1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở thành phố Hà Nội hiện nay

147 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở Thành phố Hà Nội hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Quang Hoa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 37,66 MB

Nội dung

Nâng cao chất lượng đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên theo yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.... Tại các Trung tâm GDQP&AN, đội ngũ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ QUỲNH ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ QUỲNH ANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôixin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Quang Hoa đã trực tiếp hướngdẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Đồng thời, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảngdạy, cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành làm hành trang

cho sự nghiệp trong tương lai với mỗi học viên.

Và tôi cũng xin được cam ơn tới cán bộ nơi tôi trực tiếp khai thác tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu như: Thư viện Đại học quốc gia, Trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện quốc gia đã tạo điều kiện

để tôi có được những tài liệu phục vụ cho việc làm luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bẻ đã luôn quan tâm, động viên

và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian hoàn thành đề tài luận văn của mình

Luận văn này là kết quả nỗ lực của bản thân tôi, vì vậy, vẫn tồn tại nhiềuhạn chế nên không thé tránh khỏi sự thiếu sót Tôi rất mong nhận được nhữngđóng góp của thay cô và bạn bé dé vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm on!

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Chất lượng đội ngũcán bộ, giảng viên của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ởThành phố Hà Nội hiện nay” là công trình nghiên cứu mà cá nhân tôi thựchiện đưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Quang Hoa, không sao chép của bắt

cứ ai Các tài liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng do tôi tựtìm hiểu, xử lý và phân tích một cách trung thực, khách quan

Người hướng dẫn Học viên

TS Trần Thị Quang Hoa Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 5

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tat — Chữ viết đầy đủ

BCH Ban Chấp hành

BGD&DT Bộ Giáo duc va Dao tạo

BNV Bộ Nội vu

BQP Bộ Quốc phòng

BLĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và xã hội

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội

DNCB, GV Đội ngũ cán bộ, giảng viên

GD&DT Giáo duc va dao tao

GDQP&AN Giáo dục quốc phòng va an ninh

HDH Hiện đại hóa NCKH Nghiên cứu khoa học

Nxb Nhà xuất bảnPGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ

QP&AN Quốc phòng và an ninh

THPT Trung học phô thông

XHCN Xã hội chu nghĩa

Trang 6

MỤC LỤC

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG DOI NGŨ CÁN BO, GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DUC QUOC

PHÒNG VA AN NINH ©22 22c 2E 2E 2211021127110211 0211.111.111 eerre 14

1.1 Một số khái niệm 2-2 + +k£SEE£+EEESEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELErkkerrkrri 14

1.1.1 Can b6 va dO1 ngtt CAN 1G nn 14 1.1.2 Giảng viên và đội ngũ giảng VIEN 0 eeeseseeeseeeeeseecsesesesececesesesescseneneseseeeenens 15

1.1.3 Vai trò, đặc điêm của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Trung tâm Gido dục

Quốc phòng và An ninh 22 ©EE++£££9EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111227211221227112ereE l6

1.2 Những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảngviên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ¿s222

1.2.1 Yếu tố quy định chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng và An ninh - 22 ©©2££2EEEEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1322122721322222112erer 22

1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm Giáodục Quốc phòng và An ninh - ++EEE+222£++22EEEEE22++++2EEEEEEE2eettrrEEEEvrerrrrree 27

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về cán

bộ, giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng va An ninh 291.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ cán bộ, giảng viên - 29 1.3.2 Chủ trương, đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, giảng

1.3.3 Hệ thông chính sách của Nhà nước về cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm Giao

dục Quốc phòng và An nỉnh - ++EEE+222£++22EEEEE22+++f£EEEEEE222ertrEEEEEEreerrrree 38

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG CHAT LƯỢNG DOI NGU CÁN BO, GIANG

VIÊN O CÁC TRUNG TAM GIÁO DỤC QUOC PHÒNG VA AN NINH

TREN DIA BAN HÀ NỘI - 2-52 SE SE EEEEEEE111211211211 211211 1xx re, 442.1 Khái quát về các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - 44

2.2 Tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng và An ninh ở thành phố Hà Nội hiện nay -2 ¿2-52 462.2.1 Ưu điỂm -2222EEEEE2222222++121222222211111111121 22212121111111 2 1 462.2.2 Hạn chế, khuyết điểm 2 -2£©©EEE++£+2EEEEEEE1EEE21112122121121222711X2.EEx.e 55

2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên

ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trên địa bàn thành phố Hà Nội

TIGN NAY TT LAdAHẠ|H)L(.(4 2 58

2.3.1 Nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm -¿£+22EEE222cz+t2£EEEEveeeerrrer 58

2.3.2 Những van đề đặt ra về chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên tại các Trung tâmGiáo dục Quốc phòng va An ninh trên dia bàn thành phố Hà Nội - 62

Chương 3: YEU CAU VA GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG DOI

NGU CAN BO, GIANG VIEN O CAC TRUNG TAM GIAO DUC QUOC

PHONG VA AN NINH TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI HIEN

3.1 Yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở thành phố Hà Nội - -¿ 5 G7

3.1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa,hiện đại hóa giáo dục đại học, yêu cầu Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên

0001380151080)):)0i0 0001177 67

Trang 8

3.1.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cầnđảm bảo yêu cầu toàn diện, đồng bộ, kết hợp chặt chẽ nhiều nội dung, hình thức, biện

90019841900 PT 69

3.1.3 Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chất

lượng đội ngũ cán bộ, GIANG VIÊN - + + 5+ 5+ 5+ S* 3+ +t+k+kEEexexererererrererkrerkrerrrrrree 72

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở Thành phô Hà Nội hiện nay 74

3.2.1 Tạo sự chuyên biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủtrì các cấp đối với van dé nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên 74

3.2.2 Đồi mới công tác quy hoạch, quan lý và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ,giảng viên phù hợp với xu hướng phat triển giáo dục và đảo tạo - 79

3.2.3 Nâng cao chất lượng đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên theo yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 83

3.2.4 Tiếp tục đôi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên; tăng

cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ở các Trung tâm Giáo dục QuốcPhOngY Va AN MIMD 01107 87

3.2.5 Phat huy sức mạnh tông hop dé nang cao chat lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - +22: 90 KẾT LUẬN 2-22-5522 22EE212212211221211271211 2712111111111 94 TÀI LIEU THAM KHAO 2-52 SS£2SE‡EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrkee 96

PHU LUC 02 105

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn mạnh “nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng

và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục Không có giáodục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá” [41, tr 345]

Từ thực tiễn kinh nhiệm của các quốc gia có nên giáo dục tiên tiễn, hiện đại cho thấy, một cuộc cải cách giáo dục muốn giành thắng lợi đều phải bắt nguồn từ đội

ngũ cán bộ, giảng viên (DNCB, GV) Các hoạt động của đội ngũ nhà giáo luôn

găn liền với sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Do đó, đội ngũ nhà giáo là tinh hoa của đất nước, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục.

Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) là một bộ phận của nêngiáo dục quốc dân, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tinh than

yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng,

toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp

phan củng có, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thé tran an ninh nhân

dân vững mạnh, toàn diện Tại các Trung tâm GDQP&AN, đội ngũ cán bộ,

giảng viên là lực lượng trực tiếp quan lý, giảng dạy và bồi đưỡng kiến thức về quốc phòng và an ninh cho sinh viên; hướng dẫn, tổ chức sinh viện thực hiện

nhiệm vụ học tập, rèn luyện Đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm

GDQP&AN cũng là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo

Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ĐNCB, GV ở các Trungtâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm qua, BộGD&DT cing với Bộ Quốc phòng, trực tiếp là các quân chủng, binh chủng, nhàtrường trong quân đội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hà Nội đã kết hợp chặt chẽ với

Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học có Trung tâm GDQP&AN quan

Trang 10

tâm lãnh đạo xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nâng caochất lượng DNCB, GV về mọi mặt; thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằmnâng cao chất lượng của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu chuyền đổi số và hội nhậpquốc tế Nhờ đó, ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN đã tích cực nghiêncứu, ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát triển năng lực củangười học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tự học để nâng cao

trình độ ngoại ngữ, tin học Tuy nhiên, chất lượng DNCB, GV tại các Trung

tâm GDQP&AN chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu dé ra như cơ cấu, độ tuổi, kinh nghiệm và cương vị công tác của giảng viên còn bất cập, số lượng giảng viên còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục; một bộ phận cán bộ, giảng viên còn

hạn chế về ngoại ngữ, tin học, thiếu kiến thức hệ thống, kinh nghiệm

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu thế toàn cầuhóa, hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnhvực của đời sống xã hội; chuyên đổi số tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó,

có lĩnh vực quốc phòng, an ninh; van dé tranh chấp chủ quyền lãnh thé, biển,

đảo đang diễn ra căng thăng, phức tạp; hòa bình, én dinh va tu do hang hai, hang

không trên Biển Đông đang đứng trước những thách thức to lớn và tiềm ẩn nhiềunguy cơ xảy ra xung đột nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh đứng trước những thời cơ và thách thức mới Trước tình hình đó, nâng cao chat lượng DNCB,

GV giáo dục quốc phòng, an ninh theo hướng “chuẩn hóa”, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng là yêu cầu cấp thiết Vì những lý do trên, tôi quyếtđịnh lựa chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các Trung tâmGiáo dục Quốc phòng và An ninh ở Thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Chính tri hoc.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứuGDQP&AN giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc trang bị những kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh cho thế hệ trẻ nhăm phát huy tinh thần yêu

Trang 11

nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn liềnvới thế trận an ninh nhân dân vững chắc Do đó, các công trình nghiên cứu vềlĩnh vực GDQP&AN có rất nhiều, từ các đề tài cấp nhà nước, các sách chuyênkhảo, đến các bài báo, tạp chí chuyên nghành, luận văn, luận án Trong đó,nghiên cứu về chất lượng DNCB, GV của các Trung tâm GDQP&AN trên địabàn thành phé Hà Nội là dé tài nhận được sự quan tâm của nhiều học giả vớinhiều cách tiếp cận khác nhau như:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu chung về đội ngũ can bộ, giảng viên

GDQP&AN

Ở nhóm công trình nay, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu những van

dé liên quan đến công tác tuyên chọn, quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũgiáo viên, giảng viên tham gia GDQP&AN tại các trường THPT, cao đăng, đại họctrên cả nước, tiêu biéu như: Tran Hoang Tinh (2014), Đổi mới công tác quy hoạchphát triển và tuyển chọn đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng TháiNguyên, Tạp chí giáo dục, Số 329, tr 13-15; Trần Hoàng Tinh (2014), 7ưực trạng vàmột số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng Thái Nguyên, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 10 - 2014, tr 145-

147, 141; Phan Xuân Dũng (2015), Một số yêu cdu trong đổi mới quá trình đào taogiáo viên giáo đục quốc phòng và an ninh dap ung yêu cau đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số 359, tr I0-12; Phan Xuân Dũng (2016), Quản lý đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cáctrường đại học - Những van dé thực tiễn can giải quyết hiện nay, Tạp chí Giáo dục,

Số 379, tr 10-13; Trình Xuân Thắng (2016), Một số giải pháp nâng cao chất lượngđội ngũ giảng viên bộ môn Quân sự của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninhTruong đại học Hong Đức đăng trên Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 3, 2016, tr

138-140; Phan Xuân Dũng (2018), Quan lý quá trình dao tạo giáo viên giáo duc

quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

Trang 12

Nguyễn Văn Toàn (2019), Quản lý chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục quốcphòng và an ninh ở các trường đại học su phạm theo tiếp cận quản lý chất lượngtổng thé, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Lưu tại Thư Viện Quốc gia Việt Nam;

Vũ Thanh Tùng (2023), Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng day cho đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh ở nhà trường quân độiđáp ứng yêu cau chuyén đổi số hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số 23 (số đặc biệt), tr

167-171.

Trong đó, tiêu biểu là công trình nghiên cứu “Mot số giải pháp nâng caochat lượng đội ngũ giảng viên bộ môn Quân sự cua Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Trường Đại học Hong Đức” của tác giả Trình Xuân Thắng [62] khái quát về thực trạng đội ngũ giảng viên môn Quân sự của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Trường Đại học Hồng Đức; đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên môn Quân sự của trung tâm như: Quántriệt, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho mỗi cán bộ giảng viên; Cụ thểhóa tiêu chuẩn chuyên môn và triển khai thực hiện đồng bộ các văn bản của Bộ

về cử cán bộ giảng viên đi học tập, bồi dưỡng, đảo tạo chuẩn hóa văn bằng theo

quy định của Bộ GD&DT; Phát huy tích cực, tự giác trong tu dưỡng, học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ giảng viên; Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ;

Xây dựng chế độ chính sách, tạo động lực thúc day giảng viên tích cực phan

đấu, phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện.

Nghiên cứu “Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên giáo dục Quốc phòng và

an nình ở các trường Đại hoc Su phạm theo tiếp cận quản lý chất lượng tong thể(TOM)”` của tác giả Nguyễn Văn Toàn [67] làm rõ khái niệm tiếp cận quản lýchất lượng tông thé (TQM); những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dao taogiáo viên GDQP&AN ở các trường đại học Sư phạm theo tiếp cận TQM; giải

! Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa quản trị chất lượng và quản trị năng suất để thực hiện mục tiêu là

đạt đến sự hoàn thiện sản phẩm Trong đó, T: Tổng hợp, tổng thể; Q: Chất lượng quản lý quyết định chất lượng sản phẩm; M: Quản lý với 4 chức năng cơ bản là: lập kết hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát thực hiện quá trình.

Trang 13

pháp quản lý hoạt động dao tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học Sư

phạm theo cách tiếp cin TQM từ quan ly đầu vào, quan lý quá trình đào tạo chođến quản lý đầu ra

Công trình nghiên cứu “Quản lý đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và

an ninh theo tiếp cận năng lực” của tác giả Bùi Xuân Việt [80] làm rõ cơ sở lýluận về quản lý đào tạo giáo viên GDQP&AN theo tiếp cận năng lực; thực trạngquan ly dao tạo giáo viên GDQP&AN theo tiếp cận năng lực Trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp quản lý đào tạo giáo viên GDQP&AN theo tiếp cận năng lực như: Tổ chức hoạt động tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh đào tạo giáo viên GDQP&AN: Chỉ đạo điều chỉnh, bé sung chương trình, nội dung dao tao

giáo viên GDQP&AN; Quản lý hình thức, phương pháp đào tạo giáo viên

GDQP&AN: Tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên; Quản lý cơ sởvật chất và các điều kiện đảm bảo đảo tạo giáo vién; Kiểm tra, đánh giả kết quảđảo tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực

Bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Giáo dục quốcphòng và an ninh ở Trường Dai học An Giang nhằm đáp ung nhiệm vụ chính trihiện nay” của tác giả Nguyễn Hồ Thanh [60] làm rõ vị trí, tam quan trọng củacông tác GDQP&AN; thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP&AN ở Trường Đại học An Giang Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP&AN ở Trường Đại học An Giang như tăng cường quan tâm, lãnh đạo xây dựng chất lượng đội ngũ giảng viên; Thựchiện cơ chế quản lý, chế độ phù hợp dé nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;Thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động GDQP&AN và chất lượng đội ngũgiảng viên GDQP&AN Đối với đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạyGDQP&AN cần tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;Tích cực tu dưỡng đạo đức cách mạng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay; Không ngừng trau déi bản lĩnh chính tri đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Trang 14

Công trình “Cách mạng công nghiệp 4.0 và vấn đề nâng cao chất lượngday - học môn Giáo duc Quốc phòng và An ninh ở các trường đại học, cao danghiện nay” [46] là tập hop các bài nghiên cứu về thực hiện tự chủ dao tao trong

môn học GDQP&AN cho sinh viên của Trường Dai học Tài chính - Marketing;

đổi mới phương pháp dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trườngđại học, cao đăng thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 và nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trong các cơ sở giáo

dục đại học

Bài viết “Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy chođối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh ở các nhà trường quân đội

đáp ứng yêu câu chuyển đổi số hiện nay” của tác giả Vũ Thanh Tùng [70] khẳng

định vị trí, vai trò của công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN trongtình hình mới; thực trạng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh;

chất lượng giảng viên Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đội

ngũ giảng viên quốc phòng, an ninh ở các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu

về chuyền đổi số hiện nay.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ cua các Trung tâm GDQP&AN

Ở nhóm công trình này, các tác giả đều tập trung nghiên cứu về thực trạng,giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB, GV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tìnhhình mới tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội Một sốcông trình tiêu biểu như: “Xây dựng ĐNCB, GV với cơ cầu hợp lí nhằm nângcao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 1” của tacgiả Định Trọng Tuấn [69] làm rõ thực trạng ĐNCB, GV của Trung tâm Giáodục Quốc phòng Hà Nội 1; đề xuất một số biện pháp xây dựng DNCB, GV củatrung tâm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ dạy học QP&AN trong thời gian tới, cụ thé là: Xây dựng dé án phát triển DNCB, GV của Trung tâm cả về số

lượng và chât lượng, cơ câu tô chức và bộ máy, cơ câu giáo viên; Thường xuyên

Trang 15

theo dõi, năm bắt tình hình thực tế; Xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu đào tạo, bồi

dưỡng DNCB, GV; Xây dựng cơ chế khuyến khích tự học, tự đào tạo đối với

PNCB, GV; Làm tốt công tác bồ trí sắp xếp cán bộ, giảng viên, xây dựng cơ cau cân đối giữa các phòng, bộ môn, các tô chức trong Trung tâm; Phát huy dân chủ,

dé cao phê bình và tự phê bình trong xây dựng, bồi dưỡng va đào tạo nguồn cán

bộ, giảng viên

Bài nghiên cứu “Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện giáo dục quốc phòng

và an ninh cho học sinh, sinh viên” của tác giả Trần Danh Lực [48] nhân mạnhđến công tác xây dựng DNCB, GV đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm GDQP&AN Đại học Quốc gia Hà Nội với nhiềunội dung cụ thể như đây mạnh công tác quy hoạch, đảo tạo, thực hiện đa dạnghình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực toàn diện cho DNCB, GV;tuyển chọn cán bộ, giảng viên có phẩm chat đạo đức, năng lực, tinh thần trách

nhiệm tốt cử đi đào tạo sau đại học; chú trọng công tác bồi dưỡng, cập nhật, bổ

sung kiến thức mới về QP&AN cho cán bộ, giảng viên [48, tr 86].

Công trình “Nang cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm giáodục quốc phòng và an ninh hiện nay” của tac giả Uông Thiện Hoàng [39] làm rõnhững vấn đề cơ bản của các Trung tâm GDQP&AN hiện nay như cơ cấu tôchức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của các Trung tâmGDQP&AN Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài như giảng viên, độingũ giảng viên ở các Trung tâm GDQ&AN, đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ, yêucầu về phâm chat năng lực, tác phong, những yếu tố quy định đến chất lượng đội

ngũ giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN Lam rõ thực trạng, chỉ ra

nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng đội

ngũ giảng viên ở các Trung tâm GDQP&AN hiện nay.

Bài nghiên cứu “Thuc trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viênTruong Dai học Su phạm Tỉ hề dục Thể thao Hà Nội” của tập thể các tác giảNguyễn Minh Tư, Tran Thị Thanh Huyền, Lưu Thị Hải Yến [72] khang định vai

10

Trang 16

trò, vị trí của đội ngũ giảng viên trong việc phát triển giáo dục; làm rõ thực trạng

đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Sư phạm

Thể dục Thể thao Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển phù hợp với đặc thù để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ mới.

Nhìn chung, GDQP&AN là một chủ đề hấp dẫn, thu hút sự quan tâmnghiên cứu từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau với những nội dung cụ thẻ.Tuy nhiên, chưa thấy công trình nào nghiên cứu một các chuyên sâu về vấn đềnâng cao chất lượng DNCB, GV ở các Trung tâm GDQP&AN trên địa banthành phố Hà Nội từ hướng tiếp cận Chính trị học Tác giả kỳ vọng rằng, kết quảnghiên cứu của dé tài sẽ góp phan làm rõ hơn những van dé lý luận và thực tiễn

về chất lượng DNCB, GV ở các Trung tâm GDQP&AN; đánh giá đúng thựctrạng chất lượng ĐNCB, GV tham gia giảng dạy GDQP&AN tại các Trung tâm

và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảo tạonói chung, chất lượng DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa banthành phố Hà Nội nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng DNCB, GV; thựctrạng chất lượng ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thànhphố Hà Nội Từ đó, đưa ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượngDNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên dia bàn thành phố Hà Nội trong

giai đoạn hiện nay.

Trang 17

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng DNCB, GV tại các Trungtâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế,nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng ĐNCB, GV.

Ba là, xác định yêu cầu và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng DNCB, GVtại các Trung tâm GDQP&AN ở thành phó Hà Nội đến năm 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng ĐNCB, GV của các Trungtâm GDQP&AN ở Thành phố Hà Nội hiện nay

4.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn

về chất lượng DNCB, GV của các Trung tâm GDQP&AN ở Thành phố Hà Nội.

Vẻ không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát, điều tra ở 2 Trung tâmGDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trung tâm GDQP&AN Hà Nội 1(thuộc trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội; Trung tâmGDQP&AN thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)

Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020 và giải pháp có giá trị đến năm

-5.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tải nghiên cứu dựa trên thực tiễn chất lượng DNCB, GV ở các Trung

tâm GDGP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội; các nghị quyết, chiến lược, đề

án, quy chế, quy định của Bộ GD&DT và các Trung tâm GDQP&AN

5.3 Phương pháp nghiên cứu

12

Trang 18

Đề tài sử dụng chủ yếu phương phương pháp lịch sử và phương pháp logic.Ngoài ra, còn có các phương pháp bé trợ khác như phương pháp so sánh, thống

kê, tong hợp, xã hội học Các phương pháp trên được sử dụng phù hợp với nộidung của đề tài.

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng DNCB, GV

GDQP&AN; thuc trang chat lượng DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN

trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chấtlượng DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà

Nội.

7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn gồm 3 chương (8 tiết):

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên

ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Trungtâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trên địa bàn thành phố

Hà Nội hiện nay

13

Trang 19

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG DOI NGŨ

CAN BO, GIANG VIEN O CAC TRUNG TAM GIAO DUC

QUOC PHONG VA AN NINH

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Cán bộ và đội ngũ can bộ

Thuật ngữ “Cán bộ” có rất nhiều cách hiểu khác nhau Theo Từ điển Tiếng

Việt, “cán bộ” có hai nghĩa:

1 Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nha nước.

2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan nhà nước, một tổ

chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [79, tr 109].

Trong Luật Cán bộ, Công chức năm 2008: “Can bộ là công dân Việt Nam,

được bau cử, phê chuẩn, bé nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong

cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ởTrung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấptinh), ở huyện, quan, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấphuyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” [55]

Tiếp cận ở một góc độ khác, “cán bộ” được hiểu là những người đã thoát

ly, làm việc trong các co quan nha nước, công sở, hay trong quân đội, có trọng

trách và quyền hạn nhất định, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước “Cán

bộ là những người nòng cốt, những người chỉ huy trong quân đội, trong một tổ

chức” [59, tr 144].

Như vậy, “cán bộ” là những công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩnhoặc bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh trong các cơ quan Đảng, Nhà nướchoặc các tô chức chính trị - xã hội được biên chế và hưởng lương từ ngân sách

của Nhà nước.

Có rất nhiều tiêu chí phân loại cán bộ, song chủ yếu dựa vào tiêu chí chuyên môn, vai trò của cán bộ có thể chia thành ba loại: 1) Những người đã

14

Trang 20

thoát ly, làm việc tại các cơ quan, công sở, quân đội, cán bộ công chức, viên

chức 2) Cán bộ có chức vụ, quyền han (hay còn gọi là cán bộ lãnh dao, quanly).3) Cán bộ chủ chốt, đứng đầu, cán bộ cốt cán gồm những người đứng đầumột ngành, một địa phương, một đơn vị công tác từ cấp Trung ương đến cấp cơ

sở, chịu trách nhiệm về mọi mặt tại đơn vị, ngành, địa phương mình quản lý

Về đội ngũ, có rất nhiều cách hiểu khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt:

“Đội ngũ là tập hợp những người có chung hành động, nhiệm vụ thành một tổ chứchướng đến đạt tới mục tiêu chung” [19, tr 102]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng, “đội ngũ là một tập thể người gắn kếtcùng nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần

và hoạt động theo một nguyên tắc” [1, tr 47]

Thực chất đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng chung lýtưởng, mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó vớinhau về quyền lợi vật chất và tinh thần Đội ngũ thường được sử dụng cho các tô

chức trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ, đội ngũ sĩ quan

1.1.2 Giảng viên và đội ngũ giảng viên

Giảng viên là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng GD&DT Do đó, giảngviên là đối tượng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều góc độ tiếp

15

Trang 21

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Thị Nội cho rằng: Giảng viên

là những người thực hiện hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học Họ

là những người được tuyển dụng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, làmviệc theo chế độ hợp đồng, có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực, kỹ năng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm nhiệm

công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác thuộc một chuyên ngành dao tạo của trường đại học [51, tr 1].

Tác giả Ngô Thành Can định nghĩa: Giảng viên là người thiết kế, tổ chức

kế hoạch bồi dưỡng cho học viên thông qua bài giảng của mình, do đó, họ vừa là

“người thiết kế”, vừa là “người thi công”, vừa là “người truyền thụ” trong công

tác giảng dạy [6].

Như vậy, giảng viên là nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy ở các cơ sở

giáo dục đại học, cao dang Ho là những người được tuyển dụng theo vi trí làm việc,

chức danh nghề nghiệp có những tiêu chuẩn, yêu cầu về năng lực chuyên môn, phẩmchất đạo đức đã được Nhà nước và pháp luật quy định.

Về đội ngũ giảng viên, Từ điển Giáo dục chỉ rõ: “Đội ngũ giảng viên là tậphợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo

đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định [73, tr 104].

Nhu vậy, đội ngũ giảng viên được hiểu là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm

vụ giảng dạy, NCKH và quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, họ gắn kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục người học, cùng chịu sự ràng buộc của những quy tắc có tính chất hành

chính của ngành Giáo dục và Nhà nước.

1.1.3 Vai trò, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Giảng viên GDQP&AN là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục có đủ

điều kiện tiêu chuẩn đo Luật Giáo dục quy định; tốt nghiệp đại học trở lên các

16

Trang 22

chuyên ngành thuộc khoa học quân sự có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; có tinh

thần trách nhiệm của người thầy, người chỉ huy và người cán bộ quản lý giáodục Giảng viên GDQP&AN gồm: Giảng viên thuộc biên chế hữu cơ, hợp đồng,

thỉnh giảng; Giang viên là sĩ quan biệt phái [4, tr 4].

Theo Điều 23, Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh năm 2013:

Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giảng viên chuyên

trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái.

Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dụcquốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ dao tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh [56, tr 8-9].

Theo Nghị định số 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 - 2 - 2014,giảng viên GDQP&AN phải có bằng cử nhân GDQP&AN trở lên; Cán bộ quânđội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Có bằng tốt nghiệp đại học trởlên chuyên ngành khác và chứng chỉ đảo tạo giáo viên, giảng viên quốc phòng,

an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm [ 10, tr 8]

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa

bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là cán bộ quân đội, công an biệt phái đạt trình độ chuẩn giảng viên GDQ&AN theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh và Nghị định số 13/2014/NĐ/CP Họ có những đặc điểm riêng biệt khác vớigiảng viên tại các cơ sở giáo dục khác, cụ thê:

Một là, DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố

Hà Nội chủ yếu là những sĩ quan biệt phái (sĩ quan chỉ huy, tham mưu và sĩquan chính tri) hoạt động trong môi trường đặc thù, có thể lực, trí lực, “bản lĩnhthép” vượt bậc hơn so với các ngành nghề lĩnh vực khác Năm 2020, theo thống

kê, bộ Quốc phòng đã cử 86 sĩ quan quân đội của Bộ Tư lệnh Thủ đô và Trường

Sĩ quan Lục quân I đến các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn Hà Nội làm

17

Trang 23

nhiệm vụ giảng dạy và quản lý sinh viên Đây là lực lượng nòng cốt quyết địnhchất lượng GD&DT của Trung tâm DNCB, GV tại các Trung tam GDQP&ANkhông chỉ thực hiện nghiệm vụ giáo dục, NCKH về lĩnh vực quốc phòng, an

ninh ma còn kiêm nhiệm những nội dung thuộc các chuyên ngành khác Do

chưa có sĩ quan Công an biệt phái giảng dạy về lĩnh vực an ninh, cho nên những

sĩ quan biệt phái quân đội tại các Trung tâm GDQP&AN phải tập huấn, kiêmnhiệm giảng dạy cả kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự,quốc phòng, an ninh.

Hai là, ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn Hà Nội vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa quản lý sinh viên trong môi trường giáo dục

đặc thù Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức về QP&AN cho sinh

viên, ĐNCB, GV tại các Trung tâm còn tham gia các hoạt động quản lý sinh

viên và các hoạt động ngoại khóa theo đặc thù hoạt động quân sự quốc phòng.Giảng viên GDQP&AN phải thực hiện nề nếp chế độ ngày, tuần theo môitrường quân đội, theo Luật Giáo dục Quốc phòng an ninh.

Ba là, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của DNCB GV tại các Trung tâm

GDQP&AN ở thành phé Hà Nội không đồng đều Do được biệt phái từ nhữngđơn vi, nha trường trong quân đội khác nhau, nên về trình độ, năng lực và kinh nghiệm của mỗi giảng viên biệt phái cũng khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy kiến thức quân sự, quốc phòng, an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đăng: đồng thời, ảnh hưởng đến chất lượng

GD&DT của Trung tâm.

Bon là, tuôi quân và tuôi đời của DNCB, GV ở các Trung tâm khá cao,trần quân hàm theo quy định thấp hơn so với các trường Quân đội DNCB, GVtại các Trung tâm GDQP&AN thường có độ tuổi trung bình từ 40 đến 50 tuổi,quân hàm chủ yếu là thiếu tá, trung tá theo quy định chức danh của Luật Sĩ quan

18

Trang 24

Quân đội Vì vậy, họ gặp rất nnhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp thukhoa học, công nghệ hiện dai, ảnh hưởng đến công tác và phan dau.

PNCB, GV tại các Trung tam GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội có

chức, trách nhiệm vụ sau:

Về chức trách, giảng viên của các Trung tim GDQP&AN trên địa bàn Hà Nội

là những nhà lao động sư phạm truyền thụ kiến thức cơ bản, kinh nghiệm chuyênmôn về lĩnh vực quốc phòng, an ninh cho sinh viên; thực hiện hoạt động NCKH,tổng kết thực tiễn, góp phần phát triển lý luận, nâng cao năng lực, trình độ chuyên

môn, ứng dụng vào quá trình giảng dạy; tham gia công tác quản lý sinh viên theo

chức trách, nhiệm vụ được giao, gop phần hoàn thành mục tiêu GD&DT

Vẻ nhiệm vụ, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN có nhiệm vụ trựctiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh cho

sinh viên các trường đại học, cao đăng: hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập theo những nội dung, yêu cầu của môn học và chương trình đào tạo của trường đại học, góp phần hoàn thiện nhân cách cho sinh viên Thực hiệnhoạt động NCKH về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ứng dụng vào thực tiễn côngtác giảng day và nâng cao chất lượng GD&DT tại Trung tâm và các trường đạihọc, cao đăng trên địa bàn thành phố Hà Nội Giảng viên của các Trung tâm

GDQP&AN trên địa bàn Hà Nội vừa phải thực hiện nhiệm vụ của một nha giáo,

vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của một người cán bộ quản lý giáo dục, trực tiếp

tham gia công tác quản lý sinh viên và các hoạt động quản lý khác theo sự phân

công của tổ chức Ngoài nhiệm vụ giảng dạy GDQP&AN, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN còn tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninhcho các đối tượng 4 và 5 là cán bộ, giảng viên của các trường đại học và các cơ

sở GD& ĐT trên cả nước.

DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên dia bàn thành phố Hà Nội

giữ vai trò quan trọng:

19

Trang 25

Thứ nhất, ĐNCB, GV là nhân tổ quyết định chất lượng GD&PTPNCB, GV tại các Trung tam GQP&AN là lực lượng nòng cốt truyền đạtkiến thức, kỹ năng, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện; đồng thời, là nhữngngười tiên phong trong sự nghiệp đổi mới toàn diện GD&DT theo hướng hiệnđại, hội nhập quốc tế Ngày nay, các phương tiện dạy học phát triển hiện đại, cơ

sở vật chất được trang bị đầy đủ, song giảng viên “có vai trò quyết định trong việcdam bảo chat lượng giáo dục, có vi thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh” [58]; “chất lượng của một hệ thống giáo dục phụ thuộc vào chất lượng đội ngũnhà giáo” [84] Giảng viên không chỉ “dạy nghề” mà còn “dạy người” theo đúngmục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp GDQP&AN Do đó, “giáo viên là nhân tô quyết định chất lượng giáo dục” [21, tr 38].

Thứ hai, DNCB, GV giữ vai trò quan trọng trong xây dung chỉ bộ, dang

bộ trong sạch, vững mạnh

Mỗi Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có chi bộ

cơ sở trực thuộc đảng bộ các trường đại học Cán bộ, giảng viên là lực lượng

chủ yếu tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh, quántriệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn mạnh: “Đảng mạnh là do mỗi chi bộ mạnh Chi bộmạnh là do mỗi đảng viên ra sức làm trọn 10 nhiệm vụ đã ghi trong Điều lệ của Đảng” [43, tr 242] Vì vậy, để xây dựng chi bộ, đảng bộ vững mạnh cần chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng DNCB, GV Bản thân cá nhân mỗi giảngviên cần phải tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, vững vàng về tư tưởng

chính trị, lập trường, trong sáng, tận tâm, tận lực với nghé, trung thành với Dang

với nhân dân, luôn là tam gương sáng dé các đảng viên khác noi theo

Thứ ba, DNCB, GV tại các Trung tâm GGOP&AN đóng vai tro quan trọng trong hoạt động giảng dạy và quản lý giáo duc

20

Trang 26

Cán bộ, giảng viên GDQP&AN tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa

bàn thành phố Hà Nội phải thực hiện song song hai nhiệm vụ cốt lõi: giáo dục

và giáo dưỡng Họ vừa là người thầy làm công tác giảng dạy, “người truyềnthụ”, định hướng kiến thức về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh cho sinh viên, vừa giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho sinh viên phát triểntoàn diện cả về phẩm chất và năng lực Hơn nữa, tại các Trung tâm GDQP&AN,đội ngũ giảng viên còn trực tiếp là những cán bộ quản lý giáo dục, đóng vai tròquản lý mọi hoạt động của sinh viên từ ăn, ở, sinh hoạt cho đến học tập, rèn

luyện

Thứ tư, DNCB, GV tại các Trung tâm GDOP&AN đóng vai trò “canh

tan”, doi mới GD&DT

Vai trò cua DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN trên dia ban thành

phố Hà Nội được mở rộng hơn khi họ vừa là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu, vừa

là “nhà canh tân” xã hội, trực tiếp đối mới, hoàn thiện nội dung, chương trình

GD&DT Thông qua hoạt động giảng dạy, NCKH và kinh nghiệm thực tiễn,

PNCB, GV sớm phát hiện ra những van đề cần đổi mới, hoàn thiện dé phù hợpvới sinh viên và sự nghiệp đổi mới GD&DT của đất nước Từ đó, đề xuất cácgiải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học phù hợp vớiđặc điểm sinh viên của từng khóa, từng trường đại học, góp phần nâng cao chấtlượng GDQP&AN Ngày nay, vai trò của người giảng viên có sự thay đổi theohướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dụccũng nặng nề hơn Vì vậy, cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN cầnchuyền từ cách truyền thụ tri thức sang tổ chức cho sinh viên chiếm lĩnh tri thức,

nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học, nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ.

21

Trang 27

1.2 Những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán

bộ, giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

1.2.1 Yếu tố quy định chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trungtâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Chất lượng là vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc

độ khác nhau Chất lượng là một khái niệm rộng, đa nghĩa, tùy thuộc vào cáchtiếp cận mà mỗi tác giả có những quan niệm khác nhau về chất lượng

Từ điển Dai Từ tiễn Tiếng việt: “Chất lượng là cái làm nên pham chất giátri của con người, sự vật” [81, tr 331] Theo định nghĩa này có thể hiểu, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên hay xã hội đều có “chất” riêng Chất của sự vật là tổng hợp những quy định, thuộc tính, đặc điểm cấu trúc khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì và dé phân biệt nó với với

những sự vật, hiện tượng khác Chat lượng bao giờ cũng gan liền với quy mô về

số lượng và có sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng

Theo định nghĩa của tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000 - 2000): Chất lượng làmức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, trong đó, yêucầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt

buộc [82].

Tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu

chuẩn (thông sỐ kỹ thuật); là sự phù hợp với mục đích; chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt được mục đích; chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu củakhách hàng [9].

Thực tế, có rất nhiều quan điểm và các tiếp cận khác nhau về chất lượng,

do đó khó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh để mọi người thừa nhận.Trong khuôn khổ của đề tài, quan niệm “chất lượng” được hiểu là sự phù hợp

với các tiêu chuân được xây dựng nhăm đáp ứng mục tiêu GD&DT, yêu câu của

22

Trang 28

xã hội và người học Chất lượng luôn có sự biến đôi cùng với sự phát triển của

xã hội, vì vậy cần phải thường xuyên cải tiến, không ngừng đổi mới, nâng cao.

Chất lượng DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN là tổng hòa nhữnggiá tri được tạo ra từ số lượng, cơ cấu tổ chức đội ngũ, phẩm chất chính trị, đạođức, tinh thần, trách nhiệm và trình độ năng lực của DNCB, GV; dam bảo choDNCB, GV thực hiện chức trách nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm

vụ GDQP&AN của trung tâm Chất lượng DNCB, GV là yếu tố quan trọng,

quyết định nhất đến chất lượng GD&DT, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của

hoạt động dạy và học.

Chất lượng ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN được cấu thành bởi các nhân tố:

Thứ nhất, số lượng và cơ cau ĐNCB, GV

Số lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng, phản ánh quy mô nhiều hay ít Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ GDQP&AN của Trung tâm

mà DNCB, GV cần có số lượng và cơ cau hợp lý, từng bước được chuẩn hóangang tầm nhiệm vụ Khi đủ số lượng sẽ tạo nên tính đồng bộ và khả năng hoànthành nhiệm vụ của cả đội ngũ Cơ cấu cán bộ, giảng viên hợp lý trong mỗi tổ,

bộ môn, mỗi khoa GDQP&AN tạo điều kiện dé các thành viên phát huy nhữngđiểm mạnh, hỗ trợ, bố sung cho nhau khi gặp khó khăn, hạn chế được điểm yếu

để tạo thành sức mạnh tông hợp Số lượng và cơ cấu hợp lý sẽ đảm bảo hoànthành nhiệm vụ đề ra và khắc phục những khó khăn, bất cập trong quản lý chấtlượng DNCB, GV Ngược lại, thiếu hụt về số lượng sẽ gây ra sự quá tải trongquá trình thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục va đào tạo

Thứ hai, phẩm chất và trách nhiệm cia DNCB, GVPhẩm chất bao hàm tính cách, tư cách bên trong của một con người, đượcxây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian Pham chất được xem là “thước

đo giá trị” của mỗi con người Trong hoạt động GDQP&AN, pham chat của người

cán bộ, giảng viên cân đảm bảo các yêu cau: 1) Vê tri thức: Có kiên thức chuyên

23

Trang 29

môn, nghiệp vụ vững vàng, có tri thức lý luận chính trị trên cơ sở lập trường của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận về con đường, định hướngXHCN 2) Về phẩm chất đạo đức: có đạo đức, lối sống trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính; có ý thức chấp hành pháp luật; tác phong, lề lối phù hợp với môi trường giáodục; luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công băng, bình dang với người học; có tinh than, thái độ làm việcnghiêm túc, trung thực, cầu tiến, tích cực dau tranh chống những biểu hiện và hành

vi tiêu cực trong nhà trường, xã hội 3) Về phâm chất chính trị: Luôn kiên định lậptrường của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sự lãnh dao đúng đắn của Đảng, không bị giao động trước những cám dỗ vật chat, tinh than

Trách nhiệm là việc phải làm, phải gánh vác, phải đảm bảo hoàn thành

nhiệm vụ, công việc được giao Trách nhiệm là kết quả của quá trình nhận thức

và hành động đúng đắn, được rèn luyện, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.Đối với cán bộ, giảng viên Trung tân GDQP&AN, trách nhiệm được thể hiện

trong một số công việc như: hoạt động giảng dạy, NCKH, công tác đánh giá kết

quả học tập và một số công việc liên quan đến hành chính khác Trong đó, côngtác giảng dạy và NCKH là trách nhiệm chính yêu của họ

Thứ ba, trình độ va năng lực của DNCB, GV

Về trình độ, ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN vừa phải đáp ứng trình độ chuẩn được quy định trong Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh, vừaphải có trình độ lý luận lý luận quốc phòng, quân sự, trình độ nghiệp vụ chuyênngành, trình độ nghiệp vụ sư phạm Trong đó, lý luận về đường lối, chiến lượcquân sự, quốc phòng là nội dung cơ bản, quan trọng nhất, là kim chỉ nam đểĐNCB, GV GDQP&AN thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ GDQP&AN được giao.

Về năng lực, thé hiện trước hết ở khả năng truyền giảng kiến thức về quân

sự, quốc phòng, an ninh hấp dẫn, không khô khan, hình thức, không sa vào chủquan, duy ý trí dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức vững vàng, có đánh giá

24

Trang 30

khách quan, vận dung phù hợp trong từng trường hợp cụ thé, mang tinh áp dụngthực tiễn cao Ngoài ra, cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN cần cónăng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn dé học hỏi, đúc rút kinh nghiệm

từ thực tiễn, sáng tạo làm cho bài giảng phong phú, sinh động hơn; năng lực

giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục nhân cách cho sinh viên đáp ứng các yêu

cầu, nhiệm vụ của Trung tâm trong sự nghiệp đôi mới GD&DT nhằm đây mạnhCNH, HDH đất nước.

Trình độ và năng lực của DNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN không

chỉ là trình trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn thể hiện ở sự tinh tẾ, nhạybén, chủ động sáng tạo trong giải quyết hài hòa các mối quan hệ với đồngnghiệp, sinh viên nhằm tạo nên sự đồng thuận, phát huy tối đa tính tích cực, chủđộng của người học, góp phan quan trọng trong sự nghiệp đổi mới GD&DT.

Những yếu tô quy định chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Trungtâm GDQP&AN bao gồm:

Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp Đây là nhân

tố quan trọng và quyết định nhất Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chỉ huycác cấp được thê hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, các kế hoạch, chương trình, đề ánliên quan đến GD&ĐT nói chung va nâng cao chất lượng DNCB, GV nói riêng.Ngoài ra, còn thé hiện qua sự hướng dẫn của các co quan chức năng, nhất là khoa,

bộ môn trong việc triển khai quy trình xây dựng, phát triển DNCB, GV; quán triệtmục tiêu, phương hướng xây dựng, củng cô các tổ chức, quan tâm chăm lo đến PNCB, GV thông qua quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chon, dao tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với giảng viên.

Hai là, công tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhân tốnày bao gồm chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học Các yếu

tố này có thé tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, quy định chất lượng DNCB, GV

25

Trang 31

Thực tế cho thấy, cán bộ, giảng viên được đào tạo cơ bản, thường xuyên bồi đưỡngthì kiến thức, kinh nghiệm sẽ được tích lity, ngày càng hoàn thiện, phát trién.

Thứ ba, chính sách đãi ngộ tạo động lực cho cán bộ, giảng viên Đây là đòn

bẩy tạo động lực mạnh mẽ thúc đây cán bộ, giảng viên hăng say làm việc, pháthuy mọi tiềm năng sáng tạo trong thực tiễn, tạo động lực cho cán bộ, giảng viêngan bó với nghề Chính sách đãi ngộ thỏa đáng sẽ tác động tích cực đến tutưởng, tình cảm, trách nhiệm của DNCB, GV, giúp họ phan khởi, yên tâm côngtác, gắn bó toàn tâm, toàn ý với nghề nghiệp, tích cực phan dau, tu dưỡng

Thứ tw, môi trường sư phạm va cơ sở vật chat, trang thiết bị giáo dục Trong đó, môi trường sư phạm là động lực thúc day sự phát triển, là yếu tổ chi phối các mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, giữa yêu cầu phát triển và điều kiện đảm bảo chất lượng ĐNCB, GV Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục

là điều kiện cần thiết để DNCB, GV thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và

kế hoạch giảng dạy, NCKH Thông qua cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục

mà giảng viên có thể truyền tải tối đa nội dung dạy học đến sinh viên một cáchhiệu quả, hướng tới mục tiêu tong thé của quá trình GD&DT Đây là yếu tố quan

trọng giúp DNCB, GV tìm tòi chân lý, khám pha ra các quy luật tự nhiên, xã hội

nhằm tiếp cận, thích ứng với các giai đoạn phát triển của giáo dục

Thứ năm, sự tu dưỡng, rèn luyện, phan dau của mỗi giảng viên Thực tế cho thấy, dù chương trình, nội dung, phương pháp đảo tạo, bồi dưỡng tốt bao nhiêu, bản thân mỗi cán bộ, giảng viên cũng cần chủ động, tích cực tu dưỡng,

rèn luyện thường xuyên mới đạt được mục tiêu, chất lượng Trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN cần nâng cao năng lực,phẩm chất thông qua con đường tự học tập rèn luyện, tu dưỡng dé làm phongphú thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, tránh khỏi lạc hậu so với sự pháttriển của GD&DT.

26

Trang 32

12.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại cácTrung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Tiêu chí là toàn bộ những đặc trưng, nhữngdấu hiệu làm cơ sở, căn cứ dé nhận biết, xếp loại một sự vật, một hiện tượng,

một khái nệm” [81, tr 1640].

Tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNCB, GV tại các Trung tâm GDQP&AN làtập hợp các điều kiện, dấu hiệu, đặc trưng, các chỉ số mang tính định lượng, địnhtính để làm căn cứ nhận biết, đánh giá chất lượng ĐNCB, GV trên thực tế Căn

cứ dé xác định tiêu chí dựa vào chức năng, nhiệm vụ; các yếu tố cầu thành con người và các mặt hoạt động chủ yếu; yêu cầu về chất lượng của cán bộ, giảng viên tại các Trung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tiêu chí khác với tiêu chuẩn, vì thế đánh giá chất lượng ĐNCB, GV theotiêu chí là sự đối chiếu với những tiêu chuẩn đã đề ra, tức là cần phải có tiêuchuẩn rõ ràng về số lượng, cơ cấu, quy trình xây dựng, phát triển DNCB, GV,

phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm

Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại cácTrung tâm GDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm:

Thứ nhất, về số lượng, cơ cầu đội ngũ cán bộ, giảng viên

Về số lượng cán bộ, giảng viên cần đảm bảo đúng biên chế quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Giải quyết vấn đề số lượng đảm bảo hoàn nhiệm

vụ giảng dạy, NCKH, đồng thời, đánh giá tỷ lệ số lượng cán bộ, giảng viên dựtrữ dé sẵn sàng bổ sung, thay thế khi luân chuyên hoặc điều động thực hiện các

Trang 33

Thứ hai, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lỗi sống và phong cách làm việc

Đây là tiêu chí khó đo lường nên phải bám sát khung tiêu chí trong các văn bản quy định cua Dang, Nhà nước như kiên định chủ nghĩa Mac - Lên, tu

tưởng Hồ Chí Minh; kiện định mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc; quan điểm,

lập trường, bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tráchnhiệm, thải độ trong đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của cácthế lực thù địch.

Về phẩm chat đạo đức, cần tập trung đánh giá về đạo đức nghé nghiệp, sự hiểu biết về các giá trị đạo đức, văn hóa, nhân cách nhà giáo, vai trò, trách

nhiệm trong việc nêu gương, giữ gìn danh dự, uy tín của nhà giáo quân đội

Về phong cách làm việc của nhà sư phạm và phương pháp, tác phong công tác cần lưu ý đánh giá về sự “mô phạm”, phong cách của giảng viên, sự nghiêmtúc, quyết đoán trong công tác, ý thức, thái độ chân thành, cởi mở, linh hoạttrong xử lý các tình huống sư phạm, hành động gương mẫu bằng năng lực, trí

tuệ và kinh nghiêm thực tiễn của minh dé truyền thụ cho sinh viên.

Thứ ba, về trình độ, chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học

Về trình độ học vấn của ĐNCB, GV cần căn cứ qua cấp học, bậc đào tạo

trong hệ thống giáo dục quốc dân (cao đăng, đại học, thạc sĩ, tiến Sĩ); chuẩn chức

danh khoa học (phó giáo sư, giáo sư), chuan chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ

thuật - nghiệp vụ ngạch GD&DT (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao

cấp), chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm theo quy định củaNhà nước và Bộ Quốc phòng

Về năng lực sư phạm phải đảm bảo tương thích giữa các yếu tố khách quan

và chủ quan như khả năng chuyên sâu về kiến thức, vững vàng về phong cách sưphạm, sự mẫu mực, linh hoạt, nhạy bén trong xử lý các tình huống, kỹ năng thiết

28

Trang 34

kế, xây dựng chương trình, nội dung dạy học, kỹ năng soạn thảo, trình bày bài

giảng, khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

Về năng lực NCKH của DNCB, GV phải đảm bảo có những kỹ năng nghiên cứu cơ bản như: năm vững phương pháp luận khoa học, phương pháp

luật nghiên cứu, sử dụng thành thạo các phương tiện nghiên cứu, kỹ năng công

bố kết quả nghiên cứu, Thực hiện chủ trì và tham gia các đề tài, dự án, kha

năng hướng dẫn khoa học cho sinh viên, tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa

học, nghiên cứu, biên soạn sách, giáo trình, tài liệu huấn luyện

Thứ tư, vẻ kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, sự tín nhiệm của tập thể và sự hài lòng của sinh viên

Kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được đánh giá theo các mức: Hoànthành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ vàkhông hoàn thành nhiệm vụ Khi đánh giá cần gắn với việc phân loại chất lượng

thực hiện nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ khác Trên cơ sở đó bình

xét thi đua, thăng quân hàm, nâng lương, bồ nhiệm chức vụ, chức danh

Sự tín nhiệm của tập thé được biểu hiện ở sức ảnh hưởng và sự hài longcủa tập thé, sự giao tiếp, ứng xử với thái độ thân thiện, cởi mở, luôn lang nghequan điểm, ý kiến từ phía người học, sẵn sàng trao đồi, chia sẻ với sinh viên

Các tiêu chí đánh giá chất lượng DNCB, GV tai các Trung tâmGDQP&AN trên địa bàn thành phố Hà Nội có mối quan hệ biện chứng, liênquan mật thiết với nhau dé tạo thành một hệ tiêu chí thống nhất Khi đánh giáchất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cần xem xét đầy đủ các tiêu chí trên, đánh

giá khách quan, toàn diện.

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về cán bộ, giảng viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

1.3.1 Tw trởng Hồ Chi Minh về đội ngũ cán bộ, giảng viênChủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản ViệtNam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Người luôn khang định cán bộ và

29

Trang 35

công tác cán bộ là vấn đề trọng yếu, rất cần kíp, giữ vai trò “quyết định mọi

việc” [40, tr 324] Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, nhân dân là người làm

nên lịch sử, nhưng xét đến cùng, đội ngũ cán bộ chính là hạt nhân, là đầu tàu, làđộng cơ, là “day chuyền của bộ máy” đưa con tau cách mạng tiến lên phía trước.Người nhắn mạnh “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyềnkhông tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán

bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Doan thể thi hành trongnhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [40,

tr 68] “Cán bộ là sốc của mọi công việc” [40, tr 309], sốc có vững thì cây mới bền “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [40, tr.X] Quan điểm này cho thấy cán bộ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong

hệ thống chính trị Cán bộ được coi vốn quý của doan thể, vốn nhân lực đặc biệt quan trọng, là chủ thé, nhấn tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gan liénvới vận mệnh của Dang, của đất nước Vì vay, trong mọi hoàn cảnh nếu không

có cán bộ thì không thé hoàn thành moi việc.

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhắn mạnh nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ là “khâu then chốt” trong công tác xây dựngĐảng Dé nang cao chat lượng đội ngũ cán bộ, dao tạo một đội ngũ cán bộ cógan phụ trách, có gan làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã dành nhiềuthời gian, công sức mới hoàn thành Người luôn nhắc nhở đội ngũ cán bộ phải luôn tự giác học tập, “học đi đôi với hành” Trong đó, cách học tập lay “tự hoclàm cốt”, hoc tập lý luận theo nguyên tắc: kinh nghiệm va thực tế phải di cùng

nhau Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào

công việc thực tế Phải chữa bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông

[40, tr 273] Chỉ khi người cán bộ có lý luận thì nhận thức và hành động mới

nhất quán, từ đó hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn

cuộc sông, đưa cách mạng thành công.

30

Trang 36

Ngày nay, trước những yêu cầu mới của đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ

quốc, việc quán triệt sâu sắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh

về công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quan trọng,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại các Trung tâm

GDQP&AN Bởi lẽ, mục đích của việc GD&DT không chỉ bó hẹp ở việc day tri

thức, nâng cao trình độ học vấn, mà còn phải tạo ra những con người mới, vừa

có đức, vừa có tài, có tinh thần yêu nước, trách nhiệm đối với Tổ quốc Do đó,

ngành giáo dục phải chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo - nhân vật trung tâm của hệ thống giáo dục, là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp “trồng người”, là yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động giáo dục Theo

Hồ Chí Minh, người thầy giữ vị trí quan trọng, là lực lượng then chốt, là những

“chiến sĩ tiên phong” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, có trách nhiệm to lớn trong sựnghiệp “trồng người”; nhà giáo là những người “khai tâm, khai trí” cho học trò, bồidưỡng phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ - chủ nhân tươnglai của đất nước Đặt người thầy vào vị trí cao quý, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòihỏi người thầy phải trở thành “tắm gương sáng”, là kiểu mẫu về mọi mặt, tưtưởng, đạo đức, lối làm việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn mạnh: Dạy học trong chế độ mới không đơn thuần là kế sinh nhai mà còn là nhiệm vụ phụng sự xã hội, chăm lo cho thế hệ trẻ Do đó, người thầy phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ Người chỉ rõ: “Ta là cán bộchuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạytrẻ con cũng hỏng” [42, tr 269] Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất “đức”

và “tài”, “hồng” và “chuyên” của người thầy có mối quan hệ hữu cơ tác độnglẫn nhau Có “đức” là dé tài năng phát trién đúng hướng, có “tài” thì “đức” mới

phát huy tác dụng Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là hỏng Có đức mà

chỉ 1, tờ thì dạy thé nào?” [42, tr 269] Vì vậy, trong môi trường giáo dục nói

31

Trang 37

chung và GDQP&AN nói riêng, người thầy phải gương mẫu, đi đầu trong việc rènđức, luyện tài, phải có chuyên môn giỏi, có tâm huyết, yêu nghề, yêu trò.

“Trồng người” là “công việc đại sự quốc gia” cho nên xây dựng đội ngũ

“trồng người” chính là van đề “then chốt” trong chiến lược GD&ĐT của quốcgia đó Đề xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên “đủ tâm, đủ tầm”,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp chủ đạo nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo Người nhấn mạnh vấn đề xây dựng môi trường kiêumẫu, đạo đức và kỹ năng sư phạm; xây dựng văn hóa học đường, thầy cô thật thà đoàn kết, tích cực, tương trợ và học hỏi lẫn nhau cùng tiễn bộ: đây mạnh thực hành dân chủ trong quan lý giáo dục Thực tế cho thấy, phát huy dân chủ

thì mới phát huy được năng lực sáng tạo, sự nhiệt huyết, nhiệt tình của đội ngũ

cán bộ, giáo viên, giảng viên, nếu đội ngũ nhà giáo chán nản, u uất sẽ trở thành

“thợ cày”, “máy nói” theo định mức giao khoán của cấp trên Khi nhẫn mạnhđội ngũ nhà giáo chính là những “kỹ sư tâm hồn”, toàn tâm, toàn ý cống hiếncho sự nghiệp “trồng người”, Hồ Chí Minh căn dặn Đảng, Nhà nước và toàn xãhội cần phải thực sự quan tâm, chăm lo mọi mặt cho đội ngũ nhà giáo

Trên thực tế, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, giảngviên; vai trò của người thay trong sự nghiệp GD&DT nói chung và GDQP&AN nói riêng không chỉ là những triết lý, lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Đặc biệt, trước yêu cầu của tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần trở lại với những luận điểm khoa học, thiết thực về năng lực, phâm chất củangười thay trong tư tưởng Hồ Chí Minh dé xây dựng ĐNCB, GV tham gia giảngdạy GDQP&AN có đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” Điềunày không chi khang định chất lượng của ngành GD&DT mà còn góp phan quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

32

Trang 38

1.3.2 Chủ trương, đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác

can bộ, giảng viên

Tham nhuan tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên,giảng viên đối với sự nghiệp GD&DT, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn quan tâm đến công tác GD&DT; đồng thời, đưa ra nhiều quan điểm,đường lối, chủ trương sâu sắc và toàn diện về phát triển sự nghiệp GD&DT Những quan điểm chỉ đạo toàn diện của Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả trong thực tiễn.

Tại Đại hội lần thứ VI (12 - 1986), Đảng đề ra đường lối đôi mới toàn diệnđất nước, trong đó mục tiêu của GD&DT được Đảng xác định là: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thé hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” [20, tr 89] Nhận thức rõ vị trí,

vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung va cán bộ nhà giáo nói riêng, Đại hội VI

của Đảng chủ trương đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp, kiện toàn các cơ quanlãnh đạo, quản lý Trong đó, đổi mới cán bộ lãnh đạo được coi là “mắt xích quantrọng” có ý nghĩa thúc đầy cải cách, đổi mới

Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) tiếp tục khăng định rõ hơn mục tiêucủa giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội [25, tr 108] Đồng thời,nhấn mạnh yêu cầu “Xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất chínhtrị, tinh thần trách nhiệm cao và thành thạo nghiệp vụ” [25, tr 117-118] Đề thúcđây sự nghiệp đôi mới GD&DT phát triển và di đúng hướng, ngày 14 - 1 - 1993,Hội nghị lần thứ ty BCH Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết

số 04-NQ/HNTW “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Đây là nghị quyết chuyên dé đầu tiên về đổi mới sự nghiệp GD&DT đáp ứng mong đợi

33

Trang 39

của nhân dân, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinhviên trong cả nước Nghị quyết đưa ra những giải pháp cấp bách dé xử lý nhữngvan đề thời sự nóng bỏng trong công tác GD&DT và định hướng sự nghiệpGD&DT phát triển vững bước trong thế kỷ XXI.

Trước những yêu cầu mới, Đại hội VIII của Dang (6 - 1996) tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [26, tr 389] Trong đó, chú trong cả ba mặt:

mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ yêu cầu CNH, HĐH đất nước Cùng với đôi mới công tác đảo tạo, Đảng chủ trương “bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tải năng với tinh

thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [26, tr 390-391] Tiếp tục khắc phục tìnhtrạng thiếu giáo viên và nâng cao chất lượng giáo viên ở các bậc học Đồng thời,

bồ sung chính sách đãi ngộ giáo viên, có chính sách khuyến khích giáo viên đến

các vùng khó khăn [26, tr 467].

Tiếp đó, ngày 30 - 5 - 1998, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số CT/TW về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; củng cố tổ chứcđảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường công tác giáo dục chính trị

34-tư 34-tưởng, rẻn luyện đạo đức cach mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh

viên và công nhân viên ở các trường học; làm tốt công tác đảng viên trong cán

bộ, giáo viên; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các trường học.Ngày 28 - 12 - 2000, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số 61-CT/TW “Vềviệc phô cập trung học cơ sở” yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban,ngành, đoàn thê nhân dân từ Trung ương đến địa phương cần chú ý đến công tácđôi mới GD&DT, xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng

đôi với đội ngũ nhà giáo.

34

Trang 40

Những năm dau thế kỷ XXI, sự nghiệp GD&DT của đất nước đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng Song, công tác GD&ĐT còn một số hạn chế, batcập, chưa theo kịp yêu cầu đối mới Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng (4 - 2001) tiếp tục quán triệt quan điểm “giáo dục làquốc sách hàng đầu”; đưa ra nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng

chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ Đảm bảo về cơ bản đội

ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và có tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùngmiễn núi cao, hải đảo [27, tr 272]

Dé nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao của sự nghiệp CNH, HDH đất nước, ngay 15 - 6 - 2004, Ban Bi thư ban hành Chỉ thị số 40-CT-TW “Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quan lý giáo dục”, trong đó, nhân mạnh đến vấn đề xây dựng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương

tâm, chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng

chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, tiến

hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục dé có kếhoạch đảo tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản

lý giáo dục.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm, chủ trương của các kỳ Đại hội trước về đôimới GD&DT, Đại hội X của Dang (4 - 2006) tiếp tục nhắn mạnh GD&DT cùngvới khoa học công nghệ là quốc sách hang dau, là nền tảng, động lực thúc đâyCNH, HDH đất nước Nhiệm vụ đổi mới toàn diện GD&DT, thực hiện “chuẩn

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học [28, tr 197-198].

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w