1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Làn sóng Hallyu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam dưới góc độ sức mạnh mềm

90 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 23,55 MB

Nội dung

Do đó, là cần thiết khi nghiên cứu về ngoại giao văn hóa - một trong những giảipháp quan trong dé phát huy sức mạnh mềm mà Hallyu tại Việt Nam là một trườnghợp.. Trong cuốn “Ngoại giao v

VÀ SỨC MẠNH MEM

1.1.1 Khái niệm ngoại giao văn hóa

Văn hóa trong tiếng Latin là Cultura, ý nghĩa là canh tác hay trồng trọt, nhưng mang nội hàm rộng bao gồm cách ứng xử, tư duy trừu tượng, nếp sinh hoạt của một cá nhân hay tập thé trong xã hội Edward Burnett Tylor' đã viết trong phần mở đầu công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) của mình về định nghĩa của văn hóa: “Nó là tổng thé được hình thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số năng lực và thói quen khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội”. Được bắt nguồn từ khả năng tư duy trừu tượng vốn có của con người, văn hóa trước hết là nền tang vững chắc của xã hội và có sức sống bền bỉ Ngoài ra, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có chức năng giúp con người duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh trong xã hội Cùng với đó, theo phản xạ tự nhiên của con người, nó còn là phương tiện cải tiễn cao độ, đảm bảo tính liên tục và 6n định của cuộc sống Vì mang đặc trưng tiêu biểu của xã hội loài người nên văn hóa cũng được lan truyền và biến đồi theo nhiều phương thức khác nhau.

Ngoại giao (diplomacy) được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình giao lưu giữa chính phủ của các quốc gia thông qua các nhà ngoại giao Ngoài ra có thể hiểu theo nghĩa rộng là kỹ thuật hay phương pháp mà chính sách ngoại giao tác động đến hệ thống chính trị quốc tế” Do vậy, trong lĩnh vực ngoại giao, cách các quốc gia độc lập ứng xử trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề đối ngoại thông qua biện pháp hòa bình như thương lượng hay đàm phán, đều được gọi là hình thức ngoại giao truyền thống (traditional diplomacy).

' Edward Burnett Tylor (1832-1917) là một trong những người sáng lập ra nhân học văn hoá Tác phẩm chính: Anahuac (1861), Researches into the Early History of Mankind (1865), va Primitive Culture (1871)

? Theo Từ dién Oxford, ngoại giao nghĩa là “việc quản lý các mối quan hệ giữa các nước khác nhau, cũng như kỹ năng dé thực hiện việc này”

Căn cứ vào khái niệm về ngoại giao, con người đã đưa ra định nghĩa về ngoại giao văn hóa Ngoại giao văn hóa là quá trình trao đôi ý tưởng, thông tin, nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc nhăm bồi dưỡng sự hiểu biết lẫn nhau Do đó ngoại giao văn hóa là một phần của ngoại giao vì nó là hoạt động đối ngoại có chủ đề xoay quanh văn hóa và sử dụng văn hóa làm cầu nối giữa các quốc gia.

Ngoại giao văn hóa, với tư cách là một phần của lĩnh vực ngoại giao, là hoạt động ngoại giao được triển khai theo các nội dung như quảng bá văn hóa, giao lưu văn hóa, trao đổi văn hóa Rộng hơn nữa, ngoại giao văn hóa là hoạt động đối ngoại mà trong đó các quốc gia sử dụng phương tiện văn hóa đề thực hiện những mục tiêu chính trị và mục tiêu chiến lược ngoại giao đặc thù Liên quan đến điều này, nhà nghiên cứu Cummings cũng đưa ra một định nghĩa về ngoại giao văn hóa: “Đó là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nham thúc day sự hiểu biết lẫn nhau”.

Theo ý nghĩa thuần túy, ngoại giao văn hóa là một hình thức hoạt động ngoại giao bao gồm quảng bá, giao lưu và trao đổi văn hóa nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc những chiến lược ngoại giao đặc thù với chu thé là các quốc gia độc lập và phương tiện là văn hóa Đặc biệt khi coi lợi ích văn hóa là một phần của lợi ích quốc gia thì ngoại giao văn hóa còn được định nghĩa là việc các quốc gia bảo vệ lợi ích văn hóa và sử dụng văn hóa dé thực hiện những mục tiêu mang tính văn hóa đối ngoại dưới các chính sách văn hóa đối ngoại nhất định Như Vậy, ngoại giao văn hóa chính là việc “chính phủ hoặc cơ quan có thâm quyền của một quốc gia thực hiện các chính sách văn hóa mang tính đối ngoại đối với chính phủ hoặc toàn thé người dân của các quốc gia khác”.

1.1.2 Đặc trưng của ngoại giao văn hóa

Ngoại giao văn hóa cũng được hiểu là một loại 'sức mạnh mềm' (soft power).

Có thể xem đây là một hình thức ngoại giao mà trong đó chính phủ, bao gồm cả các tô chức phi chính phủ của một quốc gia thúc đây tăng cường sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia và người dân của các quốc gia đó thông qua

15 các hoạt động như tô chức chương trình văn hóa và giáo dục, giao lưu nhân dan, tô chức triển lãm và biéu diễn nghệ thuật, xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hóa như: an phâm xuất bản định kỳ, sách báo, tài liệu từ băng dia, tác phâm văn hóa nghệ thuật, v.v rồi từ đó xây dựng và nâng tầm diện mạo quốc tế va ‘strc mạnh mém’ của đất nước.

Như những gi đã dé cập ở trên, dé hiểu đúng và tiếp nhận nội dung, mục tiêu của ngoại giao văn hóa thì cần phải mở rộng hơn nữa phạm vi khái niệm của nó.

Thoát ra khỏi giới hạn của nghĩa hẹp là sự thỏa thuận và thỏa ước mang tính ngoại giao mang chủ đề văn hóa giữa các cơ quan chính phủ Cũng như cần phải phát triển định nghĩa về ngoại giao văn hóa thành khái niệm bao quát hơn là quá trình triển khai hoạt động đối ngoại của cơ quan chính phủ hay các cơ quan có thâm quyền của một quốc gia nhằm vào đối tượng là toàn thể người dân của các quốc gia khác Trong trường hợp này, ngoại giao văn hóa bao gồm tất cả các hoạt động văn hóa đối ngoại như việc cơ quan chính phủ hỗ trợ người dân tô chức hoạt động giao lưu văn hóa hay các chuỗi hoạt động quảng bá văn hóa nhằm nâng cao vị thé quốc gia.

Tóm lại, ngoại giao văn hóa cũng giống như ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao khoa học kỹ thuật, ngoại giao quân sự, đều là một phần của hoạt động ngoại giao và có chức năng giúp chính phủ đạt được mục tiêu chiến lược đối ngoại tổng thể có trọng tâm là lợi ích quốc gia Do đó, ngoại giao văn hóa thường được thê hiện trên phương diện hợp tác hòa bình và là một giải pháp hữu hiệu khi ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự không đạt được kết quả Thêm vào đó, khi xem xét dưới góc độ đây là một phương thức ngoại giao sử dụng “công cụ mang tính hòa bình” trong hoạt động đối ngoại, phát huy chủ quyền quốc gia, thì ngoại giao văn hóa còn được gọi là “ngoại giao trong ngoại giao” Tuy nhiên, điểm cần được nhấn mạnh nhất trong định nghĩa về ngoại giao văn hóa chính là nỗ lực tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua cơ chế kết hợp hài hòa văn hóa và nghệ thuật.

Có nghĩa là dé đạt được những mục tiêu của ngoại giao văn hóa thì sự thấu hiéu và đông cảm về văn hóa giữa hai bên là rat quan trọng.

1.1.3 Nội dung và vai trò của ngoại giao văn hóa

Ngoại giao văn hóa là phương tiện hữu hiệu bổ trợ cho ngoại giao truyền thống Ngoại giao truyền thống bao gồm các hoạt động giao lưu đối ngoại do các cán bộ và cơ quan chính phủ đại diện cho quốc gia thực hiện như: đi thăm các quốc gia khác, đàm phán, thương lượng, ký kết hiệp ước, gửi văn kiện ngoại giao, tham gia vào các cuộc họp quốc tế hay gia nhập vào tổ chức quốc tế Các hoạt động đối ngoại trên bao gồm các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và có mục đích hướng đến lợi ích của quốc gia Nhưng chỉ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, các quốc gia mới bắt đầu chú trọng vào hoạt động giao lưu đối ngoại thông qua văn hóa, và gắn mối quan hệ văn hóa với chính trị và kinh tế Do đó, các cán bộ ngoại giao tại mỗi quốc gia đều nhận thức được rằng phải thực hiện các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại để hoàn thiện và bổ trợ hình thức ngoại giao truyền thống (chính trị, kinh tế, quân sự) vì nó có chức năng xoa dịu tình trạng căng thang giữa các quốc gia về lâu dài và tăng cường sức ảnh hưởng đến quốc gia khác.

Ngoại giao văn hóa đóng vai trò là chất xúc tác trong việc tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia Quan hệ văn hóa phát triển sẽ thúc đây sự hợp tác của các ngành công nghiệp khác, từ đó thúc đây hoạt động thương mại qua lại giữa các nước Chăng hạn vào năm 1934, một trong những nguyên nhân nước Anh thành lập Ủy ban văn hóa chính là nham kích thích giao lưu thương mại giữa Anh với các quốc gia khác và cũng vì lý do này Ủy ban văn hóa đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ các doanh nghiệp [41, tr 19] Ngoài ra, vào thang 09 năm 2000, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (8 #5 bet HAW) - cơ quan thi hành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thúc day sự phát triển của ngành triển lãm du lịch bằng cách mở ra một hoạt động ngoại giao văn hóa trên diện rộng mang tên

“Con đường Mỹ tiến của văn hóa Trung Quốc”.

Ngoại giao văn hóa là một phương tiện quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình yêu hòa bình giữa nhân dân các nước Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa còn góp phần thúc đây giao lưu giữa các đoàn thể trong xã hội từ các quốc gia khác nhau, qua đó tạo cơ hội trao đôi khoa hoc kỹ thuật, tối thiêu hóa những anh hưởng tiêu cực va nâng cao sự thâu hiéu giữa hai bên Nêu sự thâu hiêu vê văn hóa

17 không được ưu tiên hàng đầu thì ác cảm và định kiến sẽ lên ngôi, khiến xã hội dễ chìm vào chủ nghĩa vị chủng” và chủ nghĩa bá quyền văn hóa”.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN