1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Quá trình phát triển quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam từ năm 1992 đến nay

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình phát triển quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam từ năm 1992 đến nay
Tác giả Kim Min Chul
Người hướng dẫn Pham Quang Minh, GS.TS
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 24,65 MB

Nội dung

phan vào hòa bình, ôn định của thế giới nói chung và khu vực CATBD nói riêng.Nghiên cứu về sự vận động giữa quan hệ Hàn Quốc — Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự phá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIM MIN CHULQUA TRINH PHAT TRIEN QUAN HE HAN QUOC - VIỆT NAM

TU NAM 1992 DEN NAY

LUAN VAN THAC Si VIET NAM HOC

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIM MIN CHULQUA TRINH PHAT TRIEN QUAN HE HAN QUOC - VIỆT NAM

TU NAM 1992 DEN NAY

Chuyén nganh: Viét Nam Hoc

Mã số: 8310630.01Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHAM QUANG MINH

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

MỤC LLỤC - 5255222 2EE 2E E21211271211711211211 2112111121111 1

DANH MỤC CAC TU VIET TAT cecsescssececsececseceesecsesecerssceesecsesecsesacarencaeeess 3 952710257 :::1I LÔ 4

1 Lí do chọn để tài -:- 5-5522 +EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1211211 1121k rk 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿- 2+<+x+EE£EEtEEEEEE2EE221221 212 crkrki 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CUU -. 5 +55 + *+s£++svsseeeeessss 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2- 2 2 2+Eecx+E++EzEerxered 10

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu -2- 2-5 s2 5252252 10

6 Đóng góp của luận VAN - - 1H ng ng ng rry I1

7 Cấu trúc của luận văn -¿-©+¿+++2E2ExtEEEEEEEEEEEkrrrkerkrrrrees 11 CHƯƠNG 1: NHUNG NHÂN TO TÁC ĐỘNG TOI QUA TRINH PHÁT

TRIEN MOI QUAN HE HAN QUOC - VIET NAM -2- 13

1.1 Nhân tố bên ngoài . - 2-52 SE 2121215212112 re, 131.1.1 Bối cảnh thé giới -2- ©2552 ©522E£+EEEEEEEEEEEEEEEEE2E121121 21k crke 131.1.2 Bối cảnh khu VỰC - - 2-5-6 SSk‡ESEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrkerkekrree 151.2 Nhân tố bên trong -¿ + 2++£++E+Ek+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerkee 17

1.2.1 Về phía Hàn Quốc - 2 2 2+E+EE+EE£EEEEEEEE2EE2EEEEEEEkrrkerkee 17 1.2.2 Về phía Việt Nam - ¿2252 22EE2EEEEESEEEEEEEE211211221 2112121 cxe 26 1.3 Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trước năm 1992 + s+c++¿ 32 CHƯƠNG 2: QUAN HE HAN QUOC - VIỆT NAM (1992 — 2022): NHÌN

TU CAC LĨNH VUC HOP TAC + k+St+E‡E‡EEEEEEEESEvrkerkerkerxree 37

2.1 Quan hệ Ngoai Ø1aO - - Án SH nh TH gu TH HH 37

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2001 - - 2s s+sez+sece2 372.1.2 Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 20009 2-5 ++sec+xerzxeree 422.1.3 Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022 - + +ce+xerzxerez 47

Trang 4

2.2 Quan hệ kinh tẾ - - + St ‡EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkrkerkrkrrke 60

2.2.1 Quan hệ thương mại - - - - 3323323 E**EESEEEeereeereeerrreerre 60

2.2.2 Đầu tư trực tiẾp - ¿52+ EEE111211121121121121E 11111 xe 62

2.2.3 Viện trợ phát triỂn -¿- 2-2 ++©E+EE+EEEE2EE2EE2EEEEEerkrrkervee 64 2.2.4 Hợp tác xuất khẩu lao động 2-2-2 ++E+zEzEe+xezrzred 66 2.2.5 Hợp tác phát triển du lich we.ceecceccecsscsseessessessessessessessessssssessessesseeseeaee 67

2.3 Hợp tác văn hóa, 2180 ỤC - G11 ng nry 69 2.3.1 Hợp tác văn hóa - cà vn TH Hung ghi nh Hy 69 2.3.2 Hợp tác GIAO dỤC Gà HH HH HH gu ng nh Hy 70 2.4 Hợp tác khoa học - công nghé _ - - 55+ +svseseerske 72

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIA QUAN HỆ HAN QUỐC - VIỆT NAM, DU BAO TRIEN VỌNG VÀ KHUYEN NGHỊ CHÍNH SÁCH - 75

3.1 Đánh giá 55c 2c 2 22x 2 2212211221211 re 75 3.1.1 Thanh CONG oo 75

E1 77

3.2 Triển vọng quan hệ giữa hai nước -¿- 2 + x+x+zxzxezrezrsrred 793.3 Đề xuất, khuyến nghị cho quan hệ giữa hai nước - 83KẾT LUẬN woeccecccccccscssscsscsecessscevsscstsucessucsesucsesassesassucarsusassucatsucansucatsesatensaveees 93

TÀI LIEU THAM KHAO - 2-6 + k‡SE‡EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerrervee 96

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

| APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á —

Thái Bình Dương

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 ASIAD Đại hội thê thao Châu Á

4 CATBD Châu Á Thái Bình Dương

5 CNXH Chủ nghĩa xã hội

6 DCSVN Dang cộng san Việt Nam

7 DBA Dong Bac A

8 DNA Dong Nam A

9 FTA Hiệp định thương mại tu do

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài Bán đảo Triều Tiên (gồm Hàn Quốc và Bắc Hàn) và Việt Nam tuy khác

nhau về địa lý, thê chế chính trị cũng như ý thức hệ nhưng lại có rất nhiều nét

tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa Cả hai quốc gia đều trải qua thời

kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái thiết lập, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cónhiều khó khăn, thách thức

Với vị trí nằm tiếp giáp với Trung Quốc, suốt chiều dài lịch sử phát triển,

cả hai luôn ở trong tình thế có quan hệ căng thăng với quốc gia này Lịch sửđau thương của hai nước trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1989) là

đều bị chia cắt làm hai miền (Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt ở vĩ tuyến 38, Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17) Nhờ đó, cả hai nước luôn luôn có ý chí quyết

tâm vượt qua nỗi đau của quá khứ dé tiến tới bình thường hóa quan hệ Đếnngày 22 tháng 12 năm 1992, Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoạigiao chính thức Thậm chí, quyết định đó diễn ra trước khi Hoa Kỳ và Việt Nambình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995 Điều đó cho thấy ý thức hệ,

sự khác biệt về hệ thống chính trị và các rào cản quan hệ quốc tế khác cũng

không thé ngăn cản hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau Trường hợp của Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy trong bối cảnh quốc tế mới, các nước có

thể gạt bỏ bắt đồng, thậm chí là xung đột trong quá khứ, đặt lợi ích dân tộc,

quốc gia lên trên hết và phát triển quan hệ với nhau theo kiêu "chuyền thù thành

bạn, khép lại quá khứ và hướng tới tương lai".

Sau gần 30 năm xây dựng và nỗ lực phan dau không ngừng nghỉ, đến nayquan hệ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã thành công tốtđẹp và rực rỡ, không chỉ đem lại những thành quả tốt đẹp trên mọi lĩnh vực,

đặc biệt là vê kinh tê va dem lại phon vinh cho nhân dân hai nước mà còn góp

Trang 7

phan vào hòa bình, ôn định của thế giới nói chung và khu vực CATBD nói riêng.

Nghiên cứu về sự vận động giữa quan hệ Hàn Quốc — Việt Nam đóng vai

trò quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của hai nước trên tất cả các lĩnh

vực từ kinh tế cho đến chính trị, văn hóa, xã hội ; đồng thời góp phần nâng cao vị thế của hai nước trong khu vực và trên thế giới Hàn Quốc đã hỗ trợ tích cực Việt Nam trong quá trình tái thiết và xây dựng đất nước, đồng thời giúp

Việt Nam hội nhập nhanh chóng với môi trường quốc tế Quan hệ ngoại giaovới Hàn Quốc ngày càng được Chính phủ Việt Nam coi trọng, bởi vậy nghiêncứu về mối quan hệ này cảng có giá trị thực tiễn hơn Kết quả nghiên cứu sẽgiúp hai bên gia tăng hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng tầm mối quan hệ song

phương trong tương lai.

Từ những nội dung trên, tác giả cho răng cần phải đây mạnh nghiên cứu về

mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc — Việt Nam dé có cái nhìn hệ thống, toàn

diện về quá trình cũng như những thành tựu đạt được của mối quan hệ hữu nghị

nay Tác giả mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân giúp hai nước vượt quacác trở ngại, khó khăn dé làm nên kỳ tích trong quan hệ song phương và từ đóđưa ra một số dự báo về quan hệ giữa hai nước trong những thập kỷ tiếp theo

Với tất cả lí do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề “Quá trình pháttriển quan hệ ngoại giao Hàn Quốc — Việt Nam từ năm 1992 đến nay” làm

dé tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềViệc nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Han Quốc - Việt Nam đã được bắt

đầu từ vài thập kỷ trước và những nghiên cứu này phát triển mạnh từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

2.1 Tình hình nghiên cứu tại Hàn Quốc

Trước năm 1992, ở Hàn Quốc đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vềquan hệ Hàn Quốc - Việt Nam như Ahn Byung-chan (sP3z}) với bài báo <w] =9},

Trang 8

£= | WJEY> (Vietnam, Vietnam today) trên Hankyoreh (#!212|+l#) vào năm 1989; bài báo “#&-t|E E† t% 2141.” (South Korea - Vietnam Memorandum for the Economic Cooperation) đăng trên Bao Kyunghyang (424! 2) vào 8/9/1989 hay

“HI% 3 ls} #Z& 421.” (Promoting Diplomatic Ties with the Three Countries in

Indochina) đăng tải trên Dong-A Ibo (¢°+2 =) vào 9/4/1990; một loạt bài báo đăng trên Kinh tế mỗi ngày (*I$!⁄42)) như “= 33} da & (#2.” (Diplomatic Ties with Vietnam in the Early Next Year) vào 12/10/1990; “‡# - HlEy #Zzñ¿ +1.” (Denial of the Diplomatic Ties Between South Korea and Vietnam) dang vao

10/2/1991; “wl E43} 4 PY ©m 41.” (Promoting Diplomatic Ties with Vietnam in

this Year) dang vao 26/3/1991

Giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới sự kiện chuẩn bị thiết lập quan hệ

ngoại giao chính thức vào năm 1992 với một loạt bai báo đăng trên Hankyoreh

(£t24zl¿1lE#) như “tsa +a sO HEY AS] OF AMY Sol AB” (Refusal of

Vietnam’s Hope to Diplomatic Ties with South Korea due to the US Request) vào 4/1992 ; “HỊ=†mt +a 4E.” (Considering the Diplomatic Relations with Vietnam) vào 17/4/1992; “‡t-HỊ=‡ # +i.” (Korea - Vietnam Diplomatic Ties Emergent) vào 19/4/1993; “gtz.HỊ=3‡ +i 9|n|, Aes Yaz 2 a.” (The Meaning of the Korea - Vietnam Diplomatic Ties, Opening of the Real Economic Relationship) vao 20/12/1992

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992, mối quan hệgiữa hai quốc gia càng được quan tâm nghiên cứu Một số công trình tiêu biểu

có thé điểm tên như luận văn thạc sĩ trường Dai học Kyunghee “w|=<v}sJ

he] Ws ala} Sst] =9} ©m,” (Vietnam’s Open - door Policy and Diplomatic

Ties Between South Korea and Vietnam) cua Pham Viét Hung vao nam 2000; Jung Jae-hoon (4#) với nghiên cứu “st-H#ES, M22 Sera A|HIS Sct.” (Korea-

Vietnam opens a New Partner Era) vào năm 2009; Chun Chae-sung (41 2| 23)

Trang 9

với nghiên cứu “» ?- 432] *;w†4 ala} #28 4.” (The Northward Policy of the Roh Tae - woo“s Government and Diplomatic Ties with the Communist Bloc) vào năm 2010; Kim Seok-woo (z2}*#) với bai “št-w]Ew} al 20 Fo] A” (Dedicated to the 20th Anniversary of Korea - Vietnam Diplomatic Relations) vao 2012; Park Joon - Woo voi bai “South Korea and Vietnam: Bilateral Relations.” vào 2013; Jo Dong-yoon and Cha Ji-hyun (28%, *+4|&) với bài

“HEC oa Sze SHS Pot MSAY, 1975-1980.” (The Signaling Game

Between the Republic of Korea and Vietnam on the Repatriation of the Prisoned / Detained Diplomats, 1975-1980) vao 2014; Tran Thoai Nha Dan voi

luận văn thạc sỹ Dai học Quốc gia Seoul “1992 vì g!.w]=w} 4s} Hus] 4 n3 e]

dị ý! a.” (A Research on the Internal and External Background of the

Korean-Vietnamese Normalization in 1992) vao 2017

Trong số đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Lee Han-woo (¢]@-3-) va cộng

sự được đặc biệt chú ý Năm 2015, Lee Han - woo và Bùi Thế Cường công bố

nghiên cứu: “South Korea - Vietnam Relations for 20 Years, 1992 - 2012: Development Process and Direction of Cooperation” Năm 2020, Lee Han -

woo công bố bài nghiên cứu “Road to Normalization between South Korea

and Vietnam: Factors and Policy - making Process” Nghiên cứu này tập trung

nghiên cứu về quá trình tiến tới bình thường hoa quan hệ giữa Han Quốc và Việt Nam như thế nào dựa trên việc phân tích các yếu tố cũng như việc hoạch

định các chính sách của chính phủ hai nước trước và sau chiến tranh lạnh

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Hàn Quốc đã bắt đầu từ những năm 1960khi mà Hàn Quốc lập được kỳ tích sông Hàn Cu thé là năm 1964, tác giả Nhất

Phiến có bài viết “Nhìn sang nước bạn: phát triển kinh tế tại Đại Hàn” trên tỉnh

thần học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc Hay năm 1970,phòng thương mại và công kỹ nghệ Sài Gòn cũng có bài nghiên cứu “Té chức

Trang 10

ngày đại Hàn tại Sài Gòn” Tuy nhiên, nghiên cứu về Hàn Quốc và ngoại giaoViệt Nam — Hàn Quốc phát triển mạnh từ những năm 1990, đặc biệt là từ khihai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 Có nhiều công trình, luận án,luận văn nghiên cứu về quan hệ Việt - Hàn như các công trình nghiên cứu của

tác giả Ngô Xuân Bình như Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI năm 1999; Han Quốc trên đường phát triển năm 2000; Cải tổ cơ cấu tài chính Hàn Quốc sau

khủng hoảng năm 2004; Hợp tác kinh tế Việt Nam — Hàn Quốc trong bối cảnh

hội nhập Đông A của Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Binh và Sung — Yeal Koo năm 2005; Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam

— Hàn Quốc của Nguyễn Hoàng Giáp năm 2009 Đáng chú ý là công trình

nghiên cứu về “Quan hệ Việt Nam — Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”của tác giả Ngô Xuân Bình; Việt Nam — Hàn Quốc 25 năm hợp tác phát triển

(1992 -2017) và triển vọng đến năm 2022 của PGS.TS Nguyễn Xuân Lan; Quan

hệ Việt Nam — Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát trién đến năm

2020 của Nguyễn Hoàng Giáp — Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Văn Duong; Lê

Dũng với nghiên cứu quan hệ Việt Nam — Hàn Quốc: Điểm qua những con số

và sự kiện quan trọng năm 2004; Quan hệ kinh tế Việt Nam — Hàn Quốc: 15năm hop tác và phát triển của Trần Quang Minh năm 2007

Trong số học giả hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam, Park Nowan Nguyên Đại sứ của Hàn Quốc tại Việt Nam - là một trong những học giả quan

-tâm nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Hàn Quốc Trong số nhiều nghiên cứu được công bó, nổi bật nhất là Luận án Tiến sĩ “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc — Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản

trị toàn cầu trong thé kỷ XXI Nghiên cứu của tác giả tập trung vào quan hệViệt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực chính trị và quân sự, cụ thể về quan hệ ViệtNam - Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh lạnh, sự thay đôi về mặt chính sách củahai quốc gia trong bối cảnh có những biến động lớn

Trang 11

Nhìn chung, các công trình công bố đã phân tích về các giai đoạn phát triểnquan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, nêu ra những thành tựu màhai nước đã đạt được trên các lĩnh vực cũng như đưa ra những dự báo về triển

vọng của hai nước trong tương lai Tuy nhiên, trong số đó, vẫn chưa có nhiều

công trình nghiên cứu cụ thé về quá trình hai nước khắc phục những đau thương

trong lịch sử đề tiến tới bình thường hóa quan hệ và đã thiết lập được mối quan

hệ ngoại giao tốt đẹp hơn so với những nước khác Luận văn hướng tới đi sâu

nghiên cứu van đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Mục đích chính của luận văn nay là nhằm tìm hiểu bối cảnh thiết lập quan

hệ ngoại giao giữa hai nước và đánh giá quá trình phát triển quan hệ ngoại giao

giữa hai nước qua các mốc lịch sử quan trọng từ khi thiết lập quan hệ chính thức năm 1992 đến nay Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số khuyến nghị

nhằm góp phan cải thiện quan hệ giữa hai nước, gia tăng hiểu biết lẫn nhau,giúp nâng tầm quan hệ song phương trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ

Luận văn có ba nhiệm vụ chính như sau:

Thứ nhất, luận văn tóm lược bối cảnh hai nước thiết lập quan hệ vào năm

1992 trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực cũng như phân

tích các chính sách đối nội, đối ngoại của hai nước.

Thứ 2, luận văn tập trung phân tích quá trình phát triển quan hệ ngoại giao

Hàn Quốc — Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1992 đến nay cụ thé là ba giai đoạn: từ năm 1992 đến năm 2001; từ năm 2002 đến năm 2009 và từ năm 2010

đến năm 2022

Thứ 3, trên cơ sở đánh giá những thanh công và hạn chế của mối quan hệ

Han Quoc — Việt Nam, luận văn đưa ra một sô khuyên nghị nhăm giúp cho

Trang 12

quan hệ giữa hai nước phát triển hơn trong tương lai.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn đó là quá trình phát triển của

quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2022.

Trong đó, luận văn sẽ trình bày những vấn đề như bối cảnh lịch sử, những yếu

tố tác động của khu vực và quốc tế, các chính sách đối nội, đối ngoại của hai

nước, các thành tựu cũng như một số hạn chế trong các lĩnh vực và cuối cùng

là triển vọng, khuyến nghị cho quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trong tương lai

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu quá trình phát triển quan hệHàn Quốc - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2022

Về không gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ ngoại giao song phương ở

Hàn Quốc và Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế.

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc — Việt Nam được hình thành và pháttriển trong nhiều thập kỷ, do đó luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

liên ngành trong khoa học xã hội phương pháp nghiên cứu lịch sử và các

phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế dé làm rõ các nhân tố tác động đếnviệc hình thành và phát triển mối quan hệ giữa hai nước Phương pháp cụ thénhư sau:

- Phương pháp tổng hợp: Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn

trang web, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về Hàn Quốc và Việt Nam;

các bài báo cáo, nghiên cứu thống kê từ các Viện nghiên cứu Han Quốc,

- Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả sẽ tập trung phân tích, tổng hợp các

bảng sô liệu, biêu đô có liên quan đên các hoạt động hợp tác của Việt Nan

-10

Trang 13

Hàn Quốc Từ đó, tác giả đưa ra một cái nhìn khách quan nhất về những thành

tựu cũng như những khó khăn đối với hai quốc gia trong tăng cường hợp tác

quốc tế.

- Phương pháp phân tích và đánh giá: Thông qua quá trình thu thập tài liệu từ

nhiều các nguồn khác nhau, tác giả tiến hành phân tích thông tin, phân tích

chính sách nhằm đánh giá nội dung và việc thực thi chính sách liên quan đến

quan hệ song phương.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát tham dự và phương pháp

dự báo.

5.2 Nguồn tài liệu

Luận văn khai thác các nguồn tải liệu:

Tài liệu sơ cấp: các văn bản, hiệp định, tuyên bố, thỏa thuận, phát biểu củalãnh đạo hai nước

Tài liệu thứ cấp: các công trình nghiên cứu gồm sách, bài nghiên cứu, đề tài

nghiên cứu, các tài liệu trên Internet

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là tài liệu tham khảo quý giúp người đọc có thể hiểu được mộtcách cụ thé quá trình thiết lập và chuyển động của quan hệ hai nước theo tiến

trình lịch sử.

Luận văn sẽ rút ra những kinh nghiệm bài học quý cho các nhà hoạch định

chính sách, các nhà ngoại giao góp phần thúc đây quan hệ ngoại giao giữa

hai nước trong tương lai.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những nhân tố tác động tới quá trình phát triển mối quan hệ HànQuốc - Việt Nam

Nội dung chương dé cập khái lược vê một sô nhân tô bên trong và bên ngoai

II

Trang 14

tác động tới quan hệ hai quốc gia, cung cấp những thông tin chung về quan hệHàn Quốc - Việt Nam trước năm 1992

Chương 2: Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam (1992 — 2022): nhìn từ các lĩnh

vực hợp tác

Nội dung chương tập trung đề cập và phân tích các giai đoạn phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn 1992 — 2022 trên các lĩnh vĩnh

hợp tác đa dạng như quan hệ ngoại g1ao, quan hệ thương mại

Chương 3: Đánh giá quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam, dự báo triển vọng vàkhuyến nghị chính sách

Nội dung chương tập trung đánh giá về thành công, hạn chế cũng như dựbáo triển vọng và khuyến nghị chính sách hướng tới sự phát triển quan hệ hợptác bền vững giữa Hàn Quốc - Việt Nam

12

Trang 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG TỚI

QUA TRÌNH PHÁT TRIEN MOI QUAN HE HAN QUOC - VIỆT NAM

Quan hé Han Quéc — Việt Nam được đánh gia là “một hình mẫu thành công dựa trên sự chân thành, tin cậy về chính trị; sự năng động, linh hoạt, bền vững trong hợp tác kinh tế và sự gắn bó sâu sắc trong giao lưu nhân dân”! Nội

dung chương 1 dé cập khái lược về một số nhân tố bên trong và bên ngoài tác

động tới quan hệ hai quốc gia, cung cấp những thông tin chung về quan hệ Hàn

Quốc - Việt Nam trước năm 1992

1.1 Nhân tố bên ngoài

Thứ nhất, trật tự thế giới cũ đã mất đi trong khi trật tự thế giới mới chưa

được hình thành Xét về tương quan sức mạnh thì Mỹ và các nước phương Tây

giành chiến thắng và với tham vọng trở thành bá chủ thế giới, Mỹ muốn đơn

phương thiết lập một trật tự thế giới mới đơn cực do Mỹ “lãnh đạo” theo cách

áp đặt, phô trương sức mạnh Tuy nhiên, các nước lớn khác trên thé giới cũng

muốn tranh giành quyền lực và muốn bảo vệ tham vọng cũng như quyền lợicủa mình nên không dễ chấp nhận một thế giới như thế Do đó, cuộc tranh giành

quyên lực, địa vị trên thế giới van đang diễn ra quyết liệt.

Thứ hai, sau Chiến tranh Lạnh, xu thế toàn cầu hóa, liên kết, hội nhập quốc

! Trích dẫn từ bài phát biểu của ba Võ Thị Anh Xuân - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại Lễ kỷ niệm

30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tô chức

vào 20/12/2022.

13

Trang 16

tế ngày càng trở nên mạnh mẽ Bản thân các nước lớn cũng có xu hướng điềuchỉnh quan hệ theo chiều hướng từ đối đầu sang đối thoại, tránh xung đột trực

tiếp dé tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ đi lên mạnh mẽ cũng như dé họ có thé xây dựng cho mình một vị thế thuận lợi trong trật tự thế giới

mới.

Thứ ba, sau khi Chiến tranh Lạnh chấm ditt, những nước theo kiểu kinh tế

kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, trong đó có Việt Nam, đang từng

bước chuyền sang quá trình xây dựng kinh tế thị trường, phù hợp với thực tếcủa mỗi nước đồng thời đưa ra những định hướng phát triển riêng cho đất nướcmình Như vậy có thé thay rằng kinh tế thị trường đã trở thành kiêu mẫu chungcho quá trình phát triển kinh tế của đa số các quốc gia trên thế giới lúc đó Vàviệc theo xu hướng kinh tế thị trường không chi góp phần vào việc thúc day

quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế mà nó còn trở thành một xu hướng cần thiết cho hầu hết các nước trên thé giới Đó là lí do sau Chiến tranh Lạnh, hầu hết các quốc gia đều nỗ lực điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh

tế làm nhiệm vụ trọng tâm trong quan hệ quốc tế Từ đó dẫn đến một thực tếrằng các nước vừa đây mạnh mở rộng hợp tác vừa phải cạnh tranh nhau do chế

độ chính trị và xã hội khác nhau Các mô hình, các diễn đàn hợp tác kinh té,

các hiệp định thương mai tự do (FTA) song phương, đa phương, trong khu vực,

và trên toàn thế giới được hình thành và thu hút ngày càng nhiều nước tham gia

trở thành thành viên Ví dụ, sự ra đời của Liên minh châu Âu EU vào ngày 1/11/1993 đã ảnh hưởng rat lớn trên toàn thế giới, giúp các nước hiểu ra chỉ có hợp tác xuyên quốc gia, đa quốc gia mới mang lại sự phồn thịnh và 6n định.

Thứ tu, mặc dù hòa bình thế giới đã được củng cố và cải thiện, nguy cơ xảy

ra chiến tranh thế giới đã bị day lùi, các nước đều đang hướng tới hòa bình và

ôn định nhưng an ninh ở nhiều khu vực van bi đe dọa và thường xảy ra những

cuộc nội chiên, xung đột do ton tại những mâu thuần về sac tộc, tôn giáo, tranh

14

Trang 17

chấp lãnh thổ Và van đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, phức taphơn, khó giải quyết hơn khi mà ở một số khu vực chủ nghĩa li khai, chủ nghĩakhủng bố ngày càng lan rộng đe dọa an ninh, hòa bình thé giới.

Như vậy, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trên khắp thế giới đã diễn ra

những thay đổi to lớn tác động mạnh mẽ đến xu hướng và sự phát triển của các

quốc gia Tuy còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng tình hình thế giới

sau Chiến tranh Lạnh đã tạo ra những thuận lợi và cơ hội dé các quốc gia cùngnhau hop tác phát triển hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình, ồn định vathịnh vượng trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam

1.1.2 Bối cảnh khu vựcHàn Quốc và Việt Nam đều thuộc khu vực CATBD nên những biến đổi củatình hình khu vực và thế giới cũng có những ảnh hưởng, tác động đến Hàn

Quốc và Việt Nam Nếu như trước chiến tranh, hầu hết các nước trong khu vực này đều xây dựng và phát triển kinh tế dựa vào sự bảo hộ, viện trợ của các nước lớn thì từ sau Chiến tranh Lạnh, do ảnh hưởng của tình hình thế giới mà tình

hình khu vực cũng có những thay đôi lớn cụ thể như sau:

Thứ nhất, cũng như tình hình chung của thế gidi, sau Chién tranh Lanh, xuthé hòa hoãn, hợp tac cùng nhau phát triển là xu thé quan trọng va cần thiếttrong quan hệ quốc tế tại khu vực CATBD Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra

cơ hội hòa bình và ôn định cho khu vực và an ninh của mỗi quốc gia đều phụ

thuộc vào an ninh chung của khu vực và thế giới Nên các nước đã hiểu ra rằng

muốn phát triển ôn định và bền vững thì chỉ có một con đường duy nhất đó là

các quốc gia trong khu vực phải cùng nhau hop tác, cùng nhau phát trién.

Thứ hai, sau Chiến tranh Lạnh, các nước trong khu vực đều đưa ra mục tiêuquan trọng hàng đầu là khôi phục và phát triển kinh tế Ngay cả các nước đangphát triển như Việt Nam cũng điều chỉnh chính sách kinh tế của mình theo xu

hướng hội nhập, mở cửa, tang cường xuât khâu, tăng cường hợp tác nước ngoài

15

Trang 18

dé thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lí, công

nghệ kĩ thuật sản xuất tiên tién của các nước phát triển trong khu vực và trên

thé giới Cho nên, dé làm được điều đó thì các nước phải bỏ qua những tranh chấp, bất đồng và thay vào đó là sự thỏa hiệp, hợp tác phát triển.

Thứ ba, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ đang diễn ra nhanh chóng cùng với sức ép và sự cạnh tranh của các khu

vực kinh tế khác trên thế giới mà khu vực CATBD đã nhanh chóng trở thành

một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới với sự hình thành của khốikinh tế trong khu vực như NIEs, ASEAN, APEC cũng như nổi lên những

quốc gia có sức tăng trưởng nhanh chóng có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực

như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan

Bên cạnh những tác động tích cực đó thì tình hình khu vực này cũng ton tại

nhiều van đề phức tạp Những mâu thuẫn cũ chưa được giải quyết triệt dé thì

những mâu thuẫn mới lại nổi lên Đặc biệt là tại một số nước châu A đã xảy ra

những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thé, các phong trào li khai với

những hành động khủng bố dã man như giữa An Độ va Pakistan hoặc ở Sri

Lanka, Philippines, Indonesia

Như vậy, có thể nói từ sau Chiến tranh Lạnh, thế giới và khu vực đang trảiqua một thời kỳ có nhiều biến động hết sức nhanh chóng, phức tạp và khólường Các nước lớn điều chỉnh chiến lược vừa hợp tác, thỏa hiệp vừa cạnhtranh, kiềm chế lẫn nhau, quyết liệt giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phứctạp tại nhiều khu vực và nhiều nước Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc

tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động canthiệp, lật đồ, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên diễn ra dưới nhữnghình thức mới, gay gắt hơn Trong bối cảnh đó, sự hợp tác cùng nhau phát trién,cùng nhau có lợi đồng thời cùng có trách nhiệm giải quyết những vấn đề chungtrong khu vực và trên thế giới đã trở thành những yếu tổ tích cực, cần thiết giúp

16

Trang 19

các nước có xu thế chuyên từ đối đầu sang đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác Ngoài

việc đây mạnh xu thế đa phương hóa và dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế, các

nước cũng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, ngăn ngừa những hành

vi áp đặt và can thiệp của các các nước lớn, đồng thời các nước tận dụng cơ hội

dé triển khai hiệu quả chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dang hóa, tranh

thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển Đây cũng là xu hướng chung của Hàn Quốc và Việt Nam.

1.2 Nhân tố bên trongNhư đã trình bày ở trên, với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, trật tự hai

cực Liên Xô — Mỹ bi phá vỡ đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới trong quan hệ

quốc tế, thời kỳ mà sự phân chia ảnh hưởng khu vực và thế giới được xác lậpchủ yếu từ cạnh tranh kinh tế không phải chạy đua vũ trang Trong bối cảnh đó,

nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực bao gồm cả Hàn Quốc và Việt Nam đều đã phải tích cực điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại dé phù hợp với cục điện mới của thế giới nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

1.2.1 Về phía Hàn QuốcGiống như Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên cũng bị tàn phá nặng nề bởichiến tranh trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản (1910 — 1945) và trong cuộcnội chiến từ năm 1950 đến năm 1953 Sau khi chiến tranh giữa hai miền NamBắc kết thúc vào năm 1953 thì có thể nói Hàn Quốc là một trong những quốcgia nghèo nhất thế gidi VỚI nền nông nghiệp lạc hậu và cơ sở hạ tầng thiếu hụtnghiêm trọng Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một quốc gia có rất ít tài nguyên thiênnhiên nhưng với sự trỗi dậy thần kì về tốc độ phát triển kinh tế từ năm 1960 đãtạo nên kì tích và đã khiến thế giới kinh ngạc Dé có được những kì tích ấy lànhờ Hàn Quốc có những sự thay đổi lớn trong các chính sách phát triển kinh tế,

xã hội cũng như đưa ra những thay đổi bước ngoặt trong chính sách ngoại giao

a Chính sách doi nội

17

Trang 20

- Về lĩnh vực kinh tế xã hội:

Từ khi được thành lập cho đến nay, chính phủ Hàn Quốc đã cam kết đitheo đường lối dân chủ và theo đuổi một nền kinh tế thị trường theo kiểuphương Tây Chính phủ đã sớm nhận thức được toàn cầu hóa là một xu thế tất

yếu trong vận động phát triển của thế giới hiện nay và nếu không mở cửa thì

nền kinh tế sẽ bị cô lập và bị tụt hậu

Khác với mô hình tăng trưởng kinh tế do nhà nước chỉ đạo trong những

thập kỷ trước, từ những năm đầu thập niên 90, các nhà lãnh đạo đã thực hiệnchính sách toàn cầu hóa đây mạnh kinh tế thị trường Cụ thể: Chính sách toàn

cầu hóa được khởi xướng từ thời Tổng thống Kim Young-sam vào những năm

đầu thập niên 90 với những nguyên tắc cơ bản là đảm bảo cho người dân cómột mức sống tối thiểu; gắn liền phúc lợi với năng suất; nâng cao ý thức cộng

đồng và giá trị gia đình; nâng cao hiệu lực việc quản lý phúc lợi; tạo sự ôn định

và an toàn xã hội Đó cũng là lí do tại sao Hàn Quốc thay đổi chiến lược sản

xuất từ phục vụ thị trường nội địa, hạn chế nhập khẩu chuyền sang sản xuất dé

phát triển, đây mạnh ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất Chínhquyền dưới thời Tổng thống Kim đã nỗ lực cải cách chính phủ và nền kinh tếtrên diện rộng nhằm nới lỏng các quy định trong nước và bộ luật lao động,khuyến khích đầu tư nước ngoài và thúc đầy cạnh tranh Một trong những hànhđộng đầu tiên của chính phủ là bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng - cũng

chính là một phần trong nỗ lực cải tô Chaebol’, khuyén khich ho canh tranh

hon trong nên kinh tế toàn cau Day cũng là điều trái ngược với mô hình tăng trưởng kinh tế do nhà nước chỉ đạo trong những thập kỷ trước Những biện pháp cải cách này được tiễn hành suôn sẻ đã giúp đất nước thoát khỏi hiểm họa

xảy ra các cuộc chính biến, nhận thức rõ tầm quan trọng của nền kinh tế minhbạch, xây dựng nén đạo đức công vụ, và thúc đây cuộc chiến chống tham nhũng

? Chaebol (AH#!) - chỉ các tập đoàn lớn — được coi là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc

18

Trang 21

Đến năm 1998, đáp lại cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính, chính quyền

Tổng thống Kim Dae-jung đã tiến hành những cuộc cải cách mạnh mẽ nhằmtái cầu trúc nền kinh tế như giảm bớt những ưu đãi cho các Chaebol; sửa đôi

đạo luật tiêu chuẩn lao động nhằm tạo ra các thỏa thuận dé khiến doanh nghiệp, lao động và chính phủ cùng hợp tác giải quyết các vấn đề tài chính của đất nước; tăng cường sự minh bạch về tài chính, xây dựng các chế độ phúc lợi xã hội đương đại ở Hàn Quốc như cam kết tăng cường và mở rộng phạm vi bảo

hiểm thất nghiệp

Thời kì tổng thống Roh Moo-hyun, nội các muốn biến Hàn Quốc thànhmột trung tâm kinh doanh ở Đông Bắc Á, mở rộng phúc lợi xã hội, theo đuổi

"4 nhăm giúp đỡ các khu vực kém phát triên, xóa

"phát triển quốc gia cân bằng

bỏ tham nhũng, cải cách hệ thống giáo dục và thuế, cải cách lao động và quan

hệ quản lý, cải cách phương tiện thông tin đại chúng.

Với chính sách kinh tế vi mô MBnomics đưới thời tông thống Lee Myung—

bak với các mục tiêu như: tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong thời gian nhiệm kỳ của ông, tăng trưởng GDP hằng năm đạt 40.000 USD/người? và biến Hàn Quốc

thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới nhằm mang lại sức sống mới cho kinh tếHàn Quốc giúp nhân dân sung túc, xã hội thân thiện và quốc gia vững mạnh.Chính phủ thời kì này đưa ra những kế hoạch thực hiện theo một chiến lượcthực dụng, thân thiết với thị trường, đó là kinh tế thị trường thông minh, chủnghĩa kinh nghiệm thực dụng, chủ nghĩa dân chủ tích cực.

Tiếp tục các chính sách từ các nhiệm kì trước, dưới thời tong thống Moon Jae-in cũng tiếp tục chống tham nhũng, cải cách Chaebol Đặc biệt là "Hội nghị

chiến lược chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 2.0" với "Chính sách kinh

3 22, SSM (2015), 9|£t?|7|9| SAAS: 199714 9|£†2I7|9‡ ANS SHO] MANAGES SYLS, r#HI^S|9I 44) A252 M13 (2015 9), p.61

‘HS SAE 2J412|3I9|8I$| (2008), 2-04 21M 7] MBS 32H#lã4IS† 7E 8"

http://archives.knowhow.or.kr/m/policy/report/view/17614?cId=769 [truy cập 23/11/2022]

19

Trang 22

tế mới phiên bản Hàn Quốc 2.0” được nâng cấp với trọng tâm là đây mạnh đầu tưvào con người, giải tỏa tình trạng bất bình đăng và cách biệt giữa các tầng lớp Cácgói kích thích tài chính cũng được đưa ra với tong trị giá hơn 10 nghìn tỷ Won(khoảng hơn 10 tỷ đô la Mỹ) dé hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp và bảo vệ cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa Mục tiêu dé ra là tạo ra 810.000 việc làm trong khu vực công thông qua việc tăng thuế tài sản và đồng thời cũng sẽ cho tiến hành cải cách toàn bộ nền kinh tế Những chính sách này đã trở thành hướng đi chung được toàn thế giới theo đuôi và tiếp tục được duy trì đưới thời tân tổng

thống Yoon Suk-yeo nhưng ông tập trung hon vao chính sách thúc đây tăngtrưởng kinh tế và tạo việc làm do thị trường dẫn dắt; cắt giảm các quy định vớidoanh nghiệp; giảm thuế bất động sản; xây dựng nhà ở giá rẻ cho thanh niêntrong độ tuổi từ 20 đến 30

- Về lĩnh vực giáo dục

Nhận thấy giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền

kinh tế tri thức nên Hàn Quốc phát động hàng loạt chương trình nhằm cải cách,

nâng cao kinh tế tri thức Năm 1948, ngay sau khi nhà nước Đại Hàn dân quốc

được thành lập, chính phủ bắt đầu xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại Từ đóđến nay, quốc gia đã tiễn hành 7 lần cải cách giáo dục Ngay từ những thời kìdau khôi phục lai đất nước, trên tivi chỉ có hai chương trình là “day làm người”

và “day làm ăn” Điều đó cho thấy giáo dục là một trong những quốc sách của

Hàn Quốc Mục tiêu chính của cải cách giáo dục hiện nay là nhằm xây dựng

một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời để trở

thành những người có đủ tri thức, năng lực đáp ứng những đòi hỏi của xã hội

thông tin và toàn cầu hoá

Dé dat được mục tiêu trên, phương hướng của cải cách giáo dục được xác

5 Moon Jae-in, tân tổng thống của Dai Hàn Dân Quốc, https://korea.net.vn, [truy cập 24/05/2022]

20

Trang 23

định là: chuyền từ nền giáo dục lấy trung tâm là thầy sang nền giáo dục mới laytrung tâm là trò; chuyên từ giáo dục đồng bộ sang giáo dục đa dạng hoá, đặctrưng hoá; chuyền từ quản lý giáo dục trên cơ sở quy chế, mệnh lệnh sang quản

ly giáo dục trên nền tảng tự giác và trách nhiệm; chuyền từ giáo dục bắt buộc

sang giáo dục tự do, bình dang va cân đối; chuyển từ giáo dục truyền thống sang giáo dục mở thông qua mạng thông tin, số hoá; hướng tới xây dựng một

nên giáo dục chất lượng cao Đặc biệt, cải cách nhấn mạnh đến việc đào tao kỹ

năng nghề nghiệp và giảm chi phí dao tạo đáp ứng yêu cầu của giai đoạn côngnghiệp hóa Ngoài ra, Hàn Quốc còn thực hiện triết lý “bắt kịp” để đảm bảochất lượng giáo dục của minh bắt kịp với những sự phát triển khoa học, côngnghệ, kinh tế trên thế giới Trong thời kỳ kinh tế tri thức, Hàn Quốc thực hiệngiải pháp phát triển ngành nghề đòi hỏi chất xám cao đề bắt kịp thời đại nhằmphát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật Đồng thời với những chiến lược đôi mới

trên, Hàn Quốc còn chú trọng đến xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo và phát triển hệ thống kiểm định giáo dục độc lập để đánh giá

chính xác trình độ, tay nghề của sinh viên và chất lượng của cơ sở dao tạo madựa vào đó xây dựng các giải pháp phù hợp trình độ quốc tế như các chươngtrình World Class University (Đại học đăng cấp thế giới), Humanity Korea

(Hàn Quốc nhân văn), Social Science Korea (khoa học xã hội Han Quốc, V.V.

đã được triển khai từ đầu năm 2000 và đã đem lại nhiều thành tựu đáng né hay

quỹ hoc bổng nha nước mà chính quyền Lee Myung-bak thành lập với dich vu cho vay dé giúp các sinh viên khó khăn nộp học phí” Chiến dịch thu trước — trả sau này vẫn là chiến dịch mà hiện nay chính phủ Hàn Quốc vẫn đang khuyến

khích.

Theo phương hướng trên, hiện nay Hàn Quốc vẫn đang trên đường tiến

5 Lee Myung-bak, Chính sách Giáo dục-Đào tạo, https://vi.wikipedia.org [truy cập ngày 2/6/2022].

21

Trang 24

hành cải cách cả về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục, hệ thống quản lý

giáo dục, đồng thời sửa đổi các điều luật liên quan đến giáo dục cũng như thay

đổi cả ý thức và quan niệm về giáo dục trong toan thé nhân dân

- Về an ninh quốc phòng

Do vẫn còn tồn tại những bat ôn và căng thang trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời để nâng cao vị thế quốc phòng của mình trong khu vực và trên thế giới mà Hàn Quốc cũng tập trung xây dựng, củng cố, cải cách một nền quốc

phòng vững mạnh Kế hoạch cải cách quốc phòng của Hàn Quốc với nhữngmục tiêu cụ thé như: xây dựng một quân đội nhỏ nhưng mạnh; xây dựng mộtđội quân chiến đấu có khả năng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống:tăng cường kỹ năng chiến dau và tinh thần chiến dau của quân nhân thông quaviệc cải thiện đời sống; tăng cường khả năng chiến đấu chống lại sự thâm nhập

và gây han cục bộ của bên ngoài; tăng cường các năng lực cơ bản dé chuẩn bị cho việc chuyên giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến Đồng thời, Bộ quốc

phòng Hàn Quốc cũng dang day mạnh các biện pháp dé tăng cường hiệu qua

trong công tác quản lý quốc phòng như việc vận hành nhóm tăng cường hiệu

quả ngân sách quốc phòng Trong cải cách quốc phòng phải nói đến “cải cáchquốc phòng 2.0" dưới thời tổng thống Moon Jae In vào tháng 7/2018 với thamvọng là tái cau trúc và hiện đại hóa quân đội để sớm đưa đất nước trở thànhquốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng hang dau thé giới”

- Về lĩnh vực khoa học - công nghệ Nói đến sự phát triển than kỳ “kỳ tích sông Hàn” không thé không nói đến sự phát triển của khoa học — công nghệ Là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nên Hàn Quốc đã nhanh

"Cải cách quốc phòng 2.0" - Tham vọng của Tổng thống Moon Jae-in,

https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su [truy cập 05/06/2022]

22

Trang 25

chóng bước vào đội ngũ các nước phát triển Các chính sách khoa học - công

nghệ chuyên trong tâm và tập trung vào phát triển kỹ thuật, công nghệ mới nhưcông nghiệp IT, chất bán dẫn, thông tin truyền thông, năng lượng hạt nhân,

công nghệ vũ trụ, hải dương Hiện nay, Hàn Quốc bước vào cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư với trọng tâm là mạng Internet vạn vật (IOT) hướng tới

mục tiêu xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp Hàn Quốc bắt kịp xu

thế công nghiệp mới Đề thực hiện được điều này, chính phủ đã đưa ra môt số

phương hướng, đối sách cụ thé là: lập kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ

song hành với kế hoạch phát triển kinh tế; liên tục đổi mới hệ thống tăng trưởng

và chính sách bồi dưỡng năng lực kỹ thuật và công nghệ theo từng giai đoạnphát triển của nền kinh tế; phát trién khoa học - công nghệ là yếu tô co bản nhấtquyết định thành công của chiến lược quốc gia hướng về xuất khâu Nhờ những

đối sách đó mà Hàn Quốc đã tạo ra được các cuộc bứt phá về công nghệ có thé đuôi kịp các nước phương Tây trong nhiều lĩnh vực.

Nói cách khác, Hàn Quốc có được sức mạnh quốc gia tương đối cao đứng

trong hàng ngũ các nền kinh tế mới nổi và phát triển G20 và OECD3 Điều đó

là nhờ Hàn Quốc nắm giữ vi trí địa chiến lược ở khu vực ĐBA, nhờ chú trọngnâng cao năng lực nghiên cứu phát triển kinh tế quốc gia và nhờ sự trưởngthành của các doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực ICT ở Hàn Quốc.Cùng với việc đảo tạo nguồn nhân lực cao cấp, có tiềm lực quốc phòng vững

chắc, Hàn Quốc đã không ngừng thúc day lan tỏa mạnh mẽ làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên thế giới Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc qua các thời kỳ đã xây dựng quyết tâm chính trị nhằm đưa đất nước vươn ra thế giới, tiễn tới tự định danh và được công nhận vị thế quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế.

b Chính sách đối ngoại

Từ khi thành lập đến nay, chính phủ đã cam kết đi theo đường lối dân chủ

8 OECD: Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế.

23

Trang 26

và theo đuôi một nền kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây Nhưng xét vềlĩnh vực đối ngoại thì các quan hệ quốc tế của Hàn Quốc đã trải qua những thay

đồi rất lớn.

Nếu như từ năm 1953 trở về trước, do chịu sự ràng buộc, can thiệp của

Mỹ, do những kí ức đau thương khi bị Nhật đô hộ và chiến tranh hai miền mà Hàn Quốc đã duy trì đường lỗi đối ngoại mang tính tiêu cực, ngả theo một cực chủ yếu thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và đồng minh, những nước phương

Tây ủng hộ nền dân chủ của Hàn Quốc đồng thời bày tỏ quan điểm cứng ranvới các nước láng giềng và các nước trong khu vực, đặc biệt là với Bắc Hàn.Tuy nhiên, từ thập niên 70 đến cuối thập niên 80 của thé ky XX, chính sách đốingoại của Hàn Quốc đã bước sang giai đoạn mới Nhờ sự lớn mạnh về kinh tế,Hàn Quốc bước đầu có quan hệ bình dang với Mỹ và mong muốn theo đuôi

chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ hơn Đường lối đa nguyên hóa đối ngoại,

gạt bỏ những kí ức đau thương của chiến tranh để mở cửa với các nước, đặc biệt là các nước XHCN đã được khởi xướng từ thời tổng thống Park Chung- hee và được kế thừa, phát huy qua các nhiệm kì Tổng thống sau đó.

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình trong khu vực vàtrên thế giới đã chuyển hướng từ đối đầu sang đối thoại, hòa hoãn, hòa dịu đãthôi thúc Hàn Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại, đưa ra những chính sáchđối ngoại mới thức thời, mềm déo và linh hoạt dé nhanh chóng cân bang và đa

dạng hóa các mối quan hệ quốc tế Đó là “chính sách ngoại giao phương Bắc”?

10

và “chính sách hướng Nam” wu tiên cải thiện, mở rộng va tang cường quan

hệ ngoại giao với Bac Hàn và các nước đông minh của Bac Hàn, các nước trong

° Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/ [truy cập 07/08/2022]

!0 Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/ [truy cập 07/08/2022]

24

Trang 27

khối ASEAN trong đó có Việt Nam.

Việc Hàn Quốc lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô(30/9/1990), với Trung Quốc (24/8/1992), với Việt Nam (22/12/1992) và một

số nước XHCN khác cũng như việc tích cực tham gia vào các diễn đàn, các tổ

chức hợp tác trong khu vực ASEAN đã chứng minh cho khát khao hòa bình,

mong muốn gắn kết trong chính sách ngoại giao hướng Bắc và hướng Nam của

Hàn Quốc Thật ra chủ trương “đi đường vòng” này của Hàn Quốc là từng bước

tạo lập mối quan hệ mới với Bắc Hàn nhằm mục đích hướng tới việc tái thống

nhất hai miền Nam Bắc, góp phan cải thiện, ôn định an ninh khu vực và trên

thế giới Có thể nói đây là bước đột phá lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc kề từ sau Chiến tranh Lạnh bởi vì nó phan ánh day đủ, chính xác

tính chất “toàn cầu” trong chiến lược ngoại giao mới của Hàn Quốc

Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên của LHQ cho đến nay, Hàn Quốc ngày càng tăng cường vị thế của mình trong khu vực và trên quốc tế, tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động ngoại giao đa phương trong cộng đồng quốc tế Ví dụ như thực hiện sứ mệnh ngăn chặn xung đột và gìn giữ hòa bình,

các cuộc hội đàm về giải trừ quân bị, bảo vệ môi trường, các dự án phát triển

và bảo vệ nhân quyên

Tuy nhiên, cho đến nay tình hình an ninh, chính trị ở khu vực ĐBA vẫndiễn biến phức tạp với những xung đột khó lường Những nỗ lực ngoại giaogan kết hòa bình hai miền Nam Bắc của Hàn Quốc vẫn khó đi đến kết thúc tốtđẹp vì những mối đe dọa vũ khí hạt nhân và những vụ phóng tên lửa đạn đạo

của Bắc Hàn Hàn Quốc luôn kêu gọi Bắc Hàn kiềm chế hành động quân sự khiêu khích và thay vào đó là sử dụng chính sách đối thoại Do những bat ôn

về chính trị với Bắc Hàn như vậy mà trong các chính sách ngoại giao đa phươngcủa mình thì Hàn Quốc vẫn đưa ra lập trường ngoại giao cứng rắn trong vấn đềBac Han.

25

Trang 28

Xét về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc có thể thấy, với tư cách một

nước NIC, có lợi ích chiến lược ở hầu khắp các nước trong khu vực, Hàn Quốc

đã và đang cô gắng khôi phục vị thế, vai trò, ảnh hưởng của mình trên trường

quốc tẾ, xác lập quan hệ chiến lược với các nước chủ chốt trong đó phải nói đến Việt Nam.

1.2.2 Về phía Việt Nam

Từ khi bước vào công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, nhờ những quan

điểm, đường lối chiến lược đúng đắn sáng suốt của ĐCSVN về chính sách đốinội, đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực,đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Vậy chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Namnhư thế nào?

a Chính sách đối nội

Từ sau khi đổi mới, những quan điểm, đường lối chiến lược của DCSVN

về cơ bản vẫn dựa trên những quan điểm, đường lối chiến lược ban đầu của thời kỳ đổi mới và ngày càng được phát triển, hoàn thiện dé phù hợp với yêu cầu cũng như sự vận động của khu vực và thế giới Cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam luôn xác định xây dựng và phát triển đất nước theođịnh hướng XHCN nhất quán dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN Đó là một xã hội:

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; một xã hội của dân, do

nhân dân làm chủ và vì dân, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng

sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp; có văn hóa tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đăng, đoàn

kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân va vì nhân dân do DCS lãnh đạo, có quan

hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế gidi.”!!

Thứ hai, tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo của DCSVN, không thực hiện

!! Văn kiện đại hội VI của DCSVN, https://quochoi.vn [truy cập 25/06/2022].

26

Trang 29

đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập Trong thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn xác địnhDCSVN van là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động

và của dân tộc Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển đất

nước theo định hướng XHCN.

Thứ ba, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong Đảng, đồng thời là cơ sở để xây dựng hệ tư tưởng của toàn

xã hội.

Thứ tư, lực lượng vũ trang bao gồm quân đội nhân dân Việt Nam và công

an nhân dân Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối

của ĐCSVN.

Có thé khang định, những van dé nói trên là cốt lõi của những quan điểm,đường lối chiến lược của DCSVN, đồng thời cũng là những phương châm có

tính nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình đôi mới, nhưng mỗi giai đoạn lại được

phát triển, hoàn thiện kịp thời dé giải quyết những nhiệm vu mới trước những

cơ hội và thách thức mới.

b Chính sách đối ngoại

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện thế giới diễn ra những chuyênbiến mạnh mẽ và có tác động lớn đến chiến lược đối ngoại của các nước trênthé giới Với trường hợp của Việt Nam, đường lối đối ngoại được thé hiện rõqua các nghị quyết của ĐCSVN qua các thời kì

Sau khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đưa ra chính sách đối

ngoại đó là: ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phan dau

giữ vững hoa bình ở Đông Dương, góp phan tích cực giữ vững hoà bình ở DNA

và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô

và các nước trong cộng đồng XHCN, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho

sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phan tích cực

vào cuộc đâu tranh chung của nhân dân thê giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,

27

Trang 30

dân chủ và CNXH.

Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã ban hànhnghị quyết số 8A tháng 3 năm 1990, Việt Nam đưa ra nhiệm vụ cấp bách trongviệc mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm “thêm ban, bớt thù”!?

Bước vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chế độ chính trị, xã hội thay đôi

do sự sụp đồ của Liên Xô Trong hoàn cảnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), DCSVN xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ôn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng

va bảo vệ Tổ quéc!’

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của DCSVN năm 1996,DCSVN tiép tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đaphương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn

là bạn của tat cả các nước trong cộng đồng thé giới, phan đấu vì hòa bình, độc

lập và phát triển Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ đối ngoại của Việt

Nam diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp với nhiều cơ hội nhưng cũng không

ít thách thức Trong bối cảnh đó, tháng 4/2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX của ĐCSVN họp và nhận định “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tincậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phan dau vì hòa bình, độc lập vaphát triển”14

!2 Hoang Trường Giang (2021), “Gia trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Dang Cộng

sản Việt Nam trong lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, dao hiện nay”

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuK HCN/Attachments/3 13576/CVv355S3192021049.pdf [truy cập

Trang 31

Đại hội X vẫn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợptác và phát triển, với chính sách đối ngoại rộng mở theo tỉnh thần đa phương

hóa, đa dang hóa quan hệ quốc tế dé đưa các quan hệ quốc tế đã thiết lập đi vào

chiều sâu, ôn định và bền vững; đồng thời mở rộng công tác đối ngoại nhândân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.

Tháng 1/2011, Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XI dé ra nhiệm vụ chủ

yếu về đối ngoại từ năm 2011 đến năm 2015 là “mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” 5.

Trong Đại hội XII, ĐCSVN tiếp tục khẳng định phương châm và định

hướng lớn của hoạt động đối ngoại là “Da dạng hóa, đa phương hóa trong quan

hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy

và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”

Đại hội XIII đề ra chủ trương, định hướng đối ngoại đó là “xây đựng nền

ngoại giao toàn diện, hiện dai với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà

nước và đối ngoại nhân dan”'® Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Nhìn lại thực tiễn đường lối đối ngoại của DCSVN trong 35 năm từ khi đổimới đến nay, chúng ta có thê thấy Việt Nam đã nỗ lực phát huy tư duy đốingoại rộng mở thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội

nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam nhấn mạnh chủ trương mở

rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh

thd, các trung tâm chính tri kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé, không can

'S Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2011, tr.189.

'6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia

Sự thật, Hà Nội, 2021, t 1, tr 162

29

Trang 32

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ

lực, bình dang va cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bang

thương lượng hòa bình Đây cũng chính là tư tưởng chỉ đạo cơ bản và xuyên

suốt trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam Đường lối đó đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực

và trên thế giới Cũng từ đường lối đúng đăn đó, Việt Nam đã tham gia tích

cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, đưa các quan hệ quốc tế đã đượcthiết lập đi vào chiều sâu, ôn định, bền vững, đồng thời hội nhập sâu hơn vàđầy đủ hơn vào các thê chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương

Có thê thay rang, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực CATBD đã

chứng kiến những thay đổi to lớn, mang tính bước ngoặt trong việc định hìnhcục điện mới Trong bối cảnh đó, việc xác lập, nâng cao vị thế quốc gia có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển của đất nước

Đó cũng là lí do Hàn Quốc bình thường hóa quan hệ, thúc day hợp tác chuyền sang quan hệ đa phương với các nước có chế độ chính trị khác nhau trong đó

có Việt Nam Hàn Quốc đã sớm nhận thức rõ, trong xu thế phát triển của thếgiới hiện nay, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu; nếu tách rời nó thì trước sau

sẽ bị tụt hậu, cô lập với thé giới Từ những năm đầu thập niên 90, dé thực hiện

chiến lược “Toàn cầu hóa”, Hàn Quốc đã triển khai chính sách “hướng Nam”,phát triển mạnh mẽ các quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vựcCATBD, đặc biệt là các nước ASEAN Trong đó, Han Quốc coi Việt Nam là

đối tác trọng tâm trong việc thực hiện chính sách hướng Nam của mình Hơn nữa, trong bối cảnh Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang đến những bat

lợi cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc, tranh chấp thươngmại Nhật - Hàn đe dọa nỗ lực thúc đây đa dạng hóa thị trường xuất khẩuASEAN, trong đó có Việt Nam - một thị trường năng động, nhiều tiềm năng

30

Trang 33

phát triển Thị trường này không chỉ giúp Hàn Quốc giảm sự phụ thuộc kinh tếvào Mỹ, Nhật và Trung Quốc, truyền động lực mới cho sự phát triển kinh tếcủa Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mà còngiúp Hàn Quốc trong việc xử lý các vấn đề chính trị trong khu vực và quốc tế,

trong đó có vấn đề bán đảo Triều Tiên Hàn Quốc đã sớm nhận rõ, Việt Nam có

vị trí địa chiến lược sẽ trở thành “cầu nối” kinh tế - văn hóa giữa khu vực Đông

A va DNA, giữa Hàn Quốc với khu vực DNA và bán đảo Đông Dương cho nên

việc bình thường hóa quan hệ, thúc đây hợp tác với Việt Nam là một trongnhững chiến lược trọng tâm của chính phủ Hơn nữa, các chuyên gia kinh tếcủa Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá thì nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn,phát triển ôn định, tham gia nhiều các FTA, các bộ, ngành, địa phương quantâm Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư sản

xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Cũng như Hàn Quốc, Việt Nam nhận thay mở cửa hội nhập kinh tế là điều

kiện tiên quyết giúp đất nước phát triển Do đó, từ khi bước vào công cuộc đôi

mới, cải cách kinh tế năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành

tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực nhờ vào chuyên đôi mô hình kinh tế từtập trung kế hoạch hóa sang nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp mới nhưHàn Quốc, Đài Loan, Singapore Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu

hóa, hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhằm góp phần xây dựng, phát triển đất nước đồng thời nâng cao vị thé trong khu vực và trên

thế giới ĐCSVN “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đaphương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâurộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,

ồn định, không ngừng nâng cao vị thé, uy tín quốc tế của Việt Nam Da phương

31

Trang 34

hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường,một đối tác Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu

cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ

dé bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các

cam kết quốc tế Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộtrình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai

đoạn”, Việt Nam là đất nước có vi trí địa chiến lược trong khu vực, cũng là

đất nước giàu tiềm năng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồnlao động trẻ dồi dào với chi phí rẻ Day là cơ hội cho Việt Nam thu hút dòng

đầu tư từ nước ngoài Tuy nhiên, Việt Nam lại thiếu vốn và công nghệ nên rất

cần sự hỗ trợ về vốn và công nghệ Là một thành viên tích cực trong khốiASEAN, Việt Nam cũng theo đuổi chính sách “ngoại giao cân bằng nước lớn”nên khi Hàn Quốc triển khai “chính sách hướng Nam” mới, Việt Nam nhận

thấy đây là cơ hội có lợi cho sự phát triển lâu dai của ASEAN cũng như cho Việt Nam Việt Nam rất hoan nghênh, ủng hộ “chính sách hướng Nam” mới của Hàn Quốc và đã triển khai hợp tác với Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực nhằm

thu hút vốn đầu tư và công nghệ Hơn nữa, động cơ tăng cường quan hệ vớiASEAN của Hàn Quốc rất đơn giản, đơn thuần chỉ tập trung chủ yếu vào kinh

tế chứ không có ý định tranh giành quyền chủ đạo ở khu vực nên đã dé dàng

tạo được sự thân thiện với các nước DNA, trong đó có Việt Nam.

Sự kiện Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ là phù hợp với tiễn trình vận động của bối cảnh quốc tế và khu vực, và quan trọng nhất đó là sự nỗ lực thay đổi đường lối chiến lược, gạt bỏ quá khứ, gat bỏ những khác biệt về chính trị của bản thân mỗi nước dé tiến tới bình thường hóa quan hệ với nhau, cùng

giúp đỡ nhau phát triển

1.3 Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam trước năm 1992

'7 Báo cáo chính trị Đại hội XIII của ĐCSVN, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn [truy cập 26/02/2022]

32

Trang 35

Trước tiên, chúng ta cần đi tìm hiểu nguồn gốc cũng như sự vận động củaquan hệ hai nước trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm1992.

Do có nhiều nét tương đồng về địa lý, văn hóa, lịch sử mà ngay từ thời xa xưa Hàn Quốc và Việt Nam đã tiến lại gần nhau Cụ thé, dấu mốc quan hệ đầu tiên của hai dân tộc đã được xác lập vào thé ky XII — XIII khi Ly Duong Côn

và Lý Long Tường, hoàng tử họ Lý của Đại Việt chạy sang Cao Ly định cư ởphía Nam và cho đến nay có khoảng hơn 200 gia đình đang cư trú tại HànQuốc!3

Vào thời kỳ trung đại, sứ thần Mạc Đĩnh Chi của Đại Việt được sứ thần

Cao Ly coi trọng mời sang Cao Ly va ga cháu gái cho Day cũng là sự kiện có

ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ hai nước'?

Bối cảnh lịch sử chung của hai dân tộc là đều chịu chung cảnh mất nước,

những nhà yêu nước của hai dân tộc đã hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong công

cuộc giải phóng dân tộc nhưng từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào tháng 8 năm 1945, cả hai dân tộc bi chia cắt làm hai miền do chiến lược toan

cầu hóa của Mỹ nên quan hệ giữa hai quốc gia trong thời gian này chủ yếu làquan hệ giữa Đại Hàn Dân Quốc và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn

Trong thời gian chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1964 - 1973), Hàn Quốc

đã gửi hơn 325.000 quân nhân tới Nam Việt Nam tham chiến với tư cách là

đồng minh của Hoa Kỳ”? Trong thời gian này, Hàn Quốc chỉ có quan hệ kinh

tế, chính trị với phía miền Nam Việt Nam thôi Những người đứng đầu nhà

nước Hàn Quốc và chính phủ miền Nam thường xuyên thăm viếng, phối hợp

'8 hai dòng họ Lý vượt biên tới Triều Tiên thế ki 12 — 13,

Trang 36

chính sách và cùng hành động Ngoài ra, hai bên còn tô chức hội nghị giữa các

giới chức cao cấp đề tăng cường hợp tác về kinh tế.

Sau khi Việt Nam được thống nhất hoàn toàn năm 1975 và trở thành nướcCHXHCNVN, Hàn Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với nước

CHXHCNVN do chính sách bao vây, cam vận của Mỹ Vào đầu năm 1980, khi

Mỹ nới lỏng chính sách cấm vận, mối quan hệ nay đã dan được cải thiện đáng

kể, hàng hóa của Việt Nam vào Hàn Quốc thời bấy giờ là gạo và lúa Mặc dù

quan hệ giữa hai chính phủ bị gián đoạn và tưởng như bị đóng băng nhưng từ

năm 1975 đến năm 1982, hai nước bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân quatrung gian là Hồng Kông, Nhật Bản Từ 1983, hai bên bắt đầu có quan hệ buônbán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ Đến năm 1986, Việt Nam thựchiện chủ trương đổi mới, gạt bỏ quá khứ đau thương và đưa ra nhiều chính sách

thiết thực cũng như tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước Điều này

đã giúp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc bat đầu quay lại Việt Nam “Năm 1986, Hàn Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 20 triệu đô la than đá và nông sản, còn Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 18 triệu đô la các mặt hàng tivi den trăng,

thuốc sát trùng, phân bón ”?! Cũng trong thời gian nay, công ty điện tử SamSung là công ty Hàn Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp

ti vi trang đen Năm 1988, Dong Yang Moolsan đã xuất khâu máy cày, động cơDiesel trị giá khoảng 600 nghìn đô la Mỹ và tiễn hành xây dựng nhà máy tại

Việt Nam dé lắp ráp những máy móc nông co.

Năm 1986, Việt Nam đã gửi đoàn vận động viên sang Han Quốc tham dự

ASIAD Cũng trong năm này, chính phủ Hàn Quốc cho phép doanh nhân của

mình trực tiếp giao dịch với Việt Nam Năm 1988, Việt Nam lại tham gia đại

hội thê thao thế giới tổ chức tại Hàn Quốc Đến năm 1990, sau khi Việt Nam

>! Nguyễn Hoàng Giáp — Nguyễn Thi Qué - Nguyễn Văn Dương: Quan hệ Việt Nam — Hàn Quốc từ năm 1992

đên nay và triên vọng phát triên đên năm 2020, NXB chính trị quôc gia, 2011, tr.57.

34

Trang 37

thực hiện chính sách mở cửa thì mối quan hệ này đã dan tốt hơn Thêm vào đó,

từ thời gian này, Mỹ đã thay đổi chính sách với các nước Đông Dương trong

đó có Việt Nam nên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hai nước có nhữngquan hệ hợp tác mới Tháng 4 và tháng 10 năm 1990, Đại sứ hai nước đã gặpnhau không chính thức ở Bangkok dé bàn về việc đàm phán chính thức dé thiết

lập quan hệ?? Ngày 4/4/1991, Ngoại trưởng Hàn Quốc Lee Sang-ok cùng một

số quan chức Việt Nam đã hội đàm với nhau Cuối cùng, hai bên thỏa thuận

tiếp tục đàm phán thông qua đại sứ quán hai nước ở Bangkok Cuối năm 1991

có hai sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới lập trường của phía Hàn Quốc là TrungQuốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ và Mỹ bắt đầu trao đổi với ViệtNam về việc bình thường hóa quan hệ Những sự kiện ay đã giúp Han Quốc

mạnh dạn hơn trong việc thiết lập quan hệ với nước Việt Nam Cuối tháng 3,

đầu tháng 4/1992 đã diễn ra vòng đàm phán thứ hai ở Hà Nội Hai bên đã có sự

"hiểu biết" về hợp tác kinh tế Việt - Hàn sau khi kiến lập quan hệ chính thức,

mở đường cho việc hai bên đã ký bản ghi nhớ về việc mở văn phòng đại diện

ở thủ đô của nhau”) Nhờ những nỗ lực và kết qua đó mà vào ngày 22/12/1992,

bộ trưởng bộ ngoại giao Lee Sang-ok cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cam kýtuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ Hàn Quốc đã chínhthức kí kết các hiệp ước hợp tác và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ với ViệtNam vào ngày 22/12/1992 và cùng ngày Hàn Quốc khai trương đại sứ quán tại

Hà Nội! Day có thé nói là một sự kiện chính trị quan trọng va là một sự nỗ

lực không ngừng giữa chính phủ hai nước Việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại

giao cũng phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, đó là xu thế chuyên

22 Việt Nam - Hàn Quốc: Từ cựu thù thành đối tác chiến lược, https://tuoitre.vn [truy cập 24/05/2022]

?3 Việt Nam - Hàn Quốc: Từ cựu thù thành đối tác chiến lược, https://tuoitre.vn [truy cập 24/05/2022]

24

Trang 38

từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng nhau phát triển Sau khi thiết lập quan

hệ ngoại giao chính thức thì chính phủ Hàn Quốc ngay sau đó đã cùng với cácdoanh nghiệp trong nước 6 ạt đầu tư vào ha tang giáo dục, hợp tác phát hành,

đầu tư và truyền bá rộng rãi các thé loại phim ảnh, chương trình truyền hình,

âm nhạc vào Việt Nam Vì thế mà ông Nguyễn Mạnh Cầm nguyên Bộ trưởng

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu: “Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước

mới thiết lập quan hệ ngoại giao một thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợptác lại phát triển nhanh như vậy”?

Tiểu kết: Việc bình thường hóa quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam phùhợp với lợi ích kinh tế chung của hai nước và lợi ích địa chính trị quốc tế đanguyên hóa trong sự sụp đồ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các nướcĐông Âu và thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Cả hai quốc gia đã thay đổi chính

sách đối ngoại quyết liệt dé đáp lại những thay đổi trong môi trường quốc tế và khu vực Hàn Quốc tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với các nước XHCN và Việt Nam theo đuổi giữ quan hệ ngoại giao với các nước trong khối tự do Chính sách đối ngoại của hai nước này lựa chọn có khả năng thích nghỉ với tốc độ

thay đôi nhanh chóng môi trường quốc tế cũng như theo đuổi lợi ích quốc gia.Điều quan trọng nhất với hai quốc gia đó là sự đa dạng hóa quan hệ đối ngoại

dé thúc day kinh tế tăng trưởng, thương mại và đầu tư

25 Nguyễn Mạnh Cầm: Quan hệ hữu nghị và hợp tác hướng về tương lai, Đặc san về 5 năm quan hệ ngoại giao

(1992-1997) tr.6

36

Trang 39

CHƯƠNG 2: QUAN HE HAN QUOC - VIỆT NAM (1992 — 2022):

NHÌN TỪ CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC

Như đã đề cập ở chương 1, sau thời ki Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc và

Việt Nam đã vượt lên trên những khó khăn chung, vượt lên từ chính quá khứ

đau thương để thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ ngày 22/12/1992 Mối

quan hệ này đã được nâng cấp trở thành “Đối tác toàn diện” trong thế kỷ 21vào năm 2001, trở thành “Đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009 và không

ngừng được củng có, thúc đây quan hệ hợp tác trên cả bình điện song phương

lẫn đa phương đề hướng tới đối tác chiến lược cấp cao nhất "Đối tác chiến lược

toàn diện" trong năm 2022.

Quan hệ giữa hai nước tính đến thời điểm này đã trải qua 30 năm, trong

đó có 17 năm quan hệ ngoại giao song phương và gần tròn 13 năm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Những thành tựu trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong 30 năm qua rất to lớn trên tất các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính

trị, kinh tế, thương mại Đề hiểu rõ quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao, củng

có, thúc day quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta cing đi tìm hiểu quatrình vận động của quan hệ giữa hai nước qua các giai đoạn từ năm 1992 đếnnăm 2022 trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và văn hóa

2.1 Quan hệ Ngoại giao

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2001

Ké từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến thời điểm trước khi hai nướcnâng thành quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2001, hợp tác chính trị ngoạigiao song phương giữa hai nước không ngừng phát triển với nhiều hình thức,nội dung phong phú, đa dạng, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác

trên mọi lĩnh vực Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đánh dau băng các

37

Trang 40

chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo, chính phủ hai bên.

a Về phía Hàn Quốc Đầu tiên là chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Ngoại giao Han Sung-

Joo vào tháng 5/1994 Hai bên nhận định: tuy các đại lý, văn phòng, các khu xây dựng mới chỉ hoạt động hơn một năm rưỡi nhưng cả hai nước đã trở thành

đối tác tương đối ôn định của nhau, cho nên quy định về thuế cũng sẽ được

thực hiện bình đẳng như người dân trong nước, không trùng lặp trong thu thuế

Với quy định đó, nền tảng hoạt động ở Việt Nam của các doanh nghiệp, công

f5, Hiệp định tránh trùng lặp về thuế khóa đã tạo

ty Hàn Quốc đã được hoàn tá

cơ sở cho các công ty Hàn Quốc về mặt cơ chế đề có thể tích cực hoạt động, đầu tư ở Việt Nam Thông qua tọa đàm, hai bên cũng thỏa thuận về việc kí kết hoạt động về văn hóa hàng năm dé mở rộng một cách sôi động giao lưu về học

thuật, văn hóa, thể thao giữa hai nước Nhân chuyên thăm này, phía Hàn Quốccũng nêu ra các ý kiến của mình về van dé sửa chữa những sai lầm trong quakhứ để cùng nhau phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp Theo Bộ trưởngHan, quan hệ hai nước trong quá khứ có nhiều vết thương nhưng điều quantrọng là phải khắc phục nó, cùng đứng ra phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa

hai bên Ông cũng cảm thấy rất may mắn vì cả hai bên đều đã duy trì và phát trién được môi quan hệ tốt đẹp cùng có lợi cho nhau Ông cũng là lãnh đạo Han Quốc đầu tiên đề cập một cách chính thức với chính phủ Việt Nam về vấn đề tham chiến của quân đội Hàn Quốc ở Việt Nam.

Đặc biệt, trong năm 1996 có 3 chuyến thăm của các lãnh đạo Hàn Quốc

đến Việt Nam, đó là chuyên thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Gong Ro-myong

(tháng 7/1996); chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Kim Soo-han (tháng

26 Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ quan hệ ngoại giao song phương đến quan hệ đối tác hợp tác chiến lược,

quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc.html [truy cap 16/07/2022].

https://dongphuonghoc.org/article/240/quan-he-viet-nam-han-quoc-tu-quan-he-ngoai-giao-song-phuong-den-38

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:21

w