2 £++EE+EE£EE£EE+EE2EEEEerEerkerxrrkrree 58
2.3 Đánh gia vai trò, hiệu qua của quan lý tín ngưỡng tho Đông xén — Thiêng
công trong bối cảnh hiện nayy 2-52 2 SE SE EEEEEEEEEE2EEEE2E 2E EEEEkerkrree 65 2.3.1 Vai trò của quản lý đối với tín ngưỡng Đông xên — Thiêng công 65
2.3.2 Tính hiệu quả trong công tác quản ly tín ngưỡng Đông xên — Thiêng công 69
2.3.3 Những yếu tố tích cực và hạn chế của hoạt động quản lý tín ngưỡng Đông
XEN — Thidng CONG 211077 71
Tiểu kết chương 2 2-52 2 2E EEEEEE12E1211211211111111111 111.1111111 74
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIEU QUA CUA QUAN LÝ TÍN NGƯỠNG Ở XÃ SƠN LUONG,
HUYỆN VAN CHAN, TINH YEN BÁI - 2 s22 2 EEEEEEEEEEerkrrkrrex 76 3.1 Một số định hướng trong công tác quản lý 2-2 s+2zz+zz+zxsrxzez 76
3.1.1 Định hướng hoạt động của tín ngưỡng Đông xén — Thiêng công 76 3.1.2 Định hướng trong công tác quản lý tín ngưỡng Đông xên — Thiêng công 80
3.2 Đề xuất, kiến nghị giải phápp - 2 SE EEEE E2 EEEkerkerkrrkrree 83 3.2.1 Đề xuất đối với co quan quản lý nhà nước về văn hóa tại địa phương 83 3.2.2 Đề xuất đối với cơ quan quản lý -¿ ¿©-++©+++£x++zx+zxerxxerkesrxrrrsees 86
3.2.3 Đề xuất đối với cộng đỒng - 2-52 S222 2 1212211211211 xe ke 88 Tiểu kết chương 3 - 2 2< SE E2E12E197171121121121111211211 111111111 93
KET LUẬN - 2-5 5S E1 E1 112112121 7101111211211 2111111111111 11111 xe 94
TÀI LIEU THAM KHAO 2- 2£ 22S£+SE£EEt2EE£EEEEEEEEECEEEEEEEEEErrkrrrreee 96
PHU LUC occ -.: L 100
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Lý do chon đề tai
Tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng trong đời
song van hoa cua moi cong đồng tộc người Boi lẽ, tín ngưỡng là một trong
những thành tố cơ bản của văn hóa, nó tạo nên sự phong phú, đang dạng chođời sống sinh hoạt của mỗi tộc người Bên cạnh đó tín ngưỡng và các hoạt độngcủa tín ngưỡng lại là một van dé nhạy cảm ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnhvực quản lý nhà nước Trong quá trình xây dựng đất nước, định hướng phát
triển kinh tế - xã hội dé hội nhập giao lưu với thế giới, van dé phát triển văn hóa
và quản lý văn hóa đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chútrọng Quan điểm của Dang và Nhà nước đã chỉ rõ: “Văn hóa là nén tảng tinh thân của xã hội, định hướng cho sự phát triển bên vững của xã hội ” Trong Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998
cũng xác định 5 quan điểm cơ bản của văn hóa, trong đó có mục tiêu: “xdy
dựng văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc” và là động lực dé phát triểnkinh tế xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực của văn hóa, thì bảnthân các hoạt động của văn hóa, trong đó có văn hóa tâm linh đang đặt ra nhiều
thách thức cho sự phát triển xã hội.
Người Thái là một trong 54 tộc người sinh sống ở lãnh thổ Việt Nam Tộc người Thái có dân số đông thứ 3, sau người Việt (Kinh) và người Tày, chiếm 1,61% dân số cả nước (theo số liệu Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2019) [10] Địa bàn cư trú chủ yếu của người Thái ở ViệtNam tập trung các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc như: Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên, Yên Bái, và một bộ phận ở phía tây Thanh Hóa, tây Nghệ An.
Cộng đồng người Thái ở Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc biểu hiện
trong sinh hoạt hàng ngày, cách ăn, mặc, ở, các lễ hội, nghi thức nghi lễ, tín
ngưỡng, phong tục tập quán.
Trang 8Người Thái ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có một
sinh hoạt tín ngưỡng khá độc đáo, được gọi là: “Đông xên - Thiêng công”.
Sinh hoạt này phản ánh hệ thống các ý niệm của người Thái về vũ trụ, về thế
giới tâm linh Ngoài thờ các vị thần, linh hồn của tổ tiên, bản làng thì,người Thái ở đây còn thờ những người có công tạo dựng bản làng Các hiện
tượng thờ cúng này và sinh hoạt tín ngưỡng liên quan, thé hiện rất rõ quanniệm vạn vật hữu linh trong đời sông tâm linh của người dân địa phương.Theo thời gian, từ một sinh hoạt tín ngưỡng thuần nhất, thờ những người có
công tạo dựng bản làng, ngày nay sinh hoạt tín ngưỡng “Đông xên - Thiêngcông” đã tích hợp nhiều yếu tố tâm linh khác Chính vì vậy, vấn dé tín ngưỡng này không chỉ nghiên cứu nhận diện nó, mà còn cần nghiên cứu chính sách quản lý phù hợp nhăm định hướng phát triển tín ngưỡng đi đúng
với dòng chảy của văn hóa tộc người nói riêng và của sự phát triển văn hóađất nước nói chung
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
nhận diện tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công của người Thái ở xã Sơn
Lương nhăm chỉ ra diện mạo thực sự của nó trong hệ thống tín ngưỡng của
người Thái ở đây và hoạt động quản lý tín ngưỡng này tại địa phương.Thông qua hoạt động nghiên cứu có thé đưa ra những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa
bàn xã Sơn Luong, huyện Văn Chan, tinh Yên Bái.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Các nghiên cứu liên quan tới hoạt động quan lý văn hóa.
Ngoài các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực: tộc người học,văn hóa học, sử học thì còn có những tài liệu nghiên cứu tiếp cận từ góc
độ quản lý nhà nước, quản lý di sản Cuỗn Quản lý văn hóa Việt Nam trongtiên trình đôi mới và hội nhập quốc té cua tác giả Phan Hong Giang và Bùi
Trang 9Hoài Sơn (đồng chủ biên) Trong cuốn sách có giải thích về hoạt động quản
lý văn hóa “được hiểu là sự tác động chủ quan băng nhiều hình thức,
phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể,
các cơ cau dân sự, các cá nhân được trao quyên và trách nhiệm quan lý) đối
với khách thê (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằmđạt được mục tiêu mong muốn (đảm bảo văn hóa là nền tảng tỉnh thần của
xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân)”.Nhóm tác giả Lê Hồng Lý (chủ biên), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu đã
biên soạn cuốn giáo trình Quản lý đi sản văn hóa với phát triển du lịch (2010), trong đó có đề cập tới hoạt động quản lý văn hóa và quản lý đi sản văn hóa Nhóm tác giả cuốn sách có phân loại di sản văn hóa, thành các yếu tố: văn hóa phi vật thể, vật thé, cô vật Quản lý di sản văn hóa được
hiểu: thực chat là quá trình theo dõi, định hướng và điều tiết quá trình tồntại và phát triển của các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể, nhằm đạt
được những mục đích cơ bản đi đúng định hướng của nhà nước về công tácquản lý di sản văn hóa.
Bên cạnh nguồn tư liệu sách, còn có một số bài viết bàn về quản lý
nhà nước về văn hóa, như tác giả Đặng Văn Bài với “Bảo tồn văn hóa phi vật thé - từ góc nhìn toàn cầu hóa” trên tạp chí Di sản văn hóa số 21- 2007 Tác giả có đề cập tới vấn đề “cần nhận thức lại vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng với tư cách là thành tố di sản văn hóa và trong mức độ nào đó còn
là nguồn động lực thúc đầy, làm nảy sinh và phát triển văn hóa nghệ thuật”
[7 tr.3] Bởi vì các thành tựu văn hóa nghệ thuật của nhân loại từ xa xưa
đều ít nhiều có liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng Bên cạnh đó tác giả cóbàn luận về vai trò của nhà nước trong việc quản lý văn hóa nhằm đưa văn
hóa phát triển thành nền tảng và động lực phát triển “Nhà nước chỉ nênđóng vai trò định hướng và hướng dẫn Việc nhận diện giá tri, lựa chọn các
Trang 10loại hình di sản cần được bảo vệ, phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị disản văn hóa, thì nên trao lại cho chính các chủ thê văn hóa — người sáng tạo
và hiện đang sử dụng, khai thác, bảo vệ chúng” [7, tr.6]
Không thể không đề cập tới các văn bản nhà nước thuộc lĩnh vực
quản lý văn hóa, UBTV Quốc Hội cũng đã đưa ra một sé pháp lệnh về “Tín
ngưỡng, tôn giáo” năm 2004 Trong đó quy định rõ công dân được tự do tínngưỡng, tôn giáo, và các quy định khác về hoạt động tín ngưỡng Luật tín
ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14, chương III, điều 60 quy định và banhành những văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; quy định
thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; quy định tô chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng
1.2 Các nghiên cứu liên quan tới văn hóa tộc người Thái
Nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam, đã được nhiều tác giả quantâm tìm hiểu, đưới các góc độ, mục đích khác nhau Các nghiên cứu đó tậptrung về: văn hóa, phong tục, tập quán, nghỉ lễ, tín ngưỡng, nghệ thuật
Thông qua các phương pháp góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã thu
được những kết quả nhất định, có thé đề cập tới một sé nghiên cứu sau:
Cầm Trọng là một nhà khoa học tiêu biểu với rất nhiều công trình
nghiên cứu sâu về đời sống của người Thái thông qua các sinh hoạt hàng
ngày như: ăn/uống, mặc, ở, lễ hội, nghi thức nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục
tập quán Cuốn sách Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (1978) của ông đã đề
cập đến một nhóm người Thái với nhiều tên gọi khác nhau Ông chia làm 3ngành/nhóm chính là: Thái đen, Thái Trăng và Thái Bé Tuy nhiên, ở ViệtNam chỉ tồn tại 2 ngành chính là ngành Thái Đen - Trắng Ngoài ra, tác giả
Cam Trọng còn xuất bản một số sách chuyên khảo về người Thái ở Việt
Nam, như: Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam ( Cam Trong chu bién,
1998) trong chương trình Thai học Việt Nam, Van hoá Thai Việt Nam (1995;
Trang 11viết chung với Phan Hữu Dật); Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam(2005), ông đã cho tổng hợp những tư liệu và hiểu biết của mình về cộngđồng người Thái sinh sống ở Việt Nam Tiếp đến có thể ké tới các tác giả
khác như: Vi Văn An, Người Thái ở miễn tây Nghệ An (2017); Trần Vân
Hạc, Nhân sinh quan dưới bóng Đại Ngàn (2011); nhóm tác giả Cầm
Trọng, Hoàng Lương, Lê Sĩ Cáo, Vương Toàn, Văn hóa và lịch sử người
Thái ở Việt Nam (1998); và một số tác giả khác Nhắc tới những cuốn sách chuyên khảo về tộc người Thái không thé không kể tới những cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu của nhiều tác giả trong Hội nghị Thái
học Việt Nam, trong đó có cuốn cuốn Đóng góp của các dân tộc nhómngôn ngữ Tay - Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam tại Hội nghị Tháihọc Việt Nam lần thứ IV tại Cao Bang(2006), cuỗn Dia danh và những
vấn đề Lịch sử - Văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái Việt
Nam tại Hội nghị Thái học V, diễn ra tại Điện Biên (2009), cuốn Cộngđồng Thái - KaDai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững tại Hộinghị Thái học lần thứ VII diễn ra tại Lai Châu(2015) Những cuốn sáchnày là nguồn tư liệu quý giá để các nhà nghiên cứu về người Thái nhìn
nhận tổng thể về đời sống văn hóa- xã hội- kinh tế - lịch sử phát triển
người Thái trong diễn trình lịch sử nước Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số sách chuyên khảo khác, đề cập tới đờisống sinh hoạt và đời sống tâm linh người Thái, như: Huyền thoại muongThen, (2007) của tác giả Cam Trọng; Nhân sinh quan dưới bóng đại ngàn(2011) của Trần Vân Hạc, có bài viết: “Xén bản xên muong của ngườiThái Mường Lò” Đây là bài viết mang tính chất giới thiệu, đã khái quát
về lễ hội Xên bản - xên mường của người Thái vùng Tây Bắc Trong đó,ông đã cắt nghĩa từ “xên” - tiếng Thái có nghĩa là cúng, là lễ cúng trời đất,thần linh, tổ tiên, cầu mong một năm mới tốt lành; Loi ca trong lễ Xên
bản xên muong của người Thái (2009) cua Lương Thị Dai, Lò Xuân
Trang 12Hinh; Trong hội nghị Thái học 7, được tô chức tại Lai Châu năm 2015, tácgiả Luong Song Toàn đã có bài "Lễ hội xên mường của người Thái ở
huyện Mai Châu, Hòa Bình", trong đó tác giả đã tả chỉ tiết từng diễn trình
của một tín ngưỡng xên mường Đây là nguồn tư liệu quý giá dé tôi có thé
so sánh được sự khác biệt giữa Xên bản xên mường và Đông xên - Thiêng
công của mình Bên cạnh đó tác giả Lê Ngọc Thắng, “Đôi nét về tín
ngưỡng dân gian Thái” (1998), (Tr.608-609) được In trong cuốn Văn Hóa
Và Lịch Sử Người Thái Ở Việt Nam trong Chương trình thái học Việt
Nam, tác giả có viết một số quan niệm của tộc người Thái về Then (trời),
Phi (ma), Khoăn (hồn), và một số tục thờ cúng quan trọng của tộc người
Thái như cúng Trời, Đất, Mường, Bản (Xên mường, Xên bản) Ngoài ra,
còn có luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Linh với đề tài: Khảo sát lễ hội Xén bản xên muong cua người Thái ở Tây Bắc, (2015) Tác giả Nguyễn
Mạnh Cường trong cuốn Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất
Việt Nam (2006), có đề cập tới “văn hóa tín ngưỡng của người Thái” và
được trình bày tại Hội thảo Thái học lần thứ 4 tại Điện Biên
Bên cạnh các công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo,
viết về người Thái, lịch sử - nguồn gốc tộc người Thái , thì còn có những
bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành Những bài viết này đã đề
cập đến lễ hội xên bản, xên mường và các nghi lễ khác nhau của ngườiThái ở vùng Tây Bắc Việt Nam Đây là nguồn tư liệu cần thiết dé tác giả
luận văn tham khảo, sử dụng trong so sánh với “Đông xên — Thiêng công”,nhằm tim ra những sự khác biét và tương đồng giữa các loại hình tín
ngưỡng tâm linh này.
3 Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công và vai trò của tín
ngưỡng trong đời sống tinh thần của người Thái ở xã Sơn Lương, huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái
10
Trang 13- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa về tín ngưỡng
ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Báo nói chung và quản lý tínngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công tại địa phương nói riêng Tổ chức cácsinh hoạt tín ngưỡng có định hướng theo quan điểm của nhà nước, pháp luật
về tôn giáo, tín ngưỡng
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tín
ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công của người Thái ở xã Sơn Lương, huyệnVăn Chan, tỉnh Yên Bái.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào tìm hiểu thực trạngcông tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tho Đông xên — Thiêng công tộc
người Thái của chính quyền cơ sở (Thôn/bản, chính quyền Xã), cơ quan
quản lý tại địa phương (Huyén,).
- Phạm vi về không gian: luận văn tập trung khảo sát công tác quản lý
của chính quyền, cơ quan quản ly nhà nước các cấp tại địa phương Thông
qua ba trường hợp cụ thê là các bản: Giõng, Sẻ, Lăm thuộc xã Sơn Lương,huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Theo quyết định số 2707/QĐ-UBND tỉnhYên Bái ngày 19 tháng 12 năm 2018 Về việc kiện toàn, sắp xếp lại thôn, bản,
tổ dân phố trên địa bàn huyện Văn Chan Xã Sơn Lương thay vì có 10 thôn
bản như trước đây, thì hiện tại đã sáp nhập một số thôn bản vào với nhau, và
chính thức có 5 bản và | thôn: bản Mười giữ nguyên, bản Gidng va bản Sẻ
sáp nhập thành bản Giõng; bản Cd Ly va ban Lam sáp nhập thành ban Lam;
ban Pao va ban Nà La sáp nhập thành thôn Nà La, bản Tủ và bản Đông Hẻo sáp nhập thành bản Tủ Bản Tành Hanh giữ nguyên Chính vì sự sáp nhập này ảnh hưởng tới hoạt động hưởng thụ tín ngưỡng của người Thái ở Sơn
Lương Trong luận văn nghiên cứu của tôi về đề tài này xin được lựa chon 3bản thuộc xã Sơn Lương là bản Lăm, bản Giõng, bản Sẻ (tên gọi đơn vị hành
chính trước khi được sáp nhập) dé làm rõ về đối tượng nghiên cứu.
II
Trang 14- Phạm vi về thời gian: được xác định là các hoạt động quản lý của
chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hiện
nay Cụ thê là từ 2018 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện dé tài luận văn “Quản lý hoạt động tín ngưỡng Đông xén
— Thiêng công của người Thái ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chan, tỉnh Yên
Bái” tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã dân tộc học/văn hóa học kết hợp phỏng vấnsâu, quan sát tham dự: tiễn hành điền dã khảo sát thực địa dé thay hién trangcủa tín ngưỡng và công tác quan ly tín ngưỡng tại địa phương Phong vansâu một số trường hợp cụ thé tại địa bàn nghiên cứu dé đưa vào tư liệu
- Phương pháp quản lý văn hóa: tôi tham khảo và áp dụng các văn bảnluật, quy định nhà nước về quản lý văn hóa; áp dụng các văn bản quy định của các cơ quan quản lý về tín ngưỡng của địa phương từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động quản lý văn hóa nhất là lĩnh vực tín
ngưỡng tại địa phương.
- Phương pháp văn bản học: kế thừa và tiếp thu các quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về công tác quản lý văn hóa, tiễn hành thu thập tư
liệu, sưu tầm một số nguồn tư liệu có sẵn ở địa phương về lịch sử, cũng nhưmột số báo cáo về tình hình thực tế văn hoá của địa phương Tham khảo cáccông trình nghiên cứu liên quan tới tín ngưỡng đang có hiện nay Tìm hiểu
thông tin về đặc điểm tín ngưỡng, công tác quản lý văn hóa và hoạt động tín
ngưỡng thông qua sách báo, Internet
6 Kết cau luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, kết cầu của
luận văn sẽ gôm 3 chương
12
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu tín ngưỡng thờ
Đông xên — Thiêng công của người Thái ở xã Sơn Luong.
Chương 2: Thực trạng quản lý nghi lễ thờ Đông xên - Thiêng công ở xã SơnLương, huyện Văn Chan, tỉnh Yên Bái
Chương 3: Định hướng hoạt động tín ngưỡng và giải pháp nâng cao hiệu quảcủa quản lý tín ngưỡng ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chan, tỉnh Yên Bái
13
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SO LÝ LUẬN VA TONG QUAN DIA BAN NGHIÊN CỨU
1.1 Co sở ly luận
1.1.1 Một số khái niệm chung về quản ly tín ngưỡng
Tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống tỉnh thần của conngười, nó phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa đến nay,không những thế, tín ngưỡng còn là hiện tượng văn hoá độc đáo, thể hiện
quan niệm thế giới tâm linh riêng của mỗi tộc người.
Trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) có quy định nhưsau: “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công VỚI nước, VỚI cong dong; thờ cúng
thân, thánh, biểu tượng có tính truyền thong và các hoạt động tín ngưỡngdân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo
Luật di sản văn hoá, Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 đã ban hành năm
2002 Quy định khoản 1 điều 4:“Di sản văn hoá phi vật thé là sản phẩm
tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ,
chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
14
Trang 17văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian,lỗi sống, nếp song, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thong, tri thức về
y, được học cổ truyén, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dântộc và tri thức dân gian ”.
Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đôi, bố sung năm 2009 đãphản ánh và kết tinh được tư duy của thời đại về di sản văn hóa vận dụng
vào hoàn cảnh Việt Nam.
Tại khoản 1, khoản 2 điều 2, của Luật Tín ngưỡng và tôn giáo 2016
có nêu: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghỉ gắn lién với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự
bình an về tinh than cho cá nhân và cộng đông", và "Hoạt động tin
ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghỉ
dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo duc xã hội”
Như vậy có thé hiểu: Tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng là một
trong những nhu cầu quan trọng của cộng dong, thé hiện sự tôn thờ nhữngnhân vật có vai trò quan trọng trong cộng dong Quản lý tín ngưỡng là
hoạt động liên tục, không ngắt quãng, sử dụng các công cụ là pháp luật để quản lý nham mang lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về văn
hóa.
1.12 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý hoạt động tín
ngwong.
Đảng và Nha nước sau thời kì đổi mới càng tích cực quan tâm tới hoạt
động tín ngưỡng tôn giáo thông qua nội dung các nghị quyết, hiến pháp, sắc lệnh, luật Quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng được thê hiện ở tất
cả các kỳ Đại hội Trải qua 12 kỳ Đại hội, Đảng Cộng sản luôn có những
quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo nhất quán, và thay đôi thích ứng, linh
hoạt với từng thời kỳ khác nhau.
15
Trang 18Tại hiến pháp 1946 cũng đã ghi rõ: “Mọi công dân Việt Nam có
quyên tự do tín ngưỡng Trên cơ sở quy định của Hién pháp” Tại Đại hội
lần thứ IX, lần thứ nhất, quan điểm của Đảng là “từng bước “hoàn thiện luật
pháp” về tín ngưỡng, tôn giáo Dai hội XI đã có sự thay đối trở thành “tiếp
tục” hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo Tại Đại hội XII, một lầnnữa Đảng ta lại nhấn mạnh việc “tiếp tục” hoàn thiện luật pháp và chính
sách về tín ngưỡng, tôn giáo Có thé thấy việc hoàn thiện luật pháp và chính
sách về tín ngưỡng, tôn giáo rất cần thiết trong thời đại mới
Ngày 12 tháng 3 năm 2003, số 25-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo đã khẳng định vai trò của Tôn giáo tín ngưỡng đối với sự nghiệp đoàn kết kháng chiến của toàn dân ta giành độc lập Qua đó cũng nêu rõ quan điểm
của Dang: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cau tinh than của một bộ phận nhân
”dân” va khang định, nếu như Tôn giáo, tin ngưỡng có hành đạo phù hợp vớipháp luật Nhà nước, phù hợp với hiến pháp, đảm bảo đạo đức sẽ đượcxem xét từng trường hợp cụ thé, dé hoạt động và phát triển Như vậy có théthấy, Nhà nước sau đổi mới, vừa đây mạnh phát triển kinh tế nhưng khôngquên chăm lo đời sống nhân dân, nhất là mặt văn hóa, đặc biệt là tạo điều
kiện cho lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng được khôi phục và phát trién.
Năm 1989, Bộ Văn hóa ban hành quy chế số 54-VHQC về việc mở hội truyền thống dân tộc, cho phép các làng xã đăng ký với chính quyền đề mở lễ hội.
Ngày 18/11/2016, Quốc hội đã thông qua “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”
có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 Ngày 30/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị
định “Quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo ””.
Tại điều 25, chương 2, luật Di sản văn hoá 2002 có nêu: “Nhà nước tạo
điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyén thống; bài
16
Trang 19trừ các hu tuc và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức
và hoạt động lễ hội Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của
pháp luật".
Thông qua luật tôn giáo tín ngưỡng đã có những thay đổi nhất định về
cách nhìn nhận và công tác quản lý hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nước ta
những năm gần đây Luật tôn giáo, tín ngưỡng đã điều chỉnh được hành vi của
các các nhân, tổ chức trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng và đảm bảo được
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, duy trì sự ôn định và phát trién bền vững
của đất nước.
Mỗi một mặt trong đời sống văn hóa, Đảng và nhà nước lại có những pháp chế cụ thé dé đảm bảo tinh đúng đắn và định hướng sự phát triển văn hóa đi đúng với pháp luật, hiến pháp của đất nước Sinh hoạt tín ngưỡng đang
ngày càng phát triển với quy mô, tần suất, số lượng càng lớn, đa dạng phongphú Quy chế mở hội truyền thống dân tộc (1989), Quy chế tổ chức lễ hội(1994), Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001, ban hành theo quyết định số
39/2001/QD-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin ngày 23 tháng 8 năm 2001 là
một trong những quy chế chặt chẽ nhất về vấn đề tổ chức lễ hội ở nước ta
hiện nay Mở rộng đối tượng với 4 dạng lễ hội, thêm 4 điểm nghiêm cắm
(trước đây có 2 dạng lễ hội và 2 điểm nghiêm cam), các lễ hội địa phương nhỏ
lẻ, tổ chức thường xuyên thì sẽ do các đơn vị cấp xã địa phương quản lý cấp phép trong vòng 10 ngày được tổ chức Tuy vậy, quy chế cũng có những mặt
hạn chế nhất định, các điều khoản được lập lên dựa trên những tiêu chí chung
và áp dụng máy móc, một vài chỗ chưa phù hợp lắm
1.1.3 Xây dựng thang đo (bộ tiêu chíứcông cụ đánh giá) cho hoạt động
quản lý tín ngưỡng Đông Xên — Thiêng Công ở Sơn Lương
Trong trường hợp quản lý hoạt động của tín ngưỡng Đông Xén —
Thiêng Công trong cộng đồng người Thái ở xã Sơn Lương Chúng tôi đề
17
Trang 20xuất thang đo/công cụ đánh giá trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp luật
của Nhà nước cũng như các văn bản pháp lý của địa phương Bộ thang
đo/công cụ đánh giá này sẽ chỉ ra được mức độ quản lý của chính quyền các
cấp và các cơ quan chuyên môn của địa phương Bên cạnh đó, còn cho thấy
mức độ dap ứng hoặc thực hiện — tuân thủ các chính sách quản lý của ngườidân địa phương (chủ thé tín ngưỡng) Chính vì vậy, bộ thang đo/công cụ đánhgiá cho trường hợp nghiên cứu này được thực hiện trên một số vấn đề tiêubiểu sau:
ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNG QUAN LÝ TÍN NGUONG ĐÔNG XEN - THIÊNG CÔNG
I1 | Nhân sự và quản lý nhân sự
Số lượng, chất lượng nhân sự
ở các cap ? Phân câp quản lý ở các câp có
bị chồng chéo nhau không?
tô chức thực hiện quản lý: đại
diện chủ thể tín ngưỡng, chính quyền địa phương các cấp?
Đánh giá mức độ tham gia
Trang 21chỉ đạo của cơ quan quản lý?
Chủ thê hợp tác với các đoàn/
hội/ tô thanh - kiểm tra như
thê nào?
3 | Bai hoc rút kinh nghiệm
Sau khi kết thúc lễ hội/ nghỉ
lễ các cơ quan quản lý có tiến
hành trao đồi rút kinh nghiệm
không?
Đối với tiêu ban quản lý có
họp rút kinh nghiệm và báo cáo cơ quan quản lý tại địa
giá chỉ tiết trong chương 2
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tín ngưỡng thờ Đông
xén-Thiêng công của người Thái ở xã Sơn Lương
12.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu+ Điều kiện tự nhiên
Sơn Lương là một xã vùng thấp của huyện Văn Chan, tỉnh Yên Báicótổng diện tích đất tự nhiên là 2.197,4ha Về vị trí địa lý, Sơn Lương cách Thị
xã Nghĩa Lộ (Mường Lò) 7 km (đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái), vàcách trung tâm huyện Văn Chan 19 km hướng về phía huyện Mù Cang Chai.
Phía Đông giáp xã Suối Quyền; phía Tây giáp xã Nậm Lành; phía Bắc giáp xã
19
Trang 22Nậm Mười, Sùng Đô; phía Nam giáp thị trấn Nông trường Liên Sơn của
huyện [3, tr 4]
` ‘
» Thi trấn Nông,
-trường Liéh Sơn:
1.2 Bản đồ vị trí địa lý xã Sơn Lương
Nguồn Google Map, truy cập lần cuối 20/6/2023
Nguồn Google Map, truy cập lần cuối 20/6/2023
20
Trang 23Chú giải
1 Đông xên - Thiêng công bản Sẻ
2 Đông xên - Thiêng công bản Gidng
3 Đông xên - Thiêng công bản Lằm
Xã có cau trúc địa hình thành 2 vùng tương đối rõ rệt: Vùng thung lũngbăng phăng chạy dài theo chân núi từ bản Lam, thôn Nà La đến bản Tủ, bảnTành Hanh Còn lại là vùng núi cao ở phía Bắc thuộc bản Giõng, bản Mười.Hai cấu trúc địa hình như vậy tạo ra sự chệnh lệch về độ cao, nơi cao nhất là
900m, nơi thấp nhất chỉ là 40m so với mặt nước biên Thời tiết, khí hậu ở Sơn Lương mang những đặc điểm chung của vùng huyện Văn Chấn Nhiệt độ trung bình ở Son Lương hàng năm là 21°C nhiệt độ thấp nhất là 8°C, cao nhất
là 35°C Lượng mưa trung bình hàng năm ở Sơn Lương là 1.700mm Độ âm
trung bình là 85% Với điều kiện nền nhiệt cao, lượng mua dôi dào vì vậy rat
thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi Trước đây vùng núi cao
của xã Sơn Lương như phía đồi của các bản Tủ, thôn Nà La, bản Giõng có
nhiều cây cối, rừng già, khí hậu cũng vì thế mà trong lành, mát mẻ, nền nhiệt
có một chút khác biệt bây giờ như độ ầm không khí cao, mưa nhiều hơn.
Chế độ thủy văn ở xã khá phong phú nhờ hệ thống nguồn nước trên cáctrién núi đồ về, gom lại các nguồn suối như: Nam Lành, Nam Min, Nam Mườichảy từ trong dãy núi Hoàng Liên Sơn xuống Nơi thấp nhất của Sơn Lương làbản Tủ, vì vậy các con suối ở đây đều đồ dồn về hướng bản này Suối Nậm
Mười kết hợp với suối Nam Min chảy qua bản Mười, rồi đỗ về bản Lam, phía
tây suối Nậm Lành chảy qua bản Giõng, bản Lăm rồi tập chung sáp nhập thànhmột con suối chính là suối Tủ, kết thúc ở cuối xã gọi là Cửa Tủ rồi chảy sápnhập vào Suối Thia (Ngòi Thia, một nhánh của sông Hồng) Suối Tủ chảy qua
toàn bộ những thôn/bản còn lại trong xã (Na La, Tủ, Tành Hanh) và được coi là con suôi chính của người Thái ở Sơn Lương Suôi Tủ đóng vai trò quan trọng
21
Trang 24trong đời sống kinh tế (cung cấp nguồn thực phẩm như cá, tôm đồi dào, ngoài
ra còn có những loại rêu mọc dưới nước tạo nên các món ăn mang đậm văn hóa
ầm thực người Thái như: cá mọc hoa chuối, cá mọc rêu, rêu nau canh ) và mộtphần đóng vai trò quan trọng trong tâm linh của cộng đồng nơi đây Lưu lượngnước của suối Tủ diễn biến bất thường Mùa khô và mùa mưa lưu lượng nước
của dòng chảy chênh lệch nhau hang trăm lần gây ra các hiện tượng bat lợi cho
sản xuất và đời sông như lũ ống, xói lở, bào mòn Đặc biệt, những năm 1968,
1971, 2005, 2007, 2018 đã có những trận lũ lịch sử, gây thiệt hại đến tính
mạng, tài sản, hoa màu của nhân dân [Error! Reference source not found., tr.4].
Xã Sơn Lương trước năm 2019 gồm có 10 thôn bản Theo quyết định
số 2707/QĐ-UBND tỉnh Yên Bái, Quyết định về việc kiện toàn, sắp xếp lại
thôn, bản, t6 dân phố trên địa bàn huyện Văn Chan ngày 19/12/2018; xã Sơn Lương từ 10 thôn bản sáp nhập thành 6 thôn bản bao gồm bản Mười, bản Giõng (bản Sẻ, bản Giống); bản Lam (ban Co Ly, ban Lam); thôn Nà La (bảnPao, ban Nà La); ban Tủ; bản Tành Hanh.
Ban Giõng là don vi hành chính đã sáp nhập thuộc xã Son Luong vanăm phía tây bắc của xã Sơn Lương Địa hình của bản Gidng 1/2 là thung
lũng bằng phăng chạy dài theo núi Nậm Lành và đổi bản Giõng chia cắt bởisuối Nam Lành Phía bắc bản Giõng giáp với xã Nam Lành, phía tây giáp vớiThị Tran Nông trường Liên Sơn, phía nam giáp với ban Lam, phía đông giáp
với bản Mười Bản Giõng nằm trên trục đường chính quốc lộ 32 hướng đihuyện Mù Cang Chải, có vị trí thuận lợi trong giao thông và giao thương buônbán Bản Giõng hiện tại đang còn 2 địa điểm thờ tự Đông xên - Thiêng công,
đó là ban Sẻ cũ, và bản Giõng cũ Ban Lam nam doc theo con suối Tủ, phía
Bắc giáp với bản Giõng, phía nam giáp với bản Tành Hanh, phía tây giáp với
22
Trang 25thị trấn Nông trường Liên Sơn, phía đông giáp với suối Tủ và thôn Nà La Đây là 3 trong số các thôn ở xã Sơn Lương còn đang gìn giữ và thực hành
nghỉ lễ thờ cúng Đông xên — Thiêng công bản.
Trước đây diện tích rừng tự nhiên ở Sơn Lương khá lớn với các loàiđộng thực vật phong phú như hồ, báo, hươu, nai các loại cây cho gỗ quý như đinh, sén, tau, déi, lát tap trung chu yếu phía đồi bản Tủ, bản Giõng,
bản Mười Tuy nhiên, qua thời gian, tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa
bãi, thiếu kiểm soát nên hiện tại hầu hết các loài động thực vật quý hiếm đã
cạn kiệt, một số loài không còn Hiện tại, toàn xã chỉ còn khoảng 100 ha rừng
nguyên sinh ở khu vực thôn Nà La và bản Mười Diện tích rừng còn lại chủ
yếu là rừng tái sinh và rừng trồng Tuy nhiên, vẫn còn lại một số diện tích nhỏrừng được người dân bảo vệ, vì nó gắn liền với một số tín ngưỡng quan trọng
trong cộng đồng người Thái ở xã Sơn Lương này, như tín ngưỡng thờ Đông
xên - Thiêng công.
Các yếu tô về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất dai, thé nhưỡng của Sơn Luong tương đối thuận lợi, tạo điều kiện cho việc
phát triển kinh tế - xã hội từ đó nảy sinh ra các tín ngưỡng văn hoá đặc trưngcủa tộc người Thái ở đây Nhờ những thuận lợi về địa hình khí hậu, đất đai,điều kiện tự nhiên mà người Thái xã Sơn Lương hầu như vẫn còn duy trì và lưugiữ được rất nhiều nét văn hóa canh tác đặc trưng Tuy nhiên, do khí hậu và
điều kiện tự nhiên, do sự tác động của con người làm biến đổi môi trường song
đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân
xã Sơn Lương Một số năm trở lại đây, do khí hậu thay đôi, vào mùa mưa
thường xảy ra hiện tượng lũ lớn như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất bất ngờ, gây khó
khăn cho công tác phòng tránh bão lũ.
+ Đặc diém dân cư
23
Trang 26Trước đây ở xã Sơn Lương thành phần chủ yếu là người Thái di cư
sang và khai khan đất hoang làm ban làng Hiện tai, xã Sơn Lương có 857 hộ
với 3.659 nhân khẩu, sống tập trung 6 thôn bản là bản Tành Hanh, thôn Nà
La, Bản Lam, Ban Mười, Ban Tu, ban Giõng Trong đó có 8 tộc người sinh
song, thành phan chính là người Thái chiếm đa số với tỷ lệ 80%; Kinh 7,1%;Mường 9,2%; Tày 2,7%, còn lại là tộc người khác chiếm 1% [4, tr.1] Do đặcthù tập trung nhiều các tộc người sinh sống cùng một địa hình, vì vậy đã có sựgiao lưu và tiếp biến trong văn hóa của các tộc người này Tuy vậy nét văn
hóa nồi bật vẫn là của tộc người Thái (Thái đen - Thái trắng).
Ban Giõng (gồm bản Sẻ, bản Giõng) với tổng số hộ dân là 215 hộ với
822 nhân khẩu, thành phan tộc người chính là người Thái trắng (chiếm 85%) với các dòng họ Lường, Hà, Lò, Sa Do hai bản Giõng, Sẻ cùng nằm trên trục
đường chính quốc lộ 32 hướng đi huyện Mù Cang Chải nhưng bản Giõng lại
có đường giao thông thuận tiện nhất, và có điều kiện phát triển giao thương
buôn bán Bản Sẻ là một trong những bản còn thực hành và bảo lưu được tín
ngưỡng thờ Đông xén - Thiêng công day đủ nhất cho tới ngày nay Ban Lam
có 147 hộ va 581 nhân khẩu [5, tr.3].
Người Thái ở xã Sơn Lương nói chung và người Thái ở Mường Lò - thị
xã Nghĩa Lộ, Yên Bái nói riêng vẫn giữ được những nét sinh hoạt mang đậmbản sắc dân tộc minh được biểu hiện trong cách ăn, mặc, ở, đi lại Người Thái
ở Sơn Lương vẫn duy trì nếp sống nhà sàn, mỗi bản hiện nay thường có
khoảng 40 - 50 nóc nhà kề bên nhau Do sự ảnh hưởng chủ thể văn hóa làngười Thái, nên đa phần hầu hết các tộc người khác sinh sống tại xã Sơn
Lương cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cách tạo dựng nhà ở, trang phục,
âm thực và cả tiếng nói Trang phục của phụ nữ Thái ở xã Sơn Lương vẫn là
bộ truyền thống, áo váy cóm Bên cạnh đó, trang phục nam giới đã thay đổi
theo lối Kinh hóa, không còn duy trì được trang phục truyền thống nữa Tục ở
24
Trang 27rễ của người Thái ở đây vẫn được duy trì, tuy không nhiều, nếu gia đình nhà
gái yêu cầu được ở rẻ thì nhà trai vẫn đồng ý ở rễ 3 năm Thời gian ở rễ có thé
được rút ngăn lại tùy theo sự khéo léo của chàng rễ trong quá trình sinh sống
bên nhà vợ.
Một bộ phận nhỏ các tộc người khác sinh sống ở vùng đất Sơn Lươngnày vẫn duy trì một số tập quán của riêng tộc người mình, bên cạnh đó họ thu
nhận thêm những giá trị văn hóa của người Thái nơi đây Trong quá trình giao
lưu, tiếp xúc sinh sống trong cùng một môi trường địa lý, các tộc người thiểu
số khác buộc phải giao lưu và trao đổi thông tin Vì vậy việc tiếp thu và thừa nhận về một số mặt trong đời sống kinh tế và văn hóa là không thể tránh khỏi Qua khảo sát, các tộc người này vẫn duy trì được một số tín ngưỡng và đời sông tâm linh riêng, họ không tham gia vào một số lễ hội của người Thái như
lễ hội Đông xên - Thiêng công.
+ VỀ hoạt động kinh té
Cũng giống như người Thái ở Việt Nam, đối với người Thái ở xã SonLương, trước kia họ chủ yếu sinh song va lam kinh té san xuat nông nghiệp tựcung tự cấp, lương thực chủ yếu từ nông nghiệp là ngô, thóc và khai thác từ tự
nhiên (rau rừng, động vật hoang dã, cá suối) tạo nên các giá tri văn hoa ban dia.
Trước đây ngoài trồng lúa nước là nguồn lương thực chính, người Thái ở xã Sơn lương trồng thêm khoai, sắn, ngô để tăng gia sản xuất và cải thiện đời sống hàng ngày, cung cấp lương thực Bên cạnh đó người Thái còn săn bắt
thêm thú rừng dé cải thiện bữa ăn Trong quá trình săn bắt khai thác từ tựnhiên họ bắt đầu thuần hóa các con vật hoang dã, trồng một số cây ăn quả tạinhà Hiện tại ở xã Sơn Lương người dân đã trồng một số cây công nghiệp,như: chè, cao su và một số loại cây ăn quả So với kinh tế trước đây thì những
loại cây công nghiệp này bước đầu đã đem lại cho người dân nguồn thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày.
25
Trang 28Chăn nuôi chủ yếu vẫn duy trì trong phạm vi gia đình với một vài môhình trang trại nhỏ, bán công nghiệp Người Thái thường nuôi một số con vậtxung quanh nhà như chó, mèo, gia súc, gia cầm Mỗi gia đình đều nuôi gia
súc lay sức kéo, gia súc được nuôi nhiều nhất ở trong gia đình người Thái là trâu, ngựa Hiện nay vì một số mô hình khép kín nên gia súc như bò, dê, lợn
được nuôi nhiều để cải thiện thêm kinh tế Gia cầm như gà,, vịt đều được
những hộ gia đình người Thái nuôi với mục đích cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó người Thái ở xã Sơn Lương cũng thường đảo ao, nuôi thêm cá,vừa cải thiện về bữa ăn, vừa mang tính chất giải trí.
Hiện nay xã Son Luong có trên 1.400 ha rừng, trong đó diện tích rừng
sản xuất là gần 700 ha rừng Xã Sơn Lương còn lưu giữ và bảo vệ được một
số ít điện tích rừng gắn liền với sinh hoạt tâm linh của đồng bào Những địa
danh đó thường diễn ra lễ hội của làng bản, địa thế lại ở đầu nguồn nước đóng
vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản làng.Tuy nhiên theo nhận định cá nhân tôi, trong tương lai nếu không có sự nhậnthức đúng đắn và bảo vệ của cộng đồng thì những nơi đó có thé sẽ trở thành
vùng đất đồi trọc do chặt phá rừng, và kéo theo rất nhiều những tác hại khôn
lường từ thiên nhiên cho đời sống người dân sinh hoạt tại nơi đó
Nghề dan lát và dệt vải truyền thống van còn được duy trì, tuy nhiên
chỉ còn tồn tại ở một số ít hộ gia đình Một số các cụ già trong xã vẫn còn duy
tri nghé dét vai thé cẩm, vải lanh và thêu vá, các sản phẩm từ đan lát và dệt vải chỉ đáp ứng nhu cầu mặc và sử dụng các nhân của các thành viên trong gia
đình dưới hình thức tự cung tự cấp Nghề đan lát và dệt vải đang bị mai một
dan, do thé hệ trẻ người Thái ở đây ngày càng ưa chuộng trang phục hiện dai
thay vì sử dụng các trang phục truyền thống.
Các bản Giõng, Lam, Sẻ kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng lúa nước
và một số cây hoa màu như: ngô, sắn và chăn nuôi một số gia súc gia cầm theo mô hình tự cung tự cấp Một số hộ dân năm dọc phía đường quốc lộ 32
26
Trang 29của thôn bản Giõng kinh doanh một số mặt hàng nông phẩm với quy mô nhỏ
lẻ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
Những năm gan đây, được sự đầu tư của Nhà nước cùng các chương
trình dự án, hệ thong giao thông và cơ sở hạ tầng của xã tương đối đồng bộ vàhoàn chỉnh Day là điều kiện thuận lợi dé Son Lương giao lưu, thông thương
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ với các xã trong huyện mà còn với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh Từ sự đầu tư về cơ sở hạ tang
đem đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho một xã vùng sâu vùng xacủa huyện Văn Chan
+ Về đời sống xã hội
Xã Sơn Lương có thành phần dân cư chủ yếu là các tộc dân khác nhau,
người Kinh chiếm tỉ lệ nhỏ, người Thái chiếm đa số, chính vì vậy, ngôn ngữcủa người Thái vẫn là chủ đạo Một số thành phần dân cư như Tày, Mường
sinh sông tại xã Sơn Lương giao tiếp song song ba thứ tiếng (tiếng Kinh, tiếng
mẹ đẻ và tiếng Thái).
Môi trường xã hội ở xã Sơn Lương tương đối ôn định, nó được chi phối
bởi nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của các tộc người cùng sinh sống trong
một không gian địa lý chung Điều đó được biểu hiện qua các sinh hoạt cộngđồng: mối quan hệ hàng xóm láng giéng đặt lên trên mối quan hệ gia đình,người Thái ở đây có câu nói: “yếu dé căn man thudi canh/ hac panh căn nắn
khoăm úp” (thương nhau bên bát canh/ quý nhau bàn lời nói) câu nói có nghĩa
là có thương nhau thi bát canh lúc nao cũng chia sẻ, có quý nhau thì mới có lời nói với nhau, mới bàn tới công chuyện Hay người Kinh ở đây có câu “bánanh em xa, mua láng giềng gần” Bao thế hệ sinh sống ở đây đều hòa thuận
với nhau nhờ mối quan hệ hàng xóm láng giềng Thêm vào đó, người Thái đềcao tính dân chủ, công bang trong sinh hoạt tập thé, làm việc theo pháp luật.Người Thái và các tộc người khác đều tham gia toàn bộ các công việc chung
cua ban làng, công việc cộng đông và những công việc đó phải được chia đêu,
27
Trang 30người dân được quyên tham gia vào các cuộc hội họp Quan điểm của họ là
“cán bộ cũng như dân, dân cũng như cán bộ”, vì vậy họ coi trọng tính côngbăng trong công việc chung
Hiện nay xã Sơn Lương chưa có những hình thức sinh hoạt văn hóa theo
câu lạc bộ, mà thành lập các nhóm phụ nữ tự phát (gồm 5-10 người) trong các
thôn bản dưới sự quản lý của Hội phụ nữ, các nhóm này sinh hoạt văn hóatruyền thống như hát, múa Xã Sơn Lương hiện tại có 6 nhóm sinh hoạt văn
hóa như vậy, sắp tới Hội phụ nữ xã đang có định hướng thành lập các câu lạc
bộ phụ nữ dé sinh hoạt văn hóa
Trước năm 1975 cư dân xã Sơn Lương vẫn còn duy trì một số các hủtục lạc hậu, do chưa được hiểu biết và tuyên truyền hiệu quả Sau 1975, Đảng
bộ xã Sơn Lương đã có những hoạt động tuyên truyền về văn hóa, giáo dục, đời sống sức khỏe để người dân có thé thay đổi và lược bỏ bớt các hủ tục.
Một số phong tục của người Thái ở xã Sơn Lương đang có sự thay đổi chậm
trong sự biến đổi văn hóa như tục cưới, đám ma đây là hệ quả của việc giaolưu văn hóa giữa các tộc người khác như người Kinh Sinh hoạt văn hóa tâm
linh của các tộc người sinh sống ở Sơn Lương là nhu cầu không thể thiếu, vì
vậy họ vẫn duy trì và tổ chức một số nghĩ lễ như: Đông xên- Thiêng công, rằm tháng 7, tết thanh minh
Nhìn chung đời sống xã hội xã Sơn Lương tương đối ôn định, các tập
quán sinh hoạt của các tộc người vẫn được duy trì, tuy vậy có những phong
tục đang có nguy cơ bị biến đổi do sự giao lưu văn hóa Kinh - các tộc người
thiểu số: đám cưới, đám tang Theo quan sát của cá nhân tôi, trong tương lai
có thé một số các phong tục cô truyền người Thái ở xã Sơn Lương sẽ mat đi,
thay vào đó là những phong tục của người Kinh nhất là các tập quán trongđám cưới Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm
1.2.2 Tín ngưỡng thờ Đông xén - Thiéng công của người Thai ở xã
Sơn Lương.
28
Trang 311.2.2.1 Nguôn gốc của tín ngưỡng Đông Xên — Thiêng công.
Cũng giống như đa số cộng đồng người Thái Tây Bắc nước ta, cộng
đồng người Thái trắng - đen ở xã Sơn Lương cũng có nhiều hình thức thờcúng tâm linh; dựa vào nội dung, hình thức và thời gian tổ chức mà có các
tên gọi khác nhau Trong đó, hình thức thờ cúng Đông xên - Thiêng công —
là một nghi lễ/lễ hội quan trọng trong các thôn ban của người Thái Bắtnguồn từ tín ngưỡng đa thần và quan niệm vạn vật hữu linh Người Tháicho rằng, tất cả vạn vật xung quanh con người đều có sinh mệnh và có linh
hồn, cây cối trên rừng, suối, sông, hòn đá, động vật Theo tiếng thái “xên”
nghĩa là cúng, giỗ với nội dung hình thức và quy mô lớn, thường bao gồmlàng/bản, hoặc giữa các làng/bản với nhau “Đông” nghĩa là rừng, “Đông
xên” nghĩa là “cúng rừng thiêng” Tuy từng quy mô và phạm vi tổ chức,
mà thời gian tô chức sẽ thay đổi, có thể kéo dài một ngày hoặc vài ngày
“Thiêng công” theo tiếng Thái nghĩa là nơi thờ tự, địa điểm thờ tự, hayhiểu đơn giản là nhà thờ, miếu thờ Tuy nhiên đối với tín ngưỡng thờĐông xên - Thiêng công của người Thái ở xã Sơn Lương thì theo họ, tiếngthái “thiéng công” nghĩa là thờ thổ công, thé địa của cả dân bản (mà thổ
địa thé công dân bản lại là người đầu tiên khai phá mở rộng vùng đất, có công tạo dựng bản làng ngày nay) Như vậy, “Thiêng công” có thể hiểu vừa là nơi thờ tự, vừa là đối tượng thờ.
Mỗi bản đều có Đông xên bản khi lập bản mới Người đứng đầu bản
sẽ đặt tên cho bản của mình, chọn ra nơi có cây cô thụ mà theo họ nơi đó trú
ngụ những lực lượng siêu nhiên Người Thái quan niệm “đó là nhà ở của các
thần” Họ mang hương, thắp nến, xin được dựng nhà, lập bản, đồng thời nơi
đó sẽ là nơi tụ tập ma bản và ma thé địa để trông coi, gìn giữ cho dân ban
được bình yên, làm ăn mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bộithu Có thé nói mỗi địa điểm Đông xén - Thiêng công là nơi gửi gam tâm
29
Trang 32linh của cả bản, đồng thời là nơi hàng năm tô chức lễ Đông xên bản, nơi đó
được coi là linh thiêng Người dân khu vực này không được phép tự tiện di
vào hay khai thác, săn bắt thú Theo như cụ Hà Văn Chơ, và cụ Lường Văn
Bồn, kẻ lại thì: Tổ tiên người Thái tại vùng Sơn Lương không biết di cư từ
nơi nảo tới, cũng không rõ thời gian cụ thể, chỉ biết là các dòng họ Lường,Hoàng, Hà, Lò đã tới mảnh đất này định cư từ rất lâu rồi, trước khi cả giặc
cờ vàng vào đánh chiếm Mường Lò và các vùng đất lân cận.
Những người già trong xã chỉ nhớ rằng: Từ rất xa xưa có người thanh
niên trai tráng họ Lường đi từ hướng Đông bắc của Nghĩa Lộ (nay là khu vực Chấn Yên, Văn Yên) di cư vao, vượt qua bao núi cao hiểm trở, bao khe suối,
đi ngược dòng suối Thia, đặt chân tới đất Sơn Lương, nơi đầu tiên chàng trai này chọn dé khai khan đất hoang, lập nên làng bản là đoạn cuối dong suối Tủ
chảy nhập vào suối Thia, lập lên “pác Tủ” ngày nay gọi là bản Tủ Chàng trai
họ Lường tên là Lường Văn Nguyên đã bắt đầu phát những vùng đất hoang,đuổi từng con thú, làm từng nương ray và ruộng lúa dé trồng trọt chăn nuôi,chang đã tạo các “mương — phai - lái — lin” (khơi mương, đắp đập, dẫn nướcqua vật chướng ngại, đặt máng dẫn nước về các ruộng cao) dé trồng lúa nước
Cứ thế năm tháng trôi đi, chàng trai đó lấy vợ và sinh con, cuộc sống càng ngày càng giàu có no đủ, vợ con chàng trai đó đưa theo anh em họ hàng đến
sinh sống, tạo thành bản thành làng Pác Tủ, rồi mở rộng di cư sang các khu
đất bên cạnh như bản Đông Hẻo, Nà La Ngay mảnh đất phía trên thượng
nguôn suối Tủ, gọi là bản Lam, cũng có chang trai tên Luong Văn Cụ do chạygiặc mà vào đất Sơn Lương này Vì có thiên duyên làm thầy Mo cúng đất,ông nhận thấy nơi đây dat lành, con người có thé sinh sống và phát triển yênbình nên đã dừng chân ở lại và khai khan đất hoang lập làng lập bản Ngàynay gọi là ban Lam
30
Trang 33Ngay sau đó là các họ Hoàng, Hà, những người đầu tiên của hai họ này
là Hoàng Văn Phẩm và Hà Văn Phương (có người gọi là Hà Văn Khứ, trong
gia phả dòng họ có ghi là Hà Văn Phương) di cư từ phía nam Nghĩa lộ (ngàynay gọi là Phù Yên và Bắc Yên) theo dòng suối Thia vào Sơn Lương Họthành lập lên bản Nà La (bản người Thái đen ở trước đây, sau đó một bộ phận
đã rút lên Sơn La và Lai Châu sinh sống gọi là “chiéng La” sau này gọi thànhbản Nà La), bản Pảo và bản Sẻ (người Xá câu gọi là bản Xẻ), ngày nay đổitên thành thôn Nà La, bản Giống Mãi về sau này, cháu đời thứ 3 của cụ
Lường Văn Cụ là Lường Văn Măng do chạy giặc phá xóm, mà di cư lên phía bắc của Sơn Lương (phía trên bản Lam, ngay cạnh bản Sẻ) lập bản làng, nay
gọi là bản Giõng.
Theo ba Lường Thị Tú ở bản Sẻ và thay Mo Lường Văn Bốn ké lai:
“Ngày xưa có một thanh niên họ Lường di cư từ nơi nào đến không ai biết,chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô anh tuần, biết dan ca sáo nhị, biết cúng ma,bắt thú rừng Chàng đi vào vùng đất bản Sẻ, thuở ấy vùng đất bản Sẻ không
có một nóc nhà, không có được một mảnh ruộng, chàng trai họ Lường bằngkhả năng của mình đã chọn nơi đây để định cư Chàng trai họ Lường tên
Lường Văn Pèng, đã chặt từng gốc cây, đắp từng con mương đề dẫn nước làm ruộng, ông đã dựng nóc nhà đầu tiên của bản Sẻ để sinh sống Ông dạy con cháu cách đắp mương, làm phai, trồng lúa, ông dạy con cháu cách săn bắt thú rừng, bắt cá đưới suối Nam Lành mà ăn, ông dạy người dân ở đấy hái măng
rừng thay rau dé sinh sống Thuở ấy bản Sẻ từ 1 nóc nha lên đến 18 nóc nhà,thành một bản làng đông vui yên bình Rất lâu sau này ông mất, người contrai của ông tên là Lường Văn Ây (gia phả họ Lường) trong một đêm ngủ mơthấy bố mình về báo mộng phải lập miếu thờ thổ công thổ địa (Thiêng công)
để bảo vệ dân làng Cụ Lường Văn Ây thời đấy không biết cúng biết cầu, nhưng sau một đêm được cha mình báo mộng tự nhiên biết cúng biết cầu (trở
31
Trang 34thành thầy cúng) ông theo sự báo mộng của cha mình mà tìm đến đúng địa chỉ
(Đông xên - Thiêng công ngày nay) có sốc cây gạo to nhất bản, phía sau có
hang đá, bên trái là bóng cây si đồ xuống khu đất này Ong Lường Văn Ay
thấy địa thế khu đất này rất đẹp, lại đúng như miêu tả của cha mình trong giấc
mơ Ông lấy hương, lấy giấy đỏ vàng đến khấn vái thé địa thé công và thầnsuối xin được lập miếu Thiêng công ở đây dé thờ, và cũng gửi thờ cha mình ở
miếu thờ từ lúc đấy Thời đó giặc cờ đỏ tràn vào cướp bóc và giết người các
bản khác, ông Ay đã ra miéu Thiêng công xin thổ địa thé công và cha mìnhphù hộ cho dân bản không bị giặc tàn phá Chăng biết do đất thiêng, người
thiêng hay do lời cầu linh thiêng mà giặc cướp bóc đốt phá hết các bản khác
mà duy nhất bản Sẻ lại không bị giặc vào tàn phá Từ đấy dân bắt đầu tin vào
sự linh thiêng của miếu Thiêng công này” [PVS, ngày 17/2/2022].
Ong Ay là người cúng Đông xên - Thiêng công cho bản làng từ đó vàomỗi đầu năm mới Sau này đến thời con cháu họ Lường, mỗi một người đứngđầu mat đi, một thời gian ngắn sau đó họ lại nối tiếp nhau theo hình thức báomộng hoặc nhập hồn dé làm lễ cúng Đông xên - thiêng công Chiếc áo chủhồn ngày nay còn lại được truyền từ đời ông Yéng làm thầy cúng Người dân
ở đây tôn ông Lường Văn Pèng là dân cư thổ (tức là người đầu tiên khai hoang lập bản, người gốc đầu tiên ở đất này) Dòng họ Hà và họ Lò mãi về sau này, do chạy giặc từ phương Bắc xuống dạt vào Sơn Lương, nhờ sự thông minh và hiểu biết vốn có nên đã giúp cho các quan cai quản vùng đất thêm
phát triển Sau này những ông ấy chết đi họ được dân chúng đưa vào thờ ởmiếu Thiéng công cùng với các ông tô khác” [PVS, ngày 17/2/2022] Theothời gian, mọi yếu tô thiêng được thêu dệt ngày càng nhiều, gan liền với đờisống sinh hoạt của người dân
Cũng xin được kể lại nhận xét của người dân trong bản ông Hà Đình Ương, [PVS, ngày 22/2/2022] “từ xưa đến nay chưa có trận lũ nào lớn, hay
32
Trang 35thiên tai nào to lớn về tàn phá dân bản cả, cuộc sống của người dân trong bản
vô cùng yên bình, con cháu được học hành giỏi, đỗ đạt công danh Cứ mỗi
năm dân chúng lại đến thờ cúng lễ ở Đông xên - Thiêng công này xin thổ địathổ công và tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, con cháu làm ăn học hànhgiỏi giang đỗ đạt Trải qua rất nhiều năm sau các ông mat đi, con cháu tôn thờ
và tưởng nhớ công ơn, lập thành thổ công ở vùng đất này” Mỗi một vùng đấtđược khai khẩn, mỗi một bản làng được lập lên đều có những câu chuyện,những sự tích huyền thoại mang yếu tố nửa thực nửa hư ảo xoay quanh những
người đã có công lập lên bản làng, con người thời bấy giờ sống giữa những khó khăn nguy hiểm rình rập từ nhiều phía, buộc họ phải tìm đến một thế lực siêu nhiên để trông cậy và tin tưởng, nhờ sự bảo vệ từ họ và câu chuyện của bản Sẻ, bản Lằm, bản Giõng đều không ngoại lệ.
1.2.2.2 Các nghĩ thức cua tín ngưỡng thờ Đông xén — Thiêng công.
Khác với Xén bản — xên mường, thì Đông xén — Thiêng công thường
chỉ có ảnh hưởng đối với một bản, hoặc một thôn nào đó, trong phạm vi nhỏ
(trong 1 bản/ 1 làng) LỄ cúng thường diễn ra với sự tham gia của các thành
viên trong bản, các thành viên đó liên kết với nhau nhờ mối quan hệ anh em,
họ hàng, làng xóm.
Trước đây dé tiễn hành lễ cúng Đông xên - Thiêng công có thé mat đến hàng tháng trời dé chuẩn bị Từ chọn ngày đẹp dé cúng, chọn Thay cúng, cho đến các công đoạn gần nhất dé làm lễ cúng cũng được tính toán ti mi, can thận.
Ngày nay, có một số công đoạn đã được lược bỏ dé phù hợp với điều kiện kinh
tế và thời gian của cả dân làng Thời gian diễn ra lễ cúng Đông xên — Thiêngcông (cả giai đoạn chuẩn bị đến thực hành lễ cúng gói gọn trong 3 - 5 ngày).Trong đó 2 - 3 ngày chuẩn bị các lễ vật, 1 ngày mời thầy cúng, va 1 ngày cúng
chính Ngày diễn ra lễ cúng là 15 tháng giêng hàng năm
33
Trang 36Dé lễ cúng diễn ra thuận lợi, trước tiên, trưởng thôn bản sẽ báo toàn bộ
bản họp vào một buổi, hoặc một ngày tùy vào sự đồng thuận của cả bản làng hay
không Thanh phần tham dự gồm: trưởng bản (ban tô chức), con cháu người
đứng đầu các dòng họ có công tạo dựng bản làng, các già làng (thảu ké), khách
mời tham dự: bí thư chi bộ, bí thư Đảng Ủy, cán bộ văn hóa xã, và một số nguoi
có liên quan tới lễ cúng Trưởng thôn bản sẽ họp thông qua tổ chức lễ cúngĐông xên - Thiêng công, bàn bạc phương an tổ chức (1 là lễ vat cúng, mâm cúngcủa thầy Mo bắt buộc dân làng phải đóng góp, 2 là mâm cúng đại diện của các
dòng họ, đóng góp băng tiền theo từng hộ hoặc các dòng họ tự lo, 3 là phần hội thống nhất, quán triệt những nội dung sinh hoạt văn hóa không vi phạm pháp luật) sau khi đưa ra các nội dung bàn bạc và thống nhất xong, trưởng thôn bản sẽ
phân công công việc cụ thể cho từng người
Trước ngày cúng một ngày, trưởng thôn bản chọn ra một thanh niên khỏe
mạnh, ngoan ngoãn đi đón thầy Mo, còn lại con cháu trong dòng họ, gái, trai đềucùng nhau làm bếp, nấu nướng, chuẩn bị những mâm cúng dé đưa ra miếuThiêng công Trước đây thầy Mo ở xa, thì phải đi đón thầy trước một ngày, thầy
sẽ ở nha trưởng thôn, và được tiếp đãi như vị khách quý Trước khi làm lễ cúng,
mỗi gia đình tự chuẩn bị một mâm cơm mang ra miéu Thiêng công dé thắp
hương Bên cạnh đó trưởng các dòng họ cũng phải sắm sửa một mâm cỗ thịnh soạn, thay mặt dòng họ dé thắp hương Lễ cúng Đông xên — Thiêng công cũng
có phân lễ và phần hội Trước đây chỉ có duy nhất phần lễ cúng, sau khi cúng tại
miếu Thiêng công thì nhà nào nhà đấy tự mang lộc về nhà thụ lộc tại nhà Vàokhoảng những năm 2001 đến nay bắt đầu xuất hiện phan hội, người dân sau khilàm lễ cúng xong sẽ đánh trống, đánh chiêng múa hát và ăn uống sinh hoạt ngaytại miéu Thiêng công rồi mới về Lễ cúng diễn ra trong một buôi sáng, sau khi đã
chuẩn bị hết tất cả những vật dụng thầy Mo cần, đến giờ đẹp thầy Mo sẽ thực
hiện nghi thức cúng Sau khi nghi thức cúng kết thúc, cả làng sẽ trải chiếu ngồi
34
Trang 37ngay tại Thiêng công dé thụ lộc, vài thanh niên khỏe mạnh sẽ kéo trống, khiêngchiêng mang ra Thiêng công dé đánh, các chị em phụ nữ, người lớn tuổi múatheo tiếng trống, hòa vào không khí của một lễ hội làng Kết thúc lễ hội, mọi
người tự bao ban nhau dọn dẹp sạch sẽ khu vực Đông xên - Thiéng công va ai về
nhà đấy
1.2.2.3 Vai trò của tín ngưỡng thờ Đông xên — Thiêng công trong đời sống
tâm linh của người Thái ở xã Sơn Lương.
+ Vai trò cô kết cộng dong
Rõ ràng đối với người Thái ở các bản như: Lam, Gidng đều có tín ngưỡng thờ Đông xên - Thiêng công Một tín ngưỡng có vai trò cô kết cộng đồng lớn Xuất phát từ nguồn sốc thờ tô tiên dòng họ, các họ hàng - dòng họ cùng thờ chung và liên kết với nhau qua việc thờ chung một người chủ đầu
tiên có công khai khẩn đất hoang lập bản, còn các gia đình quần tụ nhau thôngqua việc thờ chung người đứng đầu dòng họ Mỗi bản thường có 1 hoặc 2hoặc 3 dòng họ chính, họ liên kết với nhau thông qua mối quan hệ hôn nhân,
có thể là hôn nhân cận huyết thống (anh em gần nhau trong một dòng họ lay
nhau) hoặc hôn nhân giữa người dong họ này va dong họ khác Mặt khác,
người Thái Sơn Lương họ có quan niệm đều có chung một nguồn gốc tô tiên
(Người Thái sinh ra từ quả bầu - truyện cô tích Thái) [34] và có chung những
vị thần, vì vậy trong tiềm thức của họ đã có mối liên kết với nhau thông quatín ngưỡng tâm linh Đông xên - Thiêng công là một tín ngưỡng thờ cúng
giúp họ gắn kết với nhau thông qua niềm tin, khao khát có được sự che chởcủa đắng thần linh, ma tổ tiên dòng họ Từ hoạt động thờ cúng, cũng là dịp
mà những người thân trong gia đình gặp mặt nhau đoàn tụ, và những người
trong một bản gặp gỡ nhau, cùng sinh hoạt tín ngưỡng Bat kể ai dù đi đâu
làm ăn xa, hay có công việc bận rộn đều gác lại, trở về đúng ngày cúng Đông
xên Đối với người Thái Sơn Lương, Đông xên - Thiêng công còn là dịp để họ
35
Trang 38nhớ về tô tiên, cảm ơn tô tiên đã phù hộ Thông qua tín ngưỡng này, mỗi một
người trong cộng đồng đó họ cảm thấy cần phải đoàn kết với nhau hơn, cùng
nhau giải quyết các việc lớn nhỏ diễn ra trong bản của mình theo sự phân
công sắp xếp của người đứng đầu bản Nhìn vào hoạt động chuẩn bị lễ cúng
có thê thấy họ tự nguyện và nhìn nhau làm việc, không có sự phân công côngviệc rõ ràng, nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy đây là công việc chung củabản giống như việc của gia đình và họ vui vẻ làm hết mình Dé duy trì đượcmột tín ngưỡng từ xa xưa để lại, mỗi một người con người cháu trong cộng
đồng đều cảm thấy mình cần có trách nhiệm bảo vệ nơi thờ tự cũng như thực hành tín ngưỡng, trên hết họ có niềm tin vào tín ngưỡng của mình và duy trì
nó Cứ như vậy, mỗi lớp người đi trước kể lại, lớp con cháu được sống trong
nó, dần dần họ càng gắn kết với nhau nhiều hơn thông qua tín ngưỡng, và vai
trò có kết cộng đồng của tín ngưỡng này càng được thắt chặt hơn
Tín ngưỡng thờ Đông xên - Thiêng công với chủ hồn là người có côngđầu tiên thành lập lên bản làng, được toàn bộ người dân ở trong bản thờ cúng
và tưởng nhớ Điều này cho thấy sự kính trọng và kết nối với các thành viêntrong bản với nhau thông qua một niềm tin đối với tín ngưỡng (điều này
tương đồng với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng của người Việt) Đối với
người Việt, thành hoàng của người Việt có những trường hợp là nhân thần,
không chức sắc, có công khai khẩn đất, lập ấp, lập làng, theo Nguyễn Duy Hinh trong bài viết "Thần làng và thành hoang"(2004) tạp chí Di Sản văn hóa,
số 9 thì: “đó là nhân than vô danh” [14, tr.78] Không những vậy, Đông xên Thiêng công còn là nơi trú ngụ của toàn bộ các linh hồn người chết trong bảnlàng, có thé thấy nó như một ngôi nhà chung của các linh hồn trong bản, ngay
-cả những linh hồn chết dữ Đối với những người con tử nạn ở nơi xa, hoặc
chết ở trong phạm vi bản làng đều được đưa qua Đông xên - Thiêng công dé cúng (Người Thái ở đây cho rang: đất có thé địa, thé địa là người cai quan
36
Trang 39moi thứ trên đất này kê cả những người sống hoặc chết trên đất bản, vì vậy dù
có việc gì liên quan tới người chết đều phải báo cáo, xin phép cho linh hồn
người chết được di qua cánh cổng mà các thé địa coi sóc, lúc này mới được
phát tang đánh trống thổi kèn, nếu không sẽ làm kinh động đến các thần và thé địa) Có thé nói từ yếu tô kiêng ki này mà cả bản làng đều thê hiện sự kính
trọng chung đối với Đông xên - Thiêng công của bản mình Không nhữngvậy, việc cúng Đông xên - Thiêng công này khiến người dân trong bản làngđều cảm thấy được che chở và bảo vệ, họ tin rằng đang có một lực lượng siêu
nhiên trú ngụ ở Đông xên - Thiêng công ngày đêm bảo vệ và che chở cho họ
khỏi những sự nguy hiểm luôn rình rập bên ngoài, vì vậy những thành viên
trong bản tự nguyện chăm sóc cho Đông xên - Thiêng công của bản mình, vàgiúp việc cho trưởng bản nếu có yêu cầu mà không đòi hỏi quyền lợi.
Sau lễ cúng mọi người cùng nhau quây quan ngdi bên mâm cơm, hát
“khắp” [13, tr.85] cho nhau nghe, cùng ăn cùng uống chén rượu chúc nhauđầu năm mới Cùng nhau chia sẻ khó khăn trong cuộc sống thường ngày, traođổi kinh nghiệm trong sản xuất, giúp nhau trong làm ăn kinh tế Điều này thêhiện rõ nhất tính cố kết cộng đồng của mọi người trong bản làng thông qua
bữa ăn tập thê gắn kết cộng đồng.
+ Vai trò giáo dục truyền thống
Một trong vai trò quan trọng của tín ngưỡng là giáo dục truyền thống, với tín ngưỡng Đông xên - Thiêng công cũng vậy Việc giáo dục con cháu về
truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thông qua câu chuyện kể về việc tô tiên
đã xây dựng bản làng, đánh đuôi giặc xâm lược, bảo vệ yên bình cho bản làng
là thông điệp mà tín ngưỡng này mang lại Thông qua hình thức truyềnmiệng, chữ viết và thực hành cầu cúng, Đông xên - Thiêng công nhắc nhở con
cháu không quên nguồn cội của mình, công ơn của tổ tiên đã xây dựng bản
làng yên bình cho đến hôm nay
37
Trang 40Rõ ràng thông qua việc thực hành tín ngưỡng của các bản Lằm, Sẻ,
Giõng là cách trực tiếp cũng như gián tiếp nhắc nhở, giáo duc con cháu trong
bản của mình về sự biết ơn và kính trọng công lao của người khai phá lập bản
Cách giáo dục trực tiếp ở đây là thông qua lễ cúng, từng lớp con cháu được
song trong không khí linh thiêng của lễ hội mang bản sắc riêng biệt của tộcngười mình, được trực tiếp tham gia và thực hành các hoạt động như chuẩn bị
lễ cúng Từ đó thêm hiểu biết và tự hào về nguồn gốc của tộc người mình.
Cách giáo dục gián tiếp là thông qua hoạt động thờ cúng, nơi gặp gỡ hội tụ các
tầng lớp già - trẻ con cháu trong bản làng dé nghe lớp người đi trước kế về sự tích, nghe các già làng nhắc lại về các truyền thuyết liên quan tới người được thờ tự và kế về quá trình đổi thay, gìn giữ và duy trì thực hành tín ngưỡng nay Đây cũng là cách mà thế hệ đi trước giáo dục thế hệ sau phải biết tiếp nối và
trân trọng tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng Thông qua đây, cũng là dịp màngười dân trong bản ý thức được việc tự tôn về dòng họ, gìn giữ môi trường,
gìn giữ không gian sinh hoạt tín ngưỡng, trở thành luật tục của người Thái ở
trong phạm vi nhỏ hẹp, gần gũi của một bản làng Đối với người dân trong bản,việc gìn giữ môi trường và không gian sinh hoạt tín ngưỡng là việc hết sức
quan trọng Nó thể hiện trách nhiệm to lớn trên vai của mỗi người đang sinh sống tại bản đó bang cách có những quy định ngầm mà không ai được phạm phải Người trong bản không chặt cây xanh, lấy củi, săn bat ở nơi rừng cấm, không đốt nương đốt dẫy gần khu vực Đông xên, đi qua đấy không ai được lớn
tiếng, hay đùa nghịch Không những vậy, ý thức bảo vệ rừng và khu rừng
thiêng của người dân trong bản còn ảnh hưởng tới những người trong cộng
đồng sinh sống các khu vực lân cận Trải qua thời gian, người Thái luôn luônthấu hiểu các giá trị mà rừng thiêng mang lại cho họ và mong muốn truyền tải
thông điệp về các giá trị này cho con cháu muôn đời sau thông qua lễ hội Đông
xên - Thiêng công.
38