1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý quy hoạch khu di tích cổ loa - thực trạng và giải pháp

131 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN DANG HONG TRƯỜNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội, 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN DANG HONG TRƯỜNG

THUC TRANG VA GIAI PHAP

CHUYEN NGANH: QUAN LY VAN HOAMA SO: 8319042.01

LUAN VAN THAC Si QUAN LY VAN HOA

Người hướng dẫn khoa hoc: GS.TS Nguyễn Quang Ngoc

Hà Nội, 2021

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

HĐND: Hội đồng nhân dânNxb: Nhà xuất bản

QHCTXD: Quy hoạch chỉ tiết xây dựng

SDD: Sách đã dẫn (đối với sách đã xuất bản)

TLDD: Tài liệu đã dẫn (đối với bài hội thảo, báo cáo)

HTX: Hop tac xa

UBMTTQ: Uy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND: Ủy ban nhân dân

TNHH: Trach nhiệm hữu han

CNH: Công nghiệp hóa

HDH: Hiện đại hóa

TCN: Trước Công nguyên

SCN: Sau Công nguyên

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU

Biểu đồ 1 Số lượng vi phạm di tích tại Khu di tích C6 Loa qua các năm

2018, 2019 và 2020

Biểu đồ 2 Loại hình di tích bị vi phạm tại Khu di tích Cổ Loa qua các

năm 2018, 2019 và 2020

Biểu đồ 3 Các vi phạm liên quan đến di tích Thành tại Khu di tích Cổ

Loa qua các năm 2018, 2019 và 2020

Biéu dé 4 Số lượng vi phạm các khu vực bảo vệ tại Khu di tích Cô Loa

qua các năm 2018, 2019 và 2020

Trang 5

MỤC LỤC

6967.100055 ÔỎ 4

Chương 1: KHU DI TÍCH CO LOA: LICH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG 13

1.1 Quá trình hình thành khu di tích Cổ Loa . -5 s-s<s 131.LI Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiÊH -. cs-esccsccsecssessesseseessesee 131.1.2 Khái quát lịch sử hình tHuànhh o5 s SsS S59 995 141.2 Một số di tích tiêu biểu và hiện trạng khu di tích C6 Loa 23

1.2.1 Một số di tích tiêu biỂu -s s-ceeces©ssessesseeeeesetstsseseesee 231.2.2 Hiện trạng khu di tích CỔ Lod escescesccsccsecsscsscssessesee 291.3 Khu di tích Cổ Loa: Di tích Quốc gia đặc biệt . .- 32

1.3.1 Một số khái niệm esccsccseceeceseeetsetseeseerserserssrssrsee 321.3.2 Di tích Quốc gia đặc biệt và Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa 40

Chương 2: QUAN LÝ QUY HOẠCH KHU DI TÍCH CO LOA 46

2.1 Quá trình quản lý và quy hoạch Khu di tích Cổ Loa 46

2.2 Tình hình quản lý quy hoạch tại Khu di tích Cổ Loa hiện nay 50

2.2.1 Bộ phận quản lý Khu di tich ú co <5 5 << 5< s5 91 5595899568 502.2.2 Quá trình tổ chức xây dựng quy hoqCÌh -e oc-secsecscsscseesecse 542.2.3 Quy hoạch Khu di tích Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 ° c2 -se- 552.2.4 Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch: s s-cescsscsscsees 662.3 Một số van đề dang đặt ra đối với Khu di tích . -<- 73Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUAQUAN LÝ QUY HOẠCH KHU DI TÍCH CO LOA . «- 86

3.1 Đánh giá về thực trang quản lý quy hoạch tại Khu di tích Cé Loa 86

3.1.1 Những kết quả dat QU es-cscsececeecesvesEssEseetserssrssrssresrssre 863.1.2 Một số Nan CE vrssssecsessessssssessesvessescessesssssssssesssssescescesaeeasessssssssesseeseesees 883.2 Một số giải pháp c.cccccssescsscssssssssssessescessessessssssssscssesseseesssssssssssessessessees 90¡8c 103

00000055 — 104TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 2£ << se£ss£ss£ssessesseessessers 106

I):008000 9225 .,ôÔ 112

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn dé tài

Di sản văn hóa là một chủ đề lớn trong nghiên cứu văn hóa học và

các ngành khoa học xã hội nhân văn Quản lý di sản văn hóa từ lâu đã trở

thành vấn đề quan trọng, một hướng tiếp cận trong việc nghiên cứu và

ứng dụng các giá tri của di sản văn hóa.

Di tích là di sản văn hóa vật chat do các thé hệ đi trước dé lại từ quákhứ, mang trong mình các giá trị như một dòng chảy liên tục kết nối quákhứ - hiện tại — tương lai Là nhân chứng sống thé hiện truyền thống lịch

sử, văn hóa lâu đời của một cộng đồng Nhiều di tích là nơi gắn bó trong

cuộc đời mỗi cá nhân, là nơi gửi gam tâm tư tinh cảm cua cộng đồng, là

nơi cộng đồng thể hiện sự tự hào, vinh dự về bản sắc riêng của cộng đồng.

Bên cạnh đó, trong thời đại kinh té thị trường, di tích đôi khi còn dem lại

nguôn lợi kinh tê trực tiép giúp cải thiện nâng cao đời sông của cộng dong.

Nghị quyết Trung Ương VIII đã chỉ ra nhiệm vụ xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hóa vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Từ đó, đã có nhiều chính sáchquan tâm hơn tới các di sản văn hóa Việc kiểm kê phân loại, bảo tồn,trùng tu, đối với di tích ngày càng được quan tâm Song song với đó là

công tác nghiên cứu, khảo sát đánh giá Nhiều di tích được công nhân, xếp

hạng, đặc biệt là công tác quy hoạch di tích, việc khoanh vùng bảo vệ đối

với các di tích trên thực tế đã góp phần rất tích cực và việc định hình cảnhquan, duy trì tính toàn vẹn của di tích, hạn chế phần nào tình trạng tự doxâm lấn, tranh chấp pháp lý, liên quan tới di tích.

Mặc dù vậy, trải qua thách thức của thời gian, thiên nhiên, conngười, nhiêu di sản văn hóa trong đó có các di tích đang đứng trước nguycơ xâm phạm, hủy hoại thậm chí là xóa sô, tác động xâu đên nhu câu văn

hóa của người dân và nên văn hóa dân tộc Công tác quy hoạch khoanh

Trang 7

vùng di sản đã được lập ra, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn tổn tại

nhiều vướng mắc, bất cập Những hiện tượng xây dựng các công trình saiquy định bên trong vùng lõi di sản như tại Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà

Giang; công trình đường dẫn lên núi tại Khu di sản Tràng An; hay việc di

chỉ Khảo cổ học Vườn Chuối (Hà Nội) thường xuyên được kêu cứu từ

phía người dân, các nhà khoa học trước nguy cơ de doa xóa s6;, d4 giónglên hồi chuông cảnh báo về việc xâm phạm các quy định liên quan đến ditích, cho thấy nhiều bất cập trong việc quy hoạch, khoanh vùng di tích

cũng như nhiêu vân đê trong công tác quản lý đôi với loại hình di sản này.

Đã hơn 30 năm đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới, bối cảnhCNH, HĐH, cùng với quá trình đô thị hóa, biến đổi đời sống kinh tế - xã

hội diễn ra mạnh mẽ Cùng với đó là quá trình ra tăng dân số không ngừngnhờ chat lượng cuộc sống ngày một nâng cao Sự biến đổi từ làng lên phó,từ đời sống nông thôn thành nhịp sống đô thị Một mặt giúp người dân cócơ hội tiếp xúc với nhiều thành tố văn hóa mới nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần, nhưng bên cạnh đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống đangdần bị xói mòn Nhu cầu phát triển được đặt lên hàng đầu, nhưng chỉ chútrọng phát triển kinh tế, sản lượng, cơ sở hạ tầng hay chúng ta thường gọi

là phát triển phần cứng Những giá trị văn hóa, tinh than hay phát triển sứcmạnh mềm chưa được quan tâm tương xứng Từ đó dẫn đến những mâuthuẫn, xung đột xảy ra trong vấn đề kinh tế và văn hóa, giữa phát triển hiệnđại và bảo tồn các giá trị truyền thống Giải quyết hài hòa những mâu

thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, dé nói liền con đường từ truyền thống đến

hiện đại là một nhu cầu cơ bản, quan trọng trong xây dựng đất nước.

Cô Loa thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, là vùng đất cổ có

lich sử lâu đời Tại đây hiện còn tồn tại rất nhiều loại hình di sản văn hóavật thé và phi vật thé gắn liền với sự nghiệp xây dựng va bảo vệ tổ quốc,quá trình định cư khai phá vùng châu thổ sông Hồng Hệ thống di tích ở

Trang 8

đây rất phong phú, bao gồm nhiều loại hình di tích như: đi chỉ khảo cổ

học; di tích lịch sử kiến trúc; di tích tôn giáo tín ngưỡng Các di tích nàytừ rất sớm đã được xếp hạng, quan tâm bảo tồn; đặc biệt trong đó việc tiễn

hành quy hoạch khoanh vùng đã được thực hiện tương đối đầy đủ Trên

địa bàn huyện Đông Anh cũng như khu vực Cô Loa đang diễn ra quá trình

đô thị hóa nhanh chóng, do vậy các di tích tại đây cũng không nằm ngoàisự tác động của đời sống đương đại cả tích cực lẫn tiêu cực Bên cạnhnhững điều kiện thuận lợi cũng là những khó khăn, bat cập, đòi hỏi cầnnghiên cứu thấu đáo Từ những cơ sở trên, học viên chọn đề tài “Quản lý

quy hoạch khu di tích Cổ Loa — thực trang và giải pháp” làm chủ dé cho

Luận văn của mình Tập trung đi sâu tìm hiểu về công tác quy hoạchkhoanh vùng di tích tại khu di tích Cô Loa.

1 Tông quan nghiên cứu van dé

1.1 Một số công trình nghiên cứu về khu di tích Cé Loa

Cổ Loa là địa điểm lịch sử lâu đời, quan trọng gắn liền với truyềnthuyết về thời kỳ An Dương Vương, nên từ lâu đã thu hút sự quan tâm tìm

hiểu của nhiều học giả trong nước cũng như nước ngoài Nhiều nghiên cứu

công bố đã cung cấp những thông tin quan trọng về khu di tích này.

Các nghiên cứu triển khai tiếp cận khu di tích Cổ Loa dưới nhiềugóc độ khác nhau như lịch sử, khảo cô học, dân tộc học, văn hóa học, đãchứng minh một cách thuyết phục về sự hình thành từ và phát triển của cácnên văn hóa tiền Đông Sơn và Đông Son, thời ky dựng nước đến các giai

đoạn phát triển về sau Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, một số côngtrình tìm hiểu về Cổ Loa đã ra đời Tiêu biểu là cuốn Trên mảnh dat CoLoa lịch sử của tác giả Trần Quốc Vượng đã giới thiệu những giá trị củathành Cô Loa như một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đặc biệt tác

gải đã làm nổi bật tầm quan trọng của các di chỉ khảo cô học như một

minh chứng cho sự hình thành và phát triển lâu đời trên mảnh đất Thủ đô.

Trang 9

Công trình Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông Hong (2002) của

tác giả Hoàng Văn Khoán chủ biên, dựa trên các cứ liệu về khảo cô học đã

chứng minh sự tồn tại của các nền văn hóa từ Phùng Nguyên cách đây

4000 năm đến Đông Sơn Cổ Loa đã là nơi tụ cư của các nhóm cư dan cổ.

Đến thời kỳ Đông Son đã trở thành một trung tâm chính tri, kinh tế, quânsự, văn hóa của khu vực châu thé sông Hồng, gan liền với sự ra đời của

nhà nước Au Lac.

Tác giả Nguyễn Doãn Tuân trong cuỗn Khu di tích Cổ Loa — Lich sửvăn vật (2003) Đã cung cấp thông tin minh chứng về sự hình thành vàphát triển của vùng đất Cô Loa thời kỳ tiền Đông Sơn và Đông Sơn Cuốn

sách còn cung cấp thêm nhiều thông tin về Cổ Loa từ sau giai đoạn Đông

Nghiên cứu Dia chí Cổ Loa (2007) do tác giả Nguyễn Quang Ngoc

và Vũ Văn Quân chủ biên, trong chương “Di tich lịch su, văn hóa và cách

mạng”, các tác giả đã phân loại các di tích tại Cổ Loa thành các nhómnhư: di tích khảo cô học ở Cổ Loa và các cùng phụ cận; di tích kiến trúc,

di tích cách mạng và các loại hình di tích khác Trong đó công trình đã

trình bay khá chi tiết về các di chỉ khảo cô học và thành Cô Loa.

Nam.C.Kim trong công trình nghiên cứu của mình, dựa trên các kếtquả khai quật khảo cô học thành hào từ năm 2007 — 2014, càng củng cốthêm các quan điểm khoa học về sự ra đời của nhà nước sớm ở châu thổsông Hồng mà Cổ Loa là một minh chứng cụ thể Tác giả đã phân chianiên đại xây dựng thành với ba giai đoạn và năm phân ky cụ thé từ giữa

thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I SCN cho và những giai đoạn về sau Quanghiên cứu khảo cổ học, tác giả đã đưa ra giả thuyết về một thể chế quyền

lực mạnh mang tên Cổ Loa, một xã hội nông nghiệp phát đạt với quy môdân số tập trung đông và sự phát triển kỹ thuật quân sự đến từ nhiều áp lực

Trang 10

bên trong cũng như bên ngoài Tất cả đã làm nên những thay đổi lớn về

chính trị, xã hội cách đây hơn 2000 năm.

Luận văn thạc sĩ nganh dân tộc học Sự tham gia cua cộng dongtrong công tác quan lý khu di tích Co Loa, huyện Đông Anh, thành pho HàNội của học viên Phùng Văn Quỳnh đã phan nào trình bày một cách chitiết công tác quản lý khu di tích Cổ Loa trong đó có phần đề cập đến van

đề quy hoạch tại khu di tích Tuy nhiên đây là luận văn tiếp cận từ góc độdân tộc học nên tác giả chủ yếu tập trung về vai trò của cộng đồng trong

quản lý di tích.

Luận văn Bảo ton và phát huy giá trị của di tích lịch sử thành CổLoa, Đông Anh, Hà Nội của Lê Nguyễn Bảo Anh đã trình bày về thực

trạng công tác hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động

bảo tồn và phát huy di tích thành Cô Loa.

Bài viết Quy hoạch bảo tôn di tích Hoàng thành Thăng Long vàThành Cổ Loa trong quy hoạch trung xây dựng Thủ đô Hà Nội của tác giảTạ Hoàng Vân đã đặt van đề quy hoạch các phân tích trong quy hoạchchung phát triển Thủ đô Hà Nội Tác giả nhấn mạnh thế mạnh về di sảnđối với phát triển Thủ đô Đồng thời giới thiệu về đồ án Quy hoạch khu di

tích thành Cổ Loa.

1.2 Một số nghiên cứu về quản lý di tích

Trong bài viết Vấn dé quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo ton di

sản văn hóa, tác giả Đặng Văn Bài đã đưa ra các nội dung về quản lý nhà

nước về DSVH bao gồm: Quản lý bằng văn bản pháp quy; Quyết định vềcơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; Quyết định phân cấp

quan lý Việc phân cap quản lý di tích, hệ thống tổ chức ngành Bao tồn Bao tàng và dau tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích là yếu 3 tố có

-tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.

Trang 11

Bài viết Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng

và phát triển đất nước của tác giả Nguyễn Thé Hùng đã nhan mạnh di tíchlịch sử - văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá cũng đất nước Bài viết cũng

nêu lên tình hình thực tế của vấn đề quản lý di tích và đưa ra một số giảipháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý.

Giáo sư Hà Văn Tắn trong bài viết Bao vé di tích lịch sử văn hóa

trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước đã nhẫn mạnh Cácdi tích đang trong quá tình cứu trợ khẩn cấp và cho rằng nếu chúng ta

không có những chính cách bảo tổn thì ngay cả các di tích quý giá ay cũng

sẽ mat đi, mà một dân tộc đánh mắt các di tích lịch sử văn hóa là một dântộc đánh mắt trí nhớ, ký ức của chính mình.

Tác giả Lưu Trần Tiêu, với bài viết Bảo ton và phát huy giá trị di

sản văn hóa Việt Nam đã nêu ra các vẫn đề trọng tâm của việc bảo t6n,

quan lý di tích và các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quan lýnhà nước về di tích trong đó tác giả đã đề cập đến sự cần thiết của việc lập

quy hoạch toàn bộ các di tích được xếp hạng, công nhận.

Bài viết Máy ý kiến về quy hoạch di tích trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường, tác giả Đỗ Đức Hinh đã đặt ra van đề giải quyết mối

quan hệ giữa quản lý di tích và phát triển kinh tế bao gồm: đô thị hóa; biếnđôi môi trường, cảnh quan; hoạt động du lịch Đặc biệt, bài viết cũng chỉra một số van dé cần quan tâm khi lập quy hoạch di tích trong mối quan hệ

đa lĩnh vựa, chú ý tới việc lập bản đồ quy hoạch di tích.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý khu ditích Cổ Loa, trong đó tập trung chủ yếu vào thực trạng công tác quy hoạch

và quản lý quy hoạch tại di tích, từ đó đưa ra một số kiến giải về thực trạng

Trang 12

và đưa ra mốt số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tại

khu di tích.

Pham vi nghiên cứu về mặt không gian là tổng thể khu di tích và cácdi tích nằm trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cô Loa, trên địa bàn huyện

Đông Anh, Hà Nội.

Phạm vi thời gian giới hạn từ năm 2015 đến năm 2020 Trong đó lấymốc thời gian năm 2015 là năm Khu di tích Cổ Loa được công nhận hoàn

thành phê duyệt quy hoạch di tích.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu đưa ra các thông tin xác

thực, thuyết phục nhằm làm rõ và lý giải thực trạng công tác quan lý, đặc

biệt là van đề quy hoạch khoanh vùng khu di tích Cổ Loa giai đoạn 2015

-2020 Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn quản lý tại di

tích, trong đó tập trung vào một sô vân đê sau:

Nghiên cứu chỉ ra được thực trạng quy hoạch khoanh vùng di tích

bao gồm các văn bản quy định, bản đồ quy hoạch trên văn bản cũng như

ngoài thực địa; làm rõ về các cấp quản lý, bộ máy quản lý liên quan đến

việc thực hiện quy hoạch và con người thực hiện việc quản lý.

Nghiên cứu mong muốn chi ra được những van đề tồn tại trong côngtác quy hoạch di tích, những điểm tích cực và hạn chế Làm rõ được nhữngvan dé đã làm được trong quá trình quy hoạch, cũng như nêu lên độ vênhgiữa văn bản và thực tiễn, giữu lý thuyết đặt ra và việc áp dụng thực thi

trên thực tê, chủ yêu đên từ mâu thuân giữa bảo tôn và phát triên.

Nghiên cứu giải quyêt được vân đê đặt ra ở trên, lý giải các nguyênnhân, yêu tô tác động dân đên thực trạng quy hoạch đang diễn ra Đưa ra

các kiến giải làm rõ lý do, điều kiện nào dẫn đến các mặt tích cực và hạn

chế trong quy hoạch di tích tại Cổ Loa.

10

Trang 13

Dựa trên thực trạng và lý giải nguyên nhân, từ đó đưa ra được một

số kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm phát huy các mặt tích cực, những

tiến bộ trong quy hoạch di tích, đồng thời khắc phục các hạn chế, giảiquyết được mẫu thuẫn giữa lý thuyết được đặt ra và thực tế đang hằng

ngày biến đổi, giữa van dé bảo tồn và phát triển.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp nhằm khai thác đầy đủ tư liệu để đạt được kết quả nghiêncứu tốt nhất.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để khai thác các tưliệu, các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quan lý di tích,

quy hoạch di tích; các công trình nghiên cứu về Cổ Loa; khai thác, xử lý

thông tin từ các văn bản pháp luật, bản đồ quy hoạch

Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa 06 lần, kết hợp với quan sát

tham dự và không tham dự, nhằm thu thập các thông tin trên thực địa, từ

đó có cái nhìn thực tế, gần gũi.

Phương pháp phỏng van sâu đối với 15 người bào gồm: cán bộ quanlý liên quan đến van dé quy hoạch di tích, phỏng van sâu đối với ngườidân Cé Loa; các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực có liênquan Phong vấn người dân tại Cổ Loa, đặc biệt là những người dân từ 40

tuôi trở lên, có hiểu biết về lich sử, văn hóa, truyền thống tại địa phương5 Nguồn tài liệu

Đề thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng nguôn tài liệu:

Các nghị quyết của Trung Ương Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội,

Đảng bộ huyện Đông Anh; các nghị quyết, nghị định, tờ trình, báo cáo

11

Trang 14

tổng kết của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lich, UBND Thànhphố Hà Nội, huyện Đông Anh, xã Cô Loa.

Sách, tạp chí nghiên cứu cơ bản (Sử học, Khảo cô học, Dân tộc

học, ) về Khu vực Cổ Loa; các công trình nghiên cứu Văn hóa học,

Quản lý Văn hóa, DI sản văn hóa; các bản đồ, hồ sơ di tích lưu trữ Thư

viện Quốc gia, Cục DI sản Văn hóa, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, Đạihọc Quốc gia Hà Nội

Tư liệu khảo sát thực tế trực tiếp tại Khu di tích Cô Loa.

Bồ cục

Chương |: Khu di tích Cổ Loa: Lich sử và hiện trạngChương 2: Quản lý quy hoạch Khu di tích Cô Loa

Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy

hoạch Khu di tích Cổ LoaKết luận.

12

Trang 15

Chương 1

KHU DI TÍCH CÓ LOA: LỊCH SỨ VÀ HIỆN TRẠNG

1.1 Quá trình hình thành khu di tích Cổ Loa

1.1.1 Vị trí dia lý, điều kiện tự nhiên

Khu di tích Cổ Loa theo phạm vi quy hoạch nằm trên địa bàn 4 xã: Cổ

Loa, Dục Tú, Việt Hùng và Ủy Nỗ, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Trong đó phan lớn nằm trong địa giới hành chính xã Cổ Loa.

Trên bản đồ hành chính, Cổ Loa là một xã ngoại thành Hà Nội, mộttrong đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đông Anh Nằm trong tọa độ từ

21°10'B đến 21°05'B và từ 105°55'D đến 105°50”7 Cách trung tâm thành

phố khoảng 16 km Phía Đông giáp xã Dục Tú, phía Nam giáp xã Mai Lâm vàxã Đông Hội, phía Tây giáp xã Xuân Canh và Vĩnh Ngọc, phía Bắc giáp xã

Uy Nỗ va xã Việt Hùng Hiện nay, tô chức Cổ Loa gồm 3 thôn: Cầu Cả,

Mach Tràng, Sàn Da; 11 xóm: Chợ, Chùa, Dõng, Ga, Hương, Lan Trì, Mit,

Nhỏi Trên, Nhồi Dưới, Thượng, Vang và khu phố Xa [22;160] Tính đếnnăm 2020, xã có diện tích tự nhiên 806,90ha, quy mô dân số khoảng 20.000

Dia mao Cổ Loa ngày nay chịu tác động của nhiều quá trình biến đổikhí hậu, chu kỳ biến tiến, biển thoái Khu vực châu thé Bắc Bộ được xem nhưmột tam giác châu, thấp dan tây bắc đông nam, trong đó Cé Loa là khu dat

cao nằm rìa phía bắc của cạnh tam giác chau thế hệ thứ hai Vì vậy, đây đượccoi là nơi chuyền tiếp giữa trung du miễn núi và đồng bang Địa hình do vậy

là sự xen kẽ giữa dai đất cao và dai tring Theo chiều từ bắc xuống nam, cácdải gờ cao và dải trũng thững được định hướng gần song song, thường có

dạng cánh cung, phù hợp với các dải cao, song thường có phương chung là

tây bắc — đông nam, chọc vào giải gờ cao phía bắc Tại phần rìa phía nam,đông nam, dải đồi gò bị phân cắt mạnh, nhiều mảng xâm thực tạo thành dải

13

Trang 16

trũng lồng vào địa hình Phía nam — đông nam là bề mặt đồng bang phăng

thấp, xen kẽ các 6 tring và các gờ cao ven lòng sông Theo chiều từ tây sangđông, địa hình thoải dan, các dai cao và dai tring cũng xen kẽ song song, códấu vết uốn khúc của các lòng sông cổ, đoạn từ Mê Linh đến Tây Cổ Loa, địahình bậc cao, tương đối phăng Chính địa hình như vậy tác động đến việc xây

thành, khai thác tối đa những điều kiện tự nhiên, thể hiện qua sự giảm độ caotương đối của thành theo chiều bắc nam và việc tận dụng các lòng sông cổ,tạo thành hệ thống phục vụ phòng thủ và giao thông liên lạc với các khu vựcxung quanh, thê hiện qua vai trò của sông Hoàng.

1.1.2 Khát quát lịch sử hình thành

Có Loa là vùng đất lâu đời, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm Từcách đây 20.000 đến 10.000 năm, các nhà khảo cô đã tìm thấy các hiện vậtthuộc nền văn hóa Sơn Vi, tại khu Đường Cả, gò Thư Cưu, cho thấy sự xuất

hiện dấu tích liên quan đến sự tồn tại của con người Sau đó, do ảnh hưởngcủa giai đoạn biển tiễn, phải đến khoảng 4000 năm cách ngày nay, khu vựcCô Loa mới bắt đầu xuất hiện trở lại cuộc sống của con người Đây cũng là

thời kỳ bước vào giai đoạn kim khí Các di chỉ khảo cô học tiền Đông Sơn đãđược phát hiện, thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên — Đồng Đậu — Gò Mun tạicác đoi đất cao bên bờ sông Hoàng Giang như: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình

Tràng, Xuân Kiều, Lỗ Khê đã chỉ ra các dấu vét vật chất của thời kỳ tiền

Đông Sơn và Đông Sơn như mũi tên đồng, khuôn đúc mũi tên đồng lưỡi cày

đồng và đặc biệt là trống đồng Cổ Loa I Đây là giai đoạn, tạo dựng nhiềuthành tố vật chất, kỹ thuật tạo tiền đề, cơ sở cho sự phát triển về sau mà đỉnh

cao là nên văn hóa Đông Sơn.

Cho đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn, Cổ Loa trở thành trung tâm vănminh quan trọng của người Việt, đặc biệt khi Thục Phán xuất hiện và xây

thành tại đây Rất nhiều sách đã nhắc đến việc xây thành Cổ Loa gắn vớiThục Phán — An Dương Vương Kế tục sự nghiệp của các Vua Hùng, An

14

Trang 17

Dương Vương đã liên kết hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt chống lại sự

xâm lược của đề chế Tần Nhà nước Âu Lạc được thành lập trên cơ sở kế thừanhững thành tựu phát triển của nước Văn Lang Cổ Loa được lựa chọn làm

kinh đô của nhà nước Âu Lạc Việc chọn lựa kinh đô ở đây phản ánh một quátrình định cư từ miền núi, trung du xuống khai phá miền đồng băng của ngườiViệt, phan ánh tư duy của sự phát triển mới Khu vực Cô Loa với tiền dé pháttriển từ trước đó là vùng đất đại diện cho xu thé phát trién mới của dân tộc lúc

bay giờ.

Các nguồn sử liệu có nhiều ghi chép khác nhau về thành Cổ Loa SáchViệt sử lược ghi: “Phan đắp thành ở Việt Thường (là đất Cổ Loa), xưng là AnDương Vuong’’[58;18] 4n Nam Chí lược của Lê Tắc có ghi như sau: “Việt

Vương thành: tục gọi là Kha Lũ, có một cái ao cổ, Quốc vương mỗi năm lay

ngọc châu, dùng nước ao ay rửa thì sức ngọc tươi đẹp”; “Nay ở huyện Binh

Dia, dau tích cung điện và thành trì của An Dương Vuong hãy con”[33;62].Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có ghi: “Bay giờ đắp thành ở

Việt Thường, rộng hơn nghìn trượng, như hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành,

lại có tên là thành Tư Long Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo,mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi hung công dap

lại”[27:49] Đại Nam nhất thống chí, phần tinh Bắc Ninh, trong mục Cô tíchđã nhắc gần như trong ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: “Thành cũ Cô

Loa: ở xã Cô Loa huyện Đông Ngàn Sử chép, thì thành này do An DươngVương xây đắp, rộng ngàn trượng, quanh co như hình trôn ốc, nên gọi là Loa

Thành; lại có một tên nữa là thành Tử Long Người Trung Quốc gọi là thànhCôn Lôn, ý nói thành rất cao Sử chép Ngô Vương cũng đóng đô ở

Trải qua những đợt khai quật lớn đã phát hiện và chứng minh về một

tòa thành với hơn 2000 năm lịch sử, đây được xác định là kinh đô của nhànước Au Lạc, là tòa thành dat rộng lớn và được coi là có niên đại sớm nhât

15

Trang 18

khu vực Đông Nam Á Bên cạnh chức năng định đô còn bao gồm chức năngquân sự Thể hiện kỹ thuật, kiến thức, trình độ của người Việt trên nhiều lĩnhvực quân sự, xây dựng, kiến trúc, thủ công nghiệp, là sản phẩm của chính

người Việt Thành được xây dựng qua nhiều giai đoạn và được sửa sang, cải

tạo, tồn tại ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.

Dựa vào các kết quả khai quật gần đây, các nhà khảo cô học đã đưa ra ýkiến về việc thời điểm xây dựng thành bắt đầu sớm hơn giai đoạn An Dương

Vương và nhà nước Âu Lạc Trong nghiên cứu khai quật thành Trung, Nam

C Kim đã phân chia thời gian xây dựng thành làm 3 giai đoạn và 5 phân kylà: giai đoạn sớm (phân kỳ 1), giai đoạn giữa (phan kỳ 2-4) và giai đoạn muộn

(phân kỳ 5) Nhà khảo cô học nay cùng cộng sự cho rằng việc xây dựng các

công trình phòng thủ dưới tường thành Cổ Loa được bắt đầu vào giai đoạn

Đông Sơn giữa (khoảng 500 — 600BC), trước khi việc xây dựng các vòng

thành và hào rộng dài diễn ra trong giai đoạn Đông Sơn muộn (khoảng 300 —100BC) gắn liền với thé chế Cổ Loa, tức gần với thời kỳ An Dương Vương vanhà nước Âu Lac! [25;72].

' Bang: Niên đại xây dựng hệ thong phòng vệ (Nguồn: Nam C.Kim, Kết quả

nghiên cứu Thành Cổ Loa, Nxb Thể giới, tr.68)

Giai đoạn Phân kỳ Khung niên đại | Quy mô xã hội

Trang 19

Cho đến cuối thế kỷ III — đầu thế kỷ II TCN, xuất hiện một nhân vật có

tên là Thục Phán, mặc dù nguồn gốc và xuất thân của nhân vật này còn nhiều

tranh cãi, nhưng đến nay giới sử học đã tạm thời xác lập giả thuyết vé sự tập

hợp giữa các liên minh bộ lạc cũng như hai cộng đồng Lạc Việt và Âu Việt

vốn có quan hệ gần gũi về mặt chủng tộc, địa vực, kinh tế, văn hóa dé hình

thành nên một nhà nước mở rộng hơn trước như cầu sản xuất cũng như đốidiện với nguy cơ xâm lược từ phương Bắc Mà sự thắng lợi của cuộc khángchiến chống Tần là minh chứng cụ thé cho xu hướng phát triển đó Thục Phanđã thể hiện sự đóng góp to lớn của mình vào công cuộc chống ngoại xâm, bảo

vệ bờ cõi Nhà nước Âu Lạc được thành lập được xác định trên cơ sở kế thừanhững thành tựu của nhà nước Văn Lang, của nền văn hóa Đông Sơn đangtrên đà phát triển Cổ Loa với vị trí và những lợi thế của mình với hàng loạtcông cụ, vũ khí bang đồng đã được phát hiện tại cầu Vực, trình độ quân sự, về

một số dân đông có mật độ tập trung cao đã được chọn làm đô thành của nhànước cô đại mới số lượng về dân số lớn chắc chăn duy trì được vì tiềm năngnông nghiệp trồng lúa đáng ké của vùng thung lũng sông Hồng dé đáp ứngnhững nhu cầu của một xã hội cấp nhà nước, trong đó có việc huy động nhân

lực cho những công trình hoành tráng [25;107].

Thành Cé Loa được thiết kế gồm 3 vòng thành Tổng độ dài 3 vòng

thành là 16.150m Thành Nội hình chữ nhật, chu vi 1.650m Thanh cao trung

bình, so với mặt đất hiện nay khoảng 5m, mặt thành rộng 10m, chân rộng

20m Thành Nội chỉ có một cửa thành mở về phía Nam trông thăng vào Ngựtriều di quy, tương truyền đó là nơi thiết triều của Vua Thục Trên các tườngthành Nội được đắp thành 16 trụ hỏa hồi [63;57].

Thành Trung là một vòng thành khép kín, không có hình dáng cânxứng, bao bọc phía ngoài thành Nội Thanh Trung dài khoảng 6.500m Cao từ

6-12m, mặt rộng 10m, chân rộng 20 m Tai cửa Nam có một đoạn tường

thành là tường thành chung cho của thành Trung lẫn thành Ngoại Thành

Trung có 5 cửa, cửa Nam thành cũng là cửa chung, cửa Đông, hay cửa Cống

17

Trang 20

Song là cửa đường thủy mở lối cho nước của một nhánh sông Hoàng chảy

vào sát thành Nội [63;5S].

Thành Ngoại là một đường cong khép kín không có hình dáng rõ rệt

đường cong tự do, dai khoảng gần 8.000m Những đoạn thành còn lại cao

trung bình 4 — 5m, chỗ cao nhất gọi là gò Cột Cờ ở phía Nam cao khoảng 8m.

Chân thành rộng khoảng 15 — 20m Ngoài cửa Nam là cửa chung với thành

Trung, Thành Ngoại còn có ba cửa: Cửa Bắc hay cửa Khâu, cửa Đông và cửaTây — Nam, cửa Đông là cửa được các nhà nghiên cứu xác định nối liền với

sông Hoàng Giang [63;58].

Cả ba vòng thành đều có hệ thống hao bao quanh phía bên ngoài, códạng hình chữ “V”, có thé chứa đầy nước trong nhiều thế kỷ, sự hiện diện củanhiều lớp phù sa chứng mình điều này Sông Hoàng và cách con lạch chạy

mặt phía Nam thành tạo nên đường hào tự nhiên Các lớp đất trồng, đất sét,

đất phù sa, cát và sỏi tìm được qua khai quật tại hào thành giúp đưa ra giảthuyết hệ thống hào đều được thông với nhau và thông với sông Hoàng, cuối

cùng nối với sông Hồng và sông Đuống giúp cung cấp nguồn nước đầy đủquanh năm, đáp ứng nhu cầu phòng thủ, bên cạnh đó còn hình thành nênmạng lưới giao thông thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt bên trong các vòng

thành [25:65].

Thanh Cổ Loa theo truyền thuyết dân gian được thiết kế và quy hoạchbới Cao Lỗ, trong đó việc tận dụng các lợi thế tự nhiên đã được nghiên cứu

tường tận Sông Hoàng Giang, Đầm Cả như một mạng lưới phòng thủ, giao

thông, quân cảng tiện lợi Nhiều dai dat cao, gò đất tự nhiên được con người

sử dụng, đắp nối thêm tạo nên các vòng thành khép kín không có hình dạng

cụ thé như thành Ngoại và thành Trung Việc xây dựng trên địa hình cao ven

sông nhiều ao hồ gây ra những khó khăn được phản ánh qua tư liệu dân gian

về sự trợ giúp của thần Kim Quy Tuy vậy nó không che lấp đi phần nào sựkhắc phục điều kiện bat lợi của con người bằng cách sáng tạo ra các kỹ thuật

như kè đá chân thành và các rải gôm ở thân nhăm chông xói mòn, sụt lở.

18

Trang 21

Thành Cổ Loa được xây dựng có thé bao gồm nhiều chức năng, tuy

nhiên chức năng quân sự được thể hiện một cách rõ rang nhất Một hệ thốnghào thành cùng với sông Hoàng Giang, Đầm Cả tạo thành mạo lưới phòng thủvà triển khai tác chiến bằng thủy binh vốn là sở trường của cư dân cổ ThanhNội chỉ mở một cửa Nam, bên cạnh đó các ụ đất nhô ra tại thành Nội làm giup

phát huy lợi thé dùng no, hiện đã phát hiện rất nhiều mũi tên đồng tai Cổ Loa.

Thành Ngoại và thành Trung tạo thành mạng lưới thành quách quanh cô gây

khó khăn cho đối phương trong việc tiếp cận “có thé gợi ý răng việc quân sựhóa và phòng thủ là những phần quan trọng của các lối sống của xã hội giữathiên niên kỷ I TCN ở Bắc Bộ” [25;89] Bên cạnh đó, thành còn mang một vài

chức năng như việc xác định củng cô uy quyền cai trị, biểu tượng về khả năngcủa người chỉ đạo xây dựng, sự phân tầng xã hội, chức năng thủ đô của một

nhà nước phát triển cao.

Năm 179 TCN, Triệu Đà sau nhiều lần tiến hành xâm lược đã chiếm

được nước Âu Lạc của An Dương Vương Nước ta bước vào giai đoạn Bắc

thuộc Hơn 1000 năm dưới thời Bắc thuộc, địa danh Cổ Loa được tách, nhập

liên tục theo sự thay đổi của chế độ cai trị, vẫn là vùng đất quan trọng, có ảnh

hưởng lớn khiến chính quyền Hán để tâm Thời thuộc Triệu, Cổ Loa thuộc

Phong Khê, quận Giao Chi; thời thuộc Hán thuộc quận Vũ Bình, huyện Bình

Đạo; thời Đường thuộc đất Phong Châu [24:24].

Trong may thé ky đầu CN, Cổ Loa van là đầu não của bộ máy cai trịngoại bang, kết quả khai quật khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ mộ Hán phân

bố trong khu vực, các loại giếng cổ, bên cạnh đó là các hiện vật mang phongcách Đông Sơn như mảnh gốm có họa tiết hình ngôi sao ở đầu ngói ThànhCé Loa trong giai đoạn này tiếp tục được giới cầm quyền phương Bắc sửdụng, cai tạo làm tri sở cai tri, nơi ở của binh lính, thân quyến “các thế lực

phương Bắc đã chú ý gia cố, đắp thêm những vòng tường thành vốn có từ thờiAn Dương Vương ở Cổ Loa”[39;114J Bên cạnh đó, Cé Loa lúc này vẫn

19

Trang 22

đóng vai trò trung tâm di đầu trong công cuộc giành độc lập dân tộc, tiêu biểu

như cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương, hiện đã phát hiện những hiện vật

như trong đồng, vũ khí như một báu vật truyền đời được cất giấu có thé thuộc

về thủ lĩnh Tây Vu, một thủ lĩnh có uy tín nhất sau thời kỳ An Dương Vương[57;141] Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Cô Loa lúc này đóng vai trò như mộtthành trì quan trọng, là cầu nối trên con đường Mê Linh — Cổ Loa — Luy Lâu,tại C6 Loa hiện nay van còn những câu chuyện liên quan đến việc Hai BàTrưng nằm mộng, các địa danh như Ao Mắm, Ao Tương, Ao Muối cho thấybóng dáng nơi đây vốn có thê là nơi cung cấp lương thực, tích trữ lương thảo

[30;206] Đến thế ky VI, Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Van Xuân thời Hậu

Lý Nam Dé, thành Cé Loa tiếp tục được gia cố, xây đắp thêm.

Sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đăng,giành lại nên độc lập cho đất nước sau hơn 1000 năm dưới Bắc thuộc, ông đãchọn Cổ Loa làm nơi đóng đô của triều đại mới lập Theo Đại Việt sử ký toànthư, vao mùa Xuân năm Ky Hợi (938), Ngô Quyền: “tự lập làm vua, đóng đôở Loa Thành”[27;120] Sự kiện mà Lê Văn Hưu bàn răng: “chính thống nước

của Việt ta Ngô hau đã nối lại được”[27;120] Rõ ràng, vai trò và trị thế củaCô Loa lúc này ngoài việc van là một vùng đất đông đúc, trù phú, có ảnh

hưởng thì tại Cổ Loa, với những vòng thành còn tồn tại là giúp lưu giữ nhữngánh hào quang của một quá khứ lẫy lừng thời kỳ Hùng Vương — An Duong

Vương, với những thành tựu đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn vẫn còn

vang vọng Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô như một sự khang định

về ý thức độc lập, tự chủ, tiếp nối sự nghiệp Hùng Thục, nối dài quốc thống

dân tộc.

Nguồn tư liệu hiện có tuy không phác họa được hết diện mạo Cô Loathời kỳ Ngô Quyên, nhưng tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của ông tại đây.Năm 2010, tại di tích Ma Tre, khảo cô học đã phát hiện có di vật đồ gốm có

niên đại thuộc thế ky X; đôi câu đối tại đền Thượng xác nhận việc Ngô Quyền

20

Trang 23

đã từng xây dựng đền dai cung điện tại khu vực thành cũ của An Duong

Vương: giếng nước nhà Ngô; gia phả họ Đỗ, bia đá chùa Tiên Cảnh, các câuchuyện về người con gái Kẻ Dộc (Dục Tú), truyền thuyết phân chia đất CổLoa — Dục Tú còn lưu giữ huyền tích về bà Thứ phi ho Đỗ thời Ngô Quyên;trước năm 1990, phía trước am My Châu có cây đa nghìn năm tuổi, tương

truyền được trồng vào thời Ngô Quyên [46;143] Tat cả phan nào nói lên sự

gan bó của Ngô Quyền với mảnh đất Cổ Loa lịch sử.

Giai đoạn từ thế kỷ cuối X đến thế kỷ XIX, Cổ Loa lúc này không cònđóng vai trò là kinh đô, trung tâm đất nước, do đó, giống như tinh chất các đô

thị tại Việt Nam, tại đây đã diễn ra quá trình nông thôn hóa, hình thành và

cũng có tô chức làng xã Sau khi giành được độc lập, dưới thời quân chủ, mỗi

khi thay đổi triều đã dẫn đến việc thay đôi chinh sách, phân chia lại các đơn vị

hành chính, địa danh Cổ Loa cũng không năm ngoài biến động đó.

Thời Lý, Cổ Loa thuộc phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang Thời Trần vàđầu thời Lê, Cổ Loa từ trang Kim Lũ đổi thành trang Cổ Loa, lúc bây giờthuộc huyện Đông Ngàn Khảo cô học đã phát hiện ra hiện vật thời Lê trong

các lớp trên của vòng thành [25;62] Trong thời kỳ này, Cổ Loa diễn ra quá

trình biến động chiến tranh khiến dân cư phiêu tán, đặc biệt dưới thời Mạc.

Sau đó lại xuất hiện nhiều nhóm cư dân từ nơi khác về đây định cư, hình

ky XVIII, có tên là đình Ngự Triều Di Quy, được xây dựng tại nơi tươngtruyền là nơi thiết triều cũ của An Dương Vương [30;229] Đến cuối thế kỷ

21

Trang 24

XVIII, Cé Loa đã có các công trình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo như

đình, đền, chùa, am Thành Cổ Loa lúc này có nhiều thay đổi, hệ thống hào cũnơi đã cạn biến thành đồng ruộng, nơi dòng chảy còn thông tạo thành hệ thống

thủy lợi phục vụ sản xuất, các vòng thành làm đường đi, đê chan ngăn lũ.

Thời Nguyễn thuộc tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, BắcNinh Trong đó, tông Cô Loa gồm 8 xã, trong đó Cô Loa là xã lớn, được chia

thành 3 giáp là goáp Đông, giáp Đoài, giáp Chùa Sựu phát triển của các xóm

dẫn đến sự hình thành các điểm, có chức năng như một đình làng [30; 231].

Thời Pháp thuộc, Pháp thành lập tỉnh Phúc Yên Cổ Loa thuộc huyệnĐông Anh, tỉnh Phúc Yên Đến năm 1960 thay đổi địa giới hành chính, nhập

vào Hà Nội Đến năm 1965, đổi tên xã Quyết Tâm thành xã Cổ Loa [36;48].

Do vị trí năm sát Hà Nội nên Cổ Loa trở thành căn cứ cách mạng, trở thànhnơi nuôi dấu cán bộ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,

nhân dân Cổ Loa đã lập được những thành tích to lớn, góp phần vào thắng lợicủa Cách mạng Đặc biệt trong giai đoạn 1941 — 1944, Cô Loa được lựa chọnđể xây dựng trở thành một ATK quan trọng, đảm bảo an toàn, cung cấp hậuphương chắc chắn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.

Về tên gọi Cổ Loa, theo lý giải của GS Trần Quốc Vượng, qua nghiên

cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước, bằng

các phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, sử học, ngôn ngữ học đã chỉ

ra trường hợp dùng từ chữ Hán hay Hán Việt phiên âm địa danh vốn là từNôm Tên Nôm đó hoặc hoặc là song âm tiết hoặc là có tổ hợp phụ âm đầu.

Theo đó, tên gọi Cé Loa chỉ xuất hiện vào thé kỷ XV là kết quả của một quá

trình phiên âm chữ Hán từ Nôm, Klủ (Khả Lũ), Khả lủ, Kim Lt, thành Chủ,

rồi thành C6/Ké6 Loa Klủ có liên quan đến tên Cha Chủ hay Kẻ Chủ, tên Nômmà ngày nay người dân địa phương vẫn lưu truyền Chạ là làng, một cộngđồng sống chung theo địa vực Chạ Chủ là tên gọi một công xã nông thôn tênChủ, hay xưa hơn là Klủ Chủ là tên gọi một vùng đất cao, phân biệt với Quậy

22

Trang 25

là vùng đất trũng thấp (Quậy ủ chủ tươi, Quậy cười chủ khóc) Cổ Loa xuất

phát từ tên dân gian Cha Chủ hay Klu [59;664].

1.2 Một số di tích tiêu biểu và hiện trạng khu di tích C6 Loa1.2.1 Một số di tích tiêu biểu

Khu di tích Cổ Loa là một tổng thé rộng lớn gồm nhiều loại hình di

tích: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di chỉ khảo cô học Tại đây cókhoảng 60 di tích trong đó có 7 di tích được xếp hạng Thể hiện một diễntrình lịch sử liên tục nối tiếp.

Cách ngày nay khoảng 4000 năm, văn hóa Phùng Nguyên có các di chỉ:

Đồng Vong, Bãi Mèn, Dinh Trang Gắn với văn hóa Đồng Đậu là các di chỉ:

Tiên Hội, Xuân Kiều, Bãi Mèn, Đình Tràng Văn hóa Gò Mun có di chỉ ĐìnhTràng Giai đoạn văn hóa Đông Sơn xuất hiện ở các di chỉ như: Bãi Mèn,

Đường Mây, Đình Tràng, Cầu Vực, Mả Tre, Xóm Hương, Xóm Nhài, các ditích có dấu vết của việc đúc mũi tên đồng tại Đền Thượng, Xóm Thượng, BãiMiễu và đặc biệt là di tích ba vòng thành Cé Loa Sau giai đoạn Đông Sơnhiện đã khai quật được một số mộ thời Đông Hán giai đoạn đầu Công nguyên.

Giai đoạn các thé ky XVIII, XIX, XX là các di tích thời tự An Duong Vương,

My Châu và các lò nung gốm, gạch, ngói Với những giá trị đặc biệt đó, từ

năm 1962 khu vực thành Cé Loa đã được công nhận xếp hạng di tích, danh

thắng tại miền Bắc Đến năm 2012, Khu di tích Cô Loa được xếp hạng Di tích

quốc gia đặc biệt và thông qua quy hoạch, tiến hành khoanh vùng một số di

tích: Thành Cổ Loa, Đền An Dương Vương, Đình Ngự Triều Di Quy, Chùa

Bảo Sơn, Am My Châu, Đình Mạch Tràng, Chùa Mạch Tràng.

- Một số di chỉ Khảo cổ học

Di chỉ Đồng Vong: Nằm ở phía đông nam thành Cổ Loa, trên doi đất

ven sông Hoàng Phát hiện năm 1965, qua khai quật đã phát hiện nhiều cục xỉ

đồng thuộc văn hóa Phùng Nguyên.

23

Trang 26

Di chỉ Bãi Mèn: năm ở khu đất cao ven sông Hoàng Được phát hiện

vào năm 1959 Kết quả khai quật cho thay đây là di chỉ cư trú, chứa đựng dautích của ba giai đoạn: Phùng Nguyên muộn, Đồng Đậu và Đông Sơn.

Di chỉ Đình Chiền: Nằm trên khu đất trũng, phía tây nam Lỗ Khê Pháthiện năm 2001, gồm nhiều hồ đất đen, hiện vật đồ đá, đồ gốm văn hóa Phùng

Di chỉ Tiên Hội: thuộc xã Đông Hội, khai quật lần đầu năm 1967 Quakhai quật đã tìm được các hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ gốm nguyên, thuộc gia

I đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên.

Di chỉ Xuân Kiều: nằm trong khu đất cao giữa vòng thành Trung và thành

Ngoại Phát hiện năm 1975 Qua các hiện vật khai quật là đồ đá, đồ đồng, đồ

gốm thuộc giai đoạn chuyền từ văn hóa Phùng Nguyên lên Đồng Đậu.

Di chỉ Dinh Tràng: thuộc xã Dục Tú, phía Đông Cô Loa Phát hiện năm

1969 Qua các hiện vật khai quật đã chứng minh đây là di chi cư trú — mộ

táng Điểm đặc biệt của di chỉ này là sự tồn tại của bốn giai đoạn văn hóa đồđồng nối tiếp nhau là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn.

Di chỉ Đường Mây: thuộc xóm Vang, nằm dưới lớp tường thành Ngoại.Phát hiện năm 1967 Di chỉ đã phát hiện các hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ sắt,

đồ gốm thuộc văn hóa Đông Sơn.

Di tích cầu Vực; năm ở gần quốc lộ 3 Được phát hiện năm 1959 Đã tìm

được kho mũi tên đồng, giả thuyết về việc cất giữ vũ khí thời An Dương Vương.Di tích xóm Nhỏi: nằm giữa thành Nội và thành Trung Phát hiện năm1965 Qua các lần khai quật khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật đồ đồng

CÓ giá trỊ.

Di Ma Tre: Năm 1982, tại đây người dân đã phát hiện ra trống đồng Cổ

Loa và rât nhiêu hiện vật năm bên trong trông.

24

Trang 27

- Thanh Cổ Loa

Thành Cổ Loa được thiết kế gồm 3 vòng thành Tổng độ dài 3 vòng

thành là 16150m Thành Nội hình chữ nhật, chu vi 1.650m Thành cao trung

bình, so với mặt đất hiện nay khoảng 5m, mặt thành rộng 10m, chân rộng20m Thành Nội chỉ có một cửa thành mở về phía Nam trông thăng vào Ngựtriều di quy, tương truyền đó là nơi thiết triều của Vua Thục Trên các tườngthành Nội được đắp thành 16 trụ hỏa hồi.

Thành Trung là một vòng thành khép kín, không có hình dáng cânxứng, bao bọc phía ngoài thành Nội Thành Trung dài khoảng 6500m Cao từ6-12m, mặt rộng 10m, chân rộng 20 m Tai của Nam có một đoạn tường

thành là tường thành chung cho của thành Trung lẫn thành Ngoại.

Thành Ngoại là một đường cong khép kín không có hình dáng rõ rệt

đường cong tự do, dài khoảng gần 8000m Những đoạn thành còn lại caotrung bình 4 — 5m, chỗ cao nhất gọi là gò Cột Cờ ở phía Nam cao khoảng 8m.

Chân thành rộng khoảng 15 — 20m Ngoài cửa Nam là cửa chung với thànhTrung, Thành Ngoại còn có ba cửa.

- _ Đền thờ An Dương Vương

Nhân dân thường gọi là đền Thượng, tương truyền được xây dựng trên

một khu đất ma trước đây là cung cam của vua Đền được xây dựng theo trụcthần đạo, quay về hướng Nam Phía trước đền là một hồ nước lớn, tương

truyền trước đây nước hồ thông với hào nước ta hai vòng thành ngoài Giữahồ có một giường tròn, dân gian gọi là giếng Ngọc gắn với câu chuyện AnDương Vuong, My Châu — Trong Thủy đền có hai lớp Nghi môn, Nghi mônngoại và nghi môn nội Nghi môn ngoại được xây bằng gạch kết cau 2 tang,

tầng đưới là 3 cửa vòm, tang trên là lầu 2 tang 8 mái Đôi rồng đá tạo tác năm1732 được bài trí ở thành bậc lối lên cửa Tiếp đến là sân rộng hạ lát gạch, có

một lối đi dẫn thăng tới Nghi môn nội, hai bên là hai giếng nhỏ tượng trưng

cho mắt rồng Nghi môn nội được xây cao, mang kiến trúc tường hồi bít đốc,

gom của chính va 2 cửa phụ nhỏ hai bên, bậc thêm lôi lên cũng được bai tri

25

Trang 28

đôi rồng Qua Nghi môn nội là sân rồng thượng có lối đi lát đá dẫn đến nhàTiền tế Tiền tế là một công trình có kiến trúc rộng lớn gồm 5 gian Hai bên làhay dãy hành lang nối nhà Tiền tế và Trung đường, xen giữa hai dãy hành

lang là một Phương đình Hậu cung có kiến trúc hình chữ Đinh “T”, bên trong

có tượng An Dương Vương bằng đồng niên đại cuối thế ky XIX Phía Tây sân

rồng thượng là Nhà bia xây theo kiến trúc Phương đình Tại các đợt khai quậtnăm 2005, khảo cô học đã phát hiện lò đúc mũi tên đồng và nhiều hiện vật cógiá trị cung cấp thêm những thông tin quan trọng phục vụ công tác nghiên

cứu, bảo ton.

- Đình Ngự Triéu Di Quy

Đình nằm giữa khu thành Nội Tương truyền đây là nơi thiết triều bàn

việc nước của An Dương Vương khi xưa Hiện nay đình là nơi thờ phụng An

Dương Vương và phối thời tướng Cao Lỗ - tương truyền có công chế tạo nỏ

thần, khuyên vua đánh giặc Nghi môn đình là sự kết nối bởi 3 cửa, trong đó

có cửa chính 2 tầng mái, 2 cửa phụ nhỏ hai bên Qua nghi môn tới một sân

rộng, tiếp đến là Đại Đình, bên phải là Tả vu Đại Đình là một kiến trúc rộnglớn gồm 5 gian, gồm 6 bộ vì Kết cấu vì nóc theo kiểu “chồng rường, giáchiêng”, loại 6 hàng chân cột Trải qua chiều dài lịch sử, đình trải qua nhiềuđợt tu bổ, sửa chữa lớn, trong đó có đọt tu bồ lớn năm 1903 Hậu cung đượcnối liền với Đại đình, xây tường gach kin ba mặt, nhiều chi tiết mỹ thuậtmang phong cách từ thé ky XVII Trong đình còn nhiều hiện vật có giá tri

như bức cửa võng chạm Tứ linh — Tứ quý, câu đối, khám thờ An DưỡngVương phủ ó Hoàng bào, các chỉ tiết kiến trúc điêu khắc nghệ thuật với đề tài

trang trí đa dạng linh thú, hoa lá, những vật thiêng được kết hợp với nhau tạora sự uyén chuyên, mềm mại.

- Chùa Bao Son

Chùa Bao Sơn hay chùa Cổ Loa, nằm trong khu vực thành Nội, phía

sau đình Ngự Triều Di Quy Chùa quay về hướng Nam Chùa Cổ Loa có bố

cục mặt băng tông thê theo kiêu “Nội công ngoại quôc” với nhiêu công trình

26

Trang 29

liên kết với nhau bao gồm Điện thờ Phật ở chính giữa, phía trước là tiền

đường 5 gian, phía sau là Phật điện là nhà Tổ, hai bên là hai hành lang nối

liền từ Tiền đường với khu nhà Tổ Tiền đường liên kết với Thượng điện, tạothành một kiến trúc theo kiểu chữ Đinh“ T”.Nhà tô được làm theo hưướng

bắc, quay ra sân sau Phía sau có Tam quan và gác chuông được xây dựng

trong thế kỷ XX, quay hướng bắc Chùa có 134 pho tượng được bài trí trải

theo các công trình kiến trúc trong không gian chùa.

- Am My Châu

An My Chau hay đền thời My Châu năm trong phạm vi khu vực thành

Nội, phía Tây đình Ngự Triều Di Quy Am My Châu có kết cấu gồm 2 phần

chính là Tiền tế và Hậu cung Tiền tế rộng 3 gian bằng gỗ, xây theo kiểutường hỗi bít đốc, mang phong cách kiến trúc thế kỷ XX Hậu cung là kiếntrúc xây ba mặt, là nơi đặt bàn thời My Châu và nhưng người hau cận Đặcbiệt nhất tại di tích này là bên trong có bức tượng đá, tương truyền đây là bức

tượng đá My Châu Theo truyền thuyết địa phương, sau khi bị vua cha là AnDương Vương chém đầu đã trôi về đây, người dân tiếc thương đã lưu giữ và

phụng thờ Theo lời kể phía trước Am trước đây có cây lớn từ thời NgôQuyền

- Chua Mach Tràng

Chùa Mach Tràng hay chùa Quang Linh, Chùa quay hướng Nam Mach

Tràng là một thôn nằm phía Tay Nam bên ngoài vòng thành Ngoại Tamquan là một kiến trúc gỗ 3 gian, hai tầng 4 mái có tường hồi bít đốc, tay ngai.Cả công trình có bốn vì kèo gỗ với gian giữa rộng hơn hai gian bên Kiến trúc

chính của ngôi chùa có mặt bằng hình chữ Dinh“T” gồm tòa tiền đường và

thượng điện Tiền đường có 5 gian được làm kiểu khung gỗ mái lợp ngói ta,

hai đầu hồi xây bít đốc, tay ngai, trụ biểu và được đặt trên một nền cao có bậc

khuôn, trên chính giữa bờ nóc mái Tòa thiêu hương - thượng điện nối mái

voi gian giữa tiên đường, gôm 4 gian Trên các câu kiên gô đêu được chạm

27

Trang 30

khắc trang trí hoa mây, tứ linh Sau thượng điện, cách một khoảng sân nhỏ lànhà thờ Tổ và Mẫu Day là tòa nhà có 5 gian được bố cục mặt bằng hình chữđinh nhưng chỉ có hai gian chuôi duộc phía sau Hai hành lang được lối thôngvới nhau kiến trúc này tạo thành lối đi chung ở phía trước, trước hai bên hành

lang, có hai tháp Sư Tổ Ngoài ra, có một tháp khác sau tam quan, cạnh lối

vào chia Phong cách kiến trúc nghệ thuật tại chùa vào giai đoạn cuối thé kỷXVIII đầu XIX Ngoài ra chùa còn nhiều hiện vật có gái trị như 7 hoành phivà 7 câu đối, 38 pho tượng thờ

- Đừnh Mạch Tràng

Nghi môn đình dạng tứ trụ, qua một sân rộng đến nhà Tiền tế là kiếntrúc gỗ gồm 3 gian, theo kiến trúc tường hồi bít đốc, có trụ biểu, mới đượcxây dựng lại đầu thế kỷ XXI Qua tiền tế là Đại đình, cách Tiền tế mộtkhoảng 2m, có bố cục mặt băng hình chữ “T”, bề rộng 5 gian, gồm 6 vì baogồm 4 vì chính và 2 vì hồi Trên các cấu kiện gỗ đều được chạm khắc đề tài

linh vật, thực vật đan xen Hậu cung nối với tòa Đại đình gồm 2 gian, ở giữalà khám thờ An Dương Vương, xung quanh là lỗi đi Tại đình hiện còn lưugiữ một số di vật có giá trị như ngai thờ bài vị, kiệu bát cống, sập thờ, đỉnh

đồng, hac thờ, bát bửu có niên đại khoảng thé ky XVIII, XIX Dinh là nơithờ phụng An Dương Vương, cùng với các di tích khác tại Cổ Loa tạo thành

một chỉnh thé gắn liền với nhân vật lịch sử này.- Một số di tích khác:

Một số di tích tôn giáo, tín ngưỡng: Chùa Cau Cả, chùa San, chùa Thu

Cưu, đình Cau Cả, đình San, Đình Thu Cưu, đền Sái, miéu thờ than Kim Quy,

miếu công thành, lăng My Châu

Hệ thống điểm, là nơi sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng theo địa vực có

quy mô nhỏ hơn làng Hiện tại ở Cổ Loa có 14 điểm.

Di tích Đầm Cả: nằm ở phía đông thành nội, tương truyền là căn cứ thủyquân của An Dương Vương, là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng.

28

Trang 31

Di tích Vườn Thuyền — Ao Mắm: nằm ở phía đông thành Nội Các lạch

nước và doi đất nhô lên tại đây có chức năng như một cầu cảng

Di tích Ngự Xa Đài, tương truyên là nơi An Dương Vương đến xemdiễu binh, tập trận.

Di tích Gò Vua, nằm ở tây bắc thành Ngoại là nơi An Dương Vươngdừng chân và quyết định chọn Cổ Loa làm kinh đô của đất nước.

Di tích gò Đống Dân và di tích gò Đống Chuông, nam ở phía bắc, giữathành Trung và thành Ngoại, đây là một công trình có tính quân sự, dùng để

canh giữ, báo động và tác chiến, đặc biệt trước các mối đe dọa từ phía bắc.

Di tích gò Cột Cờ, theo kể lại là nơi cắm cờ của các vị vua đã từng đóng

đô tại Cô Loa.

Di tích Cách mạng, ghi nhận Cổ Loa có nhiều gia đình Cách mạng, là

nơi bảo vệ, gặp gỡ của cán bộ lãnh đạo Đảng.

1.2.2 Hiện trạng khu di tích Cổ Loa

- _ Hệ thống thành hào

Hệ thống Thành hào là những dau vết vật chất còn lại của Kinh đô cổxưa, được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất của Khu di tích.

Tuy nhiên, đây cũng là thành phần bị xâm hại nhiều nhất Hình ảnh một tòa

thành với 3 vòng Thành hào hiện không còn nguyên vẹn, thay vào đó là các

đoạn thành còn sót lại đang trong nguy cơ tiếp tục bị phá hủy Hiện nay, diện

tích mặt thành và chiều dài các đoạn thành đã bị thu hẹp rất nhiều so với trướckia, nhiều đoạn bị sụt lún, lấn chiếm, đảo bới, san lấp phục vụ canh tác, sinh

hoạt, xây dựng nhà cửa, đi lại của người dân Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở,

xói mòn cũng là những nguyên nhân gây hư hại các đoạn thành Hệ thống hàonước hiện đã bị thay đổi công năng, lap dé phục vụ canh tác, xây dựng nha ở

hoặc trở thành ao đầm phục vụ sản xuất, chứa nước thải sinh hoạt Tình trạng

môi trường ở các đoạn hao kém, nước bi 6 nhiễm, rác thải và bèo mọc tràn

29

Trang 32

lan Mặc dù có giá tri to lớn trong Khu di tích Cô Loa, nhưng công tác bảo vệ,

giới thiệu, truyên truyền tới người dân, khách tham quan về hệ thống Thành

hào còn thiếu và yếu [7:10].

- Cac di chỉ khảo cổ học

Phần lớn các di tích sau khi khai quật đã được lấp đi, hoàn trả lại mặt

bằng cho các hoạt động sản xuất Tuy nhiên, đối với một khu vực có mật độ di

chỉ khảo cô học dày đặc, với những phát hiện quan trong thì công tác bao tồnphát huy giá trị di tích hầu như chưa được quan tâm tương xứng Các di tíchkhảo cổ chưa được gắn biển luôn chịu nguy cơ xói mòn, xáo trộn do các hoạtđộng canh tác của người dân Một số điểm khai quật hiện đã trở thành nơi đồrác, phế thải xây dựng Công tác nghiên cứu, điều tra một cách toàn diện tiềm

năng khảo cô học tại Cổ Loa hiện chưa được thực hiện, nhiều hiện vat được

phát hiện trong quá trình canh tác, xây dựng của người dân nhưng chưa được

xử lý kip thời, dẫn tới hiện tượng thất thoát, chảy máu hiện vật [7;11].

- Cac di tích kiến trúc gỗ

Các di tích ở khu vực Lõi thuộc quản lý trực tiếp của Ban quản lý Khu

di tích Cô Loa, do được thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện những hưhại nên có tình trạng kỹ thuật tốt Đối với các di tích không thuộc quản lý củaBan, một số đã trải qua nhiều dot tu bỏ; tuy nhiên, một số di tích chưa xếp

hạng chưa được đầu tư, tu bố đã xuống cấp nghiêm trọng Với điều kiện khí

hậu thời tiết khắc nghiệt, đồng thời là công trình phục vụ các hoạt động tôngiáo tín ngưỡng, lại gần khu dan cư, nên hau hết các di tích đều đang đối mat

với nhiều nguy cơ rủi ro như mối mọt, cháy nô Các công trình kiến trúc gỗtruyền thống, nhà ở dân gian thuộc sở hữu cộng đồng hay sở hữu tư nhân

đang trong tinh trạng xuống cấp nghiêm trọng Các điểm xóm đã được tu bổ

nhưng không theo nguyên tắc va bài bản khoa học, làm mắt đi các giá trị

truyền thống Đối với các nhà ở dân gian, do sức ép về dân cư, nhu cầu cảithiện điều kiện sống, nhiều ngôi nhà truyền thống đã bị phá bỏ hoặc cải tạomột phần [7;12].

30

Trang 33

- _ Cảnh quan truyền thong

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cảnh quan làng xã truyền thống đã bị

biến dạng nhiều Các tuyến đường giao thông mới chạy xuyên qua khu vựclõi; nhiều nhà cao tầng kiên cố được xây dựng trong khu vực di tích, thậm chingay trên di tích; tuyến đường làng được mở rộng và bê tông hóa thay thé cho

các ngõ nhỏ lát gạch nghiêng [7;12].

- Hién vat

La khu vực có mật độ di tích khảo cổ học dày đặc, nhiều lần khai quật

với số lượng hiện vật lớn tuy nhiên hiện nay Ban quản lý Khu di tích Cô Loa

mới chỉ quản lý được một số rất ít hiện vật Các hiện vật khai quật một phần

được chuyên về Bảo tàng Hà Nội và các cơ quan nghiên cứu, chỉ để lại một

phần nhỏ hiện vật để phục vụ công tác trưng bày tại Khu di tích Do chưa có

kho bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, các hiện vật được bảo quản trong điềukiện môi trường không đảm bảo, hiện tượng xuống cấp vẫn tiếp tục xảy ra.

- Lễhội Cổ Loa

Được tổ chức vào ngày 06 tháng Giêng hang năm tại đền Thượng dé

tưởng nhớ công lao giúp dân cứu nước của An Dương Vương và sự gắn bó

của ngài tại địa phương Là lễ hội lớn trong vùng, nổi tiếng trong câu ca dao“Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mồng sáu tháng giêng” Trước đây tùytheo thực tế tình hình địa phương hang năm, được mùa hay mat mùa, làm ăn

được hay không mà người dân tô chức hội lớn hay không Năm nao tô chứchội lớn thì kéo dài đến 12 ngày, còn không có điều kiện thì tổ chức trong 6ngày, đều bắt đầu từ 6 tháng Giêng là chính hội Hiện nay lễ hội vẫn được tổchức trong phạm vi thời gian từ khoảng 10 ngày, từ mùng 6 tháng Giêng đến

16 tháng Giêng.

LỄ hội là sự tham gia của 8 làng, hay còn gọi là Bát Xã trong khu vựcCô Loa, gồm: Cổ Loa, Cầu Ca, Đài Bi, Sàn Dã, Mạch Tràng, Xép, Thư Cưu,Văn Thượng, các làng này đều thờ phụng Am Dương Vương Ngoài ra còn là

31

Trang 34

sự tham quan đông đảo của người dân các vùng lân cận, cũng như khách thập

phương từ khắp nơi tại Hà Nội cũng như các tỉnh khác.

Lễ hội Cổ Loa được chia làm phần lễ và phần hội, được chuẩn bị chuđáo từ rất sớm Phan lễ được thực hiện trang nghiêm, theo tục lễ địa phương,việc thực hành tế lễ được thực hiện đầu tiên bởi 3 làng Quậy là Châu Phong,Đại Vĩ và Giao Tác được tôn làm anh cả, vì theo truyền thuyết người dân 3

lang này trước đây là dân gốc tại Cổ Loa, tuy nhiên đã nhường đất dé vua xâythành Sau đó mới đến 8 làng bát xã Cổ Loa tế lễ Sau khi tế lễ, Cổ Loa sắpcho mỗi doan rước 5 khuôn bỏng Chủ đặt lên kiệu rước về Mỗi làng chuẩn bi

2 kiệu dé rước vua An Dương Vuong và Cao Lỗ, làng Cổ Loa thêm một kiệu

rước My Châu Thứ tự cuộc rước gồm cờ quạt, long đình, bát bửu, tự khí,

phường bát âm và quan viên bưng theo khí giới của nhà vua Khi ra khỏi đềnThượng, các đoàn rước quanh hồ trước đền Thượng một vòng, sau đó làng

nào về riêng làng ay, tiép tục lễ hội trong những ngày sau.

Phan hội được tổ chức sinh động với các trò chơi dân gian: cờ người,chọi gà, đánh đu, vật Đặc biệt, tại lễ hội Cổ Loa có trò chơi băn nỏ thần Tròchơi tái hiện lại quá khứ lịch sử gắp với truyền thuyết An Dương Vương dùng

no than chống giặc, vừa thể hiện tinh thần thượng võ, uống nước nhớ nguồn,

vừa tạo cảnh tượng hồ hởi, vui tươi Ngày nay, dựa trên nhiều cứ liệu khoa

học, nhiều nhóm nghiên cứu đã phục dựng lại chiếc nỏ trong truyền thuyết,

tương lai hoàn toàn có thể sử dụng trong các dịp lễ hội Bên cạnh đó còn có

các trò chơi, giải dau thé thao hiện đại như cau long, bong đá, bóng chuyên, Thu hút sự tham dự và hưởng ứng rất nhiều người dân trong làng và khách

tham dự, hòa cùng không khí tươi mới của mùa xuân.

1.3 Khu di tích Cổ Loa: Di tích Quốc gia đặc biệt

1.3.1 Một số khái niệm

- Quản lý văn hóa

32

Trang 35

Theo Pham Ngọc Thanh trong Gido frình Khoa hoc Quản ly đại

cương: “Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các

chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng những công cụ và

phương pháp khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu của tô chức một cách

hiệu quả nhất, trong diéu kién bién động của môi trường” [35;20]

“Quản lý đi sản văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằngnhiều hình thức, phương pháp của chủ thể (các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn

thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý)đối với khách thé (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa)nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa là nên tảng tinh thầncủa xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng cuộc sống của người

dân)” [17:24]

Từ khải niệm quản lý đã trình bày ở trên, tác giả Phạm Ngọc Thanh đã

nhắc đến chủ thể quản lý là một thành tố quan trọng xuất hiện trong các hoạt

động quản lý Tác động rât lớn điên các công việc của quản lý.

Cũng theo tác giả khải niệm chủ thể quản lý được hiểu là “người quảnlý”, là một người, nhóm người, tổ chức, hệ thống các tô chức, tạo ra nhữngtác động quản lý lên các đôi tượng bị quan lý, nhằm mọi nguồn lực, thực hiện

các mục tiêu đã đặt ra [35:40]

Quan ly di sản văn hóa, là hoạt động mà các chủ thé quản lý thông qua

các biện pháp, công cụ tác động lên khách thể là các di sản văn hóa nhằm mục

tiêu giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa một cách có hệ thống,

có định hướng, có hiệu quả.

- _ Một vài lý thuyết về bảo ton di sản

Bảo tôn di sản là vân đê quan trọng, phức tạp, hiện nay tôn tại nhiêu

quan điểm khác nhau.

33

Trang 36

Quan điêm bảo tôn nguyên vẹn, nhân mạnh đên việc những di sản nênđược bảo tôn nguyên vẹn như hiện trạng vôn có của nó Cân ngăn ngừa, hạn

chế tối nhất có thé tác động làm thay đồi, biến dang di sản.

Bảo tồn trên cơ sở kế thừa, lý thuyết này chó rằng di sản tồn tại trong

các khoảng thời gian và không gian Các di sản thực hiện nhiệm vụ lịch sử

của mình tương ứng với thời gian và không gian cụ thé ấy Trong bối cảnhthời gian và không gian hiện đại, di sản cần thích ứng để phát huy các giá trịphù hợp với chuẩn mực của xã hội hiện đại, loại bỏ những giá trị không phủhợp Điều 5, phần Bảo toàn trong Hiến chương Venice đã đề cập đến việc kết

hop, gan di sản với các nhu cầu da dạng của xã hội “Việc bảo tồn di tích luônđược tạo điều kiện thuận lợi băng cách sử dụng những di tích đó vào một mục

đích hữu ích cho xã hội” [23;7], tuy nhiên dé làm được như vậy, di tích vẫnphải được quan tâm bảo tồn bang cách “phải có quan niệm là chỉ đúng trongnhững giới hạn đó thì những sửa sang do thay đôi chức năng mới được phéptiễn hành” [23:7].

Chúng ta cũng cần tính đến giá trị sử dụng của di tích với nhu cầu và

bối cảnh đời sống đương đại Lay di sản là một trong những nguồn lực cho

phát triển, ngược lại phát triển dé lay nguồn lực bảo tồn di sản Là quan hệảnh hưởng, tương hỗ hai chiều Đó là quan điểm quản lý di sản Di sản là

nguồn lực tinh than cho sự phát triển Các di sản văn hóa do cha ông dé lại

mang trong mình nhiều giá tri dân tộc được kết tinh, góp phần cũng có tinhthần yêu nước, bồi đưỡng những truyền thống quý báu của dân tộc, giáo dụcnhân cách đạo đức, lối sống, là nguồn cô vũ, động viên to lớn đối với nhữngthách thức của sự phát triển đương đại Di sản góp phần củng cé bản lĩnh, hệ

giá trị văn hóa, con người Việt Nam trước thách thức của quá trình biến đồi tựthân, cũng như trong quá trình hội nhập toàn cầu, ngăn ngừa sự xâm lăng của

các giá trị phản tiến bộ, sự phai nhạt của văn hóa truyền thống Góp phần hình

thành bản lĩnh riêng, mau sac riêng của văn hóa dân tộc Là nhân chứng góp

34

Trang 37

phần nâng cao nhận thức, định hướng phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc

gia Nhờ vậy, di sản văn hóa góp phần vào công cuộc phát triển bền vững, hàihòa Di sản là nguồn lực vật chất cho sự phát triển Ngày nay, văn hóa cũngnhư các di sản văn hóa không chỉ được coi là nguồn lực tinh thần mà trên thựctế còn góp phần không nhỏ dem lại nguồn lực vật chất một cách cụ thé Các di

sản văn hóa trở thành các sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu hưởng thụ vănhóa của người dân, trở thành các sản phẩm du lịch đem lại nguồn thu, việclàm, thay đôi bộ mặt của một địa phương, một quốc gia Hơn nữa, các di sảnvăn hóa trở thành các chất liệu, các sản phẩm văn hóa đặc sắc trong quá trình

sáng táo các sản phẩm văn hóa đương đại (điện ảnh, thời trang, văn học, nghệthuật, ) tiếp tục góp phần cải tiến đời sống văn hóa, tăng trưởng kinh tế,quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với quốc tế, tạo sức mạnh mềm quốc gia.Ngược lại, sự phat triển đem lại những điều kiện, cơ hội dé bảo tôn di sản Sự

phát triển đem lại nguồn lực kinh tế quý giá dé chúng ta có điều kiện tiếp tụcnghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện, phục dựng, bảo tồn, tu bổ, sửa chữa các disản văn hóa Sự phát triển đem lại những nhận thức mới của các nhà khoahọc, nhà quản lý, cộng đồng người dân, đội ngũ truyền thông, trong ứng xử

với di sản, dé di sản có cơ hội được quan tâm, tôn trọng và phát huy giá tri

một cách lớn hơn nữa.

- — Khái niệm đi tích

Tại Điều 1 trong Hiến chương Venice năm 1964 về Bảo tồn và Trung tuDi tích và Di chỉ năm 1964, ICOMOS đã đưa ra khái niệm về di tích như sau:

“Khái niệm di tích lịch sử không chỉ một công trình kiến trúc đơn chiếcmà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minhriêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử Khái niệm này

không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những

công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý

nghĩa văn hoá” [23:7].

35

Trang 38

Khái niệm trên cơ bản đã đưa ra hai nhận thức mới về di tích Thứ nhất,di tích là một không gian mở rộng trong đó bao gồm “khung cảnh” mà nó

thuộc về, khác với các quan niệm trước đây chỉ coi di tích là công chính đơn

lẻ bởi chính nó Thứ hai, khái niệm trên thừa nhận giá trị của những di tích

khiêm tốn bên cạnh các công trình to lớn, đồ s6 hơn vốn hay được đề cập đếntrước đó Từ nhận thức trên, Cũng trong Hiến chương Venice (1964) cho răngmột di tích không thể tách rời khung cảnh mà nó tọa lạc, việc bảo tồn một ditích bao hàm việc bảo tồn khung cảnh kiến trúc, môi trường nam trong phạmvi liên quan đến di tích [23:8].

Theo Luật DI sản Văn hóa, tại Chương I, Điều 4, khoản 3 cho rằng: “Di

tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cô vật,

bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học”[31;19].

Các tiêu chí để xác định di tích lịch sử - văn hóa bao gồm: a) Côngtrình xây dựng, địa điểm gan với sự kiện lich sử, văn hóa tiêu biểu của quốc

gia hoặc của địa phương: b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế

và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng

tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳlịch sử; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; đ) Công trình kiến trúc, nghệthuật, quan thê kiến trúc, tông thé kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá tritiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

Một số cách hiểu về quy hoạch di tích

Trong quản lý di tích, vấn đề về quy hoạch di tích quan trọng, sớm đã

được quan tâm và đề cập đến Trong Hiến chương Athens về trùng tu di tíchlịch sử năm 1931, tuy không trực tiếp đưa ra khác niệm, nhưng đã có nhữngchỉ dẫn liên quan đến vấn đề này:

“Trong việc xây dựng công trình, phải tôn trọng tính chất và diện mạocủa đô thị mà trong đó công trình được xây dựng, nhất là ở vùng lân cận các

36

Trang 39

di tích cổ nơi mà môi trường xung quanh cần được đặc biệt quan tâm Ngay

cả một số tổng thể, một số cảnh quan tráng lệ cũng phải được bảo tồn” [23:4].

Hiến chương đã phan nào nói đến sự phân bó, sắp xếp các công trìnhxây dựng trong không gian bao quanh di tích, hay việc nghiên cứu trồng các

loại thảo mộc, cây cối phù hợp trong không gian Bên cạnh đó loại bỏ một số

các yếu tố ảnh hưởng đến di tích như biển quảng cáo, cột điện tín, xí nghiệp,

ống, trụ, cột cao, trong vùng lân cận các di tích [23;4].

Tiếp đến Hiến chương Venice (1964), sau khi xác định khái niệm ditích không chỉ là công trình kiến trúc đơn lẻ, đã đưa ra những nhận thức chitiết hơn liên quan đến quy hoạch di tích Trong mục “Bảo toàn” đã quy địnhbao tồn di tích phải bảo tồn trong một khung cảnh nằm trong phạm vi liên

quan đến di tích, việc phân bố, sắp xếp trong khung gian di tích được quyđịnh trong việc xây dựng các công trình mới, một di tích là không thể tách rời

khỏi lịch sử mà nó là chứng nhân, không thê tách rời khỏi khung cảnh mà nó

toạ lạc Những bức điêu khắc, tranh hoạ hoặc trang trí vốn hợp thành bộ phận

hữu cơ của di tích chỉ được phép bóc gỡ khỏi di tích nếu cách đó là biện phápduy nhất dé dam bảo được việc bảo tồn những thứ đó Các phan xây đắp thêmchỉ được chấp nhận ở mức độ chúng vẫn tôn trọng các bộ phận độc đáo củatoà kiến trúc, khung cảnh truyền thống của kiến trúc, tính cân đối của bố cục

kiến trúc và mối quan hệ của kiến trúc với môi trường xung quanh [23:8].

Trong Công ước UNESCO về bảo vệ di sản và thiên nhiên thế giới(1972) để đảm bảo hiệu quả trong công tác bảo vệ di tích, bên cạnh việc đưara các quy định chung trong chính sách về di sản, tại Phần II, Điều 5, khoản a)

Công ước đã đề cập đến vấn dé cần thiết đưa việc bảo vệ di sản vảo một quy

hoạch cụ thé [23:11].

Theo Nghị định quy định thâm quyên, trình tự, thủ tục lập, thâm định,

phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh, của Chính phủ năm 2013, quy hoạch di tích là: “Quy

hoạch di tích được lập cho một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích

37

Trang 40

quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo thành một

quan thé phân bồ trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết vềlịch sử, văn hóa, khoa học, thâm mỹ.

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là việc xác định nội dung

và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tô gốc của di tích, định hướngtổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống côngtrình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu

vực di tích”.

Qua một số khái niệm trên, ta có thé hiểu, quy hoạch di tích là việc xácđịnh giá trị đặc trưng, khoanh vùng không gian vốn gắn liền với di tích; phânbố, sắp xếp tổ chức các công trình xây dựng mới trong không gian khoanh

vùng di tích, các hướng giải pháp Nhằm mục tiêu bảo tồn, sử dụng, phát huy

giá tri di tích trong một giai đoạn nhất định, dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giácác hiện trạng, điều kiện, nguồn lực cho phép.

Đặc điểm của quy hoạch di tích:

Quy hoạch di tích mang tính liên ngành, tổng hợp Quy hoạch di tíchkhông chỉ là công việc của ngành văn hóa, mà còn là sự kết hợp các thao tác,kỹ thuật, sự tham gia của nhiều lĩnh vực khác của các ngành khoa học tựnhiên, khoa học xã hội, xây dựng, kiến trúc, môi trường, đất đai Là mốiquan hệ giữa nhiều bên: quản lý nhà nước, cộng đồng, các nhà khoa học Haylà mối quan hệ giữa nhiều địa phương với nhau trong công tác quy hoạch.

Quy hoạch di tích thường mang tính nhà nước Do việc lập và duy trì

quy hoạch thường phải huy động sự phối hợp trên nhiều lĩnh vực, mang tầmnhìn dài hạn, nguồn vốn lớn; đặc điểm di tích là các công trình dé bị tác độngbới môi trường tự nhiên cũng như xã hội Nhà nước là chủ thé có đủ năng lực

về pháp lý tổ chức, con người, nguôn lực, Việc lập quy hoạch nói riêng và

quy hoạch nói chung thường do nhà nước thực hiện.

Quy hoạch di tích là công việc mang tính dài hạn Một quy hoạch di

tích phải được lập với thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w