Đề tài đã phân tích, quy trình phối hợp, xử lý thông tin an ninh hàng, chỉ ra những thách thức và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp xử lý thông tin an ninh hàng hải, những hạn
Một số khái niệm
Định nghĩa an ninh
Theo một lẽ tự nhiên, khi gặp phải nguy hiểm, đe dọa, người ta thường nghĩ đến an ninh, nên nhắc tới an ninh, đặc trưng cơ bản nhất được nhắc tới là mối quan hệ giữa sự uy hiếp và nguy hiểm Trong tiếng Trung, “an ninh” được hiểu là trạng thái chưa có nguy hiểm, không bị đe dọa, không xảy ra sự cố Trong tiếng Anh, “an ninh” – Security, được hiểu đơn giản là “tự do trước nỗi sợ hãi và lo lắng”, là "tự do khỏi sự nguy hiểm, rủi ro” hoặc “là sự thiếu vắng các hiểm họa” Trong tiếng Việt, an ninh là “trật tự xã hội, tình hình chính trị yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm, là “khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa” Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng giữa các khái niệm có sự tương đồng ở chỗ an ninh là không tồn tại sự đe dọa và nguy hiểm
An ninh là một nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế, là "hình thức đặc biệt của chính trị" Tuy nhiên, an ninh không phải là khái niệm tĩnh mà luôn phát triển và mở rộng với thời gian Nhìn lại chiều dài lịch sử thế kỷ
20, trong bối cảnh xung đột vũ trang của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh lạnh, khái niệm an ninh được hiểu như khả năng của một quốc gia có thể ngăn chặn được cuộc xâm lược vũ trang từ bên ngoài Vì vậy, trong lý thuyết quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa hiện thực đã đồng nhất coi an ninh là sự bảo vệ hay đảm bảo chủ quyền của một quốc gia trước sự tấn công hoặc ảnh hưởng của các quốc gia khác
Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng trên mọi lĩnh vực Trong kỷ nguyên mới, các quốc gia cũng phải đối diện với nhiều hiểm họa an ninh, không chỉ đến từ bên ngoài mà còn xuất phát từ chính bên trong, không chỉ đến từ vũ khí, máy bay, tàu chiến mà còn đến từ chính kinh tế, văn hóa, xã hội Ô nhiễm môi
10 trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, đói nghèo, di dân, cạn kiệt tài nguyên… - những thứ vốn thuộc chủ đề “chính trị cấp thấp” trong góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực – bỗng trở nên sống động, làm tâm điểm bàn luận cho vấn đề an ninh phi truyền thống Đó là quan niệm mới về một trạng thái an ninh với sự mở rộng theo hướng không chỉ tập trung vào cấp độ quốc gia mà còn tập trung vào cả cấp độ cá nhân và an ninh con người là một trong những cách tiếp cận nổi bật
Tuy nhiên, nhận thức và xác định những vấn đề an ninh phi truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất Nhiều công trình nghiên cứu đã trích dẫn quan điểm của Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực chính là: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị Một số nghiên cứu khác lại quy an ninh phi truyền thống về 5 lĩnh vực cơ bản gồm: an ninh môi trường, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh chính trị và an ninh văn hóa hay phân thành 6 nhóm chính: ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa địa chất
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống, xác định an ninh phi truyền thống là những vấn đề: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao
Tuy có nhiều quan điểm, nhưng chúng đều có một điểm chung là xác định các vấn đề an ninh phi truyền thống là gì để so sánh và qua đó thấy được sự khác biệt với vấn đề an ninh truyền thống Nếu an ninh truyền thống coi quốc gia là đối tượng của an ninh và giá trị của an ninh là chủ quyền quốc gia, được biểu hiện bằng sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết tối cao trong lĩnh vực đối nội đối ngoại thì an ninh phi truyền thống lại coi con người là đối tượng của an ninh và giá trị cơ bản của an ninh phi truyền thống xoay
11 quanh tất cả vấn đề khác có khả năng trở thành một mối đe dọa đối với cuộc sống của quốc gia hay cộng đồng
Tóm lại An ninh là trạng thái yên bình của xã hội, của đất nước và sự phát triển bền vững của hệ thống chính trị xã hội An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh trên tất cả các mặt như chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, trong đó đặc biệt có bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được xác định là những tội nghiêm trọng nhất của nhóm tội này và có khung hình phạt cao nhất.
Định nghĩa an ninh cảng biển
Trước khi tiếp cận định nghĩa an ninh cảng biển, tác giả cần làm rõ một số vấn đề về tàu biển, cảng biển, quy chế pháp lý của tàu biển, cảng biển, bởi lẽ nội dung của nó không chỉ quan trọng trong việc góp phần làm rõ định nghĩa về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển mà còn giúp tác giả xác định phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là một phương tiện hình thành lâu đời trong lịch sử nhân loại nhưng định nghĩa tàu biển được hiểu và giải thích không đồng nhất trong các văn kiện pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia Qua kết quả nghiên cứu đạt được của một số học giả thì tàu biển là bất kỳ loại tàu thuyền, có cấu trúc nổi, có kích cỡ lớn, có khả năng hành hải qua các vùng biển rộng Trong khi đó, tàu thuyền là cấu trúc nổi di động được thiết kế để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan với chức năng chuyên chở người hoặc hàng hóa
Với sự giải thích trên, thuật ngữ “tàu biển” có nội hàm hẹp hơn thuật ngữ “tàu thuyền” bởi một tàu thuyền đi trên biển gọi là tàu biển, ngược lại không thể gọi một chiếc tàu thuyền là tàu biển nếu tàu thuyền ấy hoạt động trên sông, hồ hoặc những vùng nước không liên quan đến biển
Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, định nghĩa tàu biển được tiếp cận khác nhau, có thể khái quát thành các nhóm:
12 Nhóm thứ nhất: một số quốc gia (Hoa Kỳ, Canada Liberia Nga, Anh…) đã đưa ra định nghĩa tàu biển trên cơ sở mô tả đặc tính tàu biển là có cấu trúc nổi, dùng trong hành hải cho mục đích vận tải thương mại
Nhóm hai: một số quốc gia như Xinh-ga-po, New Zealand đưa ra định nghĩa tàu biển trên cơ sở mô tả đặc tính tàu đồng thời liệt kê các loại tàu nào được coi là tàu biển
Nhóm ba: một số quốc gia (Autralia , Nhật Bản, Trung Quốc…) đưa ra định nghĩa về tàu biển trên cơ sở vừa mô tả đặc tính tàu, vừa kết hợp việc liệt kê các loại tàu nào là tàu biển và liệt kê những đối tượng không phải tàu biển Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về tàu biển, nhưng các định nghĩa đó đều chỉ ra những đặc điểm chung dễ nhận biết của tàu biển:
Trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2015, tàu biển được định nghĩa “là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi”
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đồng ý với định nghĩa tàu biển được đưa ra trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, bởi lẽ, định nghĩa này phù hợp với các định nghĩa về tàu biển trong các Công ước quốc tế, thể hiện rõ nét thuộc tính nổi di động, hoạt động trên biển với mục đích thương mại– vốn là những đặc điểm cơ bản của tàu biển Việc loại trừ các phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi ra khỏi định nghĩa tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải năm 2015 hiện hành là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tinh thần của nhiều Công ước như Công ước Hagues 1924, Công ước Athens 1974, Công ước Inmarsat 1976, bởi các đối tượng này có điểm khác tàu biển là không có khả năng tự dịch chuyển trên biển
Cảng biển có lịch sử hình thành lâu đời, đánh dấu sự nhận thức của con người từ rất sớm về vai trò của giao thông vận tải biển và một trong những
13 công trình cảng biển lâu đời nhất được biết đến trên thế giới là cảng Alexandria, xây dựng vào năm 1900 trước công nguyên Nếu như khó tìm được một định nghĩa thống nhất về tàu biển, thì với cảng biển, dường như có một cách hiểu tương đối nhất quán trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia
Từ định nghĩa cảng biển, có thể nhận thấy được đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: cảng biển là đầu mối giao thông quan trọng kết nối giữa biển với đất liền, nơi tiếp nhận tàu biển ra, vào hoạt động để thực hiện thao tác xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành khách Do đó, chức năng chủ yếu của cảng biển là phục vụ tàu biển, cung cấp các các dịch vụ cho tàu vào cảng như dịch vụ thông quan, hoa tiêu, lai dắt, vệ sinh hầm hàng, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu, bảo đảm an ninh cho tàu khi tàu neo đậu tại cảng… Phục vụ hàng hóa cũng là chức năng chủ yếu của cảng biển theo đó cảng biển sẽ cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu, phục vụ hàng quá cảnh
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, tại điều 73 đưa ra định nghĩa về cảng biển, theo đó “cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác”
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đồng ý với quan điểm về cảng biển được quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, bởi lẽ định nghĩa này hoàn toàn tương đồng với cách hiểu về cảng biển trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia, đồng thời khái quát được những đặc điểm cơ bản của cảng biển
1.1.2.3 Định nghĩa an ninh cảng biển
An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong vài thập niên gần đây, đặc biệt sau sự kiện khủng bố rung chuyển thế giới ngày 11/9 năm 2001 tại Hoa Kỳ Ý niệm về
14 an ninh hàng hải xuất hiện vào thế kỷ XV với việc thiết lập một trật tự trên biển được bảo đảm bởi các quốc gia Châu Âu khi các quốc gia này tuyên bố chủ quyền mở rộng tại các vùng biển và đại dương Ban đầu, an ninh hàng hải được hiểu là hành động của nhà nước, của các hãng tàu nhằm chống lại hiểm họa cướp biển Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm về hoạch định chính sách toàn cầu, an ninh hàng hải đã xuất hiện với tầm quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải từ những năm 1990 Đặt trong bối cảnh ngày càng gia tăng căng thẳng tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức khủng bố cực đoan, sự tăng nhanh về số lượng, tính chất nguy hiểm của các hoạt động tội phạm trên biển, cho thấy an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đã trở thành tâm điểm chú ý của an ninh toàn cầu
Chủ thể và đối tượng của công tác an ninh cảng biển
Công ước an toàn sinh mạng người trên biển – văn bản hợp nhất SOLAS (Chương XI-2 về các biện pháp tăng cường an ninh tàu và bến cảng),
Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS code) là hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đưa ra các yêu cầu thực thi các biện pháp nhằm tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển trước các hiểm họa đe dọa an ninh và được nhiều học giả đề cập đến trong nghiên cứu của mình
Chủ thể chính của công tác an ninh cảng biển là đánh giá xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh và Các hiểm họa đe dọa an ninh cảng biển để từ đó có các biện pháp bảo vệ xây dựng các hạ tầng, thiết bị quan trọng; thực hiện công tác xây dựng các quy trình kiểm soát, các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng; phân tích các rủi ro, đánh giá khả năng tác động của một số hiểm họa đe dọa tới an
19 ninh cảng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường an ninh cảng biển Các biện pháp tăng cường an ninh hàng hải đối với cảng biển trước các hiểm họa đe dọa an ninh Để xác định được vấn đề an ninh của cảng cần phải nghiên cứu, đánh giá xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh, đảm bảo sự so sánh và trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thông tin liên quan đến an ninh và để đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp và tương xứng được thực hiện để bảo vệ bến Cảng và các tàu, bảo vệ con người, hàng hóa, phương tiện chuyên chở hàng hóa và dự trữ của tàu trong phạm vi bến Cảng khỏi các rủi ro của sự cố an ninh
An ninh cảng biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia có tham gia hoạt động hàng hải quốc tế và nó chỉ có thể đạt được bằng sự nỗ lực hợp tác của tất cả các bên liên quan Trước tình hình trên, công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải nói chung và an ninh cảng biển nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm Để đảm bảo an ninh hàng hải, đảm bảo sự so sánh và trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thông tin liên quan đến an ninh và để đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp và tương xứng được thực hiện để bảo vệ bến Cảng và các tàu, bảo vệ con người, hàng hóa, phương tiện chuyên chở hàng hóa và dự trữ của tàu trong phạm vi bến Cảng khỏi các rủi ro của sự cố an ninh
Việt Nam cũng luôn thể hiện quan điểm, hành động tích cực trong thực hiện đầy đủ cam kết, quy định của IMO; từng bước xây dựng, hoàn thiện an ninh cảng biển và triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp đảm bảo an ninh hàng hải, không để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại nhằm vào cảng biển, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho phát triển các hoạt động kinh tế, dịch vụ hàng hải và nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Nội dung và phương thức thực hiện công tác an ninh ở Cảng biển
Nội dung công tác an ninh ở Cảng biển
20 Công tác an ninh Cảng biển là việc xem xét công tác đánh giá và xây dựng kế hoạch an ninh cảng biển thực tế dựa trên thực tế triển khai để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ bến cảng, tàu, người, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh Việc xem xét dựa trên việc đánh giá xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh và Các hiểm họa đe dọa an ninh cảng biển để từ đó có các biện pháp bảo vệ xây dựng các hạ tầng, thiết bị quan trọng; thực hiện công tác xây dựng các quy trình kiểm soát, các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng; qui trình đối phó đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh kể cả các quy định về việc duy trì những hoạt động khẩn cấp của bến cảng để đảm bảo an ninh cho cảng biển
1.3.1.1 Xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh
- Xác định và đánh giá những tài sản và cơ sở hạ tầng quan trọng cần được bảo vệ trong bến cảng;
- Xác định các mối đe dọa có thể đối với tài sản, cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra của chúng, để thiết lập và ưu tiên các biện pháp an ninh;
- Xác định, lựa chọn và ưu tiên các biện pháp đối phó, những thay đổi qui trình và mức độ hiệu quả của chúng trong việc làm giảm khả năng bị tổn hại;
- Xác định những khiếm khuyết, kể cả các yếu tố con người trong cơ sở hạ tầng, các chính sách và qui trình
1.3.1.2 Các hiểm họa đe dọa an ninh cảng biển a Trộm cắp và trộm vặt
Nạn trộm cắp và trộm vặt thường xuyên xảy ra ở các cảng biển trong khu vực, đây là những nơi thường xuyên có nhiều tàu thuyền trong nước và
21 quốc tế ra-vào, hoạt động thương mại và dịch vụ, trong đó chủ yếu là tàu chở hàng, tàu dịch vụ Trong quá trình tàu neo đậu tại cảng, các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở của thủy thủ để đột nhập lên tàu trộm cắp hàng hóa, tài sản
Trong cụm từ trộm cắp và trộm cắp vặt có thể kể cả thiết bị hoặc đồ cung ứng bị lấy cắp khỏi nơi làm việc, tiền bị lấy khỏi hộp đựng tiền tiêu vặt, và các loại trộm cắp khác, thì phần lớn các vụ trộm xảy ra trong Cảng và trên tàu là các vụ trộm hàng Liên quan đến các biện pháp an ninh thực sự được tiến hành trong hoặc xung quanh khu vực Cảng như là hàng rào, ánh sáng, báo động, khoá, hệ thống giám sát các thiết bị phát hiện sự xâm nhập
Liên quan đến các quy trình và các biện pháp an ninh mang tính thủ tục như là văn bản, tiến hành kiểm soát, các biện pháp quản lý tiếp cận, hệ thống giấy tờ nhận dạng các quy trình kiểm tra và kiểm soát khách, kiểm tra container kiểm soát giao thông, quản lý và điều hành lực lượng gác các hoạt động thực thi pháp luật và ngăn ngừa tội phạm
Nên trong công tác an ninh cảng biển việc thường xuyên thông báo cho tàu thuyền hoạt động về tình hình an ninh hàng hải trong khu vực, cảnh báo nhắc nhở tàu thuyền vào neo đậu, làm hàng trong khu vực tăng cường công tác trực ca, cảnh giới, bật đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm phòng ngừa trộm đột nhập lên phương tiện; tổ chức cảnh báo tới 100% thuyền trưởng (đặc biệt là tàu vận tải container) về phương thức, thủ đoạn của đối tượng trộm cắp và khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa như tăng cường công tác cảnh giới, mở hết đèn chiếu sáng mặt boong, đặt chế độ báo động phù hợp cho thiết bị cảnh báo Lực lượng an ninh cảng biển chủ động trao đổi tình hình, phối hợp với các lực lượng Công an, Cảnh sát biển, Hải quan, Cảng vụ hàng hải, Bộ đội biên phòng là rất quan trong nhằm phòng ngừa nạn trộm cắp trong khu vực cảng biển b Khủng bố hàng hải
Khủng bố theo nghĩa rộng nhất, là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về mặt ý thức hệ Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để chỉ bạo lực có chủ ý trong thời bình hoặc trong bối cảnh chiến
22 tranh chống lại những người không tham chiến (chủ yếu là dân thường và quân nhân trung lập) Các thuật ngữ "terrorist" và "terrorism" để chỉ khủng bố có nguồn gốc trong cuộc Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ thứ
18 nhưng đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và thu hút sự chú ý trên toàn cầu vào những năm 1970 trong cuộc xung đột Bắc Ireland, xung đột Basque, và xung đột Israel–Palestine Việc sử dụng các cuộc tấn công tự sát gia tăng từ những năm 1980 trở đi được điển hình hoá bởi các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ
Trong cộng đồng quốc tế, khủng bố không có một định nghĩa có tính pháp luật hay hình sự rõ ràng nào Định nghĩa chung của chủ nghĩa khủng bố chỉ đề cập đến những hành vi bạo lực được dự định để tạo ra sự sợ hãi (khủng bố) tạo ra cho một mục tiêu tôn giáo, chính trị hay ý thức hệ; và cố tình nhắm vào các mục tiêu hoặc không quan tâm đến sự an toàn của những người không có khả năng tự vệ (ví dụ, nhân viên dân sự trung lập hay dân thường) Một số định nghĩa của khủng bố hiện nay bao gồm cả các hành vi bạo lực bất hợp pháp và chiến tranh Việc sử dụng chiến thuật tương tự như của các tổ chức tội phạm để tống tiền hoặc để ép buộc người khác phải im lặng thường không được coi là khủng bố, mặc dù những hành động tương tự có thể được coi là khủng bố khi được thực hiện bởi một nhóm có động cơ chính trị Sử dụng thuật ngữ này cũng bị chỉ trích vì việc sử dụng thái quá và thường xuyên của nó với các tổ chức khủng bố Hồi giáo hoặc Jihad, trong khi bỏ qua các tổ chức hoặc cá nhân khủng bố không phải Hồi giáo
Từ "khủng bố" mang nặng màu sắc chính trị, tâm lý, và gây nhiều tranh cãi, và điều này tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp một định nghĩa chính xác Một nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố trong chính trị đã kiểm tra hơn 100 định nghĩa về "khủng bố" tìm thấy 22 yếu tố định nghĩa riêng biệt (ví dụ như bạo lực, vũ lực, sợ hãi, đe dọa, sự phân biệt mục tiêu nạn nhân) Trong một số trường hợp, cùng một nhóm vũ trang có thể được những người ủng hộ họ mô tả là "chiến sĩ đấu tranh vì tự do", trong khi đối thủ của họ thì coi đó là những kẻ khủng bố Khái niệm về khủng bố có thể gây tranh cãi vì nó thường được sử dụng bởi cơ quan nhà nước (và cá nhân được nhà nước hỗ trợ) để làm
23 giảm tính chính danh của các đối thủ, và có khả năng hợp pháp hóa việc sử dụng lực lượng vũ trang riêng của nhà nước để chống lại đối thủ (chính các lực lượng này có thể được đối thủ của nhà nước trên mô tả như là "khủng bố") Đồng thời, ngược lại cũng có thể diễn ra khi các quốc gia thực hiện hoặc bị cáo buộc phạm vào tội khủng bố cấp nhà nước
Các công trình nghiên cứu của các học giả đều cố xây dựng định nghĩa về khủng bố hàng hải bởi trong các văn bản pháp lý quốc tế đã không đưa ra định nghĩa mà chỉ xác định những hành vi nào được coi là khủng bố hàng hải c Vận chuyển ma túy trái phép bằng đường biển
- Phần lớn buôn lậu ma tuý được thực hiện bằng tàu thông qua các Cảng
- Do tàu thường xuyên di chuyển từ các quốc gia này đến các quốc gia khác và đặc biệt từ quốc gia sản xuất ma tuý đến các quốc gia sử dụng chúng
- Các tàu chạy theo lịch chạy tàu là đối tượng được ưu tiên vì chúng có thời gian khởi hành cố định và đích đến rõ ràng
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN NINH Ở CẢNG BIỂN QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác an ninh ở Cảng biển
Bình Định là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.071km 2 , với chiều dài đường bờ biển là 134km, diện tích vùng lãnh hải là 36.000km 2 , dân số khoảng 1,5 triệu người; có vị trí quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế (1) , là mảnh đất có truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng Giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế của tỉnh Bình Định tăng trưởng khá, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hằng năm tăng 6,2%, quy mô kinh tế không ngừng mở rộng; Năm 2020, tỉnh Bình Định nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36′ đến 13°54′ vĩ độ Bắc, từ 109°06′ đến 109°22′ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Gia Lai) 165 km và cách Đà Nẵng 322 km
Vị trí địa lý khu cảng Quy Nhơn:
Cách cửa biển 2 hải lý, được che chắn bởi bán đảo Phương Mai tạo cung tròn chắn gió từ phía Bắc đến Đông Nam Vịnh nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, thủy, bộ và hàng không Cụm cảng biển Quy Nhơn được xem là xương sống của vùng, bao gồm Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai,
27 Dung Quất và Quy Nhơn mà thể hiện rõ nét nhất là vai trò của cảng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Dung Quất
Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2025, Cụm cảng biển Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực ( loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ, là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông Nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra, vào làm hàng
Hiểu được tầm quan trọng vai trò vị trí cửa ngõ thông thương quan trọng, đáp ứng nhu cầu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày một tăng của khu vực góp phần phát triển kinh tế khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tăng tính cạnh tranh cho loại hình vận tải hàng hóa bằng đường biển so với các loại hình vận tải khác Khu vực cảng biển Quy Nhơn nằm trong Vịnh Quy Nhơn, có bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió rất thuận lợi cho tàu vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa
2.1.2 Các đặc điểm của an ninh cảng biển
Việc vận chuyển hàng hóa của ngành hàng hải đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên bảo đảm an ninh hàng hải đối với cảng biển trở thành mối quan tâm đặc biệt trong chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật và công cụ để bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
Các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển rất đa dạng, có tính xuyên quốc gia và đòi hỏi sự hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa
Các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển rất đa dạng, không chỉ có cướp biển, cướp có vũ trang đối với tàu thuyền, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, buôn lậu vũ khí, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự tiếp cận trái phép của người trốn theo tàu mà còn
28 có rất nhiều các sự cố khác được coi là mối hiểm họa an ninh như: trộm cắp, phá hoại, xáo trộn hàng hóa, đồ dự trữ trên tàu, can thiệp vào các thiết bị, hệ thống quan trọng của tàu biển, cảng biển, tấn công hạt nhân, sinh học, hóa học, sử dụng tàu để chở những người có ý định gây ra sự cố an ninh hay thậm chí các thảm họa thiên tai trên biển … Đặc điểm xuyên quốc gia của an ninh hàng hải được tạo thành bởi tính phức tạp của hệ thống vận tải biển quốc tế do tàu biển di chuyển đến khắp các cảng biển trên thế giới; sự khó kiểm soát đường biên giới do phạm vi rộng lớn của biển và hoạt động tội phạm trên biển nhiều khi xảy ra ở những vùng biên giới giáp ranh giữa các quốc gia, thậm chí xảy ra ở biển cả, nơi không thuộc chủ quyền và quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào Chính những yếu tố này đã tạo nên một môi trường lý tưởng cho các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia Tính xuyên quốc gia của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đặt ra yêu cầu hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực từ hợp tác hải quân, tổ chức các cuộc tuần tra, tập trận chung đến chia sẻ thông tin tình báo, kinh nghiệm thực tập, đào tạo, huấn luyện an ninh nhằm ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa Trên thực tế, sự thành công của nhiều chương trình hợp tác quốc tế nhằm tăng cường bảo đảm an ninh cho cảng biển là những minh chứng rõ nét nhất cho đặc điểm này, có thể kể đến như Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca (MSSI), chiến dịch Eunavfor Atlanta của Eu hay hoạt động của Lực lượng biển hỗn hợp (CMF) của Hoa Kỳ Trong Báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc năm 2008 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh hàng hải khi Báo cáo cho rằng an ninh hàng hải là một trách nhiệm chung và đòi hỏi một tầm nhìn mới về an ninh tập thể
Thực tiễn cho thấy, các quốc gia đều ghi nhận quyền được cập cảng và sử dụng các dịch vụ trong cảng của tàu biển nước ngoài, tuy nhiên vẫn là thiết lập và duy trì một số điều kiện nhất định nhằm kiểm soát hoạt động của tàu biển nước ngoài trong cảng, đặc biệt liên quan tới an ninh cảng biển Quốc gia có cảng biển thực hiện thủ tục kiểm tra hành chính đối với đối với tàu biển nước ngoài đến cảng và nếu có bằng chứng rõ ràng về việc tàu biển tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh cảng biển thì có quyền giữ tàu trong cảng cho tới khi
29 các khiếm khuyết được khắc phục Như vậy, quốc gia là chủ thể chủ yếu bảo đảm an ninh hàng hải cho cảng biển Việc bảo đảm an ninh cảng biển lại hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của quốc gia có cảng, được xác định trên cơ sở pháp luật quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế
An ninh hàng hải đối với cảng biển phản ánh sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều đang chịu sự tác động của các hiểm họa đe dọa an ninh và đứng trước yêu cầu cần hành động để bảo đảm an ninh cảng biển Vì vậy, an ninh, cảng biển có ý nghĩa tích cực cả trên phương diện lý luận và thực tiễn thương mại toàn cầu Bên cạnh đó an ninh cảng biển góp phần hình thành nên quan điểm tổng thể trong nhận thức và hành động của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề toàn cầu Tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực nhằm đối phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đã trở thành xu thế tất yếu và như một giải pháp để bảo đảm an ninh toàn cầu
Hơn thế nữa an ninh cảng biển giúp khẳng định vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và Tổ chức hàng hải quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu và khu vực Các tổ chức quốc tế không chỉ tạo lập hệ thống các văn bản pháp lý với những quy định, khuyến nghị cụ thể và còn là trung tâm phối hợp hành động giữa các quốc gia cũng như thúc đẩy các quốc gia trong việc nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của an ninh cảng biển có ý nghĩa giúp các quốc gia trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược và các biện pháp triển khai phù hợp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải cho tàu biển, cảng biển
2.1.3 Trách nhiệm về an ninh cảng biển của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan
2.1.3.1 Bộ Giao thông vận tải
Là cơ quan đầu mối của Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an,
Bộ quốc phòng, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai các công việc cần thiết để đảm bảo thực hiện đầy đủ những sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (Công ước SOLAS 74) và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS trước khi có hiệu lực vào ngày 01/7/2004)
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại cho việc tham gia trên theo quy định
Trích điều 11 Nghị định số 170/2016/NĐ-CP:
Tình hình thực hiện công tác an ninh ở Cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1 Cơ quan quản lý chuyên ngành và trách nhiệm
Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo Thông tư số 55/2018/TT-BGTVT ngày 20/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển và các lực lượng hữu quan trong phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển; hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng biển; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển, các lực lượng hữu quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng biển
- Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển, khu vực quản lý và tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường
- Tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải và phối hợp thực hiện quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng biển và khu vực quản lý
Sơ đồ bộ máy tổ chức Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn
Trong vùng nước cảng biển thuộc 02 Tỉnh Bình Định và Phú Yên có tổng cộng 08 bến cảng với 10 cầu tàu, 03 bến phao, 02 vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch và 04 khu vực neo đậu, chuyển tải Cụ thể:
- Vùng nước cảng biển khu vực Quy Nhơn: Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch và khu neo đậu; 1 Cảng Quy Nhơn (04 cầu), 2 Tân Cảng Quy Nhơn (01 cầu), 3 Cảng Thị Nại (02 cầu), 4 Tân Cảng Miền Trung (01 cầu),
5 Bến Phao An Phú (01 bến phao), 6 Cảng Dầu Quy nhơn (01 bến)
Chức năng, mô hình tổ chức và nhiệm vụ a) chức năng: Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển Quy Nhơn, Phú Yên và vùng nước hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận 2 tỉnh: Tỉnh Bình Định và Tỉnh Phú Yên b) Mô hình tổ chức: Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn được thành lập ngày
22/12/1992, theo Quyết định số 159/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận
Phòng Thanh tra và An toàn an ninh Hàng hải
Phòng Pháp chế Phó Giám Đốc
Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài vụ
Trưởng Đại điện Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tại Vũng Rô
34 tải và Bưu điện (nay là Bộ Giao thông vận tải), trên cơ sở tách từ Ty hoa tiêu Cảng vụ thuộc Cảng Quy Nhơn Tổ chức của Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn gồm 04 phòng nghiệp vụ: Pháp chế, An toàn và Thanh tra hàng hải, Tài vụ,
Tổ chức - Hành chính và 01 đơn vị Đại diện Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tại Vũng Rô c) Nhiệm vụ: Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn thực hiện nhiệm vụ theo Điều 67 Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản có liên quan Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động hàng hải trong vùng nước cảng biển Quy Nhơn và Vũng Rô , Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Định và Phú Yên, cùng các nhiệm vụ khác liên quan đến hàng hải khi được Cục Hàng hải Việt Nam giao
2.2.2 Tình hình thực hiện công tác an ninh ở Cảng biển Quy Nhơn
Vùng Cảng biển khu vực Quy Nhơn có 05 Cảng biển 1 bến phao Cảng Quy Nhơn (04 cầu), 2 Tân Cảng Quy Nhơn (01 cầu), 3 Cảng Thị Nại (02 cầu), 4 Tân Cảng Miền Trung (01 cầu), 5 Bến Phao An Phú (01 bến phao), Cảng Dầu Quy nhơn (01 bến) Hiện tại có Bến Phao An Phú đã dừng hoạt động và Tân Cảng Quy Nhơn hiện được Cảng Quy Nhơn thuê lại toàn bộ và hiện dùng chung an ninh với Cảng Quy Nhơn nên đề án sẽ phân tích dựa trên thực trạng chính của 04 Cảng biển Quy Nhơn là: 1 Cảng Quy Nhơn (04 cầu),
2 Cảng Thị Nại (02 cầu), 3 Tân Cảng Miền Trung (01 cầu), 4, Cảng Dầu Quy nhơn (01 bến)
2.2.2.1.Tình hình an ninh Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn thuộc nhóm cảng Nam Trung bộ, nằm trong vịnh Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, tổng diện tích khu đất cảng là 347.384 m2 Toàn bộ phạm vi phía Bắc, phía Đông và một phần phía Tây Bắc giáp biển (vịnh Quy Nhơn) Phía Nam giáp với Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải
- Ban an ninh cảng biển:
35 1– Ông Trần Vũ Thanh Quang - Phó TGĐ - Trưởng Ban
2 – Ông Ngô Tấn Dũng - Phó trưởng P.TCHC - Phó trưởng Ban
3 – Ông Huỳnh Văn Định - Trưởng phòng Kỹ thuật - Ủy viên
4 – Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó trưởng P.KD - Ủy viên
5 – Ông Trần Đình Phú - Phó GĐ TTĐHSX - Ủy viên
6 – Ông Lê Minh Trung - Đội trưởng Đội Giao nhận - Ủy viên
7 – Ông Trịnh Văn Tiếng - Đội trưởng Đội BV - UV thường trực
8 – Ông Ngô Quang Trung - Tổ trưởng Tổ chỉ đạo tàu - Ủy viên
9 – Ông Trần Quang Cần - Nhân viên Phòng ĐT - Ủy viên
- Nhân viên an ninh (Lực lượng bảo vệ chuyên trách): 37 người
Tổ chức an ninh Cảng Quy Nhơn chịu trách nhiệm chung đối với việc bảo đảm tuân thủ các quy định của kế hoạch này và chịu trách nhiệm cho việc thực thi các biện pháp an ninh bổ sung theo yêu cầu của Bộ Giao Thông Vận Tải, Cục Hàng Hải Việt Nam
Tiến hành đánh giá hoặc rà soát định kỳ kế hoạch này nhằm bảo đảm sự phù hợp và thích đáng với các biện pháp an ninh hiện có
Cảng Quy Nhơn chỉ định 01 Cán bộ an ninh cảng biển, có thẩm quyền quản lý, thực hiện việc quản trị hoạt động hàng ngày của Kế hoạch này tại Cảng biển:
- Ông Ngô Quang Trung- Cán bộ ANCB a Xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh
Cảng Quy Nhơn đã xác định các cơ sở hạ tầng, thiết bị quan trọng, cần có phương án đảm bảo an ninh như sau:
- Khu vực Văn phòng làm việc: diện tích khoảng 5.300m2
36 Kiến trúc nhà 3 tầng kiên cố Kết cấu bê tông cốt thép (Công trình cấp II)
- Nhà điều hành trung tâm điều hành sản xuất :
Kiến trúc nhà 3 tầng kiên cố Kết cấu bê tông cốt thép (Công trình cấp II) Diện tích xây dựng: 546m2
• Cầu tàu 1: 30.000 DWT (cầu liền bờ) : dài 480 m
• Cầu tàu 2: 20.000 DWT (cầu nhô) : dài 174 m
• Cầu tàu 3: 10.000 DWT (cầu nhô) : dài 174 m
• Cầu tàu 4: 50.000 DWT (giảm tải) : dài 170 m
• Cầu tàu TCQN: 63.550 DWT (giảm tải) : dài 200 m
- Hệ thống cần cẩu và các thiết bị làm hàng: 4 xe nâng container, 12 xe nâng các loại, 23 cần cẩu có công suất từ 10 đến 100 tấn, 23 xe ủi, xúc, đào;
14 phương tiện vận tải khác; 2 cẩu giàn container QC chuyên dụng tại cầu tàu, 5 cẩu giàn container RTG chuyên dụng trong bãi
- Hệ thống kho hàng: Số lượng kho: 12; Tổng diện tích: 29.277 m 2 Kết cấu: khung thép Tiệp hoặc Mỹ, mái lợp tole, bao che tường gạch dày 15cm Hiện trạng tốt, sử dụng chứa hàng khô, hàng bao kiện (nông sản, phân bón); ngoài ra còn có các kho chứa hàng lỏng (mật nhỉ đường, nhựa đường lỏng) của các đơn vị thuê mặt bằng của cảng
• Bãi container: Tổng diện tích 39.750 m 2
• Bãi hàng và bãi công nghệ: Tổng diện tích 95.353 m 2
- Hệ thống cần cẩu và các thiết bị làm hàng: 4 xe nâng container, 12 xe nâng các loại, 23 cần cẩu có công suất từ 10 đến 100 tấn, 23 xe ủi, xúc, đào;
14 phương tiện vận tải khác; 2 cẩu giàn container QC chuyên dụng tại cầu tàu, 5 cẩu giàn container RTG chuyên dụng trong bãi
- Hệ thống tường bao, hàng rào an ninh bảo vệ các khu vực hạn chế:
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN NINH …
Mục tiêu
Hệ thống cảng biển Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển Bảo đảm an ninh hàng hải đối với cảng biển có một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững của ngành vận tải biển, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương
Dù chưa xây dựng và ban hành một chính sách riêng về an ninh hàng hải nhưng trong các văn kiện đại hội Đảng cũng như thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm an ninh cảng biển, cụ thể trên các phương diện sau: Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã xác định: "Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút và đầu tư nước ngoài Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc"[12,86]
Tư tưởng bảo đảm an ninh hàng hải gắn liền với bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo được tiếp tục ghi nhận lại trong Nghị quyết Đại hội XII của
72 Đảng năm 2016 về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới với định hướng: “chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” [10,65]
Bảo đảm an ninh hàng hải góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển
Mục tiêu chính của việc tăng cường công tác an ninh ở cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: mô tả một cách thích hợp các chiến lược và biện pháp an ninh được tăng cường áp dụng nhằm:
• Bảo vệ và chống lại các hành động bất hợp pháp làm ảnh hưởng đến giao thông hàng hải nhằm vào người, cơ sở hạ tầng Cảng biển, tàu hoặc các thiết bị
- Bảo vệ hành khách, thuyền viên, nhân viên bến Cảng và khách, kể cả khách liên quan đến tàu;
- Bảo vệ các tàu sử dụng hoặc phục vụ bến Cảng;
- Bảo vệ các vị trí và khu vực an ninh nhạy cảm trong bến Cảng;
- Bảo vệ các hệ thống và thiết bị an ninh và giám sát;
- Bảo vệ hàng hóa và đồ dự trữ của tàu không bị xáo trộn; và
- Bảo vệ vùng nước trước các bến cảng
• Ngăn ngừa việc xâm nhập trái phép vào Cảng, tàu và các khu vực hạn chế như sau:
- Hệ thống cầu cảng, hệ thống kho bãi, các khu vực nhạy cảm về an ninh
-Bao gồm cả khu vực thuộc phạm vi lên tàu và rời tàu (đối với tàu khách: bao gồm cả khu vực đón khách)
- Cổng Cảng chính – Các cổng phụ (dành cho tất cả các loại ôtô ra, vào cảng)
- Khu vực Văn phòng làm việc, các khu vực về văn phòng khác
- Khu vực Nhà điều hành trung tâm điều hành sản xuất
-Khu vực đậu cho các thiết bị sản xuất
- Nơi cất giữ thông tin an ninh; đặt thiết bị an ninh và giám sát Hệ thống vô tuyến điện, thông tin điện thoại, hệ thống mạng máy tính, hệ thống camera quan sát
- Khu vực cấp phát nhiên liệu tự động
-Hệ thống phân phối điện (cả trạm biến áp, hệ thống công tắc, bảng điều khiển )
• Ngăn ngừa việc đưa trái phép vũ khí, thiết bị lên tàu
- Nhằm nâng cao nhận thức an ninh và huấn luyện an ninh cho tất cả cán bộ, nhân viên của Cảng, đảm bảo những nhân viên của Cảng thành thạo với mọi nhiệm vụ an ninh được phân công ở tất cả các cấp độ an ninh và để nhận biết bất kỳ khiếm khuyết, an ninh nào cần thiết phải xác định rõ
- Kiểm soát được người, phương tiện ra vào Cảng
- Kiểm tra được thủ tục giao nhận hàng hoá
• Ngăn ngừa việc đưa lên tàu hoặc vận chuyển trái phép ma túy/ hàng lậu
- Kiểm tra có hiệu quả các biện pháp an ninh và các bố trí đối phó nhằm hỗ trợ các lực lượng công an trong việc quản lý các hành vi phi pháp, can thiệp vận tải hàng hải
- Ngăn ngừa và phối hợp với lực lượng biên phòng và Cảnh sát hình sự ma túy, lực lượng hải quan phát hiện các lô hàng có nguy cơ vận chuyển ma túy và hàng lậu, xây dựng được các kênh thông tin đặc biệt
• Ngăn ngừa sự phá hoại tài sản hoặc thiết bị của bến Cảng hoặc trộm cắp hàng hóa, thiết bị
• Tăng cường phương thức kết nối hiện đại cho các lực lượng an ninh của các Cảng biển Quy Nhơn làm tăng cường công tác an ninh ở Cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Để đảm bảo an ninh, đảm bảo sự so sánh và trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thông tin liên quan đến an ninh và để đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp và tương xứng được thực hiện để bảo vệ bến Cảng và các tàu, bảo vệ con người, hàng hóa, phương tiện chuyên chở hàng hóa và dự trữ của tàu trong phạm vi bến Cảng khỏi các rủi ro của sự cố an ninh, qua đó tạo niềm tin cho các quốc gia liên kết vận chuyển từ các cảng trên thế giới đến với Quy Nhơn, thể hiện được khu vực Cảng biển Quy Nhơn là một điểm đến an toàn, an ninh nhất khu vực Đông Nam Á.
Giải pháp tăng cường công tác an ninh ở cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
3.2.1 Xây dựng Chiến lược an ninh cảng biển quốc gia
Hiện nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Chiến lược an ninh cảng biển quốc gia, điển hình có thể kể đến như Mỹ, Anh, Đức…Đối với Việt Nam, việc đưa vấn đề an ninh hàng hải vào khuôn khổ chính sách quốc gia sẽ giúp Chính phủ, các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách tiếp cận và có nhận thức cao hơn đối với vấn đề an ninh hàng hải Đã đến lúc Việt Nam cần chính thức đưa khái niệm an ninh hàng hải vào khuôn khổ chính sách quốc gia, thể hiện trong các văn kiện của Đảng, xây dựng chiến lược an ninh hàng hải quốc gia, thiết lập các thiết chế và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi hành pháp luật về an ninh hàng hải Ngoài ra, tư cách là thành viên của các Công ước quốc tế về an ninh hàng hải đã đặt cho Việt Nam cần xây dựng Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia đối với cảng biển sẽ là sự khẳng định cho những nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực
Về tổng thể, Chiến lược an ninh cảng biển quốc gia phải khái quát được thực trạng về an ninh cảng biển, pháp luật về an ninh hàng hải, các quan điểm, định hướng cho việc tăng cường bảo đảm an ninh cảng biển được thể hiện thông qua các mục tiêu vừa mang tính tổng quát, vừa thể hiện được sự cụ thể trong các lĩnh vực của an ninh cảng biển Đồng thời, Chiến lược quốc gia về an ninh cảng biển phải xây dựng hệ thống các giải pháp, đặc biệt là giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh cảng biển, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát quá trình thi hành pháp luật về an ninh cảng biển
- Thống nhất hành động xuyên suốt trong quá trình hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia phối kết hợp của các cơ quan chức năng khác nhau trong việc giải quyết các hiểm họa an ninh cảng biển, đặc biệt là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên ngành nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an ninh cho các tuyến đường vận tải biển và cơ sở hạ tầng cảng biển
Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc thúc đẩy xây dựng, thực thi pháp luật quốc tế về an ninh cảng biển, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia khác nhằm tăng cường kết nối hệ thống cảng biển quốc tế, bao gồm cả trao đổi thông tin an ninh cảng biển để đấu tranh chống lại các tội phạm trên biển một cách hiệu quả
3.2.2 Tăng cường trang bị cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các cơ quan thực thi bảo đảm an ninh hàng hải
Tăng cường bảo đảm an ninh cảng biển đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra trước thực tế ngày càng tăng của hàng trăm ngàn lượt tàu và hàng triệu lượt ô tô ra vào cảng biển Quy Nhơn mỗi năm Do đó, ngành hàng hải cần được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh theo tốc độ tăng trưởng của hệ thống cảng biển
Cần đầu tư trang bị hệ thống điều hành trung tâm giám sát an ninh và thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu và kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan (Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn, Công an Tỉnh Bình Định, Hải quan Cửa
76 khẩu, Biên phòng cửa khẩu…) phục vụ cho công tác tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin ANHH Đối với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn hiện chỉ được đầu tư hệ thống hướng dẫn hành hải VTS, trạm bờ AIS, hệ thống ra đa, camera, trạm quan sát
… với 2 camera nên trang bị thêm từ từ 2 đến 8 camera có công nghệ thông minh tầm nhiệt để phát hiện nhanh các nguy cơ an ninh xung quanh khu vực quản lý Đối với Lực lượng Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển cần được đầu tư, trang bị phương tiện nghiệp vụ đồng bộ như máy tính kết nối hệ thống căn cước công dân mới nhất, để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh và giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực cảng và vùng nước cảng cũng như chia sẻ thông tin cho lực lượng an ninh của cảng và các lực lượng khác cùng hoạt động trong cảng Đối với Lực lượng Hải quan Hiện nay chỉ tại một số cảng biển lớn, Hải quan cảng mới được trang bị thiết bị máy soi chiếu xách tay, máy soi container, hệ thống camera giám sát, hệ thống kiểm tra chất lượng phóng xạ, cân điện tử Do đó, đòi hỏi cần trang bị đồng bộ đầy đủ các thiết bị cho Lực lượng Hải quan tại cảng biển Quy Nhơn nhằm phục vụ công tác phát hiện các hiểm họa an ninh hàng hải
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo an ninh cảng biển Đối với các cảng biển, việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật an ninh là rất cần thiết vì hiện tại các thiết bị thông minh giá cả đã giảm nhiều so với trước đây Do đó doanh nghiệp cảng biển nên tư, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật an ninh cao như hệ thống camera quan sát AI (thông minh) nhận diện tự động khi có người, hệ thống kiểm tra kiểm soát, nhận dạng người ra vào cổng cảng bằng thẻ từ, thiết bị soi chiếu, ca nô tuần tra Bên cạnh đó, để tăng cường an ninh cảng biển, các cảng biển cần đầu tư:
+ Xây dựng hệ thống hàng rào vành đai chắc chắn bảo vệ cổng ra, vào cảng, hệ thống đường tuần tra, bốt gác, hệ thống chiếu sáng an ninh nhằm kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa thông qua cảng
77 + Đối với khu vực hạn chế của Cảng (như khu vực bờ và nước liền kề tàu, khu vực lên tàu, rời tàu, khu vực nhận trả, cất giữ hàng hóa, cất giữ thông tin an ninh nhạy cảm, khu vực cất giữ hàng hóa nguy hiểm, độc hại, cất giữ thiết bị an ninh, thiết bị điện, vô tuyến điện, truyền hình và các thiết bị tiện ích quan trọng…) cần phải đặt biển quy định cho từng khu vực, kẻ ô, sơn phân chia các khu vực để dễ quản lý Trang bị hệ thống rào chắn di động luôn duy trì trạng thái sẵn sàng sử dụng để cách ly khu vực hạn chế khi có hiểm họa an ninh xảy ra
- Trang bị hệ thống camera, phương tiện, ca nô kiểm tra, giám sát hành vi tiếp cận cảng biển
- Trang bị hệ thống thiết bị kiểm tra soi chiếu như máy soi hành lý, hàng hoá, cổng từ, máy dò kim loại cầm tay, máy phát hiện, xử lý chất nổ, công cụ hỗ trợ…
- Trang bị máy liên lạc VHF cầm tay cho từng nhân viên bảo vệ trong ca trực, trang bị thẻ được phép ra vào cho các đối tượng đến làm việc tại cảng cũng như cấp thẻ nhận dạng cho khách ra vào cảng đồng thời ghi chép trong sổ nhật ký nhằm quản lý người ra vào cảng, tránh đột nhập trái phép
Tăng cường và áp dụng công nghệ mới cho phối hợp hoạt động giữa các lực lượng chức năng trong bảo đảm an ninh hàng hải, trên thực tế hiện nay, các cơ quan được giao thẩm quyền liên quan đến an ninh hàng hải vẫn chưa xây dựng lực lượng, tổ chức của mình đến từng địa phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, sự phối hợp và kết nối giữa các lực lượng thường chỉ được các Cảng Thông báo từ một phía gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện Tại các khu vực cảng biển có nhiều cầu bến cảng do nhiều đơn vị khác nhau quản lý, khai thác Do vậy, khi có sự cố mất an ninh xảy ra, công tác phối hợp giữa các lực lượng không thống nhất, kém hiệu quả Ngoài ra cũng chưa có Quy chế phối hợp chung giữa lực lượng an ninh cảng biển với các lực lượng quản lý an ninh tại địa phương để phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chỉ đạo xử lý tình huống an ninh tại cảng biển
- Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn phối hợp với các Cảng biển và các cơ quan liên quan về an ninh cảng biển xây dựng việc kết nối nhóm an ninh thông qua phần mềm Zalo trên điện thoại nhằm cung cấp thông tin thực tế từ hiện trường khi xảy ra vấn đề an ninh cũng như cung cấp nhanh thông tin an ninh cho các cơ quan quản lý một cách nhanh nhất như sau:
+ Nhóm 1 (Các cơ quan quản lý) : Gồm Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn,