1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam

121 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Ngôn Ngữ Truyện Cực Ngắn Việt Nam
Tác giả Tôn Thị Tuyết Oanh
Người hướng dẫn PGS. TS. Dư Ngọc Ngân
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 30,43 MB

Nội dung

Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện cực ngắn đương đại VIệt Nam trên phương diện từ nữ, câu văn và diễn ngôn trần thuật; qua những kết quả phân tích và tổng hợp, luận văn bước đầu góp phần làm rõ một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Tôn Thị Tuyết Oanh

DAC DIEM NGON NGỮ

TRUYEN CUC NGAN VIET NAM

LUAN VAN THAC SI

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

2015 | PDF | 120 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Tôn Thị Tuyết Oanh

DAC DIEM NGON NGỮ

Trang 3

Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là PGS TS Dư Ngọc Ngân, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô phản biện đã cho chúng tôi nhiều ý kiến quý báu

Do hạn chế về thời gian và khả năng còn có hạn, luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được đóng góp quý báu của quý Thầy Cô

TP Hồ Chí Minh - 2015 Tác giả luận văn

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số

liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt cứ công

trình khoa học nào khác

TP Hồ Chí Minh - 2015 Tác giả luận văn

Trang 5

Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Mục lục các biểu bảng thống kê

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN . -222222222222222227227222717 E1 E1-errre i

1.1 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật "1

1.1.1 Đặc điểm về từ ngữ -22222222222222222271.1221.1 E.errrree i 1.1.2 Đặc điểm ve cit ply occ cccceeececessesesesesseeseessestnessesennseennnsneeneeeee 13

1.2 Đặc điểm ngôn ngữ truyện 15

1.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện -.22t2ttterrrirrrrrree 15 1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật -t2 2t rrrrirrrrrree 17

1.3 Truyện cực ngắn 19 B1 tr nh 21 1.3.2 Khái niệm truyện cực ngắn 222+222222222222272222 1E22.errrree 2 1.3.3 Độ dài truyện cực ngắn -22222222222222212.2171.121 E.eerrree 23 1.3.4, Dac dig thi php oo cccccccecscccesessseseessseseesnsentnensesenseesenneneeneeeee 25 1.4 Tiểu kết 26 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ

TRUYỆN CỰC NGẮN VIỆT NAM -28

2.1 Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong truyện cực ngắn 28

2.1.1 Cách sử dụng từ ngữ khẩu ngữ -28

2.1.2 Cách sử dụng từ ngữ vay mượn -33

2.1.3 Cách sử dụng từ ngữ được dùng trong 38

Bang 2.1 $6 lugt tir duge ding trong dau “” trong mét don vi truyén .39 2.2 Đặc điểm sử dụng câu văn trong truyện cực ngắn 44

2.2.1 Khảo sát về độ dài câu văn trong truyện cực ngắi -44

Trang 6

CỰC NGẮÁN VIỆT NAM -2122 re 65

3.1 Sự phân đoạn trong diễn ngôn trần thuật truyện cực ngắn 65 3.2 Hình thức hội thoại trong truyện cực ngắn 73

3.2.1 Đoạn thoại không có câu chứa lời dẫn thoại 22+-2222-22.ce 74 3.2.2 Đoạn thoại có câu chứa lời dẫn thoại .222.222221.-22 tre T1 3.3 Sự tương tác giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật 79

3.4 Tính triết lý trong diễn ngôn trần thuật truyện cực ngắn 9

3.5 Tiểu kết 96

KẾT LUẬN 2222222222222222222222222222772.2227 21 2 97

TAL LIEU THAM KHẢO -2222222222rerrrrrerreee ¬

TÀI LIỆU TRÍCH ĐẪN 2222222222222222272222227222222 errre e 106)

Trang 7

1.1 Theo M Gorki thi “Yéw 16 ddu tién ctia van hoc la ngén ngit, cong cụ chủ

yếu của nó và — cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống ~ nó là chất liệu

của văn học” [2, tr.206] Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình

diện ngôn ngữ bởi lẽ sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương

1.2 Vào những thập niên cuối của thế ki XX, lịch sử văn học đã chứng kiến sự

nở rộ của một thê loại mới với dung lượng khá ngắn gọn (từ 3 trang sách trở xuống)

Nó mang trong mình sự lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí

ngôn ngữ riêng thông qua sự dồn nén số lượng câu chữ trong một số trang hạn định Các học giả quen gọi thể truyện “sinh sau đẻ muộn” này là “truyện cực ngắn” Ở

những mức độ đậm nhạt khác nhau, chúng đều là những nỗ lực khám phá, những cách

tân trên nhiều phương diện nghệ thuật như cách viết, cốt truyện, giọng điệu trong đó cách tân trên phương diện ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng nhất Từ thực tế này đặt ra vấn đề cần thiết phải có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống

vừa để khẳng định giá trị của thể loại, vừa giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu

sắc hơn về một loại hình mới trong văn học — /ruyện cực ngắn

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn trên thế giới

Trên thế giới, truyện cực ngắn từ lâu đã xuất hiện ở nhiều nước Trong tuyển

tập “100 truyện cực ngắn thể giới” của Nxb Hội Nhà văn năm 2000 đã tập hợp khá

nhiều truyện của các tác giả ở nhiều nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hungari, Trung Quốc, Pháp, Séc, Rumani, Đan Mạch, Nam Phi, Thụy Sĩ Điều này chứng tỏ

truyện cực ngắn đã được đón nhận nồng nhiệt trên nhiều phương diện

Trên phương diện fí luận và phê bình văn học, không phải ai cũng khẳng định

giá trị của truyện cực ngắn Nhiều người cho rằng nó căn bản không xứng đáng là một thể loại văn học có thê sánh ngang hàng cùng với truyện ngắn hay tiểu thuyết Điền hình là ý kiến của nhà văn Trung Quốc Dương Hiểu Mẫn Ông cho rằng “Truyện cực

ngắn nên được coi là một loại nghệ thuật bình dân”, nghĩa là ai cũng có thể tham gia

viết, đọc, không thể coi nó là loại hình văn học kinh viện [72] Nhận định này có thé

đúng một phần nhưng vẫn còn khiếm khuyết, chưa thể hiện được cái nhìn tổng quan vỀ truyện cực ngắn

Bất kì loại hình văn học nào cũng đều có những “điểm yếu” của nó, và truyện cực ngắn cũng không ngoại lệ Ở góc độ nghiên cứu, truyện cực ngắn xứng đáng là

một thê loại văn học có đặc tính riêng, cần được nhìn nhận thấu đáo Nhà van Julio

Cotazar (1914 — 1984) qua “4jgunos aspectos del cuenfo” (Về truyện ngắn và cực ngin) va “Del cuento breve y sus alrededores” (Truyén cure ngan và những dạng tương

cận) đặc biệt nhấn mạnh đặc tính phản ánh nhanh và mạnh của truyện cực ngắn [67]

Đó cũng là quan điểm của nhà nghiên cứu Trung Quốc Thang Cát Phu trong “Máy ý kiến về truyện cực ngắn - truyện mini” [4]

Trong cách viết, Pamelyn Casto trong “Flash fiction: The short to Ultrta ~ short

Trang 9

mà truyện đề cập đến Tuy nhiên, ở góc độ ngồn ngữ, dường như các ý kiến về đặc

điểm ngôn ngữ trong truyện chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức

Nha van, nha tho Robert Fox trong bài viét “Who writes short ~ shorts?” in trong “Sudden Fiction: American Short-Short Stories” (58, tr.252], va nha van nit người Mỹ, bà Joyce Carol Oates trong bai viét “The very Short Story” in trong “Crafting the Very Short Story: An Anthology of 100 Masterpieces” cing ¥ kién cho

rằng truyện cực ngắn có hình thức gần giống với một bài thơ, tức có sự chỉnh thẻ, hài hòa trong hình thức và đặc biệt ngắn gọn trong cấu trúc ngôn từ [62, tr 297],

Cùng quan điểm trên, Pamelyn Casto cho rằng ngôn từ trong truyện cực ngắn thường có tính chất rất gọn, bị nén lại và gây cảm xúc thật mạnh Chính vì vậy mà truyện cực ngắn phải lược bỏ nhiều lời nói và sự vật, không thê dung nạp tất cả những

chiêu thức cũng như tắt cả những thủ pháp nghệ thuật [65]

Dương Hiểu Mẫn, nhà nghiên cứu Thang Cát Phu và nhiều học giả khác thống nhất cho rằng truyện cực ngắn có sự hạn định trong số lượng câu chữ Vì vậy, tác giả truyện cực ngắn không thể tự do phóng bút, không có thời gian nghiền ngẫm triền miên về dòng chảy rộng lớn của cuộc đời Sự tiết kiệm về mặt ngôn từ của truyện cực

ngắn là điều tất yếu, phù hợp với nhịp sống của con người hiện đại [72], [74]

Nhu vậy, có thể thấy rằng tuy còn một vài ý kiến chưa thật sự thống nhất về giá trị của thê loại truyện cực ngắn, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều nhất loạt khẳng định những cách tân trên nhiều phương diện mà truyện cực ngắn mang lại, một trong những cách tân đó chính là cách tân về mặt hình thức, cụ thê là về mặt ngôn ngữ truyện Các đặc điểm về ngôn ngữ của truyện cực ngắn cũng được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhưng chủ yếu là những nhận định mang tính khái quát, chưa đi sâu phân

tích cụ thể

3.2 Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở Việt Nam

Trang 10

cứu truyện cực ngắn ở góc độ lý luận và ngôn ngữ không nhiều Lúc đầu, các nhà nghiên cứu không tách thê loại này ra khỏi phạm vi truyện ngắn và truyện cực ngắn

được coi là một biến thể của truyện ngắn, nó chưa được nhìn nhận là một thể loại riêng,

biệt Điển hình là ý kiến của Lê Huy Bắc trong “Truyén ngắn, lý luận tác giả và tác

phẩm” Theo đó, tác giả đã xếp truyện cực ngắn của F.Kafka, JL.Borges, E.Hemingway, O.Henry vào thành tựu truyện ngắn [9]

Gan đây, sự nở rộ của thể loại này trên các tạp chí, các trang web đã gây sự chú

Ý của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận phê bình cũng như các nhà ngôn ngữ học

Trên phương diện fí luận và phê bình văn học, truyện cực ngắn đã được các học giả đưa ra khá nhiều ý kiến, nhiều bình luận về th loại này Đáng lưu ý có thể nhắc đến ý của Nguyễn Thị Diệu Linh trong bài viết

“Vài suy nghĩ về truyện cực ngắn Trung Quốc và Việt Nam từ nên văn hóa đương đại” [70]; Lê Dục Tú trong bài nghiên cứu “7hể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn

học đương đại" [53]; Nguyễn Thanh Tâm trong “Một số đặc trưng của truyện cực ngắn” [18] Các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đã đi vào phân tích khá sâu sắc các vân đê vi ội dung tư tưởng, mảng đề tài, những cách tân trên phương diện thi Nhiêu vân đê đã được mô xẻ từ góc nhìn khá mới mẻ của ,, một khoảnh khắc pháp của truyện cực n;

các nhà nghiên cứu Sự dồn nén đến mức điền hình trong một lát

của cuộc sống đã được soi ngắm từ những hệ thống lý thuyết mới đem đến một sự hình dung mới mẻ về truyện cực ngắn đương đại Việt Nam

'Về đặc trưng thi pháp thể truyện cực ngắn, các tác giả Lê Tấn Tài qua “Thién và truyện thật ngắn" [7T], Phùng Ngọc Kiếm trong bài viết “?rẩn thuật trong truyện rất ngắn" [44]; Hoàng Long trong “7i pháp truyện cực ngắn” [71]; Nguyễn Hưng Quốc trong “Vài ý kiến ngắn, thật ngắn, về truyện cực ngắn” [75]; Bùi Như Hải trong “Truyện cực ngắn — Một hướng tiếp cận hiện thực mới” [6] đều khẳng định tính

chất nhanh, mạnh và hàm súc của truyện thật ngắn Nhanh là loại bỏ đi những yếu

Trang 11

nhiều lần và có cảm giác như đang xem một bức tranh thủy mặc Đông phương

Trong bài viết “Truyén cực ngắn”, in trong “Việt Nam và phương Tây, tiếp

nhận và giao thoa trong văn học”, Đặng Anh Đào cho rằng: “kịch tính chính là chất

liệu cân thiết cho truyện cực ngắn” [22, tr.376]

Từ góc nhìn ngôn ngữ học, truyện cực ngắn đã được các học giả đưa ra nhiều

nhận xét, đáng ghi nhận có ý kiến của nhà văn Võ Phiến trong thư gởi nhà nghiên cứu

Nguyễn Hưng Quốc năm 1992, trong đó tác giả đã đề cập đến những suy nghĩ của chính mình về hình thức truyện cực ngắn nói chung Theo nhà văn, cái ngắn của truyện cực ngắn là một cái ngắn có tình, có chủ ý, cái ngắn phản đối cái dài [75] Bởi lẽ theo như Phùng Ngọc Kiếm thì truyện cực ngắn có những giới hạn ngôn từ nhất định, tác giả truyện cực ngắn chỉ có dưới 1000 từ, vì thế câu chữ phải gọt giũa và

không được có ó thừa, thậm chí càng ngắn về lời kể càng phù hợp và chứng tỏ

mức độ “rất ngắn” về câu chữ của truyện, mà vẫn phải tạo nên một tác phẩm nghệ

thuật thực sự Ngôn ngữ trong truyện thường đa nghĩa, giàu sức gợi, gia tăng khả năng phan ánh và tác động của ngôn từ; câu văn giàu khả năng miêu tả, trần thuật [44]

Đồng tình với những ý kiến trên, Lê Tấn Tài cho rằng sự tiết kiệm về mặt ngôn từ là một trong những đặc tính nỗi bật của thể truyện hiện đại Tác giả cho rằng truyện

cực ngắn có số chữ được giới hạn, thường truyện phải dưới 2000 từ Do giới hạn về số từ, nên sáng tác truyện cực ngắn giống như sáng tác thơ, và từng từ một phải thật cô

đọng, có khi là cả một đoạn văn hoặc cả một câu chuyện Và cũng do sự giới hạn về

dung lượng từ ngữ nên không ít người còn hoài nghỉ về giá trị của truyện cực ngắn, xem nó chỉ là những trò chơi xếp chữ mang tính thời trang nhiều hơn là cảm thức sáng,

tạo chân chính Từ đó, họ nhìn nhận truyện rất ngắn gần hơn với cuộc chơi chữ hơn là

hoạt động sáng tác [77]

Trang 12

Ý kiến trên của nhà nghiên cứu Hoàng Tùng rất gần với những gì mà nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã viết trong “7zuyện cực ngắn” Theo tác giả thì ngôn ngữ truyện cực ngắn rất gần với ngôn ngữ thơ ở nghệ thuật trùng điệp, ở một lượng tối

thiểu từ ngữ nhưng có sức gợi cực hạn, đó là ngôn ngữ *ý tại ngôn ngoại” của thơ Đường luật [22, tr.375]

Lê Minh Kha trong bài nghiên cứu “7ruyện cực ngắn phương Tây và những tương giao thê loại” cũng đưa ra những ý kiến tương tự Cũng theo tác giả, truyện cực

ngắn mang trong mình “độ căng” và sự tối giản của dung lượng từ ngữ Về cú pháp,

truyện giản lược câu văn tối đa, dung lượng câu chữ tạo nên sự tích tụ, dồn nén trong

không - thời gian nghệ thuật và một ấn tượng duy nhất tỏa ra từ truyện, chỉ phối cảm

quan người đọc [69]

Đó cũng là ý kiến của các tác giả như Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Thanh

Tâm, Nguyễn Thị Diệu Linh Theo các học giả này thì chính cái dung lượng ngắn

gọn của thể truyện cực ngắn đã quán xuyến ngòi bút các nhà văn trong từng câu chữ Rất ít khi tác giả truyện cực ngắn để câu văn “trải đi như một dòng sông rộng” như dic trưng của loại hình văn xuôi, tức câu văn trong truyện thường ngắn, đơn giản và rất

thường không sử dụng các phương tiện liên kết câu [70], [75], [78] Lê Dục Tú bổ sung thêm, cho rằng ngôn ngữ truyện thường cô đọng, hàm súc, mang tính khái quát

và tính triết lý cao Đó là thứ ngôn ngữ vừa mang tính đúc kết vừa mang tính gợi mở làm cho người đọc hiểu sâu thêm về cuộc sống và con người [53],

Thông qua những nghiên cứu tỉ mi của mình, Bùi Như Hải trong “7zuyện cực

ngắn — Một hướng tiếp cận hiện thực mới” mạnh dạn khẳng định: ngôn ngữ truyện mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận Ngôn ngữ được “chưng cất”, gọt giữa đến mức tối đa, mang ý nghĩa hàm súc cao độ, tức là khả năng siêu ngôn ngữ “ý

tại ngôn ngoại” Chính vi thé, cấu trúc câu thường là cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giảm

Trang 13

Cũng theo tác giả, ngôn ngữ trong truyện cực ngắn phát huy tối đa khả năng

thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa Tính chất “kiệm lời” là một trong những cách tân đổi mới có giá trị hữu hiệu, bởi lề tính chất “kiệm lời” đã tô đậm thêm đặc điểm thể loại truyện cực ngắn, xây dựng bức tường sừng sừng phân biệt rạch ròi ranh giới

truyện ngắn và truyện cực ngắn Và cũng do sức nén về ngôn từ mà truyện cực ngắn luôn đề lại nhiều khoảng trống, khoảng trắng, và vì ngôn từ nén đến cực hạn mà ý

nghĩa truyện mới mở rộng ra vô cùng

Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu ~ một thành

công đáng chú ý của văn xuôi sau 1973 in trong “Tự sự học ~ một số vấn đề lí luận và

lịch sử” nhân mạnh: “ngôn ngữ truyện cực ngắn là thứ ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, vì Š truyện dồn nén chỉ tiết

di

và đề cao trải nghiệm, câu chữ phải đạt độ “chưng cắt”

tinh túy mới có thể hắp dẫn độc giả" [44, tr.360]

Khi đề cập đến đặc trưng về ngôn ngữ của thê truyện, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở tính chất “kiệm lời” của thê truyện Và vì “kiệm lời” nên ngôn

ngữ truyện phải được “chưng cat”, được “gọt giũa” đến mức tối đa từng từ, từng câu 'Và cùng với những tính chất “rất riêng” khác về phương diện ngôn ngữ, thê truyện cực

ngắn ngày càng khẳng định vị trí đặc biệt của mình bên cạnh các thể loại “dan anh” khác trên con đường phản ánh hiện thực

Với nhiều góc nhìn khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã giúp người

đọc hình dung một diện mạo khá đầy đủ về thể truyện cực ngắn, từ hình thức đến nội

dung; từ thi pháp truyện đến đặc trưng ngôn ngữ Tuy nhiên, đây mới chỉ là những

đề cập mang tính khái quát, chưa mang tính cụ thể; nhiều vấn đề liên quan đến tỉ

truyện cần được tiếp tục quan tâm tìm hiễu, nhất là từ góc độ ngôn ngữ học Vì vậy,

thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu di trước, với việc phân tích chỉ tiết những đặc

điểm ngôn ngữ được thê hiện trong các truyện cực ngắn đương đại Việt Nam, luận văn

hy vọng bước đầu góp phần làm rõ những đặc điểm nhận diện thể loại truyện cực ngắn về phương diện ngôn ngữ, cũng như cung cấp một tài liệu tham khảo liên ngành văn

Trang 14

ngắn đương đại Việt Nam

Phạm vi khảo sát của luận văn chỉ dừng lại ở những truyện cực ngắn đương đại

'Việt Nam, nhằm phân biệt với những truyện đã từng xuất hiện trước đó có hình thức

giống truyện cực ngắn đương đại và được xem như là những truyện cực ngắn đầu tiên

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu

~ Luận văn nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện cực ngắn đương đại Việt Nam trên phương diện từ ngữ, câu văn và diễn ngôn trần

thuật

~ Qua những kết quả phân tích và tổng hợp, luận văn bước đầu góp phần làm rõ một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam

4.2 Ni vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục dích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định là

~ Tổng hợp những vấn đề lí luận chung liên quan đến luận văn như: đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật; đặc điểm ngôn ngữ truyện và các vấn đề xung quanh truyện cực

ngắn như tên gọi, độ dài, đặc trưng thi pháp

~ Thu thập, khảo sát, thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến từ ngữ, câu văn, các diễn ngôn trần thuật theo từng tiêu chí cụ thê

~ Dựa vào kết quả thống kê, luận văn hành miêu tả, phân tích, nêu vai trò

của các lớp từ ngữ, câu văn và các diễn ngôn trần thuật tiêu biểu trong việc góp phần tạo nên đặc điểm riêng trong ngôn ngữ truyện cực ngắn

~ Tổng hợp, rút ra những đặc điểm nỗi trội về sự hành chức của các lớp từ ngữ,

Trang 15

~ Phương pháp phân tích ~ tổng hợp

Trên cơ sở thống kê ngôn ngữ học, chúng tôi lựa chọn phân tích cụ thể đặc

điểm sử dụng từ ngữ, cú pháp, diễn ngôn trần thuật từ đó tông hợp để phác thảo những nét đặc sắc về đặc điểm ngôn ngữ trong các tuyền tập truyện cực ngắn

~ Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này được sử dụng nhằm hỗ trợ cho những kết luận khoa học trên cơ sở cung cấp các số liệu làm minh chứng cho các luận điểm trong từng chương của

luận văn Các đối tượng được thống kê, phân loại là các đơn vị từ, câu, đoạn văn Các đối tượng thống kê được phân loại theo nhóm, các số liệu được phân tích theo tỉ lệ, tần suất nhằm tìm ra sự nồi trội của một yếu tố và mối quan hệ giữa các đối tượng

~ Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn

Phương pháp miêu tả được dùng trong luận văn nhằm mục đích làm nỗi rõ các v:

về cách sử dụng từ ngữ, câu văn và các diễn ngôn trần thuật trong ngôn ngữ truyện cực ngắn Các kết quả của phương pháp miêu tả trong luận văn là cơ sở đề phân tích, tong hợp, đưa ra các kết luận về đặc điểm ngôn ngữ trong truyện cực ngắn

3.2 Nguồn ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu khảo sát chính của luận văn là 206 truyện cực ngắn Việt Nam,

tập trung trong 3 quyền:

~ “40 truyện rất ngắn” — Tác phẩm chung khảo cuộc thi truyện Thể giới mới

1993 ~ 1994 do Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 1994

- Tuyển tập “100 /ruyện hay cực ngắn” do Nxb Văn nghệ TP HCM ấn hành năm 2003

- Tuyển tập “?ruyện cực ngắn đương đại Viét Nam” của Nxb Văn học năm 2014

Trang 16

Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các tập truyện cực ngắn của các tác giả Việt Nam như Phan Thị Vàng Anh, Hoàng Long, Trần Hoàng Trúc, Vũ Đức Nghĩa, Đỗ

Doãn Phương và các tuyên tập truyện cực ngắn của các tác giả khác trên thế giới nhằm làm cơ sở so sánh với các tập truyện cực ngắn trên

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ học nói chung và đặc điềm ngôn ngữ văn chương nói riêng, dựa vào kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu cũng như những

thành tựu về nghiên cứu thể loại truyện cực ngắn, luận văn góp phần xác định đặc điểm ngôn ngữ truyện nói chung, đặc điểm ngôn ngữ thê loại truyện cực ngắn nói

riêng, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học và tiếng Việt 1

u trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận

Ở chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài để làm cơ sở nền có tính định hướng cho phần nghiên cứu ở những chương sau

Chương 2: Đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu văn trong truyện cực ngắn Việt

Nam

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày kết quả khảo sát những từ ngữ và câu văn được thu thập từ nguồn ngữ liệu tác phâm, sau khi tiến hành thống kê và phân loại

dựa vào những tiêu chí cụ thể

Chương 3: Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện cực ngắn Việt Nam

Ngoài từ ngữ và câu văn thì việc khảo sát các phát ngôn trong văn bản truyện sẽ

giúp chúng ta có thể nhận diện được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trong

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn

ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề

và tư tưởng, tính cách và cốt truyện

Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời sống, ngơn ngữ của

tồn dân, nhưng đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật; nói cách khác, đó chính là lời ăn tiếng nói của nhân dân, là thứ của cải lâu đời và quý giá do con người tạo ra trong quá trình lịch sử Nó vừa là tài sản riêng của người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ chung của nhân dân, thứ ngôn ngữ đã được tỉnh luyện mang tính chuẩn

mực điển hình

Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành nhiều loại: ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút ký, phóng sự; ngôn ngữ trong ca dao, vé, thơ

hay ngôn ngữ sân khấu kịch, chèo, tuồng Dưới đây luận văn chỉ đề cập đến những

đặc điểm chung về hình thức của ngôn từ nghệ thuật trong văn bản tự sự làm cơ sở cho sự phân tích ở những chương sau

1.1.1 Đặc điểm về từ ngữ

Do ngôn ngữ văn chương là công cụ xây dựng và thể hiện hình tượng văn học, cho nên về cơ bản, ngôn ngữ văn chương phải là thứ ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ

mang tính biểu cảm Điều này đòi hỏi từ ngữ trong tác phâm văn chương phải gợi ra

được những ý tưởng, những tình cảm góp phần xây dựng hình tượng văn học, tạo

nên bức tranh sinh động về cuộc sống, đồng thời khơi dậy trong độc giả những rung động thâm mỹ

Xét trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ pháp, vốn từ được sử dụng trong tác phâm

bao gồm hai loại chính là thực từ và hư từ

Thực từ biêu thị khái niệm về sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực, có khả năng đảm nhiệm chức năng thành phần chính của câu, bao gồm: danh từ, động từ, tính

Trang 18

bộ phận trong câu, bao gồm: liên từ, giới từ Bên cạnh đó còn có các lớp từ có ý nghĩa tinh thai

Xét trên bình diện ngữ nghĩa - từ vựng, các từ có thể tập hợp trong các lớp từ có quan hệ nghĩa như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hoặc các lớp từ phân loại dựa vào

nguồn gốc, tần số sử dụng, phạm vi sử dụng như từ Hán - Việt, từ cổ, từ mới, từ tôn

giáo, từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp tất cả đều là các phương tiện tạo hình

và biểu hiện vô cùng quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật

Xét theo phong cách chức năng, bên cạnh việc sử dụng vốn từ ngữ đa phong cách thì tác phẩm văn chương còn sử dụng nhiều lớp từ ngữ khác như: thuật ngữ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị gọi chung là những từ ngữ đơn phong cách

'Về bản chất, đây là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trừu tượng trong đời sống

tỉnh thần của con người Nhóm từ này được sử dụng một cách có ý thức trong các văn bản nghệ thuật, tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn

Bởi hình tượng văn chương bắt đầu từ những chỉ tiết sống thực nên ngôn ngữ văn chương phải triệt để khai thác các phương tiện ngôn ngữ tạo hình biểu cảm nhằm biểu hiện chính xác những chỉ tiết sống, thực, vô cùng thiết yếu cho tác phâm văn chương Chính vì điều này mà ta thấy trong ngôn ngữ văn chương cũng sử dụng có chọn lọc cả một số phương tiện ngôn ngữ không hợp chuẩn mực như tiếng bồi, tiếng

lóng, hoặc dùng trong phạm vi hạn chế như từ ngữ địa phương Trong các lớp từ dùng

trong ngôn ngữ văn chương, từ ngữ khâu ngữ có thể coi là cần thiết nhất cho nhà văn

ng

Các lớp từ ngữ tiếng Việt như từ thuần Việt, từ Hán Việt luôn giữ một vị trí

trong việc miêu tả, tái tạo chân thực cuộc

quan trọng đặc biệt trong ngôn ngữ văn chương Tùy vào sắc thái ý nghĩa, sắc thái biêu

cảm mà chúng đều có thể được sử dụng ở các mức độ khác nhau theo từng thể loại và

từng truyền thống văn học của mỗi dân tộc Chảng hạn mức độ sử dụng từ Hán Việt

trong văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại không giống nhau

Trong khi ca dao, tục ngữ chủ yếu sử dụng từ thuần Việt thì thơ Đường luật, tiểu

Trang 19

'Với nhiệm vụ tái tạo và thê hiện bức tranh sinh động, toàn vẹn của đời sống xã

hội, ngôn ngữ văn chương đã huy động tất cả các lớp từ ngữ thuộc các phong cách

chức năng của tiếng Việt như lớp từ ngữ khâu ngữ, từ ngữ thuộc phong cách khoa học,

chính luận, hành chính Tuy nhiên, tùy vào những dụng ý nghệ thuật khác nhau của người sáng tác mà mức độ sử dụng các lớp từ ngữ này cũng sẽ khác nhau trong từng

tác phẩm cụ thể

Ngoài ra, người sáng tác cũng có thể sử dụng các thủ pháp tu từ đề tăng cường,

hiệu quả diễn đạt cho từ ngữ mình lựa chọn Khi đó, một từ thuộc lớp từ ngữ đa phong

cách vẫn có thê phát huy sức mạnh đề có được phâm chất của ngôn ngữ tạo hình, gây được những hiệu ứng bắt ngờ

Chẳng hạn, trong văn xuôi của Nguyễn Tuân ta có thể bắt gặp những cụm từ

như: rừng ti nạn, rượu giang hơ, mùi hồi cựu, tím bạch nhật hoặc buổi tịch đương, lòng cư tang, ngày vô liêu, rừng chim, huyệt rượu Các cụm từ ấy diễn tả không phải

giản đơn sự vật, mà là sự vật trong cảm nhận, thể nghiệm của con người Đó là những

từ ngữ được cấu tạo một cách đặc thù trong các phương thức kết hợp, tô chức, cắt tỉa

Người ta gọi đó là thứ ngôn từ được “lạ hóa”

Bằng tài năng sáng tạo của nhà văn, các từ ngữ thuộc các phong cách khác nhau đi vào ngôn ngữ văn chương không phải như một tập hợp hỗn độn mà như là các thành

tố của một chỉnh thể có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, và tất cả đều hướng về

một chức năng: chức năng thẩm mỹ Chính điều này làm cho ngôn ngữ văn chương —

cách riêng là hệ thống từ ngữ - luôn luôn chuyển đôi, biến động, đa dạng, mới mẻ,

không đơn điệu rập khuôn theo bắt kỳ một phong cách nào

Nhu vậy, việc sử dụng từ ngữ trong văn bản nghệ thuật có thê nói là rất tự do

nhưng lại chịu sự chỉ phối bởi quy luật thẩm mỹ Chính điều này làm nên nét khác biệt

giữa từ ngữ văn chương với vốn từ chung 1.1.2 Đặc điểm về cú pháp

Cũng như từ ngữ, câu trong văn bản nghệ thuật mang những đặc trưng riêng biệt làm cho nó có nhiều điểm khác biệt với hình thức câu trong các văn bản khác

Dưới góc độ mục đích phát ngôn, ngôn ngữ nghệ thuật có thê sử dụng tắt cả các

Trang 20

cầu khiến Tùy theo ngữ cảnh và dụng ý nghệ thuật, các kiểu câu này được sử dụng với các mức độ khác nhau, góp phần làm cho ngôn ngữ tác phẩm giàu sắc thái biểu

cảm và miêu tả chính xác đối tượng cần thể hiện

Dưới góc độ phong cách học, các kết cấu cú pháp khi được sử dụng để tạo thành các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũng tồn tại trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định Ngôn ngữ văn chương sử dụng tất cả các kiểu kết cấu cú

pháp nhằm đạt được sự chính xác, tinh tế trong diễn đạt

Nếu xem câu có kết cấu chủ-vị mang màu sắc đa phong cách là câu chuẩn thì văn bản nghệ thuật sử dụng rất nhiều những biến thê của nó Biến thê của kết cấu chủ-

vị trong ngôn ngữ nghệ thuậ rất đa dạng và mỗi biến thể có thể được sử dụng trong mỗi ngữ cảnh khác nhau nhằm đạt đến hiệu quả diễn đạt nào đó, bao gồm:

~ Biến thể trật tự sắp xép của kết cấu chủ vị, chẳng hạn trường hợp:

+ Toàn bộ vị ngữ đặt trước chủ ngữ theo mô hình “V-C° Mô hình cấu trúc

này được dùng khi cần phải nhắn mạnh vào vị ngữ

+ Một bộ phận của vị ngữ đặt trước chủ ngữ theo mô hình “bộ phận của V-C-

bộ phận của V° Biến thể này được dùng khi cần gây sự chú ý đến bộ phận đặt trước

~ Biến thể lược bớt thành tố của kết cầu “chủ vị”, chẳng hạn trường hợp:

+ Chỉ còn vị ngữ + Chỉ còn chủ ngữ

+ Chỉ còn thành tố phụ của vị ngữ

+ Không có chủ ngữ, vị ngữ, chỉ còn thành tổ biểu thị sự đánh giá, hoặc trạng thái, hoặc lời thưa gửi, trả lời

Biến thể tỉnh lược được dùng trong phong cách ngôn ngữ văn chương khi cần

miêu tả nhiều trạng thái, nhiều hành động của một đối tượng diễn ra liên tiếp Việc sử

dụng này còn có tác dụng nhắn mạnh nội dung thông báo

- Biến thể xen thành tố của kết cấu “chủ vị”, chăng hạn:

+ Biến thể phong cách có mô hình “x CV” + Biến thể phong cách có mô hình “CV x”

Trang 21

Nhằm đảm bảo tính mạch lạc của văn bản, câu văn trong văn bản nghệ thuật được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các biện pháp tu từ cú pháp như phép song hành cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen Các biện pháp tu từ này xuất hiện thường xuyên trong các văn bản nghệ thuật nhằm tăng cường khả năng khơi gợi hình tượng và tăng sức biểu cảm cho câu văn

Trong ngôn ngữ văn chương, việc các kiểu câu với nhiều dạng thức cú pháp

ác thái biểu

khác nhau cùng tôn tại đều hướng vào mục đích gia tăng sắc thái ý nghĩa,

cảm, đem đến hiệu quả diễn đạt cao nhất cho ngôn ngữ văn chương Tuy nhiên, mức

độ sử dụng các kiểu dạng câu này phủ thuộc rất lớn vào phong cách tác giả, và một

phần phụ thuộc vào đặc trưng thê loại

Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một thứ ngôn ngữ luôn mang

trong bản thân nó, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, một định hướng biểu cảm

Riêng đối

trong những hoàn cảnh điển hình nên ngôn ngữ được thể hiện trong truyện là một thứ

với văn bản truyện, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điển hình

ngôn ngữ gián tiếp cùng với những tình huống hiện thực không sẵn có, một sự tái tạo

nhiều công phu nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong việc miêu tả ngoại hình, nội tâm

nhân vật, bối cảnh xã hội

Số lượng câu chữ có thể “giãn ra” hay “co lại” theo ý đồ

tác giả, nhưng nhìn chung là nó không có sự cô đúc như từ ngữ thơ ca

Ngôn ngữ truyện bao gồm hai thành tố chính đó là ngôn ngữ người kể chuyện

và ngôn ngữ nhân vật

1.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện còn gọi là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ dẫn

truyện, ngôn ngữ thuyết minh Đây là ngôn ngữ của người đóng vai kể chuyện, giới

thiệu, miêu tả, dẫn dắt nhân vật vào tình huống cụ thê nhằm cụ thê hóa sự vật, sự kiện

ở mức độ cao nhất

Trong truyện, người kê có thể không xuất hiện nhưng bắt buộc phải có ngôn

ngữ kể, làm thành một bình diện đối lập với ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ của người

Trang 22

chủ đạo trong truyện kể, do vậy, có khả năng lựa chọn và chỉ phối nhân vật, dù giọng

nhân vật trái ngược với giọng của người kế [36]

Theo Nguyễn Thái Hòa [35], ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, cách riêng là các thể loại truyện kể, mang các đặc điểm và chức năng sau:

- Ngôn ngữ người kể chuyện là loại ngôn ngữ hàm chứa thông tin Dưới hình

thức lời trực tiếp hoặc hàm ngôn, truyện kể phải thông tin đến với người đọc những

hiểu biết, nhu cầu về cuộc sống, về con người (quá khứ, hiện tại, tương lai, con người

xã hội và con người trong thế giới riêng)

~ Ngôn ngữ người kể chuyện phải hướng vào tình huống của truyện và không

được xa rời tình huống đó

Chang hạn, kề về số phận nhân vật trong chiến tranh thì phải dựng tình huống

đích thực của nhân vật, từ bối cảnh không gian, thời gian, sự việc và con người trong chiến tranh Có thể đi xa hơn, vẽ lại không khí trước đó, hoặc sau này trong thời bình, nhưng đó cũng là những mặt tương phản (hoặc tương đồng) để làm nỗi bật không khí

chiến tranh

- Ngôn ngữ người kể chuyện phải báo hiệu khung cảnh của truyện, những sự kiện xây ra

~ Ngôn ngữ người kể chuyện có chức năng liên kết văn bản thông qua các kiều

liên kết như dẫn dắt, lí giải, miêu tả nhằm vào mạch diễn biến của các sự kiện được

kế và mạch ngầm dưới văn bản, làm nên cái mạch lạc hướng dẫn người đọc Đó có tÌ

là cách liên kết bằng việc dẫn từ hiển ngôn đến hàm ngôn, từ nghĩa bề mặt đến tầng nghĩa bề sâu

Chẳng hạn, đoạn mở đầu trong “Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy ngôn ngữ của

người kể rất “có lớp lang” thu hẹp dần, I- chửi rời, 2- chửi làng Vũ Đại, 3- chửi “đứa

nào đã đẻ ra Chí Phèo” nhưng có Trời mà biết Tiếp đến đoạn 2: “Một anh đi thả

Ống lươn, một buồi sáng tỉnh mơ ” Sự gián đoạn về thời gian của truyện và thời gian kế được liên kết trong mạch ngầm nhằm giải thích nguồn gốc của Chí Phèo và cũng là cách giới thiệu nhân vật không bằng con đường trực tiếp theo lối thông thường

Trang 23

xưng “tôi” Chính nhờ cách kể chuyện theo lối này mà ta nhận ra được có một người

kế cụ thể, có thể tách mình ra khi kể chuyện mà đối thoại với người đọc cụ thê Đồng

thời cũng có một người kể hàm ân sắp xếp câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện diễn biến

theo trình tự thời gian

- Đặt biệt, ngôn ngữ người kể chuyện phải gợi ra ở người đọc cảm hứng về cái

hay, cái đẹp Chính điều này làm nên nét khác biệt trong ngôn ngữ của từng tác giả Tuy có xu hướng sử dụng ngôn từ theo những phương thức khác nhau, nhưng mỗi tác

giả đều phải chú ý đến việc tạo nên tính hấp dẫn, lôi cuốn trong ngôn ngữ kể

Chẳng hạn, sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Khải thê hiện ở việc dụng đắc những ngôn từ rất đỗi bình dân của các chú, bác, cô, dì, những bạn bè vốn sống xung quanh hằng ngày của nhà văn

1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm, là phương tiện bộc lộ cá tính, tính cách và hành vi tâm lí của nhân vật trong tình huống cụ thể [36]

Cũng theo Nguyễn Thái Hòa [35], ngôn ngữ nhân vật trong truyện kể mang các đặc điểm và chức năng sau:

- Ngôn ngữ nhân vật là loại ngôn ngữ được cá thể hóa, tức có bao nhiêu nhân

vật là có bấy nhiêu giọng nói, cách nói khác nhau Thực chất ngôn ngữ nhân vật đã có

sẵn ở trong đời sống, hầu như nhà văn chỉ làm công việc ghi chép lại, không phải bịa ra, nhưng sáng tạo là ở chỗ đặt vào miệng nhân vật nào, trong tình huống nào lại tùy

thuộc rất lớn vào tài năng nhà văn

Tùy vào từng giai đoạn, thể loại truyện đặc thù mà ngôn ngữ nhân vật mang những đặc trưng khác nhau Chẳng hạn, ngôn ngữ nhân vật trong các truyện cổ dân

gian mang tính quy ước, tính ma thuật, như: “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng

cơm bạc nhà ta " (Truyện Tắm Cám); “Khắc nhập, khắc nhập ” (Truyện Cây tre

trăm đốt); “Vừng ơi! Mở cửa ra” (Truyện Nghìn lẻ một đêm) Còn ngôn ngữ nhân

vật trong truyện kể hiện đại (tiểu thuyết, truyện ngắn) gắn liền với tính cách,

phận của từng nhân vật Thông qua ngôn ngữ nhân vật, người đọc hình dung được diện mạo nhân vật, phân biệt giọng người này với giọng người khác, và giọng các

Trang 24

truyện kể hiện đại không giống với thể loại truyện lịch sử hay truyện kể cô tích dân

gian ở trên

- Ngôn ngữ nhân vật luôn được đặt trong những hoàn cảnh tâm lí, những sự

kiện, môi trường sống cụ thể của nhân vật và đặc biệt là trong những tình huống đối

thoại nhất định, từ đó mà nhân vật bộc lộ tình cảm, ý nghĩ, tính cách bản chất của mình

thông qua ngôn ngữ Qua đó, người đọc phần nào thấy được cái chung, cái khái quát

của con người và xã hội trong đó có thể thấy cả chính mình

- Ngôn ngữ nhân vật cũng giữ vai trò thúc đây sự kiện trong truyện vận động và

phát triển Một lời nói của nhân vật có thê tạo diễn tiến tiếp theo dẫn đến nhiều tình huống khác Đó là khi nhà văn không thể phát biểu trực tiếp ý kiến của mình nên đã

cho nhân vật nói thay mình, như là một sự vô can

Đối với các văn bản tự sự, độc thoại đều có thể chuyển hóa thành đối thoại,

hoặc ngược lại Những đoạn đối thoại trong truyện có thê chuyên thành ngôn ngữ

mà nội dung không thay đổi

Chẳng hạn, đoạn đối thoại “bán con và chó để nộp sưu” trong “Tắt đèn” của

Ngo Ta

không thể diễn tả được tâm lí, tính cách tàn bạo thô lỗ, đốt nát của ông Nghị, cái gid

ố có thê kể lại bằng ngôn ngữ độc thoại, nhưng dù có kế bằng cách gì cũng

dối bất nhân của bà Nghị và nỗi đau xé ruột của người mẹ phải bán con mình và mẹ

con con chó nhà mình đề đủ tiền nộp sưu, cứu lấy chồng Cũng thật khó mà nói cho hết được cái thế của người nông dân trước bọn địa chủ khi bị dồn vào tình huống quẫn bách Nhưng quan trọng hơn, tất cả những điều nói trên được bộc lộ bằng chính ngôn ngữ của các nhân vật, thứ ngôn ngữ gắn cuộc sống vào tính cách và cá tính của họ

Nhân vật và ngôn ngữ của các nhân vật trong tỉnh huống của mình có thể phát

biểu bằng lời những ý nghĩ mà người kể không thê phát biểu ra được Quả nhiên, trong

những tình huống cụ thể ấy, với tính cách nhân vật như thế ấy thì ngôn ngữ phải phù hợp như thế mới có thê thay tác giả phát biểu ý kiến

~ Thông qua ngôn ngữ nhân vật, ta biết được mối quan hệ liên cá nhân giữa các

Trang 25

lời

vật khác Đây là thế mạnh của thể loại truyện so với các thể loại khác, dùng

thoại có thể phản ánh quan hệ của hai hay nhiều người trong một thời điểm nhất định

- Cũng như ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật có thể tham gia vào

nhiều vai trò khác nhau trong truyện, như tham gia vào bố cục, như là một nguyên

nhân, một lời dẫn cho truyện, nó có thể khiến cho bó cục phải thay đổi vì trong đó có

những định hướng hay đánh lạc hướng phát triển của truyện; hay tham gia vào sự liên

kết của truyện Sự tham gia của ngôn ngữ nhân vật vào kết cấu của ngôn ngữ kể và bố cục truyện rất có ý nghĩa đối với nghệ thuật xây dựng truyệt

Trong số những lời thoại của nhân vật, có một hình thức là lời độc thoại nội tâm

của nhân vật Nó là một hình thức đối thoại của nhân trong đó người đối thoại

cũng chính là mình, nói cách khác đó là một sự phân thân: mình nói chuyện với chính mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng khác, một cách suy nghĩ khác

Ranh giới khó phân biệt là lúc nhân vật chính đóng vai người kể chuyện, vừa kể

lại truyện mình vừa suy nghĩ về những gì đã kể Chính điều này đã rút ngắn khoảng

cách nhân vật với người kê

Tom lai, ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của nhân vật có sự khác nhau ở điểm nhìn, chức năng, giọng kể Sự hài hòa giữa các màu sắc ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện tạo nên vẻ đẹp của bức tranh rộng lớn của truyện kể

1.3 Truyện cực ngắn

Trên thế giới, truyện cực ngắn không còn là một thê loại mới mẻ Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cho rằng ở Phương Tây, tiền thân của truyện cực ngắn là những mẫu “tin vặt trên báo chí xuất hiện từ thế kỉ XVIII Ngoài ra, truyện cực ngắn còn có nguồn gốc từ trong các truyện dân gian, như những câu chuyện của chàng nô lệ Aesop

Chính những tình tiết truyện ngắn gọn, bắt ngờ và mang nhiều bài học về lý nhân sinh cũng như lẽ sống trong “Ngụ ngôn Aesop” được coi là nền móng của truyện cực ngắn [22, tr.373]

Trang 26

thế kỉ XX, rất nhiều nhà văn nỗi tiếng thế giới cũng đã từng thử sức đối với loại hình

truyện cực ngắn như O Henry, Anton Chekhov, Guy de Maupassant, Joyce Carol

Oates, Yasunari Kawabata, Emest Hemingway Trong số đó đáng kể nhất có lẽ là

Augusto Monterroso (1921 ~ 2003), ông lừng danh như một “thiên tài của truyện cực

ngắn” và được xem như một trong những nhà văn lớn nhất trong văn chương Mỹ- Latinh thé ki XX Ong có một tác phâm được xem như là ngắn nhất và nôi tiếng nhất thế giới trong loạt truyện cực ngắn, đó là truyện “Con khủng long”, chỉ có một câu

ngắn 8 chữ tiếng Tây Ban Nha: “?hức dậy, con khủng long vẫn còn đó” Còn Franz

Kafka lai nỗi tiếng với truyện “Làng gần nhất” dưới 100 từ [76]

Trong khi đó ở Phương Đông, một số truyện được ghi trong “Lã thị Xuân Thu”, “Tả truyện”, “Hàn Phi Tử” mang đậm tính triết luận đồng thời bao hàm những bài học răn dạy con người cách đối nhân xử thế chính là những truyện mang đầy đủ yếu tố

của truyện cực ngắn Một số công án Thiền Tông cũng có thể được coi là những truyện cực ngắn với ẩn ngữ tầng tầng lớp lớp, có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với trí óc con

người [22, tr.377]

Ở Việt Nam, xu hướng viết truyện cực ngắn xuất hiện và rộ lên thành phong

trào chủ yếu sau năm 1975, đặc biệt là khi Tạp chí 7hể giới mới, phụ san của báo Giáo

dục thời đại lần đầu tiên tổ chức cuộc thi viết truyện cực ngắn Qua cuộc thi này nhiều

tên tuổi đã được định vị, nhiều tài năng đã được phát hiện như Phan Thị Vàng Anh,

Phạm Sông Hồng, Trương Quốc Dũng, Phạm Văn Khôi

Số lượng các tuyển tập truyện cực ngắn được xuất bản càng ngày càng nhiều Số trang web, các báo và tạp chí dành cho thê truyện này cũng xuất hiện nhiều vô kẻ Điều này cho thấy thê loại truyện cực ngắn ngày càng được độc giả và giới sáng tác, lí

luận phê bình chú ý Tuy nhiên, cho đến tận những năm 90 cua thé ki XX, vin chưa có

những công trình nghiên cứu nào thực sự đầy đủ về truyện cực ngắn Có thể nói, loại

hình truyện cực ngắn đã tồn tại, có độc giả, có người viết nhưng thực sự chưa có một

quy chuẩn nhất quán nào dành cho thể loại văn học này cho đến tận ngày nay Nhà văn Nguyễn Văn Sâm trong bài viết “di suy nghĩ về truyện ngắn” viết năm 1992 đã đưa ra nhận xét: “Loại này chưa được xếp vào thể loại văn chương thật sự, ít nhất là trong

Trang 27

cho người đọc” [43, tr6] Trong khi đó Bùi Việt Thắng khi viết lời tựa cho tập

“Truyện cực ngắn Châu A” lai khang định: “Truyện ngắn rất ngắn là một thể loại văn hoc độc lập, có “tuổi thọ” cao trong văn học thể giới cũng như Việt Nam” [XII, tr‹6]

Chính những nghiên cứu của các học giả trên các báo và tạp chí có uy tín đã

cho phép chúng tôi những hình dung bước đầu về thể loại đặc biệt này

1.3.1 Vấn đề tên gọi

Khi bàn về thể truyện đặc biệt này, các học giả còn có khá nhiều vấn đề chưa

thống nhất trên nhiều phương diện, trong số đó vấn đẻ tên gọi cho thể loại truyện có

thê xem là có nhiều ý kiến hơn cả Thể truyện đặc biệt này được gọi với nhiều tên khác

nhau, đa dạng và biến đổi tùy theo độ dài của mỗi truyện, và hơn cả là phụ thuộc vào

thói quen trong cách gọi của từng vùng hay từng nước

Ở MỊ, tên gọi phổ biến nhất của nó là có lẽ là “flash” (truyện chớp) Pamelyn

Casto, tae giả của bài viết “7ruyện chớp: từ thật ngắn đến cực ngắn” gọi truyện cực ngắn là Flash fiction — truyện chớp [66]

éng

người Argentina, có lần còn gọi truyện cực ngắn là “Những chuyện chạy đua với đồng

Còn ở Mĩ Latinh là “the micro” (vi truyện) Julio Cortazar — nhà văn nôi

hé” (los cuentos contra el reloj) [67]

Ngoài ra, nó còn được gọi với các tên khác như: Sudden /ìcrion — truyén bat ngờ, Poreari fìction — truyện bưu tiếp, Skinny fiction — truyện mỏng, Quick ƒiction —

truyén voi, Fast fiction — truyén nhanh, Furious fiction — truyện hỏa tốc, truyện trong

long ban tay - Palm Size Story, truyện bỏ túi - Pocket-Size Siory, truyện dài bằng hơi

khói (với ý nghĩa là thời gian để đọc nó chỉ bằng thời gian hút xong một điều thuốc

1a)

Ở Pháp, những truyện ngắn thật ngắn này được gọi là “Novelles”

Ở Phương Đông, truyện cực ngắn phát triển muộn hơn, nó cũng được biết đến

với khá nhiều tên gọi Tại Trung Quốc, vào những năm 80 của thế ki XX, khi tap chi *i hình tiểu thuyết san” ra mắt bạn đọc vào năm 1984, truyện cực ngắn được gọi là

tiểu tiêu thuyết, vi hình tiểu thuyết, cực đoán thiên [T2]

Trang 28

Nhat Ban Kawabata Yasunari thi gọi riêng thê loại truyện cực ngắn của mình sáng tác

là “Tanagokoro no shosetsu ” (Palm oƒ the hand stories Những truyện trong lòng bàn

tay)

Tại Việt Nam, truyện cực ngắn bắt đầu phát triển vào những năm 90 của thế kỉ

XX, nhất là trong và sau cuộc thi viết truyện cực ngắn do tạp chí Thể giới mới tổ chức năm 1993 — 1994, nó được sử dụng dưới tên gọi: #ruyện rất ngắn, truyện cực ngắn, truyện ngắn rất ngắn, truyện thật ngắn, truyện ngắn mini

Nha văn Nguyễn Văn Sâm trong bài viết “lả¿ suy nghĩ về truyện ngắn” đưa ra từ “uyên cụt" dùng để gọi những “truyện cực ngắn” [43, tr]

Tap chi Văn học số tháng 4/1997 có đăng ba “rruyện (hệt ngắn” của Kinh

Dương Vương và ba truyện của Hoài Mỹ nhưng lại ghi là “?ruyện ngắn ngắn” Ding ba năm sau, trong số tháng 4/2000 tạp chí này lại đăng mười “#ruyện rất ngắn” [XI,

tr.50-62]

Lê Tắn Tài trong “Thiên và truyện thật ngắn” đã gọi thê loại này là “truyện thật ngắn” [T1]

Dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng những tên gọi trên hầu hết đều ngầm thừa nhận tính chất “cực ngắn” về dung lượng của thể truyện, tính bằng số lượng câu chữ có thê thống kê chính xác được và tính “cực ngắn” trong “cách viết” Đây là điều hết sức phức tạp và tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người bởi nó liên quan đến toàn

bộ

cấu nằm sâu bên trong tác phẩm

Qua nguồn ngữ liệu được khảo sát, luận văn thống nhất dùng tên gọi “rruyện

cực ngắn” đễ gọi tên thể truyện có hình thức (độ dài) từ 1 - 3 trang sách Phạm vi khảo

sát của luận văn chỉ dừng lại ở những truyện cực ngắn đương đại Việt Nam, nhằm

phân biệt với những truyện đã từng xuất hiện trước đó có hình thức giống truyện cực ngắn đương đại và được xem như là những truyện cực ngắn đầu tiên

1.3.2 Khái niệm truyện cực ngắn

Có thể gọi truyện cực ngắn là thể loại của thời hiện tại bởi cho đến nay, dường,

như vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chinh và thống nhất về cái gọi là “truyện

Trang 29

Hỏa Diệu Thúy cho rằng: “7zuyện cực ngắn hay truyện ngắn mini là khái niệm

để chỉ những truyện ngắn dưới 1000 từ” [49, tr.115]

Đứng ở góc độ thê loại, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Truyện cực ngắn là một bộ

phận của truyện ngắn với tư cách là một thể loại văn học độc lập, có “tuổi tho” cao

trong văn học thế giới cũng như Việt Nam Truyện có sự dôn nén, quy định nghiêm ngặt về dung lượng” [XIL, tr6]

Nha nghiên cứu Tạ Quốc Tuấn quan niệm:

Truyện thật ngắn là một câu chuyện nho nhỏ, hoặc một khía cạnh, một tình

cảm, một ảo tưởng, một đoạn đối thoại của một người đều có thể làm thành đề

tài của truyện cực ngắn Truyện cực ngắn dôi dào tính triết lý Một truyện cực

ngắn có khái quát lực đối với sinh hoạt hiện thực và xuyên thấu lực đối với bản

chất sinh hoạt là đã thông qua sự thực hiện lập ý [80]

Với quan niệm như vậy, Tạ Quốc Tuấn đã định nghĩa truyện cực ngắn chủ yếu

ở góc độ nội dung

Như vậy, dù hiểu theo góc độ nào thì những khái niệm trên đều khẳng định

truyện cực ngắn là một thể loại, có đặc trưng rất ngắn về dung lượng ngôn từ, giàu khả nang biéu đạt Ở nó, từng chỉ tiết nhỏ nhất trong tác phâm cũng là dụng ý nghệ thuật, người viết phải biết chắt lọc những gì tỉnh túy nhất, loại bỏ những yếu tố thừa không cần thiết Chính điều này làm cho tác phẩm có sức dồn nén thông tin cao, vì thế, truyện cực ngắn mới có khả năng bùng phát lớn về nội dung

Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các học giả trên, luận văn thống nhất quan

niệm: Truyện cực ngắn là một loại hình tự sự cỡ nhỏ, trong đó mỗi truyện là một hình

ảnh thể hiện tư tưởng, khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, đời sống của tâm hôn con người Trong truyện, ngoài sự hạn định về câu, chữ, hệ thông nhân vật thì tinh tiết, tình huống, chỉ tiết cũng được giản lược tối

Trang 30

ngắn là tính ngắn gọn Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, các biên tập viên, các

nhà xuất bản và các nhà văn đều đồng ý là truyện chớp nói chung dài từ khoảng 50 từ

đến khoảng 2000 từ Randall Jarrell cho là một truyện có thể ngắn bằng một câu đơn

mà thôi Nhiều chuyện chớp đáng nhớ chứa đựng chỉ một hay hai câu [66]

Ong Charles Waugh - nha văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết, trong bài nói chuyện “Với truyện ngắn hiện đại, cấu trúc là quan trọng nhất" tại Đại học Văn hóa

Hà Nội đã cho rằng truyện ngắn thông thường có một dung lượng khoảng 1250 từ

Nếu truyện ngắn có số lượng từ ít hơn, có thể được coi là truyện rất ngắn, truyện chớp

nhoáng, hay còn gọi là truyện mini [82]

Nguyễn Hưng Quốc trong “Vài ý kiến ngắn, thật ngắn, vẻ truyện cực ngắn” cho rằng rất khó xác định được ranh giới giữa các loại truyện này Cũng theo tác giả, trong văn chương, những con số bao giờ cũng có ý nghĩa thật tương đối, nhưng hầu hết các

nhà nghiên cứu đều phải dừng lại ở những quy ước khá chung chung: đại khái, những

truyện có độ dài từ khoảng ba, bốn trăm từ (cũng có người ghi là khoảng bảy, tám trăm

từ) đến khoảng một, hai ngàn từ là truyện thật ngắn (very short story/short — short

story) Dài hơn nữa là truyện ngắn Còn dưới ba, bốn trăm từ (hoặc bảy, tám trăm từ)

thì được gọi là truyện cực ngắn Nói cách khác, truyện thật ngắn ngắn hơn truyện

ngắn; truyện cực ngắn lại càng ngắn hơn truyện thật ngắn Ngắn đến độ không thể ngắn hơn được nữa [75]

Vậy bao nhiêu chữ là độ dài tiêu biểu cho truyện cực ngắn? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất Tạp chí Kiến :hức ngày nay tô chức cuộc thỉ sáng tác truyện 100 chữ; tạp chí Thé giới mới tô chức cuộc thi sáng tác truyện ngắn

không quá 1000 âm tiết; báo Tuổi trẻ tô chức cuộc thi viết truyện ngắn 1200 chữ; cuộc

thi truyện ngắn mini của tập san Áo trắng viết về ““Mơi đôi đang sóng” với độ dài không

quá 500 từ

Thực tế cho thấy, quan niệm truyện dài, truyện ngắn không phải chỉ thuần túy

khác, đó là cách

nằm ở chỗ giới hạn số trang của truyện mà đòi hỏi thêm một yếu

nói đến điều được nói trong truyện Truyện cực ngắn dĩ nhiên phải ngắn, nhưng không

phải là sự rút gọn của một truyện dài, mà là một bài haiku “mới sự tình vắn tắt đã tìm

Trang 31

sáng tác nghệ thuật có tính cách cô đọng, được tạo thành bởi một vấn đề gì nhà văn có thể nắm, bắt được hoàn toàn ngay tức khắc trong trí tưởng tượng của mình Nói cho cùng nó phải có sự phong phú về nội dung, phải đem đến cho người đọc một kiến thức

nào đó về cuộc đời, làm cho tỉnh nhuệ, bén nhạy cái vô thức về cuộc sống; giải thích

cho họ một khía cạnh nào đó về cuộc đời ở mặt hành động, xử thế, tâm lý, phản ứng,

thái độ Bởi lẽ ngoài nhu cầu thưởng thức, con người còn có nhu cầu thỏa mãn sự tìm hiểu đề biết về chính đời sống của con người

Thực ra vấn đề quy mô, dung lượng không phải là yếu tố trung tâm đề làm nên định danh truyện cực ngắn, nhưng nó lại tồn tại trong tâm thế của nhà văn và người tiếp nhận mỗi khi đứng trước van ban Vi thé, tác giả truyện cực ngắn không thể tự do sáng tác mà không cần chú ý đến vấn đề thể loại Tuy chưa có sự thống nhất về ranh giới thể loại nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận đây là thể loại có sự hạn định tương đối về ố lượng con chữ Từ sự hạn chế dung lượng, truyện cực ngắn tất yếu phải có những kỹ thuật tự sự để đặc tính ngắn

không chỉ là dấu hiệu về hình thức Từ đó, số trang chính là cơ sở đầu tiên đảm bảo

tính khu biệt của nó so với các thể loại tương cận Qua khảo sát thực tiễn nguồn ngữ

liệu, chúng tôi thống nhất cho rằng hầu hết các truyện cực ngắn có số trang dao động tir 1 - 3 trang, và xem đây là yếu tố cơ sở, tiêu chí đầu tiên khi giới hạn các tác phẩm

trong phạm vỉ nghiên cứu của luận văn

1.3.4 Đặc điểm thi pháp

Trong hình thức ngắn gọn của mình, truyện cực ngắn thật sự đã thu hút người

đọc bởi khả năng bao quát phạm vi hiện thực rộng lớn Ta có thể tìm thấy trong truyện

cực ngắn những mảng đề tài lớn về chiến tranh, thân phận con người, về những đường, ranh giới mong manh của cuộc đời, những sự kiện nóng hồi của đời sống cho đến

những rung cảm nhẹ nhàng của tâm linh

Hệ thống nhân vật được miễn giảm đến tối thiêu Nhân vật nhiều khi không rõ

nét, thường vô danh, có truyện chỉ có bí danh và đại từ thay vì tên tuổi rõ rệt Các nhân

Trang 32

người, từ đó tông hợp, khuếch đại để đi đến một thông điệp, một ý tưởng mà nhà văn muốn phát ngôn với cuộc đời Như vậy, nhân vật trong truyện cực ngắn không phải là

nhân vật tính cách, nhân vật tâm lí mà là nhân vật mang tính quan niệm, mang tính tư

tưởng, thể hiện một thái độ đánh giá về đời sống, con người của nhà văn

Với kết cấu ngắn gọn, khó có thê tìm thấy chỉ tiết thừa trong truyện cực ngắn

Cách vào đề của truyện khá đường đột; kết thúc truyện luôn bắt ngờ Ở đặc điểm nay,

truyện cực ngắn có sự tương đồng với tính chất kiệm lời của thơ Đường, thơ Haiku Đó chính là ý đồ phản ánh cuộc sống trong chiều sâu, khác với cách phản ánh cuộc sống theo chiều rộng như trong tiểu thuyết thường làm

Ta cũng có thể tìm thấy trong truyện cực ngắn những hình thức của kỹ thuật

viết hiện đại như bút pháp đồng hiệt thủ pháp giúp người viết truyện vượt lên sự ràng buộc về dung lượng thê loại đề có thể đưa đến nhiều góc nhìn đời; việc

sử dụng các yếu tố kì ảo nhằm tăng cường tính chất nhanh, mạnh và hàm súc cho truyện; hay việc vận dụng thủ pháp “chân không” nhằm khơi gợi khả năng đồng sáng,

tạo nơi độc giả và đồng thời cũng là thủ pháp tạo nên tính đa thanh trong truyện

Ngoài ra, hiện tượng trượt điểm nhìn trần thuật cũng được xem là điều đáng lưu

ý khi nói đến thi pháp của truyện cực ngắn Tác giả vừa đóng vai trò người trần thuật,

vừa đảm nhận vai nhân vật trong lời nửa trực tiếp Cứ thế, điểm nhìn trần thuật cứ

trượt dần từ người này sang người khác

Ngôn ngữ trong truyện cực ngắn cũng là thứ ngôn ngữ đặc trưng của thê loại có

dung lượng nhỏ Trong truyện, ngôn từ thường cô đọng, hàm súc, mang tính khái quát

và tính triết lý cao Đó là thứ ngôn ngữ vừa mang tính đúc kết vừa mang tính gợi mở

làm cho người đọc hiểu sâu thêm về cuộc đời và con người Đó cũng là một nét đặc

trưng làm cho truyện cực ngắn thu hút độc giả

1.4 Tiểu kết

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, cũng như trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm Nằm trong

Trang 33

là ngôn ngữ, cong cu chi yéu ctia né va — cling voi cae sue kién, các hiện tượng của êu của văn học” [28, tr.206]

Xuất hiện và thịnh hành ở Việt Nam vào những thập niên cuối của thế ki XX,

cuộc sống ~ là chất

truyện cực ngắn đã được đón nhận nồng nhiệt như là một hình thức tự sự mới, có khả

năng phản ánh cuộc sống đa diện, phức tạp của con người hiện đại một cách chân xác

nhất Số truyện cực ngắn được sáng tác ngày càng nhiều, nhất là trong và sau cuộc thỉ viết truyện cực ngắn do tạp chí 7hể giới mới tô chức năm 1993-1994 Các bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí ngày càng nhiều nhằm khăng định giá trị của thể

truyện như một thể loại độc lập

Tuy còn khá nhiều điểm chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu xung quanh vấn để truyện cực ngắn như: tên gọi, độ dài nhưng những cách tân trên nhiều

phương diện của truyện là điều đã được khẳng định, trong đó, có thể coi cách tân trên

phương diện ngôn ngữ là đáng chú ý hơn cả

Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, có thể khẳng định truyện cực ngắn là một thê loại

văn học độc lập, với hình thức ngắn gọn, từ 1-3 trang sách với số lượng câu có thể đo

đếm được Thê truyện có những quy định khá chặt chẽ về sự ước giản hệ thống nhân

vat, cốt truyện, chỉ tiết, câu chữ Tắt cả được sắp xếp bằng một kỹ thuật viết hiện đại

Di

này không chỉ giúp nhà văn chuyển tải tư tưởng của mình mà còn khơi gợi khả

Trang 34

Chương 2 ĐẶC ĐIÊM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN

TRONG TRUYỆN CỰC NGAN VIỆT NAM

Ở phần này luận văn bỏ qua những van đề có tính chất lý thuyết về từ và câu trong tiếng Việt Phương pháp chủ yếu được dùng trong phần này là thống kê, phân

loại từ và câu trong truyện cực ngắn, từ đó đưa ra những kết luận ban đầu về đặc điểm

sử dụng của các lớp từ ngữ và các kiểu câu trong truyện Tuy nhiên, sau khi phân loại,

luận văn không tiến hành khảo sát tắt cả lớp từ ngữ và câu văn tồn tại trong truyện cực ngắn mà chỉ tìm hiểu những lớp từ ngữ và câu văn làm nên nét đặc trưng về ngôn ngữ

của thể truyện so với các thể loại văn học khác đương thời

2.1 Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong truyện cực ngắn 2.1.1 Cách sử dụng từ ngữ khẩu ngữ

Theo Hoàng Phê thì khẩu ngữ được hiểu là “ngôn ngữ nói thông thường, dùng

trong cuộc sống hàng ngày, có điểm phong cách đối lập với phong cách viết" [40,

tr.642] Theo đó, từ ngữ khẩu ngữ là những đơn vị từ vựng đặc trưng cho phong cách

ngôn ngữ nói trong giao tiếp thân tự nhiên hằng ngày, nhất là trong giao tiếp hội

thoại Lớp từ ngữ này khá tự do, đại đa số có gốc thuần Việt; khi sử dụng thì không được trau chuốt, gọt giữa kĩ càng nhưng rất cụ thể, thân mật, gần gũi với đời sống của người lao động Đây cũng chính là đặc điểm nỗi bật của lớp từ ngữ khâu ngữ tiếng

Việt so với các lớp từ ngữ khác

Qua quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu nhằm tìm hiểu những đặc điểm nỗi bật

trong việc sử dụng các lớp từ ngữ trong ngôn ngữ truyện cực ngắn, trên cơ sở so sánh

với hệ thống từ ngữ trong thê loại truyện ngắn và tiêu thuyết, chúng tôi nhận thấy giữa thể loại truyện ngắn, tiêu thuyết và truyện cực ngắn có sự tương đồng nhất định trong

việc sử dụng các lớp từ ngữ, mà điển hình là lớp từ ngữ khẩu ngữ

Truyện ngắn và tiểu thuyết có thể coi là “địa hạt” của lớp từ ngữ khâu ngữ Ở đó, lớp từ ngữ này được các nhà văn khai thác tối đa, triệt để nhằm phục vụ cho những

Trang 35

Ngôn ngữ trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn Sơn Nam luôn đạt độ “căng” về lớp từ ngữ địa phương Nam Bộ, đặc biệt là trong lời thoại nhân vật nhằm khắc họa tính cách, xây dựng mẫu nhân vật điển hình của vùng đồng bằng sông nước

Nam Bộ

Nhà văn Chu Lai lại chú ý khai thác nhóm từ ngữ thông tục, khiếm nhã nơi

ngôn ngữ nhân vật nhằm mục đích khắc họa hình tượng con người với những trần trụi,

khó khăn của cuộc sống trong và sau chiến tranh (như các tiểu thuyết của Chu Lai: “⁄Ín mày đĩ vãng” hay “Ba lần và một lẫn”)

Có thể nói, lớp từ ngữ khẩu ngữ luôn được các nhà văn quan tâm hàng đầu

trong sáng tạo nghệ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu miêu tả sinh động, chân thực, gần gũi nhất đối với đối tượng tiếp nhận Do vậy, không riêng gì truyện ngắn và tiểu thuyết, lớp từ ngữ khẩu ngữ cũng được các tác giả truyện cực ngắn triệt để tận dụng

nhằm phục vụ cho những dụng ý nghệ thuật khác nhau

Qua khảo sát nguồn ngữ liệu trên 206 truyện cực ngắn, chúng tôi nhận thấy lớp

từ ngữ khẩu ngữ trong truyện vô cùng phong phú và đa dạng Chúng tôi tam chia ra 4 nhóm sau:

(1) Các từ xưng hô mang đậm chất khâu ngữ như mdy, tao, thing mat dạy, thằng quỷ, thằng cha đó, thằng trời đánh, thằng ôn dịch, mụ vợ, các mụ ấy

Có 24/206 truyện sử dụng nhóm từ xưng hô này với 96 lượt từ

(2) Các tô hợp láy thường dùng trong giao tiếp hằng ngày: vưi vưi vẻ vẻ, đứng dừng dựng, nho nhe, ốm nheo ốm nhóc, beo béo, quàu quạu, tẩm ngâm tẩm nị ich tha léch trưa trờ trưa trật, lúng la lúng liếng, mỗ hôi mô thế hùng hùng hổ h xác mình xác u, dung dng dung dé, giông giống, vay nóng vay nguội, địa hình

dia thé, dự ăn dự để, sứt càng gây gọng, nhịn ăn nhịn mặc, bóp mâm bóp miệng,

C6 25/206 truyện với §7 lượt từ dùng cách nói trên

(3) Những tiếng chửi: bó mẹ, mẹ kiếp, đếch, đồ chó má, mẹ sự đời, mẹ khi, chó chết các từ chỉ hành động, trạng thái, tính chất mang tính khiếm nhã, thường được

sử dụng trong giao tiếp khâu ngữ như: đẻ, mắt nét, xách đít đi, xù, cho de, đẻ như gà, tí

tổn, rửa đít, bắn bỏ, đái

Trang 36

(4) Các từ ngữ địa phương (chủ yếu là từ ngữ địa phương Nam Bộ): quởn

quởn, một mớ, lụm, ác nhơn, thiệt, má, tui, mit, da, le, chớ, mẫn, mắc công, bịnh

23/206 truyện với 179 lượt từ là từ ngữ địa phương Nam Bộ

Từ đó có thê khẳng định, truyện cực ngắn cũng chú ý khai thác lớp từ ngữ khâu ngữ nhằm tạo nên một ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm, rút ngắn

khoảng cách giữa “truyện” và “chuyện”, tăng tính tự nhiên, tao độ tin cậy khách quan

cho tác phẩm như vai trò của lớp từ khâu ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết

Trong 4 nhóm từ ngữ khâu ngữ trên, nhóm (2) có vị trí xuất hiện nhiều nhất nơi

ngôn ngữ trần thuật của tác giả Mức độ đậm nhạt trong việc sử dụng nhóm từ này sẽ

tùy thuộc rất lớn vào phong cách tác giả Vì thế, chúng tôi tạm thời bỏ qua không nhắc đến nhóm từ này khi phân tích lớp từ ngữ khẩu ngữ trong truyện cực ngắn Còn lại

nhóm từ (1), (3), (4) xuất hiện thường xuyên nhất ở vị trí ngôn ngữ nhân vật, nơi ngôn

ngữ được phong cách hóa cao độ nhất Mức độ sử dụng các nhóm từ này không chỉ phụ thuộc vào phong cách tác giả mà còn tùy thuộc rất lớn vào đặc trưng thể loại Vì

thế, trong từng thể loại, các nhóm từ này sẽ mang những đặc điểm sử dụng khác nhau

- Tân số sử dụng

Do đặc tính ngắn gọn trong hình thức, truyện cực ngắn sử dụng các lớp từ ngữ nói chung, lớp từ ngữ khẩu ngữ nói riêng trong một chừng mực nhất định nhằm đảm bảo tính tiết kiệm về mặt ngôn từ Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không tìm được trong các truyện cực ngắn những tác phẩm đạt độ “căng” trong việc sử dụng lớp

từ ngữ khâu ngữ như trong truyện ngắn và tiểu thuyết Vì thế, không thể so sánh về tần số sử dụng lớp từ ngữ khẩu ngữ giữa truyện cực ngắn và các thê loại khác như truyện ngắn hay tiêu thuyết, vấn đề còn lại ở đây là đặc điểm sử dụng của nó trong từng thể

loại như thế nào

- Đặc điểm sử dụng

+ Lớp từ ngữ khẩu ngữ, đặc biệt là các nhóm từ như từ ngữ địa phương, từ

ngữ tục trong truyện ngắn và tiểu thuyết thường được các nhà văn trao về cho ngôn

ngữ nhân vật nhằm tạo nên những nét đặc thù trong ngôn ngữ nhân vật theo những

hoàn cảnh điền hình, từ đó mà phát hiện bản chất nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm,

Trang 37

Ví dụ

Chu Lai là một trong những tác giả sử dụng khá thường xuyên các từ ngữ tục trong văn chương Số lượng tác phẩm của ông có sử dụng các từ ngữ tục, các tiếng

chửi không phải là ít Có thể kể đến ở đây một vài tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết “Ăn mày dĩ văng” hay “Ba lần và một lần”

Đây là ngôn ngữ của nhân vật Năm Thành trong tiêu thuyết “8ø lần và một

lần”:

“Trai gai di bom hay là trộm cướp, chích choác hả? - Cút ngay, cút! Tit

giờ phút này tao thê là không có thằng con như mày nữa Thà tao nuôi con chó còn biết trung thành hơn chủ Cút! Tao không muốn trông thấy cái khuôn mặt phản trắc, đễu giả của mày nữa ” Anh ta nói với vợ: - Tắt cá chỉ tại cô, một con

đĩgià! Ngày ấy tôi không lôi cô ra khỏi cái vùng nước đái chó ấy thì đời cô bây

giờ đã thành cái xác thối giữa rừng rôi” [VI, tr.327]

Chính việc dụng đắc những từ ngữ tục, những tiếng chửi trong văn chương đã tạo nên những nét rất riêng trong ngôn ngữ truyện của Chu Lai Người đọc nhớ đến nhân vật của ông trước hết là nhớ đến những từ ngữ mà tác giả đã trao cho nhân vật Các từ ngữ tục, các tiếng chửi trong trường hợp này có vai trò quan trọng trong việc khắc họa một cách chính xác nhất tính cách nhân vật trong những hoàn cảnh nhất định

Chính điều này đã làm nên phong cách tác giả

+ Vị trí xuất hiện của từ ngữ khâu ngữ chủ yếu thuộc về ngôn ngữ nhân vật, nơi ngôn ngữ được cá tính hóa cao độ nhất Nhưng chúng tôi nhận thấy do đặc trưng

thể loại, đa số

:ác nhân vật trong truyện cực ngắn đều là những nhân vật bị “mờ” về lí

lịch, thường không tên, không thành phần xuất thân, đặc biệt tính cách tâm lí bị tụt

xuống hàng thứ yếu Nhân vật trong truyện cực ngắn chỉ xuất hiện như một khoảnh khắc nhất định của tâm trạng, là cái nền để từ đó truyện cực ngắn còn được gọi là truyện Vì thế ngôn ngữ nhân vật trong truyện cực ngắn cũng không được phong cách hóa như ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn và tiêu thuyết, nên lớp từ ngữ khâu ngữ trong truyện cực ngắn dẫu có tồn tại trong ngôn ngữ nhân vật cũng không đảm nhiệm

chức năng nói trên

Trang 38

- Ngôn ngữ của nhân vật “đại gia” trong “Buin déu via hé” cia Đỗ Doan Phương: “Bà này phục vụ như cái 1 ” [XVI tr.19]

—> Ngôn ngữ không “tương thích” với vẻ bề ngoài lịch sự của nhân vật

- Hay ngôn ngữ của nhân vật “Ông già Vân Kiều” trong Ong Vam Géc - Nguyễn Lưu: “Đỗ chó má vô ơn! Động đến ông ấy, tao giết mày” [LX, tr.7§]

—> Ngơn ngữ nhân vật không “giúp” người đọc đoán định được “lai lịch” của nhân vật

“Truyện cực ngắn cũng không có quá nhiều lời thoại nhân vật Điều này cho thấy

trong truyện cực ngắn, cái mà người đọc quan tâm không phải là tính cách và ngôn

ngữ nhân vật, mà chính là điều được nói đến phía sau các sự kiện, hiện tượng Truyện

không chú tâm đến xây dựng tính cách nhân vật điển hình thông qua ngôn ngữ

Ở những tác phẩm có tồn tại phát ngôn trực tiếp nhân vật, lời thoại nhân vật

cũng chiếm rất ít trong tác phẩm (thường là vài câu), các câu thoại cũng không có khả năng khái quát được tính cách nhân vật Vì thế, lớp từ ngữ khâu ngữ có tồn tại nơi

ngôn ngữ nhân vật trong truyện cực ngắn cũng không nhằm mục đích xây dựng tính cách nhân vật như trong truyện ngắn và tiểu thuyết Chang han: - Ngôn ngữ của nhân vật “Ông Tư” trong Viên ngọc ẩn - Xuân Đình: “Mẹ kiếp! Nắng dữ! Suốt ba tháng liền chẳng một giọt mưa Cứ cái kiểu này thì làm ăn mẹ gi đây!" [LX tr.120] ~ Ngôn ngữ của nhân vật “Thằng hát rong” trong “7hằng há: rong” của Quỳnh ” [XIV, tr.206] - Ngôn ngữ của nhân vật “hắn Trang: “Hôm nay là ngày chó chết!

trong “Né tinh qué” - DS Trong Khoi: “Me

kiếp Con người sống với nhau một nhà còn đều như nữa là Gã định nói “đễu như

chó” song thấy con chó đen nhìn mình âu yếm nên đành nín lời " [XIV, tr.119]

- Ngôn ngữ của nhân vật “người đàn ông” trong “Sến!” - Đỗ Dỗn Hồng:

“Người đàn ông đối ẩm không dé cho bạn rượu tự ngắt lời mình nữa, anh chề môi

.Mày sến b mẹ Thôi quên đi, đời là " [XVI, tr.111]

—> Các nhân vật không tên, tuôi, địa vị, thành phần xuất thân do đó ngôn ngữ

Trang 39

nhân vật X trong tác phâm Y của nhà văn Z như ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn

và tiêu thuyết mà là ngôn ngữ chung của mọi tầng lớp người trong xã hội Người đọc

nhận ra tính quen thuộc trong những ngôn từ rất đổi bình thường đó Cái còn lại trong lòng độc giả chính là những ý tưởng luôn tiếp diễn trong thì hiện tại qua những câu từ như được “kể” lại

Do tính chất thể loại, truyện cực ngắn sử dụng một số lượng hợp lí các nhóm từ thuộc lớp từ ngữ khâu ngữ Qua đó mà người đọc không chỉ thấy được cách trần thuật tự nhiên, chân thực, rút ngắn được khoảng cách giữa văn chương và cuộc sống mà còn có thể phần nào nhận diện được ngôn ngữ giao tiếp của con người ngày nay, một vấn

đề có tính chất văn hóa thời đại: văn hóa ứng xử của con người trong xã hội hiện đại

Đó chính là chức năng mà các từ khâu ngữ trong truyện cực ngắn đảm nhiệm

2.1.2 Cách sử dụng từ ngữ vay mượn

Cũng như các thể loại văn học khác cùng thời, truyện cực ngắn sử dụng khá

nhiều lớp ngôn từ vay mượn trong nhiều ngôn ngữ, bằng nhiều phương thức khác

nhau, đặc biệt là lớp từ ngữ được vay mượn từ trong tiếng Anh

Qua khảo sát 206 truyện cực ngắn, có 34/206 truyện sử dụng lớp từ này với 74 lượt Chúng tôi tạm chia ra 3 nhóm từ sau:

(1) Các từ dùng để chỉ các khái niệm mới thuộc các lĩnh vực văn hóa, xã hội,

truyền hình, giải trí, y té nhu VIP, gen, sida, blogger, hotgirt

(2) Cac tir ding dé goi tén cac san phim ciia thi ky thuat sé: sim, smartphone,

internet, webcam, blog, email, facebook, show, chat

(3) Các danh từ và động từ được mượn nguyên dạng từ trong tiếng Anh, dùng

để thay thế cho các danh từ, động từ đã có trong tiếng Việt khi giao tiếp: sorzy, show,

up, down, comment, google, make up, gallery:

Xét về hình thức, nhóm từ (1) va (2) thường là danh từ, động từ

Khi sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt, nhóm từ này sẽ được giữ nguyên dạng, kết hợp với một từ trong tiếng Việt để tạo nên những danh ngữ trong tiếng Việt như:

chiếc smariphone, đoạn chai, những email, cải webcam, ông bạn FB, mì up, phòng VIP, phong business lounge, céc gallery

Trang 40

- Chỉ những khái niệm, hiện tượng xuất hiện trong xã hội do du nhập từ bên

ngoài vào (thường là phương Tây) Có thể coi đây là sự lấp đầy các khoảng trống từ vựng trong tiếng Việt

Ví dụ, xét những từ được in đậm trong các đoạn văn sau:

“Rồi chị giật mình nhớ ra điện thoại của chị kết nối với mail riêng và

facebook, chi can nhấp một cái là vào được ngay Thôi rồi, phen này bao nhiêu

“ruột gan ” của chị xem như phơi bày trước mắt anh Anh sẽ thông kê được chị

có bao nhiêu người bạn thuộc dạng “đặc biệt ", sẽ đọc tuốt tuột những đoạn chat

đưa đây hay những email lơi la bong diva của một người xem viết lách như một ngh tay trái, xem chuyện “say nắng” như nguồn cảm hứng sáng tạo, xem chuyện đôi khi “ngoài chồng ngoài vợ” một chút cũng chẳng sao ” [XVI, trl2] “Nhớ hồi mới “bỏ mẹ” xuống thành pi nghiệp, chị chỉ ao ước ở nhà

có điện thoại, để tối tối chị được ôm máy tỉ tê với mẹ Rôi khi điện thoại tràn lan,

internet rẻ như bèo, chị lại nghĩ hôm nào lắp internet, cài thêm mấy cdi webcam

ở nhà, cả trong phòng khách lẫn trong bếp, để ngôi ở đâu chị cũng có thể

nhập vào đó quan sát căn nhà thân yêu của mình ở quê và có thẻ nhìn thái

dang lụi cụi nấu nướng hay xem tivi” [XVII, tr.28 ]

—> Mail; facebook, internet, webcam : tên gọi các thiết bị, công nghệ, các

trang mạng xã hội

~ Thay thế những từ đã có trong tiếng Việt do xu hướng xã hội hóa và quốc tế

hóa

Vi du, xét các từ in đậm trong các đoạn văn sau:

“Phòng VIP là nơi có thứ đỏ ăn dở tệ, và những hành khách u uất, thâm trầm ”

[XVI, tr56]

“Đứng ngoài cửa, tần ngắn liếc vào phòng business lounge, cai bung déi meo vì 12 tiếng liên tục chưa ăn đẩy hắn bước chân vào " [XVI, tr.56],

— VIP (very important person) = Khách hàng thân thiết

Ngày đăng: 20/10/2022, 13:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w