1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Tăng cường, củng cố quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới hiện nay

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Củng cố, Phát triển Quan hệ Việt Nam - Lào trong Điều kiện Mới Hiện Nay
Tác giả Nhâm Thị Lan
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Quốc Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 30,94 MB

Nội dung

Tác giả cho rằng, từ những cơ sở của mối quan hệ đặc biệt, lịch sử đâu tranh cách mạng, những thành tựu của công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ -quốc, hội nhập khu vực và quốc tế của hai nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHÂM THỊ LAN

CỦNG CÓ, PHAT TRIEN QUAN HỆ VIỆT NAM - LAO

TRONG DIEU KIEN MỚI HIỆN NAY

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NHÂM THỊ LAN

CỦNG CÓ, PHÁT TRIEN QUAN HE VIỆT NAM - LAO

TRONG DIEU KIEN MỚI HIỆN NAY

Chuyén nganh: Chinh tri hoc

Mã số: 8310201.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Phạm Quốc Thành

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được

nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Phạm Quốc Thành, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.

Người cam đoan

Nhâm Thị Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học Chính tri, Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS Phạm Quốc Thành — người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như trong

việc hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, những người

luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nhâm Thị Lan

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài - + c2 22x xEE211211271711211 21111111 Exexee 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài - 2-5 +E+SE+EE‡EE2E2E2EEEEEEEEEEEkrrkrrerreei 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - 5+ +ss+++cx+ssssxseexss 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên Cứu - 2-2 2+ s+EE+EE£EE++EE+EEEEEezEE+EEsrkerkerree 10

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn + 5£ +k+SE+E9EE2EE2E2E121112121117111 2111111 re 10

6 Phương pháp nghién CỨU c5 c 2c 313211191191 181151 11111111111 11

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - - 2 2s 2 z+E+E+£zcxzxercrs 11

8 Kết cấu của luận VAN eececssececcssesecscscsececscsesecscsesecevsvsucasseseessvansestsavsecavaveecacees lãi

Chương 1 MỘT SO VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CO PHÁT TRIEN MOI QUAN

HE VIET NAM - LAO TRONG DIEU KIEN MOI usessessessessssssessessessessessessessessesseess 12

1.1 Cơ sở, đặc điểm mối quan hệ Việt Nam — Lào - «5+ ++<x*++sx>++s+ 12 1.1.1 Cơ sở của mối quan hệ Việt Nam - LÀO -.csĂSSssissiesersesseree 12 1.1.2 Đặc điểm moi quan hệ Việt Nam — LÀO -2- 2 2©5++c+++ererererssreei 15 1.2 Củng cé phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào ¿52 22 s2 s2 16

1.2.1 Quan niệm về củng có, phát triên môi quan hệ Việt Nam - Lào trong điểu

8h he 19

1.2.3 Vai trò cing cố phát triển moi quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới 24

1.2.4 Yếu to tác động đến củng có, phát triển moi quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện tmới 2+©25:©5+S+e‡Ex SE EEEEEEE2122212211 71211.211.111 re 29

Tiéu ket CHUONG 0 mtnnnnana ae 43

Chương 2 CUNG CÓ, PHAT TRIEN MOI QUAN HỆ VIỆT NAM — LAO TRONG

DIEU KIỆN MỚI: THỤC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN -ccccccccc 44

2.1 Tình hình quan hệ hợp tác Việt Nam — Lào trong trong các thời kỳ 44

Trang 6

2.1.1 Mối quan hệ Việt Nam - Lào trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc từ cuối thé kỷ XIX đến năm ]975 2: +5£+E+E‡EkÉEEEEEEEEEE1121121111111111 11110.44 2.1.2 Mối quan hệ Việt Nam - Lào trong giai đoạn khôi phục và hàn gắn vết

thương chiến tranh từ năm 1975 đến trước năm 1986 -s+cse©5ze: 46 2.1.3 Mối quan hệ Việt Nam - Lào thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay 48 2.2 Thực trạng củng có, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện

mới và nguyên nhân - - - ¿+ k1 91 1 v19 90H HH Hà HH ng 52

2.2.1 Kết quả dat được trong củng có, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lao

trong điều kiện mới và nguyên nhÂH - 2-5 ©52+S£+EE+EE+EEtEEE+EEeEEerErrserkerreee 52

2.2.2 Hạn chế trong củng cố phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào trong điều

kiện MOI VA NGUYEN NNGN SG HH HH kg rry 63

Tiểu kết CHIƠIg 2 - 5S St EE‡EEEEEEEEEEE1E1111121111 1111111121121 11.1 re 69 Chuong 3 YEU CAU VA GIAI PHAP TIEP TUC CUNG CO PHAT TRIEN MOI

QUAN HỆ VIỆT NAM - LAO TRONG DIEU KIEN MOT eessssssssessesscessessseseessesseeses 71

3.1 Phuong hướng củng cố phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lao trong điều

3.2.1 Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho can bộ, đảng viên

và Nhân dân hai nước, nhất là thé hệ trẻ về vai trò của việc tiếp tục củng có, phát

triển mối quan hệ Viet Nam - LGO cv HH kh 73

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước và

ngoại giao NNGN (ỦẪHA 5 «tt TH HH Hà Hà Hà nh nh ngà 77

3.2.3 Nang cao hiệu quả hop tác toàn điện trên các lĩnh vực cua đời sống xã hội

ĐI NAT HHƯỚC TT HH HH TT Ti HH HH 82

3.2.4 Chu động nhận điện và kiên quyết dau tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn

chong phá của các thé lực thù dich - 5c StcSềEEESEEEEEEEEEerkerkerkerkerres 87

Tiểu kẾt chương 3 cescescessessesssessessesssssessessessssssessessesssessessessessusssessessesasessessessssseeseeseess 91 KET LUAN vecesssssssssssssssssssvssssssnsecesssneesessunssesssnesessnuesesssueseesnueseesnneseesnneesessnneeesen 92 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO vossecssssssssssssssssssssisssssesssessessssesssecssissssssasecsssces 95

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DCND Dân chủ nhân dân

DCS Dang Cong san

XHCN Xã hội chủ nghĩa

KT-XH Kinh tế - xã hội

NDCM Nhân dân cách mạng

KHXH Khoa học xã hội

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào là hai quốc gia láng

giềng nằm trong Bán đảo Đông Dương, có núi liền núi, sông liền sông Hai nước

có 2.161 km đường biên giới chung, 10 tỉnh tiếp giáp, mọi diễn biến tình hình của Lào đều có tác động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính tri, KT-XH của Việt Nam Hai nước có nhiều điều kiện tương đồng, cùng chung mục tiêu, khát

vọng độc lập dân tộc va con đường di lên xây dựng CNXH Trong lich sử, hai

nước đã từng đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau kháng chiến chống kẻ thù chung

là thực dân Pháp và dé quốc Mỹ giành độc lập dân tộc Trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, hai nước cùng đi lên xây dựng CNXH trong điều kiệncòn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã luôn đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ, tươngtrợ lẫn nhau dé phát triển với tình đồng chí, anh em gan bó keo sơn, sâu sắc

Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 05/09/1962 Đến ngày 26/02/2019, hai nước nâng cấp mối quan hệ thành “hữu nghị truyền

thống đặc biệt” Quan hệ Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vàChủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản cùng các thế hệ lãnh đạo Đảng, Chính phủ vàNhân dân hai nước đặc biệt quan tâm vun đắp, làm cho mối quan hệ nàykhông ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng Mối quan hệ

giữa hai Đảng, Nhà nước xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khách quan, từ bản chất nhân văn, vị trí địa chiến lược, nhu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách

mạng hai nước trong lịch sử và hiện tại Mối quan hệ Việt Nam — Lào được

thắt chặt nhằm đảm bảo quyền độc lập tự chủ, hòa bình, én định và phát triển thịnh vượng của mỗi nước, tạo được sự đồng thuận trên diễn đàn khu vực và

quốc tế, vì hòa bình, ôn định hợp tác phát triển trong khu vực và quốc tế

Hiện nay, tình hình an ninh chính trị của Việt Nam va Lào cơ bản ồnđịnh, kinh tế tăng trưởng và phát triển, quan hệ đối ngoại rộng mở, vị thế

Trang 9

chính trị của Lào và Việt Nam không ngừng được nâng cao trong khu vực và

trên thế giới, đời sống nhân dân hai nước từng bước được cải thiện Hai nước

tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tập trung tiến hành công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, đây mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế dé phục vụ yêu cầu nhiệm

vụ phát trién bền vững Đây là những lợi thế, điểm tương đồng dé hai bên tiếp tục phát huy, xây dựng mối quan hệ song phương tốt đẹp trong điều kiện mới.

Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễnbiến phức tạp, khó lường; các nước lớn ra sức cạnh tranh vị trí siêu cường,đây mạnh hướng lái, lôi kéo đối với các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam vàLào để thực hiện các ý đồ chiến lược trong khu vực Các thế lực thù địch cómưu đồ chia rẽ mối quan hệ Việt Nam - Lào để nâng tầm ảnh hưởng, vị thế

đối với Lào, sử dụng địa bàn Lào để vun vén lợi ích, kìm hãm, răn đe và làm bàn đạp chống phá cách mạng Việt Nam.

Mỗi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam — Lào mặc dù được củng có, pháttriển tích cực nhưng quá trình triển khai hợp tác đang còn một số tồn tại, chưatương xứng với tiềm năng Sự nghiệp đôi mới của Lào và Việt Nam hiện naymặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng điều kiện KT-XH, tìnhhình quản lý nhà nước còn nhiều khó khăn trước nhu cầu phát triển ngày càngcao Theo đó, Lào sẽ có những điều chỉnh chính sách nhằm thúc day hợp tác

với các nước dé thu hút các nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển nhanh Các nước khác cũng lợi dụng nhu cầu của Lào dé một mặt hỗ trợ Lào, một mặt lợi dụng dé nang tam anh hưởng, tang sự hiện diện ở Lao nhằm thực hiện các

mưu đồ chiến lược ở Lào và tại khu vực

Tất cả những yếu tố trên đã và đang tiếp tục tác động tích cực và tiêu

cực tới mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào Vì vậy,việc nghiên cứu đề tài “Cửứng có, phát triển quan hệ Việt Nam - Lào trongđiều kiện mới hiện nay” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả lý luận và thực

Trang 10

tiễn nhằm đánh giá tình hình, tìm ra giải pháp tiếp tục củng cố, phát triển quan

hệ hai nước ngày càng sâu sắc, bền chặt trong điều kiện mới

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Mối quan hệ Việt Nam - Lào đã được nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có một số nghiên cứu tiêubiểu như sau:

Hoang Van Thái, Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam Lào

-Campuchia [80] Day là một trong những công trình khoa học nghiên cứu khá

toàn diện và sâu sắc về tình đoàn kết liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên

bán đảo Đông Dương Với những nội dung đã được trình bày, tác giả đã

khang định liên minh chiến đấu giữa ba nước là quy luật ton tại và phát triển

của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia qua những chặng đường lịch sử.

Bên cạnh đó, công trình khoa học cũng đã chỉ rõ việc củng cố và tăng cườngliên minh chiến đấu giữa ba nước là nhân tố bảo đảm vững chắc cho thắng lợi

của ba nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhìn chung, công

trình khoa học này đã cung cấp nguồn tư liệu quý với sự luận giải sâu sắc vềđặc điểm, nguyên tắc và trách nhiệm của Quân đội và Nhân dân Việt Namtrong xây dựng và củng có liên minh chiến dau Việt Nam - Lào — Campuchia

Đại học Tổng hợp Ha Nội, Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt [90] Côngtrình khoa học này là tập hợp các bài viết của nhiều nhà chính trị, quân sự,

nhà khoa học bàn về mối quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu toàn diện Việt Nam - Lào với ba chủ đề chính: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc

biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”; “Lịch sử quan hệ Lào - Việt Nam,

Việt Nam - Lao” và “Một số nét về đất nước, lich sử, văn hóa và kinh tế Lao”.

Trong đó, bài viết: “Một số suy nghĩ đặc biệt Việt Nam - Lào” của tác giảĐặng Thi đã đề cập một số đặc điểm, nguyên tắc trong mối quan hệ Việt Nam

Trang 11

- Lào Đây là những tư liệu quan trọng để hiểu sâu sắc hơn về quan hệ đặcbiệt Việt Nam - Lào, về liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc

Trịnh Vương Hong, Duong Dinh Lập, Lich sw quân tình nguyện và

chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ [49] Các tác giả đã khăng định, trong lịch sử phát triển của thế giới đương đại,

hiếm có những quốc gia, dân tộc có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như

Việt Nam và Lào Cách mạng hai nước luôn gan bó chặt chẽ, da trở thành một

quy luật tất yếu Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, trên tinh thần “giúp Bạn là tự giúp mình”, Quân tình nguyện Việt Nam

đã có mặt ở hầu hết các chiến trường Lào, cùng Nhân dân các bộ tộc Làochiến dau, viết nên mối tình đặc biệt Việt - Lào

Nguyễn Tiến Ngọc, “Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam Lào là yêu cầu khách quan và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước” [72] Tác giả cho rằng, từ những cơ sở của mối quan hệ đặc biệt, lịch sử đâu tranh cách mạng, những thành tựu của công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ

-quốc, hội nhập khu vực và quốc tế của hai nước càng chứng minh quan hệ đặcbiệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là yêu cầu khách quan và là nhân tốquyết định thắng lợi của cách mạng hai nước; sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhautrên lĩnh vực an ninh quốc phòng đã đem lại nhiều kết quả trong việc bảo vệ an

ninh biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và các hoạt động buôn lậu, tội phạm,

chống âm mưu dién biến hòa bình của các thé lực thù địch

Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý, Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo,

văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào — Campuchia [82] Các tác giả đã nghiên cứu các nét tương đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc,

tôn giáo và văn hóa giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia Theo các tác

giả, Việt Nam với Campuchia và Lào đều có những điểm chung, tạo nền tảngvững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử và những điểm chung đó không chỉ

Trang 12

giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ thù chung mà còn tạo lập

vị thế của ba nước trong giai đoạn phát triển mới

Ban Tuyên huấn Đảng NDCM Lào - Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCS

Việt Nam, Lich sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

(1930-2007) [5] Cuốn sách đã chỉ rõ, trong lịch sử quan hệ quốc tế chỉ có quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lao, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tam gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết, thủy chung, trong sáng và sự phối hợp, hợp

tác hiệu quả giữa hai dân tộc trong đấu tranh giành độc lập tự do và vì sự tiễn

bộ xã hội Để không ngừng chăm lo bảo vệ, vun đắp và phát huy vai trò của

mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong hiện tại

và tương lai vì sự trường tôn và sự phát triển bền vững của hai dân tộc, hai Bộ

Chính tri DCS Việt Nam và Dang NDCM Lào đã hợp tác xây dựng hoàn thành công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

(1930-2007) gồm: Văn kiện, Biên niên sự kiện, Hồi ký và Sách ảnh cùng với

bộ phim tài liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào” Tiếp sau đó, năm

2017, nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2017)

và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam Lào (1977 2017), Ban Tuyên giáo Trung ương DCS Việt Nam biên soạn công trình

-Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017) như là bộ tài liệu tuyên truyền

kỷ niệm, tái hiện lịch sử quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc

trải dai trong lịch sử, làm rõ tiến trình quan hệ giữa hai nước ké từ khi hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, năm 1977 Các công trình trên đều là những bộ tư liệu quý, được các nhà khoa học cả hai nước tâm huyết thực hiện, được nghiên cứu, biên soạn công phu, góp phần quan trọng trong

tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho Nhân dân hai nước về mối

quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Trên cơ sở đó

nâng cao ý thức cho mọi thành phần xã hội không ngừng quan tâm giữ gìn,

Trang 13

củng cố, vun đắp và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết đặc biệt, hợp tác

toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước trong hiện tại và

tương lai, đồng thời cũng thể hiện quan điểm, nhìn nhận chính thống của hai

Đảng, hai Nhà nước về mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào

Đỗ Thị Thảo, “Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào

tạo, văn hóa - nghệ thuật” [81] cho rằng, việc hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực giáo

dục và đào tạo, trao đổi giữa các đoàn nghệ thuật, thê thao hai nước đã thúc đây hợp

tac, giao lưu ở lĩnh vực văn hóa hai nước ngày càng phát triển, tình hữu nghị khôngngừng được tăng cường, sự hợp tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, đưa mỗiquan hệ Việt Nam - Lao phát triển lên một tam cao mới, phù hợp với xu hướng thời

đại, nguyện vọng của người dân và lợi ích của hai Đảng, hai Nhà nước.

Nguyễn Phương Lê, Hợp (ác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tao

cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2010 [62] Trong công trình này, tác giả đã

quan tâm phân tích làm rõ mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam Lào và công tác dao tạo cán bộ giúp Lao Làm rõ sự cần thiết, tầm chiến lược

-của việc đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào, là lĩnh vực ưu tiên đặc biệt

và có ý nghĩa quan trọng trong duy trì phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam

-Lào Nghiên cứu quá trình đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào tại Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2001 - 2010, qua

đó đánh giá những thành tựu và hạn chế chủ yêu Đồng thời đề xuất những

giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam - Lào trong công tác đào

tạo cán bộ giúp Đảng, Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh.

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệtgiữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào thực tiễn và bài họckinh nghiệm [13] Đây là kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại

Trang 14

cán bộ đã từng tham gia quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Qua đó, làm rõ

hơn sự liên minh chiến đấu hiệu quả giữa quân tình nguyện Việt Nam với

quân dân Lào trong những chặng đường lịch sử và đúc kết một số bài học

kinh nghiệm có giá tri vận dụng trong thời ky cách mạng mới.

Trần Thị Thu Hương, “Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữaQuân đội hai nước Việt Nam - Lào trong hai cuộc kháng chiến” [55] Tác giả

đã làm rõ quá trình liên minh chiến đấu giữa các đơn vị Quân đội nhân dân

Việt Nam với Quân giải phóng nhân dân Lào Đặc biệt, là sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam với các đơn vị của Lào mở nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường Lào, nhất là chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng,

giành thăng lợi quyết định tạo bước ngoặt lớn cho cách mạng Lào Với cácphân tích và luận giải sâu sắc, tác giả đã khăng định tình đoàn kết chiến đấugiữa Quân đội hai nước Việt Nam - Lao, Lào - Việt Nam là nhân tố quantrọng góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc của

Nhân dân hai nước.

Nguyễn Thị Thanh Vân, “Tam giác phát triển” trong không gian hội nhập ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia” [91] chỉ ra răng, Tam giác phát

triển được hình thành nhằm phát huy lợi thế so sánh của khu vực, thúc đây hội

nhập của ba nước; những hợp tác KT - XH khu vực biên giới ba nước được

triển khai trên thực tế và thu được những kết quả ban đầu và là cơ sở quan

trọng góp phần thúc đây nền kinh tế của mỗi nước phát triển, hội nhập ngàycàng sâu rộng hơn với khu vực và thế giới; đóng góp thiết thực vào việc tăngcường hợp tác kinh tế giữa ba nước

Trang 15

Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt hop tác toàn diện Việt Nam - Lào

trong giai đoạn 1954 - 2017 [15] Trong công trình, tác giả đã đề cập sự hình

thành và phát trién của mối quan hệ Việt Nam - Lào trong chiến dau chống kẻ

thù chung; khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Pathet Lào là quan hệ đoàn

kết chiến đấu, quan hệ giữa hai Đảng và Nhân dân hai nước mang tính chiến

lược cách mạng; nhấn mạnh việc phối hợp trên mặt trận quân sự của hai nước

và coi Việt Nam là hậu phương, chỗ dựa vững chắc trong sự nghiệp cách

mạng của Lào, giúp Lào hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc; còn trong

công trình sau, tác giả đã bổ sung những thông tin, cứ liệu và đánh giá về mốiquan hệ ở giai đoạn từ sau năm 1975, nhất là từ sau Hiệp ước Hữu nghị vàhợp tác được ký kết

Nguyễn Xuân Thang, 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn

diện Việt Nam - Lào” [83] Tác giả cho rằng, hơn 30 năm cùng thực hiện

công cuộc đổi mới, quan hệ hợp tác găn bó giữa hai nước Việt Nam - Lào được đây mạnh và mở rộng trên nhiều lĩnh vực; quan hệ chính trị giữa hai

nước đã và đang được phát triển trên một nền tảng sâu rộng và ngày càng gắn

bó, tin cậy; tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Lào còn được thé hiện

rõ nét trên các diễn đàn khu vực và quốc tế Trên cơ sở đánh giá những khókhăn, tác động của tình hình quốc tế và khu vực, tác giả đưa ra 05 định hướng

quan trọng nham duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa hai

nước trong thời gian tới.

Nguyễn Viết Xuân, Moi quan hệ Lào - Việt Nam từ sau năm 1986 [95] Quan hệ Lào - Việt Nam từ sau năm 1986 phát triển trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và mỗi nước có những thay đổi căn bản Từ năm 1986 -

2016, cả Lao và Việt Nam đều tiến hành công cuộc đổi mới với những thànhcông nhất định; mối quan hệ giữa hai nước được phát triển đồng bộ trên cảcấp độ đa phương và song phương; trên cả ba kênh: Đảng, Nhà nước và Nhân

Trang 16

mối quan hệ Việt — Lào về bản chất không thay đổi, hai bên van là mối quan

hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, đặc biệt.

Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã tiếp cận van đề mối quan

hệ Việt Nam - Lào ở nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời đã có những đónggop nhất định cả về phương diện lý luận và thực tiễn; là nguồn tài liệu quantrọng, tư liệu tham khảo bồ ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu luận

văn Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên

cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về củng có, phát triển mối

quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:

“Củng có, phát triển mỗi quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới hiện

nay” mang ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, không trùng lặp vớicác công trình khoa học đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối

quan hệ Việt Nam - Lào, luận văn đề xuất một số giải pháp tiếp tục củng có,

phát trién mối quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, luận giải một số van dé lý luận về mối quan hệ Việt Nam - Lào

và củng có, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới

Hai là, phân tích thực trạng mối quan hệ Việt Nam - Lào trong điều

kiện mới và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.

Trang 17

Ba là, phân tích các yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất một số giảipháp tiếp tục củng cố phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lao trong điều kiện mới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Củng có phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lao trong điều kiện mới.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mối quan hệ

Việt Nam - Lào trong điều kiện mới từ năm 1986 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa

Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cayxon Phomvihan, đường lối, quan điểm của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào về tình đoàn kết quốc tế

vô sản nói chung, tình đoàn kết hữu nghị, đặc biệt Việt Nam - Lào nói riêng; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ hai nước về củng cố, tăng

cường mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào; luận văn cũng kế thừa kết quảnghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến mối quan hệ hợp

tác Việt Nam - Lào.

5.2 Cơ sở thực tiễn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn sự lãnh đạo, chỉ đạo

của hai Đảng, hai Nhà nước về việc củng có, tăng cường mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào và thực tiễn mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào; các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hợp tác và báo cáo tông kết, kết quả hợp tác của các bộ, ban, ngành, chính quyền địa

phương hai nước, tình hình hợp tác giữa hai quốc gia Ngoài ra, luận văn còn

sử dụng hệ thống tài liệu, tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan chức năng

của hai nước và được khảo sát, nghiên cứu, đúc rút qua thực tiên công tác của

Trang 18

tác giả dé luận giải nội dung của luận văn

6 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin, luận văn sử

dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: Légic - lich sử, hệ thống - cau trúc, phân tích - tng hợp, diễn dịch - quy nạp, liệt kê, so sánh, đánh giá, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sâu sắc thêm một sốvấn đề lý luận về mối quan hệ Việt Nam - Lào và củng có, phát triển mốiquan hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những luận

cứ khoa học giúp Đảng, Chính phủ hai nước và cơ quan chức năng nghiên

cứu, vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các hoạt động củng

cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào trong điều kiện mới

hiện nay.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền

về mối quan hệ Việt Nam - Lào; tư liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng

dạy đối với học phần liên quan ở các học viện, nha trường trong và ngoài

quân đội có đảo tạo cán bộ, học viên, sinh viên Lào tại Việt Nam.

8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.

Trang 19

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CỦNG CÓ PHÁT TRIEN MOI

QUAN HE VIET NAM - LAO TRONG DIEU KIEN MOIThời gian qua, mối quan hệ hai nước Việt Nam — Lao luôn được Dang,

Nhà nước và Nhân dân hai nước tăng cường vun dap, phát triển cả chiều rộng

và chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực trên tất cả các mặt chính trị, KT-XH, giáo dục, an ninh quốc phòng của mỗi nước Hiện nay, tình hình an ninh

chính trị của Việt Nam và Lào cơ bản ôn định, hai nước đang thực hiện côngcuộc đổi mới, tiễn hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng chung

lý tưởng, quyết tâm đi lên xây dựng CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong

khu vực và trên thế giới.

1.1 Cơ sở, đặc điểm mối quan hệ Việt Nam — Lào 1.1.1 Cơ sở của mỗi quan hệ Việt Nam - Lào

Việt Nam và Lào năm trên bán đảo Đông Dương, cùng tựa lưng vào

dãy Trường Sơn, có chung đường biên giới đất liền trải dài 2.161 km, với 10tỉnh tiếp giáp nên mọi tình hình biến động, phát triển KT-XH, an ninh chínhtrị, quốc phòng của mỗi nước đều có tác động ảnh hưởng qua lại sâu sắc tớinhau Hai nước còn có hệ thống giao thông kết nối chạy dai theo trục Bắc —

Nam tạo thuận lợi cho việc thúc day giao thương, có hệ thống sông ngòi dày đặc nói liền thuận tiện cho hợp tác về năng lượng phục vụ phát triển KT-XH

của mỗi nước

Về chính tri: Lao và Việt Nam có quan hệ truyền thống lâu đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxonphomvihan tạo dựng và được các thế

hệ lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhân dân hai nước dày công vun đắp Hainước đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 05/09/1962 Trong những năm qua,tại các Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Trang 20

Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đều xác định coi trọng mối quan hệnày, khăng định tính tất yếu khách quan phải tăng cường, củng cố quan hệ

đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước Bởi Việt

Nam và Lào có chung “mẹ đẻ” là Đảng Cộng sản Đông Dương Trong giai

đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, hai nước đều có chung mục tiêu, lý

tưởng giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại đời

song 4m no, tu do, hanh phúc cho nhân dan Theo đó, hai nước đã kề vai sátcánh bên nhau kháng chiến chống kẻ thù chung Khi hòa bình được lập lại,hai nước cùng tập trung khôi phục hàn gan vết thương chiến tranh, doan kếtgiúp đỡ nhau, chia sẻ mọi khó khăn va cùng tiễn hành công cuộc đổi mới xâydựng và phát triển đất nước, kiên định mục tiêu đi lên xây dựng CNXH

Về kinh tế, Lào là một nước có nền kinh tế nhỏ, còn nghèo, có nhiều điểm tương đồng với tình hình kinh tế của Việt Nam nên Lào coi trọng hợp tác hợp tác với Việt Nam đã khiến Lào tiếp thu được kinh nghiệm, thu hút được nguồn vốn đầu tư, viện trợ và nguồn nhân lực đáng ké để tạo động lực

phát triển KT-XH Ngoài ra, Lào là nước không giáp biển nên có nhu cầu xâydựng đường giao thông ra biển qua Việt Nam tới biển Đông từ cảng VũngÁng/Việt Nam với quãng đường gần nhất phục vụ nhu cầu xuất và nhập khâuhàng hóa và có thể trở thành trung tâm kết nối vận tải trong khu vực, thu hút

đầu tư và thực hiện mục tiêu chiến lược của Chính phủ Lào Việc thông tuyến đường biển qua Việt Nam còn tạo điều kiện thuận lợi cho Lào khai thác phát

triển lợi thế của các tỉnh phía Đông Bắc Cùng với đó, những tuyến đường

xuyên qua Lào cũng giúp Việt Nam thuận lợi trong thâm nhập vào các thị

trường Thái Lan, Myanmar Đây là cơ sở quan trọng để thúc đây phát triển

quan hệ kinh tế thương mại đầu tư hai nước, nhất là trong bối cảnh hai bêntăng cường hội nhập khu vực và quốc tế

Trang 21

Về quốc phòng — an ninh, Việt Nam va Lao năm ở vị trí chiến lược

trong khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới chung dài nên tình hình an ninh chính trị của Lào có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình và nhiệm

vụ bảo dam an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam và Lào thường xuyên bị các thế lực thù địch toán

tính, xâm lược và ngày nay chúng không từ bỏ dã tâm chống phá cách mạng

hai nước, muốn sử dụng địa bàn Lào dé thực hiện chống phá cách mạng Việt

Nam và thực hiện mưu đồ chiến lược tại khu vực Việt Nam nằm ở phía Đông

có đường bờ biển dài, nhiệm vụ phòng thủ quốc gia có mặt khó khăn nêntrong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Việt Nam đã dựa vào dãyTrường Sơn và Lào dé chống giặc ở phía Đông

Về văn hóa, hai nước có nhiều điểm văn hóa tương đồng Do vị trí tiếp giáp trải dài nên người dân khu vực biên giới hai nước đã sinh sống và thường xuyên qua lại giao thương Nhiều người Việt và Lào ở khu vực biên giới đã

kết hôn, sinh con mang cả dòng máu Việt và Lào Hai nước cùng chung nétsinh hoạt văn hóa cộng đồng đó là văn hóa bản - mường của người Lào và vănhóa làng - nước của người Việt Nam, đồng thời mang đặc điểm của nền văn

minh nông nghiệp lúa nước Ngoài ra, Lào và Việt Nam còn có sự ảnh hưởng

một số nét văn hóa của An Độ và Trung Quốc trên lĩnh vực tôn giáo Đặc biệt,

trong lịch sử hai nước bị thực dân Pháp đô hộ nhiều năm nên cùng chịu anh hưởng một số nét văn hóa, ngôn ngữ của người Pháp Trong giai đoạn chiến tranh, hai nước đã ké vai sát cánh chống kẻ thù chung, người dan Lào đã dum bọc một số bộ đội của Việt Nam làm nhiệm vụ ở Lào, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam sang giúp Lào kháng chiến nên đã có sự gan gŨI giao

thoa về văn hóa Ngoài ra, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nhiều cán

bộ của Lào được cử sang đảo tạo tại các cơ sở giáo dục ở Hà Nội và Huế/ViệtNam sau đó về Lào làm công tác quản lí, giảng dạy, từ đó đã bồi dưỡng, đào

Trang 22

hệ gắn bó không chỉ trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung mà cả sauthời kỳ “Chiến tranh lạnh” và d6i mới của mỗi nước Từ sau Đại hội lần thứ

IV của Đảng NDCM Lào và Đại hội lần thứ VI DCS Việt Nam (năm 1986),Lào và Việt Nam cùng tiễn hành đổi mới cơ chế quản lý, mở cửa nền kinh tếtrong điều kiện cơ sở KT-XH còn thấp Theo đó, việc thúc day hợp tác pháttrién mối quan hệ hai nước đã hỗ trợ nhau phát triển KT-XH, đảm bảo tốt về

an ninh quốc phòng, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên

Thứ hai, mỗi quan hệ giữa Lao với Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ, ít bị tác động trước biến động của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch Trong bối cảnh hai nước tiến hành công cuộc đôi mới,

day mạnh hội nhập quốc tế và khu vực nhưng quan hệ hai nước vẫn gan bóthủy chung và duy trì sự ổn định Cùng với những thành công của công cuộcđổi mới, trong tiến trình hội nhập quốc tế, cả Lào và Việt Nam đã đạt đượcnhiều thành tựu và có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ với các nước Mặc dù

vậy, Đảng, Nhà nước Lào và Việt Nam vẫn coi trọng và duy trì phát triển mối quan hệ này trên các mặt và dựa trên “quan điểm, nguyên tắc, phương châm

và cơ chế hợp tác”, đảm bảo phù hợp với thực tiễn cách mạng ở mỗi nước và

tình hình các nước trong khu vực.

Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Lào được duy trì toàn diện trên cả ba kênh: Đảng, Nhà nước và Nhân dân, trong đó Đảng NDCM Lao và DCS Việt Nam

thường xuyên trao đổi và thống nhất về đường lối, chính sách phát trién quan

hệ hai nước Sự phát triên môi quan hệ hai nước luôn được quan tâm triên

Trang 23

Thứ tw, mặc dù Lào và Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng hai bên

vẫn dành cho nhau những ưu tiên đặc biệt trong quá trình hợp tác Việt Nam

luôn coi trọng hợp tác đầu tư ở Lào Mặc dù điều kiện của Việt Nam cònnhiều khó khăn nhưng hàng năm Việt Nam luôn dành một khoản viện trợ vànguồn vốn vay ưu đãi cho Lào nhằm chia sẻ, giúp Lao phát triển KT-XH vớitình đồng chí anh em sâu sắc Lào cũng coi trọng nguồn vốn viện trợ của Việt

Nam và ưu tiên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam sang đầu

tư ở Lào Trong tình hình mới, hai bên tiếp tục tìm kiếm các giải pháp và xây

dựng các cơ chế chính sách để thúc đây quan hệ hợp tác hai nước đảm bảo tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ.

1.2 Củng cố phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào

1.2.1 Quan niệm về củng cố, phát triển mỗi quan hệ Việt Nam - Lào

trong điều kiện mới

Theo từ điển Tiếng Việt, củng cố có nghĩa là “tô đắp, làm cho bền vững”

[57; 187], còn phát triển có nghĩa là “mở rộng thêm ra” [57; 913] Củng có, phát triển được hiểu là tiếp tục gìn giữ và mở rộng hơn nữa.

Điều kiện là những gi có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự

xảy ra của một cái gì đó; “mới” có nghĩa là những gì xuất hiện chưa lâu so với cái cũ Điều kiện mới là những yếu tổ đã xuất hiện tác động tới tính chất, tồn

tại của một sự viéc.

Trang 24

Củng có, phát triển mối quan hệ Việt - Lào trong điều kiện mới đượchiểu là tiếp tục gìn giữ và mở rộng mối quan hệ hơn nữa trong bối cảnh có

yêu tô mới nảy sinh tác động tới sự tồn tại, phát triển của mối quan hệ hai nước.

Điều kiện mới được tiếp cận về mặt thời gian là từ năm 1986 đến nay,

về không gian là từ khi DCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào bắt đầu tiễn hành công cuộc đôi mới toàn diện trên phạm vi cả nước Điều kiện mới là sự biến

động, phát triển của tình hình thế giới, khu vực và sự phát triển tự thân ở mỗinước có tác động ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt - Lào Điều kiện mới đềcập trong nội dung này đó là: Hệ thống XHCN ở Đông Âu và đứng đầu làLiên Xô đã sụp đồ, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh và đạt được nhiều thànhtựu về kinh tế, khoa học công nghệ; cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột

cục bộ tiếp tục diễn ra phức tạp; thế giới phân chia đa cực, đa trung tâm, các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt

hơn Nền kinh tế thế giới gặp khó khăn và khủng hoảng sau dịch bệnh

Covid-19 Các nước lớn điều chỉnh lại chiến lược, cạnh tranh kinh tế, thương mại,

tranh giành tài nguyên, công nghệ, nhân lực, đầu tư giữa các nước ngày càngquyết liệt Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 phát triển nhanh

Ở khu vực Đông Nam Á, tình hình tranh chấp chủ quyền biên giới, biển

đảo phức tạp; an ninh hàng hải, hàng không trên Biển Đông diễn ra quyết liệt;

một số nước trong khu vực Đông Nam A mất 6n định về chính trị như

Mianmar, Thái Lan; các thế lực thù địch và phản động đây mạnh các hoạt

động chống phá cách mạng Việt Nam và Lào, đây mạnh tuyên truyền xuyên

tạc chia rẽ mối quan hệ hai nước

Ở Lào và Việt Nam sau năm 1986, hai nước kiên định mục tiêu xây

dựng chủ nghĩa xã hội, tiễn hành đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường,đây mạnh hội nhập quốc tế, đã gia nhập trở thành thành viên của nhiều tổ

chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; uy tín, vị thê của hai nước không ngừng

Trang 25

được nâng cao Hai nước tiếp tục xây dựng hoàn thiện đường lối, chính sáchphát triển đất nước theo hướng tự lực, tự cường, đảm bảo lợi ích quốc gia -

dân tộc và góp phan vì hòa bình hợp tác phát triển trong khu vực và trên thé giới.

Ở Lao, từ sau năm 1986, đất nước Lao đã có nhiều mặt phát triển tích

cực, an ninh chính tri ồn định, vi thế chính tri, ngoại giao, kinh té, quan su

quốc phòng của Lao từng bước được nâng cao trong khu vực; co sở ha tang

kinh tế, giao thông vận tải phát triển nhanh Quan hệ đối ngoại rộng mở, Lào

đang được nhiều nước quan tâm hợp tác đầu tư và viện trợ điển hình là Trung

Quốc, Thái Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế - tài chính của Làođang gặp nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng nhưng không bền vững trình độ

khoa học công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp, trình độ quản lý

nhà nước còn hạn chế Các thé lực thù địch lợi dụng tình hình day mạnh tuyên truyền xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Lào, chia rẽ đoàn kết

nội bộ, kích động nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín lãnh đạo

của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và chia rẽ mối quan hệ Việt - Lào Lực

lượng phản động Lào lưu vong tiếp tục hậu thuẫn cho các đối tượng trongnước thực hiện chống phá cách mạng trong nước, một số đối tượng đã xâmnhập về Lào thực hiện các hoạt động chống phá gây mất an ninh trật tự ở một

số khu vực Tất cả điều kiện nêu trên đang là nhân tố, điều kiện mới đã và đang tác động tới mối quan hệ Lào — Việt Nam thời gian tới.

Từ những phân tích trên, có thê quan niệm cung cố, phát triển mối quan

hệ Việt Nam - Lào trong điều kiện mới là tổng thể các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào nhằm tiếp tục gìn giữ và mở rộng

hơn nữa các môi quan hệ hop tác, trao đổi, phối hop hop tác chặt chẽ, tin cậylẫn nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên các diễn đàn khu vực,quốc tế nhằm hồ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy nhau cùng phát triển bên vững, đi lên

Trang 26

chế hợp tác hiệu quả trong trao đôi hợp tác trên lĩnh vực chính trị và ngoạigiao Thời gian qua, Việt Nam và Lào đây mạnh công cuộc đổi mới, có sựhoàn thiện và điều chỉnh nhiều chính sách đối nội, đối ngoại và phát triểnnhưng do sự tương đồng về chính trị và sự chia sẻ mục tiêu quốc gia nên hai

nước tiếp tục duy trì được mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, gan bó Hai bên

tiếp tục phát huy, triển khai các cơ chế hợp tác mới, phối hợp chặt chẽ trong các van đề chiến lược, thường xuyên trao đôi các đoàn đại biểu các cấp VỚI nhiều chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ Hai bên kịp

thời đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình hợp tác dé cùng thống nhất các giảipháp hợp tác, tạo được sự tin cậy về chính trị, hợp tác chặt chẽ về ngoại giao.Hai bên đã đây mạnh triển khai cơ chế hợp tác cấp bộ, ban, ngành từ trung

ương đến địa phương nhằm tăng cường sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau Hai bên đã hỗ trợ nhau tổ chức nhiều sự kiện chính trị trong nước và hội nghị quốc tế quan trọng Việt Nam hỗ trợ Lào xây dựng nhiều công trình lớn như (Tòa nhà Quốc hội Lào, tượng đài Tình đoàn kết liên minh chiến dau Lào -

Việt Nam tại tỉnh Xaysombun, khu di tích lịch sử cách mạng Cayxon

Phomvihan ở tỉnh Sơn La ); phối hợp tuyên truyền về tính vĩ đại, tình đoàn

kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước nhân các ngày lễ lớn của hainước; phối hợp tốt trong phòng chống dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt là trongphòng chống dịch Covid-19

Trang 27

nghị vĩ dai, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam — Lào lên tam

cao mới, góp phan giữ vững về an ninh chính trị, tạo môi trường thuận lợi dé mỗi nước phát triển nhanh và bền vững Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng - an

ninh đều được hai bên coi trọng, là lĩnh vực then chốt dé giữ vững hòa bình, ồnđịnh chính trị và phát trién KT-XH Hai bên duy trì tốt các cơ chế phối hợp, hợptác triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận Phía Lào xác định quốc phòng -

an ninh giữa Lào và Việt Nam là quan trọng: “Trong tình hình mới, chúng ta

phải tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự

hợp tác toàn diện với CHXHCN Việt Nam, phối hợp với nhau điều chỉnh, thay

đổi hình thức và biện pháp hợp tác cho ngày càng hiệu quả vì lợi ích chung giữahai nước cũng như lợi ích riêng của từng nước trong thời gian trước mắt và lâu

đài” [58; 89-90].

Trên cơ sở đó, hợp tác về quốc phòng - an ninh giữa hai nước thời gianqua được triển khai hiệu qua và chặt chẽ Hai bên thường xuyên tổ chức cácchuyến thăm các cấp nhằm trao đổi, thống nhất nội dung hợp tác, đồng thời

ký kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng Nội dung hợp tác thể hiện ở nhiều

khía cạnh trong đó nôi bật là hoạt động trao đôi các chuyến thăm của lãnh đạo

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, lãnh đạo các đơn vị chủ chốt và các đoàn

chuyên gia Hai bên đã hợp tác trong công tác xây dựng lực lượng, đảo tạo cán bộ, hợp tác bảo đảm an ninh trong khu vực, chia sẻ giúp đỡ nâng cao

năng lực tác chiến và cứu hộ thiên tai Hai nước đã tô chức diễn tập chung vềcứu hộ, cứu nạn; tô chức giao lưu biên giới cấp Bộ trưởng Quốc phòng, giaolưu thanh niên hai nước và các đơn vị kết nghĩa Bên cạnh hợp tác dao tao

Trang 28

cán bộ, học viên tại các nhà trường của Quân đội, Học viện An ninh Nhân dân

và Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Việt Nam Lào cũng đề xuất Việt Nam cử

đoàn chuyên gia có kinh nghiệm sang trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ quân đội

và lực lượng an ninh Lào bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ các cấp, giúp lực lượng quốc phòng - an ninh Lào xây dựng tiến lên chính quy, từng bước hiện dai Hai bên duy trì tốt cơ chế trao đổi thông tin

tình hình; phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên

quốc gia, tội phạm công nghệ cao, bảo vệ an ninh biên giới, an toàn cho dịch

vụ vận tải quá cảnh, bảo vệ kho tàng Hai bên đã tạo thuận lợi cho hoạt động

của cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi nước trênlãnh thô của mình và hoạt động xuất nhập cảnh, quá cảnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực nhiều diễn biến phức tạp,

hợp tác quốc phòng an ninh giữa hai nước tiếp tục được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng hai nước đã quan tâm chỉ đạo và coi trọng là lĩnh vực hợp tác trọng yếu Trong đó, hai bên xác định hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng là một

trong những nội dung cốt lõi của quan hệ hữu nghị, đặc biệt hai nước Hàngnăm, lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai bên thường xuyên thăm hỏi, gặp gỡ, traođổi kinh nghiệm, tham van, phối hợp xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninhquốc phòng và tham khảo ý kiến nhau trong xây dựng Chiến lược bảo vệ Tổ

quốc Các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo các cấp của Bộ Quốc phòng,

Bộ An ninh Lào và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam diễn ra thườngxuyên nhằm đánh giá tình hình, xác định nhiệm vụ, xây dựng các kế hoạchphối hợp hành động; xác định rõ nhiệm vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, đồng

thời xác định là nhiệm vụ quan trọng, vinh dự, là trách nhiệm cua mỗi bên

Trên lĩnh vực kinh tế: Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô sụp đồ, sựgiúp đỡ chi viện của Liên Xô đối với Việt Nam và Lào bị hạn chế đã tác độngtới tình hình chính trị, kinh tế của Lào và Việt Nam Theo đó, quan hệ hợp tác

Trang 29

thỏa thuận, bình đăng cùng có lợi; hình thức đầu tư chuyển dần từ hợp tác

giữa Chính phủ với Chính phủ sang hợp tác giữa hai Chính phủ và doanh

nghiệp; quy mô hợp tác phát triển từ nhỏ đến lớn; từ dự án, chương trình nhỏ

lẻ, ngắn han sang hợp tác theo chương trình, kế hoạch quy mô dai han vàmang tầm chiến lược

Từ năm 1990, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, nghị định thư, thỏathuận hợp tác quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác

toàn diện, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi nước Việc tạo ra hành lang pháp lý cùng với những thành tựu phát triển KT-XH đạt được từ sau đổi mới ở hai nước đã tạo tiền dé quan trọng cho quan hệ thương mai va đầu tư phát triển Thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo

cấp cao hai nước, Ủy ban Hop tác Liên Chính phủ Lào — Việt Nam, Việt Nam

— Lào đã phối hợp dé ra chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹthuật thường niên và từng giai đoạn đã tạo cơ sở để hai bên xây dựng cácchương trình, dự án, kế hoạch hợp tác cụ thể thường niên, giai đoạn 05 và 10

năm trên từng lĩnh vực.

Trên lĩnh vực văn hóa: Dựa vào các hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa,

khoa học - kỹ thuật hàng năm và từng giai đoạn, Bộ Thông tin Văn hóa Lào

và Bộ Văn hóa, Thé thao va Du lịch Việt Nam tiến hành gặp gỡ, thảo luận và

ký kết nhiều văn bản hợp tác Phương thức hợp tác chủ yếu là xây dựng cơ sở

hạ tầng, trang thiết bị vật chất Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại giúp Làoxây dựng công trình văn hóa tiêu biểu như: Bảo tàng Chủ tịch CayxonPhomvihan; Trung tâm Lưu trữ phim và hình anh động quốc gia; các trạm

Trang 30

chuyên tiếp sóng truyền hình ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa hay

phòng đọc sách Việt Nam ở Lào và bộ đĩa DVD “Những bai ca Hữu nghị Việt

- Lào” qua các thời kỳ Đặc biệt, Việt Nam đã giúp Lào đảo tạo nhiều cán bộ văn hóa, nghệ thuật, bảo tàng, thư viện, xuất bản, điện ảnh, phát thanh -

truyền hình: t6 chức hợp tác sản xuất phim, Tuần văn hóa Lào tai Việt Nam

và tuần văn hóa Việt Nam tại Lào; xây dựng Khu không gian Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa quốc gia Lào ở Thành phố Viêng-chăn; xây dựng Bảo

tàng Quân đội Nhân dân Lào

Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, từ năm 1986, hai bên thống nhất hạnchế gửi học sinh bậc học phổ thông của Lào sang Việt Nam dao tạo, khôngdao tao bậc trung học chuyên nghiệp, giảm dan ở bậc đại học dé chuyên sangtập trung đào tạo lưu học sinh ở những lĩnh vực Lào chưa có điều kiện đào tạo

Hai bên tập trung tăng cường đào tạo bậc sau đại học nhất là ở những ngành

kinh tế, khoa học kỹ thuật Hàng năm, Việt Nam đã cử chuyên gia sang giúp

Lào xây dựng các chương trình giáo dục đào tạo, tập huấn nghiệp vụ sư phạm

cho giáo viên, hướng dẫn cán bộ, giảng viên các trường của Lào trong nghiên

cứu khoa học Ngoài ra, hai bên còn thực hiện mục tiêu “duy trì hợp tác phát

triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đảo tạo và chất lượng giảng dạy,học tập ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào ở mỗi nước” Mỗi năm Việt Nam

đào tạo cho Lào trên 1.120 chỉ tiêu đào tạo các loại; Bộ Giáo dục — Thể thao

Lào cũng dành cho Việt Nam trên 60 chỉ tiêu dao tạo các bậc tai Dai học

Quốc gia Lào [64; 53].

Trên lĩnh vực khoa học - công nghệ, hai bên đã ký Kế hoạch chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận để định hướng

hợp tác lĩnh vực khoa học - công nghệ, bao gồm: (i) Hợp tác trong lĩnh vực đăng

ký công nghệ và chất lượng hàng hóa; hỗ trợ xây dựng một số cơ sở vật chấtnghiên cứu, đo lường tiêu chuẩn va ứng dụng khoa học công nghệ: (ii) Hợp tác

Trang 31

mại, đầu tư và an ninh quốc phòng Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước còn gop phan nâng cao vị thé của cả Lào, Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

1.2.3.1 Củng có, phát triển mối quan hệ Việt Nam — Lào góp phan đảm bảo 6n định chính trị và lợi ích toàn diện ở mỗi nước

Thứ nhất, sự hợp tác hiệu quả của Việt Nam với Lào trên các mặt giúpLào giữ được sự ổn định chính trị, phát triển KT-XH Thời gian qua, ViệtNam giúp Lào một số kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện đường lốilãnh đạo, chính sách quản lí và phát triên KT-XH Việt Nam đã đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao cho Lào và cử chuyên gia sang giúp Lào trong các mặt công tác chiến lược Đặc biệt, trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, Việt

Nam đã giúp Lào kinh nghiệm trong tô chức xây dựng lực lượng, đào tạo cán

bộ Thông qua trao đổi, nam và dự báo tình hình, Việt Nam đã giúp Lao nắm sớm các các kế hoạch chống phá của lực lượng phản động từ bên ngoài và kịp

thời ngăn chặn các vụ bạo loạn chống chính quyền ở Lào như sự kiện gây rốichống chính quyền ở tỉnh Luang Prabang, Champasak, Vientiane, Houaphanh,

Bokeo

Trang 32

Hai bên tăng cường hợp tác trên lĩnh vực chính tri ngoại giao, ủng hộ

nhau trên các diễn đàn khu vực, quốc tế, tạo thống nhất về quan điểm đã góp

phần nâng cao được uy tín, vị thế của mỗi nước, thuận lợi trọng mở rộng đối

tác Hiện nay, vi thế chính trị của Việt Nam tăng cường nên mối quan hệ của

Lào và Việt Nam tốt đẹp đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Lào Đồng

thời việc tăng cường hợp tác bao đảm an ninh biên giới của hai nước còn giúp

xây dựng được đường biên giới chung hòa bình, hữu nghị; làm cho các thế

lực thù địch không có cơ hội lợi dụng địa bàn và tình hình của Lao dé chống

phá cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, tăng cường củng có, phát triển quan hệ Việt Nam — Lào trêncác mặt còn giúp Lào chủ động phát triển đất nước Mối quan hệ giữa Việt

Nam — Lào được củng có, phát triển sẽ tiếp tục thắt chặt niềm tin chính trị của

Lào đối với Việt Nam, khiến Lào giảm tác động, chi phối của các nước lớn.Trên lĩnh vực kinh tế, việc Việt Nam dang là nước có vốn đầu tư đứng thứ ba

ở Lào sau Trung Quốc và Thái Lan Việc Việt Nam ký kết cho Lào được sử

dụng cảng Vũng Áng, Hòn La sẽ giúp Lào phát triển nhanh về thương mại,

dịch vụ xuất nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc từ Thái Lan và Trung Quốc trong

xuất — nhập khẩu và vận tải hàng hóa: “Thái Lan không thể gây sức ép bằngcách đóng cửa biên giới với Lào như trước nữa Trung Quốc không thể giúp

Lào con đường ra biển vì chính bản thân Trung Quốc cũng muốn tìm con đường dé các tỉnh phía Tây giáp với Lào, Việt Nam có thé thông ra biển” [79;

92] Ngoài ra, trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, việc tăng cường củng cố

quan hệ Việt — Lào còn giúp Lào tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ vô tư trong

sang của Việt Nam về kinh nghiệm trong xây dựng vũ trang, dao tạo lực

lượng, trao đổi kinh nghiệm trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, kinhnghiệm phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm quốc phòng an ninh Điều đó đãgóp phần nâng cao năng lực quân sự quốc phòng của Lào, giúp Lào bảo đảm

Trang 33

nhà nước còn hạn chế; kinh tế xuất phát điểm thấp, chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ; số và chất lượng nhân lực còn thiếu và yếu Qua hợp tác, Việt Nam

sẽ trao đổi kinh nghiệm giúp Lào xây dựng các đường lối, chính sách trong

lãnh đạo và quản lí nhà nước, đảo tạo cán bộ và công tác chuyên gia, giải

pháp trong phát triển KT-XH trong thời kỳ mới Việt Nam hiện có chính trị

ồn định, an ninh quốc phòng giữ vững, vị thế uy tín ngày càng nâng cao trong

khu vực và trường quốc tế; kinh tế tăng trưởng phát triển cao, quan hệ đối

ngoại rộng mở, kinh nghiệm lãnh đạo và vai trò, năng lực lãnh đạo của ĐCS

Việt Nam ngày càng được nâng cao, công tác phòng chống tiêu cực tham

nhũng hiệu quả Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ giúp Lào vkinh nghiệm, đồngthời là cầu nối dé tng hộ Lao mở rộng quan hệ quốc tế và phát triển sản xuất,thu hút đầu tư, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa với các nước trong khuvực và thế giới thông qua các cơ chế hợp tác trong khu vực và quốc tế Hiện

Việt Nam là quốc gia có lượng vốn đầu tư đứng thứ 3 ở Lào, sau Trung Quốc

và Thai Lan, điều nay đã góp phần thúc day nền kinh tế Lào phát triển, đồng thời thúc tạo động lực cho Lào hội nhập quốc tế và nâng cao vi thế trên trường quốc tế Với cơ sở nêu trên, Việt Nam sẽ gián tiếp giúp Đảng NDCM Lào tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao vai trò lãnh đạo để sớm đưa đất nước Lào

phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện mới

1.2.3.2 Củng cố, phát triển mối quan hệ Việt Nam — Lào giúp Việt Namdam bảo tốt về an ninh chính trị, quốc phòng và nâng cao uy tín trong khu vực

Trang 34

Thứ nhất, quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào đã giúpViệt Nam có được lá chắn phía Tây vững chắc để bảo vệ vững chắc về anninh chính trị, ôn định xã hội ở các tỉnh biên giới Việc Lào ưu tiên cao cho

phát triển quan hệ với Việt Nam đã góp phan giúp Việt Nam ngăn chặn, làm

giảm những tác động xấu trực tiếp từ bên ngoài vào Việt Nam từ phía Tây

Nhờ hợp tác chặt chẽ với Lào, Việt Nam ngăn chặn các kế hoạch sử dụng địa ban Lào dé thâm nhập, chống phá cách mạng Việt Nam của các đối tượng xấu.

Với chiều đài đường biên giới 2.160km, mọi diễn biến về an ninh, chính trị,

KT - XH của Lào đều tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình hình chính trị

an ninh, KT - XH, quan hệ quốc tế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcXHCN của Việt Nam Sự 6n định của Lao và việc củng cô mối quan hệ đặcbiệt Việt Nam - Lào trên lĩnh vực chính trị là một trong những yếu tố cấuthành lợi ích thiết thân, chính đáng của Việt Nam trên con đường phát triển

đất nước Đặc biệt, với trên hai ngàn km đường biên giới, sự ôn định về chính trị và an ninh của Lào có tác động trực tiếp tới tình hình an ninh và ổn định

chính tri và nhiệm vu quốc phòng an ninh của Việt Nam

Thứ hai, về mặt chiến lược, qua hơn 37 năm đối mới, việc Việt Nam duy trì

và giữ vững mối quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt với Lào là điều kiện ngăn chặncác thé lực thù địch thâm nhập và đứng chân tại Lào để chống phá chác mạng ViệtNam Trong xu hướng cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, mọt số nước đãthành công trong việc mở rộng ảnh hưởng và đứng chân tại Lào sẽ gây bắt lợi về

mặt chiến lược cho Việt Nam Từ lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn cố gang duy trì mỗi quan hệ thân thiết với Lào, coi đó là một đảm bảo thành trì “phên dậu” giúp Việt Nam đối phó với âm mưu chống phá, xâm phạm từ phía

Tây bán đảo Trung An như Miễn Điện, Auytthaya (sau này là Xiêm)

Thứ ba, Việt Nam tận dụng được những lợi thế, mọi cơ hội để tăngcường mở rộng thị trường thương mại và đầu tư ở Lào Việc tăng cường quan

Trang 35

hệ với Lào đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích thiết thực trong lĩnh vựcthương mại, đầu tư Mặc dù tỷ trọng thương mại và đầu tư của Lào với ViệtNam không cao nhưng Việt Nam đã tận dụng lợi thé tự nhiên của Lào dé trao

đổi hàng hóa và đầu tư phát triển các dự án thủy điện, khai khoáng và phát

triển nông nghiệp Việt Nam luôn là một trong những nước có tỷ trọng về

thương mại cao và đầu tư cao của Lào Lào là nơi cung cấp các loại nguyên

liệu cho nền kinh tế Việt Nam như các sản phẩm khoáng sản, nông - lâm

nghiệp các loại Lào là thị trường tiêu thụ các hàng hóa tiêu dùng và cơ khí

tiềm năng của Việt Nam

Thứ tư, quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt với Lào cũng góp phan nângcao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế Lào và Việt

Nam là thành viên của ASEAN nên vai trò của mỗi nước rất quan trọng trong diễn đàn khu vực Trong bối cảnh Việt Nam đang có sự đấu tranh pháp lý để giải quyết bất đồng, tranh chấp ở Biên Đông, thái độ và lập trường của Lào

cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong diễn đàn khu vực, đặc biệt trong

bối cảnh Lào đảm nhiệm năm Chủ tịch luân phiên ASEAN 2024

1.2.3.3 Củng có phát triển mối quan hệ Việt Nam — Lào giúp cải thiện

và tăng cường moi quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam A

Với vi trí dia - chính trị và tiễn trình phát triển của mình, Lao và Việt

Nam đã góp phần đưa các nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau, tạo những chuyên biến về chất trong hợp tác tại khu vực Trong việc tạo dựng các khuôn khổ bảo đảm an ninh cho khu vực, Lào và Việt Nam đã góp phần phát huy vai

trò chủ đạo của ASEAN trong việc xây dựng, chia sẻ và phát huy hiệu quả các

công cụ hợp tác, như ARF, TAC, SEANWEZ, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc

quan hệ cùng có lợi tạo sân chơi cho các nước tham gia thông qua các cơ chế

và chương trình nghị sự do ASEAN xây dựng và chủ trì, giữ vững vai trò chủ

đạo của ASEAN trong các cau trúc khu vực đang định hình Bên cạnh vai trò

Trang 36

của ASEAN Hai bên nhận thức sự hợp tác Việt Nam — Lào trở thành một

trong những yếu tố giúp ASEAN tăng cường đoàn kết, nâng cao vị thế Lào

và Việt Nam cũng hát huy cao vai trò là cầu nối tích cực tăng cường quan hệgiữa ASEAN với các đối tác, góp phần tháo gỡ một số vướng mắc, giúp nângtầm quan hệ giữa các bên và có đóng góp tích cực trong giữ vững vai trò chủđạo của ASEAN tại các cơ chế, diễn đàn quan trọng do ASEAN khởi xướng,

dan dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM"

Trong van đề Biên Đông, sự hợp tac thống nhất quan điểm giữa Lào va

Việt Nam sẽ làm giảm các căng thăng, tạo sự đồng thuận trong ASEAN và giữa ASEAN với đối tác nhằm duy trì hòa bình, 6n định, an ninh ở Biển

Dong; thúc đây đưa van đề Biển Đông vào văn kiện các hội nghị, diễn đàn

ASEAN với những nội dung tích cực.

1.2.4 Yếu tô tác động đến củng cố, phát triển mối quan hệ Việt Nam

- Lào trong điều kiện mới

Một là, chính sách đối ngoại của mỗi nước là nhân tố quan trọng tác động đến việc củng cố, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào

Trong chỉnh sách doi ngoại của Lào, mỗi quan hệ láng giềng thân thiện

từ lâu đời với Việt Nam luôn được coi là mối quan hệ đặc biệt, là quan hệ cần được ưu tiên có ý nghĩa chiến lược đối với Lào Trong các văn kiện tại các đại

hội của Đảng NDCM Lào, Việt Nam luôn được xếp ở vị trí ưu tiên cao nhấttrong phát triển quan hệ đối ngoại; được khang định trước sau như một trongchính sách đối ngoại Nghị quyết Đại hội lần thứ IV Đảng NDCM Lào (năm

Trang 37

1986) thể hiện sự kiên định trong chính sách đối ngoại: Liên minh chiến dau,moi quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ba nước Đông Dương là van dé quan

trọng, là quy luật phát triển của cách mạng ba nước, sự đoàn kết gắn bó giữa

ba nước anh em trong bản đảo Đông Dương đã trở thành truyền thông quý báu, trở thành yếu tô quyết định thắng lợi của cách mang ba nước trong cuộc cách mang dân tộc dân chu Trên tinh thần đó, ngày 20/5/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng NDCM Lào ban hành Chỉ thị số 24/BBT về việc triển khai

kết quả của cuộc Hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào với Bộ Chínhtri DCS Việt Nam, khang định: “Sw tang cường liên minh hợp tác toàn diện

giữa ba Đảng, ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia mới trở thành nhiệm vụ

chiến lược số mot, là nguyên tắc cách mạng bất di bắt dịch của mỗi nước, là

vấn đề sống còn của mỗi nước và của ba nước ” [31; tr.13].

Đại hội lần thứ V, năm 1991 tiếp tục xác định: “Trong giai đoạn mới,

chúng ta cân tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt truyền thống và hợp tác toàn diện với Việt Nam và Campuchia, cùng nhau phối hợp

củng cố, cải thiện các hình thức và phương pháp hop tác cho ngày càng phùhợp và có hiệu quả cao vì lợi ích chung và của mỗi nước trong thời gian tới

và lâu dài” Văn kiện Đại hội lần thứ VI, năm 1996 khang định: “Quan hệhữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa nước ta và Việt Nam

không ngừng được phát triển và tăng cường theo hướng thiết thực và có hiệu quả, đồng thời phù hợp với công cuộc đổi mới của mỗi nước và đặc điển của tình hình thé giới CHDCND Lào coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt truyền thống và sự hợp tác có hiệu quả với

CHXHCN Việt Nam” [83; 63-64] Từ những thành quả của quan hệ hợp tac

và chủ trương điều chỉnh hợp lý, kịp thời mối quan hệ hữ nghị đặc biệt ViệtNam - Lào phù hợp với những thay đổi trong thế kỷ XXI, Đại hội lần thứ VII,năm 2001 nhân mạnh: “Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác

Trang 38

lần thứ VIII, năm 2006 tiếp tục khăng định “Tăng cường quan hệ hợp tác với

các nước XHCN, trong đó tăng cường đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với CHXHCN Việt Nam ” Đại hội lần thứ IX, năm 2011 xác định:

“Tiếp tục giữ gìn và phát triển quan hệ truyền thong hữu nghị đặc biệt va hoptác toàn diện với Việt Nam”; tiếp sau đó là “Phát triển quan hệ truyền thongvới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên tinh than là đối tác chiến lược toàndiện và lâu dai” Cách diễn đạt trong văn bản chính thống của Dang và Nha

nước Lào thé hiện rõ việc duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Việt Nam được ưu tiên hàng đầu; khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại và quan hệ Việt Nam - Lào trong quá trình phát trién của CHDCND Lào; luôn kiên định quyết tâm giữ gìn va

không ngừng phát huy truyền thống quý báu đó như một quy luật phát triển,

là nhân tố đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của

mỗi nước

Về phía Việt Nam, sau khi dé ra chủ trương đôi mới toàn diện đất nước,

Bộ Chính tri đã ra nghị quyết về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình

hình mới, nhắn mạnh nhiệm vụ ngoại giao là phục vụ ồn định chính tri, ưutiên phát triển kinh tế là hàng đầu, đồng thời bảo vệ Tổ quốc Đây là bước

ngoặt trong tư duy đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, trong đó có những cặp tư duy về hợp tác - đấu tranh, về mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc

và nghĩa vụ quốc tế, về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với

đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại

Trang 39

Đối với Việt Nam, Lào không chỉ là nước láng giêng có chung đường biêngiới, là doi tác thương mại, kinh tế đơn thuần, mà quan hệ giữa hai nước là

quan hệ hữu nghị truyền thong, đoàn kết đặc biệt Việt Nam luôn coi trong củng

cố và tăng cường phát triển quan hệ và hợp tác với các nước, trong đó quan hệ hữu nghị đặc biệt, họp tác toàn điện với Lào luôn chiếm vị trí ưu tiên Việt Nam xác định: “Không ngừng củng cố và phát triển liên minh đặc biệt với hai nước Lào và Campuchia, coi đó là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, là nhiệm vụ có tam

quan trong chién luoc gan liền với loi ích sống còn cua độc lập, tự do và CNXH

của ba nước anh em trên ban đảo Đông Duong” [20; 214].

Sau 10 năm hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, ĐCS ViệtNam ban hành Thông tri số 08-TT/TW, ngày 25/5/1987 về kỷ niệm 10 năm

Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/1987),

“Khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc củng có và tăng cường liên minh ba nước”, xem đây là “ý nghĩa sống còn của việc tăng cường liên minh đoàn kết chiến dau Việt - Lào, cũng như Việt - Lào - Campuchia” Tiếp

đó, trong Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 3-7-1987 về việc quan hệ Đảng ta vớiĐảng Lào và Đảng Campuchia, tiếp tục xác định quan điểm và nguyên tắc:

“Liên mình trên bán đảo Đông Dương là liên minh chiến lược, toàn diện, có ýnghĩa sống con”, khăng định tam quan trọng của moi quan hệ giữa ba nước

trên bán đảo Đông Dương, nhất là trong quan hệ với Lào” Xác định tầm

quan trọng của Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ĐCS Việt

Nam quyết định thành lập Ban Hợp tác với Lào trực thuộc Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, có chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư

nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, điều hành các quan hệ về Đảng

với Đảng NDCM Lào ở các cấp của Đảng, thể hiện tầm quan trọng của Lào

đôi với Việt Nam.

Trang 40

Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng và toàn diệnhơn với thế giới, Việt Nam chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc

tế” Đồng thời, tiếp tục khăng định đường lối nhất quán: “Tăng cường quan

hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giéng; xây dựng đường biên giới hòa

bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; chủ động, tích cực và có trách nhiệm

cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, khăng

định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn

“coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc phát triển quan hệ với nước

CHDCND Lào” [31; 733].

Như vậy, giai đoạn 1986 - 2016, chính sách đối ngoại nổi bật và xuyên

suốt của Lào đối với Việt Nam và Việt Nam — Lao là tiếp tục củng cố, tăng cường, quyết tâm giữ gìn và phát huy quan hệ đặc biệt hai nước như là tài sản

vô giá của hai dân tộc; coi đó là quy luật sống còn, quy luật phát triển và là nhân tố đảm bao sự thang lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của

mỗi nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, hoà bình, hợp tác, bìnhđăng và cùng có lợi Đồng thời dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phùhợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước Từ cơ sở đường lối,quan điểm chính sách đối ngoại và quan hệ hợp tác của Đảng, Nhà nước ta

với Lào, mối quan hệ hai nước ngày càng được tăng cường củng cố và trở nên khăng khít, có bước chuyền biến lớn từ ngoại giao chính trị sang ngoại giao toàn diện, trong đó chú trọng ngoại giao kinh tế và hội nhập khu vực Sự chuyền biến về chất đã giúp kết quả hợp tác giữa hai nước đạt được những bước tiến xa hơn.

Hai là, hệ tư tưởng, mục tiêu và lợi ích quốc gia dân tộc tác động đến

việc củng cô phát triên môi quan hệ Việt Nam - Lào trong điêu kiện mới

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w