1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Long Tiên thành phố Hạ Long và tiềm năng phát triển du lịch hiện nay

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM HONG GAM

ĐẶC TRUNG TON GIAO, TÍN NGUONG

CUA CHUA LONG TIEN THANH PHO HA LONG

VA TIEM NANG PHAT TRIEN DU LICH HIEN NAY

Hà Nội - Năm 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM HONG GAM

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Mã số: 8310630.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Lâm

Hà Nội - Năm 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan rang, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dướisự hướng dẫn của TS Nguyễn Đình Lâm và các cơ quan ban ngành Các nội dungnghiên cứu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bốtrong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng vàđã được liệt kê tại phần Tài liệu than khảo ở cuối luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015

Học viên

Pham Hồng Gam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập phan đấu, được các Quy Thay giáo, Cô giáo nhiệt tinh

giúp đỡ, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình Đề có được kết

quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn

thành khóa học này.

Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Việt Nam Học và Tiếng Việt giúp đỡ tôi

hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn ĐìnhLâm Thay đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này, đồng thời chỉ day

cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn hoàn thành.

Xin trân trọng cam on!

Hoc vién

Pham Hồng Gam

Trang 5

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 2-2 2 2+s+£x£+£++£s+rxezxeee 10

6 Những đĩng gĩp mới của luận văn ¿c2 3.32 1 ri rệt 11

Chuong 1 TONG QUAN CO SO LY LUAN VA CHUA LONG TIEN O

THÀNH PHO HẠ LONG ccecssccsscsscsssessessessssssessessecsecsssesessessusssseseesecssssesseeseess 12

ID Co sO Ty Tain 0/4 121.1.1 Những khái niệm, thuật ngữ CO DAN ceccccccescceccesceseeseesseesseesseeseesseeeseseseneeaees 12

1.1.2 Quan điểm lý thuyet c.cceccccccesscesssesssessesssesssessusssssssscssessusssusssessssssusesecssecsseessesses 14

1.1.3 Cac văn bản quy phạm pháp luật lIÊH qHAH - scc 55s +*esseeseexeeres 16

1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu -:- 2 2 2 £+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEerEerkerkerkrree 171.2.1 Đặc điểm vị trí địa ly, văn hĩa khu vực chùa Long TIÊN ‹ 17

1.2.2 Lịch sử xây đựng và phát triển chùa Long TIÊN àằààccccSSSc+ssvvx 20

1.3 Mỗi quan hệ giữa chùa Long Tiên với các địa điểm du lịch khác ở Ha Long 21Tiểu kết chương Ì - 2-52 S£SE2E SE 3911211211211 11111111111111 111111111 cte 24

Chương 2 CHÙA LONG TIÊN Ở THÀNH PHĨ HẠ LONG: NHỮNG ĐẶC

TRƯNG CO BẢN c2 tt nh HH gen 252.1 Diện mạo kiến trúc chùa Long Tiên thành phố Hạ Long . - 25

2.1.1 Tam quan- BGC ChHƠNg cv HH net 262.1.2 Đại hùng bảo đÌIỆN cà TH TH HH HH kg rry 31

VN /,.0LY i.088nnnnẽẽanadd.|,( :::: 362.1.4 Dén SON THAN na n.ậ.ỒẢ 38

2.2 Những đặc trưng co ban trong thực hành tơn giáo, tín ngưỡng của chùa Long

Tiên ở thành phố Hạ Long 2-22 52 +£2S£22E£2EE£2EEtEEEEEEEEEE2EEeEEEerkesrxrrrreee 39

2.2.1 Tơng phải Phật ĐIÁO «ch HH ng rry 40

Trang 6

3.5 Giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn và khai thác hiệu quả chùa Long Tiên 81

3.5.1 Đối với cơ quan, ban quản lý di tiCh cececceccesscescessessesssessessesseessesseeseesessesseeseees 81

3.5.2.Gidi pháp thu hút KNGCH oe ceseccesceeesessceseesceceeseeseeseeseeseeseesecececeeceaeeseeseeaeeaeeas 83

3.6 Kién nghiisccceccsccecsesscssessessessesssessessessusssessessessessssssessessusssessessessesssessessessssuesseesess 83Tidu két 0n“ -44)}5)54 ÔỎ 85KET LUAN 0ooceccccccccsscssssssessessesssessessessesssssssssecsecsussssssessessussussseesessussiessessessessseeseeseess 86/V.)80/9000:7),84./ (0 .a-a 4 89

000000 94

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 3.1: Ty lệ di chùa Long Tiên của các tín đồ - 2 2 2+s+x+zx+zs+zszse2 66Bang 3.2: Một số biểu hiện về văn hóa ứng xử của người dân khi đến chùa Long

5 68

Bảng 3.3: Tình hình tăng trưởng trên thị trường du lịch Hạ Long từ 2010-2014 71

Bang 3.4: Khao sát ty lệ nhu cầu lưu lại của du khách khi đến chùa Long Tiên 72

Bảng 3.5: Bảng so sánh sự khác nhau giữa lễ hội chùa Long Tiên và Lễ hội Bạch

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 2.1: Các hạng mục tại chùa Long Tiên - «+ +-+++<s+++++e+ 25

Sơ đồ 2.2: Tổng thé Đại hùng bảo điện 2 ©52©5225<+£<+£xezxerxersee 31Sơ đồ 2.3: Bài trí tượng trong bái đường và chính điện chùa Long Tién 33

Sơ đồ 2.4: Tông thể Tổ Đường +- 25s ©te2E‡EE2E2EE2E12212EEEEEcrkrrree 37Sơ đồ 2.5: Cau trúc không gian lễ hội chùa Long Tiên - 5: 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ANTT An ninh trật tự

ATGT An toàn giao thông

BQL Ban quan lyBTS Ban tri su

DTLS-VH | Di tich lich st van hoa

GHPGVN | Giáo hội Phat giáo Việt Nam

PTDL | Phát triển du lịch

QLDT Quản lý di tích

TP Thành phố

UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo duc, Khoa học và Van hóa của Liên hiệp quốc

UBND Uỷ Ban nhân dân

UNWTO | The World Tourism Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Ly do chọn đề tài

Quảng Ninh được biết đến như là một “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều tiềm năngvà lợi thế khác biệt Sự phong phú, đa dang về tài nguyên du lịch tự nhiên và tâm

linh đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan Hiện nay,

Quảng Ninh đang lưu giữ khoảng hơn 600 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng,

đồng thời là hơn 70 lễ hội được tổ chức hàng năm, tập trung chủ yếu ở loại hình lễhội dân gian truyền thống đã giúp cho du khách có cơ hội tìm hiểu thêm những nét

đẹp văn hóa và con người nơi đây.

Thành phố Hạ Long là một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, đãvà đang nổi lên như một trong những địa điểm về nghỉ dưỡng, thăm quan và du lịch

tâm linh Từ đó các di tích lịch sử - văn hóa trở thành một phần thiết yếu, một “mat

xích quan trọng” trong chuỗi các hoạt động du lịch của thành phó.

Trong số các di tích lịch sử hiện nay thì chùa Long Tiên được coi là trung tâm

thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Ha Long nói chung, người dân chai

ven biên nói riêng.

Chùa Long Tiên được xây dựng ngay ven biển Ha Long vào năm 1941, trên nền

ngôi miếu cô có từ thời Lý Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa được xây dựngvới kiến trúc độc đáo hiếm thấy mang phong cách của thời nhà Nguyễn, với đặc

trưng tiêu biểu là sự kết hợp giữa Phật giáo ngoại sinh với Phật giáo nội sinh ( thiền

phái Trúc Lâm Yên Tử) và tín ngưỡng bản địa (Đức Thánh Trần, Tín ngưỡng thờMẫu) mang đậm sắc thái địa phương Nhờ có vị trí và vai trò nhất định trong lịch sử

văn hóa cua tỉnh Quang Ninh, chùa Long Tiên đã được Bộ Van hóa — Thông tin

công nhận là Di tích lich sử — văn hóa quốc gia năm 1992.

Nghiên cứu chùa Long Tiên từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành Việt Nam

học nhằm rút ra đặc trưng riêng trong sự hỗn dung, giao thoa của thờ Phật, Thánhvà Mẫu, nhất là những giá trị của chùa trong việc tạo tiền đề phát triển du lịch ởQuang Ninh Từ những ly do trên, tác giả quyết định lựa chọn dé tài “Đặc trung

tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Long Tiên thành phố Hạ Long và tiềm năng phát

triển du lịch hiện nay” dé thực hiện luận văn thạc si chuyên ngành Việt Nam học.

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về các di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, ý nghĩa của

chúng trong quá khứ, hiện tại và tương lai là điều hết sức cần thiết Do đó đã có rấtnhiều các học giả quốc tế và trong nước nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua.

Ở phạm vi quốc tế, trong tác phẩm Patterns in Comparative Religion của tácgiả Mircea Eliade [45] đã khái quát về mối quan hệ mật thiết giữa con người và thần

thánh Tac phâm đã nghiên cứu sự hỗn tạp của những biểu tượng, thần thoại, nghi lễ

và những tư tưởng tôn giáo trên thế giới Dé nghiên cứu về lịch sử các tôn giáo, ông

nghiên cứu đồng đại với sự so sánh trên một phạm vi rộng lớn từ Âu sang Á Đây là

nguồn tài liệu “xương sống” giúp tác giả bám sát hiểu rõ bản chất của tôn giáo, tin

ngưỡng, từ đó phân tích được tính đặc trưng ở chùa Long Tiên.

Ngoài ra còn có tác pham The elementary forms of religious life của E Durkheim

đã phan tích tôn giáo như một hiện tượng xã hội, tập trung vào khía cạnh co bản cua

đời sống tôn giáo, thế nào là trần tục & linh thiêng [44] Những điều đó đã giải thíchlý do vi sao tôn giáo, tín ngưỡng là một yếu tô tất yếu cũng như thiết yếu trong cuộc

sông của con người ở khắp nơi trên thế giới.

Ở phạm vi trong nước, số lượng nghiên cứu về Chùa cũng như tôn giáo, tín

ngưỡng nhiều đáng kê Về khía cạnh nghiên cứu về Chùa và Phật giáo nói chung thicó một số công trình tiêu biểu sau:

Cuốn Chùa Việt Nam của đồng tác giả Hà Văn Tan, Nguyễn Văn Ku, PhamNgọc Long [22] đã giới thiệu các ngôi chùa tiêu biểu trải dài trên đất nước ViệtNam theo lát cắt lich đại từ đầu Công Nguyên đến thé ky XX Có thé nói đây là

cuốn sách có sự nghiên cứu sâu và khá hệ thong vé gốc tích của chùa, lịch sử Phật

giáo du nhập vào Việt Nam, quy tắc xây dựng, các kiểu kiến trúc chùa truyền thống,cách bày trí tượng Ngoài ra, Chùa Long Tiên được tác giả nhắc đến “có nét đặctrưng hiếm thấy, là một ngôi chùa nhưng chỉ có gian giữa thờ Phật, bên trái phối thờCha, bên phải phối thờ Mẹ Vân Phương Thánh Mẫu, tức Liễu Hạnh Công chúa”

[20, tr.270] cũng làm nổi bật lên được sự hỗn dung của Phật giáo với các tín

ngưỡng bản địa nơi đây.

Trang 11

Tác pham Phật giáo với văn hóa Việt Nam của tac giả Nguyễn Đăng Duy cũngnói về con đường du nhập Phật giáo từ An Độ và Trung Quốc vào Việt Nam Đặc

biệt sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã có những đóng góp khá lớn choviệc xây dựng một nếp tín ngưỡng dân tộc, lan tỏa đến nhiều chùa chién, thiền viện

trong và ngoài nước, trong đó có chùa Long Tiên ở Hạ Long, Quảng Ninh.

Tác giả Ngô Đức Thịnh với cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

đã cho chúng ta nhận thức thêm về bản chất và các sắc thái đa dạng của đời sống

tâm linh người Việt như: tín ngưỡng thờ Tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờcác anh hùng dân t6c, Ng6 Đức Thịnh cũng đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản,chung của văn hóa mỗi vùng, mối quan hệ hữu cơ giữa tín ngưỡng dân gian và vănhóa dân gian, tiêu biểu là tín ngưỡng Đức Thánh Trần, đạo Mẫu Đây là cơ sở quantrọng để tác giả nghiên cứu những đặc điểm, đặc trưng trong tín ngưỡng ở chùaLong Tiên với tư cách là một địa phương, tiểu vùng văn hóa.

Về khía cạnh Phật giáo thiền phái Trúc Lâm thì có một số tác phẩm sau:

Cuốn Lược khảo tư tưởng thiên Trúc Lâm Việt Nam của tác giả Nguyễn HùngHau [8] là tác phẩm tìm về nguồn cội, nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử- mộtthiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển Tác phẩm chỉ ranhững điểm độc đáo của Phật giáo thời Trần đặc biệt là thiền Trúc Lâm Yên Tử có

ảnh hưởng đến văn hóa cả vùng Đông Bắc rộng lớn.

Nghiên cứu về thiền phái Trúc Lâm còn có những tác phẩm kinh điển do chaông dé lại như Thién Uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Trúc Lâm tông chỉ nguyên

điêm lạc hậu, cô hủ, nhăm vươn tới chân, thiện, mỹ, ứng xử linh hoạt.

Trang 12

Cuốn sách Sự tac động của kinh tế thị trường vào lễ hội tin ngưỡng của PGS LêHồng Ly [17] đã trình bày một số van dé của lễ hội tín ngưỡng trong nền kinh thị

trường Nghiên cứu các mặt tác động tích cực và tiêu cực của nên kinh tế thi trườngvới các lễ hội, ý nghĩa vai trò của nó trong việc xây dựng đời sống văn hóa tâm linhcủa nhân dân hiện nay Đây là tư liệu rất đáng quý dé tác giả đánh giá được lễ hộichùa Long Tiên đang có những cơ hội gì cần nắm bắt và thách thức gì cần vượt qua,dé trở thành một lễ hội trung tâm thu hút khách du lịch.

Ngoài ra, đối với một nước như Việt Nam, thì không thể bỏ qua những quanđiểm mácxít về tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duyvật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo [55].

Đặc biệt tác giả nghiên cứu các quan điểm mácxít dé có cái nhìn tổng quan nhất haimặt của tôn giáo, vận dụng vào việc giải quyết vấn đề tôn giáo chùa Long Tiên

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Trong cuốn Nhà Nước - Tôn Giáo - Luật Pháp của GS, TS Đỗ Quang Hưng [10]đã tiếp cận mối quan hệ nhà nước và tôn giáo, luật pháp và tôn giáo từ lý thuyết đếnthực tiễn, từ kinh nghiệm của các nước Âu — Mỹ, Đông Bắc Á đến Việt Nam Ông

đã khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nước Việt

Nam trong nỗ lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáokhông những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua luật pháp vềtôn giáo có thê tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh.

Tuy nhiên, nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng chùa Long Tiên để phát hiện đặctrưng và luận giải dưới góc nhìn Việt Nam học thì đây là công trình đầu tiên đi sâu

nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn điện nhất.

Qua việc tiếp cận từ góc độ chuyên ngành này, tác giả sẽ tìm ra những đặc trưngtrong tôn giáo, tín ngưỡng và những định hướng đối với việc phát triển du lịch tâmlinh và bảo tồn những giá trị của di tích chùa Long Tiên Đây cũng chính là khoảngtrống mà công trình này tập trung nghiên cứu và giải mã, không những bé sung chocơ sở lý luận và thực tiễn mà còn cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về di tích

lịch sử đặc biệt này.

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chùa Long Tiên cùng những yếu tố mà nó baogồm như:

- Đặc điểm và các yếu tố tạo nên đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng chùa Long Tiên;

- Các lớp văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng đan xen trong chùa Long Tiên;

- Tiềm năng khai thác, phát triển du lịch của chùa Long Tiên trong sự tác độngqua lại với các điểm du lịch trên địa bàn thành phó Hạ Long hiện nay.

giáo trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ở chùa Long Tiên; 11) Chỉ ra đặc trưng

điển hình trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ở chùa Long Tiên; iv) Nghiên cứuđặc điểm, tiềm năng phát triển du lịch ở chùa Long Tiên.

4 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận chuyên ngành Việt Nam học, tập trung khảo sát, nghiên cứu phát hiệncác yếu tô tạo sự đặc trưng về tôn giáo, tín ngưỡng ở chùa Long Tiên.

- Tiếp cận liên ngành du lich học, văn hóa, tôn giáo học, lịch sử, kiến trúc dé chira vị trí, vai trò và mối quan hệ của du lịch tâm linh trong đời sống văn hóa, tinhthần của nhân dân Nhận diện đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Long Tiên để

quảng bá, phát triển kinh- xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Trang 14

- Tiếp cận lý thuyết:Trong công trình này, tác giả dử dụng lý thuyết thực thể tôn

giáo, lý thuyết chức năng và quan điểm về phát triển du lịch bền vững, để làm rõ

thêm bản chất của đối tượng nghiên cứu Lý thuyết này được sử dụng góp phần luậngiải bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng này ở phạm vi nghiên cứu.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, doi chiéu

Tác giả luận văn trực tiếp đến khảo sát tình hình chùa Long Tiên và so sánh đốichiếu với các tài liệu, chùa và lễ hội khác liên quan.

- Phương pháp phỏng vẫn sâu

Phỏng van đại điện BQL di tích, trụ trì, thành phần tham lễ hội và một số người

dân có hiểu biết về chùa Long Tiên ở thành phố Ha Long, tinh Quảng Ninh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Thống kê, so sánh dé số hóa các thông sé, số liệu liên quan tới ngôi chùa và

lượng du khách đến ngôi chùa để tập hợp toàn bộ những tài liệu nghiên cứu liên

quan tới chùa Long Tiên phục vụ nghiên cứu luận văn này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dé tham khảo

các giải pháp liên quan tới chiến lược phát triển du lịch chùa Long Tiên hiện nay.

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1 Câm hỏi nghiên cứu

(1) Chùa Long Tiên ở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có những đặc điểm vàđặc trưng điển hình nào?

(2) Những yếu tố nào tạo nên đặc trưng và giá trị độc đáo của chùa Long Tiên?

(3) Chùa Long Tiên có những lợi thế cho phát triển du lịch hiện nay hay không? Và

những giải pháp nào cho định hướng phát triển du lịch từ chùa Long Tiên?

5.2 Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng ở chùa Long Tiên có ý nghĩa quan trọng trong

giải mã các hiện tượng văn hóa tôn giáo nội sinh, bảo tồn và phát huy bản sắc vănhóa truyền thống, phát triển kinh tế du lịch địa phương và quảng bá đất nước trong

bôi cảnh hiện nay.

10

Trang 15

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Về cơ sở lý luận: đây là công trình tiếp cận toàn diện một ngôi chùa trong

không gian môi trường phát triển du lịch đưới góc tiếp cận chuyên ngành Việt Namhọc Quá trình luận giải, phát hiện dé làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu sẽ

góp phần bồ sung cơ sở lý luận cho những công trình nghiên cứu liên quan sau này.

- Về phương diện thực tiễn: đây là công trình đầu tiên khảo sát đầy đủ, có hệ thống

về chùa Long Tiên Do vậy, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho việc

nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.7 Cau trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văntriển khai thành 3 chương:

Chương 1: Tông quan cơ sở lý luận và chùa Long Tiên ở Thành phố Hạ

Chương 2: Chùa Long Tiên ở thành phố Hạ Long: Những đặc trưng cơ bản.Chương 3: Tiền năng du lịch và những đề xuất phát huy lợi thế của chùaLong Tiên trong phát triển kinh tế — xã hội thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

hiện nay.

11

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VA

CHUA LONG TIÊN Ở THÀNH PHO HẠ LONG

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản

Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử loài người, tạonên đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, tình cảm vô cùng phong phú Là niềm tincủa con người vào thế giới siêu nhiên, vô hình gọi là “cái thiêng” Cho đến nay, ởcác hướng tiếp cận khác nhau, dưới các góc độ tư tưởng, văn hóa, triết học, chínhtrị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải thích khác nhau về khái niệm “ton giáo ”

và “tin ngưỡng” Có thê nói, hai khái niệm trên có mối quan hệ mật thiết không

hoan toàn tach rời nhau, mà chúng chính là tiền đề của nhau, bé trợ cho nhau dé

Theo quan điểm truyền thống, người ta coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp

hơn so với tôn giáo.

Theo cuốn Từ điển tín ngưỡng, tôn giáo thì Tín ngưỡng là lòng tin và sựngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí [7, tr 623].

Theo GS Ngô Đức Thịnh thì tín ngưỡng là một hình thức thể hiện niềm tin vào

cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở một trình độ pháttriển xã hội cụ thé [23, tr.17].

- Tôn giáo

Theo cuén Tir điển tín ngưỡng, tôn giáo thì tôn giáo là mọi niềm tin vào lực

lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được con người sùng bái

và cầu khan dé nhờ cậy che chở hoặc ban phát điều tốt lành [7, tr.639].

12

Trang 17

- Lễ hội tin ngưỡng

Là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tô chức, thé hiện sự tôn thờ, tưởng niệmva tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tô tiên, biểutượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu chonhững giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

- Tổ chức tôn giáo

Là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, lễ nghi và tổ chứctheo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.

-Cơ sở tôn giáo

Là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tông giáo, trụ sở của

tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.-Tin đồ là người tin theo một tôn giáo và được tô chức tôn giáo thừa nhận.

- Chùa

Theo Tir điển Tin ngưỡng, tôn giáo thé giới và Việt Nam của tác giả Mai ThanhHải thì Chùa đầu tiên là nơi tryền bá và tu luyện theo lý tưởng Tứ Diệu Đề và Thậpnhị nhân duyên, sau biến dần thành nơi thờ Phật [7, tr.142].

- Du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005, khái niệm du lịch được xác định chính thức

như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơicư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu câu tìm hiểu, tham quan, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[56] Như vay, có thé nhận thayrang du lịch vừa mang lại lợi ich cho du khách vừa mang lại những thay đổi về lợi

ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương.

- Du lịch di sản văn hóa

Theo Theo Ủy ban Quốc gia về Bảo tồn Lịch sử Hoa Ky, “du lịch di sản là du

lịch dé trải nghiệm những địa điểm và hoạt động thể hiện chính xác những

câu chuyện và con người trong quá khứ [57J Đây là những hoạt động kết nỗidu khách với văn hóa, môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư địa phương ở

các khu di sản.

13

Trang 18

1.1.2 Quan điểm lý thuyết

Đề làm rõ bản chất của Trúc Lâm Tam té với tu cách là các vị tổ sáng lập ra

thiền phái Trúc Lâm- Phật giáo Việt Nam, tín ngưỡng thờ bà chúa Ba ( Quan ÂmBồ Tát) những người đã giải thoát sanh tử cho chính mình và độ chúng sanh

thoát khỏi trầm luân muôn kiếp [25, tr.9-16] Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Nghiễn

với tư cách là đức Thánh, đức Ông, của tín ngưỡng dân gian Việt Nam tác giả sẽ sửdụng một số lý thuyết dé tiếp cận gồm:

- Ly thuyết thực thể tôn giáo

Lý thuyết này được nhắc đến trong Triển khai lý thuyết nghiên cứu thực thể tôngiáo, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo của tác giả Nguyễn Quốc Tuan như sau:

“Thứ nhất, nó được nhận thấy và áp đặt cho tất cả.

Thứ hai, nó là thực thé không suy đoán được bản chất, cũng chang giả định vềtình trạng luân lý hay nhận thức luận có đồng ý với nó hay không.

Thứ ba, nó là thực thê bao hàm Không một tôn giáo nào có ưu thế hơn, được

coi là chân lý, là đáng tin cậy hơn các tôn giáo khác [26].

Tôi nhận thấy việc áp dụng lý thuyết này khi nghiên cứu về Trúc Lâm tam tô,

lễ hội thờ Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Nghiễn là cần thiết, các nhân vật thờ có tư

cách một “thực thé tôn giáo” hay "thực thé tín ngưỡng" chiếm vi trí, ý nghĩa quantrọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương hàng thế kỷ qua Các ditích lich sử đền, chùa, miéu mạo, các tác phẩm văn học, các lễ nghi theo mùa lịch,kinh kệ còn lưu truyền qua các thế hệ.

Tóm lại, thực thể tôn giáo là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hiện thực tôngiáo tồn tai trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và kết cau của đời sống xã hội,

chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tương tac với các thiết chế xã hội khác như

kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoc dé tạo ra sức lan tỏa của lễ hội.- Ly thuyết cau trúc-chức năng

Trong lĩnh vực xã hội học học, thuyết cau trúc và thuyết chức năng với các biếnthé của chúng đã tạo thành thuyết cấu trúc — chức năng tập hợp nhiều tác giả khácnhau tham gia nghiên cứu, xây dựng Trong số đó nổi bật nhất là Talcott Parsons

14

Trang 19

(1902-1979), Robert Merton (1910-2003) và Peter Blau (1918-2002) Tôi đã áp

dụng lý thuyết này dé lý giải những chức năng xã hội của chùa Long Tiên và vị trí

chùa Long Tiên trong tong thé cấu trúc du lich của thành phố Hạ Long.

Theo Parsons vị thế-vai trò với tính cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của mộtngười hay nhiều người chiếm giữ những vị thế đã cho và hành động hướng vàonhau theo các xu hướng tương tác nhất định.

Tác giả đã áp dụng lý thuyết trên vào việc luận giải vai trò và tác động qua lại giữa

người chủ trì thực hiện nghỉ lễ thờ cúng ở chùa Long Tiên với các tín đồ, phật tử vàdu khách thập phương Người dân đến tham dự lễ hội là để thực hành đức tin củamình như một phần của cộng đồng tôn giáo.

Cuối thé kỷ 20, chủ thuyết cấu trúc — chức năng được phát triển lên một bước

nữa nhờ những đóng góp của nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ là Peter Blau(1918-2002), Blau đã cung cấp cách nhìn nhận mới để giải đáp một câu hỏi cơ bảncủa xã hội học: cái gì tạo nên sự thống nhất xã hội? Blau cho rằng nhất định có mộtloại liên kết xã hội, một loại quan hệ xã hội nào đó có khả năng tạo ra sự thống nhấtxã hội Theo ông, sự kết hợp của các nhóm và các tầng lớp xã hội khác nhau thành

một thê thong nhat khong thé chi dựa vào mối phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng

mà đòi hỏi sự tương tác xã hội thực sự giữa các thành viên [9] Từ lý thuyết này, tácgiả luận văn đã chỉ ra mối liên kết giữa các tin đồ, phật tử ở chùa Long Tiên, théhiện khả năng liên hệ giữa những người có cùng chung niềm tin tôn giáo, tínngưỡng thông qua hoạt động thờ cúng, và sự giao tiếp với thánh thần được xem làgiao tiếp tối cao Việc tổ chức lễ hội ở chùa Long Tiên đòi hỏi sự cố kết cộng đồng

lớn giữa nhân dân trong vùng và thống nhất tổ chức giữa các di tích với nhau.

-Lý thuyết phát triển du lịch bên vững

Theo điều 4 Luật Du lịch (2017): Du lịch bền vững là sự PTDL đáp ứng các nhucầu hiện tại mà không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai [32] PTDL bền vững là một cơ hội tốt cho du lịch di sản phát triển bởi

tính đặc thù của loại hình du lịch này, từ đó có hiệu ứng tích cực cho QLDT [16,

15

Trang 20

Phát triển du lịch bền vững dựa trên trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoàgiữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển văn hoá, phát triển con người,bảo vệ môi trường Đó là cơ sở pháp lý dé các bộ, ngành, địa phương, các tô chứcvà cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động, nhăm bảo đảmphát triển bền vững đất nước, đồng thời thé hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc

Với cách tiếp cận này, DTLS-VH chùa Long Tiên là kênh kết nối mang tính đặc

hữu khi làm cho điểm du lịch này không lẫn với điểm du lịch khác, là kênh thu hút,giữ chân du khách lưu lại lâu hơn và quan trọng nhất là làm cho du khách quay trởlại Do đó bên cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, văn hóa nói chung, nhà tô chức

hoạt động du lịch cần quan tâm bảo ton, phat huy gia tri di tich.

1.1.3 Cac văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung

của kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung Công

tác bảo tồn, khai thác và phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch đã đượcĐảng và Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm bằng các việc làm thiết thựcnhư: Trùng tu, tôn tạo các di tích, tuyên truyền, quảng bá, giáo dục đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ du khách tại các di tích, ban hành các luật, nghị quyết, thông

tư, nhằm thiết lập hệ thống hành lang pháp lý, tạo điều kiện thúc day phát triểnkinh tế du lịch của địa phương.

Theo Luật di sản văn hóa quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy

giá trị đi sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tỉnh thần của nhân dân, góp phần

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [37] Có thê thấy, công tác giữ gìn di sản văn

hóa được Nhà nước luôn coi trọng, đầu tư mọi nguồn lực dé bảo tồn những giá tri

quý báu của dân tộc.

Theo các điều khoản trong Quyết định về việc ban hành quy chế quản lý các ditích trọng điểm Quảng Ninh của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh khuyên khích

các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động nghiên cứu

khoa học về các khu di tích trọng điểm Quảng Ninh [39] Các điểm di tích lịch sử

16

Trang 21

có chính sách tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi ủng hộ tiền, tài sản, sức lao động, dự

án đầu tư, xây dựng

Các văn bản trên đưa ra kip thời, định hướng thực hiện nghiêm túc các quy định

về lễ hội Nhờ vậy, lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tô chức đúng thuầnphong mỹ tục, phát huy được các giá trị tinh thần của nhân dân, góp phần tích cựcvào việc quảng bá mảnh đất, văn hóa, con người Quảng Ninh đến du khách gần xa.

Thực hiện nghi quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của bộ chính trị

khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh té mũi nhọn, tỉnh Quảng Ninhđã xác định rõ quan điểm mới của Đảng về bản chất ngành du lịch là ngành kinh tếtổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao có vi trí, vai trò là động lựcthúc đây sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Trong kỳ hợp thứ 14 của hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII, tỉnh đãthông qua nghị quyết quy hoạch tổng thé phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đếnnăm 2020, tam nhìn đến năm 2030 xác định rõ mục tiêu xây dựng Quang Ninh trởthành một Trung tâm du lịch quốc tế Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh đãgóp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội diễn phục vụnhân dân và khách du lịch; phát huy giá trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vàhưởng ứng các sự kiện, phát triển kinh tế du lịch trên nền tảng văn hóa tâm linh.

Trong nên kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phúc tạp, do đó,nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dulịch và dùng công cụ nay tác động vào lĩnh vực du lịch dé thúc day du lịch pháttriển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Các cơ quan

chức năng đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du

lịch phát triển.

1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Đặc điểm vị trí địa lý, văn hóa khu vực chùa Long Tiên

1.2.1.1 Đặc điểm vị trí địa ly, điều kiện tự nhiên

Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh,là một trong ba đỉnh tam giác kinh tế quan trọng nhất miền Bắc, Hà Nội- Hải

17

Trang 22

Phòng- Quảng Ninh Hạ Long có diện tích đất là 27.195,03 ha, có đường bờ biển

dài gần 50km với hơn 1900 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều hang động đẹp và huyền ảo như

hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đãđưa danh tiếng của vịnh Ha Long là một trong những điểm du lịch nồi tiếng trên thế

gidi khi hậu ven biển với hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè Hệ sinh thái của

Hạ Long vô cùng đa dạng, với nhiều loài động thực vật vùng biển nhiệt đới có giá

trị kinh tế cao như: cá thu, cá nhụ, cá song, ngọc trai, bào ngư, sò huyết,cọ Hạ Long,

san hô đỏ, san hô sừng [46] Những điều kiện trên chính là nguồn tài nguyênthiên nhiên hấp dẫn đề Hạ Long phát triển kinh tế du lịch.

Từ thuở khai thiên lập địa, người dân ven biển Hạ Long thường lấy nghề đánhbắt hai sản là chính cho nên trong quan niệm của cư dân nơi đây, Đức Ông là biểu

tượng của sức mạnh chống bão tố trên biên, là biểu tượng của lòng nhân ái bao la.

Ngài là vị thần hộ mệnh đem ấm no hạnh phúc cho ngư đân Trong đạo Phật cũngcó sự tích rang: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, ngài đã có lần hóa thân thành ông NamHải đi tuần du trên biên Nam Hải cứu độ chúng sinh.

Vi vậy, có thê thay rằng người dân vùng ven biển Ha Long rat sting bái yếu tốthiên nhiên, lối tư duy tổng hợp và tín ngưỡng da than.

1.2.1.2 Các điều kiện văn hóa- xã hội

Hạ Long không chỉ có lịch sử địa chất phong phú, cổ xưa mà còn là một khuvực ấn chứa lich sử văn hóa lâu đời bậc nhất trên đất nước ta.

-Ha Long là cái nồi của người Việt cổ

Hạ Long là cái nôi sinh sống của người Việt cổ thuộc thời hậu kỳ đá mới, cách

đây 22.000- 25.000 năm với việc tìm thấy các công cụ bằng đá, rùi, bàn mài, mảnh

tước, kim khâu, đồ trang sức Đây là khu vực đặc biệt của Việt Nam bởi có một quatrình phát triển liên tục với 3 nền văn hóa kế tiếp nhau: Soi Nhu, Cái Bèo, Ha Long,

với các địa điểm di chỉ khảo cé nổi tiếng như: Đồng Mang, Xích Thổ, Cái Bèo,

Thoi Giéng, Tiên Ông, Mê Cung Các nền văn hóa nay phân bố tạo thành một khuvực độc lập nhưng không hề biệt lập ma gan liền với nền văn hóa Hòa Bình- Bắc

Sơn [24, tr.7]

18

Trang 23

Yếu t6 thiên nhiên tạo nên sắc thái văn hóa con người Hạ Long

Kết quả nghiên cứu đặc trưng văn hóa của tỉnh Quảng Ninh cho thấy nguồn gốc

cư dân cũng như thành phần dân tộc cư trú, sinh sống trên địa bản tỉnh Quảng Ninhkhá đa dạng gồm 22 dan tộc, trong đó người Kinh chiếm 90% dân số, còn lại là cácdân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Chay, Hoa, họ cư trú chủ yếu trên các cồn cát,đượng cát, bãi triều cửa sông, ven biển, chỉ một số ít sống trong các hang động đávôi Họ sống thành những “làng” nhỏ, nhỏ hơn làng của cư dân cùng thời ở trung du

và châu thổ Bắc Bộ Những hiện vật tại các cuộc khai quật khảo cô cho thấy, người

Việt cổ giai đoạn trên đã sống dựa vào biến là chủ yếu.

Nét văn hoá đặc trưng của người cô Hạ Long chính là công cụ đá và đồ gốm Đólà những chiếc rìu, bôn bằng đá “có vai, có nắc độc đáo với nhiều chất liệu, kích cỡ.

Các đồ gốm gia dụng được chế tác từ nguyên liệu là vỏ nhuyễn thể đập nát trộncùng cát, đất; bên ngoài được trang trí hoa văn hình sóng nước - mang đậm ảnh

hưởng của biển, tạo nên một trong các đặc trưng không lẫn vào đâu được của Vănhoá Hạ Long so với các nền văn hoá khác cùng thời.

Văn hoá Hạ Long về ban chat là một nền văn hoá biên, tồn tại và phát triển trong

các mối giao lưu, hội nhập và thích ứng văn hoá Văn hoá Hạ Long là một trong 4

nền văn hoá biển tiền sử Việt Nam gồm: Hạ Long (Quảng Ninh), Hoa Lộc (ThanhHoá), Bàu Chó (Quảng Bình), Xóm Cồn (Khánh Hoà), có vị trí hết sức quan trọngtrong nền văn hoá tiền sử Việt Nam Ngược lại, chính biển đã tác động lại họ quanhững nhân sinh quan, qua tín ngưỡng, quan niệm làm đẹp Vì thế, có thể nói vănhoá biên là sự xuyên suốt qua hàng ngàn năm trên vùng đất Quảng Ninh xưa.

-Tiém năng du lịch tâm linh

Từ vị trí vô cùng đặc biệt, Ha Long đã và đang lưu giữ nguồn tài nguyên dulịch vô cùng ý nghĩa như: Di tích trận địa pháo 37 ly của xí nghiệp Bến Hòn Gai, di

tích Trung tâm Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài Thơ Và đặc biệt là Cụm di tích

lịch sử và danh lam thắng cảnh ở trung tâm thành phố, bao gồm: Núi Bài Thơ- Đền

thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, Chùa Long Tiên đã được Bộ Văn hóa Thông tin

xếp hạng là Di tích Cấp Quốc gia ngày 31/8/1992 Trong đó, Chùa Long Tiên là

19

Trang 24

chùa lớn nhất Hạ Long và là hạt nhân diễn ra các hoạt động tâm linh, chiêm báicảnh Phật cho du khách gần xa.

1.2.2 Lịch sử xây dựng và phát triển chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941 là một di tích lịch sử danh

thắng nổi tiếng nằm ở phố Long Tiên, trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng

Dân gian có câu:

Hong Gai có núi Bài Thơ

Có hang Dau Gỗ, có chùa Long Tiên

(Sưu tam)

Chùa Long Tiên được người dân địa phương và du khách thập phương thường

xuyên lui tới chiêm bái Hiện chùa còn giữ được giá trị đặc biệt về kiến trúc mang

đậm phong cách chùa chiền thời nhà Nguyễn với kiểu chồng giường giá chiêng,

họa tiết hoa văn rồng phượng, mái ngói cong vút ở 4 đầu.

Theo trao đổi với Bà Lê Thị Hanh'- ban quản lý chùa Long Tiên- phường Bach

“Vi trí ban dau của chùa Long Tiên là một ngôi miéu nhỏ có từ thời nhà Lý, đây

là một trong ít những di tích từ thời Ly còn sót lại đến ngày nay Đến năm

1939-1941 thời Pháp thuộc mới xây lại chùa, qua nhiều lan trùng tu đến 2006 cho xây

lại khang trang như hiện tại `”.

Tôi nhận thấy rằng, chùa Long Tiên được xây dựng trong xã hội hiện đại, mang

nhiều nét mới mẻ, giản lược nhưng vẫn giữ được cốt cách truyền thống trong kiếntrúc cũng như vai trò tâm linh đối với người dan Hạ Long Chùa còn là trung tâmPhật giáo nơi tập trung các tăng ni, phật tử về tu tập, thực hành những lời Phật dạy.Việc thờ các chủ thé Phật- Thánh- Mẫu có tác dụng trực tiếp hướng dan con ngườihướng thiện, hướng lòng tri ân và báo ân đối với các bậc tiền nhân, những vị đã cócông lao dựng nước và giữ nước Nơi đây không chỉ là chỗ dựa vững chắc về mặt

* Tư liệu phỏng van sâu bà Lê Thi Hạnh, 68 tuổi, Ban Quan lý chùa Long Tiên, thành phố Ha Long, Quảng

Ninh, ngày 31 tháng 08 năm 2021.

20

Trang 25

tâm linh cho các tầng lớp nhân dân Hạ Long mà còn là nơi cho khách du lịch đếnthăm quan, vãn cảnh, tìm hiểu về những giá trị độc đáo trong tôn giáo và tín ngưỡng

của một ngôi chùa vùng ven biển.

1.3 Mối quan hệ giữa chùa Long Tiên với các địa điểm du lịch khác ở Hạ Long

Chùa Long Tiên nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, xung quanh có nhiều

điểm du lịch như núi Bài Thơ, Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, vịnh Hạ Long đã

tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và liên kết các điểm du lịch trong khu vựcthành các chuyến du lịch khám phá Hạ Long đa dạng sắc màu.

1.3.1 Moi quan hệ giữa chùa Long Tiên với núi Bài Thơ

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hạ Long có ghi chép Núi Bài Thơ làngọn núi đá vôi cao hơn 200m, một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục.Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía Tây và phía Nam nằm sát với vịnh HạLong Trước đây núi có tên là Truyền Đăng hay còn gọi là Rọi Đèn Trên núi cònlưu dấu tích bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông được khắc trong một khung

vuông cạnh dai 150cm, cách chân núi 6m ở sườn núi phía Nam.

Núi Bài Thơ có nhiều vách đá dựng đứng, nhiều hang và các hườm đá Trên núicó nhiều loài thực vật, trong đó một số loài có hoa và dang đẹp như phong lan, si đá,thanh trúc Đứng trên núi Bài Thơ có thé nhìn thấy toàn cảnh thành phố Hạ Long và

cả vùng biển xanh biếc với chỉ chít những núi đá vôi [46].

Chính vì có những dấu tích quý báu và tầm quan trọng của núi Bài Thơ đến cảvùng Hạ Long nói riêng, cửa ngõ Đông Bắc của cả nước nói chung Năm 1992, BộVăn hóa Thông tin nước ta ra quyết định xếp hạng núi Bài Thơ là Di tích lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia.

Nhìn một cách tổng quan, chùa Long Tiên và núi Bài Thơ có một mối quan hệ

khăng khít không tách rời, bởi chùa được xây dựng ngay dưới chân núi Bài Thơ,

dựa lưng vào vách núi thé hiện sự bền vững Trong chùa Long Tiên còn có đền thờSơn than (Than núi Bài Tho) tạo nên một cụm di tích thiên nhiên, lịch sử văn hóa.

1.3.2 Mối quan hệ giữa chùa Long Tiên với Đên Đức Ong Tran Quốc Nghién

Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn hay còn gọi là Đền Đông Hải Đại Vương thờ

con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trân Quôc Tuân tọa lạc tại phô Bên Đoan,

21

Trang 26

phường Hong Gai, Hạ Long Đây là một ngôi đền đẹp nam trong Cụm di tích Lịch

sử Văn hoá và Danh thắng núi Bài Thơ cách chùa Long Tiên chỉ vài trăm mét.

Theo ghi chép trên tam bia trước công đền cho biết: “Mia ha tháng 4/1289, khitriều đình xét công lao đánh giặc Nguyên, Tran Quốc Nghiễn được phong danhhiệu Khai Quốc Công Ong là người dũng cảm trong trận mạc, có công lao to lớntrong chống giặc ngoại xâm, là vị tôi trung, người con hiểu thảo, đức độ trong đời

thường “Sinh vi tướng, tử vi than” nên khi qua đời, triều đình đã phong than hiệu

là Đông Hải Đại Vương Hiện nay dén là chon linh thiêng thu hút khách thậpphương gan xa Dén được xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa — Danh thắng vào

Đặc biệt, lễ hội rước kiệu Đức Ông vào ngày 24 tháng 3 Âm lịch hàng năm được

tổ chức cùng với lễ hội truyền thống của chùa Long Tiên Lễ rước được tô chức rất

long trọng, thu hút sự tham gia của chính quyền và đông đảo người dân gần xa Lễrước kiệu Đức Ông tôi xin phép được trình bày chi tiết ở chương 2.

Qua sự kết hợp tổ chức lễ hội giữa đền Trần Quốc Nghiễn và chùa Long Tiên,chúng ta càng nhận thấy rõ sự hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, thêhiện tính cởi mở mang bản sắc văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của người

dân ven biển Hạ Long.

1.3.3 Mối quan hệ giữa chùa Long Tiên với vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo năm ở phía Đông Bắc Việt Nam, là một phần rìacủa đại lục Chau A bị chìm xuống biển, nơi sâu nhất không quá 200m, với diện tích

1.550km?, có 1.969 đảo lớn nhỏ, trong đó 90% là dao đá vôi Với hệ thống hangđộng đặc sắc, xen kẽ các vũng vịnh Ông Jams Thorsell - Giám đốc Tổ chức Bảo

tồn thiên nhiên thế giới đã đánh giá: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước HạLong là một cảnh sắc độc đáo tự nhiên với sự tuyệt mỹ cua thiên nhiên ưu đãi, đặcbiệt là các di chỉ khảo cổ Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di

sản thiên nhiên thê giới với tiêu chuẩn là một Di sản thiên nhiên”[S8].

? Tư liệu viết trên tắm bia đá trước công đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, Phường Hòn Gai, Hạ Long, Quảng

22

Trang 27

Khu vực vịnh Ha Long là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước va gitt nước cua dân

tộc trong các thời đại quân chủ từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, đó là: Ngô Quyền đánh

thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm 981), TrầnHưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông (năm 1288), và trong thời kỳ chống thựcdân Pháp, chống đề quốc Mỹ.

Ngày nay, vịnh Ha Long đã và đang trở thành điểm đến hap dẫn tam cỡ khu vực

và quốc tế vì vậy chùa Long Tiên cũng là nơi giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử

văn hóa cũng như đời sống tam linh của người dân Hạ Long.1.3.4 Mối quan hệ giữa chùa Long Tiên với chợ Hạ Long

Chợ Hạ Long nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, cách chùa Long Tiênkhoảng 200m Đây là chợ đầu mối thương mại của tỉnh Quảng Ninh Ở đây trưng

bày và bán rất nhiều các mặt hàng từ điện tử, xây dựng, may mặc, thời trang chođến dé lưu niệm, ẩm thực và đặc biệt là các loại hải sản được đánh bắt trên vịnh Hạ

Long luôn tươi mới vì ngày nao các tàu bè của ngư dân cũng đi đánh bắt va mang

lên chợ bán cho du khách thập phương.

Chợ Hạ Long được xây dựng gần chùa Long Tiên cũng giống như các di tích

chùa cô xưa của cha ông ta cũng thường có chợ bên cạnh, nên khách thường đi chợ,

vào chùa, cõi pham cảnh Phat được di với nhau Một bên là Đạo, một bên là Doi.

Một nơi thanh tịnh, thoát tục, còn một bên là nơi trần ai ái 6 Một bên là cuộc sốngtinh thần , một nơi là cuộc sống đời thường, thiên về vật chất.

Vì vậy chùa Long Tiên và chợ Hạ Long sẽ làm phong phú thêm hành trình của

du khách đến với Hạ Long.

23

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Tác giả đã hệ thống những vấn đề liên quan đến luận văn bao gồm tình hình

nghiên cứu vấn đề, làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài nhằm giúp choviệc nghiên cứu trở nên dễ dàng, minh bạch và khoa học hơn Tác giả đã tìm hiểu,

nghiên cứu sâu về đặc điểm vị trí, văn hóa khu vực chùa Long Tiên- một văn hoá

dân gian vùng ven biên, nồi bật nhất là: Văn hoá lich sử; văn hoá tâm linh Day là

tài sản vô giá được các thế hệ, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam tại Quảng

Ninh giữ gìn, tôn vinh và phát huy giá trị trong các hoạt động để tồn tại và pháttriển trong vị thế chung của đất nước và tỉnh Quảng Ninh Niềm tự hào này không

của riêng ai, ma là tai sản chung của các dân tộc Quảng Ninh.

Đặc biệt, việc ứng dụng hai lý thuyết: lý thuyết thực thê tôn giáo và lý thuyết

chức năng đã tạo nên “xương sống” cho đề tài Giúp cho việc phân tích các van đề ởcác chương tiếp theo được xuyên suốt, logic và chặt chẽ hơn.

Thông qua nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm tài liệu về địa danh, phân tích mối

quan hệ chặt chẽ giữa chùa Long Tiên với các điểm du lịch lân cận Du lịch là tácnhân quan trọng đề thúc đầy văn hoá phát triển, giao lưu hội nhập giữa các nền vănminh của nhân loại Việc khai thác các gia trị văn hoá cho việc phat triển du lịch

còn có ý nghĩa quan trọng là giữ gìn và bảo tôn các giá trị văn hoá.

24

Trang 29

Chương 2

CHUA LONG TIÊN O THÀNH PHO HẠ LONG:NHUNG DAC TRUNG CO BAN

2.1 Diện mao kiến trúc chùa Long Tiên thành phố Hạ Long

Chùa Long Tiên được xây dựng theo phong cách kiến trúc và điêu khắc của cácngôi chùa thời nhà Nguyễn- kiểu chồng giường, giá chiêng và những họa tiết hoavăn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu Tuy nhiên, khi ngôi chùa bị xuống cấpnghiêm trọng, chùa mới được xây dựng lại nên kiến trúc thời Nguyễn này đã bị phá

bỏ nhiêu.

Sơ đồ 2.1: Các hạng mục tại chùa Long Tiên

Ea ee

Nguôn: Tac gia luận van

Ngày nay, các công trình hang mục tai chùa từ ngoài vào trong bao gồm: Tamquan — gác chuông; Đại hùng bảo điện; Tổ đường; Thiêu hương; Đền Sơn thần; Nhà

25

Trang 30

Theo kết cấu chung của một ngôi chùa Việt truyền thống thì tính từ ngoài vàotrong là: Tam quan - Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện - Nhà tô xếp trên

trục chính dọc Nhưng ở chùa Long Tiên do nằm giữa khu dân cư, diện tích đất hạnhẹp nên chùa không theo quy tắc trên mà phân bố xây dựng các hạng mục trải đềutrên mảnh đất sẵn có Tạo ra một bố cục rất riêng khác lạ so với các ngôi chùatruyền thống.

Nhìn vào sơ đồ này, thì kiến trúc của chùa Long Tên về cơ bản xây dựng theokiểu tiền Phật hậu Thánh, với đền Sơn thần đặt sau bảo điện Điều đó chứng tỏ răngPhật giáo có sự hỗn dung với các tín ngưỡng bản địa, mang đậm màu sắc Phật giáo

Việt Nam.

2.1.1 Tam quan- gác chuông

Thông qua quá trình thực địa, tac giả nhận thấy răng công tam quan chùa Long

Tiên là một kiểu kiến trúc độc đáo, có nét riêng so với các chùa khác.

Ngoài những điểm tương đồng với tam quan của nhiều chùa khác như là gồm

ba cửa: Cửa hữu, cửa vô, cửa đại thì tam quan chùa Long Tiên có những khác biệtnhư sau:

Thứ nhất, theo như lẽ thường thì trước công tam quan chùa không có bìnhphong Theo GS Trần Lâm Bién trong cuỗn “Diễn biến kiến trúc truyền thong Việtvùng châu thổ sông Hồng” đã chỉ rõ Chùa không bao giờ có bình phong, bởi vì sứcmạnh của chư Phật và Bồ tát có khả năng cảm phục và giáo hóa tất thảy chúng sinh.Tất cả chúng sinh đều có khả năng tiếp cận với Phật pháp, ké cả ma quỷ Binhphong thường chỉ có trong các di tích đền, đình thường dùng để ngăn gió độc,

chống quỷ dit, ở phía trong hay ngoài nghi môn [2, tr.299] Tuy nhiên, chùa Long

Tiên lại có một tắm bình phong lớn chắn trước Tam quan, được thiết kế theo hìnhcuốn thư có rồng ân mây hai bên, giữa có đắp nổi chữ thọ, phía trên có đề Chùa

Long Tiên.

Theo Đại đức Thich Khai Từ Phó trưởng ban Tri sự GHPGVN thành phố HạLong, vốn di ban đầu chùa Long Tiên là một ngôi miéu nhỏ do dân đi biên lập ra décầu an Thứ hai là, trước cổng tam quan có đường Lê Qúy Đôn chạy thăng vào

26

Trang 31

chùa- đây là điều tối ky trong luật phong thủy của người Việt Nam, nên tam bình

phong nảy cũng là phong thủy theo tín ngưỡng của dân gian.

Thứ hai, qua tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tác giả phát hiện ra rang tam quanthường chỉ có 2 tầng mái và không thấy hiện tượng tam quan 3 tầng mái từ thế kỷXX trở về trước Ba tầng mái trong nhà Chùa biểu tượng cho "tam phẩm vãng sinh"thuộc thế giới Tây phương cực lạc, nơi của các kiếp đời đã qua, có Phật quả khác

nhau Gắn với các kiếp đời đã qua - nơi mà chúng sinh đã được giải thoát và chứng

ngộ Phật đạo Kiến trúc 3 tầng mái thường đặt ở phía sau Thượng điện Cụ thể nhưtòa Tích Thiện am ( chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), gác chuông Chùa Keo ( Thái Bình),

gác chuông chùa Số, Hà Nội, [2, tr.306].

Ngoài ra 3 tầng mái của tam quan chùa Long Tiên lại còn biểu trưng cho Thiên- Địa - Nhân, thé hiện sự sinh hoạt tâm linh của nhà vua, mà ở đây có sự xuất hiệncủa vua Trần Nhân Tông được thờ tại nhà tổ của chùa- vị vua anh minh của triều

đại nhà Trần, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái Phật

giáo của Việt Nam.

Thứ ba, tháp chuông, trước thế kỷ XVII, tháp chuông thường đặt sau chùa, trêntrục chính trung tâm như chùa Diém Giang (Ninh Binh); chùa Ông gắn với Từ DaoHạnh ở Như Quỳnh(Hưng Yên), nhưng từ thế kỷ XVII, gác chuông được đây ra

ngoài tam quan như chùa Keo (Hành Thiện, Nam Định) Nhưng chùa Long Tiên có

treo chuông lớn trên đỉnh tam quan gọi là Đại Hồng Chung.

Như vậy, với kết cấu độc đáo đó thì tam quan chùa Long Tiên có dáng dấpgiống như một nghỉ môn của Đạo giáo Vì thế, ngay từ khi bước chân vào công

chùa ta đã thấy được có sự kết hợp đan xen lẫn nhau một cách tự nhiên, hài hòa

giữa Đạo giáo và Phật giáo mà không phân biệt rõ nét như các các chùa khác.

Hai bên Tam quan có hai câu đối:

Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện

Sơn thượng trung thanh đáo khách thuyên

Dịch nghĩa:

Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện

27

Trang 32

Chuông chùa trên đỉnh núi văng vắng nơi thuyén khách(Swu tam)

Qua hai câu đối trên kết hop với bức tượng A Di Da cho ta thay chùa Long Tiên

có ảnh hưởng của phái Tinh Độ Tông

Phía dưới là gác chuông có treo một quả chuông đồng, trên chuông có đề ba chữ

Long Tiên Tự- tức Chua Long Tiên, có ghi rõ:

Cong Hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tuế thứ 36

Tân mão niên

Khởi công 06/10/2011 âm lịch

Hoàn thành tháng 11 phúc sinh nhật

Người khởi tao đúc đại hong chung

Cu sĩ Phạm Dinh Thông

Ban Quan lý Chùa Long Tiên cùng Phật tử thành pho Hạ Long cung tiễn.

Dựa theo bản minh chuông, chúng ta thấy rằng chuông chùa được đúc ở thời

hiện đại.

Dưới cùng là bức hoành phi đắp nổi hình cuốn thư với ba chữ: “Long Tiên Tự”

và đi kèm hai bên có câu đối đề: “Long tắc linh, Tiên tắc danh” được trích từ haicâu thơ cô:

Thủy bat cố thâm, hữu Long tắc linhSon bắt cố cao, hữu Tiên tắc danh

Dịch nghĩa:

Nước không can phải sâu lắm, có rồng tat linh thiêng

Nui không can phải cao lắm, có tiên tat nồi tiếng(Sưu tam)

Đến đây chúng ta lại thấy cái tên chùa có bóng dáng của Đạo với hình ảnh củaLong (Rồng) và Tiên- những biểu tượng có trong Đạo giáo Đây cũng là lý do, chùa

được đặt tên là Long Tiên Tự.

28

Trang 33

Bên trái cổng chùa được điêu khắc hình thanh long, bên phải cổng chùa khắchọa hình bạch hồ Câu đối hai bên cổng nay là:

Tw hai then trời mộ dao

Tam quan cua Phật tôn nghiêm

(Câu đối bên hai cong tam quan nhỏ)

Khách hành hương ra vào chùa đều đi vào từ cửa trái, về bằng cửa phải, gọi là“nhập thanh long, xuất bạch hỗ”, ngụ ý là rước lộc, phúc đức của chùa về nhà.

Liền kề với tam quan là tượng Bồ Đề Đạt Ma- điều đặc biệt ít thấy ở các ngôichùa khác Tượng được đặt trên bục cao ngang bằng với mái của cửa phụ tam quanvà trong tư thế tọa thiền.

Tượng Bồ Đề Dat Ma được đặt thờ trong nhà tổ cũng giống như nhiều chùa tạiBắc bộ Tuy nhiên, khi Hòa thượng Thich Thanh Quyết — Phó Chủ tịch Hội đồng

Tri sự trung ương GHPGVN, ban tri sự chùa Hoa Yên (Yên Tử)- nơi thờ chính của

Thiền phát Trúc Lâm, về tiếp quản chùa Long Tiên theo Quyết định của Ban trỊ sự

GHPGVN 157/QD-PG, ngày 02/07/2007 đã đặt ban thờ Trúc Lâm tam tô trong nhàthờ tổ, vì thế tượng Bồ Đề Đạt Ma được đặt trên công tam quan như vậy Việc làmnày vừa thê hiện rõ nét tông phái có mặt ở chùa Long Tiên là Thiền Tông- tông pháicó nguồn gốc từ nước ngoài, vừa thé hiện được sự đề cao trân trọng dòng thiền phái

Trúc Lâm- tông phái nội sinh.

Tang dưới cùng là lối ra vào được đắp hai pho tượng Ông Khuyến Thiện hay còngọi là Ngài Vi Đà hộ pháp, trang phục màu xanh với dáng vẻ hiền từ muốn nhắc

nhở, khuyến khích con người ta làm điều tốt dep, hướng tới cái chân, thiện, mỹ,

những người làm việc lành sẽ được các vị Thiện Thần ủng hộ Và Ông Trừng Ác

hay còn gọi là Tiêu diện đại sĩ, mặc trang phục màu đỏ, khuôn mặt ửng đỏ, vẻ mặt

dữ dan, tay cầm thanh đao như muốn ran đe mọi người lánh xa con đường dẫn đếnmọi cái ác xấu.

Bước qua cổng tam quan là tới khuôn viên chùa với tổng diện tích khoảng

1000m2 Khoảng sân dưới, ngay lối vào công tam quan bên trái là một gian nhỏ- nơi

mượn quan áo cho các Phật Tử, du khách khi đến thăm quan, chiêm bái cảnh Phật

29

Trang 34

hoàn toàn miễn phí Đây cũng là một nét đẹp, độc đáo của Chùa so với nhiều chùakhác Bởi lẽ khách đến thăm quan Hạ Long không chỉ là khách hành hương về vớicõi Phật mà còn vô vàn du khách đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khácnhau đến thăm quan nghỉ dưỡng tại thành phố di lịch biển, địa danh nỗi tiếng là mộttrong bảy kỳ quan thiên nhiên của thé giới- Vịnh Ha Long Và khi đến với Ha Longhọ vô tình hoặc hữu tình được đoàn hướng dẫn qua Chùa chiêm ngưỡng cảnh Phậtkhi trên người mặc những bộ trang phục chưa phù hợp với chốn linh thiêng, thanhtịnh thì đã có một nơi để họ thay đổi trang phục cho phù hợp hơn mà không làm

gián đoạn hay mat nhiều thời gian gây ra sự bat tiện của du khách.

Bên phải cổng tam quan là nơi châm hương khi du khách hoặc các Phật tử vàochùa thắp hương.

Nổi bật là bức tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đứng trên tòa sen trong tư thé

phổ độ chúng sinh Trên tay trái Quan Thế âm Bồ tát có cầm bình Thanh tinh hay

còn gọi là Tịnh bình Trong tịnh bình chứa nước Cam 16 biểu trưng cho lòng từ bi.

Tay phải kết ấn Quan Am hay còn gọi là ấn Kiết-Tường hàm ấn ý nghĩa của sự

thanh tịnh, trong sạch.

Đặc biệt trong sân chùa Long Tiên không đặt các hình tượng con lân hay sư tử

có gốc tích từ Trung Quốc mà lại sử dụng hình tượng linh vật thuần Việt đó chính làhai con nghé chau với ý nghĩa như dé bảo vệ canh giữ Chùa khỏi tà khí, để đoánđọc và kiểm soát được tâm hồn, ý nghĩ của mỗi người đang ra vào chốn linh thiêng.Đăng sau tượng Quan Âm có đôi rồng chau uốn lượn Tất cả đều được điêu khắcbằng đá tinh tế, tỉ mi, đường nét, mềm mại, hiền từ tạo nên một tổng thể hài hòa,

cân đối, thanh tịnh, tạo ra cảm giác bình yên cho mỗi du khách khi đến đây thắp

hương, ăn năn sám hối với những việc chưa tốt và cảm nhận được sự che chở củaPhật pháp đề trở nên tốt hơn.

Từ đây, du khách đi theo lối đi lên sân trên sẽ tới nơi phật tử dâng hương báiPhật Ở sân trên chùa có bức tranh miêu tả về ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca

ở vườn Lâm Tì Ni Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là

Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cô Đàm, vương tộc Thích Ca Ngài được cho là sinh

30

Trang 35

vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam

tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni

-nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal Ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa Đảnsanh, có chín con rồng đến phun nước tắm cho Thái Tử, biểu tượng rồng ở đây tứcđại điện cho nền triết lý thiên mệnh cho nên hai bên có câu đối

Vườn Lâm Ty Ni bẩy bước xưng tôn cùng vũ trụ

Nước Ca Tỳ Na chín rồng tắm Phật cõi Sa bà

Trong tranh miêu tả khi vừa sinh ra, Thái tử đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân

nở một đóa sen nâng got.

2.1.2 Đại hùng bảo điện

Dựa trên sơ đồ được tác giả mô phỏng lại, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng chínhđiện của chùa Long Tiên là 3 gian song song thành kiểu “chữ tam” nằm ngang -

“Tiền tam — Hậu tam” Với ở giữa là điện thờ Phật; Bên phải là cung Trần triều;

Bên trái là cung Tam phủ Thánh Mẫu Đây là kiểu bố cục mặt bang rat độc đáo

khác hăn những ngôi chùa truyền thống của miềng Bắc thường theo như kiểu chữ

định (J), hình chữ công (TL), nội công ngoại quốc, "

Sơ đồ 2.2: Tổng thể Đại hùng bảo điện

Trang 36

Mái lợp bằng ngói mũi hài, kiểu dáng nhỏ xinh, mềm mại giúp mang đến thẩm

mỹ cao cho công trình Trién mái thang, hếch lên ở góc mái, phần mái lớn chiếm

2/3 chiều cao mặt đứng công trình, góc mái (tàu đao) làm cong uốn ngược Trênmái có sự xuất hiện những hình ảnh linh vật được làm từ vữa, gan con Kim 6 hai

đầu bờ nóc có cái miệng há to ngoạm chặt vào cấu kiện kiến trúc giống như một

chiếc kìm Dinh nóc là lưỡng long chau nhật, rồng đắp vữa gắn sành sứ 4 chân vươn

ra đỡ các đòn tay bên, đuôi như đốm lửa Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ,

hay bây.

Ở giữa hai tang mái là 5 bức phù điêu ké về câu truyện thỉnh kinh vượt qua baogian nan, vat vả, hiểm nguy của năm thay trò Đường Tăng đến Tây Trúc (An Độ).

Mỗi bức phù điêu là câu chuyện trừ yêu diệt quái, phải trải qua nhiều thử thách để

có thể tìm đến chân kinh, tìm đến đạo lí, đây có thể xem là mục đích cao cả của con

người Cuộc hành trình của th ay trò Đường Tăng thực ra là cuộc hành trình giải

thoát ở mỗi con người muốn thoát khỏi mọi nỗi khổ đau của sinh tử mà Tam tạngkinh điển của nhà Phật đã vạch ra Đó là ba tạng kinh mà Đường Tăng đã thỉnh vềĐông Độ từ Tây Trúc Cuộc hành trình ay phải vượt qua 81 nan tai, tức là phải vượt

qua 81 cảnh giới tâm dé hiền thi chân tâm bat diệt gọi là Phật tâm hay còn gọi là Tri

kiến Phật.

Hệ thống vì kèo, cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường tứ hàng chân Đặc biệt cáchọa tiết hoa văn trong chùa thể hiện rõ đặct rưng phong cách nghệ thuật thờiNguyễn.

Cua: Được làm bằng gỗ tự nhiên, được sơn son thếp vàng, là loại cửa bức bàn, trên

các cánh cửa được chạm thành các hình khác nhau như chữ thọ, tùng, cúc, trúc, mai,

rồng, phượng Ngưỡng cửa xây cao, khi vào chùa tất cả mọi người để giày dép

ngoài ngưỡng cửa rôi mới bước vào trong bái Phật.

32

Trang 37

Sơ đồ 2.3: Bài trí tượng trong bái đường và chính điện chùa Long Tiên

Hậu cùng Đức Phật thiền định dur cây bo đề Quan thi dm | F——Hạeme |]

Quan thé l 7toa SữII

am Thị

Tam the Phat

| mmh | Kinh

——————— | | Thich ca tao thiển thuyết pháp Thit Phat trên dai sen

| Đức ông Cung Trần Triều

Anan ADiBả Ca Diệp

dược sư

Thiện Tài Quan Amchuan để Long Nữ

Thân vương Nam Tảo Ngọc Hoang Bắc Dau Ho Phápb Thập điện Thập a Vi đà-Tên Thiên

Điểm Phật niết ban

[Bat bệ kim Thich Ca sơ sinh Bat bộ kim

: Đức Thanh

cương - : = : CưƯƠNE

Hiển Tượmg Cứu Long

Nguồn: Tác giả luận văn

Qua việc phân tích các lớp tượng trong ban Tam Bảo ở chùa Long Tiên, chúng ta

nhận thấy cách sắp xếp cũng giống như các chùa miền Bắc là diễn tả lịch sử Phật

giáo Đại thừa Trong cùng một không gian chùa thờ ba chủ thê thờ Phật, thờ Đức

Thánh Trần Hưng Đạo cùng các tướng lĩnh nhà Trần, và thờ tam tòa Thánh Mẫu.

Thông qua khảo sát trực tiếp chùa tôi thấy rằng hệ thống tượng khá phong phú,đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao Đặc biệt Chùa có 1 bức phù điêu va 3 pho tượngdát vàng mười đó là: bức phù điêu Phật A di đà ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề,tượng Quan Âm chuẩn dé, tượng Phật nhập niết bàn, tượng Thích ca sơ sinh.

Đầu năm 2008, giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Ban chỉ sự chùa Long Tiêncùng đồng bào tăng ni phật tử tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm lễ đúc 10 pho

tượng Thập điện Diém Vuong, và 8 pho tượng Bát Bộ Kim Cương với đường nét

tinh xảo theo mẫu tượng chùa ở chùa Keo Thái Binh và chùa Tran Quốc Hà Nội.

Bên trong chính điện, ở vị trí trên cùng là phù điêu tượng Đức Phật thiền định

dưới cây bô đê.

33

Trang 38

Dưới phù điêu, lớp tượng đầu tiên là tượng Tam thế Phật — quá khứ, hiện tại vàvị lai Ba pho tượng được đặt ngồi trên đài sen trong thế “kiết già toàn phần” (chân

xếp bang, tay đan vào nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vao nhau).Lớp tượng thứ hai là Thích ca tạo thiền thuyết pháp trên đài sen

VỊ trí thứ ba tượng A Di Da ở giữa, hai bên là hai đệ từ Anan và Ca Diếp Theo

như trong Phật giáo thì tôi thấy bộ tượng này bày chưa đúng vì A Nan và Ca Diếp làhai đồ đệ của Thích Ca Mâu Ni chứ không phải Phat A Di Đà Hoặc nên bay là PhậtA Di Đà ở giữa với 2 vị Bồ Tát là Quan Thế Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát hai bên

tạo nên bộ Tây Phương Tam Thánh Như vậy sẽ hợp lý hơn.

Vị trí thứ 4 là tượng Quan Âm chuan dé, với tay chính kết ấn chuẩn đề, tay phụkết ấn gia trì bốn tôn Hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hau Điều đặc biệt ởChùa Long Tiên là tượng Thiện Tài và Long Nữ cũng kết ấn gia trì bổn tôn, trênthực tế thì hai tượng này rất ít khi được tạc kết ấn của nhà Phật Người tín đồ luônquan niệm khi gặp khó khăn, đau khổ, niệm Quan Âm Bồ Tát sẽ được giải thoát, dođó Quan Âm trở thành vị thần bảo hộ quan trọng trong tâm thức người dân.

Vị trí thứ năm là Ngoc Hoàng thượng dé giúp Phật coi giữ Phật pháp, giáo hóachúng sinh, khuyến khích làm việc thiện, thanh trừng cái ác Đây cũng là một nhân

vật của Đạo giáo được kết hợp đan xen giông như nhiêu chùa khác ở miên Bac.

Vị trí thứ sáu là Phật Thích Ca nhập Niết bàn trong tư thế nằm nghiêng, chốngđầu lên một tay.

VỊ trí thứ bảy tượng Thích Ca sơ sinh, dưới hình hài một chú bé mặc khó, đứng

trên bông hoa sen, tay phải chỉ xuống đất, tay trái chỉ lên trời mang ý nghĩa có

trời-đất chứng dám sự ra đời của Ngài.

VỊ trí thứ tám là tòa Cửu Long, Tượng Thích Ca sơ sinh được đặt trong tòa Cửu

Long, diễn tả cảnh Đức Phật khi mới ra đời được 9 con rồng đến phun nước tắm,các thiên thần bay đến tung hoa, nhã nhạc chào mừng Như vậy, bản thân của tòaCửu Long có thể coi như một điện Phật thu nhỏ.

34

Trang 39

Như vậy, sự xuất hiện của Phật A Di Đà cùng với tượng Bồ Tát Quan Âm đã

nói lên ý nghĩa quan trọng của tín ngưỡng Tịnh độ trong Phật giáo ở chùa Long

Tiên Con người ta tin rằng có một cõi Tịnh độ hay Tây phương cực lạc, nơi có sựngự tri của Phat A DI Đà, các vi Bồ Tát Người ta tin rằng chỉ cần thành tâm niệmPhật A Di Đà là có thể văng sinh ở cõi Tây phương, vì vậy khi vào chùa thắp hươnghay đọc bài kinh kệ, các phat tử, tín đồ đến Long Tiên đều mở đầu bang câu A Di

Đà Phật.

Hai bên tả hữu trong chính điện có tượng Thập điện Diém Vương.

10 ông Thập điện Diêm Vương được làm bằng đồng nguyên chất có chiều

cao 1,14m, nặng 350 kg Bộ tượng Thập Điện Diém Vương được tham khảo, lay

mẫu khuôn mặt tai chùa Keo (Thai Binh), thân va giáp tượng được lay theo mẫutại chùa Trấn Quốc thể hiện sự uy nghiêm và trang trọng của các vị vua Theogiao sư Trần Lâm Bién thì bộ tượng Thập Điện Diêm Vương được đặt tại chùaTrấn Quốc đội mũ Bình Thiên (mũ vua của người Trung Quốc) Do vậy bộ Thập

Điện Diêm Vương được đúc tại chùa Long Tiên sẽ mang một dáng vẻ khác là mũtrụ có chữ Vương.

Ngoài ra còn có các tượng sau cũng được đúc bằng đồng nguyên chất: 8 tượngBát bộ Kim Cương cao 1,54 m, nặng 550 kg 3 tượng Trúc Lam Tam tô 1 tượng

Duy ngã độc tôn Thích ca sơ sinh.

Qua nghiên cứu về lịch sử của chùa, tác giả còn nhận thấy một điều đáng tiếc là

các pho tượng băng đồng đúc mới tuy rất đẹp nhưng đó là để thay thế 20 pho tượngquý (gồm 10 pho Diêm Vương, 8 pho Bát Bộ Kim Cương, 2 pho Hộ Pháp) được

xây và đắp từ năm 1944 bằng vữa nhị hợp (vôi, cát và giấy bản) do sự thiếu thậntrọng, chưa nhận thức đầy đủ giá trị của di tích và tầm quan trọng của công tác về

bảo tồn cô vật đã phá hủy trong quá trình tu bổ tôn tạo di tích, đó là mat mát lớn

không chỉ của riêng chùa Long Tiên mà còn là của Nhà nước, của người dân.

Hai cung tả hữu của chính điện thì cung bên phải thờ Mẫu, điện thờ Mẫu chùaLong Tiên mang phong cách tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở đồng bằng Bắc Bộ Hệ

35

Trang 40

thống thờ cúng bao gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Ngọc

Hoàng, Nam Tào, Bắc Đầu và các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.

Qua quá trình khảo sát, tôi phát hiện ra rằng hệ thống tượng thờ Mẫu ở chùaLong Tiên rất đặc biệt, đó là các tượng đặt trong từng lầu gỗ sơn son thếp vàng,giống như các kiệu gỗ sắp xếp theo vị trí Cung Tam tòa thánh Mẫu ở giữa, lầu Côbên phải, lầu Cậu bên trái rất gọn gàng dễ nhận biết, chứ không xếp tầng lớp như

nhiêu chùa khác.

Gian bên trái phối thờ Cha tức là Đức thánh Trần Hưng Đạo cùng gia tướng nhàTrần là Giã Tượng và Yết Kiêu Cách trang trí trên ban thờ Mẫu và thánh thần cũng

thé hiện rõ nét sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Cách phối thờ

tín ngưỡng dân gian trong Phật Điện nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tín dé,

họ coi đó như là phương tiện dé dua con người đến gan hơn với chân ly của giải

thoát của Phật.

Đến hậu cung ban của chùa Long Tiên vô cùng đặc biệt, nơi đây dùng dé đặt

các bức tượng cô cũ của chùa Long Tiên với nhiều tượng to, nhỏ khác nhau, có giátrị nghệ thuật cao, có những pho tượng lâu đời có niên đại trên 200 năm và các đền

miếu, tư gia của vùng Thời kỳ những năm 70, do chiến tranh cùng nhiều cải cáchvăn hóa, nhiều đền miéu trong vùng bị tàn phá, người dân vốn di luôn tin vào thánhthần nên thương xót đã thu thập hết các bức tượng của các đền xung quanh hoặcđiện tư gia về đặt trong cung cam Chỉ có mùng 1, hôm rằm mới mở cửa dé thắphương hành lễ.

Tuy nhiên, khi khảo sát thực địa, tác giả nhận ra rằng việc đặt các bứctượng trong hậu cung còn chưa theo quy tắc nao, thậm chí nhiều tượng còn khôngrõ tên tuôi, xuất xứ Nơi đây giống một cái kho dé tượng hơn là một “hậu cung”đúng bản chất “thiêng liêng” của nó.

2.1.3 Nhà Tổ đường

Tổ đường thờ các vị tô của thiền phái Trúc Lâm, ban địa tạng, ban vong và 18 vi

La Hán.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:11

Xem thêm: