Mục đích của nghiên cứu Công trình nhằm hướng đến việc lý giải, phân tích cái nhìn tiêu cực về hình ảnh những người phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện như là những nạn nhân trong các qu
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HA NỘITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
HA YEJEE
HON NHAN CUA PHU NU VIET NAM QUA MOT SO TAC PHAM
VAN XUOI HAN QUOC HIEN DAI
LUẬN VAN THAC SĨ
CHUYEN NGANH VIET NAM HOC
Hà Nội — Năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HA YEJEE
HON NHÂN CUA PHU NU VIET NAM QUA MOT SO TÁC PHAM
VAN XUOI HAN QUOC HIEN DAI
Chuyén nganh: VIET NAM HOC
Mã số : 8310630.01
LUAN VAN THAC Si VIET NAM HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS Lê Thị Thanh Tâm
Hà Nội — Năm 2021
Trang 3Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu em còn nhận được nhiều
sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt các thầy cô của Khoa Việt Nam học và
Tiếng Việt Em xin chân thành cảm ơn.
Cuôi cùng em cũng xin gửi lời cảm on sâu sắc tới gia đình và bạn bè
đã ho trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suôt thời gian em theo hoc
khóa thạc sĩ.
Em đã có gắng hết sức đề hoàn thành công trình, nhưng với kiến thức
có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót Mong quý thầy cô, các chuyên
gia và những người quan tâm đến dé tai đưa ra những ý kiến đóng góp dé luận
văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Tác giả luận văn
Ha Yejee
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, phân tích nghiên cứu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bé trong các công trình khác Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Tôi cũng xin cam đoan các tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng dé hoàn thành luận văn đã được liệt kê đầy đủ và ghi rõ thông tin nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Tác giả luận văn
Ha Yejee
Trang 50967.1000015 3
1 Lý do chọn đề tài -2 52c 2s 2 22 1 212221211 11211 T1 11 T12 11 T1 T1 11 111 eo 3
2 Mục đích của nghiên cứu - - - E122 2112139131151 511111121511 201 01 1112111111 11 T1 HH ng rên 5
3 Lịch sử nghiên cứu vẫn đỀ -:- 2s k2 21 2112711211211 211 211 T1 11.1 111 11 ray 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 +2 +2EEEEEExC2E1221227122711 2112112 xe 9
5 Phurong phap mghién Ciuc 10
6 Dong gop cia nghiEn CUU 8n 10
7 Cau trúc của nghiên €ứu :- 2: 52 + +Ek2Ek+S2112221221127112211 1112112111111 ee 10
CHƯƠNG 1 PHU NU VIỆT NAM NHÌN TỪ BOI CANH VĂN HÓA-XÃ HỘI HAN
2.1 Lạ hóa của phụ nữ di cư trong thời dai chủ nghĩa tư ban toàn cầu 23
2.2 Phụ nữ di cư với tư cách là một chú thỂ 2-22 2© 2+2 SEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEerrkerkeee 27
2.3 Nhận thức của nhà văn Hàn Quốc về hôn nhân quốc tế của phụ nữ di ew Việt Nam 32
CHƯƠNG 3 ĐỜI SÓNG DI CƯ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở CÁC GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA TRONG BA TÁC PHAM “PAPRIKA”, SUONG VÀ WANDEUK 40
3.1 Truyền thống gia đình phụ hệ Hàn Quốc và phụ nữ di cư Việt trong ba tác phẩm văn
Trang 63.3 Một số hạn chế của nhà văn Hàn Quốc trong tác phẩm văn học có đề tài về phụ nữ di
CU MGUOT VIG 00T 74
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 00.oo.ccccccccccsscsssesssesssesssesssesssesssesstesssesssesseesseen 83
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ké từ những năm 1990, xã hội Hàn Quốc đã trải qua những thay đổi lớn Do
tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa dân số gia tăng, dân số sản xuất đã giảm đáng
ké Do đó, tiềm năng tăng trưởng kinh tế giảm và chính phủ Hàn Quốc cho phép
nhiều người nước ngoài vào Hàn Quốc Hiện tại, có gần 1,5 triệu người nước
ngoài sống ở Hàn Quốc theo dạng lao động di cư và đi cư hôn nhân, và hơn 20.000
người trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên [32]
Trong trường hợp di cư hôn nhân, nhiều người đàn ông có thu nhập thấp ở
nông thôn và thành thị bắt đầu kết hôn với phụ nữ nước ngoài, do việc tìm bạn đời ởHàn Quốc trở nên khó khăn Đặc biệt, hơn 40% đàn ông ở các làng nông nghiệp vàđánh cá đã kết hôn quốc tế, và phụ nữ di cư, vợ của họ, hầu hết đến từ các nước
châu Á Tổng số người di cư kết hôn quốc tế là hơn 300.000, trong đó Việt Nam là
98.000, gần 100.000 [44] Gần đây, nhiều trẻ em được sinh ra bởi phụ nữ Việt Nam
di cư tại Hàn Quốc đang lớn lên như người Hàn Quốc
Bây giờ là thời điểm mà chính phủ Hàn Quốc cần thiết lập một chính sách
đa văn hóa và cũng là lúc nó cần được coi trọng hơn bắt kì chính sách nào khác
Tuy nhiên, một chính sách đa văn hóa có thể được sử dụng như một mô hình chưa
được thiết lập và khả năng xung đột giữa các nhóm dân tộc đang gia tăng Nhận
thức được tình trạng này, bước vào thập niên 2000, một số tác giả Hàn Quốc đã bắtđầu viết văn xuôi về chủ đề gia đình đa văn hóa' hoặc đa văn hóa Do những thay
đổi trong xã hội Hàn Quốc, các chủ đề văn xuôi phản ánh hiện thực và kết quả của
thời đại không chỉ nhắm vào người dân Hàn Quốc mà còn mở rộng ra nhiều quốc
gia khác.
Nó có nghĩa là một gia đình hôn nhân quốc tế, và được sử dụng: để chỉ một gia đình được thực hiện
bởi hôn nhân giữa người Hàn Quốc và phụ nữ từ các nước châu Á Đây có thê được coi là một thuật
ngữ mới thường được sử dụng trong xã hội Hàn Quốc
3
Trang 8Phụ nữ di cư được tái hiện trong văn xuôi Hàn Quốc cho đến nay chủ yếu làngười Trung Quốc (Hán), dân tộc Triều Tiên (dân tộc thiếu số, các người gốc Hàn
sống ở Trung Quốc), Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Campuchia Trong các tácphẩm văn xuôi, họ có xu hướng trở thành nạn nhân chủ yếu vì mối quan hệ gia đình
gia trưởng phụ hệ và bạo lực của đàn ông trong xã hội Hàn Quốc Họ được miêu tả
như những con người đau khô, kết thúc bi thảm cuộc sống của mình bang cách đưa
ra những lựa chọn cực đoan như giết người hoặc tự sát vì bạo lực bởi những phân
biệt đối xử và định kiến hàng ngày đối với họ Do đó, hầu hết phụ nữ di cư, không
giống như mong muốn của họ tại thời điểm kết hôn, không sống cuộc sống của họ
như những chủ thé tích cực và kết thúc cuộc sống của họ trong khi trải qua định
kiến và phân biệt đối xử [21]
Hình tượng những người phụ nữ ấy được khắc họa trong các tác phẩm vănxuôi Hàn Quốc nói trên xuất phát từ ý định của các tác giả: muốn tiết lộ cuộc sống
bất hạnh của những người di cư hôn nhân ra thế giới và buộc tội người Hàn Quốc
hoang bạo Do đó, những lời buộc tội của các tác giả có giá trị hợp lý riêng của họ.
Tuy nhiên, khi hình tượng tiêu cực như vậy liên tục xuất hiện trong tác phẩm, cuộc
sông của những người phụ nữ di cư bị phân biệt đối xử và bị loại khỏi cộng
đồng người Hàn Quốc có thé được coi là tự nhiên như số phận Nhận thức này
dường như là không thể tránh khỏi vì các điều kiện hoàn cảnh bất bình đẳng của chế
độ gia đình gia trưởng phụ hệ Hàn Quốc hoặc toàn cầu hóa có tính chủ nghĩa tự do
mới.
Xuất phát từ nhận thức về vấn đề trên, nghiên cứu này sẽ phân tích chỉ tiếtcuộc sống của phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện như thế nào trong văn xuôi HànQuốc Khi tình trạng phụ nữ Việt Nam sang cư trú tại Hàn Quốc gia tăng, người phụ
nữ Việt Nam đã có tác động đáng ké đến xã hội Hàn Quốc Hiện nay, đứng trước
thực trạng hòa nhập giữa các dân tộc là rất cần thiết ở Hàn Quốc, việc nghiên cứu
phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện trong các tác phẩm là hướng đi hợp lý, thiết
thực và có thé được coi là một bước thử kip thời Chính vì lý do này mà tên đề tài
Trang 9luận văn đã được chọn là "HON NHÂN CUA PHU NU VIỆT NAM QUA MOT
SÓ TÁC PHẨM VĂN XUÔI HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI"
Liệu hình ảnh phụ nữ di cư Việt Nam đã được tái hiện trong văn xuôi giốngnhư tình trạng đời sống của phụ nữ di cư từ các nước khác ở châu Á? Và trong vănxuôi, có trường hợp nào họ là những chủ thể độc lập, tích cực và khao khát thoát
khỏi định kiến rằng họ nghèo bị áp bức không? Dựa trên hai câu hỏi này, nghiên
cứu này có gắng phân tích văn xuôi tái hiện phụ nữ di cư Việt Nam theo dé tài của
nghiên cứu Có khoảng 8 quyên văn xuôi về phụ nữ di cư Việt Nam được xuất bancho đến nay, và phân tích của nghiên cứu này được tập trung về 3 quyên văn xuôi,
“Paprika”(2007)”(truyện ngắn)[37], và Sương (2016)°[55] cua Seo Seongran (tiéu
thuyết) và Wandeuk (2007)'{50] của Kim Ryeoryung (tiêu thuyết)
2 Mục đích của nghiên cứu
Công trình nhằm hướng đến việc lý giải, phân tích cái nhìn tiêu cực về hình
ảnh những người phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện như là những nạn nhân trong
các quyền văn xuôi hiện đại Hàn Quốc Do xu hướng / định kiến nhìn nhận cuộc
sống của những người di cư Việt Nam là nạn nhân, người Hàn Quốc nhận thấy rằngcuộc sông của những người di cư đó sẽ luôn dẫn đến kết cục bi thảm Tuy nhiên,
các tác giả của ba quyên văn xuôi được phân tích trong luận văn (đường như) đang
có gắng vượt qua nhận thức này Họ không nhìn phụ nữ di cư Việt Nam bang con
mắt thương hại, mà thay vào đó cé gang nhìn ho từ quan điểm khách quan Bang
cách đó, các phụ nữ đó có thể được thê hiện như một con người chủ động cuộc đời
mình Luận văn mong muôn di đên kết luận răng: trên thực tê, phụ nữ di cư Việt
2 Đây là năm xuất bản ban dau Tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn này là phiên bản
Trang 10Nam không phải sống như một nạn nhân thụ động, họ là chủ thé tích cực và là
những hình ảnh có giá trị lạc quan hơn những gì từng bị định kiến
3 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề
Sau chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960 và 1970, trước và sau quan
hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, một số tác phẩm văn xuôi Hàn Quốc đã
xuất bản có nội dung viết về chiến tranh Việt Nam Bóng của vũ khí (1988) [47] củaHwang Seokyoung, Sông Ba xa xôi (1992)°[54] của Park Younghan và Chiến tranh
trắng (1993) [7] cua Ahn Jeonghyo đã được nhiều độc giả lựa chọn Dựa trên kinh
nghiệm của các tác giả tham gia chiến tranh Việt Nam, những tác phẩm này tố cáo
cảnh bi thảm va vô nhân đạo của chiến tranh, đồng thời thé hiện cảm giác tội lỗi và
ý thức ng nan của người Hàn Quốc khi gửi lính đánh thuê vào chiến tranh do Hoa
Kỳ mang lại Từ những năm 2000, Bang Hyunseok đã can thận khám phá cách Việt
Nam và Hàn Quốc phải vượt qua những ký ức đau đớn về chiến tranh Việt Nam và
chữa lành vét thương và tiến đến một nơi hòa giải thông qua hai tác phẩm truyện
ngắn “Hình thức tôn tại” (2002)[8] và “Thời gian ăn tôm hùm” (2003)[9]’
Ngoai ra, “Paprika” (2007)[37] va Swong (2017)[55] cua Seo Seongran,
“Tôi xin lỗi, Ho Ajeossi” (2009)[52] của Lee Soonwon, “Nơi người phụ nữ ay sống”
(2009)[19] và “Thoi gian với người khác”(2009)20] của Jeong In và Wandeuk
(2007)[50] của Kim Ryeoryung cũng được xuất bản Việc xuất bản những quyên
văn xuôi gần đây cho thấy số lượng phụ nữ di cư đến từ Việt Nam ngày càng tăng
5 Đây là năm xuất bản ban đầu Tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn này là
phiên bản năm 2019.
6 Đây là năm xuất bản ban đầu Tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn này là
phiên bản năm 2007.
7 Hai tác phẩm này được xuất bản như một quyền sách với một số tác phẩm truyện ngăn khác của cùng
tác giả vào năm 2003 Tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn này là phiên bản năm
2018.
Trang 11Um Miok (2013) phân tích cuộc sông của một phụ nữ Việt Nam, Liên, trong
tác pham: “Nơi người phụ nữ ấy sống” của Jeong In Liên đến Hàn Quốc trong khi
bị một người môi giới Hàn Quốc lừa đảo Liên bị buộc phải bỏ trốn vì hành vi bạo
lực và vi phạm nhân quyền của chồng Sau đó, cô gặp một chủ nhà hàng Việt Nam
và bị xâm hại Eom Mi-ok chỉ ra rằng Liên, một phụ nữ Việt Nam, được hình tượnghóa trong tác phẩm là một nhân vật không thích ứng được và hoàn toàn bị cô lập
trong xã hội Hàn Quốc [45]
Lee KyungJae (2015) phân tích Thời gian với người khác (2009) của Jeong
In, nhân mạnh sự tồn tại của mẹ chồng khiến cô dâu Việt Nam gặp khó khăn nhất
Mẹ chồng, người phản đối cuộc hôn nhân với người Đông Nam Á, đã tiếp tục
ngược đãi Xuân sau khi kết hôn Không thé chịu đựng được, Xuân trở về Việt Nam,
và cuộc hôn nhân của cô Xuân dẫn đến thảm họa Trong tác phẩm văn xuôi này,
Lee Kyungjae cũng chỉ ra rằng cuộc sống di cư hôn nhân được tái hiện một cách
tiêu cực do mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con đâu [33]
Song Myunghee (2011) phân tích truyện ngắn Thời gian với người khác củaJeong In Người chồng Hàn Quốc tốt nghiệp đại học và người vợ Việt Nam cũng
được học đại học Mẹ chồng và chồng ép vợ Việt dạy tiếng Hàn thay vì dạy tiếng
Việt cho con Hơn nữa, chồng và mẹ chồng nhấn mạnh rằng họ cần học tiếng Hàn
dé trở thành người Hàn Quốc vì đứa trẻ không phải là một đứa trẻ Việt Nam mà là
một đứa trẻ Hàn Quốc Do đó, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa mẹ và con hoàn toàn
bị chặn Trong trường hợp này, ngôn ngữ Việt và người vợ được đặt ở vị trí thấp
hơn Tác giả Song Myunghee chỉ ra rằng thái độ chủ nghĩa đồng hóa của chồng đốivới vợ cũng giống như những người Hàn Quốc khác, mặc dù anh ấy là một trí thức
tốt nghiệp đại học [42]
Song Myunghee (2012) đánh giá nội dung của Tôi xin lối, Ho Ajeossi (2009)
của Lee Soonwon như sau: vì nhiều phụ nữ nông thôn đã di cư đến các thành phố
nên không có đủ phụ nữ dé kết hôn với những người độc thân ở nông thôn Dé giảiquyết van dé này, cử dân nông thôn đã mời nhiều phụ nữ Việt Nam làm vo chong
Tuy nhiên, sau khi di cư phụ nữ Việt Nam thường không thích nghi được với nông
Trang 12thôn Hàn Quốc Đặc biệt, Song Myunghee chỉ trích cuộc hôn nhân được thực hiện
bởi logic của chủ nghĩa tư bản bằng cách chỉ ra những vấn đề của hôn nhân quốc tếgiữa người Hàn Quốc và người Việt Nam bởi công ty môi giới hôn nhân [43]
Seo Seongran (2013) đã phân tích truyện ngắn của mình, “Paprika” Theotác giả, truyện ngắn Paprika tái hiện một cách công phu tình trạng bạo lực hàng
ngày đối với phụ nữ di cư Việt Nam và kêu gọi sự thay đôi trong thái độ của xã hội
Hàn Quốc đối với bao lực này [38] Yeon Namkyung (2010) cũng đã có gắng phân
tích "Paprika" Theo cô, mối quan hệ của hai vợ chồng, nhân vật chính của
“Paprika”, được đánh giá là đi đến tan vỡ [46] Tuy nhiên, đánh giá của Seo
Seongran là khác nhau Nhà văn Seo Seongran thấy rằng mặc dù hành vi của chồngChuyên là bạo lực, anh ấy đã không đây vợ Chuyên vào một tình huống cực đoan
và dẫn đến thảm họa Hơn nữa, tác giả Seo Seongran đánh giá rằng “Paprika”
không điển hình hóa phụ nữ di cư là nạn nhân hiền lành hoặc miêu tả đàn ông Hàn
Quốc trở thành người chồng áp bức của chế độ phụ hệ Nhân vật chính, Chuyên
được coi là một đối tượng tình dục một chiều từ chồng Nhưng tác giả chỉ ra rằng cô
đang khôi phục lại bản sắc của mình với cơ thể băng cách bộc lộ ham muốn của bảnthân và tự quyết định về tình dục Theo tác giả Seo Seongran, mặc dù trong các văn
xuôi khác, cuộc sống hôn nhân của phụ nữ di cư Việt Nam gần như đã kết thúc bi
thảm, nhưng ở “Paprika”, nhân vật chính Chuyên đã bộc lộ ý chí của cô như một
chủ thẻ
Lee Youngah (2015) đã phân tích Wandeuk (2008) của Kim Ryeoryung.
Theo tác giả đó, mẹ của Wandeuk là một phụ nữ di cư Việt Nam, nhưng cô ay
không phải là một người tội nghiệp va bat lực mà mang hình tượng như một đối
tượng biết cách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như một người mẹ [36]
Lee Kyungjae (2015) đã phân tích truyện ngắn, “Dong máu” (2008)*[48]
của Jeong Jiah Theo Lee Kyungjae, truyện ngắn này là một tác phẩm thé hiện rõ
mong muôn của người Hàn Quôc đê đông hóa người di cư như người Hàn Quôc và
8 Đây là năm xuất bản ban đầu Tài liệu được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn này là
phiên bản năm 2013.
Trang 13mong muốn phụ nữ di cư kết hôn dé đồng hóa như người Hàn Quốc Nhân vật
chính của tác phẩm này là một ông già chỉ làm ruộng cả đời Trên hết, ông ấy cần
một con dâu dé nối dõi tông đường trong gia đình phụ hệ của Hàn Quốc Ong ấy
gặp một cô con dâu người Việt tên Xuân, người đã đồng hóa vào văn hóa Hàn quốcnhư đồ ăn Hàn Quốc và tiếng Hàn rồi Xuân là một người Hàn Quốc gần như hoànhảo, người không bao giờ nói về Việt Nam Không có bản sắc Việt Nam hay sự độcđáo đối với Xuân Xuân đã đơn phương quen với ngôn ngữ và phong tục Hàn Quốc
mà không có sự thừa nhận và thương lượng lẫn nhau Ông ấy bày tỏ sự hài lòng vớiXuân Tuy nhiên, khi Xuân sinh ra một con cái có làn da đen như Xuân, ông ấy
“cứng lại như hóa thạch” Theo tác gia Lee Kyungjae, mặc dù Xuân dường như đã
thành công trong việc đồng hóa, ông đánh giá rằng gia đình này vẫn không vượt qua
các bức tường của chung tộc [33]
Trong các văn xuôi về phụ nữ di cư Việt Nam được tạo ra vào những năm
2000-2010, hầu như tắt cả các nhân vật nữ chính đều được thể hiện là sự khốn khổ
và bi thảm.” Do đó, phụ nữ di cư Việt Nam không được coi là một đối tượng có
mong muốn rõ ràng về di cư và có xu hướng bị loại trừ khỏi xã hội Tuy nhiên,
Wandeuk và “Paprika” cho thấy một chút ý chí dé vượt qua cuộc sông bị loại trừ
khỏi xã hội.
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tìm hiểu số phận phụ nữ di cư Việt Namđược tái hiện trong văn xuôi đa văn hóa của Hàn Quốc
Phạm vi nghiên cứu: luận văn chọn ba quyền văn xuôi được xuất bản tronghai thập ki đầu của thé ki XXI: “Paprika”(2009) (truyện ngăn) của Seo Seongran,Sương (2016) (tiểu thuyết) của Seo Seongran và Wandeuk (2007) (tiêu thuyết) củaKim Ryeoryung dé phân tích và khái quát vấn đề Tác giả luận văn không tiếp cận
? Tuy nhiên, trong thực tế, người ta không được quên rằng nhiều phụ nữ di cư từ các nước châu Á, bao gồm
Việt Nam, đã định cư thành công ở Hàn Quốc dé tạo thành một gia đình hạnh phúc Đề văn xuôi Hàn Quốc
thực sự tái hiện cuộc sống của những người di cư hôn nhân, tất nhiên cần phải miêu tả thực tế về các khía
cạnh tích cực của các gia đình đa văn hóa [12, tr 257-258]
9
Trang 14đề tài từ góc độ văn học, ngữ văn thuần túy mà phối hợp nhiều góc nhìn (có phần
thiên về xã hội học văn học) để tập trung phân tích về các khía cạnh hôn nhân vàbối cảnh di cư, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội của phụ nữ di cư Việt Nam đối với
người Han Quôc và mức độ thích ứng của ho trong xã hội Han Quoc.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài tìm hiểu về một hiện tượng xã hội thông qua tác phẩm văn họchiện đại của Hàn Quốc Do đó, hệ thống phương pháp được sử dụng có tính liênngành, bao gồm:
- Phương pháp phê bình văn học: là cơ sở để tác giả đề tài tìm hiểu và phântích tác phẩm văn học, qua đó làm rõ hình tượng nhân vật người phụ nữ di cư ViệtNamở nhiều cảnh ngộ khác nhau
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: đề tài đã vận dụng nhiều hàm lượngkhoa học từ các ngành nghiên cứu xã hội học, văn hóa học dé khám phá các vấn đềliên quan đến người phụ nữ đi cư Việt Nam và cuộc hôn nhân buồn của họ
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Các tác phẩm văn xuôi có nội dung màcuộc hôn nhân của phụ nữ di cư dẫn đến kết cục bi thảm sẽ được phân tích trước.Sau đó, kết quả được so sánh với nội dung cua “Paprika”, Sương và Wandeuk Sự
so sánh sẽ tiết lộ mức độ tính chủ thể của phụ nữ di cư Việt Nam được tái hiện
trong ba tác phâm văn xuôi nói trên Người viết sẽ xem xét những tác giả này tái
hiện sự thật cuộc sống của những người phụ nữ di cư hay không Cụ thé hơn,
nghiên cứu đó sẽ đo lường mức độ hiểu biết của các tác giả về văn hóa Việt Nam
thông qua toàn bộ quá trình tái hiện.
6 Đóng góp của nghiên cứu
- Đề tài cung cấp nguồn tư liệu mới về văn học đương đại Hàn Quốc viết vềngười Việt Nam, trong đó, hình ảnh người phụ nữ di cư và những cuộc hôn nhân bấttrac của họ góp phần giúp người đọc nhận thức rõ hơn về hiện trạng đời sống tinh
thân và vật chât của họ.
10
Trang 15- ĐỀ tài có giá trị tham khảo cho sinh viên ngành Việt Nam học, Đông
phương học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học ở một số trường đại học Việt Nam
và Hàn Quốc.
- Đề tài cũng có giá trị nhận thức lại đối với phần đông các nhà văn Hàn
Quốc, những người viết về phụ nữ Việt Nam với đôi mắt có phần một chiều và như
là nạn nhân mãi mãi của xã hội Han Quoc.
7 Cau trúc của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Phụ nữ Việt Nam nhìn từ bối cảnh văn hóa-xã hội Hàn Quốc
Chương 2: Hôn nhân của phụ nữ di cư với người Hàn Quốc: một vài điểm nhìn từ
nhà văn Hàn Quốc Chương 3: Đời sống di cư của phụ nữ Việt Nam ở các gia đình đa văn hóa trong ba
tác phẩm “Paprika”, Sương, và Wandeuk
11
Trang 16CHƯƠNG 1
PHY NU VIỆT NAM NHÌN TU BOI CANH
VAN HOA-XA HOI HAN QUOC
1.1 Bối cảnh di cư của phụ nữ Việt Nam sang Hàn Quốc thông qua hôn nhân
Do tỷ lệ tử vong đàn ông bởi chiến tranh và sự di cư của đàn ông ra nướcngoài tăng nhanh, vào năm 1989, Việt Nam thành một trong những nước có mắt cânbằng giới tính nghiêm trọng Do đó, phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi kết hôn đã gặp
khó khăn khi tìm đối tượng kết hôn trong nước Thay vào đó, nhiều phụ nữ Việt
Nam đã kết hôn với đàn ông nước ngoài Theo dif liệu nhân khẩu học Thành phó HồChí Minh, số lượng phụ nữ Việt Nam và đàn ông nước ngoài kết hôn với nhau tănglên nhanh Số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài vào năm 1993 là 109
người, vào năm 1998 là 4393 người và vào năm 2001 là 27544 người [14] Điều
này cho thấy số phụ nữ trong độ tuổi kết hôn nhiều hơn số đàn ông trong độ tuổi kết
hôn.
Ở Hàn Quốc, kề từ những năm 1980, số nam giới trong độ tuổi kết hôn đãvượt xa số nữ giới do mat cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệsinh thấp do tư tưởng thích con trai Đặc biệt, do quá trình công nghiệp hóa và đô
thị hóa, tình trạng di cư của phụ nữ ra khỏi khu vực nông thôn diễn ra gay gắt hơn.Trong những năm 1980, số nam giới trong độ tuôi kết hôn từ 25 đến 29 tuổi bắt đầuvượt quá 8% so voi số nữ giới, và vào năm 2000, tỷ lệ vượt quá 30% [28, tr 15]
Khi xem xét thống kê tỷ số giới của hai nước, có thể biết cơ sở cho việc kếthôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc đã hình thành, và thực tế, hôn
nhân quốc tế giữa phụ nữ và đàn ông giữa hai nước là do mat cân bằng giới tính
Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính giữa nam và nữ ở Việt Nam đã bắt đầu cải thiện từ cuối
những năm 1990 và hiện nay là không đáng kể Ngược lại ở các vùng nông thôn,
nhiều phụ nữ trong độ tuôi kết hôn, có xu thế lấy người nước ngoài, mặc dù số
không thiếu đàn ông ở độ tuôi kết hôn Vì tình trạng này, hiện tượng số nam giới
12
Trang 17nhiều hơn số nữ giới trở nên tram trong hơn [2]'° Có thé thấy nguyên nhân khiến
phụ nữ Việt Nam muốn di cư ra nước ngoài ban đầu do Việt Nam thiếu nam giới,
nhưng mặt khác, tình trạng di cư kết hôn ra nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra không
phụ thuộc vào số lượng nam giới mà do những quan niệm khác liên quan đến tài
chính, hy vọng đổi đời, mong muốn được người trong làng xóm, dòng họ đánh giá
mình cao hơn Việc tiếp tục gia tang tỷ lệ di cư kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và
đàn ông Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi cơ cầu nhân khẩu mà có sự mat cân bằng giới
tính, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn
hóa của việc di cư của phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài.
Ở Việt Nam, trước thời kì Đổi Mới(1986), khối lượng công việc nội trợ củaphụ nữ không lớn, nhờ vào bếp ăn tập thê và cơ sở giữ trẻ Tuy nhiên, sau Đổi Mới,
cường độ lao động nữ bắt đầu tăng lên do lao động giúp việc gia đình được trả lại
cho mỗi hộ gia đình và điều kiện lao động cũng trở nên khó khăn Ví dụ, như với
việc nuôi dạy con cái mà vốn thuộc trách nhiệm của phụ nữ, trước đây, cường độ
lao động không vất vả cho nên có thể lao động và chăm sóc gia đình ở một mức độ
nào đó, nhưng đến giai đoạn này, việc vừa làm và vừa chăm sóc gia đình cùng một
lúc đã trở nên hầu hết bất khả Nguyên nhân là do thời gian mẹ nghỉ sinh bị rút ngắn,
làm tăng cường độ và kéo dài thời gian lao động Và bởi vì nhà nước không đảm
bảo việc làm hoặc nhà ở, người phụ nữ không những bị gánh nặng gia đình mả còn
phải lo com áo gạo tiền, nhưng do học vấn thấp mà da số họ đều thất nghiệp Nếu
không thì họ phải làm trong những công việc tay nghề thấp, cường độ cao, thời gian
lao động dài, lương thấp Do đó, lao động của phụ nữ chủ yếu tập trung ở các cơ sở
kinh doanh gia đình nghèo, nhà hàng, các ngành dịch vụ khác và giáo dục trẻ sơ
sinh [6, tr 240]
Nhìn chung, trong xã hội Việt Nam sau Đôi Mới, nam giới chủ yếu làm
những công việc có tay nghề cao, được trả lương cao, trong khi phụ nữ bị loại ra
khỏi cơ cấu thị trường lao động Do đó, phụ nữ đã chuyên sự chú ý của họ sang di
'° Theo số liệu của Cục Thống kê Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 1999, dân số nông thôn cả nước có
2.931.811 nam và 2.885.908 nữ trong độ tuổi 24-29, với tỷ lệ giới tính là 101,59.
13
Trang 18cu nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội kinh tế tốt hơn Những phụ nữ ở trình độ họcvấn thấp và không có kỹ năng đặc biệt đã di cư bằng cách kết hôn với đàn ông ở
nước ngoài dé có cuộc sống kinh tế tốt hơn Việc kết hôn với một người đàn ông
Hàn Quốc cũng vì lý do này [28, tr 18]
Từ năm 2000 đến 2005, phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc chủ yếu làngười gốc miền Nam Bắt đầu từ sau mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và HànQuốc đến khoảng năm 2010, phụ nữ Việt Nam di cư sang Hàn Quốc chủ yếu là từ
các khu vực phía Nam, trong đó nhiều người đến từ Đồng bằng sông Cửu Long
Sau đó, mặc dù số lượng phụ nữ từ miền Bắc kết hôn với đàn ông Hàn Quốc tăng
lên, nhưng vẫn có nhiều phụ nữ từ miền Nam (Tây Nam bộ) hon!! [24, tr 237]
Theo một nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam di cư sang Hàn Quốc, hầu hết họ
đều có nguồn gốc, quê quán ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; họ mong muốn
lây đàn ông Hàn Quốc vì muốn thoát nghèo và vun vén gia đình [39, tr 75] Trướckhi kết hôn, họ sống như những nông dân và ngư dân nghèo ở quê nhà, hoặc làm
công nhân nhà máy thu nhập thấp ngay cả khi họ sống ở các thành phố lớn Sau khikết hôn với người đàn ông Hàn Quốc, khoảng 70% trong số họ đã chuyên tiền để
giúp đỡ gia đình [24, tr, 238]
Ké từ thập ki 90 của thế ki XX đến nay, tình hình kinh tế Việt Nam và quátrình toàn cầu hóa dẫn đến sự trao đổi tích cực về lao động cũng như vốn và hàng
hóa, khiến số lượng người di cư ra nước ngoài tăng lên nhanh Theo số liệu thống
kê của IMF năm 2003, kiều hối của họ từ nước ngoài về Việt Nam trở thành nguồn
thu ngoại tệ chính của Việt Nam, đạt 2,1 ty USD, tương đương 3% GDP của Việt
Nam (tat nhiên, số tiền này cũng bao gồm cả tiền gửi từ các cư dân nước ngoài củaViệt Kiều) Khi sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nguồn kiều hối ngày
càng tăng, chính phủ đã đưa ra nhiều điều khoản về lao động và di cư dé khuyến
khích di cư và chuyền tiền [5, pg 34-39 trong 28, tr 19 recitation] Di cư kết hôn
"| Tai tinh Cà Mau trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trên 1.500 cuộc kết hôn quốc tế với nam giới Hàn Quốc trong khoảng 9 tháng từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006, với trung bình 5 cuộc kết hôn
trở lên mỗi ngày [24, tr 237]
14
Trang 19cũng liên quan đến tình hình kinh tế này ở Việt Nam, và tiền gửi của phụ nữ di cư
đã kết hôn cũng đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam
Mặc dù lý do kết hôn của đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam chủ yếu là
yếu tố kinh tế nhưng không thé coi nhẹ yếu tô văn hóa Việt Nam Đặc biệt, cần hiểubiết cụ thể hơn về văn hóa miền Nam, nơi đang diễn ra nhiều vẫn đề về kết hôn
quốc tế Ở miền Bắc, phụ nữ tương đối phụ thuộc vào chồng và g1a đình của họ.
Nhìn chung, họ có địa vị thấp trong gia đình vi yêu tố phụ hệ tương đối mạnh mẽ
dưới ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo Trung Quốc Ngược lại, cư dân miền Nam
Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống gia đình và họ hàng Đông Nam Á nên
nó mang nhiều yếu tố của quan hệ họ hàng theo cả hai bên, phụ hệ và mẫu hệ Yếu
tố phụ hệ tương đối yếu và quyền lực của phụ nữ trong gia đình khá cao so với phụ
nữ miền Bắc
Mặt khác, văn hóa miền Nam được pha trộn với văn hóa Cham, Khmer,Trung Quốc và phương Tây, khiến người miền Nam cởi mở và tự do hơn nhiều so
với người miền Bắc, và phụ nữ cũng không ngoại lệ Do đặc điểm của môi trường
tự nhiên phía Nam Việt Nam, người dân có lối sống phóng khoáng, quan hệ cộng
đồng làng xã không thực sự chặt chẽ Người phụ nữ trở nên năng động và đủ tự chủ
dé đi đến bat kì vùng nào khu vực miền Tây Nam bộ và tham gia các hoạt động
thương mai [11, tr 179-180] Vì vậy, phụ nữ miền Nam tương đối tiếp xúc tự do với
người ngoài, và người ta có thé đoán rằng xu hướng này có thé dẫn đến sự rộng rãi
trong hôn nhân quốc tế Trong bối cảnh đó, chúng ta có thé hiểu tại sao các cuộc
hôn nhân quốc tế với đàn ông Đài Loan và Hàn Quốc thường được thực hiện với
phụ nữ miền Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long
Cuối cùng, làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) ở Việt Nam cũng đang ảnh hưởng
đến sự gia tăng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc Làn sóng HànQuốc ở Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ trẻ Việt Nam, đặc biệt họ bị thu hútbởi sự bắt chước về thời trang như trang điểm, kiểu tóc, trang phục của các nhân vậttrong phim và việc tiêu thụ các sản phẩm khác của làn sóng này Phụ nữ nông thônViệt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi các thông tin hào nhoáng trên đài truyền hình
15
Trang 20Nhiều phụ nữ nông thôn Việt Nam quyết định kết hôn với đàn ông Hàn Quốc vì họ
mơ hồ khao khát Han Quốc và muốn sang Hàn Quốc.
Chính phủ Việt Nam quy định việc kết hôn quốc tế phải được môi giới và hỗtrợ bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Tuy nhiên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, do đôi khi thiếu
năng lực, các cuộc hôn nhân quốc tế đã được thực hiện với sự giúp đỡ của các công
ty môi giới tuyên dụng phụ nữ tư nhân Trong thực tế, hầu hết các cuộc hôn nhân
quốc tế thường được thực hiện bởi các công ty môi giới hôn nhân tư nhân, không
phụ thuộc vào Hội Liên hiệp Phụ nữ [15, tr 111-117]
Phần lớn lý do giúp đàn ông Hàn Quốc có thê gặp phụ nữ Việt Nam kết hôntại Hàn Quốc là do các công ty môi giới hôn nhân Hàn Quốc có mối quan hệ quen
biết với các công ty môi giới hôn nhân Việt Nam Những công ty môi giới hôn nhân
Hàn Quốc này ban đầu tham gia vào các cuộc hôn nhân quốc tế chủ yếu dành cho
phụ nữ Trung Quốc và Philippines Kê từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan
hệ ngoại giao vào năm 1992, các công ty môi giới hôn nhân Hàn Quốc đã tích cực
hơn trong việc thúc day hôn nhân của phụ nữ Việt Nam và nam giới Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, trình độ học van trung bình của toàn dân đã tăng lên và tỷ lệ
phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế cũng tăng lên Do đó, khi độ tuổi kết hôntrung bình của phụ nữ tăng lên, việc kết hôn của phụ nữ bị trì hoãn và các trường
hợp độc thân cũng gia tăng Kết quả là đàn ông Hàn Quốc rơi vào tình trạng tương
đối khó khăn trong việc tìm kiếm vợ trong thị trường hôn nhân trong nước Đặc biệt,
do phụ nữ sống ở nông thôn và làng chải di cư đến các thành phó, nơi có nhiều cơ
hội làm kinh tế nên nam giới ở nông thôn và làng chài rất khó tìm được một người
phụ nữ dé kết hôn Và những người đàn ông nghèo và có trình độ học van thấp sống
ở thành phố cũng gặp khó khăn như những người đàn ông ở nông thôn và làng chài
khi tìm kiếm người làm vợ [24, tr 228] Trong tình huống này, các công ty môi giới
hôn nhân Hàn Quốc đã bắt tay với các công ty môi giới hôn nhân Việt Nam dé tích
cực quảng bá hôn nhân của phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc
Trong thời gian này, phụ nữ Việt Nam có xu hướng kết hôn với đàn ông Đài
Loan; việc kêt hôn với đàn ông Hàn Quôc chỉ băt đâu từ năm 1992, sau khi có quan
16
Trang 21hệ ngoại giao với Hàn Quốc Như đã đề cập trước đó, kết hôn của phụ nữ Việt Nam
với đàn ông Hàn Quốc đã tăng từ 109 năm 1993 lên 27544 vào năm 2001, và sau đótăng nhanh hơn, vượt qua số phụ nữ Trung Quốc kết hôn với đàn ông Hàn Quốc
trong năm 2016 [51]
Tóm lại, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trong số các cuộc kếthôn quốc tế ké từ khi nền kinh tế thị trường ra doi Số lượng phụ nữ Việt Nam kết
hôn với đàn ông Hàn Quốc cũng tăng cao Một số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn
Quốc là người miền Trung và miền Bắc, nhưng đa số là phụ nữ miền Nam
Trong giai đoạn bùng phát, đàn ông Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ Trung
Quốc nhiều nhất hưng hầu hết những phụ nữ Trung Quốc đó là người dân tộc Hàn
sông như một nhóm dân tộc thiêu số (dân tộc Triều Tiên) ở Trung Quốc Do đó phụ
nữ Việt Nam mới thực sự là những phụ nữ nước ngoài kết hôn với đàn ông Hàn
Quốc nhiều nhất Những phụ nữ khác kết hôn với đàn ông Hàn Quốc chủ yếu đến từ
các nước châu A, bao gồm Philippines, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Mông Cổ
và Uzbekistan Bước sang thé kỷ 21, Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyền mình thành
một xã hội đa văn hóa đa sắc tộc, không còn là một quốc gia dân tộc thuần nhất
Xét về bối cảnh đi cư của phụ nữ Việt Nam tại thời điểm kết hôn, Phụ nữ
Việt Nam có mong muốn được sống giàu có thông qua các cơ hội kinh tế khác nhau
tại Hàn Quốc và mong muốn giúp đỡ gia đình họ ở Việt Nam Mặt khác, người đàn
ông Hàn Quốc có thê kết hôn thông qua phụ nữ Việt Nam và sinh con trong hoàn
cảnh xã hội Hàn Quốc mà họ không thể kết hôn Làm như vậy, người đàn ông Hàn
Quốc có hy vọng sẽ kế thừa được thế hệ của gia đình và hiếu thảo với bố mẹ Tuy
nhiên, trong hôn nhân thực tế, cả hai bên khó đạt được chức năng thuần túy của hôn
nhân quôc tê như họ mong muôn.
1.2 Phụ nữ Việt Nam và văn hóa xã hội Hàn Quốc
Hầu hết phụ nữ Việt Nam đều gặp phải những rào cản khó khăn khi sangHàn Quốc và bắt đầu cuộc sống hôn nhân Một trong những rào cản là người Hàn
Quôc có thái độ tương đôi độc tài đôi với người nước ngoài, không châp nhận người
17
Trang 22lạ thuộc về cộng đồng người Hàn Quốc Xu hướng loại trừ này bắt nguồn từ chủ
nghĩa gia đình của Hàn Quốc Chủ nghĩa gia đình ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu
sắc tinh thần Nho giáo, tập trung vào mối quan hệ giữa bé và con trai trong cuộc
song gia đình Đặc biệt, mối quan hệ giữa bố và con trai ca là rất quan trong Còn
người con trai cả thì chăm sóc bố (mẹ) bằng tinh thần hiếu thảo Và khi bố me quađời, con trai cả sẽ thực hiện các nghi lễ của họ Điều này có nghĩa là quyền lực và vịtrí của người bố được giao cho con trai cả, và thế hệ của gia đình được truyền lại
Đó là lý do tại sao các gia đình Hàn Quốc được cho là phụ hệ vì họ coi trọng nam
giới là trung tâm, con trai cả phải là con trai ruột của bồ, gia đình Hàn Quốc được
cho là một gia đình tập trung vào quan hệ huyết thống (thuần huyết) Con gái khôngquan trọng trong đời sống gia đình vì con gái sau khi kết hôn sẽ chuyền về nhà
chồng Người con gái đóng vai trò nối dõi huyết thống của nhà chồng bằng cách
sinh ra con trai ở nhà chồng Tuy nhiên, nếu người con gái không sinh được con trai
thì phải chịu sự áp bức nặng nè của gia đình chồng
Vì vậy, các gia đình Hàn Quốc không muốn nhận những người có nguồn
gốc khác nhau làm thành viên trong gia đình Vì lý do này, họ có xu hướng độc tài
và không mở cửa cho các gia đình và nhóm họ hàng có nguồn gốc khác nhau Khi
xu hướng này được mở rộng và áp dụng cho người nước ngoài, tính độc quyền trở
nên mạnh mẽ hơn và thậm chí dẫn đến phân biệt đối xử với người nước ngoài.
Trong lịch sử, khi Trung Quốc và Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc và quấy rối ngườiHàn Quốc rất nhiều, người Hàn Quốc có ý thức từ chối người nước ngoài; đây cũng
là một lý do quan trọng tạo nên tính cách độc đoán của người Hàn [23, tr 110] Từ
đây, có thể giải thích thái độ kì thị, phân biệt đối xử của các gia đình Hàn Quốc đốivới phụ nữ nước ngoài đến Hàn Quốc thông qua các cuộc hôn nhân quốc tế
Không có gì khó hiểu khi phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Hàn Quốc
và sống ở Hàn Quốc phải trải qua tinh trạng bị phân biệt đối xử Tat nhiên, xu
hướng độc quyền này không chỉ dành riêng cho phụ nữ Việt Nam Phụ nữ đến từ
các quốc gia châu Á khác, chăng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, TháiLan, Campuchia, Mông Cô và Uzbekistan, cũng bị coi là những người xa lạ và bị
18
Trang 23phân biệt đối xử Ngay cả phụ nữ người Triều Tiên (gốc Hàn) đến từ Trung Quốc
cũng bị người Hàn Quốc không xem trọng
Phụ nữ di cư kết hôn với đàn ông Hàn Quốc phải chịu nhiều thành kiến và
sự phân biệt đối xử trong gia đình chồng Như chúng ta đã thấy, vì các gia đình HànQuốc theo truyền thống quan hệ dòng họ với quyền gia trưởng mạnh mẽ, con dâu
phải song một cuộc sống phụ thuộc vào cả chồng và gia đình Vì vậy, họ không có
quyền phát ngôn trong gia đình và không thê bày tỏ ý kiến của mình Trong gia đình,
người đàn ông (chồng) đóng vai trò là người hỗ trợ sinh kế Tuy nhiên, con dâu chỉ
nên tập trung vào các hoạt động tái sản xuất như phục vụ mẹ chồng, dọn dep và nấu
nướng, nội trợ, sinh con và nuôi dạy con cái [25, tr 54]
Hầu hết các công ty môi giới hôn nhân ở Hàn Quốc không cung cấp thôngtin chính xác về phụ nữ Việt Nam và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa gia đìnhViệt Nam cho đàn ông Hàn Quốc và gia đình họ khi tiến hành hôn nhân Và các
công ty môi giới hôn nhân Việt Nam cũng không cung cấp cho phụ nữ Việt Nam
thông tin chính xác về văn hóa gia đình Hàn Quốc Các công ty môi giới hôn nhân
Hàn Quốc giải thích với đàn ông Hàn Quốc rằng truyền thống gia đình của Việt
Nam cũng giống như của Hàn Quốc vì Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Nho
giáo Vì vậy, các công ty môi giới quảng cáo rằng nếu một phụ nữ Việt Nam kết hôn
với một người đàn ông Hàn Quốc, cô ấy sẽ tôn trọng bố mẹ chồng, phục vụ chồng
tốt, ngoan ngoãn, nuôi dạy con cái tốt, đảm đương việc nhà Tuy nhiên, đây là thông
tin sai lệch về phụ nữ Việt Nam và văn hóa gia đình Việt Nam Trên thực tẾ, những
người đàn ông Hàn Quốc và bố mẹ họ đón phụ nữ Việt Nam làm dâu thường lay
chồng vì tin vào lời quảng cáo “xuyên tạc” này của các công ty môi giới hôn nhân
Hậu quả của những cuộc hôn nhân mà không có sự hiểu biết chính xác về văn hóa
của nhau có thé dẫn đến xung đột nghiêm trọng
Như đã đề cập ở trên, phần lớn phụ nữ Việt Nam đến nông thôn Hàn Quốc
là từ phía Nam thành phó Hồ Chí Minh, nơi truyền thống phụ hệ còn yếu, đặc biệt
là từ đồng bằng sông Cửu Long Vì vậy, sau khi đến Hàn Quốc, họ cảm thấy xa lạ
và bất đồng với văn hóa gia đình gia trưởng của Hàn Quốc [28] và đôi khi bị sốc
19
Trang 24hay thất vọng Vai trò và vị trí được giao cho họ trong gia đình là điều mà họ chưa
bao giờ tưởng tượng được khi ở Việt Nam Ngược lại, người chồng Hàn Quốc và
gia đình lại trách móc con dâu là phụ nữ Việt Nam, không biết hiéu kính bố mẹ,
không phục chong
Trước hết, khó khăn lớn nhất mà một phụ nữ Việt Nam di cư gặp phải làkhông thê giao tiếp với chồng vì không nói được tiếng Hàn Khi bắt đầu cuộc sốngkết hôn, các người chồng Hàn Quốc hau như không bao giờ nghĩ đến việc giúp đỡ
vai trò của người vợ trong nhà vì nhận thức về vai trò giới có tính gia trưởng và
phân biệt giới tính Vì người vợ Việt Nam không nói được tiếng Hàn, cô ấy không
thê làm cho cuộc sống gia đình của mình suôn sẻ nếu không có sự giúp đỡ của
chồng Tuy nhiên, người chồng chỉ ép vợ học văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc, cònngười chồng thì không sẵn sàng tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam
Mẹ chồng Hàn Quốc cũng đang đưa ra những khó khăn cho con dâu Việttrong quá trình thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc Những người mẹ chồng Hàn
có quan niệm sâu sắc về vai trò giới tính truyền thống và gia trưởng trong gia đình
Hàn Quốc, nên con dâu Việt Nam rất khó sống theo nhu cầu của mẹ chồng [4] Họ không thé thoát khỏi mâu thuẫn với mẹ chồng Đặc biệt, do thái độ thích con trai
hơn con gái của các mẹ chồng Hàn Quốc, mâu thuẫn ngày càng gia tăng nếu con
dâu không thé sinh con trai [40]'* Hàn Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng của cùngmột nền văn hóa Nho giáo Song, tư tưởng thích con trai của Hàn Quốc mạnh hơn
nhiều so với Việt Nam Đó chính là căn nguyên gây xung đột lớn trong nội bộ gia
đình Hàn Quốc
Một điểm khác biệt khác về giá trị giữa Việt Nam và Hàn Quốc là ở Việt
Nam, trách nhiệm cơ bản của con cái là cung cấp hỗ trợ tài chính cho các gia đình
không phân biệt con trai và con gái Phụ nữ Việt Nam có nền tảng văn hóa ở Việt
Nam hỗ trợ bố mẹ thông qua các hoạt động kinh tế ngay cả trước khi kết hôn và
!? Khoảng những năm 2000, xã hội Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi về văn hóa từ gia đình theo truyền
thống Nho giáo trong quá khứ thành văn hóa chấp nhận ca con gái không phân biệt nam nữ Tuy nhiên,
dù văn hóa này trở nên chủ đạo hơn, nhưng phân biệt con gái với con trai trong gia đình hôn nhân quốc
tế Việt-Hàn vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng ưa thích nam giới [28, tr 72]
20
Trang 25trang trải chi phí sinh hoạt của chị gái đã kết hôn và các cháu [18] Và ké cả sau khikết hôn, phụ nữ Việt Nam coi đó như một nghĩa vụ tự nhiên là phải tiếp tục chu cấp
và chăm sóc cho gia đình của mình Đàn ông Hàn Quốc lấy vợ ít hiểu biết về văn
hóa Việt Nam này Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng trở nên rất sâu sắc khi
người vợ nói chuyện gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam Các công ty môi giới hônnhân quốc tế đã phớt lờ những khác biệt về văn hóa và môi trường giữa hai quốc gia.Các công ty đã tạo ra cau trúc hôn nhân dé cuộc hôn nhân được quyết định chỉ
thông qua một hoặc hai cuộc họp Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam di cư vào Hàn
Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hôn nhân, hơn nữa về mặt xã hội, việc
hòa nhập vào lối sống, văn hóa Hàn Quốc trở nên khó khăn, dẫn đến cuộc sống của
ngữ Hàn Quốc, âm thực Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc Thay vào đó, chính phủ
Hàn Quốc không dạy người Hàn Quốc, đặc biệt là chồng Hàn Quốc về ngôn ngữ
Việt Nam, 4m thực Việt Nam va van hóa Việt Nam Một cách khách quan, chính
phủ Hàn Quốc cần thực hiện chính sách giáo dục cho phép vợ Việt Nam học văn
hóa Hàn Quốc và chồng Hàn Quốc học văn hóa Việt Nam cùng nhau [40]
Giờ đây, dé Hàn Quốc phát triên nhanh chóng, chính phủ Hàn Quốc sẽ phải
có những thay đổi phù hợp với thời đại toàn cầu hóa Giờ đây, câu chuyện buộc phụ
nữ kết hôn quốc tế chỉ được đồng hóa đơn phương là một vấn nạn thực sự Mặt
khác, cần thừa nhận rằng hội nhập quốc gia thực sự phải được thực hiện trên cơ sở
lai tạo văn hóa, đa dạng văn hóa.
Tiểu kết
Nguyên nhân khiến phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài kết hôn do mắt cân bằng
21
Trang 26giới tính, nhưng có thê nói, yếu tố chính trị và kinh tế tác động mạnh hơn Sau thời
kì Đổi mới, khi xã hội Việt Nam hình thành cấu trúc thị trường lao động mới, trong
đó phụ nữ bị loại trừ khỏi những công việc có tay nghề cao / lương cao, phụ nữ bắt
đầu quan tâm đến việc di cư ra nước ngoai dé tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hon Một
số phụ nữ có trình độ học vẫn thấp và không có kỹ năng đặc biệt đã quyết định di
cu bằng cách kết hôn với đàn ông nước ngoài dé tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn vềmặt tài chính Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc cũng sang Hàn Quốc vì lý do
này trong hau hết các trường hợp Đặc biệt, phần lớn phụ nữ Việt Nam lay chồng
Hàn Quốc đều là người miền Nam Việt Nam, và lối sống cởi mở, tự do của họ đã
gop phan làm tăng số lượng các cuộc kết hôn quốc tế Ngoài ra, văn hóa Hallyu lanrộng ở Việt Nam cũng ảnh hưởng đến hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông
Hàn Quốc Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cuộc hôn nhân thực tế của họ
không bao giờ dễ dàng Xét bối cảnh và mục đích kết hôn của phụ nữ Việt Nam
cũng như bối cảnh và mục đích kết hôn của đàn ông Hàn Quốc tại thời điểm kết hôn,
hôn nhân có thể có lợi cho cả hai bên Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cuộc
hôn nhân thực tế của họ thường không được như ý muốn
Không giống như hệ thống gia đình ở Việt Nam (đặc biệt là miền Nam Việt
Nam), gia đình Hàn Quốc có chế độ gia trưởng rất mạnh mẽ vì họ theo truyền thong
phụ hệ Vì vậy, phụ nữ Việt Nam khi trở thành con dâu của gia đình Han Quốc phải
sống cuộc sống phục tùng tat cả thành viên nhà chồng Họ không thé biểu lộ ý kiến
của mình, không có quyền sở hữu tài sản, và không có quyền kinh tế Vai trò của họ
chỉ giới hạn ở việc sinh con và chăm sóc con cái, chăm sóc mẹ chồng, dọn đẹp, nấu
ăn và các công việc gia đình khác Đặc biệt, họ không tránh khỏi xung đột với mẹ
chồng trong cuộc sống gia đình Hơn nữa, do người chồng thường có quan niệm giatrưởng và thiên vị về vai trò giới nên ít có nhận thức răng họ nên giúp vợ ở nhà Vì
Việt Nam và Hàn Quốc có văn hóa gia đình khác nhau như vậy nên phụ nữ Việt
Nam di cư sang Hàn Quốc theo diện kết hôn không thê thích nghi với cấu trúc gia
trưởng của gia đình Hàn Quốc và gặp nhiều khó khăn trong hôn nhân
22
Trang 27CHƯƠNG 2
HON NHÂN CUA PHY NU DI CƯ VỚI NGƯỜI HAN QUOC: MỘT
VAI DIEM TỪ GÓC NHÌN CUA NHÀ VĂN HAN QUOC
2.1 Lạ hóa của phụ nữ di cư trong thời đại chủ nghĩa tư bản toàn cầu
Trong thời đại toàn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản toàn cầu, một thị trường hôn
nhân toàn cầu đã xuất hiện Di cư kết hôn diễn ra trong bối cảnh khoảng cách ngày
càng gia tăng giữa nghèo đói và giàu có Di cư kết hôn ngày nay là cách hiệu quả
nhất và được xã hội chấp nhận nhất đề đạt được địa vị xã hội và an ninh kinh tế chophụ nữ ở các nước nghèo hoặc các cộng đồng nghèo Những phụ nữ này có thé sử
dụng phương thức di cư kết hôn để có cơ hội tốt hơn trong cuộc sống Đặc biệt, phụ
nữ đến từ các nước nghèo châu Á tự chọn đi cư kết hôn, đây có thể là cơ hội và
đồng thời nguy co Họ chịu nhiều khó khăn trong quá trình di cư và định cư ở xã
hội Hàn Quốc
Do ngày càng số phụ nữ nước ngoài di cư đến Hàn Quốc đề kết hôn tăng lên,
xã hội Hàn Quốc không còn bền vững như một xã hội đơn sắc tộc và đang chuyên
đổi thành một xã hội da văn hóa và đa dân tộc Do đó, van đề về phụ nữ di cư,
những người trước đây không được quan tâm, bat đầu nổi lên đáng ké Truyền
thông Hàn Quốc đã đưa tin về động cơ kết hôn và cuộc hôn nhân của họ giữa phụ
nữ di cư và đàn ông Hàn Quốc Theo các phương tiện truyền thông, hầu hết phụ nữ
di cư đã kết hôn chọn đến Hàn Quốc đề kiếm tiền phụ giúp gia đình ở quê nhà Vàđàn ông Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ nước ngoài vì họ gặp khó khăn trong việc
tìm bạn đời ở Hàn Quốc Họ muốn có con trai nối dõi tông đường (huyết thống) của
gia đình phụ hệ (dù là sinh con với người phụ nữ nước ngoài), đồng thời đảm bảo
sức lao động trong gia đình Tuy nhiên, điều mà giới truyền thông quan tâm nhất là
hôn nhân của họ được thực hiện bởi những nhà môi giới hôn nhân quốc tế với bản
chat thương mại Hau hết các công ty môi giới hôn nhân quốc tế thường lừa phụ nữnước ngoài kết hôn bằng cách cung cấp cho họ thông tin sai lệch về đàn ông Hàn
Quoc Người ta thường nói răng vi hôn nhân được thành bởi người môi giới có liên
23
Trang 28quan đến tiền, những người đàn ông Hàn Quốc đưa tiền có xu hướng coi phụ nữ đó
như một vật sở hữu hơn là một con người Vì khía cạnh tiêu cực này, truyền thông
Hàn Quốc đã cạnh tranh đưa tin bất cứ khi nào các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
gia đình của các gia đình hôn nhân quốc tế Trọng tâm của vấn đề được các phươngtiện truyền thông đưa tin là phụ nữ di cư phải chịu sự bóc lột và bạo lực tình dục từđàn ông Hàn Quốc và cuối cùng kết thúc cuộc sống hôn nhân của họ trong thảm họa.Báo cáo của các phương tiện truyền thông là do một quan điểm hạn hẹp cho rằng
phụ nữ di cư bị bóc lột trong khuôn khổ cơ cấu kinh tế tân tự do Do đó, các phương
tiện truyền thông không coi phụ nữ di cư là một chủ thể của cuộc sống mà là một
tồn tại bị “đối tượng hóa” [38, tr 249]
Hầu hết các nhà văn Hàn Quốc đều chấp nhận những gì truyền thông đã mô
tả rập khuôn về cuộc sống của phụ nữ di cư Vì vậy, trong các tác phâm của mình,
các tác giả miêu tả những phụ nữ di cư là nạn nhân của bạo lực và ngược đãi phải
đối mặt với những hậu quả thảm khốc Tức là họ được miêu tả là đối tượng của sự
cảm thông và lòng trắc an Xu hướng tái hiện như vậy trong các tác phẩm văn học
có thé ngăn chặn khả năng phụ nữ di cư “có thể được hình tượng hóa là một chủ thểchủ động chọn cách sông của mình, mơ về tình yêu và tiến về phía trước.” [38, tr
255] Trong 2.1 phần này, trước tiên, các tác phâm có cốt truyện mà hôn nhân giữa
phụ nữ di cư và đàn ông Hàn Quốc dẫn đến bị phá hủy sẽ được xem xét
Các tác phẩm văn học tái hiện cuộc hôn nhân của những phụ nữ di cư dẫn
đến sự kết thúc thê thảm đã bắt đầu với các tác phẩm văn học về phụ nữ dân tộc
Triều Tiên Điều này là do người dân tộc Triều Tiên là những người nước ngoài đầutiên bắt đầu kết hôn với đàn ông Hàn Quốc Vì vậy, quốc tịch của những người phụ
nữ xuất hiện trong các tác phâm văn học miêu tả các gia đình đa văn hóa ở giai
đoạn đầu chủ yếu là về dân tộc Triều Tiên (người Trung Quốc gốc Hàn) Điều này là
do người Hàn Quốc (đàn ông Hàn Quốc) tránh kết hôn với các nhóm dân tộc khác
và ưa thích dân tộc Triều Tiên sống ở Trung Quốc có cùng huyết thống nếu có thể
do thói quen hôn nhân dựa trên thuần huyết chủ nghĩa Tuy nhiên, khi thị trường
hôn nhân quôc tê trở nên sôi động, các đôi tượng kêt hôn quôc tê của đàn ông Hàn
24
Trang 29Quốc đã mở rộng sang cả phụ nữ nước ngoài thuộc các nguồn gốc khác nhau Hầuhết những phụ nữ nước ngoài này đến từ châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu nhất về cuộc hôn nhân của đànông Hàn Quốc với phụ nữ dân tộc Triều Tiên là truyện ngắn “Cây pingguoli của côay” (2006)[17] của Han Sooyoung Nhân vat chính của tác phẩm này là một phụ nữTrung Quốc gốc Hàn sống ở Trung Quốc tên là Manja Cô kết hôn với một người
đàn ông Hàn Quốc đề kiếm tiền chữa bệnh cho bó Việc sây thai nhiều lần đã khiến
cô không thé sinh con và bị chồng bạo hành bằng bạo lực và ngoại tình Tuy nhiên,
cô vẫn làm thợ may trong một xưởng may làm quần áo phụ nữ để vượt qua cảnh
nghèo khó, nơi cô không được đối xử đúng mực Cô chịu đựng nỗi đau mà cô phảichịu đựng bên trong và bên ngoài gia đình, và lý do đó là dé gửi lời mời cho em trai
của cô ở Trung Quốc đến Hàn Quốc Chồng của cô là Dongbae, không gửi thư mời,
thậm chí còn lay trộm số tiền mà cô tiết kiệm được dé gửi tiền cho thuốc cho bố cô
Cuối cùng, cô giết chồng bằng kéo, do đó cuộc sống của cô dẫn đến con đường dẫnđến một kết thúc tàn khốc và cô bị loại trừ khỏi xã hội Hàn Quốc Chính chồng cô
Dongbae, là người đóng vai trò quyết định trong cuộc đời bất hạnh của cô, nhưng
không thể loại trừ sự phân biệt đối xử mà người Hàn Quốc gây ra cho cô trong
xưởng may quan áo nữ Pingguoli là một loại trái cây được gọi là lê táo kết hợp
giữa táo và lê, là một sản phẩm bản địa của quê hương cô ở Trung Quốc Truyện
ngắn này bắt đầu với “Tôi muốn ăn pingguoli”, đây là một thể hiện sự khao khát
quê hương và gia đình của cô Truyện ngắn này dựa trên cái nhìn thương xót của tácgiả về những phụ nữ di cư hôn nhân là nạn nhân của một phía Vì vậy với tác giả,
điển hình hóa một cách tiêu cực người phụ nữ di cư, đã ngăn cản cơ hội nhân vật
trong tác phẩm thích nghi với cuộc sống mới và sống như một chủ thể tích cực
trong cuộc sống
Một tác phẩm văn xuôi khác về phụ nữ di cư dân tộc Triều Tiên là “Tinh caGaribong” của Gong Seonok [13] Nhân vật chính của truyện ngắn này là một phụ
nữ dân tộc Triều Tiên tên là Myeonghwa Cô đã kết hôn ở Yanbian, Trung Quốc và
đã có một gia đình, nhưng cô cam thay bị phản bội và muốn rời quê hương khi
25
Trang 30chồng của cô, Yongchul ngoại tình Ngoài ra, cô còn muốn sang Hàn Quốc dé kiếm
tiền cho anh trai của cô chữa bệnh ung thư gan
Myeonghwa đã được giới thiệu với một người đàn ông Hàn Quốc bởi một
người môi giới hôn nhân Một nhân viên của một công ty môi giới hôn nhân cho
biết nếu Myunghwa kết hôn với người đàn ông này, cô có thé đưa gia đình mình đếnHàn Quốc và thậm chí điều trị bệnh cho anh trai mình Tuy nhiên, khi lay chồng vàsang Hàn Quốc, cô phải sống cuộc sống ở nông thôn nghèo khó Nhân viên của
công ty môi giới hôn nhân đã lừa dối cô Cô không thé thích nghi với cuộc sống
nông thôn và từ chối mang thai Hơn nữa, Myunghwa sợ rằng sự thật sẽ bị tiết lộ vì
cô cũng đã nói đối về cuộc hôn nhân của mình ở Trung Quốc Cô bí mật bỏ nhà đi
vì không còn hy vọng vào hôn nhân nữa Đề kiếm tiền, cô làm việc trong một quán
karaoke ở Garibong-dong, Seoul Tuy nhiên, cuối cùng, cô đã bị đâm bởi một người
đàn ông cướp tiền và chết ở một đất nước xa lạ Truyện ngắn này cũng đi theo
những điên hình tiêu cực về di cư hôn nhân vì tiền, sự bất lực của chồng và bao lực,
mô típ vô sinh, những cuộc bỏ trốn và kết cục đau khổ [38, tr 252]
Có thé nói là người phụ nữ di cư trong “Cây pingguoli của cô ấy” được miêu
tả như một nạn nhân của chế độ phụ quyền chuyên chế Tuy nhiên, trong “Tình ca
Garibong ”, phụ nữ di cư được hình tượng hóa như một nạn nhân hiền lành, thay thế
một chủ thé chính của cuộc sông do mâu thuẫn cau trúc của chủ nghĩa tư bản toàn
cầu, chủ nghĩa tư bản toàn cầu, chứ không phải vì chế độ gia trưởng Hầu hết các
văn xuôi đầu tiên viết về hôn nhân quốc tế của phụ nữ đi cư đều cố định hóa họ là
nạn nhân hiền lành của chế độ phụ quyền Hàn Quốc hoặc của nên kinh tế thị trường
tân tự do Vì vậy, những phụ nữ di cư này phải chịu cảnh bạo lực hàng ngày và
được miêu tả là kết thúc cuộc đời bi thảm của họ bằng cách đưa ra những lựa chọncực đoan như giết người hoặc tự sát Điều này là do các tác giả chấp nhận các báo
cáo của phương tiện truyền thông và nhận thức của công chúng rằng các cuộc hôn
nhân quốc tế thương mại cuối cùng sẽ dẫn đến kết thúc tàn khốc Do đó, các nhà
văn không có lựa chọn nào khác ngoài việc viết tác phẩm của mình với một cái nhìnthương cảm đối với những phụ nữ di cư là những tôn tai và nạn nhân đáng thương
26
Trang 31Kết quả là phụ nữ di cư đã buộc phải bị hình tượng hóa như một nhân vật điển hình
đau khô và bế tắc
Đúng là các tác phẩm văn xuôi, hình tượng hóa những phụ nữ di cư là nạnnhân hiền lành, đã có tác động tích cực ở chỗ nó tố cáo định kiến và thúc giục sự
đánh thức về phân biệt đối xử đã ăn sâu trong xã hội Hàn Quốc Tuy nhiên, mặt
khác, có một hạn chế là không thé coi phụ nữ di cư như những chủ thể của cuộc
song tích cực bang cách coi họ như những thứ hàng hóa bị đối tượng hóa Số phận
của họ được định đoạt bởi cấu trúc kinh tế thị trường tân tự do Các tác giả có ý
thức đối với những xu hướng văn học này đã có gắng hình tượng hóa phụ nữ di cư
thông qua các phương thức tái hiện khác nhau Một số nhà văn cho rằng các tác
phẩm văn học nên được viết đưới góc độ hình tượng hóa phụ nữ di cư như một chủthể, chứ không phải là nhìn từ quan điểm mà đối tượng hóa phụ nữ di cư Phần 2.2sau đây sẽ giới thiệu xu hướng này là như thế nào
2.2 Phụ nữ di cư với tư cách là một chủ thể
Xu hướng tái hiện phụ nữ di cư như một người di theo con đường bi hủy
hoại cùng cực với tư cách là nạn nhân của hôn nhân quốc tế đã được một nhóm nhà
văn khác đưa ra sự sửa đối quan điểm Đúng là hôn nhân quốc tế của phụ nữ di cư
có tính chất thương mại và họ đang phải trải qua cuộc sống khó khăn trong khuôn
khổ gia đình phụ hệ Tuy nhiên, phụ nữ di cư cũng đang rất nỗ lực để vượt qua mâuthuẫn gia đình và sống hạnh phúc lâu dài Sau khi nhận ra điều này, một số nhà vănthừa nhận khả năng kết hôn quốc tế là một trong những cách dé xây dựng một gia
đình hạnh phúc Các nhà văn cho rằng việc phủ nhận bắt kì khả năng nào trong số
này và đơn phương tái hiện phụ nữ di cư như nạn nhân của chế độ phụ hệ có thể
bóp méo sự thật [21, tr.180-181] Khi hình tượng hóa phụ nữ di cư trong tác phẩmvăn học, cần phải đi lệch khỏi những định kiến hoặc cách hiéu tùy tiện về nhân vật
và nêu những sự thật khách quan và bộc lộ sự thật Họ nói rằng vấn đề thực tế mà
phụ nữ di cư phải đối mặt phải được bộc lộ qua thực tế khách quan, chứ không phảiqua cái nhìn thiên lệch về lòng trắc ân và thương hại, những xung đột mà mang tính
27
Trang 32khuôn mẫu và tưởng tượng, và cái kết dẫn đến thảm họa Trong mục 2.2 này, các tácphẩm hình tượng hóa phụ nữ di cư như chủ thé độc lập và tích cực, phá bỏ định kiếncho rằng phụ nữ di cư là nạn nhân hoặc một tồn tại bị áp bức từ xã hội Hàn Quốc sẽ
được xem xét.
Truyện ngắn “Cầu vồng từ đêm nhiệt đới” (2010) [16] của Han Jisoo kế về
cuộc hôn nhân của một người phụ nữ Thái Lan, Sairan và một người đàn ông Han
Quốc, Jaeseok Không giống như những phụ nữ di cư cho thấy trong các tác phẩm
văn học khác, Sairan không kết hôn vì lý do kinh tế và cũng không sống trong
không khí gia đình phụ hệ Cuộc hôn nhân của họ hoàn toàn diễn ra dưới hình thức
một cuộc gap gỡ g1ữa người với người.
Sairan đã làm kế toán viên ở quê hương Cô đã chia tay mối tình đầu thời
đại học do hoàn cảnh khó khăn của gia đình cô Vì vậy, cô đã đi xem mặt và kết hôn
với một người đàn ông Hàn Quốc Cô không đến Hàn Quốc vì lý do kinh tế mà chỉ
chọn đến Hàn Quốc dé nhanh chóng khắc phục vết sẹo của mối tình đầu của mình
Jaeseok cũng từng hen hò với một nhạc sĩ khi còn làm vi tu cách là người choi cello
trong dàn nhạc giao hưởng cấp tỉnh, nhưng cô ấy kết hôn với một người khác trongdan nhạc giao hưởng, không phải Jaeseok Jaeseok cũng bị tổn thương vì tình yêu
Jaeseok và Sairan là những con người bình đẳng với trái tim tan vỡ Hai người bắt
đầu bằng lòng trắc ẩn và sự cảm thông và yêu nhau Họ yêu nhau bình đăng Đó
không phải là quan hệ đơn phương, đó là một mối quan hệ mà cả hai người đều là
một chủ thê và đối tượng của nhau Trong tác phẩm này, cuộc gặp gỡ giữa đàn ông
Hàn Quốc và phụ nữ di cư chỉ là mối quan hệ giữa người với người mà không cần
giải thích nữa Không có phần nào có thể bị coi là sự lạ hóa
Cách họ sống sau khi kết hôn cũng rất độc đáo Jaeseok, chồng của cô Sairan,
đến thăm cô mỗi tuần một lần dé cung cấp tiền và đồ ăn uống cho cô Jaeseok từ bỏcông việc nghệ sĩ cello tai dan nhạc giao hưởng và điều hành một cửa hàng đồ nội
thất và sông trong một ngôi nhà di động gần đó Nhìn thấy Jaeseok quá khác biệt
với chồng của những phụ nữ di cư khác, Sairan cảm thấy lo lắng và bối rỗi Tuy
nhiên, Sairan không bi “lạ hóa” bởi chông mình và cũng không đánh mat bản sac
28
Trang 33độc nhất của mình Sairan có ý chí kiên cường đề vượt qua cuộc hôn nhân không
hoàn hảo với chồng Cô đến trung tâm phụ nữ di cư và trong chỗ đó làm nguyện
viên với tư cách là người giúp đỡ sau sinh cho những phụ nữ di cư Thái Lan khác
và giúp chuẩn bị thức ăn Cô cũng theo học trường học tiếng Hàn và trường học
Phật giáo Cô được phụ nữ di cư Thái Lan công nhận vì cô có thé chăm sóc phụ nữ
di cư Thái Lan bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ Sairan có kế hoạch sinh con sau khi
bàn bạc với chồng Jaeseok Con cái của họ là sự pha trộn giữa nét độc đáo của cô
như một phụ nữ Thái Lan và sự độc đáo của chồng cô như một đàn ông Hàn Quốc
Điều này tượng trưng cho việc hiện thực hóa một “cộng đồng hòa nhập lẫn nhau.”
[33, tr 434] Truyện ngắn này cho thấy khả năng hội nhập vào xã hội Hàn Quốc
bang cách sống một cuộc sống năng động dựa trên ban sắc của mình mà không có
bat kì sự kiện cực đoan hay kết cục bi thảm nào Trong truyện ngắn này, cuộc gặp
gỡ giữa người đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ di cư diễn ra trong một cấp độ thuần
túy giữa người với người Không có khả năng đến việc lạ hóa [32, tr 271]
Hỏi về tình yêu (2008)[41] của Song Eunil kể về câu chuyện của Choi
Boo-yong, một phụ nữ 21 tuổi người Trung Quốc gốc Hàn Cô nhận tiền với điều kiện
kết hôn với một người chồng tàn tật ở Hàn Quốc Cô đã cho các thành viên trong
gia đình bị bệnh dé họ dùng tiền chữa bệnh, đến Hàn Quốc và bắt đầu cuộc sông
hôn nhân Không giống như những tác phẩm văn xuôi khác, quyền tiêu thuyết hiếm
khi có cảnh bạo lực của chồng, ngược đãi từ gia đình bên chồng, khó khăn tài chính
hoặc ánh mắt phân biệt xung quanh cô ấy Chồng cô có bị khuyết tật thần kinh, và
mẹ chồng bị mắc bệnh trung phong cho nên rất khó chăm sóc nhưng cô chấp nhận.Tuy nhiên, có một điều không thé chịu đựng được là cô đã lay chồng mà không biếtrằng gia đình anh đã thắt ống dẫn tinh của chồng mình đề không cho anh ngoại tình
Cô nghĩ rằng phải có con dé sang Hàn Quốc định cư 6n định, nhưng khi phát hiện
không thê có con, cô thất vọng, bị sốc và đau đớn Cô coi việc có con của chồng sau
khi kết hôn là điều đương nhiên vì quan niệm có con dé thừa kế dòng dõi phụ hệ đã
được nội tại hóa trong hệ thống gia đình của các người dân tộc Triều Tiên ở Trung
Quôc Cô muôn có con với chông minh đê có thê tạo dựng một vi trí trong gia đình.
29
Trang 34Nhưng ước mơ và cơ hội đã không còn nữa Tuy nhiên, Choi Booyong mở rộng thế
giới của mình ra xã hội bên ngoài gia đình bằng cách làm việc tại trung tâm phụ nữ
di cư Cô hy vọng sẽ lấy được quốc tịch Hàn Quốc và trở thành người Hàn Quốc khi
thời gian trôi qua Cô không đưa tình huống của mình đến mức cực đoan, chăng hạnnhư có xung đột với gia đình hoặc bỏ nhà di trong tình hu6ng khó khăn Trong tác
phẩm này, mặc dù người phụ nữ di cư không thể thực hiện được ước mơ của chủ
nghĩa gia đình phụ hệ, nhưng cuộc hôn nhân của họ không kết thúc trong thảm họa,
va cô ay thé hién y chi manh mé cua minh dé vuot qua thuc tế và tìm giá trị khác
trong cuộc sống ngoài gia đình
Nhân vật chính của truyện ngắn “Thuyền kiệu hoa”(2009)[27] của KimJaeyoung là một phụ nữ Thái Lan tên Nưng Luthai kết hôn với một người khuyết tật
bại liệt có một con gái tuổi trung học cơ sở Chồng của cô đã đến Thái Lan dé kết
hôn với Nưng Luthai và đưa cô về Hàn Quốc vì chị gái của anh nói: “Lấy một
người phụ nữ nước ngoài rẻ hơn nhiều so với gọi người giúp việc.” Trong suốt cuộc
hôn nhân, chị gái của anh luôn quản lý và kiểm soát Nưng Luthai, nghi ngờ cô sẽ có
ngày bỏ trốn Chị gái của anh thậm chí còn cắm cô trao đồi thư từ bằng tiếng Thái
với người Thái Một ngày nọ, khi chị gái của anh nhìn thấy bức ảnh Nưng Luthai
chụp chung với một người đàn ông Đông Nam Á, chị gái của anh nghi ngờ Nưng
Luthai và dùng bạo lực Tuy nhiên, Nung Luthai được miêu tả là một người phụ nữ
tự trọng bộc lộ tình cảm của mình và chung thủy với cuộc sông (38, tr 263] Nung
Luthai mang thai nhưng chị gái của chồng ép cô sảy thai vì nghi ngờ nó không phải
là con của em trai mình Bat chấp áp lực từ chị dâu, Nung Luthai cuối cùng van
sinh con và chồng cô qua đời ngay sau sinh nhật đầu tiên của con Ý chí của cô
mong muốn có con đồng nghĩa với việc trở thành thành viên của một gia đình Hàn
Quốc và sống một cuộc sống ôn định Sau khi gửi con sang Thái Lan, cô đến làm
việc tại nhà máy và tử vong trong vụ cháy.
Trong truyện ngắn này, tác gia đặc biệt nhắc lại sự tích lich sử về Heo
Hwangok, một công chúa của Ayuta, một vương quốc của An Độ cé đại, đến Han
Quôc và trở thành hoàng hậu của vua Suro của Gaya, một trong những quôc gia cô
30
Trang 35đại của Hàn Quốc Điều này nhằm nhắc nhở độc giả rằng một phụ nữ nước ngoài
với màu da khác nhau đã trở thành hoàng hậu của vương quốc cô dai Hàn Quốc và
sinh ra những đứa con (người lai giữa hai chủng tộc) Mục đích của nhà văn là chỉ
trích những người Hàn Quốc cé tình lạ hóa phụ nữ di cư nước ngoài vì họ có màu
da khác nhau và dòng máu khác nhau và phá vỡ định kiến về thần thoại dân tộc
thuần nhất
Sookyung, một học sinh cấp hai, là con gái của vợ cũ của chồng cô, đi gặp
em gái cùng bố khác mẹ (con gái của Nưng Luthai) Soodong ở Thái Lan Khi mẹ kếNung Luthai còn sống, Sookyung từ chối nhận cô và phân biệt đối xử nghiêm trọng
Tuy nhiên, khi đến Thái Lan, Sookyung 6m con của Nưng Luthai (em gái cùng bố
khác mẹ) Hanh vi này được hiểu là sự hối cải về quá khứ, đồng thời là ôm mẹ kế
Nung Luthai Việc Sookyung thay đôi thái độ, chấp nhận sự tổn tại của mẹ kế,
Nung Luthai, thông qua em gái của mình cho thay khả năng hòa giải và đoàn kết
giữa xã hội Hàn Quốc và những phụ nữ di cư sống như những người khác trong xã
hội Hàn Quốc [38, tr 263] Truyện ngắn này không miêu tả Nung Luthai là một nạn
nhân, bat chấp cuộc đời của cô đầy bi kịch Truyện ngắn này nêu bật cô là một
người phụ nữ mạnh mẽ, bat chấp sự phản đối gay gắt của chị dâu, cô đã chọn sống
một cuộc sống khăng khăng muốn có con và nuôi dạy chúng
Các nhân vật chính trong ba tác phẩm văn xuôi nói trên không có hôn nhân
thảm khốc như các nhân vật chính trong các tác pham văn xuôi đã thảo luận ở 2.1
Mặc dù họ phải vật lộn dé tồn tại trong truyền thống gia đình phụ hệ ở Hàn Quốc,
ho mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra bên ngoài gia đình Họ được hình tượng
hóa là những nhân vật thể hiện ý chí kiên định như một chủ thé của cuộc sống có
mong muốn nhìn thấy hy vọng trong tương lai va vượt qua cuộc sống hiện tại [38,
tr 247] Trong các tác pham văn xuôi này, những nhân vật ở trong hoàn cảnh khôngthé giao tiếp bang lý trí, cố gắng vượt qua thực tế ngột ngạt Trong các tác phẩm văn
xuôi này, phụ nữ di cư không ở lại như một người khác, mà bộc lộ ý chí giành lại
tính chủ thé của co thé mình bị hư hỏng, mở rộng thế giới của mình ra khỏi gia đình
Hơn nữa, nó cho thây khả năng hòa giải và hội nhập vượt ra ngoài định kiên và
31
Trang 36phân biệt đối xử đối với người nước ngoài Trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi vềphụ nữ di cư, hình thức hôn nhân thé hiện bi thương mại hóa bởi nhà môi giới hôn
nhân quốc tế và hầu hết các tác phẩm văn xuôi miêu tả cuộc sống hôn nhân thảm
khốc và sự xấu xa của chế độ gia đình phụ hệ Nhưng, “Cầu vồng từ đêm nhiệt doi”
có đặc điểm là hôn nhân của các nhân vật chính được thực hiện vì những lý do cá
nhân và thực tế hơn Ngày nay, có nhiều trường hợp hôn nhân quốc tế giữa Việt
Nam và Hàn Quốc bao gồm quan hệ tình cảm giữa các cá nhân hoặc sự giới thiệu
của họ hàng, người quen [22], [49]
2.3 Nhận thức của nhà văn Hàn Quốc về hôn nhân quốc tế của phụ nữ di cư
Việt Nam
Trong Phan 2.1 và 2.2, quan điểm của các nhà văn Hàn Quốc về phụ nữ di cư
đã được xem xét bằng cách chia thành hai loại: một khía cạnh là về một cuộc sôngkết thúc trong sự sụp đồ, và khía cạnh khác về khả năng cuộc sống trong đó tính chủ
thé và tính đặc trưng của phụ nữ di cư được thể hiện Trong 2.3 này, luận văn sẽxem xét quan điểm của các tác giả viết tác phẩm văn học ké về phụ nữ di cư ViệtNam dựa trên hai khía cạnh đã thay ở trên
Trong truyện ngắn “Puy hay là Thuy” [10] của Baek Gaheum, nhân vật chính,
Thuy, một cô gái đến từ Việt Nam kết hôn với một đàn ông Hàn Quốc tên là Shijong,
sống ở một ngôi làng nông thôn tên là Dongan-ri dưới chân núi Deogyusan, HànQuốc Chồng và mẹ chồng của cô luôn chỉ nghĩ đến chi phí đã chi tiêu cho cuộc kếthôn trả cho Thuy, và họ luôn nghĩ về Thuy về mặt tiền bạc Thuy bị gia đình xemnhư một phan tài sản, không phải là một thành viên của gia đình Chồng cô bị ámảnh bởi việc quan hệ tình dục với cô hàng đêm vi anh nghĩ về cái giá đã phải trả dé
có được cô Vì không muốn tiếp xúc với mẹ chồng ngược đãi mình, thậm chí không
thể vào phòng khách xem tivi nên cô dành thời gian bị giam giữ và cách ly Hơnnữa, Thuy không bao giờ được gia đình chồng gọi bằng tên chính xác, Thuy, mà chỉgọi là 'Peui' hoặc Puy, v.v Điều này có nghĩa là cô không nhận được sự công nhận
nao cho tính đặc trưng va bản sắc cua mình Cô đên Han Quôc với ước mơ vê Han
32
Trang 37Quốc vì cô yêu thích âm nhạc và phim truyền hình Hàn Quốc dưới ảnh hưởng củalàn sóng Hàn Quốc Tuy nhiên, không giống như ước mơ của cô trước khi đến Hàn
Quốc, cô chỉ tồn tại như một đối tượng bị bóc lột tình dục Một vấn đề nghiêm trọng
hơn là người chồng thậm chí còn chia sẻ vợ Thuy với em trai Kijong Thuy khôngthể là con dâu, vợ hay chị dâu trong gia đình này Cô không thê là bất cứ ai Tronggia đình, cô bi đặt vào một vi trí mà thậm chí không thể nhận được “mức độ yêuthương và quan tâm mà những con bò trong chuồng có được.” [10, tr.112]
Thuy tự tử bằng cách treo cô trên cây Nhưng gia đình cô thậm chí còn không
tổ chức một đám tang cho cô Cô chỉ được hỏa táng và rắc gần đình thờ thành hoàng
làng Cái chết của Thuy được đưa tin trên mặt báo Nhưng ngay cả trên các mặt báo,tên của cô cũng bị viết sai thành Puy, không phải Thuy Ngay cả sau khi chết, cô
không được gọi băng tên chính xác của mình Không chỉ gia đình của Thuy mà cả
xã hội Hàn Quốc cũng lạ hóa Thuy, dẫn đến cái chết của cô [33, tr 420]
Sự lựa chọn cực đoan và cái kết thảm khốc cũng xuất hiện trong truyện ngắn
“Nơi người phụ nữ ấy sống” [19] của Jeong In Liên là một phụ nữ di cư từ Việt
Nam, nói đúng, cô không phải là phụ nữ di cư với mục đích kết hôn Cô đến HànQuốc vì cô bị lừa bởi một người môi giới Hàn Quốc mà đề nghị giúp cô tìm việc
Ngay sau khi Liên đến Hàn Quốc, cô phát hiện ra rang mình đã bị lừa dối Tuy
nhiên, dé trả ơn mẹ đã cho cô di hoc cấp 3 dù hoàn cảnh khó khăn, cô muốn kiếmtiền Dé kiếm tiền cho me và các em, Liên không kết hôn nhưng bắt đầu sống chungvới một đàn ông Hàn Quốc
Ông ta khá giàu về mặt vật chất nhưng lại Liên phải chịu đựng những thú vuitình ái trụy lạc của chồng Ông ép cô thực hiện hành vi tình dục dâm đãng với lý do
là ông trả tiền cho Liên và gia đình cô Khi Liên không chịu thực hiện hành vi dâm
ô đó, ông ta trở thành như một con thú và đánh đập cô Đặc biệt, cô không thể chịuđược việc bạn bè của ông quấy rối; cô cảm thay mình giống như một món đồ chơi
nên đã rời khỏi nhà và tìm được việc tại một nhà hàng Việt Nam Tuy nhiên, Liên
lại bị chủ nhà hàng cưỡng hiếp và thậm chi còn bị lay mat hộ chiếu Cô thay mộtphụ nữ di cư Việt Nam đã đến nhà hàng, nhưng không thê nhờ cô ấy giúp đỡ Liên
33
Trang 38chịu đựng sự xấu hồ bang cách tự động viên mình những lời an ủi bản thân với suy
nghĩ, ngay cả với một cơ thé đáng xấu hồ như vậy “Me mình sẽ chào đón mình”
Tuy nhiên, Liên phát hiện mình có thai do bị ông chủ hiếp dâm Cô đâm chết ôngchủ muốn cưỡng hiếp cô lần nữa trong lúc say rượu Liên, người đến Hàn Quốc saukhi bị một người môi giới việc làm lừa dối, bị đàn ông sống chung và ông chủ bạohành, và cuối cùng kết cục thảm khốc bằng chọn phương thức cực đoan như giếtnguoi Két qua 1a cudc song của Liên mãi mãi bị loại trừ khỏi ngoài xã hội Han
Quốc.
Điều đặc biệt đáng chú ý trong tác phẩm nay là thái độ của tác giả đối với
phụ nữ di cư lộ ra qua cái nhìn của Min Hyekyung, một giáo viên tại một trường
dạy tiếng Hàn Cô Min không thích việc đàn ông đó chung sống với Liên dùng tiền
dé chung sống với cô gái trẻ Cuộc đời Liên được coi là thảm hại, đáng tiếc và dang
thương xót Góc nhìn của Cô Min về Liên xuất phát từ góc nhìn của tác giả, người
vẽ nên cuộc đời của nhân vật chính, Liên.
Phụ nữ di cư được coi như một thứ hàng hóa, bị đối tượng hóa; số phận của
họ được định đoạt triệt dé bởi cấu trúc kinh tế tư bản toàn cầu, họ không còn lựachọn nào khác ngoài việc sống trong khi mat bản sắc và bị tước quyền tự quyết định
về tình dục Dự đoán vội vàng rằng cuộc sống của những người phụ nữ di cư sẽ dẫnđến khốn khổ, sự lệ thuộc và thảm hoa day các nhân vật vào một tình huống bathạnh toàn diện, buộc họ phải đưa ra những lựa chọn cực đoan Cuối cùng, cuộcsống của cac nhân vật kết thúc trong thảm họa [38, tr 251] Trong quá trình nay, đànông chỉ có thể bị coi là thủ phạm thường đưa phụ nữ di cư vào tình cảnh khốn cùng
Nhân vật chính của “Thời gian với người khác” (2009) [20] của Jeong In, là
một phụ nữ di cư từ Việt Nam Tuy nhiên, không giống như những phụ nữ di cưViệt Nam khác, Xuân không gặp chồng mình thông qua một nhà môi giới hôn nhânquốc tế Khi chồng cô đến thăm một trường đại học ở Việt Nam, anh nhìn thấyXuân ở đó, yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, và sau khi tích cực theo đuôi tình cảmvới cô, họ đã kết hôn Chồng cô là giảng viên đại học Xuân cũng từ một gia đình
trung lưu, có trình độ học vân cao; nghê nghiệp của Xuân và chông của cô ở mức
34
Trang 39cao hơn so với các cặp vợ chồng quốc tế Việt - Hàn khác Tuy nhiên, thái độ của
người Hàn Quốc đối với Xuân không khác nhiều so với những phụ nữ Việt Nam di
cư khác đã kết hôn thông qua môi giới hôn nhân quốc tế Người Hàn Quốc nghĩ cô
là một phụ nữ di cư giống như những phụ nữ di cư Việt Nam khác, đến Hàn Quốc
dé lay chồng vì tiền Vì vậy, cô không thé thoát khỏi vi trí của một tồn tại bên lềtrong xã hội Hàn Quốc, và tính riêng biệt của Xuân không được coi chút nào trong ýthức của người Hàn Quốc [29]
Xuân có thể chịu đựng sự phân biệt đối xử của xã hội mà cô nhận được từngười Hàn Quốc Nhưng, việc bị mẹ chồng bắt nạt trong gia đình là điều không thể
chịu đựng được Mẹ chồng phản đối gay gắt việc dạy tiếng Việt cho con trai củaXuân, Jeongyoon “Trẻ con học nói từ mẹ nên phải cân thận trước Nếu không,
Jeongyoon sẽ không thể học tiếng Hàn đúng cách và sẽ bắt đầu học ngôn ngữ tầm
thường đó Không sao nếu nó là tiếng Anh.” [20, tr 94-95] Mẹ chồng gièm phatiếng Việt và tỏ thái độ không hài lòng vì sợ cháu trai, người đáng lẽ phải được nuôidạy như một người Hàn Quốc, có thé không học tiếng Han đúng cách Chồng côcũng quở trách Xuân rằng: “Em đã đến đất này thì cần phải nói tiếng Hàn trước.Nếu em chỉ dạy ngôn ngữ của em thì phải làm sao đây?” Dù có trình độ học vấn caonhưng chồng Xuân không thừa nhận bản sắc, văn hóa Việt Nam [43] Mẹ chồng cô
mô tả ngôn ngữ của Xuân là “một ngôn ngữ không ai hiểu được” và cách diễn đạt
này ngụ ý rằng Xuân là một tồn tại không thé chấp nhận được Đối với me chồng vàchồng, Xuân với tư cách là người Việt Nam, có nền tảng văn hóa Việt Nam, chăng
có ý nghĩa gì.
Trước khi Xuân có con, cô ấy không gặp vấn đề gì khi nói cả tiếng Hàn vàtiếng Việt Tuy nhiên, sau khi sinh con, cả trực tiếp và gián tiếp, mẹ chồng và chồng
đều yêu cầu cô chỉ nói tiếng Hàn với con Nếu Xuân chấp nhận yêu cầu của họ, cô
không còn cách nào khác là làm mẹ đối với con mình băng ngôn ngữ của “người lạ”
Nói tiếng nước ngoài, Xuân trở thành một người mẹ xa lạ ngay cả với các con của
mình Đây là một kiểu bạo lực ngôn ngữ Việc ngăn can đứa con truyền lại dong dõi
và văn hóa dòng họ khiên Xuân trở thành người xa lạ vĩnh viễn đôi với con của cô
35
Trang 40và cả gia đình [29] Điều này tương đương với việc đóng băng Xuân vào một trạng
thái của cái chết tượng trưng
Xuân không còn chiu đựng được thực tế bị từ chối bản sắc và văn hóa Việt
Nam của mình, và cô rời Hàn Quốc về Việt Nam cùng với con trai Jeongyoon Lý
do quyết định khiến cô rời Hàn Quốc về Việt Nam là vấn đề ngôn ngữ Khi trởthành mẹ thì phụ nữ di cư mới bắt đầu được các gia đình Hàn Quốc công nhận ởmột mức độ nào đó và được chấp nhận như những thành viên thực sự của gia đình
họ Nhiều phụ nữ di cư nói rang chính khi có con, họ mới cảm thấy mình có một giađình thật sự Tuy nhiên, sau khi sinh con, Xuân quyết định từ bỏ quyết định định cư
ở Hàn Quốc Sự lựa chọn của Xuân có vẻ khác với suy nghĩ chung của những phụ
nữ di cư khác Tuy nhiên, Xuân cũng muốn tạo dựng một gia đình thực sự thông
qua con cái nên đã đưa con vê Việt Nam.
“TOFS Qo Slo] ckol Al Ue Bas 7ZZ3|Z] Beta RS YW, F
3ol9 vị oko] eel, sin7Ƒ ole}, ofe] 2] BS Meher] Kote 9|379l
Sxz 27)! 87H Ad 27} 391918 AGS t Far ZH 1x
Fe] WS 315, Ut o|nysle|21e]l@ US JES dod Wale, 7h
Te, Sul} SBMNHQR7 add), 9g] WS AE SA Ue} #5, 9} Oo] Zaz Zl2419] 9131919 ufo] WAL ø}o|s} Wo] Eš}⁄21 3+ 9]
glow 4e}o} §trịwl t}” 7H83! H] sroh Zo} 2.2” [20, 1045]
“Em xin lỗi Khi anh bảo em đừng dạy con em tiếng mẹ đẻ, em đã sợ
rang đối với con em, em không trở thành một người me, mà trở thành
một người nước ngoài không hiểu những gì con em nói Em không thểchịu đựng được Tại nơi mà em bỏ lại gia đình mình rồi sang Cho du
em cố gắng thé nào, tôi vẫn là một người la Anh, người đã từng muốn
em rat nhiều, đôi khi nhìn em bằng ánh mắt của một người xa la Thậtbuôn biết bao nếu con em lớn lên và cảm nhận về em như vậy? Tuynhiên, dù cố găng thế nào thì với ngôn ngữ của anh, em cũng không đủ tự tin
36