Tổng kết kinh nghiệm phát triển các thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại, từ đó rút ra bài học từ phương diện dịch vụ công cộngcủa thư viện, sẽ có giá trị về mặt lý luận và ý nghĩa về m
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ZHANG ZIYE
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội — 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
ZHANG ZIYE
Chuyén nganh: Viét Nam hoc
Mã sé: 8310630.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Việt Phương
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Sw phát triển của thư viện như mộtdịch vu công cộng ở Thượng Hai trong thời kỳ cận dai và những gợi ý cho sựphát triển của thư viện ở Hà Nội” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học
độc lập và nghiêm túc của các nhân tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, dang tin cậy
Hà Nội,ngày tháng năm 2021
Học viên
Zhang Ziye
Trang 4LOI CAM ONTrong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Đặng Thị Việt Phương và các thầy cô thuộcKhoa Việt Nam học và Tiếng Việt — Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
DHQGHN.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Việt Phuong đã hướng dẫn khoa học
giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô thuộc Khoa Việt Nam học
và Tiếng Việt — Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN, đã tậntình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại đây
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian thựchiện, nên luận văn không thé tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi mongmuốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cô để tôi hoàn thiện khả năng nghiên
cứu của mình.
Xin trân trọng cảm on,
Hà Nội ngày thang nam 2021
Zhang Ziye
Trang 5MỤC LỤC
MO ĐẦU -5£-e<©SSeEA4EEEEE.H ME.AE7.40 774977440744 0714107401021447412x3E 6
CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VA LICH SỬ VAN ĐÈ « -«- 1ã
1.1 Cơ sở lí luận trong nghiên cứu thư viện như một dịch vụ công 15
DDD, THU 5h 15
L.1.2 Dich Vu CONG 7a e 171.2 Những vấn đề chung về thư VIỆT N 0G S9 9 9.9.0 00.0 0090809406090806896 191.2.1 Hệ thống mang lưới thw VỈỆN e2 e- se ©ce£ceecee+eeEreereereerxerrerrerreee 191.2.2 Cấu trúc ther VỈỆN -e- + ©cẻ set ©eeExeEEEEteEkeEkeErtrkerkrrkerrrrkrrkrrrerrerrkee 221.2.3 Dich Vie thie Vidi 75 ốỐốỐỐỐỐ 231.3 Khái quát lich sử thư viện ở Trung Quốc thời kỳ cận đại 251.3.1 Sự chuyển đổi từ Lầu tàng thư đến thir VIỆN . . 5< 5< se scsscsss 251.3.1.1 Quá trình suy yếu của LGU tàng tÌu - + cs©cscscsscssexecxsecsee 251.3.1.2 Sự ra đời của các thư viện hiỆH đỄ@i << s s1 1x 1 xe 261.3.2 Thư viện ở Trung Quốc thời kỳ cận đi - 2s se se seceecscsscesee 29
Tiểu kết chương I -s- << 2£ s£©s£ s9 sES£ESsESsEESeE2SE33E25E759 393525259 ss” 32
CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN CUA CAC THU VIỆN Ở
THƯỢNG HAI THOT KY CAN ĐẠII 2-2 s2 ssss+vssesssessersserses 33
2.1 Bối cảnh hình thành các thư viện ở Thượng Hải . °-5s< 33
2.2 Thực trạng của các thư viện ở Thượng Hải thoi kỳ cận đại 35
2.2.1 Giai đoạn 1840 đến 1909: thời kỳ quá độ từ Lầu tàng thư đến thư viện 352.2.1.1 Tổ chức thư ViỆn s5 5£ s s©ssEs£Es£EsEseEsEEsExsessesetsersersersersese 352.2.1.2 Hệ thống mạng lưới thư viện s-s<ssssesssesssssessessersessese 362.2.1.3 Cơ sở vật chất và ngân sách thư viện -s s-scsscsscscscsessess 372.2.1.4 Nhân lực th ur VIỆT o << 5 9 I0 0000 9ø39 2.2.1.5 Hoạt động thur VIỆNT d do 5G G5 9 9 9 0009.000650 402.2.1.6 Sản phẩm thư viện 5s << s2 se s£SsEseEsexsesseseesersersersersess 47
2.2.1.7 Phục vụ Dan AOC o- << 5< 5 9.9.9.9 0.0 040 00040609606096 48
2.2.2 Giai đoạn 1910-1949: thời kỳ phát triển, hoàn thiện - - 50
Trang 62.2.2.1 Tổ chức thư ViỆn s << 5< s° s£ s22 S9 EsSEseEseEsEEsexsesesseserserserseree 502.2.2.2 Cơ sở vật chất và ngân sách thư viện -s-scsscsscscsssxsscsscse 562.2.2.3 Hoạt động thy VIỆHA d 0o G5 SG 95 9 9.99 99.9.9.9009.0 0.00040090980996 58Tidu két ChUONG 2177 7 66
CHƯƠNG 3 THƯ VIỆN NHƯ LÀ MỘT DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG
VÀ NHỮNG GOI Ý CHO SỰ PHAT TRIEN CUA THU VIỆN Ở HÀ NỘI 67
3.1 Thư viện như là một dịch vụ văn hóa công cộng ở Thượng Hải 673.1.1 Sự chuyển biến của dịch vụ thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại 673.1.2 Thực trạng dịch vụ thư viện của thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại
68
3.1.2.1 Nhóm các dịch vụ lưu thông tài lÏỆU << 525 S55 S55 59554 e69
3.1.2.2 Nhóm dịch vụ tư vẫn thông tim 5< 5s sessessesseseeseesesse 793.1.2.3 Nhóm dich vụ khuyến đọc s- s2 s2 s< se sssessessessesseseesersesse 813.1.2.4 Nhóm dịch vụ trao đổi và phố biến thông tin -2-ss« 833.2 Những gợi ý cho sự phát triển của thư viện ở Hà Nội .- 90
3.2.1 Sơ lược về thực trạng thư viện ở Hà Nội -2 5-sccsecsscss 903.2.1.1 Mang lưới th ur VIỆTA o G5 9 9 0 9 T000 90880996 913.2.1.2 Cơ sở vật chất — kỹ thuật -c 2s se se sstssexsersetsstssersersersssse 93
3.2.1.3 Nguồn lực thông tins -s- s2 s2 se se Esessessessessesersersersesse 96
3.2.1.4 Dịch vụ thur VIỆT: G5 6 G5 9 9 99.99.004.009 88040809606696 983.2.2 Những gợi ý phát triển dịch vụ thư viện của thư viện ở Hà Nội 104
„0000077 111
TÀI LIEU THAM KHẢO << s£ssss©Ss£sseEsseEssexsersserssersssse 114
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1 Bảng thống kê địa phương chí tại Lầu tàng thư Nhà thờ Công giáo
Từ Gia Hồi 5£-s<4EE.4EH 4E7E34E77341 9 E44 07744 0773472941294 92294AtP 40Bảng 2.2 Thành viên "Thư viện Thượng Hải", số liệu thống kê mua và lưu
hành Sach MO Ï - <2 << << E9 H0 0500085050 0.00 42
Bảng 2.3 Bộ sưu tập lịch sử của các thư viện khác nhau của Thư viện Hiệp hộiVăn hóa Châu Á s °°®©E+sEE+eEEE+4E9EA4.E92E4407934077941 9941 02291.tP 45Bảng 2.4 Bảng “Danh mục các thư viện công lập và tư nhân quốc gia" của Vụ
Giáo dục Xã hội của Bộ Giáo dục năm 1930 Bang tổng quan ở Thượng Hải 50Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượt người đọc và mượn sách hàng năm Thư việnTHUONG IH1Ì <5 << 5 9 9 0 0.0 0.0004 00400010040004000040 0090 71
Bảng 3.2 Thống kê số lượt người đọc năm 1933 -° 5° 5° se <sess 72
Bảng 3.3 Bảng tình hình sách sưu tập và lượt người đọc trong năm của các thư
viện đại học ở Thượng Hải o5 < 5< 5 S9 9.9.9.9 0 00000 00090074
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiThư viện ra đời do nhu cầu của xã hội và phát triển dưới những điều kiện lịch
sử nhất định Thư viện là tổ chức thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài
liệu dé phục vụ người đọc và tham khảo
Thiết chế văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phan phát triển
văn hóa Những năm gần đây, các thiết chế văn hóa ngày càng được quan tâm đầu
tư Thư viện là bộ phận cấu thành của thiết chế văn hóa có chức năng đảm bảo lợiích văn hóa cơ bản của người dân, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về vănminh văn hóa xã hội cũng như kế thừa văn minh nhân loại
Từ chỗ chỉ là nơi giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tổ chức khai
thác và sử dụng vốn tài liệu dùng chung, đến nay thư viện đã trở thành nơi sinh hoạt
văn hóa, không gian học tập sáng tạo của cộng đồng.
Hiện nay, các thư viện hướng đến hoạt động theo mô hình một cơ quan cungcấp dịch vụ Các hoạt động được triển khai tại đây mang rõ tính chất định hướng
theo dịch vụ và lấy việc đáp ứng nhu cầu người dùng tin là mục tiêu phát triển của
mình Điều đó đã trở thành một trào lưu rất phô biến Chính vì thế, dịch vụ không
ngừng được phát triển, cùng với sự phát triển các thư viện
Có lịch sử hết sức lâu đời, khoảng 2000 năm trước tại Trung Quốc đã xuấthiện Lầu tàng thư Lầu tang thu đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn di sản vănhóa nhân loại, kế thừa văn hóa dân tộc, là nền tảng phát triển của các thư viện cậnhiện đại ngày nay, được coi là giai đoạn phát triển cần thiết của sự nghiệp thư việntại Trung Quốc Sự chuyển đổi từ Lầu tàng thư đến thư viện đã đánh dấu bướcchuyên biến nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan tàng trữ thư sách Quan niệm phục vụtruyền thống có sự bién chuyên cơ bản từ tàng trữ sang sử dụng đã yêu cầu thư viện
chú trọng đến việc triển khai dịch vụ văn hóa công cộng phục vụ cộng đồng.
Cuối thế kỷ XIX, cùng với sự tan rã của xã hội phong kiến và Lầu tàng thư(tiền thân của thư viện ngày nay), thư viện cận đại đầu tiên của Trung Quốc do cácnhà truyền giáo phương Tây xây dựng được ra đời tại Thượng Hải Chính vì vậy,Thượng Hải đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự chuyển đổi mô hình từ Lau
Trang 9tang thư sang mô hình thư viện cận đại của Trung Quốc Với ảnh hưởng của thư
viện phương Tây, thư viện Thượng Hải thời kỳ cận đại đã đánh dấu sự chuyên đổi
mô hình từ Lầu tảng thư sang mô hình thư viện kiểu mới Sự chuyền đôi này đã đặt
nên móng về lý luận và thực tiễn cho thư viện Trung Quốc hiện đại
Hiện nay, các nước trên thé giới đều rat coi trọng việc xây dựng hệ thống hoànthiện về văn hoá phục vụ công cộng trong nước, thư viện là một yếu tố không thê
thiếu được trong hệ thông văn hoá công cộng, bao đảm quyền lợi về văn hoá cơ bản
của công dân, nâng cao hiểu biết văn hóa khoa học và văn minh xã hội của côngdân, cũng như kế thừa văn minh nhân loại Ngành thư viện tại Trung Quốc cónhững nghiên cứu nổi bật về dịch vụ không gian của thư viện, chức năng văn hoá
không gian công cộng cua thư viện ngày cảng rõ nét Ngành thư viện của ThượngHải luôn đi đầu trong cả nước, đóng vai trò to lớn trong việc thúc đây và xúc tiến
các dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân nhằm nâng cao dân trí, và nâng cao trình độvăn hóa chung của thành phố Tổng kết kinh nghiệm phát triển các thư viện ở
Thượng Hải thời kỳ cận đại, từ đó rút ra bài học từ phương diện dịch vụ công cộngcủa thư viện, sẽ có giá trị về mặt lý luận và ý nghĩa về mặt thực tiễn quan trọng
trong việc tìm kiếm phương thức phát huy công dụng không gian công cộng của thưviện ngày càng tốt và hữu ích hơn cho người dân
Với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của
thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại dưới góc độ dịch vụ văn hóa công cộng;
đánh giá những đóng góp về lý luận và thực tiễn của thư viện Thượng Hải thời kỳ
cận đại đối với sự phát triển của ngành thư viện Trung Quốc; từ đó đưa ra những
gợi ý cho sự phát triển của ngành thư viện ở Hà Nội, Việt Nam, chúng tôi lựa chọn
đề tài “Sự phát triển của thư viện như một dịch vụ công cộng ở Thượng Hảitrong thời kỳ cận đại và những gợi ý cho sự phát triển của thư viện ở Hà Nội”làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứuTại Trung Quốc
Đánh giá từ các kết quả nghiên cứu hiện tại, có rất ít nghiên cứu trực tiếp về
các dịch vụ văn hóa công cộng của các thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại, sô
Trang 10lượng kết quả nghiên cứu có thể được tìm thấy hiện nay gần như không có, và nếu
có cũng chỉ tập trung nghiên cứu vao một khía cạnh cu thể của dịch vụ thư viện Ví
dụ như nghiên cứu của Li Ham trong bai “Từ mặt trận xuất bản đến chỉ dẫn văn hóa
đọc công cộng — phân tích dịch vụ đọc của thư viện Đông phương thời kỳ Dân
quốc”, bài báo tóm tắt các dịch vụ và hoạt động khuyến đọc của Thư viện Đông
phương, phân tích gợi ý đối với công việc khuyến đọc hiện tại [23] Các nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào về lịch sử phát triển và thực trạng thư viện ở Thượng Hải thời
kỳ cận đại.
Có thể nói Thượng Hải là nơi sinh ra thư viện thời kỳ cận đại của Trung Quốc.
Từ đó có thé thấy vai trò quan trong của Thượng Hải trong lịch sử phát triển của thư
viện Trung Quốc Do vậy, rất nhiều nghiên cứu VỀ Sự phát triển chung của thư viện
ở Thượng Hải thời kỳ cận đại.
Đầu tiên là các nghiên cứu chung về sự phát triển của các thư viện ở ThượngHải thời kỳ cận đại Các thành quả nghiên cứu của thể loại này chủ yếu là sách
- Sớm nhất phải ké đến nghiên cứu của tác giả Hồ Dao Tĩnh “Lich sử thu viện
Thượng Hải ” xuất bản năm 1835 của ông là cuốn sách đầu tiên viết về thư viện cận
đại ở Thượng Hải Tác giả chia lịch sử phát triển thư viện ở Thượng Hải thành ba
giai đoạn: giai đoạn Thự Quang 1847-1894, giai đoạn Lê Minh 1895-1920 và giai
đoạn Húc Thăng 1921-1935 [41]
- “Su nghiệp thu viện Thượng Hải” do Uy ban biên tập địa phương chí hệthống văn hóa thành phố Thượng Hải phát hành năm 1996 biên tập về lịch sử pháttriển và thực trạng ngành thư viện Thượng Hải Nghiên cứu tập trung mô tả thựctrạng phát triển của thư viện Thượng Hải Thư viện cận đại ở Thượng Hải chỉ được
dé cập đến tại chương 1 với tiêu đề “Thư viện Dân quốc thời kỳ cuối của nhàThanh” Nghiên cứu phân loại thư viện thành thư viện phổ thông, thư viện trườnghọc và thư viện chuyên ngành, lần lượt miêu tả lịch sử và thực trạng phát triển củahơn mười thư viện, đóng góp không nhỏ vào việc tìm hiểu các thư viện Thượng Hải
thời kỳ cận đại .[100]
- Sách ‘Tong quan về các thư viện của Thượng Hải” của Nữ sỹ Phùng Trần
Tổ Di xuất bản năm 1934 là cuốn sách cung cấp chỉ tiết các thông tin của hơn một
Trang 11trăm thư viện, gồm: địa chỉ, điện thoại, tổ chức thư viện, quan xá, tảng thư, giámđốc thư viện, kinh phí, phân loại, thư mục, thời gian đọc, cách mượn sách, kế hoạchtương lai Nghiên cứu cung cấp nguồn tài liệu quý giá cho nghiên cứu của đề tài
nay .[17]
Tiếp theo là các nghiên cứu về sự phát triển của các thư viện ở Thượng Hải
qua các thời kỳ như:
- "Nghiên cứu về các thư viện mới xây dựng ở Thượng Hải và đặc trưng sựnghiệp thư viện trong thời Trung Hoa Dân Quốc" tập trung vào giai đoạn 1912-
1949 của Trung Hoa Dân Quốc Dưới góc độ của các thư viện mới xây dựng ởThượng Hải và các hoạt động của chúng trong thời kỳ này, tiễn hành nghiên cứuthực nghiệm về sự phát triển của ngành thư viện Thượng Hải thời Trung Hoa Dân
Quốc qua các phương diện như loại hình thư viện, sưu tập và dịch vụ, đào tạo nhân
lực, các quy tắc và quy chế, v.v [39, tr.84]
- Trình Hoán Văn trong cuốn sách "Lịch sử tư tưởng học thuật thư viện thờiHậu Thanh", tại chương hai "Các nhà truyền giáo phương Tây và việc truyền bá cáckhái niệm thư viện phương Tây ở Trung Quốc" đã dành hắn một phần viết về "Hoạtđộng thư viện của các nhà truyền giáo phương Tây ở Thượng Hải vào thời Hậu
Thanh” Ghi lại các thư viện được thành lập bởi các nhà truyền giáo ở Thượng Hải
trong thời kỳ này, bao gồm Lau tàng thư Nha thờ Công giáo, Thư viện Chi nhánhphía Bắc Trung Quốc của Hội văn học châu Á, Thư viện Thượng Hải, và Thư việnRoche của Đại học St John Những thư viện này đã đặt nền móng cho thư việnThượng Hải cận đại và là những thư viện đầu tiên ở Thượng Hải thời kỳ cậnđại .[45]
Những nghiên cứu này tập trung vào việc mô tả tình hình phát triển của cácthư viện Thượng Hải theo từng giai đoạn cụ thé Tính đến nay các nghiên cứu vềtừng giai đoạn của thư viện như vậy là không nhiều
Thứ ba là các nghiên cứu về sự phát triển của các thư viện ở Thượng Hải theoloại hình thư viện Các nghiên cứu này phân loại thư viện thành thư viện công cộng,
thư viện trường học, thư viện chuyên ngành, đồng thời tiến hành nghiên cứu từng
loại hình thư viện riêng biệt.
Trang 12Thi Lễ Khang trong "Lịch sử đặc biệt về phát triển sự nghiệp thư viện Thượng
Hải" bắt đầu với việc thiếu vắng của thư viện công cộng thành phố Thượng Hải, nêu
rõ việc thành lập thư viện ở Thượng Hải, nhận thức và thực tiễn về thư viện ở Trung
Quốc vào cuối thời nhà Thanh, lấy thư viện trường học và thư viện cơ quan đoànthể làm đối tượng nghiên cứu, tiến hành phân loại và phân tích đặc điểm của các thưviện do các lực lượng xã hội thành lập, chú trọng phân tích sự phát triển của thưviện Đông phương.Tuy vậy, thành quả nghiên cứu hiện nay về thư viện cận đại, đặcbiệt là thư viện cận đại ở Thượng Hải, bao gồm dịch vụ cho mượn sách công cộng
và các hoạt động văn hóa khác còn chưa đầy đủ Thư viện là một trong những hạtang công cộng quan trong của thành phó, có tác dụng và có tam ảnh hưởng quantrọng trong các mặt như: nuôi dưỡng văn hóa, giáo dục quần chúng, thúc đây đọcsách, thé hiện và tuyên truyền văn hóa dân tộc Do vậy, thông qua nghiên cứu này,học viên khai thác sâu hơn nữa các chức năng phục vụ văn hóa của thư viện ởThượng Hải thời kỳ cận đại, thông qua đó thấy được những cống hiến trong việcnuôi dưỡng và phát trién văn hóa thành phố Thượng Hải trong lịch sử trăm năm củacác thư viện cận đại.
Tại Việt Nam
Có khá nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về sự hình thành và phát triểncủa thư viện Việt Nam thời kỳ cận đại Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- "Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiễn trình văn hóa dân tộc" củaDương Bích Hồng nêu được quá trình hình thành và phát triển thư viện Việt Namtrong tiến trình văn hóa thời kỳ phong kiến, thuộc Pháp và từ sau Cách mang thángTám đến những năm đầu của thế kỷ XX;
- Luận án tiến sĩ của Lê Thanh Huyền “Thue viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộcgiới thiệu lich sử hình thành ngành thư viện và lưu trữ Việt Nam, những yếu tố ảnhhưởng đến sự ra đời của thư viện và lưu trữ thời kỳ cận đại; trình bày tông quát về
hệ thống tổ chức lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn, về quá trình hình thành vàphương pháp sắp xếp tài liệu lưu trữ cũng như các biện pháp bảo quản tài liệu, hệ
thống kho tàng của triều đình; quá trình hình thành và phát triển của hoạt động lưu
trữ Việt Nam thời kỳ cận đại; những nỗ lực của người Pháp trong việc áp dụng mô
10
Trang 13hình tổ chức và phương pháp sắp xếp tài liệu của Pháp vào cơ quan lưu trữ của triềuđình; khang dinh hé thong lưu trữ Việt Nam tôn tại song song với hệ thống lưu trữcủa chính quyền thuộc địa; giới thiệu lịch sử lưu trữ của chính quyền thuộc địa từnăm 1917 đến năm 1945.
Các công trình nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là đề tàicủa nhiều luận văn và bài báo như:
- "Thực trạng dịch vụ thông tin thư viện tại Việt Nam hiện nay" của Nguyễn
Văn Thiên (2017) Bài viết hệ thống hóa một số vấn đề về dịch vụ thông tin thưviện và đưa ra phân tích những quan điểm về dịch vụ thông tin thư viện hiện dai;Bài viết thông qua tiến hành khảo sát thực trạng dịch vụ trong các thư viện và trungtâm thông tin tại Việt Nam tiễn hành luận bàn về những ưu điểm, tồn tại và đưa ra
dé xuất nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin thư viện tại Việt Nam;
- "Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện cua thư viện Hà Noi” của Pham ThiThành Tâm (2017): Bài viết nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư việncủa Thư viện Hà Nội, qua đó dé xuất một số giải nham pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu của bạn đọc tại Thư viện
Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thưviện tại các thư viện trường đại học trên địa bàn tỉnh Nam Định” của Vũ Thị Thanh
(2016) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghiên cứu thực trạng,
đưa ra những nhận xét đánh giá về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại cácthư viện trường đại học trên địa bàn tỉnh Nam Định Từ đó đề xuất các giải pháp cótính khả thi nhăm phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các thư việntrường đại học trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm từ việc: Xây dựng chínhsách phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, nâng cao chấtlượng các sản phẩm và dịch vụ hiện có, xây dựng các sản pham va dich vụ mới,nâng cao trình độ cán bộ thư viện, đào tao người dùng tin, nâng cao hiệu quả đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thư viện, ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm và dịch vụ thư
viện, đây mạnh hợp tác giữa các thư viện;
11
Trang 14- Khóa luận tốt nghiệp đại học của La Thị Trang (2010) “Tim hiểu sản phẩm
và dich vụ thông tin - thư viện cua Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Dai
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội” tại trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân vănTìm hiểu sơ lược về Trung tâm Đặc điểm và nhu cầu của người dùng tin tại Trungtâm Tìm hiểu yêu cầu và sự cần thiết phải phát triển các sản pham và dịch vụ thôngtin - thư viện tại Trung tâm Thực trạng hệ thông sản phẩm và dịch vụ thông tin -thư viện tại Trung tâm; đánh giá ưu nhược điểm của hệ thong san pham va dich vuthông tin - thư viện cua Trung tâm; phân tích những thuận lợi, khó khăn của Trungtâm khi tiến hành xây dựng, hoàn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụthông tin - thư viện Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và pháttriển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm trong thờigian tới Tại Trung Quốc và các quốc gia khác có nhiều nghiên cứu về các thư viện.Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nao so sánh thư viện cận đại của Trung Quốc nói
chung và Thượng Hải nói riêng với tình hình thư viện ở Việt Nam, từ đó đưa ra ýkiến đóng góp cho sự nghiệp phát triển thư viện của Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của thư viện ở Thượng Hải thời kỳcận đại dưới góc độ dịch vụ văn hóa công cộng; đánh giá những đóng góp về lýluận và thực tiễn của thư viện Thượng Hải thời kỳ cận đại đối với sự phát triển của
sự nghiệp thư viện Trung Quốc.
- Nghiên cứu thực trạng thư viện Hà Nội, Việt Nam; khái quát hoạt động dịch
vụ của mạng lưới thư viện Hà Nội, Việt Nam.
- Đưa ra những gợi ý cho sự phát triển của sự nghiệp thư viện ngày nay ở Hà
Nội, Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động
lên sự hình thành và phát triển của các thư viện của Thượng Hải thời kỳ cận đại.
- Nghiên cứu hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư viện của Thượng Hải
thời kỳ cận đại trong lịch sử sự nghiệp thư viện Trung Quốc.
12
Trang 15- Nghiên cứu thực trạng thư viện Hà Nội, Việt Nam; khái quát hoạt động dịch
vụ của mạng lưới thư viện Hà Nội, Việt Nam.
- So sánh hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư viện cận đại tại Thượng Hải,Trung Quốc và Hà Nội, Việt Nam
- Đưa ra những gợi ý cho sự phát triển hoạt động dịch vụ của sự nghiệp thư
viện ngày nay ở Hà Nội, Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là hoạt động dịch vụ của mạng lưới thưviện cận đại của Thượng Hải, Trung Quốc và thực trạng hoạt động dịch vụ của
mạng lưới thư viện Hà Nội, Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung
Quốc và Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
+ Tại Trung Quốc: thư viện thời kỳ cận đại tại Trung Quốc được tính theoniên biéu lịch sử thư viện Trung Quốc từ Chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến
thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949.
+ Tại Việt Nam: thư viện thời kỳ cận đại Việt Nam được tính theo niên biểulịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam năm 1945 Hoạt động thư viện hiện nay của các thư viện Hà Nội, Việt
Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp lịch sử, phươngpháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích hoạt động dịch vụ củamạng lưới thư viện của Thượng Hải, Trung Quốc thời kỳ cận đại và nghiên cứu
thực trạng thư viện Hà Nội, Việt Nam; khái quát hoạt động dịch vụ của mạng lưới
thư viện Hà Nội, Việt Nam; tổng hợp các tài liệu nghiên cứu những nhân t6 lịch sử,kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động lên sự hình thành và phát triển của các
13
Trang 16thư viện cận đại của Thượng Hải; so sánh hoạt động dịch vụ của mạng lưới thư việncận đại ở Thượng Hải, Trung Quốc và Hà Nội, Việt Nam.
6 Cấu trúc của luận vănNgoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có nộidung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử van dé
Chương 2: Sự hình thành và phát triển của các thư viện ở Thượng Hải thời kỳ
cận đại
Chương 3: Thư viện như là một dịch vụ văn hóa công cộng ở Thượng Hải và
những gợi ý cho sự phát triển của thư viện ở Hà Nội, Việt Nam
14
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VA LICH SỬ VAN DE
1.1 Cơ sở lí luận trong nghiên cứu thư viện như một dịch vụ công
1.1.1 7 viện
Thư viện ra đời như là kho tri thức của xã hội, có thể nói thư viện là đền đàicủa văn hóa và sự uyên thâm Thư viện là hiện tượng xã hội xuất hiện trong thời kỳnông nghiệp thống trị trong tư duy của nhân loại, trải nghiệm qua một cuộc hồi sinhvới việc phát minh ngành in trong thời kỳ Phục hung, và khởi sắc khi cuộc cáchmang công nghiệp bùng phát với hàng loạt phát minh cơ giới hóa quy trình in an
Theo Từ điển giải nghĩa thw viện học và tin học ALA định nghĩa thư viện là
“Một sưu tập những tài liệu đã được tô chức dé đáp ứng nhu cầu một nhóm người
mà thư viện có bổn phận phục vụ, dé cho họ có thé sử dụng cơ sở của thư viện, truydụng thư tịch, cũng như trau déi kiến thức của họ Thư viện có một ban nhân viênđược huấn luyện chuyên môn để cung ứng dịch vụ, chương trình liên quan đến sự
truy tim thông tin của độc gia [1].
Theo Tổ chức Giáo dục khoa học văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) “Thư
viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tô chức nào củasách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, ké cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viênphục vụ có trách nhiệm tổ chức cho ban đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích
thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”.
Tai Trung Quốc, thư viện là một từ ngoại lai, do vậy có nhiều định nghĩa khác
nhau Theo tiêu chuẩn Quốc gia Trung Quốc GB4894-85 quy định: “thư viện, kho
tài liệu, kho văn hiến: là nơi tàng trữ văn hiến và tiến hành quản lý nhằm phục vụbạn đọc sử dụng.” Từ điển Tự Hải Trung Quốc định nghĩa tập trung vào thuộc tínhthu thập tàng trữ tài liệu dé phuc vu nhu cầu của người đọc: “thư viện là tổ chức văn
hóa thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản va lưu thông tai liệu sách báo phục vụ độc giả trong việc học tập và nghiên cứu tham khảo.” [64, tr.203 I]
Theo “Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc”: “Thư viện là tổ chức khoa học,văn hóa, giáo dục thu thập, xử lý và bảo tồn tư liệu văn hién đồng thời cung cấp cho
độc giả sử dụng.” [63, tr.420]
15
Trang 18Đại từ điển khoa học xã hội định nghĩa: “thư viện là tổ chức xã hội thu thập,
xử lý, bảo quản, cung cấp thông tin tài liệu” [24, tr.730]
Theo điều 3, chương 1 Luật Thư viện (2019) Việt Nam: “Thư viện là thiết chế
văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo
quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng” [3]
Cũng theo điều 4, chương 1 Luật Thư viện Việt Nam (2019) quy định về chứcnăng, nhiệm vụ của thư viện như sau:
1 Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông
tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
2 Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ
thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu
cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ
năng, phâm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.
3 Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện
4 Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho
Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam
toàn điện.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội thư viện (IFLA), chức nang của thư viện
hiện đại là bảo tồn di sản văn hóa nhân loại, thực hiện giáo dục xã hội, truyền tảithông tin khoa học và phát triển nguồn lực trí tuệ Các chức năng của thư viện đượcthư viện học hiện đại nhắn mạnh bao gồm duy trì sự công băng thông tin xã hội, thu
hẹp khoảng cách số, thúc day sự khoan dung của xã hội và thúc day đọc sách trong
xã hội.
Thư viện có các chức năng chính như: bảo tồn di sản văn hóa nhân loại, triểnkhai giáo dục xã hội, cung cấp tài nguyên thông tin, khai thác tài nguyên trí tuệ Để
làm rõ các chức năng phục vụ mà thư viện công cộng phải đảm nhận, nâng cao mức
độ phục vụ của thư viện công cộng, điều 3, điều 11, điều 27 đến điều 32 Luật thưviện công cộng Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định như sau: Thứ nhất,
thư viện công cộng do chính phủ thành lập phải thiết lập khu vực đọc sách cho thiếu
niên nhi đông, bô trí nhân viên chuyên nghiệp triên khai việc hướng dan doc và hoạt
16
Trang 19động giáo duc xã hội cho trẻ vi thành niên Đối với các địa phương có điều kiện, cóthê thành lập các thư viện riêng cho thiếu nhi Thứ hai, các thư viện công cộng phải
thực hiện miễn phí triển khai các hoạt động như: tra cứu tin tức văn hiến, mượn đọc,
mở cửa địa điểm không gian công cộng, tọa đàm công ich, đào tạo, triển lãm v,v ,
thúc đây, hướng dẫn toàn dân đọc là một nhiệm vụ quan trọng Thứ ba, thư viện
công cộng phải mở cửa vào các ngày lễ tết và ngày nghỉ, cần được thông báo tới xã
hội nội dung phục vụ, giờ mở cửa, nội quy mượn của thư viện Thứ tư, thư viện
công cộng cần cải thiện điều kiện phục vụ, nâng cao dịch vụ, thông báo định kỳ vềtình hình phát triển của dịch vụ, lắng nghe ý kiến của độc giả, chấp nhận sự giámsát của xã hội Thứ năm, thư viện công cộng do chính phủ thành lập cần cung cấpcác dịch vụ cho các đối tượng đặc biệt, dịch vụ lưu động, dịch vụ tự phục vụ, dịch
vụ kỹ thuật SỐ, V.V
Như vậy có thê hiểu về thực chat thư viện là bộ phận cấu thành của hệ thốngtrao đổi thông tin xã hội; là tô chức khoa học, văn hóa, giáo dục thu thập, xử lý, bảotồn, truyền bá và khai thác nghiên cứu sử dụng các nguồn thông tin văn hiến một
cách khoa học đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
1.1.2 Dịch vụ côngTùy theo cách tiếp cận khác nhau, mà người ta có thé đưa ra rất nhiều định
nghĩa khác nhau về dịch vụ công Chăng hạn như:
Theo từ điển Petit Larousse: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do
một cơ quan Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhận”
Theo Wikipedia: “Dịch vụ công là một dịch vụ nhằm phục vụ tất cả các thành
viên của cộng đồng Nó thường được chính phủ cung cấp cho những người sống trongphạm vi quyền hạn, trực tiếp hoặc bằng cách cung cấp tài chính cho các dịch vụ.”
Theo Chu Văn Thành (2007), Dich vu công — đổi mới quản lý và tổ chức cungứng ở Việt Nam hiện nay “Dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ
bản, thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, đảm bảo ổn định và công bang xãhội do Nhà nước chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận”[4].
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vẫn chưa thống nhất về kháiniệm dịch vụ công Phùng Vân Đình (2004) cho rằng dịch vụ công là một khái niệm
17
Trang 20rất rộng Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là thuật ngữ chung của các dịch vụ trực tiếp
và gián tiếp do khu vực công cung cấp, cụ thể bao gồm nghiên cứu khoa học, cơ sở
hạ tầng, hệ thống giao thông công cộng, bảo vệ môi trường, quy hoạch đô thị, phúc
lợi xã hội, dịch vụ cảnh sát, giáo dục công cộng, cứu trợ thiên tai và hỏa hoạn, dịch
vụ thông tin, v.v , có cả dịch vụ công vật chất và dịch vụ công phi vật chất [21]
Lí Quân Bằng (2005) chỉ ra rằng dịch vụ công là thuật ngữ chung cho các sảnphẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu công cộng của xãhội Nó là sản phẩm xã hội do các cơ quan chính phủ sản xuất bởi khu vực công,chủ yếu là, nhằm tiêu dùng chung và hưởng thụ bình dang trong toàn xã hội Ôngcho rằng có hai điểm cơ bản trong cách hiểu khái niệm dịch vụ công: một là đáp
ứng nhu cầu công cộng của xã hội, hai là công dân được hưởng thụ bình đăng [10]
Trần Xương Thịnh và Thái Dược Châu (2007) cho rằng “cái gọi là dịch vụcông thường đề cập đến các dịch vụ được thiết lập trên cơ sở đồng thuận xã hội nhấtđịnh và tất cả công dân của một quốc gia phải được hưởng một cách công bằng vàphô biến bat ké chủng tộc, thu nhập và chênh lệch địa vị của họ như thé nào” [44]
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về dịch vụ công, nhưng từ các định
nghĩa này, ta thấy dịch vụ công có những đặc trưng cơ bản là:
Do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội về việc trực tiếp cung ứng hoặc ủy
nhiệm việc cung ứng Ngay cả khi chuyên giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứngthì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trongphân phối các dịch vụ này, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường;
Là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cả cộngđồng Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu, lợi ích cơ bản, thiết yếu của người dân
Mục tiêu nhằm bảo đảm tính công bằng và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ.Việc trao đổi dịch vụ công thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Thông thường,người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn trả tiền dưới
hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước dé Nhà nước tô chức việc cung ứngmột cách đều đặn như một sự "thỏa thuận trước" Nhưng cũng có những dịch vụ mà
người sử dụng vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tuy nhiên, đối với
các loại dịch vụ nay, Nhà nước van có trách nhiệm bao đảm việc cung ứng không
18
Trang 21nhằm vào mục tiêu thu lợi nhuận Moi người dân (bất kế đóng thuế nhiều hay ít,hoặc không phải đóng thuế) đều có quyền hưởng sự cung ứng dịch vụ công ở một
mức độ tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyên Lượng dịch vụ
công cộng mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đóđóng góp.
Như vậy, dịch vụ công là hoạt động của các cơ quan nha nước trong việc thực
thi chức năng quản lý hành chính nhà nước va bảo đảm cung ứng các hàng hóa công
cộng phục vụ nhu cầu (loi ích) chung thiết yếu của xã hội
1.2 Những vấn đề chung về thư viện
1.2.1 Hệ thống mạng lưới thư việnTheo ALA từ điền, mạng lưới thư viện là sự liên kết các cơ quan thư viện —
thông tin độc lập với nhau thành một mạng lưới ở những mức độ khác nhau (tập
trung hóa toàn bộ, tập trung hóa từng phần) Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện —thông tin được dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc lãnh thé và nguyên tắc ngành doc
Từ những nguyên tắc này dan tới việc hình thành hệ thống thw viện — thôngtin khác nhau ở trung tâm như mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, mạng lướithư viện trường phô thông Hệ thong thw viện và mang lưới thư viện (library
system) được hiểu như nhau là “Một nhóm thư viện độc lập hay tự trị, kết hợp với
nhau bằng những thỏa thuận chính thức hay không chính thức dé đạt được mục dich
đặc biệt, chăng hạn như hệ thong két hop theo lối hợp tác xã, hay hệ thống kết hợp
theo lối liên hợp” Từ điển này cũng định nghĩa hệ thống và mạng lưới thư viện theo
một cách khác: “Một nhóm thư viện được quản tri chung, chăng hạn như hệ thống
thư viện hợp nhất hay một thư viện trung ương và những chi nhánh của nó” [1]
Có thể thấy, mạng lưới thư viện thường gồm 3 hệ thống chính là: hệ thống thưviện công cộng; hệ thống thư viện chuyên ngành va đa ngành; hệ thống thư viện tưnhân Hệ thống thư viện công cộng là hệ thống thư viện có tài nguyên thông tintổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, giữ vai trò chủđạo trong phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu với các thư viện khác, do Nhà nướcthành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động Hệ thống thư viện chuyên ngành và đa
ngành bao gôm thư viện của các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, co quan nha nước,
19
Trang 22lực lượng vũ trang, các tô chức đoàn thé xã hội Đây là hệ thống thư viện có tàinguyên thông tin đặc thù, đối tượng phục vụ xác định và chủ yếu do các cơ quan, tổchức chủ quản chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự và tài chính Hệ thống thư viện
tư nhân gồm thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng va thư viện của tổ chức nướcngoài có phục vụ người bản địa Đây là hệ thống thư viện do tổ chức, cá nhân thành
lập tự bảo đảm điều kiện hoạt động, được hưởng một số chính sách khuyến khích
của Nhà nước.
Các loại hình thư viện:
Đặc tính của thư viện được xác định dựa vào sự tương hợp với nhu cầu về tàiliệu, thông tin của xã hội mà thư viện có trách nhiệm đáp ứng Có thê phân chia thưviện thành các loại hình khác nhau dựa trên dấu hiệu tính chất của thư viện: người
đọc và vốn tài liệu, những yêu tố bản chất của hoạt động thư viện
Kể từ giai đoạn xuất hiện nganh Thư viện học, hệ thống thư viện được phân
chia thành 5 loại hình, trở thành tiêu chuẩn cho các quốc gia, đó là:
Thư viện công cộng, theo từ điển ALA, là “Một thư viện cung cấp các dịch vụ
tổng quát mà không đòi hỏi một chi phí nào của độc giả, của quận hạt hay vùng
mà thư viện phục vụ Thư viện được ngân sách công hay tư tài trợ, và sưu tập cănbản của thư viện cũng như dịch vụ thư viện được cung ứng cho tat ca dân sống
trong vùng mà độc giả không phải trả lệ phí, tuy nhiên nếu độc giả thuộc dân cư củamột vùng khác sẽ phải nộp một lệ phí nào đó Các sản phẩm và dịch vụ thư việncung ứng ngoài quản hạt của thư viện có thê hoặc không có thê được thư viện cung
cấp miễn phí” Thi viện pho thông (thư viện đại chúng) là “Một sưu tập thư viện có
những tài liệu hấp dẫn và được công chúng ưa thích” 7# viện trung ương (thư việnQuốc gia) là “Một thư viện đơn độc hay thư viện đóng vai trò trung tâm hành chínhcho một hệ thống thư viện” Thu viện chuyên ngành là thư viện có bộ sưu tap sâurộng về một bộ môn (thư viện kỹ thuật) , hay nhiều sưu tập sâu rộng về nhiều bộ
môn (thư viện dai học, thư viện tư nhân lớn) Thu viện dai học là “Một thư viện,
được thành lập như một bộ phận của trường cao đăng, một viện đại học, hay một
học viện hậu-trung-học khác, được tô chức và điều hành dé thỏa mãn các nhu cầu
về thông tin của sinh viên, giáo chức và nhân viên của trường” [1]
20
Trang 23Ở Việt Nam, theo điều 9, chương 2 của Luật Thư viện (2019) quy định, thưviện được tổ chức theo hai mô hình: Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảođảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị
sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản và Thư viện ngoài công lập do tô chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước
ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo
mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác
Cũng theo điều 9, chương 2 của Luật Thư viện Việt Nam, thư viện bao gồmcác loại sau đây:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện công cộng;
c) Thư viện chuyên ngành;
d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
e) Thư viện cơ sở giáo dục mam non, cơ sở giáo dục phô thông, cơ sở giáo dụcnghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
h) Thư viện của t6 chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
Theo điều 11 của Luật Thư viện (2019), Thư viện công cộng là thư viện có tàinguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân
Ở Trung Quốc, các thư viện dựa trên quan hệ cơ quan hành chính kết hợp các
tiêu chuẩn khác thường được chia thành các loại hình gồm: thư viện quốc gia, thưviện công cộng, thư viện đại học, thư viện khoa học và chuyên ngành, thư viện
trường tiêu học và trung hoc, thư viện Công doan, thư viện hệ thong quân sự, thưviện Cơ quan Đảng và chính phủ và thư viện nhi đồng [99] (Ủy ban thâm địnhthông tin và văn hiến thư viện, NXB Khoa học Xã hội, 01/8/2019)
Theo Luật Thư viện công cộng Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2017), thư viện công cộng là cơ sở văn hóa công cộng mở cửa miễn phí cho công chúng,
thu thập, chỉnh lý, bảo ton thông tin van hién, cung cap dich vu tra van, muon doc
21
Trang 24và các dịch vụ liên quan, và thực hiện giáo dục xã hội Thông tin văn hiến được nêubao gồm sách, báo, sản pham nghe nhìn, sản phẩm dạng vi mô, tài nguyên kỹ thuật
SỐ, V.V
1.2.2 Cấu trúc thư việnThư viện, theo quan điểm hệ thống là một chỉnh thé cấu thành bởi bốn yếu tố
cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau, từ đó giúp thư viện vận hành được hiệu quả,
đó là: nguồn tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực thư viện và
người sử dụng thư viện.
Nguồn tài nguyên thông tin: là yếu tố quan trọng cấu thành thư viện, gồm vốn
tài liệu và nguồn lực thông tin Vốn tài liệu là bộ sưu tập tài liệu được xử lý, tổ chứctheo quy tắc nhất định, được bảo quan dé sử dụng lâu dài, hiệu quả Vốn tài liệu là
bộ phận quan trọng của thư viện, là tài sản và tiềm lực thông tin của mỗi thư viện.Đồng thời vốn tài liệu của thư viện cũng là tài sản quý giá, là thước đo trình độ pháttriển của mỗi quốc gia
Cơ sở vật chất kỹ thuật: là các tòa nhà, trụ sở, địa điểm, diện tích dành cho thưviện với các trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ và phục vụ tài liệu cho
người đọc của thư viện Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc tàng trữ vàbảo quản vốn tài liệu của thư viện, đồng thời đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động
nghiệp vụ của thư viện, nơi kết nối giữa người đọc và thư viện
Nhân lực thư viện là người đảm nhận các công việc chuyên môn trong thưviện từ lựa chọn, xây dựng vốn tài liệu đến xử lý kỹ thuật, tổ chức bộ máy tra cứu,phục vụ bạn đọc.
Người sử dụng thư viện (hay còn gọi là người dùng tin, bạn đọc, độc giả): là
người có nhu cầu sử dụng tài liệu thư viện dù thuộc loại hình hay hệ thống thư việnnào Người dùng tin sử dụng tài liệu trong thư viện dé khai thác thông tin nhằm thoả
mãn nhu cầu đọc, có quyền lợi và trách nhiệm nhất định khi sử dụng vốn tài liệu
của thư viện Mục đích cuối cùng của hoạt động thư viện là thoả mãn tối đa nhu cầucủa người sử dụng Vì vậy, người dùng tin là yếu tố quan trọng, có tính chất địnhhướng cho hoạt động thư viện.
22
Trang 251.2.3 Dịch vụ thư việnKhái niệm về dịch vụ thư viện
Cho đến nay có nhiều định nghĩa về dịch vụ thư viện Theo Thạc sĩ Trần ThịBích Huệ và Thạc sĩ Trần Nữ Quế Phuong (Thư viện Quân đội, 2008, tr1): “Dịch
vụ thông tin — thư viện chính là quá trình, phương thức dé tạo ra các sản phẩm hayhoạt động phân phối sản phẩm thông tin — thư viện, với tư cách là một hoạt động
dịch vụ khoa học, tác động vào các đối tượng nguồn tin thực để chúng được biến
đổi và chuyên sang các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học (ấn phẩm, cơ
sở dtr liệu, bang tra, danh mục, tong luận, phan biện thông tin, đánh giá thông
tin, ) Như vậy, các dịch vụ thông tin — thư viện được coi là một phương thức dé
tạo lập tài nguyên thông tin va hàng hóa thông tin trong xã hội Va hệ thống dich vuthông tin — thư viện là một phức thé bao gồm sự hòa hợp của nhiều yếu tố cấu thành(con người, sản phẩm thông tin — thư viện, nguồn lực thông tin, trang thiết bi côngnghệ thông tin, ) là phương thức thiết yếu dé các cơ quan thông tin — thư viện thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.”
Theo từ điển Business: Dịch vụ thông tin được hiểu là việc một cơ quan hay
một tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp thông tin đã xử lý hoặc công bố về các chủ
dé cụ thé cho người sử dụng của mình, hoặc cho cộng đồng
“Dịch vụ thông tin thư viện bao gom các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói
chung” [6, tr.24-25] - Trần Mạnh Tuan (1998), Sdn phẩm và dich vụ thông tin — thưviện, Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội
DVTT là kênh nhận thông tin phản hồi từ phía người dùng tin, giúp TV có cơ
sở đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện DVTV của mình dé đáp ứng tốt hơn nhu cầu
tin của người dùng tin.
Theo Luật Thư viện (2019) của Việt Nam, dịch vụ thư viện là hoạt động do
thư viện tô chức hoặc phối hợp tô chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụngthư viện.
Như vậy có thé hiểu dich vụ thư viện bao gồm tất cả các hoạt động cung cấphoặc hỗ trợ nhăm tao ra các sản phẩm thông tin dưới nhiều dạng và hình thức khác
23
Trang 26nhau để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông qua các công cụ trợ
giúp.
Các loại hình dịch vụ thw viện
Theo Khoản 2 điều 10 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL (2014) của Việt
Nam, dịch vụ thư viện được tổ chức theo phương thức dịch vụ thư viện truyền
thống hoặc dịch vụ thư viện điện tử, bao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:
a) Dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu; cung cấp tài liệu, thông tin về tài
liệu; tra cứu, tìm, phổ biến và xử lý thông tin, tài liệu;
b) Dịch vụ hỗ trợ việc học tập ngoài nhà trường: hướng dẫn sử dụng thư
viện; tổ chức các chương trình giáo dục theo nhu cầu của cộng đồng, người sửdụng; hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên dé;
c) Dich vu văn hóa va giải trí;
d) Dich vụ truy nhập máy tinh công cộng;
e) Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và một 86
dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của thư viện.
Từ đó ta thấy có thể phân chia dịch vụ thông tin thư viện dựa trên các căn cứ
khác nhau, nếu xem xét từ phương diện bản chất, các dịch vụ cơ bản trong thư viện
bao gồm: dịch vụ lưu thông tài liệu; dịch vụ tư vấn cho người đọc; dịch vụ triển
lãm, hội thảo chuyên đề và các sự kiện khác; dịch vụ tra cứu thông tin; dịch vụ đàotạo người dùng tin; dịch vụ phô biến thông tin chọn lọc
Theo Wikipedia Trung Quốc, dịch vụ thư viện là công việc nhằm phát triển và
sử dụng các nguồn tài nguyên của thư viện Nó bao gồm phát triển độc gia (chang
hạn như cấp thẻ thư viện), nghiên cứu độc giả, lưu thông tài liệu và dịch vụ quảng
bá (bao gồm cho muon tài liệu, dịch vụ doc, dịch vụ in sao tài liệu, cho mượn liên
thư viện, dịch vụ thư viện lưu động, v.v.), báo cáo sưu tập, hướng dẫn đọc, tham
vấn tài liệu tham khảo và truy xuất tài liệu, giáo dục người đọc, v.v
Theo điều 33 chương 4 Luật Thư viện công cộng Nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (2017): Thư viện công cộng cần cung cấp dịch vụ cho công chúng phùhợp với yêu cầu bình đăng, cởi mở và chia sẻ Thư viện công cộng cung cấp miễn
phí các dịch vụ sau cho công chúng trong xã hội:
24
Trang 27- Tra cứu và mượn thông tin tài liệu;
- Mở cửa không gian công cộng như phòng đọc, phòng tự học, v.v ;
- Tọa đàm công ích, khuyến khích đọc, đào tạo, triển lãm;
- Các hạng mục dịch vụ miễn phí khác do nhà nước quy định.
1.3 Khái quát lịch sử thư viện ở Trung Quốc thời kỳ cận đại1.3.1 Sự chuyển đỗi từ Lầu tàng thư đến thư viện
1.3.1.1 Quá trình suy yếu của Lau tàng thư
Kể từ sau Chiến tranh nha phiến, chính quyền nhà Thanh đã gặp phải nhữngcuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng Những cuộc xâm lược của đề quốc tư bản
từ bên ngoài cộng với các phong trào cứu nước nô ra do mâu thuẫn xã hội bên trongngày càng gia tăng Đầu tiên, chiến tranh đã trực tiếp phá hủy Lầu tàng thư, thư
sách bị đốt cháy, phân tán, thất lạc một cách nghiêm trọng Tiếp đó, sự tan rã của
nền kinh tế phong kiến khiến lầu tàng thư theo đó chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Sự tàn phá Lau tàng thư bởi chiến tranh
Kê từ sau Chiến tranh Nha phiến, các Lau tàng thư ở Trung Quốc thườngxuyên bị phá hủy do chiến tranh Đầu tiên là Lầu tàng thư “Thiên Nhất Các” đượcxây dựng bởi Phạm Khiêm thời nhà Minh, đây là một trong những Lầu tàng thưdanh tiếng nhất trong triều đại Minh Thanh [29] Văn Nguyên Các nằm trong ViênMinh Viên, được xây dựng theo mô phỏng của Thiên Nhất Các là nơi cất giữ cuốn 3trong bộ “Tứ khé toàn thư” và cuốn “Cổ kim đồ thư tập thành” [11, tr.168] Trongcuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai năm 1860, liên quân Anh Pháp xâm lược Bắc
Kinh đã cướp di cổ vật và các bảo vật khác của khu vườn Sau đó chúng đã cho
phóng hỏa đốt cháy khu vườn Văn Nguyên Các đã bị phá hủy hoàn toàn bởi ngọnlửa dit dội do liên quân Anh Pháp đốt lên Trong cuộc nổi dậy Thái Bình ThiênQuốc, toàn bộ Văn Tông Các và Văn Hồi Các của Nam Tam Các đều bị phá hủy,phần lớn Van Lan Các bị phá hủy [43, tr.141] Đây chính là tổn thất lớn cho sự
nghiệp tàng trữ cũng như Lầu tàng thư của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọngđến việc tàng trữ và phát triển văn hóa của vùng Giang Nam Trung Quốc Các Lầu
tàng thư tư nhân càng khó thoát khỏi tàn phá trong thời loạn lạc của chiến tranh.Năm 1861, quân Thái Bình tấn công Ninh Ba, những tên trộm địa phương đã lợi
25
Trang 28dụng lúc loạn lạc trèo tường trộm sách Chúng đem tang thư trong Thiên Nhất Các
đi bán như giấy vụn Sau nhiều thập kỷ hỗn loạn trải qua các cuộc Chiến tranh nha
phiến và Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, bộ sưu tập tàng thư trong
Thiên Nhất Các đã bị cướp phá, trộm cắp và phá hủy nghiêm trọng [37, tr.235]
Tác động của sự tan rã của xã hội phong kiến tới Lau tàng thưTrước chiến tranh nha phiến, Trung Quốc là nước xã hội phong kiến truyềnthống dựa trên nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp Đề quốc tư bản xâm lược đã pháhoại nghiêm trọng nền tảng kinh tế ban đầu và dẫn đến sự sụp đồ dần dần của kinh
tế tiêu nông Từ cuối thời nhà Thanh, tình hình xã hội rối ren, việc ký kết hàng loạthiệp ước bat bình dang, cham dứt bồi thường ruộng đất và ngân khố quốc gia trồngrỗng khiến giai cấp thống trị không quan tâm đến sự phát triển của các loại hình Lầutàng thư Các Lầu tàng thư của triều đình đã và đang dần tan rã cùng với sự suy tàn
của xã hội phong kiến Đồng thời, chế độ khoa cử của triều đình kéo dài hơn 1.300
năm cũng đã bị bãi bỏ, sự hình thành nền giáo dục học đường kiểu mới sau đó đãảnh hưởng đến sự quan tâm của các học giả đối với việc sưu tầm văn học và kinh
điển Quan trọng hơn, đối với các Lầu tảng thư tư nhân, các quan lại trong xã hội
truyền thống và các tri thức từ giai cấp địa chủ là thành phần chủ thê của các bộ sưu
tập tư nhân Sự loạn lạc của xã hội khiến những người này phá sản hoặc phải
chuyền hướng sang buôn bán, và họ không còn nguồn tài chính để tiếp tục việc sưutập sách Lau tàng thư tư nhân do những thay đổi trong nền tảng kinh tế mà nó phụthuộc dần đi đến chỗ suy vong
1.3.1.2 Sự ra đời của các thư viện hiện đạiẢnh hưởng của văn hóa và tôn giáo phương TâyCác nhà truyền giáo là những người đầu tiên mang những ý tưởng thư việnhiện đại của phương Tây và đưa vào thực tiễn ở Trung Quốc làm nền tảng cho sựhình thành các thư viện công cộng cận đại sau này Những nhà truyền giáo sớm nhất
truyền bá triết ly thư viện phương Tây ở Trung Quốc có thé bắt nguồn từ cuối thời
nhà Minh Nhà truyền giáo Nicolas Trigault đã đến Trung Quốc hai lần vào thờiVạn Lịch để truyền đạo và mang theo một sỐ lượng lớn sách Cơ đốc giáo Vào cuốithời nhà Minh và đầu thời nhà Thanh, các nhà truyền giáo phương Tây liên tiếp
26
Trang 29thành lập các thư viện "Tứ Đường" ở Bắc Kinh, nhưng về sau đã hoàn toàn bị cắm.
Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, thư viện Bắc Đường (Nhà thờ Công giáo NorthCathedral) được thành lập dựa trên Thư viện Tứ Đường ban đầu Trong lần kiểm kêđược tiến hành vào năm 1938, có hơn 5.000 cuốn sách bằng tiếng phương Tây,
trong đó khoảng 3.000 cuốn sách nhà thờ, 2.000 cuốn sách khoa học và khoảng
80.000 cuốn sách tiếng Trung Quốc [41, tr.16] Qua đó có thé thấy sự phong phú
của Thư viện Tứ Đường ban đầu Bị giới hạn bởi phạm vi truyền giáo, thư viện Cơ
đốc vào thời điểm này chưa có sức ảnh hưởng nào Sau chiến tranh nha phiến, một
số lượng lớn nhà truyền giáo đến Trung Quốc, vừa truyền đạo vừa truyền bá tưtưởng thư viện phương Tây Trong số đó, đóng góp của các nhà truyền giáo ngườiAnh và người Mỹ là quan trọng nhất, ví dụ như nhà truyền giáo người Anh RobertMorrison và con trai ông trong “Ngoại quốc sử lược” đã giới thiệu các thư viện củacác nước như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp Nhà truyền giáo người Mỹ Richard trong
“Địa cầu thuyết lược” đã giới thiệu tình hình chung về việc sưu tập và thư viện ởPháp, Ý, Đức Ngoài ra, "Địa lý toàn thư" của nhà truyền giáo người Anh William,
"Thất quốc hưng học bối yếu" của Timothy và "Văn học hưng quốc sách" của nhà
truyền giáo người Mỹ John Allen, v.v đều giới thiệu đến tình hình các thư viện Âu
Mỹ [46, tr.70].
Cùng với việc giới thiệu và truyền bá triết lý thư viện phương Tây, các nhàtruyền giáo cũng tiễn hành việc thành lập các thư viện Sau khi Thượng Hải mở cửanhư một hải cảng vào năm 1843, nơi đây nhanh chóng trở thành trung tâm truyền bá
văn hóa phương Tây và phương Tây, các nhà truyền giáo phương Tây đã thành lập
các loại hình thư viện khác nhau ở Thượng Hải, do đó thiết lập vi trí quan trọng của
Thượng Hải trong lịch sử thư viện cận đại Trung Quốc Trong số đó có thư viện tôn
giáo đầu tiên — Lầu Tang thư nhà thờ Công giáo Từ Gia Hối , thư viện chuyênngành đầu tiên - Thư viện Chi nhánh Bắc Trung Quốc của Hiệp hội Văn học Châu
Á, và thư viện trường học sớm nhất - Thư viện Đại học St John Thực tiễn trong
việc thành lập các thư viện ở Thượng Hải, Trung Quốc của các nhà truyền giáophương Tây cung cấp một cái nhìn chung về các thư viện phương Tây cho người
Trung Quoc Triệt lý mở cửa của các thư viện này khác về chat với mô hình đóng
27
Trang 30cửa truyền thống bộ sưu tập của Trung Quốc Họ đã áp dụng các biện pháp vàphương pháp dựa trên cơ sở dịch vụ công cộng như phân loại mới, mục lục thẻ, dịch
vụ kệ mo, ký hiệu tác giả số Cutter và thư viện lưu động, giúp mở rộng tầm nhìncủa người dân Trung Quốc và tạo điều kiện khách quan cho việc hình thành các thư
viện cận đại đích thực của Trung Quốc.
Ảnh hướng của lóp trí thức tiên tiến
Chịu ảnh hưởng của các nhà truyền giáo phương Tây, các đại diện tri thức tiến
bộ đầu tiên của Trung Quốc như: Lâm Tắc Từ, Ngụy Nguyên, Quách Xuân, TuyếtPhúc Thành thông qua việc tiếp xúc từ chữ viết đến khảo sát thực tế dần dần hiểu
được cách quản lý và phục vụ của các thư viện công cộng cận đại ở phương Tây, từ
đó khai sáng cho ý tưởng thành lập thư viện công cộng cận đại ở Trung Quốc LâmTắc Từ là dịch giả Trung Quốc đầu tiên giới thiệu các thư viện phương Tây vào
cuối thời nhà Thanh [47, tr7], và Ngụy Nguyên là người đầu tiên đề xướng học tập
các thư viện phương Tây ở Trung Quốc [34, tr.123] "Tứ châu chí" là một trongnhững thành quả chính trong sự nghiệp dịch giả của Lâm Tắc Từ Cuốn sách chủ
yếu được dich từ "Bách khoa toàn thư về địa lý thé giới" do Murray người Anh viết,
trong đó mô tả địa lý, lịch sử, điều kiện chính trị và kinh tế của hơn 30 quốc gia trên
5 châu Đây là bản ghi chép tương đối đầy đủ và có hệ thống đầu tiên về địa lý thế
giới tại Trung Quốc thời kỳ cận đại [32, tr.1] Ngụy Nguyên tiếp tục giới thiệu cácthư viện phương Tây cho người Trung Quốc Dựa trên "Tứ châu chí (Lịch sử củabốn châu lục)", ông đã thu thập tài liệu rộng rãi và biên soạn thành "Hải quốc đồ chí(Hình anh về các quốc gia trên biển)" Đây có thé coi là kiệt tác trong lịch sử cậnđại của Trung Quốc giới thiệu về tình hình các nước phương Tây, gồm 100 quyênvới nội dung liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa,giáo dục, khoa học và công nghệ của các quốc gia khác nhau, và trong cuốn sáchnày ý tưởng "học từ người nước ngoài để kiểm soát người nước ngoài" đã có mộtảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết về phương Tây và việc học từ phương Tây
của Trung Quốc Trong nội dung bàn bạc về các thư viện phương Tây, ngoài những
mô tả ban đầu về các thư viện phương Tây trong “Tứ châu chí”, còn bổ sung những
nội dung mới nhăm nâng cao hiệu biệt của mọi người về các thư viện Những nỗ lực
28
Trang 31của Lâm Tắc Từ, Ngụy Nguyên đã thúc giục người Trung Quốc thay đổi quan niệmtruyền thống, điều này đã đóng vai trò thúc day trong quá trình chuyền đôi Lau tàngthư kiểu cũ của Trung Quốc sang thư viện kiểu mới.
Các cuộc khảo sát thư viện phương Tây ở nước ngoài của Guo Songzhu (1818
- 1891), là sứ thần đầu tiên được chính phủ nhà Thanh cử đi nước ngoài, làm đại sứ
tại Vương quốc Anh từ năm 1876 đến năm 1878), Xue Fucheng (từng là Kham sai
đại thần 4 nước Anh, Pháp, Bi và Ý từ năm 1890 đến năm 1894), Wang Tao (là nhà
tư tưởng, nhà chính luận đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc cận đại) là tiếpxúc thực địa ban đầu của người Trung Quốc đến các thư viện cận đại phương Tây
Họ có những cảm nhận chân thực thông qua khảo sát thực địa của bản thân đã ghi lại những cảm nhận chân thực của mình và ghi lại tình hình của các thư viện nướcngoài Các tác phẩm của họ đã mô tả cũng như ghi chép chỉ tiết việc sử dụng và
phương pháp quản lý của các thư viện châu Âu, qua đó diện mạo của các thư viện
như được hiền thị trực tiếp trước mặt người dân Trung Quốc Việc họ giới thiệu và
khảo sát thực tế các thư viện công cộng cận đại ở phương Tây đã mở ra tầm nhìn
của người dân, cũng như phản ánh những thiếu sót của các Lầu tàng thư truyền
thống của Trung Quốc, mở đường cho việc thành lập các thư viện công cộng ở
Trung Quốc cũng như cung cấp mô hình thư viện hiện đại
1.3.2 Thư viện ở Trung Quốc thời kỳ cận đạiThời kỳ cận đại tại Trung Quốc là giai đoạn lịch sử nhiều biến động Thư việnvới tư cách là một thiết chế văn hóa do vậy cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các biến
động lịch sử này Là một trong số ít nước có nền văn minh cô đại nhất của nhân
loại, Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, độc đáo và huy hoàng về sách, thư viện và
sự nghiệp thư viện truyền thông Các thư viện Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệmtrong việc sưu tầm, lưu giữ bảo quản và phục chế sách cổ nói riêng và di sản thư
tịch nói chung.
Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ 19 của Trung Quốc là cách thức đối phó
với các nước khác bên ngoài Trước thé ky mười chín, Dé chế Trung Quốc là cường
quốc bá chủ ở châu Á Tuy nhiên, trong thế kỷ 18, các đế chế châu Âu dần mở rộng
ra khap thê giới, khi các nước châu Au phat triên các nên kinh tê hùng mạnh dựa
29
Trang 32trên thương mại hàng hải Mặt khác, dé chế Trung Quốc rơi vao tinh trạng tù hãmsau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới Sau tiếng súng xâm lược của người Anh, cùng
với sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đã kéo theo chuyền biến to lớn
về kinh tế- xã hội- văn hóa cận đại Trung Quốc Nó chia cắt, tàn phá Trung Quốc,
nhân dân chịu cảnh đói nghẻo, bị áp bức Chính phủ nhà Thanh một mặt do tài
chính kiệt quệ, mặt khác phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên
ngoài đã không quan tâm đến thư viện Các thư viện thời kỳ này được thành lập bởi
các ngoại kiều, tri thức tiến bộ và giới quan lại Sau khi Thượng Hải mở cảng vàonăm 1843, các ngoại kiều đầu tiên đến Thượng Hải chủ yếu là các nhà truyền giáo
và thương nhân Cùng với sự du nhập và truyền bá triết lý và tư tưởng của thư việncận đại phương Tây, các nhà ngoại kiều đã tiến hành xây dựng các thư viện kiểu
mới, đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của thư viện cận đại Trung Quốc.
Tiêu biểu thời ky này phải ké đến Thư viện Thượng Hải xây năm 1849 với đặc
điểm đối tượng phục vụ là ngoại kiều tô giới, do vậy thư sách tàng trữ đều là tiếngAnh; Lau tàng thư Nhà thờ Công giáo Từ Gia Hối thành lập năm 1896, thư sách
tàng trữ chủ yếu là địa phương chí cùng tạp chí tiếng Trung và sách báo tôn giáo
phương Tây Thư viện cận đại trở thành tiện ích công cộng mà không còn là tổ chức
tư nhân, mục đích thu thập thư tịch để cung cấp cho người đọc, truyền bá tri thức,phát triển văn hóa và khoa học kỹ thuật, chan hưng nước nhà; đồng thời hình thành
hệ thống quản lý nghiêm ngặt nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng của công
chúng Thời kỳ này đã tăng cường công tác phục vụ người đọc, coi đó là trung tâmtrong mọi công tác của thư viện; thư viện được tăng cường số lượng nhân sự lớn
Có thé nói thư viện cận đại thời kỳ đầu tồn tại biệt lập, chưa hình thành mạng lướithư viện có sự can thiệp của chính quyền về tô chức, nhân lực,cơ sở vật chất, kinhphí đầu tư Thư viện chủ yếu phục vụ cho tầng lớp quan lại và trí thức phong kiến,người nước ngoài Sau này đã dần hình thành mạng lưới thư viện có chủ định dochính quyền thành lập và quản lý; mô hình thư viện hiện đại đã xuất hiện Mạng
lưới thư viện bao gồm thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành Về loại hình,ngoài các thư viện trường học, thư viện chuyên ngành, thư viện nhà thờ và thư việntrực thuộc, các loại thư viện mới đã xuất hiện ở Thượng Hải, chăng hạn như thư
30
Trang 33viện thông tin, thư viện lưu thông và thư viện nhi đồng Với số lượng thư viện ngày
càng nhiều, các dịch vụ thư viện cũng tương đối hoàn thiện và ngày càng đa dạngnhư cho mượn tận nơi, cho mượn và trả qua bưu điện, quầy sách lưu động, thư việnlưu động, thành lập các thư viện chi nhánh, thư viện thiếu nhi, chuyên phát sách, tư
van ban doc, hướng dẫn đọc sách, câu lạc bộ đọc sách, các buổi diễn thuyết, phong
trào đọc sách, tô chức các loại hình triển lãm, v.v
Sự phát triển của thư viện Trung Quốc thời kỳ cận đại có thể được chiathành hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất từ Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất vào năm 1840 chođến năm 1909 là thời kỳ quá độ từ Lầu tàng thư đến thư viện cận đại (được đánhdấu bởi sự ra đời của Thư viện Kinh Sư (tức Thư viện Quốc gia Trung Quốc ngày
nay) vào ngày 09/09/1909 cùng sự ra đời của "Quy chế hoạt động cho Thư viện
Kinh Sư và thư viện các tỉnh", đây là quy chế thư viện đầu tiên do chính phủ banhành ở Trung Quốc Quy chế đã quy định "thư viện" là tên gọi pháp lý của cơ sởtàng trữ, sưu tập sách ở Trung Quốc và chính thức thay thế cho tên gọi truyền thống
"Lầu tàng thư" trước đây);
Giai đoạn thứ hai từ năm 1910 đến thành lập nước Cộng hòa nhân dân TrungHoa năm 1949 là thời kỳ phát triển, hoàn thiện của các thư viện thời kỳ cận đại
31
Trang 34Tiểu kết chương 1Thư viện là một thiết chế văn hóa thể hiện trình độ của dân tộc và giai cấpchịu tác động của các yếu tố khách quan: chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và cácyếu tô chủ quan: con người, quản lý và cơ sở vật chất Sự tan rã của xã hội phongkiến, sự du nhập của văn hóa và Thiên chúa giáo phương Tây đã làm biến chuyểnmạnh mẽ xã hội và văn hóa Trung Quốc Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đã
tác động va làm thay đổi văn hóa Trung Quốc nói chung cũng như thư viện Trung
Quốc nói riêng Sự giao lưu của các yếu tô văn hóa Đông — Tây đã có tác dụng tíchcực trong việc thay đổi tư duy của người Trung Quốc Ảnh hưởng của văn hóaphương Tây đã có những tác động mạnh mẽ đến nên giáo dục Trung Quốc như thayđổi về hệ thong tô chức, đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ khoa cử Nền giáo dục mới đã
tạo ra một tầng lớp trí thức tiễn bộ có trình độ học vấn và chuyên môn tương đối
cao Sự ra đời của lớp trí thức này đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời và phát triểncủa sự nghiệp thư viện ở Trung Quốc thời kỳ cận đại
32
Trang 35CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA CÁC THU VIỆN Ở
THƯỢNG HAI THỜI KY CAN ĐẠI2.1 Bối cảnh hình thành các thư viện ở Thượng Hải
Sau khi Thượng Hải được mở cửa như một cảng vào năm 1843, người nước
ngoài đã đồ xô đến Thượng Hải, và thành quả của nền văn minh đô thị phương Tâylần đầu tiên được giới thiệu đến Thượng Hải Thượng Hải đã trở thành trung tâm
giao lưu học thuật và văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, đồng thời là trung
tâm phố biến các khái niệm thư viện phương Tây hiện đại Sau khi mở cửa cảng,những người nước ngoài sớm nhất ở khu vực Thượng Hải chủ yếu là các nhà truyềngiáo và thương nhân Sau khi vào Thượng Hải, họ không chỉ mang theo những triết
lý và tư tưởng thư viện cận đại của phương Tây, mà còn đưa những triết lý và tư
tưởng này vào hoạt động và thành lập một số thư viện kiểu mới Nó là tiền đề cho
sự xuất hiện và phát trién của các thư viện khu vực Thượng Hải thời kỳ cận đại, vàđặt nền móng một cách khách quan cho các thư viện Thượng Hải thời kỳ cận đại
Hoạt động của các thư viện Trung Quốc hiện đại bắt đầu ở Thượng Hải, điều
này đã thiết lập vị trí quan trọng của thư viện thời kỳ cận đại ở Thượng Hải trong
lich sử của Thư viện Trung Quốc Lầu tàng thư Nhà thờ Công giáo Từ Gia Hối là
thư viện cận đại sớm nhất do các nhà truyền giáo người nước ngoài thành lập ở
Thuong Hải Ké từ đó, họ liên tiếp thành lập các thư viện công cộng, thư viện
chuyên ngành và thư viện trường học Chịu ảnh hưởng bởi tư duy thư viện phương
Tây, giới tri thức tiến bộ và các thương nhân Trung Quốc, dựa vào uy tín cá nhân và
của cải của mình, bắt đầu thành lập các thư viện kiểu mới ở Thượng Hải để cung
cấp dịch vụ mượn sách cho công chúng là người Trung Quốc Các dịch vụ mượn
sách này đã thuộc phạm vi dịch vụ văn hóa công cộng, cho thấy các thư viện ởThượng Hải trong thời kỳ này đã dần mang tính chất công cộng
Vào cuối thời nhà Thanh, việc xây dựng các cơ sở văn hóa công cộng ởThượng Hải dần dần mọc lên, và nhiều loại thư viện khác ngoài thư viện công cộng
cũng được thành lập Sự xuất hiện của các thư viện này một mặt đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần của con người, mặt khác đóng vai trò giáo dục xã hội Sau khiTrung Hoa Dân Quốc thành lập vào ngày 01/01/1912, chịu tác động của môi trường
33
Trang 36xã hội và điều kiện kinh tế, việc xây dựng các cơ sở văn hóa công cộng ở Thượng
Hải đã bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ; sau những năm 1920, dưới tác độngcủa nhiều yếu tố khác nhau như phong trào thư viện mới và sự phát triển nhanhchóng của ngành xuất bản và in ấn, xây dựng thư viện cũng được day mạnh, bướcvào thời kỳ phát triển nhanh chóng Thượng Hải không chỉ có thư viện PhươngĐông quy mô lớn mà còn thành lập hiệp hội thư viện sớm nhất trên toàn quốc và điđầu trong việc thành lập Hiệp hội Thư viện Trung Hoa, đưa ra định hướng trongngành cho sự phát triển của ngành thư viện Sau khi Thành phố đặc biệt ThượngHải được thành lập, các thư viện ở Thượng Hải đã có sự phát triển thịnh vượng toàndiện Trong số đó, Thư viện thành phố Thượng Hải nằm trong Kế hoạch ĐạiThượng Hải, và cuối cùng đã được xây dựng tại khu vực trung tâm thành pho.Trong thời kỳ này, hơn 300 thư viện với nhiều loại hình khác nhau đã liên tiếp được
xây dựng Dịch vụ và quản lý thư viện không còn đơn giản là bắt chước các thư
viện phương Tây, mà các chức năng dịch vụ khác nhau đã được phát triển để pháthuy hết vai trò của không gian đọc công cộng, sân khấu trưng bày công cộng và vũ
đài giao lưu công cộng, dẫn dắt sự phát triển của sự nghiệp thư viện quốc gia
Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Thượng Hải trở thành trung tâm xuất bản
và tin tức quốc gia vào thời điểm đó Dưới ảnh hưởng của nhiều tờ báo và tin tức,công chúng bắt đầu quan tâm đến chính trị, theo đuôi dân chủ và tự do, đồng thờikhám phá một nền văn hóa mới tương thích với hệ thống chính trị Năm 1915, ChenDuxiu lần đầu tiên thành lập "Tân Thanh niên" (tên ban đầu là "Tạp chí Thanh
niên") tại Thượng Hải Với tư cách là nơi ra đời và là trận địa chủ yếu của Phong
trào Văn hóa mới, việc giương cao ngọn cờ khoa học, dân chủ, chống lại tư tưởng
và văn hóa phong kiến đã có tác động to lớn đến việc thúc day tiến bộ xã hội Xâydựng thư viện không thể tách rời với sự phát triển của môi trường xã hội Sau khinước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, môi trường xã hội đã có những thay đổi to lớn sovới trước đây Ngành sách báo ở Thượng Hải có sự phát triển mạnh mẽ, phong trào
thư viện mới được triển khai trên toàn quốc, sự tiến bộ trong việc xây dựng các
ngành khoa học thư viện, v.v đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát
34
Trang 37triển thư viện trong thời kỳ này, tạo điều kiện cho sự phát triển của các thư viện đạt
đến đỉnh cao vào năm 1937 [35, tr.397]
Việc xây dựng và phát triển thư viện không thể tách rời môi trường chung của
xã hội, trước tiên cần có nhận thức của con người và nhu cầu xã hội Một trong
những lý do tại sao Lau tang thư thời kỳ cổ đại không mở cửa là không có nhu cầu
xã hội phô biến Bước vào thời ky Trung Hoa Dân Quốc, giáo dục phô thông bắtđầu được phố cập, trình độ biết chữ của người dân nói chung dần dần được nângcao, tạo cơ sở người đọc cho sự phô cập của các thư viện Giáo dục xã hội được coi
trọng Những tri thức tiến bộ đã xây dựng các cơ sở giáo dục xã hội như thư viện và
khác dé bù đắp cho sự thiếu hụt giáo dục ở trường học, phổ biến kiến thức mới chongười dân và mở mang trí tuệ của họ Cuộc cách mạng văn học bắt đầu vào năm
1917 đã thúc đây việc viết bằng văn bạch thoại (tức văn nói), mở ra cách mạng bằng
văn nói dé đọc dễ hiéu, số lượng sách báo tạp chí bang văn bạch thoại ngày càngtăng Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, xiềng xích của chế độ chuyên quyềnphong kiến dan bị phá vỡ Sự phát trién nhanh chóng của nền kinh tế va sự đa dạng
của văn hóa ở Thượng Hải đã tạo điều kiện cho nhiều chủ trương như kinh tẾ, tài
chính, thương mại, công nghiệp và văn hóa dẫn đầu cả nước, đặt nền móng tốt đẹpcho sự phát triển của các thư viện Sự giao thoa của các nền văn hóa Trung Quốc vàphương Tây trong và ngoài tô giới cùng sự phát triển của ngành báo chí, xuất bản đãkhiến Thượng Hải trở thành nơi tụ hội của những trí thức mới Những trí thức mới
này một mặt chịu ảnh hưởng của nền giáo dục văn hóa truyền thống Trung Quốc,mặt khác học hỏi, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa phương Tây và trở thành động lực chính
của nền văn hóa mới, đánh thức sự thức tỉnh của người dân Thượng Hải Những yếu
tố nêu trên đã tạo điều kiện cho ngảnh thư viện Thượng Hải phát trién, tạo nên sự
hưng thịnh và phát triển của thư viện, đồng thời hình thành nên đặc điểm độc đáo
của thư viện tư nhân trong lịch sử thư viện cận đại Thượng Hải.
2.2 Thực trạng của các thư viện ở Thượng Hải thời kỳ cận đại2.2.1 Giai đoạn 1840 đến 1909: thời kỳ quá độ từ Lầu tàng thư đến thư viện
2.2.1.1 Tổ chức thư việnMục tiêu của tô chức thư viện: mục tiêu của tổ chức thư viện thời kỳ này là
tàng trữ sách vở, phục vụ việc đọc sách của vua quan va si tử, người nước ngoài.
35
Trang 38Triết lý cho sự phát triển thư viện lúc bấy giờ xoay quanh vấn đề tàng trữ thư tịch,
vì vậy có rất nhiều hình thức để làm tăng nhanh số lượng và tuôi thọ của kho sách
vở nhưng lại ít biện pháp kích thích việc đọc, không cho người dân lao động tiếpcận với các kho sách thư viện, những vấn đề của thư viện chưa được chú trọng
2.2.1.2 Hệ thông mạng lưới thư viện
Ở Thượng Hải, thời kỳ này mới chỉ xuất hiện các thư viện tư nhân (giới tríthức tiến bộ và quan lại triều đình lập nên) và thư viện của tô chức nước ngoài (củacác nhà truyền giáo phương Tây) phục vụ riêng một bộ phận công chúng [42, tr.13]
Thư viện chủ yếu gồm các loại hình: thư viện công cộng, thư viện chuyênngành, thư viện trường học.
Lau tang thư Nhà thờ Công giáo Từ Gia Hối, do các nhà truyền giáo phương
Tây thành lập vào năm 1897, là điểm khởi đầu của các thư viện cận đại ở Thượng
Hải Hàng loạt thư viện được thành lập sau đó đó đã khiến Thượng Hải trở thành
trung tâm truyền bá triết lý thư viện phương Tây tại Trung Quốc “Thư viện Thượng
Hải” có thể được gọi là thư viện công cộng sớm nhất ở Thượng Hải, thư viện củaChi nhánh Hiệp hội Châu A Hoa Bắc là thư viện chuyên ngành sớm nhất ở ThượngHải và Thư viện Đại học St John là thư viện trường học sớm nhất ở Thượng Hải.Các thư viện này đều phục vụ đối tượng sử dụng là người nước ngoài Tiếp bướcnhững người nước ngoài, giới trí thức tiến bộ và quan lại chính phủ Trung Quốccũng tích cực tham gia vào sự nghiệp thành lập thư viện Lầu tàng thư Thư viện
Gezhi có thé được coi là thư viện đầu tiên do người Trung Quốc thành lập, và cũng
là thư viện đầu tiên phục vụ độc giả Trung Quốc Lầu tảng thư Bảo tồn Quốc học là
thư viện đầu tiên do người Trung Quốc thành lập theo đúng nghĩa ở Thượng Hải.Thư viện Ngu Trai là thư viện tiêu biểu cho các thư viện tư nhân cận đại được thànhlập bởi nhà công nghiệp nổi tiếng Sheng Xuanhuai Lầu Hàm Phân, do TrươngNguyên Tê thành lập, sau này đã phát triển thành thư viện lớn nhất ở Thượng Hải,
Thư viện Phương Đông Trong thời kỳ này, Thượng Hải cũng đã thành lập các thư
viện trường trung học cơ sở va thư viện doan thê Những thư viện này đều mở cửa
cho độc giả Chúng là sự khởi đầu của sự nghiệp thư viện cận đại của Thượng Hải
và đặt nền móng tốt đẹp cho sự phát triển của phong trào thư viện mới của ThượngHải [56, tr.23].
36
Trang 392.2.1.3 Cơ sở vật chất và ngân sách thư viện
a Cơ sở vật chấtVan đề xây dựng trụ sở cũng như trang bị cơ sở vật chất cho thư viện giaiđoạn này chưa được quan tâm Trừ Lau tàng thư Nhà thờ Công giáo Từ Gia Hoi có
cơ sở vật chất tương đối khang trang, các Lầu tàng thư khác cơ sở vật chất đềutrong tình trạng đơn sơ, nghèo nàn Được xây dựng vào năm 1897, Lâu tàng thư
Nhà thờ Công giáo Từ Gia Hồi là một trong những thư viện cận đại sớm nhất và
quy mô lớn nhất ở Thượng Hải Lầu tàng thư còn được gọi là "Lầu tàng kinh" gồmhai tầng, tầng một chứa sách báo tiếng Trung, tầng hai chứa sách báo phương Tây
Trong các thư viện, phòng đọc vừa là phòng làm việc,vừa là phòng quản lý và vừa
là kho tài liệu Chỉ có một hoặc hai ban đọc sách trong phòng, va chỉ có một vai
chiếc ghế Đối với những tờ báo, tạp chí và sách phô thông hiện tại, chúng được đặt
trong phòng khách của linh mục, nơi bạn đọc có thể tự chọn đọc chúng Ngoài một
số bàn làm việc trong phòng sách Trung Quốc, còn có một bàn viết với một nửa kệ,một bàn làm việc đóng gáy và sửa chữa sách, và một bàn chép sách gốc đặc biệt
[25, tr.69].
Lầu tang thư Từ Gia Hối là trung tâm tàng trữ sách báo của Nhà thờ Công giáo
ở Thượng Hải, cũng là cơ quan sưu tập lớn nhất của Nhà thờ Công giáo ở ThượngHải Theo ghi chép, Giáo hội Công giáo có sáu trung tâm tàng trữ sách báo thuộc Từ
Gia Hối, lần lượt là "(1) Thư viện Thiên văn học, trực thuộc Thiên Văn Đài; (2) Thưviện Bảo tàng, trực thuộc Bảo tang; (3) Thư viện Hồi học, trực thuộc Trường Cônglập Từ Gia Hối ; (4) Thư viện tu sĩ dòng Chúa Giê-su, tàng trữ sách thần học, sáchtriết học và tạp chí, trực thuộc Dai hoc Aurora; (5) Thư viện Tu viện Giang Nam,tàng trữ sách Triết học, Thần học, và sách chuyên khảo tiếng Latinh; (6) Thư viện lớnnhất là “Lầu tàng thư Trung Tây” bao gồm sáu tòa nhà cao tầng, tầng trên chứa nhiềusách khoa học bang tiéng phuong Tay, tang dưới có 82 kệ sưu tập kinh điển và lịch
sử Trung Quốc, tầng giữa chủ yếu là địa phương chí của các tỉnh, phủ, châu, huyện.”Trong số đó, “Lầu tàng thư Trung Tây” chính là “Lầu tàng thư Nhà thờ Công giáo TừGia Hồi” Do vậy, Lầu tàng thư Nha thờ Công giáo nổi tiếng và có ảnh hưởng trongGiáo hội Công giáo ở Thượng Hải và thậm chí trên toàn quốc [56, tr.23]
37
Trang 40Năm 1868, chính phủ Anh đã tặng một mảnh đất trên đường Viên Minh Viên
cho Chi nhánh Bắc Trung Quốc của Hiệp hội Văn hóa Châu Á Năm 1871, Thư
viện Hiệp hội Văn học Châu Á chi nhánh Bắc Trung Quốc được thành lập Thư viện
của Chi nhánh Hiệp hội Hoàng gia Châu Á phía Bắc Trung Quốc ban đầu có sốlượng sưu tập rất hạn chế
b Ngân sách thư việnThư viện ở Thượng Hải thời kỳ này chủ yếu do các tổ chức cá nhân trong vàngoài nước thành lập nên, do vậy không nhận được ngân sách từ chính phủ triềuđình Các thư viện hoạt động trong kinh phí của tổ chức và cá nhân tự bỏ ra , đónggóp từ các hội viên hoặc kêu gọi trợ cấp, quyên góp từ các tổ chức và cá nhân trong
xã hội.
Ví dụ Thư viện Thượng Hải, để phát triển nguồn kinh phí, thư viện đã áp dụngbiện pháp thông qua sự kết hợp giữa hội phí và trợ cấp xã hội Đầu tiên, sử dụngchế độ hội viên linh hoạt, để duy trì cho thư viện luôn mở cửa hội đã áp dụngphương thức thu phí hội viên Chế độ hội viên của "Thư viện Thượng Hải" rất linh
hoạt Hội đồng quản trị điều chỉnh mức phí hội viên tùy theo tình hình kinh tế thực
tế của thư viện Như năm 1851 hội phí là 25 tệ/năm, năm 1853 điều chỉnh còn 15
tệ/năm, năm 1872 giảm từ 15 nhân dân tệ xuống 10 nhân dân tệ Năm 1877 do kinh
phí thiếu thốn phí hội viên được nâng lên 12 nhân dân tệ và vào năm 1906 tăng lên
16 nhân dân tệ Thành viên có thé tự do lựa chọn thời hạn hội viên của mình Mặc
dù phí hội viên được quy định hàng năm, nhưng các hội viên có thể chọn trả phí
thành viên theo mức hàng năm, nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng Hơn nữa, có
một phương pháp tính cố định cho việc thanh toán phí thành viên Phí hội viên
không thường niên được cộng vào dựa trên phí hội viên thường niên hàng năm là
một nhân dân tệ Ngoài ra, các thành viên được phép tham gia với tư cách cá nhânhoặc thành viên nhóm, chăng hạn như câu lạc bộ Chefoo (câu lạc bộ Ngoại thươnghội Yên Đài) và Câu lạc bộ Hàn Khau dé tham gia với danh nghĩa của một nhóm vàtrả phí thành viên lần lượt là 120 nhân dân tệ và 150 nhân dân tệ Câu lạc bộNagasaki (Nagasaki Club) cũng đề xuất tham gia với danh nghĩa thành viên nhómvào năm 1883 để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện Thứ hai, tiếp tục tìm kiếm
38