1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở Hà Nội

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HÒNG LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - Năm 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HÒNG LIÊN

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Lâm

Hà Nội - Năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đặc frưng trong tín ngưỡng thờ

Nguyên phi Y Lan ở Hà Nội” do tôi thực hiện dưới sự hướng dan củaTS Nguyễn Đình Lâm Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đềuđược trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kết quatrong dé tài này là trung thực và chưa từng dug công bố trong bat cứ

công trình nào.

Tác gia luận văn

Lê Thị Hồng Liên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc

sĩ “Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan ở Hà Nội” Đề hoànthành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,

các bạn và người dân địa phương nơi tôi thực hiện đề tài Với lòng biết ơn sâusắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới:

TS Nguyễn Đình Lâm đã giúp đỡ, động viên, chỉ bảo và tạo mọi điềukiện thuận lợi để tôi có thé hoàn thành đề tài luận văn.

Ban quản lý đền Nguyên phi Y Lan và cán bộ phòng văn hoá thông tin

huyện Gia Lâm đã giúp tôi trong quá trình tìm tài liệu và thực dia.

Tôi xin chân thành cảm ơn bà Đỗ Thị Thuỷ (Phó giám đốc) bảo tàngtỉnh Bắc Ninh.

Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã dạy dỗ và

tạo điêu kiện đê tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2021Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Liên

Trang 5

MỤC LỤC

967.100 61 Lý do chọn dé tài 2-2 5 sSx£EE£EE2EE2E12E122171 7121211211211 1111111 6

2 Lich sl nghién 0u 1n - +14 Ả 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - + 2 2+ s+x+Ex+rxerxerxezrezrserxee lãi4 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu -2 : 12

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 2-2 2s zs+cs2cs+2 14

6 Những đóng góp mới của luận VAN + + + + *+x£svseereerseeeeree 14

7 Bố cục của luận VAN ¿2 St St St EEEEESEEEEE121151111511111 11511112 15Chương 1 TONG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TÍN NGƯỠNG THỜNGUYEN PHI Y LAN Ở HÀ NỘI 2-52 s22 EEEEEEeEErkrrkerkee 16

I6 A U1 ce 16

IJNÄN.v nen ốeốeốỐằ.ằ 16

1.1.2 Ung dụng quan điểm lý thuyết và bối cảnh chính sách cua Nhà nước 211.1.3 Một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo tôn và phát huy văn hoátruyền thống và phát triển văn hoá tâm lỉnh - + s+ce+ce+xecssrszrzes 27

1.2 Khái lược thân thé, sự nghiệp của Nguyên phi Y Lan 281.3 Dia bàn thờ tín ngưỡng Nguyên Phi Y Lan 5- 5552552 361.3.1 Các địa phương thờ Nguyên Phi Ÿ Lam -©-2©-s+cc+ccscceceeces 361.3.2 Thờ Nguyên phi Y Lan ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội 361.3.3 Tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan ở đình Yên Thai, Hàng Gai, Hoàn{209.0000088 42Tiểu kết chương 1 2-2 2 +SE+SE+EE£E+EEEEEEEEEE2E12171711111212 111 c0, 44

Chương 2 TÍN NGUONG THỜ NGUYEN PHI Y LAN Ở HA NỘI ĐẶC

DIEM VÀ NHUNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 2cccerersree 452.1 Đặc điểm cơ bản trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan ở Hà Nội 45

Trang 6

2.1.1 Tinh cô kết cộng đồng trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan ở

2.13 Dung họp Nho, Phát, Đạo giáo trong tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan 612.2 Đặc trưng cơ ban trong tín ngưỡng Nguyên Phi Y Lan ở Hà Nội từkết quả so sánh tín ngưỡng Nguyên Phi ở hai địa phương Dương Xá và

Hang Gai, Ha NO eee 73

2.2.1 Đặc trưng từ truyền thuyét, tÊH QOi cceccecceccccescessesssseesessessssssssseesessesseees 732.2.2 Đặc trưng trong cấu trúc cơ sở thờ CU cescscsesesesesesvsvscssesesesessscsvsvevevesenens 719Tiểu kết chương 20 cccccscccccssessesssessessesseesessecsussusssessessessessecsecsessuesseeseeseeses 83

Chương 3 VẤN DE DAT RA DOI VỚI VAN DE BAO TON VÀ PHÁT

TRIEN TÍN NGUONG THỜ NGUYEN PHI Y LAN O HA NỘI 853.1 Nhận định những giá tri của tín ngưỡng Nguyên phi Y Lan ở Hà Nội 853.1.1 Vi trí và vai trò của nhân vật Nguyên phi Y Lan trong lịch sử văn hóa

AGN tOC Viet NAM E777 85

3.1.2 Giá trị truyền thống thờ nữ than có công trong đời sống văn hóa

;1x/150:1/7PPE00P0ẼnẼ5858eAeA ố.ố.ố 87

3.2 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch cộng đồng tại dia phương 933.3 Một số đề xuất đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương 98Tiểu kết chương 3 2-2 s22 2 12E12E127171211211211 11111111 103KET LUẬN - 252 +S<2EESEEEEEEEEEE112112112112111111211 2111111111 yye 105

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -22-©52+2zz+czsscccez 109

3:00 Böà -"-.-.: 114

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

United Nations Educational Scientific

and Cultural Organization

UNESCO ,

Tô chức Giáo duc, Khoa học va Văn hóa của Liên hiệp

BQLDT Ban quản lý di tíchUBND Uỷ ban nhân dân

BCD Ban chi dao

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG BIEU, SO DO

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích lý thuyét - ¿2-52 + z+EeEEeEeEzEzEerxees 26Bảng 1.2: Bảng tóm tat vài nét về cuộc đời Nguyên Phi Y Lan 34Bang 2.1: Các hình thức cố kết cộng đồng trong tín ngưỡng thờ Nguyên Phi

YY LAH GG <1 45

Bang 2.2: Bảng so sánh lễ hội ở đền Bà Tắm — Đình Yên Thái 51Bang 2.3: Các yếu tổ nông nghiệp và phén thực trong tín ngưỡng thờ BaNguyên phi Ÿ Lian + 2 25% SE+SE£EE£2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEE211211211211 1121 xe 57Bang 2.4: Cách bài trí tượng trong đền Ba Tắm 2-5 5x5: 69Sơ đồ 2.5: Cây gia đình bà Nguyên phi Y Lan 2- 2 2 2 sezx+zxcszz 74

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống tôn trọng người phụ nữ, théhiện rõ nhất trong tục thờ cúng nữ thần Xuất phát từ nền văn minh lúa nướcva văn hóa làng xã, vị trí của người phụ nữ không ngừng được củng cé tronggia đình, xã hội và trong đời sống văn hóa tâm linh Mặc dù bị ảnh hưởng bởiNho giáo nhưng vị trí của người phụ nữ Việt Nam không vì thế mà giảm đi,biểu hiện rõ nhất ở sự ra đời của bộ Luật Hồng Đức — một giai đoạn phát triển

cực thịnh của Nho giáo ở nước ta - là một minh chứng sống động về cách ứngxử bình đắng nam nữ trong gia đình người Việt Đáng chú ý là sự xuất hiệncủa tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, cũng vào thời kỳ Nho giáo phát triển cực

thịnh ở Việt Nam càng chứng tỏ vi tri và vai trò của người phụ nữ trong

truyền thống gia đình và văn hóa Việt Nam.

Thờ nữ thần được thé hiện rất rõ không chỉ trong hệ thống thờ Tamphủ, Tứ phủ mà còn được thể hiện sâu đậm trong các hoạt động tâm linh tínngưỡng khác Điều này được thé hiện từ việc thờ các vị nhiên thần, thiên thần,nữ thần cho đến những vị nữ thần có vị trí thấp; là những người dạy nhân dânbiết nghề trồng lúa, dệt vải, ca hát cho đến những vị nữ thần là tướng lĩnh,hoàng hậu, công chúa có nguồn gốc hoàng tộc.

Nghiên cứu phong tục thờ những vị Nữ thần là tướng lĩnh và thuộcdòng dõi hoàng tộc, tác giả nhận thấy ngay từ thuở sơ khai cho đến thời hiệnđại Hiện tượng thờ Trưng Trắc và Trưng Nhị là một dau mốc quan trọng déxác định van dé nay Đến các giai đoạn sau này, từ thời Đinh, Lê, Lý, Tran,hiện tượng thờ các vi nữ thần ở Việt Nam nói chung, các vị nữ thần tronghoàng tộc nói riêng ngày càng phát triển và đi vào phô biến trong đời sốngvăn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Hiện tượng thờ Nguyên phi Ÿ Lan ở vùng

châu thô Bắc bộ là một bằng chứng sống động về hiện tượng này.

Trang 10

Hiện nay, thờ Nguyên Phi Y Lan được nhân dân thờ cúng với quy môlớn tại các địa phương thuộc 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, HảiHương và Hưng Yên, trong đó đậm đặc nhất là ở Hà Nội Do ảnh hưởng từtruyền thống văn hóa làng xã với truyền thống “trống làng nào làng ấy đánh/Thánh làng nào làng ấy thờ” mà hiện tượng thờ Nguyễn Phi Ÿ Lan có đặc

trưng riêng giữa các làng, địa phương.

Hiện nay, việc nghiên cứu về nữ thần hoàng tộc, nhất là các nữ thầndưới góc độ Việt Nam học còn quá ít Trong khi thờ nữ thần có nguồn gốchoàng tộc chính là sự đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam.

Trong xã hội hiện đại, đặc biệt với sự trở lại của lễ hội trong những

năm gần đây Phải chăng đó chính là “điểm tựa tâm linh” của con người trongcuộc sống hiện đại với nhiều lo toan và áp lực, con người dường như cần mộtchỗ dựa vững chãi hơn dé mạnh mẽ hon trong cuộc sông Chính vì vậy mà dùcuộc sống có hiện đại đến mấy, khoa học có phát triển đến nhường nào thì nó

vẫn không thê nào thay thế được “điểm tựa tâm linh” của tín ngưỡng Thờ nữthần hay thờ nữ chính là sự tôn vinh vị trí cao đẹp của những người mẹ, người

vợ luôn được người Việt Nam giữ gìn Chính vì vậy mà tác giả luận văn đã

chọn tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan dé nghiên cứu.

Nghiên cứu so sánh để giải mã đặc trưng riêng trong tục thờ cúng cácvị nữ thần trong hoàng tộc, thông qua hiện tượng tín ngưỡng thờ Nguyên phiY Lan sẽ góp phan quan trọng đóng góp cho cơ sở lý thuyết và thực tiễn khinghiên cứu các hiện tượng thờ nữ thần ở Việt Nam.

Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Đặc frưng trongtín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan ở Hà Nội” dé thực hiện Luận văn Thạc sĩ

chuyên ngành Việt Nam học.

Trang 11

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về các hiện tượng thờ nữ thần nói chung, các vị nữ thầntrong hoàng tộc, trong đó có thờ Nguyễn Phi Y Lan nói riêng đã được các học

giả quốc tế và trong nước nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua.

Ở phạm vi quốc tế, trong tác phẩm của tác giả Tạ Chí Đại Trường“Thân, người và đất Việt [35] ông đã nhắc đến việc thờ Phật Bà Quan Âm vàcác Nữ thần Trong tác phẩm này tác gia đã nhắc đến việc Y Lan Thái phiđược suy tôn là Quan Âm.

Trong công trình nghiên của hai tác giả Karen Fjelstad và Nguyễn Thị

Hiền trong công trình “Possessed by the spirit: Mediumship in contemporaryVietnamese community” [66] Cuốn sách này là sưu tập những bài nghiên cứuliên quan đến tín ngưỡng của người Việt Nam sau thời kỳ đổi mới kinh tế củaViệt Nam năm 1986 Các bài viết đã góp thêm một tiếng nói mới về tínngưỡng hay tính nữ trong văn hoá của người Việt như hầu dong, hầubóng Nguôn tài liệu này mặc dù không trực tiếp đề cập đến Nguyên phi Y

Lan nhưng đã chỉ ra những chỉ tiết quan trọng trong đặc điểm thờ nữ thần ởmiền Bắc, cung cấp phương pháp cũng như cách tiếp cận tín ngưỡng thờ nữthần nói chung trong công trình trên.

Ở phạm vi trong nước, số lượng công trình nghiên cứu về Nữ thầnnhiều đáng kê, đặc biệt là những năm gần đây.

Trong truyện “Các nữ than Việt Nam” của tac giả Đỗ Thị Hảo và MaiThi Ngọc Chúc [4] đã đề cập đến mẫu chuyện liên quan đến các vị nữ thầntrong lịch sử của Việt Nam Đây là cuốn sách đầu tiên sưu tập một cách đầyđủ về các Nữ than trong văn hoá Việt Nam Hai tác giả đã giới thiệu sơ lượchuyền thoại và sự tích liên quan đến 75 vị nữ thần Điều này chứng minhđược rằng người Việt Nam đã nhận thức được vai trò, vi trí của người phụ nữtrong lịch sử văn minh, văn hoá của đất nước Những người bà, người mẹ,

người vợ, người chị có tải năng, đức hạnh luôn được người dân ghi nhớ và

trân trọng Người dân đã tưởng tượng ra những điều kì vĩ dé nâng các ba, các

Trang 12

chị lên với thé giới thần linh Trong tác phẩm này, Nguyên Phi Ÿ Lan đượcgọi là Bà Phù Thánh Linh Nhân (Bà Ÿ Lan).

Tác giả Ngô Đức Thịnh đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết vềthờ Mẫu ở Việt Nam như “Lên đông — hành trình và thân phận”, “Đạo Mẫuvà các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” [31] đãcho thấy, trong các làng xã Việt Nam, ngay từ rất sớm, các vị nữ thần phục vụtrong triều đình hoặc các vị nữ thần trong hoàng tộc đã được nghiên cứu, đềcập đến.

Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu “Tin ngưỡng thờ Mẫu trong sinhhoạt tinh than của người Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Vận và Phạm DuyHoàng [38] đã phân tích sâu về quá trình hình thành, nguồn gốc của tín

ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ ở Việt Nam Tác giả còn so sánh sự

tương đồng và di biệt của việc thực hành tín ngưỡng này ở cả ba miền của

Việt Nam.

Trong tác phâm Những thân nữ danh tiếng trong văn hoá tín ngưỡngViệt Nam, tác giả Nguyễn Minh San đã liệt kê ra 17 vị nữ thần trong lịch sửViệt Nam theo lát cắt lịch đại Tác giả nhắn mạnh rằng “việc tho phụng cácNữ thân này không ngoài các mục đích bày tỏ lòng biết ơn các thần linh, cầumong các vị bảo vệ, che cho, ban cho người an vật thịnh Chính từ tinh thânuống nước nhớ nguôn ấy mà nhân dân Việt Nam đã hình thành phẩm chấtluôn biết on và kính cẩn đổi với các kì tích và những người làm nên những kỳtích dé” Trong tác phẩm này, tác giả đã viết về Bà Ÿ Lan như sau: “Y Lan làmột trong ba nhân vận nữ là Bà chúa Ba, Thị Kinh và Y Lan được tôn vinh làPhật Quan Am (Phật Bà Quan Am)” [25, tr 44]

Năm 2016, Nhà xuất ban Văn hoá dân tộc đã ra cho mit tác phẩm“Phong tục dân gian — Nghi lễ thờ Mau” của Thuận Phước Tác giả này đãgiải thích khá cụ thé về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nêu tên một số tínngưỡng thờ Mẫu được lưu truyền trong dân gia như tín ngưỡng thờ Tứ Pháp,

Trang 13

thờ Tam phủ, Tứ phủ và thờ Tứ bắt tử Ngoài ra, tác giả còn liệt kê 53 cơ sởthờ tự liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, trong đó đền Bà Tắm ởDương Xá, Gia Lâm cũng được tác giả nhắc đến.

Trong tác phẩm “Nữ thần và liệt nữ Việt Nam” tác giả Mai Ngọc Chúcđã nhấn mạnh “Thánh Mẫu Y Lan là một nhân vật lịch sử được folklore đượchoá thân thành một nhân vật trong trong truyện cô tích Tam Cám Đây chínhlà những nghiên cứu bước đầu về việc đánh giá vài trò của bà Nguyên phi Ÿ

Lan trong lịch sử dân tộc [4].

Hơn nữa, trên lĩnh vực văn học đã có các tác phẩm nổi tiếng như Thiềnuyên tập anh hay La sơn yên hồ (tập 3) do tác giả Hoàng Xuân Han có viết bàNguyên phi Ÿ Lan.

Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu khác, tuy nhiên chỉ đừng ởmức độ liệt kê các cơ sở thờ tự và miêu tả về các lễ hội.

Như vậy, các nghiên cứu trên đã đóng góp những mặt sau:

Thứ nhất, về phương diện lý luận, hầu hết các công trình đều chỉ rarằng, thờ cúng người phụ nữ nói chung, các vị nữ thần nói riêng là một hiệntượng phổ biến, và điều đó cũng là một tiêu chí đánh giá vị trí và vai trò của“phái yếu” trong đời sống văn hóa xã hội Người phụ nữ không chỉ đóng vaitrò là xây dựng gia đình mà họ còn đóng góp cho đất nước Nhân dân thờcúng Nữ thần với mong muốn ghi ơn những người phụ nữ đã bảo vệ, che chởva day nghề dé họ mưu sinh.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tách và khu biệt nhiều hiện tượng thờnữ thần khác nhau ở những góc tiếp cận như triết học, tôn giáo học, nhân họcvăn hóa, lịch sử để thay được những đặc trưng của tín ngưỡng tho Nữ thần ởViệt Nam.

Các vị nữ thần cũng đã được các nhà nghiên cứu “bóc tách” các lớp tínngưỡng, tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa để

khang định, dù bat cứ tôn giáo ngoại lai nào muôn di vào tâm thức của người

10

Trang 14

Việt thì phải hoà mình vào tín ngưỡng bản địa của người Việt Từ các lớp tín

ngưỡng, tôn giáo chúng ta có thé khang định được tính Mẫu thông qua sự hỗn

dung với các tín ngưỡng và tôn giáo khác.

Thứ hai, ở phương diện thực tiễn, các vị nữ thần được nghiên cứu mộtcách cụ thể với nhiều hiện tượng như thờ nữ thần là tổ nghề, nữ thần là nhữngngười day cho dân biết dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm Người dân mang ơnnhững người này và lập nên các đền thờ họ Đây chính là điều cố kết mọingười trong cộng đồng với nhau.

Tuy nhiên, nghiên cứu tục thờ Nguyên phi Y Lan để phát hiện đặc

trưng cũng như sự đa dạng trong hiện tượng thờ cúng Bà, luận giải dưới góc

nhìn Việt Nam học thì đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cáchđầy đủ và toàn diện nhất.

Qua việc tiếp cận từ góc độ chuyên ngành này, tác giả sẽ tìm ra nhữngđặc trưng trong tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan, đồng thời cũng tìm ranhững định hướng đối với việc hướng tới phát triển du lịch tâm linh và bảotồn những giá trị của khu di tích đền-chùa bà Tam Đây cũng chính là khoảngtrống mà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu và giải mã, bé sung cho cơ sởlý luận và thực tiễn còn cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về hiện tượngthờ cúng nhân vât lịch sử đặc biệt này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tín ngưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo

tồn những giá trị tốt đẹp của cha ông Tín ngưỡng Nguyên phi Ÿ Lan là mộttín ngưỡng thờ Nữ thần có nguồn gốc hoàng tộc vô cùng đặc biệt Chính vìvậy mà đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Đặc frưng trong tín ngưỡng thờNguyên phi Y Lan ở Hà Nội”.

11

Trang 15

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, về không gian, chúng tôitập trung khảo sát nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan ở haiđịa điểm ở Hà Nội (xã Dương Xá, quận Gia Lam và phường Hang Gai, thuộc,

quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

- Về không gian: tác giả tập trung khảo sát nghiên cứu tục thờ NguyênPhi Y Lan ở hai ngôi đền ở hai địa bàn đã nêu trên Tác giả chọn hai địa điểmthờ bà Nguyên phi Y Lan ở hai địa điểm trên vì những lí do như sau: Thi?

nhất, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội là nơi mà Bà Y Lan được sinh ra cũng là

nơi bà xây dựng nên ngôi chùa Linh Nhân Tư Phúc và sau khi Bà mất đingười dân đã xây dựng ngôi đền thờ Bà ở đây Đây còn là nơi mang đậm màusắc văn hoá Kinh Bắc Đền Yên Thái tiền thân là cung Động Tiên do chínhvua xây riêng cho Bà Nguyên phi Y Lan Đền Yên Thái nằm ở Kinh ThànhThăng Long xưa Điều nay mang đặc điểm cung đình, hoàng tộc.

- Về thời gian: chúng tôi tập trung nghiên cứu năm 1996 khi đền BàTam được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

- Về nội dung: tác giả tập trung nghiên cứu các khía cạnh: ¡) Cơ sở thờtự; Truyền thuyết và di ban của truyền thuyết; ii) Sự tương đồng và khác biệttrong tổ chức lễ hội; Các lớp văn hóa, tôn giáo liên quan trong thờ Nguyênphi Ÿ Lan tại địa bàn khảo sát.

4 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận chuyên ngành Việt Nam học, tập trung khảo sát, bóc tách,luận giải để phát hiện các yếu tố tạo sự đặc trưng của tín ngưỡng thờ Nguyênphi Ÿ Lan ở Hà Nội.

- Tiếp cận liên ngành lịch sử, kiến trúc, khảo cô học, văn hoá, du lịchdé nhận diện điện mao và đặc điểm của tin ngưỡng thờ Nguyên phi Ÿ Lan ở

12

Trang 16

Hà Nội dé bảo ton, phát huy và quảng bá du lich phát triển du lịch cộng đồng,phát triển kinh tế xã hội

- Tiếp cận lý thuyết, tác giả sẽ sử dụng nhóm lý thuyết trong nghiêncứu nhân học, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo để làm rõ bản chất của đốitượng nghiên cứu Cụ thể, tác giả sẽ sử dụng hai nhóm quan điểm lý thuyết làthuyết Phồn thực và Nguyên lý Mau Hai nhóm lý thuyết này được sử dung

góp phần luận giải bản chất của tục thờ này ở phạm vi nghiên cứu.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực địa, tập trung khảo sát, phỏng vấn, thuthập tài liệu thư tịch, hương ước, thần tích, sắc phong và quay phim, chụp ảnh

tại địa bàn khảo sát Tư liệu này phục vụ trong phân tích chương 2, chương 3

và phần Phụ lục của luận văn này.

- Phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó tập trung phỏng vấn sâuvà phỏng vấn tham dự (trong quá trình diễn ra nghỉ lễ) các cụ cao tuổi và cácchủ đền, các ông bà trong các làng xung quanh, co sở thờ tự dé phát hiện vandé Tác giả tập trung phỏng vấn các đối tượng: i) Chủ đền, những người coi

sóc đền trong nhiều năm; ii) Tín đồ thường xuyên tới lễ tại đền thờ; iii) Mộtsố chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là tín ngưỡng thờnữ thần; iv) Đại diện một số người trong ban quản lý những ngôi đền này.Phương pháp này được sử dụng nhiều trong chương 2 và chương 3 của luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở khảo sát, thu thập tài liệu

từ sách và quá trình nghiên cứu thực địa.

- Phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, tổng hợp và so sánh các

sô liệu liên quan.

13

Trang 17

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan có nguồn gốc từ đâu và những đặcđiểm nào?

- Những yếu tố nào tạo nên những đặc trưng trong tín ngưỡng thờNguyên Phi Y Lan ở Hà Nội?

- Sự phong phú, đa dạng trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Ÿ Lan ở HàNội có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dânbản địa và ảnh hưởng như thế nào đến công tác bảo tồn và phát triển đến

khách du lịch trong tương lai?

5.2 Giả thuyết khoa học

Tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan ở Hà Nội là một hiện tượng văn hóatín ngưỡng độc đáo thê hiện đặc trưng riêng, xuất phát từ nguyên lý Mẫu phốihợp với nguyên ly Phôn thực, nguyên ly Cặp đôi và văn hóa làng xã củangười Việt Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Ÿ Lan ở Hà Nội có ý

nghĩa quan trọng trong giải mã các hiện tượng văn hóa tín ngưỡng nội sinh,

bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế du lịchđịa phương và quảng bá đất nước trong bối cảnh hiện nay.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Về cơ sở lý luận, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tín ngưỡng thờNguyên phi Y Lan ở Hà Nội dưới góc tiếp cận chuyên ngành Việt Nam họcđể phát hiện những cơ sở hình thành và nguồn gốc tạo sự đặc trưng của tínngưỡng này Quá trình luận giải, phát hiện dé làm rõ bản chất của đối tượngnghiên cứu sẽ bổ sung cơ sở lý luận cho hướng tiếp cận Việt Nam học trong

nghiên cứu va dao tạo chuyên ngành này.

- Về phương diện thực tiễn, đây là công trình đầu tiên, khảo sát đầy đủ,thực tế về tín ngưỡng thờ Quốc mẫu Y Lan, là nguồn tài liệu tham khảo quantrọng cho người nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.

14

Trang 18

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn được triển khai thành 03 chương:

- Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y

Trang 19

Chương 1

TONG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍN NGUONG

THỜ NGUYEN PHI Y LAN Ở HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm

Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, ton tại và phát triển cùng lịch sử nhân loại,tạo nên đời sống tinh thần, đời sống tâm linh vô cùng phong phú của conngười Đây chính là niềm tin của con người vào một thế giới siêu nhiên, vô

hình Chủ nghĩa Mác — Lénin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ýthức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.

Điều này đã được Ph.Ăngghen khang định: “Tôn giáo chẳng qua chỉ là sựphan ánh hư ảo vào dau óc con người — của những lực lượng ở bên ngoài chiphối cuộc sống hàng ngày của họ; đó chỉ là sự phản ánh trong những lực

lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu tran thé” [3, tr.437]

Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận “tôn giáo” và “tín ngưỡng” ở các

góc độ khác nhau Hai khái niệm này có sự khác nhau song lại có mỗi quan hệ

biện chứng lẫn nhau, cái này là tiền đề dé hỗ trợ cho cho cái kia Trong luậnvăn này, tôi xin phép nếu lên một số khái niệm liên quan được các nhà nghiên

cứu sử dụng nhiều nhất.

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng là cơ sở của mọi tôn giáo Tất cả mọi tín ngưỡng đều dựatrên niềm tin của con người vào một vào một sự linh thiêng, nhiệm màu củasự huyền bí, siêu nhiên mà con người không thê giải thích được Vào thời kỳmông muội, con người sống theo kiểu bầy đàn, săn bắt hái lượm nhưng họ đãbiết chôn người chết với những dé tùy táng mà họ muốn người chết sẽ có

cuộc sống đầy đủ khi ở thế giới bên kia Khi khoa học chưa phát triển thì conngười bất lực trước thiên nhiên nên họ đã thờ cúng để tìm một nơi an ủi và

che chở từ thiên nhiên Khi con người không thé giải thích được các hiện

16

Trang 20

tượng thiên nhiên thì họ sợ hãi, chạy trốn và quay lại ngưỡng vọng dé được anyên Dù Cho đến thời hiện đại, khi con người đã có câu trả lời cho rất nhiềuvấn đề nhưng họ vẫn tìm về một nơi bình yên để được cảm thấy che chở Đây

chính là sự “nhờ cậy” của tâm hồn trong tín ngưỡng và tôn giáo.

Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, định nghĩa “Tín ngưỡng là

niém tin của con người được thể hiện thông qua những nghỉ lễ gắn liền vớiphong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tỉnh thân cho cá

giáo nguyên thuỷ, các yếu tố tiền tôn giáo, á tôn giáo [43, tr.36].

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thé rút ra được cách hiểu chungnhất về tín ngưỡng đây là một hình thức biểu hiện của văn hoá: là niềm tinvào sự linh thiêng, sự ngưỡng mộ của con người đối với đối tượng có yếu tốthiêng Niềm tin vào sự bí ân này đó là cách giúp con người được an ủi, cósức mạnh, có niềm tin tiếp tục sống và đây cũng chính là sự bất lực của con

người trước thực tại cuộc sông.

Tôn giáo

Đây là một thuật ngữ ra đời và phát triển ở Phương Tây, sau đó được

du nhập vào Việt Nam.

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra địnhnghĩa rằng (1) Tôn giáo là hình thái xã hội gồm những quan điểm dựa trên cơsở tin va sung bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lựclượng siêu nhiên định đoạt tất cả Tôn giáo nảy sinh rất sớm, từ trong xã hộinguyên thuỷ (2) Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị

17

Trang 21

thần linh nào đó và những hình thức lễ nghỉ thế hiện sự sung bái ấy Ở ViệtNam có nhiều tôn giáo đạo Phật, Công giáo, đạo Cao Đài, v.v [23, tr.1011]

Theo cuốn Từ điển Tín ngưỡng — tôn giáo thì hiểu theo nghĩa rộng thitôn giáo là mọi niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cholà linh thiêng, được con người sùng bái và cầu khan dé nhờ cậy, che chở hoặcban cho những điều tốt lành.

Hiện nay, khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng đã được phân biệt rõ ràng.

Điều này được thé hiện trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2014 haytrong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh

Tin ngưỡng tôn giáo nam 2005 và Luật Tin ngưỡng, tôn giáo ban hành tháng11 năm 2017 Luật Tin ngưỡng năm 2016 đã phan biệt rõ giữa tín ngưỡng và

tôn giáo như sau: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thê hiện thôngqua những nghỉ lễ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lạisự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Tôn giáo là niềm tin củacon người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tônthờ, giáo ly, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [xin xem Bảng 1.1 Phân biệt sự khác

nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở Phụ lục 4].

Như vậy, tục thờ Nguyên phi Ÿ Lan, với tính chất và những dấu hiệuđặc trưng của sinh hoạt văn hóa dân gian, trong luận văn nay chúng tôi xếpvào loại hình tín ngưỡng, cho dù việc thờ cúng Bà là phổ biến và cho di Ba làngười trong hoàng tộc được nhân dân tôn vinh, thờ Bà ở nhiều nơi ở miền

Bắc Việt Nam.

Tin ngưỡng tho Nữ thân có nguồn sốc hoàng tộc

Đây là một tín ngưỡng khởi nguồn từ chế độ mẫu hệ Tín ngưỡng thờnữ thần không phải là một hiện tượng thờ độc đáo trong đời sống tâm linh củangười Việt, mà trái lại nó rất phổ biến trên thé giới Tuy nhiên hiện tượng thờnữ than cung đình lại là một hiện tượng không thé bỏ qua trong hệ thống thờnữ thần, mẫu thần ở Việt Nam Nữ thần trong văn hoá Việt Nam không đóngvai trò như dang quyền năng thần bí, nhưng hiện tượng thờ nữ thần được

18

Trang 22

người Việt Nam thờ cúng như người mẹ sáng tạo ra dân tộc Việt Nam lại rấtphổ biến Trong đó việc thờ nữ thần là các liệt nữ, tướng lĩnh cứu dân cứunước, chung tình son sắt lại được người dân thờ phụng Từ việc thờ cúng mẹÂu Cơ, Hai Bà Trưng và các nữ tướng của bà, Quốc Mẫu Tây Thiên, Nguyênphi Y Lan, Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân công chúa là những nữ tướngcó nguồn sốc hoàng tộc Họ chính là những người thực hiện chức năng “andân, hộ quốc”, chống giặc ngoại quốc, chăm lo đời sống nhân dân.

Văn hóa làng xã

Làng là một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sốngriêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính cấp nhất thời phong kiến Ngàynay, xã được lấy là đơn vị làm cơ sở thấp nhất ở nông thôn.

Theo cuốn Tir điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) đã định nghĩa:“làng là một don vị hành chính cơ sở ở nông thôn, bao gom một số thôn, vốnlà làng trước đây” Xã được định nghĩa là “bao gom một số thôn vốn là lang

trước đây” [23, tr.L 140]

Làng xã Việt Nam là nơi sinh ra văn hoá của dân tộc Việt Nam Đây

cũng chính là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển văn hoá của dân tộc Làngxã chính là thành luỹ để bao bọc văn hoá Việt Nam chống lại sự đồng hoá từ

các yêu tố ngoại lai.

Từ đấy, chúng ta có thé khang định rang văn hoá làng xã là cốt cách vềlối sống, nếp sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn Mỗi làng phải có lễ hội,hương ước riêng, thần hoàng làng riêng.

Chúng ta cũng cần nhắn mạnh rằng chính điều nay đã tạo nên sự cố kếtđặc biệt để đất nước Việt Nam qua các đời đánh lại sự xâm lược của ngoại

bang Có lẽ chính vì sự khép kín của văn hoá làng xã mà “tình làng nghĩa

xóm” được đề cao và có những hương ước, quy định nhiều khi còn họ còn

tuân thủ “lệ làng” hơn luật pháp “Phép vua, thua lệ làng” Việc nghiên cứu

19

Trang 23

tính làng xã trong tín ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan sẽ giúp chúng ta hiểu rõhơn về tính cộng đồng của tín ngưỡng này.

Nguyên phi

“Phi” là một từ xưng hiệu thuộc Hoàng thất và Vương thất của khốiquốc gia thuộc khối quốc gia thuộc vùng vùng văn hoá chữ Hán như TrungQuốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản Điểm đặc biệt của xưng danh nàycó thể dùng như một danh từ lẫn tước vị cho cả chính thất và thiếp của các Vivua Theo tác giả Quỳnh Cư thì “Nguyên phi là người đứng dau các phi, sauhoàng hậu” [6, tr.51] Như vậy, trong nghiên cứu này, Nguyên Phi Y Lanđược hiểu là một người phụ nữ trong hoàng tộc, tước vị này được quy địnhtrong triều Lý.

Theo chữ Hán thì “đình” có nhiều nghĩa, đình có nghĩa là cái sân, làchỗ vua quan thiết triều Chữ “dinh” này khác với chữ đình mà chúng tôinhắc đến trong luận văn Theo từ điền tiếng Việt thì chữ “dinh” có nghĩa là

“Nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp

việc làng (thường là nhà to, rộng rất nhất làng [23, tr.243] Nhu vậy, đình lànơi thờ vị thần Hoàng làng Chữ đình được nhắc đến trong luận văn là nơi

“thờ các thần hoàng của làng” Thần hoàng có phẩm tước không đều, cónhững vi có nguồn gốc hoàng tộc, là quan văn, quan võ, hoặc có những vi cónguôồn nguồn gốc ngoại bang Theo tác giả Vũ Ngọc Khánh thì “đinh làng là

nơi thờ tự, cũng là nơi bàn bạc việc làng, sắp xếp ngôi thứ, liên hoan, mở hội,chè chén ” [17, tr.73] Qua công trình nghiên cứu của tác giả Trần Lâm Biềnthì “đình là công trình kiến trúc được coi là lớn nhất của làng xã, là mộttrung tâm văn hoá truyền thong của cộng dong.” [2, tr.13]

Qua định nghĩa trên chúng ta có thé hiểu được vai trò và vị trí của đìnhlàng trong việc kết nối cộng đồng cơ sở dân cứ Đình Yên Thái là nơi thờNguyên phi Ÿ Lan cũng là một nơi có vai trò như thế.

20

Trang 24

Theo Tir dién tiéng Viét do tac gia Hoang Phé chu bién thi dén 1a congtrình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vi thánh hay một nhân vật lịchsử [23, tr.310] hay một người có công đức dé tỏ lòng biết ơn của người dân Ởnước ta có rất nhiều đền thờ, ví dụ đền thờ tổ Hùng Vương, đền thờ Hai BàTrưng, đền thờ Quang Trung, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Bà Tam(Nguyên phi Y Lan).

1.1.2 Ung dung quan điểm lý thuyết và bối cảnh chính sách của Nhà nước- Nguyên lý Mẫu

Hiện tượng thờ nữ thần nói chung, thờ bà Nguyên phi Y Lan nói riêng,ngoài xuất phát từ các nguyên lý văn hóa truyền thống, nguyên nhân sâu xa

còn bắt nguồn từ nguyên lý Mẫu.

Vẻ bản chất, nguyên lý mẫu chính là sự tôn vinh vai trò của người phụnữ trong gia đình Theo cố giáo su Trần Quốc Vượng thì người Việt Nam cótruyền thống tôn trọng người phụ nữ [42, tr.482], điều này được minh chứng

qua tiến trình lịch sử, văn hoá của người Việt Nam Hay theo giáo sư Từ Chithì người phụ nữ Việt Nam ở một “dia vi oái oăm”, có vẻ như “thấp” song lạirất “cao” [42, tr.482] Chính vì vai trò của mình đối với gia đình mà ngườiphụ nữ luôn được dé cao dù có lúc “méo mo” và bị xâm phạm Theo nhưnhiều nhà nghiên cứu thì thờ Mẫu bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ Trong thời kỳ

“săn bắt hái lượm” với sự kiên nhẫn, chăm chỉ và cần cù của mình, người phụnữ là người duy trì nguồn thức ăn cho gia đình và nuôi day con cái Từ day,họ luôn là người quyết mọi vẫn đề quan trọng trong gia đình Xã hội đã thăngtrầm theo bước tiến của lịch sử, ở khu vực châu Âu thiên về văn hoá “ăn thịt”.Trong khi ở châu Âu, đàn ông rong ruồi trên những thảo nguyên dé săn bắt

thú rừng thì ở châu A, với đặc điểm khí hậu 4m ướt, sông ngòi nhiều, nông

nghiệp đóng vai trò chủ yếu thì người phụ nữ lại giữ vai trò quan trọng.

21

Trang 25

Lúc đầu người Việt Nam thờ nhiên thần, thiên thần, nhân thần và lênđến đỉnh cao là thờ nữ thần Lúc đầu người Việt Nam thờ các nhiên thần như

sam, chop, may va mua Do dac điểm của nền văn minh lúa nước lay thién

nhiên lam trọng nên con người sợ hai, phụ thuộc va thiêng hoa thiên thiên Xã

hội trở nên bất công hơn, con người cần tìm một lượng siêu nhiên mới dé“cứu roi” họ Họ tìm đến những con người bình thường với dao đức trongsáng, công đức lớn lao và thôi linh hồn vào để thờ cúng Nhân thần lúc đầuchủ yếu là các Bà, những người anh hùng có công với đất nước Từ Bắc đếnNam, ở Việt Nam ở đâu chúng ta cũng bắt gặp các đền thờ các Bà như Hai BaTrưng, Bà Triệu, Bà Tam, Bà Den, Bà Đỏ Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đãkhái quát xã hội Việt Nam thuộc nguyên lý Mẹ Cố giáo sư giải thích rang“Phúc đức tại Mẫu”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, con dại cái mang” Đâychính là việc đề cao vai trò của người phụ nữ trong văn hoá Việt Nam TheoTS Nguyễn Thị Quế Hương' thì trước khi Nho giáo vào Việt Nam, Việt Namđã có truyền trọng người phụ nữ thông qua hiện tượng thờ Tứ Pháp: Pháp Lôi,Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Vân Vào thế ky XV, dưới sự ảnh hưởng củaNho giáo quyền lợi của người phụ nữ bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

Thờ mẫu Liễu Hạnh xuất hiện và cứu vớt tinh thần của người dân thời bấygiờ Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ mang ý nghĩa bao quát các miền

khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ, Dia phủ, Thoai phủ và Nhạc phủ Đứng

đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu.

Hoà chung trong dòng chảy của tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ

Nguyên phi Y Lan xuất hiện sau khi Bà Nguyên phi Y Lan qua đời, nhiều nơiđã rước tượng Bà về thờ cúng để ghi nhớ công đức của Bà và chờ mong chechở Người phụ nữ này là một nhân vật được vua Lý Nhân Tông gọi là Y Lan

— dựa vào cây Lan Y Lan là con của một người nông dân nghèo ở lang Siêu

' Phong vấn chuyên gia TS N.T.Q.H, 27 tháng 8 năm 2021

22

Trang 26

Loại (Gia Lâm ngày nay) Bà Y Lan đã có rất nhiều đóng góp cho nhân dânvà sự thịnh vượng của triều đình nhà Ly.

Chính vì những công lao và đức hạnh của minh, Bà được dân gian thôivào bang câu chuyện và chỉ tiết li kì dé đây Bà lên một bậc cao hơn là bậc thầnthánh Khi Bà Y Lan mat đi, người dân đã thờ cúng Bà tại đền Bà Tam, ngay

chùa Linh Nhân Tư Phúc do chính Bà xây dựng nên Tín ngưỡng thờ Nguyên

phi Y Lan ở Hà Nội cũng là một biểu hiện của nguyên lý Mẫu Nguyên lý Mẫuđược thé hiện rất rõ trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan ở hai địa điểm khảokhảo sát ở Hà Nội đó là khu di tích đền — chùa Bà Tắm ở xã Dương Xá, Gia

Lâm và đình Yên Thái ở phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội.- Nguyên lý phôn thực

Đây là một nguyên lý quan trọng trong nghiên cứu văn hoá Việt Nam.

“Phôn thực” có nghĩa là sinh sản Tín ngưỡng phôn thực là một tín ngưỡngnghề nghiệp của cư dân nông nghiệp với khát vọng sinh sôi, nảy nở Trong

khi văn hoá phương Tây “trọng dương” thì văn hoá phương Đông lại “trọng

âm” Tác giả Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hoá Việt Nam” viết “trongkhi trên thể giới thì vật tổ của các dân tộc thường là một loại động vật cụ

thé như chim ưng, đại bàng thì vật tổ của người Việt là một cặp đôi trừutượng Tiên — Rong” Trong khi người du mục ở thảo nguyên, thay đôi vị tríliên tục, đi từ vùng này sang vùng khác với đàn gia súc, đưa đến việc họkhông cần đông con hay “đông tay” mà họ chỉ cần những người nhanh nhẹn,khoẻ mạnh dé rong ruồi trên thảo nguyên với những dan gia súc Người dumục hiếm khi ở một chỗ lâu dài Khác với người du mục, cư dân nôngnghiệp quần tụ với nhau ở một vùng đồng bằng phì nhiêu đề trồng lúa, nuôitằm, dét vải Quan cu tại một địa điểm nên người dân làm lúa nước khôngquan trọng, không lo đến việc di chuyển nên việc sinh nhiều con sẽ giúp sứcrat nhiêu trong việc làm dong.

23

Trang 27

Hơn nữa, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nóng, âm nên luôn tôn tạinhiều rủi ro, bệnh tật Địa hình của Việt Nam lại chạy dọc theo biển với nhiều

đồi núi và sông ngòi đã tạo nên lụt lội, bão lũ hàng năm Chính sự bắt thường

của thiên nhiên luôn chứa nhiều rủi ro khó đoán mà người làm nông nghiệprất sợ và tôn sùng thiên nhiên như một lực lượng siêu nhiên Theo như tác giảX.A Tôcarep thì “Nguồn gốc này chính là sự bat lực của người trong trọt.

Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng thì phụ thuộcnhiễu vào những diéu kiện mà con người viện đến sự phụ trợ, giúp đỡ việctrong cay, từ đó có các nghỉ lễ mà thuật lại ra doi” [33, tr.16]

Đó chính lí do tại sao người Việt nói riêng hay người dân ở vùng trồnglúa luôn tôn thờ sự sinh sản của con người và cây cối Việc cày cấy, làm đồngcần sức lao động nên họ cần phải đoàn kết với nhau Việc làm nông cần có sựđoàn kết lại với nhau thành cộng đồng Làng xã ra đời dựa trên hạt nhân củaviệc làm nông Người làm nông luôn mong muốn “an cư, lạc nghiệp” như dân

gian có câu:

“Tau trâu, cưới vợ, lam nha

Ca ba việc ấy thật là khó thay”

(Ca dao Việt Nam)

Do đòi hỏi của việc trồng lúa nên nhu cầu trị thuỷ, đắp đê và xây hồchứa nước cần nhiều công sức vì vậy đã hình thành nên tính cộng đồng Vìcây lúa phụ thuộc vào yếu tô nước, không khí, nang nên con người trông

mong và muốn thiên nhiên trợ giúp dé mùa vụ tốt tươi Trong câu ca dao xưa

của ông cha có câu:

“Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêmTrông cho chân cứng đá mém

Trời yên bề lặng mới yên tam lòng”

(Ca dao Việt Nam)

24

Trang 28

Từ sợ hãi và không thể hiểu được uy lực của thiên nhiên nên con ngườiquay về chiêm bái, thờ cúng và ngưỡng vọng thiên nhiên Sự sinh sôi nảy nở,mùa màng tốt tươi, trời đất giao hoà là biểu hiện của tín ngưỡng phon thực.“Ph6n thực” có nghĩa là sự sinh sản, nảy nở Phén thực đó là sự kết hợp của“Âm” và “Dương” Trong vũ trụ luận phương Đông, sự kết hợp của Âm -Dương tạo ra sự sống của muôn vật Triết lý Âm-Dương theo tác giả Trần

Ngọc Thêm đó là “tư duy lưỡng phân lưỡng hợp” (nhỊ nguyên) Moi thứ trong

cuộc đời đều có cặp có đôi như trời với đất, ông với bà, Rồng với Tiên Tưtưởng nhị nguyên đã dẫn đến sự linh hoạt, thực dụng của người Việt tronghoạt động và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo Trong triết lý Âm — Dương thimẹ là âm, cha là dương Sự kết hợp của cha và mẹ, đực và cái dẫn đến sự sinhsôi nảy nở cho thế hệ sau Sự sinh sôi nảy nở là điều kiện cần cho việc trồnglúa Do đã “an cư” nên người làm lúa không phải di chuyển nhiều nên việcsinh ra nhiều con cái không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ bởi họ tin “troisinh voi at sinh cỏ”.

Vậy, tại sao chúng tôi lại đề cập đến tin ngưỡng này? Tín ngưỡng phon

thực là tín ngưỡng sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người Tín

ngưỡng này xuất hiện từ thời nguyên thuỷ đã ăn sâu, đồng hành giúp conngười có niềm tin dé tồn tại Việc nghiên cứu tín ngưỡng này trong luận vănnày giup giải quyết hai van đề Thi nhất, nguyên lý này sẽ giúp giải thíchđược ly do tại sao người dân lại sử dụng các yếu tố phồn thực trong thờNguyên Phi Y Lan Theo tác giả Vũ Anh Tú thì việc nghiên cứu tín ngưỡngphon thực “giúp chúng ta tim ra được các gid trị văn hoá dân gian truyềnthong ấn minh trong đời sống tâm linh của người dân, lý giải được cácnguyên nhân khiến cho hình thức sinh hoạt tin ngưỡng dân gian này được bảolưu, kế thừa và phát triển trong cuộc sống đương dai” [36, tr.12] Nhu vậy,việc nghiên cứu nguyên lý này sẽ giải thích và làm sáng tỏ những yếu tố phồn

thực và nông nghiệp trong tín ngưỡng này 77 hai, từ việc phân tích tính

25

Trang 29

phon thực chúng tôi sẽ thấy tinh thời đại trong tín ngưỡng thờ Nguyên phi YLan mà tiêu biểu là tính cung đình đã làm cho tính phén thực xuất hiện nhẹnhàng nhưng vẫn có nét đặc sắc của tín ngưỡng nghề nghiệp.

Nguyên lý Phôn thực sẽ được chúng tôi nhắc đến sẽ là một trong nhữngyếu tố “xương sông” trong phân tích những đặc trưng và đặc điểm của tín

ngưỡng này.

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích lý thuyết

Đặc trưng tin ngưỡng thờ Nguyên Phi Y Lan

ỡ Ha Nội

Tác động của tin

ngưỡng đến đời song

va lam thé nao dé bao

Nguyên lý Âm —

Nguyên ly langsa

Nguyễn ly cap doi

Giải mã hiện tượngvan hoa nội sinh, bao

tên, phat huy ban sắc

Nguồn: Tác giả luận văn

26

Trang 30

1.1.3 Một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo ton và phát huy văn hoátruyền thống và phát triển văn hoá tâm linh.

Dé khang định tín ngưỡng thờ Nguyên phi Y Lan là một hiện tượng thờcúng phổ biến, mang giá trị nhân văn cao và phù hợp với đạo đức, pháp luật

Việt Nam, chúng tôi căn cứ vao các van bản quy phạm pháp luật và văn bản

gần luật dé soi chiếu van đề Nguồn tư liệu nay cũng khang định sự quan tâmchi dao kịp thời của Đảng và Nhà nước ta đối với phục hồi và bảo tồn, pháthuy nhiều đi san văn hóa cô truyền của dân tộc từ sau thời kỳ Đồi mới.

Sau đại hội Dang năm 1986, Việt Nam đã mở ra một bước di mới trong

lịch nước nhà Từ đây có sự thay đổi về nhận thức và đổi mới tư duy củanhững người lãnh đạo đất nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đánhdau sự thay đổi đấy Một trong các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡngtôn giáo, tôn trong sự tự do tôn giáo đáng ké có những văn bản như sau:

Nghị quyết 24-NQ/TW ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ chínhtrị về “tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là “phát súng” khởiđầu cho sự cởi trói cho cho tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam Nghị quyết nàycó hai luận điểm có “tính đột phá” đó là: Tin ngưỡng, tôn giáo là nhu cau tinhthân của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những gia trị văn hoá, đạo đứcphù hợp với chế độ mới.

Qua Nghị quyết 24, chúng ta có thể thấy rằng tôn giáo, tín ngưỡngbước đầu được khang định là yếu tô tinh than quan trọng và trong tôn giáo cóchứa đựng những giá trị văn hoá Đó chính là một điều mới mẻ trong việc

nhận thức vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng.

Sau Nghị quyết 24 thì Đảng đã cho ra đời nhiều văn kiện khác, đángchú ý là Chỉ thị 37-CT/TW ngày 2 tháng 7 năm 1998 của Bộ Chính trị về

công tác tôn giáo trong tình hình mới Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị nêu rõ

“Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng vàkhuyến khích phát huy ”.

27

Trang 31

Nghị quyết 25 ra đời năm 2003 Từ năm 1990 đến 2003, Việt Nam có 13văn kiện về các vấn đề tôn giáo gồm 2 nghị quyết, 2 chỉ thị, 9 thông báo [54]

Qua số liệu trên chúng ta có thé khang định được rằng, Dang và Nhànước Việt Nam rất linh hoạt trong việc điều chỉnh luật để phù hợp với tìnhhình của đất nước và thế giới Sự ra đời các văn bản quy phạm pháp luật cũnglà một sự “bứt phá” trong nhận thức, tư duy của những người lãnh đạo đối với

các quan niệm cũ, phủ nhận sạch trơn những giá tri của tín ngưỡng, tôn giáo.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước được thể hiện cụ thể hơn qua Luậttín ngưỡng, tôn giáo ban hành năm 2016 Đây chính là sự hoàn thiện, thốngnhất của hệ thống luật Việt Nam dựa trên Hiến pháp “mọi người đêu tự do tín

ngưỡng, tôn giáo” Theo Luật tín ngưỡng có quy định rõ ràng về hoạt độngtín ngưỡng, điều kiện thành lập và các thủ tục thành lập cơ sở đảo tạo tôngiáo Luật tín ngưỡng, tôn giáo là những cơ sở vô cùng quan trọng, ngoài việcthé hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng đối với van dé tín ngưỡng của nhândân mà còn tạo điều kiện cho tìm hiểu, phát triển và bảo tồn các gia tri văn

hoá của dân tộc được lưu giữ lâu đời qua các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Tín ngưỡng thờ Bà Nguyên Phi Ÿ Lan từ chỗ bị hạn chế chuyên sangđược công nhận vào năm 1996 Sau sự kiện này đã có rất nhiều hội thảo đượctô chức tại ngay khu tích đền — chùa Bà Tam hay các sự kiện khai quật tại khu

di tích này.

1.2 Khái lược thân thế, sự nghiệp của Nguyên phi Y Lan

Nguyên phi Y Lan là một nhân vật đặc biệt, được chính sử ghi chépnhiều và khang định là một nữ quyền tài sắc song toàn trong lịch sử ViệtNam Nguyên phi Ÿ Lan đã có rất nhiều đóng góp trong lịch sử nước nhà.

Chính vậy có rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu.

Theo Đại việt sử ký toàn thư (sau đây gọi là Toàn thư) thì Nguyên phi

Y Lan là một người phụ nữ sinh ra và lớn lên vào thời Ly (1010 -1225) Bà làmột người phụ nữ kiệt xuất, tài sắc vẹn toàn trong lịch sử trung đại Việt Nam.

28

Trang 32

Y Lan không chi đi vào chính sử Việt Nam mà còn đi vào trong dã sử, truyềnthuyết và trong tín ngưỡng của người Việt Nguyên phi Ÿ Lan là vợ của nhàvua anh minh, kiệt xuất Lý Thánh Tông (1026 — 1072) Bà Y Lan đã có rấtnhiều đóng góp cho sự thịnh vượng của Triều Lý nói riêng và nước Đại Việt

nói chung Chính vì những đóng góp va công đức cua Ba mà Nhân dân gọi ba

với cái tên trìu mến Bà Tắm.

Hiện nay chính sử vẫn chưa có ghi chép rõ ràng về tên thật của Nguyênphi Y Lan Chúng ta chỉ biết sơ lược bà là người họ Lê, quê ở làng Thổ Lỗi(Bắc Giang cũ, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vua đã đổi Thổ Lỗi làm Hương Siêu Loại

vào năm 1068, vì đây là nơi sinh của Nguyên Phi [49, tr.20] Vào năm tháng

12 năm 2015, tại cuộc khai quật Khảo cô học tại đền Dương Xá đã xác địnhquê của bà nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Qua sự kiện trên, chúng ta có thể xác định rằng Ÿ Lan sinh ra trongmột hoàn cảnh éo le khi mẹ mat sớm Làng Thổ Lỗi là một làng quê nghèoven đô của Kinh Thành xưa Chúng ta cần phải nhắn mạnh rằng chính sự giàuvăn hoá của làng quê Kinh Bắc, sự giao lưu của Kinh Bac — Thăng Long đãtôi luyện Y Lan thành một người phụ nữ kiệt xuất trong lịch sử nước nhà.

Vào năm 1063, Hoàng dé Ly Thánh Tông về viếng thăm chùa Dâuthuộc huyện Thuận Thành, Hà Bắc Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, dân

chúng các làng lân cận nô nức đón xem Duy chỉ có một cô thôn nữ xinh đẹp

người làng Thổ Lỗi vẫn thờ ơ dựa gốc cây lan, việc xem ngự giá của Vuakhông có quan hệ gì đến mình Lấy làm lạ nhà vua bèn cho người đòi người

con gái có vẻ kiêu kỳ đó đến trước kiệu rồng dé hỏi Không chút ngần ngại,cô gái quỳ tau: “7hiếp là con nhà nghèo hèn, phải lam lung dau tắt mặt tối

phụng dưỡng cha mẹ, đâu dam mong đi xem rước ” Nhìn cô gái ăn mặc quê

mùa nhưng cử chỉ đoan trang, dịu dàng và vô cùng xinh đẹp, đối đáp trôichảy, Vua cảm mến liền lệnh cho cô theo xa giá về kinh [25, tr.40].

29

Trang 33

Qua đoạn đối đáp với vua, chúng ta phát hiện ra bà Y Lan là một conngười sâu sắc Bà không chỉ là một người người chăm chỉ, hiểu thảo mà cònrất nhạy bén Chính điều này đã ảnh hưởng đến tư tưởng trị vì đất nước của bàsau này Y Lan như một cô Tam trong chuyện cô tích từ đồng ruộng bướcchân vào chốn thâm cung bí sử - nơi có những quy định ngặt nghèo về phéptac, nơi những cung tan, mĩ nữ mong chờ tình yêu hiém hoi của Hoàngthượng sau một ngày lo lắng về triều chính Hoàng cung lộng lẫy nhưng lạinhiều cam bẫy đối với một cô gái quê mùa, ngây tho và trong sáng như YLan Chính việc trở thành một thành viên của gia đình hoàng tộc đã giúp Y

ool TM~

Lan toa sáng trên “vũ đài chính trị” của triều Lý.

Năm 1066, nàng Ÿ Lan đã hạ sinh Hoàng tử Càn Đức Đại Việt sử kýtoàn thư viết “vào mùa xuân, tháng giêng, ngày 25 giờ Hợi, năm (Binh Ngọ)

năm 1066, Y Lan hạ sinh Hoàng tử, đặt tên là Kién (Can Đức) Ngày hômsau, vua lập Càn Đức làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong mẹ tháitử là Lan phu nhân làm Than phi Kiên Đức trán cao, tay dai quá gối, thôngminh tuấn tú Sinh được hoàng tử nối dõi tông đường, Y Lan được vua sung áihơn và được tôn là Nguyên phi đứng dau các cung phi, chỉ sau có Hoàng hậu

Thượng Dương Kiên Đức được lập làm Thai tứ ” [8, tr.242].

Những sự kiện trên có thé khang định rằng việc sinh hoàng tử đã đưa YLan lên một vị trí mới trong triều đình nhà Lý Điều này chính là bước đi đầutiên để Ÿ Lan có thể cống hiến cho Đại Việt sau này Đại Việt là một quốc giađộc lập và thịnh vượng Vua theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.Điều này có nghĩa vua thay trời hành đạo và quản lý con dân Vua giữ vị trítối thượng vừa nắm vương quyền vừa nắm thần quyền Nhà vua gan 40 tuổimà chưa có con nên việc Y Lan sinh con trai lại có một ý nghĩa vô cùng quantrọng Trong xã hội phong kiến, việc Vua chưa có con trai nối dõi sẽ làm cảtriều đình và cả đất nước lo lắng Việc Y Lan sinh hạ sinh được “hoàng nam”đã đây bà lên một vị cao gần hơn với vương quyên Trên lý thuyết thì Ba chỉ

30

Trang 34

kém Thượng Dương Hoàng hậu nhưng trên thực tế thì vị trí bà cao hơn cảHoàng hậu Bà nắm trong tay tình yêu vợ - chồng của “vua cha” và có tìnhyêu thân mẫu của “vua con” Đứng về phía Hoàng hậu Thượng Dương việcđứng ngồi không yên đó là lẽ thường tình Y Lan xuất hiện đã lấy đi vị trí của

Hoàng hậu Thương Dương Chính vì vậy, trong lịch sử đã xuất cuộc chiến daidang của hai người đàn bà trong cung đình dé bảo vệ vị trí của họ cũng không

có gì phải ngạc nhiên.

Chúng ta có thể nhìn thấy được thế thắng của Nguyên phi đối vớiThượng Dương Hoàng hậu Y Lan hội tụ tat cả những yếu tổ của một ngườichiến thắng trong cuộc chiến không cân sức với Thượng Dương Hoàng hậu.Mặc dù có nằm ở thé thượng phong nhưng Y Lan không vi thé mà trau chuốtnhan sắc, dính vào thị phi cung cam Y Lan đã không dính vào chốn thị phi.

Bà đã khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách nên chỉ trong một thời gian ngắnThỌI người đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ÿ

Lan Triều thần khâm phục Ÿ Lan là người có tài [5, tr.93].

Năm 1068 (năm Mau Thân) Bà lại hạ sinh ra người con thứ hai tên là

Minh Nhân Vương Đây cũng là một sự kiện khăng định vị trí vững chắc củaNguyên phi Y Lan đối với Triều Lý Sau sự kiện sinh con thứ hai Bà đã đượcđổi từ Than phi thành Nguyên phi.

Như vậy, những chỉ tiết ở trên có thé thấy rằng bà Nguyên phi Ÿ Lancó vai trò quan trọng triều đình nhà Lý sau việc bà hạ sinh hoàng tử cho triềuđình Bà hiểu được nếu muốn trị nước, giúp chồng giữ nước và giúp con trịnước thì bà phải học chữ “thánh hiền” để hiểu được cái đúng sai của ngườixưa Tài năng, sự kiệt xuất của Ÿ Lan đã được thê hiện trong suốt thời gian bà

giúp chồng trị nước và giúp con chuẩn bị hành trình trở thành một vị vuasáng Nhờ sự hiểu biết thâm sâu kiến thức của người xưa mà Y Lan đã đưa ranhững lời khuyên sáng suốt trong thời gian trị vì của Lý Thánh Tông và LýNhân Tông Y Lan còn giúp chồng đưa ra lời khuyên về việc trị nước Một

3l

Trang 35

lần, vua Lý Thánh Tông hỏi Y Lan về kế trị nước Y Lan tau: “Mudn nướcgiàu mạnh, diéu hệ trọng là biết nghe lời can gián của dang trung than Lờinói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm Thuốc dang uống khóchịu nhưng chữa được bệnh Diéu hệ trọng thứ hai là phải xem quyên hành làmột thứ đáng sợ Quyên lực và danh vọng thường làm thay đổi con người Tựmình tu đức dé giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trênthì nhanh hơn pháp luận Nước muốn mạnh, hoàng dé phải nhân từ với muôndân Phàm xoay cái thé thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo Hội du những

điều ấy, nước đại Việt sẽ vô địch” [5, tr.93].

Từ cuộc nói chuyện với Lý Nhân Tông, chúng ta khẳng định được sự

thâm sâu của Ÿ Lan về kiến thức trị nước Điều này dẫn đến việc chồng bà giaolại cả giang sơn cho Bà vì Vua biết rằng, Ÿ Lan không lợi dụng quyền hành vìnàng Y Lan lúc đấy biết quyền lực như con dao hai lưỡi Việc sử dụng nó bắtbuộc phải biết nghe những điều “chướng tai” để đưa ra quyết định Ngoài ra,nang còn nói muốn dân nghe theo phải từ tâm và lay mình làm gương.

Năm 1069 (Kỷ Dậu), Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành và

giao lại giang sơn Đại Việt cho Y Lan nhiếp chính” Trước khi đi nhà vua traoquyền điều khiến chính sự cho Nguyên phi va có sự giúp sức của tướng LýĐạo Thành Trong khi chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, Y Lan vừa chăm locho con cái và hoàn thành nghĩa vụ thay vua trị nước Đây chính là lần nhiếpchính thứ nhất trong cuộc đời Ÿ Lan.

Đây chắc chắn là sự kiện vô cùng hiếm hỏi Dưới thời phong kiến, phụnữ là phận “liéu yếu đào tơ”, “thờ chong”, “chăm con” nhưng Ÿ Lan đã làm

được việc của “đẳng may râu” là trị nước.

Việc Y Lan buông rèm nhiếp chính đã phá vỡ những quy tắc chuẩnmực mà xã hội trung đại với tư tưởng Nho gia đã gắn vào hình ảnh của ngườiphụ nữ chỉ biết thêu thùa, may vá Người phụ nữ thôn quê ngày nao đã phi

: Nhiếp chính là việc buông rèm nghe chính sự.

32

Trang 36

thường “buông rèm” nghe chính sự Ngoài sự sắc sảo, kiên cường thì Bà cònsâu sắc về chính trị, tinh thông về văn chương.

Đây là sự kiện tạo tiền đề để Ÿ Lan khẳng định kĩ năng lãnh đạo xuất

sắc của mình Duong nhiên đây cũng là sự kiện làm bàn đạp dé Bà có gánh

vác những nhiệm mà lịch sử giao phó sau này Khi xông pha ngoài biên ai, Ly

Thánh Tông đánh trận mãi mà không thắng được, đâm chán nản cho rút quân.Trên đường về nghe dân chúng ca ngợi Nguyên phi Ÿ Lan ở nhà trị nước giỏilòng dân cảm phục, suy tôn Bà là Phật Quan Âm Thánh tông tự trách mình“Nguyên phi là dan bà con lam được, ta là đẳng nam nhỉ, ha chịu thua kémsao” rồi ra lệnh cho ba quân tiếp tục ra biển ải đánh giặc Lan này nhà vuađã thắng trận.” [25, tr.41]

Chi tiết nhỏ trên khang định được vai trò của Y Lan trong việc tiếpthêm tinh thần vững chắc dé chồng Bà yên tâm xông pha nơi trận mạc Dù Bàkhông trực tiếp cưỡi trên lưng ngựa để đánh giặc nhưng sự kiện năm 1069 làmột dau mốc quan trọng trong sự nghiệp Nam tiễn của Đại Việt.

Chính sự kiện này đã tạo tiền đề cho việc mở rộng lãnh thô cho ĐạiViệt đến tận mũi Cà Mau sau này Khi vua Lý Thánh Tông đánh vào kinhthành Champa, bắt được vua Chế Củ, ông vua này đã xin dâng 3 châu BồChính, Địa Lý, Ma Linh dé được trả tự do [8, tr.243] Nha Ly đã đôi ba châuday thành Lâm Bình, Ma Linh và Bồ Chính.

Khi chồng đi xa thì Bà đã đi “vi hành” ở vùng nông thôn hẻo lánh đểhiểu tường tận cuộc sống của người dân lao động và trừng trị bọn tham quan

ô lại đục khoét dân lành Có lần bà giả làm một thương nhân đi mua thóc gạo.Trong chuyến đi này, bà đã phát giác một tên tri châu lợi dùng là chỗ concháu quan lại trong triều hà hiếp dân nghèo, oa trữ thóc gạo vào giữa năm matmùa đói kém Bà thăng tay trừng trị, lột áo mũ và giáng tên xuống làm thứ

dân [25, tr.41].

33

Trang 37

Việc làm trên của Bà là biểu hiện tài năng của một người lãnh đạo xuấtchúng Đây chính là điều làm cho bà Y Lan xuất hiện một cách gần gũi vớidân chúng Chính việc sinh ra trong một gia đình nông tang và chứng kiến sựkhổ cực của người nông dân nên Bà đã xuất hiện thân thuộc hơn với người

dân Đại Việt.

Tháng giêng năm 1072, Hoàng dé Lý Thánh Tông mất, Hoàng Thái tửKiền Đức mới 7 tuổi lên ngôi, tức là Hoàng đế Lý Nhân Tông Theo Đại Việtsử ký toàn thư thì Lý Nhân Tông lên ngôi trước linh cửu của vua và đổi niên

hiệu thành Thái Ninh Vua đã tôn mẹ đẻ của mình làm Hoàng Thái phi và tôn

Hoàng hậu Thượng Dương lam Hoàng Thai hậu [8, tr.245] Hoàng dé LýThánh Tông thọ 50 tuôi, trị vì được 18 năm Việc ra đi của Hoàng dé Ly ThanhTông đã dé lai những phức tap rối ram của chốn triều đình.

Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng việc ra đi của Lý Thánh Tông đã dé lạirất khó khăn và phức tạp đối với triều đình nhà Lý lúc này Thi? nhát, vua cònrất nhỏ Thi hai, theo nguyên tắc thì Thái hậu Thượng Dương sẽ là ngườinhiếp chính giúp vua trị nước Y Lan chỉ một người vợ lẽ Thi ba, Nguyênphi Y Lan hiểu triều chính và quan tâm triều chính nhưng triều chính lại trao

vào tay một người không quan tâm như Hoàng hậu Thượng Dương Chúng ta

cũng can khang răng chính những điều nêu ở trên đã đây đến cuộc chiến âmthầm của hai bà vợ vua Mau thuẫn nay đã day tới những bi kịch thâm cung bí

sử của Nguyên phi Y Lan và 76 cung nữ sau nay.

Bảng 1.2: Bảng tóm tắt vài nét về cuộc đời Nguyên Phi Y LanNăm | Sự kiện Y nghĩa sự kiện

Bước ngoặt trong cuộc đời

1063 | Vua Lý Thánh Tông gặp Y Lan ,

Y Lan

1066 Y Lan ha sinh Can Đức (Lý Nhân Tông | Vai trò quan trong cua Y

sau nay) Lan trong viéc duy tri

34

Trang 38

Kién Đức được phong làm Thái Tử

Y Lan được phong làm Thần Phi

4 N3 oA 7

giông nòi của triêu Lý

Khăng định vị trí vững1068 | Y Lan sinh Minh Nhân Vương ,

Y Lan được phong Linh Nhân Hoàng | đôi vai của Bà Ÿ Lan —

1079 thái hậu — nhiếp chính lần 2 khăng định sự xuất sắc của

Bà đối với Đại Việt

117 Y Lan qua doi — tho 73 tudi, thuy hiéu 1a Nhiéu noi xay dén miéu dé

Linh Nhan Hoang Thai haughi công ơn cua Ba.Nguồn: Tác giả luận văn

Như vậy, một lần nữa chúng ta có thể khang dinh rang, Y Lan có vaitrò vô cùng to lớn đối với sự thịnh vượng của Đại Việt Không chỉ là người

yêu thương con dân mà Bà còn là người sùng Phật pháp Sử cũ chép “riêng

Linh Nhân Hoàng Thái hậu có xây dựng đến 100 ngôi chia” Tại đền của Ba

ở Dương Xá có câu đôi như sau:

“Mẫu nghỉ đoan chính chiêu thiên cổ

Thánh trạch linh quang ngưỡng vạn niên ”Dịch ra là

“Máu nghỉ đoan chính người muôn thuởOn thánh sâu xa kính vạn năm `”

(Nguôn: Tac giả khảo sát, ghi chép tại dén thờ của dén Bà Tam, Dương Xá)

35

Trang 39

1.3 Địa bàn thờ tín ngưỡng Nguyên Phi Ÿ Lan1.3.1 Cac địa phương thờ Nguyên Phi Ỷ Lan

Tín ngưỡng thờ Bà Nguyên phi Lan được thờ rộng rãi và đậm đặc ở các

tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương Theo thông kê ở ViệtNam hiện nay có khoảng gần 100 địa điểm thờ bà Ở Hà Nội ngoài hai địađiểm chúng tôi khảo sát còn có chùa Kim Cổ (Đường Thành, Hà Nội), chùaThánh Chúa (Cầu Giấy, Hà Nội) thì Bà Nguyên phi Y Lan còn được thờ ở ratnhiều nơi khác Theo Bà Đỗ Thị Thuỷ” (làm việc tại BQL di tích Bắc Ninh)hiện tại Bà Nguyên phi Y Lan được rải rác nhiều nơi nhưng đậm đặc nhất làhai khu di tích tại phương Nam Sơn, thành phố Bắc Nình và xã Phật Tích,

Tiên Du, Bắc Ninh Tại vùng Dạm thì khoảng hơn 10 xã vùng Dạm đều thờBà Y Lan như Thần hoàng làng Ba cũng nhắn mạnh thêm rằng các đình đềuthờ như là Thần hoảng Làng Tại vùng Phật Tích, Bắc Ninh cũng có nhiều tư

liệu cho thấy Bà đã về đấy để cầu tự.

Ngoài ra Bà còn được ở rất nhiều địa điểm khác nhau ở Hưng Yên, Hải

Dương [Xin xem bảng 1.4: Danh sách các cơ sở thờ tự Nguyên phi ở Hà Nộiở phụ xem phụ lục 4]

1.3.2 Thờ Nguyên phi Y Lan ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội1.3.2.1 Khái lược về địa bàn

Dương Xá là một xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, ViệtNam Xã cách trung tâm Hà Nội khoảng 16 km về phía Đông Nam Phía Bắcgiáp xã Phú Thị và thị trần Trâu Quỳ Phía Đông giáp xã Dương Quang PhíaTây giáp xã Đa Tốn và Kiêu Kị Phía Nam giáp thị trấn Như Quỳnh và TầnQuang Dương Xá có diện tích 4.95 km” với dân số 13.207 người Mật độ dânsố của xã Dương Xá là 2.668 người/km” Xã Dương Xá có 6 thôn (số liệu

2012) là Yên Bình, Dương Đanh, Dương Đình, Dương Đá, Thuận Quang,

Thuận Tiến và 3 cụm dân cư gồm Đường 5, Nội Thương và Chăn Nuôi [53].

3Đ.T.T, Phó giám đốc bảo tang tinh Bắc Ninh, phỏng vấn tháng 8 năm 2021

36

Trang 40

Dương Xá nằm ở vùng Đồng Bằng Bắc bộ với địa hình băng phăng.

Day là một vùng quê trù phú vùng ven đô và cũng là cửa ngõ của Hà Nội va

Hưng Yên Dương Xá cũng là một địa phương mang những đặc điểm riêngbiệt của làng quê Việt Nam với cây đa, dòng sông, bến nước, con đò vớinhững di tích lịch sử lâu đời, nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của vùngquê Kinh Bắc Việt Nam Hiện nay trên địa ban có các di tích lịch sử lâu đời

như sau:

1 Đài điện li — Tổng cục Bưu điện, nơi đặt nền móng cho ngành bưuchính viễn thông của Việt Nam khởi sắc.

2 Dinh Dương Danh thờ tướng Lý Khê thời 12 sứ quân; khi tướng Lưu

Cơ đánh chiếm căn cứ Siêu Loại ở Đình Tổ đã hi sinh ở đây.

3 Đình Yên Bình hay đình Băng cũng thờ sứ quân Lý Khuê và phu nhân.4 Đền thờ Nguyên phi Y Lan hay đền Bà Tam

5 Đền Phú Thị thôn Dương Danh

Tên của các xã ở Dương có từ lâu đời gắn liền với lịch sử của vùng đấtKinh Bắc Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và DươngĐanh (Tam Dương), xưa là ba ngõ trong một làng đền Bà Tam nằm trên đấtcủa thôn Dương Đá [15, tr.46] Thuở đầu gọi là ngõ Đến thời vua Lê QuangThuận, triều đình đã lập ra phủ Thuận An gồm 5 huyện: Gia Lâm, Lang Tài,

Gia Bình, Siêu Loại và Văn Giang.

Như vậy, trước đây Dương Xá thuộc Siêu Loại và Thuận An dưới nhà

Lý Ngoài giữ lại những nét đặc trưng của làng xã Việt Nam, xã Dương Xá

còn “oăn mình” trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của đất nước Đâychính là căn cứ địa cách mạng qua các cuộc chiến tranh Ngày nay, xã DươngXá đang trên con đường phát triển, van mang trong mình vẻ tram mặc của

một làng quê lâu đời, nhưng vẫn “khoác lên mình” vẻ tươi mới và hiện đạicủa thời hoà bình.

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN