1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên vận dụng cho việc giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học sư phạm hà nội 2 (2017)

63 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 907 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHHẦU THỊ VỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VẬN DỤNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHO SINH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HẦU THỊ VỊ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VẬN DỤNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO

DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HẦU THỊ VỊ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VẬN DỤNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Thượng tá.ThS Nguyễn Văn Phong

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc

sĩ Nguyễn Văn Phong Em xin can đoan những vấn đề em đã trình bày trong

khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào, là thành quả nghiêncứu của riêng bản thân em

Nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội ngày 20 tháng 3 năm 2017

Sinh viên

Hầu Thị Vị

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy

Thượng tá Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong Thầy đã tận tình hướng dẫn em chu

đáo trong suốt thời gian em làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, trong trung tâm Giáo dục quốcphòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp

đỡ em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành khóa luận

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn k39 GDQP-AN

đã tạo điều kiện và động viên giúc đỡ em trong thời gian qua

Trong thời gian nghiên cứu đề tài mới, khả năng còn hạn chế chưa cónhiều kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy

em rất mong được sự góp ý tận tình của các Thầy cô, các bạn để đề tài emđược hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 3 năm 2017

Sinh viên

Hầu Thị Vị

Trang 5

DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Giáo dục quốc phòng GDQP Chủ nghĩa xã hội CNXHThanh Niên TN

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1.Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5 4 Giả thuyết khoa học 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Phạm vi nghiên cứu 6

7 Cái mới khoa học của khóa luận

6 8 Phương pháp nghiên cứu 6

9 Kết cấu khóa luận 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN8 1.1 Cơ sở lý luận của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên: 8

1.1.1 Đạo đức 8

1.1.2 Lối sống 10

1.1.3 Giáo dục đạo đức lối sống 13

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên 16

1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên 16

1.2.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên 18

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục đạo đức cho thanh niên 23

Kết luận chương 1: 27 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN

Trang 7

2.1 Thực trạng đạo đức lối sống sinh viên 28

2.1.1 Mặt tích cực trong đạo đức lối sống của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 28

2.1.2 Mặt hạn chế trong đạo đức lối sống của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32

2.1.3 Nguyên nhân 35

2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2., 36

2.2.1.Ưu điểm 36

2.2.5 Hạn chế 38

Kết luận chương 2 41

Chương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO ĐỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 42

3.1 Quán triệt quan điểm của Đảng đổi mới nhận thức đối với việc xây dựng đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 42

3.2 Đảm bảo tính thống nhất giữa giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới các giá trị truyền thống cho sinh viên Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 43

3.3 Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 xác định đúng mục tiêu của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên 44

3.4 Kết hợp giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng đạo đức mới cho sinh viên trong gia đình, Trung tâm và xã hội 45

3.4.1 Giáo dục trong gia đình 45

Trang 8

3.4.2 Giáo dục trong Trung tâm 46

3.4.3 Giáo dục trong xã hội 47

Kết luận chương 3 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 9

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn đề caoviệc tuyên truyền giáo dục đạo đức, và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục vàrèn luyện đạo đức cho nhân dân, Người cho rằng đạo đức là cái gốc phẩm chấtnhân cách con người, là điều kiện quan trọng để đưa cách mạng thành công.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng lànhà giáo dục vĩ đại của toàn dân tộc Việt Nam Cuộc đời Người là tấm gươngsáng cho thế hệ trẻ muôn đời sau noi theo

Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cáchmạng Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX khảng định: “Đảng vànhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội chủnghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”(1,tr.20) Với cách nhìn khách quan khoa học,Chủ Tịch Hồ Chí Minh luônđánh giá cao vai trò, vị trí, khả năng của thanh niên thanh niên đối với sựnghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Người cho rằng: “Thanh niên làngười chủ tương lai của nước nhà Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu haymạnh một phần là do các thanh niên” (3,tr.85)

Chính vì thế trước lúc đi xa Người không quên căn dặn “Đảng ta: Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết” (5,tr.10) Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng trong đời sau, HồChí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng

Trang 10

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, để xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệpcách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm chất hàng đầu cần có ở thanh niên

là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu tranh cho thánglợi của lý tưởngvà đạo đức cách mạng làm gương lôi cuốn quần chúng

Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đứccách mạng cho họ, đào tạo cho họ thành những người thừa kế xây dựngCNXH vừa “Hồng” vừa “Chuyên”(6,tr.10)

Lời di huấn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạoxuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII(1993) khảng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạngViệt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phầnlớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệthanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trongnhững nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” (8,tr.82)

Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễnbiến rất phức tạp, nhiều nhân tố tiêu cực từng ngày từng giờ ảnh hưởng đếnthanh niên nói chung và sinh viên nói riêng Trước hết là sự khủng hoảngniềm tin vào tương lai của CNXH sau sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa ở Đông Âu sụp đổ

Sau 30 năm đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào Tuynhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái Nẩy sinh ra nhiều yếu tố tiêu cực,các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp văn hóatruyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức cách mạng

Chủ nghĩa cá nhân, kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng theocách gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dạy và phát triển.Chủ Nghĩa Mác - Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định

Trang 11

giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư tưởngkim chỉ nam cho hành động của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá,công kích Ngoài tư tưởng, chúng còn đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực vănhóa, đạo đức, lối sống mà đối tượng chủ yếu là sinh viên, đội ngũ tri thứctương lai.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII của Đảng(1997) đã giónglên hồi chuông bão động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một số bộ phậnsinh viên, sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng chạy theo lốisống thực dụng thiếu hoài báo lập thân, lập nghiệp, vì tương lai của bản thân

và đất nước, là điều đặc biệt đáng lo ngại Vì vậy trong xu thế chung của sinhviên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm

mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài báo Đó là một

trong những lý do thôi thúc em thực hiện nghiên cứu đề tài, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, vận dụng trong việc giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an Ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 12

Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vềgiáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, làm rõ lý luận và thực tiễn công tácgiáo

Trang 13

dục đạo đức cho sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâmGiáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trên cơ

sở đưa ra giải phát nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạođức lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Khác thể và đối tượng nghiên cứu.

Kháh thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là quá trình giáo dục đạo đức lối sống cho sinhviên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2

Đối tượng nghiên cứu

Tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức lối sống chothanh niên và vận dụng trong việc giáo dục đạo dức lối sống cho sinh viên ởTrung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm HàNội 2

4 Giả thuyết khoa học

Nêu và phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của sinh viên trongquá trình học tập và rèn luyện về giáo dục đạo đức lối sống, thì chất lượnggiáo dục cho sinh viên ở Trung tâm thu hút được nhiều sinh viên hưởng ứngtham gia và đặt kết quả tốt

Từ những vấn đề nghiên cứu có tính lập luận và thực tiễn, từ thực trạnglàm tốt biện pháp giáo dục đạo đức lối sống như: Quán triệt quan điểm củaĐảng đổi mới nhận thức xây dựng đạo đức truyền thống cho sinh viên, đảmbảo tính thống nhất giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, xác định đúngmục tiêu công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên, kết hợp giá trịtruyền thống với với xây dựng đạo đức mới cho sinh viên trong gia đình,Trung tâm và xã hội Thì chất lượng giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên

ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm HàNội 2, từng bước được nâng cao

Trang 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đề tài cần có nhiệm vụ như sau

Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứcvai trò thanh niên và việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, sinh viên

Phân tích thực trạng đạo đức lối sống của sinh viên và thực tiễn côngtác giáo dục đạo đức,lối sống cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng

và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đề xuất các biện pháp chủyếu giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục đạo đức lối sống cho thanh niên, đạo đức lối sống cho sinh viên ở Trungtâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

7 Cái mới khoa học của khóa luận.

Góp phần làm rõ lý luận của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạođức lối sống cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Phân tích thực trạng, và đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức lối sốngcho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2

8 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương phápđiều tra, phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp

9 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu của khóa luận, danh mục tài liệu tham khảo khóaluận gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh vềGiáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên

Trang 15

Chương 2: Thực trang giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên ở Trungtâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục đạo đức lối sống chosinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN

1.1 Cơ sở lý luận của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên

1.1.1 Đạo đức

Ở phương Tây danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng la tinh là mas, morisnghĩa là phong tục tập quán Đạo đức còn có góc từ tiếng hy lạp là sthicos,cũng có nghĩa là thói quen tập quán,như vậy theo góc của khái niệm khi nóiđến đạo đức là nói đến những thói quen tập quán sinh hoạt và ứng xử conngười trong cộng đồng xã hội

Ở phương Đông, theo các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc

cổ đại, đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con ngườitrong xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức làbiểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Theo đó, đạo đức chính

là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà con người phảituân theo Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức xét đếncùng là sự phản ánh của các quan hệ xã hội

Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vìhạnh phúc của con người “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình

độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động” Bàn về đạo đức cộng sản chủnghĩa, Lênin cho rằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọnbóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người người lao động chung quanhgiai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những cộng sản” Đây là mộtquan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạo đức mà quan niệm củacác tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới Hồ Chí Minh quan

Trang 17

niệm đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu

hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoànthành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người sống cótình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng

Đạo đức là cái gốc của cách mạng và là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn củachủ nghĩa xã hội

Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người là

ở hành động, ở việc làm, ở cách đối nhân xử thế Đạo đức phải được xem xéttrong 3 mối quan hệ cơ bản: Với mình với người và với công việc

Trong 3 mối quan hệ đó, hoạt động của con người hình thành nênnhững hành vi, chuẩn mực đạo đức Đó là việc mình có nghiêm khắc với chínhbản thân hay không, thái độ của mình đối với ông bà, bố mẹ, anh chị, em, đốivới đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới, đối với quần chúng nhân dân, đốivới Đảng, với Nhà nước, đối với kẻ thù như thế nào, mình có hết lòng, toàntâm, toàn ý đối với công việc hay không, điều đó xác định đạo đức của mỗi conngười

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng lấy đạo đức làm gốc, không có nghĩa làtuyệt đối hóa mặt đức, xem nhẹ mặt tài Đức là gốc nhưng đức và tài, “Hồng”

và “Chuyên” phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể cómặt này thiếu mặt kia Nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II,người cho rằng “Thanh niên phải có đức, có tài, có tài mà không có đức ví nhưmột anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chảngnhững không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa.Nếu có đức mà không có tài thì ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũngkhông lợi gì cho loài người” (13,tr.72) Người thực sự có đức thì bao giờ cũng

có gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thànhmọi nhiệm vụ được giao

Trang 18

Như vậy đức trong quan niệm Hồ Chí Minh được hiểu toàn bộ nhữngchuẩn mực xã hội nhằn điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ vớingười khác và với cộng đồng, Dựa vào những chuẩn mực đó, người ta đánhgiá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện và ác, về cái khôngđược làm và về nghĩa vụ phải làm.

1.1.2 Lối sống

Lối sống theoTừ điển Bách khoa Việt Nam, lối sống là toàn bộ nhữnghình thức hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xemxét thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định(17,tr.42)

Giải thích phạm trù lối sống, học thuyết Mác đi từ phương thức hoạtđộng sản xuất của con người Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác vàPh.Ăngghen cho rằng: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơnthuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân

Mà hơn thế nó là phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, mộthình thức nhất định của hoạt động của họ, một phương thức sinh sống nhấtđịnh của họ”(11, tr.30)

Mác còn cho rằng để tồn tại trước hết con người phải giải quyết đượcnhững nhu cầu thiết yếu trước mắt như: ăn, mặc, ở, đi lại rồi mới có thể nghĩđến chuyện làm văn thơ, làm triết học… Nghĩa là phải lao động kiếm sống.Lao động vốn là nhu cầu sống hàng đầu của con người Mặt khác, lao độngcòn là nền tảng để phát triển toàn diện cá nhân con người

Theo Hồ Chí Minh lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của conngười trong cách ăn, cách mạc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc Lối sống vừa

có các giá trị của văn minh nhân loại vừa có các giá trị văn hóa truyền thốngcủa dân tộc, bên cạnh các giá trị vĩnh cửu, lối sống cũng chứa đựng các giá trịphù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kì nhất định, có các khíacạnh tiến bộ và cả khía cạnh tiêu cực

Trang 19

Có thể nói lối sống bộc lộ nhân cách của con người trong một điều kiệnhoàn cảnh cụ thể, nhất định Con người phản ánh qua lối sống phần nào diệnmạo văn hóa thời đại thông qua năng lực trí tuệ, quan hệ ứng xử và khả năngđồng hóa thẩm mĩ hiện thực của mình trong nhiều phương diện khác nhau.

Với Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân vàlối sống chung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội

Lối sống cá nhân là toàn bộ hình thức hoạt động sống của cá nhân trongmột xã hội nhất định Đồng thời là sự phản ánh kết quả nhận thức của cá nhân

về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Vì thế, lối sống cá nhânluôn mang đậm dấu ấn cá nhân và có tính phong phú, đa dạng

Mặt khác, được hình thành từ một điều kiện đồng, tạo nên lối sốngchung của toàn xã hội kinh tế - xã hội nhất định nên lối sống của các cá nhânlại có những điểm chung tương

Giữa lối sống riêng của từng cá nhân với lối sống chung của toàn xã hộikhông có sự tách rời biệt lập mà trái lại luôn thống nhất, tác động qua lại lẫnnhau

Chủ Tịch Hồ Chí Minh quan niệm xã hội là do nhiều cá nhân nhóm lại

mà hình thành, chính vì thế mỗi cá nhân có lối sống tích cực thì gốp phầnhình thành nên lối sống tiến bộ của xã hội Lối sống văn minh, cao đẹp củaChủ Tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mẫu mực cho toàn Đảng toàn dân, toànquân ta học tập và noi theo Ngược lại lối sống xã hội có tác dụng định hướngcho lối sống cá nhân, giúp mỗi cá nhân điều chỉnh lối sống của bản thân

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống, nếp sống là ba nộidung hợp thành văn hóa đời sống, trong đó đạo đức đống vai trò chủ yếu nhất

Vì vậy xây dựng đời sống mới chính là quá trình tuyên truyền và thực hànhđạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới

Lối sống mới mà Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng cho mọi người là lốisống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

Trang 20

Hồ Chí Minh cho rằng để Việt Nam trở nên một nước mới, một nướcvăn minh, tiến bộ thì mọi người phải xây dựng một phong cách sống khiêmtốn, giản dị chừng mực, điều độ, yêu lao động quý trọng thời gian, ít lòngham muốn về vật chất, về chức quyền danh lợi Trong quan hệ với nhân dân,bạn bè, đồng chí, anh em phải cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị, giầu tình yêuthương quý mến con người, trân trọng con người, đối với mình thì nghiêmkhắc chặt chễ, đối với người thì khoan dung, độ lượng Đã có sinh hoạt lànhmạnh tiến bộ ứng xử hài hòa, đúng mực thì còn phải xây dựng tác phong quầnchúng, tập thể dân chủ, khoa học trong cách làm việc Tuy mang những nộidung khác nhau nhưng ba loại tác phong trên có quan hệ mật thiết với nhau,góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giúc mọi người hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao.

Lối sống trong quan niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn là tiêu chí,thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của mỗi dân tộc Người cho rằng: “Mộtdân tộc biết cần, kiệm, biết liêm chính, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh

về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” (14,tr.42) Với nghĩa đó, xâydựng lối sống mới đã trở thành một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Phấn đấuthực hiện lối sống mới giúp mỗi cá nhân và xã hội từng bước vượt qua đượcnhững cái nhỏ bé, thấp hèn để vươn tới những cái lớn lao, cao thượng làm chomọi người phát triển toàn diện cùng với sự phát triển của đất nước

Bàn về lối sống, Hồ Chí Minh luôn đặt nó trong mối quan hệ với đạođức Đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đứcđóng vai trò chủ yếu Đạo đức gắn liền với lối sống và là nội dung của lốisống còn lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình thứchoạt động của con người trong xã hội Một lối sống được xem là cao đẹptrước hết phải là lối sống có đạo đức, luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận,nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội Ngược lại, lối sống là

Trang 21

hình thức biểu hiện của văn hóa đời sống Người quan niệm văn hóa là bộ mặttinh thần của xã hội và bộ mặt đó được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàngngày của mỗi người Để dễ hiểu dễ thấy điều này đã được Hồ Chí Minh chỉ rakhi nói về nội dung của đời sống mới cũng như cách thức xây dựng đời sốngmới ở trong nước Việt Nam độc lập và chủ nghĩa xã hội.

1.1.3 Giáo dục đạo đức lối sống

Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục, vì giáo dục có vaitrò quan trọng trong kháng chiến cũng như kiến quốc, Người chỉ rõ mục đíchcủa nền giáo dục là cách mạng là “Phục vụ nhân dân Tổ quốc, đào tạo lớpngười lớp cán bộ mới” (12,tr.83) Đây là điểm khác nhau giữa nền giáo dụcmới mà chúng ta đang xây dựng với nền giáo dục cũ - nền giáo dục thực dân.Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa nền giáo dục mới mà chúng ta đang

ra sức xây dựng với nền giáo dục cũ - nền giáo dục thực dân

Trong xã hội mới giáo dục có nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang là phục

vụ đường lối chính trị của đảng và chính phủ, gắn liền với sản xuất và đờisống của nhân dân Giáo dục cách mạng là nền giáo dục bình đẳng, nó khôngdành riêng cho một nhóm người trong xã hội mà cho tất cả mọi người

Trong giáo dục đối tượng chủ yếu mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhắn tới

là nhi đồng và thanh thiếu niên, bởi đây là lứa tuổi đang trong quá trình hìnhthành hoàn thiện nhân cách, mặt khác họ còn là những chủ nhân tương lai củađất nước, là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha ông, do đórất cần có sự định hướng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới vừa

có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sựviệc xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng giáodục thế hệ trẻ một cách toàn diện Đức - trí - thể - mỹ

Người yêu cầu “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ cácmặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật, laođộng sản xuất” (9,tr.90)

Trang 22

Trong công tác giáo dục Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi trọng cả “Đức” lẫn

“Tài”, nhưng đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu Người chỉ rõ vai trò và sứcmạnh của đạo đức, khảng định đạo đức là cái gốc của mỗi con người, theo HồChí Minh “tâm” có sáng thì trí mới sáng, có cái đức thì cái tài mới được pháphuy, phát triển trở nên có ích đối với xã hội

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đề ra những chuẩn mực đạo đức mới địnhhướng cho sự rèn luyện của mỗi người, bên cạch đó căn cứ vào đặc điểm lứatuổi, nghề nghiệp, môi trường làm việc người cần cụ thể hóa các chuẩn mựcđạo đức thành những phẩm chất cụ thể để mọi người dễ hiểu dễ nhớ và dễ vậndụng

Người dạy thanh niên phải yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xãhội, yêu lao động, yêu khoa học kỹ thuật, đó là đạo đức mới và chỉ có thôngqua rèn luyện mới trở thành những con người phát triển toàn diện có tư tưởngđúng có tình cảm đẹp, có kiến thức sức khỏe làm chủ thiên nhiên làm chủ xãhội và bản thân Để làm được như vậy người khuyên thanh niên, “Không cóviệc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làmnên”(10,tr.95)

Đối với thanh niên và học sinh, sinh viên Hồ Chí Minh xác định rõ đạođức chính là phải tích cực học tập đồng thời người còn chỉ rõ mục đích vàđộng cơ học tập là để phụng sự cho tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dângiàu nước mạnh

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơixuống mà là kết quả trực tiếp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục, tự rènluyện của mỗi cá nhân, giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống thanhniên nói riêng là sự nghiệp của quần chúng

Trang 23

Thư gửi các em học sinh (24/10/1955), Hồ Chí Minh khảng định:

“Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội Bố mẹ thầygiáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” (2,tr.74)

Kết quả giáo dục tùy thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúc

đỡ thiết thực và sự giác ngọ về trách nhiệm đối với giáo dục của các ngành, cáccấp ủy Đảng, chính quyền cũng như của cha mẹ học sinh và của các lực lượng

xã hội Người đề nghị: “Sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận xã hội,lực lượng của chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đếnthanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên”(11,tr.56)

Xuất pháp từ sự nhìn nhận mặt tốt mặt xấu trong con người nhất là đốivới thanh niên lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, đang phát triển và muốnkhẳng định mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục

và tự giáo dục, theo người khi mặt tự giáo dục thật sự được đặt ra ở mỗingười thì việc giáo dục mới có hiệu quả và chắc chẵn

Theo Hồ Chí Minh thanh niên có ưu điểm là hăng hái, giầu tinh thầnxung phong nhưng vẫn ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, do vậy thanhniên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước thì phải tự giác rènluyện bản thân, đó là yếu tố quan trọng, trước tiên thanh niên “Phải rèn luyện

và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(13,tr30).“Trau dồi đạo đức lốisống của người cách mạng”(14,tr.35) Người nhắc nhở thanh niên phải luôngắn chặt quá trình “xây” và “chống” trong rèn luyện đạo đức Người dạy

“Thanh niên cần phải có tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo cho lợi ích riêng và sinhhoạt riêng của mình, chóng thói khinh xem lao động, nhất là lao động chântay, chống kiêu ngạo giả đói khoe khoang”(11,tr.45)

Như vậy giáo dục đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh là hoạt độngcủa các cá nhân và thiết chế xã hội nhằm hình thành những phâm chất đạođức, những nhu cầu niềm tin tình cảm thói quên trong hành vi đạo đức trên cở

Trang 24

sở nhận thức lý tưởng đạo đức và những nguyên tắc đạo đức xã hội Thôngqua giáo dục đạo đức, các khái niệm giá trị đạo đức được nhận thức sâu sắchơn, những hành động của con người sễ phù hợp hơn với chuẩn mực xã hội,làm cho con người có khả năng tự kiểm tra, đánh giá thẩm định và điều chỉnhhành vi của mình.

Đạo đức có quan hệ chặt chễ với lối sống, đạo đức là mặt nội dung quyđịnh lối sống, còn lối sống là mặt thể hiện của đạo đức do đó giáo dục đạođức cũng chính là giáo dục lối sống một cách gián tiếp, là quá trình địnhhướng lối sống cho mỗi cá nhân

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên

1.2.1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên

Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là lực lượng nòng cốt của đất nước,tương lai của dân tộc Người có niềm tin lớn lao vào các thế hệ thanh niên vàthấy được khả năng sáng tạo to lớn của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc

Từ nhận thức đó Hồ Chí Minh thường nói và viết về thanh niên rấtngắn gọn đơn giản nhưng sâu sắc, mục đích là làm cho mọi thanh niên đều cóthể hiểu và thấy được trách nhiệm của mình để tham gia vào công cuộc giảiphóng dân tộc, xây dựng đất nước

Hồ Chí Minh xác định, thanh niên là một trong những lực lượng luônluôn hang hái xung phong đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi khó khan gian khổ,nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Vậy thanh niên là lực lượng

có trí tuệ, năng động sáng tạo giàu nghị lực lý tưởng cao đẹp, đảm nhiệmđược và hoàn thành tốt mọi nhiêm vụ khó khăn, nặng nề khi cách mạng giaophó, kế thừa phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc

Trang 25

Vào những cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước ở ViệtNam cũng có sự quan tâm đến thanh niên Pham Bội Châu từng gửi gắm kỳvọng vào thanh niên sang nhật bản du học trở về sễ góp phần quan trọng cáchtân đất nước, nhưng do điều kiện lịch sử hạn chế, do lập trường giai cấp khácnhau nên các sĩ phu yêu nước chưa thấy hết và đánh giá đúng vị trí, vai tròcủa thanh niên đối với sự ngiệp cứu nước.

Ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, đất nước còn chìmđắm trong đêm trường nô lệ, người đã nhận thấy rằng chỉ có dựa vào thanhniên mới đủ sức giải phóng dân tộc đêm lại độc lập tự do cho tổ quốc, lúc đóthực dân pháp đã nặn ra những chính sách ru ngủ cho thanh niên, làm cho họquên đi nỗi nhục mất nước Trong thư gửi thanh niên An Nam, Người viết

“Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niênsớm già của người không sớm hồi sinh”(16,tr.33) Từ đó Người đã nhận thấyvai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Để phát huy vai trò sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dụcthanh niên một cách toàn diện và chu đáo, trong suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm, dìu dắt thế hệtrẻ, ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp được giáo dục vàgiác ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra hội Việt Nam cách mạngthanh niên

Trong suốt vấn đề giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầuvấn đề giáo dục tinh thần yêu nước Trong năm điều dạy thiếu niên và nhiđồng, điều thứ nhất: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, đối với thanh niên “Trướchết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc vàtinh thần quốc tế đúng đắn” Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh tolớn gúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử.Trong cuộc sống giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh

Trang 26

nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện, Người cho rằng, “Nhà nướcchú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”.

Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giáo dụcđạo đức cách mạng cho thanh niên nhằm giáo dục đào tạo để thanh niên trởthành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có đức có tài phục vụ sự nghiệpcách mạng, kế thừa phát huy truyền thống giáo dục coi trọng nhân tài của dântộc, Hồ Chí Minh đã coi việc giáo dục thanh niên là vấn đề chiến lược, lànhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

1.2.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên

Vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcthanh niên là quan điểm giáo dục toàn diện, nội dung bao gồm: Giáo dụcchính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, khoa học kĩ thuật, quân sự, lao động -nghề nghiệp, sức khoẻ - thể chất, nhân cách, pháp luật, Hồ Chí Minh luôn đặtvấn đề giáo dục đạo đức, lối sống lên hàng đầu, ngay từ năm (1925) bài đầutiên mà người giảng cho các hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

là bài giảng về đạo đức, “Tư cách người cách mạng” Trong đó Người tóm tắt

23 điều ngắn gọn, chia làm 3 phần: đối với mình, với người và với việc Vớicương vị là người đứng đầu Đảng và Chính phủ, nhiều công việc đòi hỏiNgười phải trực tiếp tham gia giải quyết, thế nhưng Người vẫn giành thờigian viết nhiều chuyên luận về đạo đức nhằm phục vụ cho công tác tuyêntruyền giáo dục

Nhất là những tác phẩm như: con đường giải phóng (1940), cần kiệmliêm chính (1949), đạo đức công dân (1955)

Cuối cùng trong Di chúc để lại cho chúng ta trước khi trở về cõi vĩnhhằng, Hồ Chí Minh đã căn dặn lại Đảng ta là giữ gìn đạo đức cách mạng chođoàn viên thanh niên nói chung Như vậy từ bài giảng đầu tiên cho đến lờidạy cuối cùng, trong gần suốt nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã thường xuyên dành

Trang 27

việc cho giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống vị trí ưu tiên hàng đầu trongtoàn bộ sự nghiệp của Người, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức,lối sống cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng có một tầm quantrọng đặc biệt.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là lực lượng nòng cốt củađất nước, là người chủ tương lai của nước nhà, nhiệm vụ của thanh niên làhọc tập, nhằm nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết về mọi mặt, học để xâydựng chủ nghĩa xã hội “Để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dângiàu nước mạnh, tức là làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà”(7,tr.99)

Mục đích của việc học không chỉ nâng cao trình độ nhận biết mà thanhniên phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Học

để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới thì mới hysinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưacách mạng tớitháng lợi hoàn toàn”(6,tr.50)

Theo người thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức,đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng của người cách mạng, “Cũng như sông thì

có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc’không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạođức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” ( 5,tr.33)

Theo Hồ Chí Minh đạo đức mà thanh niên cần rèn luyện xây dựng làđạo đức lối sống, có đạo đức thì mới nhận ra được mục đích động cơ học tậpcủa mình, giáo dục đạo đức là làm cho thanh niên nhận rõ được mục tiêu, lýtưởng sống của mình để phục vụ cho cuộc sống của mình và của nhân dân

Đạo đức là vẫn đề tiên quyết của việt xây dựng con người mới, vì vậythanh niên phải thấy rõ tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức, và nănglực để phục vụ cho cuộc sống

Trang 28

1.2.2.1 Giáo dục đạo đức, lối sống hướng tới mục tiêu hoàn thiện nhân

cách giúp thanh niên trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.

Với Hồ Chí Minh, nhân cách là một thể thống nhất của đức và tài Mộtnhân cách được xem là hoàn thiện khi có đủ sức lẫn tài, “Hồng” và “Chuyên”,trong đó đạo đức là gốc, gốc là nơi sinh ra, tạo ra những cái khác đồng thờicòn là một bộ phận vững chắc nhất, dựa trên đó các bộ phận khác tồn tại vàphát triển, ý nghĩa “đức là gốc” được hiểu theo hai khía cạnh

Thứ nhất: Đạo đức là bộ phận cốt yếu nhất của nhân cách, sự khác nhaugiữa nhân cách này với nhân cách khác, trước hết là sự khác nhau ở mặt đức, ở

hệ thống các phẩm chất xã hội của con người, vì thế đạo đức là tiêu chí hàngđầu xêm xét, đánh giá nhân cách của một người, là thước đo chất “Người” củamột con người Hồ Chí Minh quan niệm: “Tuy năng lực và công việc vủa mỗingười khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ đượcđạo đức là người cao thượng”

Thứ hai: Đạo đức là cơ sở cho định hướng và phát triển năng lực của cánhân và để hoàn thiện nhân cách Theo Hồ Chí Minh, người thực sự có đức thìbao giờ cũng có gắng học tập, nâng cao trình độ năng lực làm việc, hơn nữangười có đạo đức thì không bao giờ đố kỵ mà luôn yêu quý tiến cử hiền tài, họluôn ủng hộ sẵn sàng nhường bước cho những ai có tài hơn mình vượt lêntrước

Là thành tố cơ bản của nhân cách, đạo đức được biểu hiện trong lốisống, trong quan hệ ứng xử: Nói cách khác, lối sống là thể hiện cụ thể quanniệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội, là

sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần nhân văn trong quan hệ giữa ngườivới người nhằn xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tiến bộ Do đó lối sống

có quan hệ với nhân cách và mặt thể hiện của nhân cách ra ngoài

Trang 29

Trong các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển

nhân cách, Hồ Chí Minh xem giáo dục là yếu tố giữ vai trò chủ đạo Người viết:

Trang 30

“Hiền dữ đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”(12,tr.38) Vai tròchủ đạo của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách thể hiện ở chỗ:

Giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan hệ đạođức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng caotrình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người Qua giáo dục đạo đức,nội dung các phạm trù, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức nhận thức một cáchđầy đủ, đúng đắn hơn, góp phần điều chỉnh hành vi con người phù hợp vớinhững chuẩn mực đạo đức xã hội

Giáo dục đạo đức góp phần tích cực trong việc truyền lại cho thế hệđang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra, trên cơ sởgiúc họ nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩacuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, giáo dục đạo đức cóvai trò to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của conngười, trong việc hình thành củng cố giá trị nhân cách tốt đẹp

Giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xâydựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực chomỗi đối tượng giáo dục, giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việckhắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhâncách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức, tạo cơ chế phồng ngừa các phảngiá trị đạo đức, giá trị văn hóa trong một nhân cách

Giáo dục đạo đức góp phần hình thành thái độ, niềm tin, tình cảm đạođức cho mọi người, là kết quả của giáo dục và rèn luyện, tình cảm đạo đức có

có tác dụng hướng dẫn hành vi con người làm sao để đặt giá trị đạo đức caonhất Đây chính là sức mạnh tinh thần giúp cho con người vươn tới chân, thiện,mỹ

Đánh giá cao vai trò thanh niên Hồ Chí Minh còn nhìn nhận thanh niên

Trang 31

như là một chủ thể đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách,do

Ngày đăng: 13/08/2020, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Khánh Bật (1998) những bài giảng về môn tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: những bài giảng về môn tư Tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia Hà Nội
4. Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nhà XB: Nxb Thanh niên
5. Đoàn Nam Đoàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) văn kiện hội nghị lần thứVI. Nxb sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện hội nghị lần thứVI
Nhà XB: Nxb sự thậtHà Nội
7. Đảng Cộng sản Việt Nam năm (1998) văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VII. Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành trung ương khóa VII
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia Hà Nội
8. Đảng cộng sản Việt Nam năm (2006) văn kiện Đại Biểu Đại Hội lần thứ X, Nxb, chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại Biểu Đại Hội lần thứ X
9. Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò Thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò Thanh niên trong cáchmạng Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh niên 2004
10. Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam Trong tình hình mới, Nxb Thanh niên Hà nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt NamTrong tình hình mới
Nhà XB: Nxb Thanh niên Hà nội
11. Văn Tùng, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên
Nhà XB: NxbThanh niên
16. Tương Lai, chủ động xây dựng đạo đức mới, Nxb sự thật, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ động xây dựng đạo đức mới
Nhà XB: Nxb sự thật
17. Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia HàNội
18. Lâm Quốc Tuấn, Tạp chí lý luận chính trị 10, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí lý luận chính trị 10
1. Phạm ngọc Anh, Bùi Đình Phong, (2004) tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh Nxb lý luận chính trị Khác
3. Lê Thị Tuyết Ba (2003) chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Khác
12. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 7, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Khác
13. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 14, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Khác
14. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2010 Khác
15. Tài liệu học tập, môn tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w