1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đặc điểm thực hành văn hoá Công giáo của giáo dân ở Giáo xứ Tụy Hiền, Giáo phận Hà Nội sau Thư Chung 1980 đến nay

127 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI TRUNG THÀNH

ĐẶC DIEM THUC HANH VAN HOA CÔNG GIAO CUA GIÁO DÂN ỞGIAO XU TUY HIEN, GIAO PHAN HA NOI SAU THU CHUNG 1980 DEN

LUẬN VAN THAC SĨ

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của bản thân, đưới sựhướng dẫn của TS Nguyễn Đình Lâm Các kết quả nghiên cứu trongluận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào Việc tham

khảo các tài liệu đã được trích dẫn theo đúng quy định.

Tác giả công trình

Bùi Trung Thành

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoàn thành dé tài: “Đặc điểm thực hành văn hod Công giáo cua giáo dân ởGiáo xứ Tuy Hiển, Giáo phận Hà Nội sau Thư Chung 1980 đến nay”, tac giả đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Đình Lâm, cộng đồng giáo dân ở giáo xứ TụyHiền, giáo phận Hà Nội; UBND xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân thành đến TS Nguyễn Đình Lâm đãdành nhiều thời gian và tâm huyết dé hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trìnhnghiên cứu luận văn này.

Thứ hai tác giả xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Linh mục, cộng đồng giáo dânở giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội và UBND huyện Mỹ Đức đã cung cấp thông tin

cho tác giả hoàn thành công trình này.

Tiếp theo tác giả xin trân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô trong Khoa Việt Namhọc và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc giaHà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tác gia có môi trường học tập tốt nhất.

Cuôi cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bẻ đã luôn sát cánh bên

cạnh và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua.

Tác giả công trình

Bùi Trung Thành

Trang 5

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN VĂN CỦATÁC GIÁ ĐÃ XUAT BAN

1, Bùi Trung Thành (2023), 7c hành văn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ TuyHiên, giáo phận Hà Nội sau Thư chung của Hội dong Giảm mục Việt Nam năm 1980,

Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Quyên 25, Số 1/2023, Tr.40-61.

2, Bùi Trung Thành (2023), “Thực hành văn hóa hôn lễ của cộng đồng giáo dân ở giáoxứ Tuy Hiền, Giáo phận Hà Nội sau Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm1980”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học theo định hướngliên ngành”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Tr.270-283.

Trang 6

DANH MỤC VIET TAT

Viết tắt Ý nghĩa

UBND Ủy ban nhân dân

Lm Linh mục

TS Tiên sĩThs Thac si

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1.3: Bảng so sánh bàn thờ của người Công giáo và bàn thờ truyền thống Việt

Nam theo tiêu chí.

Bảng 2.2.2: So sánh đám cưới của người Công giáo ở giáo xứ Tụy Hiên với đám cưới

truyền thống Việt Nam.

Bảng 2.2.4: Bảng so sánh bàn thờ của người theo Công giáo và bàn thờ truyền thốngViệt Nam qua một sỐ dip.

Bang 3.1: Niềm tin vào Đức mẹ hiện ra và vào phép lạ của Đức me của tin đồ Công giáoViệt Nam được thé hiện qua điều tra xã hội học (Năm 1995, 1996).

Trang 8

MỤC LỤC

00001757 14

TONG QUAN VE DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÉT 14II Lich sty nghién Ct na ha 141.2 Bối cảnh tiếp biến văn hóa - cece 112222211 111112 2211111155511 se 231.3 Tổng quan về Giáo xứ Tuy Hiễn -2- 2S St+SE+EEEEEEE2EEEEEEEEEErrkerkrrrei 271.4 Ứng dụng lý thuyết nghiên CỨU - 2+ 2+k+E£+E+E£EE+E£EE+EEEEEEEErErErrkrrerees 351.5 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong công trình - +: 37

ĐẶC TRƯNG THỰC HANH VĂN HÓA CÔNG GIAO CUA GIAO DAN Ở GIÁO

XU TUY HIEN, GIAO PHAN HÀ NỘII - c3 St SsEsirrrerrrrsrrrrsrrrer 42

2.1 Thực hành văn hóa Công giáo ở giáo xứ Tuy Hiễn 2 25s s+cz+see: 422.2 Những đặc điểm cơ bản trong thực hành văn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ

Chương  TS Họ Họ nọ nọ và 89XU HƯỚNG BIEN DOI VÀ VA NHUNG VAN DE DAT RA 893.1 Xu hướng bién đổi eeeeceeceeceeseeeueeeeeeeeeeeeeeeeeeeaeeeaess 89

3.2 Những van dé dat ra hiện nay ở giáo xứ Tuy Hiễn - 2-5-5 s+s+=s+xcc+2 934000001011077 103

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO - - 2 5S S2+E£S££E+E£EzEczxzxerxrrrrs 107

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Có hai luồng ý kiến nói về lịch sử du nhập đạo Công giáo ở Việt Nam Ý kiến thứnhất được nhiều người công nhận đó là vào năm 1533 đời vua Lê Trang Tông, khi I-nê-Khu đặt chân đến khu vực làng Ninh Cường và làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Châu

(tức Nam Trực), làng Trà Lũ huyện Giao Thủy Ý kiến thứ hai đó, năm 1615 là thời điểmđầu tiên giáo sĩ phương Tây đến đàng Trong đề truyền giáo, địa điểm cụ thê là Đà Nẵng.Ban đầu quá trình truyền giáo và tiếp biến văn hóa Công giáo đã gặp nhiều khó khăn, doxung đột với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bản địa Nguyên nhân chính là sự phản ứng gaygắt của chính quyền phong kiến Việt Nam, mà đỉnh điểm là chính sách cam đạo được

ban hành thời nhà Nguyễn.

Trong bối cảnh đó, Công đồng Vatican II được triệu tập nhằm đây mạnh công táctruyền giáo ở các nước Công đồng Vatican II kết thúc là lúc làn sóng đổi mới Công giáo,tôn vinh bản sắc địa phương được xuất hiện ở khắp các giáo phận ở khu vực miền Nam.Đối với các giáo phận miền Bắc phải đến Thư chung của Hội đồng giám mục Việt Namnăm 1980 với phương châm: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc dé phục vụ hạnh phúccủa đồng bào” thì tinh thần của Công đồng Vatican mới được biết đến Từ đó, Thư chungtrở thành một văn bản quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của quá trình tiếp biến văn hóaCông giáo ở các giáo phận thuộc khu vực miền Bắc Thư chung đã đặt ra yêu cầu về sự

đổi mới, phát triển về mọi mặt trong thực hành Công giáo ở Việt Nam Ké từ đó ở mỗi

Giáo phận, Giáo xứ của Việt Nam bắt đầu mang trong mình những dấu ấn bản địa riêng.Cùng tôn giáo và các hệ tư tưởng khác được định hình trong suốt hàng nghìn năm,Công giáo rất nhanh chóng đã hòa quyện với nền văn hóa bản địa Việt Nam Nếu nhưgiáo phận Phát Diệm là địa phận đầu tiên trong công cuộc định hình nền Công giáo mangbản sắc Việt Nam Thì giáo phận Hà Nội với lịch sử hình thành và phát triển gần 400năm cũng đã dần trở thành một trung tâm Công giáo quan trọng ở khu vực đồng bằng

Trang 10

Bắc Bộ Trên nền tảng quy định của Roma về thực hành Công giáo, Công giáo ở Giáophận Hà Nội đã lấy chất liệu địa phương làm nền tảng để tôn vinh Thiên Chúa, làmphong phú thêm cho văn hóa Việt Nam Có thé khang định trong bối cảnh tiếp biến vănhóa Công giáo được diễn ra mạnh mẽ ở khắp các giáo phận, giáo xứ Những nếp sống,phong tục văn hóa được cộng đồng giáo dân duy trì, qua đó tạo thành giá trị văn hóa mới

vô cùng đặc sắc như hiện nay.

Giáo xứ Tụy Hiền thuộc Giáo phận Hà Nội ở địa phận làng Hiền Giáo, xã An Tiến,

huyện Mỹ Đức, thành phó Hà Nội là một vùng Công giáo điển hình ở khu vực đồng bằng

Bắc Bộ Với đặc trưng là một làng Công giáo nằm xen kẽ với các làng không theo Cônggiáo khác, nơi đây mang dấu ấn của cả vùng Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tô tiênchùa Hương Trên thực tế quá trình tiếp biến văn hóa rất rộng bao gồm nhiều yếu tô nhưlà kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật, văn học nên công trình này chỉ có thé tap trung disâu vào thực hành hôn lễ, tang lễ và phong tục thờ cúng tổ tiên của cộng đồng giáo dânnơi đây Với việc xác định đối tượng nghiên cứu là yếu tố thực hành Công giáo của cộngđồng giáo dân ở giáo xứ Tuy Hiền luận văn sẽ tập trung bóc tách, luận giải những yếutố mang đặc trưng Việt Nam trong thực hành văn hóa Công giáo Cuối cùng, việc chọnđề tài “Đặc điểm thực hành văn hoá Công giáo của giáo dân ở Giáo xứ Tuy Hiển, Giáophận Hà Nội sau Thư Chung 1980 đến nay” là góp phần bảo tồn và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

2 Nội dung nghiên cứu

1, Quá trình tiếp biến văn hóa giữa Công giáo và tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở Giáo xứTụy Hiền, giáo phận Hà Nội;

2, Sự ảnh hưởng yếu tố bản địa Việt Nam đến một số nghỉ lễ trong quá trình thực hànhvăn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội;

3, Đặc điểm chính của quá trình thực hành văn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ

Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội;

4, Những xu hướng biến đôi và van dé đặt ra ở giáo xứ Tuy Hiền trong tương lai.

10

Trang 11

3 Câu hỏi nghiên cứu

1, Tiêp biên văn hoá trong công giáo ở giáo xứ Tuy Hiên được diễn ra như thê nào?

2, Văn hoá bản địa đã được vận dụng và thực hành ra sao trong đời sông văn hoá của

giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền như thế nào?

3, Những nghi lễ nào của giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền chịu ảnh hưởng của văn hoátruyền thống ở địa phương?

4, Giáo dân Công giáo ở giáo xứ Tụy Hiền có thực hành tôn giáo của các tôn giáo khác

5, Cấu trúc trong thực hành văn hoá bản địa và văn hoá Công giáo trong các nghỉ lễ củagiáo dân Công giáo ở giáo xứ Tuy Hiên như thê nào?

4 Giá thuyết nghiên cứu

1, Khi Công giáo truyền vào Việt Nam có hai xu hướng chính: Một số làng Việt ở đồngbang Bắc Bộ chuyền thành làng Công giáo và một số làng Công giáo mới được thànhlập Từ đó tạo nên sự kết hợp độc đáo thực hành văn hóa Công giáo và những phong tục

tập quán trước đây.

2, Hiện nay, thực hành văn hóa Công giáo không khiên cho công việc hàng ngày của

người dân trở lên rườm ra hơn Đây là sự tiép nôi của thời đại được cộng đông giáo dân

thực hiện một cách tự giác và chủ động.

3, Trong tương lai thực hành văn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền sẽ cónhiều biến động Quá trình này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực khác trongđời sống và nghỉ lễ sẽ có xu hướng thu gọn lại.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5.1 Đối tượng nghiên cứu

11

Trang 12

- _ Thực hành văn hóa Công giáo của giáo dân ở giáo xứ Tuy Hiền, giáo phận Hà Nộitrong hôn lễ, tang lễ và thờ cúng tổ tiên.

- Những đặc điểm cơ bản của quá trình thực hành văn hóa Công giáo của giáo dân ởgiáo xứ Tụy Hiền.

5.2 Pham vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu quá trình thực hành văn hóaCông giáo các giáo dân trong phạm vi Giáo xứ Tụy Hiền, Giáo Phận Hà Nội bao gồm

giáo họ Hà Đoạn, giáo họ Đông Mỹ và giáo họ Sêu ở khu vực xã Hương Sơn, huyện Mỹ

Đức, thành phố Hà Nội; xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phó Hà Nội và xã Dai Hưng,huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Về thời gian: Sau Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đến nay.Về mặt nội dung: Đề tài tập trung khảo sát quá trình thực hành văn hóa Công giáo,quá trình tiếp biến văn hóa giữa Công giáo với văn hóa bản địa của giáo dân ở Giáo xứTuy Hiền, giáo phận Hà Nội qua ba yếu tổ chính là hôn lễ, tang lễ và thờ cúng tổ tiên.Qua đó đưa ra những đặc điểm điểm cơ bản của quá trình này ở Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Dé làm rõ đối tượng nghiên cứu, công trình này sẽ sử dụng phương pháp tiếp cậnchuyên ngành Việt Nam học nhằm tìm ra các dấu ấn bản địa khu vực đồng bằng Bắc Bộtrong quá trình tiếp biến văn hóa ở giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội Ngoài ra còncó phương pháp tiếp cận liên ngành tôn giáo học và dân tộc học, tiếp cận lý thuyết nhằmbổ trợ cho quá trình bóc tách, luận giải những đặc điểm thực hành văn hóa Việt NamCông giáo của giáo dân ở giáo xứ Tuy Hiền, giáo phận Hà Nội.

Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điền dã, quan sát tham dự tại địa điểm

giáo họ Hà Doan thuộc địa phận thôn Ha Doan, xã Huong Sơn, huyện Mỹ Đức, thành

phố Hà Nội; giáo họ Đông Mỹ thuộc thôn Đông Mỹ, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thànhphố Hà Nội Còn giáo họ Tiên Mai thuộc giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội thuộc

thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và giáo họ Sêu thuộc

12

Trang 13

xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội thì luận văn sẽ bỏ qua do sé luong tinhữu chiếm ti trọng nhỏ so với những người không theo Công giáo ở đây Thời gian khảosát trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12/2022 đến hết tháng 02/2023 Các hoạt độngđược tập trung khảo sát bao gồm quá trình tô chức tang lễ, tổ chức đám cưới, hoạt độngthờ cúng tổ tiên tại gia đình và nghĩa trang.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu Kết quả của quá trìnhphỏng van sâu sẽ được trình bày bằng mô tả định tính Việc chọn mau ở đây là chọn mẫu

ngẫu nhiên trên các tiêu chí như là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp do vậy nên câu hỏi đối

với các đối tượng nghiên cứu có thé khác nhau trong khung câu hỏi phỏng van Cụ théđó là, 5 cụ cao tuổi hiện nay vẫn còn minh mẫn ở giáo họ Hà Đoạn, giáo họ Đông Mỹ

thuộc giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội là đối tượng quan trọng giúp luận văn có thể

trình bày rõ những đặc trưng thực hành văn hóa Công giáo trong đám cưới; 30 thanhniên trong vòng độ tudi từ 20-50 ở giáo họ Hà Đoạn, giáo họ Đông Mỹ thuộc giáo xứTuy Hiền, giáo phận Hà Nội sẽ là tư liệu giúp luận văn có thé trình bày biến đổi thực

hành văn hóa Công giáo của giáo dân nơi đây.

Cuối cùng, đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp sosánh-đối chiếu nhằm bồ trợ thêm cho việc trình bày kết quả khảo sát và phỏng vấn ở địaphận giáo xứ Tụy Hiền, giáo phận Hà Nội (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội).

7 Bồ cục của đề tài.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài đượctriển khai thành 03 chương:

Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý thuyết;

Chương 2: Đặc trưng văn hóa thực hành Công giáo của giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền,

giáo phận Hà Nội;

Chương 3: Xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra ở giáo xứ Tụy Hiền hiện nay;

13

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN VE DOI TƯỢNG NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn sử học

Đối với tiếp biến văn hóa trong Công giáo ở Việt Nam, từ góc nhìn sử học quá trình

du nhập là một yếu tố quan trọng Trong thế ki XVI khi Công giáo bắt đầu du nhập vào

Việt Nam do vấp phải nhiều rào cản chính trị, phải đến khi Thư chung của Hội đồnggiám mục Việt Nam được mới có nhiều công trình về chủ đề này: Đỗ Quang Hưng(1991), Một số vấn dé lịch sử Thiên chúa giáo ở Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội đềcập đến những bối cảnh xã hội khi Công giáo truyền vào Việt Nam, những rào cản vềchính sách cũng như đặc điểm của Việt Nam; Trương Bá Cần (chủ biên 2010), Lich sứphát triển Công giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Ha Noi; Nguyễn Văn Kiệm (2001), Swdu nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thé kỷ XII đến thé kỷ XIX), Hội khoahọc lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO bảo ton va phat triển văn hóa dân tộc ViệtNam, Hà Nội Ngoài ra, 2 cuốn: Nguyễn Khắc Xuyên (1994), Lịch sử địa phận Hà Nội

(1627-1924) và Trần Ngọc Thụ (2001), Lịch sử giáo phận Phát Diệm (1901-2001) đềcập đến đến lịch sử của hai giáo phận cụ thể; Hà Huy Tú (2001), Tìm hiểu nét đẹp vănhóa Thiên Chúa giáo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội đề cập đến van đề những lễ nghĩ,luật lệ trong Công giáo đã ảnh hưởng ra sao đến văn hóa Việt Nam ké từ khi du nhập;Adrien Launy (1927), Lịch sử truyền giáo ở đàng Ngoài (bằng tiếng Pháp), nghiên cứuvề hoạt động của Hội thừa sai Nước ngoài Paris (MEP) đến đầu thế kỷ XX; NguyễnHồng Dương (2010) (chủ biên), 30 năm Thư chung của hội đông Giám mục Việt Nam,Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Hồng Dương (2008), Kiô giáo ở Hà Nội, Nxb Tôn

giáo, Hà Nội.

14

Trang 15

Tran Nam Tiến (2015), Van dé Công giáo trong/ giữa Việt Nam và các nước phươngTây thời vua Minh Mạng (1820 - 1840), Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 4(142), tr.59-73 tác phẩm nhắc đến những đóng góp của cộng đồng giáo dân đối với văn hóa ViệtNam; Đỗ Quang Hưng, "Nửa thế kỷ người Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dântộc" (Trong: Kỷ yếu toa đàm khoa học Ha Nội, Nxb Tôn giáo, 2004); Cao Huy Thuần(1998), Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam (1867-1914), Nxb Quêhương, Paris; Trần Anh Dũng, Việt Nam Công giáo sử tân biên của Cao Thế Dung (3

quyén-2002), Truong Ba Cần (1996), Công giáo Việt Nam sau qua trình 50 năm

(1945-1995), Công giáo và dân tộc; Bùi Đức Sinh (1998), Công trình “Những biến đổi củaCông giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS NguyễnHồng Dương và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương đăng trên Tạp chí nghiên cứu Tôngiáo Số 8(176), 2018, Tr 57-83; Lich sử họ đạo Chợ Quán 1723-1996 (Lưu hành nội

bộ); Lm Dé Quang Chính (1999), Sinh hoạt nha tho họ Việt Nam thoi xưa, Ban tin hiệp

thông số 5, Tr 267-268; Thập giá và lưỡi gươm của linh mục Trầm Tam Tỉnh, Nxb Trẻ,Thành phó Hồ Chí Minh năm 1988.

Niên giám giáo phận thành pho Hồ Chí Minh được nhà xuất bản Thành phố Hồ ChíMinh xuất bản năm 1998; Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm 1945-1995, Cônggiáo và dân tộc xuất bản năm 1996; Trần Anh Dũng (1996), Hàng giáo phẩm Công giáoViệt Nam (1960-1995), Paris; Việt Nam Công giáo sử tân biên của Cao Thế Dung (3quyén-2002), Bùi Đức Sinh (1998), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Canada- 4 tập; Giáohội Công giáo Việt Nam niên giám 2004 của hội đồng Giám mục Việt Nam; Adilimina

(2009), Huấn từ của Đức Thánh Cha Benedicto XVI, 27/06/2009, trong năm thánh 2010“Xây dựng giáo hội Mẫu nhiệm- Hiệp thông- Xứ vụ”, Uy ban đoàn kết Công giáo ViệtNam; Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Hội đồng giám mụcViệt Nam dịch Sách thuật lại Thư chung dia phận Tay Dang Ngoài in tai Kẻ Sở, 1908.

15

Trang 16

1.1.2 Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa, tôn giáo hoc

Tiép theo, dựa trên nên tang là là lịch sử truyén giáo ở Việt Nam các nhà nghiên cứuCông giáo Việt Nam có những công trình về tiếp biến văn hóa trong lĩnh vực Công giáodưới góc nhìn văn hóa học, tôn giáo học Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu thường chỉnghiên cứu dựa trên các văn bản của Tòa Thánh Roma hay giáo hội Việt Nam chứ chưa

có nhiêu sự di sâu.

Trong văn hóa Công giáo và hội nhập văn hóa Công giáo ở Việt Nam có thế nhắcđến các công trình của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương: Nguyễn Hồng Dương (1994),“Những đặc trưng văn hóa làng Công giáo thời Cận đại”, Tạp chí nghiên cứu Đông NamÁ, Số 3; Nguyễn Hồng Dương (1993), Hội nhập văn hóa Kitô giáo với văn hóa truyềnthống Việt Nam trong lịch sử, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1 (10); Nguyễn HồngDương (2001), Nghi lễ và lỗi sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa họcxã hội, Hà Nội là một cuốn sách đặc sách đề cập đến dấu ấn của Công giáo trong nềnvăn hóa Việt Nam là chữ quốc ngữ và đạo hiếu; Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở

Việt Nam hiện nay thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,Hà Nội trong quá trình du nhập nhiều nghi lễ trong Công giáo đã hội nhập với nền vănhóa bản địa và đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam; Nguyễn Hồng Dương (2011), Tổchức xứ, họ đạo Công giáo Việt Nam, Lịch sử hiện tại và những van dé đặt ra, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, đề cập đến sự hình thành và tô chức của xứ, họ đạo, các làngCông giáo ở Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hồng Duong (2010), Nép sống Đạo của ngườiCông giáo Việt Nam, Nxb Từ dién Bách Khoa; Nguyễn Hồng Dương (2013), Công giáotrong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin; Và Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhàthờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, thành pho Hồ Chí Minh dé cập đến lịchsử hình thành và đặc điểm của nơi thờ tự chính của Công giáo đó là nhà thờ ngoài nhà

còn có núi đá, khu nhà xứ, nha quan cu, nha dãy, nhà kèn, trường học tư thục Công

giáo Nguyễn Hồng Dương, “Bước hội nhập văn hoá dân tộc của Công giáo Việt Nam ”,Nghiên cứu tôn giáo (1,2) năm 1999; Nguyễn Hồng Dương (2016), Những Néo Đường

16

Trang 17

Phúc Âm Hóa Công Giáo Ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo Các phâm trên trình bày đườnghướng đúng đắn của giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung luôn đồng hành với nền

văn hóa dân tộc và quá trình hội nhập sâu rộng của Công giáo Việt Nam từ các cuộc

kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc cho đến sau này Công giáo trở

thành một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam Đối với ngành Việt Nam học và

tiếng việt, học giả Nguyễn Hồng Dương đã đặt một dấu ấn quan trọng về mặt tư liệutrong nghiên cứu sau này.

Ngoài ra, giới tinh hoa trong Công giáo cũng rất quan tâm đến vấn đề hội nhập vănhóa Công giáo có thé kế đến như: Lm Dương Hữu Tinh (2012), Vấn dé tôn kính tổ tiêncủa người Công giáo Việt Nam, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; Phạm Hân Quynh

(2001), Công giáo và văn hóa dan gian Việt Nam, sách lưu hành nội bộ, đã trình bay các

loại hình văn hóa dân gian phô biến ở Việt Nam như thờ thành hoàng làng, thờ cúng tổtiên, Tứ phủ, Tứ Bat tử, ca dao, thần thoại, Phật giáo Việt Nam từ đó trình bày một cáchkhái quát sự tiếp biến giữa Công giáo với các loại hình này; Nhiều tác giả (2003), Kinhnghiệm hội nhập văn hóa trong nếp sống Kito, sách lưu hành nội bộ nhằm cung cấp trithức cho cộng đồng giáo dân về quá trình hội nhập văn hóa trong âm nhạc và cách thứcphụng vụ đúng đắn; Lm Đỗ Văn Thụy (2018), Các đường lỗi phúc âm hóa hội nhập vănhóa, Nxb Tôn giáo tác giả đã trình bay một cách vô cùng chi tiết bối cảnh và yêu cầubắt buộc phải hội nhập văn hóa, từ những tri thức về đặc trưng văn hóa tín ngưỡng- tôngiáo Việt Nam tác giả có trình bày về hội nhập văn hóa trong Nho giáo, Phật giáo, Đạogiáo và Công giáo Tuy nhiên, kiến thức về Công giáo với hội nhập văn hóa thì lại chỉchiếm một dung lượng rất nhỏ đa phan chi tập trung vào cung cấp tri thức lối hành văntản mạn; Lm Trăng Thập Tự (2016), 50 năm thờ cúng t6 tiên, Nxb Phương Đông đềcập đến việc trong vòng 50 năm tín ngưỡng thờ cúng tô tiên trong lòng giáo hội đượcbiến đổi trở thành một yếu tổ lớn trong quá trình truyền giáo đến với vùng đất mới.

Những công trình nghiên cứu về các tiếp biến văn hóa ở các giáo phận Công giáo ởViệt Nam bao gồm:

17

Trang 18

Nguyễn Phú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập ấp Văn Hải, huyệnKim Sơn, Ninh Bình”, Nghiên cứu lịch sử, Số 3 năm 1992 đề cập đến quá trình khaihoang, lap ấp ở Văn Hải; Nguyễn Phú Lợi, “Văn bản chia giáp lương- giáo cuối thé ki19 6 ấp Văn Hải, huyện Kim Son, tinh Ninh Bình”, Nghiên cứu lich sử, Số 5 năm 1995nói đến sự phân chia cộng đồng lương- giáo dẫn đến sự hình thành các giáp đạo; NguyễnPhú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập làng Thiên Chúa giáo Như Tân,Kim Sơn, Ninh Bình cuối thé ky XIX”, Nghiên cứu lịch sử, Số 4 năm 1997 bài viết này

nói về quá trình hình thành làng Công giáo ở Văn Hải; Nguyễn Phú Lợi (2011), “Sống

trong Bí Tích Thánh thể của người Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu tôn giáo, Số 11(2011), Tr.47-56; Lê Văn Thơ (2008), “Về tổ chức ban hành giáo xứ, họ đạo ở Giáo phậnPhát Diệm”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Số 6(2008), Tr.43-50 Nguyễn Phú Lợi, “Cơcau tô chức xã hội- tôn giáo trong một số làng Công giáo ở Kim Son, Ninh Bình nửa sau

thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX”, Nghiên cứu lịch sử, Số 2/1999 nói về mối quan hệ giữa

làng truyền thống và tổ chức xứ họ đạo ở giáo phận Phát Diệm.

Nguyễn Hồng Dương (1994), Làng công giáo Lưu Phương từ năm 1829 đến năm

1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Tác giả chọn ngôi làng Lưu Phương nơi mà những

sinh hoạt tôn giáo, văn hoá của đại đa số dân đều theo Công giáo Cuốn sách đặc sắc về

nghiên cứu trường hợp trong Công giáo Việt Nam được chia làm 4 phần: Quá trình khân

hoang, mở rộng, phát triển làng từ 1829 đến 1945; Kinh tế Lưu Phương; Thiết chế chínhtrị - tôn giáo và Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tục lệ; Nguyễn Hồng Dương (1986),“Về một làng Thiên Chúa giáo thời cận đại ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số

4, tr.62-72 Nguyễn Hồng Dương (1994), “Về một số làng Công giáo ở huyện Kim Sơn,

tinh Ninh Binh đầu thé kỷ XIX”, Tap chí nghiên cứu Lịch sử, Số 274 năm 1994 Côngtrình nghiên cứu về ba làng Công giáo cụ thé ở huyện Kim Son bao gồm làng Lưu

Phuong, làng Văn Hải và làng Cồn Thoi dé cho thấy răng ngôi làng của người Công giáo

vẫn giữ gìn nguyên vẹn những giá trị văn hóa Việt Nguyễn Hồng Dương (chủ 2010), Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo đông hành cùng dân tộc

biên-18

Trang 19

trong thời kỳ chống thực dân Pháp (1946-1954), Nxb Từ điển Bách khoa là tác phẩmnói về vai trò và nhiệm vụ của cộng đồng giáo dân trong quá trình đấu tranh giải phóngdân tộc “Công giáo Việt Nam thời kì Triều Nguyễn (1802-1883) ”, Ñxb Tôn giáo, 2007;bài viết “Các nhân t6 ảnh hưởng đến Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Cônggiáo nhìn từ góc độ Văn hóa Tôn giáo”, đăng trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2008,Nguyễn Thị Quế Hương (2008), “Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng dân cư làng Cônggiáo vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Số6(20028), Tr.31-43; Nguyễn Thi Quế Hương (201 1), “Ảnh hưởng của Thu chung 1980tới việc xây dựng đời sống văn hóa làng Công giáo vùng đồng bang song Hong quahương ước” là những công trình dé cập đến chủ dé sinh hoạt Công giáo tác động đếnhương ước của các ngôi làng Công giáo ở Bắc Bộ Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Số1(2011), Tr.48-57; Lê Văn Thơ (2008), “Tìm hiểu về ban hành giáo ở giáo phận Phát

Diệm, huyện Kim Son, tỉnh Ninh Bình”, Nghiên cứu Tôn giáo số 6/2008; Lê Văn Thơ

(2011), “Những đặc điểm cơ bản của giáo phận Phát Diệm, Ninh Bình”, Nghiên cứu Tôngiáo, Số 11/2011, Lê Văn Thơ (2011), “Tìm hiểu về dòng Mến Thánh giá ở giáo phậnPhát Diệm hiện nay”, Nghiên cứu tôn giáo số 12/2011.

Đối với các công trình về luận văn tốt nghiệp và luận án tốt nghiệp cũng từng có rấtnhiều công trình đề cập đến đối tượng nghiên cứu là giáo phận Phát Diệm bởi lẽ nơi đâygiống như “cái nôi” của nền văn hóa Công giáo Việt Nam Bởi vậy, các nhà nghiên cứuđã khăng định sự quan tâm của mình đến với khu vực này Tiêu biểu là các công trình:Nguyễn Phú Lợi (2001), Tìm hiểu về tổ chức giáo hội Công giáo cơ sở ở địa phận PhátDiệm, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ tôn giáo học, Học viện chính trị quốc gia Hồ ChíMinh; Nguyễn Phú Lợi (2009), Tổ chức xứ, ho dao Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đếntrước năm 1945, Luận án tiễn sĩ tôn giáo học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; NguyễnChí Trung (2020), Quản lý nhà nước doi với hoạt động Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnhNinh Bình hiện nay, Luận văn thạc sĩ quan ly cong; Lê Van Thơ (2006), Quản lí nhanước đối với hoạt động Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay, Luận văn

19

Trang 20

thạc sĩ đại học Hoa Lư; Nguyễn Thị Bích Ngoan (2014), Khảo cứu dòng mến Thánh giá

ở giáo phận Phát Diệm hiện nay, Luận văn thạc sĩ tôn giáo học, Trường đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Lê Văn Thơ (2013), Quá trình hình thành, phát triểnvà đặc diém của giáo phận Phát Diém, Luận án tiên sĩ.

Về giáo phận Bùi Chu ta có công trình Đào Phương Anh (2016), Hôn nhân của người

Việt ở làng vạn chài theo Công giáo xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Luận

văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày về những nét văn hóa trong hôn nhânxưa và dùng đó như là một hệ quy chiếu dé làm nồi bật đặc trưng văn hóa hôn nhân trongCông giáo ở xã Yên Nhân Về giáo phận Hưng Hóa ta có công trình Lê Đức Hạnh (2010),Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo ở giáo họ Nỗ Lực, tỉnhPhú Thọ, Luận án tiến sĩ Nhân học, Học viện khoa học xã hội Việt Nam Công trình đềcập đến yếu tố con người trong nét văn hóa cưới xin của giáo dân Công giáo ở giáo phận

Hưng Hóa trên lĩnh vực Nhân học.

1.13 Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn nghệ thuật kién trúc, mỹ thuật và

âm nhạc

Trong mang dm nhạc ta có công trình “Am nhạc Công giáo ở Việt Nam trước và sauCông đồng Vatican II? của TS Nguyễn Dinh Lâm năm 2012 ta bắt đầu thấy được điềunày Tác giả có nhắc đến sự kiện Công đồng Vatican II và Thư chung của Hội đồng giámmục Việt Nam trở thành một dấu ấn đặc biệt của sự “chuyển mình” sâu rộng dưới nhiềugóc độ trong đó có âm nhạc Công giáo Việt Nam Đầu thế ki XX việc đổi mới dịch và

đặt lời Thánh ca với công lao của tu sĩ Anpong Châu, linh mục tên là Vượng và Nhạcđoàn Lê Bảo Tịnh Sau cách mang tháng 8, những bài Thánh ca theo tác giả NguyễnDinh Lâm là “Lời Ta điệu Ta” ra đời với công lao của của Nhạc đoàn Lê Bảo Tinh vàotháng 7 năm 1945 tại Giáo xứ Sở Kiện, tỉnh Hà Nam Sau Thư chung đặc biệt là saunhững năm 1990, “Không chỉ chỉ dừng lại ở thủ pháp lấy chất liệu âm nhạc dân gian vào

sáng tác thánh ca, lời thánh ca được đặt hắn vào một giai điệu dân ca cụ thé”, Ngoài rata còn có công trình Nguyễn Hồng Dương (1995), “Nghi thức tế giao ở nhà thờ Công

20

Trang 21

giáo”, Tạp chí văn hóa dân gian, Số 2 tác giả có nhắc đến việc tế hoa và tế giao thừa ởmột số xứ đạo đồng bằng Bắc Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX được mô phỏngtheo hình thức tế đình trong văn hóa Việt Ngoài ra còn có công trình Bùi Thị Thu Trang(2021), Đặc trưng văn hóa âm hóa âm nhac Công giáo ở giáo hạt Ninh Bình, Khóa luậntốt nghiệp đại học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là công trình trình bày về đặctrưng, diện mạo âm nhạc Công giáo của giáo dân người Mường ở giáo xứ Đồng Bài vàAn Ngải.

Trong mảng văn học, ta có công trình “Võ Long Tê (1965), Lịch sử văn học Cônggiáo Việt Nam, Nxb Tư duy, Sài Gòn” đề cập đến việc Công giáo ảnh hưởng ra đến nềnvăn học Việt Nam trong quá trình du nhập Như vậy, không chỉ trên lĩnh vực văn hóa màtrong nghệ thuật Công giáo đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của

người dân Việt Nam.

Trong mảng hội nhập Công giáo trong kiến trúc, mỹ thuật ta có hai công trình của

tác giả Đỗ Trần Phương, “Vai trò của biểu tượng với đức tin của người Công giáo(Nghiên cứu trường hợp nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Số1(181), 2019, tr.77-105 Công trình này tác giả Đỗ Phương Trần đã thống kê một cáchchi tiết những biểu tượng đại diện cho Công giáo trong các nha thờ Đến công trình Đỗ

Tran Phương, Bùi Văn Hai (2019), “Hội nhập của Công giáo với văn hóa Việt Nam (Qua

nghiên cứu một số biểu tượng tại nhà thờ Công giáo ở giáo phận Hà Nội và giáo phậnBùi Chu)”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Số 3 (183), 2019, tr 75-90” hai tác giả đã đưara những dấu ấn về mặt kiến trúc được hội nhập trong văn hóa Việt Nam như Đỉnh hươngbằng đồng, đúc các hoa văn rồng ở nhà thờ lớn và nhà thờ Hàm Long; ghế Linh mục cóbiểu tượng mặt hồ phù ở nhà thờ Vạn Phúc; Phương đình nơi đặt tượng dai, trên mỗi đầuđao đều có phù điêu chim phượng; Mỗi bên của phương đình đều có biểu tượng tứ quýở nhà thờ Thạch Bích; Đỉnh hương bằng đồng có hoa văn tứ linh, hoành phi câu đối chữHán ở nhà thờ Đàn Giản; Đỉnh hương bằng đồng có hoa văn tứ linh ở nhà thờ Phương

21

Trang 22

Trung; Các bức chạm khắc bằng gỗ và câu đối ở nhà thờ Sở Hạ và Hà Hồi Sự hộinhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực vô hình chung đã thúc đây quá trình nghiên cứu độclập, cụ thé trong các lĩnh vực khác của đời sống Các tác giả này mượn những sản phẩmtinh than mà cộng đồng giáo dân Việt Nam tạo ra dé phản ánh đời sống văn hóa tinh than

của họ và trên hét là quá trình hội nhập văn hóa đã biên đôi cuộc sông của nhiêu người.

Khi nhắc đến giáo phận Hà Nội với lịch sử hình thành va phát triển gần 400 năm quatrình hội nhập, tiếp biến cũng đã được diễn ra ké từ sau Thư chung của Hội đồng giámmục Việt Nam Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình lớn nghiên cứu về giáo phậnnày cũng như những giáo xứ cụ thể trong giáo phận này Thông thường chỉ là các côngtrình về việc hình thành giáo phận: Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên (1994), Lịch sửđịa phận Hà Nội (1626-1954), Paris nhưng chủ yếu đề cập đến quá trình hình thành vàphát triển của giáo phận Hà Nội Do chưa có nhiều công trình đề cập đến giáo phận HàNội nên luận văn sẽ tập trung trình bày những nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng giáodân Việt Nam qua trường hợp là giáo phận Hà Nội, cụ thể là giáo xứ Tụy Hiền Nguyênnhân chính của sự lựa chọn này chính là do khu vực giáo xứ Tụy Hiền trước đây vào thếkỷ XV đã xuất hiện Phật giáo, hơn nữa văn hóa vùng này chịu ảnh hưởng sâu sắc củanền văn hóa sông nước- sông Đáy chảy qua giúp hình thành nên vùng Công giáo Hương

1.1.4 Đánh giá chung

O Việt Nam, nghiên cứu vê Công giáo xuât hiện muộn Ban dau sự xuât hiện của

Huấn Thị năm 1659 là văn bản mang tính pháp lý đầu tiên cho thấy tính chất cởi mở củaTòa Thánh Roma đối với quá trình truyền đạo ở Việt Nam Tuy nhiên, nó đã bị bỏ lơ bởihai vị đại điện Tông Tòa khi đó khiến việc truyền giáo ban đầu gặp phải nhiều khó khăn.

Trên thế giới khi đó xuất hiện 2 xu hướng truyền giáo chính: một là truyền giáo một cách

cứng nhắc, giữ nguyên căn tính của tôn giáo đó; hai là truyền giáo một cách linh hoạt,thích ứng, là sự hội nhập vào văn hóa ở vùng đất mới dé kết tinh được cả giá trị văn hóacủa tôn giáo đó cùng tôn giáo, tín ngưỡng địa phương Ở Việt Nam các loại hình tôn giáo

2

Trang 23

khác là Phật giáo với hiện tượng “Nữ tính hóa”; An Độ giáo với tín ngưỡng phén thực;Đạo Mẫu và Nữ than; Không giáo ở Việt Nam bớt hà khắc hơn (thời Lê Sơ khi mà Nhogiáo độc tôn trong triều đình đạo luật Hồng Đức vẫn được ra đời bảo vệ quyền lợi ngườiphụ nữ); Đạo giáo hóa thân cùng với tín ngưỡng thờ Nữ thần tạo thành tín ngưỡng thờTam phủ và Tứ phủ ở Việt Nam đã từng rất thành công Với Công giáo, vấn đề hộinhập văn hóa là cả một van đề phúc tạp, trải qua một quá trình nhận thức lâu dài dựa trêntinh than của Công đồng Vatican II và Thư chung Xu hướng đón nhận thụ động và chủđộng được diễn ra liên tục bổ sung lẫn nhau giúp tinh thần “Sống phúc âm giữa lòng dântộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” diễn ra sôi nổi ở khắp các giáo phận, giáo xứmiền Bắc.

Những công trình được tác giả nêu ra phía trên là mình chứng rõ ràng cho thấy quá

trình ấy diễn ra mạnh mẽ ở khắp các giáo phận miền Bắc Tuy nhiên, những công trình

này thường mới xoay quanh các vấn đề lý luận chưa có nhiều công trình về các làngCông giáo cụ thể được nghiên cứu Tác giả cho rằng đây chính là một khoảng trống lớntrong nghiên cứu tiếp biến văn hóa Công giáo cần được lap day.

1.2 Bối cảnh tiếp biến văn hóa Ộ ; ;

Vào năm 1533, đã có những giáo si dau tiên đên khu vực ven biên Nam Dinh của

Việt Nam dé truyền giáo Thời điểm ban đầu khi Công giáo mới truyền vào nước ta việcđón nhận Tin mừng đã đi vào “ngõ cụt” do các nhà truyền giáo phương Tây áp dụng dậpkhuôn mô hình truyền giáo ở phương Tây Điều này đã không đem lại lợi ích mà còn vôtình gây ra xung đột giữa một bên là quan niệm truyền thống về tô tiên và một bên làquan niệm Công giáo về linh hồn Nguyên nhân chính của xung đột này cần quay về nộidung của Huấn thị năm 1659, văn bản thé hiện sự căn dặn của Tòa Thánh La Mã đối vớiPallu và Lambert de la Motte sang cai quản hai giáo phận tông tòa Dang Trong va Dang

Ngoài mới được thành lập ở Việt Nam Trong đó, Huấn thị tập trung vào 4 nội dung

chính: (1) Không nhúng vào lĩnh vực chính trị; (2) Tuân lệnh Roma; (3) Đào tạo linhmục và giám mục người bản xứ; (4) Tôn trọng các nên văn minh và phong tục địa

23

Trang 24

phương Nội dung (1) và (4) khá quan trọng bởi theo Tòa Thánh, chúng ta không thê đòihỏi chính quyền cho mình những đặc quyền miễn chuẩn điều đó có thể làm suy giảm

phạm vi quyền hạn của họ mà hãy giảng dạy dân chúng vâng phục chính quyền Và Tòa

Thánh cũng hiểu rằng không thé dùng lí lẽ nào dé buộc dân chúng phải đổi những phépxã giao hàng ngày đã ăn sâu trong tiềm thức Trên thực tế hai vị đại điện Tông Tòa đãphớt lờ chúng khiến “việc truyền giáo ngay từ những bước sơ khai đã dính líu vào cácchuyện trần thế” [16,21].

Ở Việt Nam trước đây ba tôn giáo là Nho, Phật và Đạo giáo từng hòa quyện và chiphối sâu sắc đến giai cấp lãnh đạo khi đó Minh chứng đó là Phật giáo cực thịnh dướithời Lý- Trần và sau này tư tưởng Nho giáo cực thịnh dưới thời Hậu Lê và triều Nguyễn.Tuy nhiên, giáo lý Công giáo phương Tây lại có phần trái ngược với những tư tưởngtrước đây ở Việt Nam nên các triều đại phong kiến Việt Nam đã cảm thấy bị “đe dọa”,đỉnh điểm nhà Nguyễn khi đó đã ban hành sắc dụ cam đạo năm 1848, đời vua Tự Đức:“Đạo Gia Tô trước kia hai vua Minh Mang và Thiệu Tri đã cấm, thật là một tà đạo, vì aitheo đạo ấy không còn thờ cúng tổ tiên” và : “Đạo Gia Tô là một đạo của Tây, đạo nàycấm thờ cúng tổ tiên và but thần” (một đạo dụ cam đạo khác ban hành năm 1851, đời

vua Tự Duc) [28,454].

Nhận thức được những khó khăn trong công cuộc truyền giáo ở Việt Nam: “Dânchúng đông đúc của các quốc gia Châu Á đều biết đến, nhất là những vị thần bình dâncủa họ, những vị thần của đất đai của thiên nhiên, những vi thần bảo vệ của làng mạc”[28,527-529] (Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội,chủ tịch Hội đồng Giảm mục Việt Nam, tại Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á với tựađề “Những ưu tiên về công việc rao giảng Phúc âm tại châu Á) công đồng Vatican IIđược triệu tập tại Roma từ năm 1962 đến năm 1965.

Trải qua 4 năm với bôn phiên họp, Công đông đã đê ra nhiêu nội dung đôi mới cótính chiên lược, trong đó đáng chú ý là vân đê cởi mở với thê giới và hội nhập văn hóa.

24

Trang 25

Tòa Thánh Vantican đã chấp nhận sự đa dạng, mở rộng đối thoại và hiệp thông văn hóa,dần xóa bỏ rào cản địa văn hóa cho phù hợp với yêu chung của Giáo hội Tuyên bố chungnêu rõ: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghỉvà văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng

làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toản, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu

hạnh phúc cho con người” [38] Cùng với đó, Công đồng Vatican II còn đặt ra yêu cầugiáo dan phải sống theo đúng tinh than Phúc âm ngay tai quê hương mình: “Các người

Kit6 giáo từ mọi dân tộc tu họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người

khác về chế độ, cũng như về tô chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúavà cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phảithật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” [38] Ké từ đó công tác truyền giáo, đónnhận Tin mừng và Tin Lành được diễn ra phô biến ở mọi giáo phận, giáo xứ, giáo họ

khắp nơi trên lãnh thé Việt Nam dưới sự chỉ đạo của giáo hội Việt Nam.

Trên tinh than của Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo Việt Nam cụ thé hóađường hướng đó một cách sâu sắc trong Thư chung năm 1980 Cụ thể, đối với cộng đồnggiáo dân: “Chúng ta có giáo lý của Công đồng Vatican II như luồng gió mát của ChúaThánh Thần thôi trong Hội Thánh; chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùngđộc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồngbào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại đoàn kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoanchu toàn sứ mạng vinh quang của mình” [48] Giờ đây cộng đồng giáo dân Việt Namnói chung và cộng đồng giáo xứ Tuy Hiền nói riêng đã có thé vừa phát huy những giátrị truyền thống của địa phương mình vừa trung thành tuyệt đối với Thiên Chúa Thưchung của Hội đồng giám mục Việt Nam và Công đồng Vatican II trở thành bước ngoặtquan trọng trong quá trình hội nhập văn hóa Công giáo ở Việt Nam.

Sau này, dựa trên tỉnh thần của Công đồng Vatican II và Thư chung của Hội đồnggiám mục Việt Nam năm 1980 cũng đã có thêm nhiều hội nghị nhằm mục đích triển khai

25

Trang 26

thực hiện nhiệm vụ của giáo hội phù hợp với các giai đoạn khác nhau trong lịch sử ViệtNam Hội nghị Thượng hội đồng Giám mục Châu Á hop tai Vatican từ ngày 19/4 dén

ngày 14/5/1998, các giám mục Việt Nam dự nêu lên ba chu đề chính: Thứ nhất làm saonói về Thiên Chúa cha và hội Thánh trong khung cảnh nền văn hóa xã hội Việt Nam vốn

lay gia đình làm nên tảng; Thứ hai làm sao nhận ra tác động của Chúa Thanh Thần nơi

mọi người thành tâm, thiện chí, đặc biệt nơi các tôn giáo bạn; Thứ ba làm sao để việctôn kính ông bà, tô tiên giúp người ta nhận biết Thiên Chúa, và hiểu rõ hơn về đạo hiếucủa người Công giáo Việt Nam Từ chỗ dé cộng đồng giáo dân hiểu được giáo lý mà vẫncó thể thực hành văn hóa truyền thống, đến việc cộng đồng giáo dân Việt Nam cần hiểulàm sao cho đúng và biết cách phân biệt đạo Hiếu của người Công giáo trên tinh thầncủa Thư chung điều thứ ba đã nhấn mạnh điều đó.

Batolomeo Nguyễn Sơn Lâm, Giám mục giáo Phận Thanh Hóa, trong bài phát biểu

với tựa đề: “Việc hội nhập văn hóa” có đoạn: “Người ta đã rao giảng giáo lý Kitô màkhông quan tâm đến chiều sâu Công giáo của tâm hồn Việt Nam Linh hồn tôn giáo này,được thể hiện trong những thái độ hết sức cụ thé của lòng hiếu thảo: Lòng hiểu thảo nàyđược khai triển dưới hình thức việc tôn kính tô tiên và được biểu lộ trong nên luân lý giađình theo Không Tử.” Vị linh mục nhắn mạnh cần chú ý đến chữ Hiếu trong tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên trong xã hội Việt Nam với dấu ấn Nho giáo đã ăn sâu vào trong tiềm

Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội, chủ tịch Hộiđồng Giám mục Việt Nam, tại Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á với tựa đề “Nhữngưu tiên về công việc rao giảng Phúc âm tại châu Á” cũng có những suy nghĩ tương tự,ông đã khái quát tầm các vị thần trong tín ngưỡng địa phương trong Công giáo ở cácnước châu Á: “Dân chúng đông đúc của các quốc gia Châu Á đều biết đến, nhất là nhữngvị thần bình dân của họ, những vi thần của đất đai của thiên nhiên, những vị thần bảo vệcủa làng mạc” [28,527-529] Điều này cho thấy rằng các linh mục truyền giáo Việt Nam

26

Trang 27

đã rút kinh nghiệm từ sai lầm truyền giáo giai đoạn trước, năm được tinh thần quan trọngtrong Huấn thị năm 1659 và Thư chung của Hội đồng Giảm mục Việt Nam năm 1980.

Tựu chung lại, trong suốt tiến trình phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hộinhập văn hóa luôn là vẫn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu Sự dung hợp giữa vănhóa phương Tây và văn hóa bản địa Việt Nam đã từng có nhiều sai lầm dẫn đến mâuthuẫn, xung đột Sau này, giáo hội Công giáo Việt Nam đã nhận thức đúng đắn ý nghĩavăn hóa bản địa đối với người Việt khi ban hành, phiên dịch nhiều văn bản hướng dẫncộng đồng giáo dân Như vậy, đối với Công giáo Việt Nam tiến trình hội nhập văn hóaCông giáo sẽ cần nhấn mạnh đặc trưng là trải qua chiều dài lịch sử Việt Nam day biếnđộng, cùng nhiều quá trình chuyên tiếp.

1.3 Tổng quan về giáo xứ Tụy Hiền1.3.1 Lịch sử hình thành

Giáo phận Hà Nội năm chủ yêu trong khu vực đông băng Bắc Bộ với diện tíchkhoảng 6.688 km2 gồm dia phận thủ đô Hà Nội, Hà Nam, một phan các tinh Nam Dinh,Hưng Yên và Hòa Bình Số dân khoảng 11 triệu người, số lượng tín hữu khoảng 320.000người (Số liệu năm 2019) Với lịch sử gần 400 năm hình thành và phát triển giáo phậnHà Nội hiện nay còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Công giáo độc đáo không chỉ trongCông giáo mà còn trong giá trị văn hóa truyền thống Giáo phận Hà Nội ngày nay baogồm 7 giáo hạt: Chính Toa Hà Nội, Ly Nhân, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức- Hòa

Bình, Hà Nam và Nam Định Về mặt tổ chức, số giáo hạt gồm Chính Tòa Hà Nội, Lý

Nhân, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Duc- Hòa Bình, Ha Nam va Nam Dinh; sỐ giáo xứcủa giáo phận Hà Nội là 189 Số linh mục trong linh mục đoàn là 191, số linh mục dònglà 32 (Số liệu năm 2019) [11]

Giáo hạt Mỹ Đức — Hoà Bình trực thuộc giáo phận Hà Nội được tach ra từ giáo hạtThanh Oai ké từ ngày 21 tháng 11 năm 2020 bao gồm các giáo xứ trên địa bàn huyệnMỹ Đức và Ứng Hoà (thuộc thành phố Hà N6i), và các huyện Kim Bôi, Lương Son, Lac

27

Trang 28

Thuỷ và Lạc Sơn (Thuộc tỉnh Hoà Bình): Bến Cuối, Đoan Nữ, Đồn Vận, ĐồngCháy, Đồng Chiêm, Đồng Gianh, Đồng Gội, Giang Soi, Gò Mu, Mường Cắt, Mường

Đồn, Mường Riệc, Mường Tre, Nghĩa Ai, Sơn Lãng, Thượng Lâm, Tuy Hiền, Vân

Đình, Vụ Bản, Xuy Xá, Vạn Thắng, và Bắc Sơn Linh mục quản hạt hiện nay của Giáo

hạt là Giuse Nguyễn Văn Thoan.

Giáo xứ Tuy Hiền là một giáo xứ quan trọng trực thuộc giáo hạt Mỹ Đức- Hòa Bìnhcó địa chỉ tại thôn Hiền Giáo, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Nơi đâytừng gan liền với công lao của vị Quan Thay tử đạo Laurensô Nguyễn Văn Hưởng Sốgiáo dân hiện nay của giáo xứ là 4300 nhân danh (Số liệu năm 2019) Linh mục quảnxứ hiện này là linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ Giáo xứ Tụy Hiền nằm trên địa phận baxã Đại Hưng, Đông Mỹ và Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội gồm 4 giáohọ trực thuộc: Giáo họ Đông Mỹ (thôn Đông Mỹ- An Tiến- Mỹ Đức- Hà Nội) với 1545

nhân danh; Giáo họ Ha Đoạn (thôn Hà Doan- Hương Sơn- Mỹ Đức- Ha Noi) với 1300nhân danh: Giáo họ Sêu (thôn Trinh Tiết- Dai Hưng- Mỹ Duc- Hà Nội) với 352 nhândanh (Số liệu năm 2019); Giáo họ Tiên Mai (thôn Tiên Mai- Hương Sơn- Hà Nội) với90 nhân danh (Số liệu năm 2019) [51]

Theo những tài liệu Công giáo được lưu truyền trong Giáo xứ Tụy Hiền thì nơi đâybắt đầu được đón nhận Tin Mừng từ giữa thế kỷ 18 Trong khi việc thành lập huyện MỹDuc lại được ghi nhận muộn hơn: “Năm 1880, vua Tự Duc lập đạo Mỹ Đức Năm ĐồngKhánh thứ 3 (1888), triều đình bỏ đạo, lập phủ Mỹ Đức với 7 tông, trong đó có tong PhùLưu Thượng Trong việc lập phủ Mỹ Đức, tổng Phù Lưu Thượng - phủ Ứng Thiên trướcđây được tách làm hai và cùng mang tên gọi là tổng Phù Lưu Thượng Ở phủ Ứng Hòa,

tổng Phù Lưu Thượng gồm 8 thôn, xã Với phủ Mỹ Đức, tổng Phù Lưu Thượng có 7

thôn xã là: Bạch Độc, Độc Khê, Yến Vợ, Hội Xá, Duong An, thôn Thượng, Chợ Bến vàphường Hà Đoạn” [43] Điều đó có nghĩa rằng việc đón nhận Tin Mừng ở đây đã diễnra từ trước khi cái tên huyện Mỹ Đức ra đời và giáo xứ Tụy Hiền được thành lập trên

28

Trang 29

nên những ngôi làng mới Cụ thé giáo họ Ha Đoạn, giáo họ Đông Mỹ hiện là các làngCông giáo toàn tòng với số lượng giáo dân trên 90 % trong khi giáo họ Sêu và Tiên Mailà một phần của các làng xen kẽ với những người không theo Công giáo Có một thôngtin nữa là ở khu vực xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội dấu ấn Phật giáođã xuất hiện găn với sự kiện “chuyến tuần du phương Nam lần thứ hai (1467) của vuaLê Thánh Tông [31,6] và mới chỉ là vùng đất rừng và đầm lầy không có cư dân sinhsông Những cư dân đó theo tác giả tìm hiểu là những người ở Hòa Binh men theo đườngnúi để vào vào chùa Hương bởi trên thực tế ở xã Hương Sơn bị ngăn cách với chùaHương bằng suối Yến trong khi đường từ Hòa Bình sang chùa Hương bằng đường núithuận tiện hơn Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng ở giáo xứ Tụy Hiền đó là văn hóa

sông Day- con sông gắn liền với sự hình thành và truyền giáo ở giáo xứ Tuy Hiền.1.3.2 Sông Day và văn hóa thờ thủy than trong tâm linh Việt

Trên lãnh thổ Việt Nam có 2.360 con sông, trong đó có 106 con sông lớn vàkhoảng một triệu kilomet vuông diện tích tích mặt biển Từ rất lâu đời, cư dân thuộcnhiều tộc người khác nhau ở Việt Nam từng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào côngviệc khai thác các nguồn lợi thủy hải sản dé sinh tồn Trong đó, sông Day là con sông

lớn chảy qua giáo xứ Tụy Hiền có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành giáo xứ.

Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Giáo su Trần Quốc Vượng có nhắcđến văn hóa 4m thực của cu din Bắc Bộ bao gồm các món chính là “cơm, rau, cá” Đếntác giả Trần Ngọc Thêm lại nhấn thêm một yếu tố nữa “Com, rau, cá, thịt” Hay trongthời kì Hùng Vương văn hóa sông nước đã từng được dé cập đến như là các cu dan Việtcô đóng khó, cởi trần đã biết xăm mình nhằm trở lên mạnh mẽ không bị thuồng luồngăn thịt; trong kho tang ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng từng có câu “Đất có thé côngsông có hà bá” Những ngôi làng truyền thống khai thác thủy sản ở Việt Nam vì thế

29

Trang 30

được hình thành dọc theo các vùng ven biên và trên các con sông lớn, cộng đông này là

các cộng đông ngư dân khai thác thủy sản quy mô nhỏ- các vạn chải.

Đối văn hóa của các ngư dân vùng ven biên thì được chia ra làm hai vùng đó làvùng Bắc Bộ và vùng Trung Bộ Ngư dân vùng Bắc Bộ gắn liền với tư tưởng “Đôngtiến” khai hoang, lan biển mở rộng đất đai điển hình là các vùng như là Tiền Hải, HảiHậu Trước đây, việc cày tịnh điền được các vua chúa phong kiến duy trì vào địp đầunăm ở các khu vực này (đầu tiên là vua Lê Hoàn) Đối với vùng Trung Bộ đặc trưngvăn hóa nơi đây gắn liền với người Chăm và văn hóa biển, do dạng địa hình đồng bằnghẹp không đủ đề trồng trọt nuôi sống cộng đồng cư dân, nên từ rất sớm ở nơi đây đãxuất hiện nghề cá và buôn bán trên biển Cộng đồng cư dân Chăm vốn nồi tiếng với các

loại hình tín ngưỡng như là Tứ Vị Thánh Nương và đền Cờn; giếng vuông Chàm đến

Mắm Chăm, từ Ghur (nghĩa trang) Chăm Ba-ni tục thờ Cá Ông; thậm chí văn hóa biển

dân tộc Chăm còn có mặt sâu đậm trong văn học dân gian lẫn văn học viết nếu ngườiViệt kêu: trời đất ơi, thì người Chăm: trời biển ơi (Lingik tathik loy) Người Việt nhìnlên thấy trời, cúi xuống thay đất; Chăm thì khác, dưới chân họ là mênh mông biên nước.Chăm có làm ruộng (đất), nhưng đó là cánh đồng miễn trung nhỏ hẹp bốn mùa hanhgió Tô tiên Chăm xưa chủ yếu sống bằng nghề biển, nhờ biển và với biển Họ kêu trờikêu biển (Ew lingik ew tathik) chứ không phải “la trời la đất” như người Việt Cũngvậy, người Chăm nói “tối trời tối biển” (Xup lingik xup tathik) khác với người Việt là:

(Mưa) tối mù trời đất [41].

Đối với văn hóa tín ngưỡng vùng sông nước ở Việt Nam thì nổi bật là thờ MẫuThoải- người cai quản vùng biển trong tín ngưỡng Tứ phủ Chỉ riêng khu vực Long Biênnằm cạnh con sông Hồng đã có rất nhiều đền thờ Tứ phủ Đền tiêu biéu thờ Mẫu thoải ở

Long Biên như là Đền Chau Bà Chau Bà Dé Tứ Kham Sai hay còn gọi là Chau Đệ Tứ

là một vị Thánh trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Việt Nam, người đứng thứ tư trong

hàng Tứ Phủ Chau Bà, danh hiệu của Chau là Chiêu Dung Công chúa, có quyền khâm

30

Trang 31

sai 4 phủ Ngự đồng về thường mặc y phục màu vàng Hát văn có đoạn kể về Chau Bànhư sau: "Quý hương An Thái xã danh, có Chau Đệ Tứ hách danh pham tran" Hiện có4 nơi thờ tự chính như sau: Nơi thứ nhất: Đền Chau Ba Dé Tứ tại xã An Thái, huyện VụBản tinh Nam Định Nơi thứ hai: Đền Mẫu Bát Tràng Nơi thứ ba: Đền Chau Dé Tứ tại

phường Bồ Đề quận Long Biên (nơi thờ vọng) Nơi thứ tư: Đền Chau Đệ Tứ tại Hà

Trung Thanh Hóa, gần dẻo Cô Bơ-Cô Tám [55] Ngoài ra còn có đền Mẫu Thoải - PhúcXá Linh Đền bị đồ vào năm 1954 do máy bay rơi ngoài bãi sông Hồng và bốc cháy

nhưng tượng thờ trong đền không bị hư hỏng Sau đó, nhân dân đã rước tượng gửi vào

chùa Bắc Biên tạm thờ cúng Năm 1996, nhân dân Phúc Xá đã khôi phục đền thờ trênnền đất cũ.

13.3 Những ngày lễ trọng

Thánh lễ là sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người, là hy tế cảm tạ Chúa

Cha, là lời chúc tụng Hội thánh dâng lên bày tỏ lòng biết ơn vì tất cả những phúc lànhThiên Chúa ban, tất cả những gì Người đã thực hiện qua việc sáng tạo, cứu chuộc vàthánh hoá con người Vì thế, Giáo hội Công giáo sớm đã xây dựng một hệ thống các luậtlệ, nghi lễ một cách chỉ tiết, cụ thé và đồng nhất với Công giáo trên thé giới Dé nuôidưỡng đức tin và sống theo lời Chúa, Giáo hội Công giáo đã cử hành nhiều Thánh lễ

trong một năm Các Thánh lễ được cử hành theo dương lich với 5 mùa phụng vụ: Mùa

Phục Sinh, Mùa Chay, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Tại Giáo xứ Tụy Hiền,

Hội thánh sẽ cử hành Thánh lễ theo lịch Công giáo của tòa giám mục Hà Nội Mỗi năm

phụng vụ, mỗi mùa phụng vụ, mỗi Thánh lễ đều có những ý chỉ riêng, các lễ trọng giáodân bắt buộc phải tham dự nếu không mắc ngăn trở gì Năm phụng vụ sẽ chia thành năm

A, năm B, năm C, tương ứng với mỗi chủ đề mà Hội đồng giám mục Việt Nam đặt ra

trong 3 năm đó Như trong 3 năm 2016-2019, cộng đồng dân Chúa đã thực hiện chươngtrình “Mục vụ gia đình”.

Trong một năm phụng vụ sẽ có những Thánh lễ trọng bắt buộc cử hành sau:

31

Trang 32

- Lé Chúa nhật I Mùa Vọng (Cử hành vào chủ nhật đầu tiên tháng 12);

- Lễ Chúa Giáng Sinh (25/12);

- Lễ Thánh Gia Thất (Chủ nhật cuối tháng 12);- Lễ Chúa nhật Hiển Linh;

- Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa;

- Các lễ Chúa nhật Mùa Thường Niên trước Mùa Chay;

- Lễ Tết Nguyên Đán;

- Lễ Tro (Thứ 4 đầu Mùa Chay);

- Lễ Chúa nhật Phục Sinh;

- Lễ Chúa nhật Hiện Xuống:

- Lễ các Chúa nhật Mùa Thường Niên sau lễ Hiện Xuống:

- Lễ Chúa Ba Ngôi;

- Lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô;

- Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su (Thứ Sáu);

- Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô;

- Lễ Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ.

Trong sinh hoạt Thánh Lễ dé dé nhớ cộng đồng giáo dân đã đặt câu ca vè về 12

tháng Kitô giáo như sau:

Tháng giêng ăn tết ở nhà

Tháng hai ngắm đứng, tháng ba ra mùa

Tháng tư tập trỗng rước hoa

32

Trang 33

Kết đèn làm tạm chau giờ tháng năm

Tháng sáu kiệu ảnh lái tim

Tháng bảy chung tiền đi lễ Phú Nhai

Tháng tám đọc ngắm văn côi

Trờ về tháng chín xem nơi chồng mồ

Tháng mười mua giấy Sao tua

Trở về một chạp sang lễ ăn chay [59]

Tất cả các Thánh lễ trên đều được cử hành một cách trọng thể và có thê cử hànhnghi thức rước kiệu long trọng, tổ chức các đêm hoan ca như mừng Chúa Giáng Sinh,mừng lễ Quan Thay địa điểm là ở nhà thờ giáo xứ Do ở giáo xứ Tuy Hiền có hai nhàthờ giáo họ Đông Mỹ và Hà Đoạn nên đối với những ngày thường, các giáo họ sẽ cử

hành Thánh lễ mỗi ngày hay các lễ cưới, lễ giỗ, lễ an táng ở các nhà thờ giáo họ theo

sự sắp xếp của cha sở và ý nguyện của giáo dân.

1.3.4 Giáo xứ Tuy Hiền trong tong thé khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Ở Việt Nam những ngôi làng ở gần nhau nhưng lại mang những nét văn hóa khácnhau? Điều gì dẫn đến sự phân hóa đó? Trong suốt chiều dài lịch sử đa phần Việt Namđều nằm dưới ách thống trị của các nước khác Tuy nhiên văn hóa bản địa chúng ta vẫnđược bảo tồn một cách nguyên vẹn dẫu bao lần bị áp bức, đồng hóa Quá trình bức épvăn hóa diễn ra mạnh nhưng chúng ta biết cách hội nhập dưới hình thức “có chọn lọc”và “hòa nhập chứ không hòa tan” Lý giải cho yếu tố này tác giả thấy rằng ở Việt Namvăn hóa lang xã nông nghiệp quan cư là một lối sống phổ biến ở đồng bằng sông Hồngtừ xa xưa Khi các nước đô hộ xuất hiện họ chỉ tập trung thay đổi bộ máy cai tri ở trungương trong khi ở địa phương van là người Việt Nam đứng dau Điều này khiến làng Việt

xuất hiện với mô hình “Nửa kín nửa hở” lũy tre làng bao bọc người dân trong những nét

văn hóa làng xã xưa Điều này khiến các làng xã Việt Nam đều mang một nét đặc trưngriêng Yếu tố “kín” ở đây là sự lưu giữ những giá trị văn hóa, trong khi “hở” hay “mở”là sự giao lưu, thông thương, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới giữa các làng vẫn được

33

Trang 34

diễn ra hàng ngày Cho nên mỗi một ngôi làng ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và ngôi

làng ở Việt Nam nói chung mang một nét văn hóa riêng Mỗi làng sẽ thờ một Thànhhoàng riêng, một hương ước riêng Đối với các làng Công giáo sẽ là các vị thần bản địa,

vị Quan Thay (những vị Linh mục tử dao được người Công giáo phong là Thánh) riêng.Tuy các vị Quan Thay ảnh hưởng chưa nhiều đến sinh hoạt văn hóa Công giáo của cộngđồng giáo dân, nhưng dù sao bước đầu cũng đã có sự tác động nhất định về mặt tư tưởng.Dân gian có câu “Phép vua thua lệ làng” điều này không phải là cường điệu mà là sựphan anh đúng trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.

Tác giả Tạ Chí Đại Trường từng tong hợp các vị thần bản địa Việt Nam có ảnhhưởng lớn đến văn hóa làng xã trong tác phẩm “Thần người đất Việt” của mình Nhữngvị thần đó bao gồm thần đá: là Cao Lỗ, thần cụt đầu ở Am Bà Chúa, Ông Đống hươngPhù Đồng và em út Tứ Pháp; các vị thần sông nước: là Dạ Trạch Vương- Triệu QuangPhục, Thần cửa Đại Ác; các vị nhân thần Sau này có thêm tín ngưỡng thờ thần hoànglàng được du nhập từ Trung Quốc vào Về mặt giới tính những vị thần là nam mang dấuấn Nho giáo Trung Quốc đã từng mang một vai trò quan trọng trong quá khứ Sau nàyvăn hóa Việt những vị nữ thần trong tôn giáo, tín ngưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng

trong xã hội nông nghiệp cô truyền lại là một xu thế thời đại Minh chứng là trong số 27

vị Tiên thuần Việt thì có đến 14 vị là Tiên Nữ; trong 1000 di tích văn hóa có tới 250 ditích thờ các vị danh nhân là nữ; có không ít các vị tổ nghề là nữ [19:10].

Đức Hong Y Phaolô Giuse Pham Dinh Tung, Tổng Giám mục Hà Nội, chủ tịchHội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã phát biểu mội dung tương tự tại Thượng Hộiđồng Giám mục Châu Á với tựa đề “Những ưu tiên về công việc rao giảng Phúc âm tạichâu Á”: “Dân chúng đông đúc của các quốc gia Châu Á đều biết đến, nhất là những vịthần bình dân của họ, những vi thần của đất đai của thiên nhiên, những vi thần bảo vệcủa làng mạc” Điều đó cho thấy răng văn hóa làng xã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóaCông giáo.

34

Trang 35

Đối với những ngôi làng Công giáo toàn tòng như Hà Đoạn và Đông Mỹ thuộcgiáo xứ Tụy Hiền được thành lập nhờ Công giáo những vị thần làng xã vẫn giữ vị trí

quan trọng trong lòng tô tiên họ và rồi đến họ Trong quá trình thực hành Công giáo của

mình cộng đồng giáo dân đã kết hợp nhiều giá trị văn hóa bản địa một cách tự nguyện,chủ động và đôi khi có thể là tình cờ Vì vậy trong nghiên cứu các làng Công giáo nóichung cần chú ý đến ảnh hưởng của các vị thần linh địa phương và thậm chí có thể làtôn giáo khác như Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo Ở chiều ngược lại trong văn hóa

làng Công giáo hình tượng Đức Mẹ Maria gần gũi với vị Mẫu- Nữ thần ở Việt Nam nên

hình tượng này thường được biến đổi ở nhiều góc độ dé trở nên gần gũi với văn hóa Việthơn Ngoài ra, có những vùng giáo xứ lại có các vị Quan Thay (Các linh mục tử đạođược người Công giáo phong là Thánh) phần nào sẽ ảnh hưởng đến việc thực hành Cônggiáo phần nhiều chỉ ở trên lĩnh vực tư tưởng.

1.4 Ung dung lý thuyết nghiên cứu

Đầu tiên đối với công tác nghiên cứu văn hóa học, tôn giáo học, khu vực học vàViệt Nam học lý thuyết chức năng là một trong lý thuyết quan trọng thường được sửdụng Người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết chức năng là Karl Marx (1818-1883)khi nghiên cứu những hiện tượng xã hội dưới cái nhìn cau trúc và phân tích mỗi quan hệqua lại giữa chúng Những người kế tiếp sau có những đóng góp không nhỏ trong xâydựng và phát triển thuyết này là Herbert Spencer (1820 - 1903), Emile Durkheim (1858- 1917) Các học giả nước ngoài khi tiếp cận các hiện tượng dân tộc học, văn hóa và tín

ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam như Georges Condominas (1921 - 2011) và LéopoldCadiére (1869 -1955).

Nội dung căn bản của lý thuyết chức năng khi nhìn nhận đối tượng nghiên cứu

bao gôm các nội dung như sau:

35

Trang 36

Thứ nhất, bất kỳ một hiện tượng xã hội nào cũng ton tại và phát triển trong mộtcấu trúc nhất định, nếu như cấu trúc đó mat đi thì đồng nghĩa với việc mat đi ý nghĩa tồn

tại của đôi tượng.

Thứ hai, một cấu trúc gồm nhiều hợp phần thì mỗi phần riêng lẻ đều thể hiện,

đảm nhận chức năng của mình trong tông hòa các yêu tô tạo nên câu trúc đó.

Thứ ba, chức năng của từng bộ phận, bên cạnh những chức năng tích cực trong

câu trúc còn có loại phản chức năng, mà theo Parsons, loại chức năng này có thê làm

giảm khả năng tồn tai và thích ứng của cấu trúc [62, 31-42]

Sự phù hợp của lý thuyết chức năng với các ngành khoa học xã hội nói chung théhiện ở chỗ xem xét các hiện tượng nghiên cứu là một hé thống với cau trúc nhất địnhđược cấu thành bởi nhiều yêu tố thành phần khác nhau Trong nghiên cứu người ta sẽbắt đầu từ việc xem xét các yếu tô cấu thành đó xem nó có vai trò gì trong việc phan ánhtổng thể sự vật và nó biến mất có sao không Trong bài nghiên cứu “Đặc điểm thực hànhCông giáo của giáo dân ở giáo xứ Tụy Hiền sau Thư chung của Hội đồng giám mục 1980đến nay”, luận văn xem xét yếu tố thực hành Công giáo ở đây theo chức năng của nó,bao gồm hai phần chính đó là nghi lễ phần đạo (Công giáo) và nghi lễ phần đời (phongtục tập quán địa phương) Trong đó thì nghi lễ phần đạo lại bao gồm các yếu tố nhỏ hơnnhư là Đức tin, biểu tượng việc bóc tách, luận giải những yếu tố mang tính bản địa,

phong tục, tập quan địa phương là công việc của chuyên ngành khu vực học học cũng là

công việc chính được thực hiện trong đề tài này.

Thứ hai trong phần nghiên cứu về hôn lễ của cộng đồng giáo dân ở giáo xứ TụyHiền tác giả có sử dụng lý thuyết chuyên đổi của nhà nhân học người Bi Arnold vanGennep trong công trình “Những nghỉ lễ chuyên đổi (Les rites de passage) xuất bản năm

1909 Theo tác gia thì nghi lễ chuyên đồi thường gồm 3 giai đoạn: phân ly (trước ngưỡng)gồm những hành vi báo hiệu sự tách rời của một cá nhân hoặc một nhóm ra khỏi vi trícó định trong xã hội; giai đoạn giữa (giai đoạn ngoài lề) đối tượng chuyền tiếp ở trạng

36

Trang 37

thái rất mơ hồ không có thuộc tính của trạng thái đã qua hay sắp đến; giai đoạn cuốingười đổi hoàn thành nghi thức, tái hòa nhập với một tâm thế mới [52] Tuy nhiên, lýthuyết nghiên cứu này chỉ được luận văn sử dụng làm cơ sở lý luận về hôn lễ (mô tả quytrình diễn ra của đám cưới người Công giáo) chứ không đi sâu xem quá trình chuyên đổiđược diễn ra như thế nào, có ý nghĩa như nào đối với cá nhân, cộng đồng hay Công giáoViệt Nam.

Cuối cùng và cũng là quan trọng bậc nhất đó là lý thuyết về tiếp biến văn hóa.Theo tác giả Nguyễn Thừa Hỷ trong “Tiếp biến văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lýthuyết hệ thống” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(82)- Năm 2014:“Tiếp biến văn hóa là một quá trình biến đôi kép về văn hóa và tâm lý xảy ra do kết quảcủa sự tiếp xúc giữa hai hoặc nhiều nhóm văn hóa và những cá nhân thành viên củanhững nhóm văn hóa đó” Nhưng những “nhóm văn hóa” đó trên thực tế đã không tồntại biệt lập, mà đều là những thành tố của những hệ thống thuộc nhiều cấp độ” Nhómvăn hóa được đề cấp đến trong nghiên cứu này đó là Công giáo và các loại hình tínngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam Sự tiếp biến văn hóa Công giáo này khiến cộng đồnggiáo dân không chỉ là văn hóa và còn là tâm lý- những thói quen Có nghĩa răng trongquá trình thực hành Công giáo những thói quen cũ thuộc về phạm trù tín ngưỡng, tôngiáo khác vô tình hoặc có ý đưa vào Đối với sự phúc tạp của hệ thống nhiều cấp độ bêntrong văn hóa tôn giáo cho thấy rằng chỉ nên tập trung vào một số yếu tố quan trọng nhấtđịnh tránh việc quá phức tạp và dàn trải Bởi vậy tác giả đã tập trung vào ba yếu tố chínhtrong thực hành văn hóa Công giáo đó là hôn lễ, tang lễ và thờ cúng tô tiên.

1.5 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong công trình

1.5.1 Giáo phận

Hiện nay Việt Nam được chia làm 27 giáo phận Dẫn theo bộ giáo luật năm 1983,

điều 369: “Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám Mục chăn dắt,

37

Trang 38

VỚI su cộng tác của Linh Mục đoàn, nhờ sự gắn bó của chủ chăn mình và được ngài tậphợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một

Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công giáo và tông tryền

của Duc Kito hiện diện và hoạt động thực sự Phần dân Chúa tạo thành một Giáo Phậnhoặc một Giáo Hội địa phương khác phải được giới hạn trong một địa hạt nhất định baogồm tất cả các tín hữu đang cư ngụ trong địa hạt ấy”.

“Đứng đầu các giáo phận là các giám mục, Đức Giáo Hoàng được tự do bồ nhiệmcác Giám Mục, hoặc phê chuẩn những vị đã đắc cử cách hợp pháp Ít là ba năm một lần,

các Giám Mục thuộc một giáo tỉnh, hoặc ở đâu mà hoàn cảnh khuyến khích, các Hội

Đồng Giảm Mục phải thoả thuận với nhau và bí mật lập một danh sách các Linh Mục cóđủ tư cách tiến chức Giám Mục, gồm cả những thành viên thuộc các tu hội thánh hiến,dé gửi về Tông Tòa, miễn là vẫn tôn trọng quyền của mỗi Giám Mục trong việc thôngbáo riêng cho Tông Toà biết danh tính những Linh Mục được ngài xét là xứng đáng và

có khả nang xứng hợp với nhiệm vụ Giám Mục” (Điều 377).

1.5.2 Giáo xứ

Theo điều 515 Bộ Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo (ban hanh năm 1983),Giáo xứ (Tiếng Latinh: Paroecia) là một cộng đoàn Ki-tô hữu nhất định được thiết lậpcách bền vững trong giáo hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho cha

sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, đưới quyền Giám Mục Giáo Phận Chỉ có Giámmục giáo phận có quyền thành lập, phân chia, giải tán, hoặc thay đổi địa giới các Giáo

xứ Một khi đã được thành lập hợp lệ, Giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp

nhân theo luật Giáo xứ là một cấp độ tổ chức của Giáo Hội Công giáo Việt Nam Mộtcộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo hội địa phươngsẽ là một Giáo xứ Đứng đầu các Giáo xứ là linh mục cha sở Giáo xứ thường có phạmvi là một huyện hoặc một xã, ở Việt Nam các Giáo xứ thường nằm xen kẽ với các ngôilàng không theo Công giáo khác (Giáo xứ Tuy Hiền).

38

Trang 39

1.5.3 Giáo dân

Với tu cách là những người đã được sáp nhập vào Duc Kitô nhờ bí tích Rửa Tội,

các Kitô hữu tạo thành dân Chúa, và vì lý do này, họ được tham dự vào chức vụ tư tẾ,ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô theo cách thế riêng của mình, mỗi người tuỳ theo

hoàn cảnh riêng của mình được kêu gọi thi hành sứ mạng Thiên Chúa đã uỷ thác choGiáo Hội chu toàn trên trần gian Hiểu đơn giản thì những người đã trải qua bí tích Rửatội và Thêm sức thì sẽ trở thành giáo dân hay còn gọi là Kitô hữu.

Những người đã được Rửa Tội, liên kết với Đức Kitô trong cơ cau hữu hình của GiáoHội Công giáo bằng những dây liên kết của việc tuyên xưng đức tin, của các bí tích và

của việc lãnh đạo của Giáo Hội, thì được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo

trên địa cầu này (Điều 205) Việc duy trì đức tin thông qua các thánh lễ, bí tích là mộtphần quan trọng đối với cộng đồng giáo dân

1.5.4 Thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam năm 1980

Thư chung là một loại hình văn bản được các vị Thánh trong Công giáo ban hành

nhằm hướng dẫn các tin đồ về đường lối của Tòa Thánh và giáo hội Thư chung là từ dé

chỉ 7 thư sau đây: thư của thánh Giacôbê, 2 thư của thánh Phêrô, 3 thư của thánh Gioan

và một thư của thánh Giuđa Trừ hai thư văn của Gioan, các thư khác đều gửi cho mộtsố khá đông giáo đoàn Ở Việt Nam Thư chung thường được ban hành bởi Hội đồnggiám mục Việt Nam và các vị Giám mục giáo phận.

Thư chung năm 1980 là văn bản mang giá trị tôn giáo được Hội đồng giám mụcViệt Nam ban hành với đối tượng là cộng đồng giáo dân trên khắp Việt Nam nham hướngdẫn họ thực hiện chỉ thị của Công đồng Vatican II được Tòa Thánh Roma triệu tập vàotừ năm 1962 đến năm 1965 Tinh thần của Thư chung năm 1980 đó là “Sống phúc âmgiữa lòng dân tộc dé phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

1.5.5 Văn hóa Công giáo

39

Trang 40

Là các giá vật chất và tinh thần được cộng đồng Công giáo tạo ra trong đời sốnghàng ngày Văn hóa Công giáo ở đây bao gồm rất nhiều các phạm trù khác nhau Vănhóa tinh thần: giáo lý, giá trị đạo đức, nghỉ lễ Văn hóa vật chất như là kiến trúc, điêukhắc, văn học, nghệ thuật, các văn bản Văn hóa Công giáo ở Việt Nam hiện này là sựkết hợp giữa giá trị văn hóa trước du nhập và kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa ởViệt Nam.

1.5.0 Thực hành văn hóa Công giáo

Thực hành văn hóa Công giáo là quá trình duy trì và kế tục các giá trị văn hóa Cônggiáo được lưu truyền Đối tượng của thực hành văn hóa Công giáo bao gồm cộng đồnggiáo dân và các vi linh mục, giám mục Thực hành văn hóa hóa Công giáo giúp các giáolý, nghi lễ dé dang di sâu vào trong đời sống từ đó kết tinh thành những phong tục, tậpquán Thực hành văn hóa Công giáo ở Việt Nam bao gồm rất nhiều lĩnh vực như là sángtác văn thơ, kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật, thực hành các nghỉ thức và nghi lễ trong

Công giáo, thực hành các nghi lễ gồm hôn lễ, tang lễ, giỗ, tết

1.5.7 Hội nhập văn hóa

Hội nhập văn hóa (Inculturation) theo Thuật ngữ Thần học được hiểu là “Việc

tiếp nhận những giá trị của một nền văn hóa Thần học sử dụng thuật ngữ này ám chỉ

việc đem Tin Mừng vào các nền văn hóa, hoặc diễn tả tiến trình đức tin Kitô giáo theo

Trong chương | của bai nghiên cứu tác giả đã tông quan vê đôi tượng nghiên cứu với

việc tông quan những tác phâm nghiên cứu vê tiép biên văn hóa Công giáo trên lĩnh vực

lịch sử, văn học, nghệ thuật, của các tác giả trong Công giáo và các luận văn, luận án.

40

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:27